Giáo trình mô đun: Tạo cây con từ giâm – chiết

pdf 40 trang vanle 1791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun: Tạo cây con từ giâm – chiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tao_cay_con_tu_giam_chiet.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun: Tạo cây con từ giâm – chiết

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH Mô đun: TẠO CÂY CON TỪ GIÂM – CHIẾT Mã số: MĐ 03 NGHỀ: BẢO TỒN, TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Chương trình Môđun “Tạo cây con từ giâm – chiết” là một trong các chương trình đào tạo theo kiểu mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan đã bám sát yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Giáo trình mô đun Tạo cây con từ giâm – chiết là một trong năm mô đun thuộc chương trình đào tạo nghề ”Bảo tồn, trồng làm giàu rừng tự nhiên”, được Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát và cho chỉnh sửa lại trên cơ sở của hoạt động xây dựng chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghề ”Kỹ thuật Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên” Tập tài liệu giáo trình được biên sọan trên cơ sở cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bài học của chương trình Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên tự nhiên và hướng dẫn thực hiện công việc. Chúng tôi tin rằng giáo trình này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, các chuyên gia phát triển chương trình, và các bạn đồng nghiệp tại các trường dạy nghề khác đã đóng góp ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành được tập tài liệu này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song giáo trình được biên soạn trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc để tập giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Ông Phan Thanh Minh 2. Ông Trần Đức Thưởng 3. Bà Ngô Thị Hồng Ngát 4. Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời tựa 3 2. Mục lục 5 3. Bài 1: Giâm hom keo lai 6 4. Bài 2: Chiết cành tre măng 25 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
  5. 5 MÔ ĐUN TẠO CÂY CON TỪ GIÂM - CHIẾT Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Tạo cây con từ giâm – chiết là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành tạo cây con từ giâm – chiết; nội dung mô đun trình bày kiến thức, kỹ năng về giâm hom keo lai và chiết cành tre măng. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về giâm hom keo lai và chiết cành tre măng.
  6. 6 Bài 1: GIÂM HOM KEO LAI Mục tiêu: - Trình bày được nội dung xây dựng vườn cây mẹ cung cấp hom; - Trình bày được nội dung kỹ thuật giâm hom, những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm; - Thực hiện giâm hom bạch đàn và keo lai, tạo cây con tiêu chuẩn đảm bảo tỷ lệ cây xuất vườn ≥ 70%. - Xây dựng được vườn cây mẹ cung cấp hom keo lai và bạch đàn đúng yêu cầu kỹ thuật phù hợp với địa phương. - Có ý thức bảo vệ cây mẹ, tiết kiệm nguyên vật liệu và an toàn lao động A. Nội dung: 1. Kỹ thuật trồng cây mẹ 1.1. Thời vụ trồng Tùy điều kiện khí hậu từng vùng mà thời vụ trồng khác nhau: ở các tỉnh miền bắc trồng làm 2 đợt vào các tháng 3, 4 và tháng 7, 8 hàng năm, miền Trung trồng vào tháng 11, 12 hàng năm, ở các tỉnh phía Nam thời vụ trồng vào các tháng 5, 6, 7 hàng năm . 1.2. Chọn đất - Vị trí vườn giống: gần nguồn nước tưới, nguồn nước sạch. - Đất trồng cây giống có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thấm và thoát nước tốt. - Tầng đất sâu > 50 cm 1.3. Làm đất trồng cây Mục đích của việc làm đất là loại bỏ cỏ dại, rễ cây làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, diệt trừ mầm mống sâu bệnh. Kỹ thuật làm đất: - Cày bừa toàn diện 2 lần, cày sâu 25 – 30 cm, cày bừa trước để cỏ dại khô chết. - Đập đất nhỏ, nhặt hết cỏ dại, rễ cây. - Khử trùng đất bằng các loại thuốc diệt trừ sâu bệnh hại.
