Giáo trình mô đun Trồng cây Sơn Ta

pdf 112 trang vanle 2120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng cây Sơn Ta", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_cay_son_ta.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Trồng cây Sơn Ta

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY SƠN TA MÃ SỐ MÔ ĐUN: 02 NGHỀ TRỒNG CÂY LẤY NHỰA: SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liêu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cây Sơn là một cây lấy nhựa quý và độc đáo ở Việt Nam, loài cây này có tiềm năng, triển vọng và có giá trị và hiệu quả cao so với các loại cây trồng dài ngày trên đất vùng đồi, đặc biệt là đất đồi thấp, có độ dốc vừa phải. Đối với người dân trồng cây Sơn thì nhựa sơn là nguồn thu nhập chính. Cây Sơn được xem là cây xóa đói giảm nghèo, giúp cho nông dân vươn lên làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Trồng cây Sơn vừa có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa góp phần thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững, gắn với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp - hiện đại hóa nông thôn. Để góp phần nâng cao hiệu quả trồng cây Sơn lấy nhựa, chúng tôi biên soạn giáo trình mô đun: Trồng cây sơn ta. Giáo trình được bố trí giảng dạy trong thời gian 132 giờ và gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về cây sơn ta Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta Bài 3: Trồng rừng Sơn ta Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng sơn ta Bài 5: Khai thác, Sơ chế và bảo quản nhựa Sơn ta Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sử chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, các hộ gia đình sản xuất giỏi gắn bó với nghề trồng Sơn của huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ và thầy cô giáo đã tham gia đóng góp ý kiến, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình. Trong quá trình biên soạn chương trình, giáo trình, dù đã có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến góp ý từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong lĩnh vực trồng Sơn để chương trình, giáo trình được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học nghề. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Th.S Nguyễn Thị Thanh Thủy (chủ biên) 2. Th.S Đinh Tiến Thái 3. K.S. Nguyễn Văn Nam
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Giới thiệu mô đun 7 Bài 1: Giới thiệu chung về Sơn ta 8 A. Nội dung 8 1. Đặc điểm cây Sơn ta 8 1.1. Hình thái 8 1.1.1. Thân và cành 8 1.1.2. Chồi sơn 8 1.1.3. Vỏ cây 9 1.1.4. Lá sơn 9 1.1.5. Rễ sơn 10 1.1.6. Hoa sơn 10 1.1.7. Quả sơn 10 1.2. Sinh thái 11 2. Công dụng 13 2.1 Nhựa sơn 13 2.2 Gỗ sơn 13 2.3 Quả sơn 13 3. Điều kiện gây trồng 14 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 14 3.1.1. Nhiệt độ 14 3.3.2. Gió 14 3.3.3. Ánh sáng 14 3.3.4. Độ ẩm và lượng mưa 15 3.2. Điều kiện đất đai thực bì 15 3.2.1. Đất đai 15 3.2.2. Thực bì 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ 16 Bài 2: Sản xuất cây con sơn ta 17 A.Nội dung 17 1. Thiết lập vườn ươm 17 1.1. Phân loại vườn ươm 17 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 17 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống 18 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng 18 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm 19 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm 20 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 20 1.2.2. Đất đai 21 1.2.3. Nguồn nước 21
  5. 4 1.2.4. Điều kiện kinh doanh 21 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm 22 1.3.1. Khu vực sản xuất 24 1.3.2. Khu vực không sản xuất 27 2. Thu hái, sơ chế và bảo quản hạt Sơn ta 32 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 32 2.2. Thu hái 33 2.2.1. Nguồn giống 33 2.2.2Thu hái quả 34 2.3. Sơ chế quả, bảo quản hạt giống 37 2.3.1. Dụng cụ sơ chế quả, bảo quản hạt giống 37 2.3.2. Nguyên tắc chung 37 2.3.3. Sơ chế quả 37 2.4. Bảo quản hạt 38 2.4.1. Làm sạch hạt 38 2.4.2. Bảo quản hạt 38 3. Gieo ươm 38 3.1. Tạo bầu gieo ươm 38 3.1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu 38 3.1.2. Đóng bầu 40 3.2. Gieo hạt 43 3.2.1. Xử lý hạt 43 3.2.2. Gieo hạt vào bầu 45 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 47 4.1. Tưới nước 47 4.2. Làm cỏ, phá váng 48 4.3. Che phủ 49 4.3.1. Che nắng 49 4.3.2. Che mưa chống rét 49 4.4. Bón phân 50 4.5. Đảo bầu và điều tra phân loại cây 51 4.5.1. Đảo bầu 51 4.5.2. Điều tra phân loại cây con 51 5. Phòng trừ sâu bệnh hại 52 5.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ 52 5.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm 52 5.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu hại 54 5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ 55 5.2.1. Bệnh lở cổ rễ 55 5.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương) 56 5.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại 57 5.3.1. Thuốc hóa học 57 5.3.2. Phương pháp pha chế thuốc Booc đô phòng trừ bệnh 57
  6. 5 5.3.3. Biện pháp sinh học 58 6. Hãm cây 59 6.1. Mục đích hãm cây 59 6.2. Biện pháp hãm cây 59 7. Tiêu chuẩn cây sơn xuất vườn 60 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 61 1. Câu hỏi 61 2. Bài thực hành 62 C. Ghi nhớ 62 Bài 3: Trồng rừng Sơn ta 63 A.Nội dung 63 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Sơn ta 63 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 63 1.2. Phát dọn thực bì 64 1.3. Làm đất trồng rừng Sơn ta 65 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Sơn ta 67 2.1. Thời vụ 67 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng Sơn ta 67 3. Kỹ thuật trồng rừng Sơn ta 67 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư 67 3.2. Bứng và chuyển cây 68 3.2.1. Bứng cây 68 3.2.2. Vận chuyển cây 70 3.3. Kỹ thuật trồng 71 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 74 1. Câu hỏi 74 2. Bài tập thực hành 74 C. Ghi nhớ 74 BÀI 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta 76 A. Nội dung 76 1. Chăm sóc Sơn ta 76 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 76 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 76 1.3. Chăm sóc rừng Sơn ta 76 1.3.1. Phát dọn thực bì 77 1.3.2. Xới đất, vun gốc 77 1.3.3. Bón thúc 78 1.4. Bấm ngọn, tỉa cành 80 2. Bảo vệ rừng Sơn ta 82 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 82 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng 82 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng 83 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 85
  7. 6 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng, trừ 85 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng, trừ 85 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại 89 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 90 1. Câu hỏi 90 2. Bài tập thực hành 90 C. Ghi nhớ 90 Bài 5: Khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta 92 A.Nội dung 92 1. Khai thác nhựa Sơn ta 92 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác 92 1.2. Thu hoạch nhựa sơn 94 1.2.2. Một số yêu cầu khi thu hoạch sơn. 94 1.2.3. Thời vụ cắt 94 1.2.4. Tuổi thu hoạch 95 1.2.5. Thời điểm thu hoạch 95 1.2.6. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch 96 1.2.7. Kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn 96 2. Bảo quản sơn 98 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 99 1. Câu hỏi 99 2. Bài tập thực hành 99 C. Ghi nhớ 100 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN HỌC 101 I. Vị trí, tính chất của mô đun 101 II. Mục tiêu 101 III. Nội dung chính của mô đun 101 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 102 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 106 VI. Tài liệu tham khảo 110
  8. 7 MÔ ĐUN: TRỒNG SƠN TA Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun Mô đun Trồng cây sơn ta là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm; Mô đun 02 có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. Thời gian học tập của mô đun là 132 giờ, trong đó lý thuyết là 30 giờ, thực hành 96 giờ và kiểm tra 06 giờ. Mô đun này trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: thiết lập vườn ươm, tạo giống, trồng , chăm sóc bảo vệ và khai thác bảo quản nhựa sơn ta.
  9. 8 Bài 1: Giới thiệu chung về Sơn ta MĐ 02-01 Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, công dụng và điều kiện gây trồng Sơn ta. - Lựa chọn được điều kiện thích hợp gây trồng Sơn ta. A. Nội dung 1. Đặc điểm cây Sơn ta 1.1. Hình thái 1.1.1. Thân và cành Cây sơn thuộc nhóm cây gỗ nhỏ, mọc tự nhiên cao từ 5- 8m, dạng thân tròn, thẳng đứng, mặt cắt ngang của cây tròn không đều, dưới gốc to (đường kính 6 - 9cm), chu vi 20 - 28cm, lên cao nhỏ dần. Thân phân nhánh liên tục, thành một hệ thống cành và chồi, vòm lá đều, thưa, hình tán. Cành ngang phân bố không đều trên thân, kiểu phân cành một trụ nhiều tầng. Cây sơn có đặc điểm phân nhánh rất sớm, phân nhánh nhiều, nếu không có biện pháp khống chế sự phân nhánh sớm của sơn sẽ ảnh hưởng đến thu hoạch. Hình 2.1.1: Rừng sơn 1.1.2. Chồi sơn Chồi sơn có 3 dạng:
  10. 9 - Chồi ngọn: nằm ở đỉnh thân, bao gồm lá non và đỉnh sinh trưởng, khi chồi ngọn phát triển, lá hình thành, thân cây cao, to dần lên. - Chồi nách: phát sinh từ nách lá, bình thường bị chồi ngọn ức chế sinh trưởng kém, khi chồi ngọn bị gãy chồi nách phát triển mạnh hình thành cành bên, thường mọc thành tầng tán như tán cây bàng. - Chồi ngủ: bình thường khó nhận biết còn gọi là chồi bất định, trong trường hợp chồi ngọn bị ngắt hay bị thui thì chồi ngủ phát triển thành chồi thân. 1.1.3. Vỏ cây - Vỏ cây sơn chứa những ống tiết nhựa, phần gỗ cứng bên trong gọi là xương. Vỏ sơn có chiều dày trung bình 5- 6mm. - Cây sơn có tán rộng, dày vỏ, vỏ màu hồng, mềm, xù xì là sơn tốt. Tán nhỏ, thân nhỏ, da mỏng, vỏ xanh, cứng, nhăn là sơn xấu. - Cây sơn 4 năm tuổi chiều dày vỏ 2,5- 2,8mm, Cây sơn 5 năm tuổi đến 8 năm tuổi, vỏ cây dầy hơn (từ 4,5 - 6mm) 1.1.4. Lá sơn Phát triển từ chồi dinh dưỡng, mọc cách nhau theo chỉ số 2/5, lá nguyên, phiến phẳng, gốc nhọn, chóp nhọn. Thuộc loại lá chét lông chim lẻ, ít khi chẵn. Mỗi lá thường có từ 5- 8 đôi lá chét mọc đối nhau, có cuống riêng đính vào cuống chung. Lá chét hình mũi mác, chiều dài 18 - 20cm, chiều ngang 3 - 5cm, có dạng thuôn dài, đuôi lá nhọn lá sơn có 15- 30 đôi gân đối xứng, phiến lá xanh nhạt là sơn lá trám, xanh thẫm là sơn lá si. Cây có lá đỏ thường vỏ mềm, nhựa tốt có nhiều mặt dầu, cây có lá đỏ tía thường có vỏ cứng, ít nhựa hoặc không có nhựa còn gọi là “Sơn dọm”, cây có lá màu xanh thường là sơn trắng, nhiều nhựa, ít mặt dầu. Hình 2.1.2: Lá Sơn
  11. 10 1.1.5. Rễ sơn Thuộc loại rễ chùm, gồm: rễ chính ăn sâu 1m, rễ bên nhiều đan chằng chịt ở lớp đất mặt, tập trung từ 5- 40cm cách mặt đất. Rễ tơ hồng hay còn gọi là rễ “Thuốc lào” có màu đỏ, phát triển nông sát mặt đất, rễ non phát triển mạnh khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và độ ẩm đất cao. 1.1.6. Hoa sơn Hoa sơn ra rộ vào tháng 3, nở vào tháng 4 hàng năm, dạng hoa nhỏ, lưỡng tính, cánh hoa xếp vòng mẫu 5 có 5 đài, 5 tràng, 5 nhị đực và bộ nhị cái gồm 3 lá noãn hợp. Hoa mọc thành chùm kép, có 5 nhánh bên, mỗi nhánh có khoảng 10 chùm hoa. Hình 2.1.3: Hoa Sơn 1.1.7. Quả sơn Quả Sơn dạng quả hạch, hạt nhỏ như đỗ xanh, hạt lớn như đỗ tương, hình dẹt gần giống quả tim (9 x 8mm). Một chùm quả nặng trung bình 50g. Vỏ quả có 3 lớp: vỏ nhăn bên ngoài, vỏ xốp ở giữa và vỏ sành rất cứng bên trong. Cấu tạo quả: trong hạt sơn cũng có ống nhựa (đốt rất cháy), nên cây phải cung cấp nhiều nhựa để tích luỹ trong quả và hạt (cây sơn lá vàng, khô héo) làm giảm sản lượng nhựa sơn khi thu hoạch. Cây sơn có đặc điểm ra hoa, ra quả rất nhiều, mùa sơn ra hoa cũng là mùa khai thác nhựa, nên cần
  12. 11 Hình 2.1.4: Quả Sơn 1.2. Sinh thái Cây Sơn có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m. Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C.
  13. 12 Hình 2.1.5: Vùng phân bố cây Sơn ở Việt Nam Cây rụng lá về mùa đông, ưa sáng, sinh trưởng tốt nơi được chiếu sáng đầy đủ, vỏ dày và cho nhiều nhựa mủ; Nắng làm tăng phẩm chất nhựa, chích nhựa vào ngày nắng ráo thì nhựa sơn đỏ, đẹp và nhiều dầu. Cây ưa ẩm, sinh trưởng tốt và cho nhiều nhựa vào các tháng mưa, độ ẩm không khí cao và nắng nhiều, cây chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng. Cây sinh trưởng phát triển khá nhanh, cây 28 - 30 tháng tuổi đã đạt chiều cao khoảng 2 m, bắt đầu ra hoa, kết quả và cho thu hoạch nhựa. Mùa ra hoa tháng 3 - 4, mùa quả tháng 8 - 9; khi cây ra hoa, mang quả thường ít nhựa, hoa càng nhiều thì nhựa càng ít. Bộ rễ sơn thường ăn nông nên cây thường bị đổ do có gió to hoặc bão, vì vậy khi trồng đặt bầu thấp hơn mặt đất và chăm sóc, vun gốc thường xuyên cho cây.
