Giáo trình Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp

pdf 38 trang vanle 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_khao_sat_nhu_cau_thi_truong_cay_giong_lam_nghiep.pdf

Nội dung text: Giáo trình Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƢỜNG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP MĐ 05 NGHỀ SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chưa được áp dụng dẫn đến chât lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và daỵ nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp” là giáo trình mô đun thứ năm trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 02 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp cho người học. Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực thị trường cây giống và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước.Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Thạc sỹ: Dương Danh Công ( chủ biên ) 2. Kỹ sư: Lê Thị Tình 3. Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP 4 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN 4 BÀI 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG 4 Mục tiêu: 4 A. Nội dung: 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 14 C. Ghi nhớ 14 BÀI 2: KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG CÂY GIỐNG 16 Mục tiêu: 16 A. Nội dung: 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 C. Ghi nhớ 32 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 33 I. Vị trí, tính chất của mô đun 33 II. Mục tiêu mô đun 33 III. Nội dung chính của mô đun 33 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 33 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 34 VI. Tài liệu tham khảo 34
  5. 4 MÔ ĐUN: KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƢỜNG CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Mã mô đun: MĐ 05 GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng về nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp Quá trình giảng dạy mô đun này chủ yếu tiến hành tại các cơ sở sản xuất cây giống ở địa phương. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên thông qua quá trình khảo sát nhu cầu thị trường và và đánh giá sản phẩm thực hành. BÀI 1: NHẬN THỨC CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG Mã bài: M5-01 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về thị trường, giá bán, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, marketing, cung, cầu, - Xác định được các trung gian trên thị trường A. Nội dung: 1.1. Khái niệm về thị trường Thuật ngữ thị trường được nhắc rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thị trường là gì? Theo nghĩa cổ điển thì Thị trường là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá. + Theo nghĩa này, thị trường được thu hẹp ở “cái chợ”. Vì vậy ta có thể hình dung được thị trường về không gian và thời gian, dung lượng + Mỗi loại chợ khác nhau có các chức năng khác nhau. Trên thị trường cây giống thường có các loại sau: - Chợ đầu mối: Là chợ nơi nông dân và người thu gom bán các sản phẩm cây giống cho các thương nhân có quy mô lớn hơn. Chức năng chính của chợ đầu mối là gom nguồn cung cấp cây giống từ các cơ sở sản xuất phân tán, cho phép các thương nhân tiếp cận một lượng cây giống lớn ở một địa điểm. Đôi khi, chợ đầu mối chỉ là những khu vực nhỏ nơi nông dân và người mua tụ họp trong vài giờ vào mùa vụ, hoặc là khu vực cố định, họp một hoặc hai lần một tuần hoặc thậm chí họp hàng ngày. Các chợ đầu mối có thể họp một hoặc hai lần trong tuần hay thậm chí là hàng ngày. - Chợ bán buôn: Vai trò chính của chợ bán buôn là tập trung các nguồn cung cấp cây giống từ các khu vực sản xuất khác nhau để cung ứng thường xuyên cho thị
  6. 5 trường. Chợ bán buôn thường cung cấp cây giống cho người bán lẻ hoặc người bán buôn từ các khu vực khác. - Chợ bán lẻ: Một số chợ bán lẻ họp hàng ngày trong khi một số khác họp vào một vài ngày cụ thể trong tuần. Chức năng chính là cung cấp cây giống cho người tiêu dùng và người buôn bán nhỏ. - Việc phân loại chợ ở trên chỉ có nghĩa tương đối, trên thực tế thì các loại chợ phục vụ cho việc mua bán cây giống lâm nghiệp chưa phát triển. Việc mua bán cây giống lâm nghiệp thường diễn ra ngay tại cơ sở sản xuất cây giống, người dân vẫn chưa có thói quen mang cây giống đến chợ để bán Ngày nay, sự phát triển của sản xuất làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp, các quan hệ mua bán không đơn giản “tiền trao, cháo múc” mà đa dạng, phong phú nhiều kiểu hình khác nhau, nơi mà người mua và người bán gặp nhau không chỉ giới hạn trong phạm vi chợ. Vì vậy khái niệm về thị trường cổ điển không phù hợp với thực tiễn. Đây chính là lý do xuất hiện khái niệm thị trường hiện đại. Theo nghĩa hiện đại: Thị trường là quá trình mà người mua và người bán tác động qua lại nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua, bán. Như vậy, thị trường là tổng thể các mối quan hệ về lưu thông hàng hoá, lưu thông tiền tệ, các giao dịch mua, bán và các dịch vụ. Từ những khái niệm trên chúng ta có thể hiểu thị trường một cách chung nhất như sau: Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay một mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó Như vậy, chúng ta có thể hiểu thị trường cây giống lâm nghiệp là toàn bộ những tổ chức, cá nhân tiềm ẩn cùng có nhu cầu về một loại hay một số loại cây giống lâm nghiệp cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi, mua bán để thỏa mãn nhu cầu đó 2. Cung và cầu 2.1 Tổng cầu là gì? Tổng cầu là lượng số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người mua sẵn lòng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau. Tổng cầu không tĩnh mà thay đổi thường xuyên theo không gian và thời gian của thị trường. Cùng một loài cây giống nhưng ở những nơi khác nhau thì nhu cầu của khách hàng về nó là khác nhau. Cùng một loài cây giống ở cùng một địa điểm nhưng ở những thời điểm khác nhau thì nhu cầu của khách hàng về nó cũng khác nhau. Sự thay đổi tổng cầu cây giống lâm nghiệp là do một số nguyên nhân phổ biến sau gây ra : + Giá bán cây giống: Nếu giá tăng, cầu sẽ có xu hướng giảm và nếu giá giảm, cầu sẽ có xu hướng tăng. Ví dụ nếu như chúng ta bán một cây bạch đàn với giá 500
  7. 6 đồng/cây thì cầu (lượng mua) của khách hàng sẽ tăng cao hơn sơ với việc chúng ta bán với giá 700 đồng/cây. + Thu nhập của khách hàng mua cây giống: Khi thu nhập thực tế của khách hàng mua cây giống tăng, sức mua của họ và cầu sẽ tăng. Khi thu thập giảm, điều ngược lại sẽ xảy ra. + Sở thích của người mua cây giống: Cầu là biểu hiện cho sở thích của người mua cây giống. Sở thích của người mua cây giống có thể thay đổi cùng với thay đổi về thu nhập, trình độ học vấn, cách quảng cáo. Ví dụ, vì thói quen nên khi mua cây giống trồng rừng người dân thích mua những cây giống bản địa làm cho nhu cầu của những cây này tăng cao. + Các cây giống thay thế: Tổng cầu của một loại cây giống sẽ giảm khi trên thị trường có sẵn những loại cây giống thay thế khác với mức giá thấp hơn. Ngược lại, tổng cầu của một loại cây giống sẽ tăng nếu trên thị trường khan hiếm những cây giống thay thế. Ví dụ để trồng rừng người dân có rất nhiều loài cây khác nhau để lựa chọn như Bạch đàn, keo, bồ đề, thông. Khi đó những cây giống nào có giá thấp sẽ được người dân lựa chọn dẫn đến cầu của cây đó tăng cao và ngược lại + Chất lượng của cây giống: - Chất lượng cây giống quyết định đến giá bán của cây giống, đến quyết định mua hay không mua của người trồng rừng, quyết định đến tổng cầu của cây giống trên thị trường. Vậy chất lượng cây giống là gì? - Để có thể hiểu và xác định được chất lượng cây giống, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về chất lượng sản phẩm. Hiện nay có rất nhiều quan niệm về chất lượng sản phẩm nhưng có thể hiểu chất lượng sản phẩm chung nhất như sau: Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính chất của sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. - Từ khái niệm về chất lượng sản phẩm ở trên chúng ta có thể khẳng định rừng chất lượng của cây giống là những đặc tính của cây giống nhằm thỏa mãn nhu cầu trồng rừng của các hộ dân. - Những đặc tính của cây giống làm thỏa mãn nhu cầu trồng rừng của các hộ dân gồm: kích thước, màu sắc, khả năng chống hạn, sâu bệnh, năng suất, khả năng phòng chống lũ, cát bay của cây giống đem trồng rừng. 2.2. Tổng cung là gì? - Tổng cung là lượng sản phẩm, dịch vụ mà người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn lòng và có khả năng cung ứng ở các mức giá khác nhau - Mặc dù cung ảnh hưởng nhiều bởi sản lượng nhưng cung và sản lượng không phải là một. Lượng sản phẩm sản xuất ra luôn lớn hơn lượng sản phẩm cung trên thị trường vì có nhiều sản phẩm sản xuất ra không trở thành sản phẩm cung trên thị trường do bị hỏng hoặc được cất trữ - Tổng cung của cây giống có xu hướng dễ thay đổi hơn tổng cầu của của cây giống vì quá trình sản xuất cây giống bị chi phối bởi nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng tới nguồn cung của cây giống:
  8. 7 + Chi phí sản xuất cây giống: Chi phí sản xuất cây giống cụ thể tăng khiến các nhà sản xuất chuyển sang các cây giống khác có lãi cao hơn. Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại. + Giá bán của cây giống: Các nhà sản xuất cây giống có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và giảm nguồn cung khi giá hạ. + Cơ sở hạ tầng vận chuyển: Cơ sở hạ tầng vận chuyển tốt giúp thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực làm cho việc sản xuất, vận chuyển cây giống được dễ dàng dẫn đến số lượng cây giống sản xuất cung ra thị trường tăng lên và ngược lại. 2.3. Quy luật cung cầu cây giống lâm nghiệp: Trên thị trường tổng cung cây giống luôn phải bằng tổng cầu cây giống để đảm bảo cho sản xuất được bình thường. Sự cân bằng của tổng công và tổng cầu là cân bằng động chứ không phải cân bằng tĩnh. Chúng ta có thể tưởng tượng sự cân bằng này giống một chiếc bập bênh mà trẻ em vẫn chơi. Nếu tổng cung cây giống lớn hơn cầu dẫn đến cây giống không thể bán được, các nhà sản xuất phải giảm giá để kích thích nhu cầu của thị trường cây giống, một số nhà sản xuất tạm ngừng sản xuất hoặc rút khỏi thị trường. Điều này dẫn đến nhu cầu thị trường cây giống tăng lên, nguồn cung giảm xuống. Đến một thời điểm nào đó tổng cầu cây giống lớn hơn cung, cây giống khan hiếm các nhà sản xuất lại tăng giá để giảm nhu cầu của thị trường, tăng số lượng cây giống sản xuất, có các nhà sản xuất mới tham gia vào sản xuất cây giống trên thị trường dẫn đến cung lớn hơn cầu. Từ quy luật này chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm như sau: Khi trên thị trường có ít người cây giống chúng ta cần mở rộng sản xuất, khi trên thị trường có nhiều người sản xuất thì chúng ta cần thu hẹp quy mô sản xuất hoặc tìm cách chuyển sang sản xuất kinh doanh khác. Tông Tổng cầu cung Hình 1: Mô tả quy luật cung cầu 3. Khách hàng: Khách hàng là những người có nhu cầu về một loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào đó chưa được thoả mãn và có khả năng thanh toán được.
  9. 8 Nếu nhà sản xuất nào thu hút được khách hàng đến mua hàng của mình thì việc sản xuất kinh doanh thuận lợi còn không thì ngược lại. Đối với thị trường cây giống lâm nghiệp thì khách hàng chính là những người có nhu cầu về cây giống lâm nghiệp chưa được thỏa mãn và có tiền để thanh toán khi mua cây giống. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp, các nhà sản xuất cần có các biện pháp thu hút khách hàng mua cây giống của mình thông qua việc giá bán, chất lượng cây giống, các dịch vụ sau bán hàng, quảng cáo Để có được các biện pháp thu hút khách hàng hợp lý các nhà sản xuất cây giống cần hiểu rõ những đặc điểm khách hàng của mình. Một trong những đặc diểm cơ bản của khách hàng mua cây giống lâm nghiệp đó là họ thường là nông dân hoặc các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến rừng. 4. Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh là những người có cùng một loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào đó có thể đem ra trao đổi để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Nếu trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh thì vì việc sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn và ngược lại. Khi sản xuất cây giống lâm nghiệp chúng ta cần chú ý nếu có nhiều hộ sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp thì việc sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn và ngược lại. Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ cạnh tranh các nhà sản xuât cây giống luôn phải là những người tiên phong, những người đi đầu trong việc tìm kiếm những cây giống mới để cung cấp ra thị trường 5. Giá bán - Giá bán là số tiền mà khách hàng trả cho người bán để họ có được một đơn vị sản phẩm, dịch vụ. - Giá bán chủ yếu do cung và cầu quyết định. Giá có thể dao động đáng kể, thậm chí trong một ngày. - Nếu có một lượng lớn cây giống đột ngột cung ứng cho thị trường giá sẽ giảm. Khi thiếu nguồn cung trên thị trường giá sẽ tăng. Ví dụ: Nếu trong một địa phương mà toàn bộ người dân cùng tiến hàng sản xuất một loài cây giống vào cùng một thời điểm thì sẽ tạo ra một lượng cung rất lớn làm cho giá cây giống sẽ giảm - Biết diễn biến cung và cầu là rất cần thiết để nắm bắt sự dao động giá ngắn hạn, xu thế giá dài hạn. Hiểu biết về cung và cầu thậm chí còn có thể cho phép chúng ta dự đoán sự thay đổi giá bán trong tương lai. 6. Các trung gian trên thị trường Trung gian thị trường là các tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình phân phối, bảo quản, vận chuyển sản phẩm từ khi được người sản xuất bán ra cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng(trồng rừng)
  10. 9 Đôi khi các nhà sản xuất không bán trực tiếp cây giống của mình tới người trồng rừng. Tuy nhiên, trường hợp này không phải là phổ biến. Thông thường, các cây giống phải qua nhiều người mới đến tay người trồng rừng. Những người tham gia trực tiếp vào việc đưa cây giống từ nơi sản xuất đến người trồng rừng hoặc người sử dụng cuối cùng được gọi là trung gian trên thị trường. Các trung gian thị trường là mắt xích không thể thiếu giữa nhà sản xuất cây giống và người trồng rừng vì người trồng rừng thường ở xa khu vực sản xuất nên để đến được tay người trồng rừng cây giống phải được vận chuyển qua một quãng đường dài. - Có nhiều loại trung gian thị trường. Mỗi trung gian thực hiện một chức năng khác nhau trong vận chuẩn, phân phối, bảo quản cây giống. Dưới đây là bốn loại trung gian phổ biến trên thị trường cây giống: + Người thu gom cây giống: Hình 2: Người thu gom mua cây giống của nông dân Đây là những thương nhân địa phương, có quy mô nhỏ, trực tiếp mua cây giống từ người sản xuất nhỏ, lẻ. Chức năng chính của họ là thu mua cây giống của nông dân địa phương để bán cho những thương nhân lớn hơn trong khu vực. Người thu mua thường có nguồn vốn hạn chế, buôn bán với số lượng nhỏ và sử dụng các phương tiện vận chuyển đơn giản như xe kéo, xe máy. Một số người thu mua lớn hơn có thể sở hữu hoặc thuê các xe tải nhỏ. + Người bán buôn
