Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống bằng hom cành

pdf 29 trang vanle 2491
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống bằng hom cành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_san_xuat_cay_giong_bang_hom_canh.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống bằng hom cành

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HOM CÀNH MĐ 03 NGHỀ: SẢN XUẤT KINH DOANH CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Giáo trình được biên soạn phục vụ mục đích đào tạo nghề cho nông dân nên các thông tin trong giáo trình có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo Mọi đục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, hoạt động sản xuất cây giống lâm nghiệp đã giúp cho nhiều bà con nông dân miền núi xóa được đói, giảm được nghèo. Tuy nhiên việc sản xuất cây giống của bà con còn nhỏ, sử dụng giống không rõ xuất xứ, không đăng ký sản xuất kinh doanh, thiết kế vườn ươm chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất, sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, các kỹ thuật nhân giống tiến tiến chưa được áp dụng dẫn đến chât lượng, năng xuất cây giống thấp. Từ nhu cầu thực tiễn trên, việc biên soạn Giáo trình hướng dẫn bà con sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp là hết sức cần thiết. Được sự hỗ trợ của Vụ Tổ chức Cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ đã tiến hành biên soạn Giáo trình “Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp” phục vụ cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và daỵ nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Giáo trình mô đun “Sản xuất cây giống bằng hom cành” là giáo trình mô đun thứ ba trong sáu giáo trình mô đun của nghề Sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp. Giáo trình có 04 bài, mỗi bài học được chia làm 04 phần, cụ thể là: mục tiêu bài học, nội dung bài học, câu hỏi và bài tập thực hành, ghi nhớ. Các bài dạy được biên soạn một cách ngắn gọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về sản xuất cây giống bằng hom cành cho người học. Giáo trình được biên soạn bởi một nhóm các giáo viên có kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất cây giống lâm nghiệp và nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn đến từ ba miền của đất nước.Trong quá trình biên soạn nhóm tác giả tiến hành biên soạn nội dung các bài học theo trình tự các bước thực hiện công việc của nghề và lồng ghép các kiến thức cần thiết theo logíc hành nghề. Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cán bộ khuyến nông của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên việc biên soạn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, bạn đọc để Giáo trình được hoàn thiện hơn Tham gia biên soạn 1. Kỹ sư: Lê Thị Tình (chủ biên ) 2. Thạc sỹ: Dương Danh Công 3.Kỹ sư: Phạm Hữu Hân
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 3 MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HOM CÀNH 4 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN 4 BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HOM CÀNH 4 Mục tiêu: 4 A. Nội dung: 4 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 6 C. Ghi nhớ 6 BÀI 2: TRỒNG VƯỜN CÂY MẸ CẤP HOM 7 Mục tiêu: 7 A. Nội dung: 7 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 9 C. Ghi nhớ 9 BÀI 3: GIÂM HOM 10 Mục tiêu: 10 A. Nội dung 10 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 C. Ghi nhớ 15 BÀI 4: CHĂM SÓC VÀ HUẤN LUYỆN CÂY HOM 16 Mục tiêu: 16 A. Nội dung 16 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 21 C. Ghi nhớ 21 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 22 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 22 II. Mục tiêu của mô đun: 22 III. Nội dung chính của mô đun 22 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 23 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 25 VI. Tài liệu tham khảo 27
