Đề tài Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá tam giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

doc 116 trang vanle 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá tam giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nghien_cuu_kha_nang_ap_dung_chi_tra_dich_vu_moi_truon.doc

Nội dung text: Đề tài Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá tam giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LƯU THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: kinh tế và quản lý môi trường Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÀ THANH HÀ NỘI, NĂM 2013
  2. LỜI CAM ÐOAN Luận văn : “Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dich vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Lưu Thị Hương
  3. LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi tại khoa Môi Trường và Đô Thị, viện đào tạo sau đại học, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 20 khoa Môi Trường và Đô Thị các thành viên trong lớp CH20Q đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Hà Thanh là người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi thực hiện hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ để có được những thông tin cần thiết phục vụ nội dung luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ÐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 6 1.1 Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường 6 1.1.1 Khái niệm hệ sinh thái 6 1.1.2 Chức năng của hệ sinh thái 7 1.1.3 Dịch vụ hệ sinh thái 8 1.1.4 Khái niệm về Chi trả dịch vụ môi trường 9 1.2 Kinh nghiệm quốc tế về Chi trả dịch vụ môi trường 18 1.2.1. Cách tiếp cận 18 1.2.2. Các chính sách, chương trình Chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng ở một số nước trên thế giới 19 1.2.3 Các chính sách, chương trình Chi trả dịch vụ môi trường được thực hiện trên thế giới 20 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 26 1.3 Tổng quan về Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam 28 1.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam 28 1.3.2 Thực trạng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 37 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 37 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 37
  5. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 39 2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 41 2.2 Các giá trị của hệ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 42 2.2.1 Các giá trị sinh thái của hệ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 42 2.2.2 Các giá trị kinh tế chủ yếu của hệ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 46 2.3 Thực trạng quản lý đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 52 2.4 Các lĩnh vực tiềm năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 55 2.5 Lợi ích của việc áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 62 2.5.1 Lợi ích về môi trường 62 2.5.2 Lợi ích kinh tế 64 2.5.3 Lợi ích về xã hội 66 2.6 Những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai 68 2.6.1 Thuận lợi 68 2.6.2 Những khó khăn 70 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CHI TRẢ MỘT SỐ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 75 3.1 Đề xuất về Chi trả dịch vụ môi trường đối với dịch vụ du lịch 75 3.1.1 Đề xuất các bên tham gia cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường đối với du lịch 75 3.1.2 Đề xuất cơ chế quản lý chi trả dịch vụ du lịch 82 3.2 Đề xuất về Chi trả dịch vụ đối với thủy sản 85 3.2.1 Đề xuất các bên tham gia cơ chế Chi trả dịch vụ đối với thủy sản 85 3.2.2 Đề xuất cơ chế quản lý Chi trả dịch vụ đối với thủy sản 89 3.3. Các đề xuất khác 90 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TGCH Tam Giang - Cầu Hai PES Chi trả dịch vụ môi trường NGOs Các tổ chức phi chính phủ ĐDSH Đa dạng sinh học WTP Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay ) ICEM Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế ĐDSH Đa dạng sinh học
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các thành phần của hệ sinh thái và sự tác động qua lại giữa chúng trong hệ sinh thái 7 Sơ đồ 1.2 : Bốn trụ cột của Chi trả dịch vụ môi trường 28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý đầm phá Tam Giang Cầu Hai 52 Sơ đồ 3.1 Đối tượng tham gia chi trả dịch vụ du lịch 75 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý khu vực đầm phá Tam Giang Cầu Hai 79 Sơ đồ 3.3: Cấu trúc bộ máy triển khai Chi trả dịch vụ môi trường du lịch tiềm năng tại hệ sinh thái đất ngập nước đầm phá Tam Giang Cầu Hai 82 Sơ đồ 3.4: Các đối tượng tham gia Chi trả dịch vụ môi trường cung cấp giá trị thủy sản 85 Sơ đồ 3.5: Quy trình, hệ thống tiêu chuẩn và cấu trúc trong nhãn sinh thái khi tham gia cấp nhãn sinh thái xây dựng thương hiệu 86 Sơ đồ 3.6: Cấu trúc bộ máy triển khai Chi trả dịch vụ môi trường cung cấp giá trị thủy sản và phát triển thủy sản xanh 89 BẢNG Bảng 1.1: Đánh giá sơ bộ về người mua và động cơ 12 Bảng 1.2: Tổng hợp các phương pháp tiếp cận chung của Chi trả dịch vụ môi trường 19 Bảng 2.1: Kết quả sản lượng nuôi trồng thủy sản các huyện năm 2012 47 Bảng 2.2: Dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nư ớc cung cấp 55 Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của du khách với tài nguyên du lịch khu đầm pháTam Giang Cầu Hai 58 Bảng 3.1 : Các thông số cơ bản của các vùng lõi đầm phá Tam Giang Cầu Hai 77 Bảng 3.2 : Các Khu bảo vệ đầm phá Thừa Thiên Huế 78 Bảng 3.3 Mức độ chi trả khách du lịch đầm phá Tam Giang Cầu Hai 84 HÌNH Hình 2.1 Bản đồ vệ tinh ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai 37
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LƯU THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: kinh tế và quản lý môi trường HÀ NỘI, NĂM 2013
  9. i TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH ) ở Thừa Thiên Huế là hệ sinh thái tiêu biểu trong các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Đầm phá có giá trị to lớn về môi trường như điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, duy trì nguồn nước. Các giá trị về đa dạng sinh học là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của UBND Thừa Thiên Huế “Những hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huế” cho biết có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 73 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật, các thành phần loài thủy sinh và rừng ngập mặn, nhiều phụ hệ cỏ biển, rừng ngập mặn cung cấp sinh dưỡng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương và xã hội. Nhưng hiện nay nguồn tài nguyên sẵn có của đầm phá có nguy cơ cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, môi truờng nước bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ, các hệ sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp. Cần có 1 công cụ lý hiệu quả bảo vệ nguồn tài nguyên khu vực đầm phá TGCH. Đúc rút từ kinh nghiệm áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường ( PES) với rừng tại Việt Nam cho thấy PES là một công cụ kinh tế quản lý hiệu quả cũng có khả năng áp dụng thành công đối với hệ sinh thái đất ngập nước. Đây là lý do tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’. Nghiên cứu này sẽ giúp các cơ quan quản lý nhìn nhận rõ hơn giá trị kinh tế của đầm phá TGCH, đồng thời là cơ sở cho xây dựng các chính sách về Chi trả dịch vụ môi trường cho hệ thống đất ngập nước của Việt Nam. Mục đích nghiên cứu tổng thể của của đề tài là đánh giá khả năng áp dụng cơ chế chi trả: một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng một số dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng chi đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước này.
  10. ii Mục đích nghiên cứu của đề tài là : - Nghiên cứu cơ sở lý luận về Chi trả dịch vụ môi trường. -Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về Chi trả dịch vụ môi trường. - Đánh giá thực trạng quản lý và những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định những dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng PES cao nhất tại đầm phá TGCH. - Đề xuất một số nội dung của Chi trả dịch vụ môi trường phù hợp với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Từ nghiên cứu chương 1 cho thấy PES đang là là công cụ tài chính dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích. Điểm nhấn mạnh của PES tạo được nguồn tài chính từ những khoản chi trả thường xuyên cho dịch vụ sinh thái và hoạt động để chia sẻ lợi ích cộng đồng. Luận văn đã nghiên cứu một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng PES trên thế giới và Việt Nam từ đó rút ra những kinh nghiệm cho áp dụng cơ chế PES tại đầm phá TGCH. Chương 2 đã xác định được mục tiêu nghiên cứu về thực trạng cơ chế quản lý đầm phá TGCH, đưa ra được những ưu nhược điểm của cơ chế quản lý hiện hành áp dụng với khu vực đầm phá. Sự chồng chéo chức năng, quản lý trên cơ chế hành chính mệnh lệnh dẫn đến hoạt động tổ chức, quản lý kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc phân tích cơ chế quản lý hiện đang áp dụng tại đầm phá TGCH cho thấy một cơ chế quản lý thủy sản mới : hình thành các chi hội Nghề cá từ Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế. Đây là một cơ chế quản lý hoạt động hiệu quả nhất được người dân tích cực tham gia nhưng vẫn chưa phát huy được hết sức mạnh quản lý và còn nhiều bất cập, chưa quản lý triệt để, chưa thu hút được tất cả người dân khai thác thủ sản tham gia, thiếu chia sẻ lợi ích cộng đồng dân cư giữa các bên hưởng lợi và cung cấp dịch vụ. Từ nghiên cứu điều kiện tự nhiên và các giá trị kinh tế đầm phá TGCH, tôi đã đưa
  11. iii ra được 17 dịch vụ đầm phá TGCH có thể cung cấp. Tuy nhiên, kết hợp với những nghiên cứu về tổng quan lý thuyết về PES, những kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đã áp dụng, nghiên cứu về cơ chế quản lý và thực trạng áp dụng PES và đặc biệt là kinh tế xã hội đầm phá TGCH, luận văn đưa ra hai dịch vụ có khả năng cao nhất áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường với hệ sinh thái đất ngập nước đầm phá TGCH là dịch vụ cung cấp giá trị thủy sản phát triển thương hiệu thủy sản xanh và dịch vụ du lịch. Từ khả năng áp dụng cao nhất về chi trả hai dịch vụ môi trường này đã tổng kết được những lợi ích mà dịch vụ có khả năng mang lại cho khu vực đầm phá TGCH. Chương 3 từ tiềm năng áp dụng chi trả hai dịch vụ môi trường trình bày ở chương 2 luận văn đã đưa ra những đề xuất cụ thể áp dụng cơ chế PES: - Đề xuất các bên tham gia hai dịch vụ môi trường bao gồm: bên cung cấp dịch vụ, bên mua dịch vụ và bên trung gian thúc đẩy thực hiện. Đối với mỗi bên tham gia cơ chế PES luận văn đã làm rõ chức năng nhiệm vụ mỗi bên, có những tổ chức tham gia PES là do tác giả luận văn đề xuất như Ban quản lý khu vực đầm phá TGCH hay Quỹ bảo tồn và phát triển đầm phá TGCH. - Đề xuất là cơ chế quản lý của chi trả môi trường hai dịch vụ trên theo hai dòng: hoạt động dòng thông tin và hoạt động dòng tiền chi trả. -Từ những thuận lợi khó khăn khi áp dụng chi trả hai dịch vụ môi trường đề xuất những giải pháp hỗ trợ với từng cấp chính quyền nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công PES với hệ sinh thái đất ngập nước TGCH.
