Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất

pdf 50 trang vanle 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_lap_ke_hoach_san_xuat.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Lập kế hoạch sản xuất

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mã số: MĐ01 NGHỀ TRỒNG KEO, BỒ ĐỀ, BẠCH ĐÀN LÀM NGUYÊN LIỆU GIẤY Trình độ sơ cấp nghề Rừng Bạch đàn mô 6 tuổi Gia Thanh - Phù Ninh- Phú Thọ
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Với diện tích đất rừng lớn, nguồn nhân lực dồi dào thì việc phát triển kinh tế từ rừng trong những năm trước mắt và lâu dài nhằm khai thác lợi thế đó của rừng là một việc làm hết sức quan trọng và đúng đắn. Để phát triển kinh tế từ trồng rừng, tăng độ che phủ và khai thác tốt tiềm năng đất rừng, chương trình dạy nghề trồng keo, bồ đề và bạch đàn nhằm hướng dẫn cho người dân lập được phương án sản xuất và tiến hành trồng có hiệu quả cây nguyên liệu giấy. Nội dung giáo trình này nêu một cách ngắn gọn những kiến thức, kỹ năng cơ bản về lập kế hoạch và hạch toán sản xuất cho trồng keo, bạch đàn và bồ đề làm nguyên liệu giấy. Giáo trình có chú ý đến việc rèn kỹ năng thực hành để giúp người học áp dụng vào sản xuất thành công, đem lại hiệu quả kinh tế. Nội dung giáo trình gồm 03 bài: Bài mở đầu Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất Bài 2: Xác định chi phí và hạch toán sản xuất Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội và các hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ (Bộ Nông Nghiệp &PTNT). Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp &PTNT, cám ơn sự tham gia của các cán bộ Tổng công ty Giấy Việt Nam. Sự đóng góp về chuyên môn của các chuyên gia trong hội đồng thẩm định, giáo viên có kinh nghiệm từ Trường Đại học Lâm nghiệp, Viện nghiên cứu cây Nguyên liệu Giấy, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông Lâm miền núi phía bắc đã giúp chúng tôi hoàn thành cuốn tài liệu này./. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia nhóm biên soạn: 1. Ths. Nguyễn Xuân Lới (Chủ biên) 2. Ths. Dương Danh Công 3. KS Nguyễn Thanh Tú
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 7 BÀI MỞ ĐẦU 8 A. Nội dung 8 1. Tầm quan trọng của việc phát triển rừng nguyên liệu giấy 8 2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy 9 2.1 Tình hình trồng rừng nguyên liệu giấy 9 2.2. Tình hình tiêu thụ giấy, gỗ nguyên liệu giấy 10 2.2.1. Khả năng cung và cầu của gỗ nguyên liệu giấy 10 2.2.2. Tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy 12 3. Lựa chọn trồng cây nguyên liệu giấy 13 3.1. Yêu cầu về điều kiện gây trồng 13 3.2. Yêu cầu về chi phí đầu tư sản xuất 14 B. Câu hỏi và bài tập 16 C. Ghi nhớ 16 Bài 1: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT 17 A. Nội dung 17 1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất 17 1.1. Định mức các chi phí cho trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng. 17 1.2. Điều kiện địa hình, đất đai, thực bì, khí hậu 20 1.3. Nguồn lao động, tài chính 22 2. Xây dựng nội dung kế hoạch sản xuất 22 2.1. Kế hoạch về diện tích 22 2.2. Kế hoạch giống 23 2.3. Kế hoạch trồng rừng 24 2.3.1. Xử lý thực bì 24
  5. 5 2.3.2. Làm đất trồng rừng 25 2.3.3. Bón phân và lấp hố 26 2.3.4. Trồng cây 26 2.3.5. Kiểm tra, trồng dặm 27 2.4. Kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rừng 27 2.4.1. Kế hoạch chăm sóc 27 2.4.2. Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh 28 2.4.3. Kế hoạch bảo vệ rừng 28 2.5. Kế hoạch khai thác rừng 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 29 C. Ghi nhớ 35 BÀI 2: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT 36 A.Nội dung 36 1. Xác định các loại chi phí 36 1.1. Khái niệm chi phí 36 1.2. Phân loại chi phí 36 1.3. Tính toán chi phí sản xuất 38 1.4. Hạch toán giá thành sản phẩm 38 2. Hạch toán doanh thu và lợi nhuận 40 2.1. Khái niệm hạch toán 40 2.2. Tính doanh thu 40 2. 3. Hạch toán lợi nhuận 41 2. Tính doanh thu 43 3. Tính lợi nhuận 43 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 43 1. Kiến thức 43 2. Kỹ năng 43 C. Ghi nhớ 45 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 47 I. Vị trí, tính chất của mô đun 47 II. Mục tiêu của mô đun 47 III. Nội dung chính của mô đun 47
  6. 6 IV. Yêu cầu đánh giá về kết quả học tập 48 4.1. Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất 48 4.2. Bài 2: Xác định chi phí và hạch toán sản xuất 48 V. Tài liệu tham khảo 49
  7. 7 MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun - Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất” có thời gian đào tạo là 40 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 26 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này giúp cho học viên tìm hiểu tình hình sản xuất rừng nguyên liệu giấy tại địa phương, xây dựng kế hoạch sản xuất, xác định chi phí và hạch toán sản xuất keo, bồ đề, bạch đàn. Mô đun bao gồm 3 bài học, ngoài bài mở đầu, mỗi bài học được kết cấu theo trình tự giới thiệu kiến thức lý thuyết, các bước thực hiện công việc, phần câu hỏi bài tập và ghi nhớ. Ngoài ra giáo trình có phần hướng dẫn giảng dạy mô đun nêu chi tiết về nguồn lực cần thiết gồm trang thiết bị và vật tư thực hành, cách thức tiến hành, thời gian, tiêu chuẩn sản phẩm mà học viên phải đạt được qua mỗi bài tập. Đây là mô đun cơ sở và là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên việc giảng dạy của mô đun nên tổ chức tại địa bàn thôn, xã để có cơ sở thu thập thông tin nhằm giúp cho học viên lập kế hoạch, tính toán các khoản chi phí và dự tính lợi nhuận khi trồng các loài cây keo, bồ đề và bạch đàn làm nguyên liệu giấy.
  8. 8 BÀI MỞ ĐẦU Mã bài: MĐ 01 - 00 Vùng nguyên liệu giấy là vùng tập trung rừng nguyên liệu cho sản xuất giấy và bột giấy. Phát triển rừng nguyên liệu giấy hiện nay phải dựa trên cơ sở rừng trồng thâm canh với các loài cây phù hợp, tập trung với điều kiện đất đai, khí hậu tốt, kết hợp các loại cây trồng cho năng suất cao. Rừng tự nhiên hiện nay nước ta (bao gồm cả rừng gỗ và tre nứa) chỉ là đối tượng tận dụng trong giai đoạn đầu khi mà nguyên liệu rừng trồng chưa đủ cung cấp cho nhà máy nguyên liệu giấy hoạt động. Xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu giấy phải gắn liền với lợi ích, quyền lợi của người lao động trồng rừng, thông qua các chính sách ưu đăi, ưu tiên cụ thể, nhất là đối với các vùng có kinh tế khó khăn, địa hình trải rộng, phức tạp, giao thông chưa phát triển, dịch vụ còn hạn chế. Mục tiêu: - Trình bày được tầm quan trọng của việc phát triển rừng nguyên liệu giấy và hiện trạng phát triển và tiêu thụ cây nguyên liệu giấy hiện nay. - Liệt kê được một số yêu cầu để trồng cây nguyên liệu giấy để trên cơ sở đó phân tích, vận dụng vào việc phát triển trồng cây keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy tại địa phương. A. Nội dung 1. Tầm quan trọng của việc phát triển rừng nguyên liệu giấy Rừng nguyên liệu giấy có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - xã hội: Trồng rừng nguyên liệu giấy cung cấp nguyên liệu là điều kiện cần nhất cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến lâm sản khác như sản xuất ván nhân tạo Trồng cây nguyên liệu giấy làm giảm đi gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy cho ngành giấy, tránh sự phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài đồng thời có thể tự chủ phần nào giá nguyên liệu đối với các nhà máy sản xuất. Hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều sử dụng nguyên liệu tự nhiên là chủ yếu, các nguồn nguyên liệu khác như giấy loại, giấy phế thải chỉ đóng góp một tỷ lệ rất nhỏ vào việc sản xuất giấy và bột giấy. Trồng rừng nguyên liệu giấy góp phần tăng diện tích đất rừng của cả nước, tăng độ che phủ của rừng. Riêng đối với nhiều vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán hay xói mòn đất thì rừng nguyên liệu giấy còn có tác dụng chống xói mòn, hạn chế lũ quét, tăng khả năng điều tiết nguồn nước.
