Quản trị kinh doanh - Chương 3: Hợp đồng xuất nhập khẩu

pdf 67 trang vanle 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 3: Hợp đồng xuất nhập khẩu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_3_hop_dong_xuat_nhap_khau.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 3: Hợp đồng xuất nhập khẩu

  1. CHƯƠNG 3 HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU
  2. Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường thế giới Buôn bán thông thường Buôn bán đối lưu Gia công quốc tế & Giao dịch tái xuất Những phương thức giao dịch đặc biệt (Đấu giá quốc tế, Đấu thầu quốc tế, Giao dịch tại hội chợ và triển lãm, Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá)
  3. Buôn bán thông thường Giống như buôn bán trong nước, nhưng mang tính quốc tế. Có thể mua bán trực tiếp hoặc mua bán qua trung gian.  Buôn bán thông thường trực tiếp: NB và NM trực tiếp giao dịch với nhau để ký hợp đồng mua bán, phải qua quá trình giao dịch, thương lượng về các điều kiện giao dịch. Hỏi giá Chào hàng Hoàn giá Đặt hàng Chấp nhận Xác nhận
  4. Buôn bán qua trung gian Mọi giao dịch, thương lượng đều qua người thứ 3 (đại lý, môi giới). • Đại lý mua bán hàng hóa: Bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh mình mua hoặc bán hàng hóa cho bên giao đại lý để hưởng thù lao. Quan hệ giữa người ủy thác với đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý. • Môi giới: được NB hoặc NM ủy thác tiến hành bán hoặc mua hàng hóa/dịch vụ. Khi tiến hành nghiệp vụ người môi giới không được đứng tên chính mình mà đứng tên của người ủy thác.
  5. Buôn bán đối lưu • Là phương thức trao đổi hàng hóa, trong đó XK kết hợp với NK. Lượng hàng xuất đi có giá trị tương xứng với lượng hàng NK về. • Mục đích XK không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về hàng hóa khác có giá trị tương đương. • Các loại hình mua bán đối lưu: Nghiệp vụ hàng đổi hàng: Trao đổi hàng hóa có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra đồng thời. Nghiệp vụ bù trừ: Trao đổi hàng hóa trên cơ sở ghi trị giá hàng giao và hàng nhận. Đến cuối kỳ hạn, đối chiếu sổ sách, so sánh giữa trị giá giao với trị giá nhận.
  6. Gia công quốc tế Khái niệm: Là hoạt động kinh doanh thương mại trong đó:  Bên nhận GC: NK nguyên liệu, bán thành phẩm, giao lại cho bên đặt GC và nhận phí gia công.  Bên đặt GC: giao NVL, bán thành phẩm và nhận lại thành phẩm. Thanh toán phí GC.
  7. Các hình thức gia công quốc tế • Xét về quyền sở hữu NL - Bên đặt GC giao nguyên liệu, bán thành phẩm, nhận lại thành phẩm và trả phí gia công. - Bên đặt GC bán đứt NL, mua lại thành phẩm. • Xét về giá cả gia công: - HĐ thực chi thực thanh: Bên đặt GC thanh toán toàn bộ những chi phí thực tế và tiền thù lao GC. - HĐ khoán: xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm, bao gồm cho phí định mức và thù lao định mức.
  8. • Xét về số bên tham gia quan hệ GC: - Gia công hai bên: trong đó chỉ có bên đặt GC và bên nhận GC. - GC nhiều bên (GC chuyển tiếp): bên nhận GC là một số DN mà SP GC của đơn vị trước là đối tượng GC của đơn vị sau, còn bên đặt GC vẫn chỉ là một.
  9. Giao dịch tái xuất • Tái xuất là XK trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã NK, chưa qua chế biến ở nước tái XK. • Giao dịch tái XK bao gồm NK và XK với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. • Giao dịch này luôn luôn bao gồm ba nước: nước XK, nước tái xuất và nước NK.
  10. Hình thức tái xuất • Tái xuất theo đúng nghĩa của nó: hàng hóa đi từ nước XK đến nước tái xuất, rồi lại được XK từ nước tái xuất sang nước NK. • Chuyển khẩu: hàng hóa đi thẳng từ nước XK sang nước NK. • Phân biệt các loại hình tái XK với kinh doanh quá cảnh. Kinh doanh quá cảnh là kinh doanh dịch vụ vận tải chở hàng hóa nước ngoài từ một cửa khẩu này đến một cửa khẩu biên giới khác.