  12. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  LƯU THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: kinh tế và quản lý môi trường Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÀ THANH HÀ NỘI, NĂM 2013
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của luận văn Chi trả dịch vụ môi trường được coi là công cụ tài chính dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bản chất của hoạt động Chi trả dịch vụ môi trường là coi dịch vụ môi trường như hàng hóa được mua bán trên thị trường, dựa trên nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả tiền’’. Nguyên tắc này đem lại tác động tích cực đối với môi trường, thông qua việc chia sẻ lợi ích từ những người được hưởng lợi các dịch vụ môi trường đến những người cung cấp dịch vụ hoặc những người được giao quản lý các nguồn tài nguyên môi trường. PES tạo được nguồn tài chính từ những khoản chi trả thường xuyên cho dịch vụ sinh thái. Nguồn tài chính này sẽ giúp tăng cường khả năng sử dụng bền vững lâu dài và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc cung cấp nguồn thu nhập bổ sung ổn định, tạo một cơ chế tiếp cận mới nhằm thúc đẩy sử dụng tài nguyên môi trường một cách hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, việc áp dụng mô hình Chi trả dịch vụ môi trường đã phổ biến và lan rộng trên khắp toàn cầu. Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng một chương trình quốc gia về Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hai trong số các văn bản quan trọng nhất là (i) Quyết định định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường rừng" ở hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La”, (ii) Nghị định số 99 ngày 24/9/2010 của Chính phủ về “Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng” thực hiện PES trên phạm vi cả nước. Sau hai năm thực hiện, chương trình đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận. Rừng tại khu vực Chi trả dịch vụ môi trường của tỉnh Lâm Đồng được quản lý tốt hơn, giảm số vụ vi phạm 50%; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng thí điểm giảm 15%. Đến năm 2012 đã có 8553 hộ gia đình Commented [Thanh1]: Dến nay là đến năm nào???? được chi trả khi tham gia nhận quản lý bảo vệ 226.793 ha rừng thuộc các lưu vực sông Đồng Nai, hồ thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh và Hàm Thuận-Đa Mi. Tại tỉnh Sơn La, tổng diện tích chi trả là 397.272 ha/594.000 ha rừng với tổng số chủ rừng là 52.000. Ngoài ra, chính sách đã góp phần làm chuyển biển nhận thức của các
  14. 2 cấp, các ngành và người dân trên địa bàn, góp phần quan trọng cho công tác giữ rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành khác như giảm khí nhà kính, hạn chế lũ lụt, thủy điện, du lịch Những kết quả áp dụng thí điểm PES rừng nói trên cho thấy việc thực hiện cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường như một cơ chế tài chính bền vững là một hướng đi tất yếu và cần phải được ưu tiên triển khai sớm cho tất cả các loại hình hệ sinh thái khác. Điều này đặc biệt cần triển khai sớm với các hệ sinh thái đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái năng suất cao nhất trên trái đất. Đất ngập nước được mô tả như “các quả thận của cảnh quan” do chức năng mà chúng đảm nhận trong các chu trình thủy văn và hóa học, vừa được coi là “siêu thị sinh học” vì nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng sinh học giàu có mà chúng cung cấp (Edward B Barbier, Mike Acreman và Duncan Knowler, 1997). Tuy nhiên cũng như nhiều hệ sinh thái đất tự nhiên khác, đất ngập nước ven biển đang phải đối mặt với sự đe dọa từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nặng nề hơn cả là áp lực chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân địa phương - Đầm phá TGCH ở Thừa Thiên Huế là hệ sinh thái tiêu biểu trong các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Nó có giá trị to lớn về môi trường như điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, duy trì nguồn nước. Các giá trị về đa dạng sinh học là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Số liệu điều tra năm 2012 cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa; chim nước, các thành phần loài thủy sinh và rừng ngập mặn, các loài chim, nhiều phụ hệ cỏ biển, rừng ngập mặn cung cấp sinh dưỡng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt giá trị thủy sản, có hơn 415.000 người dân trong vùng hiện sống nguồn lợi từ đầm phá. Thế nhưng, do nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan, đầm phá TGCH đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng:
  15. 3 nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, số lượng bầy chim di trú ngày một ít đi, môi trường nước bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ, các hệ sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp (Phan Văn Hòa, 2010). Do vậy, cần xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả khu vực đầm phá TGCH. Một trong số những công cụ quản lý đó là PES Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ làm luận văn. Luận văn nghiên cứu khả năng áp dụng cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá TGCH, nhằm đề xuất xây dựng một công cụ quản lý phù hợp hệ đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Mục tiêu của luận văn Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng một số dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng chi đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước này. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về Chi trả dịch vụ môi trường. -Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về Chi trả dịch vụ môi trường. - Đánh giá thực trạng quản lý và những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định những dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng PES cao nhất tại đầm phá TGCH. - Đề xuất một số nội dung của Chi trả dịch vụ môi trường phù hợp với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
  16. 4 - Đối tượng nghiên cứu: + Các dịch vụ môi trường hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Các đối tượng liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về mặt khoa học : Những nội dung khoa học liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường. + Số liệu thu thập: Sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp từ năm 2005-2013. + Phạm vi không gian: Hệ đầm phá TGCH gồm 5 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc và các đối tượng chịu ảnh hưởng của Chi trả dịch vụ môi trường tại hệ đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung trả lời những câu hỏi sau: - Chi trả dịch vụ môi trường là gì ? - Thế giới áp dụng cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường như thế nào? - Việt Nam áp dụng cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường như thế nào? - Có thể áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường nào tại TGCH? Việc áp dụng PES tại TGCH đem lại lợi ích gì, gặp phải những khó khăn nào? - Đề xuất những nội dung nào trong cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường tại TGCH ? 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp tổng thu thập thông tin Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về lĩnh vực đất đai, về quản lý và sử dụng đất ngập nước, về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu liên quan đến áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  17. 5 Trong quá trình làm tôi có tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường để trao đổi kinh nghiệm, quy trình và hình thức Chi trả dịch vụ môi trường và các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh thái đất ngập nước TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp điều tra thực địa Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan đến cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường tại TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế như người dân, doanh nghiệp. 6. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về Chi trả dịch vụ môi trường Chương 2: Tổng quan về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường Chương 3: Đề xuất áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
  18. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường 1.1.1 Khái niệm hệ sinh thái Trong những thập kỷ gần đây, nhân loại đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển bền vững dựa trên cơ sở hệ sinh thái, tiếp cận hệ sinh thái để quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các hệ sinh thái, v. V Việc nghiên cứu hệ sinh thái đã trở thành công cụ quan trọng trong việc đánh giá và kiểm soát các tác động đến môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ phục vụ đời sống con người, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận đầy đủ, chính xác và hệ thống về khái niệm hệ sinh thái, tính chất, thành phần, cấu trúc, chức năng và phân loại của chúng. Tuy nhiên, khái niệm hệ sinh thái cho đến nay còn chưa được thống nhất. Khái niệm hệ sinh thái lần đầu tiên được nhà sinh vật học người Anh Sir Arthur George Tansly định nghĩa vào năm 1935: “Hệ sinh thái bao gồm không chỉ phức hệ sinh vật mà còn cả phức hệ các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường của quần xã sinh vật - yếu tố nơi cư trú theo nghĩa rộng hơn”. Các nhà sinh thái học Mỹ còn đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái. Theo Linderman (1942) “Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, sinh học hoạt động trong một đơn vị không gian và thời gian nào đó ”. Odum (1971) định nghĩa “Hệ sinh thái là một đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) trong một khu vực nhất định có sự tương tác với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất (nghĩa là sự trao đổi vật chất giữa các thành phần hữu sinh và vô sinh bên trong hệ thống đó). Whittaker (1975) định nghĩa “Hệ sinh thái là một hệ thống chức năng bao gồm một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vật lý (khí hậu, đất) tương tác qua lại lẫn nhau”.
  19. 7 Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều cho rằng hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu của sinh thái học. Tất cả các sinh vật trong cùng một khu vực đều có tác động qua lại với môi trường tự nhiên bằng các dòng năng lượng tạo nên các cấu trúc dinh dưỡng, sự đa dạng về loài và chu trình trao đổi vật chất theo công thức rút gọn: Quần xã sinh vật + Môi trường xung quanh + Năng lượng mặt trời = Hệ sinh thái. HỆ SINH THÁI Khí hậu Đất Thực vật Động vật Vi sinh vật Sơ đồ 1.1. Các thành phần của hệ sinh thái và sự tác động qua lại giữa chúng trong hệ sinh thái Quần xã sinh vật Như vậy hệ sinh thái là một khái niệm rộng, đa ngành, đa lĩnh vực, vì thế có thể áp dụng cho tất cả các trường hợp có mối quan hệ tương hỗ giữa sinh vật và môi trường, có sự trao đổi vật chất, thông tin và năng lượng giữa chúng với nhau, thậm chí xảy ra trong một thời gian ngắn. Qua đó hệ sinh thái có thể được định nghĩa như sau: “Hệ sinh thái là hệ các quần xã sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, tương tác với nhau và với môi trường đó thông qua quá trình trao đổi vật chất, thông tin và năng lượng”. 1.1.2 Chức năng của hệ sinh thái Chức năng chủ yếu của hệ sinh thái được chia thành 4 nhóm: (1) Nơi cư trú: là nơi sinh sống của loài người và mọi sinh vật trên trái đất.
  20. 8 (2) Sản xuất: nơi chứa đựng sự đa dạng sinh học và cung cấp các nguồn lợi to lớn cho sự phát triển của xã hội loài người, như: lương thực, thực phẩm, nguồn dược liệu, (3) Điều chỉnh: là khả năng điều chỉnh các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống hỗ trợ cuộc sống thông qua các chu trình sinh địa hóa và các quá trình sinh quyển khác. Hơn nữa, để duy trì sức khoẻ hệ sinh thái, các chức năng điều sinhh này cung cấp các dịch vụ mang lại lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho con người, như làm sạch nước, không khí, đất và các dịch vụ phòng trừ sinh học. (4) Thông tin: cung cấp cơ hội để phát triển nhận thức, tiềm năng cho du lịch sinh thái. Trong bốn chức năng trên của hệ sinh thái trên thì chức năng sản xuất là dễ nhận biết nhất qua cung cấp những giá trị sử dụng trực tiếp phục vụ đời sống cộng đồng xung quanh hệ sinh thái. Đây cũng là chức năng dễ đo lường và quan trọng nhất. 1.1.3 Dịch vụ hệ sinh thái Từ năm 1997, Liên hợp quốc định nghĩa dịch vụ hệ sinh thái là những chức năng định tính do các đặc tính phi sản xuất của đất, nước và không khí (bao gồm cả các hệ sinh thái liên quan) và các sinh vật của chúng cung cấp. Nói một cách đơn giản hơn, dịch vụ hệ sinh thái thường được đề cập đến như là các ngoại ứng môi trường tích cực do hệ sinh thái tự nhiên sản sinh ra. Do nhu cầu phát triển thị trường chi trả dịch vụ hệ sinh thái, gần đây các tổ chức quốc tế đưa ra các định nghĩa về dịch vụ hệ sinh thái cụ thể hơn, phục vụ trực tiếp việc xây dựng chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN), dịch vụ hệ sinh thái là “Các điều kiện và các mối quan hệ mà thông qua đó các hệ sinh thái tự nhiên và các loài phát triển tồn tại và phục vụ cho cuộc sống con người”. Những dịch vụ đó chẳng hạn như là rừng thì cung cấp những giá trị phòng hộ đầu nguồn, cảnh quan, là bể chứa cacbon, bảo tồn những giá trị đa dạng sinh học, , Rừng ngập mặn thì cung cấp những giá trị như là bảo vệ bờ biển, lưu trữ
  21. 9 chất dinh dưỡng, chống xói mòn, nuôi trồng thủy hải sản , khu bảo tồn cung cấp những giá trị về các loài quý hiếm, các nguồn gen quý, cảnh quan du lịch, khu vui chơi giải trí vùng đất ngập nước cung cấp các giá trị thủy sản, du lịch, bể chứa nước, thảm thủy sinh Dịch vụ hệ sinh thái là những quá trình qua đó môi trường sản sinh ra những tài nguyên mà chúng ta thường coi như được ban tặng như nước sạch, gỗ, môi trường nuôi trồng thủy sản, thụ phấn cho cây trồng bản địa hay cây lương thực. Các dịch vụ hệ sinh thái rất đa dạng, tác động đến chất lượng đất, nước, lương thực và sức khỏe con người. Theo Sven Wunder cho rằng có bốn loại dịch vụ hệ sinh thái nổi bật: - Hấp thụ và lưu giữ các bon - Bảo tồn vùng đất ngập nước - Bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn (trong đó có cả bảo vệ đất) - Bảo tồn các loài, sinh cảnh các loài và bảo tồn đa dạng sinh học 1.1.4 Khái niệm về Chi trả dịch vụ môi trường Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Chi trả dịch vụ môi trường là: “Người mua [tự nguyện] đồng ý trả tiền hoặc các khuyến khích khác để chấp nhận và duy trì các biện pháp quản lý tài nguyên thiên nhiên và đất bền vững hơn mà nó cung cấp dịch vụ hệ sinh thái xác định”. Điều này có nghĩa là chúng ta phải có được một thỏa thuận tự nguyện giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Phải có được một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý, người sử dụng dịch vụ thực hiện việc mua một dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng, người cung cấp thực hiện việc cung cấp những giá trị làm cho một dịch vụ phải được làm rõ và việc chi trả hoặc đền bù cho nhà cung cấp phải được thực hiện thông qua chi tài chính hoặc các hình thức khác. Việc chi trả hoặc đền bù phụ thuộc và dịch vụ môi trường được cung cấp một cách liên tục và ở một mức độ xác định. Theo Wunder và cộng sự (2007): Chi trả dịch vụ môi trường: là một giao dịch tự nguyện, trong đó đã xác định
  22. 10 được rõ dịch vụ hệ sinh thái (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo cung cấp dịch vụ hệ sinh thái đó). Được mua bởi bên mua dịch vụ (có ít nhất một người mua). Được cung cấp bởi bên bán dịch vụ (có ít nhất một người bán). Chỉ khi bên bán dịch vụ đảm bảo dịch vụ đó được cung cấp (tính điều kiện). Theo Luật Lâm nghiệp số 7575 của Costa Rica, PES được định nghĩa là “Công cụ tài chính để phục hồi và bảo tồn rừng và các lợi ích liên quan”. Một số định nghĩa khác được nhiều nước mô tả theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, bản chất của PES là công cụ kinh tế, tạo cơ chế khuyến khích và mang lại lợi ích cho cộng đồng cung cấp dịch vụ môi trường, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo tồn tài nguyên và đa dạng sinh học, hướng tới xóa đói, giảm nghèo dựa trên nền tảng cơ bản sau: + Người được hưởng lợi phải trả tiền PES không hoạt động theo cơ chế người gây ô nhiễm phải trả tiền mà hướng tới một cơ chế khác là người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Các nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để con người giữ gìn môi trường hơn là bắt họ phải chi trả cho những thiệt hại môi trường mà họ đã gây ra. Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những người dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lưu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi ích cho dân ở vùng hạ lưu. + Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) Sự sẵn lòng chi trả là thước đo độ thỏa mãn, đồng thời là thước đo lợi ích và là đường cầu thị trường tạo nên cơ chế chi trả, xác định lợi ích đối với xã hội từ việc tiêu thụ hoặc bán một dịch vụ cụ thể. Nền tảng của PES chính là việc những người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ nhận được một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trường (tính điều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thỏa thuận với bên nhận được lợi ích từ các lợi ích từ môi trường.
