Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

pdf 60 trang vanle 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_3_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_cu.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 3: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

  1. CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp do mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình. Không đảm bảo được khả năng sinh lãi, lợi nhuận tương lai sẽ không chắc chắn, giá trị của doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn. Do vậy khả năng đạt được lợi nhuận đối với nhà quản trị là một chỉ số quản trị không thể thay thế, đồng thời nó cũng là một yếu tố quan trọng đối với các đối tác của doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải đánh giá và đo lường hiệu quả của doanh nghiệp. Ngoài ra, những đơn vị bên ngoài, đặc biệt là những đơn vị cho vay sẽ không chỉ nắm bắt khả năng trả nợ của doanh nghiệp thông qua cấu trúc tài chính mà còn phải qua hiệu quả tài chính đạt được. Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đặc trưng bởi việc xem xét hiệu quả sử dụng toàn bộ các phương tiện kinh doanh trong quá trình sản xuất, tiêu thụ cũng như các chính sách tài trợ. Quá trình phân tích này thường cung cấp cho người lãnh đạo, nhà quản trị các chỉ tiêu để làm rõ: hiệu quả của đơn vị đạt được là do tác động quá trình kinh doanh hay do tác động của chính sách tài chính. 1. Quan điểm phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp Hiệu quả của doanh nghiệp được nghiên cứu trong phần này được xem xét một cách tổng thể bao gồm nhiều hoạt động. Họat động kinh doanh và họat động tài chính ở doanh nghiệp có mối quan hệ qua lại nên phân tích hiệu quả họat động của doanh nghiệp phải xem xét đầy đủ cả hai hoạt động này. Một doanh nghiệp có thể có hiệu quả kinh doanh cao nhưng đạt hiệu quả tài chính thấp vì các chính sách tài trợ không thích hợp. Họat động trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp có những hướng chiến lược phát triển riêng trong từng giai đoạn. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng nhưng mục tiêu đó luôn gắn liền với mục tiêu thị phần. Do vậy, cần phải xem doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng trong đánh giá hiệu quả. Với những quan điểm trên, chỉ tiêu phân tích chung về hiệu quả cơ bản được tính như sau: K = Đầu ra : Đầu vào trong đó: "Đầu ra" bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến Gía trị sản xuất, Doanh thu, lợi nhuận "Đầu vào" thường bao gồm các yếu tố như vốn sở hữu, tài sản, các loại tài sản Do các số liệu để tính toán hiệu quả có thể là số liệu của một thời kỳ hoặc số liệu tại một thời điểm nên phải có sự phù hợp về thời kỳ giữa số liệu đầu vào và đầu ra. Nguyên tắc 1
  2. này sẽ loại bỏ sự biến động mang tính thời điểm do đặc thù kinh doanh của từng doanh nghiệp. Trong trường hợp không có số liệu bình quân thì có thể sử dụng số liệu tại một thời điểm để phân tích. Trường hợp này gọi là nghiên cứu theo trạng thái tĩnh. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh nói chung là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt. 2.1. Phân tích hiệu quả cá biệt Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiện khác nhau thường được sử dụng với nhiều tên gọi, như: hiệu suất, năng suất, tỷ suất 2.1.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt Hiệu suất sử dụng tài sản doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng tài sản được thể hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả đạt được trên tài sản của doanh nghiệp. Kết quả của doanh nghiệp có thể được biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu. Nếu sử dụng “Giá trị sản xuất” để thể hiện kết quả, ta có chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất Hiệu suất sử dụng = tài sản Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản thể hiện một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất. Giá trị chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng lớn, khả năng tạo ra và cung cấp của cải cho xã hội càng cao và kéo theo hiệu quả của doanh nghiệp cũng sẽ lớn. Nếu sử dụng chỉ tiêu “Giá trị tăng thêm” để phản ánh kết quả, ta có hiệu suất giá trị tăng thêm. Đó là chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa giá trị tăng thêm với tài sản của doanh nghiệp, và được tính: Giá trị tăng thêm Tỷ suất giá trị = tăng thêm Tổng tài sản bình quân 2
  3. Tỷ suất gía trị tăng thêm thể hiện một đồng tài sản đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. Chỉ tiêu này thể hiện giá trị mới sáng tạo ra từ tài sản đầu tư ở doanh nghiệp. Tỷ suất giá trị tăng thêm càng lớn thì doanh nghiệp càng có cơ hội tích tụ để phát triển sản xuất càng nhiều. Chế độ báo cáo kế toán Việt nam hiện nay có nhiều thay đổi để cung cấp thông tin cần thiết nhằm thống kê số liệu trong toàn nền kinh tế, nên các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm có thể tính theo giá hiện hành. Cụ thể, dựa vào BCĐKT và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu “giá trị sản xuất” được tính như sau: Giá trị = Doanh ( Chênh lệch ( Chênh lệch ( Chênh lệch + Giá trị SX thu tồn kho thành tồn kho sp dở tồn hàng gửi NVL nhận phẩm dang bán gia công Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian Chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất (nguyên liệu, vật liệu ) và chi phí dịch vụ phục vụ cho SX trong kỳ (không loại trừ phế liệu thu hồi). Ngoài giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm, doanh thu và thu nhập của những họat động khác cũng là chỉ tiêu phản ánh kết quả của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này được thể hiện: Hiệu suất Doanh thu thuần + D.thu hoạt động tài chính sử dụng = + Thu nhập khác tài sản Tổng tài sản bình quân Trong trường hợp trên, nếu sử dụng chỉ tiêu tài sản trong BCĐKT thì các yếu tố thể hiện kết quả ở tử số bao gồm doanh thu thuần và thu nhập các họat động khác. Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính phù hợp vì thực tế tài sản tại doanh nghiệp không chỉ sử dụng cho họat động kinh doanh mà còn cho các họat động khác. Nếu chỉ xem xét hiệu suất sử dụng tài sản trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì chỉ tính doanh thu thuần trong lĩnh vực kinh doanh để thể hiện kết quả kinh doanh của doanh 3
  4. nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản trong trường hợp này còn gọi là số vòng quay của tài sản. Nó được xem xét trên mối quan hệ giữa tài sản với doanh thu thuần và được tính như sau: Doanh thu thuần Số vòng quay = của tài sản Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu trên phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cũng phụ thuộc vào trình độ, khả năng quản lý, tổ chức sản xuất của từng doanh nghiệp. Chỉ tiêu trên thể hiện một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu doanh thu và như vậy nó thể hiện khả năng, hiệu quả quản lý của doanh nghiệp. “Tổng tài sản” tính trong công thức trên bao gồm cả TSCĐ - một loại tài sản mà thời gian luân chuyển hoàn toàn khác với thời gian luân chuyển của TSNH. Chỉ tiêu số vòng quay tài sản không đánh giá tốc độ luân chuyển của các TSCĐ, nó thể hiện một vòng quay không đầy đủ do các loại tài sản khác nhau. "Doanh thu thuần" trong công thức trên trích từ Báo cáo lãi lỗ và chỉ tính phần doanh thu thuần trong hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu "Tổng tài sản" được sử dụng phù hợp với kết quả của doanh thu, có nghĩa là nó không bao gồm tài sản dùng cho các họat động khác. Đối với các doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên thì chỉ tiêu hiệu suất cần chi tiết theo từng đơn vị: Doanh thu thuần tại đơn vị i Hiệu suất sử dụng = tài sản tại đơn vị i Tổng tài sản bình quân tại đơn vị i Bằng phép so sánh giữa các đơn vị trong cùng một doanh nghiệp, chúng ta có thể đánh giá cụ thể hơn hiệu suất sử dụng tài sản tại doanh nghiệp để có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Cũng tương tự như vậy, nếu thay doanh thu bằng giá trị sản xuất, giá trị gia tăng thì ta có những chỉ tiêu phản ảnh khác nhau. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp Đối với các DNSX, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính hiệu suất sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu sau: Giá trị sản xuất 4
  5. Hiệu suất sử dụng = TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần SXKD Hiệu suất sử dụng = TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Giá trị tăng Giá trị tăng thêm thêm trên một = đồng TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Các chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng giá trị sản xuất, hoặc đồng doanh thu, hoặc đồng giá trị tăng thêm. Trị giá các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao. Hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp Năng suất lao động là chỉ tiêu biểu hiện khả năng sản xuất, sức sản xuất của lao động trong doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể được biểu hiện bởi nhiều đại lượng khác nhau như NSLĐ năm, NSLĐ ngày, NSLĐ giờ của công nhân trực tiếp sản xuất, của công nhân phục vụ và quản lý sản xuất. Chỉ tiêu về năng suất lao động được tính: Giá trị sản xuất NSLĐ năm = Số CNSX bình quân năm Giá trị sản xuất NSLĐ ngày = Tổng số ngày làm việc của CNSX Giá trị sản xuất NSLĐ giờ = Tổng số giờ làm việc của CNSX Các chỉ tiêu trên càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp càng có hiệu suất sử dụng lao động cao. Khi tính chỉ tiêu trên, CNSX là số lượng công nhân trực tiếp sản xuất tại doanh nghiệp. Nếu ta dùng chỉ tiêu số lượng công nhân viên (CNV), thì có được năng suất lao động của công nhân viên. Tuy nhiên khi phân tích phải xem xét tỷ trọng của CNSX trên CNV để thấy rõ hiệu quả của công tác quản lý tại doanh nghiệp. Nếu tỷ trọng của CNSX trên CNV càng lớn chứng tỏ việc tổ chức lao động, khả năng quản lý lao động gían tiếp càng tốt. 5
  6. Các chỉ tiêu trên chỉ mới cho biết một khái niệm rộng liên quan đến hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp. Để có ý niệm chính xác hơn, cần xem xét từng loại hình hoạt động của doanh nghiệp cũng như từng loại nhân công. Trong khá nhiều trường hợp để thấy rõ hơn hiệu suất sử dụng lao động trong quá trình kinh doanh người ta còn sử dụng chỉ tiêu chi phí lương so với doanh thu: Tỷ suất chi phí Chi phí tiền lương tiền lương = Doanh thu trên doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng tiền lương. Nếu giá trị chỉ tiêu càng cao có nghĩa là hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp càng thấp. Trị giá của chỉ tiêu này thường nhỏ hơn 1 khá nhiều, nếu nó càng gần đến 1 chứng tỏ hiệu suất sử dụng lao động của doanh nghiệp chưa tốt, tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc sử dụng các chỉ tiêu trên trong phân tích cho thấy được hiệu quả cá biệt của việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Nghiên cứu các chỉ tiêu này cho phép đánh giá việc tăng giảm hiệu quả sử dụng lao động đối với kết qủa của doanh nghiệp . Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động không ngừng vận động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với TSCĐ. Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối. Việc quay nhanh VLĐ có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được xem xét qua nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động hoặc hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động. Doanh thu thuần Số vòng quay = (vòng) b/q của VLĐ VLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của VLĐ trong kỳ phân tích hay một đồng VLĐ bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng 6
