Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý

pdf 12 trang vanle 2180
Bạn đang xem tài liệu "Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhieu_qua_du_an_phat_trien_nganh_lam_nghiep_o_huyen_hiep_duc.pdf

Nội dung text: Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN HIỆP ĐỨC, TỈNH QUẢNG NAM VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ Nguyễn Thị Lệ Thắm, Bùi Thị Thu* Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế *Email:lapthuhue@gmail.com TÓM TẮT Hiệp Đức là một trong những huyện được lựa chọn để triển khai thực hiện dự án phát triển ngành lâm nghiệp WB3. Sau 10 năm thực hiện dự án, lợi nhuận ròng trung bình của các hộ trồng keo theo dự án đạt đạt 4,1 triệu/ha/năm. Thu nhập thực tế từ trồng rừng dự án cao hơn mức dự kiến từ 2 - 3,4 triệu đồng/ha và giá trị hiện tại ròng cao hơn mức dự kiến từ 1 - 2 triệu đồng/ha. Ngoài ra, dự án đem lại nhiều hiệu quả tốt về XH và MT. Vì vậy, sau khi kết thúc dự án và chuyển giao kết quả thực hiện dự án cho các cơ quan quản lý Nhà nước huyện Hiệp Đức, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về quản lý Nhà nước; cơ chế, chính sách; về kỹ thuật và giải pháp về thị trường nhằm tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của dự án trong tương lai. Từ khóa: Hiệp Đức, hiệu quả dự án, lâm nghiệp, Quảng Nam. 1. MỞ ĐẦU Dự án Phát triển ngành lâm nghiệp (dự án WB3) là dự án hỗ trợ nông dân 4 tỉnh miền Trung bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Ở Quảng Nam, dự án này đã được triển khai tại 4 huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Hiệp Đức và Quế Sơn. Như vậy, Hiệp Đức là một trong những huyện được lựa chọn để triển khai thực hiện dự án WB3 nhằm thực hiện Chiến lược phát triển của ngành lâm nghiệp từ năm 2005 đến 2020 theo hướng: Bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng hộ gia đình và tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý dự án và các hộ gia đình tham gia dự án. Sau 10 năm triển khai thực hiện, dự án đã góp phần đẩy nhanh tiến trình giao đất lâm nghiệp; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về thực thi, kiểm tra, giám sát, quản lý dự án và đầu tư trang thiết bị làm việc cho đội ngũ cán bộ dự án từ cấp huyện đến cấp xã Người dân trong vùng dự án cũng được hưởng lợi từ dự án, góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái ở địa phương. Năm 2015 là năm kết thúc dự án, Ban quản lý dự án (BQLDA) phải giải thể và bàn giao kết quả thực hiện dự án cho các cơ quan quản lý Nhà nước huyện Hiệp Đức. Vì vậy, nếu không có giải pháp quản lý tốt sẽ không duy trì được hiệu quả mà dự án đem lại. Mục tiêu của bài báo hướng đến phân tích hiệu quả dự án Phát triển ngành lâm nghiệp tại huyện Hiệp Đức, 139
  2. Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý tỉnh Quảng Nam và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của dự án trong tương lai. 2. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu thứ cấp bao gồm các bản đồ, niên giám thống kê huyện Hiệp Đức và tỉnh Quảng Nam, các tài liệu, báo cáo có liên quan đến dự án phát triển ngành lâm nghiệp, các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, các loại hình tài nguyên và chỉ tiêu phát triển KT - XH Dữ liệu sơ cấp bao gồm các kết quả khảo sát thực địa, kết quả điều tra 126 hộ gia đình ở 4 xã trong vùng dự án (Quế Lưu, Quế Bình, Sông Trà, Hiệp Thuận) và kết quả phỏng vấn các cán bộ chuyên môn của các phòng ban huyện, cán bộ xã. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu: Bao gồm thu thập các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. - Dữ liệu thứ cấp được chia ra các nhóm dữ liệu để thu thập từ các phòng ban như: Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Ban Quản lý dự án WB3 thuộc UBND huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam. - Dữ liệu sơ cấp bao gồm: + Các ảnh chụp, thông tin mô tả về loại rừng trồng dự án khảo sát tại các xã Quế Bình, Quế Lưu, Sông Trà, Hiệp Thuận được thực hiện trong tháng 3/2016. + Kết quả phỏng vấn cán bộ chuyên môn và điều tra 126 hộ gia đình thông qua phiếu điều tra (bảng hỏi) được lựa chọn ngẫu nhiên theo chùm (xã - thôn - hộ gia đình) với kích thước mẫu trong mỗi thôn được lựa chọn theo công thức như sau: X = k x √ (1) Trong đó: X: Là số hộ gia đình điều tra; Y: Tổng số hộ gia đình trong thôn và k là hệ số cỡ mẫu. Bảng 1. Quy định hệ số tính cỡ mẫu theo diện tích rừng Diện tích (ha) Hệ số k 200 – 300 0,8 > 300 0,6 Nguồn: Bộ NN&PTNT [1] b. Phương pháp xử lý số liệu thống kê: Phương pháp này được sử dụng để lập các bảng thống kê và tính toán hiệu quả kinh tế của dự án với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Excel 140
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) c. Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án: Sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của dự án. - Đánh giá hiệu quả kinh tế thực hiện bằng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích với các chỉ tiêu: + Giá trị hiện tại ròng (NPV): = ∑ − ∑ (2) () () Trong đó: NPV : Giá trị hiện tại của thu nhập thuần; Bi : Khoản thu của năm thứ i; Ci : Khoản chi phí của năm thứ i; n : Số năm (vòng đời) của cây trồng (từ năm 0 đến năm n); r : Tỷ suất chiết khấu được lựa chọn (tính bằng tỷ lệ lãi suất ngân hàng). + Tỷ số thu nhập/chi phí (BCR) phản ánh khả năng sinh lãi thực tế của trồng rừng dự án. n Bi  i BPV i 1 (1 r ) (3) BCR n CPV C i  i i 1 (1 r ) Trong đó: BPV là giá trị hiện tại của thu nhập, CPV là giá trị hiện tại của chi phí. Nếu BCR>1 là trồng rừng có lãi, BCR <1 là trồng rừng bị thua lỗ. - Đánh giá hiệu quả xã hội chủ yếu dựa vào phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân kết hợp với việc kế thừa, tổng hợp từ một số báo cáo kết quả Dự án, thông qua các chỉ tiêu sau: Số hộ gia đình tham gia dự án; ý thức bảo vệ môi trường và phát triển rừng bền vững; sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật (KHKT) lâm nghiệp; số hộ gia đình tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, tham quan do dự án WB3 tổ chức; sự tác động của dự án đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm; nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, phát triển rừng bền vững. - Đánh giá hiệu quả môi trường thông qua sử dụng các chỉ tiêu sau: Diện tích rừng, độ che phủ rừng; khả năng hấp thụ khí CO2; mức độ sử dụng phân bón và các loại thuốc bảo vệ thực vật; Nâng cao độ phì và cải thiện nguồn nước trong khu vực. d. Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để rút ra kết luận chính xác về hiệu quả dự án và có sơ sở đề xuất các giải pháp duy trì hiệu quả dự án trong tương lai. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khát quát chung về dự án WB3 ở huyện Hiệp Đức Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam được giới hạn trong hệ tọa độ địa lý: Từ 15022’ - 16038’ vĩ độ Bắc; từ 107084’ - 108000’ kinh độ Đông. Phía Đông giáp huyện Thăng Bình; phía 141
  4. Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý Tây giáp huyện Phước Sơn; phía Nam giáp huyện Bắc Trà My và huyện Tiên Phước; phía Bắc giáp huyện Quế Sơn, huyện Nông Sơn. Tổng diện tích tự nhiên của Huyện là 49.419 ha, trong đó, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 70,9% tổng diện tích tự nhiên. Dự án WB3 được triển khai ở 07 xã: Hiệp Hòa, Hiệp Thuận, Quế Bình, Quế Lưu, Phước Gia, Phước Trà và Sông Trà với tổng diện tích sau khi rà soát quy hoạch trồng rừng cấp xã đến năm 2015 là 6.962 ha. Tổng mức đầu tư là 32.148 triệu đồng. Vốn cho vay tín