  5. 4 MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HOM CÀNH Mã mô đun: MĐ 03 GIỚI THIỆU VỀ MÔ ĐUN Mô đun này cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng về sản xuất cây giống bằng hom cành. Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng sản xuất một số loài cây giống lâm nghiệp bằng hom cành Để việc học tập có hiệu quả mô đun này cần được bố trí học vào đúng mùa vụ của một số loài cây giống lâm nghiệp có thể sản xuất bằng hom cành dể học viên có điều kiện thực hành việc sản xuất cây giống lâm nghiệp. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên chúng ta cần dựa vào việc quan sát quá trình thực hiện các bài tập thực hành sản xuất cây giống bằng hom và đánh giá sản phẩm thực hành BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG BẰNG HOM CÀNH Mã bài: M3-01 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm và một số chú ý khi sản xuất cây giống bằng hom cành A. Nội dung: 1. Khái niệm về Sản xuất cây giống bằng hom cành Sản xuất cây giống bằng hom cành là quá trình cắt rời các đoạn cành ra khỏi cây mẹ sau đó giâm chúng vào một môi trường thích hợp để chúng phát triển thành cây con mới dựa trên khả năng hình thành rễ phụ Hiện nay việc sản xuất cây giống bằng hom cành được sử dụng rộng rãi trong sản xuất cây giống 2. Ưu, nhược điểm của sản xuất cây giống bằng hom cành. 2.1. Ưu điểm:
  6. 5 Việc sản xuất cây giống bằng hom cành có những ưm điểm sau: + Cây con vẫn giữ được những đặc tính tốt của cây bố mẹ + Cây sinh trưởng phát triển nhanh, sớm thành thục sinh trưởng, thời gian tạo ra một cây giống trong thời gian ngắn + Chất lượng cây giống đồng đều + Hệ số nhân giống cao + Tăng sự đồng đều của rừng trồng, do cây con dòng vô tính có cùng cấu trúc di truyền, có sự đồng đều về các tính trạng quan trọng như sinh trưởng, chất lượng gỗ và đây cũng là lợi thế chính của trồng rừng bằng cây hom. Khi rừng có sự đồng đều cao thì nó đem lại lợi ích cho mọi khâu trong sản xuất. 2.2. Nhược điểm Việc sản xuất cây giống bằng hom cành có một nhược điểm là đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn chiết và hạt. Để có thể sản xuất cây bằng hom cành phải có vườn ươm lớn với đầy đủ hệ thống tưới, hệ thống nhà giâm hom với các luống giâm. Trong quá trình sản xuất chúng ta phải dùng chất kích thích và hỗn hợp giâm hom. 3. Một số chú ý khi sản xuất cây giống bằng hom cành 3.1. Sản xuất cây giống bằng hom cành những loại cây nào? Trong sản xuất cây giống lâm nghiệp người ta chỉ áp dụng phương pháp sản xuất cây giống bằng hom cành đối với những loài có khả năng tái sinh chồi mạnh như cây keo, bạch đàn, sa mu, luồng 3.2. Thời vụ sản xuất cây giống bằn hom cành Thông thường, đối với tất cả các loài cây lâm nghiệp chúng ta có thể giâm hom làm 2 vụ trong 1 năm là: Vụ xuân 10/2 – 20/4, Vụ thu 20/9 – 20/10 3.3. Giá thể sản xuất cây giống bằng hom cành Để sản xuất cây giống bằng hom cành có hiệu quả thì giá thể giâm cành cần đạt được các điều kiện sau: - Có khả giữ ẩm tốt, xốp và thoát nước
  7. 6 - Nền giâm có kích thước hạt nhỏ giúp cho đầu cành giâm trao đổi chất tốt với môi trường B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Theo anh chị thì chúng ta nên áp dụng phương pháp sản xuất cây bằng hom cành trong những trường hợp nào? C. Ghi nhớ - Sản xuất cây giống bằng hom cành là quá trình cắt rời các đoạn cành ra khỏi cây mẹ sau đó giâm chúng vào một môi trường thích hợp để chúng phát triển thành cây mới - Những loài cây có thể áp dụng phương pháp sản xuất hom cành là những loài có khả năng tái sinh chồi mạnh