  11. Đấu giá quốc tế, Đấu thầu quốc tế • Đấu giá quốc tế: Là phương thức được tổ chức công khai ở một địa điểm nhất định. Tại đó, người mua sẽ cạnh tranh với nhau về giá và hàng hoá sẽ được bán cho người trả giá cao nhất. Có 2 loại hình: Đấu giá thương nghiệp và phi thương nghiệp • Đấu thầu quốc tế: Là phương thức trong đó người mua công bố các điều kiện mua hàng hoá, dịch vụ trước để các người bán cạnh tranh trong việc báo giá. Hợp đồng sẽ được ký kết với người bán nào đưa ra giá cả và các mức điều kện có lợi nhất cho người mua. • Có 2 loại hình: Đấu thầu mở rộng và Đấu thầu hạn chế.
  12. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá Giao dịch tại hội chợ triễn lãm • Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá: Là phương thức mà tại đó thông qua người môi giới của sở giao dịch, người ta mua bán những hàng hoá có số lượng lớn, tính chất đồng loạt, được tiêu chuẩn hoá bằng những hợp đồng mẫu do sở giao dịch soạn thảo. • Có 3 loại hình: Giao dịch giao ngay, Giao dịch giao sau và Nghiệp vụ tự bảo hiểm. • Giao dịch tại hội chợ triển lãm: • Hội chợ: Là thị trường hoạt động định kỳ, được tổ chức vào 1 thời điểm nhất định ở 1 địa điểm cố định. Người bán trưng bày hàng hoá và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đồng. • Triển lãm: Là nơi trưng bày hàng hoá và tổ chức ký kết hợp đồng.
  13. KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUỐC TẾ: - Hợp đồng: Là sự thoả thuận của các bên đương sự nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc đình chỉ quan hệ pháp lý nào đó. - Hợp đồng mua bán: Là loại hợp đồng trong đó một bên được gọi là người bán có trách nhiệm phải chuyển quyền sở hữu cho phía người mua một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó và được nhận lại một khoản tiền tương đương với trị giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao - Hợp đồng mua bán quốc tế – (Hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài): Là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài. (Điều 80-Luật thương mại Việt Nam)
  14. I - KHÁI NIỆM : Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên Mua- Bán ở các nước khác nhau. Trong đó qui định: bên Bán phải cung cấp hàng hoá, chuyển giao các chứng từ, bên Mua phải thanh toán tiền hàng và nhận hàng. 
  15. II – ĐẶC ĐIỂM CỦA HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG: 1. Chủ thể: Trụ sở thương mại ở các nước khác nhau 2. Đối tượng hợp đồng: Là hàng hoá được di chuyển qua biên giới quốc gia của một nước 3. Đồng tiền tính giá trên hợp đồng: Là ngoại tệ đối với 1 hoặc cả 2 bên 4. Chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật khác nhau
  16. HĐNT nào được coi là hợp lệ và có giá trị thực hiện trong thực tế ? 2.1 Chủ thể hợp đồng phải hợp pháp. 2.2 Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp. 2.3 Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. 2.4 Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện.
  17. III – ĐIỀU KIỆN ĐỂ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG CÓ HIỆU LỰC THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM: (Điều 81 Luật thương mại Việt nam) Chủ thể của hợp đồng: bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý. Hàng hoá phải được phép mua bán theo qui định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán. Hợp đồng phải được lập thành văn bản. Hợp đồng ngoại thương phải có đủ 6 nội dung chủ yếu: Tên hàng, Số lượng, Phẩm chất qui cách-chất lượng, Giá cả, Phương thức thanh toán, Giao hàng (địa điểm-thời gian).
  18. CONTRACT No Date Between: Name: Address: Tel: Fax: Email: Represented by Hereinafter called as the SELLER And: Name: Address: Tel: Fax: Email: Represented by Hereinafter called as the BUYER The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as BỐ CỤC CỦA HĐMBNT follows: Art.1: Commodity: Art.2: Quality: Art.3: Quantity: Art.4: Price: Art.5: Shipment: Art.6: Payment: Art.7: Packing and marking: Art.8: Warranty: Art.9: Penalty: Art.10: Insurance: Art.11: Force majeure: Art.12: Claim: Art.13: Arbitration: Art.14: Other terms and conditions: For the BUYER For the SELLER
  19. IV- NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU: 1- Điều khoản tên hàng – Commodity : Phải xác định được tên gọi của hàng hoá chính xác và ngắn gọn, không nhầm lẫn. 
