Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp

pdf 151 trang vanle 1822
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_trong_cay_trong_he_thong_nong_lam_ket_hop.pdf

Nội dung text: Giáo trình Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất Nông, lâm nghiệp là nghề đã hình thành từ lâu đời và có tính chất quyết định đến sự sống còn của người dân nước Việt. Tuy nhiên, do trình độ canh tác còn lạc hậu nên phần lớn người nông dân chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất cũng như chất lượng của cây trồng trên đồng ruộng, dẫn đến hàng hóa nông lâm sản của chúng ta thiếu sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, việc trang bị cho người lao động những kiến thức và kĩ năng cơ bản về sản xuất nông lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Mô đun Trồng cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp là mô đun không thể thiếu trong chương trình của nghề Sản xuất Nông Lâm kết hợp. Mô đun này nhằm cung cấp cho người học Trồng một số loài cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp. Từ đó người học có thể vận dụng những kiến thức đã học để lựa chọn được loài cây trồng phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng địa phương góp phần nâng cao đời sống cho từng hộ nông dân, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. Mô đun Trồng một số loài cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp gồm 4 bài: Bài mở đầu: Cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp Bài 1: Trồng một số loài cây lâu năm Bài 2: Trồng một số loài cây ngắn ngày Bài 3: Trồng một số loài cây che phủ đất Trong quá trình biên soạn, chúng tôi tập hợp các kết quả nghiên cứu, tài liệu điều tra của các nhà khoa học, của các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Đông Bắc và những kinh nghiệm sản xuất của bà con nông dân ở một số vùng, miền trong cả nước. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng trong nghiên cứu, tập hợp, phân tích, tổng hợp tài liệu nhưng với kinh nghiệm viết giáo trình còn hạn chế, điều kiện làm việc và thời gian có hạn. Do vậy, giáo trình này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến từ các nhà giáo, các chuyên gia, người sử dụng lao động và người lao động trực tiếp trong sản xuất Nông lâm kết hợp để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Thị Minh Huệ. Thạc sỹ Lâm học - Chủ biên 2. Đào Xuân Thanh Thạc sỹ Trồng trọt
  4. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 9 BÀI MỞ ĐẦU 10 1.Vai trò của cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp 10 2. Các nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp 10 3. Một số phương thức bố trí cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp 12 BÀI 1: TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY LÂU NĂM 13 1. Trồng cây Keo lai 13 1.1.Giới thiệu về cây Keo lai 13 1.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Keo lai 14 1.3.Xác định thời vụ trồng 14 1.4. Tiêu chuẩn cây giống 14 1.5. Bố trí mật độ trồng cây 15 1.6. Làm đất trồng cây 15 1.7. Trồng cây 15 1.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 16 2. Trồng cây Bạch đàn 17 2.1. Giới thiệu về cây Bạch đàn 17 2.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Bạch đàn 18 2.3. Xác định thời vụ trồng 18 2.4. Tiêu chuẩn cây giống 18 2.5. Bố trí mật độ trồng cây 18 2.6. Làm đất trồng cây 19 2.7. Trồng cây 19 2.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 19 3. Trồng cây Quế 20 3.1. Giới thiệu về cây Quế 20 3.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Quế 21 3.3. Xác định thời vụ trồng 21 3.4. Tiêu chuẩn cây giống 21 3.5. Bố trí mật độ trồng cây 22 3.6. Làm đất trồng cây 22
  5. 5 3.7. Trồng cây 22 3.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 22 4. Trồng cây Trám 24 4.1. Giới thiệu về cây Trám 24 4.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Trám 25 4.3. Xác định thời vụ trồng 26 4.4. Tiêu chuẩn cây giống 26 4.5. Bố trí mật độ trồng cây 27 4.6. Làm đất trồng cây 27 4.7. Trồng cây 27 4.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 27 4.9. Thu hái, chế biến quả 28 5. Trồng cây Phi Lao 29 5.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Phi Lao 30 5.3. Xác định thời vụ trồng 31 5.4. Tiêu chuẩn cây giống 31 5.5. Bố trí mật độ trồng cây 32 5.6. Làm đất trồng cây 32 5.7. Trồng cây 32 5.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 32 6. Trồng Tre luồng 34 6.1. Giới thiệu về Tre luồng 34 6.2. Lựa chọn phương thức trồng Tre luồng 35 6.3. Xác định thời vụ trồng 35 6.4. Tiêu chuẩn cây giống 35 6.5. Bố trí mật độ trồng cây 36 6.6. Làm đất trồng cây 37 6.7. Trồng cây 37 6.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 38 7. Trồng cây Tràm 41 7.1. Giới thiệu về cây Tràm 41 7.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Tràm 42 7.3. Xác định thời vụ trồng 42
  6. 6 7.4. Tiêu chuẩn cây giống 42 7.5. Bố trí mật độ trồng cây 42 7.6. Làm đất trồng cây 42 7.7. Trồng cây 42 7.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 43 8. Trồng cây Nhãn 44 8.1. Giới thiệu về cây Nhãn 44 8.2. Lựa chọn phương thức trồng 46 8.3. Xác định thời vụ trồng 46 8.4. Tiêu chuẩn cây giống 46 8.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng 46 8.6. Làm đất trồng cây 46 8.7. Trồng cây 47 8.8. Chăm sóc sau trồng 47 8.9. Thu hoạch và bảo quản nhãn 50 9. Trồng cây ăn quả có múi (Cam quýt) 51 9.1. Giới thiệu về nhóm cây ăn quả có múi 51 9.2. Lựa chọn phương thức trồng 53 9.3. Xác định thời vụ trồng 54 9.4. Tiêu chuẩn cây giống 54 9.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng 54 9.6. Làm đất trồng cây 54 9.7. Trồng cây 55 9.8. Chăm sóc sau trồng 55 9.9. Thu hái và bảo quản 58 10. Trồng cây chè 59 10.1. Giới thiệu về cây chè 59 10.2. Lựa chọn phương thức trồng 64 10.3. Xác định thời vụ trồng 64 10.4. Tiêu chuẩn cây giống 65 10.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng 65 10.6. Làm đất trồng cây. 65 10.7. Trồng cây 65
  7. 7 10.8. Chăm sóc sau trồng 65 10.9. Thu hoạch bảo quản 71 11. Trồng cây Cà phê 72 11.1. Giới thiệu về cây cà phê 72 11.2. Lựa chọn phương thức trồng 73 11.3. Xác định thời vụ trồng 73 11.4. Tiêu chuẩn cây giống 73 11.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng 73 11.6. Làm đất trồng cây. 74 11.7. Trồng cây 74 11.8. Chăm sóc sau trồng 74 11.9. Thu hái, chế biến và bảo quản cà phê 80 BÀI 2: TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY NGẮN NGÀY 82 1.1. Giới thiệu về cây lúa 82 1.2. Lựa chọn phương thức trồng 84 1.3. Xác định thời vụ gieo trồng 84 1.4. Tiêu chuẩn cây giống 85 1.5. Làm đất gieo trồng lúa 86 1.6. Gieo trồng lúa 87 1.7. Chăm sóc sau gieo trồng 87 1.8. Thu hoạch và bảo quản lúa 97 2. Trồng cây ngô 98 2.1. Giới thiệu về cây ngô 98 2.2. Lựa chọn phương thức trồng ngô 100 2.3. Xác định thời vụ gieo trồng 100 2.4. Tiêu chuẩn cây giống 101 2.5. Làm đất 102 2.6. Trồng ngô 102 2.7. Chăm sóc sau trồng 103 2.8. Thu hoạch và bảo quản ngô hạt 112 3. Trồng cây Sắn 115 3.1. Giới thiệu về cây sắn 115 3.2. Lựa chọn phương thức trồng sắn 117
  8. 8 3.3. Xác định thời vụ trồng sắn 118 3.4. Tiêu chuẩn hom giống. 118 3.5. Làm đất 118 3.6. Trồng sắn 118 3.7. Chăm sóc sau trồng 119 3.8. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản 120 4. Trồng cây Dứa 121 4.1. Giới thiệu về cây dứa 121 4.2. Lựa chọn phương thức trồng 123 4.3. Xác định thời vụ trồng 123 4.4. Tiêu chuẩn chồi giống 123 4.5. Làm đất 124 4.6. Trồng dứa 124 4.7. Chăm sóc sau trồng 125 4.8. Thu hoạch, bảo quản 128 BÀI 3: MỘT SỐ CÂY CHE PHỦ ĐẤT 130 1. Khái niệm về cây che phủ đất 130 2. Tác dụng của cây che phủ đất 130 3. Các phương pháp sử dụng cây che phủ đất 131 4. Một số nguyên tắc chọn cây trồng che phủ đất 132 5 . Giới thiệu một số loài cây che phủ, bảo vệ đất 133 5.1. Cây đậu thiều 133 5.2. Cây Cỏ voi 134 5.3. Cỏ Ghine 136 5.4. Cỏ hương bài (Cỏ Vertiver) 137 5.5. Cây cốt khí 139 5.6. Cỏ Ruzi 140 5.7. Cây lạc dại 142 5.8. Cây Keo dậu 143 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 146 TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 146
  9. 9 MÔ ĐUN: TRỒNG CÂY TRONG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp nhằm cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng để trồng các loài cây lâu năm, cây ngắn ngày và những hiểu biết về cây che phủ đất, nhận dạng được một số loài cây che phủ đất trong các hệ thống nông lâm kết hợp. Người học được tiếp cận mô đun thông qua các bài giảng tích hợp. Sau mỗi bài học người học được đánh giá kết quả học tập thông qua bài kiểm tra định kỳ. Kết thúc chương trình mô đun Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp mỗi cá nhân được đánh giá thông qua kỹ năng thực hành trồng một số loài cây trong hệ thống Nông lâm kết hợp
  10. 10 Bài mở đầu Cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp Mục tiêu: - Trình bày được vai trò, các nguyên tắc chọn loài cây trồng trong hệ thống Nông Lâm kết hợp; - Chọn được các loài cây trồng trong hệ thống theo đúng nguyên tắc, đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả, bền vững. - Có ý thức bảo vệ môi trường và đảm bảo phát triển theo hướng bền vững. A. Nội dung chính: 1. Vai trò của cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp Nông lâm kết hợp được coi là một hệ thống canh tác quan trọng ở các nước đang phát triển nhất là ở những vùng nhiệt đới có lượng mưa lớn và địa hình đồi núi có độ dốc cao. Các hệ thống Nông lâm kết hợp có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, môi trường. Một thực tế cần được khẳng định rõ là vai trò của các loài cây trong hệ thống nông lâm kết hợp. Những cây lâu năm được trồng kết hợp với ngắn ngày nhằm mục đích lấy ngắn nuôi dài, che phủ đất chống xói mòn và chính những loài cây này đã làm cho các hệ thống sử dụng đất trở thành đổi mới, sáng tạo, đa dạng và bền vững Thành phần các loài cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có thể nói chức năng chủ yếu của cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp là bảo tồn sinh thái môi trường. Cây lâu năm giúp phòng hộ và lưu giữ độ phì đất, hạn chế xói mòn đất, cải thiện, bảo tồn nước, phòng hộ chắn gió cho cây trồng vật nuôi. Ngoài ra cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp cung cấp nhiều sản phẩm kinh tế có giá trị như: Gỗ, củi, nguyên liệu giấy, hoa, quả ăn được, lá làm thức ăn gia súc Cây ngắn ngày nhanh cho sảm phẩm, là cơ sở để nuôi dưỡng các loài cây lâu năm, ốn định đời sống cho người dân. Cây che phủ đất cũng mang những giá trị to lớn trong mô hình nông lâm kết hợp như: - Tác dụng giữ đất, giữ nước. - Tác dụng cải tạo đất và điều hòa dinh dưỡng. - Tác dụng điều hòa khí hậu. - Cây che phủ đất góp phần xóa đói giảm nghèo. - Cây che phủ đất tôn tạo cảnh quan văn hóa . Tóm lại thành phần các loài cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp rất quan trọng, góp phần vào mục tiêu sử dụng đất bền vững và canh tác đất đai hợp lý đặc biệt với các vùng đất dốc. 2. Các nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp
  11. 11 - Đảm bảo mục đích gây trồng: Căn cứ vào giá trị sử dụng của từng loài cây để lựa chọn. Có rất nhiều loài cây có thể đáp ứng được cùng một mục tiêu thì phải chọn lấy cây có giá trị sử dụng nhiều nhất. Cần chọn cây nào vừa có giá trị sử dụng cao cho mục đích chính vừa có thể kết hợp có lợi ích trước mắt cũng như lâu dài. - Phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng: + Nên dựa trên nguyên tắc đất nào cây ấy tức là căn cứ vào đặc tính sinh thái cây trồng, đặc điểm đất đai tốt hay xấu, có độ dày hay mỏng, đất chua hay kiềm và khí hậu nóng hay lạnh, lượng mưa nhiều hay ít, vào lúc nào để chọn cây. + Khi có nhiều loài cây đều cùng đòi hỏi một loại đất như nhau thì dành đất đó cho loài cây nào có giá trị sử dụng cao nhất. + Khi cây chỉ mọc tốt trên đất không chua và cũng không kiềm quá thì không thể chọn cây đó để trồng ở đất chua hoặc kiềm quá được + Khi cây chỉ mọc tốt ở xứ lạnh, vùng núi cao thì không thể đem trồng ở vùng núi thấp quanh năm nắng nóng. - Có khả năng sản xuất hàng hoá cho năng suất cao: Phải chọn những cây có năng lực sinh trưởng mạnh và có khả năng chống chịu thiên tai, sâu bệnh, đảm bảo được năng suất, hiệu quả tốt trong nhiều tình huống đặc biệt là có thể sản xuất hàng hoá, có nơi tiêu thụ.VD: Ngô và sắn đều là cây lương thực có thể trồng trên nương dốc, nhưng ngô có thể trồng được 2 – 3 vụ và cho năng suất cao nên nhiều nơi ở vùng núi không trồng sắn mà chỉ trồng ngô. - Có nguồn gốc giống tốt: Nên chọn cây trồng có nguồn gốc giống được rõ ràng và đã được thử nghiệm. Ưu tiên chọn các loại cây trồng tạo giống bằng phương pháp tiên tiến (mô, hom) để phát huy tính ưu trội của cây trồng. - Muốn sử dụng đất tổng hợp và bền vững, ngoài việc phải ứng dụng 4 nguyên tắc chọn cây trồng nói trên, còn phải chú ý thêm 2 nguyên tắc sau đây: + Có tác dụng hỗ trợ nhau: Cây này không lấn át, che bóng, cạnh tranh nước và dinh dưỡng hoặc tiết ra những chất độc, có mầm mống sâu bệnh có thể gây hại cho cây kia. Khi tận dụng đất giữa hai hàng cây chính để trồng cây lương thực thực phẩm ngắn ngày hay cây phù trợ, nhất là trong mấy năm đầu, không chọn cây mọc nhanh, tán rộng che mất ánh sáng đối với cây chính. Khi trồng cây làm hàng rào bao quanh bảo vệ một vườn quả, không trồng các loại cây mọc nhanh, tán rậm sẽ tạo bóng râm làm kìm hãm sinh trưởng của cây ăn quả. Cũng không chọn trồng những băng cây như tre luồng có bộ rễ phát triển nhanh ở tầng mặt, hút nhiều nước và chất dinh dưỡng ở giữa các nương lúa, ngô mà cần chọn cây bụi họ đậu có tác dụng cố định đạm kết hợp với cây rừng mọc nhanh như Tống quán sủ, Bạch đàn để cản dòng chảy, bảo vệ đất. + Nắm vững kỹ thuật hoặc đã có kinh nghiệm gây trồng: Nhiều cây trồng có giá trị, rất quý và hiếm nhưng không có những hiểu biết đầy đủ về đặc tính
  12. 12 của cây, chưa có kỹ thuật hay kinh nghiệm gây trồng cần được nghiên cứu tìm hiểu kỹ và nắm chắc mới đưa vào gây trồng. 3. Một số phương thức bố trí cây trồng trong hệ thống Nông lâm kết hợp - Trồng cây lâm nghiệp sống lâu năm hoặc giữ lại rừng ở phần đỉnh đồi để điều tiết nguồn nước, giữ đất kết hợp cho củi và các sản phẩm phụ. - Trồng xen cây nông nghiệp ở cả 2 giai đoạn của rừng trồng: Khi rừng chưa khép tán: trồng xen lúa nương, sắn, lạc . Khi rừng trồng đã khép tán: Có thể trồng xen cây dược liệu dưới tán rừng (Sa nhân, gừng ). - Trồng lúa nương kết hợp xen đậu, đỗ, lạc phần sườn trên các đồi, trên các băng theo đồng mức. - Trồng và kinh doanh các cây công nghiệp lâu năm với cây rừng (cà phê, ca cao, cao su ). Cây rừng có tác dụng che bóng cho cây công nghiệp lâu năm - Phần dưới các đồi, trong các vườn hộ, vườn rừng trồng các loài cây ăn quả, canh tác lúa nước, đào mương, rãnh tưới tiêu nước, chăn nuôi - Các loài cây che phủ đất thường được trồng làm các băng xanh theo đường đồng mức trong các mô hình nông lâm kết hợp vùng núi và trồng xen các cây nông nghiệp phòng chống xói mòn đất. - Trên đất ngập mặn ven biển: Trồng cây rừng ngập mặn + nuôi tôm + cây nông nghiệp. - Trồng cây rừng phân tán trên các cánh đồng , bờ đê, kênh mương bảo vệ đồng ruộng
  13. 13 Bài 1: Trồng một số loài cây lâu năm Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm, giá trị kinh tế và kỹ thuật trồng một số loài cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp - Lựa chọn được cây giống, phương thức trồng hợp lý đối với từng hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên, qui mô sản xuất của từng hộ gia đình - Thực hiện được các công việc: xác định thời vụ, làm đất, chuẩn bị giống, xác định khoảng cách, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm các loài cây lâu năm trong hệ thống nông lâm kết hợp, đảm bảo cây trồng đạt năng suất kinh tế xứng đáng với mức đầu tư thâm canh và điều kiện đất đai, khí hậu ở từng địa phương; - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tôn trọng những kiến thức khoa học, sẵn sàng áp dụng công nghệ tiên tiến vào thực tiễn sản xuất. 1. Trồng cây Keo lai A. Nội dung chính: 1.1. Giới thiệu về cây Keo lai 1.1.1. Giá trị kinh tế - Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. - Sinh trưởng nhanh (chu kỳ kinh doanh 7 - 8 năm), có hiệu suất bột giấy, độ bền cơ học và độ trắng của giấy cao hơn hẳn các loài bố mẹ, năng suất rừng > 20m3/ha/năm. - Keo lai có khả năng cố định đạm khí quyển trong đất nhờ các nốt sần ở hệ rễ. Vì vậy, việc đưa nhanh các dòng vô tính này vào sản xuất sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng năng suất rừng và cải thiện điều kiện đất đai ở những vùng đồi núi trọc. 1.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh a. Điều kiện lập địa - Keo lai thích hợp với nhiều loại đất khác nhau nhưng để trồng Keo lai đạt năng xuất cao nên trồng keo lai trên đất có độ dốc < 350 . - Đất có tầng dày trung bình từ 50cm trở lên. - Thành phần cơ giới thịt nhẹ, thịt trung bình, sét nhẹ, cát pha - Thực bì bao gồm các dạng: Trảng cỏ, lau chít, cây bụi, nứa tép, cây bụi pha nứa tép, rừng sau khai thác Keo và Bạch đàn.