  9. 9 Việc phát triển trồn rừng nguyên liệu giấy trên các vùng rừng miền núi hay các khu vực vùng sâu vùng xa đã góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập cho người dân. Thông qua việc hướng dẫn phương pháp, tập huấn cách thức trồng trọt, kèm theo đó là giúp đỡ người dân về cây giống và một số vốn ban đầu để người dân trực tiếp gây dựng và phát triển rừng nguyên liệu giấy. Bên cạnh đó xét về mặt sinh thái và môi trường: Trồng rừng nguyên liệu giấy sẽ tạo sự cân bằng về sinh thái cho các vùng có rừng nguyên liệu giấy, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng. 2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy 2.1 Tình hình trồng rừng nguyên liệu giấy Nước ta có tổng diện tích tự nhiên là 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất lâm nông nghiệp. Như vậy, ngành Lâm nghiệp đă và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích đất lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Theo khảo sát đánh giá và tổng hợp của Viện quy hoạch rừng Việt Nam trong những thập niên qua, các vùng lập địa quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại Việt Nam được chia ra thành 6 vùng như sau: + Vùng Tây Bắc + Vùng Đông Bắc + Vùng Trung tâm Bắc bộ + Vùng Bắc Trung Bộ + Vùng Nam Trung bộ + Vùng Bắc Tây Nguyên
  10. 10 Hình 1.0.1: Rừng nguyên liệu giấy trồng tại Tam Nông – Phú Thọ Việc trồng cây nguyên liệu giấy hiện nay, ngoài việc tham gia của các công ty lâm nghiệp, các doanh nghiệp, thì việc phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy tại các hộ gia đình là hết sức cần thiết, phù hợp với điều kiện và tình hình hiện tại. Họ sử dụng quỹ đất gia đình được giao hoặc thuê khoán đất để trồng rừng. Kết quả, trong những năm vừa qua, nhiều hộ trồng rừng đã có thu nhập cao (cao hơn so với trồng một số loài cây khác), đời sống được nâng lên rõ rệt. 2.2. Tình hình tiêu thụ giấy, gỗ nguyên liệu giấy Hiện trạng của ngành giấy hiện nay là thiếu nguyên liệu trong nước, khối lượng nguyên liệu nhập ngoại là khá lớn. Do đó, yêu cầu bức thiết hiện nay để phát triển tốt ngành công nghiệp giấy thì phải có chiến lược phát triển vùn g nguyên liệu giấy một cách phù hợp. 2.2.1. Khả năng cung và cầu của gỗ nguyên liệu giấy Cây trồng nguyên liệu giấy có sản phẩm chính là gỗ nguyên liệu. Tuy nhiên, để tiến hành sản xuất sản phẩm dựa trên nhu cầu của thị trường thì người sản xuất cần phải nắm được khả năng cung và cầu của gỗ nguyên liệu trong vùng, cụ thể: + Vùng nguyên liệu giấy và người trồng nguyên liệu giấy. + Điều kiện mua và bán gỗ nguyên liệu, diễn biến trong tương lai. + Đường giao thông để vận chuyển + Số liệu thống kê về tình hình tiêu thụ các loại gỗ nguyên liệu.
  11. 11 Bảng 01: Tình hình cung và cầu nguyên liệu gỗ tại các nhà máy trong vùng Khả Cung Nhà máy Sản phẩm Yêu cầu Cung/cầu năng cấp Gỗ keo Nhà máy 1 Gỗ bạch đàn Gỗ bồ đề Gỗ keo Nhà máy 2 Gỗ bạch đàn Gỗ bồ đề Gỗ keo Tổng trong Gỗ bạch đàn vùng Gỗ bồ đề Bảng 02: Tiêu thụ gỗ, gỗ nguyên liệu giấy tại các nhà máy trong vùng . năm 2012 Nhà máy Gỗ lớn Gỗ nguyên Tre nứa Bột giấy Ghi chú (m3) liệu (m3) (tấn) (tấn) Nhà máy 1 Nhà máy 2 Nhà máy 3 Khác Tổng cộng
  12. 12 2.2.2. Tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy Đối với cây nguyên liệu giấy, khi sản phẩm làm ra thì giá sản phẩm phụ thuộc nhiều vào quy cách của sản phẩm, địa điểm bán sản phẩm (bởi vì liên quan đến chi phí vận chuyển). Vì vậy, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm gỗ nguyên liệu giấy người trồng rừng cần biết được các thông tin liên quan như: + Chi phí vận chuyển: Chi phí vận chuyển gỗ nguyên liệu giấy ngoài việc căn cứ vào khối lượng vận chuyển, còn dựa vào khoảng cách, chất lượng đường và phương tiện vận chuyển. + Đơn giá và xu hướng giá gỗ nguyên liệu (tại nơi khai thác, cạnh đường và tại cổng nhà máy) và giá sản phẩm của nhà máy. Ví dụ 01: Giá gỗ nguyên liệu tại điểm khai thác đến tiêu thụ tại nhà máy giấy Bãi Bằng (Phù Ninh – Phú Thọ) Giá TT Giá Mô tả (VND/tấn) 1 Giá cây đứng (Tại Giá của gỗ nguyên liệu 450.000 Tân Sơn, Thanh Sơn Phú Thọ) 2 Phí chặt hạ Chi phí chặt hạ 100.000 3 Phí vận xuất và bốc Chi phí vận xuất từ điểm chặt hạ 100.000 dỡ đến bãi 1+ phí bốc lên xe tải 4 Giá tại bãi 1 Giá cây đứng+ chặt hạ+ Phí vận 650.000 xuất từ điểm chặt hạ đến bãi 1+ phí bốc lên xe tải 5 Phí vận chuyển Phí vận chuyển từ bãi 1 đến cổng 200.000 nhà máy 6 Giá tại cổng nhà máy Giá tại cổng nhà máy 850.000
  13. 13 Ví dụ 02: Giá gỗ nguyên liệu và chi phí vận chuyển trung bình của Nhà máy Giấy Bãi Bằng năm 2012 Loại gỗ nguyên liệu Kích thước Giá gỗ NL tại Chi phí vận cổng Nhà máy chuyển (chủng loại) D(cm) L (m) (VND/tấn) (VND/tấn) Keo 5-16 2 750.000 200.000 >16 2 850.000 200.000 Bạch đàn 5-16 2 750.000 200.000 >16 2 850.000 200.000 Bồ đề 5-16 2 750.000 200.000 >16 2 850.000 200.000 3. Lựa chọn trồng cây nguyên liệu giấy 3.1. Yêu cầu về điều kiện gây trồng Đối với mỗi loại cây trồng, chúng đều có những yêu cầu nhất định về điều kiện khí hậu, địa hình cũng như yêu cầu về điều kiện đất đai, khí hậu. Cụ thể đối với từng loại cây trồng, khi lựa chọn cần quan tâm đến: Đối với bạch đàn Đây là cây nhập nội, khả năng phát triển nhanh, trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Bạch đàn sinh trưởng tốt trên các lập địa giàu chất dinh dưỡng, đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, dễ thoát nước. Tuy nhiên, do là loài cây không kén đất nên có thể trồng bạch đàn trên đất khô, trọc, đất chua, nghèo dinh dưỡng, nhưng cần áp dụng biện pháp thâm canh mới sinh trưởng tốt. Không nên trồng được bạch đàn trên đất có độ dốc lớn hơn 250, đất trên nền đá vôi có độ kiềm cao, đất sét nặng, chặt bí, đất rừng có thực bì xâm lấn còn phát triển mạnh. Như vậy, với một số đất đã nghèo kiệt chất dinh dưỡng thì vẫn có thể trồng được bạch đàn. Đối với loài keo (keo lá tràm và keo tai tượng) Keo lá tràm và keo tai tượng là giống cây nhập nội vào nước ta chủ yếu từ Ôtxaylia. Keo sinh trưởng và phát triển bình thường ở độ cao dưới 500 m, nhiệt độ
  14. 14 thích hợp từ 18 – 240C, Sinh trưởng tốt ở những nơi có tầng đất dày, ẩm, giàu chất dinh dưỡng. Keo cũng có thể sinh trưởng được trên tầng đất mỏng, chua, thịt nhẹ. Tuy nhiên, Keo không trồng được trên đất bị Giây nặng, ngập úng nước, đất sét nặng, đất ngập mặn. Trong thực tế keo trồng còn có khả năng giữ ẩm, cải tạo đất. Đối với bồ đề Bồ đề được gieo trồng nhiều tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và Yên Bái. Là loài cây lâm nghiệp có khả năng phù hợp với khí hậu vùng trung du và miền núi phía bắc (cụ thể là vùng đông bắc) là những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây bồ đề. Bồ đề sinh trưởng và phát triển bình thường ở nơi có nhiệt độ trung bình năm từ 21-230C, lượng mưa trung bình là từ 1700 mm trở lên và không bị ảnh hưởng của gió lào và gió phơn nóng. Tuy nhiên bồ đề thích hợp với loại đất feralit vàng, đỏ vàng đồi núi thấp có tầng phong hóa dày, đât thoát nước nhưng thường xuyên có độ ẩm cao. 3.2. Yêu cầu về chi phí đầu tư sản xuất Để tính chi phí đầu tư cho sản xuất trồng keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy, các cơ sở sản xuất cần tính toán chi tiết cho các hoạt động trồng rừng như: - Công lao động: + Phát dọn thực bì + Công vận chuyển phân và bón lót + Công vận chuyển cây đến hố và trồng cây + Trồng dặm + Làm đường ranh cản lửa + Phòng trừ sâu bệnh + Chăm sóc lần 1 + Chăm sóc lần 2 + Chăm sóc lần 3 - Mua cây giống (cây trồng chính và cây dự phòng) - Mua phân bón NPK ch: (bón lót, bón chăm sóc năm 1, năm thứ hai và năm thứ 3) - Thuê bảo vệ
  15. 15 - Thuế đất - Trả lãi vốn ngân hàng - Khấu hao nhà cửa, dụng cụ (nếu có) - Thuốc trừ sâu Như vây, tùy theo mỗi loại cây trồng và tùy theo mỗi điều kiện của cơ sở sản xuất, chi phí chung cho 01 ha trồng cây nguyên liệu giấy (năm thứ nhất) là khoảng 20 – 30 triệu đồng. Ví dụ 03: Chi phí trồng 1ha bạch đàn đỏ tại Phú Thọ (chi phí năm thứ nhất) Đơn vị Đơn giá TT Loại chi phí Số lượng Thành tiền (đ) tính (đ) 1 Công lao động công 100 100.000 10.000.000 2 Mua cây giống cây 1466 600 879.600 3 Mua phân bón kg 1333x0.2 4.000 1.066.400 4 Thuê bảo vệ đồng 01 1.500.000 1.500.000 5 Thuế đất đồng 400.000 đ 6 Trả lãi ngân đồng 8.000.000 hàng Tổng cộng 21.846.000 Vì vậy, khi tiến hành dự kiến trồng cây nguyên liệu giấy, các cơ sở sản xuất căn cứ vào diện tích để dự tính số vốn cần đầu tư? Nguồn cung cấp vốn? để chủ động trong quá trình sản xuất.