  7. tỏ VLĐ quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giai đoạn công việc. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp. VLĐ bình quân Số ngày b/q của = x 360 (ngày/vòng) một vòng quay VLĐ Doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Để đơn giản trong tính toán, ta có thể quy ước thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày và năm là 360 ngày. Thông thường, kỳ phân tích là năm và vốn lưu động bình quân của một năm được tính toán như sau: V1 Vn 1 V2 Vn V 2 2 n trong đó, V1 , Vì2, , V n là số dư VLĐ vào đầu kỳ thứ 1, thứ 2, , thứ n Vn+1 là số dư VLĐ vào cuối kỳ thứ n hay đầu kỳ thứ n+1 Tuy nhiên, trong trường hợp chỉ có số liệu về vốn lưu động tại 2 thời điểm, để việc so sánh và phân tích có ý nghĩa, có thể không cần sử dụng số bình quân mà phải sử dụng giá trị tài sản tại từng thời điểm. 2.1.2. Phương pháp phân tích Khi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tăng (giảm) hiệu quả cá biệt, cần so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc với thực tế kỳ trước, hoặc với số liệu trung bình ngành; qua đó có kết luận cụ thể về hiệu quả sử dụng từng loại nguồn lực, từng loại tài sản Để đánh giá sâu hơn, cần đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng các loại tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch, sau đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và dự đoán các biện pháp để tăng hiệu quả cá biệt. Chẳng hạn, để phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động (HVLĐ), ta so sánh số vòng quay VLĐ giữa kỳ phân tích với kỳ gốc 7
  8. ?HVLĐ = HVLĐ 1 - HVLĐ 0 Trong đó : HVLĐ 1 là số vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích HVLĐ 0 là số vòng quay vốn lưu động kỳ gốc Aïp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với tốc độ lưu chuyển vốn qua công thức: ?HVLĐ = A DT + A V.LĐ A DT là mức độ ảnh hưởng của thay đổi doanh thu thuần đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và được tính bằng: Doanh thu thuần kỳ phân tích Doanh thu thuần kỳ gốc A DT = - VLĐ bình quân kỳ gốc VLĐ bình quân kỳ gốc A VLĐ là mức độ ảnh hưởng của thay đổi vốn lưu động đến sự tăng giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và được tính bằng: Doanh thu thuần kỳ phân tích Doanh thu thuần kỳ phân tích A VLĐ = - VLĐ bình quân kỳ phân tích VLĐ bình quân kỳ gốc Việc phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động cũng cần phải làm rõ số vốn tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thay đổi tốc độ luân chuyển bằng công thức: 1 1 DT N N V DT hoàûc V 1 1 0 1 H VLÂ 1 H VLÂ 0 360 với DT1 là doanh thu thuần kỳ phân tích N1, N0 lần lượt là số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc. Ví dụ dưới đây minh họa nội dung phân tích hiệu quả cá biệt của công ty ABC. Qua số liệu trên BCĐKT và báo cáo lãi lỗ, các số liệu về kết quả và các nguồn lực của doanh nghiệp được tóm tắt như sau: Bảng 3.1. Các chỉ tiêu hiệu quả cá biệt của công ty ABC N N+1 N+2 1. Doanh thu thuần SXKD 61.550 92.248 106.940 2. Doanh thu và thu nhập của các hoạt động 61.730 92.518 107.744 khác 8
  9. 3. Nguyên giá bình quân TSCĐ 21.300 34.015 4. Vốn lưu động bình quân 58.398 75.908 5. Tổng tài sản bình quân 75.008 102.743 6. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4,331 3,144 (5) = (1) : (3) 7. Số vòng quay vốn lưu động 1,580 1,409 (7) = (1) : (4) 8. Số ngày một vòng quay vốn lưu động 228 256 (8) = (7) x360 9. Hiệu suất sử dụng tài sản 1,233 1,048 (9) = (2) : (5) Trong bảng trên, các số liệu bình quân là số liệu trung bình của số đầu năm và cuối năm trên BCĐKT. Số liệu về vốn lưu động bình quân giả sử được tính bằng TSNH trên BCĐKT. Qua các chỉ tiêu về hiệu quả cá biệt của công ty ABC, ta thấy: Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm N+2 thấp hơn so với năm trước. Nếu như năm N+1, một đồng đầu tư TSCĐ tạo ra 4,33 đồng doanh thu thì năm N+2 chỉ tạo ra 3,14 đồng doanh thu. Nếu xem xét kỹ hơn số liệu, ta nhận thấy trong 3 năm qua, công ty đã có nhiều đầu tư mới về thiết bị và nhà xưởng, góp phần làm tăng năng lực sản xuất, tạo tiền đề gia tăng doanh thu nhưng phần tăng doanh thu thuần vẫn nhỏ hơn phần tăng về đầu tư TSCĐ nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định có giảm sút. Tuy nhiên, những đầu tư tại đơn vị hứa hẹn một tiềm lực lớn trong tương lai để đáp ứng nhu cầu thị trường đang gia tăng. Về tốc độ lưu chuyển vốn, vốn lưu độgn năm N+2 lưu chuyển chậm hơn so với năm N+1, làm số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng từ 228 ngày/vòng năm N+1 lên đến 256 ngày/vòng năm N+2. Có các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ lưu chuyển vốn lưu động: Đối tượng phân tích: 1,409 - 1,580 = -0,171 Aính hưởng của nhân tố doanh thu thuần: 106.940 92.248 1,831 1,580 0,251 58.398 58.398 Aính hưởng của nhân tố vốn lưu động bình quân: 106.940 106.940 1,409 1,931 0,422 75.908 58.398 Tổng hợp lại: +0,251 + (-0,422) = -0,171 Số vốn lưu động lãng phí: 106.940x(256 228) 8.317,5 360 9
  10. Kết quả phân tích trên cho thấy, trong điều kiện vốn lưu động không đổi như năm N+1, những nỗ lực gia tăng doanh số trong năm N+2 đã làm vốn lưu động quay nhanh thêm 0,251 vòng. Tuy nhiên, trong điều kiện doanh thu không thay đổi như năm N+2, việc quản lý vốn kém hiệu quả làm vốn lưu động quay chậm 0,422 vòng, dẫn đến lãng phí một số vốn lưu động hơn 8,3 triệu đồng. Như vậy, vốn lưu động năm N+2 lưu chuyển chậm hơn so với năm N+1 chủ yếu là do công tác quản lý vốn lưu động. Công ty cần xem xét các vấn đề về tồn đọng nợ phải thu khách hàng, về dự trữ tồn kho có hợp lý không để có những biện pháp thích hợp góp phần đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn và tiết kiệm vốn. Do hiệu suất sử dụng cả tài sản cố định và vốn lưu động kém hơn năm trước nên hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của công ty ABC cũng kém hơn. Với năng lực đầu tư mới, công ty cần có những giải pháp nhằm tận dụng năng lực TSCĐ, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp phần đẩy mạnh doanh số, đồng thời có chính sách dự trữ hàng tồn kho hợp lý để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn doanh nghiệp. 2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp Ngoài việc xem xét hiệu quả cá biệt của từng loại nguồn lực, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp. Đó chính là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để nhận định tổng quát và xem xét hiệu quả tổng hợp, nhà phân tích dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 2.2.1. Phân tích khả năng sinh lời từ các họat động của doanh nghiệp Chỉ tiêu khả năng sinh lời được đo lường bằng tỷ số giữa lợi nhuận với các chỉ tiêu kết quả hoặc giữa lợi nhuận với phương tiện của doanh nghiệp. Trong phần này, chúng ta đề cập đến hai chỉ tiêu phổ biến: a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kết quả của doanh nghiệp, một bên là lợi nhuận, một bên là khối lượng cung cấp cho xã hội như giá trị sản xuất, doanh thu. Trị giá của chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn, đồng thời còn cho biết ngành hàng có tỷ suất lợi nhuận cao. Khi sử dụng số liêu từ báo cáo tài chính, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận được xác định Tỷ suất lợi Lợi nhuận trước thuế nhuận trên = 100% Doanh thu thuần + DT hoạt động tài chính + doanh thu Thu nhập khác 10
  11. Như đã đề cập trong quan điểm phân tích, lợi nhuận trong công thức này có thể là lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế hoặc lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Tuy nhiên vì tỷ suất thuế thu nhập là không giống nhau đối với từng mặt hàng, từng loại kinh doanh nên để phản ánh đúng thành tích, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, cần sử dụng lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận trong công thức trên là tổng hợp lợi nhuận của tất cả các họat động của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tuy nhiên, cách tính trên thường không chính xác vì sức sinh lợi của mỗi hoạt động không như nhau và hoạt động SXKD thường là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp nên cần thiết tính riêng chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi từ họat động SXKD. b) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD Tỷ suất này được xác định trên cơ sở mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần. Lợi nhuận thuần SXKD Tỷ suất lợi nhuận = x 100% trên doanh thu thuần Doanh thu thuần ( SXKD) Doanh thu thuần trong công thức này là doanh thu thuần của chỉ một hoạt động chủ yếu, hoạt động kinh doanh và lợi nhuận phân tích ở đây cũng chỉ là lợi nhuận của họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này phản ánh mức sinh lãi của một đồng doanh thu khi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Khi sử dụng chỉ tiêu này người ta cần phân biệt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần trong toàn doanh nghiệp và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của từng loại sản phẩm. Khi đánh giá tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần phải xem xét đến đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược họat động và cả chính sách định giá của doanh nghiệp. Các mục tiêu về thị phần, về lợi nhuận với chính sách định giá cao, định giá cạnh tranh (giá thấp) đều có thể ảnh hưởng đến tỷ suất trên. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, và có nhiều đơn vị thành viên thì cần tính toán chỉ tiêu này theo từng nhóm ngành nghề kinh doanh, từng đơn vị để đánh gía toàn diện hơn khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trong một số trường hợp, do chính sách khấu hao khác biệt dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận thuần bị tính toán sai lệch. Do vậy, để loại trừ sự khác biệt về chính sách khấu hao, chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận có thể được tính toán lại như sau: 11
  12. Lợi nhuận thuần SXKD + Khấu hao TSCĐ Tỷ suất lợi nhuận = x100% h.động SXKD Doanh thu thuần SXKD Chỉ tiêu hiệu quả này cho phép đánh giá hiệu quả doanh thu, nó đo lường hiệu quả đạt được từ 100 đồng doanh thu. Sự tiến triển của chỉ tiêu này qua thời gian chỉ ra khả năng mà doanh nghiệp phải duy trì để tái đầu tư. Nó cũng chỉ ra khả năng phát triển của doanh nghiệp. Để hiểu khả năng này cần phân tích chi tiết chi phí và kết quả của doanh nghiệp. 2.2.2. Phân tích khả năng sinh lời tài sản Cũng tương tự như phân tích trên, các chỉ tiêu nghiên cứu có thể riêng cho từng loại hoạt động cũng có thể tính chung cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. a) Tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) Tỷ suất sinh lợi của tài sản biểu hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận so với tài sản. Tỷ suất Lợi nhuận trước thuế Sinh lời = 100% Tổng tài sản bình quân tài sản Chỉ tiêu này phản ánh, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu ROA càng cao phản ánh khả năng sinh lời tài sản càng lớn. Cũng tương tự như trên, lợi nhuận xem xét ở đây cũng gồm cả lợi nhuận từ ba họat động, do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tài sản tổng cộng trên bảng CĐKT. Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị thành viên, tỷ suất này tính cho từng đơn vị để đánh giá sức sinh lời từng bộ phận tại doanh nghiệp. Nếu những đơn vị thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau thì cần phân tích sức sinh lợi tài sản theo từng ngành kinh doanh. Tuy nhiên việc tách riêng từng loại tài sản phục vụ cho từng lĩnh vực hoạt động rất khó khăn. 12
  13. Trong các chỉ tiêu kể trên thì chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp nhất. Nó thể hiện ảnh hưởng một cách tổng hợp kết quả của các chỉ tiêu đã nghiên cứu. Có thể thấy rõ điều này qua sơ đồ sau: K haí nàng sinh låìi TA ÌI SA ÍN L N/DT DT/TS L ÅÜI NHUÁÛN DOA NH THU DOA NH THU TA ÌI SA ÍN DOA NH THU DOANH THU TAÌI SAÍN TN. TA ÌI CHÊNH CÄ Ú ÂËNH T.N. BÁÚT THÆÅNG CHI PHÊ TAÌI SAÍN LÆU Â Ä ÜNG BIÃÚN PHÊ ÂËNH PHÊ Ngoài ra, để làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA còn được chi tiết qua phương trình Dupont: Låüi nhuáûnæåïc tr thuãú Doanh thu Tyí suáútsinh låìi taìi saín 1 Doanh thu Taìi saín ROA = H L.N/D.T x H D.T/T.S Trong chỉ tiêu trên, tỷ suất sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình kinh doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng doanh số, tiết kiệm chi phí. Để làm rõ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu ROA có thể áp dụng phương pháp số chênh lệch. Cách phân tích này còn chỉ ra phương hướng nâng cao sức sinh lời tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể: chênh lệch về hiệu quả kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc là kết quả tổng hợp ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, thể hiện qua công thức ROA = AH L.N/D.T + AH D.T/T.S 1 Doanh thu được tính toán trong trường hợp này bao gồm cả doanh thu thuần, thu nhập hoạt động tài chính và cả thu nhập hoạt động bất thường. Tài sản là số tổng cộng cuối cùng trong bảng CĐKT. 13
