Giáo trình mô đun Trồng bồ đề

pdf 62 trang vanle 2430
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Trồng bồ đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_trong_bo_de.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Trồng bồ đề

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG BỒ ĐỀ Mã số: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG KEO BẠCH ĐÀN, BỒ ĐỀ LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY Trình độ sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trồng rừng là việc hết sức quan trọng của ngành lâm nghiệp để tạo ra rừng, làm cho vốn rừng được duy trì và phát triển nhằm bảo vệ môi trường; đáp ứng nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhất là nông dân nông thôn miền núi. Một trong những cây rừng có giá trị cung cấp gỗ (đặc biệt là gỗ làm nguyên liệu giấy) và phủ xanh đất trống đồi trọc hiện nay là cây bồ đề. Để giúp cho người dân có tài liệu học tâp về kiến thức, kỹ năng gây trồng một cách có hiệu quả cây bồ đề phù hợp với điều kiện địa phương, chúng tôi đã thực hiện biên soạn giáo trình mô đun “Trồng bồ đề ”. Giáo trình được bố trí giảng dạy với thời lượng 100 giờ và phân bổ thành 4 bài: Bài 1: Điều kiện gây trồng bồ đề Bài 2: Chuẩn bị đất trồng bồ đề Bài 3: Trồng bồ đề bằng gieo hạt thẳng Bài 4: Chăm sóc và bảo vệ rừng bồ đề Để hoàn thiện được giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Nông nghiệp và PTNT; các nông dân trực tiếp sản xuất các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ; các chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên và các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành giáo trình. Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã cố gắng trình bày những kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết, có chú ý đến việc gắn với những sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ các bạn đọc, nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp để chương trình được điều chỉnh bổ sung cho đầy đủ và hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Thạc sỹ: Đoàn Thị Thúy (Chủ biên) 2. Kỹ sư: Nguyễn Văn Nam 3. Kỹ sư: Nguyễn Văn Hưởng
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MÔ ĐUN: TRỒNG BỒ ĐỀ 6 BÀI 1: ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG BỒ ĐỀ 7 A. Nội dung 7 1. Đặc điểm sinh học, giá trị kinh tế của cây bồ đề 7 1.1. Đặc điểm sinh học 7 1.1.1. Hình thái 7 1.1.2. Đặc điểm sinh thái 9 1.2. Giá trị kinh tế 9 2. Điều kiện gây trồng bồ đề 10 2.1. Nhiệt độ 10 2.2. Ánh sáng 10 2.3. Độ ẩm 10 2.4. Địa hình 10 2.5. Đất 10 2.6. Điều kiện thực bì 11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 11 C. Ghi nhớ 11 BÀI 2: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ 12 A. Nội dung 12 1. Xử lý thực bì 12 1.1.Mục đích, yêu cầu 12 1.2. Chuẩn bị 12 1.2.1. Dụng cụ 12 1.2.2. Bảo hộ lao động 14 1.2.3. Kỹ thuật phát dọn thực bì toàn diện 14 2. Xác định cự ly trồng bồ đề 16
  5. 4 3. Làm đất 16 3.1. Mục đích yêu cầu 16 3.2. Chuẩn bị 16 3.2.1. Dụng cụ 16 3.2.2. Vật tư nguyên liệu 17 3.3. Kỹ thuật làm đất 18 3.3.1 Làm đất toàn diện 18 3.3.2. Làm đất cục bộ 19 4. An toàn lao động khi chuẩn bị hiện trường trồng rừng 22 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 22 1. Kiến thức 22 2. Kỹ năng 23 C. Ghi nhớ 24 BÀI 3: KỸ THUẬT TRỒNG BỒ ĐỀ BẰNG GIEO HẠT THẲNG 25 A. Nội dung 25 1. Thời vụ trồng 25 2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 25 3. Kỹ thuật trồng bồ đề 26 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 31 1. Kiến thức 31 C. Ghi nhớ 32 BÀI 4: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG BỒ ĐỀ 33 A. Nội dung 33 1. Chăm sóc bồ đề 33 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư 33 1.2. Kiểm tra, trồng dặm 34 1.3. Chăm sóc rừng bồ đề 34 1.3.1. Chăm sóc rừng bồ đề 1 năm tuổi 34 1.3.2. Chăm sóc rừng bồ đề 2 năm tuổi 34 1.3.3. Chăm sóc rừng bồ đề 3 năm tuổi 35
  6. 5 1.4. Quy trình chăm sóc bồ đề 36 2. Bảo vệ rừng bồ đề 38 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 38 2.1.1. Nguyên nhân và tác hại của cháy rừng 38 2.1.2. Tác hại 40 2.1.3. Biện pháp phòng cháy rừng 41 2.1.4. Biện pháp chữa cháy rừng 43 2.1.5. An toàn trong phòng cháy và chữa cháy rừng. 47 2.2. Phòng trừ sâu bệnh hại 48 2.2.1. Sâu hại bồ đề 49 2.2.2. Bệnh hại cây bồ đề và các biện pháp phòng trừ 52 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 52 1. Kiến thức 52 2. Kỹ năng 52 C. Ghi nhớ 54 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 55 I. Vị trí, tính chất của mô đun 55 II. Mục tiêu mô đun 55 III. Nội dung chính của mô đun 55 IV. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 56 4.1. Bài 2: Chuẩn bị làm đất trồng bồ đề 56 4.2. Bài 3: Trồng bồ đề bằng giao hạt thẳng 57 4.3. Bài 4: Chăm sóc bồ đề 59 V. Tài liệu cần tham khảo 60
  7. 6 MÔ ĐUN: TRỒNG BỒ ĐỀ Mã số mô đun: MĐ 04 Giới thiệu mô đun: Mô đun 04: ”Trồng bồ đề” là mô đun chuyên môn của nghề trong chương trình dạy nghề sơ cấp ”Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy” có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 22 giờ học lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Điều kiện gây trồng, chuẩn bị đất trồng, trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng bồ đề đạt hiệu quả kinh tế và bền vững. Mô đun được thực hiện sau khi người học đã được tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất giống keo, bồ đề bạch đàn trong mô đun 02. Mô đun bao gồm 4 bài học, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập.
  8. 7 BÀI 1: ĐIỀU KIỆN GÂY TRỒNG BỒ ĐỀ Mã bài: MĐ 04-01 Mục tiêu - Trình bày được giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái và điều kiện gây trồng bồ đề; - Lựa chọn được địa điểm trồng phù hợp với điều kiện cụ thể A. Nội dung 1. Đặc điểm sinh học, giá trị kinh tế của cây bồ đề 1.1. Đặc điểm sinh học 1.1.1. Hình thái Cây gỗ trung bình 18 - 20m, có thể trên 20m, đường kính ngang ngực 20 - 25cm. Thân màu trắng xám, tương đối tròn, vaỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn, tán lá mỏng và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập trung trên 80% ở tầng đất mặt 0 - 20cm, do vậy độ phì tầng đất mặt có ý nghĩa rất lớn đối với sự sinh trưởng phát triển của cây bồ đề. Hình 4.1.1: Rừng bồ đề 2 tuổi
  9. 8 Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5 - 7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới. Hình 4.1.2: Cành, lá Bồ đề Hình 4.1.3: Hoa bồ đề Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thuỳ xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại. Ra hoa tháng 5 - 6. Quả chín tháng 9 - 10. Hình 4. 1.4: Lá và hoa bồ đề Hình 4.1.5: Quả bồ đề
  10. 9 1.1.2. Đặc điểm sinh thái Bồ đề tái sinh tự nhiên tốt trên đất sau nương rẫy, rừng mới bị tàn phá để đất trống, mọc xen với nứa, cây gỗ, có khả năng chịu rét tốt. Là loài cây sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn. Bồ đề được trồng ở vùng trung tâm từ nhiều năm nay. + Cây tiên phong ưa sáng hoàn toàn. + Thích hợp nơi đất tốt, tầng đất dày, ẩm, thoát nước. 1.2. Giá trị kinh tế Gỗ bồ đề mềm, nhẹ, thớ mịn và đều, co ít, dễ xẻ, dễ chẻ nhỏ, bóc thành những tấm mỏng và không bị cong vênh, nhưng dễ gãy. Gỗ bồ đề đồng nhất, không có lõi, tỷ lệ vỏ thấp, sử dụng rất thuận tiện trong công nghiệp giấy. Hiện nay bồ đề được dùng chủ yếu trong công nghiệp giấy, làm diêm và các sản phẩm thông dụng ít đòi hỏi về độ cứng và tính chịu lực Thân cây bồ đề còn tiết ra một loại nhựa thơm khi cây bị tổn thương do một nguyên nhân nào đó (vết dao chém, sâu đục ) nhựa chảy ra thành giọt màu trắng sau đọng lại thành từng tảng màu vàng nhạt rồi xẫm lại. Nhựa này gọi là cánh kiến trắng (an tức hương, Benzori), là nguyên liệu dùng trong y học, chế biến định hương trong nghề làm nước hoa, chống ôi khét bảo quản mỡ béo, điều chế a xít Benzori, trong công nghiệp chế biến vecni và một số loại sơn đặc biệt. Hình 4.1.6: Cánh kiến trắng (Nhựa bồ đề)
  11. 10 2. Điều kiện gây trồng bồ đề Bồ đề là loại cây đặc hữu của miền Bắc Việt Nam, có diện phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc miền núi Tây Bắc, Việt Bắc xuống miền tây Thanh Hoá và còn lác đác tới Nghệ An vùng biên giới giáp Lào. Bồ đề thường gặp nhiều nhất ở Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Bắc Thái, Cao bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, dọc theo phía bắc các lưu vực sông Hồng, sông Lô, sông Đà, sông Mã. 2.1. Nhiệt độ Bồ đề ưa sống vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiết đới, nhiệt độ trung bình năm từ 190C - 230C, chịu được nhiệt độ cao nhất là 450C, thấp nhất là 40C. Bồ đề ưa khí hậu nóng ẩm, phân mùa với mùa khô hơi hanh. 2.2. Ánh sáng Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây non). 2.3. Độ ẩm Lượng mưa 1.500 – 2.000 mm/năm,tốt nhất là trên 1.700mm, không có tháng khô hạn rõ rệt hoặc mùa khô không kéo dài quá 3 tháng. Ðộ ẩm không khí trung bình 85 - 88%, không có hoặc ít chịu ảnh huởng của gió nóng (Tây Nam). 2.4. Địa hình Bồ đề thích hợp nhất ở độ cao tuyệt đối dưới 300 - 400m, ở các tỉnh phía Bắc. Độ dốc dưới 200 – 250. Bồ đề có 2 loại: Loại nhiều nhựa có vỏ dày màu nâu sẫm, gỗ phớt hồng thường gặp ở rừng già, mọc ở độ cao 700 - 800m, lên cao 1500 - 1600 vẫn gặp bồ đề nhưng mọc rải rác. Loại ít nhựa vỏ màu trắng, nứt nông, gỗ trắng mềm, thường thấy sau nương rẫy, mọc ở độ cao 150 - 300m. 2.5. Đất Bồ đề đòi hỏi đất tốt, tầng đất sâu ẩm, còn tính chất đất rừng, thích hợp với đất có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước, tầng dày trung bình chưa bị thoái hoá mạng, đất feralit vàng hoặc đỏ vàng phát triển từ phiến thạch mica, phiến thạch sét, vcos độ pH trung tính. Không ưa đất đá vôi đất xấu, úng trũng đặc biệt trên cát và đất đá ong cây không sinh trưởng được.