  16. 16 Hình 1.0.2: Rừng bạch đàn tại Quế Lâm – Đoan Hùng – Phú Thọ B. Câu hỏi và bài tập Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết tầm quan trọng của việc trồng cây keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu Giấy? Câu hỏi 2: Anh (chị) hãy cho biết yêu cầu về điều kiện khí hậu, địa hình và điều kiện đất đai, thực bì để trồng mỗi loại cây: keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy? C. Ghi nhớ - Giá gỗ nguyên liệu giấy tùy thuộc vào dạng sản phẩm, chất lượng sản phẩm và vị trí bán hàng.
  17. 17 Bài 1: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu - Trình bày được các căn cứ để lập kế hoạch sản xuất - Lập được kế hoạch trồng keo, bồ đề và bạch đàn làm nguyên liệu giấy dự kiến đưa vào trồng tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A. Nội dung 1. Căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất 1.1. Định mức các chi phí cho trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác rừng trồng. Xây dựng quy trình kỹ thuật cho cây trồng có một tầm quan trọng đặc biệt. Căn cứ vào yêu cầu sinh lý của cây trồng, vào điều kiện cụ thể của từng cơ sở, các mức năng suất cần đạt được Trong bảng quy trình kỹ thuật, chúng ta sẽ xác định toàn bộ chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu để tiến hành sản xuất cây trồng đó. Quy trình kỹ thuật (hay quy trình sản xuất) là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất, là cơ sở để cân đối sức lao động, vật tư kỹ thuật. Nội dung chính của bảng quy trình kỹ thuật phải thể hiện được một số đặc điểm chủ yếu sau: - Tiêu chuẩn kỹ thuật và thời gian hoàn thành từng khâu canh tác. - Định mức và hao phí vật tư chủ yếu. - Định mức và hao phí lao động. Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào các biện pháp liên hoàn như: Biện pháp thủy lợi, phòng trừ sâu bệnh, làm đất, mật độ trồng cho nên, muốn đảm bảo kế hoạch sản xuất thực hiện tốt, nhất thiết phải có các kế hoạch biện pháp hoàn chỉnh. Ví dụ 01: Định mức nhân công và giá thành trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch – Vĩnh Phúc - Loài cây trồng: Bạch đàn đỏ - Mật độ trồng; 1.333 cây/ha
  18. 18 - Công thức kỹ thuật: F3B3I<30L2 Khối Định Tính cho Số hiệu TT Tên công việc ĐVT lượng mức 1ha lô I Tổng số công c/ha 63,96 A Công trực tiếp c/ha 63,96 1 Phát dọn thực bì m2/c 10.000 639 15,65 2 Cốc hố (40x40x40) hố/c 1.333 57 23,39 3 Lấp hố hố/c 1.333 163 8,18 4 Vận chuyển phân và hố/c 1.333 250 5,33 bón lót 5 Vận chuyển và bốc c/ha 0,50 cây con 6 Vận chuyển cây đến cây/c 1.333 193 6,91 hố và trồng 7 Làm đường ranh cản c/ha 1,00 lửa 8 Phòng trừ sâu bệnh c/ha 1,00 9 Trồng dặm c/ha 1,00 10 Nghiệm thu c/ha 1,00 II Dự toán A Trực tiếp phí đ/ha 11.177.078 1 Chi phí nhân công đ/ha 6396 132.130 8.451.053 Chi phí tiền lương đ/ha 107.423 8.870.775 Chi phí đ/ha 24.707 1.580.276 BHXH+CĐ+Y tế+ 2 Vật liệu đ/ha 2.726.025
  19. 19 Cây con trồng chính đ/ha 1.533 800 1.226.400 + trồng dặm Phân bón + Vận đ/ha 266,6 5.625 1.499.625 chuyển B Chi phí phục vụ đ/ha 250.000 (thiết kế) C Chi phí sản xuất đ/ha 11.427.078 D Chi phí quản lý đ/ha 1.142.708 E Dự toán xây lắp đ/ha 12.569786 F Chi phí BQLCT đ/ha 251.396 (2%) TỔNG 12.821.182 Ví dụ 2: Định mức công và giá thành chăm sóc rừng trồng năm thứ nhất tại Công ty lâm nghiệp Lập Thạch – Vĩnh Phúc. - Loài cây trồng: Bạch đàn - Mật độ trồng; 1333 cây/ha - Công thức kỹ thuật: F3B1,2I<30L1 Khối Định Tính cho Số hiệu TT Tên công việc ĐVT lượng mức 1ha lô I Tổng số công c/ha 50,87 A Công trực tiếp c/ha 50,87 1 Chăm sóc lần 1 17,05 2 Phát thực bì cạnh m2/c 10.000 802 9,73 tranh 3 Rẫy cỏ, xới hố cây/c 1.333 182 7,32 4 Chăm sóc lần 2 17,07
  20. 20 5 Phát thực bì cạnh m2/c 10.000 1.026 9,75 tranh 5 Rẫy cỏ, xới hố cây/c 1.333 182 7,32 6 Chăm sóc lần 3 9,75 7 Phát thực bì cạnh m2/c 10.000 1.026 9,75 tranh 8 Quản lý BVR c/ha 5,00 9 Nghiệm thu, giám sát c/ha 2,00 II Dự toán A Trực tiếp phí đ/ha 6.721.019 1 Chi phí nhân công đ/ha 50,67 132.130 6.721.019 2 Vật liệu đ/ha B Chi phí phục vụ (thiết đ/ha 12.500 kế) C Chi phí sản xuất đ/ha 6.733.519 D Chi phí quản lý đ/ha 673.352 E Dự toán xây lắp đ/ha 7.406.870 F Chi phí BQLCT (2%) đ/ha 148.137 TỔNG đ/ha 7.555.008 1.2. Điều kiện địa hình, đất đai, thực bì, khí hậu Điều kiện tự nhiên của các cơ sở sản xuất là yếu tố quyết định đến phương hướng sản xuất cũng như các kế hoạch sản xuất. Về mặt điều kiện tự nhiên trước hết là điều kiện thời tiết khí hậu. Mỗi vùng, mỗi cơ sở sản xuất có điều kiện đất đai và khí hậu khác nhau nên phải bố trí các loại cây trồng phù hợp tương ứng. Việc phân tích kỹ các điều kiện tự nhiên để xác định và lựa chọn cây trồng phù hợp theo nguyên tắc “ đất nào cây ấy” và kết hợp nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trên 1 đơn vị diện tích.