  20. a. Tên thông thường/Tên thương mại + Tên khoa học (Càphê Rubosta) b. Tên hàng + xuất xứ (Rượu vang Bordeau, Sâm Ngọc Linh, ) c. Tên hàng + quy cách (Xe ôtô 7 chổ, gạo hạt dài 6mm, ) d. Tên hàng + thời gian sản xuất (Gạo VN, vụ đông xuân 2012, ) e. Tên hàng + Nhãn hiệu (Bia Heneken, giày Nike, xe hơi Toyota) f. Tên hàng + công dụng (Thuốc nhuộm tóc, ) g. Tên hàng + Số hiệu (Nokia N9, Iphone 4S,SamsungGalaxy S II, ) h. Kết hợp nhiều cách (Xe hơi Toyota 7 chổ, hiệu Innova, sản xuất năm 2011 tại Việt Nam)
  21. Hãy nhận ra phương pháp ghi tên hàng này thuộc loại nào trong các loại vừa kể: 1/ Commodity: Vietnamese white rice long grain, crop 2012, 10% broken. Dịch: Gạo trắng Việt Nam, hạt dài, mùa vụ 2012, 10% tấm  2/ Commodity: UREA, Fertilizer, Nitrogen 46% min, Origin Indonexia. Dịch: Phân bón UREA, N 46% min, xuất xứ Indonexia 
  22. 2- Điều khoản số lượng – trọng lượng (Quantity): • Nói lên mặt lượng của hàng hoá được giao dịch, điều khoản này bao gồm các vấn đề về đơn vị tính số lượng (hoặc trọng lượng) của hàng hoá, phương pháp qui định số lượng và phương pháp xác định trọng lượng.  Lưu ý: hệ thống đo lường do có nhiều hệ thống khác nhau Heä Anh Myõ Heä Metre Ñôn vò ño khoái löôïng 1 MT (Metric ton) 1,000 kg 1 ST (Short ton) 907.184 kg 1 LT (Long ton) 1,016.047 kg 1 Lb (Pound) 0.454 kg
  23. Phương pháp qui định số lượng: 1.Phương pháp qui định dứt khoát số lượng. Vd : 100 xe hơi, 1.000 xe gắn máy. Thường dùng trong mua bán hàng công nghiệp, hàng bách hoá.  2.Phương pháp qui định phỏng chừng: Dùng khi mua hàng hoá có khối lượng lớn như: Phân bón, quặng, ngũ cốc, Các từ sử dụng : Khoảng (about), xấp xỉ (approximately), trên dưới (more or less), từ đến (from to ) Ví dụ : + 1.000 MT more or less 5% hay + from 950 MT to 1.050 MT; About 1.000 MT 
  24. Phương pháp qui định trọng lượng:  Trọng lượng tịnh (Net weight): Chỉ tính trọng lượng của bản thân hàng hoá.  Trọng lượng cả bì (Gross weight): Trọng lượng của bản thân hàng hoá cộng trọng lượng bao bì. Gross weight = net weight + tare 
  25. 3- Điều khoản qui cách, chất lượng (Quality/Specification): • Là điều khoản nói lên mặt “chất”, quy định tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất của hàng hoá và là cơ sở để xác định giá và mua được hàng hoá đúng yêu cầu của mình.
