Giáo trình mô đun Tạo cây con từ hạt

pdf 51 trang vanle 1831
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tạo cây con từ hạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tao_cay_con_tu_hat.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Tạo cây con từ hạt

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TẠO CÂY CON TỪ HẠT MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: BẢO TỒN, TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Những năm gần đây tình hình dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Chương trình Môđun “Tạo cây con từ hạt” là một trong các chương trình đào tạo theo kiểu mới. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan đã bám sát yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Giáo trình mô đun Tạo cây con từ hạt là một trong năm mô đun thuộc chương trình đào tạo nghề ”Bảo tồn, trồng làm giàu rừng tự nhiên”, được Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát và cho chỉnh sửa lại trên cơ sở của hoạt động xây dựng chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghề ”Kỹ thuật Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên” Tập tài liệu giáo trình được biên sọan trên cơ sở cung cấp các kiến thức cần thiết cho các bài học của chương trình mô đun Tạo cây con từ hạt và hướng dẫn thực hiện công việc. Chúng tôi tin rằng giáo trình này sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động nông thôn Việt Nam. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Trường CĐN Công nghệ và Nông lâm Nam Bộ, các chuyên gia phát triển chương trình, và các bạn đồng nghiệp tại các trường dạy nghề khác đã đóng góp ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thành được tập tài liệu này. Mặc dù có nhiều cố gắng, song giáo trình được biên soạn trong một thời gian ngắn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự góp ý của các đồng nghiệp, bạn đọc để tập giáo trình được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ông Phan Thanh Minh 2. Ủy viên: Ông Trần Đức Thưởng 3. Ủy viên: Bà Ngô Thị Hồng Ngát 4. Ủy viên: Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG 1. Lời tựa 3 2. Mục lục 4 3. Bài 1: Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống 5 4. Bài 2: Làm đất gieo ươm 14 5. Bài 3: Xử lí hạt giống 19 6. Bài 4: Gieo hạt và cấy cây 22 7. Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con 27 8. Bài 6: Chăm sóc cây con 31 9. Hướng dẫn giảng dạy mô đun 37 10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
  5. 5 MÔ ĐUN TẠO CÂY CON TỪ HẠT Mã số mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Mô đun Tạo cây con từ hạt là mô đun chuyên môn nghề , mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành tạo cây con từ hạt; nội dung mô đun trình bày kiến thức, kỹ năng về thu hái, bảo quản hạt giống, làm đất gieo ươm, gieo hạt, cấy cây, phòng trừ sâu bệnh hại cây con ở vườn ươm và chăm sóc cây con. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về tạo cây con từ hạt. Bài 1: THU HÁI, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN HẠT GIỐNG Mục tiêu: - Nhận biết được độ chín của quả và hạt, trình bày được nội dung phương pháp tách quả lấy hạt, nội dung phương pháp bảo quản khô và bảo quản ẩm; - Thực hiện được kỹ thuật tách quả lấy hạt đối với quả khô, quả thịt; - Áp dụng phương pháp bảo quản khô/bảo quản ẩm đối với loại hạt cụ thể ở địa phương. A. Nội dung: 1. Thu hái quả và hạt giống cây rừng 1.1. Tầm quan trọng của hạt giống Hạt giống cây rừng là tư liệu sản xuất đặc biệt của công tác trồng rừng; là một trong những nhân tố quyết định việc thực hiện kế hoạch trồng rừng và chất lượng trồng rừng. Nhiệm vụ trồng cây gây rừng đòi hỏi rất nhiều hạt giống. Việc sản xuất giống là phải thoả mãn yêu cầu về số lượng và chất lượng. Giống tốt là biện pháp hàng đầu để tăng năng suất rừng trồng. Do ảnh hưởng của thời tiết và tính di truyền mà có năm được mùa hoặc mất mùa. Những năm được mùa hạt giống nhiều và tốt còn những năm mất mùa thì ngược lại nên cần phải bảo quản dự trù hạt giống cho vụ tiếp theo. 1.2. Chọn cây lấy giống
  6. 6 Chọn cây lấy giống phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Thỏa mãn mục tiêu đặt ra - Chọn cây trong rừng có điều kiện lập địa tương tự hoặc xấu hơn nơi trồng cây sau này. - Thân thẳng, ít mấu mắt, phân cành cao - Tán tròn cân đối - Cây không bị sâu bệnh hại ở mức nguy hiểm hoặc nằm trong vùng phát dịch bệnh sâu hại. - Chọn cây ở độ tuổi thành thục hay gần thành thục công nghệ. - Cây có sức sinh trưởng và phẩm chất tốt - Không bị tổn thương cơ giới, không qua trích nhựa Hình 2.1. Cây trội thông 2 lá dẹt 1.3. Nhận biết độ chín của qủa, hạt giống 1.3.1. Mục đích:
  7. 7 Để thu hái đúng lúc, nếu thu hái quả hạt non thì chất dự trữ chưa tích lũy được, lượng nước trong hạt còn nhiều, hạt chóng mất sức nảy mầm, khó bảo quản. Nếu thu hái chậm hạt rơi rụng phát tán hoặc bị chim thú ăn hạt. Trên thực tế thường thu hái khi nhận biết được quả đã chín. 1.3.2. Nhận biết quả chín: Căn cứ vào màu sắc, độ cứng và mức độ nứt của vỏ quả. - Loại quả khô khi chín vỏ quả thường có màu xám (huỷnh), nâu xám (Keo lá tràm, Keo tai tượng, Cao su, Mỡ), vàng nâu (Sồi phảng, Sao, Lòng mang), xám mốc (Xà cừ) hoặc màu tro (Đước), vỏ quả thường khô cứng, nhăn nheo hoặc nứt. - Loại quả thịt, khi chín với thịt mềm, thường chuyển từ màu xanh sang đỏ (Trứng cá, Dền), vàng (Thị, Bưởi bung), đen (Đại phong tử, Trám đen) - Loại quả nón từ xanh chuyển sang vàng cánh dán, vàng nâu vảy quả hơi mở (họ thông, du sam ). Thông nàng (họ Kim giao), Pơmu (họ Hoàng đàn) khi chín màu đỏ. Thông thường dựa vào màu sắc và hình thái của quả để nhận biết. 1.4. Nhận biết hạt chín: Hầu hết khi quả chín thì hạt cũng chín. - Căn cứ vào màu sắc, mùi vị. - Căn cứ vào nhân của hạt: hạt chín có nhân hạt cứng mập và đạt độ lớn tối đa, chiếm đầy khoang hạt. - Thí nghiệm nảy mầm: Lấy hạt ở thời kỳ khác nhau đem gieo, lô hạt nào có tỷ lệ nảy mầm cao nhất tương ứng với thời gian nhất định thì đấy là lúc hạt chín rộ. - Xác định tỷ trọng của hạt: Nói chung trong quá trình chín, tỷ trọng của nó giảm dần, có thể dùng dung dịch nước muối, sunfat amôn