  14. 13 2. Công dụng 2.1 Nhựa sơn Sản phẩm chính của cây sơn là nhựa, là nguyên liệu rất thân thiện, gần gũi, gắn bó với con người từ ngàn đời nay. Nhựa sơn được sử dụng để: - Sơn phủ bề mặt: nhựa sơn được sử dụng làm màng phủ bề mặt cho các vật liệu từ gỗ, cho các đồ dùng từ cây tre, đồ bằng đất nung, thủy tinh, kim loại, đồ bằng da, giấy; giúp cho vật liệu được phủ bóng, bền, đẹp. - Sơn gắn: được sử dụng để gắn tàu, thuyền, làm kín các khe hở, gắn các khớp nối cho các đồ dùng gia dụng làm từ vật liệu gỗ, tre, nứa, - Sơn mài mỹ nghệ: có nhiều loại sản phẩm nghệ thuật như tranh sơn mài, hộp, lọ, bình đến các đồ ăn và mặc với nhiều kiểu dáng và mẫu mã đa dạng. - Sơn làm keo dán: cho bụi vàng, cho lá vàng, sử dụng huyền phù kim loại quí như vàng và bạc. - Sơn son thiếp vàng những độ thờ cúng, tế lễ, phục tráng cung đình, đền, chùa, miếu thờ. Trong kỹ nghệ, nhựa sơn thường được sử dụng chung với các vật liệu khác như: gỗ, tre, gốm, sứ, sắt, đồng, vỏ con trai, vỏ con ốc, vải để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, đặc sắc trong gia công chế biến nhằm sản xuất ra những mặt hàng đa dạng. 2.2 Gỗ sơn Gỗ sơn là sản phẩm phụ của cây sơn, sau khi đã kết thúc thời kỳ kinh doanh, thông qua kỹ thuật chế biến, ép xấy thích hợp đã nâng cao giá trị sử dụng gỗ sơn như: ván ép, gỗ bao bì, vật dụng nội thất và chất đốt. Ngoài ra gỗ sơn còn được sử dụng làm nguyên liệu đốt. Hình 2.1.6: Gỗ sơn sau khi hết thúc thời kỳ kinh doanh 2.3 Quả sơn Quả được thu hoạch để làm sáp nến, sau khi thu quả vào tháng 9 hoặc tháng 10, trải qua nhiều lần ép, phơi, làm lạnh, cuối cùng thu được lớp sáp, đem sáp này
  15. 14 đun sôi trong nước sạch, rồi đổ vào vạc sứ hoặc gốm, sáp đông cứng lại thành bánh nến. 3. Điều kiện gây trồng 3.1. Điều kiện khí hậu, địa hình 3.1.1. Nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và khả năng tiết nhựa sơn. Cây sơn thường sinh trưởng mạnh vào mùa hè khi nền nhiệt độ ở khoảng 30- 350C. Trên 400C cây sơn bắt đầu sinh trưởng chậm lại và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ trên 450C và dưới 100C. Cây sơn chịu được nhiệt độ cao 39- 400C không chết, mùa đông khi nhiệt độ xuống dưới 150C, ẩm độ thấp sơn rụng hết lá gọi là “Sát lá- sát lộc”. Mùa đông, nhiệt độ thấp sơn không tiết nhựa hoặc tiết nhựa ít cho nên phải giảm số lần thu hoạch sơn; mùa hè sơn tiết nhựa nhiều, có thể thu hoạch được nhiều lần hơn mùa đông. Nhìn chung, điều kiện nhiệt độ tiểu vùng trung du có nền nhiệt phù hợp cho sự sinh trưởng cũng như yêu cầu về nhiệt độ đối với cây sơn. 3.3.2. Gió Cây sơn trồng trên sườn đồi, chịu ảnh hưởng nhiều của gió, bão. cây cao đến 3 - 4m, tán lá lớn, rễ lại ăn nông, những cơn bão hoặc tố lốc làm cho cây sơn bị vặn theo chiều gió, dễ bị “Long gốc”, thậm chí có thể bộc gốc, trên thân cây có nhiều chỗ nứt vỏ “Vỡ bầu” nhất là ở nách cành, nhựa sơn tiết ra liên tục làm cây sơn bị kiệt sức. Ở huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, đã có những nương sơn bị gió bão, đổ rạp cả nương sơn. Vậy, để hạn chế tình trạng nứt vỏ trên thân cây sơn và bộc gốc khi gặp gió, bão, cần nghiên cứu kỹ thuật tỉa cành, tạo tán hợp lý ở thời kỳ kiến thiết cơ bản để cây có bộ khung tán cân đối, đồng thời xác định mật độ trồng hợp lý cùng với trồng đai rừng chắn gió cho nương sơn. 3.3.3. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến sản lượng và chất lượng nhựa sơn. Nhựa sơn thu hoạch ngày mưa hoặc những hôm trời nhiều mây ánh sáng yếu, lượng nhựa thu được nhiều, nhưng chất lượng kém, nhựa sơn có tỷ lệ nước cao nhựa có màu trắng hay còn gọi là “Sơn bầu giác”, dễ bị chua. Thu hoạch nhựa sơn trong những ngày ánh sáng mạnh, lượng nhựa thu được ít, nhưng chất lượng tốt, nhựa có màu đỏ. Ánh sáng mạnh làm nhựa sơn bị đóng thành màng cứng, khi mặt trời mọc nhựa sơn không tiết ra nữa gọi là “Sơn tắt ngòi”, nên chi phối đến thời gian thu hoạch nhựa theo từng mùa. Mùa hè thu hoạch sớm, khi nắng to là phải thu sơn “Trút sơn”. Mùa thu trời mát có thể thu hoạch nhựa muộn và thu sơn cũng muộn hơn, về mùa đông có thể thu hoạch muộn hơn nữa.
  16. 15 Như vậy, căn cứ diễn biến thời tiết theo ngày, theo mùa để bố trí thời gian thu hoạch nhựa sơn hợp lý. 3.3.4. Độ ẩm và lượng mưa Hạt sơn có vỏ rất cứng nên cần hút nhiều nước mới mọc mầm được, có năm gặp hạn, hạt sơn gieo xong, không mọc, phải gieo trồng lại, nên cần đảm bảo độ ẩm đất khi gieo trồng sơn. Cây sơn rất cần nước, nên khi gặp những đợt nắng nóng kéo dài sơn ít nhựa, lá chuyển màu vàng. Tuy ưa nước nhưng cây sơn lại không chịu được úng ngập, do đó cây sơn chỉ trồng được ở những nơi có độ dốc vừa phải, thoát nước tốt. Trồng sơn ở những nơi trũng thấp đọng nước làm úa lá, sơn kém nhựa. Ngay từ khi gieo hạt, sơn cần cung cấp đủ nước để dễ nảy mầm, cây con phát triển nhanh, cây sơn mọc nhanh nhất là khi bắt đầu có mưa xuân, mùa thu có gió heo may, lá cứng, cây phát triển chậm. Mùa đông nhiệt độ, độ ẩm thấp, cây phát triển chậm hoặc không phát triển. Lượng mưa có ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng phát triển của cây sơn. Khi mới trồng có mưa, đủ ẩm cây sơn phát triển nhanh. Khi thu hoạch có mưa nhiều (nhất là trong tháng 4, 5, 6), năng suất cao, nhưng lại có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nhựa, mưa nhiều nhựa sơn nhiều nước, ít laccon (nhựa sơn trắng như nước vo gạo và dễ bị chua), thu hoạch nhựa sơn gặp mưa còn làm ảnh hưởng xấu đến lần thu hoạch sau, vì sơn không liền được mặt cạo, sơn tiết nhựa cả ngày hại đến cây sơn. 3.2. Điều kiện đất đai thực bì 3.2.1. Đất đai Kinh nghiệm lâu đời trong việc lựa chọn địa hình và đất trồng sơn là: "sơn đất dốc, lốc đất bằng", độ dốc vừa phải, lai lải dây diều là tốt. Về chất đất thì đá thối đang phong hoá, đất rừng mới khai hoang trồng sơn rất tốt. Đất đã trồng sắn nhiều vụ liên tục khi chuyển sang trồng sơn thì năng suất thấp. Đất con kiến, kết cấu rời rạc, trồng sơn chóng tàn, năng suất thấp. Sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng, trên thực tế sản xuất sơn ở đất rừng mới khai hoang, thời gian thu hoạch dài, có thể được 5 – 6 năm, cây cao 4 - 5m, sản lượng nhựa cũng thu được cao gấp 1,5 lần so với đất trồng khác, những nơi đất có mọc nhiều cỏ tranh, cỏ tế, đất màu đỏ, xốp, nhiều mùn, đào sâu xuống 1m chưa bị đá ong hóa là trồng sơn tốt nhất, nhìn chung những nơi trồng được chè đều trồng được sơn. 3.2.2. Thực bì Yêu cầu thực bì: trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi, rừng thưa, rừng tự nhiên nghèo kiệt, vườn đồi B. Câu hỏi Câu hỏi 1: Công dụng của cây sơn ta?
  17. 16 Câu hỏi 2: Điều kiện sinh thái để gây trồng Sơn ta C. Ghi nhớ * Điều kiện gây trồng Sơn ta - Cây Sơn có biên độ sinh thái rộng, mọc dưới độ cao 1500 m. - Cây ưa khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 20 - 300C là thích hợp nhất, tuy nhiên cây sơn cũng có thể chịu được nhiệt độ nóng tới 38 - 390C, lạnh tới 4 - 50C. - Sơn là cây ưa sáng, nhưng khai thác nhựa sơn tránh ánh sáng mạnh - Sơn ưa đất chua giàu dinh dưỡng - Yêu cầu thực bì: trảng cỏ, cây bụi đang phục hồi, rừng thưa, rừng tự nhiên nghèo kiệt, vườn đồi
  18. 17 Bài 2: Sản xuất cây con Sơn ta MĐ 02-02 Mục tiêu: - Trình bày được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con Sơn ta. - Thực hiện được các công việc: Thiết lập vườn ươm; thu hái, chế biến và bảo quản hạt; gieo ươm và chăm sóc cây con Sơn ta đến khi đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỷ mỉ trong công việc; đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. A.Nội dung 1. Thiết lập vườn ươm 1.1. Phân loại vườn ươm Vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất cây giống (gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tao ra cây mạ, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc ) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng và dịch vụ. Hình 2.2.1: Vườn ươm Căn cứ vào quy mô sản xuất, tính chất sản xuất và thời gian sử dụng người ta có nhiều cách phân loại vườn ươm: 1.1.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất * Vườn ươm lớn - Đầu tư xây dựng nhiều tiền, quy mô sản xuất lớn, sản xuất mang tính công nghiệp.
  19. 18 - Vườn ươm có diện tích khoảng 0,5-2,0 ha hoặc công suất lớn hơn 1.000.000 cây/năm. - Áp dụng cho những cơ sở sản xuất lớn có nhiệm vụ sản xuất cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu ươm cây con phục vụ yêu cầu trồng rừng theo vùng chủ yếu vườn ươm cây con, chọn bầu từ hạt, giâm hom và cấy mô. * Vườn ươm trung bình Vườn ươm có tính nửa cố định. Là loại vườn ươm được dùng ở các đội trồng rừng của các lâm trường áp dụng phương pháp giâm hom, nuôi cấy mô, ươm cây trong bầu dện tích khoảng 500-5000 m2 hoặc công suất từ 500.000- 1.000.000 cây/năm sản xuất cây con phục vụ kế hoạch trồng rừng của các lâm trường. Áp dụng các phương pháp gieo ươm hạt, giâm hom, nuôi cấy mô diện tích khoảng 500-5000m2 sản xuất cây con phục vụ trồng rừng. * Vườn ươm nhỏ Vườn ươm nhỏ có tính chất thời vụ, diện tích khoảng 50-500 m2 hoặc công suất dưới 500.000 cây/năm ở các hộ gia đình, sản xuất cây con có bầu và rễ trần phục vụ yêu cầu trồng rừng cụ thể. 1.1.2. Căn cứ theo nguồn vật liệu giống * Vườn ươm hữu tính Vườn ươm hữu tính là vườn ươm tạo cây con từ hạt giống * Vườn ươm vô tính Vườn ươm vô tính là vườn ươm tạo cây con bằng biện pháp giâm hom, nuôi cấy mô, chiết ghép từ các vật liệu giống vô tính 1.1.3. Căn cứ vào thời gian sử dụng * Vườn ươm cố định - Vườn ươm cố định là vườn ươm có thời gian sử dụng lâu dài, thực hiện cả hai nhiệm vụ cơ bản của vườn ươm là chọn lọc, bồi dưỡng giống tốt và nhân nhanh, cung cấp số lượng nhiều có chất lượng cao cho sản xuất. Sản xuất cây con trong thời gian dài, cung cấp cho nhiều nơi. - Ưu điểm + Sản lượng lớn, ổn định + Biện pháp kỹ thuật tập trung → hạ được giá thành cây con + Cán bộ kỹ thuật ổn định→ có điều kiện chăm sóc với cường độ cao - Nhược điểm: + Xa nơi trồng rừng nên vận chuyển gặp nhiều khó khăn + Khi đem trồng ở rừng thì điều kiện thích nghi không tốt với môi trường sống mới.
  20. 19 + Trong quá trình vận chuyển thường gây tổn thương hoặc khô héo cây con. + Sâu bệnh dễ phát sinh (do sản xuất lâu năm nên sâu bệnh có khả năng kháng thuốc) * Vườn ươm tạm thời - Vườn ươm tạm thời là loại vườn ươm chủ yếu dùng để nhân giống. Vườn ươm này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn sau khi đa hoàn thành nhiệm vụ cung cấp giống cho sản xuất. (thời gian dưới 3 năm) - Ưu điểm: + Dễ chọn + Gần nơi trồng rừng nên không phải bảo quản và vận chuyển xa - Nhược điểm: + Sản lượng, chất lượng không cao + Không đảm bảo sự đồng đều về chất lượng. Sản xuất phân tán, cán bộ kỹ thuật không ổn định 1.1.4. Căn cứ vào nền vườn ươm * Vườn ươm nền mềm Đây là loại vườn ươm truyền thống, vườn ươm trực tiếp trên nền đất hoặc ươm cây trong bầu đất hoặc ươm cây trong bầu đặt trên nền đất tuỳ quy mô sản xuất lớn hay nhỏ Hình 2.2.2: Vườn ươm nền cứng * Vườn ươm nền cứng (nền không thấm nước) Đây là loại vườn ươm cố định. Nền luống xây dựng hoặc láng xi măng, hoặc trải bạt, nilon. Hệ thống tưới nước tự động, cây con tạo từ hạt hoặc từ hom ươm trong bầu. Loại vườn ươm này chi phí đầu tư lớn, chỉ áp dụng cơ sở lớn có điều kiện đầu tư.
  21. 20 Ưu điểm: - Tạo được cây con đồng đều ít sâu bệnh - Chủ động nước tưới, hạn chế xói mòn và rửa trôi - Hạn chế cỏ dại Nhược điểm: - Đầu tư tốn kém - Sản xuất cố định không di chuyển được Hình 2.2.3: Vườn ươm nền cứng 1.2. Chọn địa điểm lập vườn ươm Lựa chọn địa điểm lập vườn ươm rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng và giá thành cây con. Do vậy khi lưa chọn địa điểm lập vườn ươm cần cân nhắc đến các yếu tố sau: 1.2.1. Điều kiện tự nhiên Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, chế độ mưa, lượng bốc hơi phù hợp với đặc tính sinh thái của các loài cây sẽ gieo ươm, tránh được các yếu tố thời tiết bất lợi như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt độ quá cao. + Không nên xây dựng ở nơi thấp, ẩm ướt là những điều kiện dễ cho dịch bệnh phát triển gây ảnh hưởng xấu tới cây con + Nơi đặt phải thoáng, tránh được ảnh hưởng của gió to và bão - Địa hình: tương đối bằng, thoát nước, dốc nhỏ hơn 5o (nhằm tiện áp dụng các biện pháp cơ giới, tiện chăm sóc, vận chuyển tránh hiện tượng xói mòn )
  22. 21 + Nếu ở vùng núi, độ dốc quá cao thì làm thành bậc thang + Nếu ở gần rừng nên chọn vị trí vườn ươm cách 20m trở lên. 1.2.2. Đất đai Đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Đất có kết cấu tốt, tầng đất dày 40-50cm, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt, tốt nhất là đất cát pha đến thịt trung bình, phải gần nơi dễ dàng lấy đất đóng bầu, đủ ánh sáng, thoáng gió và tốt nhất có đai rừng chắn gió. Vùng trung du và miền núi chọn đất có pH=5-7, mực nước ngầm 0,8-1,0m. Nếu gieo ươm thông thường thì phải chọn những nơi có khả năng khai thác dễ dàng đất dưới tán rừng thông. 1.2.3. Nguồn nước Yêu cầu nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm nảo yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chấ thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép 1.2.4. Điều kiện kinh doanh - Vị trí vườn ươm: Vườn ươm xây dựng ở trung tâm khu rừng để tiện cho việc vận chuyển và cây con dễ thích nghi với điều kiện hoàn cảnh. Nên xây dựng ở gần khu dân cư, thuận tiện giao thông, thuận lợi sinh hoạt, mua sắm vật tư và sử dụng được nhân lực tại chỗ để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. - Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng, không bị úng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đối với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời (đối với vườn ươm tạm thời càng gần càng tốt) - Hình dạng: Hình chữ nhật hoặc vuông để dễ quy hoạch và sử dụng cơ giới. - Diện tích vườn ươm đủ lớn đảm bảo được số lượng cây con cần gieo ươm, tránh nơi có nhiều mầm mống sâu bệnh hại. - Nguồn cung cấp điện: Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sang do đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện. Bảng 2.1.1: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm ĐỐI TƯỢNG CHỈ TIÊU THÍCH HỢP CHẤP NHẬN ĐƯỢC ÁP DỤNG Cách vườn <50m, đào 1. Nguồn Cách vườn < 20m, đủ Tất cả các loại them giếng đủ tưới nước tưới mùa khô vườn ươm mùa khô
  23. 22 2. Chất Nước ngọt, độ pH 6,5- Nước ngọt, độ pH 6,0- Tất cả các loại lượng nước 7,0, hàm lượng muối 7,5, hàm lượng muối vườn ươm tưới NaCl 50cm >30m hom tầng đất mặt Khu luân canh Vườn giống lấy 7. Thành Thịt trung bình Thịt nhẹ đến sét nhẹ hom phần Khu luân canh Có mầm mông sâu 8. Mầm bệnh hại nhẹ. Phải xử Không có màm mống mống sâu lý đất bằng biện pháp Tất cả các loại sâu bệnh hại. Không bệnh hại của thông thường, ít tốn vườn ươm phải xử lý đất. đất kém, không ô nhiễm môi trường 1.3. Bố trí các khu trong vườn ươm Nguyên tắc bố trí: đảm bảo cho mỗi khu có đủ diện tích và điều kiện cần thiết để hoàn chỉnh từng khâu công việc trong 1 dây truyền khép kín. Đồng thời đảm bảo tính hợp lý của từng loại công việc, tiết kiệm được thời gian và sức lao động trong quá trình sản xuất - Để quy hoạch được vườn ươm đầu tiên phải dự trù diện tích vườn ươm bao gồm: đất sản xuất và đất không sản xuất. + Đất sản xuất là đất trực tiếp gieo hạt, cấy cây và đất luân canh + Đất không sản xuất là đất làm rãnh luống, hệ thống tưới tiêu, đường đi, đất làm nhà ở, nhà kho, bờ rào, các dải rừng phòng hộ - Thông thường diện tích chia làm 03 loại::
  24. 23 + Vườn ươm nhỏ: diện tích đất phục vụ không sản xuất: 40-45% diện tích đất sản xuất. + Vườn ươm trung bình: diện tích đất phục vụ sản xuất: 30-40% diện tích đất sản xuất. + Vườn ươm lớn: diện tích đất phục vụ sản xuất: 30% diện tích đất sản xuất. - Ngoài ra khi quy hoạch mặt bằng vườn ươm cần chú ý các vấn đề: + Khu vực dành cho gieo ươm cây mạ chiếm khoảng 10% diện tích toàn vườn ươm + Khu vực dành cho cấy cây, huấn luyện cây con chiếm ≥ 70% diện tích vườn ươm + Đường đi, hàng rào và cổng chiếm 1-3% diện tích vườn ươm + Nhà để phân, đóng bầu, kho chứa và văn phòng làm việc chiếm 10% vườn ươm + Nguồn nước tưới, hệ thống tưới - Diện tích đất liên canh tính theo công thức sau: P = N A n - Diện tích luân canh: P = NxA x B n c Trong đó: P: là diện tích đất sản xuất cho 1 loại cây (m2; ha) N: số cây con phải sản xuất hàng năm (cây) n: sản lượng cây con hợp lý∕ 1 đơn vị diện tích A: số năm nuôi cây ươm B: tổng số các khu trong vườn ươm C: số khu sử dụng để gieo ươm hàng năm - Trường hợp luân canh theo hàng tính theo công thức sau: P = NxA x B m n C Trong đó: m: tổng số chiều dài của luống gieo∕ 1 đơn vị diện tích (ha) n: sản lượng cây con hợp lý∕ 1m dài của luống.