  12. 11 2.6. Điều kiện thực bì Trong tự nhiên bồ đề thường mọc lên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng mới bị tàn phá để phơi đất trống, cây bồ đề phát triển tốt trên hầu hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. Ở đó bồ đề mọc thuần loại hoặc mọc xen lẫn với nứa, cây gỗ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu 1: Anh(chị) cho biết đặc điểm và công dụng của bồ đề ? Câu 2: Anh (chị) cho biết ý nghĩa của việc lựa chọn vùng trồng bồ đề phù hợp ? C. Ghi nhớ - Đặc điểm hình thái, sinh thái của của cây bồ đề - Giá trị kinh tế của cây bồ đề - Điều kiện gây trồng bồ đề
  13. 12 BÀI 2: CHUẨN BỊ ĐẤT TRỒNG RỪNG BỒ ĐỀ Mã bài: MĐ 04-02 Mục tiêu: - Trình bày được các bước kỹ thuật xử lý thực bì, xác định cự ly trồng và làm đất bón phân trước trồng bồ đề. - Thực hiện được các bước công việc xử lý thực bì, xác định cự ly trồng và làm đất bón phân đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; - Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. A. Nội dung 1. Xử lý thực bì 1.1.Mục đích, yêu cầu - Làm đất dễ dàng, cải thiện chế độ ánh sáng, độ ẩm, nhiệt độ trên mặt đất. - Hạn chế sự cạnh tranh của cây bụi , cỏ dại tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. - Lợi dụng triệt để khả năng chống xói mòn, giữ đất, giữ nước sẵn có của thực bì, nhất là nơi đất dốc. - Căn cứ vào đặc điểm của từng loại thực bì, khả năng mọc lại của chúng để lựa chọn phương pháp xử lý triệt để nhất. 1.2. Chuẩn bị 1.2.1. Dụng cụ - Dụng cụ: + Dao phát + Búa + Cưa cung, cưa phát quang (hình ảnh) + Thước dây - Các dụng cụ này được mài dũa và bảo dưỡng trước khi sử dụng
  14. 13 + Dao phát Hình 4.2.1: Dao phát (dao quắm) + Búa Hình 4.2.3: Búa + Cưa cung Hình 4.2.4: Cưa cung
  15. 14 + Cưa phát quang Hình 4.2.5: Cưa phát quang 1.2.2. Bảo hộ lao động - Quần áo, mũ, găng tay, giầy 1.2.3. Kỹ thuật phát dọn thực bì toàn diện Đối với trồng rừng nguyên liệu giấy thường áp dụng phương pháp phát dọn thực bì toàn diện a. Điều kiện áp dụng - Nơi độ dốc thấp 250 cần chừa lại dải tầng trên đỉnh rộng ít nhất 10 m mỗi bên sườn để chống xói mòn. Nếu sườn dốc quá dài thì chừa lại những băng theo đường đồng mức, băng chừa rộng từ 6 – 10 m; băng chặt rộng 50 – 60 m để trồng cây. * Quy trình xử lý thực bì Bước 1: Phát thực bì - Phát trắng hoặc phát theo băng, băng chừa rộng 6 –10m, băng chặt rộng 50 - 60m. - Đánh dấu đúng vị trí băng chặt, chừa đã bố trí, điểm đánh dấu dễ nhận biết. - Băng chặt được phát đúng vị trí đã được đánh dấu.
  16. 15 - Kích thước băng chặt 50m. - Chặt sát gốc cây < 20cm đối với cây gỗ, giang; < 10 cm đối với dây leo, chít, chè vè. Băm nhỏ cành nhánh thành đoạn dài1 m, rải đều trên toàn diện tích. - Tận dụng gỗ củi (chặt những cây có đường kính từ 6cm trở lên) và các lâm sản khác. - Thực bì được xử lý trước khi trồng 15 ngày Bước 2: Dọn thực bì và đốt - Làm băng cản lửa trước khi đốt thực bì - Băng cản lửa rộng 5 - 10m - Đốt vật liệu đã khô trước khi trồng 15 ngày - Thu gom vật liệu chưa cháy hết thành đống song song với đường đồng mức - Chiều cao vật liệu < 1m Hình 4.3.6: Xử lý thực bì bằng cách đốt * Chú ý khi xử lý thực bì Bảng 4.2.1: Bảng sai hỏng khi xử lý thực bì Lỗi thường gặp Cách khắc phục - Chiều cao gốc chặt quá cao Xác định chinh xác chiều cao gốc chặt qui định - Vật liệu chưa cháy còn lại nhiều Vật liệu khô kiệt mới đốt
  17. 16 2. Xác định cự ly trồng bồ đề Bảng 4.2.2: Kích thước hố và mật độ trồng Bồ đề Mật độ Cự ly Cự ly Kích thước Phương thức Loài cây ( Cây/ha) hàng (m) cây (m) hố (cm) trồng 1.100 3 3 30 x 30 x 30 Quảng canh 1.333 3 2,5 30 x 30 x 30 Quảng canh Bồ đề 1.666 3 2 30 x 30 x 30 Quảng canh 2500 2 2 30 x 30 x 30 Quảng canh Hiện nay chủ yếu trồng bồ đề với mật độ trồng 2500 cây/ha (cây X cây = 2m; Hàng X hàng = 2m). Tùy theo độ tốt xấu của đất, ở những nơi đất tốt nên trồng với mật độ thưa hơn nơi đất xấu. 3. Làm đất 3.1. Mục đích yêu cầu Mục đích: - Làm đất nhằm cải thiện điều kiện lập địa, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. - Thông qua việc làm đất góp phần thay đổi độ dày tầng đất, thành phần cơ giới đất, kết cấu của đất, lượng mùn, dộ đá lẫn. - Tạo điều kiện cho bộ rễ của cây rừng phát triển tốt, để có khả năng chịu hạn, chịu đựng gió bão, rừng sớm khép tán và sớm hình thành một quần thể rừng. Yêu cầu: Làm đất ngay sau khi xử lý thực bì, cày cuốc tạo độ tơi xốp cho lớp đất, làm tăng sức thấm và sức chưa nước cho đất. 3.2. Chuẩn bị 3.2.1. Dụng cụ Chuẩn bị tốt và đầy đủ các loại dụng cụ như: Cuốc bàn to ( cuốc đất mềm), Cuốc chim( cuốc đất cứng) sảo, quang gánh( để gánh phân bón lót)
  18. 17 - Cuốc bàn Hình 4.2.7: Cuốc bàn - Cuốc chim Hình 4.2.8: Cuốc chim 3.2.2. Vật tư nguyên liệu - Phân tổng hợp NPK: Phân bón lót NPK-S tỷ lệ 10:5:5-3 Hình 4. 2.9: Phân NPK
  19. 18 - Phân Vi sinh Hình 4.2.10: Phân Vi sinh 3.3. Kỹ thuật làm đất Hiện nay trong trồng rừng thường áp dụng các phương pháp làm đất: Làm đất toàn diện và làm đất cục bộ Nơi có độ dốc thấp 160 thì đào hố kích thước 30x30x30cm. 3.3.1 Làm đất toàn diện a. Điều kiện áp dụng - Nơi độ dốc dưới 150, - Điều kiện thâm canh hoặc thực hiện nông lâm kết hợp. b. Nội dung kỹ thuật -Dùng dụng cụ cơ giới hoặc dụng cụ thủ công cày, cuốc toàn bộ diện tích, cuốc sâu 10 -> 15 cm, dùng cày thì cày sâu 20 ->30 cm - Cuốc hố có kích thước, cự ly, mật độ theo thiết kế - Đặc điểm làm đất toàn diện: + Làm đất toàn diện có tác dụng cải tạo lớp đất mặt giữ ẩm cho đất. + Tiêu diệt hầu hết cỏ dại nhưng dễ bị xói mòn + Hạn chế áp dụng nơi có độ dốc > 200.