  26. Các cách xác định phẩm chất 3.1 Dựa vào mẫu hàng (Sample): Phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của 1 số ít hàng hoá đại diện cho lô hàng đó. Phương pháp này có nhược điểm là tính chính xác không cao (Không dùng cho hoa tuoi, hàng tươi).  3.2 Dựa vào tiêu chuẩn: Đối với những sản phẩm đã có tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất của sản phẩm. Ví dụ : Xi măng Việt nam P.500 theo TCVN 140/84 
  27. 3.3 Dựa vào nhãn hiệu (Trade – mark): Nhãn hiệu là những ký hiệu, hình vẽ, chữ, để phân biệt hàng hoá của cơ sở sản xuất này với cơ sở sản xuất khác.  3.4 Dựa vào tài liệu kỹ thuật: bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp, catalogue,
  28. 3.5 Dựa vào hàm lượng của 1 số chất nào đó trong sản phẩm : Chia làm 2 loại hàm lượng : + Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng (%) min + Hàm lượng chất không có ích: qui định hàm lượng (%) max  Ví dụ mặt hàng càphê: Độ ẩm (moisture): 12,5% max Hạt đen và vỡ (black & broken): 5% max Tạp chất (foreign matter): 0,5% max Kích cỡ hạt (been size) > 4,7mm: 90% min
  29. • Specification của gạo: • Broken 10% max • Moisture 14% max • Chalky grain 7% max • Damaged grain0,5% max • Yellow grain 1% max • Foreign matter 0,2% max 
  30. 3.6 Dựa vào hiện trạng của hàng hoá: As is sale hoặc Arrive sale – có sao bán vậy. Đặc điểm của phương pháp này là giá bán không cao Ngoài ra, còn nhiều cách xác định khác: Dựa vào trọng lượng riêng, dựa vào xem hàng trước, dựa vào sự mô tả, dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng (FAQ,GMQ) Trong thực tế, người ta có thể kết hợp được các phương pháp trên với nhau để có hiệu quả cao hơn.
  31. 4- Điều khoản giá cả (Price) • Điều kiện này cần xác định: Đơn vị tiền tệ của giá cả, mức giá, phương pháp qui định giá cả, giảm giá, điều kiện cơ sở giao hàng tương ứng.  Đơn vị tiền tệ: Đồng tiền ghi giá có thể là đồng tiền của nước người bán hoặc nước người mua, cũng có thể là của nước thứ 3 
  32.  Phöông phaùp ñònh giaù: - Giaù coá ñònh (Fixed price): giaù ñöôïc khaúng ñònh luùc kyù keát hôïp ñoàng vaø khoâng thay ñoåi trong suoát quaù trình thöïc hieän hôïp ñoàng. - Giaù qui ñònh sau: Ñöôïc xaùc ñònh sau khi kyù hôïp ñoàng hoaëc baèng caùch ñaøm phaùn, thoûa thuaän trong 1 thôøi gian naøo ñoù. - Giaù coù theå xeùt laïi (Rivesable price): giaù ñaõ ñöôïc xaùc ñònh trong luùc kyù hôïp ñoàng nhöng coù theå xem xeùt laïi neáu vaøo luùc giao haøng giaù thò tröôøng bieán ñoäng tôùi möùc nhaát ñònh. 
  33.  Ñieàu kieän cô sôû giao haøng: USD 450 /MT FOB CAT LAI port Incoterms 2010 Loaïi Möùc Ñôn vò ño Ñieàu kieän thöông Daãn chieáu tieàn teä giaù löôøng maïi quoác teá Incoterms
  34. 5- Điều khoản thanh toán (payment) • Bao gồm: Đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ để làm căn cứ trả tiền.  Đồng tiền thanh toán (Currency of payment): Việc thanh toán tiền hàng được tiến hành bằng đồng tiền của nước XK, của nước NK hoặc của nước thứ 3.  Thời hạn thanh toán (Time of payment): Có thể trả ngay, trả trước hoặc trả sau  Hình thức thanh toán (Methods of payment): Có nhiều hình thức thanh toán khác nhau như L/C, Clean collection, D/A, D/P, T/T, M/T, CAD, tiền mặt, cheque, mỗi phương thức có những ưu nhược điểm khác nhau.
  35. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN 5.1- Phöông thöùc traû tieàn maët (by Cash) Ngöôøi mua thanh toaùn baèng tieàn maët khi ngöôøi baùn giao haøng. Öu ñieåm: nhanh, thuû tuïc ñôn giaûn, chaéc chaén, deã troán thueá Nhöôïc ñieåm: nhieàu ruûi ro, khoâng phaùt huy ñöôïc vai troø cuûa ngaân haøng, ít khi söû duïng. 5.2- Phương thức chuyển tiền (Remittance): Người mua ra lệnh cho ngân hàng chuyển 1 số tiền cho người bán. + Hình thức điện báo (Telegraphic Transfers – T/T): Ngân hàng chuyển tiền điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài chuyển tiền cho người nhận. + Hình thức thư (Mail Transfers – M/T): Ngân hàng chuyển tiền viết thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận. T/T nhanh hơn M/T nhưng chi phí cao hơn rất nhiều nên khi vận dụng cần cân nhắc kỹ. 
