Lâm nghiệp - Rừng ở Nam Bộ

ppt 80 trang vanle 2181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lâm nghiệp - Rừng ở Nam Bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptlam_nghiep_rung_o_nam_bo.ppt

Nội dung text: Lâm nghiệp - Rừng ở Nam Bộ

  1. RỪNG Ở NAM BỘ TS. NGUYỄN CHÍ THÀNH
  2. Bao gồm 22 tỉnh và thành phố, trong đó có: ❑ 9 tỉnh vùng Đông Nam Bộ: Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh ❑ 13 tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ ❑ Có 2 con sông lớn: Đồng Nai và Cửu Long
  3. RỪNG LÀ GÌ ? Theo các nhà lâm học: Rừng là những hệ sinh thái bao gồm cây, đất, nước, động vật, vi sinh vật và các loài thực vật khác cùng sống trong đó.
  4. Theo Wikipedia: “Rừng là quần xã sinh vật, trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác”
  5. Theo Morozop (1930): “Rừng là một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt trái đất và là một bộ phận của cảnh quan địa lý”
  6. Theo Tcachenco (1952): “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý. Trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”
  7. Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004): (Điều 3, Khoản 1) “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm: ▪ Quần thể thực vật rừng ▪ Quần thể động vật rừng ▪ Vi sinh vật rừng ▪ Đất rừng ▪ Và các yếu tố môi trường khác Trong đó, cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính, có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng”.
  8. “Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng”. (Khoản 2, Điều 3, Luật BV&PTR 2004)
  9. ❑ Trên quả đất mà chúng ta đang sống, rừng trải dài từ vùng bờ biển đến vùng núi cao, từ vùng nhiệt đới đến vùng bắc cực. Rừng chiếm gần 20% diện tích trái đất, trong đó có 32% rừng cận bắc cực, 26% rừng ôn đới và 42% rừng nhiệt đới. ❑ Rừng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau: ▪ Rừng thường xanh và rừng rụng lá ▪ Rừng lá kim và rừng lá rộng ▪ Rừng ẩm và rừng khô ▪ Rừng kín và rừng thưa
  10. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA RỪNG
  11. Về môi trường ❑ Là kho chứa carbon, hấp thu nhiệt từ mặt trời, sản xuất oxy, điều hòa khí hậu ❑ Điều hòa chu trình nước. Bảo vệ đất. Hạn chế xói mòn. Hạn chế bồi lắng các lòng sông, lòng hồ. ❑ Giảm tốc độ dòng chảy. Hạn chế lũ lụt. Giảm thiệt hại về tính mạng con người và tài sản do lũ gây ra. ❑ Che phủ các lưu vực sông. ❑ Phòng hộ chống xói lở bờ biển. ❑ Tạo mảng xanh cho các thành phố và khu công nghiệp
  12. Về kinh tế ❑ Cung cấp gỗ, củi ❑ Cung cấp lâm sản ngoài gỗ ❑ Cung cấp lương thực, thực phẩm ❑ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ❑ Tạo công việc làm và thu nhập cho nhân dân ❑ Duy trì và bảo vệ nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và nhà máy nước để sản xuất ra điện và nước sinh hoạt cho sản xuất và đời sống ❑ Cung cấp các sản phẩm du lịch
  13. Về sinh thái, văn hóa, lịch sử ❑ Giàu có về tài nguyên đa dạng sinh học ❑ Đa dạng về các hệ sinh thái ❑ Đa dạng về các tập quán canh tác, sinh hoạt, văn hóa của các cộng đồng nhân dân vùng rừng ❑ Là căn cứ địa cách mạng, có giá trị cao về lịch sử ❑ Rừng với vẻ đẹp hùng vĩ là tài sản vô giá, tạo cảnh quan thiên nhiên cho phát triển du lịch sinh thái, là nguồn cảm hứng của kiến trúc, âm nhạc, thơ ca.
  14. Rừng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đối phó, giảm nhẹ và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, đặc biệt là nước biển dâng. Tuy nhiên, cho đến nay những giá trị về sinh thái, môi trường, xã hội, văn hóa, lịch sử, cảnh quan, thẩm mỹ của rừng chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa tính được thành tiền để đầu tư lại một cách xứng đáng cho rừng và cho những người bảo vệ và phát triển rừng.