  23. 11 1.1.4.1 Các bên tham gia cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường a) Bên cung cấp dịch vụ môi trường Căn cứ xác định bên bán dịch vụ chính là quyền tiếp cận với hệ sinh thái: người cung cấp dịch vụ có được quy định rõ ràng quyền được tiếp cận, sử dụng hay quản lý khu vực sinh thái đó hay không. Đối với các hệ sinh thái có tầm quan trọng (VD. Vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu Ramsar, hồ lớn) thì Ban quản lý là đơn vị được quy định rõ quyền quản lý khu vực sinh thái đó, do đó đây chính là bên cung cấp dịch vụ, bên bán dịch vụ đầu tiên. Trong trường hợp này, thông thường người dân sinh sống xung quanh cũng được quy định quyền tiếp cận với các mức độ hạn chế khác nhau. Người dân sẽ trở thành người cung cấp dịch vụ khi họ đồng ý hạn chế hoạt động có khả năng gây tác hại đến môi trường, hoặc tham gia hoạt động bảo vệ và/hoặc cải thiện hệ sinh thái. Tuy nhiên, đối với các hệ sinh thái khác (VD. Dải rừng ngập mặn ven biển) không có Ban quản lý trực tiếp, thì cơ quan quản lý được quy định là UBND hoặc HĐND địa phương (cấp tỉnh, huyện, hoặc xã tùy quy mô vùng) hoặc tổ chức Chữ thập đỏ. Trong trường hợp này, quyền tiếp cận của người dân sống xung quanh vùng thường lớn hơn trường hợp khu vực sinh thái trong khu bảo tồn, đồng thời công tác quản lý không nghiêm ngặt bằng, do đó áp lực của cộng đồng gây ra với hệ sinh thái cũng lớn hơn. Việc đưa ra những quy định để cộng đồng trở thành một mắt xích trong quá trình cung cấp dịch vụ hệ sinh thái có ý nghĩa quan trọng trong việc giảm áp lực sinh kế lên môi trường. Việc tìm hiểu rõ quyền được tiếp cận, sử dụng hay quản lý còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác định một cách hợp lý ai là bên bán, ai là bên mua, bởi sự khác biệt giữa người bán và người mua không phải bao giờ cũng được phân biệt rõ ràng. Bên hưởng lợi –bên mua dịch vụ môi trường Về nguyên tắc, đối với các tổ chức (bao gồm cả cơ quan nhà nước); doanh nghiệp, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên đất nước Việt Nam được hưởng lợi ích từ môi trường đem lại hoặc có các hoạt động trong sản xuất và đời sống gây ảnh hưởng tác động có hại tác động xấu tới môi trường sinh
  24. 12 thái, phải có trách nhiệm tham gia đóng góp chi trả cho các dịch vụ môi trường. Bao gồm các đối tượng sau đây: - Các tổ chức cá nhân được hưởng lợi từ hệ sinh thái (khai thác thủy lợi, thủy điện, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu khoa học, học tập ). - Những người sống trên đất nước Việt Nam được hưởng thụ môi trường trong lành từ môi trường đem lại (ngăn chặn thiên tai, dịch bệnh, tạo không khí trong lành). - Nguồn kinh phí đã hình thành từ trước như thủy lợi phí, thuế tài nguyên, hàng năm được trích chuyển trả lại cho các dịch vụ môi trường. - Các tổ chức cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại đối với hệ sinh thái (khai khoáng, khai thác lâm sản, sản xuất gạch ngói, gốm sứ, khai hoang, thải công nghiệp, khói ô tô, xe máy; ). - Nguồn thu từ hỗ trợ, đóng góp của các nước, các tổ chức trong nước và quốc tế Để xác được người mua dịch vụ tiềm năng, cần nắm rõ được động cơ của người mua. Bảng dưới đây gợi ý một số điểm để sơ bộ đánh giá động cơ của người mua: Bảng 1.1: Đánh giá sơ bộ về người mua và động cơ Người mua Động cơ Thị trường điều tiết - Tuân thủ quy định quản lý (chẳng hạn liên quan đến khí nhà kính/ thị trường cac bon) Thị trường tự nguyện - Giảm chi phí hoạt động và duy trì bằng cách đầu tư vào các dịch Công ty tư nhân vụ hệ sinh thái - Phòng ngừa rủi ro (chẳng hạn như liên quan đến cung cấp đầu vào tài nguyên thiên nhiên quan trọng, tiềm năng điều tiết trong tương lai ) - Tăng lòng tin của nhà đầu tư bằng cách chủ động giải quyết các vấn đề môi trường
  25. 13 Người mua Động cơ - Tăng cường quảng bá thương hiệu và cải thiện hình ảnh trước công chúng - Duy trì giấy phép hoạt động bằng cách đầu tư vào xây dựng mối quan hệ tốt với cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý Công ty trung gian tư - Đơn giản hóa chuỗi cung cho bên mua nhân - Thu lợi nhuận - Thực hiện chính sách quốc tế (chẳng hạn như Công ước khung LHQ về biến đổi khí hậu) - Tuân thủ các quy định quốc gia về bảo vệ môi trường - Đầu tư vào nguồn cung tài nguyên thiên nhiên dài hạn Chính phủ - Giải quyết áp lực của cộng đồng - Ngăn chặn thảm họa môi trường (chẳng hạn như lũ lụt do suy thoái rừng) - Giảm chi phí (như đầu tư vào hệ thống lọc nước tự nhiên thay vì xây dựng nhà máy xử lý nước) - Thực thi sứ mệnh về môi trường hay phát triển Cơ quan tài trợ - Tăng nguồn ngân sách cho bảo tồn - Thực thi sứ mệnh về môi trường hay phát triển (chẳng hạn như cơ quan bảo tồn thiên nhiên hiện nay mua các quyền từ chủ đất; chi trả có thể trở thành một cơ chế khác để đạt được mục tiêu bảo tồn) Tổ chức phi chính - Giảm dấu ấn môi trường của tổ chức (chẳng hạn như hoạt động phủ hướng tới môi trường ít cac bon, giảm tổn hại đến nguồn nước hay giảm tác động đến đa dạng sinh học – mặc dù hai nội dung sau vẫn đang là chủ đề mở trong các cuộc thảo luận về cách thức xác định chúng) - Hành động theo mối quan tâm về môi trường và xã hội (chẳng hạn như mua lượng cac bon chưa phát thải để giảm lượng cac bon tích Cá nhân tư nhân tụ trong khí quyển, giảm tổn hại đến nguồn nước và đa dạng sinh học) - Đầu tư thành lập liên doanh trong lĩnh vực kinh doanh mới
  26. 14 Bên trung gian Quản lý tài nguyên thiên nhiên không đơn thuần chỉ là việc ứng dụng khoa học mà còn đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan vốn luôn có các quan điểm và mong muốn khác nhau (Slocombe 1995). Do nhận thức về PES của người mua, người bán dịch vụ môi trường, những nhà hoạch định chính sách và công chúng là rất khác nhau, nên các bên trung gian sẽ có thể đóng một vai trò rất quan trọng và hữu ích trong việc giúp các bền và đồng thuận về PES. Trung gian thường là những cá nhân hoặc tổ chức đứng ra liên kết người mua và người bán. Các bên trung gian là những người không tham gia và hưởng lợi trực tiếp từ thị trường PES mà chỉ có vai trò hỗ trợ PES Có ba nhóm chính đóng vai trò trung gian tại Việt Nam: - Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): Các NGO trong nước và quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, giám sát các chương trình môi trường và xã hội tại Việt Nam, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực liên quan tới bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, cải thiện điều kiện sống của người dân (Ủy ban EU và UNDP, 2006). Được trang bị chuyên môn trên lĩnh vực phát triển, các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo năng lực cho tất cả các bên liên quan đến tiến trình xây dựng các chương trình PES. Các NGO có thể thực hiện và quản lý các chương trình PES cũng như hỗ trợ nghiên cứu, giám sát và đánh giá chương trình PES. Hoạt động của họ cũng đặc biệt quan trọng trong việc nhân rộng các cơ chế PES và đúc kết các bài học cho việc xây dựng chính sách (Leimona và Lee, 2008). - Nhà nước: Các cơ quan nhà nước cũng có thể là các bên trung gian. Các cơ quan ngày có thể hỗ trợ PES thông qua việc tạo điều kiện nghiên cứu, khuyến khích các dự án thử nghiệm và giải quyết các rào cản pháp lý và chính sách (Leimona và Lee, 2008). Ví dụ các cơ quan nhà nước đang đóng vai trò trung gian tại Việt Nam hiện nay là Cục lâm nghiệp và Vụ Pháp chế của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các cơ quan nhà nước có thể là trung gian để các nhà tài trợ và các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới PES tiếp xúc với các bên liên quan ở các địa phương có tiềm năng thực hiện PES.
  27. 15 - Các tổ chức địa phương: vai trò của các tổ chức tại địa phương trong quá trình quản lý tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng. Bảo tồn chỉ có thể là bền vững nếu cộng đồng địa phương là một bộ phận được gắn kết chặt chẽ trong các nỗ lực bảo tồn và được hưởng các lợi ích kinh tế từ những nỗ lực này. Có rất nhiều tổ chức cộng đồng ở Việt Nam như Hội Nông dân, Hội phụ nữ và Hội Cựu chiến binh. Những đoàn thể này thường được các cộng đồng tin tưởng và là một diễn đàn tốt cho việc trao đổi với những người có khả năng bán dịch vụ môi trường ở các cộng đồng nông thôn. Vai trò của các bên trung gian - Cung cấp thông tin và dịch vụ: Người trung gian có thể mang lại lợi ích cho người bán và người mua dịch vụ môi trường thông qua cung cấp thông tin và dịch vụ. Họ có thể hỗ trợ người mua tìm kiếm và đánh giá các chương trình PES. Họ có thể đánh giá các rủi ro liên quan đến việc mua những dịch vụ môi trường cụ thể. Ngoài ra, họ có thể hỗ trợ người bán trong việc thiết kế và phổ biến thông tin sản phẩm. - Đào tạo: Nhiều cơ quan trung gian thường được biết đến qua việc họ trực tiếp đào tạo hoặc cấp kinh phí cho các đào tạo liên quan đến PES cho các cấp chính quyền địa phương và các bên có liên quan đã được các tổ chức quốc tế tài trợ. Việc áp dụng PES ở nước ta còn mới mẻ sự hỗ trợ vốn và kiến thức chuyên môn từ các tổ chức quốc tế như Winrock International, tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong việc cung cấp đào tạo về PES, mời các chuyên gia làm việc với các nhà hoạch định chính sách trong nước nhằm thiết lập chính sách về PES. - Xây dựng cầu nối: Một trong những vai trò quan trọng của trung gian là cầu nối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp giữa người mua và người bán tiềm năng (Borrini – Feyerabend et al, 2004). Đối với những giao dịch mới như PES, trung gian có thể đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin qua việc giới thiệu, đưa ra các ý kiến tham khảo và đề xuất người có thể hợp tác trong giao dịch đó (Howard Partners, 2007). Cần kết nối nhận thức của nhà hoạch định chính sách, các nhóm địa phương và các nhà khoa học. - Người điều hành và hòa giải:. Nhiều bên liên quan chỉ có thể nhận thức