  25. 24 Chú ý: Nếu gieo vườn ươm nhiều loài cây thì tính P cho từng loài để từ đó tính tổng 1.3.1. Khu vực sản xuất * Khu trộn đất ruột bầu Là nơi dự trữ và trộn đất ruột bầu nên cần có mái che mưa, nắng đồng thời cũng là nơi để đóng bầu sau đó xếp bầu vào luống. Hình 2.2.4: Trộn đất ruột bầu * Khu cấy cây - Khu vực luống cây nền cứng: là luống nền láng bê tông và được xây gờ bao quanh, có lỗ thoát nước đóng mở được, nền luống phải được láng phẳng và hơi sốc về phía lỗ thoát nước, tháo được kiệt nước. Gờ luống nên xây bằng gạch cao 15-20cm và trát vữa xi măng cẩn thận. Tùy theo địa hình cụ thể của nơi đặt vườn ươm mà xây luống dài ngắn khác nhau. Một luống bình thường có kích thước 10m dài x 1 mét rộng có thể xếp được 1.300 bầu cây với đường kính bầu 13cm. Luống cây nên xây thành từng cụm 4-5 luống, các cụm cách nhau 1,5m và giữa các luống các nhau khoảng 50cm là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con.
  26. 25 Hình 2.2.5: Luống nền cứng trong vườn ươm - Khu vực luống cây nền mềm: được xây dựng theo kích thước như nền cứng, dài 10m, rộng 1m. Gờ bao quanh luống có thể làm bằng khung gỗ, đan bằng tre nứa thậm chí bằng đá, gạch để giữ cho bầu cấy cây không bị đổ hoặc nền luống làm thấp hơn mặt vườn khoảng 15-20cm. Hình 2.2.6 : Luống nền mềm trong vườn ươm - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống luống và giàn che thực hiện theo quy định ở bảng dưới đây: Bảng 2.2.2: Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại luống và giàn che Nền không thấm Chỉ tiêu Nền thấm nước (nền mềm) nước (nền cứng)
  27. 26 Luống đất Luống bầu Bể nuôi cây Chiều rộng mặt 100-120cm 100-120cm 100-120cm luống không phù bì Chiều dài 8-10m 8-10m 8-10m Chiều cao mặt luống 10-20cm 10-20cm 10-20cm đến chân luống Chiều rộng chân 110-130cm 110-130cm 110-130cm luống Đắp đất xung Chiều dày thành quanh dầy 3-5cm, 5-10cm luống hoặc xây gạch chỉ dầy 5cm Chiều cao gờ luống 12cm 12cm Chiều rộng của khe xung quanh đáy phía 2-3cm trong bể Chiều sâu của khe xung quanh đáy phía 1-2cm trong bể Chênh cao giữa nền chân luống và rãnh 15-20cm 15-20cm 15-20cm đi Nền đất, sạch Nền xây gạch hoặc cỏ, bằng Nền đất, sạch cỏ, gạch đá vỡ trộn xi phẳng, độ bằng phẳng, độ măng vữa, không thấm chênh cao chênh cao giữa nước, bằng phẳng, độ giữa chỗ cao chỗ cao nhất và chênh cao giữa chỗ Nền đáy nhất và thấp thấp nhất của nền cao nhất và thấp nhất < nhất của nền < 1cm 0,5cm < 1cm 40-50cm 40-50cm 40-50 Chiều rộng lối đi Xây gạch hoặc gạch đá Nền đất Nền đất giữa các luống vữa xi măng
  28. 27 Sắt hàn, cột bằng Sắt hàn, cột sắt cao 2- Tre, gỗ nhỏ, sắt, cao 2-2,5m, 2,5m, chân cột đổ bê cao 1,8-2,2m chân cột đổ bê Giàn che nắng tông tông Mái bằng, đan Phên tre nứa Sắt f6-8, phủ lưới ni bằng sắt f6-8 phủ đan, che 50- lông che 50-70% ánh nilon, che 50- Mái che 70% ánh sáng sáng 70% ánh sáng Vườn ươm trung Vườn ươm Vườn ươm lớn, trung bình lớn, bán lâu nhỏ, tạm thời bình, lâu dài Đới tượng áp dụng dài * Chú ý: Làm luống chìm hay nổi căn cứ mức độ thoát nước của vườn ươm. Ở những nơi có điều kiện khô hạn thì thông thường làm luống chìm hoặc luống bằng. Do đó cần có sự vận dụng cho phù hợp. - Luống nổi: Có bề mặt luống cao hơn đường đi hai bên luống, kích thước thông thường của luống cao: mặt luống rộng 80100 cm, đường đi 2 bên luống rộng 4060 cm, mặt luống cao hơn đường đi 1030 cm, chiều dài của luống được xác định tùy theo địa hình và công cụ máy móc vườn ươm, nói chung 1020 m. Luống cao thích hợp với những loài cây tương đối mẫn cảm với nước trong đất, yêu cầu được thoát nước tốt, như các loài cây lá kim và một số các loài cây lá rộng, thích hợp với những nơi đất vườn ươm dễ ứ đọng nước, lượng mưa ít và khí hậu giá lạnh. - Luống thấp: Có bề mặt luống thấp hơn đường đi hai bên luống, kích thước thông thường của luống thấp là: mặt luống rộng 100 - 150 cm, đường đi 2 bên luống rộng 40cm, đường đi cao hơn mặt luống 15 - 20 cm, chiều dài của luống được xác định tùy theo địa hình và công cụ máy móc vườn ươm. Luống thấp thích hợp với những nơi không bị ứ đọng nước và có lượng mưa tương đối ít. Những loài có nhu cầu về nước không nghiêm ngặt và không bị trở ngại nhiều nếu ứ đọng nước một chút, như các loài cây lá kim Trắc bách, Tùng bách và hầu hết các loài cây lá rộng phần nhiều được nuôi tạo cây con trên luống thấp. 1.3.2. Khu vực không sản xuất * Hệ thống tưới - Hệ thống tưới phải đảm bảo nước được dẫn đến khắp nơi trong vườn ươm. Cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước cố định và hệ thống cung cấp nước linh hoạt phục vụ tưới cây trong vườn ươm.
  29. 28 - Hệ thống tưới nước trong vườn ươm chia làm các bộ phận sau: + Nguồn cung cấp nước: sông, suối, giếng khoan, đào + Bể chứa: thường được bố trí ở vị trí cao nhất trong vườn ươm để có thể sử dụng áp lực dẫn nước đến mọi nơi trong Hình 2.2.7 : Bể chứa nước trong vườn ươm vườn ươm, loài cây định sản xuất - Máy bơm: là bộ phận động lực đẩy, hút nước từ bể chứa qua hệ thống ống dẫn đến các vị trí sản xuất trong vườn ươm. Hình 2.2.8: Máy bơm nước trong vườn ươm - Hệ thống ống dẫn nước đến các luống sản xuất cây con: hệ thống ống dẫn nước này cần được lắp đặt sao cho nước đến đầu luống sản xuất. Hệ thống dẫn nước có 2 loại: + Hệ thống dẫn nước Hình 2.2.9: Hê thống dẫn nước cố định trong cố định làm bằng ống vườn ươm thép hoặc nhựa
  30. 29 + Hệ thống không cố định được làm bằng các ống nhựa. Hình 2.2.10: Hệ thống dẫn nước không cố định trong vườn ươm - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cấp nước được thực hiện theo quy định ở bảng dưới đây: Bảng 2.2.3: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cấp nước ở vườn ươm Hạng mục Loại tạm thời Loại lâu bền Nguồn nước mặt đạt tiêu Nguồn nước mặt đạt tiêu chuẩn (song suối, ao hồ) Nguồn nước chuẩn (song suối, ao hồ) hoặc giếng khoan đã qua hoặc giếng đào xử lý Thủ công (ô doa, thùng Máy bơm đẩy nước lên tưới, bình phun tay) hoặc bể chứa trên cao hoặc Phương pháp cấp nước máy bơm đẩy nước vào lắp đạt hệ tống điều bể chứa đặt trên mặt đất khiển tự động phun Ống dẫn nhựa chịu lực Ống dẫn cao su hoặc hoặc ống kẽm có lắp các nhựa mềm hoặc ống Ống dẫn đầu pép phun hoặc thiết nhựa xứng lắp vòi tự bị điều khiển tự động chảy phun Xây gạch, xi măng cốt Xây gạch trát vữa xi théo có hệ thống xủa lý Bể chứa măng nước (nếu cần) hoặc bể inox. * Hệ thống thoát nước Hệ thống thoát nước trong vườn ươm thường được thiết kế cạnh hàng rào, đường đi lại trong vườn ươm dưới dạng các kênh thoát nước. - Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thoát nước được thể hiện theo quy định ở bảng dưới đây: Bảng 2.2.4: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thoát nước
  31. 30 Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng Mương bao quanh vườn ươm, chiều rộng 30-50cm, sâu 20- 30cm, độ đôc 2-3% Hệ thống tiêu Mương bao quanh các khu của Vườn ươm trung bình, thoát nước lâu đất được sản xuất, dọc 2 bên lớn, bán lâu dài, lâu dài bền đường ở trong vườn ươm, chiều rộng 20-30cm, sâu 10- 20cm, độ đôc 1-2% Xây gạch xi măng, có cống chìm thông qua đường để thoát nước. Mương bao quanh vườn, xung Hệ thống tiêu quanh các khu, doc 2 bên đường thoát nước ở trong vườn ươm, chiều rộng Vườn ươm nhỏ, tạm thời không lâu bền 20-30cm, sâu 10- 20cm (mương đất không xây) * Khu nhà kho, đường đi Khu nhà kho - Nhà kho nên đặt về hướng không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống gieo hoặc luống cây con. - Nhà kho nên có cửa khóa để chứa phân bón, thuốc trừ sâu, túi bầu và những loại dụng cụ khác như: bình phun, cuốc xẻng, xô chậu của vườn ươm. - Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất chúng ta tiến hành xây dựng nhà kho tạm thời hay lâu dài Bảng 2.2.5 : Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà kho trong vườn ươm Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng - Nền nhà bằng gạch hoặc xi măng. Vườn ươm từ hạt, từ - Khung nhà bằng gỗ, cao 2-2,5m hom, nhỏ, tạm thời Không lâu bền - Tường, vách ngăn xây gạch - Mái lợp bằng tấm hợp phi brô xi măng (nhà cấp 4) - Nền nhà xây gạch, bằng phẳng Vườn ươm từ hạt, từ hom trung bình, lớn, lâu Lâu bền - Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông) cao 2-2,5m. Có máy điều hòa nhiệt dài độ, độ ẩm
  32. 31 Đường đi - Đường đi lại thiết kế ở giữa và xung quanh vườn ươm, để thuận tiện cho mọi hoạt động trong vườn. Hình 2.2.11: Đường đi trong vườn ươm - Hệ thống đường: + Đường trục chính: là đường chủ yếu chạy ở trung tâm vườn dành cho các loại xe đi lại vận chuyển vật tư. Mặt đường rộng 6-8m (vườn ươm lớn); 3-4m (vườn ươm nhỏ) + Đường phụ: là đường nối liền với đường chính phân chia vườn ươm thành các khu nhỏ, dành cho xe thô sơ và người đi lại. + Đường quanh vườn: đối với vườn ươm cố định cần làm đường chạy quanh vườn, bên trong hàng rào rộng 5-6m vừa để tiện cách ly khu gieo ươm cây con với môi trường xung quanh. * Hàng rào - Xung quanh vườn phải bố trí hàng rào, đào rãnh sâu thoát nước. Nhằm bảo vệ ngăn chặn sự xâm nhập của động vật, côn trùng, nguồn bệnh từ bên ngoài vào vườn ươm phá hoại cây con. - Hàng rào bảo vệ: được xây dựng bảo vệ xung quanh vườn ươm. Hàng rào phải chắc chắn để có thể ngăn chặn để có thể ngăn chặn được gia súc, gia cầm, thú rừng phá hoại, có thể dùng gỗ, tre gai, cây găng hoặc xây tường rào. Chú ý: ở nơi có gió hại cần trồng các đai rừng phòng hộ cho vườn ươm. Cây phòng hộ nên chọn nhiều cây mọc nhanh như: bạch đàn, muồng, keo. - Cổng ra vào: đủ rộng để xe tải ra vào vận chuyển vật tư và cây con. Bảng 2.2.6: Tiêu chuẩn kỹ thuật hàng rào và cổng vườn ươm Hạng mục Loại không lâu bền Loại lâu bền
  33. 32 - Xây tường gạch bao quanh - Cọc gỗ hoặc tre ngâm, rào cao tối đa 2 m. chắn bằng cây tre hoặc phên - Hoặc xây trụ xi măng cốt Hàng rào nứa. Cao tối đa 2m. thép, rào bằng dây thép gai. - Kết hợp làm hàng rào xanh. - Có thể kết hợp trồng hàng rào xanh. - Trụ cổng bằng gỗ hoặc tre ngâm. - Trụ xây xi măng cốt thép. - Cánh cổng bằng tre đan - Cánh cổng bằng sắt thanh Cổng ra hoặc kết hợp dây thép gai hàn. vào đan. - Bề rộng cổng bằng đường - Bề rộng cổng bằng đường ra ra vào. vào. - Chiều cao tối đa 3 m. - Chiều cao tối đa 2,0m. Hình 2.2.12: Hàng rào vườn ươm 2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt Sơn ta 2.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Kéo cắt quả
  34. 33 Hình 2.2.13: Kéo cắt quả - Sào cắt cành, cắt quả Hình 2.2.14: Sào cắt cành, cắt quả - Thang trèo Hình 2.2.15: Thang thu hái quả - Bạt - Rổ 2.2. Thu hái 2.2.1. Nguồn giống Sơn có nhiều giống nhưng thường trồng hai giống có năng suất cao là sơn lá si và sơn lá trám. Khi thu hái giống Sơn phải được lấy từ các cây Sơn già đã cắt nhựa được 2-3 năm, hạt giống và vật liệu sinh dưỡng từ các cây mẹ, rừng giống,
  35. 34 vườn giống đã được công nhận. Không nên sử dụng giống không rõ nguồn gốc xuất xứ, không lấy giống trên cây mới bói năm thứ nhất, chỉ lấy giống trên cây có vụ ra hoa kết quả từ năm thứ 2 trở đi. - Tuổi cây mẹ lấy hạt giống phải đạt trên 4 năm, cây sinh trưởng tốt, phát triển cân đối, thân thẳng, tán tròn đều, không sâu bệnh. Hình 2.2.16: Rừng cây mẹ Sơn ta 2.2.2. Thu hái quả - Thời gian thu hái: Từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 tuỳ thuộc thời tiết hàng năm. - Thời điểm thu hái: Trong thời gian quả chín phải thường xuyên theo dõi, khi thấy màu quả chuyển từ xanh sang vàng rồi trắng đục thì tiến hành thu hái. Thu hái những chùm quả đã chín đều. Không được thu hái những chùm quả còn nhiều quả xanh.