  15. MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ RỪNG Ở VIỆT NAM
  16. TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG TOÀN QUỐC 100 90 80 70 60 50 38,2% 40 30 20 10 0 Diện tích tự nhiên Diện tích có rừng 32.507.079 ha 12.837.333 ha (Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, 2007)
  17. TỶ LỆ GIỮA RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG 90 80,1% 80 70 60 50 40 30 19,9% 20 10 0 RỪNG RỪNG TỰ NHIÊN TRỒNG 10.283.965 ha 2.553.369 ha (Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, 2007)
  18. SO SÁNH ĐỘ CHE PHỦ RỪNG BÌNH QUÂN GIỮA CÁC VÙNG NÚI TRONG CẢ NƯỚC 60 53,2% 50,8% 50 39,8% 40 30 20 14,6% 10 0 TÂY BẮC TÂY ĐÔNG NGUYÊN TRUNG BẮC NAM BỘ BỘ (Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, 2007)
  19. SO SÁNH ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CẢ NƯỚC 40 38,2% 35 30 25 20 15 10 7,8% 8,2% 5 0 CẢ NƯỚC ĐỒNG BẰNG ĐB SÔNG SÔNG HỒNG CỬU LONG (Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, 2007)
  20. SO SÁNH DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG CỦA VÙNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN DIỆN TÍCH CÓ RỪNG 100 100 80 80 60 60 40 40 20 20 0 0 CẢ NƯỚC NAM BỘ CẢ NƯỚC NAM BỘ 32.507.079 ha 8.133.621 ha 12.837.333 ha 1.749.095 ha 100% 25% 100% 14%
  21. SO SÁNH DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG VÀ DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN CỦA VÙNG NAM BỘ TOÀN VÙNG VÙNG NÚI ĐỒNG BẰNG 100 100 100 80 80 80 60 60 60 40 40 40 20 20 20 0 0 0 TỰ NHIÊN CÓ RỪNG TỰ NHIÊN CÓ RỪNG TỰ NHIÊN CÓ RỪNG 8.133.621 ha 1.749.095 ha 4.458.279 ha 1.444.568 ha 3.675.342 ha 304.527 ha 100% 21,5% 100% 32,4% 100% 8,2% (Theo số liệu của Bộ NN&PTNT, 2007)
  22. DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG Ở VIỆT NAM
  23. DIỄN BIẾN ĐỘ CHE PHỦ RỪNG Ở VIỆT NAM 50 43% 45 40 38% 38% 35 28% 30 25 20 15 10 5 0 1943 1975 1995 2007 Chất lượng rừng
  24. MỨC ĐỘ MẤT RỪNG 140 120 100 80 60 40 20 0 1945-1975 1975-1995 Mất 3.000.000 ha Mất 2.800.000 ha BÌNH QUÂN BÌNH QUÂN 100.000 ha/năm 140.000 ha/năm
  25. MỨC ĐỘ MẤT RỪNG CỦA CÁC VÙNG TRONG 20 NĂM, 1975 - 1995 600 500 400 300 200 100 0 TÂY NGUYÊN ĐÔNG N.BỘ TRUNG T.BỘ ĐÔNG B.BỘ 600.000 ha/năm 300.000 ha/năm 200.000 ha/năm 130.000 ha/năm
  26. Nạn phá rừng và mất rừng tự nhiên đã làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng, suy thoái hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học, suy giảm năng lực phòng hộ đầu nguồn và ven biển, gia tăng nguy cơ xói mòn, gây tác động xấu đến môi trường và sự phát triển bền vững về kinh tế.