dụng trồng rừng là 71.400 triệu đồng. Dự án này được thiết kế gồm 3 hợp phần: Phát triển thể chế; trồng rừng sản xuất; quản lý dự án, giám sát và đánh giá dự án. 3.2. Kết quả thực hiện dự án Với 3 hợp phần được thiết kế thì kết quả thực hiện dự án được thể hiện cụ thể như sau: a. Hợp phần phát triển thể chế: Hoàn thành tài liệu phát triển thể chế liên quan đến các chủ đề về chính sách quản lý đất đai; sổ tay thiết lập và quản lý, giám sát rừng trồng hộ gia đình; chính sách trồng rừng tiểu điền; cẩm nang nhóm nông dân trồng rừng và Chứng chỉ rừng; cẩm nang vay vốn tín dụng đầu tư trồng rừng; chính sách về quản lý và cung ứng vật tư cây giống cho trồng rừng; thành lập được 45 nhóm hộ trồng rừng với 1.812 hộ tham gia trồng 4.860 ha rừng trồng tại 07 xã vùng dự án. Dự án đã hỗ trợ các hoạt động và cấp chứng chỉ rừng trồng cho 47 hộ với 134,06 ha tại xã Hiệp Thuận. b. Hợp phần trồng rừng sản xuất: Từ năm 2005 đến năm 2015, Dự án WB3 đã khảo sát, lựa chọn và xác định diện tích trồng rừng tham gia dự án tại 07 xã so với kế hoạch khảo sát ban đầu là 7.020 ha/7.167,82 ha. Dự án đã giao đất, cấp GCNQSD đất được 5.406,76 ha cho 1.892 hộ, đã thiết kế trồng rừng theo lô đến hộ gia đình được 6.904,44 ha/2.414 hộ, lượt hộ. Chăm sóc rừng trồng và trồng rừng đạt 5.917,75 ha cho 2.208 hộ. Được sự hỗ trợ của dự án, có 21 tuyến đường lâm sinh đã được đầu tư nâng cấp với tổng chiều dài là 30,49 km và xây dựng được 07 biển cấm, biển báo, 03 chòi canh lửa. c. Hợp phần quản lý dự án, giám sát và đánh giá: Định kỳ hằng năm, BQL Dự án huyện Hiệp Đức sắp xếp, củng cố cán bộ thực thi dự án từ huyện đến xã nhằm tăng cường năng lực và công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, qua đó đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để triển khai thực hiện các hoạt động của dự án bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả. Hệ thống đánh giá, giám sát thường xuyên được vận hành bởi 01 giám sát, đánh giá cấp tỉnh và 04 cán bộ giám sát đánh giá cấp huyện. Dự án cũng đã thiết lập hệ thống đánh giá hiện trường nhằm hỗ trợ cán bộ dự án trong quá trình thực hiện. 3.3. Hiệu quả của dự án WB3 a. Định mức đầu tư và dự kiến hiệu quả dự án Định mức về đầu tư dự án cho 01 ha rừng trồng keo lai cho chu kỳ 07 năm là 23,946 triệu đồng với các hạng mục được thể hiện ở bảng 2. 142
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) Bảng 2. Định mức đầu vào và công lao động cho 01 ha rừng theo chu kỳ 07 năm Hạng mục ĐVT Số lượng Ghi chú Cây giống cây 1.850 Bao gồm 10% dự phòng trồng dặm Phân bón Kg 363 200 kg NPK cho hai lần bón Chuẩn bị hiện trường và trồng rừng Công 102 Kể cả công trồng dặm Chăm sóc Công 84 Cho 7 năm Công lao động khác Công 20 Chi phí lao động khác cho 7 năm Nguồn: Bộ NN&PTNT [1] Dự kiến hiệu quả của 1 ha rừng trồng theo dự án thể hiện qua bảng 3. Bảng 3. Tính khả thi về kinh tế của rừng trồng tại Hiệp Đức Chu kỳ trồng rừng Theo Chứng chỉ rừng FSC Thu nhập dự kiến (1.000 đồng) Có tham gia FSC 102.960 7 năm Không tham gia FSC 79.200 Chênh lệch 23.760 Có tham gia FSC 78.650 6 năm Không tham gia FSC 60.500 Chênh lệch 18.150 Có tham gia FSC 59.150 5 năm Không tham gia FSC 45.500 Chênh lệch 13.650 Giá trị hiện tại ròng NPV (1000 VND), r = 7,8% Có tham gia FSC 34.000 7 năm Không tham gia FSC 26.815 Chênh lệch 7.185 Có tham gia FSC 25.600 6 năm Không tham gia FSC 19.952 Chênh lệch 5.648 Có tham gia FSC 20.000 5 năm Không tham gia FSC 15.000 Chênh lệch 5.000 Ghi chú: FSC: Forest Stewardship Council - Hội đồng Quản lý Rừng Nguồn: Bộ NN&PTNT [1] b. Kết quả phân tích hiệu quả của dự án * Hiệu quả kinh tế - Căn cứ vào định mức công thực tế đang áp dụng tại địa phương và kết quả điều tra thực tế các hộ dân vùng dự án (126 hộ/4 xã) , chi phí đầu tư cho 01 ha trồng rừng keo lai với chu kỳ kinh doanh 07 năm khoảng 17 - 24 triệu đồng (chưa tính lãi suất vay ngân hàng) như ở bảng 4. 143