  7. 7 - Cuốc hố: 30 x 30 x 30 cm trước khi trồng 7 - 10 ngày. 1.4. Mật độ trồng Mật độ trồng (cự ly giữa các cây) ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng hom. Vì vậy việc xác định cự ly giữa các cây, hàng cây phù hợp là yếu tố quan trọng. Nếu trồng mật độ quá dày thiếu ánh sáng, hom yếu ớt. Nếu mật độ thưa, lượng hom mỗi lần khai thác bi giảm. Thường bố trí mật độ cây cách cây 40 cm, hàng cách hàng 50 cm (hoặc 60 cm), hoặc cây cách cây 50 cm, hàng cách hàng 50 cm. Trồng theo vạt mỗi vạt rộng 5 – 10 m, khoảng cách giữa các vạt 1 m, chiều dài vạt tùy theo lô dất. 1.5. Phân bón Đất là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho cây nhưng trong đất thường không đủ chất dinh dưỡng hoặc các chất dinh dưỡng ở dạng hợp chất khó tan cây không sử dụng được. Vì vậy phải bón phân cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. - Bón lót 2 kg phân chuồng cộng 50 - 100 gram NPK hoặc 300 gram phân hữu cơ vi sinh thiên nông cho mỗi hố lúc trồng cây. - Cách bón: phân chuồng được trộn đều với đất ở độ sâu khoảng 10cm và trộn đều phân vô cơ với đất ở độ sâu 3 – 5 cm. Tuy nhiên lượng phân bón còn phụ thuộc vào loại đất từng nơi. 1.6. Chọn cây giống - Có xuất sứ rõ ràng, nên mua giống ở các cơ sở giống tin cậy. - Cây sinh trưởng, phát triển tốt - Cây con khỏe mạnh, mập mạp. - Tỷ lệ ra rễ nhiều. - Không cụt ngọn; không sâu bệnh, cong queo. 1.7. Trồng cây - Phân và đất nhỏ, tơi xốp đã được trộn đều (gần đầy hố) dùng cuốc hoặc bay tạo lỗ ngay giữa hố, lỗ tạo để trồng cây có độ sâu hơn chiều cao của bầu từ 2-3cm (kể từ mặt đất xuống). - Dùng dao bén rạch rách vỏ bầu (nếu vỏ bầu bằng ni lông) - Đặt cây ngay ngắn giữa hố rồi lấp đất xuống xung quanh bầu theo các bước sau đây: Lấp lần 1: Lấp đất 2/3 chiều dài bầu Lấp lần 2: Lấp đất cao bằng miệng bầu
  8. 8 Lấp lần 3: Lấp đất cao hơn cổ rễ 2 – 3 cm theo hình mâm xôi 1 2 3 4 5 6 Hình 1.1 Các bướccông việc trồng cây mẹ 1. Tạo hố 2. Rạch vỏ bầu 3. Đặt cây xuống hố 4. Lấp đất lần 1 5. Lấp đất lần 2 6. Lấp đất lần 3 Chú ý: Trồng cây mẹ sai kỹ thuật 2 1 3 4 Hình 1.2 Các lỗi kỹ thuật khi trồng cây mẹ 1. Đặt bầu nghiêng 2. Nén đất làm vỡ bầu 3. Lấp đất còn hở bầu 4. Đáy hố không phẳng
  9. 9 2. Chăm sóc vƣờn cây mẹ lấy hom 2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc - Thường xuyên tưới nước cho cây vừa đủ ẩm - Xới đất, tạo cho đất luôn tơi xốp, giúp cho hệ rễ phát triển tốt, xới đất kết hợp với làm cỏ, nhặt cỏ dại, vun gốc. 2.2. Bón phân Lượng phân bón 50 gram NPK hoặc 100 gram phân lân vi sinh cho 1 gốc. Tưới nước đủ ẩm cho cây. 2.3. Phòng trừ sâu bệnh hại Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh sau khi trồng cây 20 - 30 ngày; phun Viben C nồng độ 0,3% (3 gram pha trong 1 lít nước) phun cho 1 m2. 2.4. Đốn tỉa tạo tán 2.4.1. Tạo tán - Khi ở độ cao 1,2 - 1,5m tiến hành cắt chồi ngọn còn để cách mặt đất 70 cm - Cắt bỏ các cành lá dưới gốc kể từ mặt đất lên là 30 cm. - Các cành còn lại để đâm ra chồi. - Phun Viben C 0,3% sau khi cắt chồi. 2.4.2. Mùa cắt tạo chồi: - Tùy theo điều kiện ở từng vùng mà mùa cắt tạo chồi khác nhau. Ở các tỉnh miền nam mùa cắt tạo chồi vào các tháng 3 - 4 hàng năm. - Cắt cành vượt, cành la vào cuối mùa sinh trưởng. Mục đích làm trẻ hóa cây giống. 3. Khái niệm, ƣu nhƣợc điểm phƣơng pháp giâm hom 3.1. Khái niệm Nhân giống cây bằng hom (giâm hom) là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, đoạn cành hoặc đoạn rễ tạo ra cây mới gọi là cây hom. 3.2. Ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp giâm hom - Ưu điểm Cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ. Kỹ thuật đơn giản, dễ áp dụng - Nhược điểm
  10. 10 Hệ số nhân giống không cao 4. Các điều kiện giâm hom 4.1. Nhà giâm hom - Luống giâm hom được làm bằng nền cứng, nếu giá thể giâm hom bằng cát thì đổ cát trực tiếp trên luống cao 10 – 15 cm. - Kích thước luống: Chiều rộng: 1 – 1,1 m - Chiều dài khoảng: 10 m - Luống cách luống 0,8 m Hình 3.3. Sơ đồ nhà giâm hom 4.2. Giá thể cắm hom 4.2.1. Cấy hom trên luống - Giá thể cấy hom là cát thô được làm sạch đổ trực tiếp trên luống dày 10 – 15 cm trước khi cấy hom xử lý cát bằng thuốc vibenC có nồng độ 0.3%.
  11. 11 Hình 3.4. Giá thể cấy hom trên luống (cát thô) 4.2.2. Cấy trực tiếp vào bầu - Đây là biện pháp tốt nhất để tiết kiệm công sức vừa không bị hao hụt cây từ luống cấy trên cát sang bầu. - Giá thể giâm hom có thể bằng đất sạch, hoặc 2 phần cát trộn với một phần xơ dừa, hoặc cát hai phần trộn với một phần than bùn và tạo trong bầu có kích thước thường 7x 12 cm cấy hom thẳng vào bầu. Trước khi cấy hom xử lý bằng thuốc vibenC có nồng độ 0,3%.