  27. HIỆN TRẠNG RỪNG CÁC TỈNH VÙNG NAM BỘ
  28. TỈNH LÂM ĐỒNG ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 977.219 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 602.142 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 547.813 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 54.329 ha ❑ Có Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà và phần Cát Lộc thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 59,5%
  29. TỈNH NINH THUẬN ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 335.800 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 148.632 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 142.340 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 6.292 ha ❑ Có 2 Vườn quốc gia: Núi Chúa và Phước Bình ❑ Độ che phủ rừng 43,8%
  30. TỈNH BÌNH THUẬN ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 783.047 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 287.464 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 264.004 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 23.460 ha ❑ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Tà Cú và Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 36,7%
  31. TỈNH ĐỒNG NAI ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 590.215 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 154.874 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 110.122 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 44.752 ha ❑ Có Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Vĩnh Cửu ❑ Độ che phủ rừng 24,8%
  32. TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 198.864 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 29.194 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 15.205 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 13.990 ha ❑ Có Vườn quốc gia Côn Đảo và Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 14,6%
  33. THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả TP: 209.554 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả TP: 33.504 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả TP: 12.072 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả TP: 21.432 ha ❑ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ ❑ Độ che phủ rừng 15,9%
  34. TỈNH BÌNH DƯƠNG ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 269.554 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 9.254 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 1.148 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 8.107 ha ❑ Độ che phủ rừng 3,4%
  35. TỈNH BÌNH PHƯỚC ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 687.335 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 132.330 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 109.313 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 23.017 ha ❑ Có Vườn quốc gia Bù Gia Mập và Khu bảo vệ cảnh quan Núi Bà Rá ❑ Độ che phủ rừng 17,7%
  36. TỈNH TÂY NINH ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 406.691 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 47.174 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 34.024 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 13.151 ha ❑ Có Vườn quốc gia Lò Gò-Xa Mát, Khu BVCQ Chàng Riệc và Núi Bà Đen ❑ Độ che phủ rừng 11,5%
  37. TỈNH LONG AN ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 449.187 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 58.474 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 800 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 57.674 ha ❑ Có Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 12,8%
  38. TỈNH ĐỒNG THÁP ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 337.408 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 10.579 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 10.579 ha ❑ Có Vườn quốc gia Tràm Chim ❑ Độ che phủ rừng 3,0%
  39. TỈNH TIỀN GIANG ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 248.177 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 10.357 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 10.357 ha ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 4,1%
  40. TỈNH BẾN TRE ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 235.684 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 3.597 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 998 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 2.599 ha ❑ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Thạnh Phú ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 1,5%
  41. TỈNH TRÀ VINH ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 224.024 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 6.574 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 1.309 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 5.265 ha ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 2,9%
  42. TỈNH HẬU GIANG ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 157.850 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 2.511 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 2.511 ha ❑ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ❑ Độ che phủ rừng 1,2%
  43. TỈNH SÓC TRĂNG ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 322.243 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 10.358 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 1.559 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 8.799 ha ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 2,9%