  28. 16 được vấn đề mà không có khả năng giải quyết. Do đó, hỗ trợ của một tổ chức bên ngoài thường là rất quan trọng trong việc giải quyết vấn đề. Ở cấp quốc gia, các tổ chức quốc tế như:Tổ chức bảo tồn thiên nhiên , Winrock International và ICRAF có thể giúp chính phủ xác định và tiên lượng được các cơ hội và thách thức đối với PES trong khuôn khố luật pháp và thể chế hiện tại. - Xây dựng các tiêu chuẩn: Xây dựng tiêu chuẩn trong thiết kế PES và phân công trách nhiệm của các bên liên quan chính trong tiến trình PES là rất quan trọng do điều này sẽ giúp các bên định hướng và đạt kết quả với chi phí và nguồn nhân lực hợp lý. Gandhi (2006) cho rằng các bên trung gian thường thành công trong việc xây dựng các tiêu chuẩn trong đó hòa đồng được quyền lợi của các nhóm khác nhau và do vậy các bên trung gian đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng tiêu chuẩn. - Người đại diện, người giám sát và nhân chứng: Các hộ dân cung cấp dịch vụ thường là những người nghèo và rất bất lợi nếu không có một bên trung gian có năng lực đáng tin cậy đứng ra đại diện cho họ (Huang et al, 2007). Tại Việt Nam, có những tổ chức quần chúng có mạng lưới đến cấp làng xã như các hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh và đoàn thanh niên. Các tổ chức này là những bên trung gian, có thể đại diện cho người nghèo trong mua bán PES. 1.1.4.2 Các hình thức Chi trả dịch vụ môi trường Phân loại các hình thức Chi trả dịch vụ môi trường theo phương pháp chi trả + Hình thức Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp Chi trả dịch vụ môi trường trực tiếp là hình thức chi trả mà bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường thông qua hợp đồng mua bán. Chi trả trực tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường có khả năng và điều kiện thực hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường không cần thông qua tổ chức trung gian. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và cung ứng dịch vụ môi trường phù hợp với quy định của Nhà nước đối với cùng một loại dịch vụ
  29. 17 môi trường. Hình thức chi trả trực tiếp dịch vụ môi trường phổ biến nhất là chi trả bằng tiền mặt, nhưng trong một số trường hợp cũng bao gồm các chi trả khác như đóng góp vật chất, tín dụng ưu đãi, miễn giảm thuế, việc làm, các đóng góp cho hoạt động phát triển tại địa phương, hoặc những đóng góp bằng hiện vật khác được trả cho người cung cấp dịch vụ và được huy động từ nguồn vốn do người sử dụng dịch vụ hệ sinh thái chi trả. Một số chương trình hiện nay vẫn sử dụng hình thức chi trả đồng đều, hoặc một lượng chi trả tối thiểu mà người dân địa phương có thể chấp nhận. Cách tiếp cận đấu giá ngược được sử dụng để tối ưu hóa hiệu quả bằng cách đặt ra các mức giá gần hơn với mức người dân địa phương có thể chấp nhận. Hơn nữa, lượng chi trả phải đủ để hấp dẫn những người nghèo cung cấp dịch tự nguyện và giúp giảm nghèo. + Hình thức Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường thông qua bên trung gian, tổ chức làm thay nhiệm vụ Chi trả dịch vụ môi trường. Chi trả dịch vụ môi trường gián tiếp là sự chi trả cho bảo tồn hệ sinh thái cho những người thực hiện bảo tồn và không nhất thiết cần phải có hợp đồng với các chủ sử dụng đất. Việc chi trả cho cộng đồng có thể ở dạng hỗ trợ xã hội như làm đường, xây trường học hay trạm y tế, hoặc là trao quyền tiếp cận đối với tài nguyên hoặc các ưu tiên khác. Tuy nhiên, việc này làm giảm tính điều kiện của việc chi trả vì việc chi trả không thể bị cắt nếu dịch vụ môi trường không được cung cấp. Ưu điểm của hình thức này là chi phí ban đầu thấp và có tính hiệu quả về mặt chi phí hành chính và thường rất ít khi được giám sát, thậm chí không hề được giám sát, trong khi tiền lại được trả trước chứ không phải là định kỳ. Những sáng kiến như vậy dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn là dựa vào sự giám sát dịch vụ thực sự, và nói chung nếu kiểu chi trả nào dựa trên quan điểm kinh doanh thuần túy. Chi trả gián tiếp được áp dụng trong trường hợp bên sử dụng dịch vụ môi trường không có khả năng và điều kiện trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ
  30. 18 môi trường mà thông qua tổ chức trung gian. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy định. Việc chi trả được thực hiện gián tiếp thông qua trung gian là Chính phủ, cơ quan nhà nước nếu giao dịch giữa người bán và người mua không thể thực hiện được trực tiếp, cần thông qua một bên trung gian làm đại diện cho cả 2 phía, đồng thời Nhà nước sẽ đại diện để thu tiền Chi trả dịch vụ môi trường giữa người mua và người bán. Phân loại các hình thức Chi trả dịch vụ môi trường theo thị trường chi trả + Hình thức nhà nước chi trả cho chủ đất tư nhân Chương trình nhà nước chi trả cho chủ đất tư nhân để duy trì hoặc cải thiện dịch vụ hệ sinh thái. Những loại hợp đồng PES này được xây dựng cụ thể cho từng quốc gia, theo đó chính phủ xây dựng các chương trình ưu tiên. Trong khi đó những hợp đồng cụ thể lại thay đổi theo ưu tiên của chương trình và quốc gia, chúng thường liên quan đến chi trả trực tiếp từ một cơ quan chính phủ hay một tổ chức nhà nước cho chủ đất/ hay người quản lý đất. + Hình thức thương mại mở giữa người mua và người bán Thị trường chính thống với hình thức thương mại mở giữa người mua và người bán theo nguyên tắc: Nằm trong khoảng khống chế giữa giá trần và giá sàn của dịch vụ hệ sinh thái được cung cấp mà nhà nước quy định; tự nguyện. 1.2 Kinh nghiệm quốc tế về Chi trả dịch vụ môi trường 1.2.1. Cách tiếp cận PES được xem là một dạng công cụ mới. Đặc trưng mới đầu tiên liên quan đến sự tham gia tự nguyện, phản ánh viễn cảnh quản lý tài nguyên cần được thực hiện từ dưới lên trên, tập trung vào việc hợp tác giữa các đối tác hơn là cách tiếp cận quản lý tài nguyên dạng từ trên xuống trong giai đoạn thập kỷ 70-80. Đặc trưng mới cơ bản thứ hai, PES được coi là hợp pháp trong giao dịch trực tiếp giữa người mua và người bán Dịch vụ môi trường. Những đặc điểm này đã phân biệt giữa PES với các chi trả khác như hỗ trợ sinh thái hoặc giảm thuế đối với các hoạt động thân thiện môi trường.
  31. 19 Nghiên cứu, so sánh và tổng hợp các hệ thống PES của các nước, có 4 trọng tâm chính cũng là 4 cách tiếp cận chung trong việc xây dựng và áp dụng PES, bao gồm: Bảng 1.2: Tổng hợp các phương pháp tiếp cận chung của Chi trả dịch vụ môi trường Trọng tâm Mục tiêu Ví dụ Ngân hàng khôi phục đất ngập nước (Hoa Đạt hiệu quả phát Kỳ) Thị trường triển kinh tế Tín chỉ bảo tồn (Ôxtrâylia) Đền bù cho bảo tồn Cung cấp tài chính Nhượng quyền bảo tồn (Guyana, Belize) Bảo tồn bền vững cho bảo tồn Hỗ trợ bảo tồn (Hoa Kỳ) Tạo điều kiện sinh kế PES hợp lý (Peru, Guatemala) Phát triển xã hội tốt hơn cho những Đền đáp các dịch vụ môi trường cho người cung cấp dịch vụ người nghèo vùng cao - RUPES (châu Á) Đa dạng hóa các mục Chương trình bảo tồn đất dốc (Trung tiêu bao gồm phân Quốc) PES dựa vào phối lại tài sản quốc Chính phủ gia hoặc trả lại các Chương trình ủng hộ môi trường (Brazil) đối tác Nguồn: WWF, 2006 trích theo Sheila Wertz-Kanounnikoff, 2006. Thực tế ở các nước cho thấy, tham gia xây dựng và áp dụng PES bao gồm nhiều đối tác khác nhau, từ nhiều tổ chức khác nhau, dựa vào các lĩnh vực khoa học khác nhau như sinh học, kinh tế học và vật lý học, v.v Vì vậy, cần tiếp cận theo cách liên ngành trong quá trình xây dựng và áp dụng PES. 1.2.2. Các chính sách, chương trình Chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng ở một số nước trên thế giới Theo Tổ chức Nông Lương của Liên Hiệp Quốc (FAO), những sáng kiến PES hiện tại đang được áp dụng có 2 nguồn gốc chính: chính sách về nông nghiệp của các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bắt đầu từ những năm 80 và sáng kiến bảo vệ rừng ở châu Mỹ Latinh bắt nguồn từ những năm 90.
  32. 20 Các chương trình PES tiến hành tại các nước OECD là chương trình nhằm đối phó các vấn đề suy thoái môi trường do phương thức canh tác thâm canh, như Chương trình duy trì bảo tồn (The Conservation Reserve Program) của Mỹ được triển khai vào năm 1985 với mục đích ngăn ngừa xói mòn đất ở khu vực đất canh tác. Chủ đất tham gia vào chương trình tự nguyện nhận chi trả cho thuê hàng năm đổi lại họ ngừng canh tác trên mảnh đất của họ trong khoảng thời gian từ 10-15 năm. Tương tự như vậy, tại Vương quốc Anh thông qua Chương trình hành động dành cho các khu vực nhạy cảm về môi trường xây dựng năm 1987, nông dân được nhận khoản chi trả trực tiếp, khoản bồi thường do ngừng canh tác trên khu vực đất của họ, nhằm bảo vệ giá trị cảnh quan và các loài hoang dã. Nhìn chung, Chi trả dịch vụ môi trường ở các nước OECD được thiết kế nhằm bồi thường cho người nông dân để họ từ bỏ tập tục canh tác thâm canh và các hình thức canh tác khác có thể thu lợi cao nhưng ảnh hưởng về mặt môi trường. Hiện tại, hàng trăm chương trình PES đã được áp dụng ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, tập trung chủ yếu vào dịch vụ môi trường rừng. Không chỉ tập trung ở những nước phát triển, PES còn được trải rộng khắp các quốc gia ở các châu Mỹ Latinh, Âu, Á, vùng Caribe và Thái Bình Dương. Các chương trình PES đã được áp dụng đầu tiên ở các nước phát triển tại Mỹ Latinh. PES cũng đã bắt đầu được thực hiện ở các nước châu Á. Qua nghiên cứu, hiện nay trên thế giới đã có nhiều chương trình PES xây dựng được xây dựng và áp dụng thành công. Trong phần kinh nghiệm quốc tế, tác phân tích chi tiết về những trình PES một số quốc gia trên thể giới phân theo khu vực địa lý. 1.2.3 Các chính sách, chương trình Chi trả dịch vụ môi trường được thực hiện trên thế giới Châu Mỹ Hoa Kỳ Hoa Kỳ là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hình PES sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện Chương trình duy trì bảo tồn năm 1985, đã chi trả cho nông dân để trồng thảm thực vật lưu niên
  33. 21 trên đất trồng nhạy cảm về môi trường. Hiện nay, cơ chế PES được áp dụng thành công và hiệu quả, tạo ra cơ chế quản lý bền vững các tài nguyên thiên nhiên. Ở Hawaii, việc bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác. Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc nhượng quyền bảo tồn. Như vậy, vấn đề PES ở Hawaii được bắt đầu từ việc quy hoạch sử dụng đất và bảo tồn hệ sinh thái. Đồng thời, tiến hành nhiều dự án, chương trình hỗ trợ các chủ đất sản xuất nông lâm nghiệp bền vững và tiến hành các hoạt động sản xuất khác để bảo đảm cuộc sống. Liên quan đến các phương thức PES, chi phí do các nhà phát triển gánh chịu là một hình thức chi trả khác thông qua Ngân hàng Khôi phục Đất ngập nước (Wetland Mitigation Banking) - một cách tiếp cận theo hướng thị trường để bảo vệ môi trường. Chính sách này cho phép người được cấp phép tác động đến một vùng đất ngập nước nào đó thông qua một thỏa thuận để củng cố, phục hồi, hoặc tái tạo một khu đất ngập nước ở nơi đó. Người xin cấp phép có thể mua tín chỉ đất ngập nước (wetland credits) của bên thứ ba là tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ hoặc tư nhân mà họ tạo ra tín chỉ để bán cho người xin cấp phép. Để tạo ra tín chỉ, nói chung, doanh nghiệp sẽ mua một vùng đất ngập nước bị suy thoái, rồi tiến hành phục hồi vùng đất đó. Người được cấp phép tác động đến đất ngập nước sẽ mua tín chỉ từ Ngân hàng Khôi phục Đất ngập nước, đó là trách nhiệm pháp lý và tài chính của họ đối với việc chi trả cho dịch vụ môi trường của đất ngập nước. Ở New York, Chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố. Các hoạt động hỗ trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước ở thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố đã lập công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ đất đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.(Báo cáo kết quả chuyến tham quan học tập về PES tại Hawaii, Oregon và New York, Hoa Kỳ, 2007).