  8. 8 Bảng 2.1: Thời vụ thu hái của một số loại hạt giống cây rừng. TT Tên loài Mùa ra hoa/nón Thời vụ thu hái Ghi chú 1 Thông lá dẹp 4 – 5 7 – 10 2 Thông 5 lá Đà Lạt 11 – 12 2 – 3 3 Chò chỉ 5 – 6 7 – 9 4 Gõ đỏ 3 – 4 10 – 11 5 Gõ mật 3 – 4 7 – 8 6 Đỉnh tùng 4 – 5 9 – 10 7 Bách xanh 7 – 8 10 – 12 8 Căm xe 3 – 6 11 – 12 9 Cẩm lai Bà Rịa 12 – 1 2 – 4 10 Dó giấy 11 – 6 3 – 10 11 Dẻ tùng sọc trắng 3 – 4 7 – 8 hẹp 12 Hoàng đàn 2 – 3 5 – 6 13 Kim giao 4 – 5 10 – 11 14 Lát hoa 4 – 5 10 – 12 1.4. Các phương pháp thu hái quả, hạt 1.4.1. Dụng cụ thu hái Dao lấy quả, kéo cắt cành, móc lấy quả, thang, các loại câu liêm, cào móc quả, dây bảo hiểm, dụng cụ đựng hạt. 1.4.2. Phương pháp thu hoạch hạt giống - Thu hái trên cây:
  9. 9 Thường áp dụng cho những loài cây hạt rất nhỏ hoặc nhỏ (như Bạch đàn), hạt có cánh dễ bay đi xa (Thông, Phi lao), phải thu hái ở trên cây trước khi hạt rơi rụng. Cách thức tiến hành: Với cây thấp dùng sào, móc, kéo cắt cành; Với cây cao dùng thang, sào dài đầu có gắn câu liêm, cào kết hợp trèo lên cây để thu hái. - Thu nhặt trên mặt đất: Áp dụng với những loại quả chín, thời gian rơi rụng ngắn, hạt to, nặng, không bị đưa đi xa, hạt rơi xuống dễ nhận biết, ít bị chim thú ăn (Trám, sở, trẩu, giẻ ) Cách thức tiến hành: Trước thời gian thu hoạch 1 – 2 tuần, phát quang gốc cây, trải bạt hoặc nilon quanh gốc cây. Cách 2 – 3 ngày thu nhặt 1 lần. - Thu nhặt quả trên mặt nước: Áp dụng đối với một só loài cây sau khi chín thì rơi và nổi trên mặt nước như Đước, Dừa Quả/hạt thu về cần để nguyên từng lô theo nguồn gốc khác nhau và phải vào sổ đăng ký. Bảng 2.2: Bảng đăng ký hạt giống Loài cây: Trọng lượng: Ngày lấy: Địa điểm: Tình hình rừng: Tổ thành: Tuổi rừng: Cây mẹ: Đất: Độ cao so với mặt biển: Độ dốc: Các tình hình khác: Hướng dốc: Thời gian và phương pháp tách hạt: Phương pháp làm sạch hạt: Phương pháp cất trữ: Số bao/bình đựng hạt: Điều kiện cất trữ: Đơn vị lấy giống: Người viết đăng ký: 2. Tách quả lấy hạt 2.1. Mục đích tách quả lấy hạt - Giảm bớt thể tích khi bao gói, vận chuyển
  10. 10 - Tránh được sâu, nấm bậnh xâm nhập từ quả vào - Tăng phẩm chất hạt giống. 2.2. Phương pháp tách quả lấy hạt a. Đối với quả khô + Với loại quả khô kín (Giẻ, Tếch ) không cần tách hạt chỉ cần phơi quả. + Với quả khô nứt (Thông, Phi lao, Bạch đàn, Xà cừ, Hồi cần phải tách hạt ra khỏi quả. - Phơi nắng để tách hạt: Bạch đàn - Trước khi phơi nắng cần ủ thì quả mới nứt đều: Thông, Phi lao - Phơi trong râm mát, thoáng khí: Xà cừ, Hồi - Phơi nắng nhẹ đối với những loại hạt có dầu: Thông b. Đối với quả thịt Dùng phương pháp chà sát bằng dụng cụ thủ công cho thịt quả nát ra để thu hạt: Long não, Trám, Xoan, Mỡ Sau khi tách hạt ra khỏi quả, trong lô hạt thường lẫn các tạp vật, hạt của các loài cây khác cho nên cần phải làm sạch hạt. - Sàng sấy kết hợp với vò sát thủ công để loại bỏ cánh hạt (Thông, Phi lao, Sa mộc ) và những hạt lép, tạp vật - Dùng nước để làm sạch hạt: Áp dụng cho các loại quả thịt và một số loại quả khô (Giẻ, cây họ đậu ) 3. Phƣơng pháp bảo quản hạt 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của hạt giống trong quá trình cất trữ bảo quản + Sức sống của hạt: Khả năng hạt có thể giữ được sức nảy mầm + Tuổi thọ của hạt: Khả năng hạt có thể kéo dài được sức sống. - Hạt có tuổi thọ ngắn: Sức nảy mầm 15 năm: Ở nước ta rất ít gặp. 3.1.1. Nhóm các nhân tố bên trong - Đặc điểm loài cây: Loài cây khác nhau thì tuổi thọ của hạt cũng khác nhau phụ thuộc vào tính di truyền.
  11. 11 - Độ chín của quả và hạt: Những quả còn non chất dự trữ chứa nhiều lượng nước , nhiều vỏ hạt chưa có khả năng bảo vệ nên tuổi thọ của quả và hạt ngắn. - Thành phần chất dự trữ trong hạt: Hạt chứa chất dầu dễ bảo quản nhất, hạt chứa đạm khó bảo quản nhất. - Cấu tạo vỏ hạt: Hạt có vỏ mỏng khó bảo quản hơn hạt có vỏ dày. - Lượng nước chứa trong hạt: Ảnh hưởng rất lớn đến cường độ và tính chất của quá trình hô hấp, sự chuyển hoá chất hữu cơ trong hạt, hoạt động của vi sinh vật trên bề mặt hạt. 3.1.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài - Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng, hoạt động của các enzym và quá trình chuyển hoá chất hữu cơ trong hạt tăng, dễ mất sức nảy mầm. - Độ ẩm của không khí: Độ ẩm tăng, hạt hút ẩm nhiều, hô hấp mạnh, giảm sức nảy mầm. Nếu nhiệt độ > 500C hoạt động sinh lý bị rối loạn, nếu thấp hơn 00C có thể làm cho nước trong tế bào đông cứng phá vỡ tế bào hạt bị chất. Phù hợp 00C – 50C. - Dưỡng khí Oxi: Thiếu Oxi, hạt hô hấp trong trạng thái thiếu Oxi gây ra những sản phẩm gây độc hại cho sức sống của hạt. Vì vậy cần phải bảo quản hạt ở nơi thoáng khí. - Ngoài ra còn ảnh hưởng bởi mối mọt, sâu nấm, hay hạt còn nhiều tạp vật. 3.2. Bảo quản khô 3.2.1. Đối tượng áp dụng Những loại hạt có lượng nước tiêu chuẩn thấp như: Hạt thông, Phi lao, Bạch đàn và Xà cừ, Tếch vv Lượng nước tiêu chuẩn là lượng nước hạt hấp thụ vào bằng lượng nước hạt thoát ra qua hô hấp ra trong 1 thời gian. 3.2.2. Nội dung - Bảo quản khô thông thường Đối tượng áp dụng: Những hạt có lượng nước tiêu chuẩn thấp, vỏ dày có thể bảo vệ phôi bên trong. Cách bảo quản: Chuẩn bị hạt giống, chai, chum, vại vv sau khi hạt đủ lượng nước tiêu chuẩn quy định cho vào chai, chum, vại, bao bì không bịt kín.
  12. 12 Hình 2.2. Bảo quản hạt khô thông thường - Bảo quản khô bịt kín: Đối tượng áp dụng: Những hạt quý hiếm, vỏ mỏng. Cách bảo quản: Sau khi hạt phơi khô làm sạch cho vào chum, chai, lọ đóng kín không cho hạt tiếp xúc với nhiệt độ và không khí bên ngoài. Hình 2.3. Bảo quản hạt khô bịt kín 3.3. Bảo quản ẩm 3.3.1.Đối tượng áp dụng: Những loại hạt có lượng nước tiêu chuẩn cao (Quế, Bồ đề, Long não, Quế ). Đảm bảo nhiệt độ thấp và thoáng khí nếu không hạt mất sức sống nhanh hoặc bị thối, mốc, nảy mầm.