  44. TỈNH BẠC LIÊU ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 258.247 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 4.566 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 2.346 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 2.220 ha ❑ Có Khu bảo tồn loài-sinh cảnh Bạc Liêu ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 1,8%
  45. TỈNH AN GIANG ❑ Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh: 353.277 ha ❑ Diện tích đất có rừng toàn tỉnh: 13.995 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh: 583 ha ❑ Diện tích rừng trồng toàn tỉnh: 13.412 ha ❑ Có Khu bảo vệ cảnh quan Trà Sư ❑ Độ che phủ rừng toàn tỉnh: 3,8%
  46. TỈNH KIÊN GIANG ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 634.613 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 87.138 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 43.667 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 43.471 ha ❑ Có 2 Vườn quốc gia: U Minh Thượng và Phú Quốc ❑ Độ che phủ rừng 11,7%
  47. TỈNH CÀ MAU ❑ Tổng diện tích tự nhiên cả tỉnh: 168.298 ha ❑ Tổng diện tích đất có rừng cả tỉnh: 96.378 ha ❑ Diện tích rừng tự nhiên cả tỉnh: 8.885 ha ❑ Diện tích rừng trồng cả tỉnh: 87.493 ha ❑ Có 2 Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Hạ và 2 Khu BT Loài-SC Đầm Dơi, Chà Là ❑ Độ che phủ rừng 41,7%
  48. MỘT SỐ SINH CẢNH RỪNG Ở NAM BỘ
  49. MỘT SỐ SINH CẢNH RỪNG Ở LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI Rừng cây gỗ Rừng Gỗ-Thông Rừng Thông 3 lá Rừng gỗ-lồ ô Rừng khô Phan Rang Rừng Thông 3 lá + Dầu Rừng cây gỗ Rừng Thông 2 lá Rừng gỗ-lồ ô Rừng lồ ô Rừng lồ ô-gỗ Rừng cây họ Dầu Rừng teck Trảng cỏ Rừng đước Rừng tràm
  50. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỪNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
  51. Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004): (Điều 4 “Phân loại rừng”) Rừng ở Việt Nam được phân loại để quản lý theo mục đích sử dụng. Có 3 loại rừng: ❑ Rừng phòng hộ ❑ Rừng đặc dụng ❑ Rừng sản xuất
  52. RỪNG PHÒNG HỘ Được sử dụng chủ yếu để: ▪ Bảo vệ nguồn nước ▪ Chống xói mòn ▪ Bảo vệ đất ▪ Hạn chế thiên tai ▪ Chống sa mạc hóa ▪ Góp phần bảo vệ môi trường ▪ Điều hòa khí hậu Bao gồm: ▪ Rừng phòng hộ đầu nguồn ▪ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay ▪ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ▪ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường
  53. RỪNG ĐẶC DỤNG Được sử dụng chủ yếu để: ▪ Bảo tồn thiên nhiên ▪ Nguồn gen sinh vật rừng ▪ Bảo tồn mẫu chuẩn HST ▪ Nghiên cứu khoa học rừng của quốc gia ▪ Bảo vệ di tích LS, VH, ▪ Phục vụ nghỉ ngơi, du lịch danh lam thắng cảnh ▪ Kết hợp phòng hộ ▪ Góp phần BVMT Bao gồm: ▪ Vườn quốc gia ▪ Khu bảo tồn thiên nhiên (gồm khu dự trữ thiên nhiên + khu bảo tồn loài-sinh cảnh) ▪ Khu bảo vệ cảnh quan (khu rừng DTLS, VH, DLTC)
  54. RỪNG SẢN XUẤT Được sử dụng chủ yếu để: ▪ Sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ ▪ Kết hợp phòng hộ ▪ Góp phần bảo vệ môi trường Bao gồm: ▪ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên ▪ Rừng sản xuất là rừng trồng ▪ Rừng giống (gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận)
  55. CÁC PHÂN KHU CỦA RỪNG ĐẶC DỤNG Theo quy định của Luật BV&PTR (Điều 3), một khu rừng đặc dụng có 3 phân khu: ❑ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng ❑ Phân khu phục hồi sinh thái là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên ❑ Phân khu dịch vụ-hành chính là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của BQL khu RĐD, các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí
  56. VÙNG ĐỆM CỦA RỪNG ĐẶC DỤNG Vùng đệm là: ▪ Vùng rừng ▪ Vùng đất ▪ Vùng đất có mặt nước Nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng; Có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng.
  57. QUY CHẾ QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG (Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ)
  58. ĐỊNH NGHĨA VƯỜN QUỐC GIA (theo QĐ 186/QĐ-TTg) ❑ Là khu vực tự nhiên trên đất liền, ở vùng đất ngập nước hay vùng hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện, không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài, bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc nguy cấp ❑ Được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái ❑ Được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về hệ sinh thái đặc trưng, các loài thực vật và động vật đặc hữu, về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn
  59. Theo “Tiêu chí phân loại rừng đặc dụng” ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Vườn quốc gia là: ❑ Khu vực bảo tồn một hay nhiều mẫu đại diện cho các vùng sinh thái chủ yếu, có các loài sinh vật, các hiện tượng địa chất có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, giải trí hay phục hồi sức khỏe cấp quốc gia hoặc/và quốc tế. ❑ Phải có ít nhất 2 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên 10 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. ❑ Diện tích tối thiểu > 7.000 ha đối với VQG trên đất liền, > 5.000 ha đối với VQG trên biển, > 3.000 ha đối với VQG đất ngập nước, trong đó còn ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao. ❑ Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải < 5%.
