Tài chính doanh nghiệp - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

ppt 28 trang vanle 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_doanh_nghiep_bao_cao_luu_chuyen_tien_te.ppt

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ

  1. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
  2. SỰ CẦN THIẾT ĐỐI VỚI BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Rủi ro kinh doanh ngày càng tăng Hạn chế của các báo cáo trước Sự khác biệt rất lớn giữa kế toán trên cơ sở tiền và kế toán trên cơ sở dồn tích
  3. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN Chuẩn mực kế toán quốc tế số 7 (IAS 7- Cash Flow Statements) Chuẩn mực kế toán VN số 24 – báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  4. MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO LCTT Giúp chủ nợ, chủ đầu tư và các đối tượng khác trong đánh giá ◼ Khả năng của công ty trong việc thanh toán nợ và trả cổ tức ◼ Nhu cầu của công ty đối với tài trợ từ bên ngoài ◼ Nguồn thu và chi tiền ◼ Lý do về sự khác biệt giữa chỉ tiêu lợi nhuận ròng và luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh ◼ Nguyên nhân của sự thay đổi của tiền (và tương đương tiền) cuối kỳ so với đầu kỳ
  5. TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI TIỀN IAS 7 – mục tiêu ◼ Mục tiêu của Chuẩn mực này là đòi hỏi phải cung cấp thông tin về những thay đổi đã diễn ra của tiền và tương đương với tiền của một tổ chức dưới hình thức báo cáo lưu chuyển tiền tệ IAS 7, par.6 ◼ (khoản) tương đương với tiền là những khoản đầu tư ngắn hạn, có tính thanh khoản cao sẵn sàng chuyển đổi sang tiền với một số lượng xác định và rủi ro đối với sự thay đổi giá trị là rất thấp
  6. MỐI QUAN HỆ GIỮA TIỀN VÀ LUỒNG TIỀN Bảng cân đối kế toán Tiền Nợ Tài sản không phải Vốn chủ sở hữu tiền Tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu Tiền + Tài sản không phải tiền = Nợ + Vốn chủ sở hữu Tiền = Nợ + Vốn chủ sở hữu – Tài sản không phải tiền Lưu chuyển tiền được xác định bằng việc phân tích các nghiệp vụ liên quan đến nợ, vốn chủ sở hữu và các tài sản không phải tiền
  7. CÁC LOẠI LUỒNG TIỀN Dựa trên 3 loại hoạt động của doanh nghiệp ◼ Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh ◼ Luồng tiền từ hoạt động đầu tư ◼ Luồng tiền từ hoạt động tài chính
  8. Luồng tiền Tăng tiền Giảm tiền HĐ kinh doanh HĐ Kinh doanh (Thu tiền từ (chi trả cho các doanh thu) chi phí) HĐ đầu tư Tiền HĐ đầu tư (thu từ bán các tài sản (chi trả mua các tài dài hạn) sản dài hạn) HĐ tài chính HĐ tài chính (thu từ việc phát hành cổ (trả cổ tức, trả nợ vay) phiếu và vay nợ)
  9. BẢN CHẤT VÀ SỰ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI LÃI TIỀN VAY VÀ CỔ TỨC Chuẩn mực 24 ◼ Trả lãi tiền vay xếp trong luồng tiền từ hoạt động kinh doanh ◼ Thu từ lãi tiền vay và cổ tức được xem là luồng tiền từ hoạt động đầu tư ◼ Tiền trả cổ tức xếp vào hoạt động tài chính
  10. BẢN CHẤT VÀ SỰ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI LÃI TIỀN VAY VÀ CỔ TỨC IAS 7 [Par. 31, 32, 33, 34] ◼ Trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền vay và cổ tức được xếp trong luồng tiền từ hoạt động kinh doanh hoặc ◼ Trả lãi tiền vay xếp trong luồng tiền từ hoạt động tài chính còn thu từ lãi tiền vay và cổ tức được xem là luồng tiền từ hoạt động đầu tư ◼ Tiền trả cổ tức xếp trong hoạt động tài chính hoặc hoạt động kinh doanh
  11. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Luồng tiền vào Luồng tiền ra Thu tiền bán Tiền trả cho hàng/dịch vụ từ người cung cấp khách hàng hàng hóa, dịch vụ Thu khác Trả lãi tiền vay Chi khác
  12. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Luồng tiền vào Luồng tiền ra Tiền thu từ bán tài sản Tiền trả mua tài sản cố cố định và các khỏan định và đầu tư dài hạn đầu tư dài hạn Thu hồi các khoản cho Tiền cho vay vay (gốc) Thu lãi tiền vay, cổ tức nhận được
  13. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Luồng tiền vào Luồng tiền ra Tiền thu từ phát hành Trả nợ (gốc) cổ phiếu Thu từ các khoản đi Tiền trả cổ tức vay cả dài + ngắn hạn
  14. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO Hai phương pháp ◼ Phương pháp trực tiếp ◼ Phương pháp gián tiếp Khác nhau ở cách xác định luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh Mục luồng tiền đầu tư và tài chính của hai phương pháp giống nhau