  20. 19 Hình 4.2.11: Làm đất toàn diện 3.3.2. Làm đất cục bộ a. Làm đất theo băng - Cày lật đất theo băng song song với đường đồng mức áp dụng với những nơi tầng kết cứng độ dốc dưới 150, băng cày rộng 150 cm, sâu 20 -> 30 cm. - Làm đất tạo băng bằng thủ công, cuốc hạ băng rộng 120 cm, mặt băng được hạ bằng, dốc vào mái ta luy, nghiêng về phía trong đồi và chạy theo đường đồng mức. - Cuốc hố có kích thước, cự ly, mật độ theo thiết kế. b. Làm đất theo hố Hình 4.2.12: Làm đất theo hố
  21. 20 - Là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. - Điều kiện áp dụng: + Nơi địa hình phức tạp, độ dốc lớn >300 + Nơi xa xôi, hẻo lánh. - Hố được bố trí theo hàng chạy theo đường đồng mức, giữa các hố bố trí so le theo hình nanh sấu. - Trong thực tế sản xuất hiện nay có thể bố trí hố theo đường dọc từ đỉnh núi xuống. - Kích thước hố phụ thuộc vào tính chất đất, đặc điểm loài cây trồng và mức độ đầu tư. Thông thường kích thước hố trồng quảng canh: 30 x30 x30 cm; thâm canh: 40 x 40 x 40 cm. - Cự ly hố, cự ly hàng mật độ theo đúng thiết kế. - Kích thước hố và mật độ trồng bồ đề nguyên liệu - Đánh dấu đúng vị trí đào hố theo mật độ đã bố trí, điểm đánh dấu dễ nhận biết. * Qui trình làm đất theo hố Bước 1: Cuốc hố: dùng cuốc đưa lớp đất mặt (Tầng A) sang bên cạnh hố, cuốc tiếp lớp đất tầng B xuống phía chân đồi tạo gờ giữ nước, sau đó sửa hố theo đúng kích thước đã thiết kế. Yêu cầu cuốc hố đúng kích thước. Bước 3: Bón lót phân vào hố trồng - Phân vô cơ theo đúng tỷ lệ - Trộn đều với đất mùn Bước 3: Lấp hố: Cuốc hố xong lấp hố ngay. Dùng cuốc đập nhỏ lớp đất màu đưa xuống hố trước Trộn phân với đất trong quá trình lấp hố, sau đó vạc cỏ quanh miệng hố, cuốc đất bổ sung, lấp đất cho đầy hố hoặc cao hơn mặt hố 10 -> 15 cm. Đường kính hố 80 -> 100 cm có dạng hình mâm xôi, bằng hoặc lòng chảo, tuỳ loài cây trồng, mùa trồng của từng vùng khác nhau. Nơi đất trũng làm rãnh thoát nước.
  22. 21 Hình 4.2.13: Kích thước hố đúng tiêu chuẩn * Chú ý khi cuốc hố trồng bồ đề Bảng 4.2.3: Bảng sai hỏng khi cuốc hố Lỗi thường gặp Cách khắc phục - Hố cuốc phân bố không đều - Cuốc hố đúngvị trí đánh dấu - Hố đào không đúng kích thước -Cuốc hố có kích thước 30x30x30cm - Lượng phân bón không đều - Cho phân vào hố theo đúng tỷ lệ Hình 4.2.14: Hướng dẫn cuốc hố trồng rừng
  23. 22 Hình 4.2.15: Cuốc hố Hình 4.2.16: Đảo đều Hình 4.2.17: Lấp hố phân với đất mùn 4. An toàn lao động khi chuẩn bị hiện trường trồng rừng Để đảm bảo an toàn và đạt năng suất cao cần thực hiện đầy đủ các yêu cầu sau: - Xem xét khu vực cần xử lý thực bì và làm đất, nhu cầu kỹ thuật để sử dụng công cụ cho thích hợp (Đất thuộc nhóm 1 -> 3: dùng cuốc bàn, đất nhóm 4: dùng cuốc chim). - Kiểm tra dụng cụ phương tiện trước khi sử dụng (Độ chặt, độ bền chắc). - Ỏ nơi đất dốc, thực bì dày có nhiều đá, sỏi cần bố trí lao động thích hợp tránh làm đá lăn gây tai nạn cho người dưới dốc. - Khi cuốc, lấp hố trên sườn dốc cao cần đứng ở tư thế vững chắc, thoải mái, không để đá lăn gây tai nạn cho người ở dưới dốc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Kiến thức Câu 1: Anh(chị) cho biết ý nghĩa của công tác phát dọn thực bì và làm đất trồng rừng ? Câu 2: Dọn thực bì bằng cách đốt có những ưu nhược điểm gì? Câu 3: Làm đất cục bộ có những ưu nhược điểm gì?
  24. 23 2. Kỹ năng 2.1.Bài thực hành 4.2.1: Xử lý thực bì toàn diện - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc xử lý thực bì toàn diện. - Nguồn lực: + 5000 m2 đất trồng rừng tại địa phương. + Dao phát, cưa cung, cưa đơn, dao tay + Phiếu giao bài tập - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Xử lý thực bì toàn diện + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-7 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên xử lý thực bì + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm + Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện xử lý thực bì toàn diện - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 15 giờ - Tiêu chuẩn của sản phẩm: Xử lý thực bì đạt yêu cầu kỹ thuật. Mỗi nhóm hoàn thành phát dọn thực bì 1000 m2 đất trồng rừng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật 2.2. Bài thực hành 4.2.2: Cuốc hố trồng bồ đề - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc cuốc hố trồng bồ đề. - Nguồn lực: + 1500m2 đất trồng rừng tại địa phương. + Cuốc, quang gánh, xảo, xô: Mỗi nhóm 1 bộ + Phân bón lót NPK: 700kg + Phiếu giao bài tập - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Cuốc hố trồng bồ đề
  25. 24 + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5 - 7 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên cuốc hố trồng bồ đề + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm + Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 15 giờ - Tiêu chuẩn của sản phẩm: Mỗi nhóm hoàn thành cuốc 700 hố trồng bồ đề đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Hố trồng cuốc đúng kích thước 30x30x30cm, bón lót phân đúng tỷ lệ. C. Ghi nhớ - Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật xử lý thực bì toàn diện + Phát thực bì + Dọn thực bì và đốt - Thực hiện đúng qui trình kỹ thuật cuốc, lấp hố trồng bồ đề + Cuốc hố + Bón lót + Lấp hố
  26. 25 BÀI 3: KỸ THUẬT TRỒNG BỒ ĐỀ BẰNG GIEO HẠT THẲNG Mã bài: MĐ 04-03 Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật trồng bồ đề - Thực hiện được các bước công việc: Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, hạt giống, tạo hố và gieo hạt bồ đề đúng kỹ thuật. - Đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động và tiết kiệm vật tư, nguyên liệu. A. Nội dung 1. Thời vụ trồng Thời vụ trồng bồ đề thích hợp từ tháng 10 đến tháng 12. Trồng bồ đề hiện nay chủ yếu và phổ biến là gieo hạt thẳng. 2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Hiện trường: Đất trồng bồ đề - Xén tạo hố trồng Hình 4. 3.1: Xén tạo hố trồng - Vật tư: Hạt giống đạt tiêu chuẩn + Trọng lượng 1000 hạt: 148,3g + Số lượng hạt trong lkg: 7000 - 8000hạt + Tỷ lệ nảy mầm > 80% + Độ thuần > 95% + Độ ẩm của hạt 24-25%, Hình 4.3.2: Hạt bồ đề
  27. 26 3. Kỹ thuật trồng bồ đề * Quy trình trồng rừng bồ đề bằng gieo hạt thẳng Bước 1: Xử lý hạt - Chuẩn bị dụng cụ: + Chậu nhựa, Hình 4.3.3: Chậu nhựa + Rổ, rá nhựa Hình 4.3.4: Rổ nhựa + Phích nước nóng Hình 4.3.5: Phích nước nóng
  28. 27 + Nhiệt kế Hình 4.3.6: Nhiệt kế - Loại bỏ hạt lép, lửng: Cho hạt vào nước lã sạch, loại bỏ hạt lép, lửng. Lấy hạt chìm (Hạt chắc) Hình 4.3.7: Loại bỏ hạt lép, lửng
  29. 28 - Rửa sạch hạt chắc (Hạt chìm): Dùng nước sạch rửa hạt. Hình 4.3.8: Rửa sạch hạt chắc - Kiểm tra nhiệt độ nước: Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước trong chậu, nhiệt độ nước đạt tiêu chuẩn là 450C Hình 4.3.9: Kiểm tra nhiệt độ nước - Ngâm hạt giống vào nước nóng 2 sôi 3 lạnh (450C) từ 3 – 6 tiếng. Vớt hạt đã qua xử lý đem ủ từ 1 – 2 ngày sau đó đem gieo.