  14. AH L.N/D.T là ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Thực chất đây là ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí. Nó chỉ liên quan chủ yếu đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề bán hàng tại doanh nghiệp và được tính theo công thức sau : AH L.N/D.T = H D.T/T.S 1 x (H L.N/D.T1- H L.N/D.T 0) AH D.T/T.S làì ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất doanh thu trên tài sản. Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòng quay vốn tăng, hiệu quả này sẽ tăng lên. AH L.N/D.T = H L.N/D.T 0 x (H D.T/T.S 1 - H D.T/T.S 0) Với H L.N/D.T 0,1 là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của kỳ gốc, kỳ phân tích H D.T/T.S 0,1 là tỷ suất của doanh thu trên tài sản của kỳ gốc, kỳ phân tích Trên cơ sở số liệu tính toán được ta có thể xác định được các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới phương hướng đề ra các biện pháp tăng hiệu quả của doanh nghiệp. b) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp kinh doanh trong cùng một ngành có các điều kiện tương tự như nhau nhưng áp dụng chính sách tài trợ khác nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khác nhau. Vì vậy, để thấy rõ thật sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế. Chỉ tiêu này được xác định như sau: Låüi nhuáûnæåïc tr thuãú Chi phê laîi vay Tyí suáútsinh låìi kinh tãú x 100% Täøng taìi saín bçnhquán Gọi là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản vì lợi nhuận ở tử số của chỉ tiêu này không quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn, nghĩa là không tính đến chi phí lãi vay. Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu. Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất. Tài liệu để tính tử số trong công thức trên cũng có thể là phần lợi nhuận thuần từ họat động kinh doanh trên báo cáo lãi lỗ (Mã số 30, báo cáo 02). Có thể thấy mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay với lợi nhuận thuần SXKD qua sơ đồ sau, trong đó ta giả sử họat 14
  15. động của doanh nghiệp không có thu nhập bất thường, không có thu nhập tài chính và chi phí tài chính chỉ là chi phí lãi vay. DOANH THU THUẦN Giá vốn hàng bán Chi phí bán Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh hàng và chi phí doanh quản lý Chi phí Lợi nhuận kế toán lãi vay trước thuế Tổng CHI PHÍ Thuãú Lợi nhuận thu sau thuế nhâûp Số liệu dưới đây minh họa cách tính toán và phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty ABC. Bảng 3.2. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp của công ty ABC Năm N Năm N+1 Năm N+2 1. Doanh thu thuần tiêu thụ sản phẩm 61.550 92.248 106.940 2. Doanh thu và thu nhập của các hoạt động 61.730 92.518 107.744 khác 3. Lợi nhuận thuần SXKD 3.230 4.718 9.060 4. Chi phí khấu hao TSCĐ 1.490 3.840 5.120 5. Lợi nhuận thuần SXKD trước khấu hao 4.720 8.558 14.180 (5) = (3) + (4) 6. Lợi nhuận trước thuế 115 185 1.518 7. Chi phí lãi vay 3.120 4.540 7.560 8. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 3.235 4.725 9.078 (8) = (6) + (7) 9. Tổng tài sản bình quân - 75.008 102.743 10. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 0,19% 0,20% 1,41% (10) = (6) /(2) 11. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 5,25% 5,12% 8,47% SXKD (11) = (3) /(1) 15
  16. 12. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần 7,67% 9,28% 13,26% SXKD khi loại trừ khấu hao (12) = (5)/ (1) 13. Tỷ suất sinh lợi của tài sản - 0,25% 1,48% (13) = (6) /(9) 14. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản - 6,29% 8,83% (14) = (8) / (9) Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở dòng 10 trong bảng trên được tính trên cơ sở lợi nhuận trước thuế. Số liệu phân tích cho thấy: khả năng sinh lời chung từ các họat động của doanh nghiệp có nhiều tiến bộ rõ rệt và tăng rất nhiều qua các năm. Nếu trong năm N, cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,19 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm N+1 đã là 0,20 đồng và đến năm N+2 là 1,41 đồng. Đây là một dấu hiệu lạc quan, thể hiện những nỗ lực của công ty ABC trong việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, cần chú ý là lợi nhuận để tính chỉ tiêu trên bao gồm lợi nhuận của cả ba họat động, trong đó lợi nhuận họat động bất thường không đảm bảo cho một sự tích lũy ổn định, còn lợi nhuận họat động tài chính có liên quan đến mức độ huy động vốn của công ty. Do vậy, để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đầy đủ nhất cần xem đến họat động sản xuất kinh doanh. Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SXKD (dòng 11), có thể thấy khả năng sinh lời từ họat động SXKD có nhiều tiến bộ rõ rệt, đặc biệt là trong năm N+2. Nếu trong hai năm N và N+1, con số này vào khoảng từ 5,1% đến 5,25% thì đến năm N+2, cứ 100 đồng doanh thu thuần SXKD đã tạo ra 8,47 đồng lợi nhuận thuần. Nếu loại trừ tác động của chính sách khấu hao (xem dòng 12) thì khả năng sinh lời từ họat động kinh doanh của công ty ABC có tiến triển rất tốt trong ba năm qua. Tình hình trên có thể xuất phát từ: - Những giải pháp tổng hợp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí đã góp phần làm tăng khả năng sinh lời. - Việc đầu tư MMTB, mở rộng nhà xưởng đã góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, giảm thấp chi phí hoạt động làm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm, từ 92,85% vào năm N đến 92,7% vào năm N+1 rồi xuống còn 88,02% vào năm N+2. Bên cạnh những tích cực trên, tỷ trọng chi phí bán hàng và phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu có chiều hướng tăng, đã tác động không nhỏ đến khả năng sinh lời từ họat động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù việc tăng doanh số thường kéo theo những gia tăng về chi phí bán hàng và chi phí quản lý, nhưng công ty cần rà sóat lại nội dung của từng loại chi phí để có biện pháp thích hợp. 16
  17. Về khả năng sinh lời của tài sản: khả năng sinh lời tài sản năm N+2 tăng đáng kế hơn so với năm N+1. Nếu trong năm trước, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại ABC chỉ tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận trước thuế thì trong năm nay, mức lợi nhuận tạo ra đã là 1,48 đồng. Đây là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, để làm rõ cần phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời. Như đã đề cập ở trên, khả năng sinh lời tài sản phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, qua phương trình sau: ROA = Hiệu suất sử dụng x Tỷ suất lợi nhuân trên tài sản doanh thu Đối tượng phân tích: (ROA = 1,48% -0,25% = + 1,23% Aính hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản: (0,603 - 0,824) x 0,3% = -0,066% Aính hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: (2,45% - 0,3%) x 0,603 = +1,296 % Tổng hợp lại: -0,066 % + 1,296 % = +1,23% Kết quả phân tích trên cho thấy, khả năng sinh lời tài sản của doanh nghiệp chủ yếu bắt nguồn từ khả năng sinh lời từ các họat động thông qua các kết qủa tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao đã tác động theo chiều hướng ngược lại đến khả năng sinh lời của tài sản. Qua phân tích hiệu quả cá biệt ở phần trên, nếu doanh nghiệp làm tốt công tác quản lý VLĐ, khai thác hơn nữa năng lực TSCĐ hiện có thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời. Những phân tích trên về khả năng sinh lời của tài sản còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn. Như đã phân tích ở chương 2, công ty ABC có một cấu trúc nguồn vốn mang nhiều rủi ro với tỷ trọng nợ vào khoảng 88%. Nếu loại trừ cấu trúc nguồn vốn thì có thể thấy khả năng sinh lời kinh tế của tài sản (xem dòng 14) trong năm N+2 tốt hơn so với năm N+1. Điều này càng khẳng định hơn tiến triển về hiệu quả kinh doanh của đơn vị trong thời gian qua. 3. Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm, đó là thái độ gìn giữ và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn. Vấn đề này đặt ra một câu hỏi lớn: doanh nghiệp nên gia tăng vốn chủ sở hữu hay nên huy động vốn vay? Việc huy động vốn sẽ dễ dàng nếu có những chứng cớ về khả năng tạo ra các khoản lãi cao. Hơn nữa nếu tỷ lệ này cao, người chủ sở hữu dễ dàng chấp nhận để lại phần lớn lợi nhuận vào việc đầu tư, và như vậy, doanh nghiệp có điều kiện để bổ 17
  18. sung thêm các phương tiện kinh doanh. Do vậy, hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo, nhất là trong trường hợp họ cũng là người chủ và có vốn đầu tư. Ngoài ra, sự tồn tại hiệu quả tài chính sẽ đảm bảo an toàn trong một môi trường tài chính, đặc biệt đối với người cho vay vì lợi nhuận đối với họ là một giao ước, một đảm bảo đối với sự thay đổi của những điều kiện hiệu quả. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản cho doanh nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. 3.1. Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) Khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu thể hiện qua mối quan hệ giữa lợi nhuận của doanh nghiệp với vốn chủ sở hữu, vốn thực có của doanh nghiệp: Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế sinh lợi = x100% Nguồn vốn CSH bình quân VCSH Chỉ tiêu này thể hiện một trăm đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cuối cùng, lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả của toàn bộ các nguồn lực tài chính suy cho cùng thể hiện qua chỉ tiêu khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu . Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trường tài chính, chỉ tiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm được nguồn vốn mới. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó. 3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính Có thể nhận thấy rằng, chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó phụ thuộc trực tiếp vào các quyết định của các nhà quản lý thông qua nhiều chính sách, như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất và chính sách tài chính. Chúng ta sẽ xem xét các nhân tố sau: 3.2.1 Hiệu quả kinh doanh Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả tài chính phải là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Aính hưởng này có thể nhận diện qua cách chi tiết chỉ tiêu ROE như sau: Tỷ suất LN trước thuế x D.thu thuần x Tài sản x (1-T) 18
  19. sinh lời= D.thu thuần Tài sản VSCH VCSH với T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp Trong mối quan hệ trên, ROE có mối liên hệ với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Rõ ràng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn dến hiệu quả tài chính tăng, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác. 3.2.2. Khả năng tự chủ về tài chính Khả năng tự chủ tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Có thể thấy rằng, ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước nếu tỷ suất tự tài trợ càng lớn thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ càng nhỏ. Có thể xem xét qua công thức sau: Tỷ suất sinh Lợi nhuận trưóc thuế Tài sản x (1 - T) x lời VCSH. = Tài sản VCSH hay HTC = HKD x (1 - T) x (1 / HTTT) với HTC là hiệu quả tài chính HKD là hiệu qủa kinh doanh HTTT là khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp 3.2.3. Độ lớn đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu. Thực chất nó thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại. Ở đây chúng ta chấp nhận một khái niệm cấu trúc nguồn vốn theo nghĩa rộng trong đó các khoản nợ phải trả cho các đối tác như nhà cung cấp, khoản ứng trước của người mua cũng được tính trong khoản này. Cấu trúc tài chính như thế nào là do chính sách tài chính của doanh nghiệp. Liên quan đến đòn bẩy tài chính, công thức của hiệu quả tài chính có thể được viết lại như sau: Tỷ suất sinh = Tỷ suất sinh lời x (1 - T) x (1 + ĐBTC) lời VCSH. tài sản HTC = HKD x (1 - T) x (1 + ĐBTC) Do vậy, có thể thấy rằng, nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Đây chính là thành tích của một chính sách tài chính tốt. 19