  13. 13 3.3.2.Cách bảo quản: Trộn hạt với cát ẩm theo tỷ lệ 1hạt/2cát đem chôn ở dưới đất hoặc cho vào chum, lọ để nơi thoáng mát, định kỳ kiểm tra độ ẩm của cát và đảo trở hạt. 3.4. Một số chú ý khi bảo quản hạt giống cây rừng - Trước khi cất trữ hạt giống, cần sát trùng kho và dụng cụ đựng để đề phòng sâu, nấm bệnh. Để sát trùng kho dùng 1kg dầu hoả + 2kg vôi sống + 5l nước phun với nồng độ 0,5l/m2 Các dụng cụ đựng hạt có thể luộc hoặc sấy diệt trùng. Với hạt giống nên trộn với bột Serêđan (2-4g/ 1kg hạt giống). Bảo quản lạnh là phương pháp tiên tiến kéo dài tuổi thọ của hạt. Nhiệt độ trong kho lạnh từ 0-50C. - Trong quá trình bảo quản phải thường xuyên kiểm tra: nhiệt độ, độ ẩm, thoáng khí, sâu, nấm, chuột B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện thu hái quả cây gõ mật và cây lát hoa (01 kg quả/học viên)? Bài tập 2: Tách quả lấy hạt cây gõ mật và cây lát hoa? Bài tập 3: Bảo quản hạt của 2 loài cây trên? C. Ghi nhớ - Căn cứ chọn cây lấy giống - Căn cứ nhận biết quả chín, hạt chín - Các phương pháp thu hái quả, hạt giống - Tách quả lấy hạt - Các phương pháp bảo quản hạt giống
  14. 14 Bài 2: CHUẨN BỊ ĐẤT GIEO ƢƠM Mục tiêu: - Nêu được nội dung và yêu cầu kỹ thuật của từng bước lên luống nổi có gờ, đóng bầu loại vỏ bầu bằng Polyetylen (P.E); - Thực hiện được các công việc lên luống nổi có gờ, đóng bầu loại vỏ bầu bằng P.E đúng kỹ thuật, đạt định mức 5-7 bầu/phút. A. Nội dung: 1. Lên luống nổi có gờ 1.1. Khái niệm Luống nổi là luống có mặt luống cao hơn rãnh luống, thoát nước nhanh, tiện lợi cho khâu chăm sóc, đất tơi xốp phù hợp với sinh trưởng của bộ rễ cây con. 1.2. Tác dụng - Dễ dàng thoát nước khi mưa to, ngập úng. - Giữ độ ẩm lâu vào mùa khô hạn. - Thuận lợi cho quá trình chăm sóc - Tăng năng suất cây trồng. 1.3. Trình tự các bƣớc 1.3.1. Dụng cụ - 2 cọc. - Bàn trang. - Dây chăng (ni lông). - Cuốc bàn. - Cữ luống. - Thước bẹt. 1.3.2. Các bước lên luống - Cắm cọc chăng dây xác định hướng luống - Kéo cữ luống - Lên luống - Tạo má luống - San bằng mép luống - Đầm má luống và gờ luống
  15. 15 Khi lên luống xong luống phải đạt tiêu chuẩn như sau: 18 2 – 4 cm - 3 20 cm 20 - 5cm 3 85 – 90 cm - 5cm Mặt 1uống 45 – 500 Rãnh 1uống 50 cm Hình 2.4: Tiêu chuẩn luống nổi có gờ - Chiều dài của mặt luống: 85 – 90 cm. - Chiều rộng của rãnh luống: 50 cm. - Chiều cao của má luống: 18 – 20 cm. - Chiều cao gờ luống: 3 – 5 cm. - Bề rộng gờ luống: 2 – 4 cm. 2. Đóng bầu ƣơm cây 2.1. Các loại vỏ bầu Hiện nay bầu được sản xuất bằng chất dẻo tổng hợp polyetylen; kích thước phụ thuộc vào từng loài cây gieo ươm. Ví dụ: 7 x 14 cm; 8 x 16 cm 2.2. Hỗn hợp ruột bầu Hỗn hợp ruột bầu thường dùng đất, phân trộn theo tỷ lệ phù hợp với từng loài cây và từng địa phương. Ví dụ: Thông phải cần tỷ lệ đất mùn thông để thêm nấm cộng sinh cho rễ. Ngoài ra tùy từng trường hợp cụ thể ta trộn thêm: Tro, trấu, mùn cưa, vôi vv - Thành phần hỗn hợp ruột bầu: Đất: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ thường dùng đất tầng A không được lấy đất trên nền đã canh tác rau màu vì dễ bị sâu bệnh. Đất cần đảm bảo tỷ lệ sét nhất định, có sự liên kết tránh vỡ bầu khi bứng và trồng, đất làm nhỏ sảo bỏ tạp vật. Phân bón: Thường dùng phân hữu cơ ủ hoai đập nhỏ sàng bỏ tạp vật. Tùy theo chất đất mà số lượng phân nhiều hay ít. - Tỷ lệ các thành phần hỗn hợp ruột bầu. Ví dụ: ruột bầu bạch đàn
  16. 16 99% đất tầng A + 1% Supe lân (nếu đất tốt). Hoặc 89% đất tầng A + 10% phân hữu cơ + 1% Supe lân (nếu đất trung bình) - Cách tính toán thành phần hỗn hợp ruột bầu: Ví dụ: Đóng bầu gieo ươm Bạch đàn theo công thức 99% đất tầng A, 1% supe lân. Trọng lượng 1 bầu = 300 g. Số lượng bầu cần đóng = 2000 bầu. Cách tính: Tổng hỗn hợp cần đóng 2000 bầu = 2000 x 0,3 kg = 600 kg. 600 x 99 Đât tâng A 594kg 100 600 x 1 Ðât tâng B 6kg 100 - Cách trộn hỗn hợp: Nguyên liệu nhiều đổ dưới. Nguyên liệu ít đổ trên: Đổ thành đống hình chóp nón, dùng xẻng đảo hỗn hợp lần lượt sang bên cạnh, đảo đi đảo lại 2 – 3 lần cho đều hỗn hợp. Khi đổ và trộn hỗn hợp phải đứng đầu hướng gió chính để tránh bụi nếu hỗn hợp khô cần tưới đủ ẩm. Độ ẩm 50 – 60% là vừa. Khi đống hỗn hợp đã trộn đều và đủ ẩm đổ dọc theo luống để đóng bầu.
  17. 17 Hình 2.5. Thành phần hỗn hợp ruột bầu sau khi trộn 2.3. Trình tự các bƣớc đóng bầu - Bước 1: Tay lấy bầu đồng thời miết nhẹ mở miệng bầu. - Bước 2: Dồn đất vào bầu vừa dồn đất vừa nén nhẹ tạo đáy bầu, đồng thời tay nhấc nhẹ bầu lên cho thành bầu phẳng và tiếp tục dồn đất cho đầy bầu nén nhẹ độ xốp 50 – 60% không nén chặt. - Bước 3: Xếp bầu vào luống. Bầu xếp khít nhau thẳng hàng hoặc so le; mặt luống bầu phải phẳng. - Bước 4: Áp đất tạo má luống Yêu cầu luống bầu: - Dài 10m. - Rộng 1m. - Mặt luống phẳng. - Bầu xếp khít. - Má luống ép chặt cao 2/3 chiều cao của bầu.
  18. 18 Hình 2.6. Xếp bầu vào luống B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện lên luống nổi có gờ? Bài tập 2: Đóng 200 bầu/ học viên? C. Ghi nhớ - Các bước lên luống nổi có gờ - Cách tính thành phần hỗn hợp ruột bầu - Trình tự các bước đóng bầu
  19. 19 Bài 3: XỬ LÝ HẠT GIỐNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung và yêu cầu kỹ thuật của từng bước xử lý hạt giống bằng nước nóng, cơ học, hoá học; - Thực hiện được các công việc xử lý hạt giống bằng nước nóng đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. - Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc A. Nội dung: 1. Đánh giá chất lƣợng hạt giống 1.1. Căn cứ nhận biết hạt giống - Dựa vào: Màu sắc, mùi vị, kích thước, hình dạng. - Trên cơ sở đó ta có thể nhận biết được hạt giống chính xác. Hình 2.7. Một số loại hạt tốt 1.2. Mục đích nhận biết hạt giống Nhằm áp dụng đúng và phù hợp với từng biện pháp kỹ thuật cho mỗi loại hạt khi xử lý. 1.3. Đánh giá chất lƣợng hạt bằng cảm quan trƣớc khi xử lý hạt Quan sát bằng mắt thường và đánh giá sơ bộ chất lượng hạt 2. Xử lý hạt bằng nƣớc nóng
  20. 20 2.1. Đối tƣợng áp dụng Đối với những loại hạt nhỏ, vỏ mỏng. Ví dụ: Thông, phi lao, keo, bạch đàn. 2.2. Các bƣớc xử lý - Bước 1: Làm sạch hạt Kiểm tra lại hạt loại bỏ tạp vật còn lẫn trong hạt, nếu hạt nhỏ cho vào túi vải rửa sạch bằng nước lã. - Bước 2: Khử trùng hạt. Ngâm hạt trong dung dịch thuốc sát trùng nhằm diệt trừ mầm mống sâu bệnh hại. Thường dùng thuốc tím có nồng độ 0,05% (1/2 g thuốc tím với 1 lít nước). Yêu cầu phải hòa tan thuốc tím: Ngâm trong thời gian 20 – 30 phút, hết thới gian ngâm rửa sạch hạt bằng nước lạnh. - Bước 3: Ngâm hạt trong nước nóng. Nhiệt độ và thời gian ngâm phụ thuộc vào từng loại hạt, thường ngâm nhiệt độ nước nóng 40 – 450C (2 phần nước sôi : 3 phần nước lạnh). Thời gian ngâm từ 6 – 12 giờ. Dụng cụ đo nhiệt độ và nhiệt kế bách phân. Thời gian duy trì nhiệt độ hạt giống ngâm tùy theo loại hạt và khí hậu nơi đó mà duy trì thời gian dài hay ngắn. - Bước 4: Ủ và rửa chua hạt Khi nhiệt độ và thời gian đã đủ ta rửa lại hạt bằng nước lạnh, cho hạt vào túi vải 0,5 kg/túi mang ủ (ủ bằng tro bếp hay cát ẩm), mỗi ngày rửa chua một lần khi hạt nứt nanh khoảng 70% ta mang gieo. 3. Xử lý hạt giống bằng cách đốt 3.1. Đối tƣợng áp dụng - Những loại hạt lớn, có vỏ dày 3.2. Cách xử lý Đào một hố Cho hạt xuống Dùng rơm rạ đốt sơ Trộn hạt với tro nóng, không đốt trực tiếp vào hạt quá lâu. Ví dụ: Xử lý đốt hạt xoan.