  36. 35 Hình 2.2.17: quả sơn chín - Phương pháp thu hái: + Trèo lên cây, dùng tay hoặc dùng cù nèo hái từng chùm quả, không được bẻ và chặt cành làm ảnh hưởng đến mùa vụ năm sau. Hình 2.2.18: Thu hái dưới đất + Những cây nhỏ, cành thấp có thể đứng dưới đất dùng các dụng cụ như: móc kéo cắt chùm quả,
  37. 36 Hình 2.2.19: Thu hái quả trên cây * Chú ý: - Hạn chế bẻ cành làm hại đến cây. - An toàn cho người và cây. - Thu hái từ trên xuống, tránh leo trèo nhiều lần. Thu hái xong chuyển về nơi chế biến, bảo quản kèm theo phiếu ghi chép sau: Loài cây: Địa điểm thu hái: Ngày lấy: . Người thu hái: Phẩm chất cây mẹ: Hướng dốc: .Độ dốc: . Cách bảo quản: Đơn vị lấy giống: Số bao đựng: Ký hiệu bao: Người đóng gói: * An toàn lao động khi thu hái quả và hạt giống - Trước khi thu hái quả và hạt giống phải điều tra tình hình của quả và hạt. - Bồi dưỡng nghiệp vụ an toàn lao động và phương pháp sử lý quả hạt sau thu hái cho người trực tiếp thu hái. - Kiểm tra dụng cụ trước khi thu hái. - Không uống rượu bia trước khi trèo cây. - Thắt dây an toàn.
  38. 37 - Không trèo những cành khô, nhỏ mục và khi mưa to. - Trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ lao động dụng cụ y tế, thuốc men để sơ cứu ban đầu khi xảy ra mất an toàn lao động. - Quả hạt thu hái về được nghiệm thu và để riêng từng lô. - Không thu hái quả, hạt vào ngày trời mưa giông. 2.3. Sơ chế quả, bảo quản hạt giống 2.3.1. Dụng cụ sơ chế quả, bảo quản hạt giống Hình 2.2.20: Mẹt phơi quả, hạt - Bạt 2.3.2. Nguyên tắc chung - Làm sạch quả - Tách hạt ra khỏi quả. 2.3.3. Sơ chế quả * Ủ quả - Thu hái quả về làm sạch các cành cây lá dụng và các tạp vật khác xong cần tập trung quả hoặc chùm quả vào nơi mát mẻ,thời gian ủ khoảng 1-2 ngày để quả tiếp tục chín đều Hình 2.2.21: Quả Sơn thu hái * Phơi quả và tách hạt
  39. 38 Quả sau khi ủ đem phơi 2-3 nắng nhẹ. Bứt quả sơn, sát cho chóc vỏ ngoài và vỏ giữa, sàng sảy sạch hạt và hong khô dưới nắng nhẹ và tiến hàng bảo quản hạt. Hình 2.2.22: Hạt Sơn 2.4. Bảo quản hạt 2.4.1. Làm sạch hạt Quả sơn sau khi phơi khô tiến hàng sàng, sẩy hạt loại bỏ cành lá và cho vào dụng cụ chứa hạt như túi nilon buộc kín và đưa vào bảo quản 2.4.2. Bảo quản hạt - Hạt Sơn nên gieo ngay tỷ lệ nảy mầm sẽ cao. Hạt chưa gieo cần bảo quản khô lạnh như hạt thông, ở nhiệt độ 4- 5oC, thời gian bảo quản không quá 3 tháng. 3. Gieo ươm 3.1. Tạo bầu gieo ươm 3.1.1. Chuẩn bị đất đóng bầu * Dụng cụ - Cuốc, xẻng, sàng đất, xe trở đất,ô doa, nước sạch, phân bón Hình 2.2.23: Cuốc, xẻng * Thành phần hỗn hợp ruột bầu
  40. 39 - Tiêu chuẩn chọn đất để gieo ươm: thường sử dụng đất tầng A, B dưới tán rừng, sàng lấy đất nhỏ không sử dụng đất đã sử dụng đất đã canh tác rau mầu vì dễ nhiễm sau bệnh hại. - Khai thác đất đóng bầu: dùng cuốc loại bỏ đất trên bề mặt khoảng 10 – 20 cm. Sau đó dùng sà beng đào đất lên đập nhỏ sàng qua sàng lại qua mắt sàng sắt có lỗ kích thước 1cm2. - Đất sàng được tuyển chọn về vườn ươm để trong nhà có mái che (kho) hoặc để ngoài trời phải được che đậy khi mưa. - Phân hữu cơ đã ủ hoai sàng nhỏ, supelân sàng nhỏ, ngoài các thành phần trên có thể trộn thêm: Trấu, mùn cưa tùy từng điều kiện cụ thể. Hình 2.2.24: Sàng đất * Tỷ lệ các thành phần hỗn hợp ruột bầu - Đất đã được xử lý 10 – 15 ngày - Công thức hỗn hợp ruột bầu thay đổi tùy theo đặc điểm loài cây gieo ươm và độ phì nhiêu của đất. - Tỷ lệ các thành phần hỗn hợp ruột bầu: + Đối với đất tốt: 99% đất + 1% P. + Đối với đất khác : 90% đất tầng (A+B) + 9% phân hữu cơ + 1% supe lân. * Tính toán thành phần hỗn hợp ruột bầu. Ví dụ 2: Tính toán Các thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm cây sơn biết rằng: - Cần đóng 10.000 bầu - Mỗi bầu nặng 300gam = 0,3kg. - Công thức: 90% đất tầng (A+B) + 9% phân hữu cơ + 1% supe lân.
  41. 40 Giải: - Tổng khối lượng đất để đóng 10.000 bầu: 10.000 bầu x 0,3kg/bầu = 3.000 kg - Đất tầng A+B là: 3.000 kg x 90 % = 2.700 kg - Phân hữu cơ là: 3.000 kg x 9 % = 27 kg - Phân supelân là: 3.000 kg x 1% = 3 kg * Trộn hỗn hợp ruột bầu - Các thành phần trong hỗn hợp ruột bầu phải trộn với nhau theo nguyên tắc: Nguyên liệu nhiều đỏ trước, nguyên liệu ít đổ sau thành hình chóp nón. - Dùng xẻng đảo hỗn hợp, đảo đi, đảo lại 2-3 lần cho đều, độ ẩm hỗn hợp 50 – 60%. - Khi đảo trộn hỗn hợp cần chú ý, đảo xuôi theo chiều gió để hỗn hợp không bay vào người. - Phải có đầy đủ bảo hộ lao động : Quần áo, mũ, giầy, khẩu trang 3.1.2. Đóng bầu Dụng cụ vật tư * Vỏ bầu Thông thường sử dụng vỏ bầu Polyetylen Hình 2.2.25: Vỏ bầu bằng P.E
  42. 41 * Chuẩn bị dụng cụ - Ghế ngồi Hình 2.2.26: Ghế ngồi - Giành, thúng Hình 2.2.27: Giành xếp bầu - Ô doa Hình 2.2.28: Ô doa - Cuốc, xẻng : Sử dụng tốt Trình tự các bước đóng bầu - Sơ đồ tóm tắt trình tự các bước đóng bầu : Lấy túi Dồn hỗn Dồn hỗn Xếp bầu Áp đất bầu hợp lần hợp lần vào tạo má 1 2 luống luống Sơ đồ tóm tắt trình tự các bước đóng bầu - Thao tác đóng bầu bằng vỏ bầu nilon:
  43. 42 Bước 1: Lấy túi bầu Dùng tay thuận mở miệng túi bầu, ngón tay cái và ngón tay chỏ đưa vào miệng túi bầu căng ra thành khoảng trống để đưa hỗn hợp ruột bầu vào dễ dàng. Hình 2.2.29: Lấy và mở miệng túi bầu Bước 2: Dồn hỗn hợp lần 1 Dùng tay thuận dồn hỗn hợp vào 2/3 chiều cao túi bầu. Dùng ngón tay chỏ và ngón giữa nén chặt hỗn hợp trong bầu. Đồng thời tay thuận cầm mép túi kéo lên để tạo đáy bầu. Hình 2.2.30: Nén hỗn hợp lần 1 Bước 3: Dồn hỗn hợp lần 2: Sau khi tạo được đáy, dồn hỗn hợp vào bầu và nén cho vừa chặt. Chú ý khi nén hỗn hợp tay thuận luôn luôn kéo túi bầu lên để thành túi phẳng. Sau cùng cho hỗn hợp đầy vượt qua mép túi và dùng tay vỗ nhẹ xuống tạo mặt phẳng và độ xốp trong bầu. Yêu Hình 2.2.31: Nén hỗn hợp tạo độ xốp cầu độ xốp 50-60%. Bước 4: Xếp bầu vào luống Bầu đóng xong được xếp theo luống có bề rộng 1m dài 10m, 500 bầu/ô. Xếp bầu so le hoặc thẳng hàng, xếp từ giữa luống về phía người ngồi . Yêu cầu: bầu xếp xít nhau, đứng thẳng. Mặt luống bầu phẳng, luống bầu thẳng Hình 2.2.32: Xếp bầu vào luống
  44. 43 Bước 5: Áp đất tạo má luống: kéo đất ở rãnh kéo vào luống bầutạo má luống lấp kín chiều cao bầu . Yêu cầu: đập chặt má luống Hình 2.2.33: Áp đất tạo má luống - Trường hợp xếp bầu trên nền đất: yêu cầu nền đất phải san phẳng đầm chặt, căng dây che thành những ô nhỏ 1m2 * Chú ý: Nền đóng bầu cần phải phẳng nhằm tạo cho đáy bầu phẳng thuận tiện cho việc xếp bầu vào luống. Tốt nhất ta đóng bầu lên viên gạch hoặc mảnh ván nhỏ. Hỗn hợp trong bầu phải đủ chặt để khi tưới nước hỗn hợp trong bầu không tụt xuống nhiều. Đóng bầu trước khi cấy cây từ 15-20 ngày Yêu cầu kỹ thuật đóng và xếp bầu vào luống - Yêu cầu kỹ thuật của một bầu: + Thành bầu không bị gấp khúc + Đáy bầu chặt, nhấc nhẹ tại chỗ không bị tụt đáy (đối với loại vỏ bầu bằng P.E thủng đáy).Độ xốp trong bầu đảm bảo 50 – 60 %. Miệng bầu phảng + Bầu xếp đúng thẳng và xít nhau - Yêu cầu kỹ thuật của 1 luống bầu : + Luống bầu thẳng + Mặt luống bầu phẳng + Áp đất kín bầu tạo má luống. 3.2. Gieo hạt 3.2.1. Xử lý hạt * Chuẩn bị dụng cụ vật tư - Cối giã hạt, xô chậu, xong rổ rá, nước sạch, nước nóng
  45. 44 Hình 2.2.34: Cối giã hạt - Hạt giống sơn Hình 2.2.35: Hạt giống Sơn * Phương pháp xử lý - Giã hạt; cho hạt vào cối giã nhẹ cho mỏng bớt vỏ trong( vỏ trong mỏng bớt khi gieo hạt dễ thấm nước thấm khí hạt nảy mầm nhanh). Khi giã hạt có thể trộn hạt sơn với đâu sở, dầu dọc để trống mối - Rửa sạch hạt đãi bỏ hạt lép loại bỏ tạp vật Hình 2.2.36: Rửa sạch hạt
  46. 45 - Ngâm hạt trong nước vo gạo từ 48 - 60 giờ. Lọc bỏ những hạt nổi trong nước, giữ lại những hạt chìm, hoặc ngâm nước nóng nhiệt độ 45oC - 500C để kích thích hạt nảy mầm nhanh Hình 2.2.37: Ngâm hạt trong nước nhiệt độ 45 – 50oC - Vớt hạt đưa vào túi vải tiến hành ủ hạt. Hàng ngày chú ý rửa chua cho hạt bằng nước ấm khi hạt nứt nạnh thì đem gieo. Hình 2.2.38: Ủ hạt 3.2.2. Gieo hạt vào bầu * Chuẩn bị dụng cụ vật tư - Que cấy, ghế ngồi, ô doa, rá đựng hạt - Vật tư: Hạt Sơn đã xử lý, tế guột, tre, lưới đen, bầu ươm hạt đã được tưới ẩm
  47. 46 Hình 2.2.39: Tưới ẩm luống bầu trước khi gieo hạt * Qui trình kỹ thuật gieo hạt vào bầu - Sơ đồ tóm tắt trình tự các bước gieo hạt vào bầu: Tạo lỗ Tra Lấp Che Tưới gieo hạt đất phủ nước hạt - Qui trình kỹ thuật gieo hạt Sơn ta vào bầu Bước 1: Tạo Lỗ gieo hạt Dùng que cấy tạo lỗ gieo hạt ở giữa bầu sâu bằng chiều dài hạt. Hình 2.2.40: Tạo lỗ gieo hạt - Bước 2: Tra hạt Khi hạt đã nứt nanh thì tiến hành tra hạt vào bầu - Tra hạt vào chính giữa bầu mỗi bầu gieo từ 1-2 hạt Hình 2.2.41: Tra hạt
  48. 47 Bước 3: Lấp đất Sàng đất bột rắc bổ sung lên mặt luống bầu, lấp dầy gấp 1 – 2 lần đường kính hạt. Hình 2.2.42: Lấp đất Bước 4: Che phủ Tủ rơm rạ đã đập sạch thóc hoặc ràng ràng lên luống, hoặc làm dàn che, che nắng 70 – 80%. Bước 5: Tưới nước Hình 2.2.43: Che phủ bằng lưới Dùng thùng hoa sen có lỗ nhỏ đường kính 0,2cm tưới 1- 2 lần/ngày, tưới 2-3 lít/m2/lần. Chú ý: Quá trình chăm sóc tỉa bớt chỉ giữ lại mỗi bầu 1 cây sinh trưởng tốt nhất, cấy dặm cây tỉa vào những bầu không có cây. 4. Chăm sóc cây con ở vườn ươm 4.1. Tưới nước Lượng nước tưới (4-5lít/m2/lần), 1 – 2 ngày tưới 1 lần. Căn cứ vào đặc điểm loài cây, tuổi cây thời tiết mà xác định lượng nước tưới, số lần tưới, phương pháp tưới cho phù hợp đảm bảo đủ ẩm cho luống cây con. Cây mầm gieo thường xuyên phải tưới nước buổi sáng, chiều tối, lúc còn nhỏ tưới 2 -3 lít nước/m2 lớn lên tăng dần theo tuổi của cây 4 - 5 lít/m2, tùy theo thời tiết mà điều chỉnh số lần tưới cho phù hợp.