  36. Phương thức chuyển tiền NH ra lệnh cho NH đại lý chuyển tiền cho người XK (4) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG BÊN NHẬP BÊN XUẤT KHẨU KHẨU NH cắt tài NH đại lý khoản của Người NK chuyển tiền người NK viết lệnh cho người và gởi chuyển XK giấy báo tiền cho (5) nợ (3) NH (2) NGƯỜI NGƯỜI NHẬP KHẨU XUẤT KHẨU Người bán giao hàng + bộ chứng từ cho người mua(1)
  37. Phương thức chuyển tiền có lợi cho người nhập khẩu vì họ nhận được hàng mới trả tiền. Chỉ áp dụng khi đối tác tin tưởng lẫn nhau hay hợp đồng có giá trị tương đối nhỏ.  5.3- Phương thức thanh toán nhờ thu (collection): Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.  Có 2 loại nhờ thu : - Nhờ thu trơn (clean collection): Người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ số tiền trên tờ hối phiếu mà không kèm theo điều kiện gì cả về chứng từ. 
  38. NH chuyển hối phiếu cho NH bên NK và nhờ thu hộ tiền bên NK (3) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG BÊN XUẤT BÊN NHẬP KHẨU KHẨU NH chuyển tiền hoặc hoàn lại hối phiếu bị từ Người NH NH chối cho NH bên XK (6) XK ký chuyển hối phiếu chuyển Người hối phiếu đòi tiền tiền hoặc NK trả và yêu và nhờ hoàn hối tiền hay cầu trả NH thu phiếu bị Phương thức từ chối tiền hộ tiền từ chối nhờ thu trơn (5) (4) (2) (7) NGƯỜI NGƯỜI XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU Người XK giao hàng + bộ ctừ cho người mua (1)
  39. - Nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection): Người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, lập bộ chứng từ thanh toán nhờ NH thu hộ với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì NH mới trao chứng từ cho người mua nhận hàng.  Tùy theo thời hạn trả tiền, người ta chia phương thức này thành 2 loại : + D/P – Documentary against Payment – Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ + D/A – Documentary against Acceptance – Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ 
  40. NH bên XK chuyển bộ ctừ và hối phiếu cho NH bên NK và nhờ thu hộ tiền (3) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG BÊN XUẤT BÊN NHẬP KHẨU KHẨU NH bên NK chuyển tiền Người NH hoặc hoàn lại hối phiếu NH chuyển XK gởi bị từ chối cho NH bên Người ctừ nếu bên bộ ctừ chuyển tiền hoặc XK(6) NK trả NK trả tiền. và hối tiền hay Giữ ctừ lại phiếu hoàn hối phiếu bị Phương thức từ chối và báo NH nhờ NH (5) XK nếu thu hộ từ chối nhờ thu kèm (7) không trả tiền tiền chứng từ (4) (2) NGƯỜI NGƯỜI XUẤT KHẨU NHẬP KHẨU Người bán giao hàng (1)
  41. Nhờ thu kèm chứng từ an toàn hơn nhờ thu trơn vì ngân hàng giúp người xuất khẩu khống chế chứng từ. Tuy vậy vẫn có bất lợi khi : - Người NK từ chối không nhận chứng từ. - Thời gian thu tiền về còn quá chậm. 5.4- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C Letter of Credit): Ngân hàng mở thư tín dụng cam kết sẽ trả 1 số tiền nhất định cho người XK khi người XK xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng. 