  20. Tuy nhiên trong công thức trên, tỷ suất sinh lời tài sản vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn, vì lợi nhuận để tính chỉ tiêu này đã trừ đi chi phí lãi vay. Do vậy để xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ và đòn bẩy tài chính đối với hiệu quả tài chính ta nghiên cứu như sau: Nếu gọi: LNTT là lợi nhuận trước thuế. LNST là lợi nhuận sau thuế. LV là chi phí lãi vay. N là nợ phải trả. TS là tài sản trong bảng CĐKT. T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp RE là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản r là lãi suất vay thì LNST = LNTT (1 - T) LV = N x r Như vậy, chỉ tiêu khả năng sinh lời kinh tế của tài sản được viết lại như sau: LN LV RE TT TS LN N r RE TT hoàûc LN RE TS N r TS TT LN TT RE (N VCSH ) N r LN TT N (RE r) VCSH RE LN ST N (RE r) VCSH RE(1 T ) N (RE r) VCSH RE 1 T ROE VCSH ROE RE RE r ÂBTC 1 T Kết quả cuối cùng cho thấy, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) lớn hơn lãi suất vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy dương. Doanh nghiệp nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên vì hệ số tự tài trợ giảm. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy âm. Doanh nghiệp 20
  21. không nên vay thêm để kinh doanh. Nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh trước hết nên tổ chức lại công việc kinh doanh hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh. Để thấy ảnh hưởng của việc vay nợ hoặc của hiệu ứng đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp ta xem xét ví dụ sau. Có 2 doanh nghiệp có quy mô giống nhau, có cùng tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (hiệu quả kinh doanh) theo trường hợp 1 là 15% và trường hợp 2 làì 7%. Doanh nghiệp A không sử dụng vốn vay, và doanh nghiệp B sử dụng 50% vốn vay để kinh doanh. Ta xem xét mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong cả 2 trường hợp. Biết rằng lãi suất vay giống nhau cho các khoản nợ phải trả là 10% /năm, thuế suất thu nhập là 32%. Bảng 3.3. Đánh giá ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Trường hợp 1: Tỷ suất sinh lời kinh tế 15% Chỉ tiêu A B 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.000 5.000 2. Nợ phải trả - 5.000 3. Tổng tài sản 10.000 10.000 4. Lợi nhuận kinh doanh 1.500 1.500 (4) = (3) x15% 5. Chi phí lãi vay - 500 (5) = (2) x 10% 6. Lợi nhuận trước thuế 1.500 1.000 (6) = (4) - (5) 7. Lợi nhuận sau thuế 1.020 680 (7) = (6)x(1-32%) 8. ROE 10,2% 13,6% (8) = (7) / (1) Trường hợp 2: Tỷ suất sinh lời kinh tế là 7% Chỉ tiêu A B 1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10.000 5.000 2. Nợ phải trả - 5.000 3. Tổng tài sản 10.000 10.000 21
  22. 4. Lợi nhuận kinh doanh 700 700 (4) = (3) x7% 5. Chi phí lãi vay - 500 (5) = (2) x 10% 6. Lợi nhuận trước thuế 700 200 (6) = (4) - (5) 7. Lợi nhuận sau thuế 476 136 (7) = (6)x(1-32%) 8. ROE 4,76% 2,72% (8) = (7) / (1) Ta nhận thấy trong trường hợp 1, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn lãi suất vay. Aính hưởng của hiệu ứng đòn bẩy tài chính trong trường hợp này là doanh nghiệp nào sử dụng nợ sẽ làm tăng hiệu quả tài chính. Ngược lại, trong trường hợp 2, tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản bé hơn lãi suất vay. Doanh nghiệp nào sử dụng nợ sẽ làm hiệu quả tài chính bị giảm đi và rủi ro của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Như vậy, sử dụng nợ làm tăng khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu gắn liền với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 3.2.4. Khả năng thanh toán lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay là hệ số được xem xét trong mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay với lãi vay: Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Khả năng thanh = toán lãi vay Lãi vay Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu qủa sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả, và doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi vay. Đối với những doanh nghiệp hoạt động dựa vào vốn vay, việc thanh toán lãi vay cũng là một trong những căn cứ đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng này có nguồn gốc từ hiệu quả sử dụng vốn vay vào hoạt động kinh doanh. Nguồn gốc để thanh toán lãi chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, khả năng thanh toán lãi vay có thể dùng để đánh giá khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh và đây cũng là một nhân tố khá quan trọng để xem xét hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 22
  23. Thật vậy, chỉ tiêu ROE có thể được tách thành nhiều thành phần, mỗi thành phần biểu hiện các chính sách, các nhân tố khác nhau. LN LV LN TS ROE TT ST TS LNTT LV VCSH Vì TS = N + VCSH nên công thức trên có thể viết như sau LN LV LN N ROE TT ST 1 TS LN TT LV VCSH Nếu gọi T là tỷ suất thuế thu nhập của doanh nghiệp, thì LNST = LNTT (1 - T) LN LV LN N ROE TT TT 1 T 1 TS LN TT LV VCSH LN TT LV LV N ROE 1 1 T 1 TS LN TT LV VCSH LN LV 1 ROE TT 1 1 T 1 ÂBTC TS KNTTLV 1 ROE RE 1 1 T 1 DBTC KNTTLV trong đó: KNTTLV là khả năng thanh toán lãi vay ĐBTC là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, còn gọi là đòn bẩy tài chính Qua cách chi tiết trên, ta nhận thấy khi trị giá chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay lớn hơn 1 thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại. 3.3. Phương pháp phân tích Để phân tích hiệu quả tài chính, thường so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính kỳ này so với kỳ trước, thực tế so kế hoạch hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng điều kiện, so với trung bình ngành để đánh giá mức độ tăng giảm, mức độ hoàn thành kế hoạch, xu hướng phát triển hiệu quả, và biết được vị trí của doanh nghiệp so với trung bình ngành. Ngoài ra, có thể thiết lập các công thức thể hiện mối liên quan giữa các chỉ tiêu hiệu quả với các nhân tố ảnh hưởng, qua đó vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn để làm rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính được xác định như sau: 23
  24. - Hiệu quả kinh doanh (HKD): thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp mà không xét đến khía cạnh nguồn vốn. Một doanh nghiệp nâng cao không ngừng hiệu quả kinh doanh là điều kiện để nâng cao hiệu quả tài chính. - Hiệu ứng đòn bẩy tài chính: thể hiện ảnh hưởng của chính sách tài chính trong việc tạo ra hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng khéo léo nguồn vốn vay thì cùng một hiệu quả kinh doanh, nó có thể tạo ra lợi nhuận tăng hơn rất nhiều so với trước. - Aính hưởng của mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và chi phí trả lãi vay đến hiệu quả tài chính có thể được xem xét thông qua tỷ suất khả năng thanh toán lãi nợ vay. Nếu khả năng thanh toán lãi vay càng nhỏ thì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sẽ kém đi. Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nhà phân tích sẽ tìm hiểu các nguyên nhân, dự đoán các biện pháp để cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng có thể thấy qua sơ đồ. ROE Khả năng sinh lời Cấu trúc tài tài sản chính TÀI SẢN LỢI NHUẬN C.phí sử dụng Nợ Nợ /TS TSCĐ DOANH THU NỢ DÀI HẠN Nợ CHI PHÍ TSLĐ NỢ NGẮN HẠN VCSH Từ số liệu báo cáo tài chính của công ty ABC, bảng dưới đây minh họa phân tích hiệu quả tài chính của công ty. 24
  25. Bảng 3.4. Chỉ tiêu về hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đối với hiệu quả tài chính của công ty ABC Chỉ tiêu N N+1 N+2 1. Vốn chủ sở hữu bình quân 9.745 12.105 2. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 3.235 4.725 9.078 3. Chi phí lãi vay 3.120 4.540 7.560 4. Lợi nhuận sau thuế 78 126 1.032 5. Tỷ suất sinh lời vốn CSH 1,29% 8,53% (5) = (4) : (1) 6. Khả năng thanh toán lãi vay 1,036 1,041 1,20 (6) = (2) : (3) 7. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 6,29% 8,83% (Bảng 3.2) 8. Tỷ suất tự tài trợ (Bảng 2.3) 13% 11,8% 9. Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) 0,25% 1,48% (Bảng 3.2) Trong bảng tính trên, số liệu vốn chủ sở hữu bình quân là số liệu trung bình giữa đầu năm và cuối năm. Bảng phân tích trên cho thấy, khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu năm N+2 tăng đáng kể so với năm N+1. Nếu trong năm N+1, cứ 100 đồng vốn chủ chỉ tạo ra 1,29 đồng lợi nhuận sau thuế thì con số này đến năm N+2 tăng lên đến 8,53 đồng. Để làm rõ nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính cần quan tâm đến các yếu tố về hiệu quả kinh doanh, tác động của đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán lãi vay. Có thể nhận thấy là tỷ suất tự tài trợ năm N+2 chiếm tỷ trọng bé (11,8%) và thấp hơn so với năm trước, trong khi hiệu quả kinh doanh tăng rõ rệt qua hai năm (thể hiện qua hai chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản và tỷ suất sinh lời kinh tế). Như vậy, hiệu quả tài chính của công ty ABC tăng lên chính là nhờ doanh nghiệp đã tăng hiệu quả họat động kinh doanh và sử dụng hợp lý đòn cân nợ mặc dù tỷ suất nợ hiện nay của ABC còn mang quá nhiều rủi ro. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán lãi vay có khuynh hướng tăng trong ba năm cũng làm rõ hơn về sự gia tăng hiệu quả tài chính của doanh nghiệp này. Việc gia tăng hiệu qủa tài chính không chỉ làm tăng giá trị của doanh nghiệp mà còn tạo tiền đề để tích lũy vốn cho phát triển kinh doanh. Tuy nhiên, muốn đánh gía chính xác hơn cần quan tâm đến số liệu trung bình ngành 25
  26. CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp chỉ mới là một mặt để xem xét tinh hình tài chính của doanh nghiệp. Những kết luận rút ra từ nội dung phân tích này sẽ không đầy đủ nếu ta không xem xét một dạng khác của nó, đó là rủi ro của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp chỉ có thể được xem xét tương ứng với một mức rủi ro mà nó có thể chịu và ngược lại. Nha ìđầu tư chỉ chấp nhận một rủi ro đầu tư tương ứng với một hiệu quả trông chờ nào đó. Trong chương này ta sẽ nghiên cứu các chỉ tiêu và phương pháp phân tích rủi ro của doanh nghiệp. Rủi ro của doanh nghiệp có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau. Theo quan điểm của nhiều nhà phân tích, rủi ro mà doanh nghiệp phải gánh chịu trên cơ sở nguồn gốc hình thành, có thể được phân thành 2 loại: đó là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Tuy nhiên, cần phải tách rời rủi ro phá sản với việc không có khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Trường hợp này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp không có người đầu tư, hoặc không thể tìm ra được nguồn trong thị trường tài chính, nên không có vốn để hoạt động. Trong khi đó rủi ro tài chính là do sự không chắc chắn hoặc được thể hiện bởi sự biến thiên của khả năng sinh lợi vốn chủ sở hữu. Dĩ nhiên hai loại rủi ro tài chính và phá sản thường có mối liên hệ với nhau, nhất là trong điều kiện sự vay nợ kéo theo việc trả một khoản chi phí và như vậy sẽ làm tăng rủi ro phá sản. Các loại rủi ro khác như rủi ro trao đổi, rủi ro của những thay đổi lãi suất vay không nghiên cứu ở đây. Nó chỉ được xem xét như là các nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro kinh doanh. 1. Phân tích rủi ro kinh doanh. 1.1. Phân tích rủi ro kinh doanh qua độ biến thiên Rủi ro kinh doanh được hiểu là rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo quan điểm phân tích thống kê, người ta thường sử dụng phương sai để đánh giá tính bấp bênh của một đại lượng, độ biến thiên của một chỉ tiêu. Giả sử để xem xét độ biến thiên của chỉ tiêu k, ta dùng phương sai (ký hiệu là Var, (2) để thể hiện và phương sai sẽ được tính bằng bình phương các độ lệch của chỉ tiêu nghiên cứu với giá trị trung bình, giá trị kỳ vọng của nó. n 2 ˆ 2 Var(k)   (ki k) pi i 1 trong đó: 27