  30. 29 Hình 4.3.10: Ngâm hạt trong nước nóng Bước 2: Tạo hố trồng - Khơi hỗn hợp đất và phân dưới hố lên - Tạo hố trồng sâu 2 cm - Đáy hố phẳng Hình 4.3.11: Tạo hố trồng Bước 3: Gieo hạt - Rắc đều hạt vào hố trồng, mỗi hố từ 4 – 5 hạt
  31. 30 Hình 4.3.12: Gieo hạt bồ đề Bước 4: Lấp đất - Phủ lớp đất mịn lên vừa kín hạt dày 2cm (mùa đông), 1 cm (mùa hè) Hình 4.3.13: Lấp đất * Chú ý khi gieo hạt bồ đề Bảng 4.3.1. Sai hỏng thường gặp khi gieo hạt bồ đề Lỗi thường gặp Cách khắc phục - Hạt gieo phân bố không đều - Rắc hạt đều tay - Phủ đất quá dầy hoặc quá mỏng - Phủ đất dày 1-2 cm
  32. 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Kiến thức Câu 1: Tiêu chuẩn hố trồng bồ đề? Câu 2: Kỹ thuật xử lý hạt giống bồ đề? Câu 3: Kỹ thuật gieo hạt bồ đề? 2. Kỹ năng 2.1. Bài thực hành 4.3.1: Xử lý hạt bồ đề - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc xử lý hạt bồ đề - Nguồn lực: + Nhiệt kế đo nhiệt độ: 5 chiếc + Xô, chậu, rổ nhựa, túi vải, phích nước nóng: 05 bộ. + Hạt giống bồ đề: 5 kg + Thuốc Benlate: 5 gói + Phiếu giao bài tập - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Xử lý hạt bồ đề. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-7 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên xử lý hạt bồ đề + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm + Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Các nhóm tổ chức ra địa điểm thực hành thực hiện xử lý hạt bồ đề - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 05 giờ - Tiêu chuẩn của sản phẩm: Mỗi nhóm hoàn thành xử lý hạt bồ đề đảm bảo quy trình kỹ thuật, hạt giống nứt nanh đạt ≥ 90%. 2.2. Bài thực hành 4.3.2: Gieo hạt bồ đề - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc gieo hạt bồ đề.
  33. 32 - Nguồn lực: + Cuốc, xẻng, quang gánh, xô nhựa: Mỗi nhóm 1 bộ + Hạt giống bồ đề đã xử lý: 05 kg + Diện tích đất trồng bồ đề đã cuốc hố + Phiếu giao bài tập - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Gieo hạt bồ đề. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-7 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên gieo hạt bồ đề + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm + Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Các nhóm tổ chức ra địa điểm thực hành thực hiện gieo hạt bồ đề - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 15 giờ - Tiêu chuẩn của sản phẩm: Mỗi nhóm hoàn thành gieo hạt 1000 hố trồng bồ đề đảm bảo quy trình kỹ thuật. Gieo 4-5 hạt giống bồ đề/hố đúng kỹ thuật, hạt giống nảy mầm đạt ≥90%, cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. C. Ghi nhớ - Hạt giống đem trồng đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật + Trọng lượng 1000 hạt: 148,3g + Số lượng hạt trong lkg: 7000 – 8000 hạt + Tỷ lệ nảy mầm > 80% + Độ thuần > 95% + Độ ẩm của hạt 24-25%, - Xử lý và gieo hạt bồ đề đúng qui trình kỹ thuật + Xử lý hạt + Gieo hạt + Tạo hố trồng + Lấp đất
  34. 33 BÀI 4: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG BỒ ĐỀ Mã bài: MĐ 04-04 Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ rừng bồ đề; - Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc bồ đề đảm bảo tỷ lệ cây sống >80%; - Thực hiện được các biện pháp phòng và chữa cháy rừng; phòng trừ sâu bệnh hại rừng; phòng chống người và gia súc phá hại rừng; - Có kỹ năng tuyên truyền giáo dục nhân dân bảo vệ rừng; đàm bảo an toàn trong phòng cháy, chữa cháy và vận động mọi người cùng thực hiện. A. Nội dung 1. Chăm sóc bồ đề 1.1. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Chuẩn bị dụng cụ: + Dao phát, + Cuốc bàn + Cưa cung, cưa đơn, cưa phát quang - Chuẩn bị vật tư: + Phân bón thúc: Phân bón thúc NPK tỷ lệ 12,5:10:14 Hình 4.4.1: Phân bón thúc NPK
  35. 34 + Hạt bồ đề: Đã qua xử lý 1.2. Kiểm tra, trồng dặm Sau khi gieo 1 tháng, tiến hành kiểm tra toàn bộ diện tích gieo trồng bồ đề. Khi số hố có cây mọc không đạt 80% trở lên thì phải tra dặm hạt hoặc trồng dặm bằng cây con. Trồng dặm phải tiến hành vào vụ trồng kế tiếp, trồng phải chọn cùng một loại cây, cùng một kích thước và cùng một tuổi với rừng đã trồng, theo mật độ, cự ly hàng, cự ly cây như cũ. 1.3. Chăm sóc rừng bồ đề Bồ đề sau khi gieo trồng được chăm sóc trong 3 năm đầu. 1.3.1. Chăm sóc rừng bồ đề 1 năm tuổi Chăm sóc 4 lần: - Lần 1: Sau khi gieo 1 tháng, phải tiến hành tra dặm hạt. Khi cây gieo thẳng có từ 3 – 5 lá thì tiến hành xới đất, nhặt cỏ, vun gốc. - Lần 2: Khi cây cao 25 – 30 cm, + Phát quang cỏ dại, dây leo, chừa lại cây gỗ tái sinh và các bụi giang, nứa phục hồi mà không ảnh hưởng đến cây trồng. + Cuốc lật quanh hố sâu 10 – 15 cm, vun quanh gốc cây với bán kính 0,8 cm. Bón thúc bằng phân NPK với liều lượng 75g/hố - Lần 3: Khi cây con cao 60 – 70 cm, phát cỏ dại, cây bụi, dây leo, tỉa cây trong hố gieo chỉ đề lại 1 cây/hố. - Lần 4: + Chăm sóc vào tháng 10 – 11, phát toàn bộ cỏ dại, dây leo, chặt bỏ những cây tái sinh chèn ép bồ đề. + Xới đất vun gốc xung quanh cây với đường kính 60 cm. 1.3.2. Chăm sóc rừng bồ đề 2 năm tuổi Chăm sóc 3 lần - Lần 1: Phát sạch cỏ dại, dây leo cây bụi, chặt bỏ cây chèn ép bồ đề vào đầu mùa mưa kết hợp xới đất vun xung quanh gốc với đường kính 0,6m. - Lần 2: Phát cỏ dại xâm lấn, cắt dây leo vào giữa mùa mưa. - Lần 3:
  36. 35 + Phát bỏ dây leo, tỉa hạ thấp mật độ và cự ly giữa các cây (nếu cần) chỉ để lại 1600 - 1700 cây/ha. + Chặt bỏ cây sâu bệnh, cong queo vào mùa đông. 1.3.3. Chăm sóc rừng bồ đề 3 năm tuổi Chăm sóc từ 1 – 2 lần tùy theo mức độ phát triển của cây bồ đề. Hình 4.4.2: Chăm sóc cây con mới trồng - Lần 1: +Phát bỏ dây leo, cây bụi, chặt tỉa hạ bớt mật độ, chặt bỏ cây bị bệnh, để lại những cây tái sinh không ảnh hưởng đến bồ đề. + Bón thúc vào vụ xuân bằng 75g phân NPK/cây. - Lần 2: Phát bỏ dây leo, cây bụi, chặt tỉa hạ bớt mật độ, chặt bỏ cây bị bệnh, để lại những cây tái sinh không ảnh hưởng đến bồ đề. Tỉa còn 1200 - 1300 cây/ha.