  6. Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý Bảng 4. Kết quả điều tra về chi phí thực tế trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng keo cho chu kỳ 07 năm Chi phí (triệu đồng/ha) 17 - 19 19 - 21 21 - 23 24 Tổng Số phiếu 23 38 59 6 126 Tỷ lệ 18,25 30,16 46,83 4,77 100 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra Doanh thu từ các rừng trồng keo lai 07 tuổi cho doanh thu dao động từ 62,7 - 98,8 triệu đồng/ha/7 năm. Đối với rừng được cấp chứng chỉ thì cho doanh thu cao hơn khoảng 20 - 30%. Theo kết quả tính toán cho thấy, lợi nhuận ròng trung bình (TB) của các hộ trồng keo theo dự án đạt 28,8 triệu/ha/7 năm, TB đạt 4,1 triệu/ha/năm. Hiệu suất đầu tư (BCR) TB là 2,4. Việc tính toán hiệu quả kinh tế đã chọn hệ số chiết khấu r = 7,8%/năm, tương ứng với mức lãi suất vay ưu đãi của dự án WB3 đối với rừng trồng. Kết quả phân tích hiệu quả trồng theo các chu kỳ kinh doanh như ở bảng 5. Bảng 5. Hiệu quả kinh tế của rừng keo lai ở các chu kỳ kinh doanh khác nhau Chu kỳ kinh doanh (năm) Chỉ tiêu 5 6 7 8 9 NPV (đồng/ha) 15.906.465 20.952.965 28.815.545 37.525.591 39.676.684 NPVtb(đồng/ha/năm) 3.181.293 3.492.160 4.116.506 4.690.698 4.408.520 BCR 1,89 2,1 2,4 2,8 2,84 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra Qua bảng 5 cho thấy, thay vì khai thác ở chu kỳ 5 hay 6 năm (như các hộ dân ở vùng dự án đang áp dụng theo kết quả điều tra) thì chỉ thu chưa được 21 triệu đồng nhưng nếu kéo dài chu kỳ kinh doanh đến 8 - 9 năm thì đem lại lợi nhuận thuần lớn hơn, có thể đạt đến 40 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh doanh dài hơn cũng sẽ cho hiệu quả sử dụng đồng vốn cao hơn. Đây là điểm quan trọng mà các hộ trồng rừng kinh doanh cần xem xét để lựa chọn chu kỳ kinh doanh cho phù hợp. - Hiệu quả kinh tế thu được từ rừng trồng dự án so với dự kiến được thể hiện ở bảng 6. Bảng 6. So sánh hiệu quả của 1 ha rừng trồng keo lai dự án WB3 Thu nhập dự kiến Thu nhập theo thực tế Chu kỳ kinh doanh Chênh lệch (1.000 đồng) (1.000 đồng) 7 năm 79.200 82.200 3.000 6 năm 60.500 62.500 2.000 5 năm 45.500 48.900 3.400 Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng), r = 7,8% 7 năm 26.815 28.816 2.001 6 năm 19.952 20.953 1.001 5 năm 15.000 15.906 906 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra Nếu so sánh với thu nhập dự kiến thì thu nhập thực tế từ trồng rừng dự án cao hơn mức dự kiến từ 2 - 3,4 triệu đồng/ha và giá trị hiện tại ròng cao hơn dự kiến từ 1 - 2 triệu đồng/ha. 144
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) - Nếu dựa vào tổng thu nhập bình quân theo hộ của thì có thể chia các hộ điều tra thành 3 nhóm như ở bảng 7. Bảng 7. Thu nhập bình quân của các nhóm hộ điều tra theo năm (triệu đồng) STT Nhóm Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 01 Nhóm I (cao) 9,20 19,45 35,45 02 Nhóm II (TB) 5,60 16,35 28,35 03 Nhóm III (thấp) 3,84 9,40 16,40 Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra Từ bảng 7 cho thấy, thu nhập bình quân ở cả 3 nhóm hộ đều có sự tăng lên rõ rệt. Cơ cấu thu nhập trong từng nhóm hộ đã có sự thay đổi. Ở nhóm hộ có thu nhập thấp đã nâng được mức thu nhập từ 3,84 triệu/năm lên 16,4 triệu/năm, trong đó cơ cấu thu nhập từ rừng trồng từ chỗ chưa có gì (0%) trước dự án tăng lên 53% sau dự án. Tương ứng, ở nhóm thu nhập TB có cơ cấu thu nhập từ rừng tăng từ 0% lên 37,4% và nhóm thu nhập cao là từ 10,9 lên 37,8%. Như vậy, thu nhập từ rừng trở thành nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ trong vùng dự án kể từ năm 2011 trở lại đây. * Hiệu quả về xã hội - Sự tham gia của người dân vào các hoạt động của dự