  12. 12 Hình 3.5. Giá thể cấy hom vào bầu (2 cát thô : 1 xơ dừa)
  13. 13 4.3. Vòm che luống giâm hom 4.3.1. Giàn che phía trên - Vật liệu làm giàn che tuỳ thuộc vào điều kiện từng nơi, quy mô sản xuất mà làm bằng chất liệu khác nhau. - Độ cao giàn che từ 2 – 2,2m (khung làm giàn phải chắc chắn). - Vật liệu che phủ bằng thường lưới đen. 4.3.2. Lều ni lon phía dưới (khung vòm) - Khung vòm là những thanh sắt tròn hình vòm, khung cao 0,9m, phía dưới rộng bằng mép ngoài của luống giâm hom được nối với nhau bằng các thanh giằng dài 1m. Tuỳ theo điều kiện địa hình mà nối các khung vòm thành lều có độ dài cần thiết. Hình 3.6. Vòm che luống giâm hom 4.4. Hệ thống tƣới phun - Nguồn nước tưới: Tuỳ theo điều kiện từng nơi mà nguồn nước tưới gần hoặc xa vườn giâm hom. Phải có đủ nước tưới cho cây, nguồn nước phải sạch.
  14. 14 - Hệ thống phun: Nước được đưa từ nguồn nước tới các ống dẫn nước đặt trực tiếp giữa luống giâm hom có gắn các vòi phun cao khoảng 0,4 m và cách nhau 0,8 – 1 m (các vòi phun ở dạng xương mù). - Hệ thống tưới nên gắn thiết bị tự động để tiện cho việc chăm sóc và giảm bớt công sức. - Hệ thống thoát nước: là các rãnh đặt dọc theo chiều dài hai bên luống, chảy ra đường thoát nước chính. Hệ thống thoát nước phải đảm bảo thóat hết nước. Không bị ứ đọng trong luống giâm. Hình 3.7. Hệ thống tưới phun 4.5. Một số loại thuốc hoá học a. Nhóm thuốc xử lý đất - Thuốc diệt nấm như: vibenc; Ben láte; Dung dịch đồng-boóc đô . - Thuốc trừ sâu như DDT; 666; ba suđin; furadan. b. Nhóm thuốc khử trùng hom - Thường sử dụng các lọai như: vibenc; Benlate;
  15. 15 Hình 3.8. Thuốc khử trùng hom Viben C c. Nhóm thuốc kích thích hom ra rễ - Xử lý hom bằng thuốc kích thích ra rễ nhằm giúp hom nhanh ra rễ tăng về số lượng , chất lương và sự đồng đều của rễ các chất kích thích ra rễ được sử dụng phổ biến hiên nay là: IBA, NAA, IAA IBA và NAA có ảnh hưởng, xúc tiến ra rễ tốt hơn IAA.
  16. 16 Hình 3.9 Thuốc kích thích ra rễ IBA 5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 5.1. Nhân tố nội tại 5.1.1. Đặc tính di truyền. Tuỳ thuộc vào từng loài cây mà có loài dễ ra rễ, có loài khó ra rễ (Theo Nanda-1970) Nhóm dễ ra rễ gồm 29 loài thuộc họ Thông: Thông đuôi ngựa, Thông 3 lá, Gạo, Liễu sam, Vân sam Nhóm có khả năng ra rễ trung bình: gồm 65 loài: thuộc các chi Eucaluptus, Quercus, Grewilia Nhóm khó ra rễ: gồm 26 loài thuộc các chi: Malus, Prunus, Pyrus (họ hoa hồng), các chi khác như Aesculus, Bauhinia, Sapindus 5.1.2. Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom - Khả năng ra rễ của hom phụ thuộc rất nhiều vào tuổi cây mẹ. Thông thường cây chưa ra hoa kết quả dễ nhân giống bằng hom hơn cây đã ra hoa kết quả. Hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn hom lấy từ cây tuổi già.
  17. 17 - Vị trí lấy hom trên thân cây mẹ sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thông thường hom lấy từ cành ở tầng dưới dễ ra rễ hơn hom lấy từ cành tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, 3. - Tuổi cành cũng ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ ra rễ của hom. Cành nửa hoá gỗ (cành bánh tẻ) cho tỷ lệ ra rễ cao nhất, cành đã hoá gỗ hoặc hoá gỗ yếu cho tỷ lệ ra rễ kém hơn. 5.1.3. Sự tồn tại của lá trên hom Lá là cơ quan quang hợp để tạo ra các chất hữu cơ cần thiết cho cây, đồng thời là cơ quan thoát hơi nước để khuếch tán tác dụng của các chất kích thích ra rễ đến các bộ phận của hom. Lá cũng là cơ quan điều tiết các chất điều hoà sinh trưởng ở hom. Vì thế khi giâm hom nhất thiết phải để lại một số diện tích lá cần thiết. Không có lá thì hom không thể ra rễ, song diện tích lá quá lớn thì quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh làm hom bị héo và chết trước lúc ra rễ, mặt khác nếu để nhiều lá thì hom quá dài không thể cắt được nhiều hom. Khi chuẩn bị hom giâm, phải có 1-2 lá và phải cắt bớt 1 phần phiến lá, chỉ để lại ½ - 1/3 diện tích phiến lá. 5.2. Nhân tố môi trƣờng 5.2.1. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể - Nhiệt độ quyết định tốc độ ra rễ của hom. Ở nhiệt độ quá thấp hom nằm ở trạng thái tiềm ẩn và không ra rễ còn ở nhiệt độ quá cao lại tăng cường độ hô hấp và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ. - Các loài cây nhiệt đới cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom thích hợp cho ra rễ là 28 – 330C, nhiệt độ giá thể thích hợp là 25 – 300C. Các loài cây vùng lạnh cần nhiệt độ không khí trong nhà giâm hom 23 – 270C, nhiệt độ giá thể 22 – 240C. Nói chung nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ giá thể 2 – 30C. 5.2.2. Độ ẩm không khí và giá thể - Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hô hấp, phân chia tế bào, chuyển hoá vật chất và chuyển hoá các chất trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi loài cây đều cần 1 độ ẩm thích hợp. Thông thường độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom từ 50 – 70%. 5.2.3. Ánh sáng - Ánh sáng đóng vai trò sống còn trong ra rễ của hom. Không có ánh sáng và không có lá thì không có hoạt động quang hợp, quá trình trao đổi chất khó xảy ra do đó không thể có hoạt động ra rễ. Hầu hết các loài cây không thể ra rễ trong điều kiện che tối hoàn toàn.