  14. 14 - Keo lai trồng thích hợp ở các vùng có độ cao trên mực nước biển <500m - Không trồng keo lai ở những nơi đất quá xấu, lớp đất mặt đã bị chai cứng, đất cỏ tranh thuần loại b. Điều kiện khí hậu - Keo lai trồng thích hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ không khí trung bình năm 22 - 26oC. - Lượng mưa từ 1000 - 3000mm/ năm, tối thích 1450mm - 2300mm . - Keo lai chịu đựng và sinh trưởng kém ở những nới có sương muối hoặc giá lạnh, nhiệt độ dưới 6o C. Những vùng có gió mạnh và bão nên trồng hạn chế. 1.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Keo lai - Trồng Keo Lai xen cây công nghiệp, cây nông nghiệp, cây ăn quả + Keo lai + Chè + Keo lai + Ngô, sắn + Keo lai + Vải (Bắc giang) + Keo lai + Chuối (Quảng Nam) - Trồng cây Keo lai hỗn giao với Bạch đàn, trám, dẻ - Trồng Keo lai thuần loài ở phần sườn và đỉnh đồi - Trồng Keo lai trên các bờ mương, đê bảo vệ đồng ruộng 1.3. Xác định thời vụ trồng - Thời vụ trồng: Trồng cây vào đầu mùa mưa, khi đất đủ ẩm, thời tiết râm mát + Các tỉnh miền Bắc có 2 vụ trồng cây trong năm: vụ Xuân - Hè (là vụ trồng rừng chính), thời gian từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 5. Vụ Thu là vụ trồng phụ, thời gian từ tháng 8 đến 15 tháng 9. + Các tỉnh miền Đông Nam bộ trồng rừng từ tháng 6 đến tháng 7. + Các tỉnh miền Trung và Tây nguyên trồng rừng từ tháng 6 đến tháng 8. + Thời vụ có thể xê dịch 10 - 15 ngày tuỳ thuộc vào thời tiết từng năm, từng khu vực 1.4. Tiêu chuẩn cây giống - Sinh trưởng phát triển tốt - Có đỉnh chủ đạo, hệ rễ phát triển đầy đủ - Không vỡ bầu, không sâu bệnh - Tuổi cây: 2 - 3 tháng - Chiều cao: 20 – 30 cm
  15. 15 1.5. Bố trí mật độ trồng cây Tuỳ theo điều kiện lập địa cụ thể nơi trồng và điều kiện đầu tư, kinh doanh của mô hình nông lâm kết hợp để xác định mật độ: - Trồng thuần loài ở phần sườn đồi, đỉnh đồi, trên các bờ kênh, mương bảo vệ đồng ruộng: 2 000 cây/ha. - Trồng xen: 1100 - 1500 cây/ha 1.6. Làm đất trồng cây 1.6.1. Phát dọn thực bì + Phát dọn toàn diện với những nơi có độ dốc thấp, địa hình bằng phẳng. + Phát dọn cục bộ ở những nơi độ dốc cao, địa hình hiểm trở. 1.6.2. Cuốc hố - Hố cuốc theo kích thước 40 x 40 x 40 cm. - Việc làm đất phải hoàn thành trước khi trồng 30 ngày 1.6.3. Lấp hố bón phân - Việc bón lót phân được kết hợp với khi lấp hố và phải hoàn thành trước khi trồng từ 8 - 10 ngày. Đất đưa xuống hố phải là đất mặt không lẫn đá, được nhặt sạch cỏ, rễ cây và đập nhỏ. - Cách bón và lấp hố: Dùng cuốc cào lớp mặt lấp đầy 1/2 chiều sâu của hố, sau đó đưa phân NPK và phân vi sinh theo lượng quy định (200g NPK) xuống hố trộn đều, tiếp tục lấp đất màu đến 2/ 3 chiều sâu của hố rồi trộn đều với phân trong hố. Cuối cùng lấp đất đầy hố, vun thành hình mui rùa cao hơn miệng hố 5cm. - Nơi có nhiều côn trùng (mối, rế ) hại cây, có thể cho thêm vào mỗi hố 10 gam thuốc Fugadan hay Diaphos 10H hoặc các loại thuốc chống mối, dế có hiệu quả khác cùng lúc với bón lót. 1.7. Trồng cây Áp dụng kỹ thuật trồng cây con có bầu Bước 1: Tạo hố trồng cây: Dùng cuốc moi đất trên hố đã chuẩn bị trước, tạo hố nhỏ ở giữa hố lớn sâu hơn chiều cao của bầu 2  4cm Bước 2: Rạch vỏ bầu: Vỏ bầu bằng polyetylen thì phải rạch bỏ. Dùng dao tem rạch vỏ bầu sao cho không bị đứt rễ Bước 3: Đặt cây ngay ngắn giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt hố 23cm Bước 4: Lấp đất tơi xốp xuống hố - Dùng đất nhỏ phủ kín 2/3 chiều cao bầu, dùng hai bàn tay nén đất quanh bầu theo chiều thẳng đứng (từ trên xuống và từ ngoài vào trong) - Đất đập nhỏ phủ kín bầu, nén đất lần hai
  16. 16 - Lấp đất bổ sung phủ kín mặt hố trên cổ rễ từ 12cm. Không nén đất. - Xoa đất tạo mặt hố bằng, lõm hoặc hình mâm xôi tuỳ theo loài cây. 1.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 1.8.1. Trồng dặm - Tiến hành sau trồng 1- 3 tháng - Cây ở hố nào không đạt tiêu chuẩn hoặc chết đều phải tiến hành trồng dặm - Thực hiện các bước trồng dặm giống như các bước trồng cây - Tiêu chuẩn cây trồng dặm như tiêu chuẩn cây trồng chính 1.8.2. Phát dây leo, cây bụi - Phát dây leo, cây bụi quanh gốc cây - Gốc phát <10cm 1.8.3. Xới đất vun gốc - Thực hiện năm thứ 2, 3 - Xới đất vun gốc đường kính 0,5m - 0,6m - Khi xới không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây 1.8.4. Bón phân cho cây - Kết hợp bón phân khi xới vun gốc - Sử dụng phân NPK kết hợp với phân vi sinh tỷ lệ 0,1 - 0,2kg/cây - Đào rãnh xung quanh gốc cây, cách gốc cây 20 - 30cm - Lấp đất kín phân bón cho cây 1.8.5. Tỉa chồi, cành, chặt tỉa thưa - Loại bỏ những cành gần gốc, cành tăm, cành sâu bệnh - Năm thứ 4 có thể chặt tỉa thưa để điều chỉnh mật độ 1.8.6. Bảo vệ rừng - Cấm chăn thả trâu bò trong những năm đầu khi rừng mới trồng đề ngăn trâu bò ăn lá keo. - Phòng chống cháy cho rừng keo, duy tu đường băng cản lửa. - Cấm chặt phá rừng non. B. Câu hỏi và bài tập thực hành. Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng cây keo lai và thực hiện các công việc: Đào hố, trồng keo lai - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Keo lai - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, mỗi hố trồng 1 cây
  17. 17 - Cây giống: 3 cây/hs - Phân NPK: 0, 2 kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người, kiểm tra đánh giá C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Keo lai - Tiêu chuẩn đất trồng Keo lai - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Keo lai - Khoảng cách mật độ trồng Keo lai và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 2. Trồng cây Bạch đàn A. Nội dung chính: 2.1. Giới thiệu về cây Bạch đàn 2.1.1. Giá trị kinh tế - Bạch đàn có nhiều loài, giá trị sử dụng cũng rất đa dạng: Xậy dựng, làm bột giấy cung cấp nguyên liệu giấy sợi, lá chưng cất tinh dầu làm thuốc chữa bệnh, cung cấp gỗ trụ mỏ - Sinh trưởng nhanh, chu kỳ kinh doanh ngắn 2.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh a. Đất đai + Độ dốc < 250 + Đất có tầng dày trung bình từ 40 cm trở lên + Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thịt trung bình, sét nhẹ b. Khí hậu 0 + Nhiệt độ không khí trung bình năm thích hợp là 27 C + Lượng mưa bình quan năm thích hợp từ 1300 - 2500mm + Nhiệt độ không khí thích hợp 230 C
  18. 18 2.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Bạch đàn - Trồng cây Bạch đàn hỗn giao với Keo phần trên đỉnh đồi ở các mô hình vườn hộ gia đình, vườn rừng ở trung du - Trồng Bạch đàn thuần loài ở phần sườn và đỉnh đồi trong các mô hình Nông lâm kết hợp nhằm mục đích cung cấp cây nguyên liệu - Trồng làm cây chắn gió phòng hộ cho nông nghiệp: Thường được trồng theo băng trên các bờ vùng bờ thửa với mật độ dày (1m x 1m). Trên các bờ vùng nằm vuông góc với hướng gió hại chính được thiết kế trồng nhiều hàng và trồng dày hơn. Đó là đai phòng hộ chính. Trên các bờ thửa thường chỉ trồng một hàng cây hoặc không trồng tùy theo thiết kế phòng hộ. Đai phòng hộ chính và đai phù trợ (hàng cây trồng trên bờ thửa) được thiết kế thành một hệ thống khép kín bao quanh đồng ruộng nhằm chống gió hại, làm cho đồng ruộng có sản lượng cao và ổn định. - Trồng Bạch đàn trên các bờ mương và ven đường giao thông. 2.3. Xác định thời vụ trồng Trồng cây vào đầu mùa mưa, khi đất đủ ẩm, thời tiết râm mát. - Các tỉnh miền Bắc có 2 vụ trồng cây trong năm: Vụ Xuân - Hè là vụ trồng rừng chính từ tháng 15 tháng 2 đến 15 tháng 5. Vụ Thu là vụ trồng phụ từ tháng 8 đến 15 tháng 9. - Các tỉnh miền Đông Nam bộ trồng rừng từ tháng 6 đến tháng 7. - Các tỉnh miền Trung và Tây nguyên trồng rừng từ tháng 6 đến tháng 8. Thời vụ có thể xê dịch 10-15 ngày tuỳ thuộc vào thời tiết từng năm, từng khu vực 2.4. Tiêu chuẩn cây giống - Tuổi cây: 3  3,5 tháng - Chiều cao: 25  35cm - Đường kính cổ rễ: 2mm trở lên - Cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, không sâu bệnh 2.5. Bố trí mật độ trồng cây Tuỳ theo điều kiện lập địa cụ thể nơi trồng và điều kiện đầu tư, kinh doanh của mô hình nông lâm kết hợp để xác định mật độ: - Trồng thuần loài ở phần sườn đồi, đỉnh đồi trong các mô hình: 2000 cây/ha. - Trồng xen: 1100-1500 cây/ha - Trồng phòng hộ, chắn gió cho cây nông nghiệp trên các bờ kênh, mương: 10.000 cây/ha
  19. 19 2.6. Làm đất trồng cây Tương tự như đối với cây Keo lai 2.7. Trồng cây - Áp dụng kỹ thuật trồng cây con có bầu (Như với Keo lai) 2.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 2.8.1. Trồng dặm ( Tương tự như cây keo lai) 2.8.2. Phát dây leo, cây bụi (Tương tự như cây Keo lai) 2.8.3. Xới đất vun gốc - Xới đất vun gốc đường kính 0,5m- 0,6m; - Khi xới không làm ảnh hưởng đến bộ rễ cọc của cây 2.8.4. Bón phân cho cây - Kết hợp bón phân khi xới vun gốc. - Bón đúng liều lượng, thời điểm ( 0,2kg NPK/cây vào năm thứ 2) 2.8.5. Tỉa chồi, cành, chặt tỉa thưa - Loại bỏ những cành gần gốc, cành tăm, cành sâu bệnh. Trong 3 năm đầu, rừng non bạch đàn phải được chăm sóc bảo vệ chu đáo, phòng ngừa tránh mọi tác động gây hại. - Nếu rừng được trồng vào vụ xuân, năm thứ nhất chăm sóc 3 lần, năm thứ 2 chăm sóc 2 lần, năm thứ 3 chăm sóc 1 lần. Nếu rừng trồng vào vụ thu năm thứ nhất chăm sóc 1 lần năm thứ 2 chăm sóc 3 lần, năm thứ 3 chăm sóc 2 lần. Khi chăm sóc phải cuốc xới xung quanh và vun đất tơi vào gốc cây, phát bỏ dây leo cỏ dại cạnh tranh chèn ép, tỉa bỏ cành gốc. 2.8.6. Bảo vệ rừng + Cấm chăn thả trâu bò trong những năm đầu khi rừng mới trồng. + Phòng trừ sâu bệnh B. Câu hỏi và bài tập thực hành. Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng cây Bạch đàn. Thực hiện các công việc: Đào hố và trồng Bạch đàn? - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Bạch đàn - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01cây/hố - Cây giống: 3 cây/hs - Phân NPK: 0,2 kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi
  20. 20 - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: chia nhóm thực hành 5 - 7 người +Kiểm tra đánh giá theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Bạch đàn - Tiêu chuẩn đất trồng Bạch đàn - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Bạch đàn - Khoảng cách mật độ trồng Bạch đàn và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 3. Trồng cây Quế A. Nội dung chính 3.1. Giới thiệu về cây Quế 3.1.1.Giá trị kinh tế Quế là loài cây đa tác dụng.Vỏ và quả Quế dùng làm thuốc, lá và vỏ khô cho tinh dầu và làm gia vị, gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng gia đình.Đây là loài cây cho hiệu quả kinh tế cao và được trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp ở nhiều nơi 3.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh a. Khí hậu - Nhiệt độ bình quân năm 200 C- 210 C - Lượng mưa hàng năm trên 1800mm - Độ ẩm không khí trên 80% - Độ cao so với mặt nước biển + Ở miền Bắc: 200m + Ở miền Trung: 500m + Ở miền Nam: 700m b. Đất đai Có thể trồng Quế trên nhiều loại đất khác nhau (trừ đất đá vôi, đất cát, đất ngập úng) c. Trạng thái thực bì