  49. 48 Có 2 phương pháp tưới: - Tưới phun áp dụng cho nền đất - Tưới thấm áp dụng với nền cứng * Chú ý: - Nguồn nước tưới đảm bảo sạch. - Tưới không để cây bị gãy, đổ. Hình 2.2.44: Tưới nước chăm sóc cây con vườn ươm 4.2. Làm cỏ, phá váng Cỏ dại ở vườn ươm phát triển rất mạnh, cạnh tranh dinh dưỡng và nước với cây con, đồng thời còn tạo môi trường cho sâu bệnh hại phát sinh, phát triển do đó phải làm cỏ thường xuyên cho cây. Chủ yếu áp dụng làm cỏ xới đất đối với những loại hạt to gieo theo hàng hoặc bầu để tạo điều kiện cho hạt nẩy mầm nhanh Hình 2.2.45: Làm cỏ rãnh luống
  50. 49 Hình 2.2.46: Làm cỏ luống bầu Phá váng theo định kỳ 15 - 20 ngày/lần làm lúc trời mát và đất ẩm làm xong phải tưới nước cho mặt đất ổn định. Hình 2.2.47: Pha váng 4.3. Che phủ 4.3.1. Che nắng Mục đích làm giảm nhiệt độ cho đất, điều tiết ánh sáng cho phù hợp tùy theo từng loài cây ưa sáng hay ưa bóng, thời gian che phủ dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái của từng loài cây VD: Bạch đàn, keo thời gian che 7 - 10 ngày, quế, hồi, mỡ thời gian che phủ 2/3 thời gian cây nuôi dưỡng ở vườn ươm. Che nắng mưa cho cây sau cấy, độ che phủ 50%. Sau 5 ngày dỡ dần dàn che và 15 ngày sau thì dỡ hết. Định kỳ tưới nước, lượng nước tưới tưới 3 lit/m2 . Định kỳ làm cỏ phá váng. 4.3.2. Che mưa chống rét Khi thời tiết mưa to, gió rét cần phải che cây để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển bình thường không bị đột ngột cây dễ mắc bệnh như thối rễ, thối thân
  51. 50 Hình 2.2.48: Che phủ vườn ươm 4.4. Bón phân - Bón thúc cho cây ươm trên mặt đất. - Dùng phân chuồng ủ hoai trộn với tro bếp sàng trên mặt luống cây con (2 - 3 kg/m2 bón xong tưới rửa lá. - Dùng phân NPK hòa nước (300g + 10 lít nước/1000 bầu). Định kỳ 15 ngày 1 lần lượng bón không quá 1g/1 bầu, tháng cuối cùng ngừng bón. - Bón cho luống bầu Tùy theo sự sinh trưởng phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Dùng NPK bón thúc bằng phương pháp hoàn tan trong nước rồi tưới cho cây, mỗi tuần bón một lần, ngừng bón trước khi cây xuất vườn 2 tuần. Tỷ lệ bón: Lần 1 bón 1kg NPK/10.000 cây Lần 2: bón 1.5kg NPK/10.000 cây Lần 3: bón 2kg NPK/10.000 cây Lần 4: bón 1kg NPK/10.000 cây Lần 5: bón 1kg NPK/10.000 cây
  52. 51 Hình 2.2.49 : Tưới phân chăm sóc vườn ươm cây sơn 4.5. Đảo bầu và điều tra phân loại cây 4.5.1. Đảo bầu Trong quá trình sinh trưởng, luống cây có hiện tượng phân hóa cây cao, thấp, lớn, nhỏ do đó chúng ta cần chuyển bầu phân loại cây để tập trung những cây có cùng cấp chiều cao vào một khu vực tiện cho quá trình chăm sóc. Khi chuyển bầu, nếu rễ cây đã mọc dài xuyên qua đáy bầu phải cắt bỏ rễ. Dùng dao hoặc kéo sắc cắt. Sau khi cắt cần che bóng và tưới nước cho cây đến khi cây phục hồi thì bỏ che. Hình 2.2.50: Luống cây sơn đã đảo và phân loại bầu 4.5.2. Điều tra phân loại cây con * Mục đích Là một việc làm cần thiết, nhằm mục đích kiểm kê nắm được số cây tốt, xấu, xếp riêng để có biện pháp chăm sóc phù hợp, mỗi lần phân loại di chuyển bầu sẽ làm hạn chế sự phát triển của bộ rễ vượt ra khỏi túi bầu, đồng thời giúp cho cây phát triển cân đối về đường kính và chiều cao. * Phương pháp điều tra
  53. 52 Phương pháp điều tra là đo đếm trên ô tiêu chuẩn, từ kết quả trên ô tiêu chuẩn suy ra toàn vườn. + Diện tích đo đếm 2 - 4% diện tích gieo ươm. + Ô tiêu chuẩn có hình vuông. + Diện tích ô tiêu chuẩn: 0,25 m2 ( cạnh 0,5m ). + Ô tiêu chuẩn đo ngẫu nhiên. 5. Phòng trừ sâu bệnh hại 5.1 Một số loài sâu hại và biện pháp phòng trừ Hình 2.2.51: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại 5.1.1. Một số loại sâu hại thường gặp ở vườn ươm Sâu hại là những loài côn trùng gây hại hoặc gây khó chịu cho các hoạt động, ảnh hưởng xấu và thiệt hại đến lợi ích của con người. Sâu hại cùng với nhện hại, cỏ dại, bệnh hại (nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng), gặm nhấm Tạo thành sinh vật gây hại hoặc vật gây hại. Khái niệm này chỉ mang tính tương đối vì nó phụ thuộc vào không gian và thời gian bởi vì “ảnh huởng xấu” chỉ xảy ra khi sâu hại dưới một điều kiện môi trường nào đó phát triển với số lượng lớn. a) Nhóm dế mèn Dế mền Dế dũi
  54. 53 Hình 2.2.52. Nhóm dế mèn Trong vườn ươm cây lâm nghiệp, thường gặp 3 loài trong nhóm dế là: Dế dũi: Phá hại cây ươm từ tháng 4-10, mạnh nhất là vào tháng 5-6. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới đất, ban đêm, cả dế non và dế trưởng thành, thường cày những đường ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ cây. Dế mèn nâu lớn: Phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở dưới hang sâu khoảng 20 cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn. Dế mèn nâu nhỏ: Phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5. ban ngày chúng ẩn nấp dưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra ăn cây con. b) Nhóm bọ hung Nhóm này bao gồm bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bọ cánh cam Hình 2.2.53: Nhóm bọ hung Trong vườn ươm thường gặp những loài bọ hung sau: Bọ hung nâu lớn: Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo dài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục. Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non. Bọ cánh cam: Một năm xuất hiện 2 đợt. Đợt 1 từ tháng 2 đến tháng 5. Đợt 2 vào tháng 11. Sâu trưởng thành bay ra ăn lá các loài cây vào ban đêm. Sâu non sống ở trong đất ăn rễ cây con. Bọ cánh cam: Một năm có một thế hệ. Thời gian vũ hoá kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Sâu trưởng thành ban ngày đậu dưới tán cây, ban đêm bay ra ăn lá. Sâu non sống ở trong đất, phá hại mạnh rễ cây vào lúc chập tối và sáng sớm.
  55. 54 Bọ sừng: Một năm có 1 thế hệ. Sâu trưởng thành xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 10, ban ngày đậu trên cây gặm vỏ thành các mảng lớn. Sâu non sống trong đất ăn cả rễ cây con và cây lớn. c) Nhóm sâu xám: Bao gồm: sâu xám lớn, sâu xám nhỏ, sâu xám vàng. * Sâu xám nhỏ Sâu xám nhỏ một năm có 5 - 7 lứa, phá hại ở giai đoạn sâu non. Hình 2.2.54: Sâu xám nhỏ 5.1.2. Biện pháp phòng, trừ sâu hại Loài sâu hại Tác hại Biện pháp phòng trừ - Phòng: + Làm cỏ, phát quang + phun thuốc Folithion 0,1% - Cắn mầm non, cắn + Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo ngang thân cây con ươm. Nhóm dế mèn - Phá hoại vào ban - Trừ: Phun thuồc Folithion đêm 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối + Bả độc gồm: Cám rang, rau lang băm nhỏ, thuốc Bassa 0,1% hoặcFolithion 0,1% - Sâu non sống trong - Phòng: đất phá hoại rễ và cây Nhóm sâu bọ + Làm cỏ, phát quang non. hung + Phun thuồc Folithion 0,1% - Sâu trưởng thành ăn bổ sung lá bạch đàn, + Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo
  56. 55 phi lao, xà cừ ươm, xới đất để diệt nhộng. - Phá hoại vào ban - Trừ: phun thuồc Folithion đêm. 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối. - Phòng: + Tháo nước vào ngâm cho chết sâu non, nhộng. + Làm cỏ, phát quang - Ăn lá, cắn mầm non + phun thuồc Folithion 0,1% - Phá hoại vào ban + Xử lý tiêu độc đất trước khi gieo đêm, ăn xong nằm ươm, xới đất để diệt nhộng. Sâu xám ngay dưới gốc cây mới bị hại - Trừ: + Bắt sâu non vào sáng sớm + Làm bả độc như bả độc diệt dế + Phun thuốc Bi 58 0,05%- 0,1%; thuồc Folithion 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối. + Bẫy đèn bắt sâu xám trưởng thành. -Phòng: - Là loại sâu ăn lá, phá + Làm cỏ, phát quang hoại mạnh nhất đối với + phun thuốc Admire 050EC, pha Bọ rầy bạch đàn 1ml thuốc với 1 lít nước - Phá hoại vào ban +Trừ: phun thuốc Bassa 1/2000, đêm thuốc Bi58 0,05% - 0,1% lên luống cây bị hại vào lúc chập tối 5.2. Một số loại bệnh hại thường gặp và biện pháp phòng, trừ Bệnh cây rừng là một loại tác hại của tự nhiên, nó tác động và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển không bình thường của cây rừng, thậm chí làm cho cây bị chết và gây ra những tổn thất về kinh tế và sinh thái. Chúng ta gọi hiện tượng không bình thường đó là bệnh cây (Phytopathology). 5.2.1. Bệnh lở cổ rễ * Triệu chứng - Thối hạt, thối mầm: hạt gieo bị thối không mọc được .
  57. 56 - Cây mầm đổ non, cây mầm bị nấm xâm nhiễm phần cổ rễ, cây bị đổ gục từng đám nhỏ sau lan thành từng mảng lớn trên luống gieo. - Cây con chết đứng: nấm phá hoại trên cổ rễ của khoảng 1- 2cm làm cho cây chết đứng. * Tác hại - Thối hàng loạt hạt giống. - Chết hàng loạt cây con. * Biện pháp phòng trừ: - Biện pháp phòng: + Xử lý đất trước khi gieo ươm: + Cày bừa kỹ, phơi ải đất + Phun thuốc booc đô 0,5% (5g Booc đô pha 1 lít nước) hoặc benlate 0,15% (1,5g Benlate pha 1 lít nước); duy trì độ ẩm đất 60 – 70%. - Biện pháp trừ: Nhổ cây bị bệnh tập trung đốt, Phun thuốc một tuần/lần dùng booc đô 0,5% - 1% hoặc benlate 0,15 – 0, 2% phun 1 lít trên 4m2 . 5.2.2. Bệnh nấm phấn trắng (mốc sương) - Là loại bệnh hại lá đối với nhiều loài cây rừng, cây nông nghiệp như: keo, cà chua , khoai tây . * Triệu chứng - Bột trắng mịn ở cả 2 mặt lá, sau chuyển sang màu xám. - Lá bị bệnh nặng có màu đen. - Lá xoăn, cứng dòn, khô từ mép lá. * Tác hại: Cây bị bệnh nhẹ vẫn sinh trưởng chậm Cây bị bệnh nặng sẽ bị chết. *Biện pháp phòng trừ - Biện pháp phòng: phun booc đô 0,5% hoặc benlate 0,15% - Biện pháp trừ: + Ngắt lá bị bệnh, nhôr cây bị bệnh nặng tập trung đốt. + Phun thuốc lưu huỳng- vôi nồng độ 1/60 hoặc zinep 0,3 – 0,5g /1lít nước, 1 tuần/ lần.
  58. 57 5.3. Một số chú ý khi phòng trừ sâu bệnh hại 5.3.1. Thuốc hóa học - Mỗi loại thuốc chỉ phòng, trừ được một số loài sâu hại hoặc một số loại bệnh hại nhất định vì vậy cần nắm được đặc tính, công dụng và nồng độ sử dụng của từng loại thuốc - Muốn sử dụng thuốc an toàn và có hiệu quả cần phải thực hiện 4 đúng: + Dùng đúng loại thuốc. Tùy theo từng loài sâu hại, từng loại bệnh hại mà chọn loại thuốc cho phù hợp. + Dùng thuốc đúng lúc. Dùng thuốc khi sâu, bệnh còn ở diện hẹp, giai đoạn sâu non đã phát triển dễ mẫn cảm với thuốc, phun thuốc vào lúc trời râm mát. + Dùng thuốc đúng nồng độ, đủ liều lượng + Sử dụng đúng kỹ thuật. * Chú ý: - Không dùng thuốc nằm trong danh mục cấm sử dụng của nhà nước. - Không dùng thuốc khi không có nhãn hiệu rõ ràng. - Không dùng thuốc khi không rõ nguồn gốc. 5.3.2. Phương pháp pha chế thuốc Booc đô phòng trừ bệnh - Đặc điểm: thuốc ở dạng dung dịch màu xanh da trời tươi, lâu lắng đọng. - Công dụng: Dùng dể phun phòng, trừ bệnh do nấm gây nên như bệnh lở cổ rễ, rơm lá thông, mốc sương, đốm than, rụng lá, loét vỏ do vi khuẩn. - Ngoài ra còn có tác dụng kích thích cây sinh trưởng. - Nồng độ thường dùng 0,5% - 1% - Nguyên liệu pha thuốc booc đô: + Nước sạch + Phèn xanh (Cu S04) + Vôi (Vôi sống hoặc vôi tôi) * Chú ý: Nồng độ thuốc booc đô 0,5% pha thuốc theo công thức: 1 phần phèn xanh + 1 phần vôi sốnghoặc 1,3 phần vôi tôi+ 200 phần nước. * Nồng độ 1% pha thuốc theo công thức: 1 phần phèn xanh + 1 phần vôi sống hoặc 1,3 phần vôi tôi + 100 phần nước. Được phép lấy lượng nước cần thiết để pha thuốc bằng lượng dung dịch cần phải pha: Liều lượng phun các loại thuốc thường 1 lít / 4- 5 m2. + Tính toán lượng nguyên liệu để pha thuốc:
  59. 58 Ví dụ: Hãy tính các nguyên liệu để pha thuốc booc đô phun phòng bệnh lở cổ rễ cho loài cây mỡ trên diện tích 20m2, nồng độ cần pha 0,5%, liều lượng phun 1 lít/ 4m2. Lượng thuốc pha dự phòng: 10% Giải: Lượng dung dịch tính được là: 20m2: 4m2/ lít =5 lít. Lượng thuốc dự phòng là: 10 5lít x = 0,5 lít 100 Lượng dung dịch cần pha là: 5 lít + 0,5 lít = 5,5 lít. Lượng nước cần pha thuốc bằng lượng dung dịch cần pha bằng 5,5 lítdung dịch Lượng phèn xanh là. 5,5 lít x 5g/1 lít = 27,5 gam Lượng vôi sống bằng lượng phèn xanh = 27,5 gam Lượng vôi tôi là. 27,5x 1,3 = 37,75g + Cách pha thuốc bằng 3 chậu: Chia lượng nước cần để pha thuốc thành 2 phần bằng nhau: + Cách pha thuốc bằng 2 chậu: Chia lượng nước để pha thuốc chia làm 3 phần: 1 phần để hòa tan vôi, 2 phần nước dùng để hòa tan phèn xanh. * Chú ý: Không đổ dung dịch vôi sang dung dịch phèn xanh, pha thuốc xong sử dụng ngay, không để lâu quá 12 giờ vì thuốc kết tủa làm giảm tác dụng của thuốc. 5.3.3. Biện pháp sinh học Để phòng trừ sâu bệnh hại có kết quả tốt cần phải kết hợp biện pháp hóa học và biện pháp sinh học * Nội dung biện pháp sinh học - Làm bả độc ( đã đề cập trong phòng trừ dế và sâu xám) - Lợi dụng các loài chim sâu và côn trùng có ích để diệt sâu hại. - Tận dụng những cây sẵn có ở địa phương để làm thuốc trừ sâu. + Cây thuốc lá, cây thuốc lào: Dùng cây thuốc lá, cây thuốc lào hoặc chế phẩm phơi khô nghiền thành bột dùng làm thuốc trừ sâu hoặc 1kg thuốc lá, thuốc lào khô + 10 lít nước + 0,2 kg vôi sống ngâm trong 24 giờ, lọc lấy nước pha loãng 15 – 20 lần thêm 0,2 % xà phòng để phun.
  60. 59 + Dùng hạt của cây củ đậu hoặc lá xoan .nghiền nhỏ, pha với 0,2% xà phòng rồi đem phun trừ sâu. - Thuốc trừ sâu vi sinh: Thuốc vi khuẩn BT Thiên nông diệt trừ sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu cuốn lá liều dùng 1 gói 10g pha 60 lít nước phun ướt đẫm. 6. Hãm cây 6.1. Mục đích hãm cây - Rèn luyện cho cây quen dần với điều kiện khô hạn, thiếu chất dinh dưỡng. - Giúp cây cứng cáp, đanh ngọn khi trồng đạt tỷ lệ sống cao. - Thời điểm hãm cây: trong giai đoạn cuối cùng ở vườn ươm thường trước khi cây suất vườn từ nửa tháng đến một tháng. 6.2. Biện pháp hãm cây - Dịch chuyển bầu, phân cấp, xén rễ, cắt lá. - Tập trung những cây có cùng cấp chiều cao trên một luống. - Xén bớt một phần rễ xuyên qua đáy bầu. - Cắt bớt những lá già. Hình 2.2.55. Cây con đã cắt lá * Chú ý - Sau khi dịch chuyển bầu cần tưới nước và tre nắng đến khi cây ổn định. - Lần cuối cùng thực hiện chuyển bầu trước 10 – 15 ngày.