  21. 21 4. Xử lý hạt bằng cơ học 4.1. Đối tƣợng áp dụng - Những loại có vỏ dày cứng, khó thấm nước. 4.2. Phƣơng pháp xử lý Dùng động tác cơ học gõ nhẹ cho hạt nứt vỏ (hạt trẩu). Chặt một đầu (như trám) thông qua tác động đó làm cho nước và không khí thấm vào hạt tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm. 5. Xử lý hạt bằng hoá học 5.1. Đối tƣợng áp dụng Những hạt có vỏ dày, cứng. 5.2. Cách xử lý Dùng hóa chất thích hợp để kích thích cho hạt nảy mầm (đối với hạt thông) vì hạt rất khó nảy mầm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xử lý hạt keo lai? C. Ghi nhớ: 4 phương pháp xử lý hạt giống: xử lý bằng nước nóng, xử lý bằng cách đốt, xử lý bằng cơ học và xử lý bằng hóa học.
  22. 22 Bài 4: GIEO HẠT, CẤY CÂY Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung và yêu cầu kỹ thuật của từng bước gieo vãi, gieo hạt vào bầu; Cấy cây vào bầu, cấy cây trên luống đất; - Thực hiện được các công việc gieo hạt, cấy cây đúng yêu cầu kỹ thuật; ứng dụng vào loài cây cụ thể ở địa phương. A. Nội dung: 1. Gieo hạt 1.1. Thời vụ gieo hạt - Khái niệm Thời gian gieo hạt là khoảng thời gian trong năm theo từng địa phương thuận lợi để gieo hạt. Thời gian gieo hạt ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cây con, ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và sức đề kháng của cây mầm, cây con với điều kiện bất lợi. - Căn cứ xác định thời vụ gieo hạt Thời vụ trồng rừng. Tiêu chuẩn cây con. Khí hậu thời tiết từng địa phương. Đặc tính của loài Miền Bắc thời vụ gieo chính vào tháng 11 tháng 2. Miền Trung tháng 1 và 2. Miền Nam tháng 2 và 3 1.2. Mật độ gieo hạt - Khái niệm Mật độ gieo hạt được biểu thị bằng số lượng hoặc trọng lượng hạt/1 diện tích nhất định. Ví dụ: g hay kg/m2. - Căn cứ xác định mật độ gieo hạt N.P.10 = E.R
  23. 23 Công thức tính lượng hạt gieo: Trong đó: : Lượng hạt gieo 1 m2. N: Số cây thích hợp 1m2. P: Trọng lượng 1.000 hạt tính bằng g. E: Tỷ lệ nảy mầm. R: Độ thuần % 1.3. Phƣơng pháp gieo vãi - Đối tượng áp dụng: Đối với những loại hạt nhỏ, hạt được rải đều trên diện tích gieo. Ưu điểm: Tiết kiệm đất gieo, dễ chăm sóc, số lượng cây con nhiều thường gieo vào luống nổi có gờ hoặc khay tạo cây mầm hoặc cây con để cấy. - Trình tự các bước gieo vãi Tạo nền luống gieo: Luống nổi có gờ đất đập nhỏ, tơi xốp, phun thuốc trừ nấm trước khi gieo 1 – 2 ngày. Bón lót phân hữu cơ đã ủ hoai 3- 4 kg/m2 đảo đều độ sâu 5 – 7 cm san phẳng tưới nước cho đủ ẩm. Gieo hạt: Nếu hạt nhỏ ta độn với chất độn 1/8 (chất độn có thể là tro) để tăng lượng hạt và dễ quan sát khi gieo bổ xung chia lượng hạt ra thành 3 phần bằng nhau (1/3 gieo cho ½ luống đầu theo chiều dọc luống; 1/3 gieo cho ½ luống còn lại và 1/3 gieo bổ xung), hạt gieo phải được trải đều trên diện tích gieo. Lấp hạt: Dùng đất nhỏ lấp hạt độ dày lấp 2 – 3 lần đường kính của hạt. Lưu ý: Lấp dày quá hạt khó nảy mầm. Lấp mỏng quá hạt bị khô hoặc khi tưới nước hạt sẽ bị xói và trôi khi lấp hạt còn chú ý đến thời tiết và sức nảy mầm của hạt. Che phủ: Lấp hạt xong dùng rơm, rạ, ràng ràng đã qua khử trùng phủ kín trên mặt luống để giữ ẩm. Tưới nước: Dùng thùng có vòi hoa sen tưới nước cho đủ ẩm. Bảo vệ luống gieo: Dùng thuốc rắc xung quanh má luống chống kiến và côn trùng vào ăn hạt. 1.4. Phƣơng pháp gieo hạt vào bầu - Đối tượng áp dụng: Đối với những loài cây không trồng rễ trần được. - Trình tự các bước gieo hạt vào bầu
  24. 24 Chuẩn bị dụng cụ: Luống bầu đã chuẩn bị; đất đã được tưới nước cho đủ ẩm trước khi gieo vài giờ; que gieo hạt; hạt đã xử lý; có giàn che. Gieo hạt: Dùng que tạo hố mỗi bầu gieo 1 – 2 hạt sau đó sàng một lớp đất phủ hạt. Lưu ý: Tạo hố đúng giữa bầu độ sâu 0,5 – 1 cm. Ưu điểm: Không tốn công cấy cây và chăm sóc luống gieo cây sinh trưởng liên tục không bị dán đoạn. 2. Cấy cây 2.1. Cấy cây vào bầu 2.1.1. Chuẩn bị trước khi cấy - Tiêu chuẩn cây cấy: Tiêu chuẩn cây cấy có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây và chất lượng cây trồng sau này. Nếu cây chưa đủ ngày tháng tuổi: Cây mất nước nhanh, rễ cây còn yếu chưa hút nước kịp, cây héo và chết, cây không có sức đề kháng. Nếu quá ngày tháng tuổi, bộ rễ bị tổn thương lâu hồi phục. Cây mầm cấy vào bầu tốt nhất ở giai đoạn 2 – 3 cặp lá thật; chiều cao từ 3 – 5cm. - Đồ dùng dụng cụ khi cấy: Bay cấy, khay đựng cây cấy, thùng tưới nước vòi hoa sen, luống cây có dàn che và đủ ẩm. 2.1.2. Trình tự các bước cấy cây - Kỹ thuật bứng cây: Bứng vào lúc nhiệt độ thấp khi bứng luống gieo phải tưới đủ ẩm; chọn cây đủ tiêu chuẩn để bứng; khi bứng kết hợp điều chỉnh mật độ. Bứng đến đâu sắp cho cổ rễ bằng nhau dùng kéo cắt bớt phần rễ (nếu dài) sau đó hồ rễ bằng dung dịch (Đất bùn + DDT + Supe lân). - Kỹ thuật cấy cây: Trước khi cấy luống cây phải đủ ẩm tưới từ hôm trước. Trình tự các bước cấy cây như sau: Bước 1: Tạo lỗ cấy.