  21. 21 Đất đai trồng cây nguyên liệu giấy, cần lựa chọn, nắm được số lượng và chất lượng đất trồng của cơ sở: bao nhiêu diện tích đất đã đưa vào sản xuất? Bao nhiêu diện tích còn chưa đưa vào sản xuất? Nắm vững từng vùng, từng lô khoảnh, hiện trạng sử dụng để tiến hành lập kế hoạch cụ thể. Bảng 01: Khảo sát các yếu tố tự nhiên cho trồng rừng nguyên liệu giấy Loài cây: Lô số: . Địa điểm trồng rừng: . TT Chỉ tiêu kinh tế Đặc điểm I ĐỊA HÌNH 1 Độ cao tuyệt đối/tương đối 2 Độ dốc- hướng dốc II ĐẤT 1 Loại đất 2 Độ sâu 3 Thành phần cơ giới 4 Tỷ lệ đá lẫn 5 Độ chặt 6 Đấ nổi, đá ngầm (%) 7 Tình hình xói mòn III THỰC BÌ 1 Loại thực bì 2 Sinh trưởng chiều cao bình quân 3 Độ che phủ (%)
  22. 22 4 Loại cây ưu thế IV KHÍ HẬU 1 Độ ẩm, địa thế 2 Sương gió hại 1.3. Nguồn lao động, tài chính Nguồn vốn, lao động, kỹ thuật là những yếu tố quyết định đến năng lực sản xuất thực tế của các cơ sở, quyết định quy mô sản xuất của từng sản phẩm, khả năng mở rộng, khả năng chuyển hướng sản xuất của các cơ sở sản xuất. Việc xác định được các yếu tố nguồn lực của cơ sở sẽ là căn cứ hữu ích cho các chủ cơ sở trong việc cân đối các nguồn lực để xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng công việc, từng công đoạn, từng sản phẩm, từng ngành hay cho toàn bộ cơ sở sản xuất. Nắm vững được cơ sở vật chất, nguồn vốn và khả năng vay vốn để sản xuất. Nắm được số lượng và chất lượng lao động của cơ sở. Ngoài các căn cứ chính nêu trên, để lập kế hoạch sản xuất các cơ sở sản xuất cần lưu tâm đến cơ sở hạ tầng tại địa phương như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ đặc biệt là các chính sách liên quan đến trồng rừng và bảo vệ rừng, chủ trương chính sách của địa phương về trồng rừng cũng cần được quan tâm. 2. Xây dựng nội dung kế hoạch sản xuất 2.1. Kế hoạch về diện tích Xây dựng kế hoạch về diện tích trước hết cần phân tích nguồn đất đai của cơ sở bao gồm: Sở hữu về đất đai: đất đai của hộ thuộc loại hình sở hữu nào? đất sở hữu, đất thuê mướn, đất đấu thầu, khai hoang, phục hóa Tổng diện tích đất đang sở hữu là bao nhiêu và đang sử dụng là bao nhiêu? Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng tốt hay xấu, độ che phủ? Vị trí địa lý của từng lô, khoảnh đất: gần nhà, xa nhà? Loại hình đất, độ cao? Các điều kiện sử dụng từng lô, khoảnh như thủy lợi, đường giao thông
  23. 23 Hiện trạng sử dụng khu đất đó thế nào? Hiện đang trồng gì? Làm gì? Có những thuận lợi và khó khăn gì khi sử dụng các khu đất đó? - Điều kiện thời tiết khí hậu, môi trường xung quanh của lô, khoảnh đất thế nào? Sau khi tiến hành phân tích nguồn và tình hình sử dụng nguồn đất hiện tại, các cơ sở sẽ tìm ra các phương án để sử dụng hợp lý đất đai. Cụ thể là xác định được diện tích trồng cây. Xác định diện tích đất trồng hợp lý cho sản xuất là mục đích rất quan trọng khi lập kế hoạch diện tích. Qui mô diện tích cây trồng hợp lý phù hợp với điều kiện sản xuất của cơ sở sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao trong việc sản xuất. 2.2. Kế hoạch giống Giống là tiền đề tạo ra năng suất cây trồng cao, khi xây dựng kế hoạch giống cần dựa vào diện tích trồng của kế hoạch từng vụ trồng, kế hoạch hàng năm, vào mức giống của từng loại cây trồng trên đơn vị diện tích, các cơ sở sản xuất cần phải chuẩn bị đầy đủ số cây giống để trồng kịp thời vụ. Tùy vào các loại cây trồng và phương thức trồng mà cách tính số lượng giống cũng khác nhau. Xây dựng kế hoạch giống phải có số lượng dự phòng khi phải trồng lại vì hư hỏng (đối với cây trồng lâm nghiệp thường là 10%). Trong khi xây dựng kế hoạch giống cần chú ý đến các loại giống có năng suất cao, những giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, có khả năng thích nghi cao và sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ được lựa chọn và ưu tiên. Xây dựng kế hoạch giống cần căn cứ vào diện tích trồng, phương thức trồng. Sau khi xác định được số lượng và chất lượng của từng loại giống các cơ sở sẽ tiến hành cân đối xem hiện tại cơ sở đã có số lượng từng loại giống là bao nhiêu, so với nhu cầu kỳ kế hoạch là đã đủ hay thiếu. Nếu thiếu các cơ sở sẽ có kế hoạch chủ động mua vào nhằm đáp ứng lịch thời vụ của từng loại cây trồng. Xác định khối lượng giống cây trồng ta cần chú ý đến các yêu cầu: chất lượng, tiêu chuẩn cây giống, thời gian sử dụng từng loại giống, nguồn cung ứng giống. Dự tính khối lượng giống theo công thức: KL giống = DT gieo trồng x Mật độ gieo trồng + tỷ lệ dự phòng
  24. 24 Hình 1.1.1: Vườn ươm keo giống Ví dụ 03: Yêu cầu về giống để trồng thâm canh cây Bạch đàn mô - Yêu cầu một số tiêu chuẩn giống: + Tuân thủ các qui định về quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp. + Cây con giống có tuổi xuất vườn từ 3,0 – 3,5 tháng. + Cây có chiều cao trên 20-30 cm, đường kính gốc > 0,2cm. + Hình thái cây xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối. - Mật độ: 1333 cây/ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2,5 m. - Quy cách hố: 40 x 40 x 40 cm - Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85 % - Như vậy tổng số cây giống cho 1ha là: 1333 + 133 = 1466 cây 2.3. Kế hoạch trồng rừng 2.3.1. Xử lý thực bì Xử lý thực bì có hai phương thức chính: Có thể sử lý toàn diện hoặc xử lý cục bộ, theo lô.
  25. 25 Phát dọn toàn bộ thực bì trên lô thường áp dụng tại những nơi có độ dốc thấp, không có mưa lớn kéo dài. Đối với phương thức này, nơi có điều kiện thuận lợi và điều kiện cho phép thì có thể dùng máy ủi, ủi toàn bộ thực bì. Phát dọn cục bộ; Là phương pháp phát dọn thực bì trên một phần diện tích. Thực bì được xử lý trước khi cuốc hố trồng từ 20 ngày đến 1 tháng. 2.3.2. Làm đất trồng rừng Làm đất toàn diện: thường áp dụng ở những kế hoạch làm đất như cày, bừa, cuốc hố là một trong những yêu cầu quan trọng của các loại kế hoạch và đảm bảo chất lượng canh tác, giúp cây trồng sinh trưởng, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, tăng năng suất cây trồng và thu hoạch đúng thời vụ. Căn cứ vào diện tích đất, vào yêu cầu kỹ thuật của cây trồng để xây dựng kế hoạch làm đất. Xây dựng kế hoạch làm đất là xác định: + Diện tích làm đất + Thời gian làm đất + Yêu cầu kỹ thuật làm đất + Qui trình làm đất + Khối lượng công việc làm đất Ví dụ 04: Qui trình làm đất trồng Bạch đàn đỏ - Thời gian: Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. - Phương thức: Làm đất cục bộ - Phương pháp: Cuốc hố thủ công - Lấp hố, bón lót: lấp hố và bón lót được làm trước khi trồng 8-10 ngày - Loại phân bón lót: NPK: 10/5/5; liều lượng: 200 gam/hố (0,2 kg/hố). - Cách bón và lấp hố: Dùng cuốc cào lớp đất mặt đầy ½ chiều sâu của hố và đổ lượng phân bón qui định xuống hố. Sau đó tiếp tục lấp đất xuống đến 2/3 chiều sâu hố và trộn đều phân với đất hố. Cuối cùng lấp đất đầy hố, vun thành hình mâm xôi, cao hơn mặt đất tự nhiên 5 cm. - Phòng trừ mối, dế; Nơi có nhiều Mối, Dế có thể cho thêm vào mỗi hố 5-10gam thuốc Fugadan hay Diaphos 10H cùng lúc với lấp hố, bón phân lót. - Khối lượng công việc làm đất: + Phát dọn thực bì: 16-17 công/ha + Cuốc hố: 18-19 công/ha + Lấp hố: 8-10 công/ha