  15. PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO Phương pháp trực tiếp Luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh được xác định thông qua so sánh luồng tiền vào và luồng tiền ra Phương pháp gián tiếp Luồng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh được xác định trên cơ sở điều chỉnh lãi ròng (trên cơ sở dồn tích) từ hoạt động kinh doanh để xác định lãi ròng trên cơ sở tiền
  16. PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP
  17. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TIỀN THU TỪ KHÁCH HÀNG Thông tin để xác định ◼ Số liệu bán hàng (tài khoản Doanh thu bán hàng) ◼ Tình hình biến động của phải thu (tài khoản Phải thu) + Giảm của phải thu Tiền thu từ Doanh = Thu ròng Hoặc  khách hàng - Tăng của phải thu
  18. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TIỀN TRẢ CHO NGƯỜI CUNG CẤP Thông tin để xác định ◼ Tồn kho ◼ Giá vốn hàng bán ◼ Phải trả người cung cấp Tăng của Giảm của + + tồn kho phải trả Tiền trả cho Giá vốn người cung cấp = hàng bán Hoặc Và Hoặc Giảm của Tăng của - - tồn kho phải trả
  19. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TIỀN TRẢ CHO CÁC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC Các khoản chi phí không phải bằng tiền không tác động tới số tiền trả cho chi phí trong kỳ Các khoản chi phí được trả trước Các khoản chi phí được trả bằng tiền ngay trong kỳ Các khoản chi phí được trả trong các kỳ sau
  20. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TIỀN TRẢ CHO CÁC CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC + tăng của chi phí + giảm của nợ trả trước chi phí -CF không = Chi phí Hoặc Hoặc bằng tiền - giảm của chi phí - tăng của nợ trả trước chi phí
  21. ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP Cung cấp thông tin chi tiết về nguồn và việc sử dụng tiền của hoạt động kinh doanh Thông tin dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin Được khuyến khích sử dụng
  22. KHÁC BIỆT GIỮA TIỀN RÒNG TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ LỢI NHUẬN RÒNG Các khoản không phải tiền chẳng hạn chi phí khấu hao Sự khác biệt về thời gian (giữa sự phát sinh của khoản mục và thu, chi tiền liên quan) Các khoản lãi, lỗ (thu nhập) từ hoạt động khác (không phải hoạt động kinh doanh)
  23. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP Cơ sở ◼ Điều chỉnh sự khác biệt giữa kế toán dồn tích và kế toán trên cơ sở tiền Thực hiện các điều chỉnh đối với lợi nhuận ròng, dựa trên sự thay đổi của số dư của các tài khoản tài sản lưu động (ngắn hạn) và tài khoản nợ ngắn hạn
  24. PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP QUY TRÌNH Bắt đầu từ lợi nhuận ròng Cộng ngược trở lại các chi phí không phải tiền chẳng hạn khấu hao Cộng [trừ] lỗ [lãi] từ hoạt động khác Điều chỉnh theo các thay đổi của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn ◼ Tài sản lưu động ◼ Tăng của tài sản lưu động tương đương với làm giảm tiền ◼ Giảm của tài sản lưu động tương đương với làm tăng tiền ◼ Nợ ngắn hạn ◼ Tăng của nợ ngắn hạn tương đương với làm tăng tiền ◼ Giảm của nợ ngắn hạn tương đương với làm giảm tiền
  25. ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP Tập trung vào sự khác biệt giữa lợi nhuận ròng và tiền ròng từ hoạt động kinh doanh Cho thấy được mối quan hệ giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn giản, đỡ tốn kém
  26. LUÔNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ THU TỪ LÃI TIỀN VAY VÀ CỔ TỨC NHẬN ĐƯỢC Thông tin để xác định ◼ Doanh thu từ lãi tiền vay và cổ tức ◼ Phải thu lãi tiền vay và cổ tức
  27. LUÔNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TỪ TÀI SẢN DÀI HẠN VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ Xác định tiền thu từ bán các tài sản cố định Xác định tiền thu từ bán các khoản đầu tư Xác định tiền chi cho mua sắm tài sản cố định Xác định tiền chi mua các khoản đầu tư
  28. LUỒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Xác định tiền thu từ phát hành cổ phiếu/cổ phần hoặc đi vay nợ Xác định tiền trả cho nợ gốc Xác định tiền trả cổ tức ◼ Dựa trên phân tích mối quan hệ giữua cổ tức đã trả, cổ tức phải trả và cổ tức công bố