  11. 10 Hình 3: Người bán buôn thu mua cây giống của nông dân Người bán buôn thường thu mua một lượng cây giống lớn hơn so với người thu gom. Họ thuê hoặc sở hữu các phương tiện vận chuyển trung bình hoặc lớn. Họ cũng thường thuê hoặc sở hữu các vườn ươm lớn. Nguồn cung ứng cho người bán buôn chủ yếu là những người thu gom và người nông dân sản xuất nhỏ. Chức năng chính của người bán buôn là cung ứng cây giống cho người bán lẻ cây giống tại các xã. + Người bán lẻ: Chức năng chính của những người bán lẻ là phân phối cây giống tới người trồng rừng. Việc cung cấp cây giống của người bán lẻ cho người trồng rừng thường được thực hiện ở vườn ươm của họ. Hình 4: Người bán lẻ cây giống
  12. 11 7. Marketing. 7.1. Khái niệm về Marketing Trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng ta được nghe nói nhiều về thuật ngữ Marketing. Vậy Marketing là gì? Hiện nay trên thị trường vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về Marketing. Trong khuôn khổ tài liệu này chúng tôi xin giới thiệu hai khái niệm Marketing dưới đây. + Marketing: là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thoả mãn các nhu cầu và mong muốn của con người hoặc Marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thoả mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi. + Marketing: Là tất cả những gì bạn làm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận bằng việc: - Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần. - Định ra mức giá mà họ chấp nhận trả. - Đưa sản phẩm hay dịch vụ của bạn đến với khách hàng. - Thông tin và thu hút khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Với khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu Marketing cây giống lâm nghiệp tức là chúng ta cần phải tiến hành các hoạt động sau: + Tìm hiểu thị trường cây giống lâm nghiệp + Sản xuất cây giống lâm nghiệp đáp ứng được nhu cầu thị trường cây giống về mặt loài cây, số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm. + Đưa ra một mức giá bán cây giống hợp lý để thị trường chấp nhận, giá bán để người mua của ta chứ không đi mua của người khác. + Tổ chức vận chuyển cây giống đến người mua với những chi phí thấp nhất đảm bảo về mặt số lượng, thời gian, địa điểm + Tổ chức xúc tiến bán cây giống (quảng bá, khuếch trương, thu hút khách hàng) . Giá bán Sản phẩm Địa điểm Xúc tiến bán hàng Hình 5: Sơ đồ mô tả Marketing
  13. 12 7.2. Marketing hỗn hợp cây giống lâm nghiệp Nội dung Marketing hỗn hợp cây giống luôn xoay quanh 4 vấn đề: - Sản xuất cây giống - Phân phối cây giống - Giá bán cây giống - Xúc tiến bán cây giống. a. Sản xuất cây giống Mục tiêu của Marketing sản phẩm cây giống là các nhà sản xuất phải sản xuất được cây giống đáp ứng được những yêu cầu của thị trường. Những yêu cầu thị trường về cây giống gồm những vấn đề sau: - Loài cây giống mà thị trường cần: Tên của loài cây giống sẽ nói lên giá trị sử dụng của cây giống. Khi mua giống khách hàng quan tâm đến vấn đề này đầu tiên, nó là vấn đề tiên quyết, quyết định đến việc mua cây giống của khách hàng. - Chất lượng cây giống: Sau khi đã xác định được loài cây giống cần mua, khách hàng sẽ quan tâm đến vấn đề thứ hai của sản phẩm đó là chất lượng cây giống. Chất lượng của cây giống thể hiện qua các vấn đề sau: + Tuổi cây giống + Số lá thật của cây giống + Kích thước của cây giống như: đường kính gốc, chiều cao, kích thước lá, chiều dài rẽ. + Màu sắc của cây giống: Màu sắc có thể chỉ ra việc phát triển của cây giống bình thường hay không bình thường + Tình hình sâu bệnh của cây giống + Khả năng chống chịu sâu bệnh, lửa rừng, + Khả năng phòng hộ như xói mòn, nước, cát bay + Năng suất, chất lượng gỗ. - Các dịch vụ sau bán hàng: Sau khi xác định được loài cây, chất lượng cây giống khách hàng sẽ quan tâm đến vấn đề các dịch sau bán hành. Đối với cây giống các dịch vụ sau bán hàng thường là: + Hình thức giao hàng: tại vườn ươm hay tận nơi trồng rừng của khách hàng + Hướng dẫn trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh + Hỗ trợ tài chính như bán chịu, bảo lãnh vay ngân hàng, trả góp, khi nào khai thác mới trả tiền - Những đặc điểm thể hiện sự hiện diện của cây giống trên thị trường + Thương hiệu của nhà sản xuất + Bao bì sử dụng trong quá trình vận chuyển + Số lượng cây giống trong một bao bì vận chuyển b. Phân phân phối cây giống
  14. 13 Mục tiêu của phối cây giống là lựa chọn được những điểm bán hàng, kênh phân phối, các trung gian, phương tiện vận chuyển đảm bảo bán được nhiều cây giống nhất, sản phẩm hư hỏng thấp nhất, chi phí vận chuyển, bán hàng thấp nhất, Kênh phân phối là một nhóm các tổ chức, các cá nhân tham gia thực hiện quá trình chuyển cây giống và các thông tin về chúng từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Để đạt được mục tiêu nói trên, các nhà sản xuất cần lập kế hoạch phân phối theo các bước sau; - Chọn địa điểm bán cây giống: Địa điểm bán cây giống lên đặt tại những nơi có lượng khách hàng lớn, khách hàng phân bố tập trung. - Lựa chọn kênh phân phối và các trung gian: Cần căn cứ vào khoảng cách từ vườn ươm đến địa điểm bán cây giống, căn cứ vào khả năng của mình mà nhà sản xuất quyết định xem có lựa chọn trung gian tham gia vào quá trình bán hành hay không. - Lựa chọn phương tiện vận chuyển: Sau khi đã xác định được địa điểm bán hàng, các trung gian chúng ta cần xác định phương tiện vận chuyển cây giống để có chi phí thấp nhất, hư hỏng thấp nhất, giao hàng đúng hẹn, đúng địa điểm. - Xác định số lượng cây giống phân phối (bán) tại mỗi địa điểm: Việc xác định số lượng cây giống phân phối tại mỗi địa điểm là cực kỹ quan trọng nó sẽ quyết định đến việc dự trữ, bảo quản cây giống ở mỗi địa điểm, nó là nguyên nhân làm cho chi phí bán hàng tăng lên c. Giá bán cây giống. Mục tiêu của giá bán cây giống là đưa ra được giá bán thích hợp nhằm thu được lợi nhuận tối đa từ việc bán cây giống. Việc xác định được mức giá thích hợp để đạt được tốt đa hóa lợi nhuận là rất khó vì: - Lợi nhuận = Số lượng cây giống bán ra x Giá bán của một cây giống - Nếu giá bán cây giống cao thì lợi nhuận từ một cây giống cao nhưng số lượng cây giống bán ra có thể thấp (vì giá bán tăng có thể làm nhu cầu giảm) vì vậy lợi nhuận tổng thể chưa chắc đã cao. - Nếu giá bán cây giống thấp thì lợi nhuận từ một cây giống thấp nhưng số lượng cây giống bán ra có thể cao (vì giá bán giảm có thể làm nhu cầu tăng) vì vậy lợi nhuận tổng thể chưa chắc đã thấp. Từ nguyên lý trên đây mà chúng thấy có những cơ sở sản xuất đã đưa ra giá bán thấp nhưng họ tin rằng lấy số lượng để bù lại giá bán. Kế hoạch giá bán cây giống là phải đưa ra những mức giá bán cụ thể áp dụng cho từng loài cây giống khác nhau, chất lượng khác nhau, khách hàng khác nhau, địa điểm khác nhau, thời điểm bán hàng khác nhau. Ví cùng cây keo hom với cùng chất lượng giống nhau, cùng một thời điểm nhưng với khách hàng mua số lượng từ 10.000 cây trở lên thì bán 400 đ/cây còn dưới 10.000 cây bán 500 đ/cây. d. Xúc tiến bán cây giống.