  42. Ccứ đơn xin mở L/C, NH mở L/C, và gởi bản chính L/C cho người XK qua NH thông báo (2) NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG THÔNG BÁO NH thông báo chuyên MỞ L/C bộ ctừ cho NH mở L/C(5) NH mở L/C kiểm tra bộ ctừ, nếu phù hợp thì ttoán, nếu NH Người XK không thì từ chối và gởi trả NH mở Người thông lập bộ ctừ bộ ctừ (6) L/C đòi NK gởi và trình tiền người báo gởi NH thông báo đơn xin NH mở Người NK kiểm NK và bản chuyển tiền mở L/C L/C thông tra ctừ, nếu phù chuyển bộ chính hoặc bộ ctừ bị qua NH hợp L/C thì trả ctừ cho cho NH L/C cho từ chối cho tiền NH mở,nếu (1) người thông người báo(5) người XK (6) không thì từ chối NK(7) XK ttoán(8) (3) NGƯỜI XUẤT KHẨU NGƯỜI NHẬP KHẨU nếu chấp nhận L/C, Người XK giao hàng cho người NK. Nếu không thì yêu cầu NH sửa (4)
  43. MỘT SỐ LOẠI THƯ TÍN DỤNG Có 2 loại chính: 5.4.1- Thư tín dụng có thể hủy bỏ (revocable letter of credit): Là loại L/C mà ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc có thể hủy bỏ L/C bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. 5.4.2- Thư tín dụng không thể hủy bỏ (irrevocable letter of credit): L/C sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó, trừ khi có sự thoả thuận đồng ý của các bên tham gia L/C. Thư tín dụng không thể hủy bỏ có nhiều loại : 
  44. L/C không thể hủy bỏ có nhiều loại: 5.4.2.1- L/C không thể hủy bỏ có xác nhận (confirmed irrevocable letter of credit): Là loại L/C không thể hủy bỏ, được ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. 5.4.2.2- L/C không thể hủy bỏ, miễn truy đòi (irrevocable without recource letter of credit): Là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không có quyền đòi lại tiền từ người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào.
  45. 5.4.2.3- L/C tuần hoàn (revolving letter of credit): Là loại L/C mà người hưởng lợi sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị của hợp đồng được thực hiện hoàn tất.  5.4.2.4- L/C dự phòng (standby letter of credit): Standby L/C là 1 văn bản do ngân hàng phát hành theo chỉ thị của người yêu cầu mở thư tín dụng cam kết thanh toán cho người thụ hưởng khi người yêu cầu mở L/C không thực hiện hợp đồng hay điều kiện đã đựơc qui định trong L/C
  46. BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN (Payment Documents): - Hối phiếu (bill of exchange) - Hoá đơn thương mại (commercial invoice) - Vận đơn (bill of lading) - Chứng thư bảo hiểm (insurance policy)/insurance certificate) nếu xuất nhập khẩu theo điều kiện CIP/CIF. - Giấy chứng nhận chất lượng hàng hoá (certificate of quality) - Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng hàng hoá (certificate of quantity/weight) - Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (certificate of origin) - Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list) - Các chứng từ khác (other documents) 
  47. VD: By irrevocable letter of credit with 120 days usance from B/L the full amount of the contract value - L/C beneficiary: Kolon International Corp – 45 Mygyo, Dong, Chung Gu, Seoul, Korea - L/C advising bank: Korea first bank Seoul - Bank of opening L/C: Vietcombank - Time of opening L/C: not latter than Dec, 30, 2003  - Payment documents : payment shall be made upon receipt of the following document : + 2/3 of clean on board bill of lading marked “freight prepaid” + Commercial invoice in triplicate + Packing list in triplicate + Manufacture’s certificate in triplicate + Vinacontrol’s certificate of quality/weight + 1/3 set of B/L original and shipping documents to send by DHL to buyer
  48. 6 - Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery): • Xác định thời hạn, địa điểm giao hàng, phương thức giao hàng và thông báo giao hàng.  Địa điểm giao hàng : + Tên cảng bốc/cảng đi/nơi đi VD: Port of loading: Saigòn port + Tên cảng dỡ/cảng đến/nơi đến VD: Port of discharging: Kobe port  Thời hạn giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong buôn bán quốc tế có 3 kiểu qui định thời hạn giao hàng. 