  8. 7 BÀI 2: TRỒNG VƯỜN CÂY MẸ CẤP HOM Mã bài: M3-02 Mục tiêu: - Trồng được vườn cây mẹ cấp hom đảm bảo yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung: 1. Xác định diện tích v à vị trí trồng vườn cây mẹ cấp hom + Vị trí vườn cây mẹ phải được trồng trong vườn ươm, gần khu nhân giống bằng hom và có nguồn nước tưới thuận tiện. Đất để trồng vườn cây mẹ phải có thành phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt, tầng mặt sâu hơn 50 cm. + Diện tích vườn cây mẹ cấp hom tuỳ thuộc vào kế hoạch trồng rừng và tuỳ thuộc từng loài cây. Ví dụ như keo lai: Diện tích vườn cây mẹ cấp hom được tính bằng 1/800 – 1/1.000 diện tích trồng rừng hoặc tính theo công xuất nhà hom thì cứ 1.000m2 vườn cây mẹ cấp hom đủ cung cấp hom cho nhà hom có công suất là 250.000 hom/năm 2. Lựa chọn cây giống trồng vườn cây mẹ Cây giống trồng vườn cây mẹ cấp hom cần đạt được các yêu cầu sau: - Phải là cây mô hoặc cây hom thế hệ đầu của các dòng ưu trội đời F1, do các cơ sở nghiên cứu cung cấp hoặc đã được chọn lọc và đã qua khảo nghịêm được chứng minh là cây ưu trội hơn bố mẹ. - Không sâu bệnh, sinh trưởng phát triển tốt - Có những đặc tính phù hợp với mục đích trồng rừng 3. Làm đất và trồng vườn cây mẹ Tùy theo địa hình, qui mô vườn cây mẹ và cây giống mỗi dòng vô tính có thể trồng theo hàng hoặc theo khối riêng rẽ, đồng thời phải ghi số liệu của từng dòng. + Phương pháp làm đất: Áp dụng phương thức làm đất toàn diện. Có thể làm đất bằng cách cày bừa hoặc cuốc toàn diện, độ sâu 20 - 25 cm. Nên cày theo hàng để tiện chăm sóc. + Mật độ trồng: Tuỳ thuộc vào từng loài cây Ví dụ như keo lai: Cự ly giữa các hàng là 80cm, giữa các cây là 50 cm. + Khi trồng phải bón lót cho mỗi gốc 50 -100g phân NPK loại (5;10;3)
  9. 8 + Mùa trồng: Các tỉnh phía bắc trồng cây từ tháng 3 – 4, các tỉnh phía nam trồng từ tháng 6 – 8. 4. Chăm sóc vườn cây mẹ + Vườn cây mẹ cấp hom phải đựơc chăm sóc, bảo vệ cẩn thận, không để sâu bệnh, người và gia súc phá hoại. Xung quanh vườn cây mẹ cấp hom phải có hàng rào bảo vệ. Phải thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây. + Sau khi trồng 1 tháng phải làm cỏ, vun gốc và lặp lại theo định kỳ 2 tháng 1 lần. + Sau khi trồng 2,5 - 3 tháng tuổi thì cắt tạo chồi cho cây giống. Tạo chồi lần đầu thực hiện bằng cách dùng kéo cắt ngang cây lấy ngọn ở độ cao cách mặt đất 50 - 70 cm, cành cắt được sử dụng làm hom giâm. + Sau mỗi lần thu cắt hom phải dọn vệ sinh gốc cây, phun Benlat nồng độ 0,15 – 0,3% và xới vun gốc. + Hàng năm kết thúc mùa khai thác hom phải đốn bỏ các chồi yếu, chỉ để lại 2 –3 chồi khỏe mạnh cho phát triển tự do. Một tháng trước vụ giâm hom mới đốn các chồi để tạo chồi lấy hom. Sau mỗi lần đốn phải phun thuốc Benlat nồng độ 0,15% cho cây giống để chống nấm bệnh. Đồng thời làm cỏ toàn diện. Bón thúc mỗi cây 50g NPK (5;10;3) sau đó xới vun và tưới cho cây. 5. Thời hạn sử dụng vườn cây mẹ Mỗi loài cây khác nhau thì thời gian sử dụng vườn cây mẹ khác nhau. Thông thường vườn cây mẹ cấp hom chỉ sử dụng được từ 3 – 4 năm, sau đó phải thay thế bằng cây mô hoặc cây hom thế hệ đầu. Hình 1: Vườn cây Keo cấp hom
  10. 9 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành số 1: Trồng vườn cây keo cấp hom - Làm đất - Trồng vườn cây mẹ - Chăm sóc vườn cây mẹ C. Ghi nhớ Cây giống để trồng vườn cây mẹ phải có nguồn gốc rõ ràng được chọn lọc qua khảo nghiệm, thuộc các dòng ưu trội và phải được qua khảo nghiệm công nhận. Vườn cây mẹ cấp hom thông thường chỉ sử dụng được từ 3 – 4 năm, sau đó phải thay thế bằng cây mô hoặc cây hom thế hệ đầu.
  11. 10 BÀI 3: GIÂM HOM Mã bài: M3-03 Mục tiêu: - Liệt kê được các dụng cụ, vật tư phục vụ giâm hom - Trình bày được tiêu chuẩn của cành cắt hom - Lựa chọn được cành lấy hom đạt tiêu chuẩn trong vườn cây mẹ - Tạo được giá thể cắm hom đạt tiêu chuẩn - Thực hiện các thao tác kỹ thuật giâm hom đúng yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung 1. Các dụng cụ, vật tư phục vụ giâm hom - Dụng cụ phục vụ giâm hom gồm: + Kéo cắt hom, rổ đựng hom, chậu đựng thuốc kích thích, vườn hom giống Hình 2: Dụng cụ giâm hom (từ trái qua phải: rổ đụng hom, chậu đựng thuốc kích thính, kéo cắt hom) + Vật tư: thuốc kích thích, túi bầu, đất, thuốc chống nấm (benlate) và giá thể giâm hom + Giá thể giâm hom: Sử dụng 100% đất tầng B có thành phần cơ giới từ thịt nhẹ cát pha nhẹ, pH 4,5 –5,5 để làm giá thể giâm hom. Đất phải được đập nhỏ, sàng bỏ tạp vật và các hạt đất to khác để đóng bầu.