  26. 26 2.3.3. Bón phân và lấp hố Phân bón là yếu tố quan trọng góp phần cải tạo đất và nâng cao năng suất của cây trồng. Bón phân đúng số lượng, chất lượng, bón đúng lúc, đúng kỹ thuật sẽ làm cho năng suất cây trồng tăng lên nhanh chóng, chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm giảm và hiệu quả kinh tế của 1 kg phân bón sẽ tăng. Khi lập kế hoạch về phân bón chúng ta cần chú ý: Muốn tăng năng suất cây trồng phải đảm bảo số lượng phân cần thiết theo yêu cầu kỹ thuật trồng trọt. Nhưng khi xác định mức phân bón cho 1ha từng loại cây trồng cần phải cân nhắc kỹ vấn đề đảm bảo hiệu quả kinh tế. Căn cứ để xác định khối lượng phân bón cần thiết: - Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo đạt năng suất cây trồng theo kế hoạch. - Căn cứ vào diện tích trồng - Căn cứ vào đặc điểm lý, hóa học của đất trồng - Căn cứ vào mức bón phân đối với từng loại cây và từng loại đất Mặt khác, phải căn cứ vào khả năng hiện có và khả năng tiềm tàng của cơ sở sản xuất để định bón bao nhiêu cho hợp lý. Khi cân đối nếu thừa thì chuyển sang năm sau, nếu thiếu phải tìm các biện pháp giải quyết như có kế hoạch khai thác thêm nguồn phân địa phương, mua ngoài hoặc rút định mức nếu có thể. Ví dụ 05: Yêu cầu về phân bón để trồng thâm canh Bạch đàn đỏ Phân bón cho trồng 1ha Bạch đàn đỏ: Năm thứ 1: Phân bón NPK ( 0,2 kg/cây), khoảng: 270 kg Năm thứ 2: Phân NPK (0,2 kg/cây), khoảng: 270 kg Năm thứ 3: Phân NPK (0,2 kg/cây), khoảng: 270 kg 2.3.4. Trồng cây Khi trồng cây keo, bạch đàn hoặc bồ đề, người trồng rừng cần phải trả lời được các câu hỏi sau; - Loại cây trồng - Tiêu chuẩn cây con - Phương thức trồng - Thời vụ trồng - Mật độ trồng
  27. 27 Ví dụ 06: Qui trình trồng rừng Bạch đàn mô TT Hạng mục Nội dung kỹ thuật 1 Loại cây trồng Bạch đàn mô (E.Urophilla) 2 Tiêu chuẩn cây con: Cây con giống có tuổi xuất vườn từ 3,0 – 3,5 tháng. Cây có chiều cao trên 20-30 cm, đường kính gốc > 0,2cm. Hình thái cây xanh tốt, khỏe mạnh, không sâu bệnh, không cụt ngọn, không vỡ bầu, hệ rễ phát triển cân đối. - Mật độ: 1333 cây/ha, hàng cách hàng 3 m, cây cách cây 2,5 m. Quy cách hố: 40 x 40 x 40 cm - Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt ≥ 85 % 3 Phương thức trồng: Trồng thuần loại 4 Thời vụ trồng Vụ xuân (vụ chính) trồng từ 15/2 đến 15/5 5 Mật độ trồng 1333 cây/ha (3mx2,5m) +Cự ly hàng (m) Theo cự ly 3m, hàng nằm trên đường đồng mức + Cự ly cây (m) hoặc từ chân lên đỉnh lô, theo hướng đông tây. Theo cự ly 2,5m, trong hàng (tính từ tâm hố) 2.3.5. Kiểm tra, trồng dặm Phải xây dựng kế hoạch cho trồng dặm. Trồng xong, sau 2-3 tuần kiểm tra cây nào chết trồng dặm ngay. Định kỳ 03 tháng kiểm tra, phát hiện cây chết, tiếp tục trồng dặm. Tỷ lệ trồng dặm khoảng 10%. 2.4. Kế hoạch chăm sóc, bảo vệ rừng 2.4.1. Kế hoạch chăm sóc Các cơ sở sản xuất căn cứ vào đặc điểm của từng loại cây trồng để xây dựng lịch trình làm cỏ, kết hợp với bón phân Thông thường năm thứ nhất thực hiện 02 lần đối với trồng vụ xuân và 01 lần đối với trồng vụ thu. Tùy từng địa phương mà thời gian chăm sóc khác nhau, nhưng nhìn chung lần chăm sóc thứ nhất thường tiến hành sau khi trồng từ 4-6 tháng. Năm thứ hai và thứ 3; thực hiện 02 lần (lần 1 vào tháng 3 đến tháng 4 và lần 2 vào tháng 8 đến tháng 10).
  28. 28 Nội dung của chăm sóc: Phát thực bì toàn diện, cuốc xới, nhặt cỏ, vun gốc, bón phân. 2.4.2. Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh Cần phải dự trữ số thuốc cần thiết để có thể dập tắt sâu bệnh trong thời gian ngắn nhất với quy mô tương đối lớn. Tất nhiên không phải đợi sâu bệnh lan ra mới dập tắt mà phải có kế hoạch phòng ngừa trước. Phải có kế hoạch bảo quản thuốc và các dụng cụ, thiết bị để lúc cần thiết là có thể dùng được ngay. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây trồng, căn cứ vào từng loại sâu bệnh thường xuất hiện tại cơ sở là loại nào, thời gian phát sinh, thời gian phá hoại nghiêm trọng để xác định các loại thuốc phòng trừ có hiệu quả. Các cơ sở sản xuất cần phải có kế hoạch kiểm tra, phát hiện, dự báo kịp thời và chủ động nhằm khắc phục sự lây lan dịch bệnh trên diện rộng cho các loại cây trồng. Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh bao gồm việc dự đoán tình hình sâu bệnh có thể diễn ra đối với cây trồng và xác định các phương pháp phòng trừ thích hợp. 2.4.3. Kế hoạch bảo vệ rừng Cần xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng chu đáo như; tăng cường biện pháp phòng chống cháy rừng và sâu bệnh hại; thiết kế đường băng cản lửa; cấm chăn thả gia súc trong những năm đầu, cấm người chặt phá; thường xuyên có người kiểm tra, canh gác, trông nom, bảo vệ rừng, kịp thời phát hiện các tác nhân phá hoại. 2.5. Kế hoạch khai thác rừng Khi rừng đã đến tuổi khai thác, Người sản xuất cần xây dựng kế hoạch khai thác sao cho hiệu quả đối với điều kiện của bản thân. Có 2 phương án lựa chọn để khai thác rừng trồng là bán cây đứng, hoặc tự khai thác để bán sản phẩm. -Nếu bán cây đứng: Người trồng rừng cần có phương pháp xác định dữ tính trữ lượng rừng trồng, dự tính số lượng cây. Trên cơ sở đó, căn cứ vào giá nguyên liệu của thị trường để tính toán, thỏa thuận giá. - Nếu khai thác để bán sản phẩm: Khai thác rừng trồng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo thông tư số 35/2011/TT- BNNPTNT ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, đối với rừng trồng hộ gia đình cần phân biệt rừng trồng tập trung bằng vốn vay ngân sách, viện trợ không hoàn lại, hay rừng trồng tập trung bằng
  29. 29 vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc nhà nước hỗ trợ hay trừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán để có phương án khai thác cụ thể: * Đối với khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại: Đây là rừng sản xuất nên người trồng rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng tiếp theo. Để tiến hành khai thác chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa để xây dựng sơ đồ khu khai thác và viết thuyết minh thiết kế khai thác và gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp huyện Hồ sơ gồm: tờ trình đề nghị, bản thuyết minh thiết kế khai thác, sơ đồ vị trí khu khai thác. * Đối với khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do người sản xuất tự đầu tư hoặc do nhà nước hỗ trợ. Đây là rừng sản xuất nên người trồng rừng tự quyết định, nhưng nếu khai thác trắng phải trồng lại rừng mới ngay vụ trồng tiếp theo. Để khai thác, người sản xuất tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, xác minh tại thực địa và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác, sau đó gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ gồm: bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác. * Đối với khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán Để khai thác, người trông rừng lập bảng bảng dự kiến sản phẩm khai thác (người trồng rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra, thu thập số liệu và lập bảng dự kiến khai thác), sau đó gửi 01 bộ hồ sơ về Uỷ ban nhân dân cấp xã để đăng ký. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, bảng dự kiến sản phẩm khai thác. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1.1.1. Lập kế hoạch sản xuất Anh (chị) hãy lập kế hoạch sản xuất cho hoạt động: Trồng cây keo hoặc bồ đề hoặc bạch đàn làm nguyên liệu giấy? Mục tiêu: Giúp các thành viên nắm được nội dung và phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy dự kiến đưa vào trồng tại địa phương. Nhiệm vụ: Lập được kế hoạch sản xuất khi trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy. Gợi ý tiến trình: Làm việc theo nhóm. Lớp chia thành 03 nhóm (mỗi nhóm 10 học viên). Nhóm sẽ lập kế hoạch trồng cây keo, nhóm lập kế hoạch trồng cây bạch đàn và nhóm lập kế hoạch trồng cây bồ đề.