  25. 25 Người ngồi cấy dưới rãnh luống tư thế thỏa mái: Bên không thuận để khay cấy; tay thuận cầm bay; cắm tạo hố cấy thẳng đứng giữa hố độ sâu dài hơn độ sâu chiều dài rễ 1 – 2 cm. Bước 2: Đưa rễ cây xuống hố cấy. Tay không thuận đưa phần rễ cấy xuống hố cấy cho bộ rễ được tự nhiên; cổ rễ thấp hơn mặt đất 1 cm; cây phải ngay thẳng. Bước 3: Ép và san bằng mặt đất Tay thuận dùng bay cắm nhát thứ 2 vào phía lòng mình sâu hơn nhát thứ nhất; khẽ ép nhẹ về phía cổ rễ. Sau đó rút bay lên san bằng phẳng mặt đất. Bước 4: Che nắng, tưới nước Dùng nilon xanh che nắng cho cây với mức che 50% ánh sáng. Dùng vòi tưới hoa sen tưới nước đủ ẩm cho cây con hoặc dùng hệ thống tưới phun sương tự động để tưới. - Một số trường hợp cấy cây sai kỹ thuật. Cây cây nông quá: Nguyân nhân: Tạo lỗ nông đặt cây quá nông. Cấy cây sâu quá: Nguyên nhân: Tạo lỗ sâu quá. Cây bị nghiêng: Tạo lỗ nghiêng đặt cây nghiêng. Cây rễ bị cong: Nguyên nhân: Đặt rễ không thẳng. Nếu cấy vào luống nổi không gờ, phải đúng cự ly nhất định. Hình 2.8. Cấy cây vào bầu
  26. 26 2.2. Cấy cây trên luống đất - Chuẩn bị trước khi cấy Cây mầm ở giai đoạn 2 – 3 cặp lá thật; chiều cao từ 3 – 5cm. Đồ dùng dụng cụ khi cấy: Bay cấy, khay đựng cây cấy, thùng tưới nước vòi hoa sen, luống đất - Trình tự các bước cấy cây Tạo hố cấy Đưa rễ cây xuống hố cấy Ép đất, san phẳng mặt đất Che nắng, tưới nước Hình 2.9. Cấy cây trên luống đất B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện gieo hạt vào bầu? Bài tập 2: Thực hiện cấy cây vào bầu? C. Ghi nhớ: - Gieo hạt trên luống đất - Gieo hạt vào bầu - Cấy cây trên luống đất
  27. 27 - Cấy cây vào bầu Bài 5: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI CÂY CON Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Nhận biết được một số loài sâu hại và một số loại bệnh chính ở vườn ươm; - Thực hiện được các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại ở vườn ươm; A. Nội dung: 1. Một số loài sâu hại thƣờng gặp và biện pháp phòng trừ 1.1. Khái niệm sâu hại Sâu bệnh hại làm giảm phẩm chất cây con ở vườn ươm, sâu bệnh thường phát thành dịch làm chết hàng loạt cây phá vỡ kế hoạch trồng rừng, vì vậy công tác phòng trừ sâu bệnh thường xuyên hàng năm có ý nghĩa rất lớn phải thực hiện theo phương châm “Phòng là chính, phòng thường xuyên; trừ kịp thời, trừ triệt để”. Sự khác nhau giữa sâu và bệnh hại: - Sâu hại là những loài côn trùng phá hoại thực vật chúng thường ăn hạt cắn rễ, ăn lá đục thân. - Bệnh hại chủ yếu là do nấm, vi khuẩn, virút gây ra chúng phá hủy các tế bào làm khô lá, khô thân, thối rễ, lở cổ rễ 1.2. Một số loài sâu hại thƣờng gặp 1.2.1. Nhóm dế (a) (b) Hình 2.10 - Dế mèn (a) - Dế dũi (b)
  28. 28 Trong vườn ươm cây lâm nghiệp, thường gặp 3 loài trong nhóm dế là: Dế dũi: Phá hại cây ươm từ tháng 4 đến tháng 10, mạnh nhất là vào tháng 5 và tháng 6. Ban ngày chúng ẩn nấp dưới đất, ban đêm, cả dế non và dế trưởng thành, thường cày những đường ngang dọc trên mặt luống để ăn rễ cây. Dế mèn nâu lớn: Phá hại mạnh từ tháng 2 đến tháng 4. Ban ngày chúng ở dưới hang sâu khoảng 20 cm, ban đêm chúng bò ra cắn cây non để ăn. Dế mèn nâu nhỏ: Phá hại mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 5. ban ngày chúng ẩn nấp dưới các đám cỏ khô, ban đêm bò ra ăn cây con. 1.2.2. Nhóm bọ hung: (a) (b) (c) Hình 2.11 – Bọ hung nâu lớn (a); Bọ sừng (b); Bọ cánh cam (c) Trong vườn ươm thường gặp những loài bọ hung sau: Bọ hung nâu lớn: Sâu trưởng thành xuất hiện vào giữa tháng 3 và đầu tháng 4, ban ngày chui xuống đất, chập tối bay ra ăn lá. Sâu trưởng thành sống kéo dài đến 6 hoặc 7 tháng. Chúng đẻ trứng ở trong đất, nơi có cỏ hoai mục. Sâu non sống trong đất chuyên ăn rễ cây non. Bọ cánh cam: Một năm có một thế hệ. Thời gian vũ hoá kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Sâu trưởng thành ban ngày đậu dưới tán cây, ban đêm bay ra ăn lá. Sâu non sống ở trong đất, phá hại mạnh rễ cây vào lúc chập tối và sáng sớm. Bọ sừng: Một năm có 1 thế hệ. Sâu trưởng thành xuất hiện từ cuối tháng 6 đến tháng 10, ban ngày đậu trên cây gặm vỏ thành các mảng lớn. Sâu non sống trong đất ăn cả rễ cây con và cây lớn. 1.2.3. Nhóm sâu xám
  29. 29 Hình 2.12 – Sâu xám nhỏ trƣởng thành (a); Sâu non (b) Sâu xám nhỏ một năm có 5 - 7 lứa, phá hại ở giai đoạn sâu non. Các biện pháp phòng trừ được áp dụng như sau: Công việc: Phòng trừ sâu hại vƣờn ƣơm Các bƣớc thực Những lỗi Tiêu chuẩn thực hiện hiện công việc thƣờng gặp 1. Xác định loại - Loại sâu hại vườn ươm được xác định Nhầm lẫn các sâu hại vườn đúng nhờ vào hình thái và sấu vết hại loại sâu hại ươm 2. Thực hiện - Thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc phòng sâu hại nhằm phòng sâu hại 3. Thực hiện Trừ được loại sâu hại trừ sâu hại 1.3. Biện pháp phòng, trừ 1.3.1. Các biện pháp phòng trừ nhóm dế Thường xuyên làm vệ sinh xung quanh vườn ươm. Khi làm cỏ phải đổ xa vườn ươm, không được chất đống. Bón phân hoai, không để hố phân, hố rác gần vườn ươm. Khi thấy dế xuất hiện, phải đào hang hoặc đổ nước để bắt dế.
  30. 30 Khi dế xuất hiện nhiều cần làm bả độc bẫy dế: đào hố kích thước 40x40x40cm, rồi phủ cỏ lên trên. Mỗi héc ta làm từ 5 - 6 hố bả, mỗi hố cho 1kg bả (bả gồm: rau tươi băm nhỏ + cám rang + thuốc “Dipterex/Vibasu 10H”). 1.3.2. Các biện pháp phòng trừ nhóm bọ hung Xử lý đất trước khi gieo ươm bằng thuốc bột Vibasu 10H. Dùng bẫy đèn bắt sâu trưởng thành Nếu có điều kiện có thể tháo nước vào ngâm để giết sâu non và trứng Khi xuất hiện nhiều sâu trưởng thành có nguy cơ phá hại mạnh thì dùng thuốc bột thấm nước Dipterex/Bassa phun lúc 5 hoặc 6 giờ chiều vào cây cần bảo vệ. 1.3.3. Các biện pháp phòng trừ nhóm sâu xám Tháo nước vào ngâm cho chết sâu non, nhộng. Thường xuyên xới xáo để diệt sâu non và nhộng ở trong đất. Bẫy đèn bắt sâu trưởng thành. Tìm bắt sâu non vào lúc sáng sớm ở độ sâu 5 - 10 cm quanh gốc cây bị hại. Dùng bẫy thu hút hoặc dùng bả độc. Có thể dùng lá dâm bụt, tỏi, thanh hao, thân và lá cây kim ngân, lá khổ sâm để diệt sâu. 2. Một số loại bệnh hại thƣờng gặp và biện pháp phòng, trừ 2.1. Khái niệm Bệnh hại cây con chủ yếu do các loài nấm, virút gây nên chúng phá hủy tế bào, khô lá, khô thân, thối rễ. 2.2. Bệnh mốc hạt Vỏ hạt mọc ra tầng mốc hoặc sợi có nhiều mầu sắc, trên hạt mọc màng dạng sáp nhầy. Có mùi mốc rất dễ nhận biết. Hạt mốc thường biến thành màu nâu, trong hạt có nước nhầy, có hạt chỉ biến màu phôi nhũ, có hạt không mấy thay đổi màu sắc. bệnh này do nhiều loài nấm gây ra như: Mốc xanh, mốc nâu, mốc đen, mốc đỏ, mốc trắng. Phòng trừ bằng cách: Thu hái hạt kịp thời, tránh gây tổn thương hạt Trước khi cất trữ phải phơi khô (trừ loại hạt có dầu) sao cho lượng nước trong hạt vào khoảng 10 - 15%. Vứt vỏ hạt xấu, để nơi thoáng mát, nếu được cất trong nhà lạnh có nhiệt độ từ 0 - 40C thì rất tốt. Nơi cất trữ thường xuyên được dọn vệ sinh và khử trùng. Trước khi gieo, xử lý bằng thuốc tím 0,5% trong 30 phút.