  49. - Thời hạn giao hàng có định kỳ: + Ngày cố định. Vd: 31/12/2012 + Ngày cuối cùng của thời hạn giao hàng. Vd: Hạn chót 31/12/2012 + 1 khoảng thời gian. Vd : quí 4 năm 2012 - Thời hạn giao hàng không định kỳ: Qui định chung chung, ít dùng. + Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (shipment by first available steamer) + Giao hàng khi nào có khoang tàu (subject to shipping space available) + Giao hàng khi L/C được mở (subject to the opening of L/C) + Giao hàng khi nào xin được giấy phép XK (subject to export licence)
  50. - Thời hạn giao hàng ngay: + Giao nhanh (Prompt) + Giao ngay lập tức (Immediately) + Giao càng sớm càng tốt (As soon as possible) Ơû mỗi nơi giải thích các điều kiện trên 1 cách khác nhau, vì vậy các bên đối tác không nên dùng qui định này.   Thông báo giao hàng : - Trước khi giao, NB thông báo: hàng sẵn sàng để giao. NM thông báo những điều cần thiết để gửi hàng hoặc về chi tiết của tàu đến nhận hàng. - Sau khi giao hàng: NB thông báo tình hình hàng đã giao, kết quả giao hàng
  51.  Một số qui định khác: + Đối với hàng hoá có khối lượng lớn: Cho phép giao từng phần – partial shipment allowed + Giao 1 lần – total shipment + Nếu dọc đường cần đổi phương tiện vận chuyển: Cho phép chuyển tải – transhipment allowed
  52. Shipment: - Port of lading : Hochiminh city main port - Time of shipment : July/August 20012. Buyer to give seller minimum 5 days preadvise of vessel arrival at load port - Loading condition : Seller guarantee to load at the rate of minimum 1.000MT WWDSHEXEIU - Demurrage/despatch : USD 3.000/ USD 1.500 per day - Loading term: when NOR (Notice of readiness) tendered before noon, laytime shall be commenced from 13:00 hour on the same date. When NOR tendered afternoon, laytime shall be commenced from 8:00 hour on next date 
  53. Shipment - Time of shipment: not later than Nov 15 2012 - Port of loading: Indonexia main port - Destination: Saigon port - Notice of shipment : within 2 day after the sailing date of carrying vessel to S.R Vietnam, the seller shall notify by cable to the buyer the following informations : L/C number, amount, name and nationality of the vessel, B/L number/date, port of loading, date of shipment. - Discharging terms: when NOR tendered before noon, laytime shall be commenceed from 13:00 hour on the same date. When NOR tendered afternoon, laytime shall be commenced from 8:00 hour on next date - Discharging term : 1.000MT/day WWDSHEXEIU
  54. 7- Điều khoản bao bì và ký mã hiệu (Packing and Marking): • Các bên thường giao dịch thoả thuận với nhau về: • - Yêu cầu chất lượng bao bì • - Phương thức cung cấp bao bì • - Giá cả bao bì.   Phương pháp qui định chất lượng bao bì : - Qui định chung chung: Chất lượng bao bì phù hợp với 1 phương tiện vận tải nào đó Vd: + Bao bì phù hợp vận chuyển đường sắt + Bao bì phù hợp vận chuyển đường biển Phương pháp này có nhược điểm là có thể dẫn đến tranh chấp vì 2 bên không hiểu giống nhau 
  55. - Qui định cụ thể: + Yêu cầu vật liệu làm bao bì (đay, PP, corton, gỗ ghép, giấy, ) • + Yêu cầu hình thức của bao bì : hộp (case), bao (bales), thùng (drums), cuộn (roll), bao tải (bags),
  56. • + Yêu cầu về số lớp bao bì và cách thức cấu tạo của mỗi lớp đó. • + Yêu cầu về kích thước bao bì. • + Yêu cầu về đai nẹp bao bì. • + Yêu cầu về trọng lượng tịnh (net weight), trọng lượng cả bì (gross weight) của mỗi bao.   Ký mã hiệu: Là những ký hiệu, hàng chữ hướng dẫn sự giao nhận, vận chuyển, bảo quản hàng hoá. Yêu cầu: + dễ đọc, dễ thấy, viết bằng mực không phai, + không làm ảnh hưởng đến phẩm chất hh. + ký mã hiệu phải được kẻ trên 2 mặt giáp nhau. VD: In about 60kg Net/ 60,7kg Gross, 300 bags per Container
  57. 8- Điều khoản vận tải (Transportation): • Các bên thường giao dịch với nhau về các vấn đề: • - Quy định tiêu chuẩn về phương tiện vận tải: (Loại tàu, Cờ tàu, Quốc tịch tàu, Trọng tải tàu, Mớn nước tàu, Tuổi tàu, Chiều dài - rộng tàu, Hành trình chuyên chở) • - Quy định về nước bốc dỡ, thời gian và thưởng phạt bốc dỡ hàng. • - Quy định về điều kiện trao NOR (WIBON, WIPON, WIFPON, WICCON, )
  58. 9 - Điều khoản bảo hành (Warranty) : • Trong điều khoản này phải thể hiện được 2 yếu tố :  Thời gian bảo hành: Cần phải qui định hết sức rõ ràng như: thời hạn bảo hành, thời điểm tính thời hạn bảo hành,   Nội dung bảo hành: Người bán cam kết trong thời hạn bảo hành hàng hoá sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, đặc điểm kỹ thuật, phù hợp với qui định của hợp đồng, với điều kiện người mua phải nghiêm chỉnh thi hành sự hướng dẫn của người bán về sử dụng và bảo dưỡng. Nếu trong giai đọan đó, người mua phát hiện thấy khuyết tật của hàng hoá thì người bán phải sửa chữa miễn phí hoặc giao hàng thay thế 
  59. 10 - Điều khoản phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty): • Điều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực hiện (toàn bộ hay 1 phần) do nguyên nhân chủ quan gây ra. • Điều khoản này cùng lúc nhằm 2 mục tiêu :   Làm cho đối phương e ngại khi có ý định không thực hiện hợp đồng.  Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra mà không phải yêu cầu toà xét xử   Các trường hợp phạt : - Phạt chậm giao hàng. - Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng - Phạt do chậm thanh toán. 