  15. 14 + Mục tiêu của xúc tiến bán cây giống là lựa chọn được hình thức quảng cáo, xúc tiến bán hàng, bán hàng cá nhân với chi phí thấp nhất và bán được nhiều cây giống nhất trong điều kiện có thể. + Quảng cáo cây giống là quá trình sử dụng các phương tiện khác nhau nhằm truyền tin về cây giống, thông tin về cơ sở sản xuất nhằm thu hút sự chú ý mua cây giống của khách hàng. Các phương tiện sử dụng trong quá trình truyền tin có thể là: Báo chí, Bao bì, Biển báo, tranh ảnh rộng, áp phích, pano, tờ rơi, Trưng bày có đèn điện, Trưng bày tại nơi bán hàng, Ký hiệu, biểu tượng, Đài, ti vi + Xúc tiến bán hàng là các hoạt động tác động trực tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số tiêu thụ bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người mua. Để đưa được những lợi ích vật chất bổ sung tới khách hàng chúng ta có thể sử dụng các phương tiện như: Các trò chơi, xổ số, Phần thưởng và quà tặng, Hàng mẫu, Hội trợ, triển lãm, sản phẩm mẫu, Hạ giá, Cho vay với lãi suất thấp + Bán hàng cá nhân là quá trình người bán hàng gặp gỡ khách hàng để giới thiệu, đàm phán số lượng, địa điểm, thời gian, giá cả , chất lượng của cây giống mua bán. Người bán hàng cần chú ý một số những vấn đề sau: Xắp xếp cây giống theo đung chủng loại, chất lượng, ngay ngắn, luôn giữ cho cây tươi, luôn đưa ra nhiều phương án vận chuyển, địa điểm, chất lượng, thời điểm giao hàng khác nhau cho khách hàng lựa chọn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi số 1. Theo anh (chị) thì ta nên tăng hay giảm số lượng sản phẩm sản xuất trong các trường hợp sau: Tổng cung = Tổng cầu; Tổng cung Tổng cầu? Câu hỏi số 2: Anh/ chị hãy cho biết những hoạt động nào sau đây được gọi là hoạt động Marketing cây giống lâm nghiệp: 1. Sản xuất cây giống lâm nghiệp 2. Làm biển quảng cáo cây giống lâm nghiệp 3. Khi nào khai thác mới phải trả tiền giống. 4. Sau khi bán nếu cây giống mắc bệnh thì nhà sản xuất sẽ chữa bệnh miễn phí C. Ghi nhớ - Thị trường là một nhóm người có nhu cầu cụ thể và sẵn sàng trả tiền nhằm thoả mãn các nhu cầu đó. - Cầu là lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà người mua sẵn lòng và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau. - Cung là lượng sản phẩm, dịch vụ mà người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn lòng và có khả năng cung ứng ở các mức giá khác nhau - Giá bán là số tiền mà khách hàng trả cho người bán để họ có được một đơn vị sản phẩm, dịch vụ
  16. 15 - Giá thành sản phẩm là toàn bộ số tiền mà sản xuất phải bỏ ra để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, dịch vụ - Khách hàng là những người có nhu cầu về một loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào đó chưa được thoả mãn và có khả năng thanh toán được - Đối thủ cạnh tranh là những người có cùng một loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nào đó có thể đem ra trao đổi để thoả mãn nhu cầu của khách hàng - Trung gian thị trường là các tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình phân phối, vận chuyển và bảo quản sản phẩm từ khi được người sản xuất bán ra cho đến khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng - Marketing là tất cả những gì bạn làm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận bằng việc: - Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cần. - Định ra mức giá mà họ chấp nhận trả. - Đưa sản phẩm hay dịch vụ của bạn đến với khách hàng. - Thông tin và thu hút khách hàng mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.
  17. 16 BÀI 2: KHẢO SÁT NHU CẦU THỊ TRƯỜNG CÂY GIỐNG Mã bài: M5- 02 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống - Liệt kê được các nguồn cung cấp thông tin cho việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống - Lựa chọn được phương pháp thu thập thông tin phù hợp trong việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống - Xác định được khả năng tiêu thụ sản phẩm cây giống cho các cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống. A. Nội dung: 1. Khái niệm về khảo sát nhu cầu thị trường cây giống - Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống là quá trình thu thập, xử lý thông tin về khách hàng, các nhà sản xuất cây giống để xác định khả năng sản xuất tiêu thụ một hoặc một số cây giống trên thị trường. - Thông tin thị trường cây giống là thông tin về cung, cầu của các loại cây giống, vật tư đầu vào và các dịch vụ có liên quan - Thông tin thị trường cây giống là tất cả các thông tin về mua và bán các sản phẩm và dịch vụ về cây giống. Nó không chỉ là thông tin về giá cả và số lượng mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào của cây giống. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống Việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống có một ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất cây giống bởi vì thị trường là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng, quyết định tới hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh Mục đích chủ yếu của việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống là xác định khả năng tiêu thụ một hoặc một nhóm cây giống nào đó của nhà sản xuất 3. Trình tự các bước khảo sát nhu cầu thị trường cây giống. 3.1. Xác định thông tin cần thu thập Mục đích của hoạt động xác định thông tin cần thu thập là liệt kê được toàn bộ các thông tin thị trường cần phải thu thập Việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống cần rất nhiều loại thông tin khác nhau. Nhưng có thể chia ra thành một số loại thông tin chủ yếu sau: 3.1.1. Thông tin về khách hàng.
  18. 17 Trong quá trình khảo sát nhu cầu cây giống chúng ta cần thu thập các thông tin sau về khách hàng: - Khách hàng là ai? - Khách hàng cần những loại cây giống gì? - Khách hàng cần bao nhiêu cây giống trong 1 năm? - Khách hàng thường mua cây giống ở đâu? - Khách hàng chấp nhận trả giá bao nhiêu? - Khách hàng yêu cầu về quy cách, chất lượng cây giống như thế nào? Quy cách, chất lượng cây giống muốn nói đến chiều cao, đường kính, số lá, tuổi cây - Khi nào khách hàng cần mua cây giống khi nào? - Những ai có ảnh hưởng đến quyết định mua cây giống của khách hàng? - Nhu cầu cây giống của khách hàng trong tương lai tăng lên hay giảm đi? (sự thay đổi của thị trường trong tương lai ) 3.1.2. Thông tin về đối thủ cạnh tranh Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc nắm bắt được các thông tin về đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng vì nhờ có những thông tin đó chúng ta sẽ đưa ra những quyết định, những chính sách sản xuất kinh doanh có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể chiếm lĩnh thị trường, thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình. Thông tin về đối thủ cạnh tranh cần thu thập gồm: - Trên thị trường có những nhà sản xuất nào? - Loài cây đối thủ cạnh tranh sản xuất là gì? - Số lượng cây giống đối thủ cạnh tranh sản xuất trong một năm là bao nhiêu? - Giá bán cây giống của đối thủ cạnh tranh? - Quy cách và chất lượng cây giống của đối thủ cạnh tranh như thế nào? - Đối thủ cạnh tranh bán cây giống của họ ở đâu? - Trong tương lai thì quy mô sản xuất của đối thủ cạnh tranh sẽ mở rộng hay thu hẹp? - Đối thủ cạnh tranh sản xuất cây giống bằng cách nào? - Khả năng tài chính của đối thủ cạnh tranh như thế nào? 3.1.3. Thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất Việc sản xuất kinh doanh cây giống thường chịu tác động bởi các yếu tố sau: a. Những tác động của các Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước: Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước như: Luật, nghị định, quyết định, thông tư, pháp lệnh, nghị quyết, chiến lược phát triển của ngành, địa phương, các dụ án nông lâm nghiệp luôn có những ảnh hưởng đến nhu cầu, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ cây giống. Những tác động của các chính sách và chủ trương thường trên các mặt sau: + Cung cầu cây giống trên thị trường. Ví dụ. Khi quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp ra đời sẽ làm cho nhu cầu về các loại cây giống có nguồn gốc xuất xứ tăng cao.