  27. n ˆ k  pi ki laì giaï trë kyì voüng hoàûc giaï trë trung bình của chỉ tiêu nghiên cứu i 1 nào đó (ví dụ: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ) ki là giá trị thứ i của chỉ tiêu nghiên cứu pi là xác xuất để đạt được chỉ tiêu ki Tuy nhiên trong khá nhiều trường hợp, để chỉ tiêu có giá trị tương ứng và phù hợp trong nghiên cứu và đơn vị tính toán, người ta còn thường dùng chỉ tiêu độ lệch chuẩn (ký hiệu ????nó được tính bằng căn số bậc hai của phương sai. Độ lệch chuẩn được tính bằng công thức n ˆ 2   (k i k) pi i 1 Nguyên tắc sử dụng các chỉ tiêu này để đánh giá rủi ro là ở mức độ hoạt động và quy mô tương tự nhau, doanh nghiệp (phương án) nào có phương sai hoặc độ lệch chuẩn của một chỉ tiêu tài chính nhỏ hơn phương sai, độ lệch chuẩn của chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp (phương án) kia thì rủi ro của doanh nghiệp (phương án) đó nhỏ hơn. Tuy nhiên, sử dụng độ lệch chuẩn có hạn chế là trong trường hợp thước đo khác nhau, giá trị kỳ vọng giữa các phương án so sánh khác nhau thì phương sai, giá trị độ lệch chuẩn không thể làm căn cứ để đánh giá. Để giải quyết hạn chế này, người ta sử dụng hệ số biến thiên. - Hệ số biến thiên (coefficient of variation), Hbt, được thể hiện bằng tỷ số giữa độ lệch chuẩn và giá trị trung bình hoặc kỳ vọng của nó.  H bt kˆ Hệ số biến thiên được sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro chính xác hơn khi kết quả hoặc sự kiện có kỳ vọng giữa các phương án kinh doanh khác nhau. Nó cho phép ta loại bỏ sự khác nhau về đơn vị nghiên cứu cũng như sự khác nhau về quy mô giữa các doanh nghiệp. Hệ số biến thiên thường dùng để so sánh giữa các phương án hoặc giữa các doanh nghiệp, các thời kỳ. Phương án nào có hệ số biến thiên càng nhỏ thì phương án đó ít rủi ro hơn. Ví dụ dưới đây minh họa đánh giá mức độ rủi ro của 2 doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA) ở các kỳ kinh doanh như sau. Giả sử rằng xác suất để đạt được kết quả ở các quý như nhau. Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 ROA (DN A) 1,50 4,00 3,00 1,00 ROA (DN B) 20,00 24,00 19,00 15,00 28
  28. Để xem xét mức độ biến thiên hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, ta tính toán các chỉ tiêu phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên của chỉ tiêu tỷ suất sinh lời tài sản của từng doanh nghiệp. Kết quả tính toán của doanh nghiệp A như sau: 2 2 2 2 Var H A 1,5 2,375 x0,25 4 2,375 x0,25 3 2,375 x0,25 1 2,375 x0,25 =1,421875 1,1924  1,421875 1,1924 vaì H 0,5020 A bt 2,375 Các chỉ tiêu có liên quan của doanh nghiệp B cũng được tính tương tự và thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.1. Bảng đánh giá rủi ro kinh doanh Phương sai Độ lệch Trung bình Hệ số biến chuẩn thiên Doanh nghiệp A 1,421875 1,1924 2,375 0,5020 Doanh nghiệp B 10,25 3,2015 19,50 0,1641 Bảng tính toán trên cho thấy việc sử dụng phương sai và độ lệch chuẩn cho kết quả khác với hệ số biến thiên. Trong trường hợp này, vì quy mô của 2 doanh nghiệp này khác nhau và trị giá trung bình về hiệu quả kinh doanh giữa hai doanh nghiệp cũng khác nhau nên cần sử dụng hệ số biến thiên để đánh giá rủi ro kinh doanh. Hệ số biến thiên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp của doanh nghiệp A cao hơn doanh nghiệp B (0,50 > 0,16), do vậy có thể kết luận rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp A cao hơn doanh nghiệp B. 1.2. Phân tích rủi ro kinh doanh qua đòn bẩy kinh doanh Hệ số đòn bẩy kinh doanh còn gọi là độ lớn, hiệu ứng đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của những thay đổi về doanh thu đối với lợi nhuận của doanh nghiệp. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh (K) được xác định bằng công thức: % thay âäøi låüi nhuáûnkinh doanh Âäü låïnâoìn báøy kinh doanh % thay âäøi doanh thu LN / LN hay K DT/DT Trong đó LN là lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. DT là doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 29
  29. Hệ số K cho thấy: cứ 1 % thay đổi về doanh thu sẽ ảnh hưởng đến K% thay đổi về lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận tính theo độ lớn đòn bẩy kinh doanh không tính đến chi phí trả lãi vay nhằm loại bỏ ảnh hưởng của cơ cấu và chi phí nguồn vốn khi phân tích rủi ro kinh doanh. Hệ số đòn bẩy kinh doanh cho thấy ứng với một mức họat động, hệ số này càng cao thì doanh nghiệp có thể đạt hiệu quả kinh doanh lớn nhưng hiệu quả kinh doanh cũng sẽ biến thiên lớn và như vậy rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng cao. Lý do là chỉ một thay đổi nhỏ về doanh thu cũng dẫn đến một sự thay đổi lớn hơn về lợi nhuận kinh doanh. Lợi nhuận kinh doanh sẽ tăng rất nhanh trong trường hợp mở rộng thị trường, tăng doanh thu nhưng cũng giảm rất mạnh nếu tiêu thụ của doanh nghiệp giảm. 1.3. Mức độ phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định Rủi ro gắn liền với sự không chắc chắn của hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bố giữa biến phí và định phí. Trong trường hợp chi phí kinh doanh của doanh nghiệp được tách biệt thành biến phí và định phí thì hệ số đòn bẩy kinh doanh tại một mức độ hoạt động của doanh nghiệp có thể được xem xét như sau: LN / LN K DT/DT Trong đóĠ vàĠ Vì định phí và giá bán đơn vị không đổi nên ? ĐP = 0 và ? DT = G x Q. LN Q(G - BPâv) DT G Q Q vaì LN Q(G - BPâv)- ÂP DT G Q Q Q(G - BPâv) Q(G - BPâv)- ÂP ÂBKD Q Q Q(G- BPâv) hay K = ÂBKD Q(G- BPâv)- ÂP Trong đó : Q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ G : Đơn giá bán sản phẩm BPđv : Biến phí đơn vị ĐF : Tổng định phí Công thức trên cho thấy, định phí có ảnh hưởng lớn đến hệ số K vừa tính được. Tại một mức hoạt động, tỷ lệ định phí trong tổng chi phí càng lớn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh 30
  30. càng cao và rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Do vậy nhân tố về phân bổ chi phí cố định cũng còn được gọi là đòn cân định phí. Nhân tố này thể hiện: nếu tỷ trọng chi phí cố định của doanh nghiệp trong tổng chi phí cao và tỷ trọng này không giảm khi nhu cầu cắt giảm thì rủi ro của doanh nghiệp càng gia tăng. Điều này cũng có thể được giải thích như sau, chi phí cố định phụ thuộc vào mức độ đầu tư và công nghệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có nhiều tài sản cố định sẽ có đòn bẩy kinh doanh lớn nhưng lại rất khó khăn trong việc chuyển đổi nhanh hình thức hoạt động kinh doanh. Do đó doanh nghiệp sẽ thiếu tính năng động trong việc thích ứng với sự phát triển của thị trường và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp sẽ lớn. Các doanh nghiệp SX thường có tỷ trọng tài sản cố định lớn nên độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao, trong khi đó các doanh nghiệp thương mại có độ lớn đòn bẩy kinh doanh thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất thường rủi ro nhiều hơn các doanh nghiệp thương mại. Để xem xét rõ hơn mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh qua chỉ tiêu phương sai của lợi nhuận và doanh thu đối với các doanh nghiệp có tỷ trọng định phí khác nhau, chúng ta nghiên cứu các công thức sau: LN Q(G - BPâv) - ÂP vaì DT Q G Trong đó G - BPđv được gọi là số dư đảm phí đơn vị. Nếu gọi a là tỷ lệ biến phí trên doanh thu (BP/DT) hay (BPđv/G) và (1 - a) là tỷ lệ số dư đảm phí, thì: LNkd DT aDT ÂP LNkd DT 1 a ÂP Var LNkd Var DT 1 a Var ÂP Trong điều kiện không thay đổi, tỷ lệ số dư đảm phí và định phí là hằng số, do vậy phương sai của chúng là bằng 0. Từ đó có thể rút ra:Ġ Hoặc nếu dùng độ lệch chuẩn thǬ. Do vậy tỷ lệ số dư đảm phí càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Một sự biến thiên nhỏ của doanh thu sẽ dẫn đến biến thiên lớn gấp (1 - a)2 so với biến thiên DT đối với lợi nhuận. 1.4. Phân tích rủi ro kinh doanh qua hệ số an toàn Hệ số an toàn được định nghĩa là tỷ lệ giữa doanh thu với độ lệch giữa doanh thu và doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp. 31
  31. DT H at DT DThv Với Hat là hệ số an toàn. DThv là doanh thu hòa vốn. Hệ số an toàn càng lớn thì rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại hệ số an toàn càng nhỏ thì rủi ro càng bé. Điều này có thể được giải thích bởi khoảng cách giữa doanh thu với doanh thu hòa vốn. Nếu hệ số an toàn càng lớn thì tỷ lệ giữa doanh thu trên doanh thu hòa vốn càng bé, doanh thu khá gần so với doanh thu hòa vốn và doanh nghiệp có khả năng bị lỗ, như vậy rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn Thật vậy, kết luận rút ra ở trên có thể được làm rõ khi xem xét mối quan hệ giữa độ lớn đòn bẩy kinh doanh với hệ số an toàn. Từ các công thức trên độ lớn đòn bẩy kinh doanh sẽ chứng minh rằng: DT ÂBKD DT DThv Như đã nghiên cứu ở trên, độ lớn đòn bẩy kinh doanh (K) được tính theo: Q(G- BPâv) QG 1 a K = Q(G- BPâv)- ÂP QG 1 a ÂP Trong đó : a: là tỷ lệ biến phí đơn vị trên giá bán đơn vị và (1 - a) là tỷ lệ số dư đảm phí. Nó được xác định bằng tỷ lệ giữa số dư đảm phí trên doanh thu hoặc biến phí đơn vị trên giá bán đơn vị. Chia tử và mẫu số cho (1 - a) ta được: Q(G - BPâv) DT K= Q(G - BPâv)- ÂP ÂP DT 1-a NhưngĠ Do vậyĠ Theo công thức trên, thì nếu doanh thu đạt được càng xa doanh thu hòa vốn thì hệ số an toàn càng bé (độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng bé), rủi ro bị lỗ của doanh nghiệp sẽ thấp. Sản lượng, doanh thu hòa vốn của doanh nghiệp tùy thuộc một phần vào quy mô của định phí (quy mô đầu tư). Trong điều kiện lợi nhuận của doanh nghiệp là dương và các nhân tố khác không đổi (giá bán, biến phí), doanh nghiệp nào có tỷ lệ định phí cao hơn sẽ có điểm hòa vốn xa hơn, rủi ro của doanh nghiệp càng lớn. Hoạt động càng xa vùng hòa vốn thì rủi ro kinh doanh càng thấp vì những thay đổi về giá bán, chi phí sẽ khó dẫn đến sự thua lỗ của doanh nghiệp. Và theo công thức trên, độ lớn đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp thấp. 32
  32. Ngược lại, hoạt động của doanh nghiệp càng gần vùng doanh thu hòa vốn thì độ lớn đòn bẩy kinh doanh càng cao, tức rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở gần vùng hòa vốn thì đó là biểu hiện không tốt vì đó là tình trạng cực kỳ mạo hiểm. Có thể minh họa các nhận xét trên thông qua đồ thị sau: Chi phí, Doanh thu G Q x BPđv+ĐP 1 SD ĐP DTHV ĐP 1.5. Phân tích rủi ro kinh doanh qua khái niệm xác suất Sản lượng Các đại lượng ngẫu nhiên thường tuân theo một quy luật phân phối xác suất nào đó. Sản lượng Q Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng tương tự như vậy. Giả sử ta đã biết quy luật phân hòa vốn 1 phối xác suất của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, và nó là phân phối chuẩn N(a, ?a). Như vậy, có thể xác định xác suất để kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được một giá trị nào đó. Xác suất để kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được một giá trị nhỏ hơn không (0) cũng là một chỉ dẫn để đánh giá rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có xác suất P(LN < 0) càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn và ngược lại. Điều này có thể thấy trên hình vẽ sau: F(X) P(LN) < 0 33
  33. Để minh họa, ta phân tích rủi ro của 2 doanh nghiệp A và B, trong đó mức độ và quy LN KD mô hoạt động của 2 doanh nghiệp tương tự nhau, nhưng cấu trúc chi phí khác nhau. Tỷ lệ biến phí trên doanh thu của doanh nghiệp A là 50%, của doanh nghiệp B là 30%. Bảng 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro kinh doanh Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B Mức độ hoạt động Xấu Trung Tốt Xấu Trung Tốt bình bình Xác suất đạt được mức độ 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 hoạt động Doanh thu 1.000 2.000 3.000 1.000 2.000 3.000 Biến phí 500 1.000 1.500 300 600 900 Định phí 200 200 200 600 600 600 Lợi nhuận 300 800 1.300 100 800 1.500 Biến thiên doanh thu - 1,00 0,50 - 1,00 0,50 Biến thiên lợi nhuận - 1,67 0,63 - 7,00 0,88 Hệ số đòn bẩy kinh doanh - 1,67 1,25 - 7,00 1,75 Doanh thu hòa vốn 400 400 400 857 857 857 Doanh thu an toàn 600 1.600 2.600 143 1.143 2.143 Hệ số an toàn 1,67 1,25 1,15 7,00 1,75 1,40 Giá trị bquân của lợi nhuận 800 800 Phương sai của lợi nhuận 125.000 245.000 (Var) Độ lệch chuẩn của LN ( 354 495 Các chỉ tiêu tính ra trên đây cho thấy, với cùng giá trị kỳ vọng về lợi nhuận của hai doanh nghiệp A và B là 800, doanh nghiệp B có phương sai và độ lệch chuẩn về lợi nhuận lớn hơn nên rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp B lớn hơn rủi ro của doanh nghiệp A. Giả sử lợi nhuận của doanh nghiệp A và B tuân theo quy luật phân phối chuẩn là NA(800, 354) ; NB(800, 495). Để xem xét xác suất đạt được lợi nhuận nhỏ hơn 0, ta dùng phương pháp biến đổi sau : ĐặtĠ Ġ và Ġ Ġ 34