  12. 11 Bầu để giâm cây hom được làm bằng nhựa PE, có đường kính 4,5 – 5,0 cm cao 11cm không có đáy, hoặc có đáy thì phải đục lỗ ở đáy và xung quanh để thoát nước. Hoặc lấy đất cát pha làm luống thành giá thể cắm hom có kích thước: chiều dài tuỳ theo chiều rộng 1 – 1,2 m; chiều cao 10 – 15 cm Dùng Benlate pha với nồng độ 0,06% (6 gam Benlate pha với 10 lít nước)hoặc dùng thuốc tím (K2MnO4) nồng độ 0,1% (10gam thuốc tím pha với 10 lít nươc) tưới ướt lớp mặt bầu hoặc nền giâm vưới độ thấm sâu >3cm để phòng chống nấm bệnh. Việc xử lý tiến hành trước khi cắm hom từ 12 – 24 giờ. Trước khi cắm hom, nền giâm phải được tưới nước cho đủ ẩm. 2. Lựa chọn cành cắt hom + Cành để lấy hom phải là cành bánh tẻ, cành có độ hóa gỗ 50%. + Cành lấy hom phải mập, có đủ lá và chồi ngọn + Cành lấy hom phải nằm ở giữa tán cây + Cành lấy hom phải đúng lứa để có được hom trẻ, cành quá lứa sẽ cho những hom ra rễ kém, sinh trưởng chậm, yếu. Cành cắt hom Cành không nên cắt hom Hình 3: Cành lấy hom
  13. 12 3. Giâm hom 3.1. Cắt cành hom - Tuỳ theo mức độ phát triển nhanh hay chậm của cành mà quyết định thời gian để cắt cành lấy hom, ví dụ keo lai: Cắt cành lần đầu sau khi được 1 tháng thì định kỳ cứ 15 - 20 ngày thu hoạch cành để lấy hom được một lần, lúc đó mỗi cành hom có từ 3 - 5 cặp lá là đạt tiêu chuẩn. - Cắt cành hom ở vị trí gần sát vào thân, chỉ để lại 1 - 2 lá hoặc 1 - 2 chồi ngủ. Những chồi nhỏ chưa đủ tiêu chuẩn mà vẫn sinh trưởng bình thường thì để lại cắt lứa hom sau, cành gầy, yếu thì cắt bỏ. - Cành đã cắt được bảo quản nơi giâm mát, tốt nhất là ngâm ngay phần gốc vào trong nước sạch. - Việc cắt cành lấy hom nên tiến hành vào buổi sáng. Những ngày giâm mát có thể tiến hành cắt cả ngày. Khi cắt cành về phải chuyển thành hom giâm ngay ( không để quá 4 giờ kể từ khi thu hái ). Hình 4: Cắt cành lấy hom 3.2. Cắt hom - Tùy theo loài cây mà hom có thể cắt dài hay ngắn khác nhau. Ví dụ như keo lai cắt hom từ 10-12 cm. - Tối thiểu mỗi hom phải có 3 mầm (mắt), có chồi đỉnh, phiến lá được cắt bớt 1/3 – 1/2 diện tích lá - Khi cắt hom phải dùng dao thật sắc, vết cắt ngọt (động tác nhanh và chính xác), không làm dập hoặc sây sát hom. Đầu trên của hom nếu không mang đỉnh sinh
  14. 13 trưởng thì nên cắt bằng để tiết diện bé nhất, đầu dưới có thể cắt bằng hoặc cắt vát móng lợn, cắt vát thì tiết diện mặt cắt lớn, tiếp xúc với đất được nhiều tạo điều kiện cho việc hút nước được tốt. Song cắt vát cây con thường hay mọc lệch. - Hom cắt ngày nào phải cắm hết ngày đó, không được để hom lại đến ngày hôm sau. Hình 5: Cắt hom cành Hình 6: Hom cành 3. 3. Xử lý hom Hom sau khi cắt phải được ngâm ngay vào dung dịch benlate nồng độ 0,02 – 0,03% ( pha 2-3 gam Benlat trong 10 lít nước) trong thời gian từ 10 – 20 phút để phòng nấm bệnh, sau đó vớt ra xử lý bằng cách chấm gốc hom vào chế phẩm thuốc kích thích ra rễ dạng bột có hàm lượng IBA 0,05% ( 500ppm) hoặc có hàm lượng ABT 0,05%(500ppm). Hình 7: Ngâm hom trong dung dịch benlale Hình 8: Chấm hom vào chế phẩm kích thích ra rễ
  15. 14 3. 3. Cắm hom Hom sau khi cắt và xử lý chất kích thích ra rễ phải cắm ngay vào bầu hoặc giá thể giâm - Giâm hom vào bầu + Dùng que tròn nhọn có đường kính 5 mm chọc một lỗ thẳng đứng, sâu 2,5 – 3 cm ở giữa bầu hoặc trên luống cát cự ly 3 x4 cm. + Cắm hom vào giữa lỗ vừa tạo sâu 2 – 3cm, mỗi lỗ cắm 1 hom, sau đó dùng ngón tay bóp nhẹ xung quanh gốc hom để phần gốc hom dưới mặt bầu được tiếp xúc hoàn toàn với đất và giữ cho hom đứng thẳng. Trong quá trình cắm hom sau không được chạm vào hom trước, không làm mất chất kích thích ra rễ hoặc làm chầy xát gốc hom. Hình 9: Cắm hom vào bầu - Giâm hom vào giá thể bằng cát pha: Hom sau khi được xử lý tiến hành cắm hom vào giá thể đã chuẩn bị trước. Sau khi cắm hom được 15 – 20 ngày, rễ hom dài 1 – 2 cm thì cấy chuyển vào bầu đất ở vườn ươm.