  37. 36 1.4. Quy trình chăm sóc bồ đề Bước 1: Phát quang - Phát bỏ dây leo, cây bụi, cây dại chèn ép cây trồng Hình 4.4.3: Phát quang Bước 2: : Làm cỏ - Diệt trừ cỏ dại mọc chen với cây trồng Hình 4.4.4: Làm cỏ Bước 3: Xới đất, bón phân và vun gốc - Dùng cuốc xới đất xung quanh gốc - Kết hợp bón phân vun vào gốc cây - Cung cấp phân bón cho cây ngay trong năm đầu
  38. 37 Hình 4.4.5: Xới đất vun gốc Hình 4.4.6: Bón phân Bước 4: Tỉa và dặm cây - Tỉa cây ở hố có nhiều cây,để lại 1 cây/hố. - Trồng dặm cây đã tỉa vào chỗ hố có cây chết, thưa Hình 4.4.7: Tỉa và dặm cây
  39. 38 2. Bảo vệ rừng bồ đề 2.1. Phòng và chữa cháy rừng 2.1.1. Nguyên nhân và tác hại của cháy rừng a. Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên Thời tiết và các nhân tố khí tượng là một tác nhân cho sự phát sinh, phát triển của một đám cháy rừng. * Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cháy rừng như làm khô, nỏ vật liệu cháy; làm độ ẩm không khí giảm và bề mặt đất nóng lên Khi xem xét vai trò của nhiệt độ đối với cháy rừng người ta thường đánh giá ảnh hưởng của nhiệt độ tới các mặt sau đây: - Nhiệt độ làm rút ngắn quá trình khô của vật liệu cháy. - Làm nóng và khô nhanh mặt đất kéo theo lớp không khí sát mặt đất nóng lên bằng các phương thức truyền nhiệt khác nhau. Như vậy nhiệt độ bao gồm hai thành phần là: nhiệt độ đất và nhiệt độ không khí. Nhiệt độ làm khô nóng, vật liệu cháy, làm cho độ ấm không khi và mặt đất thấp dễ gây cháy rừng. Hình 4.4.8: Cháy rừng * Độ ẩm:
  40. 39 Độ ẩm là nhân tố gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trình phát sinh cháy rừng và quy mô đám cháy. Độ ẩm không khí càng cao thì vật liệu cháy càng ẩm, khó xảy ra cháy; ngược lại, độ ẩm thấp vật liệu cháy khô dẫn tới dễ xảy ra cháy rừng và cháy lớn. Để có biện pháp phòng ngừa và dự báo phòng cháy rừng cụ thể, độ ẩm được chia làm 3 loại sau: - Độ ẩm không khí: Nhìn chung độ ẩm không khí ở các vùng rừng núi cao hơn nhiều so với bên ngoài. Nguyên nhân là do sự thoát hơi nước của thực vật trong quá trình hoạt động sinh lý. Mặt khác, do đất rừng luôn ẩm ướt, quá trình bốc hơi vật lý thường xuyên xảy ra cung cấp độ ẩm cho lớp không khí ở bên trên nó. - Độ ẩm vật liệu cháy: Độ ẩm của vật liệu cháy có liên quan tới khả năng bén lửa, nói chung độ ẩm càng thấp khả năng bén lửa càng cao và ngược lại. Nó liên quan tới độ ẩm của không khí theo quan hệ tỉ lệ thuận. Mặt khác, độ ẩm vật liệu cháy còn phụ thuộc vào lượng mưa. Mưa càng lâu, càng lớn thì độ ẩm vật liệu cháy càng cao và thời gian ẩm ướt càng kéo dài. Khí hậu ở Việt Nam với đặc thù là mưa theo mùa, làm cho độ ẩm vật liệu cháy cũng biến đổi theo mùa. Tính chất này cũng phần nào quyết định mùa cháy rừng ở Việt Nam, thường mùa cháy là mùa khô. - Độ ẩm của đất: Lượng nước tạo thành độ ẩm của đất trong rừng bao gồm: nước mưa đọng trên mặt đất rừng; lượng nước thực tại trong tầng đất mặt và nước ngầm thường xuyên duy trì và làm ẩm mặt đất rừng bằng hiện tượng mao dẫn ( mực nước ngầm thường xuyên biến động theo mùa, về mùa khô thường nằm sâu hơn so với mùa mưa, còn ở địa hình đồi núi cao mực nước ngầm ít có ảnh hưởng tới độ ẩm của lớp bề mặt) * Gió: Gió là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá trình làm khô vật liệu cháy; làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy; mang theo tàn lửa gây các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng. Điều kiện địa hình Địa hình có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; có tác dụng ngăn chặn các hệ thống gió, hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau như: tạo ra các khu vực thường xuyên có mưa hoặc các khu vực khô hạn ít mưa. Độ cao của địa hình thường khô hạn kéo dài, nắng nhiều và dao động nhiệt lớn hơn rất nhiều so với thấp; ở địa hình sườn dốc, do khác hướng phơi nên năng lượng nhận được khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đối lưu phát triển mạnh hơn so với khu vực khác, ngoài ra, các loại gió địa phương do sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc độ
  41. 40 gió Các yếu tố địa hình tạo ra có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước và độ ẩm của vật liệu cháy hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng. * Kiểu rừng và loại hình thực bì Kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy do đặc điểm của kiểu rừng và loại hình thực bì quyết định, từ đó dẫn đến tính bắt lửa và quy mô đám cháy. b. Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội * Do các hoạt động sản xuất của con người - Đốt rừng làm nương rẫy ở miền núi và đốt rơm rạ ở đồng ruộng gây cháy rừng, đốt quang thực bì để thu nhặt kim loại, đốt dọn ven đường xe lửa, đốt dọn và làm đường giao thông; hun khói để lấy mật ong gây cháy rừng - Vào rừng khai thác gỗ, củi vô ý gây cháy rừng. Nhiều diện tích rừng trồng xong không được chăm sóc kịp thời làm giảm nguồn vật liệu cháy nên về mùa khô gặp tàn thuốc lá là bốc cháy. * Do các hoạt động xã hội - Trẻ em chăn trâu sưởi ấm, đốt hương khi đi tảo mộ thanh minh. Phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thả đèn trong các ngày lễ hội vô ý gây cháy rừng. - Khách tham quan du lịch sinh thái trong rừng vô ý gây cháy rừng. - Các hoạt động dã ngoại và bắn đạn thật trong quân đội gây cháy rừng. c. Nguyên nhân về quản lý, điều hành Công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã có hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành được củng cố và hoàn thiện tới cấp xã và đã triển khai mạnh mẽ các hoạt động về phòng cháy, chữa cháy rừng, xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cấp. Tuy nhiên, việc kiểm soát cháy rừng và hiệu quả chữa cháy rừng chưa cao. 2.1.2. Tác hại a. Thiệt hại về tài nguyên rừng Tất cả các cây rừng bị cháy, cây tái sinh, hạt giống bị thiêu huỷ thành tro bụi. động vật rừng phần bị chết hoặc phải dời đi nơi khác sống. Sau khi bị cháy thực vật rừng còn sót lại thường sinh trưởng và phát triển kém hay bị sâu bệnh hại. Khả năng tái sinh tự nhiên của rừng kém, diễn thế rừng đi xuống một cách nhanh chóng.
  42. 41 Hoàn cảnh tự nhiên của rừng bị phá vỡ hình thành nhiều đất chống,đồi núi trọc làm mất khả năng phòng hộ của rừng, dẫn đến hiện tượng rửa trôi lớp đất mặt gây ra lũ lụt, hạn hán. - Làm mất tầng đất canh tác, giảm độ phì của đất. - Lớp thảm mục bị cháy làm mất khả năng điều hoà nhiệt, độ ẩm nhất là khả năng điều hoà nguồn nước của rừng, lượng NPK giảm đi, đất bị bạc mầu, đó ong hoá nhanh. - Làm chết hầu hết các loài vi sinh vật trong tầng đất. - Làm tăng độ chua trong đất, kết cấu đất thay đổi. b. Phá vỡ môi trường sống - Cháy rừng làm thay đổi nguồn sinh sống của con người làm mặt đất canh tác và độ màu mỡ của đất giảm nhanh. Làm mất nơi dự trữ nước, điều hoà nguồn nước của rừng dẫn đến hiện tượng sa mạc hoá xẩy ra. - Làm thay đổi môi trường sống của các loài động thực vật . - Làm thay đổi cảnh quan văn hoá, giá trị tham qan du lịch giảm. Ngoài ra cháy rừng còn có thể gây ra mất mát tài sản gây thương vong cho con người. 2.1.3. Biện pháp phòng cháy rừng a. Biện pháp lâm sinh Biện pháp lâm sinh trong phòng cháy rừng đã được các nước trên thế giới nghiên cứu và ứng dụng đạt hiệu quả. * Xây dựng đường băng cản lửa: (Băng trắng, băng xanh) Xây dựng những khu rừng thành những lô, khoảnh riêng biệt với những đường băng cản lửa, có tác dụng dập tắt ngọn lửa đang cháy lan trên mặt đất, cháy trên ngọn cây rừng. - Đường băng trắng: Đó là những dải đất đã được chặt trắng, thu dọn hết cây cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất, nhằm ngăn lửa cháy lan trên mặt đất rừng.
  43. 42 Hình 4.4.9: Đường băng trắng cản lửa trong mùa khô - Đường băng xanh: Là những đường băng được trồng những cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, đặc biệt chọn những loài cây có khả năng chịu lửa tốt, đường băng xanh có tác dụng ngăn 2 loại cháy: cháy lan trên mặt đất và cháy trên tán rừng. Hình 4.4.10: Đường băng xanh cản lửa
  44. 43 * Xây dựng đai cây xanh phòng cháy Đai rừng có bề rộng 20 - 30 m, nếu xây dựng theo đường phân khoảnh thì bề rộng của đai cây xanh là 15 - 20 m. Hàng năm đai cây xanh phòng cháy phải dọn sạch cây bụi, thảm mục vào đầu mùa khô bằng phương pháp thủ công. b. Một số biện pháp làm giảm vật liệu cháy - Đốt trước vật liệu cháy: Hàng năm, vào trước mùa cháy tuỳ theo tình hình thời tiết mà quyết định đốt trước một phần vật liệu cháy, để làm giảm số lượng của chúng xuống đến mức thấp nhất, dẫn đến khó xảy ra cháy và nếu có xảy ra cháy thì quy mô và tốc độ cháy bị hạn chế và không nguy hiểm. Cường độ cháy giảm, việc cứu chữa dễ ràng. - Dọn vệ sinh rừng: Hàng năm, trước mùa khô ở những vùng dễ cháy, nơi gần khu dân cư cần kết hợp chặt nuôi dưỡng, tỉa cành với việc thu dọn và xử lý các vật liệu rơi rụng ở các băng trắng, băng xanh. - Chăn thả gia súc: Để làm giảm vật liệu cháy vào mùa sinh trưởng của cỏ đặc biệt là những khu vực đất trống, đồi trọc, cây bụi. Cần chăn thả gia súc như trâu, bò, dê, cừu - Sử dụng hóa chất Dùng thuốc diệt làm giảm khối lượng vật liệu cháy. Hiện nay ở một số nơi người ta đã phun thuốc diệt cỏ vào thời kỳ chúng phát triển mạnh để giảm khối lượng vật liệu trong mùa cháy. c.Tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng; cộng đồng về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Trong thực tế nguyên nhân gây ra cháy rừng chủ yếu là do con người. Nhận thức, kiến thức và tập quán sử dụng lửa của người dân trong quá trình hoạt động kinh tế- xã hội ở vùng rừng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ cháy rừng. Nên áp dụng các hình thức tuyên truyền giáo dục dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm như: phim ảnh, đèn chiếu, panô, áp phích, biển báo, khẩu hiệu truyền đơn về phòng cháy, chữa cháy rừng để giúp mọi người nhận thức đúng đắn, thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng. 2.1.4. Biện pháp chữa cháy rừng Phương châm của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng là “Phòng cháy là chính, chữa cháy phải khẩn trương, tích cực với hiệu quả cao”.