  34. ZA và ZB là các biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối chuẩn tắc N (0,1). Dựa vào bảng thống kê luật phân phối xác suất chuẩnN(0,1), ta có thể xác định xác suất để lợi nhuận của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B là nhỏ hơn 0. Đó chính là xác suất để mà: P(LNA < 0) = P(ZA < -2,26) = 1- P(ZA < 2,26) = 1-0,988 = 0,012 P(LNB < 0) = P(ZB < -1,62) = 1- P(ZB < 1,62) = 1-0,947 = 0,053 Với cách phân tích này ta cũng nhận thấy rằng rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp B là lớn hơn rủi ro của doanh nghiệp A vì xác suất được lợi nhuận âm của doanh nghiệp B cao hơn của doanh nghiệp A. Hệ số an toàn và rủi ro kinh doanh SD ĐP LNB 100 ĐP, 600 LNA 300 B ĐP, 200 A Sản lượng Sản lượng Mức độ Trong đó A : Doanhhòa thu vốn - Doanh A thu hòa hòavốn vốncủa doanhB nghiệp Ahoạt động B : Doanh thu400 - Doanh thu hòa vốn857 của doanh nghiệp B 1.6. Phương pháp phân tích rủi ro kinh doanh Phân tích rủi ro của doanh nghiệp cần xác định các chỉ tiêu đã nghiên cứu ở trên và so sánh giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp, hoặc so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành. Qua đó có thể đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp giữa các thời kỳ hoặc giữa các phương án nghiên cứu khác nhau hoặc xu hướng rủi ro. Trên cơ sở đó ta xem xét các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng từ đó có phương hướng khắc phục và các biện pháp cụ thể để chọn được phương án ít rủi ro nhất hoặc để giảm rủi ro trong các giai đoạn sau. 35
  35. Để phân tích các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp nhằm có biện pháp khắc phục, cần kết hợp các yếu tố định tính và định lượng. Rủi ro kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thường không như nhau. Rủi ro kinh doanh cũng thay đổi theo thời gian do môi trường kinh tế chính trị - xã hội không phải lúc nào cũng ổn định. Phân tích rủi ro kinh doanh không chỉ xem xét đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn xem đến tác động của môi trường. Khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh, cần chú ý đến các vấn đề sau: Sự biến đổi nhu cầu thị trường. Khi nhu cầu thị trường ổn định và số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp ổn định, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp. Nhân tố này cho thấy rủi ro kinh doanh giữa các ngành hoàn toàn khác nhau, và sự khác nhau này giữa các doanh nghiệp tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Những sản phẩm kinh doanh có chu kỳ sống sản phẩm càng ngắn thì rủi ro kinh doanh càng cao. Vấn đề độc quyền trên thị trường; hay sự liên minh, liên kết hoặc sản phẩm đang trong giai đoạn tăng trưởng đều tạo cho doanh nghiệp một doanh số ổn định, rủi ro của doanh nghiệp được xem là thấp. Vì vậy, trong phân tích tài chính, nhà phân tích nên xem xét đến biến động của doanh thu trong nhiều năm liên tiếp và thông qua đó đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tương lai. Sự biến đổi giá bán: Những doanh nghiệp mà có giá bán sản phẩm dễ dao động thường mang rủi ro kinh doanh cao hơn những doanh nghiệp có giá bán ổn định. Nhân tố này gắn liền với nhân tố doanh thu ở trên vì sự thay đổi giá cả thường dẫn đến khách hàng thay đổi sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra, đây còn là cơ sở đánh giá mức độ rủi ro giữa các ngành kinh doanh. Khi phân tích sự biến đổi giá bán cũng cần xem đến đặc điểm của sản phẩm (nhất là độ co giãn của cầu theo giá) và cả chiến lược định giá của doanh nghiệp. Các vấn đề về tính thời vụ, thiên tai, quản lý giá cả, điều kiện giao thông vận tải, khả năng phát sinh các doanh nghiệp mới trong những ngành nghề hấp dẫn, những thay đổi công nghệ phải được xem xét toàn diện vì chúng có liên quan mật thiết đến giá cả của doanh nghiệp Sự biến đổi về giá cả các yếu tố đầu vào. Nhân tố này thể hiện: những doanh nghiệp có giá cả các yếu tố đầu vào luôn biến động (luôn biến thiên) thì có mức độ rủi ro kinh doanh cao vì yếu tố này sẽ tác động đến lợi nhuận trong tương lai thông qua mức chi phí. Sự biến đổi về giá cả đầu vào thường có nhiều yếu tố tác động, cả do chủ quan lẫn khách quan. Các yếu tố khách quan bao gồm: biến động nền kinh tế (lạm phát, tỷ giá ), tính khan hiếm của vật tư hàng hóa, thời vụ, giao thông vận tải, giá cả các mặt hàng có liên quan (sản phẩm bổ sung), 36
  36. chính sách của Nhà nước . Các yếu tố chủ quan thường do khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với giá các yếu tố đầu vào. Chẳng hạn, quản lý chặt chẽ chi phí thu mua, khả năng gây ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Nói chung, một khi giá các yếu tố đầu vào ổn định thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ ít bị ảnh hưởng. Khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi giá đầu vào. Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng tăng giá bán khi giá đầu vào gia tăng. Có nhiều lý do cho vấn đề này vì áp lực từ phía Nhà nước, do cách ứng xử của đối thủ cạnh tranh, do phản ứng từ phía người tiêu dùng; và cả vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Những doanh nghiệp nào có khả năng thay đổi giá bán càng lớn khi giá đầu vào thay đổi, doanh nghiệp đó càng có mức độ rủi ro kinh doanh thấp. Nhân tố này đặc biệt quan trọng khi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế có mức lạm phát cao. Ngày nay, hoạt động kinh doanh có xu hướng toàn cầu hóa nên bất kỳ khủng hoảng kinh tế khu vực đều có khả năng gây ảnh hưởng đến biến động về giá. Trong điều kiện kinh tế ở Việt Nam, phân tích nhân tố này còn phải xem xét đến quy chế định giá của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý giá của Nhà nước hay doanh nghiệp tự định giá. Trong trường hợp giá cả phải do Nhà nước chấp nhận thì sự linh hoạt này thường thấp hơn các doanh nghiệp tự do cạnh tranh. Ở đây chúng ta chỉ xem xét một số các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp. Việc xem xét mức độ ảnh hưởng của chúng thường rất phức tạp. Mối quan hệ giữa chúng không biểu hiện trực tiếp thành các công thức. Do vậy phương pháp có thể dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng là phương pháp tương quan. Các biện pháp nhằm giảm rủi ro của doanh nghiệp được xem xét trên các cơ sở sau: + Căn cứ vào quy mô thị trường và sự ổn định của thị trường. Nếu DNSX có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao nhưng thị trường nhỏ bé (quy mô nhỏ) hay doanh thu của doanh nghiệp không ổn định thì rủi ro của doanh nghiệp rất lớn. Lý do là sự biến động về doanh thu luôn có khả năng xảy ra và điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong những trường hợp như vậy, việc đầu tư lớn thường mang nhiều rủi ro. Vì thế, trong đầu tư cho sản xuất, thông thường nhà kinh doanh hay quan tâm đến yếu tố thị trường để có sự đầu tư hợp lý nhất. Để tiếp cận một thị trường mới, không có nhà đầu tư nào dám mạo hiểm xây dựng ngay nhà máy mà phải qua các bước thiết lập: mở văn phòng đại diện, mở đại lý, mở chi nhánh, và khi thị trường đã chắc chắn thì mới xây dựng nhà xưởng. Đó là cách làm thận trọng vì tính không chắc chắn của thị trường. + Khả năng kiểm soát chi phí cố định của doanh nghiệp. Trong thực tế, chi phí cố định rất đa dạng, bao gồm chi phí có thể kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được; chi phí 37
  37. cố định bắt buộc và chi phí cố định tùy ý. Như vậy, trong trường hợp doanh thu bị cắt giảm, việc cắt giảm các chi phí tùy ý có thể là điều kiện vẫn đảm bảo mức sinh lời của doanh nghiệp. Ngoài ra, trình độ hiện đại hóa hay thủ công cũng ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh khi thị trường biến động. Tóm lại: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp suy cho cùng tùy thuộc vào ba tham số: doanh thu, chi phí và mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy kinh doanh cao thì những thay đổi nhỏ về doanh thu cũng tác động lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận kinh doanh tăng rất nhạy trong trường hợp mở rộng bán hàng nhưng sẽ giảm rất mạnh nếu có sự giảm mức tiêu thụ. Mức độ đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp ảnh hưỏng đến phân bổ chi phí cố định trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Đây là yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp càng gần điểm hòa vốn thì rủi ro kinh doanh càng cao Khái niệm rủi ro kinh doanh không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt tài chính. Mỗi phương án sản xuất đều có một mức độ đầu tư khác nhau, một điểm hòa vốn riêng và một độ lớn đòn bẩy kinh doanh riêng. Đó là cơ sở để lựa chọn một phương cách tài trợ thích hợp trong từng bối cảnh kinh tế. 2. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là rủi ro do việc sử dụng nợ mang lại, nó gắn liền với cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu riêng phần ảnh hưởng của việc vay nợ đến sự biến thiên của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Việc xem xét rủi ro phá sản do không có khả năng thanh toán các khoản nợ vay sẽ đề cập trong phần sau. 2.1. Nội dung phân tích rủi ro tài chính. Có thể xem xét rủi ro tài chính của doanh nghiệp trên 2 quan điểm. Quan điểm thứ nhất: Nếu xem hoạt động tài chính của doanh nghiệp như là một hoạt động kinh doanh thì ứng dụng các chỉ tiêu và phương pháp trong phần trước có thể được áp dụng khi phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Theo đó ta chỉ cần thay thế kết quả kinh doanh bằng kết quả cuối cùng sau khi đã trừ đi phần chi phí tài chính (lãi vay) của doanh nghiệp. (Chi phí tài chính trong trường hợp vay để kinh doanh). Các phương pháp như sử dụng hệ số đòn bẩy kinh doanh cũng như vị trí của doanh thu hòa vốn cũng có thể được xem xét nếu ta phân biệt được biến phí và định phí tài chính. Để đơn giản hóa việc phân tích rủi ro tài chính, thường người ta giả sử chi phí tài chính (chi phí sử dụng vốn vay) là chi phí cố định. 38
  38. Quan điểm thứ hai: Nếu gắn liền việc vay nợ với hiệu quả của doanh nghiệp thì có thể xem xét một cách khác thông qua sự biến thiên của khả năng sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu. Như đã đề cập ở phần trước, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được qua chỉ tiêu sau: Låüi nhuáûnsau thuãú Khaí nàng sinh låìi VCSH 100% Väúnchuí såí hæîu Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính ở chương 3, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu được thể hiện: N ROE RE (RE r) (1 T) VCSH N hay HTC H KD (H KD r) (1 T) VCSH trong đó T là tỷ suất thuế thu nhập doanh nghiệp r : là lãi suất vay HKD là hiệu quả kinh doanh, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế HTC là hiệu quả tài chính, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu trên cho thấy: tỷ suất sinh lời của VCSH tùy thuộc vào một phần cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp; tức là tùy thuộc vào mức độ sử dụng Nợ. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến sử dụng nợ của doanh nghiệp nên phân tích rủi ro tài chính về cơ bản sử dụng độ biến thiên của các chỉ tiêu trên để đánh giá. 2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tài chính. Như phân tích ở trên, rủi ro tài chính của doanh nghiệp được biểu hiện bởi độ biến thiên của hiệu quả tài chính - đó chính là phương sai, độ lệch chuẩn, cũng như hệ số biến thiên. Do vậy ta xem xét công thức sau: N VAR H tc VAR H kd (H KD r) 1 T VCSH H N r N kd VAR H tc VAR H kd (1 T ) VCSH VCSH N r N VAR H VAR H 1 (1 T ) tc kd VCSH VCSH Vì (r x N) là một hằng số, N/VCSH và T cũng là hằng số trong quá trình phân tích. Do vậy : 39