  16. 15 B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi số 2. Hãy trình bày các bước chuẩn bị bầu và luống giâm hom Bài thực hành số 2. Chuẩn bị giá thể giâm hom keo lai - Làm đất - Tạo giá thể giâm hom + Làm luống giâm hom + Đóng bầu giâm hom Bài thực hành số 3. Giâm hom keo lai: - Chọn cành cắt hom - Cắt cành hom - Cắt hom - Xử lý hom - Cắm hom C. Ghi nhớ + Đất làm giá thể giâm hom: Loại đất tầng A, B hoặc cát pha, nhỏ, mịn, ẩm + Tiêu chuẩn của hom cắt: Cắt hom phải là hom bánh tẻ, hom có chồi đỉnh, Không dập, phiến lá được cắt bớt 1/3 –1/2 diện tích, chiều dài hom 12 – 15 cm, + Tiêu chuẩn hom cắm: Thẳng đứng, sâu 2,5 – 3 cm, khoảng cách 3x4 cm
  17. 16 BÀI 4: CHĂM SÓC VÀ HUẤN LUYỆN CÂY HOM Mã bài: M3-04 Mục tiêu: + Thực hiện việc chăm sóc cây hom trong nhà hom đúng kỹ thuật + Huấn luyện được cây hom ở vườn ươm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung 1. Chăm sóc cây hom trong nhà hom a. Tưới nước + Ngay sau khi c¾m xong phải phủ nilon lên khung vòm bể giâm và hàng ngày tưới nước để giữ ẩm cho hom bằng phương pháp phun sương (trừ ban đêm ) Hình 10: Khung vòm che phủ nilon Hình 11: Che phủ nilon cho hom + Thời gian mỗi lần tưới cách nhau 30 – 40 phút về mùa hè và 50 – 60 phút về mùa đông. Thời gian mỗi lần tưới từ 7 – 10 giây tùy thuộc thời tiết, nguyên tắc phải giữ cho lá của hom luôn luôn đủ ẩm (độ ẩm không khí trong lều giâm trên 80%) + Việc tưới phun phải được tiến hành đến khi bộ rễ của hom phát triển hoàn chỉnh (thời gian thường kéo dài 3 – 5 tuần tùy theo mùa).
  18. 17 Hình 12: Tưới phun sương cho cây hom trong khung vòm + Hom giâm trên nền cát khô, khi chuyển sang bầu đất phải tưới nước và che nắng, như ở nhà giâm hom tới khi cây sống ổn định (1 tuần) mới giỡ bỏ giàn che và chăm sóc bình thường như những cây con từ hạt. + Hom giâm trên bầu đất sau khi bộ rễ đã phát triển đến đáy bầu phải mở dần bầu nilon sau đó bỏ hẳn. Tuần tự làm như sau: - Tuần thứ nhất cần giữ kín lều nilon không được cho không khí lùa vào bên trong lồng, tuần thứ hai hom bắt đầu tạo vết sẹo để ra rễ , cuối tuần thứ hai lật nilon ở đầu luống lên cho ánh sáng giao tiếp bên trong và bên ngoài với nhau tạo điều kiện cho hom được quang hợp. - Tuần thứ ba hất ½ ni lon lên đỉnh vòm cho hom tiếp cận ánh sáng nhiều hơn để bộ rễ phát triển mạnh, cuối tuần thứ ba bỏ toàn bộ nilon ra khỏi vòm để hom tiếp cận với ánh sáng hoàn toàn. Chú ý việc phun nước phải thường xuyên để đảm bảo độ ẩm cho hom phát triển rễ. Hình 13: Lật nilon cho cây hom tiếp cúc với ánh sáng
  19. 18 b. Bón phân + Trong quá trình chăm sóc cây nhà hom cần bón phân 2 lần : - Lần 1: Sau khi giâm hom được 10 ngày thì dùng bình bơm thuốc sâu để phun phân bón lá (có thể dùng 1 trong 2 loại phân HVP 5015 hoặc HQ801 pha 20 ml/8 lít nước phun cho 20.000 hom). - Lần 2: Trước khi chuyển cây ra khỏi nhà giâm hom 1 tuần thì tiến hành bón phân: Hòa tan 1 kg phân NPK 5:10:3 trong 100 lít nước tưới cho 15.000 hom theo phương pháp tưới thủ công, sau đó rửa lá bằng nước sạch, không để sót phân làm cháy lá. Hình 14: Sử dụng bình bơm thuốc sâu để phun phân bón lá c. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hom + Hom giâm hay bị bệnh thối nhũn, vì vậy phải thường xuyên phun phòng nấm bệnh bằng thuốc Benlate theo định kỳ. + Định kỳ phun Benlate 15 ngày một lần, mỗi lần phun Benlat với nồng độ 0,06% (6 gam/10lít nước/50 m2) hoặc da khuẩn linh nồng độ 0,1% để phòng chống nấm bệnh. Khi có nấm bệnh phát triển thì mỗi tuần phun thuốc 2 lần với nồng độ cao hơn (8 g Benlat/10 lít nước/50 m2 ) hoặc da khuẩn linh nồng độ 0,12 – 0,14%. + Thường xuyên theo dõi hom giâm, nhặt bỏ lá dụng và hom chết, phá váng, nhổ bỏ cỏ dại mọc trong bầu hay nền giâm. Sửa chỉnh vòi phun khi tắc nghẽn hoặc phun không đều. Khai thông hệ thống thoát nước trong và ngoài bể để tránh cho hom khỏi úng nước . 2 . Huấn luyện cây hom trong vườn ươm 2.1. Tưới nước
  20. 19 + Phải cung cấp đầy đủ nước cho cây hom, đặc biệt trong thời gian mới chuyển cây ra vườn ươm, không để cây hom bị héo. Khi mới đưa cây ra khỏi nhà hom nên tưới bằng ô doa để đảm bảo cho hom đủ ẩm tới đáy bầu, sau 1- 2 tuần có thể tiến hành phun sương. Hình 15: Tưới nước bằng ô doa Hình 16: Tưới phun sương 2.2. Che nắng cho hom. Phải che nắng cho hom trong tuần đầu khi mới chuyển ra, sau đó mới bỏ hẳn dàn che cho cây hom tiếp súc với ánh sáng hoàn toàn. Hình 17: Che nắng cho cây hom 2.3. Bón phân + Định kỳ 1 tuần tưới phân 1 lần với liều lượng 1 kg phân NPK ( 5:10:3) hòa tan trong 33 lít nước tưới cho 5.000 cây. Sau mỗi lần tưới phân phải tưới rửa lại lá cẩn thận bằng nước sạch.