án là một chỉ tiêu phản ánh tính xã hội của nghề rừng. Sự tham gia của người dân với số lượng nhiều hay ít, thể hiện tính hợp lý hay nói cách khác là mức độ phù hợp của dự án đối với điều kiện KT-XH và tự nhiên của địa phương. Số hộ gia đình tham gia dự án được thể hiện ở bảng 8. Bảng 8. Số hộ gia đình tham gia trồng rừng theo dự án STT Tên xã Tổng số hộ Số hộ tham gia trồng rừng Tỷ lệ (%) 1 Quế Lưu 838 475 56,7 2 Quế Bình 668 131 19,6 3 Hiệp Hòa 654 503 76,9 4 Hiệp Thuận 495 323 65,3 5 Sông Trà 639 285 44,6 6 Phước Trà 415 265 63,8 7 Phước Gia 264 224 84,8 Tổng cộng 3.973 1982 49,9 Nguồn: UBND huyện Hiệp Đức [4] Từ bảng 8 cho thấy, TB có 48,9% số hộ ở huyện Hiệp Đức tham gia trồng rừng theo dự án. Trong đó, xã có tỷ lệ hộ gia đình tham gia dự án đạt tỷ lệ cao nhất là Phước Gia (84,8%) và xã đạt tỷ lệ thấp nhất là Quế Bình (19,6%). - Sau khi được thực hiện dự án, ý thức của cộng đồng tại địa phương về phát triển rừng bền vững được nâng cao. Các hộ dân có cơ hội tham gia và tiếp cận được với KHKT trong xây dựng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Họ cũng là người tham gia chủ động, nhiệt tình đóng góp các mục tiêu, nội dung, phương pháp triển khai dự án. Họ được tuyên truyền, vận động, được khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng. Do đó, ý thức của người nông dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tăng lên rõ rệt. 145
  8. Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý - Người dân tham gia dự án được nâng cao kiến thức về lâm nghiệp. Các hoạt động tập huấn kỹ thuật trồng rừng, tham quan học hỏi nội và ngoại tỉnh, cung cấp các tài liệu kỹ thuật được miễn phí. Bình quân 01 lớp tập huấn đều có 01 người trong hộ gia đình đến dự. Riêng đối với việc tập huấn trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng thì tỷ lệ hộ gia đình tham gia rất cao (100%). Tập huấn về xây dựng mô hình thí điểm trong kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn cho phụ nữ, đan lát, chăn nuôi gà thả vườn, các mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình, cách tính toán nhu cầu lương thực và vốn vay cho hộ, trồng cây ăn quả có múi) thì mỗi xã cử 10 hộ tham gia, sau đó các hộ này về hướng dẫn lại cho các hộ gia đình khác trong xã. - Dự án cũng đã góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Qua số liệu thu thập được tại BQLDA WB3 cho thấy tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo vùng dự án có cơ cấu thu nhập từ lâm nghiệp là 85%. Tỷ lệ hộ nghèo của vùng dự án huyện Hiệp Đức năm 2005 bắt đầu tham gia dự án là 65%, đến hết năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 25%. - Theo ước tính của Bộ NN&PTNT và kết quả điều tra tại 126 hộ gia đình của 04 xã vùng dự án thì để trồng, chăm sóc và thu hoạch 01 ha rừng keo lai phải cần 206 công, số tiền cho mỗi công lao động bình quân là 150.000 đồng/công. Như vậy, với diện tích rừng trồng từ năm 2005 đến 2015 là 5.968,9 ha phải cần 122.959 công. Lao động để thực hiện việc trồng và chăm sóc rừng trồng không đòi hỏi cao về trình độ sản xuất hay tay nghề nên đã giải quyết được phần lớn số lao động dư thừa, thiếu việc làm tại địa phương. Theo số liệu thu thập từ UBND các xã Sông Trà, Phước Trà, Quế Lưu, Quế Bình, Phước Gia, Hiệp Hòa, Hiệp Thuận thì từ năm 2005 đến năm 2015 dự án WB3 triển khai thực hiện đã giải quyết cho khoảng hơn 7.000 lao động có việc làm thường xuyên tại địa phương từ nghề trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng từ dự án WB3. Thu nhập bình quân của mỗi lao động từ 3 - 5 triệu đồng/tháng. - Dự án góp phần bảo đảm sự bình đẳng về giới, nâng cao vai trò của người phụ nữ trong các hoạt động sản xuất và đời sống. Phụ nữ được tham gia vào hầu hết các hoạt động của dự án. Về họp giới