  61. 60 Hình 2.2.56. Cắt rễ cây con 7. Tiêu chuẩn cây sơn xuất vườn Chất lượng rừng trồng nguyên liệu giấy tốt hay xấu, ngoài ảnh hưởng của kỹ thuật trồng, chăm sóc bảo vệ, điều kiện lập địa, còn do cây con đem trồng có đủ tiêu chuẩn hay không quyết định. Tiêu chuẩn cây con đem trồng bao gồm hai mặt phẩm chất và tuổi cây. Đánh giá phẩm chất cây ươm, chủ yếu căn cứ vào hình thái của cây ươm, biểu hiện ở đường kính cổ rễ, chiều cao cây phải đạt một kích thước nhất định tùy thuộc vào loài cây. Về tuổi cây con tùy thuộc vào mục đích kinh doanh, đắc tính sinh vật của loài cây, đất, điều kiện lập địa và kinh tế mà qui định tuổi cây có khác nhau. Tùy từng loài cây khác nhau mà thời điểm xuất vườn và tiêu chuẩn cây con xuất vườn là khác nhau.
  62. 61 Hình 2.2.57: Luống cây sơn đạt tiêu chuẩn Hình 2.2.58: Cây Sơn đủ tiêu chuẩn xuất vườn - Cây từ 2,5-3 tháng tuổi - Chiều cao 25-30 cm, đường kính cổ rễ: 0,3 – 0,4 cm - Hình thái: cây cứng cáp, khỏe mạnh, xanh tốt, không bị nấm bệnh, không cụt ngọn, không giập gẫy, không bị cong gốc và có 7-9 la thật trở lên. - Cây mọc cân đối giữa tâm bầu, - Hệ rễ phát triển đến đáy bầu, bầu còn nguyên vẹn - Ngừng tưới phân trước khi đi trồng 2 tuần. Trong trường hợp phải lưu cây trong vườn ươm lâu hơn thì hạn chế tưới nước bón phân để hãm cây. - Cây xuất vườn phải cứng cáp nhưng không cằn cỗi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Trình bày tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm lập vườn ươm? Câu 2: Tiêu chuẩn cây mẹ Sơn ta lấy giống? Câu 3: Trình bày các bước xử lý hạt Sơn ta giống? Câu 4: Trình bày các bước kỹ thuật gieo hạt vào bầu? Câu 5: Trình bày triệu chứng của các loại sâu hại cây con tại vườn ươm? Câu 6: Trình bày triệu chứng của các loại bệnh hại cây con tại vườn ươm? Câu 7: Tại sao không được đổ dung dịch vôi vào dung dịch phèn xanh trong quá trình pha chế Boocđô? Câu 8: Điền dấu x vào phương án trả lời đúng
  63. 62 Tuổi cây giống xuất vườn: 1 – 1,5 tháng 2 – 2,5 tháng 3 – 3,5 tháng Câu 9: Tiêu chuẩn cây con xuất vườn? 2. Bài thực hành 2.1. Bài thực hành số 2.3.1: Thiết kế các công trình trong vườn ươm 2.2. Bài thực hành số 2.3.1: Xử lý hạt Sơn ta 2.3. Bài thực hành số 2.3.2: Đóng bầu gieo ươm cây Sơn ta 2.4. Bài thực hành số 2.4: Chăm sóc cây con ở vườn ươm C. Ghi nhớ * Tiêu chuẩn lựa chọn cây mẹ lấy giống - Cây mẹ Sơn ta lấy giống chọn cây Sơn già đã cắt nhựa được 2-3 năm, ra hoia kết quả từ năm thứ 2 trở đi, hạt giống và vật liệu sinh dưỡng từ các cây mẹ, rừng giống, vườn giống đã được công nhận. - Tuổi cây mẹ trên 4 năm, cây sinh trưởng tốt, phát triển cân đối, thân thẳng, tán tròn đều, không sâu bệnh. * Trình tự các bước kỹ thuật đóng bầu Lấy túi Dồn hỗn Dồn hỗn Xếp bầu Áp đất bầu hợp lần hợp lần vào tạo má 1 2 luống luống * Yêu cầu kỹ thuật đóng và xếp bầu vào luống - Thành bầu không bị gấp khúc - Đáy bầu chặt, nhấc nhẹ tại chỗ không bị tụt đáy (đối với loại vỏ bầu bằng P.E thủng đáy).Độ xốp trong bầu đảm bảo 50 – 60 %. Miệng bầu phảng - Bầu xếp đúng thẳng và xít nhau - Mặt luống bầu phẳng - Áp đất kín bầu tạo má luống. * Trình tự các bước gieo hạt vào bầu. Che phủ, Tạo lỗ Tra hạt Lấp đất tưới nước * Biện pháp hãm cây - Dịch chuyển bầu, phân cấp, xén rễ, cắt lá. - Tập trung những cây có cùng cấp chiều cao trên một luống. - Xén bớt một phần rễ xuyên qua đáy bầu.
  64. 63 - Cắt bớt những lá già. - Sau khi dịch chuyển bầu cần tưới nước và tre nắng đến khi cây ổn định. - Lần cuối cùng thực hiện chuyển bầu trước 10 – 15 ngày. * Tiêu chuẩn cây xuất vườn - Cây từ 2,5-3 tháng tuổi - Chiều cao 25-30 cm, đường kính cổ rễ: 0,3 – 0,4 cm - Hình thái: cây cứng cáp, khỏe mạnh, xanh tốt, không bị nấm bệnh, không cụt ngọn, không giập gẫy, không bị cong gốc và có 7-9 la thật trở lên. - Cây mọc cân đối giữa tâm bầu, - Hệ rễ phát triển đến đáy bầu, bầu còn nguyên vẹn - Cây xuất vườn phải cứng cáp nhưng không cằn cỗi. Bài 3: Trồng rừng Sơn ta MĐ 02-03 Mục tiêu: - Trình bày được tiêu chuẩn đất trồng và kỹ thuật trồng Sơn ta. - Thực hiện được kỹ thuật làm đất, đào hố, bón lót đúng yêu cầu kỹ thuật. - Trồng được Sơn ta đảm bảo đúng kỹ thuật. - Đảm bảo an toàn, vệ sinh, tiết kiệm nguyên vật liệu. A.Nội dung 1. Chuẩn bị hiện trường trồng rừng Sơn ta 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư Hình 2.3.1: Dao phát Hình 2.3.2: Cuốc chim Hình 2.3.3: Cuốc bàn
  65. 64 Hình 2.3.4: Cưa Vật tư nguyên liệu Phân chuồng hoai mục, phân NPK Hình 2.3.5: Phân vô cơ Hình 2.3.6: Phân hữu cơ 1.2. Phát dọn thực bì - Những nơi thực bì thưa, xấu không cản trở cho việc làm đất, có thể không cần xử lý thực bì. Nếu thực bì là cỏ tranh, tế guột, dùng phương pháp phát dọn toàn diện - Nếu thực bì là cây bụi cao, có thể phát toàn diện hoặc theo băng
  66. 65 Hình 2.3.7: Phát dọn thực bì *Quy trình kỹ thuật phát Phát từ chân dốc phát lên, hướng phát theo đường đồng mức. Bước 1: Phát luỗng thảm tươi, dây leo cây bụi, chặt cây nhỏ trước chặt cây lớn sau, phát thấp gốc 12m 1.3. Làm đất trồng rừng Sơn ta * Làm đất bằng thủ công Cuốc hố theo đường đồng mức, tạo thành bậc thang, lúc đầu tạo băng rộng 0,6-0,8m, sau tiếp tục tạo băng rộng 1m trong quá trình chăm sóc - Kích thước hố: 40x40x40cm, Hình 2.3.8: Cuốc hố trồng sơn ta
  67. 66 Hình 2.3.9: Hố trồng Sơn Hình 2.3.10: Bón lót * Làm đất bằng cơ giới: (áp dụng cho những nơi có điều kiện thâm canh cao) Nơi có điều kiện thì làm đất bằng cơ giới - Cày toàn diện, cày theo băng - Cày ngầm sâu 0,5-0,6m. Cày trước khi trồng ít nhất 15-20 ngày. Cuốc hố trên băng cày kích thước 30x30x30 cm. Có thể cuốc hố trước hoặc vừa cuốc hố vừa trồng * Bón lót Bón lót bằng phân NPK và phân chuồng, số lượng bón: 0,15kg NPK + 2 kg phân chuồng/hố. Bón vào thời gian lấp hố trước khi trồng 7-10 ngày. * Lấp hố: Tiến hành trước khi trồng 15-20 ngày. Dùng lớp đất mặt trộn đều với đất quanh hố lấp đầy miệng hố. Hình 2.3.11: Trộn phân Hình 2.3.12: Hố được lấp với lớp đất mặt hoàn chỉnh
  68. 67 2. Thời vụ, mật độ và khoảng cách trồng Sơn ta 2.1. Thời vụ - Trồng vào vụ xuân, xuân hè, từ tháng thích hợp nhất tháng 2-3 . - Riêng đối với các vùng có mùa đông rét đậm kéo dài cho phép trồng thêm vụ trồng phụ vào đầu mùa thu (tháng 8,9) - Chọn ngày râm mát, lặng gió, (có mưa phùn càng tốt) không trồng vào những ngày nắng nóng, lạnh giá hay gió bão. 2.2. Mật độ, khoảng cách trồng Sơn ta - Trồng thuần loài: Trồng bằng cây con có bầu, hoặc cây ghép Mật độ 2000 cây/ha -Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp - Trồng hỗn giao với cây Nông nghiệp (Đậu, lạc, Sắn ) trong 1-2 năm đầu: Trồng bằng cây con có bầu, hoặc cây ghép Mật độ trồng 1600 cây/ha) - Trồng phân tán: Trồng bằng cây con có bầu cao >1 m dọc các đường đi, bờ kênh, mương.Cự ly 3-4m/cây 3. Kỹ thuật trồng rừng Sơn ta 3.1. Chuẩn bị dụng cụ vật tư - Bay, quang gánh, kéo, cuốc bàn Hình 2.3.13: Bay Hình 2.3.14: Cuốcbàn Hình 2.3.15: Kéo
  69. 68 3.2. Bứng và chuyển cây 3.2.1. Bứng cây Sơ đồ bứng cây con đem trồng Tưới nước Bứng cây Cắt Xén rễ Sơ đồ bứng cây con đem trồng Qui trình bứng cây * Bước 1: Tưới nước - Yêu cầu: Tưới cho luống cây trước 1/2 -> 1 ngày trước khi bứng. - Lượng nước tưới 4 -> 5 lít/ m2. Hình 2.3.16: Tưới cây trước khi bứng * Bước 2: Bứng cây - Dụng cụ: Dùng bay để đánh cây. - Thao tác: Tay không thuận đỡ bầu, tay thuận cầm bay, ấn một lực mạnh dưới đáy bầu rôì bẩy nhẹ cây lên, lấy bầu ra khỏi luống. - Yêu cầu: Tránh làm tổn thương đến cây, vỡ bầu (Khi rễ cọc chưa đứt không được nhấc cây, dễ làm vỡ bầu).
  70. 69 Hình2.3.17: Bứng cây * Bước 3: Cắt bớt lá Nhằm hạn chế sự thoát hơi nước của cây qua lá, tránh cho cây không bị khô héo do mất nước. - Yêu cầu: Với những loài cây lá rộng, cắt 1/3 số lá ở phía dưới, mỗi phiến cắt từ 1/2 -> 1/3 phiến lá. Hình 2.3.18: Cây con cắt bớt lá * Bước 4: Cắt bớt rễ Những bầu nào rễ cọc quá dài (xiên khỏi đáy bầu) dùng kéo cắt sát vào đáy bầu.
  71. 70 Hình 2.3.19: Cắt bớt rễ cây giống 3.2.2. Vận chuyển cây Xếp cây - Vận chuyển thủ công Xếp cây vào rổ (rổ tre hoặc rổ sắt): đặt một số cây vào giữa rổ rồi xếp ra xung quanh cho đến khi kín rổ, ngọn cây chụm vào giữa, sau đó dùng dây mềm buộc túm ngọn cây lại nhẹ nhàng không để gẫy ngọn. - Vận chuyển bằng ô tô Xếp cây vào khay: Xếp cây vào khay, xếp so le cho bầu sát vào nhau; xếp khay lên xe từ dưới lên trên (xe có giàn khung), từ trong ra ngoài, sít nhau, chèn chặt các khay để tránh xô xát khi xe chạy; Trường hợp không có khay: Xếp trực tiếp trên sàn xe từ trong ra ngoài, cây xếp nghiêng tựa vào thành xe phía trước, xếp sít nhau và so le, có thể xếp 5-6 lượt chồng lên nhau; Xếp cây vào túi nilon: Cây giống được xếp vào túi nlon loại 5 kg, mỗi túi xếp 50 cây sơn. Mỗi túi xếp làm 3 lớp cây, mỗi lớp cây xếp làm 3 hàng, mỗi hàng xếp 6 cây, lớp cây cuối cùng xếp thêm 2 cây.Yêu cầu xếp cây đúng kỹ thuật theo từng lớp từng hàng thi cây không bị dập nát, gãy ngọn và kiểm soát được lượng cây đem trồng.
  72. 71 Hình 2.3.20: Xếp cây vào túi nilon Chú ý: Xe chở cây phải có mui che kín để tránh nắng và gió lùa làm dập nát ngọn cây. Vận chuyển cây * Vận chuyển bằng dụng cụ thủ công - Xếp cây vào sảo tre, đặt một số bầu cây vào giữa sảo rồi xếp cho kín sảo, dùng dây mềm buộc gọn ngọn cây lại tránh va quệt làm gẫy ngọn. - Nếu nơi trồng rừng gần thì gánh cây đi trồng. * Vận chuyển bằng xe cơ giới. - Nếu nơi trồng rừng xa ( > 5 - 10 km ) và khối lượng trồng rừng mhiều có điều kiện dùng xe cơ giới để vận chuyển cây. * Chú ý: Khi vận chuyển bằng xe phải có mui xe để bảo vệ cây, xe chạy với tốc độ vừa phải. - Xếp các túi cây lên xe : Xếp so le các túi cây và xếp theo hang, theo tầng sao cho các túi bầu khít vào nhau và không bị gãy ngọn. 3.3. Kỹ thuật trồng * Sơ đồ kỹ thuật trồng Rạch bỏ túi Đặtcây vào Lấp đất Tạo hố bầu hố Sơ đồ kỹ thuật trồng * Qui trình kỹ thuật trồng - Bước 1: Tạo hố trồng cây.