  19. 18 + Việc huy động vốn của cơ sở sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Nhà nước có chính sách hỗ trợ các hộ trang trại trong việc vay vốn (vay vốn không cần thế chấp) sẽ giúp các hộ dễ dàng hơn trong việc vay vốn ngân hàng để sản xuất + Tác động về mặt kỹ thuật sản xuất: Ví dụ: Khi quyết định 1956 ra đời, nông dân có thể đề nghị các cơ sở dạy nghề đào tạo cho mình những phương pháp nhân giống tiên tiến trên thị trường hiện nay + Tác động đến cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất: Nhờ có chương trình 135 mà các địa phương được nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng giúp cho việc sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn + Những tác động khác b. Nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất cây giống Nguồn đầu vào bao gồm: vốn, lao động kỹ thuật, vật tư, nhiên liệu, hạt giống Khi sản xuất kinh doanh các nhà sản xuất cần phải chú ý đến những vấn đề này vì nếu thị trường có khả năng tiêu thụ sản phẩm nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất gặp khó khăn thì chúng ta sẽ khó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. c. Các rủi ro thường gặp khi sản xuất kinh doanh cây giống. Rủi ro trong sản xuất kinh doanh là điều không ai muốn vì nó gây ra những tổn thất, thiệt hại cho các nhà sản xuất. Vậy thì "rủi ro” là gì? Đã có nhiều định nghĩa về rủi ro, tựu trung lại, có hai điểm chủ yếu : thứ nhất đó là các sự kiện bất ngờ, không mong đợi; thứ hai là khi xảy ra, rủi ro gây tổn thất cho con người, xã hội. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống thường xảy ra các loại rủi ro sau: + Rủi ro do bên ngoài mang lại: Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống các cơ sở sản xuất có thể gặp phải các rủi ro do bên ngoài sau: - Rủi ro do môi trường tự nhiên: Các hiện tượng bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên, dịch bệnh thường có hai đặc điểm chung: một khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới. Trong bốn tai họa "thủy, hỏa, đạo, tặc", ông bà ta đã xếp thủy là tai họa số một. Nói dự đoán, dự báo là khó nhưng các hiện tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó, các cơ sở sản xuất cây giống cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp. - Rủi ro do chính trị, an ninh: Các hiện tượng trộm, cắp, xung đốt sắc tộc, chiến tranh, thay đổi chế độ, thay đổi chính sách, luật pháp, quốc hữu hóa dẫn đến các nhà sản xuất cây giống bị thiệt hạt, mất mát tài sản. Trong quá trình sản xuất các cơ sở sản xuất cần có những dự đoán, dự báo để đề phòng các trường hợp này xảy ra. - Rủi ro do nền kinh tế: Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao sẽ giúp cho việc sản xuất kinh doanh cây giống
  20. 19 được thuận lợi. Một môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy cùng với việc thiếu năng lực quản trị hoặc sự công tâm của công quyền đều được coi là những rủi ro lớn cho các cơ sở sản xuất cây giống. - Rủi ro do xã hội: Các yếu tố dân số, lao động, ảnh hưởng của các nhân vật nổi tiếng, thói quen tiêu dùng, trình độ, ý thức cộng đồng phong tục tập quán cũng có thể làm cho các có sở sản xuất cây giống bị thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để khắc phục rủi ro này các nhà sản xuất cây giống tìm hiểu kỹ những vấn đề có liên quan trước khi xâm nhập vào thị trường - Rủi ro do khoa học công nghệ: Do trình độ phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực cây giống dẫn đến sự ra đời của những cây giống mới trên cơ sở công nghệ mới, phương thức sản xuất mới tiết kiệm hơn (ít nhân công), cách quản lý mới, các kênh tiếp cận khách hàng và kênh phân phối mới dẫn đến các nhà sản xuất cũng có thể gặp rủi ro. - Rủi ro do khách hàng mang lại: Trong quá trình sản xuất kinh doanh các cơ sở sản xuất cây giống có thể gặp phải những rủi ro do khách hàng mang đến như hủy hợp đồng, không trả tiền, trả tiền chậm Để khác phục rủi ro này các cơ sở sản xuất cây giống luôn luôn có các phương án dự phòng để giải quyết những rủi ro này. - Rủi ro do đối thủ cạnh tranh: Trong quá trình sản xuất kinh doanh các cơ sở sản xuất cây giống có thể gặp phải những rủi ro do đối thủ cạnh tranh mang lại như bị họ giành mất khách hàng, ngăn cản chúng ta tiếp cận khách hàng Để đối phó với rủi ro này chúng ta cần có một kế hoạch cạnh tranh hợp lý, để chúng ta luôn là những người đi trước, chiếm ưu thế trong cạnh tranh. - Rủi ro do nhà cung cấp: Trong quá trình sản xuất cây giống người sản xuất có thể gặp phải rủi ro từ các nhà cung cấp vật tư, công cụ dụng cụ như vào thời điểm sản xuất nhà cung cấp không cung cấp được hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu để phục vụ sản xuất. Để khắc phục rủi ro này các cơ sở sản xuất cần có nhiều nhà cung cấp khác nhau. + Rủi ro do bên trong cơ sở sản xuất đem lại: Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống các cơ sở sản xuất có thể gặp phải các rủi ro do bên trong sau: - Rủi ro trong quá trình lựa chọn đối tác hợp tác sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các cơ sở sản xuất cây giống có thể phải tiến hành các hợp tác để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nhưng quá trình lựa chọn đối tác hợp tác không tốt dẫn đến cơ sở sản xuất cây giống sẽ gặp phải rủi ro như đối tác không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật, các nguồn lực khác mà chúng ta mong đợi hoặc họ là những người lừa đảo. Để khắc phục điều này khi chọn đối tác hợp tác chúng ta cần tìm hiểu kỹ và kiểm tra đối tác. - Rủi ro do vi phạm pháp luật: Trong quá trình sản xuất kinh doanh cây giống các cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống có thể mắc phải rủi ro là vi phạm các chủ trương đường lối, chính sách, luật pháp, quy chế, cũng như cam kết của cơ sở sản
  21. 20 xuất với bên ngoài. Trong lĩnh vực sản xuất cây giống thì đa số các hộ sản xuất cây giống lâm nghiệp chính không đăng kí kinh doanh dẫn đến khi bán cây giống cho các dự án, các tổ chức trồng rừng người sản xuất không bán được giá cao, thậm chí không thể thanh toán được tiền do thiếu các giấy đăng ký kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính. Để khắc phục những rủi ro này các cơ sở kinh doanh cây giống cần tìm hiểu kỹ các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với lĩnh vực cây giống lâm nghiệp. - Rủi ro do quản lý sử dụng không tốt tài sản và nguồn lực khác trong quá trình hình thành và sử dụng, chẳng hạn như : mất mát, lãng phí, hư hỏng, lạm dụng, phá hoại Để khắc phục rủi ro này các cơ sở sản xuất cây giống cần quản lý chặt chẽ các nguồn lực của cơ sở sản xuất. Chú ý Việc khảo sát nhu cầu thị trường toàn diện thì chúng ta cần có hầu như toàn bộ các thông tin đã giới thiệu ở trên. Nhưng trong thực tế khi khảo sát nhu cầu thị trường chúng ta chỉ cần một hoặc một số thông tin trên. 3.2. Xác định nguồn cung cấp thông tin Sau khi đã xác định được các thông tin cần thu thập, các nhà khảo sát nhu cầu thị trường cần phải xác định các nguồn cung cấp thông tin cho từng loại thông tin. Mục đích của hoạt động xác định nguồn cung cấp thông tin là xác định được các nguồn cung cấp thông tin thích hợp cho từng loại thông tin cần thu thập Việc xác định nguồn cung cấp thông tin hợp lý sẽ giúp cho các nhà khảo sát nhu cầu thị trường thu được đầy đủ các thông tin cần thiết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác. Mỗi nguồn cung cấp thông tin khác nhau có thể cung cấp cho chúng ta số lượng và độ chính xác của thông tin là khác nhau. Để kiểm tra mức độ chính xác và hoàn chỉnh của thông tin chúng ta cần có nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau. Để thu thập các thông tin thị trường cây giống chúng ta có thể thu thập từ các nguồn cung cấp sau: 1/ Các trung gian và cơ sở sản xuất cây giống Các trung gian thị trường và cơ sở sản cây giống là những người mua bán cây giống hàng ngày do đó họ nắm rất chắc những thông tin về khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh. Họ là những nguồn cung cấp thông tin tuyệt vời. Vì vậy, khi thu thập thông tin thị trường, chúng ta nên bắt đầu bằng cách trao đổi với các trung gian thị trường và các cơ sở sản xuất cây giống. Các trung gian và cơ sở sản xuất cây giống khác nhau có thể cung cấp nhiều loại thông tin khác nhau. Một số thành viên có thể có thông tin về nhiều loại cây giống, trong khi số khác chỉ có thông tin tập trung vào một hoặc một số loại cây