  34. 22 Costa Rica Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575 (sửa đổi) đã được thông qua. Luật quy định “Rừng và các hệ sinh thái khác cung cấp các dịch vụ quan trọng cho con người và các hoạt động xã hội ở các cấp: địa phương, quốc gia và quốc tế”. Luật này cũng quy định khái niệm và các nguồn tài chính cho PES. Luật quy định thành lập Quỹ Tài chính rừng quốc gia (FONAFIFO) để quản lý các hoạt động liên quan đến PES, nhằm chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng. FONAFIFO hoạt động như một đối tác trung gian giữa chủ đất và người mua các dịch vụ môi trường khác nhau. Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hóa thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ môi trường. Theo quy định của Luật Lâm nghiệp số 7575, Chương trình Chi trả dịch vụ môi trường (PSA) được xây dựng năm 1997, quy mô 270.000 ha, là một chương trình nổi bật nhất về PES ở Costa Rica, PSA đã xây dựng 4 mục tiêu quan trọng nhất: (i) giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính; (ii) dịch vụ thủy văn, bao gồm: cung cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu và sản xuất năng lượng; (iii) bảo tồn đa dạng sinh học; và (iv) bảo vệ cảnh quan để nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Chương trình nhằm bồi thường cho chủ đất, chủ rừng với các hợp đồng dài hạn trong nhiều năm phục vụ cho công tác tái trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng bền vững. Ngoài ra, PSA đã xây dựng khung quy định về việc ký hợp đồng với các chủ đất để cung cấp các dịch vụ môi trường. FONAFIFO quản lý PSA theo quy định của Luật Lâm nghiệp số 7575. Cho đến nay, Chương trình PSA đã được cung cấp tài chính từ các nguồn: thuế bán nhiên liệu hóa thạch quốc gia, trung bình khoảng 10 triệu USD/năm; lợi nhuận từ các công ty thủy điện; nguồn hỗ trợ từ Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF); vốn vay của Ngân hàng Thế giới; và một tài trợ nhỏ của German Aid Agency KFW. Năm 2005, biểu giá về nước mới có hiệu lực đã làm tăng nguồn thu của PSA. Hơn nữa, nhiều cơ hội mới cho PSA tồn tại nhờ vào tài chính cacbon của rừng. Chương trình PSA vẫn phát triển bền vững. Cuối năm 2009, diện tích rừng bảo vệ từ Chương trình đã đạt 284.000 ha, chiếm trên 10% diện tích đất lâm nghiệp toàn
  35. 23 quốc. Mức đơn giá giao khoán cho chủ đất hiện nay là 64 USD/ha/năm để bảo vệ rừng, hợp đồng được ký thời hạn 5 năm và sau đó sẽ được ký tiếp (Stefano Pariola, 2010). Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, Costa Rica đã thực hiện Dự án các thị trường sinh thái (Ecomarkets Project) nhằm hỗ trợ các chương trình PES của nước này, bao gồm 32,6 triệu USD từ vốn vay của WB để giúp Chính phủ bảo đảm các hợp đồng về PES và 8 triệu USD từ nguồn tài trợ không hoàn lại của GEF để hỗ trợ các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học. PES ở châu Âu: Ở Pháp, Công ty nước đóng chai Perrier Vittel từ năm 1993 đã cung cấp tài chính cho nông dân ở vùng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp và chuyển đổi sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ (5.100 ha). Chính phủ Đức đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái. Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng dâm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ Latinh, gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hòa Dominica. Nghiên cứu và xây dựng PES ở châu Á: Trong những năm gần đây, các chương trình PES đã được phát triển và thực hiện thí điểm tại châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế PES. Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với quản lý lưu vực đầu nguồn. Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển Nông nghiệp (IFAD), Trung tâm Nông - Lâm Thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm PES bằng Chương trình Chi trả dịch vụ môi trường cho người nghèo vùng cao (RUPES) ở châu Á. RUPES đang tích cực thực hiện các chương trình thí điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal. Từ năm 2001-
  36. 24 2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã nghiên cứu, khảo sát khả thi các chương trình PES ở châu Á. Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc đã thử nghiệm các chương trình PES từ nhiều thập kỷ nay. Trong những năm đầu thập kỷ 80, Bộ Tài nguyên Nước đã bắt đầu thu hồi lại những vùng đất yếu ở một số lưu vực nhỏ để các hộ gia đình quản lý, tuy nhiên kết quả rất hạn chế (Liu, 2005). Các sáng kiến này đã được đưa vào Luật Bảo tồn đất và nước của Trung Quốc (1991), đây là một trong những luật đầu tiên ở Trung Quốc được thông qua để áp dụng cơ chế thị trường vào công tác quản lý lưu vực sông. Luật quy định “Đưa cơ chế thị trường vào việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn, cho phép bán đấu giá các lưu vực nhỏ hoặc cho nông dân hoặc các nhà đầu tư tư nhân thuê để phát triển với điều kiện người được thuê có nghĩa vụ bảo vệ chống xói mòn và suy thoái đất”. Giai đoạn 2001-2004, Trung Quốc triển khai thí điểm hệ thống bồi thường. Năm 2004, thành lập Quỹ bồi thường lợi ích sinh thái rừng. Hầu hết các chương trình, dự án về PES đều do Chính phủ cấp kinh phí. Nói chung, PES có thể là một chiến lược để lấp đầy chỗ trống giữa nhu cầu bảo tồn và sinh kế cho cộng đồng. Một số chương trình quốc gia quan trọng liên quan đến PES ở Trung Quốc: - Chương trình bảo vệ rừng tự nhiên (Natural Forest Protection Program): chi 96,2 tỷ NDT để trả cho người lao động trong ngành công nghiệp lâm nghiệp (đốn gỗ) để họ rời bỏ nghề đốn gỗ và bảo vệ rừng tự nhiên. - Chương trình bảo tồn đất dốc (Sloping Land Conversion Program - SLCP) (từ năm 1999), để bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và giảm thiểu các tác động bất lợi bên ngoài, như lũ lụt, sự lắng đọng của các hồ chứa và bão bụi do mở rộng đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp, đất rừng, đất vùng ven hoặc đất đồi cao. Hơn 50 tỷ NDT đã được chi cho SLCP, trong đó 7,2 triệu ha đất trồng trọt (Xu et al., 2006 trích theo Jesper Moberg, Martin Persson, 2010). Chính quyền Trung ương đã chi
  37. 25 24 tỷ NDT cho 60 triệu nông hộ ở 25 tỉnh để bảo tồn 7,2 triệu ha đất đồi trọc và 7,9 triệu ha rừng trồng. - Quỹ bồi thường hệ sinh thái rừng (The Forest Ecosystem Compensation Fund - FECF) được triển khai từ năm 2002, để quản lý diện tích rừng hiện tại không thuộc sở hữu của Cơ quan lâm nghiệp Nhà nước, bao gồm 26 triệu ha ở 11 tỉnh. Quỹ FECF nhằm bồi thường cho chủ đất về dịch vụ sinh thái mà đất của họ tạo ra và những hạn chế của việc sử dụng đất và tài nguyên do tham gia vào chương trình. Hiện nay, Chính phủ đã chi 2 tỷ NDT/năm cho Quỹ FECF, trong đó khoảng 70% chi cho chủ trang trại với chi phí trung bình 9 USD/ha. Mặc dù, theo tư liệu chưa đầy đủ, nhiều thí nghiệm tại địa phương và các lưu vực dường như đang diễn ra khắp đất nước Trung Quốc, với những mức độ thành công khác nhau. Nepal Năm 2003, Chương trình RUPES của ICRAF phối hợp với Winrock International triển khai mô hình PES giữa các cộng đồng thượng nguồn lưu vực Kulekhani và nhà máy thủy điện Kulekhani. Theo luật pháp của Nepal, các nhà máy thủy điện phải nộp thuế cho Chính phủ về các hoạt động phát triển điện. Vì vậy, Ủy ban phát triển huyện Makawanpur sẽ nhận được 12% thuế điện của nhà máy thủy điện Kulekhani nộp cho Chính phủ. Trong mô hình PES này, cơ chế chi trả được xây dựng theo cách: - Nhà máy thủy điện chi trả trực tiếp một phần doanh thu của họ từ việc bán điện cho các cộng đồng vùng thượng nguồn về việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái; - Chính phủ sẽ phân bổ một phần tiền thuế điện từ các nhà máy thủy điện Kulekhani cho các cộng đồng vùng thượng nguồn; - Huyện Makawanpur sẽ dành một phần thuế điện từ các nhà máy thủy điện chi trả cho các cộng đồng vùng thượng nguồn. Ban quản lý rừng địa phương và Uỷ ban Phát triển Thôn bản xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động, trình lên Uỷ ban Phát triển Huyện để phê chuẩn. Kế
  38. 26 hoạch này được coi là một văn bản pháp lý, quy định về quản lý rừng và các biện pháp sử dụng đất hợp lý đối với PES. Hiệp hội Điện lực Quốc gia trả phí từ công trình thuỷ điện đang hoạt động cho việc bảo vệ vùng đầu nguồn, được sử dụng làm nguồn chi trả cho cộng động vì các hoạt động sử dụng đất bền vững. Tiền chi trả được ủy thác qua Quỹ đặc biệt quản lý môi trường do Uỷ ban Phát triển Huyện quản lý. Quỹ đã nhận được khoảng 3.000 USD trong năm 2006-2007, khoảng 5.000 USD trong năm 2007-2008 và khoảng 10.000 USD trong năm 2008-2009. Với sự hỗ trợ của RUPES, các diễn đàn phát triển và bảo tồn lưu vực Kulekhani đã được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các dịch vụ hệ sinh thái, vai trò của các cộng đồng. Sự lựa chọn thực hiện PES của Chính phủ trong những năm qua đến nay vẫn còn tác động tích cực đến sinh kế cộng đồng (Laxman Joshi, 2011). Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy, dịch vụ bảo vệ vùng đầu nguồn được hầu hết các nước thí điểm áp dụng, nhằm tạo nguồn tài chính bền vững và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học. PES Ở châu Phi, Châu Úc Ở châu Phi nghiên cứu việc thực hiện PES, tôi chỉ tìm thấy ít thấy quốc gia n chính sách áp dụng PES rõ ràng cho thấy tiềm năng và cơ hội còn rất hạn chế ở châu lục này. Hiện tại, chỉ có một số chương trình về dịch vụ thuỷ văn đang được thực hiện ở Nam Phi và một số ít sáng kiến đang được đề xuất ở Nam Phi, Tunisia và Kenya Ở châu Úc, Ôxtrâylia đã luật pháp hoá quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thụ cacbon của rừng. 1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Nghiên cứu, phân tích và đánh giá các mô hình PES thành công ở các nước, cho phép rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong giai đoạn đầu xây dựng và thí điểm PES: (1) Các mô hình PES được thực hiện ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Không có một cơ chế nào chung cho tất cả các loại dịch vụ môi trường (Dịch vụ môi trường). Vì vậy, cần xác định các dịch vụ sẽ được cung cấp một cách rõ ràng, hiểu
  39. 27 được và dẫn chứng bằng tư liệu mối liên kết giữa việc sử dụng đất và các dịch vụ, Dịch vụ môi trường là hàng hóa nhưng bắt đầu từ phía cầu mà không phải là cung; xác định rõ ai là người sử dụng dịch vụ, ai là người cung cấp dịch vụ, các bên liên quan; xây dựng cơ chế linh hoạt, cơ chế PES phụ thuộc vào chế độ quản lý phù hợp của mỗi quốc gia. (2) Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và điều tiết các mô hình PES, thể hiện ở các vấn đề như sau: (i) Phát triển cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường, (ii) Xây dựng khung pháp luật và chính sách, (iii) Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính hỗ trợ cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường và phát triển nhiều kênh tài chính; hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình tổng hợp; (iv) Tăng cường hướng dẫn và quản lý cơ chế chi trả dịch vụ; (v) Xúc tác các quá trình liên quan đến thực thi chính sách; và giám sát quá trình giao dịch của PES; (vi) Thúc đẩy nghiên cứu khoa học và nghiên cứu thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường (vii) Nâng cao nhận thức của các bên liên quan về cơ chế PES. Ở một số nước, Chính phủ có khả năng chi trả mạnh và có thể mua các dịch vụ sinh thái, môi trường quan trọng. (3) Vấn đề quy hoạch sử dụng đất và xác định các dịch vụ của hệ sinh thái được quan tâm hàng đầu, vì đây là công cụ để giúp xác định được các mục tiêu cho quản lý và xác định các Dịch vụ môi trường, dịch vụ nào là cốt yếu và có tiềm năng thực hiện. Đồng thời, xác định các đối tác cung cấp và sử dụng dịch vụ. (4) PES là vấn đề liên ngành, vì vậy cần phải tiếp cận liên ngành, phối hợp các đối tác liên quan. Khuyến khích các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như lâm nghiệp, sinh thái, vật lý, môi trường, kinh tế (5) Xây dựng cơ chế phù hợp nhằm khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và hỗ trợ tốt cho việc thương lượng trong giao dịch cùng với các chính sách liên quan PES được thực hiện có thể giúp phản ánh đầy đủ lập trường, lợi ích của các bên có liên quan; bảo đảm cộng đồng bản địa và người nghèo có thể tham gia; nâng cao nhận thức cho các bên liên quan về vai trò của việc cung cấp các Dịch vụ môi trường là rất yếu tố quan trọng để thành công.
  40. 28 (6) Việc xây dựng và thực hiện PES phải dựa vào 4 trụ cột : Khung pháp lý, khung thể chế, khung tài chính và giám sát. Các yếu tố này mô phỏng trong sơ đồ 1.2 Sơ đồ 1.2 : Bốn trụ cột của Chi trả dịch vụ môi trường 1.3 Tổng quan về Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam 1.3.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam Tại Việt Nam, PES ngày càng được quan tâm nghiên cứu và triển khai thí điểm. Để hỗ trợ cho quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện PES, một số văn bản pháp luật sau đây đã đề cập trực tiếp đến PES, bao gồm: (1) Luật Đa dạng sinh học đã được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008, trong đó quy định “Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ”. (2) Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm PES rừng, theo đó, PES đã được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch. (3) Nghị định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nghị định này quy định về các loại dịch vụ môi trường rừng được bên sử dụng dịch vụ chi trả tiền cho bên cung cấp dịch vụ
  41. 29 môi trường rừng; đối tượng cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng; quản lý và sử dụng việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng; quyền và nghĩa vụ của bên cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng; và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các ngành đối với việc thực hiện Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ngoài ra, tuy không quy định trực tiếp về PES, nhưng đã có một số văn bản pháp luật đã đề cập tới các hoạt động liên quan đến PES, đặc biệt là các quy định về bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học và chia sẻ lợi ích cho cộng đồng. Liên quan đến các hoạt động PES, được quy định trong các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên đa dạng sinh học (tài nguyên rừng). Các phương pháp tiếp cận Chi trả dịch vụ môi trường được xây dựng và đã thực hiện thành công được hỗ trợ bởi các thể chế, khung pháp lý và chính sách để xác định Dịch vụ môi trường, người bán hoặc người cung cấp (họ có quyền sử dụng và thu lợi), người mua hay người trả phí và cơ chế tài chính (gồm cả phí và các loại thuế nhằm tạo quỹ cho việc chi trả). Ở Việt Nam, tuy vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong việc xây dựng và thực hiện PES, nhưng về cơ bản các điều kiện cho triển khai đã có cơ sở: Dịch vụ hệ sinh thái được xác định. Các Luật của Việt Nam gồm Luật Tài nguyên nước năm 1998, Luật Đất đai năm 2003, Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và Luật Đa dạng sinh học 2008 đều thừa nhận các nhân tố của dịch vụ mà hệ sinh thái mang lại đó là: bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, phòng hộ đầu nguồn và hấp thụ cacbon. Như vậy ở Việt Nam một số chính sách và pháp luật cần thiết để thực hiện áp dụng PES. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có nhiều các chính sách khuyến khích, biện pháp cần thiết và quan trọng để có thể áp dụng thành công PES đặc biệt là chương trình PES cho đất ngập nước ven biển vì thế đây là vấn đề còn khá mới mẻ. 1.3.2 Thực trạng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam Cho đến nay, một số nghiên cứu về giá trị rừng, lượng giá kinh tế các hệ sinh thái, v.v đã và đang được đề xuất thực hiện. Một số dự án nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thí điểm các mô hình PES ở Việt Nam bước đầu được đề xuất thực hiện.