  73. 72 Dùng cuốc hoặc bay trồng cây để moi đất trên hố đã chuẩn bị trước, tạo hố nhỏ ở giữa hố lớn sâu hơn chiều cao của bầu 2 -> 4 cm. Hình 2.3.21: Tạo hố trồng sơn Bước 2: Rạch vỏ bầu. Vỏ bầu bằng polyetylen thì phải rạch bỏ, tay không thuận cầm bầu, tay thuận cầm dao tem rạch vỏ bầu sao cho không đứt rễ. Hình 2.3.22: Rạch bỏ vỏ bầu - Bước 3: Đặt cây xuống hố. Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố từ 2 -> 4cm Hình 2.3.23: Đặt cây vào hố
  74. 73 - Bước 4: Lấp đất. + Lấp đất lần 1. Dùng đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, dùng hai bàn tay nén đất xung quanh bầu theo chiều thẳng đứng. Hình 2.3.24: Lấp đất lần 1 + Lấp đất lần 2. Đất đập nhỏ phủ kín bầu, nén đất lần 2. Hình 2.3.25: Lấp đất lần 2 + Lấp đất lần 3. Lấp đất phủ kín mặt hố ( Trên cổ rễ cây từ 1 -> 2 cm) không nén đất, tạo mặt hố bằng hoặc lõm hoặc hình mâm xôi tuỳ theo loài cây
  75. 74 Hình 2.3.26: Lấp đất lần 3 * Điều kiện áp dụng: áp dụng phổ biến hiện nay đối với nhiều loài cây đặc biệt là những loài cây trồng rễ trần khó sống. * Ưu, nhược điểm - Ưu điểm: Bộ rễ không bị tổn thương khi bứng vận chuyển, tỷ lệ sống cao, cây sinh trưởng mạnh, rừng mau khép tán. - Nhược điểm: Tốn công vận chuyển, giá thành trồng rừng cao, kỹ thuật trồng phức tạp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Tiêu chuẩn cây giống sơn đem trồng? Câu 2: Qui trình kỹ thuật trồng sơn? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 3.3.1: Thực hiện trồng 50 cây Sơn C. Ghi nhớ * Thời vụ trồng Sơn ta - Trồng vào vụ xuân, xuân hè, từ tháng thích hợp nhất tháng 2-3 . - Riêng đối với các vùng có mùa đông rét đậm kéo dài cho phép trồng thêm vụ trồng phụ vào đầu mùa thu (tháng 8,9) * Mật độ, khoảng cách trồng Sơn ta - Áp dụng phương pháp trồng cây con có bầu - Trồng thuần loài: mật độ 2000 cây/ha
  76. 75 - Trồng hỗn giao với cây Nông nghiệp (Đậu, lạc, Sắn ) trong 1-2 năm đầu: mật độ trồng 1600 cây/ha) - Trồng phân tán: 3-4m/cây * Sơ đồ bứng cây con đem trồng Tưới nước Bứng cây Cắt Xén rễ * Sơ đồ kỹ thuật trồng Rạch bỏ túi Đặtcây vào Lấp đất Tạo hố bầu hố
  77. 76 Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta MĐ 02-04 Thời gian: 22 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta. - Thực hiện được các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng Sơn ta. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. A. Nội dung 1. Chăm sóc Sơn ta 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Dụng cụ: Cuốc, dao phát, xô chậu . Hình 2.4.1. Cuốc bàn Hình 2.4.2. Dao phát - Vật tư: phân bón, thuốc BVTV, cây con đủ tiêu chuẩn 1.2. Kiểm tra, trồng dặm - Sau khi trồng 2-3 tuần và sau 3 tháng đầu tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống, trồng dặm kịp thời những cây bị chết. - Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày có thời tiết thuận lợi nhất. 1.3. Chăm sóc rừng Sơn ta - Chăm sóc từ 2-3 năm liên tục, mỗi năm từ 2-3 lần. Nội dung chăm sóc bao gồm:
  78. 77 1.3.1. Phát dọn thực bì - Mục đích: Để cây con không bị thực bì chen lấn, chèn ép tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt. - Nội dung kỹ thuật: + Ba năm đầu mỗi năm phát quang 2-3 lần vào trước mùa sinh trưởng của cây trồng (Đối với rừng trồng trên đất thứ sinh cải tạo hoặc trồng làm giàu rừng). + Đối với dây leo, cây bụi không có giá trị kinh tế phải phát triệt để, phát sát gốc dập cành nhánh sát mặt đất. + Đối với những cây tạp chỉ phát những cây chèn ép cây trồng những cây tái sinh phù hợp với mục đích kinh doanh thì giữ lại để tăng thêm mật độ của rừng tạo cho rừng mau khép tán. + Nơi đất trống, độ dốc lớn cần giữ lại một số cây tạp, cây bụi để che phủ đất. Hình 2.4.3: Phát dọn thực bì rừng Sơn 1.3.2. Xới đất, vun gốc - Tiến hành ngay sau khi trồng rừng từ 1 ->3 tháng. Cần làm cỏ đúng thời vụ, làm sạch cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 80 -> 100 cm. + Xới đất: Trong hai năm đầu, mỗi năm xới đất vun gốc từ 1-> 2 lần sau mùa mưa. Làm cho đất tơi xốp thoáng khí, giữ ẩm cho đất cho cây.
  79. 78 Hình 2.4.4: Xới đất xung quanh gốc Sơn + Độ sâu lớp đất xới tuỳ theo từng loài cây, tuổi cây. Thông thường từ 8 - >13 cm, càng xa gốc cây độ sâu càng tăng. Hình 2.4.5. Làm cỏ xung quanh gốc sơn 1.3.3. Bón thúc - Bón thúc: 1 lần/ năm vào vụ xuân, Mỗi hố bón 1 - 2 kg phân chuồng (hoặc tro bếp) + 0,2 kg NPK(5.10.3). Loại phân bón tốt nhất là hỗn hợp tro bếp + nước giải. - Nếu bón nhiều phân hóa học thì cây ra ít nhựa hơn, thời gian cho nhựa ít hơn, vết cắt nhanh khô hơn so với bón phân hữu cơ.
  80. 79 - Cách bón: đào hố kích thước 20 x 20 x 20 cm giữa các khoảng cách 2 cây rồi bón phân vào hoặc đào rãnh xung quanh gốc sâu 20cm bón phân và lấp đất. Hình 2.4.6: Đào rãnh bón phân Hình 2.4.7: Bón phân
  81. 80 Hình 2.4.8: Lấp đất sau khi bón phân 1.4. Bấm ngọn, tỉa cành Bấm ngọn tạo tán: khi sơn cao khoảng1-1,5m cần bấm ngọn cho cành phát triển nhiều. Mỗi cây nên để 2-3 cành cấp1,khi cây cao1,8-2m cần bấm ngọn lần nữa để cho tán to đều.Tuỳ theo việc trồng dầy hay thưa để tạo tán cho thích hợp. Song song với việc tạo tán cần cắt bỏ những cành mọc ngang than từ mặt đất trở lên đến1,5m để chuẩn bị cho việc cắt nhựa. Hình 2.4.9: Cây Sơn đã bấm ngọn Căn cứ vào mức độ phát triển, xâm lấn của thực bì, khả năng sinh
  82. 81 trưởng, phát triển của cây trồng và điều kiện đầu tư để xác định thời gian chăm sóc cho phù hợp. Nội dung công việc và dự định thời gian chăm sóc được quy định như sau: Năm Thời gian Nội dung chăm sóc -Nếu trồng vào - Cuốc xới nhặt cỏ quanh gốc vụ Xuân, chăm - Cuốc sâu 8-10 cm vun vào gốc cây với sóc 2 lần vào đường kính 0,8-1m tháng 8 và tháng Năm 1,2 11, nếu trồng vào - Phát thực bì xâm lấn, cắt sát gốc và gỡ hết ( giai đoạn vụ Thu chăm sóc dây leo. sơn hố 1 lần vào tháng - Kết hợp san băng theo đường đồng mức, lần 11 hoặc tháng 12 đầu san băng rộng 0,60m, các lần sau tiếp tục san băng rộng dần đến 1m. - Nếu có điều kiện bón thúc bằng phân NPK - Chăm sóc 2 lần, * Là cỏ, Xới đất xa gốc Sơn Năm thứ 2 lần 1 vào tháng (giai đoạn * Bón Phân cho Sơn vào mùa xuân và mùa 2-3, lần 2 vào sơn rạ ) thu. Bón làm 2 lần mỗi lần bón cho mỗi tháng 8-9 gốc sơn từ 2 phân chuồng + 0,2 kg NPK(5.10.3) Từ Năm thứ - Chăm sóc 2 lần, Bấm bỏ quả sơn 3 lần 1 vào tháng - Bón phân vào mùa xuân và mùa thu. Bón làm (giai đoạn 2-3, lần 2 vào 2 lần mỗi lần bón cho mỗi gốc sơn từ 3-4 kg kinh doanh) tháng 8-9 phân chuồng + 0,2 kg NPK(5.10.3) Hình 2.4.10: Sơn 1 năm tuổi
  83. 82 2. Bảo vệ rừng Sơn ta 2.1. Phòng và chữa cháy rừng Cháy rừng là sự xuất hiện và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát của con người. 2.1.1. Các biện pháp phòng cháy rừng * Dự báo cháy rừng. Trước đây người ta thường dự báo cháy rừng theo kinh nghiệm dựa trên thực tế các vật liệu cháy trong rừng theo mùa vụ, kết hợp với các nhân tố thời tiết xảy ra ở từng địa phương. Nhưng việc quản lý bảo vệ rừng trên qui mô ngày càng lớn thì việc dự báo theo kinh nghiệm không thể đáp ứng được nữa vì công tác dự báo có liên quan đến việc phòng cháy, chữa cháy. Nếu dự báo không chính xác gây ra lãng phí công, của hiệu quả thấp. Do đó công tác dự báo cháy rừng phải dựa trên cơ sở khoa học. * Xây dựng công trình phòng cháy. Làm chòi canh phát hiện cháy rừng. Hệ thống chòi canh lửa vừa có tác dụng ngăn chặn mọi người vào rừng trong những ngày, tháng cao điểm của cháy rừng, đồng thời phát hiện được sớm các điểm cháy rừng để kịp thời xử lý. Chòi canh phát hiện cháy rừng được làm ở vị trí cao, có tầm nhìn xa cao hơn cây rừng tối thiểu chòi canh có chiều cao từ 15 -> 20m, chòi canh tốt nhất nên đặt ở đỉnh đồi. Chòi làm phải chắc chắn, lên xuống sử dụng thuận tiện. Xây dựng đường băng cản lửa: - Đường băng trắng: Là những dải đất trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất nhằm ngay cản lửa cháy. - Đường băng xanh: Là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt ngăn , chia rừng thành các lô, nhằm hạn chế cháy lớn. Ngăn chặn cháy lan mặt đất và cháy tán những khu rừng dễ cháy, đồng thời cũng là chỗ dựa để tiến hành vận chuyển lực lượng và các phương tiện dập tắt đám cháy, vận chuyển cây giống, phân bón ., làm đường tuần ta bảo vệ rừng, phát hiện cháy rừng. * Khi xây dựng đường băng cản lửa cần chú ý: - Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150, đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy.
  84. 83 - Đối với địa hình dốc trên 150, đường băng phải bố trí trùng với đường đồng mức hoặc theo đường dông. * Vệ sinh rừng và làm giảm vật liệu cháy. Vật liệu cháy trong rừng là lớp lá rụng, cành cây khô mục, cây chết do già cỗi, sâu bệnh, do gió bão làm đổ . - Rừng dễ cháy, vật liệu cháy dày, trước mùa khô hanh dễ cháy rừng cần chặt những cây chết do già cỗi, sâu bệnh, gió bão làm đổ ra khỏi rừng. Thu gom lớp lá rụng, cành khô mục đưa ra khỏi rừng hoặc tập trung thành đống nhỏ đem đốt có sự kiểm soát ngọn lửa của con người. - Rừng dễ cháy chiều cao bình quân của cây rừng lớn hơn 8m, rừng thưa lớp vật liệu cháy trên mặt đất rừng mỏng và chưa thật khô có thể chia lớp vật liệu cháy thành các dải để đốt làm giảm vật liệu cháy. Cần lợi dụng địa hình, địa vật làm đường băng trắng bao quanh khu vực đốt vật liệu cháy ngăn chặn ngọn lửa cháy lan. Trong dải bố trí hai người đốt từ giữa đốt ra. Khi lửa cháy được đến 2/3 dải trước thì đốt dải tiếp theo. Cách làm đó được gọi là biện pháp đốt trước có điều kiện. - Thực hiện biện pháp này cần chú ý: + Cần có ít nhất 10 người tham gia, cử một người phụ trách chung. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chữa cháy: Cuốc, cào, dao phát, bình chữa cháy, đòn dập lửa - Chuẩn bị được đầy đủ bảo hộ lao động, phương tiện, thuốc, bông băng để sơ cấp cứu. - Đốt vật liệu cháy vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối, không đốt vào buổi trưa. - Luôn theo dõi diễn biến đám cháy 2.1.2. Các biện pháp chữa cháy rừng Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: - Dập tắt lửa phải kịp thời triệt để. - Hạn chế ở mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện chữa cháy. Kỹ thuật chữa cháy rừng được chia làm hai biện pháp trực tiếp và gián tiếp * Biện pháp chữa cháy trực tiếp Biện pháp này thường được áp dụng cho những đám cháy nhỏ dưới 1ha và chủ yếu đối với đám cháy dưới mặt đất. Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ
  85. 84 - Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy cả về hai phía, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy nhỏ thì đội hình nên bố trí thành đội 8-10 người dùng cành cây tươi hoặc bao tải ướt đập thẳng vào đám cháy. Có thể làm băng ngăn lửa trước ngọn lửa với chiều rộng băng khoảng 3 m. Trên băng bố trí người nọ cách người kia khoảng 3 m, dùng cào, cuốc kéo vật liệu ra hoặc đẩy vào đám cháy. - Khi gió mạnh đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình sẽ bố trớ ở hai bên đám cháy. Một lực lượng dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên gần sau đám cháy, lực lượng còn lại tập trung làm băng như ở trên. Cả hai cách này chỉ áp dụng cho những đám cháy mới bắt đầu và diện tích nhỏ. Dập lửa bằng nước Nếu nước được phun với áp lực mạnh sẽ thấm sâu vào vật liệu cháy, tách thành các phần nhỏ và tách ngọn lửa khỏi vật liệu cháy. Để làm tăng tác dụng dập lửa người ta hòa vào nước các chất hoạt tính bề mặt hoặc các dung dịch muối nặng như muối axit photphoric (H3PO4) 15-20% Các chất đó có tác dụng giảm sức căng bề mặt và giảm nhiệt. Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô. Dập lửa bằng các chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới Các chất hóa học có tác dụng: Ngăn cho vật liệu cháy không tiếp xúc với oxy, làm nguội vật liệu cháy xuống dưới nhiệt độ bị bốc cháy. Một số chất hóa học như nước dung dịch muối, các hợp chất hóa học, các chất rắn như cát và một số chất khác. - Dập lửa bằng cát:Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách ly vật liệu cháy với lửa và không khí. Những đám cháy xảy ra ở những nơi bằng phẳng có thể dùng máy cày, máy ủi vun đất cát thành từng đống, rồi dùng cuốc, xẻng quang gánh phủ lên vật liệu cháy, lớp cát cần phủ dầy 6-8 cm, rộng 40-60 cm. Cần phải nhanh và liên tục mới có kết qủa. - Dập lửa bằng chất hóa học: Các chất hóa học khi gặp lửa sẽ tạo một lượng khí nặng không cháy, ngăn oxy tiếp xúc với chỗ cháy, các chất này có tác dụng kìm hãm và tách ngọn lửa. Những chất hóa học thường dùng là: Bọt khí CO2 rất bền với nhiệt độ nên chỉ cần một lớp mỏng từ 7-10 cm là có khả năng dập lửa tắt. * Biện pháp chữa cháy gián tiếp Là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy, thường áp dụng với đám cháy lớn với diện tích trên 1 ha và diện tích của rừng còn lại rất lớn.
  86. 85 Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa. Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo diện tích cháy, tốc độ gió và địa hình. Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc vào tốc độ lan tràn của đám cháy, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi thi công xong thì đám cháy mới tiến gần đến gần băng. Khi thiết kế băng phải biết lợi dụng địa hình như sông, suối, đường giao thông hoặc các đường băng đó thiết kế trước đây Băng trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15-20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể lên tới 20-30m. Trên băng được chặt trắng toàn bộ cây, dọn sạch cành nhánh, cỏ và các vật liệu cháy khác, nếu có điều kiện thì cuốc hoặc dùng máy cầy lật đất toàn bộ. Khi thi công tiến hành từ giữa đám cháy dần dần sang hai bên. Chữa cháy bằng băng đốt trước Ở phía trước đám cháy tiến hành thiết kế hai băng song song có xu hướng bao quanh đám cháy, mỗi băng rộng 15-30m. Trên hai băng đó dọn vật liệu về phía giữa hai băng rồi châm lửa đốt. Chiều rộng của tuyến lửa đốt trước phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai băng được dọn sạch vật liệu lúc đầu. Chiều rộng sẽ phụ thuộc vào gió và khối lượng vật liệu cần đốt. Nếu tốc độ gió ≤5m/s, chiều rộng tuyến lửa khoảng 2-30m; nếu >5m/s thì khoảng 30-50m. Khi thi công tiến hành từ giữa cong về hai bên. 2.2. Phòng, trừ sâu bệnh hại 2.2.1. Bệnh hại và biện pháp phòng trừ Cây Sơn hay có bệnh thối đen làm nứt vỏ làm cây chảy nhựa và chết, hiện chưa có biện pháp phòng trừ, gây tác hại nhiều năm thường về mùa hanh khô.Ngoài ra, cây sơn còn có hiện tượng chết xanh, thối ngọn. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể của các bệnh trên cây Sơn. Vì vậy, biện pháp phòng bệnh là chính. Phòng bệnh trên cây sơn bằng cách chọn cây đúng tiêu chuẩn, cây khỏe để đem trồng; tiến hành chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tăng sức đề kháng với bệnh. Khi cây bị bệnh cần loại bỏ ngay để tránh lây lan sang những cây khỏe, đồng thời cần tiến hành trồng dặm cây để đảm bảo mật độ. 2.2.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ * Sâu ăn lá và hoa: xuất hiện vào mùa ra hoa và lá tức là từ tháng 2 – 3 gọi là sâu nhớt không nguy hiểm. Sâu ăn lá non và già thường phá toàn bộ 1 cây rồi mới lan sang cây khác xuất hiện suốt năm từ tháng 12 và 1 sơ bộ phân loại: họ Noctuidae chưa xác định được tên loài cụ thể. Đối tượng sâu hại này phá hoại nghiêm trọng cây Sơn.