  21. 20 + Ngừng tưới nước trước khi xuất cây đi trồng 2 tuần. Trong trường hợp lưu giữ cây ở vườn ươm lâu hơn thì phảI hạn chế tưới phân và nước để hãm cây 2.4. Phòng trừ một số bệnh thường gặp . + Bệnh phấn trắng: Trong mùa đông - Xuân cây con ở vườn ươm thường bị bệnh phấn trắng do loài nấm Oidium acacice Berth gây ra. Chúng chỉ hình thành trong bào tử phân sinh, cuống bào tử mọc ra từ khí khổng, bào tử được tách ra từ cuống không màu đơn bào hình trứng hoặc hình bầu dục. Trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì khả năng bệnh nặng hơn. Ngoài ra phân bón cũng là một nguyên nhân gây bệnh ( nếu vườn ươm thừa ni tơ, thiếu ka li). Bệnh nặng có thể làm cho cây chết hàng loạt. Loại thuốc để phòng trừ là dung dịch vôi + lưu huỳnh ( Calci - polysulfur) với nồng độ tính theo thể tích (nước cốt) khoảng 2 %, phun vào những ngày trời mát hoặc buổi chiều. Nước cốt được pha chế bằng cách: Lấy 1 kg vôi sống ( không lẫn tạp vật) tôi với nước thành dạng đặc sệt, sau đó cho từ từ 2,3 kg bột lưu huỳnh , trộn đều, đổ thêm 10 lít nước và tiếp tục khuấy đều. Đun nhỏ lửa và khuấy đều cho đến sôi , tiếp tục đun và cho thêm nước để giữ nguyên đủ thể tích ban đầu, khi dung dịch ngả màu nâu sẫm thì đun thêm 15 phút nữa( chú ý không để dung dịch chuyển sang màu xanh lục). Sau đó để dung dịch nơi mát cho lắng đọng và lấy nước trong, nước này gọi là “nước cốt”. + Bệnh rỉ sắt: Bệnh này do loại nấm ký sinh gây ra, sau khi bị bệnh cây thường không chết ngay, mà chỉ làm mất màu xanh, biến thành màu vàng nhạt hoặc đốm nâu, trên đốm bệnh có cơ quan sinh sản của nấm. Các chồi non, cành non hoặc thân bị bệnh thường nổi phình lên. Sau khi cây bị nấm bệnh xâm nhập, chức năng sinh lý bị biến đổi như tăng khả năng bốc hơi và hô hấp, giảm khả năng quang hợp, mất dần chất dinh dưỡng làm cho lá và chồi non bị chết khô, bệnh nặng có thể làm cho cây bị chết. Biện pháp phòng trừ dùng thuốc Boodo 0,5 % phun đều trên cây. 2.5. Đảo bầu và phân loại cây Sau khi chuyển cây hom ra vườn 2 tuần phải tiến hành tuyển chọn và phân loại cây con để có chế độ chăm sóc thích hợp cho cây phát triển đồng đều. Mỗi hom chỉ để lại 1 chồi tốt nhất, loại bỏ những chồi khác và những lá già khi hom đã lên chồi mới. 2.6. Tiêu chuẩn cây hom xuất vườn. Tùy từng loài cây khác nhau mà thời điểm xuất vườn và tiêu chuẩn cây con xuất vườn là khác nhau. Đối với cây keo thì thời điểm xuất vườn ươm từ 7 -8 tuần tuổi kể từ khi chuyển từ nhà hom ra vườn ươm, có chiều cao 20 -25 cm trở lên, cây
  22. 21 xanh, mập cân đối chiều cao và đường kính không cong keo sâu bệnh và có đỉnh chủ đạo là đạt tiêu chuẩn đem xuất vườn Hình 18: Cây keo hom đạt tiêu chuẩn xuất vườn B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài thực hành số 4: Chăm sóc cây kem hom: 1. Chăm sóc cây hom trong nhà hom - Tưới nước - Bón phân -. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hom 2 . Huấn luyện cây hom trong vườn ươm - Tưới nước - Che nắng cho hom. - Bón phân - Phòng trừ một số bệnh thường gặp . -. Đảo bầu và phân loại cây C. Ghi nhớ + Chăm sóc trong nhà hom tuần đầu phải chú ý khung vòm ni lon phải kín tuyệt đối không để cho không khí bên ngoài vào trong vòm luống hom. +Thời gian phun sương ban đầu phải đúng thời gian qui định, đủ lượng phun đảm bảo cho cây lúc nào cũng cũng được tươi vừa đủ độ ẩm không thừa nước và không thiếu nước. + Lượng phân bón đong đếm phải thật chính xác