  39. 2 2 N VAR H tc 1 T 1 VAR H kd VCSH Như vậy, mối liên quan giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh có thể thông qua độ lớn đòn bẩy tài chính. N  H tc 1 1 T  H kd VCSH Trong đó chỉ tiêu N/VCS H được gọi là đòn bẩy tài chính. Theo công thức trên, rõ ràng độ biến thiên của khả năng sinh lời nguồn vốn chủ sở hữu được tạo thành bởi độ biến thiên của khả năng sinh lời tài sản và của đòn bẩy tài chính. Do vậy ? RRTC = A? H L.N/T.S + A? ĐBTC với ? RRTC là chênh lệch của độ biến thiên hiệu quả tài chính, A? H L.N/T.S là ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả kinh doanh, A? ĐBTC là ảnh hưởng của độ biến thiên đòn bẩy tài chính. Phân tích cụ thể hơn, do việc sử dụng nợ vay để tài trợ nên chi phí sử dụng vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu luôn có sự khác biệt. Chi phí sử dụng vốn vay gắn liền với yếu tố lãi suất vay ngân hàng, mức độ lạm phát của nền kinh tế, tỷ giá ngoại tệ Khả năng sử dụng các nguồn tài trợ trên có hiệu quả lại còn phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh chung của nền kinh tế. Vì vậy, tổ chức thông tin phân tích rủi ro tài chính nên xem xét toàn diện các vấn đề trên. Những vấn đề phân tích trên đặt ra phải xem xét ảnh hưởng của sử dụng nợ đối với vốn chủ sở hữu. Ảnh hưởng đó thể hiện qua độ lớn đòn bẩy tài chính. Độ lớn đòn bẩy tài chính còn có thể định nghĩa là chỉ tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay đối với lợi nhuận trên VCSH của doanh nghiệp. % chuyãønâäøi Låüi nhuáûnãn tr 1 âäöng väúnCSH Âäü låïnâoìn báøy taìi chênh % chuyãønâäøi Låüi nhuáûnæåïc tr thuãú vaì laîi vay Gọi LV là chi phí lãi vay. Gọi EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay Gọi ROE là lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu thì EBIT LV 1 T) ROE VCSH 40
  40. Vì chi phí lãi vay và vốn chủ sở hữu không đổi nên (LV = 0 và Phần trăm thay đổi lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu: Phần trăm thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay là EBIT/EBIT ( EBIT LV )(1 T) EBIT(1 T) ROE VCSH VCSH EBIT(1 T ) ROE EBIT VCSH ROE (EBIT LV )(1 T) EBIT LV VCSH Theo chỉ tiêu phản ánh độ lớn đòn bẩy tài chính (KTC), ta có: EBIT EBIT LV EBIT EBIT EBIT K TC EBIT EBIT LV EBIT EBIT LV EBIT Hay: Låüi nhuáûnæåïc tr thuãú & Laîi vay Âäü låïnâoìn báøy taìi chênh K Låüi nhuáûnæåïc tr thuãú& Laîi vay- Laîi vay TC Ý nghĩa chỉ tiêu này trong phân tích như sau: Nếu lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 1% thì lợi nhuận trên 1 đồng vốn chủ sở hữu tăng K% tại một mức hoạt động nào đó. Về mặt lý thuyết, doanh nghiệp có thể sử dụng Nợ khi độ lớn đòn bẩy tài chính lớn hơn 1 vì việc vay nợ giúp doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Tóm lại, việc tăng độ lớn đòn bẩy kinh doanh có thể dẫn đến tăng hiệu quả kinh doanh nhưng cũng sẽ tăng rủi ro kinh doanh. Cũng như vậy việc tăng độ lớn đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến tăng hiệu quả tài chính nhưng cũng kéo theo tăng rủi ro tài chính. Mức độ rủi ro tài chính phụ thuộc vào rủi ro kinh doanh, vào tỷ lệ nợ, và vào chi phí sử dụng vốn vay cũng như thuế thu nhập của doanh nghiệp. Rủi ro tài chính như vậy, phụ thuộc vào các yếu tố: Rủi ro kinh doanh, hệ số vay nợ, rủi ro gắn liền với sự gia tăng của chi phí vay và sự biến thiên của nó, thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong số đó nhân tố chủ yếu là độ lớn đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. 2.3. Ví dụ phân tích rủi ro tài chính. Tiếp tục ví dụ của doanh nghiệp A và B ở phần phân tích rủi ro kinh doanh, giả sử rằng cả 2 doanh nghiệp đều có tài sản trị giá là 2000, trong đó doanh nghiệp A vay nợ 50% 41
  41. với lãi suất vay là 10%, còn tài sản của doanh nghiệp B được tài trợ hoàn toàn bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Giả sử thuế suất thu nhập doanh nghiệp của cả A và B đều bằng không (0%). Bảng số liệu dưới đây minh họa các chỉ tiêu về rủi ro kinh doanh và tài chính của cả hai doanh nghiệp. Bảng 4.3. Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp A và B Doanh nghiệp A Doanh nghiệp B Mức độ hoạt động Xấu Trung Tốt Xấu Trung Tốt bình bình Xác suất đạt được mức độ hoạt động 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 0,25 Doanh thu 1.000 2.000 3.000 1.000 2.000 3.000 Biến phí 500 1.000 1.500 300 600 900 Định phí 200 200 200 600 600 600 Lợi nhuận 300 800 1.300 100 800 1.500 Chi phí lãi vay 100 100 100 0 0 0 Lợi nhuận thuần 200 700 1.200 100 800 1.500 Biến thiên doanh thu - 1,00 0,50 - 1,00 0,50 Biến thiên lợi nhuận - 2,50 0,71 - 7,00 0,88 Hệ số đòn bẩy kinh doanh - 2,50 1,43 - 7,00 1,75 Doanh thu hòa vốn 400 400 400 857 857 857 Doanh thu an toàn 600 1.600 2.600 143 1.143 2.143 Hệ số an toàn 1,67 1,25 1,15 7,00 1,75 1,40 Giá trị kỳ vọng lợi nhuận sau thuế 700 800 Phương sai lợi nhuận sau thuế 125.000 245.000 Độ lệch chuẩn lợi nhuận sau thuế 354 495 Độ lệch chuẩn ROA 0,177 0,248 Độ lệch chuẩn ROE 0,354 0,248 Rõ ràng các chỉ tiêu tính ra trên đây có kết quả khác nhau, rủi ro tài chính của doanh nghiệp A lớn hơn rủi ro tài chính của doanh nghiệp B. Kết luận này đối nghịch với kết quả đạt được khi phân tích rủi ro kinh doanh, theo đó doanh nghiệp B có mức độ rủi ro cao hơn. Kết luận khi dùng các chỉ tiêu này phù hợp với kết luận khi phân tích bằng độ lớn đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nhưng không phù hợp với việc phân tích rủi ro 42
  42. bằng hệ số an toàn vì trong trường hợp này xem xét toàn bộ chi phí lãi vay là định phí và viêc tách rời biến phí và định phí hình như chưa được phù hợp lắm. 3. Phân tích rủi ro phá sản. Rủi ro phá sản là rủi ro gắn liền với khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong quan hệ thanh tóan hiện nay, doanh nghiệp nào cũng thực hiện việc tài trợ vốn thông qua việc vay nợ ngắn hạn. Điều đó luôn gắn liền với một rủi ro phá sản khi khả năng thanh toán giảm tới một mức độ báo động. Doanh nghiệp không đủ vốn tự tài trợ thường gặp khó khăn sau: việc vay nợ quá nhiều rất nguy hiểm cho doanh nghiệp, cho dù hạn trả nợ chưa đến. Việc mắc nợ sẽ kéo theo các khoản chi trả cố định hằng năm, như: các khoản hoàn trả nợ gốc và trả lãi. Với nguồn vốn chủ sở hữu thì không có rủi ro này vì doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán các khoản chi phí của vốn chủ sở hữu. Hơn nữa, một doanh nghiệp nợ quá nhiều sẽ khó khăn trong việc đi vay, và như vậy, sự phát triển của doanh nghiệp sẽ bị kìm hãm. Nếu doanh nghiệp có nhiều nguồn vốn nợ phải trả người cung cấp thì có nguy cơ mất nguồn này nếu các nhà cung cấp giảm các khoản tín dụng. 3.1. Chỉ tiêu phân tích Mối quan tâm của chủ nợ là tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, đó là khả năng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu huy động và để trả ngay các khoản nợ tới hạn. Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh tình trạng này. Trong thực tế, để đánh giá rủi ro phá sản hoặc khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, ta dựa trên khả năng hoán chuyển thành tiền của các tài sản của doanh nghiệp. Hệ số chung để đánh giá khả năng thanh toán được tính như sau : Säú tiãöncoï thãøduìng âãø traí nåü Khaí nàng thanh toaïn Säúnåüü ngàõn haûn phaíi traí Hệ số này được biểu hiện cụ thể qua rất nhiều chỉ tiêu, ở đây ta chỉ đề cập các chỉ tiêu cơ bản sau: 3.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành (Khh) của doanh nghiệp được định nghĩa là mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của doanh nghiệp với nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này được tính như sau: TSNH K = hh Nåü ngàõn haûn Chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp. Nhưng nếu chỉ 43
  43. tiêu này lớn quá cũng chưa hẳn đã tốt. Nó chỉ cho thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng có thể dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản không tốt và điều này có thể dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ. Kinh nghiệm cho thấy chỉ tiêu khoảng bằng 2 là vừa phải. Tuy nhiên, số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo, vì nó biến động tùy thuộc vào nhiều nhân tố và nhiều điều kiện khác nhau của từng ngành. Hạn chế của chỉ tiêu này là tử số của nó bao gồm nhiều loại tài sản, kể cả những tài sản khó hoán chuyển thành tiền để trả nợ vay. Để giải quyết hạn chế này, nhà phân tích có thể lọai trừ những tài sản khó hoán chuyển thành tiền ra khỏi tử số, như: các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệt hại chờ xử lý, các khoản chi sự nghiệp (nếu có), 3.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Knhanh) Tương tự như Khh nhưng chỉ tiêu này loại bỏ phần tài sản tồn kho trên tử số vì đó là bộ phận phải dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn nhất. TSNH - Haìngtäön kho K = nhanh Nåü ngàõn haûn Tiãön + ÂTNH + Nåü phaíithu K = nhanh Nåü ngàõn haûn Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên do các chi phí trả trước cũng như các khoản phải thu có quá trình chuyển đổi sang tiền mặt chậm hơn nhiều nên có thể sử dụng chỉ tiêu khác để bổ sung. 3.1.3. Khả năng thanh toán tức thời (Ktt) Cũng với lập luận trên, chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời (Ktt) chỉ xem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là vốn bằng tiền. Tiãön K tt Nåü ngàõn haûn Các hệ số trên đây có ý nghĩa riêng đặc biệt của nó. Tuy nhiên nó có thể cung cấp cho ta những tín hiệu chưa đầy đủ, trong nhiều trường hợp sẽ không có ý nghĩa vì việc đo lường độ cấp thiết cũng như khả năng hoán chuyển thành tiền cũng còn mang tính chất chung. Ví dụ, nợ đối với nhà cung cấp là nợ 3 tháng, 6 tháng theo các chỉ tiêu này cũng giống nợ một năm, hoặc là các khoản nợ thuần cũng được xử lý như nợ trong kinh doanh. Thời gian quay vòng vốn thật sự của nợ ngắn hạn là không thể xác định. Cũng như vậy, khả năng hoán 44
  44. chuyển thành tiền của một số loại tài sản, của tồn kho, rất khó đánh giá. Ngoài ra, khó có thể tìm ra một hệ số chuẩn để so sánh mà chỉ có thể so sánh các hệ số qua thời gian hoặc giữa cacï doanh nghiệp cùng loại hình, cùng quy mô mới có kết luận cụ thể. 2.2. Phương pháp phân tích Phương pháp phân tích thường hay sử dụng là tính toán và so sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán hiện hành giữa các doanh nghiệp, giữa thời kỳ này với thời kỳ trước hoặc so với một giá trị đã biết trước qua kinh nghiệm của các nhà phân tích theo đặc điểm của từng ngành. Qua đó có đánh giá cụ thể về rủi ro phá sản và các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến rủi ro doanh nghiệp. Tuy nhiên các hệ số trên chỉ được xem xét trong trạng thái tĩnh nên chưa đủ để đánh gía khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy, cần sử dụng các chỉ tiêu mang tính chất quản trị để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. + Số vòng quay của khoản phải thu khách hàng: ( H p.thu ) Doanh thu thuáön ïnbachëu Thuãú GTGT âáöu ra tæång æïng Hp.thu Säú dæ bçnhquán caïc khoaín phaíi thu khaïch haìng Säú dæ phaíi thu âáöu kyì Säú dæ phaíi thu cuäúi kyì Säú dæ bçnhquán nåü phaíi thu 2 Chỉ tiêu này có thể tính bình quân chung cho toàn doanh nghiệp và tính riêng cho từng khách hàng. Doanh thu bán chịu được lấy từ sổ theo dõi doanh thu bán hàng trong kỳ. Nếu không thu thập được tài liệu này thì chỉ tiêu "Doanh thu bán chịu" có thể thay bằng “Doanh thu thuần” từ Báo cáo kết quả kinh doanh. Chỉ tiêu “Số vòng quay phải thu khách hàng” phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền. Trị giá chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi khoản phải thu càng nhanh. Điều này được đánh giá là tốt vì khả năng hoán chuyển thành tiền nhanh, do vậy đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ. Khi phân tích cũng chú ý là hệ số này quá cao có thể không tốt vì có thể doanh nghiệp thắt chặt tín dụng bán hàng, do vậy ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đánh giá khả năng chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền cần xem xét đến chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp. + Số ngày của một chu kỳ nợ ( Số ngày của doanh thu chưa thu ) Säú dæ nåü bçnhquán caïc khoaín phaíi thu khaïch haìng N 360 n Doanh thu thuáön ïnbachëu Thuãú GTGT âáöu ra tæång æïng 45