  60. ĐỊNH NGHĨA KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN (theo QĐ 186/QĐ-TTg) ❑ Khu dự trữ thiên nhiên là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được xác lập để bảo tồn bền vững các hệ sinh thái chưa hoặc ít bị biến đổi, có các loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc nguy cấp ❑ Khu bảo tồn loài-sinh cảnh là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước, được xác lập để bảo tồn loài, bảo vệ môi trường sống, nhằm duy trì nơi cư trú và sự tồn tại lâu dài của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm hoặc đang nguy cấp.
  61. Theo “Tiêu chí phân loại rừng đặc dụng” ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khu dự trữ thiên nhiên là: ❑ Khu vực phải có các loài sinh vật, môi trường sống và cảnh quan thiên nhiên có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục, tinh thần, vui chơi, giải trí hay phục hồi sức khỏe. ❑ Phải có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên 5 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. ❑ Diện tích tối thiểu là: 5.000 ha (trên đất liền), 3.000 ha (trên biển) và 1.000 ha (đất ngập nước). Diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tính đa dạng sinh học cao phải chiếm ít nhất 70%. ❑ Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải < 5%.
  62. Theo “Tiêu chí phân loại rừng đặc dụng” ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khu bảo tồn loài-sinh cảnh là: ❑ Là sinh cảnh quan trọng (khu trú ẩn, kiếm thức ăn, sinh sản), có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của loài sinh vật có tầm cỡ quốc gia hay địa phương. ❑ Phải có ít nhất 1 loài sinh vật đặc hữu hoặc trên 3 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. ❑ Diện tích tùy thuộc vào yêu cầu về sinh cảnh của loài sinh vật cần bảo vệ, nhưng tối thiểu là 1.000 ha, trong đó các hệ sinh thái tự nhiên chiếm > 70% diện tích khu bảo tồn. ❑ Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải < 10%.
  63. ĐỊNH NGHĨA KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN (theo QĐ 186/QĐ-TTg) ❑ Khu BVCQ là khu vực có rừng và sinh cảnh tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được hình thành do có sự tác động qua lại giữa con người và tự nhiên, làm cho khu rừng và sinh cảnh ngày càng có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hóa và lịch sử. ❑ Được xác lập nhằm bảo vệ, duy trì và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa thiên nhiên và con người nhằm phục vụ cho các hoạt động về tín ngưỡng, vui chơi, giải trí, tham quan, học tập và du lịch sinh thái.
  64. Theo “Tiêu chí phân loại rừng đặc dụng” ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Khu bảo vệ cảnh quan là: ❑ Có các cảnh quan, di tích lịch sử trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước, biển có giá trị văn hóa, lịch sử, thẩm mỹ cao, sinh cảnh đa dạng, có các loài sinh vật độc đáo, có các phương thức sử dụng tài nguyên, tổ chức xã hội, phong tục, tập quán, cách sống và tín ngưỡng. ❑ Khu rừng do cộng đồng quản lý, bảo vệ theo phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó với cộng đồng về sản xuất, đời sống, văn hóa và tín ngưỡng. ❑ Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp và đất thổ cư phải < 10%.