  21. 21 Trạng thái thực bì thích hợp với việc trồng Quế là các dạng rừng thứ sinh nghèo kiệt, rừng phục hồi, rừng nứa hoặc cây bụi có cây gỗ rải rác, nương rẫy mới. Không trồng Quế nơi đất đồi núi trọc, nơi chỉ còn thảm cỏ, cây bụi chịu hạn, cỏ tranh xấu, nơi không còn hoàn cảnh rừng. 3.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Quế 3.2.1. Trồng Quế dưới tán rừng nghèo kiệt sau khai thác hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy: - Nơi có độ tàn che: 0,3 - 0,4 - Mật độ trồng: 1000-2000 cây/ha - Sau 2 - 4 năm ken dần các cây gỗ tạp kém giá trị 3.2.2. Trồng Quế xen các cây nông nghiệp, cây cải tạo đất - Quế + Lúa nương - Quế + Sắn (Ngô hoặc Ý dĩ ) - Quế + Cây cải tạo đất( Đậu triều, Cốt khí ) - Mật độ trồng 3300 đến 5000 cây/ha 3.2.3. Trồng Quế kết hợp với cây ăn quả Quế trồng xen với cây trong các vườn rừng theo hàng cách nhau 5m, cây cách cây 3-4m tùy thuộc vào từng loại cây ăn quả 3.3. Xác định thời vụ trồng - Ở phía Bắc + Mùa Xuân là mùa trồng chính vào tháng 1- tháng 3 + Mùa thu vào các tháng 8 và 9 - Ở phía Nam trồng vào mùa mưa từ tháng 9- tháng 12 3.4. Tiêu chuẩn cây giống 3.4.1. Nếu trồng rừng tập trung - Tuổi cây: 18-24 tháng - Chiều cao: 25-30 cm - Đường kính cổ rễ: 0,4-0,5 cm - Cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh và đã được mở bớt giàn che 3.4.2. Nếu trồng phân tán trong các vườn hộ gia đình - Chọn cây sau 18-24 tháng tuổi - Chiều cao: 50-60 cm - Đường kính cổ rễ: 0,6-0,8 cm - Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh
  22. 22 3.5. Bố trí mật độ trồng cây - Trồng dưới tán rừng nghèo kiệt sau khai thác hoặc rừng mới phục hồi sau nương rẫy: 1000-2000 cây/ha - Trồng theo phương thức Nông Lâm kết hợp: 3300-5000 cây/ha - Trồng kết hợp với cây ăn quả: 500-655 cây/ha 3.6. Làm đất trồng cây 3.6.1. Xử lý thực bì - Độ tàn che ban đầu cho Quế là 0,3-0,4 - Công tác xử lý thực bì bao gồm các nội dung sau: + Luỗng phát toàn diện dây leo, cỏ dại, gốc tre nứa, đối với rừng thứ sinh, rừng phục hồi chừa lại cây tái sinh làm tàn che ban đầu rồi sẽ xử lý trong quá trình chăm sóc và điều chỉnh độ tàn che sau này, cây chặt phải sát gốc, băm nhỏ cành nhánh xếp gọn theo đường đồng mức và tận dụng lâm sản triệt để + Phát dọn theo băng: Đối với các đối tượng thực bì là cây bụi cao dưới 3m thì phát băng rộng 1m để chừa 1m song song với đường đồng mức (băng chừa có thể để rộng hơn nếu trồng mật độ thấp). Trên băng chặt phát dọn toàn bộ cây cỏ, gốc chặt không quá 15cm 3.6.2. Cuốc , lấp hố, trồng cây - Cuốc lật hoặc xới đất, rẫy cỏ cục bộ 1m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2cm) - Cuốc hố kích thước 40 x 40 x40 cm, khi đào chú ý để riêng lớp đất mặt một bên phía trên dốc, chặt đứt toàn bộ rễ cây có trong lòng hố, hoàn thành việc cuốc hố trước khi trồng 1 tháng - Bón lót mỗi hố 0,2 kg NPK. - Lấp hố trước khi trồng 15 ngày, lấp toàn bộ lớp đất mặt đã nhặt hết rễ cây, sỏi , đá xuống hố, lấp hố xong phải cao hơn mặt đất tự nhiên 2-3 cm. 3.7. Trồng cây - Áp dụng kỹ thuật trồng cây con có bầu hoặc trồng cây con rễ trần 3.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 3.8.1. Chăm sóc a. Chăm sóc rừng mới trồng - Nếu trồng theo phương thức nông lâm kết hợp thì khi chăm sóc cho cây nông nghiệp cũng là chăm sóc cho Quế, phải luôn luôn chú ý không để cây nông nghiệp và cây phù trợ khác cạnh tranh với Quế về ánh sáng và độ ẩm đất, một năm chăm sóc ít nhất là 2 lần - Nếu trồng Quế trong băng, rạch hoặc dưới tán cây tái sinh tự nhiên thì cần chăm sóc cho cây theo chế độ sau đây:
  23. 23 + Từ năm thứ 1 đến năm thứ 3: Chăm sóc mỗi năm 2 lần + Từ năm thứ 4 đến khi khép tán: Chăm sóc mỗi năm 1 lần b. Nội dung chăm sóc - Trồng dặm các cây Quế đã chết từ năm thứ 1 đến năm thứ 2, phát dọn dây leo và cây cỏ lấn át Quế, giữ ẩm cho gốc cây và phòng trừ sâu bệnh phá hoại - Xới xáo xung quanh gốc cây thành vòng tròn có đường kính 0,8-1m cho những lần chăm sóc từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 - Bón thúc cho cây 50 gam phân NPK, bón trong các rạch vòng tròn cách gốc 0,3-0,4m, mỗi năm bón 1 lần, bón trong 3 năm đầu - Trong quá trình chăm sóc phải điều chỉnh độ tàn che đến năm thứ 4 cây Quế được phơi ra ngoài ánh sáng hoàn toàn - Năm đầu khi rừng mới khép tán, cần xúc tiến tỉa thưa, đến năm thứ 5 mật độ còn 2000 cây/ha, năm thứ 15 còn 800-1000 cây/ha và từ năm thứ 20 trở đi còn 500-800 cây/ha 3.8.2. Bảo vệ rừng Quế a. Phòng trừ sâu bệnh - Sâu ăn lá: Thường dùng biện pháp phòng trừ bằng cách phun dung dịch Trebon nồng dộ 0,2% - Sâu đục thân: Dùng đèn bẫy bướm để bắt và diệt - Bệnh tua mực: Phải chặt bỏ và đốt ngay cây bị bệnh - Cần tuân thủ các phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại b. Phòng chống cháy rừng và tác hại khác - Triệt để phòng chống cháy rừng, những nơi dễ gây hỏa hoạn phải có đường ranh cản lửa, tuyệt đối cấm việc đun nấu hoặc đốt ong trong rừng Quế - Không được để người và súc vật vào phá hoại rừng trồng, phải có bảng nội quy bảo vệ rừng bên ngoài mỗi khu vực trồng Quế B. Câu hỏi và bài tập thực hành . Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Quế. Thực hiện công việc Đào hố và trồng Quế trong mô hình Nông Lâm kết hợp? - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Quế - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01cây/hố - Cây giống: 3 cây/hs - Phân NPK: 0, 2 kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs
  24. 24 - Hiện trường: Vườn, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Quế - Tiêu chuẩn đất trồng Quế - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Quế - Khoảng cách mật độ trồng Quế và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 4. Trồng cây Trám A. Nội dung chính 4.1. Giới thiệu về cây Trám 4.1.1. Giá trị kinh tế - Quả trám là một mặt hàng rau quả sạch, đặc sản của các tỉnh trung du miền núi. Quả trám được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng. Nhân dân lấy quả để bán, ăn sống, hoặc muối làm thức ăn, ô mai phơi khô, làm thuốc giải độc, chữa tê thấp, ỉa chảy, sưng đau họng, ho nhiều - Gỗ trám mềm nhẹ, màu vàng trắng, sau khi ngâm tẩm tương đối tốt dễ gia công chế biến nên dùng làm gỗ bóc, ván dán, làm bột giấy - Nhựa trám dùng chế biến keo sơn, vecni, xà phòng, dầu thơm, dược liệu Trong nhựa có colofan dùng để thay thế nhựa thông, chế tùng hương trong công nghiệp xuất khẩu. Nhựa trám còn chứa 810% tinh dầu 4.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ: Phân bố ở độ cao 100  750m, nhiệt độ bình quân năm > 220c - Lượng mưa: Trám thích hợp nơi có lượng mưa 1500  2000 mm/năm - Ánh sáng: Trám là cây ưa sáng, mọc nhanh nhưng 2 năm đầu cần che bóng - Đất: Trám yêu cầu đất đai không cao, có thể trồng trên đồi, gò, nương rẫy, trên đất bồi tụ chân đồi, đất còn tính chất đất rừng, độ pH từ 4,5  5,0
  25. 25 4.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Trám - Trồng toàn diện có sử dụng cây phù trợ và cây che phủ đất: thực bì được phát trắng, trồng với mật độ cao. Giữa các hàng trám có trồng các cây họ đậu mọc nhanh để che bóng cho cây giai đoạn đầu như: Keo tai tượng, Đậu tràm, Cốt khí Cốt khí được gieo trước khi trồng trám trắng từ 3-5 tháng còn Keo được trồng cùng lúc với Trám trắng. - Trồng theo rạch: Rừng thứ sinh nghèo kiệt hay rừng phục hồi kém chất lượng, không đủ cây tái sinh, nếu có điều kiện thì xử lý lớp thực bì cũ cho thích hợp và mở rạch để trồng Trám trắng - Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp để che bóng cho chè, cà phê hoặc cây nông nghiệp khác Ví dụ: Thực hiện nông lâm kết hợp trồng trám xen dứa. Hàng năm chăm sóc bón phân cho dứa, thúc đẩy trám sinh trưởng phát triển tốt hơn Hình 1: Bố trí khoảng cách khi trám mới trồng + Khi trám còn nhỏ, bố trí 3 hàng dứa giữa 2 hàng trám, hàng dứa cách hàng trám 2,5m, hàng dứa cách hàng dứa 1,5m. + Khi trám đã lớn, bố trí 1  2 hàng dứa, 2 hàng dứa cách nhau 1m, hàng trám cách hàng dứa 3,5m. Hình 2: Bố trí khoảng cách khi trám đã lớn
  26. 26 Hình 3: Trám xen keo a. Keo b. Trám - Trồng rừng trám xen keo hoặc bạch đàn: Xen giữa 2 hàng trám là 2 hàng keo hoặc bạch đàn, trong hàng trám cây cách cây 4m, hàng trám cách hàng trám 6m, hàng keo cách hàng keo hoặc cách hàng trám liền kề 2m. 4.3. Xác định thời vụ trồng Thời vụ trồng thích hợp là đầu mùa mưa và kết thúc vào giữa mùa mưa. Chú ý chọn thời tiết râm mát để trồng 4.4. Tiêu chuẩn cây giống Sử dụng cây Trám hạt hoặc cây trám ghép để trồng - Cây con trồng theo phương thức rạch phải đạt các tiêu chuẩn sau: + Tuổi cây: 9-12 tháng + Chiều cao: 60-70 cm + Đường kính cổ rễ: 0,6-0,7 cm + Sinh trưởng bình thường, không bị cụt ngọn hoặc sâu bệnh - Cây con trồng theo các phương thức khác phải đạt các tiêu chuẩn sau: + Tuổi cây: 6-7 tháng + Chiều cao: 30-50 cm + Đường kính cổ rễ: 0,4-0,5 cm + Sinh trưởng bình thường không bị cụt ngọn hoặc sâu bệnh
  27. 27 4.5. Bố trí mật độ trồng cây - Trồng toàn diện, các loài cây được bố trí hỗn loài theo hàng + Mật độ toàn rừng: 1600 cây/ha + Mật độ Trám trắng: 800 cây/ha + Mật độ cây phù trợ hoặc cây bản địa khác: 800 cây/ha - Trồng theo rạch , mật độ : 420 cây/ha - Trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, mật độ: 200-250 cây/ha 4.6. Làm đất trồng cây 4.6.1. Xử lý thực bì - Đối với phương thức trồng rừng toàn diện, thực bì được phát trắng, dọn sạch, nơi có độ dốc dưới 20 0 có thể đốt - Đối với phương thức trồng theo rạch: Những cây cao trên 5m của lớp rừng cũ, mở các rạch song song cách đều nhau (tốt nhất là rạch được mở theo hướng Đông tây). Cự ly giữa các rạch là 8 hoặc 10m. Trên rạch phát trắng thực bì, chiều rộng rạch 3 - 4m. Mỗi rạch trồng 1 hàng cây - Đối với phương thức trồng nông lâm kết hợp, xử lý thực bì như đối với cây nông nghiệp 4.6.2. Cuốc hố, lấp hố - Hố trồng Trám có kích thước: 40 x 40 x 40cm. Khi cuốc để riêng lớp đất mặt, tơi xốp sang một bên - Sau khi cuốc hố 15 - 20 ngày tiến hành lấp hố, kết hợp bón lót cho mỗi hố 100 - 200 gam NPK + 2 – 3 kg phân chuồng hoai. Đập đất tơi nhỏ, loại bỏ đá, rễ cây, tạp vật khác, trộn đều phân với đất lấp 1/2 hố sau đó lấp đất đầy hố, ở giữa tâm hố cao hơn miệng từ 3-5 cm. Ở n¬i cã ®iÒu kiÖn cã thÓ t¨ng c•êng l•îng ph©n chuång, t¹o ®iÒu kiÖn cho c©y trång sinh tr•ëng tèt ngay tõ giai ®o¹n ®Çu.Việc lấp hố và bón phân phải hoàn thành trước khi trồng từ 15-20 ngày. 4.7. Trồng cây - Áp dụng kỹ thuật trồng cây con có bầu 4.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 4.8.1. Chăm sóc - Tưới đủ ẩm 70  80% sau trồng để cây sinh trưởng thuận lợi. - Trong 2 năm đầu trám cần che bóng nên giữ lại lượng cây cần thiết để che bóng cho trám con. - Tạo tán cho cây con trong 3 năm đầu: Khi cây cao 1  1,2m bấm ngọn. Mỗi cây giữ 4  5 cành cấp 1 và 8  10 cành cấp 2 toả đều xung quanh.