  22. 21 giống nhất định. Những thành viên này có thể đang buôn bán cây giống tại địa phương hoặc ở các vùng khác. 2/ Nông dân Nông dân cũng là một nguồn cung cấp thông tin về thị trường cây giống, đặc biệt nếu những nông dân là những khách hàng cần mua cây giống. Họ chính là những người nắm bắt tốt nhất về cung và cầu của các loại cây giống trên thị trường. Chúng ta có thể gặp gỡ nông dân ngay ở địa phương hoặc ở khu vực lân cận nơi mà họ đã từng làm việc để có được những thông tin về thị trường cây giống Hình 6: Nói chuyện với nông dân để thu thập thông tin 3/ Các cán bộ khuyến nông Cán bộ khuyến nông có thể cung cấp các thông tin hữu ích về thị trường cây giống trong khu vực họ phụ trách. Để có được các thông tin về thị trường cây giống chúng ta nên trao đổi thường xuyên với cán bộ khuyến nông dưới nhiều hình thức khác nhau như qua điện thoại, trong các cuộc họp với sự tham gia của một số nông dân tiêu biểu, qua trò chuyện Hình 7: Nói chuyện với nông dân để thu thập thông tin 4/ Báo Thông tin thị trường, đặc biệt là các thông tin về xu thế giá của một số mặt hàng cụ thể thường được đăng tải trên các báo trung ương và địa phương. Một số
  23. 22 bài báo còn cung cấp thông tin và phân tích về cung và cầu, thông tin về các doanh nghiệp và những đầu tư gần đây. Một trong những điểm thú vị nhất của nguồn thông tin này là chúng cho phép chúng ta tiếp cận thông tin về thị trường ở các vùng trong nước với chi phí thấp. Chi phí mua báo thấp và chúng ta chỉ mất vài phút để đọc qua các mục. Khi đọc báo, chúng ta cần chú ý tới các bài cung cấp thông tin và phân tích về thị trường. Hình 8: Xem báo để thu thập thông tin 5/ Các nhà nghiên cứu thị trường Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu thị trường có kinh nghiệm. Tuy nhiên, chúng ta có thể liên hệ với một số nhà nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức và dự án phát triển để thu thập tài liệu, thông tin liên quan và hiểu sâu hơn về thị trường sản xuất kinh doanh cây giống. 6/ Tạp chí, bản tin Có rất nhiều tạp chí, bản tin định kỳ cung cấp thông tin và phân tích có ích về thị trường sản xuất cây giống. Một số tạp chí, bản tin chuyên về các vấn đề kinh tế và kinh doanh, trong khi một số khác lại tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp cụ thể. Một số tạp chí mang tính chuyên môn, tuy nhiên cũng có khá nhiều tạp chí phổ thông. Cũng giống như báo chí, các tạp chí và bản tin định kỳ cung cấp cơ hội tiếp cận các thông tin của nhiều loại thị trường khác nhau. Tạp chí và bản tin do các ban thông tin thị trường xuất bản thường rất bổ ích. Bộ Thương mại, bộ Tài chính và bộ Nông nghiệp đều có các ban thông tin thị trường riêng và xuất bản định kỳ các bản tin. Nhiều tỉnh cũng đang tiến hành phát triển hệ thống thông tin thị trường, và họ cũng sẽ cho ra đời các tạp chí và bản tin riêng của mình.
  24. 23 Hình 9: Xem bản tin khuyến nông để thu thập thông tin 7/ Truyền thanh và truyền hình Chúng ta có thể tiếp cận thông tin và nắm bắt thị trường cây giống qua nghe đài và xem truyền hình thường xuyên. Các đài truyền hình và truyền thanh địa phương thường phát các bản tin chuyên đề về nông nghiệp và kinh tế/kinh doanh, cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về thị trường. Thời gian phát sóng của các chương trình có thể thay đổi, vì vậy, chúng ta nên truy cập trang web của đài tiếng nói Việt Nam ( và Đài truyền hình Việt Nam (www.vtv.org.vn) để nắm được lịch phát song chính xác của các chương trình. Hình 10: Xem ti vi để thu thập thông tin 8/ Internet Internet ngày càng được sử dụng phổ biến trong quá trình thu thập thông tin. Hiện nay, chúng ta có thể truy cập internet tại bất cứ đâu ở Việt Nam, kể cả ở những vùng sâu vùng xa. Với một máy tính có kết nối Internet, chúng ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin về thị trường cây giống trong nước và quốc tế mà không cần rời khỏi văn phòng.
  25. 24 Hiện ở Việt Nam đã có rất nhiều trang web với các thông tin hữu ích về thị trường cây giống, trong đó có một vài diễn đàn trực tuyến và chuyên đề nơi người sử dụng có thể đưa các câu hỏi và yêu cầu thông tin cụ thể. Có thể thu thập các thông tin cụ thể bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm như google ( Bằng các từ khóa liên quan đến nhu cầu thông tin, ví dụ “thị trường cây giống” hoặc “thị trường cây quế”, chúng ta sẽ có một danh sách các trang web có các thông tin liên quan. Hình 11: Vào google của internet để thu thập thông tin 9/ Các nguồn khác Ngoài các nguồn cung cấp thông tin thị trường cây giống ở trên, chúng ta còn có thể có các nguồn cung cấp thông tin khác. Ví dụ các đoàn thể chính trị xã hội như: Đoàn thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ cùng sở thích, các hội sản xuất cây giống vv 3.3. Xác định phương pháp thu thập thông tin. Sau khi đã xác định được các thông tin cần thu thập và nguồn cung cấp cho từng loại thông tin cụ thể, chúng ta cần xác định phương pháp thu thập thông tin hợp lý cho từng loại thông tin nhằm thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và các nguồn lực khác. Mục đích của hoạt động xác định các phương pháp thu thập thông tin là chỉ ra được các biện pháp thu thập thông tin sẽ sử dụng cho từng loại thông tin và nguồn cung cấp cụ thể Để thu thập thông tin trên thị trường, người ta có thể sử dụng các phương sau: 1/ Phương pháp tài liệu - Đây là phương pháp mà người khảo sát nhu cầu thị trường sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các báo cáo của các cơ sở sản xuất, các cơ quan quản lý,
  26. 25 các văn bản luật, thông tư, nghị định, nghị quyết của đảng và nhà nước, các quy hoạch và chiến lược phát triển của nghành, địa phương, quốc gia để thu thập các thông tin thị trường cây giống. - Phương pháp này rẻ tiền nhưng độ tin cậy không cao. - Phương pháp đòi hỏi người thu thập thông tin phải có kỹ năng tổng hợp, phân tích và nhận định tình hình chính xác thì mới có thể thu thập được thông tin 2/ Phương pháp hiện trường. a. Phương pháp phỏng vấn + Phỏng vấn là gì? Là thảo luận (đặt những câu hỏi bán công khai) xung quanh những vấn đề về cây giống Phỏng vấn công khai xung quanh một số vấn đề hoặc chủ đề cụ thể là phương pháp thu thập thông tin phù hợp. Loại phỏng vấn như vậy đôi khi trở thành cuộc thảo luận và trao đổi không chính thức và cho phép thu thập thông tin một cách linh hoạt và nhanh chóng. + Một số chú ý trong quá trình phỏng vấn Để cho cuộc phỏng vấn được thành công, người phỏng vấn cần chuẩn bị kỹ lưỡng các nội dung sau: Xác định chủ đề, nội dung thông tin phỏng vấn: Trước khi phỏng vấn, người phỏng vấn cần xác định rõ chủ đề phỏng vấn, các thông tin cần thu thập để tránh tình trạng phỏng vấn miên man sang cả các vấn đề khác không thuộc vấn đề tìm hiểu Xác định các câu hỏi phỏng vấn: Câu hỏi phải chính xác, ngắn gọn, thích hợp với các loại đối tượng phỏng vấn khác nhau. Xác định đối tượng phỏng vấn: Với mỗi chủ đề, thông tin khác nhau thì cần phỏng vấn các đối tượng khác nhau. Do đó cần xác định rõ các đối tượng phỏng vấn tương ứng cho mỗi vấn đề và thông tin cần thu thập b. Phương pháp quan sát + Quan sát trực tiếp là gì ? Là quá trình thu thập các thông tin định tính thông qua quan sát như; chất lượng, màu sắc, hình dáng của cây giống + Quan sát trực tiếp cũng là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng và nên sử dụng cùng với phỏng vấn. Có thể biết được rất nhiều thông qua quan sát. Ví dụ, khi tới các khu chợ, có thể quan sát các loại giống cây trồng và chất lượng của từng loại được mua bán, kiểm chứng phương tiện vận chuyển của người nông dân và thương nhân sử dụng, ước tính số lượng, loại đối thủ cạnh tranh và người mua, xác nhận thời điểm mua bán cao điểm hoặc thời điểm ít mua bán nhất, ước tính khối lượng hàng được mua bán, v.v
  27. 26 c. Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra Đây là phương pháp thu thập thông tin thị trường bằng cách gửi cho khách hàng hoặc những người cung cấp thông tin một tấm phiếu có ghi sẵn những câu hỏi để họ điền câu trả lời của mình vào khoảng trống rồi gửi lại cho người phát phiếu Theo phương pháp này, nhà kinh doanh phải xây dựng được phiếu điều tra. Nội dung của phiếu điều tra gồm những câu hỏi cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với yêu cầu của nhà kinh doanh theo từng vấn đề. Phiếu điều tra có thể gửi trực tiếp đến tay từng khách hàng hoặc theo đường bưu điện. Phương pháp này thường có hiệu quả không cao. d. Phương pháp khác - Phương pháp truyền tin trên đài truyền thanh xã. Trong phương pháp này nhà kinh doanh cần viết một đoạn thông tin về những thông tin cần thu thập để đọc trên truyền thanh xã và cung cấp một địa chỉ để những người cung cấp thông tin gửi thông tin đến. Hình 12: Sử dụng đài chuyền thanh xã để thu thập thông tin - Phương pháp dùng bản tin khuyến nông Dùng bảng tin khuyến nông để thông báo những thông tin cần thu thập và để lại một địa chỉ để những người cung cấp thông tin có thể gửi thông tin đến - Phương pháp điều tra thị trường thông qua các tổ chức xã hội: Đây là phương pháp sử dụng các tổ chức chính trị, xã hội như: khuyến nông, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh để thu thập thông tin bằng cách cung cấp cho các tổ chức này những thông tin cần thu thập để họ nhờ các thành viên của tổ chức thu thập giúp và gửi lại cho chúng ta 3.4. Thu thập thông tin thị trường Thu thập thông tin thị trường là quá trình sử dụng các phương pháp thu thập thông tin để thu thập toàn bộ các thông tin cần thiết về thị trường.