thiệu dự án tỷ lệ phụ nữ tham gia là 57,75%; họp quy hoạch sử dụng đất, thiết kế trồng rừng thì tỷ lệ phụ nữ tham gia bình quân là 47,37%; tương ứng, về tập huấn kỹ thuật trồng rừng, chăm sóc rừng và mô hình thí điểm là 54,63%. Ngoài ra, dự án còn khuyến khích phụ nữ đứng tên GCNQSD đất và vay vốn để sản xuất rừng trồng. * Hiệu quả về môi trường - Mở rộng diện tích rừng sản xuất Dự án WB3 triển khai trên địa bàn huyện Hiệp Đức đã có tác động đến ý thức, trách nhiệm về trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng của các hộ dân vùng dự án và các vùng lân cận. Từ năm 2005 đến 2015, ở các xã vùng dự án huyện Hiệp Đức, ngoài diện tích trồng rừng theo dự án WB3 thì người dân còn tự bỏ vốn, công lao động để trồng, bảo vệ và phát triển rừng. Diện tích rừng sản xuất của các xã vùng dự án ở huyện Hiệp Đức năm 2005 là 3.357,4 ha, đến năm 2015 là 9.801,8 ha, trong đó diện tích đất trồng rừng từ dự án 5.968,9 ha. 146
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) - Nâng cao độ che phủ rừng Theo số liệu thống kê thì với diện tích rừng tăng lên đã góp phần nâng cao độ che phủ rừng của khu vực tham gia dự án từ 47,51% năm 2005 lên 62% năm 2015 và tăng độ che phủ rừng của toàn huyện từ 37,51% năm 2005 lên 55% năm 2015 [4]. - Khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng trồng dự án Với diện tích rừng trồng dự án có diện tích tập trung lên tới 5.968,9 ha, được trồng trên đất trống thoái hoá trước năm 1998, độ tàn che qua điều tra bình quân 0,6, chiều cao bình quân 4,5 mét. Như vậy, diện tích rừng trồng tại các xã vùng dự án sẽ hấp thụ lượng lớn khí CO2 theo tiêu chuẩn của một dự án CDM và có thể tính lượng khí CO2 được hấp thụ như sau: 5.968,9 ha x 20 tấn CO2/ha/năm = 119.378 tấn/năm Như vậy, rừng trồng của dự án WB3 ở huyện Hiệp Đức đã góp phần giảm khí hiệu ứng nhà kính, cải thiện môi trường trong khu vực và đóng góp cho việc giảm khí CO2 toàn cầu. - Mức độ sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật Khi trồng keo, người dân chỉ bón phân NPK với số lượng rất ít khoảng hơn 100 kg cho 01 chu kỳ trồng rừng; có những nơi thổ nhưỡng phù hợp thì có thể không cần bón phân cây vẫn sinh trưởng, phát triển tốt. Về dọn cỏ, phát chồi, người dân chủ yếu dùng máy hoặc phát thủ công không dùng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ như những loài cây khác. Như vậy, xét về mức độ sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thì cây keo ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học hơn các loài cây khác. - Ngoài ra, trồng rừng theo dự án có khả năng thay đổi thành phần của đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi, góp phần nâng cao độ phì và điều tiết nguồn nước trong đất; tăng dòng chảy ngầm, dự trữ nguồn nước ngầm và cải thiện nguồn nước trong khu vực. 3.4. Giải pháp quản lý để duy trì và phát huy hiệu quả của dự án Dựa vào những căn cứ như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2005; các nghị định, quyết định có liên quan đến trồng rừng, bảo vệ rừng của Chính phủ và Bộ NN&PTNT; các nghị quyết và quyết định của tỉnh Quảng Nam và huyện Hiệp Đức; Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; thực trạng quản lý dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở địa phương, với những hiệu quả hữu ích to lớn mà dự án mang lại, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để duy trì và phát huy hiệu quả của dự án WB3 như sau: a. Giải pháp về công tác quản lý Nhà nước - Tiếp tục nâng cao trách nhiệm và năng lực quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp ở các cấp từ huyện đến xã, đến thôn nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ rừng. - Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn liên quan của Huyện với chính quyền địa phương cấp xã trong các công việc như hướng dẫn, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc và khai thác rừng trồng của các hộ nông dân làm nghề rừng. 147