  28. 28 - Chăm sóc 3 năm đầu, nội dung chăm sóc bao gồm phát quang thực bì, làm cỏ, xới đất vun gốc, bón phân cho cây con, mỗi cây 3 kg phân chuồng + 0,5kg urê, 0,2kg kali clorua, 1kg supe lân, chia làm 2 đợt/năm. + Năm đầu chăm sóc 2 lần: Sau khi trồng 1 đến 3 tháng kiểm tra và trồng dặm những cây đã chết để đảm bảo tỷ lệ sống 100%. Sau khi trồng 3 tháng xới đất quanh gốc cây đường kính 60cm. Lần 2 chăm sóc vào cuối năm, phát cây bụi dọc hàng cây rộng 1m, xới đất vun gốc rộng 60cm + Năm thứ 2 chăm sóc như năm đầu nhưng phát thực bì rộng 2m + Năm thứ 3 chăm sóc 1 lần vào cuối năm, phát thực bì dọc hàng cây rộng 2m, xới đất vun gốc rộng 60cm - Trám từ tuổi 6 trở đi cứ 3 năm bón phân 1 lần, mỗi cây bón 5kg phân chuồng hoai mục + 0,2kg NPK như vậy quả và nhựa sẽ nhiều, kết hợp với tỉa cành la, cành vóng, cành tược, cành sâu bệnh. Phun chế phẩm A-H 502+Chất bám dính cho trám 23 lần. Từ 12 lần khi có nụ đến trước hoa nở rộ, 1 lần khi quả bằng đầu đũa để tăng đậu quả, chống rụng quả sinh lý. Làm như vậy sẽ tăng 1520% năng suất quả - Sau trồng 810 năm, tỉa bỏ những cành giao nhau 4.8.2. Bảo vệ - Phòng chống người và gia súc phá hoại rừng non - Phòng trừ sâu cuốn lá trám non - Nếu trồng dầy thì trám ở tuổi 6 có thể chặt nuôi dưỡng 4.9. Thu hái, chế biến quả - Sau khi trồng 8  10 năm cho quả, ở những cây 15 tuổi trở lên được chăm sóc tốt, mật độ đảm bảo không bị che khuất mỗi năm 200  300 kg quả. - Thu hái quả khi thấy vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng mơ , hạt có nhân màu trắng. - Khai thác nhựa để thắp sáng và dùng làm vecni, sơn, làm hương. - Trám sau khi thu hoạch để quả trong rổ rá thoáng đem đi tiêu thụ trong 710 ngày, nếu để lâu cần bảo quản quả tươi trong tủ lạnh 12150C. Sau khi om chín trám, ngâm trám cả quả không bỏ hạt trong nước muối 10% đun sôi để nguội, đựng trong chum vại sành bịt kín có thể bảo quản được 56 tháng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành . Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Trám. Thực hiện công việc Đào hố và trồng Trám trong mô hình Nông Lâm kết hợp - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Trám - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01cây/hố
  29. 29 - Cây giống: 3 cây/hs - Phân chuồng hoai: 2 – 3 kg/hố - Phân NPK: 0,2 kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Trám - Tiêu chuẩn đất trồng Trám - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Trám - Khoảng cách mật độ trồng Trám và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 5. Trồng cây Phi Lao A. Nội dung chính 5.1. Giới thiệu về cây Phi lao 5.1.1.Giá trị kinh tế Cây Phi lao là cây sinh trưởng nhanh, cành lá xum xuê, hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu tới 2m, rễ ngang lan rộng, rễ có vi khuẩn cố định đạm. Thân cây chịu được cát va đập, nếu bị cát vùi lấp có thể ra lớp rễ phụ mới ở ngang mặt đất, vì vậy ở nước ta cho đến nay Phi lao là cây trồng tốt nhất có thể trồng trên đất cát di động, biến vùng đất bỏ hoang thành đất trồng trọt, cải tạo đất, cải tạo môi trường. Phi lao cũng là cây trồng chủ yếu để chắn gió bảo vệ cây nông nghiệp ở đồng bằng bắc bộ và dọc duyên hải miền Trung. 5.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh a. Khí hậu - Phi lao phù hợp với hầu hết những vùng khí hậu ven biển và vùng đồng bằng có ảnh hưởng của gió biển nhưng thích hợp nhất là những vùng nóng ẩm, không có sương giá - Nhiệt độ bình quân năm 23-270 C - Lượng mưa trung bình năm trên 700mm, thích hợp nhất là 1500mm
  30. 30 - Độ ẩm không khí trung bình năm không dưới 80% b. Địa hình và thực bì - Độ cao: Dưới 100m so với mặt nước biển, thích hợp nhất là dưới 20m - Độ dốc: Dưới 100 , thích hợp nhất là dưới 50 - Địa thế: Dạng bãi cồn hoặc gò đồi, thích hợp nhất là từ gò đồi đến lượn sóng - Thực bì: Từ đất trống đến thảm cỏ thưa hoặc dày hay cây bụi rải rác. c. Đất đai - Phi lao có thể trồng trên các loại đất cát ven biển, đất phù sa đồng bằng, ven sông và đất bồi tụ chân đồi - Trồng rừng phi lao rất khó khăn trên đất cát di động hoặc bán di động, đất cát ngập nước trong mùa mưa. - Trồng rừng Phi lao khó khăn trên đất cát ven suối cát, đất cát cố định. - Trồng rừng Phi lao thuận lợi trên đất phù sa đồng bằng ven sông, ven đường sá mương máng, đất cát trắng có chiều rộng khoảng 100m dọc theo mép biển phía trong đất liền. 5.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Phi Lao 5.2.1. Phòng hộ chắn gió và cố định cát a. Đối với đất cát di động hoặc bán di động - Phương thức trồng thuần loài, nơi có điều kiện khuyến khích trồng kết hợp với một số cây bụi chịu hạn và gió cát như Dứa dại, xương rồng - Cách bố trí cây trồng theo đai như sau: Đai chính vuông góc với hướng gió hại, bề rộng tối thiểu trên 30m, cự ly đai chính 100-150m. Đai phụ vuông góc với đai chính, bề rộng tối thiểu 20m, cự ly đai phụ 50-100m. - Ở các cồn cát di động cao hơn 10m nằm trên đai chỉ trồng 1/3 chân cồn phía đón gió, sau khi ổn định sẽ trồng tiếp. - Ở nơi có trồng cây bụi chịu hạn và gió cát kết hợp có thể trồng 1 hàng đến 2 hàng ở phía đón gió với tỷ lệ cây cách cây trên hàng là 1:1 hoặc 1:2 ( 1 phi lao + 1 hoặc 2 cây chịu hạn. b. Đất cát cố định - Phương thức trồng thuần loài hay hỗn loài trong đai với những loài cây gỗ chịu hạn như: Các loại Keo, Bạch đàn kích cỡ, cự ly đai như đối với đất cát di động - Cách bố trí theo lưới đai như đối với đất cát di động hoặc trồng toàn diện. Trường hợp trồng hỗn loài bố trí như sau: 1:1, tốt nhất là 2: 1 (1 phi lao hoặc 2 phi lao + 1 loài cây khác). c. Đất cát ven suối
  31. 31 Phương thức trồng: Thuần loài hoặc hỗn loài với cây gỗ khác theo dải hoặc theo đai. Dải hoặc đai có chiều rộng tối thiểu 2 - 3m song song với suối cát hoặc bao quanh nhà. Trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định. d. Đất cát ngập nước trong mùa mưa - Phương thức trồng: Thuần loài hoặc hỗn loài - Cách bố trí trồng: + Trồng thuần loài: Theo lưới đai như đối với đất cát di động hoặc trồng toàn diện nhưng phải tạo thành bờ cát hoặc trên các mô đất để trồng theo hàng hoặc theo dải. +Trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định 5.2.2. Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng - Trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng mọc nhanh như các loài Keo - Trồng thuần loài theo hàng hoặc theo đai trên đất có thể lợi dụng được như mương máng, đường xá 5.2.3. Phòng hộ theo phương thức Nông lâm kết hợp - Phương thức trồng: Thuần loài hoặc hỗn loài theo lưới đai ô vuông bàn cờ nhằm bảo vệ cho đất - Cách bố trí trồng: Đai bao có chiều rộng ít nhất trồng được 2-3 hàng cây, cự ly giữa các đai bao rộng từ 50m- 100m. Trường hợp trồng hỗn loài thì loài cây, cách bố trí và tỷ lệ hỗn loài áp dụng như đối với đất cát cố định. Nơi thấp trũng có mực nước ngầm nông hoặc ngập nước đai bao phải đắp thành bờ cát để trồng , đai có chiều cao 0,8-1,2 m, rộng ít nhất 1m 5.3. Xác định thời vụ trồng - Vùng ven biển phía Bắc: vụ Xuân và vụ Thu - Vùng có gió Lào: Vụ Thu Đông - vùng khô hạn: Vụ Đông - Các vùng còn lại: Vụ Hè 5.4. Tiêu chuẩn cây giống - Tiêu chuẩn cây giống đem trồng Cây giống đem trồng được gieo từ hạt tuổi từ 6 tháng đến 1 năm tuổi - Cây 6 tháng tuổi yêu cầu: + Chiều cao: 0,8-1,0 (m) + Đường kính cổ rễ: 0,5-1,0 (cm) + Sinh trưởng tốt, thân thẳng, cân đối , không sâu bệnh, không cụt ngọn
  32. 32 - Cây 12 tháng tuổi + Chiều cao: 1,2-1,5 (m) + Đường kính cổ rễ: 1,0-1,5 (cm) + Sinh trưởng tốt, thân thẳng, cân đối , không sâu bệnh, không cụt ngọn 5.5. Bố trí mật độ trồng cây - Phòng hộ chắn gió và cố định cát + Vùng rất xung yếu: 10.000 cây/ ha + Vùng xung yếu: 5000 cây/ha + Vùng ít xung yếu: 3300 cây/ ha - Phòng hộ theo phương thức Nông Lâm kết hợp: Các cây nông nghiệp ngắn ngày được trồng giữa các ô, áp dụng cho đất cát cố định có độ cao dưới 10m so với mức nước biển, mật độ trồng 10.000 cây/ ha 5.6. Làm đất trồng cây 5.6.1. Làm đất Làm đất cục bộ theo hố, cuốc hố so le hình nanh sấu theo kích cỡ như sau: - Trồng rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát: Cuốc hố 30 x30 x60 cm, nơi đất trũng cần lên líp cao ít nhất 1m rộng 1m hoặc tạo thành các mô đất ở vị trí trồng cây, đảm bảo thoát nước - Trồng rừng phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng: Cuốc hố kích thước: 30x 30 x30 cm - Phòng hộ theo phương thức nông lâm kết hợp: Cuốc hố kích thước: 30 x30 x60 cm, nơi thấp đắp bờ cát để trồng cao 0,8-1,2 m, rộng ít nhất 1m Việc cuốc hố và lấp đất được thực hiện trước khi trồng 5 - 7 ngày 5.6.2. Bón lót - Tùy theo từng điều kiện cho phép có thể bón lót 1-2kg phân chuồng hoai + 100g – 200g phân NPK hay phân lân vi sinh cho 1 cây - Bón lót vào lúc cuốc lấp đất bằng cách trộn đều phân với đất ở độ sâu 1/2 hố sau đó lấp đất lên trên kín miệng hố - Nơi có điều kiện khuyến khích dùng rong, rêu để bón lót trước khi trồng 5.7. Trồng cây - Áp dụng kỹ thuật trồng cây con có bầu 5.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 5.8.1. Chăm sóc - Sau khi trồng 1 tháng phải tiến hành kiểm tra nếu tỷ lệ cây sống dưới 90 % phải trồng dặm.
  33. 33 - Năm thứ 1: Chăm sóc 1-2 lần tùy thời vụ trồng, chăm sóc lần đầu sau khi trồng 1-2 tháng, lần 2 vào cuối mùa mưa áp dụng cho trồng vụ Xuân hè. - Năm thứ 2 và năm thứ 3 chăm sóc mỗi năm 2 lần vào cuối mùa mưa và cuối mùa khô. Nội dung chăm sóc gồm xới đất xung quanh gốc cây, đường kính rộng 1m, cao 5cm đến 10 cm, tận dụng cỏ rác tủ quanh gốc cây. - Đối với rừng phòng hộ chắn gió và cố định cát, nơi có điều kiện khuyến khích bón thúc phân chuồng hoai hoặc phân NPK hay phân lân vi sinh với lượng, thời gian và cách bón thích hợp với từng vùng. Đối với rừng chắn gió cố định cát không tỉa thưa, những cây bị khô phần ngọn hay thân ở tuổi 3 đến 4 chặt bỏ phần thân bị khô để kích thích các chồi ngang phát triển và nuôi dưỡng các chồi đứng. Đối với rừng chắn gió kết hợp lấy củi tỉa thưa 1 lần ở tuổi 4 đến 5, giữ lại 1500-2000 cây/ha, chỉ chặt những cây sinh trưởng kém, tán nhỏ hẹp, cong queo, sâu bệnh kết hợp nuôi chồi. Sau khi chặt phải đảm bảo cây chừa lại phân bố đều. 5.8.2. Bảo vệ - Cấm chăn thả gia súc trong thời gian từ sau khi trồng tới sau khi rừng có chiều cao bình quân hơn 3m. Cấm người vơ quét lá rụng và chặt phá cành cây, chỉ được tận dụng cành khô làm củi. Thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng. Thường xuyên tuần tra canh giữ bảo vệ rừng, phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời B. Câu hỏi và bài tập thực hành . Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Phi Lao. Thực hiện công việc đào hố và trồng Phi lao trong mô hình Nông lâm kết hợp - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Phi lao - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01cây/hố - Cây giống: 3 cây/hs - Phân chuồng hoai: 1-2 kg/hố - Phân NPK: 0,1 - 0,2 kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá: Theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Phi lao - Tiêu chuẩn đất trồng Phi lao
  34. 34 - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Phi lao - Khoảng cách mật độ trồng Phi lao và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 6. Trồng Tre luồng A. Nội dung chính 6.1. Giới thiệu về Tre luồng 6.1.1. Giá trị sử dụng - Măng tre làm thực phẩm ở dạng tươi sống hoặc qua chế biến với kỹ thuật khác nhau đều có giá trị thương phẩm rất cao cả ở thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Bởi, ngoài hương vị đặc trưng, nó còn có thành phần dinh dưỡng phong phú. Ở 100g măng khô phân tích thấy có tới 5,62g các loại acid amin. Ðặc biệt măng tre Lục Trúc có vị ngọt dịu, không cần ngâm nước cũng có thể luộc hoặc sào ăn ngay và là thực phẩm thượng hạng cho ăn tươi. - Thân tre có thể dùng làm nhà cửa, nông cụ, làm giấy, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, bàn ghế, tủ giường từ thô sơ đến cao cấp và các đồ gia dụng khác. - Do hàng năm tre, trúc sinh sản vô tính theo cấp số, nên trong bụi tre có nhiều thế hệ tuổi cây. Nếu được chăm sóc tốt và đúng kỹ thuật thì năm nào người trồng cũng được thu hoạch cả măng, thân và giống mà không phải trồng lại trong một chu kỳ lâu dài rất nhiều năm. Trồng tre một lần có thể cho thu hoạch 4050 năm sau. - Loài tre với hệ thống thân ngầm đan chen nhau dày đặc và lan rộng trong đất nên có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói mòn đất trong mùa mưa, chống sạt lở. 6.1.2.Yêu cầu ngoại cảnh - Nhiệt độ: Tre luồng thích hợp với nơi có nhiệt độ trung bình 23  25 0 C - Độ ẩm: Thích hợp với độ ẩm trên 80% - Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1500mm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 - Đất: Sinh trưởng phát triển tốt trên nơi còn tính chất đất rừng, xốp, ẩm, nhất là vùng đất ven đồi, đất thoát nước tốt, độ dầy tầng đất > 60cm độ pH từ 3,8  7. Không nên trồng tre, luồng ở nơi đất quá dốc, đất ngập úng.