  87. 86 Hình 2.4.11. Sâu ăn lá sơn * Sâu đục gốc cây Sơn: xuất hiện mùa xuân tháng 3 đến tháng 4 gặm hết vỏ ngoài của gốc cây chết loại sâu này rất khoẻ. Biện pháp phòng trừ: Hình 2.4.12. Sâu đục gốc Sơn Ngoài ra, còn có bọ vòi hút nhựa, bọ nhớt cuốn lá làm tổ, bọ đỗ, bọ nét. Biện pháp phòng trừ: Hiện tại đối với các loài sâu hại trên vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể, vì vậy cần chăm sóc cây Sơn đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng phát triển thuận lợi, tăng sức chống chịu, tăng khả năng tự phục hồi khi bị sâu hại, đồng thời cần thường xuyên theo dõi rừng Sơn để kịp thời phát hiện sâu phá hại, sử dụng biện pháp diệt thủ công để giảm số lượng sâu hại ngay từ đầu. Ngoài ra, khi mật độ sâu ăn lá quá nhiều cần sử dụng các loại thuốc hóa học tiếp xúc hoặc vị độc nằm trong danh mục thuốc được phép sử dụng để phòng trừ kịp thời, giảm thiệt hại do sâu hại gây ra.
  88. 87 Hình 2.4.13: Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại rừng Sơn ta * Các loài mối thuộc giống Odontotermes Đặc điểm: Thuộc bộ cánh bằng: Isoptera, là một trong những côn trùng gây hại nguy hiểm ở rừng nhiệt đới, sống theo xã hội với những đẳng cấp khác nhau như mối thợ, mối lính, mối chúa, mối vua và mối giống. Những tổn thất kinh tế do mối gây ra trong vườn ươm và rừng trồng là rất lớn. Bạch đàn là loài cây bị mối gây hại rất nặng. Ngoài ra thông, phi lao và một số cây trồng khác cũng bị mối xâm nhập và phá hại. Phân bố: Mối phân bố ở vùng nhiệt đới của châu Phi, châu á, Thái Bình Dương và Nam Mỹ. ở Việt Nam, từ Bắc đến Nam đều thấy mối xuất hiện. Trên những độ cao 2000m vẫn gặp mối, ở độ sâu trong nền đất 5 - 10m vẫn gặp mối. Tác hại: Mối ăn tạo nên những đường hầm xung quanh thân làm mất vỏ cây. Phá hại cắn rễ và gốc thân ở dưới đất làm cho cây chết. Nguyên nhân chủ yếu làm cho cây chết do mối tấn công là vòng vỏ bị cắt và hệ thống mạch dẫn nhựa bị tắc. Hình thái và chức năng chung của các dạng mối: Mối trưởng thành có thể được chia thành 2 loại, căn cứ vào chức năng sinh sản của chúng. Đó là loại có sinh sản và loại không sinh sản. Mối có sinh sản khác với mối không sinh sản là mắt kép, mắt đơn và cơ quan sinh dục phát triển.
  89. 88 Hình 2.4.14: Mối trưởng thành Loại mối có sinh sản: Gồm có mối chúa, mối vua và mối giống + Mối chúa: Mối chúa có chức năng sinh sản để duy trì nòi giống. Phần đầu và ngực ít bị thay đổi, nhưng phần bụng rất to và cơ thể gấp 250 - 300 lần phần đầu. Thông thường trong 1 tổ mối chỉ có 1 mối chúa. Tuy vậy, ở tổ mối macrotermes, odontotermes lại có tới 2 - 3 mối chúa. + Mối vua: Chức năng của mối vua là thụ tinh cho mối chúa. Mối vua cũng được mối thợ chăm sóc chu đáo, nhưng hình dạng và kích thước vẫn giữ nguyên hình thái mối cánh đực ban đầu. Thông thường trong 1 tổ mối, có một mối vua, nhưng cũng có những loài có 2 - 3 mối vua tương ứng với 2 - 3 mối chúa. + Mối giống: Một tổ mối thường có rất nhiều mồi giống có cánh để phân đàn và duy trì nòi giống. Có 2 loại mối giống loại có cánh và loại không cánh. Mối giống có cánh rất đông, với 2 đôi cánh màng bằng nhau, dài hơn thân thể. Khi không bay, cánh xếp dọc trên thân. Lưng của loại mối này có màu nâu đen, bụng màu trắng đục. Mối giống không cánh, có số lượng ít. Loại mối này còn gọi là mối vua, mối chúa bổ sung. Nếu chẳng may trong tổ, mối vua, mối chúa bị chết, những mối này được nuôi dưỡng đặc biệt để trở thành mối vua, mối chúa. Loại mối không sinh sản: + Mối lính: Có chức năng bảo vệ tổ chống kẻ thù. vì vậy đầu mối lính rất to và hướng về phía trước. Hàm trên của mối lính rất phát triển để chống lại kẻ thù. + Mối thợ: Mối thợ có chức năng xây tổ, kiếm thức ăn, ấp trứng, điều tiết nhiệt độ trong tổ. Mối thợ cơ quan sinh dục không phát triển. Mối thợ có số lượng đông nhất trong tổ. Về hình thái, mối thợ gần giống mối non, đặc biệt miệng gặm nhai hướng xuống dưới, màu sắc thường sẫm hơn. + Trứng: Trứng mối có màu trắng, chiều dài 0,4 - 2mm. Tùy theo loài mối, trứng có những dạng khác nhau. + Ấu trùng mối: ấu trùng nở ra được mối thợ nuôi dưỡng và chăm sóc chu
  90. 89 đáo. Mối non thường có màu trắng đục. Đầu to hơn ngực. Từ mối non qua nhiều lần lột xác, biến thành mối thợ mối giống, mỗi lính trưởng thành. Tập quán sinh hoạt chung của mối: Sự chia đàn và hình thành tổ mối là hình thức phát triển của mối. ở nước ta, mối thường chia đàn từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 8. Một mối chúa có thể đẻ đến hàng triệu trứng 1 ngày đêm. Thời gian phát dục của trứng khoảng 1 tháng. Nói chung mối thợ, mối lính có thể trải qua 4 - 5 lần lột xác. Tổ mối có thể đậu là ở trong thân cây gỗ (Cototermes, Prototermes, matermes). Tổ mối có thể là những ụ đất, thuộc những loài phá hại cây rừng (Macrotermes, Odontotermes). Mùa hại chính của mối: Mùa hại chính của mối gắn chặt với mùa khô và cây non trồng dưới 12 tháng tuổi. Các biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh rừng trước khi trồng: hố và xung quanh hố phải dọn sạch cành nhánh, vì cành nhánh là mồi nhử mối tới. - Sau khi trồng, nếu điều tra, thấy có nhiều mối đến xâm nhập, có thể làm những hố nhử mối bằng cành lá. Mỗi hécta có thể đào 5 - 7 hố, sâu khoảng 60cm và có đường kính 60cm. Cho cành nhánh, lá, mối thích ăn xuống, lấp nhẹ đất tưới nước, nhử mồi. Khi mối đến, dùng thuốc trừ sâu diệt cả bầy trong hố. - Phá vỡ tổ mối, đường mối giữa tổ và nơi mối gây hại cây con, bằng cách rắc thuốc Thiodan 35% có thể hạn chế mối phá hại từ 6 - 9 tháng. - Xử lý trước đất bầu, cây con có bầu và hố trồng là rất quan trọng để ngăn ngừa mối. - Chọn loại cây trồng có tính đề kháng với mối. Qua quá trình thực tế quan sát ở cơ sở, rút ra được loài cây nào có tính chống chịu cao với mối, tuy năng suất có kém hơn một chút, cũng nên trồng. - Trồng dày cố ý: Trong một số trường hợp, không thể tránh khỏi được mối phá hại, có thể ứng dụng việc trồng dày cố ý. Sau khi cây trồng vừa qua được giai đoạn nhiễm mối, lại tỉa thưa hợp lý. - Lựa chọn cây con khỏe mạnh đem trồng. Chú ý không xén rễ vì xén rễ làm tăng nguy cơ xâm nhiễm cơ giới và cây con (bởi nấm hoặc côn trùng thứ sinh). Việc xén rễ phải lên lịch, cho phép cây con đủ thời gian phục hồi và liền các vết thương. - Có thời gian biểu trồng và tưới nước thích hợp cho cây con trước khi bứng trồng để tránh gây tổn thương cơ giới, tạo điều kiện thuận lợi cho mối xâm nhập. 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại Giai đoạn sơn còn nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu cấm chăn thả gia súc trong rừng nhằm ngăn chặn sự phá hoại của con người và gia súc.
  91. 90 Tại các cửa rừng, thôn bản, UBND xã, cạnh đường quốc lộ, đường mòn cần treo các biển báo, biển cấm chăn thả gia súc và bảng nội qui bảo vệ rừng để mọi người chấp hành. Đồng thời tuyên truyền giáo dục phổ cập trong thôn bản về việc cấm chăn thả gia súc và rừng trong 3 năm đầu sau khi trồng bằng cách lồng ghép các hội nghị tuyên truyền pháp luật, các văn bản, quy trình bảo vệ rừng một cách thường xuyên liên tục. Tổ chức họp dân thôn bản hướng dẫn bà con chăn thả gia súc đúng biện pháp kỹ thuật. Khi chăn thả gia súc phải có người trông coi chăn dắt nhằm hạn chế gia súc phá hoại cây non, rừng mới trồng. Việc chăn thả gia súc với số lượng lớn hàng năm cũng có ý nghĩa làm giảm số lượng vật liệu cháy và tăng độ phì nhiêu cho đất rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. Hình 2.4.15: Biển cấm lửa B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Mục đích của công việc chăm sóc cây Sơn? Câu 2: Qui trình kỹ thuật chăm sóc cây Sơn? 2. Bài tập thực hành Bài thực hành số 3.4.1: Thực hiện chăm sóc 50 cây Sơn C. Ghi nhớ * Kiểm tra, trồng dặm - Sau khi trồng 2-3 tuần và sau 3 tháng đầu tiến hành kiểm tra tỷ lệ sống, trồng dặm kịp thời những cây bị chết.
  92. 91 - Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và cây phát triển đồng đều, khi dặm phải tuyển chọn cây con có tiêu chuẩn tốt nhất và trồng vào những ngày thời tiết thuận lợi nhất. * Chăm sóc rừng Sơn ta Chăm sóc từ 2-3 năm liên tục, mỗi năm từ 2-3 lần bao gồm: - Phát dọn thực bì - Xới đất, vun gốc - Bón thúc - Bấm ngọn, tỉa cành - Bảo vệ rừng Sơn ta
  93. 92 Bài 5: Khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta MĐ 02-05 Thời gian: 18 giờ Mục tiêu - Trình bày được kỹ thuật khai thác và bảo quản nhựa Sơn ta. - Thực hiện được biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo quản nhựa Sơn ta. - Đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động. A.Nội dung 1. Khai thác nhựa Sơn ta 1.1. Chuẩn bị dụng cụ khai thác - Dao cắt sơn: lưỡi nhỏ, mỏng và sắc Hình 2.5.1: Dao cắt sơn - Chìa vét nhựa sơn Hình 2.5.2: chìa vét sơn - Chóc hứng nhựa: thường xử dụng vỏ con trai, hay vẹm
  94. 93 Hình 2.5.3: Chóc hứng nhựa sơn - Nằn đựng nhựa sơn: Hộp hình trụ đan bằng tre trát kín đường kính khoảng 15 cm cao 15 – 20 cm Hình 2.5.4: Nằn đựng nhựa sơn - Thâu đựng sơn (sải đựng sơn): Làm bằng tre trát sơn kín dung tích khoảng 15 – 20 lít
  95. 94 Hình 2.5.5: Thâu đựng Sơn (Sải) Hình 2.5.6: Líp (nắp đậy thâu đựng) Hình 2.5.7: Bộ dụng cụ khai thác nhựa Sơn ta 1.2. Thu hoạch nhựa sơn 1.2.2. Một số yêu cầu khi thu hoạch sơn. - Cắt được nhiều nhựa nhưng phải đảm bảo kỹ thuật, điều hoà mâu thuẫn giữa chất lượng, sản lượng và số lần khai thác/cây sơn. - Mỗi lần cắt không được lãng phí vỏ, nếu cắt quá dày làm giảm số cữ, mặt sơn dài rút ngắn chu kỳ khai thác. - Để đảm bảo cây sơn sinh trưởng tốt chúng ta nên cắt nhựa vừa phải "Vừa cắt vừa nuôi". 1.2.3. Thời vụ cắt
  96. 95 - Cây sơn có thể cho nhựa quanh năm nhưng tuỳ vào mùa vụ, tình hình sinh trưởng và phát triển của cây mà số lần thu nhựa khác nhau. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ngày mưa, lượng mưa, gió, số giờ nắng và tuổi cây có tác động rất lớn đến việc thu hoạch nhựa sơn. - Đối với sơn mới thu nhựa năm đầu chỉ thu hoạch 9 tháng/năm vì 3 tháng đầu tiên mới mở chóc chất lượng nhựa kém không cắt. Những năm sau có thể thu hoạch nhựa 10- 11 tháng/năm. 1.2.4. Tuổi thu hoạch - Tuổi thu hoạch: khi cây sơn có đường kính từ 6 - 8cm, vỏ cây chuyển sang màu hồng, cành có những dấu hiệu nứt vỏ (vỡ mặt) nhựa chảy ra ngoài gặp không khí bị ô xi hoá chuyển thành màu đen loang lổ, cây chậm lớn về chiều cao, tán phát triển mạnh là vừa đến tuổi cắt. - Không thu hoạch sơn quá sớm vỏ còn mỏng năng suất nhựa thấp, sơn mau cỗi; cũng không nên thu hoạch muộn quá sẽ lãng phí. Hình 2.5.8: Rừng Sơn đến tuổi khai thác 1.2.5. Thời điểm thu hoạch Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào từng mùa trong năm và thời tiết trong ngày nhưng dù ở mùa nào thì việc thu hoạch sơn cùng phải triển khai từ sáng sớm và phải hoàn thành việc thu sơn trước khi trời nắng to nhiệt độ lên cao. - Mùa xuân và mùa đông trời dâm mát, số ngày nắng ít, nhựa sơn chảy chậm, lâu nên bắt đầu cắt từ 5-:-6 giờ sáng, thu nhựa từ 10 -:- 12 giờ. - Mùa hè phải cắt sớm hơn từ 4 -:- 5 giờ sáng và khi nhiệt độ trên 30 0C, trời nắng to thì bắt đầu thu sơn.
  97. 96 1.2.6. Khoảng cách giữa hai lần thu hoạch Nên để khoảng cách từ 4-:-5 ngày thu hoạch một lần (được gọi là 1 cữ) tuỳ thuộc vào tuổi sơn và mùa vụ thu hoạch. Mỗi người có thể thu hoạch 500 - 700 cây/lần thu (được gọi là 1 dao sơn). Một năm thu hoạch khoảng từ 70 – 80 lần/ cây. 1.2.7. Kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn * Sơ đồ qui trình kỹ thuật Mở mặt cắt Cắm chóc Thu nhựa Sơ đồ quy trình kỹ thuật thu hoạch nhựa Sơn * Qui trình kỹ thuật khai thác nhựa Bước 1: Mở mặt Cắt - Dùng dao nhỏ chuyên dùng khai thác sơn, cắt vỏ cây thành 4 nhát (hay gọi là 4 miếng), 2 nhát trên và 2 nhát dưới tạo thành 2 lát cắt sao cho khi 2 lát cắt gặp nhau tạo thành hình chữ V, tại vị trí giao nhau là đỉnh, lát cắt sâu hết bề dày lớp vỏ đến gỗ, không được để sót vỏ trên miếng cắt. Hình 2.5.9: Mở mặt cắt - lát cắt nhát dưới