  31. 31 2.3. Bệnh thối cổ rễ cây con Triệu chứng Thối mầm trước khi nhú khỏi mặt đất, cổ rễ và đổ gục hàng loạt khi còn là cây mầm, chết đứng khi cây con đã hóa gỗ. Bệnh do một số loài nấm sống hoại sinh trong đất gây ra nên thường biểu hiện ở 3 loại triệu chứng như thối hạt, đổ non, chết đứng. Cách phòng trừ Đặt vườn ươm nơi có đất tơi xốp, thoát nước, không quá kiềm Làm đất kỹ và xử lý đất bằng hun nóng, hoá chất (PCNP, Zineb 4 - 6 g/m2, Sun phát đồng 2 - 3% với liều lượng 91/m2) Gieo đúng thời vụ, tránh gieo lúc thời tiết ẩm, mưa phùn kéo dài, không dùng phân chuồng chưa hoai, Khi chớm xuất hiện bệnh, phun Ben lát 0,05% vào luống cây gieo ươm. Hình 2.13. Cây bị bệnh thối cổ rễ 2.4. Bệnh rơm lá thông Triệu trứng: Đầu lá hay giữa lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng sau lan ra làm cho lá khô. Trên lá khô thấy những chấm nhỏ màu đen xếp hàng song song
  32. 32 với nhau, tạo thành từng đám liên tục. Bệnh thường xuất hiện từ những lá gốc sau phát triển lên các lá ngọn. Bệnh do nấm gây ra. Bệnh này còn xuất hiện ở cả rừng trồng. Các biện pháp phòng trừ: Đặt vườn ươm nơi có đất tơi xốp, thoát nước, Chăm sóc cây con thường xuyên, chu đáo, không để cây quá dày, Nhổ bỏ và đốt cây bệnh khi mới xuất hiện, Phun Boóc đô 1%, 10 ngày phun 1 lần để phòng và chống khi bị nhẹ. Hình 2.14. Bệnh rơm lá thông 2.5. Bệnh khô lá thông, sa mu, sa mộc Triệu chứng: Bệnh xâm nhiễm trước hết những lá dưới cây rồi lan dần lên trên, bệnh nặng có thể làm cây chết. Ở lá bắt đầu xuất hiện những chấm vàng từng đoạn sau đó lá khô xoăn lại nhưng không rụng. Trên lá khô có nhiều chấm đen nhỏ thành từng đám không liên tục. Bệnh do nấm gây ra. Biện pháp phòng trừ: - Che nắng khi trời quá nắng nóng - Cần chú ý chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước làm đất vườn ươm, nếu là đất cũ cần phải xới xáo, cày ải hoặc đốt đất; tăng cường chăm sóc quản lý, kịp thời đảo bầu, loại bỏ cây bị bệnh, ngăn chặn tạo ra ổ dịch.
  33. 33 - Không được mang cây bị bệnh lên đồi trồng. - Kiểm tra sớm trong mùa phát bệnh, nếu phát hiện cây bệnh phải kịp thời loại bỏ đốt đi, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và phun thuốc Bocđô 0,5 – 1% hoặc Benlate 0,2%; 10 – 15 ngày phun một lần và phun từ 3 – 5 lần. Hình 2.15. Bệnh khô lá 2.6. Bệnh phấn trắng lá keo Triệu trứng Hai mặt lá và cành non phủ lớp bột màu trắng, sau đó mép lá khô, quăn lại và chết. Bệnh do nấm gây ra. Các biện pháp phòng trừ: - Tăng cường bón phân tổng hợp NPK cho cây - Phun nước phân hoai vào lá - Chọn loài cây chống chịu bệnh; tăng cường chăm sóc quản lý, cải thiện điều kiện môi trường nhất là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm là biện pháp có hiệu quả trong phòng trừ bệnh phấn trắng. - Tiêu diệt nguồn gây bệnh cắt bỏ lá bệnh hoặc cành bệnh; phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3% hoặc Benlate 0,1%, Zineb, Amobam, Thiosunfonat - Khi mới phát sinh phải chú ý tìm ổ bệnh và kịp thời khống chế chúng, các cây con ở vườn ươm cần được phun trước 1 tháng bột lưu huỳnh vôi 0,3%. Ngoài ra có thể dùng nước phân bò 50% ngâm qua đêm lọc và tưới vào cây bệnh hoặc dùng tro bếp 0,5 kg trộn với nước sôi 10 lít, lọc rồi thêm 0,3% xà phòng tưới lên cây bệnh cũng thu được hiệu quả.
  34. 34 Công việc: Phòng trừ bệnh hại vƣờn ƣơm Các bƣớc thực Những lỗi Tiêu chuẩn thực hiện hiện công việc thƣờng gặp 1. Xác định loại - Loại bệnh hại vườn ươm được xác định Nhầm lẫn các bệnh hại vườn đúng nhờ vào hình thái và sấu vết hại loại bệnh hại ươm 2. Thực hiện - Thực hiện đúng các biện pháp chăm sóc phòng bệnh hại nhằm phòng bệnh hại 3. Thực hiện Trừ được loại bệnh hại trừ bệnh hại Hình 2.16. Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại cho cây con B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện biện pháp phòng bệnh thối cổ rễ cây con?
  35. 35 Bài tập 2: Phân loại một số nhóm loài sâu hại cây con? C. Ghi nhớ: - Biện pháp phòng trừ một số loài sâu hại cây con - Biện pháp phòng trừ một số loại bệnh hại cây con. Bài 6: CHĂM SÓC CÂY CON Ở VƢỜN ƢƠM Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nội dung các biện pháp chăm sóc cây con trong vườn ươm; - Thực hiện thành thạo các công việc chăm sóc cây: Tưới nước; Làm cỏ phá váng; Che nắng, che mưa, chống rét; Bón thúc; Hãm cây và Điều tra phân loại cây con đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Tƣới nƣớc 1.1. Sự cần thiết phải tƣới nƣớc - Cây con còn non yếu, sức chống chịu với thời tiết kém, bộ rễ chưa phát triển mạnh, cây chủ yếu hút nước và dinh dưỡng ở tầng đất mặt do đó phải thường xuyên tưới nước cho cây con. - Liều lượng tưới 2 – 3 l/m2 - Đối với cây lớn phải tăng lượng nước tưới, giảm số lần tưới. Tuy nhiên lượng nước tưới và số lần tưới phải phụ thuộc vào: Loài cây, tuổi cây, thời tiết. - Nếu tưới nhiều nước quá đất luôn bị ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển.
  36. 36 - Nếu tưới ít đất khô cây không thể hút được chất dinh dưỡng và sẽ bị chết. 1.2. Phƣơng pháp tƣới 1.2.1. Phương pháp tưới phun Dụng cụ để tưới: Thùng tưới có vòi hoa sen; bình phun. Tưới phun chủ yếu áp dụng cho vườn ươm nền mềm, ươm cây trên luống đất. Khi tưới nước cần phun đều trên mặt luống. 1.2.2. Phương pháp tưới thấm Thường áp dụng cho những vườn ươm nền cứng nước được thấm dần vào bể ươm ngập 1/3 chiều cao bầu sau 10 – 12 giờ tháo nước ra ngoài mỗi tuần tưới 1 – 2 lần. Đối với vườn ươm nền mềm cũng có thể áp dụng phương pháp tưới thấm khi cây lớn, dẫn nước vào luống rồi để vài giờ sau đó tháo hết. 2. Che nắng, che mƣa, chống rét cho cây 2.1. Che nắng - Mục đích: Để giảm nhiệt độ mặt đất, điều chỉnh ánh sáng và độ ẩm thích hợp cho cây. - Đối tượng áp dụng: Đa số những loài cây thời gian ban đầu cần che nắng cho cây hoặc cây mới cấy cũng cần che nắng 7 – 10 ngày, sau đó tùy từng loài cây và tùy thời tiết mà điều chỉnh độ che cho phù hợp. Ví dụ: Bạch đàn, phi lao sau khi cấy 7 – 10 ngày không cần che bóng; nhưng đối với quế, hồi phải duy trì che bóng suốt thời gian ở vườn ươm. - Phương pháp thực hiện: Có thể dùng dàn che mái bằng hoặc nghiêng che hướng mặt trời. Vật liệu thường làm bằng nilon, nứa đan hoặc lá khô ghép lại độ hở 40 – 50%. Kích thước dàn che 2 m x 1 m độ cao tùy theo tuổi cây con thường cao 40 – 120 cm. Hoặc dùng ràng ràng cắm xen vào luống quá trình chăm sóc điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp. 2.2. Che mƣa - Mục đích: Che mưa làm cho cây con không bị nghiêng ngả, bị đổ hoặc trôi hạt. - Phương pháp thực hiện: Dùng dàn che mái nghiêng để che cho cây. 2.3. Chống rét - Mục đích: Ở miền Bắc thường gặp gió lạnh, sương muối làm chất hàng loạt cây nên phải chống rét cho cây. - Phương pháp chống rét: Dùng dàn che sương ban đêm; sáng sớm tưới nước rửa sương muối, tăng cường bón phân, rắc tro trấu.
  37. 37 Hình 2.11. Giàn che nắng, che mưa cho cây 3. Làm cỏ, phá váng 3.1. Mục đích Tạo cho cây con thêm chất dinh dưỡng, tăng ánh sáng, làm chết sâu bệnh, đất tơi xốp thấm nước thoáng khí. 3.2. Phƣơng pháp thực hiện Theo định kỳ cứ 15 – 20 ngày dùng bay xới đất phá váng kết hợp làm cỏ; tiến hành lúc nhiệt độ ngoài trời thấp khi làm xong tưới nước cho mặt đất ổn định. 4. Bón thúc 4.1. Mục đích Tăng sức đề kháng cho cây; tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt; cải tạo đất. 4.2. Các loại phân bón thường dùng: - Phân chuồng ủ hoai; - Urê; - NPK; - Supe lân. Tùy theo tuổi của cây và từng loài cây hoặc chất đất tại nơi đó mà bón cho phù hợp.