  23. 22 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun: Đây là mô đun được bố trí giảng daỵ sau khi học viên học xong mô đun Thiết lập vườn ươm và có thể bố trí song song với các mô đun Sản xuất cây giống bằng chiết, ghép, Sản xuất cây giống bằng hạt Mô đun này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng sản xuất cây giống bằng hom cành ở vườn ươm II. Mục tiêu của mô đun: Kết thúc mô đun này người học có khả năng: - Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm và một số chú ý khi sản xuất cây giống bằng hom cành - Trồng được vườn cây mẹ cấp hom đạt tiêu chuẩn - Giâm hom đúng qui trình kỹ thuật - Chăm sóc cây hom đảm bảo yêu cầu kỹ thuật III. Nội dung chính của mô đun Mã bài Tên bài Loại Địa điểm Thời lƣợng bài dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra MĐ 03-01 Giới thiệu chung về Lý Lớp học, 1 1 sản xuất cây giống thuyết bằng hom cành MĐ 03-02 Trồng vườn cây mẹ cấp Tích Lớp 21 3 18 hom hợp học/Vườn ươm MĐ 03-03 Giâm hom Tích Lớp học, 39 4 31 4 hợp vườn ươm MĐ 03-04 Chăm sóc cây hom Tích Lớp 39 5 30 4 hợp học/Vườn ươm
  24. 23 4 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 Cộng 104 13 79 12 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài thực hành số 1: Trồng vườn cây keo cấp hom - Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật trồng vườn cây keo mẹ cấp hom - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + 1 vườn có 200 m2 để trồng vườn cây mẹ + Có cây đầu dòng để lựa chọn cây trồng vườn cây mẹ. + Cây giống trồng vườn cây mẹ 100 cây + Quốc, xẻng: 10 bộ + Phân chuồng 100 kg + Phân NPK 20 kg. + Vườn cây mẹ cấp hom cần chăm sóc + Phiếu giao bài tập - Cách thức tổ chức thực hiện: Cả lớp căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành trồng vườn cây mẹ và chăm sóc - Thời gian thực hiện bài học này: 18 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: + Cả lớp trồng được 1 vườn cây mẹ, phát chăm sóc vườn cây mẹ đạt yêu cầu kỹ thuật Bài thực hành số 2. Chuẩn bị giá thể giâm hom keo lai - Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật chuẩn bị giá thể giâm hom - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Luống đất giâm hom: 5 luống + Đất đóng bầu: 3 m3 + Phân chuồng: 100 kg + Phân NPK: 10 kg + Túi bầu: 1 vạn + Lưới sàng đất 3 chiếc. + Quốc, xẻng: 5 bộ + Phiếu giao bài tập - Cách thức tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành từng nhóm từ 5 – 7 người + Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành trộn hỗn hợp ruột bầu và đóng bầu - Thời gian thực hiện bài học này: 10 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn:
  25. 24 Mỗi nhóm hoàn thành một luống bầu giâm hom keo lai. Bài thực hành số 3. Giâm hom keo lai: - Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật giâm hom - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Vườn cây Keo lai cấp hom + Luống bầu giâm hom: 5 luống + Kéo cắt hom: 15 chiếc + Chậu đựng hom: 15 chiếc + Thuốc kích thích: 3 gói + Thuốc benlate: 3 gói + Phiếu giao bài tập - Cách thức tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành từng nhóm từ 5 – 7 người + Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành chọn cành cắt hom, cắt cành hom, cắt hom, xử lý hom, cắm hom - Thời gian thực hiện bài học này: 21 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm cắm được một luống hom keo lai đạt tiêu chuẩn Bài thực hành số 4: Chăm sóc cây kem hom: 1. Chăm sóc cây hom trong nhà hom - Tưới nước - Bón phân -. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hom 2 . Huấn luyện cây hom trong vườn ươm - Tưới nước - Che nắng cho hom. - Bón phân - Phòng trừ một số bệnh thường gặp . -. Đảo bầu và phân loại cây - Giả định: Các học viên đã được học về kỹ thuật chăm sóc cây hom - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Luống keo hom trong nhà giâm hom: 5 luống + Luống keo lai ngoài vườn ươm: 5 luống + Ô doa: 5 chiếc + Phân NPK: 10 kg + Phiếu giao bài tập