  65. CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG Ở NAM BỘ
  66. CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Tỉnh Lâm Đồng: Tỉnh Bình Phước: ▪ VQG BiDoup-Núi Bà ▪ VQG Bù Gia Mập ▪ (Tây Cát Tiên) ▪ KBVCQ Núi Bà Rá Tỉnh Ninh Thuận: Tỉnh Đồng Nai: ▪ VQG Núi Chúa ▪ VQG Cát Tiên ▪ VQG Phước Bình ▪ KBTTN Vĩnh Cửu Tỉnh Bình Thuận: Tỉnh Tây Ninh: ▪ KBTTN Núi Tà Cú ▪ VQG Lò Gò-Xa Mát ▪ KBTTN Núi Ông ▪ KBVCQ Chàng Riệc ▪ KBVCQ Núi Bà Đen Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: ▪ VQG Côn Đảo TP.Hồ Chí Minh: ▪ KBTTN BChâu-PBửu ▪KBTTN Cần Giờ
  67. CÁC KHU RỪNG ĐẶC DỤNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tỉnh Cà Mau: Tỉnh Kiên Giang: ▪ VQG U Minh Hạ ▪ VQG Phú Quốc ▪ VQG Mũi Cà Mau ▪ VQG U Minh Thượng ▪ KBTL-SC Đầm Dơi ▪ KBVCQ Hòn Chông ▪ KBTL-SC Chà Là Tỉnh Đồng Tháp: Tỉnh Bạc Liêu: ▪ VQG Tràm Chim ▪ KBTL-SC Bạc Liêu Tỉnh An Giang: Tỉnh Bến Tre: ▪ KBVCQ Trà Sư ▪ KBTTN Thạnh Phú Tỉnh Long An: Tỉnh Hậu Giang: ▪ KBTTN Láng Sen ▪KBTTN Lung Ngọc Hoàng
  68. MỘT VÍ DỤ VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
  69. ❑ VQG Côn Đảo là một khu rừng đặc dụng ❑ Hợp phần bảo tồn rừng và Hợp phần bảo tồn biển ❑ Diện tích Hợp phần bảo tồn rừng = 5.990,7 ha ❑ Diện tích Hợp phần bảo tồn biển = 14.000 ha
  70. DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG Ở VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO Tổng diện tích phần trên cạn: 5.991 ha Tổng diện tích đất có rừng: 5.206 ha Trong đó: ▪ Rừng giàu: 229 ha ▪ Rừng trung bình: 461 ha ▪ Rừng nghèo: 3.077 ha ▪ Rừng nghèo núi đá: 368 ha ▪ Rừng phục hồi: 934 ha ▪ Rừng ngập mặn: 16 ha ▪ Rừng tre: 112 ha ▪ Rừng trồng: 10 ha
  71. TÀI NGUYÊN THỰC VẬT RỪNG ❑ Các nhà khoa học đã phát hiện 1.077 loài thực vật thuộc 640 chi, 160 họ ở VQG Côn Đảo. ❑ Trong đó, có 44 loài lần đầu tiên tìm thấy ở Côn Đảo ➔ có tên “Côn Sơn”.
  72. TÀI NGUYÊN ĐỘNG VẬT ▪ Các nhà khoa học đã phát hiện ở VQG Côn Đảo có 160 loài động vật rừng, thuộc 64 họ và 32 bộ. Trong đó: ❑ 22 loài quý hiếm theo Nghị định 32 ❑ 20 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam ❑ 12 loài có tên trong Sách Đỏ IUCN ▪ Các loài động vật biển quý hiếm đã được phát hiện như: Dugon, cá heo, rùa biển, trai tai tượng, ốc đụn cái, .
  73. MỤC TIÊU CỦA VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO 1. Bảo tồn và sử dụng hợp lý các giá trị về ĐDSH, văn hóa, lịch sử, nhân văn của các hệ sinh thái tự nhiên nhằm góp phần thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội ở huyện Côn Đảo, gắn với chức năng bảo tồn thiên nhiên theo quy định của Luật BV&PTR và Luật ĐDSH. 2. Bảo vệ thảm che thực vật rừng trên các vùng đầu nguồn sông, suối trên các hòn đảo nhằm duy trì nguồn nước ngọt cung cấp cho sự sống trên đảo và nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện Côn Đảo và góp phần củng cố khả năng phòng thủ cho vùng hải đảo tiền tiêu phía Đông Nam của nước ta. 3. Tạo cơ sở pháp lý để VQG Côn Đảo phát triển các dịch vụ môi trường rừng theo tinh thần Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, như du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng, .
  74. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG NHÌN TỪ VƯỜN QUỐC GIA CÔN ĐẢO
  75. 1. Đã tiến hành điều tra xác định thành phần loài thực vật và động vật cả rừng và biển ➔ nhưng không có kinh phí để theo dõi diễn biến, giám sát và đánh giá. 2. Chưa có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bảo tồn các loài động, thực vật rừng quý hiếm ➔ hiện tại chủ yếu là “khoanh bảo vệ” theo biện pháp kỹ thuật 327, 661. 3. Chưa có tài liệu hướng dẫn kỹ thuật phục hồi các hệ sinh thái (rừng và biển) ➔ hiện tại chủ yếu là bảo vệ để phục hồi tự nhiên. 4. Chưa tiến hành xác định giá trị kinh tế của tài nguyên rừng và biển một cách có cơ sở khoa học và pháp lý.