  45. 44 a. Dụng cụ chữa cháy rừng Phương tiện, dụng cụ phòng cháy, chữa cháy rừng phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và địa hình ở từng vùng, do chữa cháy ở rừng thường có địa hình phức tạp, thiếu nước nên các phương tiện, dụng cụ phải gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động; Khi chữa cháy rừng, việc kết hợp giữa sử dụng phương tiện cơ giới với dụng cụ thô sơ và giữa các dụng cụ thô sơ với nhau một cách hợp lý sẽ phát huy hết tác dụng của từng loại dụng cụ, có sự hỗ trợ nhau dẫn đến hiệu quả chữa cháy rừng đạt cao. - Dụng cụ chữa cháy rừng thô sơ + Dùng cành lá hoặc bàn dập: Khi tiếp cận đám cháy cần nhanh chóng tìm mọi cách để dập lửa, ở trong rừng cành lá là dụng cụ phổ thông nhất để chữa cháy khi gặp cháy rừng. Chọn cành vừa phải (dài 2/3 chiều cao của người chữa cháy là phù hợp); nhiều là, tán lá rộng. Chú ý, Cần chặt bẻ cành nhánh, cành phụ không chặt cành chính gây chết cây non tái sinh. Bàn dập lửa là bàn làm bằng các thanh thép đàn hồi ghép lại thành một tấm hoặc một tấm vải bạt chịu lửa được nối với cán dập (cán dài khoảng từ 1,2m -:- 1,5m). Hình 4.4.11: Dụng cụ chữa cháy rừng + Bình chữa cháy đeo vai: Bao gồm: bình bơm nước đeo vai hoặc bình bọt (hóa chất) đeo vai. Loại bình này được sử dụng để chữa các đám cháy vừa và nhỏ, xa nguồn nước, địa hình phức tạp Để dễ ràng tiếp cận đám cháy khống chế ngọn lửa, cùng với các công cụ khác khống chế ngọn lửa.
  46. 45 + Một số dụng cụ khác như: cuốc, cào Sử dụng vào việc cuốc đất, dọn cỏ, cây bụi để làm đường băng cách ly vật liệu cháy khi chữa cháy rừng Nước được dùng phổ biến để chữa cháy rừng và nó có tác dụng cao trong chữa cháy. b. Các biện pháp chữa cháy rừng * Biện pháp chữa cháy trực tiếp - Điều kiện áp dụng: Những đám cháy nhỏ dưới 1ha và chủ yếu đối với đám cháy dưới mặt đất. - Các biện pháp chữa cháy trực tiếp + Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ: Áp dụng cho những đám cháy mới bắt đầu và diện tích nhỏ  Khi ngọn lửa lan chậm có xu hướng cháy cả về hai phía, chiều cao ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy nhỏ thì đội hình nên bố trí thành đội 8-10 người dùng cành cây tươi hoặc bao tải ướt đập thẳng vào đám cháy.  Có thể làm băng ngăn lửa trước ngọn lửa với chiều rộng băng khoảng 3 m. Trên băng bố trí người nọ cách người kia khoảng 3 m, dùng cào, cuốc kéo vật liệu ra hoặc đẩy vào đám cháy.  Khi gió mạnh đám cháy lan nhanh theo chiều gió thì đội hình sẽ bố trớ ở hai bên đám cháy. Một lực lượng dùng các dụng cụ dập lửa vào hai bên gần sau đám cháy, lực lượng còn lại tập trung làm băng như ở trên. + Dập lửa bằng nước: Khi chữa cháy có thể dùng các dụng cụ đơn giản như thùng, gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô. + Dập lửa bằng cát Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách ly vật liệu cháy với lửa và không khí. Những đám cháy xảy ra ở những nơi bằng phẳng có thể dùng máy cày, máy ủi vun đất cát thành từng đống, rồi dùng cuốc, xẻng quang gánh phủ lên vật liệu cháy, lớp cát cần phủ dầy 6-8 cm, rộng 40-60 cm. Cần phải nhanh và liên tục mới có kết qủa. * Biện pháp chữa cháy gián tiếp - Điều kiện áp dụng: Thường áp dụng với đám cháy lớn với diện tích trên 1 ha và diện tích của rừng còn lại rất lớn. - Các biện pháp chữa cháy gián tiếp + Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa.
  47. 46 Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy và có xu hướng cong về hai phía của ngọn lửa tùy theo diện tích cháy, tốc độ gió và địa hình. Hình 4.4.12 : Chữa cháy bằng băng trắng cản lửa Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc vào tốc độ lan tràn của đám cháy, nhưng phải đảm bảo sao cho sau khi thi công xong thì đám cháy mới tiến gần đến gần băng. Khi thiết kế băng phải biết lợi dụng địa hình như sông, suối, đường giao thông hoặc các đường băng đó thiết kế trước đây Băng trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15-20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể lên tới 20-30 m. Trên băng được chặt trắng toàn bộ cây, dọn sạch cành nhánh, cỏ và các vật liệu cháy khác, nếu có điều kiện thì cuốc hoặc dùng máy cầy lật đất toàn bộ. Khi thi công tiến hành từ giữa đám cháy dần dần sang hai bên. + Chữa cháy bằng băng đốt trước Ở phía trước đám cháy tiến hành thiết kế hai băng song song có xu hướng bao quanh đám cháy, mỗi băng rộng 15-30m. Trên hai băng đó dọn vật liệu về phía giữa hai băng rồi châm lửa đốt. Chiều rộng của tuyến lửa đốt trước phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai băng được dọn sạch vật liệu lúc đầu. Chiều rộng sẽ phụ thuộc vào gió và khối lượng vật liệu cần đốt. Nếu tốc độ gió ≤5m/s, chiều rộng tuyến lửa khoảng 2-30m; nếu >5m/s thì khoảng 30-50m. Khi thi công tiến hành từ giữa cong về hai bên. c. Quy tắc phòng chữa cháy Người phòng cháy, chữa cháy cần nắm vững 10 điều quy định sau 1. Mỗi người cần nắm vững thông tin về tình hình thời tiết và dự báo cháy rừng hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần.
  48. 47 2. Mọi người phải thường xuyên theo dõi quan sát và thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy rừng một cách nghiêm ngặt ở địa phương. 3. Tất cả các hoạt động ở cơ sở trong mùa cháy rừng phải luôn luôn suy nghĩ xử lý kịp thời những thay đổi về chiều gió. Các đội tình nguyện chữa cháy phải thuyên chuyển lực lượng, phương tiện kịp thời, đảm bảo an toàn khi chữa cháy. 4. Trong suốt mùa cháy các chòi quan sát phải thường xuyên có người theo dõi phát hiện kịp thời mức độ nguy hiểm có thể sảy ra cháy. 5. Phải cảnh giác, bình tĩnh và hành động kiên quyết dứt khoát khi lửa xuất hiện. 6. Duy trì thông tin nhắc nhở mọi người từ thủ trưởng các đơn vị đến người dân trong rừng và ven rừng bằng các phương tiện thông tin đại chúng, luôn cảnh giác với lửa rừng. 7. Những mệnh lệnh chỉ thị đưa ra phải rõ ràng, chắc chắn, mọi người dễ hiểu để thực hiện. 8. Trong suốt mùa cháy rừng các đội hình phòng, chữa cháy rừng phải duy trì việc tiếp xúc với mọi người dân. Mỗi đội chữa cháy rừng không được phép cho bất kỳ một ai lơ là nhiệm vụ được giao. Ai rời bỏ đơn vị gây tổn hại đến lợi ích chung đều bị xử lý nghiêm minh. 9. Mỗi đơn vị phải xây dựng những tuyến đường giao thông để khi có tình huống cháy rừng nguy hiểm tràn đến phải thông tin kịp thời cho nhân dân, dân địa phương sơ tán, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản của nhân dân. 10. Chữa cháy rừng phải khẩn trương nhưng điều tiên quyết là phải đảm bảo an toàn lao động tuyệt đối cho người và các phương tiện mang theo. 2.1.5. An toàn trong phòng cháy và chữa cháy rừng. Cần phải nắm vững một số quy định đảm bảo an toàn cho người chữa cháy: * Nắm vững đặc điểm vùng rừng dễ cháy, điều động lực lượng và phương tiện thích hợp. - Cán bộ kiểm lâm phải nắm vững tình hình rừng, đường, suối, dân sinh, nghề sản xuất ở địa phương. - Khi cháy rừng phải nắm được tọa độ đám cháy, mức độ, quy mô của đám cháy để huy động lực lượng, phương tịên chính xác tránh lãng phí. - Nếu cường độ đám cháy rất cao trên (400m/giờ) thì việc tiến hành chữa cháy phải tiến hành vào buổi chiều tối hoặc sáng sớm.