  26. 25 - Cách thức tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành từng nhóm từ 5 – 7 người + Các nhóm căn cứ vào phiếu giao bài tập các nhóm tiến hành chăm sóc cây hom trong nhà giâm hom và ngoài vườn ươm - Thời gian thực hiện bài học này: 30 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Mỗi nhóm chăm sóc một luống keo lai hom trong nhà giâm hom và 1 luống keo lai hom ngoài vườn ươm đạt tiêu chuẩn V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập Bài 2 .Trồng vƣờn cây mẹ Tiêu trí đánh giá Cách thức đánh giá - Cây giống phải được chọn lọc, cây đầu dòng và được khảo Quan sát kiểm tra nghiệm công nhận - Làm đất toàn diện có độ sâu 20 - 25 cm Quan sát kiểm tra - Cuốc hố cự ly giữa các hàng 70 -80 cm; giữa các cây 40 – Quan sát kiểm tra 50 cm trực tiếp quá trình - Kỹ thuật trồng thực hiện + Bón lót phân NPK :50 – 100g/hố + Mùa trồng: Vụ Xuân tháng 3 -4 - Chăm sóc tạo tán cây mẹ sau khi trồng được 2,5 - 3 tháng Quan sát kiểm tra - Làm cỏ vun gốc 2 tháng 1 lần trực tiếp quá trình thực hiện - Bón phân sau mỗi lần thu hoạch chồi bón phân NPK , phun Benlate nồng độ 0,15% cho cây mẹ Bài 3: Giâm hom: Tiêu trí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Chuẩn bị giá thể giâm hom
  27. 26 - Làm đất hạt nhỏ kích thước 0,1-0,2 cm Quan sát kiểm tra - Đất tầng A hoặc đất tầng B, đất thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình hoặc cát pha - Phun nước sạch vào đất đủ ẩm để đóng bầu, độ ẩm 30 – Quan sát kiểm tra 40%.Tạo bầu, bầu có kích thước 4,5 cm; đường kính 11cm, trực tiếp quá trình đóng đầy bầu thực hiện hoặc làm luống đất cát pha đảm bảo độ ẩm,luống bằng đất cát pha có kích thước dài tuỳ theo; rộng 1 – 1,2m; cao 10 – 15cm 2. Giâm hom - Chọn hom bánh tẻ Quan sát kiểm tra - Tuổi hom: 10 – 15 ngày trực tiếp quá trình thực hiện - Hom phải có chồi đỉnh, không sâu bệnh, cụt ngọn -Xử lý hom ngâm hom trong thuốc Benlate, nồng độ 0,15% Quan sát kiểm tra - Chấm đầu vết cắt của hom vào thuốc kích thích ra rễ IBA, trực tiếp quá trình ABT thực hiện - Cắm hom nếu giâm trong bầu thì Hom được giâm sâu 2,5 – Quan sát kiểm tra 3 cm mỗi bầu 1 hom trực tiếp quá trình - Nếu giâm trên luống thì hom được thực hiện Bài 4: Chăm sóc cây hom Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Trong nhà hom: Quan sát + Tưới nước: Tưới hàng ngày, trừ ban đêm, mỗi lần cách nhau 30- kiểm tra 40 phút vào mùa hè, 40-60 phút vào mùa đông, thời gian tưới kéo dài 7-10 giây, tưới đến khi bộ rễ hoàn chỉnh + Bón phân: Lần 1, sau khi giâm 10 ngày, phân HVP 5015 hoặc HQ801, 20 ml/8 lít nước/ 20.000hom Lần 2, Trước khi chuyển khỏi nhà giâm hom 1 tuần, 1 kg NPK 5:10:3/ 100 lít nước/15.000 hom, tưới xong rửa sạch lá - Ngoài vườn ươm: + Tưới nước đầy đủ cho cây hom + Bón phân: 1 tuần/1 lần;1 kg NPK (5:10:3)/33 lít nước/5.000 cây,
  28. 27 tưới xong rửa sạch lá Phòng và trừ bệnh Quan sát - Phòng: Mỗi tuần phun Benlat 1 lần, nồng độ 0,06% hoặc da kiểm tra trực khuẩn linh nồng độ 0,1% tiếp quá trình - Trừ: Mỗi tuần phun Benlat hoặc da khuẩn linh, 2 lần, nồng độ thực hiện cao hơn Đảo bầu phân loại Quan sát Cây được phân loại theo từng cấp ( tốt, trung bình, xấu) và chuyển kiểm tra trực vị trí để tạo điều kiện cho rễ ngang phát triển mạnh tiếp quá trình thực hiện VI. Tài liệu tham khảo 1/ Nguyễn Quang Đê, Nguyễn Hữu Vĩnh, 1998. Giáo trính Trồng rừng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 2/ PGS, TS Nguyễn Duy Minh, 2004. Cẩm nang nhân giống cây. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 3/ Trường Công nhân Kỹ thuật lâm nghiệp IV TW, 1991. Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh. 4/ Thông tin trên mạng Internet
  29. 28 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 4. Các ủy viên: - Ông Phạm Quang Tuấn, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Văn Toàn, Nghiên cứu viên Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Cảnh Chính - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Trần Đình Mạnh - Phó trưởng khoa Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Nguyễn Kế Tiếp - Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.