  28. 27 Mục đích của hoạt động thu thập thông tin thị trường là thu thập được toàn bộ thông tin về nhu cầu của khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh làm cơ sở xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của một hoặc một nhóm cây giống trên thị trường. Khi thu thập thông tin, chúng ta cần chú ý đến một số vấn đề sau: - Sử dụng một vài nguồn cung cấp thông tin để thu thập cùng một loại thông tin nhằm kiểm tra độ chính xác và hoàn chỉnh của thông tin - Cần khai thác nhiều thông tin từ một nguồn cung cấp thông tin - Khi thu thập thông tin cần ghi chép rõ những thông tin thu được, địa chỉ, cách liên lạc để có thể liên hệ lại nếu cần thiết. 3.5. Xử lý số liệu Sau khi thu thập thông tin, bước tiếp theo chúng ta cần tiến hành là xử lý các thông tin thu thập được. Mục đích của việc xử lý thông tin sau thu thập là chúng ta kiểm tra lại độ chính xác, hoàn chỉnh của thông tin, phân loại và thống kê các loại thông tin đã thu thập được. Sản phẩm cuối cùng của bước này là Bảng thống kê nhu cầu của khách hàng về cây giống và bảng thông kê các thông tin về đối thủ cạnh tranh. Bảng 1: Bảng thống kê nhu cầu của khách hàng STT Họ và tên Các thông tin về khách hàng, sản phẩm khách hàng Địa Loài Số Quy Giá Thời Nhu cầu chỉ cây lƣợng cách, mua điểm trong mua chất mua tƣơng lai lƣợng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
  29. 28 Bảng 2: Bảng thống kê thông tin về đối thủ cạnh tranh STT Tên đối thủ Đặc điểm đối thủ cạnh tranh cạnh tranh Địa Loài Số Quy Giá Nơi bán Quy mô chỉ cây lƣợng cách bán sản xuất sản xuất chất tƣơng lai lƣơng (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 3.6. Xác định khả năng tiêu thụ cây giống. Việc xác định khả năng tiêu thụ cây giống trên thị trường chính là quá trình trả lời một số câu hỏi mà cơ sở sản xuất giống cần biết phải trong quá trình sản xuất, đó là: 1/ Sản xuất cây giống gì? 2/ Số lượng sản xuất là bao nhiêu? 3/ Quy cách chất lượng cây giống như thế nào? 4/ Sản xuất ra rồi bán ở đâu 5/ Giá bán sản phẩm là bao nhiêu. Để trả lời cho các câu hỏi ở trên, chúng ta cần tiến hành một số hoạt động sau a. Lập bảng Khả năng tiêu thụ cây giống: Bảng này sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi 1 và 2 Bảng 3: Bảng thống kê khả năng tiêu thụ cây giống STT Loài cây Nhu cầu Cung Khả năng tiêu thụ Ghi chú (1) (2) (3) (4) (5) (6)
  30. 29 - Cách lập bảng 3: Cột (1): ghi số thứ tự Cột (2): ghi tên các loài cây giống có thể sản xuất, chúng ta lấy số liệu này ở cột (4) bảng 1 Cột (3): Ghi tổng nhu cầu của khách hàng, số liệu này chính là tổng số lượng mua cho từng loài cây ở cột số (5) bảng 1 Cột (4): Ghi tổng cung của thị trường, số liệu này chính là tổng tổng số cây sản xuất của từng loài cây ở cột (5) bảng 2 Cột số (5): ghi số lượng chênh lệnh giữa cột (3) và cột (4). Cột (6): ghi các giải thích nếu thấy cần thiết - Ý nghĩa của bảng 3: Bảng này chỉ ra cho chúng ta thấy khả năng tiêu thụ cảu các loại cây giống của thị trường + Nếu giá trị ghi ở cột (5) > 0 thì giá trị ghi ở cột số (5) chính là số lượng sản phẩm mà chúng ta có thể sản xuất để cung cấp trên thị trường + Nếu giá trị ghi ở cột (5) =< 0 thì chúng ta không nên tiến hành sản xuất sản phẩm này. Nếu cố muốn sản xuất sản phẩm này chúng ta cần tiến hành nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh để đưa ra các biện pháp cạnh tranh nhằm đánh bật đối thủ cạnh tranh để đưa sản phẩm của chúng ta chiếm lĩnh thị trường. Chú ý: Khi xem xét số liệu ở cột (5) cần kết hợp với dữ liệu về nhu cầu sản phẩm trong tương lai của khách hàng và việc mở rộng quy mô sản xuất của đối thủ cạnh tranh để đưa ra những kết luận chính xác hơn. b. Lập bảng thống kê quy cách, chất lượng cây giống Bảng này sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi số 3 Bảng 4: Bảng thống kê quy cách, chất lượng cây giống STT Cây giống Quy cách, chất Quy cách, chất Quy cách, chất lƣợng theo thị lƣợng của đối thủ lƣợng dự định trƣờng cạnh tranh sản xuất (1) (2) (3) (4) (5)
  31. 30 - Cách lập biểu 4: Cột (1): ghi số thứ tự Cột (2): ghi tên các loài cây giống có thể sản xuất, chúng ta lấy số liệu này từ việc xem xét số liệu ở cột (5) và (2) bảng 3 Cột (3): Ghi quy cách, chất lượng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu, số liệu này chính là tổng hợp quy cách, chất lượng sản phẩm cho từng loài cây ở cột số (6) bảng 1 Cột (4): Ghi quy cách, chất lượng sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh đang sản xuất, số liệu này chính là tổng hợp quy cách, chất lượng sản phẩm cho từng loài cây ở cột số (6) bảng 2 Cột số (5): ghi quy cách sản phẩm mà mình dự định sản xuất, để xác định quy cách này chúng ta cần bám sát vào quy cách mà khách hàng cần, nên đưa ra những quy cách, chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng mà đối thủ cạnh tranh chưa có. c. Lập bảng thống kê về địa điểm và giá bán của cây giống. Bảng này sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi 4 và 5 Bảng 5: Bảng thống kê về địa điểm và giá bán của cây giống STT Cây Địa điểm Địa điểm Địa điểm Giá của Giá Giá dự giống khách đối thủ dự kiến khách của đối định hàng cần bán bán hàng hàng thủ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) - Cách lập bảng 5 Cột (1): ghi số thứ tự Cột (2): ghi tên các loài cây giống có thể sản xuất, chúng ta lấy số liệu này từ việc xem xét số liệu ở cột (5) và (2) bảng 3 Cột (3): Ghi các địa điểm mà khách hàng yêu cầu, số liệu này chính là tổng địa chỉ khách hàng ở cột (3) bảng 1 Cột (4): Ghi các địa điểm mà đối thủ cạnh tranh đã bán hàng, số liệu này chính là tổng địa điểm bán hàng ở cột (8) bảng 2 Cột số (5): Ghi địa điểm dự kiến bán hàng, khi xác định địa điểm bán hàng cần bám sát vào địa điểm mua hàng của khách và tránh những nơi mà đối thủ cạnh tranh đã bán. Trong trường hợp chúng ta chọn nơi mà đối thủ cạnh tranh đã bán thì chúng ta cần phải nghĩ đến các chính sách cạnh tranh.