  42. 30 1.3.2.1. Các chương trình Chi trả dịch vụ môi trường rừng Dựa vào các dịch vụ khả thi nhất của hệ sinh thái rừng, ở Việt Nam đã tổ chức thực hiện một số chương trình, dự án liên quan về Chi trả dịch vụ môi trường rừng sau đây: (1) Các chương trình quốc gia: Thực tế, các chương trình trọng điểm quốc gia nhằm phục hồi tài nguyên rừng ở Việt Nam là Chương trình 327 và Chương trình 661 (Chương trình tái trồng 5 triệu hecta rừng - 5MHRP) do Chính phủ cấp kinh phí, đã có các nội dung cơ bản liên quan tới các hoạt động PES. Kế tiếp là sự ra đời Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm PES rừng, theo đó, PES đã được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La với các loại dịch vụ: điều tiết nguồn nước; hạn chế xói mòn, bồi lấp; và cảnh quan du lịch. Nghị định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng và Nghị định số 99/2010-NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng. (2) Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học khu vực châu Á (ARBCP), đánh giá tiềm năng và xây dựng mô hình thí điểm PES ở tỉnh Lâm Đồng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổ chức Winrock International tổ chức thực hiện từ năm 2006-2009. Chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Mục tiêu chung của Chương trình là xây dựng và thực hiện Chính sách thí điểm về Chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì và hợp tác với các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La thực hiện Chính sách thí điểm này và tổng kết rút kinh nghiệm vào năm 2010, tiếp theo xây dựng và phê duyệt Nghị định số 99/2010- NĐ-CP về Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng, chính thức nhân rộng chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng trong cả nước. Mục tiêu cụ thể của Chương trình là: - Xây dựng khung pháp lý phù hợp và phương pháp tiếp cận khoa học cần thiết để tăng cường độ tin cậy của thị trường vào việc sử dụng các chi trả, nhằm
  43. 31 giảm thiểu chi phí hoạt động của việc cấp điện, nước; - Tạo điều kiện pháp lý cần thiết cho PES ở các vùng thí điểm ở các tỉnh Lâm Đồng và Sơn La; - Thực hiện giai đoạn thí điểm để kiểm chứng PES ở Lâm Đồng và Sơn La từ tháng 01- 2009 đến 2010; - Khuyến khích các công ty cấp nước và điện, bao gồm Tổng Công ty điện lực Việt Nam và Công ty cấp nước Tp. HCM chi trả cho các dịch vụ cụ thể (ước tính đạt 4,5 triệu USD trong giai đoạn thực hiện thí điểm); - Xác định những người làm nghề rừng ở địa phương là những người được hưởng lợi đầu tiên từ các chi trả. (3) Chương trình môi trường trọng điểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006- 2010. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị thực hiện. Dự án này hỗ trợ một số hoạt động đánh giá, nghiên cứu khả thi và tìm cơ hội thị trường cho Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Quảng Nam (Sông Bung IV và A Vương) và Quảng Trị. (4) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn Hồ Trị An: Dự án thực hiện trong 2 năm do Cơ quan phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA) tài trợ, Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) tổ chức thực hiện. Dự án đã nỗ lực xây dựng cơ chế chi trả giữa các công ty cung cấp nước sạch và nhóm đối tượng gây ô nhiễm thượng nguồn. Bước đầu tiến hành phân tích thuỷ văn và tình trạng ô nhiễm chung. Bước này nhằm xác định nguyên nhân gây ô nhiễm và chi phí của các nhà máy cung cấp nước sạch. Khi đã xác định được các mối liên kết này dự án đã phối hợp với các đối tượng gây ô nhiễm để cải thiện hoạt động sản xuất tại các đơn vị này đồng thời xây dựng cơ chế chi trả và quỹ đóng góp từ người hưởng lợi. (5) Dự án xây dựng cơ chế chi trả cho hấp thụ cacbon trong lâm nghiệp”, thí điểm tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình. Dự án thí điểm trồng 350 ha rừng keo với 300 hộ tham gia. Nguồn tài chính bền vững của dự án bao gồm nguồn
  44. 32 thu bán lâm sản và thương mại tín chỉ cacbon cho thị trường quốc tế. Dự án này do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng (RCFEE) - Viện Khoa học Lâm nghiệp tổ chức thực hiện. Lợi ích của dự án không chỉ gồm lâm sản như gỗ và củi đốt như các dự án trồng rừng thương mại thông thường mà còn gồm các lợi ích từ việc bán tín chỉ cacbon. Đây là một sản phẩm môi trường mới và có thể được kinh doanh trên thị trường thế giới thông qua cơ chế phát triển sạch. Người mua được xác định là các công ty sản xuất giấy trong nước đối với các sản phẩm gỗ và thị trường quốc tế cho các tín chỉ cacbon. Số lượng tín chỉ cacbon ước tính thu được trong thời gian 20 năm của dự án là khoảng 60.000 – 80.000 CERs. (6) Tạo nguồn tài chính bền vững để bảo vệ cảnh quan Vườn quốc gia Bạch Mã do WWF đề xuất và tổ chức thực hiện: Công ty nước Bạch Mã bắt đầu khai thác nước từ năm 2005. Tiền thu được từ công ty này là tiềm năng đóng góp cho vườn Quốc Gia. Mỗi mét khối nước sạch nên được đánh một khoản thuế gọi là phí môi trường được sử dụng để bảo vệ vùng đầu nguồn. Nếu Công ty nước trích 35% giá trị thu được từ việc bán nước sạch thì Ban quản lý Vườn sẽ có 183.600.000đ hay 15% doanh thu. Công ty nước có thể thu phí và chuyển khoản tiền này trực tiếp cho những người sử dụng đất vùng đầu nguồn. Khoản phí này phải được miễn thuế. (7) Dự án tạo tài chính bền vững vùng Trung Trường Sơn do GASF – Winrock International thực hiện tại Quảng Nam. Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về chính sách liên quan đến PES; xác định nhu cầu kỹ thuật, vùng dự án; xác định các lưu vực và mức tiền chi trả; rà soát khoán bảo vệ rừng; và thành lập quỹ ủy thác. 1.3.2.2 Các chương trình Chi trả dịch vụ môi trường biển và đất ngập nước Ở Việt Nam chưa có các chương trình, dự án về PES biển hoặc đất ngập nước chính thức. Dưới đây là một dự án nhỏ thí điểm và một số hoạt động liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường biển:
  45. 33 1) Dự án thí điểm Khu bảo tồn biển Hòn Mun, Nha Trang, Việt Nam, Tài trợ bởi DANIDA, WB/GEF, do Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức thực hiện từ năm 2001-2005. Các dịch vụ cung cấp, bao gồm: bảo vệ rừng ngập mặn; bảo vệ rạn san hô - nuôi trồng; bảo tồn đa dạng sinh học; và bảo vệ nguồn giống. Từ Dự án thí điểm khu bảo tồn biển Hòn Mun, Quỹ phát triển thôn đã phân bổ một khoản tiền là 2.000 USD cho mỗi thôn và tổng số tiền hỗ trợ cho 6 thôn là 12.000 USD. Các quỹ này được các thôn sử dụng để tiến hành các hoạt động phát triển, đồng thời góp phần cải thiện môi trường. Người dân trong thôn đều tham gia vào quá trình lập kế hoạch, xây dựng và thực thi hoạt động. Một số hoạt động được tài trợ như xây dựng chợ, hệ thống quản lý rác thải, đường giao thông và đường đi bộ cho trẻ em, xây dựng trung tâm học tập của thôn, v.v (2) Thu phí từ dịch vụ thăm quan du lịch tại Khu bảo tồn vịnh Nha Trang: hiện nay Nha Trang đang áp dụng hai loại phí thăm quan áp dụng cho khách du lịch gồm: phí thắng cảnh được áp dụng cho toàn bộ du khách thăm quan bằng tàu; phí bảo tồn là loại phí được áp dụng cho các du khách tham gia các hoạt động tại vùng lõi của khu bảo tồn như lặn có bình khí, mặt nạ snorkeling để ngắm san hô. Theo Hoàng Minh Hà (2008), chỉ tính riêng năm 2006 đã thu được 150.000 USD từ phí bảo tồn, trong đó 115.000 USD được giữ lại cho các hoạt động bảo tồn của Ban quản lý. Số tiền còn lại được trích nộp vào ngân sách hoạt động của tỉnh. (3) Thu phí từ hoạt động thăm quan du lịch tại Vịnh Hạ Long: theo Bernard OC (2008) trung bình một năm Vịnh Hạ Long thu được 5.3 triệu USD từ các loại phí thăm quan vịnh, phí thăm các hang động trong Vịnh Hạ Long và được giữ lại 45% cho các hoạt động quản lý Vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, chưa có cơ chế rõ ràng và minh bạch trong việc sử dụng phí thăm quan đối với việc đầu tư cho các dự án bảo tồn các hệ sinh thái biển. Các hoạt động này lại dựa vào nguồn kinh phí cấp tỉnh, nhà nước hoặc từ các nguồn khác. (4) Thu phí từ hoạt động thăm quan du lịch tại Vườn quốc gia Côn Đảo: Sự khác biệt rõ nhất của Vườn quốc gia Côn Đảo với các khu bảo tồn khác vì là bãi
  46. 34 đẻ của rùa biển cho nên có lợi thế là nơi đón một lượng khách thăm quan lớn hàng năm. Kinh phí để phục vụ cho công tác bảo tồn được thu từ rất nhiều nguồn như phí lưu trú, phí danh thắng, phí nghiên cứu khoa học,v.v Bên cạnh đó Vườn đã thành lập một quỹ riêng với tên Quỹ bảo tồn rùa biển. Đây là quỹ được thành lập từ nguồn ủng hộ, đóng góp tự nguyện của du khách tới thăm các bãi đẻ của rùa và chỉ sử dụng cho mục đích bảo vệ các bãi đẻ của rùa biển thuộc phạm vi Vườn quốc gia Côn Đảo. 1.3.2.3 Đánh giá chung về các chương trình Chi trả dịch vụ môi trường Việt Nam Như đã liệt kê ở trên, Việt Nam chỉ mới khởi đầu xây dựng, thực hiện chủ yếu loại hình dịch vụ đối với PES rừng , tuy nhiên số lượng và quy mô vẫn còn quá hạn chế. Một số hoạt động đã mang tính chất PES biển với loại dịch vụ du lịch biển, tuy nhiên, chưa có cơ hội nhiều để khai thác và khám phá tiềm năng về các loại hình PES khác đối với hệ sinh thái biển và đất ngập nước vốn rất phong phú và tiềm năng ở Việt Nam. Các chương trình, dự án đã thực hiện trên đều được đề xuất thực hiện trước khi có Quyết định 380/2008-QĐ-TTg, Luật Đa dạng sinh học 2008 và Nghị định số 99/2010-NĐ-CP, vì thế, các nhà tài trợ cũng như các tổ chức thực hiện vẫn chưa có công cụ pháp lý đủ mạnh để thiết kế và xây dựng các mô hình quy mô lớn ở Việt Nam. Các dự án của Chính phủ hiện chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng và áp dụng PES. Hầu hết các chương trình, dự án đã thực hiện đều do các tổ chức phi chính phủ đề xuất và tổ chức thực hiện. Vì vậy, các thông tin cụ thể về các bước hoạt động và kết quả bước đầu cũng như các bài học kinh nghiệm đầu tiên của các dự án này không tiếp cận được đầy đủ. Chính phủ cần chủ động quan tâm và đầu tư vào các dự án PES hơn. Tính phù hợp và hiệu quả của các chương trình Mục tiêu chung của các chương trình PES đã và đang triển khai trong nước nhằm tạo ra cơ chế chia sẻ lợi ích giữa những người hưởng lợi và những người tạo ra các lợi ích đó, trọng tâm hoạt động của các chương trình là hướng về các cộng đồng nghèo.