  60. 11 - Điều khoản bảo hiểm (Insurance): • Cần thỏa thuận ai là người mua bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm cần mua, mua bảo hiểm ở đâu, giá trị bảo hiểm được kê khai là bao nhiêu và loại chứng thư bảo hiểm cần lấy là A, B hay C(ít). 
  61. 12 - Điều khoản bất khả kháng (Force Majeure) hoặc “Act of God” Hành vi thượng đế • Bất khả kháng là sự kiện khi xảy ra làm cho hợp đồng không thể thực hiện được mà không ai bị coi là chịu trách nhiệm. Các sự kiện bất khả kháng mang 3 đặc điểm sau: • - Không thể lường trước được • - Không thể vượt qua • - Xảy ra từ bên ngoài (do khách quan gây ra) Có thể quy định trong hợp đồng những trường hợp được coi là BKK mà không có đủ 3 đặc điểm trên: đình công, hỏng máy, mất điện,
  62. 12. ĐIỀU KHOẢN BKK HĐ này áp dụng trong trường hợp BKK được quy định tại điều 1 ấn bản 421 do phòng TM quốc tế phát hành. Trong trường hợp BKK, nên gặp BKK phải điện báo ngay cho bên kia và trong vòng 7 ngày làm việc phải gửi cho bên kia những chứng từ chứng minh có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Ngay sau khi chấm dứt điều kiện phát sinh BKK, hợp đồng này có hiệu lực lại ngay.
  63. 13 - Điều khoản trọng tài (Arbitration) Các bên giao dịch cần qui định các nội dung sau: - Ai là người giải quyết tranh chấp (toà án hay trọng tài) - Luật áp dụng vào việc xét xử - Địa điểm giải quyết tranh chấp. - Cam kết chấp hành tài quyết - Phân định chi phí trọng tài.
  64. Các thuật ngữ trong hợp đồng  WIPON: Whether In Port Or Not: dù cặp cảng hay chưa  WIBON: Whether In Berth Or Not: dù cập cầu cảng hay chưa  WIFPON: Whether In Free Partique Or Not: dù đã được tự do tiếp xúc với bờ hay chưa  WICCON: Whether In Customs Clearance Or Not: dù đã thông quan hay chưa  NOR - Notice Of Readiness: Thông báo tàu đã sẵn sàng để xếp hay dỡ hàng.  L/C - Letter Of Credit  TT - Telegraphic Transfers  MT - Mail Transfers  C/O - Certificate Of Origin  B/L - Bill Of Lading
  65.  ETA - Estimated Time Of Arrival  ETD - Estimated Time Of Despatch  CP: Chater Party: Hợp đồng thuê tàu  P/L - Packing List: Phiếu đóng gói  WWDSHEXEIU - Weather working day sunday, holidays excepted even if used  WWDSHEXUU - Weather Working Day Sunday, Holidays Excluded Unless Used  D/P - Documentary against Payment – Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ  D/A – Documentary against Acceptance: Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ  FCL - Full Container Load  LCL - Less Container Load  CFS - Container Freight Station  CY - Container Yard 
  66.  D/P - Documentary against Payment – Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ  D/A – Documentary against Acceptance: Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ  FCL - Full Container Load  LCL - Less Container Load  CFS - Container Freight Station  CY - Container Yard 