  76. 5. Kiến thức về bảo tồn ĐDSH, quản lý hệ sinh thái và ngoại ngữ của CBCNV cần được đào tạo để nâng cao hơn nữa, nhất là cho phần rừng. 6. Cuộc sống rất gian khổ, khó khăn về nhiều mặt, trong khi phương tiện làm việc, sinh hoạt và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. 7. Kinh phí đầu tư cho các hoạt động của VQG rất hạn chế, kể cả từ ngân sách của TW và ngân sách của tỉnh, trong khi mục tiêu và nhiệm vụ vẫn phải thực hiện. 8. Chưa có cơ chế, chính sách rõ ràng, cụ thể về đất đai, tài nguyên rừng và đầu tư để tạo thuận lợi cho VQG có thể phát triển du lịch sinh thái
  77. 9. Chưa có địa điểm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật để lưu trữ, bảo quản các mẫu vật về thực vật và động vật. 10. Công tác nghiên cứu khoa học còn rất hạn chế về xác định đề tài, năng lực nghiên cứu và kinh phí. 11. Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở vùng đệm để ổn định sinh kế cho các hộ nông dân, giảm áp lực đối với việc bảo tồn thiên nhiên còn rất hạn chế. 12. Sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ngành ở TW, giữa các Sở, Ngành ở địa phương theo cách quản lý tổng hợp, liên ngành đối với VQG còn bất cập.
  78. 13. Các cơ sở đào tạo, nhất là đào tạo chuyên ngành, chưa có chương trình riêng phù hợp với từng loại rừng để sinh viên có thể nắm bắt công việc sau khi tốt nghiệp về công tác ở địa phương. 14. Thiếu các dự án về bảo tồn ĐDSH, bảo vệ rừng có sự tham gia của cộng đồng nhân dân địa phương trên cơ sở chia sẻ lợi ích và trách nhiệm cụ thể, rõ ràng giữa các bên. 15. Cần có chiến lược đào tạo Giám đốc các VQG và Khu BTTN một cách bài bản và cơ bản, về mọi kiến thức và kỹ năng. Đây là yếu tố rất quan trọng để quản lý tốt một khu rừng đặc dụng.
  79. GỢI Ý MỘT SỐ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ RỪNG ĐẶ C DỤNG Ở NAM BỘ 1. Điều tra các loài thực vật quý hiếm, các sinh cảnh phân bố và đề xuất các biện pháp bảo tồn 2. Điều tra các loài động vật có xương sống quý hiếm, các sinh cảnh phân bố và đề xuất các biện pháp bảo tồn 3. Điều tra các loài côn trùng, các sinh cảnh phân bố và đề xuất các biện pháp bảo tồn 4. Điều tra các loài thủy sinh vật quý hiếm, các sinh cảnh phân bố và đề xuất các biện pháp bảo tồn 5. Nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế của khu RĐD
  80. 5. Điều tra đánh giá các tài nguyên du lịch sinh thái của khu RĐD. Đề xuất các sản phẩm du lịch sinh thái. 6. Điều tra đánh giá sự tham gia của cộng đồng nhân dân vùng đệm trong các hoạt động của khu RĐD. Đề xuất các biện pháp chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa Ban quản lý Khu RĐD và cộng đồng vùng đệm. 7. Điều tra nghiên cứu hệ sinh thái đất ngập nước trong khu RĐD: Đặc điểm; Sự ĐDSH; Giá trị; Đề xuất các biện pháp bảo tồn và sử dụng hợp lý. 8. Nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách có liên quan đến việc quản lý khu RĐD: Bảo vệ rừng; Bảo tồn ĐDSH; Phục hồi hệ sinh thái; Sử dụng tài nguyên rừng và ĐDSH; Nâng cao năng lực.