  10. Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý - Thành lập các tổ hợp tác trồng rừng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh rừng; khắc phục sự manh mún về diện tích rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp ổn định nguồn nguyên liệu gỗ cho ngành chế biến, giảm thiệt hại khi rủi ro xảy ra, giảm chi phí khi tham gia chứng chỉ rừng trồng. b. Giải pháp về cơ chế, chính sách - Cần phải có chương trình xây dựng cơ chế, chính sách quản lý các dự án lâm nghiệp sau khi kết thúc dự án trên cơ sở tổng kết, đánh giá hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý ngành lâm nghiệp đã có một cách toàn diện và khoa học. - Chính sách hỗ trợ đầu tư: Cần tiếp tục có cơ chế, chính sách tiếp tục giải ngân nguồn vốn tín dụng quay vòng với lãi suất thấp, thời hạn vay phù hợp với chu kỳ kinh doanh để các hộ có điều kiện đầu tư trồng rừng thương mại sau khi dự án kết thúc, đồng thời, hỗ trợ người dân trồng rừng dự án chuyển đổi mô hình sản xuất từ kinh doanh gỗ nhỏ (nguyên liệu) sang kinh doanh gỗ lớn (gỗ xẻ) để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình lâm sinh (đường, cầu cống ) để người dân thuận tiện hơn trong khâu vận chuyển giống để sản xuất và khai thác, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ cây giống, phân bón kỹ thuật cho các hộ gia đình, cộng đồng, đặc biệt là các hộ nghèo để trồng rừng sản xuất quy mô nhỏ, coi như chi trả những lợi ích môi trường mà họ đem lại cho xã hội. Quy hoạch và xây dựng nguồn giống có chất lượng cao, phục vụ tốt cho công tác trồng rừng, giống phải được chọn lọc phù hợp cho từng vùng sản xuất. Thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp chế biến gỗ để mua nguyên liệu gỗ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. - Lồng ghép với các chương trình dự án khác tại địa phương trong giai đoạn hậu dự án như Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Chương trình nước sạch Nông thôn, Chương trình bảo vệ và Phát triển rừng, để đầu tư một cách đồng bộ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân miền núi, xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng. c. Giải pháp về kỹ thuật - Cần xây dựng và triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp người dân thực hiện tốt kỹ thuật lâm sinh như tỉa cành, tỉa thưa, phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh, phương thức khai thác và cách tính toán hiệu quả kinh tế đơn giản từ rừng trồng hộ gia đình, phương pháp tiếp cận thị trường và kỹ thuật trồng bổ sung đối với những diện tích rừng đã khai thác và chuẩn bị khai thác. - Hướng dẫn người dân nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bằng cách chăm sóc, quản lý rừng trồng phù hợp. Kéo dài thời gian chăm sóc từ 5 - 6 năm lên 7 - 9 năm để sản phẩm 148
  11. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 6, Số 1 (2016) bán ra có giá trị và hiệu quả kinh tế rừng trồng đạt cao hơn. Trồng và chăm sóc rừng trồng bảo đảm các tiêu chí về kỹ thuật, môi trường và xã hội để được cấp chứng chỉ rừng trồng cũng làm cho sản phẩm rừng trồng có giá trị kinh tế cao hơn. d. Giải pháp về thị trường * Đối với Nhà nước - Xây dựng chính sách bao tiêu sản phẩm cho người dân làm nghề rừng, giúp người dân có thể sống được bằng nghề rừng, tạo niềm tin để họ kinh doanh rừng bền vững. - Với thị trường sản phẩm đầu ra, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước và các hộ nông dân. - Tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các nhà nhập khẩu nguyên liệu - nhà sản xuất - nhà xuất khẩu, đảm bảo lợi ích giữa các