  18. 18 - Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom. Ánh sáng đỏ và xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom. 5.2.4. Thời vụ giâm hom - Thời vụ giâm hom rất quan trọng đối với sự ra rễ của hom. Có nhiều loài cây ra rễ quanh năm song có một số loài có tính thời vụ rõ rệt. Thời kỳ giâm hom tốt nhất (cho tỷ lệ ra rễ cao nhất) cho nhiều loài cây là các tháng xuân hè và đầu thu (tức là mùa mưa hoặc nóng ẩm). Trong thời gian này thì hom giâm nhanh ra rễ và có tỷ lệ ra rễ cao. 5.2.5. Thuốc kích thích hom ra rễ - Các chất điều hoà sinh trưởng có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành rễ của hom giâm, trong đó auxin được sử dụng nhiều nhất như: IAA, IBA, NAA, 2,4D, 2,4,5 T . - Hiện nay người ta còn pha chế được thuốc bột để làm thuốc kích thích ra rễ có giá thành thấp hơn nhiều so với dùng các loại thuốc khác. 5.3. Yếu tố kỹ thuật - Kỹ thuật tạo vườn giống lấy hom. - Kỹ thuật cắt hom trên cây mẹ, kỹ thuật cắm hom vào giá thể - Kỹ thuật điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng và chế độ nước phù hợp cho sự ra rễ của hom giâm - Tất cả các yếu tố kỹ thuật của quy trình giâm hom phải đảm bảo đúng kỹ thuật và tuân thủ theo từng bước, có sự khác biệt giữa từng loài cây. 6. Trình tự các bƣớc giâm hom 6.1. Chọn, cắt cành hom - Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của công tác giâm hom. Vì vậy việc lựa chon hom phải đạt các yêu cầu: - Hom được lấy trên cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh, được cung cấp đủ nước - Trên cây mẹ chọn những cành bánh tẻ, cành không non quá, không già quá (kinh nghiệm chồi ngủ ở nách lá chưa mọc ra, có màu hơi nâu và vừa), tuổi hom từ 17 - 20 ngày. - Cành mập mạp, không cong queo, sâu bệnh.
  19. 19 Hình 3.10. Cây mẹ lấy hom Hình 3.11. Cành hom đủ tiêu chuẩn (phải)
  20. 20 6.2. Cắt hom - Dụng cụ kéo sắc bén, tránh làm dập, sước vết cắt. - Kỹ thuật cắt: Cắt đoạn hom dài 10-15cm (có ba cặp lá), đôi lá thứ nhất có thể cắt hết; đôi lá thứ hai cắt 2/3; đôi lá thứ ba cắt 1/3 phiến lá. Hình 3.12. Cành hom sau khi cắt 6.3. Khử trùng hom - Ngâm hom vào nước sạch (cắt lá đến đâu ngâm vào nước sạch đến đó) - Ngâm hom vào dung dịch Benlat với liều lượng 6 - 10 gram /10 lit nước, thời gian 15 phút hoặc dung dịch VibenC nồng độ 0,3% thời gian 30 giây - 1 phút.
  21. 21 Hình 3.13. Khử trùng hom 6.4. Cắm hom - Tạo lỗ giữa bầu 2-3cm (trước khi tạo lỗ cắm hom tưới nước để đất trong bầu mềm rễ cắm). - Nhúng phần gốc của hom (thuốc ngập 1-1,5cm hom) vào thuốc kích thích ra rễ (thuốc kích thích ra rễ hiện nay thường dùng là BT1; TTG; IBA nồng độ 500ppm; 700ppm; 100ppm) có thể dùng thuốc nước hoặc thuốc bột. - Cắm hom vào giữa lỗ và ép chặt, cắm xong phun nước nhẹ. - Hoặc cắm hom trực tiếp trên luống
  22. 22 Hình 3.14. Cắm hom trên luống 6.5. Chăm sóc hom giâm Luống giâm hom được che bằng lều nilon để giữ ẩm và không để hom bị ảnh hưởng ánh sáng trực xạ. 6.5.1. Chế độ nước - Tùy theo điều kiện thời tiết từng nơi, theo mùa và trong một ngày đêm mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp. Khoảng cách giữa hai lần phun khoảng 20-60’, 1 lần phun khoảng 6-10’’. - Hàng ngày tưới ẩm cho hom bằng hệ thống phun sương mù. Đảm bảo cho hom không bị khô nước hoặc quá ẩm. Giá thể giâm hom cũng vừa đủ ẩm. - Tùy theo điều kiện thời tiết từng nơi, theo mùa và trong một ngày đem mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp . - Thời kỳ cây chưa ra rễ cần độ ẩm lớn hơn. Khi ra rễ nhu cầu độ ẩm giảm. 6.5.2. Chế độ nhiệt: - Nhiệt độ trong lồng phụ thuộc hầu như toàn bộ vào nhiệt độ bên ngoài. Trong lồng nhiệt độ thường lớn hơn ở ngoài từ 2-40C đặc biệt vào những ngày trời nóng nắng vào lúc 12-13giờ. Do vậy hom rất rễ bị héo cho nên