  38. 38 4.3. Cách bón phân - Bón thúc cho cây trên nền đất. - Trộn phân chuồng hoai với tro bếp bón lên mặt luống 2 – 3 kg/m2 bón xong tưới nước rửa lá. - Dùng Urê hoặc NPK hòa tan tưới đều trên mặt luống tưới xong rửa lá bằng nước sạch nồng độ thường 0,3 – 0,5% (30 – 50 g hòa 10 lít nước) có thể phun cách nhau 10 – 15 ngày. - Bón thúc cây con trên nền cứng: sau khi cây được 4 tuần dùng NPK hòa với nước tưới thấm tuần bón 1 lần ngừng bón trước khi xuất vườn 15 – 30 ngày. 5. Hãm cây 5.1. Mục đích hãm cây - Hạn chế các biện pháp chăm sóc cây ở giai đoạn cuối. - Rèn luyện cho cây con quen dần với điều kiện hoàn cảnh bất lợi. - Cây con cứng cáp. - Khi trồng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt. - Đảm bảo tỳ lệ sống cao. 5.2. Biện pháp - Dịch chuyển bầu, phân cấp, xén rễ, cắt lá - Hạn chế tưới nước, bón thúc 6. Điều tra, phân loại cây con 6.1. Mục đích - Nhằm thống kê số lượng chất lượng cây con. - Có kế hoạch xuất cây. - Bồi dưỡng cây con. - Gieo bổ xung nếu cần thiết. 6.2. Điều tra theo phƣơng pháp đặt ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên cơ giới - Không đếm toàn bộ số cây trong vườn ươm mà tiến hành đếm theo ô tiêu chuẩn từ kết quả đó suy ra số cây toàn bộ vườn ươm. - Diện tích đo đếm bằng 2 – 4% diện tích gieo. - Ô tiêu chuẩn có hình vuông. - Diện tích ô tiêu chuẩn là 0,25 m2 (độ dài cạnh là 0,5 m).
  39. 39 - Lập ô tiêu chuẩn: Có thể ngẫu nhiên hoặc đặt ô tiêu chuẩn điển hình. Chọn vị trí đại diện: Tốt, xấu, trung bình, dày, thưa. Ví dụ: Diện tích cần điều tra 4m2 nếu ô tiêu chuẩn là 0,25m2 thì ta phải lập 16 ô đặt so le cách đầu luống khoảng 2 m. Hình 2.12. Cách lập ô tiêu chuẩn điều tra cây con Sau khi lập ô tiêu chuẩn đúng tỷ lệ và kích thước tiến hành phân loại cây ghi vào bảng sau. Bảng 2.3. Bảng điều tra phân loại cây Loài cây: Ngày điều tra: Người điều tra: Tên vườn ươm: Ô tiêu Số lượng cây Tỷ lệ % chuẩn cây đủ Đủ tiêu Chưa đủ tiêu Không đủ tiêu Tổng số tiêu chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn 1 2 3 Cây đủ tiêu chuẩn là cây: Sinh trưởng bình thường; không sâu bệnh; đạt ngày tháng tuổi; không cong; đạt đường kính và chiều cao.
  40. 40 Cây chưa đủ tiêu chuẩn: cây thẳng; không cong, không sâu bệnh; chưa đủ điều cao và đường kính quy định. Cây không đạt tiêu chuẩn: Cây cong sâu bệnh, cây cằn cỗi. 5. Sau khi thu thập kết quả xong tính kết quả bằng 1 OTC là cơ sở để tính toán vườn ươm. Ví dụ: Kết quả thu được ở OTC 0,25m2 là: 120 cây đạt tiêu chuẩn; 15 cây chưa đạt tiêu chuẩn và 06 cây không đạt tiêu chuẩn. Toàn vườn với diện tích 10m2: 120 cây x 100 Cây đủ TC = = 48.000 cây 0,25 15 cây x 100 Cây chƣa đủ TC = = 6.000 cây 0,25 6 cây x 100 Cây không đủ TC = = 2.400 cây 0,25 Lưu ý - Khi lập OTC phải đại diện. - Đo đếm phải chính xác. - Ghi biểu chính xác. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hiện các biện pháp chăm sóc cây con ở vườn ươm C. Ghi nhớ: Các biện pháp chăm sóc cây con ở vườm ươm: - Tưới nước - Che nắng, che mưa, chống rét - Làm cỏ, phá váng - Bón thúc
  41. 41 - Hãm cây - Điều tra phân loại cây con HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Tạo cây con từ hạt là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề ”Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên”; được giảng dạy sau mô đun Bảo tồn rừng và dạy trước môn Tạo cây con từ giâm – chiết. Mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Tạo cây con từ hạt là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành tạo cây con từ hạt; được giảng dạy tại cơ sở đào tạo hoặc tại địa phương có đầy đủ trang thiết bị và dụng cụ cần thiết. II. Mục tiêu của mô đun * Kiến thức: - Trình bày đựơc các bứơc thực hiện trong quy trình sản xuất cây con bằng phương pháp gieo hạt. - Liệt kê được nội dung các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cây con bằng phương pháp gieo hạt. * Kỹ năng:
  42. 42 - Thực hiện được các thao tác trong làm đất, xủ lý hạt giống, gieo hạt và cấy cây. - Thực hiện được các hoạt động chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho đến khi cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn đúng kỹ thuật. - Sản xuất được cây con bằng phương pháp gieo hạt cho 2 đến 3 loài cây trồng phổ biến ở địa phương đúng kỹ thuậtvà phù hợp với đặc tính sinh thái của mỗi loài. * Thái độ: - Có trách nhiệm khi sản xuất cây giống cung cấp cho thị trừơng. - Giữ gìn và bảo quản tốt các trang thiết bị và dụng cụ sử dụng trong quá trình gieo ươm. - Tiết kiệm vật tư nhiên liệu. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian (giờ) Loại bài Mã bài Tên các bài dạy Địa điểm dạy Tổng Lý Thực số thuyết hành MĐ2-01 Thu hái, chế biến, Tích hợp Vườn rừng 06 02 04 bảo quản hạt giống MĐ2-02 Làm đất gieo ươm Tích hợp Vườn ươm 12 04 08 MĐ2-03 Xử lí hạt giống Tích hợp Phòng học 06 02 04 thực hành MĐ2-04 Gieo hạt và cấy cây Tích hợp Vườn ươm 12 04 08 MĐ2-05 Phòng trừ sâu bệnh Tích hợp Vườn ươm 12 04 08 hại cây con MĐ2-06 Chăm sóc cây con Tích hợp Vườn ươm 12 04 08
  43. 43 Tổng cộng 60 20 40 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1. Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống Bài tập 1: Thực hiện thu hái quả cây gõ mật và cây lát hoa? - Nguồn lực: cây mẹ gõ mật, lát hoa có quả chín, các dụng cụ thu hái quả. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), thu hái 01 kg quả/nhóm học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn học viên cách thu hái quả, quan sát quá trình thu hái quả của từng nhóm, cân khối lượng quả thu hái được. - Kết quả cần đạt được: Đạt khối lượng 01 kg quả/ nhóm Bài tập 2: Tách quả lấy hạt cây gõ mật và cây lát hoa? - Nguồn lực: quả cây mẹ gõ mật, lát hoa đã chín, các dụng cụ tách quả lấy hạt. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), tách quả lấy hạt 01 kg quả/nhóm học viên - Thời gian hoàn thành: 30 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên hướng dẫn học viên cách tách quả, quan sát quá trình tách quả của từng nhóm, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng tách quả lấy hạt. - Kết quả cần đạt được: Tách quả lấy hạt đúng kỹ thuật, hạt không bị dập nát Bài tập 3: Bảo quản hạt của 2 loài cây trên? - Nguồn lực: hạt cây gõ mật, lát hoa đã tách, các dụng cụ bảo quản hạt. - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm), bảo quản hạt cho 2 loài trên. - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình bảo quản hạt của từng nhóm, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng bảo quản hạt gõ mật, lát hoa. - Kết quả cần đạt được: Bảo quản hạt đúng kỹ thuật, hạt không hỏng trong thời gian 3 tháng. 4.2. Bài 2: Chuẩn bị đất gieo ƣơm Bài tập 1: Thực hiện lên luống nổi có gờ?