  35. 35 6.2. Lựa chọn phương thức trồng Tre luồng - Trồng rừng thuần loại: Áp dụng cho rừng sản xuất, nguyên vật liệu những nơi trồng rừng có cường độ kinh doanh cao, địa hình có độ dốc < 200 và gần thị trường tiêu thụ. - Trồng rừng hỗn giao áp dụng cho rừng sản xuất, rừng phòng hộ. + Trồng xen với một số loài cây gỗ. + Trồng theo đám: Trồng ở những nơi đất trống trong rừng trồng cây lá rộng. Không trồng dưới tán rừng. Mục đích tạo cho rừng cây gỗ có xen lẫn luồng ở những lỗ trống. Đây là nguồn thu nhập hàng năm cho các chủ rừng 6.3. Xác định thời vụ trồng - Có 2 vụ chính: Vụ xuân tháng 13, vụ thu tháng 89 - Trồng vào những ngày thời tiết râm mát, đất đủ ẩm, nên tránh trồng vào những ngày mưa to, nắng to 6.4. Tiêu chuẩn cây giống a. Tiêu chuẩn hom gốc đem trồng - Tuổi cây: Cây dưới 1 tuổi, bánh tẻ, đã toả hết lá không còn ở dạng măng - Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh không có hiện tượng khuy và các chồi ngủ ở thân không bị sâu bệnh, khô thối. Hình 4. Đánh thân ngầm 1. Cây mẹ; 2. Vị trí đánh; 3. Xà beng; b. Tiêu chuẩn hom thân 5. Cây làm giống; 4. Mắt ngủ; 6. Mắt cua
  36. 36 Hình 5: Hom thân a: Đoạn thân không có cành; b và c: Đoạn thân có cành - Tận dụng thân của cây đã lấy hom gốc để làm hom thân + Đoạn thân không có cành, cưa ra từng đoạn 1 lóng 2 đốt + Đoạn thân có cành, cưa ra từng đoạn mang cành hoặc 1 đốt mang cành dạng dọc có đoạn thân dài 30cm, đoạn cành 35  40cm + Khi ươm phải để chồi ngủ sâu dưới mặt đất 10  15cm, nén chặt đất, phủ rác giữ ẩm, không được để ngập úng làm thối chồi ngủ. c. Tiêu chuẩn hom chét đem trồng Rừng tre, luồng sau khi chặt vệ sinh hoặc khai thác chính thì chồi ngủ ở những gốc đã chặt phát triển thành măng, thành cây có đường kính từ 24cm (nửa một chét tay) gọi là hom chét. Tuổi cây làm giống, tiêu chuẩn cây giống, kỹ thuật trồng giống như trồng rừng bằng hom gốc. d. Tiêu chuẩn cây giống từ chiết cành - Cây con tiêu chuẩn Hình 6: Hom chét + Sau 4 tháng nuôi ở vườn ươm thấy có một thế hệ mới đã toả hết lá (không còn ở dạng măng) thì đem trồng. + Đường kính gốc (thế hệ 1) đạt 0,7cm + Giống phải xanh tốt nhiều rể, không sâu bệnh 6.5. Bố trí mật độ trồng cây - Trồng rừng thuần loại, tùy từng điều kiện đất đai và khả năng đầu tư mà chọn mật độ trồng. Thông thường có 3 loại mật độ trồng đạt hiệu quả nhất:
  37. 37 + 400 cây/ha, cự li 5 x 5m + 300 cây/ha, cự li 6 x 5m + 70 cây/ha, cự li 6 x 6m - Trồng rừng theo đám: Cự ly 7 x 7m - Trồng hỗn giao: Mật độ 200 khóm/1ha (hỗn giao theo hàng); mật độ 125 khóm/1ha (hỗn giao theo băng) Ngoài ra trong hai năm đầu, có thể trồng xen cây màu, cây lương thực, tạo nên hệ thống sản xuất nông lâm kết hợp, có tác dụng bảo vệ đất, lấy ngắn nuôi dài bảo đảm sức sản xuất ổn định và phòng chống cháy rừng. 6.6. Làm đất trồng cây 6.6.1. Xử lý thực bì - Phát dọn toàn bộ thực bì (nếu trồng thuần loài) - Phát dọn thực bì theo băng (nên trồng hỗn giao theo băng) băng chặt rộng 6m, băng chừa rộng 10m - Dọn thực bì: Xếp gạt thực bì đã phát sang băng chừa để mục tự nhiên cung cấp mùn cho đất, không nên đốt 6.6.2. Làm đất - Phải chuẩn bị đất xong 1 tháng trước khi trồng - Phương pháp làm đất: Cục bộ, kích thước hố 60 x 60 x 50cm - Bón lót: Lấp hố 2/3 hố bằng lớp đất mặt nhỏ, mịn, trộn đều đất trong hố với một số loại phân có thứ tự ưu tiên: từ 810kg phân chuồng hoai, hoặc 1  2kg phân vi sinh, hoặc 0,5  1kg phân NPK 6.7. Trồng cây 6.7.1. Trồng cây hom Gốc và chét luồng sau khi tách khỏi cây mẹ đem trồng ngay, không phải qua giai đoạn ở vườn ươm - Dùng cuốc moi đất dưới hố - Đặt cây xuống hố theo một góc 600 so với mặt đất - Lấp đất + Lần 1: Phủ kín thân ngầm, rồi nén đất chặt + Lần 2: Phủ kín thân cây khoảng 20cm, nén đất + Lần 3: Phủ kín thân cây10  15cm không nén Hình 7: Trồng cây hom
  38. 38 - Chú ý: Nén đất thật chặt mới đảm bảo cây sống 6.7.2. Trồng cây chiết, hom thân giâm ở vườn ươm - Cây giống giâm ở vườn ươm mọc một thế hệ mới đã toả hết lá, không còn ở dạng măng là đủ tiêu chuẩn đem trồng - Bứng cây giống ở vườn ươm không được làm vỡ bầu, đánh bầu 15  20cm, chặt bớt ngọn chừa lại 50  60cm - Vận chuyển và bảo quản cây giống: Không để cây giống bị dập, vỡ bầu hoặc héo lá, nếu cây giống chưa đem trồng phải tập kích ở nơi râm mát, phủ một lớp đất mỏng và tưới giữ ẩm. - Dùng cuốc moi đất ở giữa hố lên tạo hố trồng - Đặt cây xuống giữa hố - Lấp đất + Lần 1: Phủ kín bầu nén đất xung quanh bầu thật chặt + Lần 2: Phủ thêm một lớp đất dầy 10cm, không nén, xoa tạo hố lòng chảo + Trên cùng phủ một lớp rơm, rác để giữ ẩm cho đất Hình 8: Cây từ hom thân Hình 9: Cây chiết đã trồng xong 6.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 6.8.1. Chăm sóc sau trồng a. Chăm sóc rừng - Thời gian chăm sóc 5 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 3 lần vào tháng 2,3; tháng 7,8; tháng 10 và 11. Riêng năm thứ nhất mới trồng vụ xuân và hè chăm sóc 2 lần vào tháng 7,8 và tháng 10,11 và trồng dặm được tiến hành vào chăm
  39. 39 sóc lần thứ nhất. Nếu nơi nào trồng vụ thu thì năm thứ nhất chăm sóc lần 1 vào tháng 10,11. - Kỹ thuật chăm sóc + Phát dọn dây leo, cây bụi, thảm tươi, vệ sinh xung quanh khóm + Đối với rừng trồng hỗn giao theo băng phải phát dọn toàn bộ thực bì, dây leo trong băng trồng + Cuốc quanh khóm 12m làm đất tơi xốp, không vun đất vào gốc cây - Bón phân: + Hàng năm vào trước mùa mưa nên làm cỏ và xới đất xung quanh bụi tre, luồng cho tơi xốp và bón phân, nhằm giúp cho cây sinh trưởng được thuận lợi hơn. + Đối với rừng tre sau trồng hai tháng nên bón phân tổng hợp NPK, với số lượng 200 kg/ha, tổng số lượng phân trên được chia bón làm nhiều đợt, mỗi lần bón từ 100200 g/hố, bón cách xa gốc trồng từ 1520cm, đào rãnh xung quanh gốc, rải phân xuống rồi lấp đất lại. + Rừng từ năm thứ hai trở đi, lượng phân bón cần từ 200300kg/ha. Nên bón phân từ tháng tư, mỗi gốc bón từ 300500g/lần/tháng. Nếu có phân hữu cơ thì bổ sung cùng với NPK và giảm lượng bón phân NPK đi, phân NPK dùng bón cho rừng tre có tỷ lệ 2/1/1 là thích hợp. + Mỗi năm cần phải bổ sung một lượng phân bón có nguồn gốc hữu cơ khác như: phân chuồng, phân rác, số lượng 57 tấn/ha/năm hoặc phân hữu cơ vi sinh như phân Komix, Sông Gianh, Bình Điền nhằm tăng độ xốp và độ phì cho đất, dùng bẹ măng sau khi đã lấy thân măng rải vào giữa những hàng tre sau một thời gian phân hủy tạo mùn cho đất, năng suất măng sẽ cao hơn. - Vun gốc, phủ cỏ: Sau khi trồng 2 năm, mỗi năm cần vun gốc phủ cỏ, đào đất xung quanh hoặc vun rồi dùng rơm rạ, lá mía hoặc cỏ khô phủ trên gốc của bụi tre để giữ ẩm, phủ dày từ 58cm. Với kỹ thuật vun gốc làm đất tơi xốp, phủ cỏ tốt măng sẽ cho màu trắng, ít xơ, vị ngọt. Sau khi thu hoạch măng, vào thời kỳ bón phân lại cào đất ra tránh tình trạng nâng bụi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng rừng cây. b. Nuôi dưỡng rừng trồng (chặt vệ sinh): - Nhằm tăng ánh sáng thúc đẩy sinh trưởng của rừng - Đối tượng chặt vệ sinh cho rừng cuối tuổi 4. Cây chặt là những cây 4 tuổi, cây bị bệnh đồng thời chặt tỉa cây keo tai tượng (đối với rừng trồng hỗn giao luồng + keo tai tượng) - Thời vụ chặt: Vào mùa khô tháng 10 đến tháng 1 năm sau - Kỹ thuật chặt: Chặt sát gốc, dọn sạch cành nhánh sau khi chặt. Nghiêm cấm việc chặt lạm dụng
  40. 40 6.8.2. Bảo vệ rừng a. Phòng trừ sâu bệnh - Bệnh chổi xể: Chặt những cây bị bệnh đem đốt, phun thuốc Boocđô 1% vào gốc với lượng 2  3 lít/ 1 khóm bị bệnh - Sâu vòi voi hại măng. + Cuốc xung quanh khóm từ 1  2m, sâu 20  25cm để diệt trừ nhộng, kết hợp vào kỳ chăm sóc tháng 10, tháng11 đối với rừng chưa khai thác + Dùng nilông hình ống kín một đầu dài 1,5  1,7cm đường kính 12cm chùm vào măng ngăn không cho vòi voi đẻ trứng vào măng. Khi măng cao 6  7m dùng sào gỡ bỏ túi nilông ra + Dùng thuốc Bi 58 nồng độ 1/120, liều lượng 16cc tiêm vào cây măng bị sâu đục, vị trí tiêm cách đỉnh măng 50cm a C b Hình 10: Sâu vòi voi hại măng a. Sâu non b. Măng bị sâu vòi voi phá hại c. Sâu trưởng thành b. Ngăn chặn lửa rừng và bảo vệ rừng - Dọn sạch cành nhánh sau khi chặt vệ sinh hoặc khai thác rừng, không được tác động vào lớp cây bụi, thảm tươi dưới tán rừng để cản lửa - Ngăn chặn mọi hành động phá hoại của con người và gia súc đặc biệt là trâu, bò ăn lá. B. Câu hỏi và bài tập thực hành .
  41. 41 Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Tre luồng. Thực hiện công việc đào hố và trồng Tre luồng trong mô hình Nông lâm kết hợp - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Tre, luồng - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01 cây /hố - Cây giống: 3 cây/hs - Phân chuồng hoai: 8-10 kg/hố - Phân NPK: 0,5 - 1 kg/hố - Phân vi sinh: 1-2 kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người. C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Tre luồng - Tiêu chuẩn đất trồng Tre luồng - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Tre luồng - Khoảng cách, mật độ trồng Tre luồng và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 7. Trồng cây Tràm A. Nội dung chính 7.1. Giới thiệu về cây Tràm 7.1.1.Giá trị kinh tế Rừng Tràm vừa cung cấp gỗ, cừ, củi vừa phát huy tác dụng trong việc cải tạo đất phèn giữ nước ngọt, ngăn sóng, chắn gió, bảo vệ sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh thủy sản, phát triển nghề nuôi ong. Rừng Tràm trồng đạt lượng tăng trưởng bình quân 12- 15m3/ha/năm. Thường được trồng trong các mô hình nông lâm kết hợp ở đồng bằng sông Cửu Long 7.1.2. Yêu cầu ngoại cảnh - Rừng Tràm được trồng trên đất phù sa phèn - Có thể trồng rừng Tràm nơi ngập úng liên tục từ 6 tháng đến 8 tháng trong 1 năm, khớp với mùa mưa. Không trồng Tràm ở vùng bị ngập úng quanh năm hoặc nơi có độ mặn >2%, sẽ làm chết rừng Tràm non.
  42. 42 7.2. Lựa chọn phương thức trồng cây Tràm - Trồng Tràm nông lâm kết hợp: Tràm- lúa cá- VAC - Trồng Tràm theo phương thức nông-lâm-ngư kết hợp: Tràm - Lúa - Cá - Ong mật Chú ý: Giống lúa được lựa chọn là giống địa phương, cây cao, chịu phèn.Trồng xen trong thời gian rừng tràm chưa khép tán (2-3 năm đầu) để giảm bớt khâu chăm sóc đồng thời bảo vệ tốt rừng Tràm. 7.3. Xác định thời vụ trồng - Trồng Tràm tốt nhất vào tháng 7 đến thánh 9 dương lịch. Có thể kéo dài đến tháng 12. - Tuỳ điều kiện từng địa phương mà xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc căn cứ vào các tiêu chuẩn sau: + Mức nước ngập khi trồng không vượt quá đọt cây trồng. + Hoàn thành trước khi nước rút cạn ít nhất 15 ngày. Những nơi có nước thối tràn qua phải trồng xong 20 ngày trước khi nước thối đổ về hoặc sau nước thối rút hết. 7.4. Tiêu chuẩn cây giống - Cây con có tuổi từ 10-12 tháng. - Chiều cao: 50-70cm. - Đường kính cổ rễ: 5-8mm. - Cây sinh trưởng khoẻ mạnh, không bị cụt ngọn, sâu bệnh và bộ rễ phát triển mạnh, rễ cái dài trên 6cm, không bị tổn thương. 7.5. Bố trí mật độ trồng cây - Trồng mật độ 10.000 cây/ha ở nhóm đất thích hợp (Cự ly 1m x 1m) - Trên nhóm đất có nhiều hạn chế trồng mật độ 20.000 cây/ha (Cự ly 1m x 0,5m) 7.6. Làm đất trồng cây - Với cỏ năng, cỏ ống, cỏ mờn có chiều cao dưới 1m không phải phát dọn. - Đối với cây sậy phải phát sát gốc hoặc dùng máy cày cày lúc nước chưa ngập, sậy chưa ra hoa. - Với thực bì là cây bụi, dây leo thì phải phát đốt. 7.7. Trồng cây (Áp dụng phương pháp trồng cây con rễ trần) Bước 1: Tạo hố - Dùng cuốc hoặc bay tạo hố - Hố sâu hơn rễ cọc từ 2  4 cm.
  43. 43 Bước 2: Đặt cây xuống hố: Tay không thuận cầm phần cổ rễ cây đặt cây ngay ngắn giữa hố tạo cho bộ rễ ở trạng thái tự nhiên. Bước 3: Lấp đất - Vun đất nhỏ mịn phủ kín 2/3 rễ cây, rồi nhấc nhẹ cây lên tạo cho rễ cây thẳng, nén đất. Lấp đất lần 2 phủ đất kín rễ rồi nén đất - Lấp đất lần 3 phủ kín cổ rễ cây 1  2cm không nén, tạo mặt hố bằng Kinh nghiệm: - Trồng Tràm bằng công cụ đơn giản có tên là “nọc”, đó là một chiếc gậy bằng gỗ có đường kính 4-5cm, một đầu nhọn. - Dùng nọc soi một lỗ xuống đất, với độ sâu 25-30cm, cách lớp mặt đất trong điều kiện đất bị ngập nước. Sau đó, đặt cây tràm con xuống, để bộ rễ đứng vào lỗ, hơi kéo cây lên một chút để cho rễ cây tràm không bị cong hoặc bị gẫy trong khi trồng. - Nén chặt đất xung quanh gốc Tràm bằng chân. 7.8. Chăm sóc, bảo vệ sau trồng 7.8.1. Chăm sóc - Năm thứ nhất: Sau khi trồng cấm người đi lại hoặc bơi xuồng qua khu vực trồng. - Năm thứ 2: Những lô trồng tỷ lệ cây chết dưới 20% tiến hành dặm ở những chỗ không có cây từ 3m2 trở lên. - Những nơi tỷ lệ cây chết 20-50% trồng dặm toàn diện đảm bảo số cây phân bố tương đối đều trên diện tích. - Nếu tỷ lệ chết trên 50% phải trồng lại. 7.8.2. Chống cháy bảo vệ rừng Tràm trong mùa khô - Mùa cháy rừng Tràm bắt đầu từ giữa mùa khô (tháng 2) đến hết mùa khô. Thời gian nguy hiểm dễ cháy rừng nhất là vào cuối mùa khô, từ tháng 3-4. - Trong thời gian này cần quản lý chặt chẽ những người dùng lửa vào rừng Tràm để lấy mật ong, hoặc đốt cỏ để săn bắt rắn, trăn, rùa - Thiết kế một số kênh mương, bờ bao, các cửa cống lấy nước và tháo nước để giữ độ ẩm cho đất và thảm mục dưới rừng tràm trong mùa khô. - Không nên để đất dưới rừng Tràm quanh năm ngập nước. B. Câu hỏi và bài tập thực hành . Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Tràm. Thực hiện công việc đào hố và trồng Tràm trong mô hình Nông lâm kết hợp - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng Tràm
  44. 44 - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 3 hố, trồng 01cây/hố - Cây giống: 3 cây/hs - Dụng cụ: Cuốc, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: Chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá: Theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây Tràm - Tiêu chuẩn đất trồng Tràm - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng Tràm - Khoảng cách mật độ trồng Tràm và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. 8. Trồng cây Nhãn A. Nội dung chính 8.1. Giới thiệu về cây Nhãn 8.1.1. Nguồn gốc, giá trị của cây nhãn Nhãn là loài cây ăn quả quý trong tập đoàn cây ăn quả ở nước ta. Thủy tổ của loài nhãn nước ta ở Hưng Yên. Nhãn có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Quả nhãn được dùng để ăn tươi và chế biến thành long nhãn, được tiêu thụ khắp trong và ngoài nước. Hoa nhãn là nguồn mật tốt để phát triển nghề nuôi ong. Với tuổi thọ bền và khả năng thích nghi ở nhiều vùng sinh thái, chịu nóng và chịu lạnh tốt, hiện nay cây nhãn đang được trồng rộng rãi ở khắp mọi miền trong cả nước. 8.1.2. Một số giống nhãn đang được trồng phổ biến * Nhãn lồng: Quả to, trọng lượng TB 60 - 70 quả/ kg hạt nhỏ đen bóng, cùi dày màu vàng chanh như mật ong, thơm, giòn và ngọt đậm.thường dùng ăn tươi. Vỏ quả thường dày giòn. Kích thước các quả trên một chùm khá đều nhau. * Nhãn đường phèn:
  45. 45 Quả nhỏ và tròn hơn nhãn lồng, trung bình 100 quả/ Kg. thường dùng ăn tươi. Vỏ quả dày, giòn và có mầu nâu nhạt. Hạt nhỏ, cùi dày và trong, ráo nước, thơm có vị ngọt đậm. Trên mặt cùi nhãn đường phèn có các cục u nhỏ như cục đường phèn. * Nhãn nước: Quả bé trọng lượng trung bình 140 quả/ Kg. Hạt to, cùi mỏng và trong, nhiều nước, kém ngọt, khi chín dễ nứt vỏ. Năng suất cao, ổn định. Thường được sấy làm long nhãn, ít ăn tươi. Hạt có thể làm gốc ghép cho các giống nhãn lồng và đường phèn. * Nhãn Tiêu da bò: Quả khi chín có màu vàng da bò, trọng lượng khoảng 100 quả/ kg, cùi dày, hạt nhỏ, ráo nước chủ yếu dùng ăn tươi. * Nhãn Xuồng cơm: Giữa cuống và quả có một rãnh nhỏ. Hai đầu nhô cao, quả trên chùm thưa, to đều, cùi dày màu vàng, ít nước nhưng ngọt và thơm chủ yếu dùng để ăn tươi. * Nhãn Long: Vỏ quả có màu vàng sáng hoặc vàng ngà, có đường nứt ở vỏ, cùi mềm nhiều nước, ăn ngọt và thơm chủ yếu dùng để sấy khô làm long nhãn. 8.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh a. Yêu cầu về nhiệt độ Nhãn là loài cây có khả năng chịu nóng và chịu rét vì thế hầu hết các tỉnh ở nước ta đều có thể trồng được nhãn. Cây nhãn yêu cầu nhiệt độ trung bình hàng năm 21 – 27oC để sinh trưởng phát triển. b. Yêu cầu về ánh sáng Cây nhãn thích hợp với ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực xạ song nhãn cần đầy đủ ánh sáng và không gian thoáng. c. Yêu cầu về độ ẩm Cây nhãn yêu cầu độ ẩm không khí 70 - 80%. Độ ẩm đất 70-75%. Lượng mưa cần cho nhãn sinh trưởng và phát triển 1.200 - 2100 mm/ năm). Nhu cầu về nước tăng vào thời kỳ phân hoá mầm hoa và đặc biệt thời kỳ quả phát triển. d. Yêu cầu về đất Cây nhãn có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất như: Đất phù sa, đất cát ven biển, đất gò đồi ở trung du và miền núi. Song thích hợp nhất là đất phù sa nhiều màu, ẩm, mát, không bị ngập nước, độ pH: 4,5 - 6.