bên; xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu trên thị trường. * Về phía người dân Tích cực chủ động tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu giá cả qua các kênh khác nhau để nắm bắt được thị trường và không để tư thương chèn ép giá. Đồng thời, có giải pháp liên kết với nhau hoặc liên kết với các doanh nghiệp để sản phẩm làm ra với số lượng nhiều dễ tiêu thụ, dễ vận chuyển, giảm chi phí đầu tư và tăng giá thành sản phẩm. 4. KẾT LUẬN Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam có tổng diện tích đất lâm nghiệp lớn nên được lựa chọn đầu tư trồng rừng dự án phát triển lâm nghiệp WB3 là phù hợp với lợi thế, tiềm năng của huyện và cũng phù hợp với Chiến lược phát triển của ngành lâm nghiệp. Hiệu quả dự án mang lại cho người dân địa phương vô cùng to lớn cả về KT-XH và môi trường. Vì vậy, một số giải pháp được đề xuất về công tác quản lý Nhà nước; cơ chế, chính sách; về kỹ thuật và giải pháp về thị trường nhằm tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả của dự án trong tương lai. Tuy nhiên, bài báo chỉ mới tập trung phân tích những hiệu quả tốt của dự án, cần có những nghiên cứu tiếp theo để nhìn ra được những bất lợi có thể nảy sinh từ việc thực hiện dự án như tính rủi ro đầu tư trong cơ chế thị trường; phụ nữ không tham gia được các khóa đào tạo do dự án tổ chức vì khi xét trên khía cạnh thời gian làm việc trong ngày thì phụ nữ bận rộn hơn nam giới; một số rủi ro của dự án có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến thành quả và mục tiêu của dự án do thay đổi chính sách, cán bộ quản lý dự án thiếu năng lực 149
  12. Hiệu quả dự án phát triển ngành lâm nghiệp ở huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam và giải pháp quản lý TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Sổ tay thiết lập và quản lý rừng trồng tiểu điền áp dụng cho rừng trồng các loài cây mọc nhanh luân kỳ ngắn và luân kỳ dài, Hà Nội. [2]. Chi Cục Thống kê huyện Hiệp Đức (2005, 2010, 2015), Niên giám thống kê huyện Hiệp Đức, Hiệp Đức. [3]. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam (2015), Báo cáo kết quả thực hiện dự án từ năm 2005-2015 - Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp Quảng Nam, Quảng Nam. [4]. UBND huyện Hiệp Đức (2015), Báo cáo tổng kết hoàn thành dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp WB3 giai đoạn 2005-2015, Hiệp Đức. [5]. UBND huyện Hiệp Đức (2010, 2015), Báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp năm 2010, 2015, Hiệp Đức. [6]. UBND tỉnh Quảng Nam (2013), Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2011-2020, Quảng Nam. THE EFFECTIVENESS OF FORESTRY DEVELOPMENT PROJECT IN HIEP DUC DISTRICT, QUANG NAM PROVINCE AND MANAGEMENT SOLUTIONS Nguyen Thi Le Tham, Bui Thi Thu* Department of Geography and Geology, Hue University College of Sciences *Email:lapthuhue@gmail.com ABSTRACT Hiep Duc is one of the selected districts for implementing the WB3 forestry development project. After 10 years of project implementation, the average net present value (NPV) of Acacia planting households is 4.1 million VND/ha/year. The real income from the reforestration project is 2 to 3.4 million VND/ha higher than the expected income; and the NPV is 1 to 2 million VND/ha higher than the expected NPV. In addition, the project provides much better social and environmental efficiency. Therefore, after ending the project and transfering the project results to the state management agencies of Hiep Duc district, it is necessary to implement some simultaneous solutions such as state management, policy; technique and market measures in order to maintain and promote the project effectiveness in the future. Keywords: Hiep Duc, project effectiveness, forestry, Quang Nam. 150