  44. 44 - Nguồn lực: vườm ươm, cuốc bàn, dây nilon, thước bẹt, cữ luống, cọc tre, bàn trang - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 45 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình lên luống nổi có gờ của từng nhóm, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng lên luống nổi có gờ. - Kết quả cần đạt được: Thực hiện lên luống nổi có gờ đúng tiêu chuẩn. Bài tập 2: Đóng 200 bầu/ học viên? - Nguồn lực: túi bầu kích thước 7 x 12 cm, kéo cắt đáy bầu, đất tầng A, phân chuồng hoai, phân lân, ghế nhựa, rổ nhựa vuông. - Cách tổ chức thực hiện: từng học viên thực hành độc lập. - Thời gian hoàn thành: 02 giờ/học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình đóng bầu, sản phẩm bầu đóng được của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng đóng bầu. - Kết quả cần đạt được: Đủ số lượng bầu. Bầu vừa chặt, độ ẩm vừa phải. Vỏ bầu căng tròn đều Xếp bầu vào luống thẳng hàng, không nghiêng đổ. Áp chặt má luống sau khi xếp bầu 4.3. Bài 3: Xử lý hạt giống Bài tập 1: Xử lý hạt keo lai? - Nguồn lực: ấm đun nước, rổ, chậu, xô, bao tải. - Cách tổ chức thực hiện: chia nhóm nhỏ (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm xử lý 2 kg hạt giống keo lai. - Thời gian hoàn thành: 45 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt của từng nhóm, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử lý hạt giống. - Kết quả cần đạt được: Xử lý hạt bằng nước nóng 2 sôi: 3 lạnh đúng kỹ thuật. Ủ hạt bằng bao tải
  45. 45 Rửa chua 1 lần/ngày 4.4. Bài 4: Gieo hạt, cấy cây Bài tập 1: Thực hiện gieo hạt vào bầu? - Nguồn lực: hạt giống được xử lý, luống bầu, lưới nilon, dây kẽm. - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên gieo 200 gram hạt giống keo lai. - Thời gian hoàn thành: 02 giờ/học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá gieo hạt vào bầu của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng gieo hạt vào bầu. - Kết quả cần đạt được: Gieo hạt vào bầu ở độ sâu 1-2 cm tính từ mặt đất xuống. Hạt được lấp đất phủ kín hạt. Tưới nước đủ ẩm sau khi gieo. Che bớt ánh sáng bằng lưới nilon. Bài tập 2: Thực hiện cấy cây vào bầu? - Nguồn lực: Cây con, luống bầu, que cấy, bình tưới nước, lưới nilon, dây kẽm. - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên cấy 200 cây con keo lai vào bầu. - Thời gian hoàn thành: 02 giờ/học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá cấy cây vào bầu của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng cấy cây vào bầu. - Kết quả cần đạt được: Cây con cấy thẳng đứng giữa bầu, không nghiêng ngả Cấy đúng độ sâu 2-3 cm. Lấp chặt đất sau khi cấy. Tưới nước đủ ẩm cho cây con sau khi cấy cây. Làm giàn che nắng cho cây. 4.5 Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con Bài tập 1: Thực hiện biện pháp phòng bệnh thối cổ rễ cây con? - Nguồn lực: Rổ, cuốc, xẻng, bay, thuốc Bocđô, bình phun thuốc sâu, - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên thực hiện các biện pháp phòng bệnh thối cổ rễ cây con - Thời gian hoàn thành: 45 phút/học viên
  46. 46 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình phòng bệnh của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng phòng bệnh cây con. - Kết quả cần đạt được: Làm vệ sinh vườn ươm sạch sẽ: nhặt cỏ, diệt trừ những cây có mầm mống gây bệnh. Phun thuốc Bocđô nồng độ 1% cho cây con. Bài tập 2: Phân loại một số nhóm loài sâu hại cây con - Nguồn lực: Túi nilon, vợt bắt bướm, vườn ươm - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (5 học viên/nhóm), mỗi nhóm ra vườn ươm bắt các loài sâu hại mang về lớp. Mỗi nhóm học viên phân chia các loài sâu hại thành các nhóm đã học. - Thời gian hoàn thành: 30 phút/nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát kết quả phân loại sâu hại của từng nhóm - Kết quả cần đạt được: Phân loại đúng các loài sâu hại thành các nhóm đã học. 4.6. Bài 6: Chăm sóc cây con ở vƣờn ƣơm Bài tập 1: Thực hiện các biện pháp chăm sóc cây con ở vườn ươm - Nguồn lực: Rổ, cuốc, xẻng, bay, bình tưới nước, - Cách tổ chức thực hiện: mỗi học viên thực hiện các biện pháp phòng chăm sóc 200 cây con - Thời gian hoàn thành: 45 phút/học viên - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình chăm sóc cây con của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng chăm sóc cây con. - Kết quả cần đạt được: Tưới nước cho cây Che nắng, che mưa, chống rét Làm cỏ, phá váng Bón thúc Hãm cây Điều tra phân loại cây con V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Thu hái, chế biến, bảo quản hạt giống
  47. 47 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Chọn đúng phương pháp thu hái hạt Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa giống cây cẩm lai, gõ mật theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá Thu hái được quả của 2 loài cẩm lai, Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa gõ mật với tỷ lệ tạp chất < 5% theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng thu hái quả Tách quả lấy hạt của 2 loài trên với Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa tỷ lệ tạp chất < 5%, hạt không bị theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ dập, xước năng tách quả lấy hạt Bảo quản hạt giống của 2 loài đạt Quan sát sự thực hiện của học viên, dựa chất lượng tốt trong thời gian 3 theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ tháng năng bảo quản hạt giống. 5.2. Bài 2: Chuẩn bị đất gieo ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Lên luống nổi có gờ Giáo viên quan sát quá trình lên luống nổi có gờ của học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng lên luống nổi có gờ Đóng bầu Giáo viên quan sát quá trình đóng bầu, sản phẩm bầu đóng được của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng đóng bầu 5.3. Bài 3: Xử lý hạt giống Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
  48. 48 Đánh giá chất lượng hạt giống Giáo viên quan sát quá trình phân loại hạt giống của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn chất lượng hạt giống để đánh giá kết quả đạt được của từng học viên Xử lý bằng nước nóng Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt giống bằng nước nóng của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử lý hạt Xử lý bằng cách đốt Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt giống bằng cách đốt của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử lý hạt Xử lý bằng cơ học Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt giống bằng cơ học của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử lý hạt Xử lý bằng hóa học Giáo viên quan sát quá trình xử lý hạt giống bằng hóa học của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng xử lý hạt 5.4. Bài 4: Gieo hạt, cấy cây Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Mật độ gieo hạt Giáo viên quan sát quá trình gieo hạt của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng gieo hạt Phương pháp gieo vãi Giáo viên quan sát quá trình gieo hạt của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng gieo hạt Phương pháp gieo hạt vào bầu Giáo viên quan sát quá trình gieo hạt của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng gieo hạt
  49. 49 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Cấy cây vào bầu Giáo viên quan sát quá trình cấy cây vào bầu của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng cấy cây vào bầu Cấy cây trên luống đất Giáo viên quan sát quá trình cấy cây trên luống đất của từng học viên, dựa theo bảng tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng cấy cây trên luống đất 5.5. Bài 5: Phòng trừ sâu bệnh hại cây con Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Phân loại sâu hại Giáo viên quan sát quá trình phân loại sâu hại của từng học viên, đánh giá theo kết quả phân loại của từng học viên Phân loại bệnh hại Giáo viên quan sát quá trình phân loại bệnh hại của từng học viên, đánh giá theo kết quả phân loại của từng học viên 5.6. Bài 6: Chăm sóc cây con ở vƣờn ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Tưới nước Giáo viên quan sát quá trình tưới nước cho cây của từng học viên, đánh giá theo kết quả sau khi tưới nước. Che nắng, che mưa, chống rét cho Giáo viên quan sát quá trình che nắng, cây che mưa, chống rét cho cây của từng học viên, đánh giá theo kết quả sau khi thực hiện công việc
  50. 50 Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Làm cỏ, phá váng Giáo viên quan sát quá trình làm cỏ, phá váng cho cây của từng học viên, đánh giá theo kết quả sau khi thực hiện công việc Bón thúc Giáo viên quan sát quá trình bón thúc cho cây của từng học viên, đánh giá theo kết quả sau khi thực hiện công việc Hãm cây Giáo viên quan sát quá trình hãm cây của từng học viên, đánh giá theo kết quả sau khi thực hiện công việc Điều tra, phân loại cây con Giáo viên quan sát quá trình điều tra phân loại cây con của từng học viên, đánh giá theo kết quả sau khi thực hiện công việc VI. Tài liệu tham khảo 1. Trường Trung Học Lâm nghiệp số 2, 2004. ”Giáo trình kỹ thuật lâm sinh”, Nhà xuất bản Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 2. Trường Công nhân kỹ thuật lâm nghiệp 4, 1991 ”Giáo trình kỹ thuật lâm sinh”, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Trần Văn Mão, 1997 ”Bệnh cây rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 4. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh, Trần Văn Mão, 2001. ”Điều tra dự tính dự báo sây bệnh hại trong lâm nghiệp”, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003. ”Giống cây rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp 6. Trang Web DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010) 1. Ông Lê Văn Định Chủ nhiệm 2. Bà Ngô Thị Hồng Ngát Thư ký 3. Ông Phan Thanh Minh Ủy viên
  51. 51 4. Ông Trần Đức Thưởng Ủy viên 5. Bà Nguyễn Thị Hạnh Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010) 1. Ông Nguyễn Văn Thực Chủ tịch 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Ông Dương Danh Công Ủy viên 4. Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 5. Ông Hà Văn Huy Ủy viên