  46. 46 8.2. Lựa chọn phương thức trồng - Trong những năm đầu chưa khép tán, nhãn có thể được trồng xen với cây công nghiệp thực phẩm, cây nông nghiệp hoặc cây ăn quả ngắn ngày nhằm mục đích bảo vệ, cải tạo đất, tăng độ phì cho đất đồng thời tăng thêm thu nhập, lấy ngắn nuôi dài trên diện tích canh tác. + Nhãn xen cây họ đậu (đậu tương, lạc, vừng) + Nhãn xen lúa nương hay ngô. + Nhãn trồng phối hợp với dứa hoặc chuối. - Có thể trồng nhãn trên các bờ đê, mương với mục đích làm bóng mát và bảo vệ đê điều, đồng ruộng. 8.3. Xác định thời vụ trồng Trồng nhãn tốt nhất là vào mùa xuân Tháng 2; tháng 3 hoặc vào mùa thu tháng 8; tháng 9 khi trời có mưa. 8.4. Tiêu chuẩn cây giống - Tiêu chuẩn cây giống: + Cành chiết phải có đường kính từ 1,2 - 2 cm. Cành có từ 2 - 3 nhánh. Hệ rễ phân nhánh cấp 2 - 3. + Cây ghép có chiều cao cành ghép từ 25 cm trở lên. Đường kính > 0,5 cm; Chiều dài cây ghép khoảng 60 - 80 cm. + Số lượng cây giống tùy thuộc vào diện tích trồng nhãn. Cây sinh trưởng phát triển tốt. Cần chuẩn bị cây dự phòng ở vườn ươm, sẵn sàng cho trồng dặm. 8.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng Mật độ trồng: Tuỳ theo điều kiện cụ thể nơi trồng và mục đích đầu tư, kinh doanh của chủ vườn để xác định mật độ cây trồng hợp lý. - Ở vùng trũng, hoặc đất bằng, khoảng cách trồng nhãn thích hợp là 5 x 6 m, mật độ 330 cây/ ha. - Ở vùng đồi, khoảng cách giữa các hàng là 6 m, khoảng cách giữa 2 cây liền nhau trên một hàng là 4m, tương đương với mật độ 400 cây/ ha. - Nhãn cũng có thể được trồng thưa hơn, nếu trong hệ thống canh tác có bố trí thêm các loài cây ăn quả khác. 8.6. Làm đất trồng cây 8.6.1. Làm đất ở vùng trũng - Đào đất ruộng đắp lên thành gò, sau đó mới tiến hành đào hố trồng nhãn trên đó. Yêu cầu gò đất cao hơn mực nước mùa mưa ít nhất 1m. - Tiến hành đào hố trên gò sau khi đất gò đã khô. Kích thước hố khoảng 60 x 60 x 60cm. 8.6.2. Làm đất ở vùng gò đồi
  47. 47 - Chọn loại đất có tầng canh tác dày trên 60 cm, mực nước ngầm dưới 1m, không bị ngập úng, độ PH từ 4,5 - 6. - Nếu độ dốc 10o thì san băng theo đường đồng mức, sau đó chỉ làm đất trên băng. xác định khoảng cách hàng, khoảng cách cây. - Đào hố theo đường đồng mức, kích thước: 80 x 80 x 80 cm. Nếu trồng với khoảng cách giữa các hàng là 6 m, khoảng cách giữa 2 cây liền nhau trên một hàng là 4m, thì sẽ được mật độ 400 cây/ ha. d. Bón lót - Lượng phân và tỉ lệ phân bón lót cho mỗi hố ở đồng bằng và đồi núi tương đương nhau. Thông thường, mỗi hố bón 50 kg phân chuồng + 1,5 kg Supe lân + 0,7 kg vôi bột + 0,15 kg đạm. Trộn đều phân với đất, lấp đất trước khi trồng 1-2 tháng. - Nơi có nhiều côn trùng (mối, dế ) hại cây có thể cho thêm vào mỗi hố 10 gam thuốc Fugadan hay Diaphos 10H hoặc các loại thuốc chống mối dế có hiệu quả khác cùng lúc với bón lót. 8.7. Trồng cây - Dùng cuốc đào một lỗ ở giữa hố, đặt cây vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn so với mặt hố khoảng 2 - 3 cm, lấp đất nhỏ, nén đất chặt bộ rễ cây. - Tủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới đẫm nước lần đầu 20 - 30 lít/ cây. Các lần sau tưới từ 3 - 5 lít nước/cây để giữ cho rễ cây phát triển. 8.8. Chăm sóc sau trồng 8.8.1. Chăm sóc a. Tưới nước Sau khi trồng, liên tục tưới nước, duy trì độ ẩm trong đất từ 70 – 75% đến khi cây bén rễ, bật chồi non. Trời nắng hạn phải tưới bổ sung. Cây nhãn cần nhiều nước ở các thời kỳ ra lộc, thời kỳ đang nuôi hoa và thời kỳ nuôi quả. Do đó, chú ý giữ ẩm đất đảm bảo cho nhãn sinh trưởng tốt. b. Bón thúc - Thời kỳ bón: Thời kỳ cây còn nhỏ (1 - 2 năm đầu) có thể tưới nước phân chuồng hoặc phân đạm pha loãng (1%) mỗi gốc từ 3 - 4 lít nước, mỗi tháng 1 - 2 lần. Sau khi trồng 2- 3 năm khi cây bắt đầu ra hoa bón phân thúc tập trung vào 2 đợt. + Đợt 1: Bón ngay sau khi thu hoạch, liều lượng 60 - 70 % lượng phân cả năm. Tác dụng thúc đẩy lộc thu. + Đợt 2: Bón số phân còn lại vào thời điểm trước khi thu hoạch 1 tháng. Tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi quả.
  48. 48 Bảng 1: Liều lƣợng bón phân cho nhãn Lượng phân bón (Gam/ cây) Tuổi cây U rê Supe lân Sun fat ka li 1 - 4 500 - 700 300 - 400 300 - 400 5 - 10 1.000 – 1.500 500 - 700 500 - 700 > 10 2.000 – 3.000 1.000 - 1.500 1.200 - 1.800 - Phương pháp bón: + Đào rạch sâu 30 - 40 cm, rộng 20 - 30 cm theo hình chiếu tán cây. Trộn đều các loại lân với đất, lấp vào rạch và tưới đẫm. + Bón Phân chuồng 2 năm /lần mỗi lần từ 50 - 200 kg/ cây. Thời điểm bón sau khi cây thu hoạch quả. c. Cắt tỉa khung tán - Tạo hình thời kỳ cây con: + Tạo cho cây có dạng hình tán thấp, rộng, thoáng, cân đối để dễ chăm sóc và thu hoạch. + Cắt bỏ cành yếu, cành sâu bệnh, cành chen chúc trong tán, cành vượt, cành mọc thẳng lên đỉnh tán. Tạo điều kiện tập trung dinh dưỡng nuôi những cành cơ bản sinh trưởng, phát triển tốt. + Mỗi năm làm một đến hai lần vào vụ xuân và vụ thu. - Cắt tỉa tạo quả thời kỳ kinh doanh: + Vụ xuân: Cắt tỉa những chùm hoa, chùm quả nhỏ yếu, sâu bệnh. Cắt tỉa các cành lộc nhỏ yếu chen chúc, giữ lại các cành chính mọc về các phía. + Vụ hè: Cắt tỉa những quả nhỏ yếu, sâu bệnh. Cắt tỉa những cành lá chen chúc trong tán. + Vụ thu: Tiến hành cắt tỉa vệ sinh khung tán sau khi thu hoạch quả. d. Quản lý dịch hại * Cỏ dại: - Trồng cây che phủ đất hạn chế cỏ dại trong vườn. - Đầu Xuân cần xới gốc, nhặt sạch cỏ dại. Trong mùa mưa cần xới nhẹ phá váng gốc cây giúp cho đất thông thoáng sau mưa. * Sâu hại - Bọ xít hại nhãn:
  49. 49 + Bọ xít gồm nhiều loại, thường gây hại từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau. Bọ xít dùng vòi chích đọt non, cuống hoa và những chùm quả chưa chín làm cho đọt và từng chùm hoa bị héo, quả non bị rụng, quả lớn thối. + Biện pháp phòng trừ: Biện pháp cắt tỉa: Tỉa cành vô hiệu, tạo tán, làm cỏ vệ sinh vườn quả sau sau khi thu hoạch. Biện pháp cơ giới: Tháng 12 đến tháng 1 vào những đêm tối trời, thời tiết lạnh, rung cành cho bọ xít rơi xuống để bắt, ngắt lá có ổ trứng đốt bỏ. Biện pháp hoá học: Phun thuốc vào tháng 4 và tháng 8 hàng năm có thể dùng Bi 58, Drotox nồng độ 0,1 - 0,7 %; Dipterex nồng độ 1 - 2 % hoặc tre bon 1 - 2%. Phun khi bọ xít còn non, phun 2 đợt mỗi đợt cách nhau 10 - 15 ngày. - Ve sầu hại nhãn: + Đặc điểm gây hại: Ve sầu chích hút dinh dưỡng trên các chồi hoa, cuống hoa. Trứng đẻ rời rạc được găm vào lớp vỏ non của chồi, cây non. Sâu non nở từ cuối tháng 3 đến tháng 5. + Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa cành vô hiệu, tạo tán, làm cỏ vệ sinh vườn quả sau sau khi thu hoạch. Thường xuyên theo dõi mật độ sâu phát sinh trên vườn. Phun thuốc khi sâu non nở rộ và sống tập trung trên chồi cây, chùm quả. Thuốc có hiệu quả (Sherpa 25EC nồng độ 0,2 - 0,5 %; Pegasus 500 EC). * Bệnh hại - Bệnh mốc sương và sương mai + Thời điểm gây hại: Từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau, khi cây bắt đầu ra hoa, bệnh mốc sương và sương mai phát triển mạnh làm thối hoa ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu quả. + Biện pháp phòng trừ: Dùng boóc đô 1%; Anvin 0,2% hay Ridomin phun lên cây khi mới nhú mầm hoa. Lần 1: phun khi cây ra giò. Lần 2: phun khi giò hoa nở 5 đến 7 ngày. * Các loại dịch hại khác: Khi nhãn bắt đầu chín thường xuất hiện dơi, do đó phải làm lồng bảo quản nhãn để chống dơi phá hoại. e. Xử lý tăng cường khả năng ra hoa đậu quả * Biện pháp cơ học - Cắt tỉa khung tán cân đối mỗi năm 3 lần vào các vụ xuân, hè, thu. - Dùng các biện pháp khoanh vỏ, vặn dây thép, cuốc rãnh quanh gốc đối với những cây sinh trưởng khỏe.
  50. 50 * Biện pháp hóa học Dùng Ethreel nồng độ 0,5% phun cháy lộc đông trên những cây sinh trưởng thân lá mạnh. 8.9. Thu hoạch và bảo quản nhãn 8.9.1. Thu hoạch - Thời điểm thu hoạch: Khi vỏ quả chuyển từ màu nâu hơi xanh sang màu nâu sáng. Vỏ mỏng, nhẵn, bóc quả xen hạt thấy hạt có màu nâu đen. Thu hoạch từ cuối tháng 7 đến hết tháng 8. Thu hái vào sáng sớm hoặc chiều không nên thu hái vào buổi trưa trời quá nóng, và lúc trời mưa. - Phương pháp thu hoạch: Dùng kéo cắt chùm nhãn cẩn thận, sau đó xếp vào sọt, quả quay ra ngoài, cuống quay vào trong, vận chuyển đến nơi tập kết thì tải mỏng. 8.9.2. Bảo quản sau thu hoạch Nhãn là loại quả khó bảo quản tươi trong thời gian dài vì vậy để giữ được quả nhãn có ngoại hình và phẩm chất tươi ngon cần chú ý không xếp nhãn thành đống to dưới trời nắng trong vườn (tránh bốc nóng). Bảo quản nhãn ở nhiệt độ từ 5 – 10oC. Thời gian bảo quản từ 7 - 10 ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành . Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Nhãn. Thực hiện công việc đào hố và trồng Nhãn - Nội dung thực hành: Đào hố và trồng nhãn - Yêu cầu: Mỗi học sinh đào 1 hố, trồng 1 cây - Cây giống: 1cây/hs - Phân hữu cơ hoai mục: 10 kg/hố - Phân NPK: 2kg/hố - Vôi bột: 0,5kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, xẻng, xô, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn thực hành, đồi - Hình thức tổ chức: + Hướng dẫn mở đầu 1 giờ: tập trung cả lớp. + Hướng dẫn thường xuyên: chia nhóm thực hành 5 - 7 người. + Kiểm tra đánh giá: Theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây nhãn
  51. 51 - Tiêu chuẩn đất trồng nhãn - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng nhãn - Khoảng cách mật độ trồng nhãn và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. - Các biện pháp xử lý tăng cường khả năng ra hoa đậu quả. 9. Trồng cây ăn quả có múi (Cam quýt) A. Nội dung chính 9.1. Giới thiệu về nhóm cây ăn quả có múi 9.1.1. Giá trị của nhóm cây ăn quả có múi Nhóm cây ăn quả có múi gồm Bưởi, cam, quýt, chanh, chanh yên, quất là những cây ăn quả quý trong tập đoàn cây ăn quả ở nước ta. Cam quýt có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin C và các chất quan trọng khác. Cam quýt được dùng để ăn tươi, làm sinh tố, chiết xuất tinh dầu làm nguyên liệu cho sản xuất mĩ phẩm và công nghiệp thực phẩm. 9.1.2. Các giống cây ăn quả có múi đang được trồng phổ biến a. Các giống cam * Cam xã Đoài (Cam Vinh) - Tán hình mâm xôi, khung mềm mại, góc độ phân cành lớn. - Lá màu xanh nhạt, mỏng phiến lá cân, eo lá nhỏ. Quả chín vào tháng 10 đến đầu tháng 11, vỏ quả chín màu vàng, dày. - Cam có vị ngọt đậm nhiều nước. Trọng lượng từ 200 - 250 gam/ quả. * Cam Vân Du (Thanh hoá) - Tán cây hình đống rơm, cành nhiều gai. Gỗ cứng, thân nhiều nhựa. - Lá xanh đậm mỏng, chóp lá nhọn. - Quả chín vào tháng 11. Vỏ quả chín có màu vàng đỏ. * Cam sành Bố Hạ -Tán nhỏ hình tháp, góc độ phân cành nhỏ, nhiều cành tăm, không có gai. - Lá nhỏ màu xanh đậm, mép gợn sóng, chóp tù, eo lá nhỏ, mùi hắc. - Quả chín vào tháng 12, vỏ dày sần sùi, ruột và nước quả màu đỏ. * Cam sành Miền nam - Trồng nhiều ở các tỉnh Bến tre, Mỹ tho.