  30. 30 Kết quả mong đợi: Các nhóm sẽ lập được kế hoạch về trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy (Giấy Ao và giấy A4). Trình bày: Đại diện các nhóm trình bày trên giấy A0 Thời gian: Mỗi nhóm có 35 phút chuẩn bị và 10 phút trình bày. Mẫu Lập kế hoạch sản xuất KẾ HOẠCH TRỒNG CÂY NGUYÊN LIỆU GIẤY Cây trồng: Hộ gia đinh: . . Địa chỉ: . I. Đặt vấn đề (Lý do tại sao) II. Mục tiêu III. Nội dung 1. Kế hoạch diện tích - Tổng diện dích: - Địa điểm: - Số lô, khoảnh: - Địa hình: - Thành phần cơ giới của đất ; - Thực bì;
  31. 31 KẾ HOẠCH LÀM ĐẤT Tiêu chí theo dõi Lô 1 Lô 2 Lô 3 Tổng cộng Diện tích làm đất Thời gian làm đất Yêu cầu kỹ thuật Qui trình làm đất Khối lượng công việc Công cụ lao động Nhân công KẾ HOẠCH GIỐNG CÂY TRỒNG TT Chỉ tiêu theo dõi Yêu cầu 1 Diện tích gieo trồng 2 Mức gieo trồng (cự ly) 3 Khối lượng giống 4 Tỷ lệ dự phòng (10%) 5 Tổng nhu cầu giống 6 Yêu cầu chất lượng và Qui cách giống 7 Nguồn cung cấp
  32. 32 KẾ HOẠCH PHÂN BÓN - Loại phân bón: NPK - Mật độ trồng; 3m x 2,5m (1333 cây/ha) Chỉ tiêu Mức bón Diện tích Số cây Tổng số Thời điểm (kg/cây) Bón lót Bón lần 1 Bón lần 2 Bón làn 3 Tổng cộng KẾ HOẠCH TRỒNG RỪNG - Phương thức trồng: - Thời vụ trồng; - Cự ly trồng: Yêu cầu vật tư, Thời Yêu cầu lao Nội dung công việc phân bón, giống gian động (công) cho trồng rừng Phát dọn thực bì Cốc hố (40x40x40 cm) Lấp hố Vận chuyển phân và bón lót Vận chuyển và bốc cây con Vận chuyển cây đến hố và trồng Làm đường ranh cản lửa Trồng dặm Nghiệm thu
  33. 33 KẾ HOẠCH CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH Thời gian Nội dung công việc Yêu cầu vật tư, Yêu cầu lao động phân bón, Chăm sóc lần 1 Chăm sóc lần 2 Chăm sóc lần 3 KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC Thời gian Nội dung công việc Yêu cầu dụng cụ Yêu cầu lao động Bảo vệ Khai thác lần 1 Khai thác lân 2 KẾ HOẠCH VỀ NHÂN LỰC Tính Tổng Tổng Ghi TT Tên công việc ĐVT cho diện cộng chú 1ha tích 1 Phát dọn thực bì công 2 Cốc hố (40x40x40) công 3 Lấp hố công 4 Vận chuyển phân và bón lót công 5 Vận chuyển và bốc cây con công 5 Vận chuyển cây đến hố và trồng công 6 Làm đường ranh cản lửa công 7 Phòng trừ sâu bệnh công 8 Trồng dặm công
  34. 34 9 Nghiệm thu công Tổng số công 9. Kế hoạch về vốn Tính Diện Yêu TT Tên công việc ĐVT cho tích cầu Ghi chú 1ha trồng vốn A Trực tiếp phí đồng 1 Chi phí nhân công đồng Chi phí tiền lương đồng Chi phí BHXH+CĐ+Y tế+ đồng 2 Vật liệu đồng Cây con trồng chính, trồng dặm đồng Phân bón + Vận chuyển đồng B Chi phí phục vụ (thiết kế) đồng C Chi phí sản xuất đồng D Chi phí quản lý đồng E Dự toán xây lắp đồng F Chi phí BQLCT (2%) đồng TỔNG DỰ TOÁN đồng V. Kết luận , Ngày tháng năm 2012 Người lập kế hoạch (Kí và ghi rõ họ tên)
  35. 35 C. Ghi nhớ - Lập kế hoạch sản xuất hợp lý là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công hoạt động sản xuất.
  36. 36 BÀI 2: XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu - Xác định được các khoản chi phí khi trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy. - Tính toán được lợi nhuận khi trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy. - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác A.Nội dung 1. Xác định các loại chi phí Xác định và tính toán các khoản chi phí sản xuất là cơ sở để hạch toán giá thành đơn vị sản phẩm, thúc đẩy nhà sản xuất sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng nghĩa là phải tìm mọi biện pháp sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố này để có chi phí sản xuất nhỏ nhất. Để hạch toán sản xuất sản phẩm chính xác thì việc tính toán chi phí sản xuất phải đầy đủ và chính xác. 1.1. Khái niệm chi phí Khi tiến hành sản xuất, cơ sở sản xuất phải đầu tư những khoản tiền nhất định để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, công cụ dụng cụ và mua nguyên, nhiên liệu nhằm cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất. Nhiệm vụ đầu tiên của hạch toán là phải xác định được các khoản chi phí này. Vậy chi phí sản xuất là gì? Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh bằng tổng chi phí khấu hao và chi phí biến đổi. 1.2. Phân loại chi phí Các khoản chi phí thường phát sinh rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Để hạch toán chính xác và thực hiện được các nguyên tắc hạch toán đối với sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất phải tiến hành phân loại các khoản chi phí cho phù hợp.
  37. 37 Xét theo mối quan hệ với các yếu tố cấu thành doanh thu thì thông thường các khoản chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất phát sinh theo hai hình thức, đó là: các khoản chi phí biến đổi và các khoản chi phí cố định. - Chi phí biến đổi Đây là các khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất. Đây là các khoản chi phí bằng hiện vật và bằng tiền theo giá thị trường đối với các loại vật tư kỹ thuật, bao gồm: nguyên vật liệu, giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động Những khoản chi phí này có liên quan trực tiếp đến sản lượng đầu ra, nghĩa là khi cơ sở sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh một sản lượng nhiều hơn thì khoản chi phí này cũng tăng theo. - Chi phí cố định Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi. Đây là các khoản chi phí về tài sản, nhà cửa, sức kéo vườn rừng Để có thể hạch toán đúng và chính xác các khoản chi phí này, cơ sở sản xuất cần quan tâm đến đặc điểm cơ bản của các khoản chi phí đó. Đặc điểm cơ bản đó được thể hiện như sau: Đây là các khoản chi phí được cơ sở sản xuất đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Do đó để có thể tính toán chính xác chi phí cố định vào giá thành sản phẩm cần phân bổ chi phí theo thời gian và mức độ sử dụng. Công thức xác định giá trị hao mòn và mức độ hao mòn của các khoản chi phí này như sau: Giá trị ban đầu + Chi phí bổ sung Giá trị hao mòn = Thời gian sử dụng Giá trị hao mòn Mức độ = X 100% hao mòn Giá trị ban đầu
  38. 38 Ví dụ 1: Một gia đình ở Phú Thọ mua máy cày để cày bừa đất. Giá mua một máy cày Bông sen theo giá thị trường là 200.000.000 đ, thời gian sử dụng 10 năm, vậy mỗi năm giá trị hao mòn là: 200.000.000 đ : 10 năm = 20.000.000 đ Và mức độ hao mòn là: (20.000.000 đ/200.000.000 đ) x 100 = 10% trong một năm (giá trị đào thải không đáng kể). Ví dụ 2: Trang trại trồng rừng keo của ông Dũng ở Phù Ninh – Phú Thọ mua máy cày về để cày bừa. Giá mua máy cày là 190.000.000 đ. Thời gian sử dụng trong 10 năm. Trong quá trình sử dụng có 05 lần sửa chữa lớn với số tiền là 50.000.000 đ. Hãy tính giá trị hao mòn của máy theo năm sử dụng. Áp dụng công thức tính giá trị hao mòn ta có giá trị hao mòn của máy là: (190.000.000 đ + 50.000.000 đ) : 10 = 24.000.000 đ/năm 1.3. Tính toán chi phí sản xuất Tính toán chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán giá thành đơn vị sản phẩm, thúc đẩy cơ sở sản xuất sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu nghĩa là phải tìm mọi cách sử dụng đầy đủ và có hiệu quả các yếu tố này để có chi phí nhỏ nhất. Khi tính toán các chi phí sản xuất ở hộ nông dân, cần phải đề cập đến những nội dung sau: - Chi phí bằng hiện vật và bằng tiền theo giá thị trường đối với các loại vật tư kỹ thuật (Phân bón, thuốc trừ sâu, giống ) đó là các khoản chi phí thuộc về chi phí biến đổi. - Chi phí giờ công, tiền công, và ngày công lao động (Bao gồm cả lao động của các thành viên trong hộ và lao động thuê ngoài). - Chi phí về tài sản, nhà xưởng. 1.4. Hạch toán giá thành sản phẩm - Khái niệm và ý nghĩa Giá thành đơn vị sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm. Như vậy giá thành đơn vị sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh hiệu quả kinh tế trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất.