  49. 48 - Mọi người tham gia chữa cháy cần hiểu luật phòng cháy và kỹ thuật an toàn khi chữa cháy, không để người bệnh tật, sức khỏe yếu đi chữa cháy. * An toàn lao động khi sử dụng phương tiện. Trước mùa cháy cần chuẩn bị phương tiện đầy đủ đảm bảo sử dụng tốt. Các dụng cụ thủ công phải được mài, dũa, nêm chắc chắn và sắp xếp có thứ tự. Các máy móc phải được lau chùi, sửa chữa đảm bảo vận hành tốt. Khi sử dụng máy móc hóa chất cần phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình kỹ thuật. * Bố trí lực lượng chữa cháy. - Lực lượng chữa cháy phải được phân chia thành tổ có người chỉ huy. Khi đi chữa cháy cần phải chuẩn bị đủ nước từ 5-6 lít/người, lương thực ít nhất 1 ngày. - Quần áo chữa cháy phải bền chắc, vận động dễ dàng. Phải đi giầy kín kiểu ủng, có mũ cứng che đầu, vải mềm che mũi. - Chuẩn bị đủ thuốc thang nhất là thuốc bỏng, bông, băng. - Nơi tập kết người chữa cháy phải cách xa phía sau đám cháy 100 m, xung quanh là băng trắng để tránh lửa lan đến. - Khi chữa cháy trong trường hợp cháy ngầm hay dùng phương pháp đốt trước người chữa cháy không được đi lại trong các băng cản lửa để tránh bị cháy hoặc bị sụt xuống hố lửa. - Khi dập lửa ở sườn dốc >200 không được đi lại ở phía cao hơn ngọn lửa đang cháy để phũng trượt chân ngó xuống đám cháy. - Những trường hợp bị thương phải được sơ cứu kịp thời rồi đưa ngay về tuyến sau để cấp cứu. - Khi người chữa cháy bị thương nặng hay chết đều phải lập biên bản tại chỗ để sau này tiện việc xét giải quyết chế độ chính sách cho người chữa cháy. 2.2. Phòng trừ sâu bệnh hại Với phương châm: + Phòng sâu bệnh là chính. + Trừ sâu bệnh phải kịp thời. + Phải kết hợp chặt chẽ phòng và trừ sâu bệnh trên cơ sở sinh thái học tạo thành hệ thống điều khiển quản lý bệnh hại tổng hợp, để hạn chế bệnh ở mức thấp nhất dưới ngưỡng gây hại kinh tế. + Áp dụng kỹ thuật sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng”
  50. 49 2.2.1. Sâu hại bồ đề Thành phần sâu bệnh hại cây bồ đề không nhiều. Mức độ hại phần lớn ở mức độ nhẹ. Nhưng cây bồ đề ở tuổi 2 - 4 (cấp tuổi 1) thường bị dịch hại bởi loài sâu xanh ăn lá, hàng năm gây trụi những vạt rừng lớn, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của rừng. Trong thành phần sâu hại có 5 loài thuộc 5 họ và 3 bộ khác nhau, trong đó sâu ăn lá có3 loài chiếm 60%, trích hút có 1 loài chiếm 20% và 1 loài đục thân chiếm 20%. - Đặc điểm và phân bố: sâu xanh ăn lá bồ đề (Fentonia sp.) thuộc họ Notodontidae, bộ cánh phấn Lepidotera. Sâu xanh ăn lá bồ đề xuất hiện ở những vùng trồng bồ đề Đông Bắc như Yên Bái, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc. - Hiện tượng và tác hại: nhiều khu rừng trồng bị dịch, tạo nên chồi bất định, cây còi cọc, khẳng khiu. Sâu non phá hại bồ đề, ăn trụi lá, làm giảm tăng trưởng và nếu bị ăn đi ăn lại, bồ đề có thể chết. Bồ đề 2 - 4 tuổi dễ bị sâu xanh phá hoại và gây dịch. Hình 4.4.13 : Kiểm tra rừng bồ đề bị sâu xanh phá hoại - Mùa gây hại chính: Sâu xanh ăn lá một năm có 6 - 7 vòng đời, phá hại ở giai đoạn sâu non Tùy theo điều kiện thời tiết, có năm mùa hại chính vào tháng 4 - 5, có năm lại xảy ra vào tháng 7 - 8.
  51. 50 - Hình thái: + Sâu trưởng thành: Cơ thể dài 20 - 25mm, phủ đầy lông, râu đầu hình lông chim. + Trứng: Hình bán cầu, mặt dưới lõm. Trứng mới đẻ màu trắng ngà dần dần chuyển sang màu hồng. Khi sắp nở ra sâu non, trứng có màu hồng loang lổ. + Sâu non: Ăn lá bồ đề. Tuổi 1 - 2, sâu non có màu trắng xanh, toàn thân phủ nhiều lông. Tuổi 3, cơ thể màu xanh lục như lá bồ đề. Giữa đỉnh đầu có một vạch vàng vắt ngang và có một vạch vàng chạy từ đỉnh xuống 2 bên mặt. Dọc lưng sâu non có 1 vạch sẫm, hai bên thân có 2 vạch vàng. + Nhộng: Nhộng sâu xanh ăn lá bồ đề có màu nâu cánh gián. Nhộng nằm trong kén bằng tơ kết các vụn lá khô ở đất. - Tập quán sinh hoạt + Sâu trưởng thành: Hoạt động về ban đêm. Sau khi vũ hóa, bướm giao phối và đẻ trứng ngay. Bình quân, mỗi bướm cái đẻ khoảng 120 trứng. Khi dịch suy thoái, hoặc thiếu thức ăn, bướm đẻ ít hơn (khoảng 100 trứng). Sâu trưởng thành đẻ hết trứng rồi mới chết, tuổi thọ trung bình của sâu trưởng thành 7 - 10 ngày. Bướm đực rất mẫn cảm với đèn măng sông. Hoạt động mạnh nhất lúc 20 - 21 giờ. + Sâu non: Có 4 giai đoạn tuổi: Tuổi 1 sống quần tụ, từ tuổi 2 trở đi, sâu sống tản mạn,phân bố kiểu đồng đều trên tán lá. Sâu non phá hại chủ yếu ở tuổi 3 và 4, sâu non thích lá bánh tẻ hơn là lá non hay lá già. Hình 4.4.14: Sâu xanh ăn lá bồ đề
  52. 51 + Nhộng được bảo vệ bằng kén đất. Phần lớn, nhộng được phân bố trong hình chiếu tán lá và ở độ sâu 0 - 2cm. Điều này có ý nghĩa trong việc xới xáo diệt nhộng. - Các biện pháp phòng trừ + Lợi dụng những sinh vật có ích diệt sâu, đặc biệt là kiến và ong ký sinh, bằng cách bảo vệ thực bì dưới dạng tán rừng bồ đề, không phun thuốc trừ sâu bừa bãi. Sâu xanh có tới 20 loài kẻ thù tự nhiên, đáng kể nhất là 2 loài ong ký sinh và 2 loài kiến ăn sâu non và trứng. Một tổ kiến Oecophylla, sau 2 ngày ăn hết 201 sâu non. Một tổ kiến Crematogaster trong 2 ngày ăn hết 801 trứng sâu. Do đó việc bảo vệ tổ kiến trong rừng bồ đề là cần thiết. Có thể lợi dụng kiến để tiêu diệt sâu bồ đề. + Xới xáo diệt nhộng sâu xanh bồ đề. + Nhộng cư trú trong đất ở độ sâu 8cm, xới xáo, kết hợp chăm sóc dưới hình chiếu tán cây bồ đề, phá vỡ kén đất, nhộng có thể chết đến 89%. Hình 4.4.15 : Sâu ăn trụi rừng bồ đề tại Lào cai + Trồng bồ đề hỗn giao với một số cây như mỡ, nứa có thể sẽ không xảy ra dịch sâu hại nghiêm trọng. Không nên trồng bồ đề quá dày, tán lá hẹp, mảnh, số
  53. 52 lượng sâu ít đã có thể gây trụi. Bồ đề tuổi 3 nên chỉ để ở mật độ 800 - 1000 cây/ha là vừa. + Phun thuốc hóa học, chỉ thực hiện khi dịch sẽ xảy ra trên quy mô lớn, cân nhắc tỷ lệ ký sinh sâu hại thấp mới phải áp dụng biện pháp này. + Có thể dùng thuốc Fenitrothion pha theo nồng độ 1/200 để phun diệt sâu lúc tuổi nhỏ hoặc dùng thuốc Sherpa, pha theo nồng độ 1/500 để diệt. 2.2.2. Bệnh hại cây bồ đề và các biện pháp phòng trừ Bệnh hại bồ đề hiện nay qua điều tra đã xác định được bệnh đốm lá, nhưng mức độ gây hại nhẹ. 2.3. Ngăn chặn người và gia súc phá hoại Giai đoạn còn nhỏ đặc biệt là trong 3 năm đầu cấm chăn thả gia súc trong rừng nhằm ngăn chặn sự phá hoại của con người và gia súc. Tại các cửa rừng, thôn bản, ủy ban nhân dân xã, cạnh đường quốc lộ, đường mòn cần treo các biển báo, biển cấm chăn thả gia súc và bảng nội qui bảo vệ rừng để mọi người chấp hành. Đồng thời tuyên truyền giáo dục phổ cập trong thôn bản về việc cấm chăn thả gia súc và rừng trong 3 năm đầu sau khi một cách thường xuyên liên tục. Khi chăn thả gia súc phải có người trông coi chăn dắt nhằm hạn chế gia súc phá hoại cây non, rừng mới trồng. Việc chăn thả gia súc với số lượng lớn hàng năm cũng có ý nghĩa làm giảm số lượng vật liệu cháy và tăng độ phì nhiêu cho đất rừng, tạo điều kiện cho cây rừng sinh trưởng phát triển tốt. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Kiến thức Câu 1: Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng bồ đề? Câu 2: Biện pháp kỹ thuật phòng chống cháy rừng bồ đề? Câu 3: Biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại bồ đề? 2. Kỹ năng 2.1. Bài thực hành 4.4.1: Chăm sóc rừng trồng bồ đề - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc chăm sóc rừng trồng bồ đề từ 1- 3 năm tuổi. - Nguồn lực:
  54. 53 + Cuốc, dao phát, quang gánh, cưa cung, cưa phát quang: Mỗi nhóm 1 bộ + Phân bón thúc NPK: 130 kg + Diện tích rừng trồng bồ đề 1- 3 tuổi + Phiếu giao bài tập - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: Chăm sóc rừng trồng bồ đề từ 1-3 tuổi. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-7 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên chăm sóc rừng trồng bồ đề. + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm. + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm + Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện chăm sóc rừng trồng bồ đề - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 12 giờ - Tiêu chuẩn của sản phẩm: Mỗi nhóm hoàn thành chăm sóc 1000m2 rừng trồng bồ đề đảm bảo quy trình kỹ thuật. Tỷ lệ hố chăm sóc đúng kỹ thuật đạt > 90% 2.2. Bài thực hành 4.4.2: Làm băng trắng cản lửa rừng bồ đề - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện công việc làm băng trắng cản lửa rừng bồ đề. - Nguồn lực: + Cuốc, dao phát, cưa cung, cưa phát quang, bật lửa: Mỗi nhóm 1 bộ + Diện tích rừng trồng bồ đề + Phiếu giao bài tập - Cách thức tiến hành: + Giáo viên nêu yêu cầu nội dung công việc: làm băng trắng cản lửa rừng bồ đề. + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-7 học viên, bầu nhóm trưởng. + Giao bài tập cho từng nhóm, cá nhân. + Giáo viên hướng dẫn cho học viên làm băng trắng cản lửa rừng bồ đề + Giáo viên thúc đẩy, quan sát kết quả thực hiện của nhóm.