  52. 52 - Tán cây nhỏ, lá to không có eo lá. Vỏ quả dày sần sùi, khi chín vỏ quả có màu xanh đậm. Ruột và nước quả có màu đỏ. - Chín từ tháng 9 đến tháng 11. Trọng lượng trung bình 300 gam/ quả. * Cam Cái bè - Được trồng nhiều ở Tiền giang. - Trọng lượng quả trung bình 200 gam/ quả. Khi chín có màu xanh, bóng. Ruột quả màu vàng nhiều nước, ăn có vị hơi chua. - Mùa quả chín vào tháng 7 đến tháng 8. Hình 11: Giống cam Cái Bè b. Các giống quýt. - Một số giống được trồng phổ biến như: Quýt Bố Hạ, quýt Lý Nhân, quýt giấy Lạng Sơn, quýt đỏ, quýt chua Hà Giang, quýt sen Yên Bái, quýt Tích Giang. . . - Đặc điểm chung: Cành nhiều, ít hoặc không có gai, cành nhỏ bé, nhiều cành tăm. Lá bé và dài hơi nhọn ở đầu, cuống lá ngắn. Eo lá rất bé hoặc không rõ. Quả nhỏ hoặc trung bình hình dạng tròn dẹt, có gióng ở cuống hơi lồi nên như hình quả lê. c. Các giống bưởi. * Một số giống bưởi đang được trồng phổ biến: - Bưởi Đoan Hùng, bưởi đường Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch, bưởi Mê Linh, bưởi Biên Hoà, bưởi Mỹ, bưởi Chùm (Pome lo). * Đặc điểm chung: - Cây cao từ 6 đến 10 m, phân cành thấp, tán rộng. - Lá dài từ 13 đến 14 cm, eo lá dài từ 2 - 3 cm, eo lá và phiến lá chồng lên nhau, màu xanh nhạt có nhiều tinh dầu, mùi thơm hắc. - Vỏ quả màu vàng hoặc đỏ, ruột quả màu trắng hoặc màu đỏ, quả có dạng hình tròn hoặc tròn dẹt. - Quả chín từ tháng 9 đến tháng 11. Ăn có vị ngọt hoặc dôn dốt chua. - Trọng lượng trung bình từ 800 gam đến 1000 gam/ quả. c. Các giống chanh * Các giống chanh chủ yếu
  53. 53 - Chanh ta, chanh Eure ka, chanh Lime, chanh Yên, Phật thủ * Đặc điểm chung - Cây phân cành thấp, có nhiều cành nhánh. - Tán cây hình cầu hoặc hình bán nguyệt. Cành có nhiều gai, lá hình ô van dài, dày thô và rất thơm. - Hoa có màu tím. Quả vỏ mỏng, nhẵn, mọng nước có núm quả. - Hình dạng quả là hình tròn, cầu, hoặc hình ô van. Lõi quả ruột trắng hoặc vàng, có giống ruột đỏ. - Ra quả vào 2 vụ chính tháng 5 và tháng 10, hoặc ra quả quanh năm. 9.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh a. Yêu cầu về nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp nhất từ 23oC - 29oC, biên độ nhiệt dao động giới hạn sinh trưởng từ 12oC – 39oC. b. Yêu cầu về ánh sáng Cam quýt ưa ánh sáng tán xạ vì vậy cần bố trí mật độ trồng cây hợp lí. Từ 4 năm tuổi trở đi, cây cần nhiều ánh sáng hơn thời kỳ cây con. c. Yêu cầu về độ ẩm Cam, quýt là cây ưa ẩm nhưng chịu úng, chịu hạn kém. Nếu úng và hạn thì rễ hoạt động kém dẫn đến thối rễ, rụng lá, quả non. Độ ẩm đất thích hợp cho cam quýt sinh trưởng và phát triển là 70-75%. Độ ẩm không khí càng cao, sâu bệnh càng nhiều. Nhu cầu nước tăng ở giai đoạn cây ra lộc và nuôi quả. d. Yêu cầu về đất và dinh dưỡng Cam, quýt có thể trồng được trên hầu hết các loại đất trồng trọt ở Việt Nam (Đất thịt nặng ở đồng bằng, phù sa châu thổ, thịt nhẹ, cát pha). Song ở những vùng đất xấu phải đầu tư nhiều, thâm canh cao. Không nên trồng cam, quýt ở những vùng đất sét nặng, đất cát già lớp đất mặt mỏng, mực nước ngầm cao mà không thoát nước tốt, độ PH từ 5,5 - 6. 9.2. Lựa chọn phương thức trồng - Nhóm cây ăn quả có múi vốn lắm sâu bệnh. Một trong những loại bệnh khá nguy hiểm gây chết hàng loạt là Greening. Kẻ thù truyền bệnh là giống ruồi vàng mang virus truyền từ nơi khác đến. Trồng cam quýt xen ổi sẽ có tác dụng đuổi ruồi vàng ra khỏi vườn cam, bởi vì ruồi vàng mang virus Greening rất kị mùi thân, lá ổi. - Ổi và cam có thể được trồng xen theo hàng hoặc xen kẽ trên một hàng. - Cam quýt khi còn nhỏ ưa ánh sáng tán xạ, vì vậy, trong những năm đầu chưa khép tán, có thể trồng xen cam quýt với cây công nghiệp thực phẩm, cây nông nghiệp hoặc cây ăn quả ngắn ngày:
  54. 54 + Cam quýt xen cây họ đậu (đậu tương, lạc, vừng, lạc dại, cốt khí, muồng ). + Cam quýt xen lúa nương, ngô hoặc xen dứa. 9.3. Xác định thời vụ trồng Trồng cam quýt tốt nhất là vào mùa xuân Tháng 2; tháng 3 hoặc vào mùa thu tháng 8; tháng 9 khi trời có mưa. 9.4. Tiêu chuẩn cây giống Bảng 2: Tiêu chuẩn cây giống cam, quýt Loại cây Đường kính Chiều cao Hệ rễ Ghi chú giống (cm) (cm) - Cây chiết đã phân Cây chiết 1,0 - 1,5 cm 40 - 50 cm Cấp 2 - 3 cành. - Chiều cao của Cây ghép 0,6 - 1,0 30 - 40 phần cành ghép. 9.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng Bảng 3: Mật độ và khoảng cách trồng cây có múi Mật độ Khoảng cách (m) Tên giống (cây/ ha) Đất tốt Đất xấu Cam Sông Con 400 - 500 5 x 5 5 x 4 Cam Vân Du 275 - 333 6 x 6 6 x 5 Giống cam sành 500 - 666 5 x 5 5 x 4 Các giống chanh 1.100 - 1.400 3 x 3 2,5 x 3 Các giống quýt 950 - 1.000 4 x 3,5 3 x 3,5 Các giống bưởi 275 - 300 6 x 6 6 x 5,5 9.6. Làm đất trồng cây 9.6.1. Chuẩn bị đất trồng.
  55. 55 - Loại đất: Cam, quýt có thể được trồng trên nhiều loại đất: Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng - Đất có tầng đất dầy 80 - 100cm, có lượng mùn cao, thoát nước, mực nước ngầm trong mùa mưa thấp dưới 1m đều có thể trồng được. - Độ pH thích hợp từ 5,5 - 6. 9.6.2. Làm đất. - Trước khi trồng 1 tháng làm đất toàn diện, dọn sạch cỏ cày bừa kỹ, chia lô, hàng, đào hố bón phân lót. - Độ dốc > 12o thì trồng cây theo đường đồng mức. - Độ dốc > 20o thì làm ruộng bậc thang. 9.6.3. Đào hố bón phân lót. - Kích thước hố: 60 x 70 x 60 cm hoặc 40 x 40 x 40 cm - Bón phân lót: + Phân hữu cơ: 30 - 50 kg + Ka li: 0,25 - 0,3 Kg. + Lân: 0,5 -1 Kg. + Vôi bột: 0,5 - 1 Kg. 9.7. Trồng cây - Dùng cuốc đào một lỗ ở giữa hố, đặt cây vào giữa hố, cổ rễ thấp hơn so với mặt hố khoảng 2 - 3 cm, lấp đất nhỏ, nén đất chặt bộ rễ cây. - Tủ gốc bằng xác thực vật khô, tưới đẫm nước lần đầu 20 - 30 lít/ cây. Các lần sau tưới từ 3 - 5 lít nước/ cây để giữ cho rễ cây phát triển. 9.8. Chăm sóc sau trồng 9.8.1. Giai đoạn cây con - Trồng dặm: Sau trồng 1 tháng tiến hành kiểm tra trồng dặm thay thế những cây đã chết để đảm bảo mật độ cây trồng theo thiết kế. - Tưới nước: Cần duy trì tưới nước thường xuyên hoặc phủ gốc bằng cỏ mục đặc biệt về mùa khô. - Xới đất làm cỏ: Tiến hành xới đất làm cỏ cho cam quýt khi thấy cỏ lấn át cây. Nơi đất dốc chỉ nên xới cỏ xung quanh gốc. - Bón phân: Sau khi trồng 2 tháng có thể tưới thúc đạm Urê với liều lượng 0,05 - 0,1 Kg/ cây. Lượng phân bón tăng dần vào năm thứ 2 và năm thứ 3 mỗi năm tăng 0,3 Kg đạm + 0,01 Kg lân + 0,05 Kg kali/ cây. Nên bón vào các đợt lộc vào các tháng (2 - 3), ( 5- 6 ), (8 - 9), (10 - 11). - Cắt tỉa, tạo hình: Cây cam quýt không tự cân đối tán nên phải chú ý cắt tỉa khung tán
  56. 56 9.8.2. Giai đoạn cho quả - Tưới nước, giữ ẩm: Nếu có điều kiện thì tiến hành tưới cho cây, đảm bảo giữ độ ẩm đất thích hợp duy trì sinh trưởng phát triển của cây. Cần chú ý tưới thêm cho cam quýt vào các thời kỳ cây đang ra lộc, đang ra hoa và đang nuôi quả. Áp dụng các biện pháp trồng xen, che tủ gốc giữ ẩm cho đất. - Cắt tỉa khung tán: Một năm tiến hành cắt tỉa 4 lần vào các thời kỳ cây ra lộc và hoa. Đối tượng cắt tỉa là các cành bị bệnh, cành vượt, chùm hoa, chùm quả nhỏ yếu hoặc bị sâu bệnh phá hoại. - Bón phân: + Có thể bón 2 - 3 lần/năm. Bón vào các đợt tháng 2- 6, tháng 11 - 12 theo liều lượng sau: Bảng 4: Bón phân cho cây có múi Phân chuồng Phân nguyên chất (gam / cây) Tuổi cây (Kg / cây) N P2O 5 K2 0 4 25 - 30 300 200 200 5 40 - 50 450 280 400 6 50 600 400 600 7 50 - 60 800 400 720 8 60 - 80 1000 400 840 + Cách bón: Cuốc rãnh sâu 20 - 25 cm, rộng 20 - 30 cm xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán. Các loại phân được trộn với nhau, bón vào rãnh và lấp đất lên. 9.8.3. Phòng trừ sâu bệnh a. Một số sâu hại chính * Sâu vẽ bùa - Thời gian gây hại: Thời kỳ cây con tại vườn ươm, và 3 - 4 năm đầu mới trồng (từ tháng 2 - tháng 10 hàng năm). - Đặc điểm gây hại: Gây hại chủ yếu là do sâu non ăn lớp biểu bì trên lá tạo thành những vết ngoằn ngoèo có phủ sáp trắng, làm lá săn lại.
  57. 57 - Cách phòng trừ: Dùng Ni co tex 1-2/1000 hoặc Tre bon 1%, Đecis 1/1000. Bi 58 1/ 1000. Phun phòng 1 - 2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non. Hình 12: Sâu vẽ bùa Hình 13: Lá bị sâu vẽ bùa hại * Sâu đục thân, đục cành - Thời gian gây hại: Từ tháng 5 đến tháng 9. + Sâu non gây hại trên thân, cành, khoét lỗ làm đường hầm trong cây làm cho cả cây úa vàng, ngừng sinh trưởng. - Biện pháp phòng trừ: + Kiểm tra vườn. Nếu mật độ thấp bắt tay (Dùng gai mây luồn vào lỗ đục để bắt sâu). Nếu mật độ cao thì trừ sâu non bằng thuốc Bi 58, Ba zan 2 - 3% Hình 14: Cành bị sâu đục thân *Rệp hại cam - Đặc điểm gây hại: + Gây hại chủ yếu trên lá non. + Cả trưởng thành và ấu trùng đều chích hút làm cho cành non lá bị xoắn rộp lên. Chất thải của rệp thu hút kiến đến cộng sinh và nấm phát triển phủ đen trên bề mặt lá. - Biện pháp phòng trừ + Ngắt bỏ ổ rệp ở ngọn, chồi + Phun trừ: Dùng Bi 58 hoặc Trerbon phun với nồng độ 1- 2/ 1000. b. Một số bệnh hại chính * Bệnh loét cam quýt
  58. 58 - Đặc điểm gây bệnh: + Bệnh phá hoại ở tất cả các bộ phận cây trên mặt đất, cây non dễ nhiễm bệnh làm rụng quả và lá, cây cằn cỗi chóng tàn, quả bị bệnh phẩm chất kém. - Biện pháp phòng trừ: + Chọn giống ghép không bị bệnh, gốc ghép khoẻ, chịu bệnh loét cam. + Thu dọn tàn dư cây bệnh đốt, thường xuyên tỉa cành bị bệnh. + Dùng Boóc đô 1% hoặc casuran nồng độ 1/1000 để phun bảo vệ lộc xuân và bảo vệ lúc hoa bắt đầu tàn. * Bệnh Greening - Bệnh này do virus gây nên. Đối tượng trung gian gây bệnh là ruồi vàng mang vi rus truyền vào vườn cam làm cây bị chết hàng loạt. - Phòng bệnh bằng cách trồng xen cam với ổi để ngăn cản ruồi vàng xâm nhập vườn cam. * Bệnh vàng lá cam - Nguyên nhân do nấm hại quanh gốc cam làm thối gốc, ngăn cản đường vận chuyển nhựa từ trên lá xuống rễ, làm rễ không hoạt động được. - Bệnh thường phát sinh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. - Dùng các loại thuốc chống nấm để trừ khi bệnh mới xuất hiện. 9.9. Thu hái và bảo quản 9.9.1. Thu hái - Trước khi thu hái: Cần kiểm tra sản lượng các vườn cam, quýt trong vườn từ đó xây dựng kế hoạch thu hái, bảo quản, đóng gói vận chuyển đến nơi tiêu thụ. - Thời gian thu hái: Khi quả xuất hiện màu chín (đỏ hoặc vàng da cam) trên 1/3 đến 1/4 diện tích quả. Nếu để quả chín lâu trên cây thì quả sẽ bị xốp. - Thu hoạch quả vào những ngày nắng ráo. Dùng kéo cắt sát cuống quả, không được làm xây sát quả. Khi thu hái xong tập trung và phân loại quả ngay. 9.9.2. Bảo quản sau thu hái - Thu hái xong xếp cẩn thận vào sọt. - Có thể dùng patapin để bảo quản dự trữ khoảng 2 tháng hoặc bảo quản trong kho lạnh với nhiệt độ 1- 3oC, độ ẩm 85 %. B. Câu hỏi và bài tập thực hành . Câu hỏi: Trình bày kỹ thuật trồng Cam quýt. Thực hiện công việc bón phân cho Cam
  59. 59 - Nội dung thực hành: Bón phân cho cam - Yêu cầu: Mỗi học sinh thực hiện trồng 3 cây - Phân hữu cơ hoai mục: 10kg/hố - Phân NPK: 2kg/hố - Dụng cụ: Cuốc, xẻng, xô, quang gánh, sảo: 1 bộ/hs - Hiện trường: Vườn thực hành hoặc đồi trồng cam. - Thời gian: 5 giờ - Hình thức tổ chức: + Giáo viên hướng dẫn mở đầu 1 giờ: Hướng dẫn chung cả lớp + Giáo viên chia nhóm thực hành 5 -7 người: Hướng dẫn theo nhóm. + Kiểm tra đánh giá: Theo nhóm C. Ghi nhớ: - Yêu cầu về ngoại cảnh của cây ăn quả có múi - Tiêu chuẩn đất trồng cam quýt - Tiêu chuẩn cây giống - Thời vụ trồng - Khoảng cách mật độ trồng và cách trồng. - Cách phối trộn phân bón theo tỷ lệ và cách bón phân. - Các biện pháp xử lý tăng cường khả năng ra hoa đậu quả. 10. Trồng cây chè A. Nội dung chính 10.1. Giới thiệu về cây chè 10.1.1. Giá trị của cây chè Chè là loài cây công nghiệp thực phẩm được sử dụng rộng rãi khắp nơi trên thế giới. Nước chè xanh là thứ nước giải khát tốt nhất. Trong sản xuất, chè là loài cây có nhiệm kỳ kinh doanh dài, có thể tới 30-35 năm. Trên thị trường, chè có giá từ 70.000 – 150.000đồng/kg. Vì vậy, chè được xem là một trong những loài cây công nghiệp quan trọng trong hệ thống cây công nghiệp ở nước ta. 10.1.2. Các giống chè đang được trồng phổ biến a. Nhóm chè địa phương * Nhóm giống chè trung du (Trung quốc lá to, chè địa phương) - Nhóm này được trồng chủ yếu ở vùng trung du Bắc bộ và núi thấp.