  39. 39 Nếu giá bán lớn hơn giá thành thì cơ sở sản xuất kinh doanh có lãi và ngược lại nếu giá bán nhỏ hơn giá thành thì cơ sở sản xuất bị lỗ. - Các khoản chi phí đưa vào hạch toán giá thành sản phẩm Đó là toàn bộ chi phí sản xuất bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí khác để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Chi phí cố định gồm có: Khấu hao tài sản cố định, tiền công của chủ cơ sở, tiền công cho những người bảo vệ, tiền sửa chữa máy móc, công cụ sản xuất theo định kỳ hàng năm. Công thức tính: Tổng chi phí Giá thành = Số lượng đơn vị sản phẩm Nếu có giá trị sản phẩm phụ thì công thức tính giá thành như sau: Tổng chi phí – Giá trị sản phẩm phụ Giá thành = Số lượng đơn vị sản phẩm Ví dụ 3: Tổng chi phí để sản xuất ra 50 m3 gỗ nguyên liệu là 25.000.000đ. Khi đó giá thành của m3gỗ nguyên liệu sẽ là : 25.000.0000đ Giá thành đơn vị một m3 gỗ nguyên liệu = = 500.000đồng /1sp 50 sp Vậy, một m3gỗ nguyên liệu được sản xuất ra thì hộ phải chi ra 500.000 đồng chi phí sản xuất.
  40. 40 Ví dụ 4: Tổng chi phí cho sản xuất 40 m3gỗ nguyên liệu là 30.000.000 đ. Khi thu hoạch bán được 4.000.000 đ tiền củi nhỏ và lá cây. Hãy tính giá thành 01 m3 gỗ nguyên liệu giấy? Qua công thức tính giá thành ta có giá thành 01 m3 gỗ nguyên liệu là: (30.000.000 đ – 4.000.000 đ) : 40 = 600.000 đ - Một số giải pháp chủ yếu hạ giá thành đơn vị sản phẩm: Xuất phát từ mối quan hệ giữa sản lượng, chi phí và lợi nhuận, các cơ sở sản xuất muốn có lợi nhuận cao phải tăng năng xuất và sản lượng, tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất. Muốn vậy các cơ sở sản xuất cần thực hiện tốt ba giải pháp vừa cơ bản vừa cụ thể sau: + Không ngừng nâng cao năng xuất và sản lượng cây trồng bằng thâm canh và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Mạnh dạn đưa công nghệ mới vào sản xuất. + Sử dụng có hiệu quả chi phí cố định, giảm mức chi phí cố định cho đơn vị sản phẩm. + Sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các chi phí biến đổi, xác định và lựa chọn các yếu tố đầu vào tối ưu. 2. Hạch toán doanh thu và lợi nhuận 2.1. Khái niệm hạch toán Trong hoạch toán sản xuất, kết quả cuối cùng là tính được doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất. Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất và là điều kiện sống còn của cơ sở sản xuât. Tuy nhiên, để hạch toán được chính xác thì việc thu thập các loại chi phí phải được theo dõi, ghi chép đầy đủ và chính xác. Hạch toán sản xuất là một công cụ của quản lý kinh tế nhằm giúp cho cơ sở sản xuất tính toán, phân tích và giám sát mọi khoản thu chi để sản xuất có lãi, tiết kiệm được vật tư, tiền vốn, công lao động và mở rộng được sản xuất. Như vậy, hạch toán sản xuất là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập trong kỳ sản xuất để tổng hợp, tính toán và so sánh kết quả. 2.2. Tính doanh thu Doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất là toàn bộ các khoản thu do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.
  41. 41 Doanh thu của cơ sở sản xuất được hình thành từ việc bán các sản phẩm của cơ sở trên thị trường. Như vậy, nó phụ thuộc nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hoá mà cơ sở bán ra trên thị trường. Doanh thu được tính theo công thức: Doanh thu = Giá bán 1 đơn vị SP x Số lượng sản phẩm Thông thường giá bán ở cơ sở sản xuất được xác định như sau: Giá bán sản phẩm bằng giá thành sản xuất cộng với chi phí vận chuyển và cộng với 1 tỷ lệ lợi nhuận nhất định. Nếu giá bán xác định theo hướng này trùng với giá bán trên thị trường thì cơ sở sản xuất có lãi và tồn tại được. Ngược lại, cơ sở sản xuất sẽ gặp khó khăn, thậm chí con có nguy cơ phá sản. Ví dụ 5: Giá thành sản xuất 01m3 gỗ nguyên liệu ở vùng Phú Thọ là 600.000 đ; cước phí vận chuyển cho 01 m3gỗ nguyên liệu là 100.000 đ; lợi nhuận ấn định cho 01 m3gỗ nguyên liệu là 100.000 đ. Hãy tính doanh thu cho hoạt động sản xuất 500 m3 gỗ nguyên liệu trên? Giải: Giá bán 1 m3gỗ nguyên liệu được xác định là: 600.000 đ + 100.000 đ+ 100.000 đ = 800.000 đ. Nếu nhà nước đánh thuế thì chi phí cho 1 tấn gỗ nguyên liệu sẽ tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm đi. Tuy nhiên, nếu giá bán là 800.000 đ, thì cơ sở sản xuất sản xuất được 500 tấn gỗ nguyên liệu sẽ có doanh thu là: 500 m3 x 800.000 đ/ m3 = 400.000.000 đ 2. 3. Hạch toán lợi nhuận Lợi nhuận (lãi) là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh của cơ sở sản xuất. Có thể tính lợi nhuận của cơ sở sản xuất như sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí sxkd Hoặc: Lợi nhuận = Lợi nhuận 1 đơn vị SP x số lượng SP bán ra Như vậy lợi nhuận của sản xuất là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà cơ sở sản xuất đã chi ra để có được doanh thu. - Nếu khoản chênh lệch này lớn hơn không (Lợi nhuận > 0) hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất đang trong đà phát triển và có lãi. Trong trường hợp này cơ sở sản xuất có thể đầu tư mở rộng sản xuất trong kỳ tiếp theo. - Nếu khoản chênh lệch này bằng không (Lợi nhuận = 0) có nghĩa là hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất không phát triển và họ hoà vốn. Cơ sở sản xuất
  42. 42 không nên đầu tư mở rộng sản xuất, cần tìm ra nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. - Nếu khoản chênh lệch này nhỏ hơn không (Lợi nhuận < 0) thì hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất đang trong tình trạng suy thoái và làm ăn thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài họ phải đóng cửa và ngừng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy, nhờ có hạch toán kinh doanh, cơ sở sản xuất thấy được một cách chính xác tình hình sản xuất kinh doanh của mình, từ đó có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế những khó khăn và không ngừng phát huy những mặt tích cực của mình để đạt được hiệu quả cao trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Ví dụ 06: Hộ anh Hà ở Hàm Yên – Tuyên Quang trồng bạch đàn mô tại diện tích 08 ha đất của gia đình. Năng xuất thu được bình quân là 80 m3/ha. Giá bán 800.000 đ/m3. Chu kỳ kinh doanh là 7 năm. Ngoài sản phẩm chính là gỗ bán nguyên liệu, gia đình anh còn thu được 13.000.000đ tiền bán củi. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, gia đình anh đã phải chi phí một số khoản sau: 1. Công (tính cho 1 ha): - Phát dọn thực bì; 17 công - Thuê làm đất: cuốc hố và lấp hố: 24 công - Công vận chuyển phân và bón lót: 6 công - Công vận chuyển cây đến hố và trồng cây: 6 công - Trồng dặm: 01 công - Làm đường ranh cản lửa: 01 công - Phòng trừ sâu bênh: 01 công - Chăm sóc lần 1: 17 công - Chăm sóc lần 2: 17 công - Chăm sóc lần 3: 10 công 1. Mua cây giống; cây trồng cự ly 3x2,5 m (trồng dặm 10%), giá cây giống là 600 đ/cây. 2. Mua phân bón NPK, mức bón 0,2kg/cây,bón 3 lần (trong 03 năm đầu). Giá mua 4000 đ/kg. 3. Thuê bảo vệ : 1.500.000 đ/ha/năm 4. Thuế đất: 50.000 đ/ha/năm 5. Vay vốn ngân hàng: 30.000.000 (vay chi phí cho năm đầu) với lãi xuất 9% năm.