  32. 31 Cột (6): Ghi giá mà khách hàng dự kiến trả tại khu vực chúng ta dự kiến bán, số liệu này chúng ra lấy ra được từ cột (7) bảng 1 Cột (7): Ghi giá bán của đối thủ cạnh tranh đang bán tại địa điểm chúng ta dự kiến bán, số liệu này chúng ta rút được từ cột số (7) bảng 2. Cột (8): ghi giá bán chúng ta dự kiến tại các địa điểm chúng ta định bán. d. Lập bảng khả năng tiêu thụ cây giống trên thị trường. Bảng này sẽ giúp chúng ta biết được khả năng tiêu thụ cây giống trên thị trường trên các mặt loài cây, số lượng, địa điểm, giá bán, quy cách chất lượng. Bảng 6: Bảng khả năng tiêu thụ cây giống STT Loài cây Số lƣợng sản xuất Địa điểm Quy cách chất Giá bán tiêu thụ lƣợng (1) (2) (3) (4) (5) (6) - Cách lập bảng 6; Cột (1): Ghi số thứ tự Cột (2): ghi tên các loài cây giống có thể sản xuất, chúng ta lấy số liệu này từ việc xem xét số liệu ở cột (5) và (2) bảng 3 Cột (3): Ghi số lượng sản phẩm sản xuất cho từng loài cây, số liệu này lấy từ cột (5) bảng 3 Cột (4): Ghi địa điểm tiêu thụ cho từng loài cây, số liệu này từ cột (5) bảng 5 Cột số (5): Ghi quy cách, chất lượng cây giống dự định sản xuất, sự liệu này lấy từ cột (5) Bảng 4. Cột (6): Ghi giá bán dự kiến cho các khu vực khác nhau, số liệu này chúng ra lấy ra được từ cột (8) bảng 5. Căn cứ vào bảng 6, cơ sở sản xuất cây giống sẽ đưa ra các quyết định cụ thể trong việc sản xuất kinh doanh cây giống như: sản xuất cây giống nào, số lượng bao nhiêu, bán ở đấu, quy cách, chất lượng sản phẩm và giá bán.
  33. 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi kiểm tra nhận thức Câu hỏi số 3. Anh (chị) hãy Liệt kê các nguồn cung cấp thông tin cho việc khảo sát nhu cầu cây giống ở địa phương Câu hỏi số 4. Anh/ chị hãy liệt kê các phương pháp thu thập thông tin thị trường mà có thể áp dụng được ở địa phương trong việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 1: Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp tại địa phương + Xác định thông tin về thị trường cây giống lâm nghiệp cần thu thập + Xác định nguồn cung cấp thông tin + Xác định phương pháp thu thập thông tin. + Thu thập thông tin thị trường + Xử lý số liệu + Xác định khả năng tiêu thụ cây giống lâm nghiệp. C. Ghi nhớ - Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống là quá trình thu thập, xử lý thông tin về khách hàng, các nhà sản xuất cây giống để xác định khả năng sản xuất tiêu thụ một hoặc một số cây giống trên thị trường - Mục đích chủ yếu của việc khảo sát nhu cầu thị trường cây giống là xác định khả năng tiêu thụ hay bán một hoặc một nhóm cây giống nào đó của nhà sản xuất. - Trình tự các bước khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp + Xác định thông tin cần thu thập + Xác định nguồn cung cấp thông tin + Xác định phương pháp thu thập thông tin. + Thu thập thông tin thị trường + Xử lý số liệu + Xác định khả năng tiêu thụ cây giống.
  34. 33 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun Đây là mô đun được giảng dạy khi các học viên đã học xong mô đun Thiết lập vườn ươm; Sản xuất cây giống bằng giâm hom; Sản xuất cây giống bằng hạt; Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng khảo sát nhu cầu thị trường cây giống II. Mục tiêu mô đun - Trình bày được khái niệm về thị trường, giá bán, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, marketing, cung, cầu. - Xác định được các trung gian trên thị trường. - Trình bày được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của việc khảo sát nhu cầu thị trường - Liệt kê được các nguồn cung cấp thông tin cho việc khảo sát nhu cầu thị trường - Lựa chọn được phương pháp thu thập thông tin phù hợp trong việc khảo sát nhu cầu thị trường - Xác định được khả năng tiêu thụ sản phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại bài Địa điểm Thời lƣợng dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 05-01 Nhận thức chung Lý thuyết Lớp học 3 3 về thị trường MĐ 05-02 Khảo sát nhu cầu Tích hợp Lớp học/ 37 9 24 4 thị trường cây thị trường/ cơ giống sở sản xuất, hộ trồng rừng Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 44 12 24 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài thực hành số 1: Khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp tại địa phương - Giả định: Các học viên đã được học về khảo sát nhu cầu thị trường cây giống lâm nghiệp
  35. 34 - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Các cơ sở sản xuất cây giống: 5 vườn + Các hộ nông dân trồng rừng: 10 hộ + Giấy A0: 20 tờ + Giấy A4: 1 gam + Bút dạ: 10 chiếc + Phiếu giao bài tập - Cách thức tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành các nhóm từ 5-7 người. + Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành: lập kế hoạch khảo sát nhu cầu thị trường, thu thập thông tin, xử lý thông tin, đánh giá khả năng tiêu thụ cây giống - Thời gian thực hiện bài học này: 24 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: + Mỗi nhóm hoàn thành 1 bản kế hoạch khảo sát nhu cầu thị trường, 1 báo cáo khảo sát nhu cầu thị trường. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Tiêu chi đánh gía Cách thức đánh giá Thông tin về khách hàng Kiểm tra danh sách các thông tin khách hàng Thông tin về đối thủ cạnh tranh Kiểm tra danh sách thông tin đối thủ cạnh tranh Nguồn cung cấp thông tin đủ để lấy được đủ Kiểm tra sự phù hợp giữa nguồn các thông tin cần thiết và có thể kiểm tra chéo cung cấp thông tin và thông tin cần được thông tin thu thập Thu đủ thông tin, thông tin đảm bảo độ chính So sánh các thông tin đã thu và xác, hoàn chỉnh danh sách thông tin cần thu Bảng thống kê nhu cầu và thông tin đối thủ Kiểm tra đối chiếu các thông tin có cạnh tranh phải thống kê đầy đủ các thông tin trong bảng thống kê với các thông thu thập tin đã thu Xác định được loài cây sản xuất, số lượng sản Kiểm tra đối chiếu giữa bảng xuất, địa điểm tiêu thụ, quy cách chất lượng thống kê các thông tin với bảng sản phẩm, giá bán khả năng tiêu thụ sản phẩm VI. Tài liệu tham khảo - PGS,TS Trần Minh Đạo, 1998. Marketing. Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội - PGS, TS Nguyễn Thế Nhã, PTS Hoàng Việt, 1995. Kinh tế hộ nông lâm nghiệp. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. - PTS Nguyễn Văn Tường; PTS Đỗ Hoàng Toàn; PTS Tăng Văn Bền; PTS Nguyễn Bách Khoa; Trương Đình Chiến; Vũ Trí Dũng, 1992. Marketing lý luận và nghệ
  36. 35 thuật ứng xử trong kinh doanh. Nhà xuất bản Nông nghiệp Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội
  37. 36 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 4. Các ủy viên: - Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.