  47. 35 Ví dụ điển hình trong các chương trình PES ở Việt Nam xây dựng mô hình thí điểm PES rừng tại tỉnh Lâm Đồng. Thành công của Chương trình hiện tại đã được đánh giá cao. Đây là mô hình PES rừng thành công đầu tiên tại Việt Nam. Theo báo cáo về tiến trình thực hiện và những kết quả kinh nghiệm trong thực hiện chi trả dịch vụ hệ sinh thái rừng ở Lâm Đồng của Thạc sĩ Lê Quang Nghiệp, Chi Cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng, một số kết quả chính của PES rừng tại Lâm Đồng được tổng kết như sau: - Đã làm chuyển biến nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn; góp phần quan trọng trong việc giữ rừng, tạo điều kiện phát triển các ngành, các lĩnh vực khác như: giảm khí thải nhà kính, hạn chế lũ lụt, phát triển thủy lợi, thủy điện, du lịch, nuôi cá nước lạnh, v.v ; Mô hình thí điểm tại Lâm Đồng được dư luận các tổ chức quốc tế quan tâm và ủng hộ. - Giảm chi từ ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống bền vững nhân dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc. - Rừng ở khu vực Chi trả dịch vụ môi trường được quản lý tốt hơn, giảm số vụ vi phạm 50%; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng thí điểm giảm 15%, đời sống người tham gia lao động nghề rừng được cải thiện; tạo sự đồng thuận cao của người dân cũng như các cấp, các ngành ở địa phương và đặc biệt là sự đồng tình của người chi trả, họ nhận thức rằng việc đầu tư cho bảo vệ rừng chính là đầu tư cho sản xuất bền vững của các nhà máy thủy điện, du lịch sinh thái và sản xuất nước sạch. - Từ thành công trong triển khai thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Lâm Đồng và Sơn La, Chính phủ đã thể chế hóa thành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 áp dụng trên toàn quốc. Ở một số chương trình PES khác cũng đã bước đầu xác định được các thành phần của PES, như người sử dụng dịch vụ và người cung cấp dịch vụ. Đây là 2 cấu thành quan trọng đầu tiên ảnh hưởng lớn đến sự thành công của PES. Tác động tới chính sách xoá đói giảm nghèo Mục tiêu chính của PES là hướng tới người nghèo, cải thiện sinh kế và tăng thu nhập cho cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng vùng cao. Một trong những cách thức để hoạt động PES là thành lập các quỹ ủy thác để hỗ trợ người nghèo thông
  48. 36 qua các hoạt động PES. Ở Chương trình ARBCP, đã thành lập Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và Kế hoạch hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng. Qua hai năm thực hiện Quyết định số 380 (2009-2010) tại tỉnh Lâm Đồng, tỷ lệ hộ nghèo trong vùng thí điểm giảm 15%, đời sống người tham gia lao động nghề rừng được cải thiện. Đến nay, đã có 8.553 hộ gia đình được chi trả khi tham gia nhận quản lý bảo vệ 226.793 ha rừng thuộc các lưu vực sông Đồng Nai, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Sự tham gia của các bên Được sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ như Winrock International, WWF, IUCN, ICRAF và CIFOR, kiến thức về PES đã được hỏi học và nâng cao. Từ một khái niệm mới, một công cụ kinh tế mới hỗ trợ bảo tồn đa dạng sinh học và góp phần xóa đói, giảm nghèo, nhưng chỉ mới vài năm gần đây, cộng đồng Việt Nam mới được tiếp cận với hoạt động này, làm thay đổi cách tiếp cận trong bảo tồn và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên. Điển hình là Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm PES rừng và sau đó là Luật Đa dạng sinh học đã được thông qua ngày 13/11/2008, tại Điều 74 quy định về PES và tiếp theo là Nghị định số 99/2010-NĐ- CP. Như vậy, từ nhận thức đúng đắn về PES, các nhà hoạch định chính sách đã công nhận vai trò quan trọng của PES và ủng hộ cho thí điểm tại một số tỉnh. Khi công cụ pháp lý về PES đã được hình thành, các công cụ kinh tế cũng dần được phát triển và ứng dụng cho PES, nguồn tài chính cũng được hỗ trợ từ nhiều nguồn tuy không nhiều. Vì vậy, đã thu hút được nhiều đối tác tham gia vào hoạt động PES, đặc biệt các nhà máy thủy điện và các công ty cấp nước, họ đã sẵn sàng chi trả những lợi ích mà họ đã nhận được từ các dịch vụ môi trường, được cung cấp bởi những chủ rừng, chủ đất, v.v Những người cung cấp dịch vụ là những cộng đồng nghèo cũng đã hiểu vai trò và chức năng của PES. Họ đã sẵn sàng tham gia vì lợi ích mà họ được hưởng.
  49. 37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và định hướng phát triển tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên vùng Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai a) Vị trí địa lý và hình thái Vùng đầm phá TGCH nằm ở phía Đông tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 33 xã thuộc 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc). Hệ đầm phá rộng 21.600ha, kéo dài 68km, rộng nhất 8km, hẹp nhất 0,6km, có độ sâu trung bình 1,5-2m bằng 20% diện tích tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm trong phạm vi từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ Bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh Đông. Dân số trung bình năm 2008 là hơn gần 415 nghìn người, bằng 36% dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hình 2.1 Bản đồ vệ tinh ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai
  50. 38 TGCH hợp thành từ các bộ phận là phá Tam Giang (từ sông Ô Lâu tới cửa sông Hương), đầm Sam – An Truyền gọi tắt là đầm Sam (phía Nam cửa sông Hương), đầm Thủy Tú – Hà Trung gọi tắt là đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai ở tận cùng phía Nam. Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km, chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 - 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6 m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2. Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thủy Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 - 5,5 km, chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2. Đầm Sam tạo hình tương đối đẳng thước với diện tích vào khoảng 1.620 ha, với độ sâu 1,5m ở Hòa Duân, -0,5m ở phía Phú An và An Truyền và có lạch chiều ngầm sâu 2m và sâu dần về phía Thuận An với độ sâu 5m. Đầm Cầu Hai: kéo dài từ Cồn Trai đến cửa sông Rui với chiều dài 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km, chiều sâu trung bình khoảng 1,4 km, diện tích mặt nước khoảng 104 km 2. Đầm Cầu Hai thông với biển Đông qua cửa Tư Hiền. b)Đặc điểm địa hình Địa hình vùng đầm phá TGCH có thể chia làm các dạng sau: (1)- Địa hình ven bờ sau đầm phá ít phân dị, độ cao thường không quá 10m, chủ yếu gồm các dạng tích tụ nguồn gốc sông – biển và biển tạo nên đồng bằng cát với cao độ từ 4m – 10m và đồng bằng châu thổ với cao độ phổ biến từ 3m – 6m. (2)- Địa hình lòng đầm phá: Hệ đầm phá TGCH hợp thành từ các bộ phận là phá Tam Giang (từ sông Ô Lâu tới cửa sông Hương), đầm Sam – An Truyền gọi tắt là đầm Sam (phía Nam cửa sông Hương), đầm Thủy Tú – Hà Trung gọi tắt là đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai ở tận cùng phía Nam.
  51. 39 (3)- Địa hình vùng cửa đầm phá: có hai cửa là cửa Thuận An (ở giữa) và cửa Tư Hiền (ở phía Nam). Thường xuyên biến động, đặc biệt vào các thời kỳ thời tiết cực đoan c) khí hậu, thủy văn Khí hậu vùng đầm phá TGCH mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa thường xuyên biến động, đặc biệt vào các thời kỳ thời tiết cực đoan như mưa, lũ, xâm nhập mặn. Bão vào các tháng VII- tháng XI, tập trung vào tháng VIII, IX vận tốc gió trong bão lớn thường mang theo mưa lớn và tập trung vào thời gian ngắn. Mỗi năm có 5 - 7 cơn bão ảnh hưởng. Nhiệt độ không khí trung bình năm 24,5 0C, biên độ năm đạt 100C. Chế độ hải văn ven bờ phía ngoài đầm phá khá phức tạp. Thủy triều thường xuyên biến động độ mặn trong đầm phá dao động 1-33‰. Đầm phá TGCH nhận nước từ các con sông chính là: Sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lầu, sông Đại Giang, sông Truồi, sông Đập Đình, sông Cầu Hai. Lưu lượng nước sông đổ vào đầm phá lớn nhưng ảnh hưởng không đều theo không gian và mùa vụ, trong điều kiện bình thường, lưu lượng nước lớn của sông Hương đổ thẳng ra biển qua cửa Thuận An. Trung bình nhiều năm sông Hương đổ vào đầm phá một lượng 5,4 x 109m3 Mực nước đầm phá biến đổi phức tạp. Tổng lượng nước đổ vào phá mỗi năm khoảng 500x 10 6m3. Tổng lượng phù 3 sa ước tính 40000 tấn/năm, hàm lượng phù xa 80g/m . Biên độ triều trong đầm phá bé hơn biên độ triều trên biển. Dao động mực nước lớn nhất trong năm đạt 70 cm ở Phá Tam Giang và 1m ở đầm Cầu Hai. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Một số vấn đề cấp bách về kinh tế xã hội của vùng đầm phá TGCH: Toàn bộ khu vực quanh đầm phá bị thiên tai ảnh hưởng sâu sắc, khiến sinh kế cộng đồng và cuộc sống người dân gặp nhiều rủi ro. Một số cộng đồng ngư dân vạn đò vẫn sống trên thuyền, dựa vào khai thác quy mô nhỏ. Nguồn lợi đầm phá gặp nhiều rủi ro vì khai thác quá mức, ô nhiễm nguồn nước và thu hẹp diện tích mặt nước do nuôi trồng thủy sản gia tăng. Hậu quả là một số hệ sinh thái có giá trị
  52. 40 biến mất trong đó có các đầm lầy. Trình độ giáo dục của người dân các xã ven đầm phá không đồng đều. Mặc dù cơ sở hạ tầng giao thông khá tốt và được nâng cấp, song một số xã vẫn khó tiếp cận bằng đường bộ và phải dùng thuyền để băng qua phá. Nông nghiệp và thủy sản là ngành kinh tế chủ đạo của các địa phương. Có rất nhiều diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích nuôi trồng thủy sản. Hiện nay, nông nghiệp không đáp ứng đủ nguồn lương thực cho vùng. Tình trạng sử dụng mặt nước đầm phá không có quy hoạch dẫn đến tình trạng lộn xộn về cảnh quan, ách tắc giao thông thủy và ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của dòng chảy, khả năng tự làm sạch của lưu vực. Một vài khu vực ở Quảng Điền và Phú Vang, các ao nuôi đã lấn đến nửa bề mặt phá. Đã có sự xuất hiện mâu thuẫn lợi ích giữa ngành nông nghiệp và ngành thủy sản. Các đê ngăn mặn, trước đây, là cứu cánh cho sản xuất nông nghiệp, đến nay, nước mặn được chủ động đưa vào các ao nuôi tôm bên trong đê, nên vai trò của chúng gần như không còn nữa. Đời sống vật chất của các xã ven đầm phá nói riêng, các huyện ven biển, đầm phá nói chung còn thấp. Các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đang được đầu tư xây dựng và từng bước được cải thiện vừa đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, vừa đáp ứng yêu cầu ứng cứu tại chỗ trong mùa mưa bão. Đã hình thành một số trung tâm đô thị như thị trấn Thuận An, Phú Đa (Phú Vang), Điền Hải (Phong Điền), Lăng Cô, Vinh Hưng (Phú Lộc). Hệ thống giao thông du lịch kết hợp quốc phòng và an ninh đã và đang được xây dựng: hình thành đường quốc phòng ven biển Điền Hương - Quảng Ngạn, đường ven biển Cảnh Dương, Lăng Cô, đập Thảo Long , Vùng đầm phá có nhiều lễ hội có tính nghề nghiệp đáng chú ý như: cầu ngư, hạ sào ., một số lễ hội khác như vật, võ, đua thuyền, đâm trâu. Các lễ hội cầu mưa ở Thuận An và Vật làng Sình được phục hồi và duy trì đều đặn, trở thành nét đẹp văn hóa và đã thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.
  53. 41 2.1.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Ban bí thư và Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển vùng đầm phá TGCH, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án “Phát triển kinh tế tổng hợp vùng kinh tế đầm phá TGCH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”. Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2020 tạo sự thay đổi đáng kể cho vùng đầm phá TGCH, đưa vùng đầm phá TGCH thành một trong những khu vực có kinh tế biển và ven biển, đầm phá phát triển mạnh của cả nước. Là địa bàn hợp tác phát triển kinh tế trong nước và nước ngoài để khai thác các thế mạnh đặc thù, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Hệ đầm phá TGCH được phát triển hợp lý và trở thành vùng đất ngập nước, một khu dự trữ môi trường sinh quyền có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế. Tài nguyên biển, đầm phá được bảo vệ, khai thác lâu bền, giảm ô nhiễm nước và dịch bệnh. Các giá trị văn hoá, lịch sử đặc thù được giữ gìn và duy trì. Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và dạy nghề. Giảm nhanh hộ nghèo. Phòng tránh giảm nhẹ thiên tai. 2.1.2.1 Mục tiêu cụ thể a) Mục tiêu về kinh tế Phát triển mạnh các ngành kinh tế có tiềm năng, tạo chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng du lịch - thủy sản - tiểu thủ công nghiệp - nông nghiệp sinh thái hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người bằng 90% của Tỉnh. Xây dựng Vùng đầm phá TGCH trở thành vùng du lịch sinh thái có tầm quốc gia và quốc tế. Đóng góp trên 50% vào doanh thu du lịch của Tỉnh. Hoàn thành một bước quan trọng việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh.