  23. 23 cần khống chế nhiệt độ bằng cách tưới nước nhiều lần để nhiệt độ đảm bảo khoảng 300C. 6.5.3. Chế độ ánh sáng - Ánh sáng trong lồng là ánh sáng tán xạ được hạn chế bằng giàn che. Sau khi hom ra rễ mở dần độ tán che và kê cao hai bên hông thành lồng lê 10- 15 cm. 6.5.4. Phòng trừ sâu bệnh - Sau khi giâm hom 10 - 12 ngày, tưới phòng thuốc nấm 1 lần dùng VibenC nồng độ 0,3%. 6.6. Ra ngôi và huấn luyện cây hom 6.6.1. Che phủ - Sau khi giâm hom được khoảng 1 tháng cây ra rễ, chuyển cây ra vườn nuôi dưỡng vẫn phải để cây dưới dàn che nilon đen, độ che phủ 70-90% trong thời gian 1 tháng sau đó mới bỏ dàn che. 6.6.2. Tưới nước, tưới phân - Hàng ngày tưới nước đủ ẩm, không để bầu khô. - Ba ngày tưới phân NPK một lần nồng độ 0,01% (10gram NPK trong thùng 10lít nước) 6.6.3. Phòng trừ sâu bệnh - Một tuần phun phòng nấm 1 lần bằng VibenC nồng độ 3%. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện theo nhóm (4 học viên/ nhóm) trồng: 200 cây keo lai; Bài tập 2: Học sinh thực hiện theo nhóm (4 học viên/ nhóm) chăm sóc vườn cây mẹ đảm bảo đúng kỹ thuật Bài tập 3: Học sinh thực hiện bài tập theo cá nhân: Điều tra sơ bộ sâu, bệnh hại tại vườn cây mẹ. Bài tập 4: Thực hiện công việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách sử dụng nước làm giả định. Bài tập 5: Thực hiện theo cá nhân: Giâm hom cây keo lai (mỗi học viên giâm 200 hom keo lai) Bài tập 6: Làm theo nhóm học viên thực hiện chăm sóc hom cây keo lai giai đoạn chưa ra rễ và giai đoạn đã ra rễ
  24. 24 C. Ghi nhớ - Tiêu chuẩn cây con đem trồng ở vườn cây mẹ, yêu cầu của hố trồng cây mẹ. - Các bước và yêu cầu của từng bước trồng cây mẹ. - Mùa vụ trồng vườn cây mẹ. - Các bước công việc chăm sóc vườn cây mẹ. - Yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc vườn cây mẹ - Phương pháp điều tra sơ bộ sâu bệnh hại ở vườn cây mẹ. - Lựa chọn phương pháp phòng trừ sâu, bệnh hại hợp lý. - Chú ý khi sử dụng thuốc hoá hoạc trong phòng trừ sâu, bệnh hại. - Các bước giâm hom và yêu cầu từng bước. - Nồng độ thuốc chống nấm, thuốc kích thích ra rễ được sữ dụng trong giâm hom. - Chế độ nước cho hom giâm. - Phòng trừ nấm bệnh cho hom.
  25. 25 BÀI 2: CHIẾT CÀNH TRE MĂNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày đựơc một số kiến thức về kỹ thuật chiết cành (khái niệm, tiêu chuẩn cây mẹ, cành chiết, ưu nhược điểm của cây chiết); - Trình bày được quy trình kỹ thuật chiết cành tre măng; - Thực hiện được các công việc (chuẩn bị, thao tác chiết cành) đúng kỹ thuật, ứng dụng để chiết cây tre măng ở thực tế đạt tỷ lệ ra rễ > 80%; - Tiết kiệm cành chiết, vật tư, đảm bảo an toàn lao động. A. Nội dung: 1. Khái niệm Chiết là một phương pháp nhân giống bằng cách kích thích các bộ phận của cây (cành, thân) còn liền với cây mẹ cho ra rễ để tạo ra một cây con hoàn chỉnh. 2. Thời vụ chiết cành Thời vụ chiết thích hợp nhất khoảng tháng 11 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. 3. Ƣu nhƣợc điểm của cây chiết - Ưu điểm: Phương pháp này ít tốn kém vì kỹ thuật và vật tư khá đơn giản. Cây trồng bằng cây chiết nhanh cho thu hoạch sản phẩm - Nhược điểm: Hệ số nhân giống không cao. 4. Tiêu chuẩn của cây mẹ và cành chiết - Vườn cây mẹ đã trồng trên 3 năm, cây mẹ chiết cành sinh trưởng và phát triển tốt, phẩm chất tốt, năng suất cao. - Cành chiết là cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không sâu bệnh, cành cấp 1 (cành mọc ra từ thân chính).