  60. 60 - Cây thân gỗ nhỏ, cao trung bình, lá có diện tích = 12 –14 cm2, rộng 5 - 7 cm, búp 1 tôm 2 lá trọng lượng 0,5 - 0,6g; năng suất thường đạt 5 - 6 tấn/ha là loại chè chịu được đất xấu, chịu hạn và sâu bệnh. Chè 10 - 25 tuổi, được thâm canh cho năng suất 5 - 6 tấn/ha búp tươi. - Sản phẩm chế biến là chè đen, chè xanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chất lượng chè khá. - Nhân giống bằng hạt là chính. Nhược điểm chính năng suất thấp, nhiều biến dị, sản phẩm khó đồng đều, chịu rét kém. - Hiện nay, giống này ít phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, do vậy không phát triển thêm diện tích mà đang dần được thay thế. * Giống chè Shan ( Shan Hà giang; Shan Mộc châu; Shan Suối giàng ) - Là giống chè địa phương, rất phổ biến ở vùng núi cao. Phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc vùng cao. Được phân bố chủ yếu trên núi (nơi có độ cao trên 500 m so với mặt nước biển). Có các giống chè trắng (búp tuyết), chè xanh, chè vàng tùy theo màu sắc của lá. - Chè Shan có thân gỗ to, cây cao hơn10 m. Lá thuôn dài, phiến lá rộng, xanh, mềm dài 15 - 20 cm, có 12 – 15 đôi gân nổi rõ, mặt phiến lá hơi lõm, chóp lá nhỏ. Búp nhiều, có nhiều lông trắng, búp to 1 - 1,2g. Búp chè Shan thuộc loại lớn (0,7 - 0,9g/búp). - Chè 10 - 20 tuổi được thâm canh tốt cho năng suất 8 - 10 tấn/ ha búp tươi. Chè có chất lượng tốt, dùng để chế biến chè đen, chè xanh chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có giá trị trên thị trường. - Giống chè Shan là chống chịu rét khá, thường ưa đất tốt. Bị rầy xanh, nhện đỏ, bọ cánh tơ gây hại; bệnh hại chủ yếu phồng lá chè. - Nhân giống chủ yếu bằng hạt. Đã có giống chọn lọc TRI 777 được nhân giống bằng giâm cành. Nhược điểm chính của chè Shan là lá to, búp to, khó xoăn. Hiện nay chè Shan đã được bình tuyển, chọn lọc các giống mới như: chè Shan TB 14; LĐ 97; TB11 (từ các Trung tâm nghiên cứu giống chè có năng suất, chất lượng cao và đang được trồng tại Lâm đồng) * Giống chè TRI 777 - Được chọn lọc từ giống chè Shan Chồ lồng (Mộc châu - Sơn la). Quá trình chọn lọc và bình tuyển giống TRI 777 được công nhận giống quốc gia. - Thuộc loại cây thân gỗ nhỡ, cây cao 10 -15 m, tán rộng 0,7 m. Điểm phân cành thấp (5cm). Diện tích lá to (28 cm2 ), lá có màu xanh đậm, thuôn hơi dài, chóp lá nhọn, màu xanh đậm, ít lông tuyết, mặt phiến lá nhẵn, búp nhỏ, cuống nhỏ, ngắn. Cây sinh trưởng khá, búp to dài. - Năng suất trung bình; Chè 2 - 8 tuổi được thâm canh tốt cho năng suất 7,8 tấn/ ha búp tươi. Búp chè có hàm lượng nước 75%, tanin 30,5%, chất hòa tan 42,5%. Chè có chất lượng tốt, hàm lượng tanin khá, hàm lượng tinh dầu cao
  61. 61 hơn các giống khác, dùng để chế biến chè xanh có hương thơm đặc biệt mùi hoa hồng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu có giá trị trên thị trường và chè đen. - Nhân giống chủ yếu bằng giâm cành, hom nhỏ có màu nâu, cho tỉ lệ sống và xuất vườn cao, hệ số nhân giống cao. Nhược điểm chính của chè tán hẹp, búp mau già. Chống chịu sâu hại ở mức trung bình, mẫn cảm với bọ xít muỗi gây hại. - Do đặc điểm của giống nên chỉ mở rộng diện tích chè TRI 777 ở những vùng có độ cao so với mặt nước biển lớn hơn 500 m khí hậu ẩm mát quanh năm hoặc những vùng có điều kiện thâm canh, chủ động tưới tiêu, có cây xanh và bóng mát đầy đủ. b. Nhóm giống chè Lai Đó là những dòng chè được chọn lọc từ phương pháp lai hữu tính, cây mẹ là giống Đại Bạch Trà có chất lượng cao, cây bố là giống PH1 có năng suất cao (từ năm 1980 ở Viện nghiên cứu chè Phú thọ). Hương thơm gần bằng Đại Bạch Trà, giống lai có triển vọng cả về năng suất và chất lượng. (Được Bộ Nông nghiệp và PTNT cho phép khu vực hóa). * Giống chè LDP1: Có diện tích lá to trung bình, lá hình bầu dục, thân gỗ nhỡ, góc độ phân cành lớn, cây sinh trưởng khỏe, tán rộng, búp có màu xanh, mật độ búp dày, có khả năng cho năng suất cao. Chóp lá nhọn vừa, răng cưa nông và không đều. Lá có màu xanh, số đôi gân chính của lá từ 6 - 8 đôi, búp có tuyết. Rất nhiều hoa nhưng quả nhỏ. * Giống chè LDP2: Lá có diện tích trung bình, hình thuôn dài, chóp lá nhọn, răng cưa rõ, búp màu xanh hơi tím, cây sinh trưởng khỏe, búp to, mật độ búp dày, cho năng suất cao. Lá có từ 7 - 8 đôi gân chính, búp ít tuyết, hoa nhiều, quả nhỏ, số quả 1 hạt cao hơn PH1. Giống chè LDP1 Giống chè LDP2 Hình 15: Giống chè LDP1 và LDP2 - Ưu điểm của các giống chè trên: Năng suất chè tăng dần theo tuổi, mang tính trội của cả bố và mẹ, sinh trưởng khỏe, có năng suất cao và chất
  62. 62 lượng tốt. Có khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Rất dễ giâm cành, hệ số nhân giống, tỷ lệ sống và xuất vườn cao. c. Một số giống chè nhập nội Những năm gần đây, nhiều giống chè có chất lượng được nhập nội vào Việt nam bằng nhiều con đường khác nhau. Các giống chè nhập nội đòi hỏi kỹ thuật canh tác khắt khe, đầu tư thâm canh cao, qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt. * Giống Hùng Đỉnh Bạch. Nhập nội từ Trung Quốc năm 2000. Hình 16: Chè Hùng đỉnh bạch - Cây sinh trưởng khỏe, trồng ra nương có tỷ lệ sống cao. Cây 1 tuổi có đường kính thân trung bình 0,81 cm. Nhân giống bằng cành có tỷ lệ sống 70 - 80%. - Tán cây trung bình, phân cành cao, mật độ cành trung bình, lá rộng, dày hình thuôn dài. mập độ búp khá. - Lá dài 10,6 - 13,4 cm; rộng 5,6 - 5,9 cm, hình bầu dục, có màu xanh, búp xanh, chóp lá hơi tù, răng cưa rõ. Búp có tuyết, màu xanh vàng, non lâu. Trọng lượng búp 1 tôm 0,54 gam. - Chế biến chè xanh đạt chất lượng cao, nước pha xanh vàng, thơm dịu. - Năng suất chè 20 tháng tuổi đạt 202,5 kg/ha/ ba lứa hái. - Giống Hùng Đỉnh Bạch được Bộ Nông nghiệp và PTNT quyết định công nhận tạm thời và trồng khảo nghiệm trên diện rộng theo sinh thái tại các tỉnh Trung du phía Bắc, Nghệ an và Lâm đồng. - Chịu sâu bệnh ở mức trung bình, nhiễm nhẹ sâu ăn lá và sâu đục búp. * Giống chè Bát tiên - Nguồn gốc: Có nguồn gốc từ Phúc Kiến (Trung Quốc) được trồng ở Đài Loan năm 1967 và tỉnh Tuyên Quang - Việt nam năm 1994 - Hệ vô tính.
  63. 63 - Đặc điểm: + Cây to trung bình, tán đứng, mật độ cành hơi thưa. Lá màu xanh nhạt hơi vàng, dạng thuôn dài, thế lá ngang, răng cưa rõ, chóp lá nhọn, lá dài 9,1 cm, rộng 1,6 cm. + Búp màu xanh nhạt, búp non có màu phớt tím. Khối lượng búp 1 tôm 2 lá 0,52- 0,54%- Cây sinh trưởng khá, mật độ hơi thưa, trồng ra đồi có tỷ lệ sống khá. Hình 17: Giống chè Bát tiên Cây chè 4 - 5 tuổi tán rộng trung bình 132,4 cm (chè 4 tuổi tại Lạng sơn năng suất đạt 5,5 tấn/ha). Nhân giống vô tính đạt tỷ lệ sống trên 85%. - Chất lượng: Chế biến chè xanh có hương thơm mạnh. Hiện nay, nguyên liệu Bát Tiên đang thử nghiệm sản xuất chè Ôlong, chè đen. Vùng phân bố: Được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tạm thời tại Quyết định số 2919 QĐ/BNN-KHCN ngày 28/8/2003 và cho phép trồng thử tại Sơn la và Lâm đồng.- Tính chống chịu sâu bệnh: Bát Tiên nhiễm nhẹ rệp sáp tương đương với giống Ngọc thúy, Kim Tuyên, Bát tuyên và TRI 777. * Giống chè Kim Tuyên. Nhập nội từ Đài loan vào Việt nam năm 1994. - Dạng thân bụi tán hơi đứng, mật độ cành dày, lá hình bầu dục xanh bóng, thế lá ngang răng cưa to, đều, chóp lá tù, dài lá 7,2 cm, rộng 3,1 cm. Búp màu xanh nhạt, non phớt tím, khối lượng bình quân 1 tôm 2 lá 0,5 - 0,52 gam. - Cây sinh trưởng khỏe, búp dày. Trồng ra nương có tỷ lệ sống cao. Cây chè 5 tuổi tán rộng 117 cm. Năng suất chè 8 tuổi đạt 10,5 tấn/ha ( Lâm đồng) 4,5 tấn/ha (tại Lạng sơn). Nhân giống vô tính có tỷ lệ sống cao. - Chế biến chè xanh có chất lượng cao, hương thơm đặc trưng. Nhiều công ty chè nước ngoài và Việt nam sử dụng nguyên liệu chế biến chè Ôlong và một số dạng chè khác). - Nhiễm nhẹ rệp sáp tương đương với Ngọc Thúy, Bát Tiên và TRI 777. - Được trồng khảo nghiệm chủ yếu ở Lâm đồng, Sơn la, Yên bái, Hà Giang. (Nguồn tài liệu Viện KHKT Miền núi phía Bắc ) 10.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh của cây chè a. Yêu cầu về nhiệt độ
  64. 64 Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng, phát triển của cây chè, từ đó có ảnh hưởng đến thời vụ thu hoạch chè. Các giống chè khác nhau có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ. Các giống chè shan yêu cầu nhiệt độ: 18 – 23oC, chè trung du: 20 – 25oC. b. Yêu cầu về ánh sáng Cây chè nguyên thủy sống dưới tán rừng rậm cho nên có tính chịu bóng cao. Chè shan thích hợp với ánh sáng tán xạ. Tuổi chè, giống chè khác nhau thì yêu cầu về ánh sáng cũng khác nhau. Chè nhỏ cần ít ánh sáng hơn chè lớn, các giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn các giống chè lá nhỏ. c. Yêu cầu về độ ẩm - Cây chè yêu cầu độ ẩm đất 85 - 90%, khi ẩm độ nhỏ hơn 70% thì chè giảm năng suất. Độ ẩm không khí thích hợp với chè là 70 – 75%. Độ ẩm không khí cao quá, chè bị sâu bệnh nhiều. - Lượng mưa: Thích hợp với cây chè: 1500 - 2400mm/năm, tức là mưa trên 100mm/tháng. Nếu mưa dưới100mm/tháng thì phải tưới bổ sung chè thì mới sinh trưởng tốt cho năng suất cao. d. Yêu cầu về đất đai - Các giống chè Trung du thích hợp với địa hình có độ cao dưới 600 m so với mặt nước biển. chè Shan thích hợp ở độ cao 600m - 1000m. - Cây chè yêu cầu đất tốt tỷ lệ mùn > 2%, tầng canh tác > 60 cm, pH từ 4,5 - 5,5. Mực nước ngầm trong mùa mưa cách cổ rễ 1m, đất dốc thoải, thoát nước tốt. 10.2. Lựa chọn phương thức trồng Chè có thể được trồng bằng hạt hoặc cây con trong bầu được tạo bằng phương pháp nhân giống vô tính. Trong sản xuất, chè thường được bố trí trồng ở khu vực riêng biệt. Phương thức trồng xen được áp dụng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, khi cây chưa khép tán. Trồng xen cây họ đậu vào giữa 2 hàng chè nhằm tận dụng đất, hạn chế xói mòn, cỏ dại, cải tạo đất, cung cấp phân xanh tại chỗ cho chè. Cây trồng xen thường là các loài cây họ đậu như đậu tương, đậu cô ve, cốt khí, muồng Trồng cây che bóng để tạo ánh sáng tán xạ trên nương chè. Các loài cây thường trồng là: Các loài keo, muồng lá nhọn Cứ 5 - 10 hàng chè trồng 1 hàng cây che bóng, khoảng cách giữa 2 cây là 5 - 10 m theo hình nanh sấu. Khi chè khép tán tiến hành tỉa thưa dần. 10.3. Xác định thời vụ trồng + Nếu trồng bằng hạt thì tiến hành từ 15/10-15/11(với vùng núi thấp); Từ 15/11 - 15/12 (với vùng núi cao). + Nếu trồng bằng cây con thì tiến hành trong tháng 2 - 3 và tháng 8 - 9.
  65. 65 10.4. Tiêu chuẩn cây giống - Cây giống đủ tiêu chuẩn: Chọn cây chè 8 tháng tuổi, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có từ 6 - 8 cặp lá. Chú ý khi đánh bầu phải giữ nguyên đất. 10.5. Xác định khoảng cách mật độ trồng - Hàng chè: Gồm nhiều cây trồng liền nhau theo thiết kế, theo đường đồng mức hay đường thẳng tùy thuộc độ dốc của đồi chè với khoảng cách: + Nếu dốc 8o thì hàng cách hàng là 1,35m; cây cách cây 0,4m + Nếu dốc 20-25o thì hàng cách hàng là 1,25m, cây - cây 0,30 - 0,50 m. - Khoảng cách: 1,50m x 0,6m x 2 cây/hốc mật độ xấp xỉ 11000 hốc/ha. (hoặc khoảng cách 0,4 – 0,5 m ; mật độ 13300 - 16600 bầu/ ha). 10.6. Làm đất trồng cây. 10.6.1. Làm đất - Làm đất đúng thời vụ tháng 11 đến tháng 12 để trồng chè năm sau. 50cm Làm đất sâu, sạch, ải, vùi lớp đất mặt có nhiều hạt cỏ xuống dưới. San ủi nơi 45cm 10cm đất dốc cục bộ tạo mặt 40 cm bằng. Cày sâu lật đất 40 – 45 cm. Hình 18 : Rãnh rộng có bờ - Tạo rãnh hàng chè theo đường đồng mức. Rạch hàng xong, bón lót bằng phân hữu cơ hoai trộn với phân supe lân - Đất đựơc cày bừa, bón lót trước khi gieo hạt 15 ngày. Kết hợp trồng cây họ đậu che phủ mặt đất. 10.6.2. Bón lót - Bón lót: 600 - 800 Kg Supe lân + 25 tấn phân chuồng/ha. - Bón lót đầy đủ trước khi trồng chè 20-30 ngày. 10.7. Trồng cây - Tạo rạch, hoặc cuốc hố, tiến hành bón lót và lấp đất. - Xé bỏ túi bầu ni lông, đặt cây giữa rãnh (hoặc hố), nén chặt xung quanh gốc cây. Sau đó lấp một lớp đất tơi xốp, phủ đất kín mặt hố và tủ gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô. Trồng xong tưới cho cây giữa ẩm đất. Tạo điều kiện cho cây chóng bén rễ, giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt. 10.8. Chăm sóc sau trồng 10.8.1. Chăm sóc chè thời kỳ kiến thiết cơ bản