  43. 43 Câu hỏi: anh (chị) hãy hạch toán sản xuất kinh doanh cho cả chu kỳ trồng bạch đàn trên ? biết giá công lao động là 100.000 đ/công. Giải: 1. Tính chi phí: - Công lao động: 100 công/ha x 100.000 đ/công x 8 ha = 80.000.000 đ - Mua cây giống: (1333+133) x 600 đ/cây x 8 ha = 7.036.800 đ - Mua phân bón: 1333 x 0,2 x 3 năm x 4000 đ/kg x 8ha = 25.593.600 đ - Thuê bảo vệ: 1.500.000 đ x 8 ha x 7 năm = 84.000.000 đ - Thuế đất: 50.000 đ/ha/năm x 7 năm x 8 ha = 2.800.000 đ - Trả lãi vay ngân hàng: V7 = 30.000.000 (1+0,09)7= 54.841.000 đ Vậy tổng chi phí là: 254.271.400 đ 2. Tính doanh thu - Bán gỗ nguyên liệu: 80 m3/ha x 8 ha x 800.000 đ/m3=512.000.000đ - Tận thu sản phẩm phụ: 13.000.000 đ Tổng doanh thu: 525.000.000 đ 3. Tính lợi nhuận Lợi nhuận: Doanh thu – Chi phí = 525.000.000 – 254.271.400 = 270.728.600 đồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu hỏi 1: Anh (chị) hãy cho biết ý nghĩa của lợi nhuận trong các trường hợp sau đây: - Lợi nhuận = 0 - Lợi nhuận 0 2. Bài tập thực hành
  44. 44 2.1. Bài tập số 1.2.1 Xác định khấu hao cho một số tài sản, dụng cụ đưa vào sản xuất kinh doanh (bài tập giả định)? - Mục tiêu: Giúp các thành viên nắm được phương pháp xác định khấu hao cho một số tài sản, dụng cụ đưa vào sản xuất kinh doanh. - Nhiệm vụ: Xác định các chi phí khấu hao có trong hoạt động sản xuất của nhóm. - Gợi ý tiến trình: Làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu và thu thập: - Giá của các công cụ, dụng cụ - Thời gian sử dụng - Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng (nếu có) - Giá trị còn lại - Hạch toán khấu hao - Kết quả mong đợi: Kết quả tính khấu hao của các loại công cụ, dụng cụ, nhà xưởng và tổng chi phí khấu hao. - Trình bày: Trên giấy A0 - Thời gian: Mỗi nhóm có 60 phút chuẩn bị và 15 phút trình bày. 2.2. Bài tập số 1.2.2. Phân loại và hạch toán chi phí cho một hoạt động trồng keo, bạch đàn và bồ đề làm nguyên liệu giấy (bài tập giả định)? - Mục tiêu: Giúp các thành viên nắm được các loại chi phí, phân loại ra được các loại chi phí và hạch toán được chi phí sản xuất. - Nhiệm vụ: Phân loại, hạch toán được các loại chi phí có trong hoạt động sản xuất của nhóm. - Gợi ý tiến trình: Làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ: - Thu thập các chi phí của loại hình sản xuất - Tổng hợp các chi phí cố định - Tổng hợp các chi phí biến đổi - Tổng hợp các loại chi phí - Kết quả mong đợi: Kết quả phân loại, hạch toán chi phí sản xuất bao gồm: chi phí cố định và chi phí biến đổi. - Trình bày: Trên giấy A0 - Thời gian: Mỗi nhóm có 60 phút chuẩn bị và 20 phút trình bày.
  45. 45 2.3. Bài tập số 1.2.3. Hạch toán giá thành cho một hoạt động sản xuất trồng trồng keo, bạch đàn và bồ đề làm nguyên liệu giấy (bài tập giả định)? - Mục tiêu: Giúp các thành viên nắm được phương pháp hạch toán giá thành của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nhiệm vụ: Xác định giá thành của sản phẩm trong hoạt động sản xuất của nhóm. - Gợi ý tiến trình: Làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ: -Thu thập tổng chi phí cho hoạt động sản suất của sản phẩm - Hạch toán giá thành cho một sản phẩm - Kết quả mong đợi: Kết quả tính giá thành cho một sản phẩm cụ thể. - Trình bày: Trên giấy A0 - Thời gian: Mỗi nhóm có 60 phút chuẩn bị và 15 phút trình bày. 2.4. Bài tập số 1.2.4: Anh (chị) hãy hạch toán doanh thu và xác định lợi nhuận cho một hoạt động sản xuất trồng trồng keo, bạch đàn và bồ đề làm nguyên liệu giấy (bài tập giả định)? - Mục tiêu: Giúp các thành viên xác định được doanh thu và lợi nhuận của hoạt động sản xuất trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy. - Nhiệm vụ: Xác định được doanh thu và lợi nhuận của hoạt động sản xuất trồng một trong các cây cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy. - Gợi ý tiến trình: Làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm sẽ: - Tính sản phẩm sản xuất ra bán trên thị trường - Xác định giá bán của sản phẩm. - Hạch toán doanh thu - Kết quả mong đợi: Doanh thu và lợi nhuận của hoạt động sản xuất. - Trình bày: Trên giấy A0 - Thời gian: Mỗi nhóm có 60 phút chuẩn bị và 15 phút trình bày. C. Ghi nhớ - Chi phí khấu hao: Là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh.
  46. 46 - Chi phí sản xuất kinh doanh: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. - Giá thành sản phẩm: Là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm. - Hạch toán sản xuất: là toàn bộ việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập trong kỳ sản xuất để tổng hợp, tính toán và so sánh kết quả. Như vậy để hạch toán chính xác thì việc ghi chép, phản ánh đầy đủ các khoản chi phí, thu nhập cần phải đầy đủ và chính xác. - Chi phí: Là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất. - Chi phí cố định: Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi - Doanh thu: Là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. - Lợi nhuận (lãi): Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất.
  47. 47 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí: - Mô đun 01: Lập kế hoạch sản xuất là mô đun được bố trí học trước các mô đun khác trong chương trình sơ cấp của nghề trồng keo, bồ đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy. Việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Đây là mô đun cơ sở trong chương trình. Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên việc giảng dạy của mô đun nên tổ chức tại địa bàn thôn, xã để có cơ sở thu thập thông tin nhằm giúp cho học viên lập kế hoạch, tính toán các khoản chi phí và dự tính lợi nhuận khi trồng các loài cây keo, bồ đề và bạch đàn làm nguyên liệu giấy. II. Mục tiêu của mô đun - Trình bày được tầm quan trọng, các yêu cầu và khả năng trồng rừng nguyên liệu giấy tại địa phương - Xây dựng được kế hoạch, tính toán các khoản chi phí và hạch toán sản xuất khi trồng cây keo, bạch đàn, bồ đề làm nguyên liệu giấy - Rèn luyện tính cẩn thận, chích xác III. Nội dung chính của mô đun Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài dạy điểm Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* MĐ 01- Bài mở đầu Lý Lớp 02 02 00 thuyết học MĐ 01- Lập kế hoạch Tích hợp Lớp 16 04 11 01 01 sản xuất học MĐ 01- Xác định chi Tích hợp Lớp 20 04 15 01 02 phí và hạch học toán sản xuất
  48. 48 Kiểm tra kết thúc mô đun 02 02 Cộng 40 10 26 04 IV. Yêu cầu đánh giá về kết quả học tập 4.1. Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lập kế hoạch sản xuất cho - Dựa vào mẫu biểu kế hoạch sản xuất chung. trồng cây keo, bạch đàn, bồ - Căn cứ vào các nội dung trong kế hoạch của đề làm nguyên liệu giấy. các nhóm để so sánh và đánh giá. - Giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng. 4.2. Bài 2: Xác định chi phí và hạch toán sản xuất Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Phân loại chi phí So sánh kết quả thực hiện của học viên với tài liệu giảng dạy - Chi phí sản xuất kinh Kiểm tra trực tiếp kết quả của học viên để so doanh sánh với công thức tính chi phí kinh doanh - Giá thành sản phẩm - Dựa vào công thức tính giá thành của sản phẩm để so sánh kết quả bài tập của mỗi nhóm - Hạch toán được doanh Giáo viên dựa vào công thức tính doanh thu để thu của 01hoạt động xem xét tính chính xác của các bài tập nhóm và sản xuất trồng keo, bồ đưa ra kết luận. đề, bạch đàn làm nguyên liệu giấy. - Hạch toán lợi nhuận Giáo viên dựa vào công thức tính lợi nhuận để của 01 hoạt động sản xem xét tính chính xác của các bài tập nhóm và xuất trồng keo, bồ đề, đưa ra kết luận . bạch đàn làm nguyên liệu giấy.
  49. 49 V. Tài liệu tham khảo - Hướng dẫn lập dự án đầu tư lâm sinh-Bộ Nông nghiêp và PTNT, Tổng cục lâm nghiệp, Trung tâm khuyến nông Quốc gia năm 2010, Nhà xuất bản Nông nghiệp. - Tài liệu Kinh tế hộ Nông Lâm nghiệp, năm 1995 - Chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam – Thụy Điển , NXB Nông nghiệp. - Giáo trình quản lý kinh tế hộ, trang trại, năm 2006 - Dự án Phát triển nông thôn tổng hợp giảm nghèo tỉnh Phú Thọ. - Isabel Lecup và Biện Quang Tú, năm 2011- Phương pháp phân tích thị trường và phát triển kinh doanh
  50. 50 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 874/QĐ-BNN-TCCB, ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Xuân Lới - Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 4. Các ủy viên: - Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Tiến Ly, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Khắc Quang, Trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Đức Thế, Trưởng phòng Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2033 /QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Phan Thanh Lâm, Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm Đông Bắc 2. Thư ký: Bà Trần Thị Anh Thư, Chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Quang Chung, Phó trưởng phòng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Ngô Thị Hồng Ngát, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Ông Hà Văn Huy, Nghiên cứu viên Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh, Phú Thọ./.