  26. 26 Hình 3.15. Cành chiết đủ tiêu chuẩn 5. Những chú ý khi chiết cành - Chọn đúng thời vụ chiết - Chọn đúng cây mẹ và vị trí chiết cành. - Khoanh bóc vỏ dứt khoát, không chạm vào phần gỗ. - Hỗn hợp bó bầu đủ ẩm. - Buộc bầu chặt, không để cho nước mưa vào trong. 6. Chuẩn bị chiết cành 6.1. Dụng cụ Kéo cắt cành, cưa, rổ, chậu. 6.2. Nguyên vật liệu
  27. 27 Vật tư, nguyên liệu: Hỗn hợp bó bầu, thuốc kích thích ra rễ (nếu có), vôi bột, dây nilon, bông gòn. a. Chuẩn bị hỗn hợp bó bầu - Thành phần hỗn hợp bó bầu: tuỳ theo vật liệu ở từng nơi mà có thể sử dụng nững chất bó bầu khác nhau như bột sơ dừa, rễ lục bình, hoặc dùng đất bùn ao phơi khô đập nhỏ rồi trộn với mùn cưa hoặc rơm rác mục Hỗn hợp trộn theo tỷ lệ 2/3 đất còn 1/3 là một trong các nguyên liệu trên. - Độ ẩm hỗn hợp bó 70% độ ẩm đất bão hòa. - Yêu cầu hỗn hợp bó bầu phải đảm bảo mềm, xốp và giữ ẩm tốt. b. Hiện trường: Vườn cây mẹ đã trồng trên 3 năm, cây mẹ chiết cành sinh trưởng và phát triển tốt, phẩm chất tốt, năng suất cao. 7. Trình tự thao tác chiết cành 7.1. Chọn cành chiết – Cành chiết là cành bánh tẻ, cành cấp 1, khỏe mạnh, không sâu bệnh – Chiều dài cành từ 40 –60 cm, có 1 nhánh, đường kính gốc từ 0,5 đến 1,5cm 7.2. Cƣa cành – Xác định vị trí cưa cành: Sát gốc cành – Cưa cành: dùng cưa cưa ở vị trí sát gốc cành sâu 2/3 đường kính
  28. 28 Hình 3.16. Cưa cành chiết 7.3. Bó bầu Trước khi bó bầu nên sát trùng cho vết cắt: dùng nước bồ hóng hay nước vôi loãng bôi vào vết cắt. Bó bầu ngay sau khi khoanh vỏ - Đắp hỗn hợp: Dùng chất độn bầu bó chặt nơi khoanh vỏ, tạo thành một bầu hình thoi dài 10 –12 cm đường kính rộng 6-8 cm ôm đều sung quanh cành. - Buộc dây nilông: Dùng nilông trong để bao bên ngoài bầu chiết giúp giữ nhiệt và giữ ẩm, giảm công tưới nước, dễ quan sát khi rễ mọc ra. Nếu dùng các vật liệu khác như: bao bố, lá chuối, vải thì phải duy trì độ ẩm thường xuyên. - Những chú ý khi bó bầu:
  29. 29 Sử dụng thuốc kích thích ra rễ: để giúp cành chiết mau ra rễ hơn ta có thể xử lý cành chiết với các loại hoá chất như: NAA, IBA, 2,4D Nồng độ thường áp dụng từ 500 – 1000 ppm. Bôi dung dịch kích thích ra rễ vào da phía nơi khoanh vỏ, để ráo rồi bó bầu. Bó bầu phải chặt, buộc chặt 2 đầu bầu đất để tránh nước mưa chảy vào trong làm hỏng bầu chiết Hình 3.17. Bó bầu cành chiết 7.4. Cắt cành chiết – Sau khi chiết từ 15 – 30 ngày, quan sát cành chiết nếu thấy rễ đã chuyển từ màu trắng nõn sang màu vàng ngà hoặc hơi xanh thì có thể cưa cành chiết giâm vào vườn ươm.
  30. 30 Hình 3.18. Cắt cành chiết 7.5. Giâm cành chiết – Mật độ giâm cành chiết 20 x 20 cm hoặc 30 x 30 cm đến 40 x 40 cm. không nên giâm cành chiết quá dầy, rễ và cành mầm không phát triển được, khi bững cây đi trồng sẽ khó khăn. – Trước khi ươm vào bầu hoặc ươm trên luống cần cắt bớt cành lá rườm rà, lá bị sâu.
  31. 31 Hình 3.19. Giâm cành chiết 7.6. Chăm sóc cành giâm – Khi ươm song cần phải tưới nước đẫm tưới ướt từ lá, che bớt 50% ánh sáng tự nhiên. – Hàng ngày tưới nước 1- 2 lần hoặc ít hơn tuỳ theo độ ẩm đất. – Sau khi ươm bầu chiết 10 –15 ngày bỏ bớt mái che để cây quen dần với ánh sáng, đến ngày thứ 30 bắt đầu tưới thúc phân giống như chăm sóc cây giâm hom. – Chú ý phun thuốc trừ sâu, cắt cành sửa tán trước khi đem trồng.