  54. 42 b) Mục tiêu về xã hội Đến năm 2015, hoàn thành định cư dân thủy diện. Đến năm 2020, phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 15%; 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh. Phấn đầu hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học trước năm 2015; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 50%; trên 90% số trạm y tế, trường học đạt chuẩn quốc gia. c) Mục tiêu về môi trường Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh thái đầm phá; tránh ô nhiễm nguồn nước mặt. Bảo tồn và phát triển dải rừng sinh thái ven biển ngập mặn. Nâng độ che phủ rừng đạt tỷ lệ 30%. Các khu đô thị, các cụm công nghiệp và làng nghề trong Vùng được xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn. Phòng, tránh hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt, biến đổi khí hậu gây ra. 2.2 Các giá trị của hệ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1 Các giá trị sinh thái của hệ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Đầm phá TGCH là một hệ đệm giữa biển và lục địa, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cân bằng tự nhiên và sinh thái ven bờ. Nó ảnh huởng và tác động đến khí hậu khu vực, chế độ thủy động lực, phân bố và bồi lắng trầm tích ven bờ, lưu giữ và xuất khẩu dinh dưỡng, nguồn giống ra biển, tạo nơi cư trú, sinh đẻ cho các thủy sinh biển di cư mùa và chim trú đông di cư trên quy mô rộng lớn. Vùng đầm phá TGCH là một kho dinh dưỡng giàu có ở một vùng ven bờ nghèo kiệt. Dinh dưỡng vô cơ trong nước và nền đáy giàu hơn phía ngoài biển hàng chục lần. Môi trường mặn lợ thay đổi theo mùa và sự có mặt của các sinh cư thuận lợi cho cư trú, sinh sản theo mùa của nhiều đối tuợng tôm cá và chim nước. Sự phong phú của các sinh cư như cửa sông, đầm lầy cỏ, thảm cỏ biển, vùng đáy bùn, đáy cát, v.v đã tạo nên đa dạng sinh học cao và bảo vệ sinh vật truớc những biến đổi bất lợi của tự nhiên và sự khai thác quá mức của con người. Nhờ tồn tại như một
  55. 43 HST độc lập ven bờ, gồm nhiều phụ hệ, đầm phá TGCH lưu giữ và tạo một chu trình vật chất khép kín, tự làm giàu và xuất khẩu dinh dưỡng ra vùng biển ven bờ. Trong đầm phá đã hình thành nên các bãi đẻ và nơi sinh trưởng của ấu trùng, cung cấp nguồn giống cho cả đầm phá và vùng biển phía ngoài. 2.2.1.1 Đa dạng hệ sinh thái cao Hệ đầm phá TGCH thuộc dải ven bờ miền Trung với nhiều dạng sinh cư khác nhau là cơ sở hình thành nhiều phụ HST đất ngập nước điển hình. Ngoài phụ hệ rạn san hô không thấy xuất hiện, nơi đây quần tụ đầy đủ các phụ hệ tiêu biểu cho vùng biển ven bờ Việt Nam. Đặc biệt phụ HST đầm lầy với các thảm cỏ biển bao phủ đóng vai trò rất quan trọng như nơi quần tụ của các loài chim nước, các loài thủy sinh vật phát triển tạo ra năng suất sinh học cao cho thủy vực. Có thể nói TGCH là HST mẫu hình cho hệ thống đầm phá ven bờ Việt Nam. - Phụ HST cửa sông. Đầm phá TGCH chịu ảnh huởng chính của 4 cửa sông lớn, gồm sông Ô Lâu, sông Hương, sông Đại Giang và sông Truồi. Sông Ô Lâu bắt nguồn từ vùng núi tây Trị Thiên và đổ vào Tam Giang theo huớng tây bắc - đông nam. Sông Hương là sông lớn nhất chảy vào phá Tam Giang theo huớng đông nam - tây bắc. Các sông Truồi và Đại Giang đều đổ vào đầm Cầu Hai và thông ra Biển Đông theo cửa Tu Hiền. Do bị chi phối bởi nước ngọt chảy ra từ 4 cửa sông lớn, các khu vực gần các cửa sông thủy vực có độ muối giảm đáng kể, thậm chí vùng cửa Ô 0 Lâu độ mặn xuống gần 0 /00. Do ảnh huởng của sông mà trong khu vực TGCH hình thành phụ HST cửa sông ven biển với các đặc điểm giàu dinh dưỡng, độ muối thấp, thuận lợi sự phát triển của các bãi lầy, cỏ ngập nước là nơi sống cho các loài chim nước từ phương bắc di cư đến trú đông. - Phụ HST cỏ nước. Các thảm cỏ nước chiếm 1.762ha, khoảng gần 50% diện tích đầm phá TGCH, là phụ hệ đóng vai trò chủ đạo của khu vực. Cỏ nước thường mọc thành thảm bao phủ kín các cồn nổi hoặc ven bờ đầm phá, tập trung ở độ sâu 0,5- 1,5m nước. Phụ hệ cỏ nước đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của thủy vực. Chúng có chức năng chuyển hoá một luợng lớn các chất hữu co, vô cơ
  56. 44 thành luợng thức ăn cho các loài sinh vật khác. Hoàn toàn có thể so sánh HST các bãi cỏ biển ở duới nước với HST rừng trên cạn. Các bãi cỏ biển cũng có chức năng "phòng hộ" như rừng, chúng giúp ổn định bờ biển, chống xói lở, bảo vệ bờ biển chống lại gió bão. Các bãi cỏ biển là nơi sinh sống của các loài thủy sinh, trong đó có các loài thủy sản, đặc biệt là bãi giống, bãi đẻ của các loài thủy sản và là nguồn thức ăn cho thú biển, rùa biển và cá biển. Vai trò đặc biệt của các thảm cỏ là sinh cư của các loài sinh vật từ biển xâm nhập vào cũng như từ nước ngọt di cư ra. Chính vì vậy đây chính là các bãi giống của khu vực. Khi cỏ biển tàn lụi sẽ bổ sung nguồn chất hữu cơ cho lớp đáy, là nguồn thức ăn của các loài động vật đáy sinh sống trong thảm cỏ. Đến lượt mình chính chúng lại là thức ăn cho các loài thủy sản. Khả năng hấp thụ và tích tụ chất dinh dưỡng trong môi trường phú dưỡng cao gấp 8 đến 10 lần. Điều này chứng tỏ rằng các bãi cỏ biển đóng vai trò một hệ thống lọc nước, làm sạch nước, đảm bảo môi trường trong lành cho các loài thủy sinh - Phụ HST đáy mềm. Chiếm khoảng gần 30% tổng diện tích đầm phá TGCH, phân bố chủ yếu ở độ sâu khoảng từ 2-9m nước. Do ở sâu với độ muối khá cao, đôi lúc lớn hơn 30%, vì vậy các loài cỏ nước ngọt và lợ không phát triển đuợc. Cấu trúc trầm tích nền đáy chủ yếu là bùn cát hoặc cát bùn. Phụ hệ đáy mềm đóng vai trò chủ đạo trong việc trao đổi chất, thau rửa đáy giữa trong đầm với biển và nguợc lại nhờ dòng chảy lưu thông với bên ngoài qua hai cửa Thuận An và Tu Hiền. Đáy mềm là nơi phát triển mạnh của các loài thân mềm, giun nhiều to, giáp xác nhỏ, da gai, vì vậy các loài cá sống đáy thường tập trung kiếm mồi ở đây. Đặc biệt, khu vực đáy mềm tại hai cửa Thuận An và Tu Hiền là nơi phân bố chính của nguồn lợi hải sản từ biển vào. - Phụ HST vùng triều. Có diện tích phân bố hẹp, chủ yếu là một số bãi cát nhỏ nằm dọc theo các đụn cát ngăn cách giữa đầm và biển. Xét về khía cạnh ĐDSH của phụ HST vùng triều không lớn như các khu vực khác nhưng có ý nghĩa về mặt cảnh quan, môi trường. Đặc biệt các bãi cát mịn vùng nước trong xanh rất có giá trị cho các hoạt động du lịch trong tương lai. Các bãi cát nằm dọc ven bờ đầm phá có chức năng bảo vệ chống thâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.
  57. 45 - Phụ HST nông nghiệp: các khu vực cạnh kề với cửa sông, nước có độ muối thấp, thường đuợc khai hoang trồng lúa và các loại hoa màu khác. Vai trò cung cấp lương thực cho cư dân sống ven đầm phá là một trong những chức năng quan trọng của phụ hệ này . Đôi lúc nơi đây còn là nơi kiếm mồi của nhiều loài chim nước di cư từ nhiều nơi đến. - Phụ HST rừng ngập mặn: Do tác động của cửa sông Hương, một diện tích không lớn thuộc phá Tam Giang đã hình thành một khu rừng ngập mặn khá tươi tốt. Các loài cây chủ yếu là mắm (mariana), đuớc(Rhizophora apicưlata), vẹt (Bruguiera sexangula) Vai trò tạo ra cảnh quan tươi xanh cho thủy vực cưng như nơi cư trú cho các loài chim nước và giá trị phòng hộ bờ biển là những chức năng chính của phụ hệ này. Trong các phụ hệ kể trên vai trò của phụ hệ cỏ nước, đáy mềm, cửa sông là 3 phụ hệ chủ đạo của hệ đầm phá TGCH. 2.2.1.2 Giá trị đa dạng loài Hệ đầm phá TGCH có tính ĐDSH cao. Hệ sinh thái đầm phá TGCH bao gồm nhiều phụ hệ đã nêu trên. Có thể nói, đây là nơi tụ hợp các hệ sinh thái tiêu biểu ở vùng ven bờ, trừ hệ sinh thái rạn san hô. Tổng số loài động thực vật sinh sống trong các phụ hệ đã được xác định ở đầm phá TGCH hiện nay là 921 loài thuộc 444 chi, giống và 237 họ. Số lượng loài này là lớn nhất so với các đầm phá khác ở Việt Nam. Thí dụ, theo ở đầm Thị Nại (Bình Định) tổng số loài là 686, ở đầm Nại là 309 (Nguyễn Trọng Nho,1994). Đáng lưu ý là khu hệ cá có đến 230 loài với 21 loài có giá trị kinh tế, trong đó có loài vừa là đặc hữu, vừa là loài có giá trị kinh tế cao là cá Dầy (Cyprinus centralis) và 6 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Khu hệ chim có 73 loài, trong đó có 37 loài là loài di cư, 30 loài được ghi vào danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của Cộng đồng Châu Âu và 01 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là Choắt chân màng lớn (Limnodromus semipalmatus). Những loài chim di cư có số lượng cá thể lớn là Sâm cầm (Fulica atra), Vịt trời (Anas poecilorhyncha), Ngỗng trời (Anser anser), Choắt chân đỏ (Tringa
  58. 46 erythropus) và các loài cò. Cồn Tè và Ba Cồn. Do mùa mưa trùng vào mùa đông lạnh, các đầm lầy cửa sông trong đầm phá rất giàu dinh dưỡng và thức ăn vào mùa này và có sức thu hút cao với đàn chim di trú từ phương bắc. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa vùng biển ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ và khu vực ven biển miền Trung, giữa biển và lục địa mà sinh vật vùng ĐNN đầm phá TGCH có nguồn gốc khu hệ đa dạng và phức tạp. Thí dụ, nhóm cá gần gũi về mặt khu hệ với cá cửa sông phía Bắc, trong khi sinh vật nổi và động vật đáy lại gần gũi với các sinh vật đầm phá phía Nam. Trong thành phần mỗi khu hệ động vật đáy, sinh vật nổi, thậm chí cả thực vật cạn đều có những yếu tố nguồn gốc biển, nước lợ và nước nhạt mà khu hệ cá, như nói ở trên, là điển hình. Sự đa dạng thành phần khu hệ còn thể hiện ở sự phân dị theo chiều dài hệ đầm phá và thể hiện tính mùa vụ rõ rệt. Thí dụ, với khu hệ thực vật phù du, về mùa mưa, có trung bình 52% số loài nước ngọt, trong khi về mùa khô, các loài nguồn gốc biển tới 80%. Đối với nhóm chim nước, ngoài các loài sống tại chỗ, nhóm loài chim di cư cũng chiếm một tỷ lệ quan trọng. 2.2.2 Các giá trị kinh tế chủ yếu của hệ sinh đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế Các giá trị kinh tế của đất ngập nước: Cách tiếp cận tổng giá trị kinh tế (Total Economic Value) thường được các nhà kinh kế môi truờng sử dụng để đánh giá kinh tế của các nguồn tài nguyên đất ngập nước. Theo cách tiếp cận này, giá trị kinh tế toàn phần của đất ngập nước bao gồm giá trị sử dụng (use value) và giá trị phi sử dụng (non-use value).Giá trị sử dụng lại được phân thành sử dụng trực tiếp (direct use), sử dụng gián tiếp (indirect use) và giá trị tuỳ chọn (option value). Tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai giá trị sử dụng trực tiếp mang lại lợi ích kinh tế chủ yếu nhất cho cồng đồng địa phương và đóng góp vào phát triển kinh tế của tỉnh. 2.2.2.1 Giá trị thủy sản Vùng đầm phá TGCH được xem như "kho vàng" về nguồn thủy sản phong phú của tỉnh Thừa Thiên - Huế, và đã được quy hoạch trong hệ thống khu bảo tồn vùng nước nội địa đến năm 2020 theo Quyết định 1479/QÐ-TTg của Thủ tướng