  55. 54 + Giáo viên tóm tắt nội dung bài học và đánh giá kết quả. - Nhiệm vụ của nhóm + Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Các nhóm tổ chức ra hiện trường thực hiện làm băng trắng cản lửa rừng bồ đề - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 12 giờ - Tiêu chuẩn của sản phẩm: Mỗi nhóm hoàn thành thực hiện 100 m đường băng trắng cản lửa tại rừng bồ đề đảm bảo quy trình kỹ thuật. C. Ghi nhớ - Chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật + Phát quang + Làm cỏ + Xới đất, bón thúc phân và vun gốc + Tỉa và dặm cây - Kích thước hố vun gốc 0,8 – 1m - Mỗi hố để lại 1 cây tốt nhất
  56. 55 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: Mô đun Trồng bồ đề là mô đun chuyên môn của nghề trong chương trình dạy nghề sơ cấp Trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Mô đun được thực hiện sau khi người học đã được tìm hiểu về kỹ thuật sản xuất giống keo, bồ đề bạch đàn trong mô đun 02. - Tính chất: Đây là mô đun chuyên môn, cung cấp những kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc: Điều kiện dây trồng, chẩn bị đất trồng, gieo hạt, chăm sócvà bảo vệ rừng bồ đề đạt hiệu quả kinh tế và bền vững. II. Mục tiêu mô đun - Trình bày được tiêu chuẩn thực hiện công việc trồng, chăm sóc và bảo vệ bồ đề đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện được các công việc chuẩn bị trước trồng trồng, trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng bồ đề đảm bảo hiệu quả kinh tế và bền vững; - Có trách nhiệm với công việc và sản phẩm làm ra; có ý thức bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ trong sản xuất. III. Nội dung chính của mô đun Loại Thời lượng Mã bài Tên bài bài Địa điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ 04- Điều kiện gây Lý Lớp học. 02 02 01 trồng bồ đề thuyết MĐ 04- Chuẩn bị đất Tích Lớp học, 34 04 30 02 trồng bồ đề hợp Hiện trường Kỹ thuật trồng bồ MĐ 04- Tích Lớp học, đề bằng giao hạt 32 10 20 02 03 hợp thẳng Hiện trường MĐ 04- Chăm sóc và bảo Tích Lớp học, 28 06 20 02
  57. 56 04 vệ rừng bồ đề hợp Hiện trường Kiểm tra kết thúc mô đun 04 04 Cộng 100 22 70 08 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập 4.1. Bài 2: Chuẩn bị làm đất trồng bồ đề Bài Tập 4.2.1: Xử lý thực bì toàn diện - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cả lớp. STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, vật liệu - Kiểm tra dụng cụ, vật tư giống 2 Quy trình kỹ thuật xử lý thực bì - Dùng thước dây kiểm tra kích - Phát trắng hoặc phát theo băng, thước gốc thực bì. băng chừa rộng 6 –10m, băng chặt - Quan sát hiện trường và kiểm tra rộng 50 - 60m. toàn bộ diện tích - Chiều cao gốc chặt < 20cm đối với cây gỗ, giang; < 10 cm đối với dây leo, chít, chè vè - Vun gọn vật liệu cháy chưa hết 3 Khả năng phối hợp hành động Quan sát quá trinh thực hiện theo trong nhóm nhóm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học 5 Đánh giá chung Tổng hợp đánh giáchung
  58. 57 Bài tập 4.2.2: Cuốc hố trồng bồ đề - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 - 2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học. STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Kiểm tra dụng cụ, vật tư 2 Quy trình kỹ thuật cuốc hố trồng - Dùng thước dây kiểm tra kích - Hố cuốc theo hàng chạy theo thước hố đường đồng mức, các hố so le - Quan sát phân bón và kiểm tra theo hình nanh sấu. toàn bộ diện tích - Cuốc hố đúng kích thước: 30x30x30 cm - Lấp đất đầy hố hoặc cao hơn mặt hố 10 -> 15 cm. Đường kính hố 80 -> 100 cm 3 Khả năng phối hợp hành động Quan sát quá trinh thực hiện theo trong nhóm nhóm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học 5 Đánh giá chung Tổng hợp đánh giá chung 4.2. Bài 3: Trồng bồ đề bằng giao hạt thẳng Bài thực hành 4.3.1: Xử lý hạt bồ đề - Hướng dẫn các nhóm/cá nhân tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành (1 -2 nhóm/cá nhân điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên) - Các nhóm/cá nhân khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm/cá nhân được chọn và cho cả lớp học.
  59. 58 STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Kiểm tra dụng cụ, vật tư, vật liệu giống 2 Quy trình kỹ thuật xử lý hạt giống bồ đề - Quan sát hạt giống và kiểm tra - Ngâm hạt vào nước lã lấy hạt hạt chìm - Kiểm tra nhiệt độ nước nóng - Ngâm trong nước 2 sôi 3 lạnh 0 - Theo dõi quá trình xử lý hạt (45 C) từ 3 - 6 tiếng rồi ủ 1 - 2 giống ngày rồi đem gieo. 3 Khả năng phối hợp hành động Quan sát quá trình thực hiện theo trong nhóm nhóm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học 5 Đánh giá chung Tổng hợp đánh giá chung Bài thực hành 4.3.2: Gieo hạt bồ đề STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Kiểm tra dụng cụ, vật tư, vật liệu giống 2 Quy trình kỹ thuật gieo hạt giống bồ đề - Dùng thước dây kiểm tra kích - Tạo hố trồng sâu 2 cm thước hố - - Rắc đều hạt vào hố trồng, mỗi hố - Quan sát hạt giống và kiểm tra từ 4 – 5 hạt kích thước gieo hạt - Phủ lớp đất mịn lên vừa kín hạt - Quan sát tỷ lệ nảy mầm, sống dày 2cm (mùa đông), 1cm (mùa hè) 3 Khả năng phối hợp hành động Quan sát quá trình thực hiện theo trong nhóm nhóm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học 5 Đánh giá chung Tổng hợp đánh giá chung
  60. 59 4.3. Bài 4: Chăm sóc bồ đề Bài thực hành 4.4.1: Chăm sóc rừng trồng bồ đề STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Kiểm tra dụng cụ, vật tư, vật liệu giống 2 Quy trình kỹ thuật gieo hạt giống bồ đề - Dùng thước dây kiểm tra kích - Phát bỏ dây leo, cây bụi, cây dại thước hố chèn ép cây trồng - Quan sát cây giống và kiểm tra - Diệt trừ cỏ dại mọc chen với cây kích thước trồng - Quan sát tỷ lệ sống - Xới đất, bón phân và vun gốc đường kính 0,8 -1m. - Tỉa cây để lại 1 cây/hố. - Trồng dặm cây đã tỉa vào chỗ hố có cây chết, thưa 3 Khả năng phối hợp hành động Quan sát quá trình thực hiện theo trong nhóm nhóm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học 5 Đánh giá chung Tổng hợp đánh giá chung Bài thực hành 4.4.2: Làm đường băng trắng cản lửa tại rừng cây bồ đề STT Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư - Kiểm tra dụng cụ, vật tư 2 Quy trình kỹ thuật làm đường băng trắng cản lửả tại rừng trồng bồ đề - Dùng thước dây kiểm tra kích - Phát dọn sạch dây leo, cây bụi, thước băng trắng cây gỗ trên băng - Quan sát băng trắng - Băng trắng có chiều rộng 20m
  61. 60 3 Khả năng phối hợp hành động Quan sát quá trình thực hiện theo trong nhóm nhóm 4 Ý thức học tập tích cực Quan sát quá trình học 5 Đánh giá chung Tổng hợp đánh giá chung V. Tài liệu cần tham khảo - Bộ Lâm nghiệp (1992), Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh, NXB Nông nghiệp - Định mức kinh tế kỹ thuật trồng, chăm sóc, nghiệm thu rừng năm (2005). - Bộ NN&PTNT (2001), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, NXB Nông nghiệp. - Bộ Lâm Nghiệp, 1994, Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng, NXB Nông Nghiệp. - Trường CNKT Lâm nghiệp IV năm 1991, Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh - Trường CNKT Lâm nghiệp I TW(2000), Mô đun Kỹ thuật trồng rừng - Trường Đại học Lâm nghiệp, Giáo trình Trồng rừng, NXB Nông nghiệp
  62. 61 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Tiến Ly, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Khắc Quang, Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Đức Thế, Trưởng phòng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phan Thanh Lâm, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 2. Thư ký: Bà Trần Thị Anh Thư, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Quang Chung, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Hà Văn Huy, Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh, Phú Thọ./.