  32. 32 Hình 3.20. Chăm sóc cành giâm B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Mỗi học viên thực hiện các bước công việc để chiết 10 cành. Bài tập 2: Học viên cắt và giâm mỗi người 10 cành chiết đúng theo trình tự các bước công việc C. Ghi nhớ - Không chọn những cây bị sâu bệnh. - Đánh dấu cành chiết và cây mẹ rõ ràng. - Yêu cầu dụng cụ dùng chiết cành - Cắt 2/3 đường kính cành chiết - Pha thuốc kích thích đúng liều lượng - Buộc chặt bầu chiết
  33. 33 - Các bước công việc chăm sóc vườn cành sau khi chiết. - Yêu cầu kỹ thuật trong chăm sóc cành sau khi chiết. HƢỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Tạo cây con từ giâm – chiết là Mô đun chuyên môn thứ 3 trong chương trình đào tạo nghề Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên - Mô đun này là mô đun quan trọng của nghề Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên. Mô đun cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan đến tạo cây giống bằng phương pháp chiết và ghép. II. Mục tiêu: * Kiến thức: - Trình bày được quy trình xây dựng vườn cây mẹ cung cấp hom, tiêu chuẩn lựa chọn cây mẹ, cành chiết và thời vụ chiết. - Trình bày được quy trình kỹ thuật giâm hom và chiết cành. * Kỹ năng: - Lựa chọn được các loại dụng cụ phù hợp cho công việc giâm hom và chiết cành. - Thực hiện được các bước giâm hom và chiết cành đúng yêu cầu kỹ thuật phù hợp với đặc điểm loài cây và điều kiện sinh thái vùng. - Ứng dụng để giâm hom và chiết một số loài cây đạt tiêu chuẩn trên 80%. * Thái độ: - Xác định được vai trò và ý nghĩa của việc tạo cây con bằng giâm - chiết nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường, tăng năng suất tăng thu nhập. - Có ý thức bảo vệ cây mẹ, tiết kiệm nguyên vật liệu và an toàn lao động. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại bài Mã bài Tên bài Địa điểm dạy Tổng Lý Thực số thuyết hành MĐ 03-01 Giâm hom keo lai Tích hợp Vườn ươm 40 10 30
  34. 34 MĐ 03-02 Chiết cành tre Tích hợp Vườn ươm 20 4 16 măng Tổng số 60 14 46 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1 : Giâm hom keo lai Bài tập 1: Thực hiện theo nhóm (4 học viên/ nhóm) trồng: 200 cây keo lai; - Nguồn lực: Cuốc, xẻng, dây nilon, cây giống keo lai đủ tiêu chuẩn trồng rừng, phân chuồng, phân lân, cọc tre, rổ. - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ (4 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 02 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng trồng cây mẹ. - Kết quả cần đạt được: Cây mẹ trồng đúng mật độ, có bón phân trước khi trồng, cây trồng thẳng, chính giữa hố. Bài tập 2: Học viên thực hiện theo nhóm (4 học viên/ nhóm) chăm sóc vườn cây mẹ đảm bảo đúng kỹ thuật - Nguồn lực: Bình tưới nước, máy bơm nước, vòi tưới, bình phun thuốc, thuốc phòng trừ sâu bệnh, cuốc, xẻng, rổ. - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm nhỏ (4 học viên/ nhóm) - Thời gian hoàn thành: 02 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc vườn cây mẹ. - Kết quả cần đạt được: Cây mẹ sinh trưởng, phát triển tốt Không sâu bệnh Vườn cây sạch cỏ dại Bài tập 3: Học sinh thực hiện bài tập theo cá nhân: Điều tra sơ bộ sâu, bệnh hại tại vườn cây mẹ. - Nguồn lực: giấy, bút, bảng biểu, vợt bắt sâu. - Cách tổ chức thực hiện: Theo cá nhân - Thời gian hoàn thành: 01 giờ
  35. 35 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng điều tra sâu bệnh hại. - Kết quả cần đạt được: Xác định được các loại sâu bệnh hại tại vườn cây mẹ Bài tập 4: Thực hiện công việc phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại bằng cách sử dụng nước làm giả định. - Nguồn lực: bình phun thuốc sâu, nước, bảo hộ lao động - Cách tổ chức thực hiện: Theo cá nhân - Thời gian hoàn thành: 10 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng phun thuốc. - Kết quả cần đạt được: Phun đều trên các vị trí của vườn cây mẹ. Bài tập 5: Thực hiện theo cá nhân: Giâm hom cây keo lai (mỗi học viên giâm 200 hom keo lai) - Nguồn lực: Rổ, luống bầu, kéo cắt lá, kéo cắt cành,, thuốc nấm, thuốc kích thích ra rễ, chậu, bảo hộ lao động. - Cách tổ chức thực hiện: Theo cá nhân - Thời gian hoàn thành: 02 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng giâm hom. - Kết quả cần đạt được: Nhúng thuốc nấm khi khử trùng hom Nhúng thuốc kích thích ra rễ khi giâm hom Tưới nước sau khi cắm hom Che nắng cho hom sau khi giâm Luống hom giâm thẳng, đều đặn, không nghiêng ngả Bài tập 6: Làm theo nhóm học viên thực hiện chăm sóc hom cây keo lai giai đoạn chưa ra rễ và giai đoạn đã ra rễ - Nguồn lực: hệ thống phun sương, - Cách tổ chức thực hiện: từng cá nhân - Thời gian hoàn thành: 10 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chăm sóc hom giâm - Kết quả cần đạt được:
  36. 36 Điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp với thời gian trong ngày. Cây hom tươi, không bị héo lá. Độ ẩm luống hom thích hợp 4.1. Bài 2: Chiết cành tre măng Bài tập 1: Mỗi học viên thực hiện các bước công việc để chiết 10 cành tre măng. - Nguồn lực: Cưa, vườn cây mẹ, dây nilon, miếng nilon, bầu đất. - Cách tổ chức thực hiện: từng cá nhân - Thời gian hoàn thành: 30 phút - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chiết cành. - Kết quả cần đạt được: Chọn cành chiết đủ tiêu chuẩn trên cây mẹ có phẩm chất tốt. Cưa cành chiết Đắp bầu cành chiết Buộc chặt cành chiết Bầu chiết đủ chặt, đủ độ ẩm, kín khít Bài tập 2: Học viên cắt và giâm mỗi người 10 cành chiết đúng theo trình tự các bước công việc - Nguồn lực: Cưa, luống đất, cành chiết, cuốc, phân chuồng hoai, phân lân. - Cách tổ chức thực hiện: từng cá nhân - Thời gian hoàn thành: 01 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát sự thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng cắt và giâm cành chiết - Kết quả cần đạt được: Cắt cành đúng kỹ thuật Đào hố trước khi giâm Bón lót phân chuồng hoai Giâm cành chiết Cành giâm chặt, thẳng đứng, độ sâu phù hợp Tưới nước ngay sau khi giâm
  37. 37 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Giâm hom keo lai Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Tiêu chuẩn cây con đem trồng - Kiểm tra chất lượng cây con - Sơ đồ bố trí cây trồng - So sánh mật độ này với mật độ hướng dẫn trồng trong tài liệu - Tiêu chuẩn hố trồng - Dùng thước dây kiểm tra kích thước hố - Quy trình kỹ thuật trồng cây con có bầu - Theo dõi thao tác người làm - An toàn lao động trong khi thực hiện - Theo dõi giám sát thao tác người làm công việc - Độ ẩm vườn cây giống sau khi tưới Quan sát và kiểm tra bằng cảm quan. - Số lượng và chất lượng nguồn nước Kiểm tra bằng cảm quan - Quy trình bón phân Theo dõi và quan sát thao tác người làm - Độ chính xác khi xác định sâu bệnh hại Kiểm tra và đánh giá lại - Mức độ phù hợp khi sử dụng thuốc Theo dõi, giám sát thao tác người làm phòng trừ sâu, bệnh hại. - Sự phù hợp nồng độ thuốc phun Theo dõi và so sánh với hướng dẫn trân vỏ chai thuốc - Mức độ an toàn cho người và môi Theo dõi đánh giá thao tác người làm. trường khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật Dụng cụ cắt cành Kiểm tra kéo cắt cành sao cho đủ sắc Tiêu chuẩn hom Kiểm tra độ dài hom, số lượng lá trên hom, vết cắt Mức độ tươi của cành cắt Đánh giá bằng cảm quan
  38. 38 Quy trình cắt và xử lý hom Thoi dõi, giam sát thao tác người làm Nồng độ thuốc chống nấm Theo dõi thao tác người làm, kiểm tra lại chỉ dẫn trên chai thuốc. Cắm hom Theo dõi, giam sát thao tác người làm Nồng độ thuốc kích thích ra rễ Theo dõi thao tác người làm, kiểm tra lại chỉ dẫn trên chai thuốc. An toàn khi sử dụng thuốc hóa học Theo dõi, giám sát thao tác người làm Chế độ che sáng Theo dõi, kiểm tra thao tác người làm Chế độ nước Kiểm tra, đánh gia bằng cảm quan Nồng độ phân bón Theo dõi, giám sát thao tác người làm Nồng độ thuốc Benlate Theo dõi, so sánh với hướng dẫn trên vỏ chai thuốc Mức độ ra rễ của cây hom Kiểm tra bằng cảm quan 5.2. Bài 2: Chiết cành tre măng Tiêu chí đánh giá. Cách thức đánh giá. Chọn cây mẹ đủ tiêu chuẩn. Kiểm tra các tiêu chuẩn cây mẹ Chọn cành chiết đủ tiêu chuẩn. Căn cứ tiêu chuẩn cành chiết Đánh dấu cành chiết đã chọn Kiểm tra điểm đánh dấu Chuẩn bị Dao chiết – vật liệu – thuốc kích thích Cưa cành chiết Cưa 2/3 đường kính cành chiết Bôi chính xác theo qui định, thuốc Bôi thuốc kích thích ra rễ. pha chế đúng liều lượng. Trộn hỗn hợp Trộn đều, đủ ẩm, không quá ướt
  39. 39 Đắp hỗn hợp bầu đúng kích thước Bó bầu Buộc chặt hai đầu. Trình tự các bước thực hiện công việc Cắt cành chiết, có bị vỡ bầu không? cành chiết dập nát không?. Giâm cành chiết. Đào hố và giâm cành chiết đúng yêu cầu. Chăm sóc cành giâm Tưới nước đủ ẩm VI. Tài liệu tham khảo 1. Cục Lâm nghiệp - Dự án giống Lâm nghiệp Việt Nam – DANIDA, 2007. ”Tuyển tập tài liệu về quản lý và kỹ thuật giống cây trồng Lâm nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội Hà Nội, 2. Huỳnh Văn Hới, 2001. ”Kỹ thuật trồng và ghép hoa hồng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp 3. GS.TS. Bùi Thế Bửu, PGS.TS Nguyễn Thị Lang, 2007. ”Chọn giống cây trồng phương pháp truyền thống và phân tử”, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Vũ Quang Lượng; Hồ Sĩ Tưởng; Lê Văn Tám, 1992. ”Giáo trình kỹ thuật Lâm Sinh”, Nhà xuất bản Nông nghiệp 5. Trang Web htt://www.ebook.edu.vn 6. Trang Web: www.agriviet.com.vn
  40. 40 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010) 1. Ông Lê Văn Định Chủ nhiệm 2. Bà Ngô Thị Hồng Ngát Thư ký 3. Ông Phan Thanh Minh Ủy viên 4. Ông Trần Đức Thưởng Ủy viên 5. Bà Nguyễn Thị Hạnh Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010) 1. Ông Nguyễn Văn Thực Chủ tịch 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Ông Dương Danh Công Ủy viên 4. Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 5. Ông Hà Văn Huy Ủy viên