  45. Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ, từ khi bán hàng đến khi thu tiền. Chỉ tiêu này nếu so sánh với kỳ hạn tín dụng của doanh nghiệp áp dụng cho từng khách hàng sẽ đánh giá tình hình thu hồi nợ và khả năng hoán chuyển thành tiền. + Số vòng quay của hàng tồn kho ( Hhàng ) Giaï väún haìng baïn Hhaìng Giaï trë haìng täönkho bçnhquán Chỉ tiêu này đánh giá khả năng luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp. Trị giá chỉ tiêu này càng cao thì công việc kinh doanh được đánh giá là tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao. Khi phân tích chỉ tiêu này cần quan tâm đến đặc điểm mặt hàng kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau và ngành nghề khác biệt thì cần tính toán số vòng quay cho từng nhóm, ngành hàng. + Số ngày của một vòng quay kho hàng ( Nhàng ) Giaï trë haìng täönkho bçnhquán Nhaìng 360 Giaï väún haìng baïn Ngoài các chỉ tiêu trên, nhà phân tích còn có thể sử dụng số liệu chi tiết từ báo cáo công nợ để làm rõ tình hình thu nợ, trả nợ; qua đó làm rõ hơn khả năng thanh toán. Các chỉ tiêu bổ sung cho nội dung phân tích này như sau: Nåü phaíi thu (phaíi traí) máútkhaí nàng thanh toaïn H ktt Täøng säú nåü phaíi thu (phaíi traí) Nåü phaíi thu (phaíi traí) quaï haûn H qh Täøng säú nåü phaíi thu (phaíi traí) Nåü âaî traí (âaî thu) trong kyì H qh Säú nåü âáöu kyì Nåü phaïtsinh trong kyì Các chỉ tiêu trên được tính chung cho doanh nghiệp và tính riêng cho từng khách nợ, chủ nợ. Ý nghĩa của chúng như sau: Đối với nợ phải trả: tỷ lệ nợ phải trả mất khả năng thanh toán càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán, và rủi ro phá sản càng cao nếu số nợ này tập trung vào một số chủ nợ lớn, kéo dài trong nhiều kỳ. Doanh nghiệp cần tập trung giải quyết tình trạng nợ phải trả cho các chủ nợ này. Đối với tỷ lệ nợ quá hạn: khi tỷ lệ này bắt đầu xuất hiện đánh giá doanh nghiệp bắt đầu lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán. Tỷ lệ nợ quá hạn càng lớn và quy mô nợ quá hạn càng tăng thể hiện công tác thanh toán của doanh nghiệp càng kém, số nợ mà doanh nghiệp đi chiếm dụng là bất hợp pháp. 46
  46. Đối với nợ phải thu: tỷ lệ nợ phải thu mất khả năng thanh toán càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nguy cơ không thu hồi vốn kinh doanh của mình. Điều này còn đánh giá công tác quản lý công nợ phải thu chưa tốt. Các hệ số trên không chỉ tính chung cho toàn doanh nghiệp mà còn tính riêng cho từng chủ nợ, khách nợ đã chi tiết ở trên. Hệ số trả nợ (thu nợ) trong một kỳ thường nhỏ hơn 1. Nếu hệ số này càng gần 1 chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện rất tốt công tác thanh toán cũng như công tác thu hồi nợ. Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh. Nếu hệ số trả nợ phải trả càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp không thực hiện tốt công tác thanh toán, có khả năng dẫn đến tình trạng tăng nợ quá hạn, nợ mất khả năng thanh toán; khi đó nguy cơ phá sản ngày càng cao. Đối với nợ phải thu, tình hình này thể hiện số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng càng nhiều, công tác quản lý nợ chưa tốt, khả năng thu hồi nợ rất kém. Khi phân tích thông thường kết hợp cả chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn với hệ số trả nợ vay trong kỳ vì có nhiều khoản nợ mà doanh nghiệp chưa trả, chưa thu không phải do công tác thanh toán kém mà do độ dài của kỳ tín dụng. Do vậy, nếu hệ số trả nợ vay thấp nhưng doanh nghiệp không phát sinh tỷ lệ nợ quá hạn thì công tác thanh toán vẫn được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp này, doanh nghiệp đang tiềm ẩn một trách nhiệm thanh toán lớn (đối với nợ phải trả) hay một dòng tiền vào lớn (đối với nợ phải thu). Trong các trường hợp trên, sử dụng kế hoạch vốn bằng tiền sẽ làm rõ hơn khả năng thanh toán trong tương lai của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích các chỉ tiêu trên trong nhiều kỳ sẽ dự tóan tiềm lực thanh toán của doanh nghiệp. Dựa vào số liệu báo cáo tài chính của công ty ABC, bảng dưới đây minh họa cách tính toán và phân tích rủi ro phá sản của công ty ABC: Bảng 4.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro phá sản công ty ABC Năm N Năm N+1 Năm N+2 1. TS ngắn hạn 47.830 68.965 82.850 2. Tiền + ĐTNH + Nợ phải thu 15.010 23.725 37.100 3. Tiền 700 35 370 4. Nợ ngắn hạn 43.570 72.310 83.130 5. Doanh thu thuần + GTGT đầu ra 67.705 101.472,8 117.634 6. Giá vốn hàng bán 57.150 85.550 94.130 7. Số dư bình quân hàng tồn kho 38.720 43.990 8. Số dư bình quân nợ phải thu khách hàng 15.010 20.885 47
  47. 9.Khả năng thanh toán hiện hành 1,097 0,953 0,996 (9) = (1) /(4) 10. Khả năng thanh toán nhanh 0,344 0,328 0,446 (10) = (2) /(4) 11. Khả năng thanh toán tức thời 0,016 0,00048 0,0044 (11) = (3)/ (4) 12. Số vòng quay nợ phải thu khách hàng 6,76 5,63 (12) = (5) /(8) 13. Số ngày một vòng quay nợ phải thu 53 64 (13) = 360 / (12) 14. Số vòng quay hàng tồn kho 2,20 2,13 (14) = (6)/(7) 15. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho 164 169 (15) =360/(14) Trong bảng tính trên, do thuế suất GTGT bình quân ở đơn vị là 10% nên trị giá ở chỉ tiêu (8) bằng (=) Doanh thu thuần (x) 110%. Qua bảng phân tích, ta nhận thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ABC có chiều hướng giảm mạnh, tiềm ẩn rủi ro phá sản dù tình hình cuối năm N+2 có dấu hiệu tích cực hơn so với năm N+1. Nếu vào cuối năm N, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,097 đồng TS ngắn hạn thì con số này vào cuối năm N+1 là 0,953 và cuối năm N+2 là 0,996. Trị giá chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành trong hai năm gần đây đều bé hơn 1 là dấu hiệu báo động về tình trạng mất khả năng chi trả. Đây cũng chính là trạng thái mất cân bằng tài chính khi phân tích chỉ tiêu vốn lưu động ròng. Tình hình không thuận lợi này còn được thể hiện qua sự cắt giảm của hai chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Nếu vào cuối năm N+2, tất cả các khoản nợ ngắn hạn đều tới hạn thanh toán thì công ty ABC nói trên cần số tiền là 82.760 triệu đồng để thanh toán. Toàn bộ giá trị kế toán của TSNH sau khi loại trừ 370 triệu đồng vốn bằng tiền cuối năm N+2 cũng không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán bằng tiền trên. Tuy nhiên, các vấn đề vừa đề cập chỉ mang tính giả định. Để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán cần xem xét đến khả năng hoán chuyển thành tiền của nợ phải thu và hàng tồn kho. Kết quả phân tích trên cho thấy, tốc độ luân chuyển của nợ phải thu khách hàng và hàng tồn kho năm N+2 đều thấp hơn năm trước. Vào năm N+1, độ dài của một vòng quay hàng tồn kho và nợ phải thu lần lượt là 164 ngày và 53 ngày thì con số này tăng lên 169 ngày và 64 ngày theo các chỉ tiêu tương ứng. Điều này càng khẳng định hơn về rủi ro mất khả năng thanh toán đối với công ty ABC. Cần chú ý là các chỉ tiêu trên chỉ là kết quả tính toán từ số liệu báo cáo tài chính. Nhà phân tích cần dựa vào đặc điểm các khoản vay nợ ngắn hạn, chính 48
  48. sách tín dụng bán hàng, đặc điểm các khâu cung ứng, sản xuất, tiêu thụ và nhiều thông tin định tính khác để đánh giá đầy đủ hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Việc xem xét xu hướng của các chỉ tiêu phản ảnh công tác quản lý này cần phải rất thận trọng khi đánh giá rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Người phân tích phải nghiên cứu kỹ các nguyên nhân biến thiên của nó. Ví dụ: hàng tồn kho tăng đột biến do việc đầu cơ của doanh nghiệp có thể là tốt sau này, nhưng hiện tại việc tăng này sẽ tăng rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Tương tự như vậy, việc tăng thời hạn tín dụng bán hàng cho khách hàng có thể không tốt mặc dù tăng được doanh số. Cuối cùng cũng nên xem xét tính thời vụ của doanh nghiệp để đánh giá phù hợp. Để có cơ sở đánh giá sâu hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp nhằm tìm ra các nguyên nhân và biện pháp khắc phục cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán ngắn hạn. Trong trường hợp này cần dựa vào các tài liệu hạch toán tổng hợp và chi tiết để tiến hành sắp xếp các khoản nợ và các tài sản có thể trả nợ theo trật tự ưu tiên. Đối với nhu cầu thanh toán, các khoản nợ được sắp xếp theo mức độ giảm dần của tính cấp thiết phải thanh toán nợ, như nợ phải trả ngay, nợ chưa cần phải thanh toán, thời hạn cần phải trả nợ Đối với khả năng thanh toán thì các chỉ tiêu được sắp xếp theo khả năng huy động, như: huy động ngay, huy động trong thời gian tới và thời hạn chuyển đổi thành tiền của tài sản. Bảng sắp xếp có dạng sau: Bảng 4.5. Phân loại khoản nợ và tài sản ngắn hạn theo thời gian 12 12 12 10 10 7 9 9 4 6 6 3 5 5 49
  49. 2 3 3 2 2 1 1 1 Tiền 3.3 Tài liệu phân tích Xuất phát từ những vấn đề trên, để phục vụ cho phân tích cần tổ chức, xử lý thông tin như sau: - Khai thác số liệu chi tiết trên Thuyết minh báo cáo tài chính có kết cấu ở bảng 4.6 Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả; số liệu trên phần II, Báo cáo kết qủa họat động kinh doanh (Bảng 4.7 Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước). Nguồn số liệu này trợ giúp để tính toán các chỉ tiêu về tình hình thanh toán nợ, nợ quá hạn, nợ mất khả năng thanh toán, tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước. - Sử dụng các báo cáo công nợ về tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Đây là các báo cáo nội bộ, được lập và xử lý theo yêu cầu của nhà quản lý ở doanh nghiệp. Vì vậy, công tác phân tích có thể tiến hành vào bất kỳ thời điểm nào, không phụ thuộc vào kỳ quyết toán và có thể tập trung vào một đối tượng (chủ nợ, khách nợ) nào đó. - Tổ chức lập dự toán vốn bằng tiền nếu có điều kiện để phân tích kỹ hơn dòng tiền thu, dòng tiền chi, nợ tới hạn của doanh nghiệp. (Bảng 4.8 Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền) Bảng 4.6 Báo cáo các khoản phải thu và nợ phải trả Đầu kỳ PS trong kỳ Cuối kỳ Số mất Chỉ tiêu Tổng Nợ Tăng Giaím Tổng Nợ quá Khả cộng quá cộng hạn năng hạn thanh toán A. Khoản phải trả 1 2 50
  50. B. Khoản phải thu 1 2 Bảng 4.7. Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền 1 2 3 10 11 12 A. Dòng tiền vào (thu) 1. Tiền thu bán hàng trực tiếp 2. Tiền thu nợ khách hàng 3. Thu khác B. Dòng tiên ra (chi) 4. Trả tiền mua hàng 5. Trả tiền nợ cho chủ nợ 6. Trả lương 7. Chi khác . 8. Mua thiết bị C. Chênh lệch thu chi 10. Tồn quỹ đầu kỳ 11. Tồn quỹ cuối kỳ 12. Tồn quỹ tối thiểu 13. Số tiền cần vay hay số tiền dôi Bảng 4.9. Bảng sắp xếp các khoản tài sản và khoản nợ ngắn hạn Tài sản có thể Số tiền Thời gian có Khoản nợ phải Số tiền Thời gian dùng trả nợ thể hoán thanh toán ngắn cấp thiết chuyển thành hạn phải trả nợ tiền để trả nợ 51
  51. CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP Doanh nghiệp là một tổ chức, nó cũng là tài sản và là hàng hóa, do vậy cũng có giá trị, giá trị trao đổi. Đánh giá giá trị doanh nghiệp có thể được xem như một bộ phận của phân tích tài chính, nó được quan niệm như là sự kéo dài của phân tích tài chính. Định giá doanh nghiệp là sự kết hợp giữa xem xét cơ cấu tài chính, hiệu quả hoạt động cũng như các chính sách quản lý tài chính và rủi ro của doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp không chỉ tạo nên những chỉ tiêu tổng hợp tương ứng trạng thái tài chính của doanh nghiệp, mà còn xác định được giá trị của doanh nghiệp. Định giá doanh nghiệp cho thấy mục tiêu của hoạt động tài chính của doanh nghiệp có đạt được hay không, đồng thời cũng cho thấy giá trị kỳ vọng trong tương lai, qua đó có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. 1. Nguyên tắc định giá doanh nghiệp Định giá doanh nghiệp là việc xem xét, phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp, hay nói cách khác đó là việc xác định giá cả của doanh nghiệp. Giá trị của doanh nghiệp lúc nào cũng tồn tại ngay cả khi không có sự chuyển nhượng, đầu tư. Đây là việc đánh giá thuần túy giá trị doanh nghiệp căn cứ vào giá trị sử dụng, giá trị hiện tại cũng như cung cầu trên thị trường trên cơ sở trạng thài tài chính doanh nghiệp. Thông thường hướng tiếp cận đầu tiên là tham khảo thị trường chứng khoán. Giá trị cổ phần và việc vốn hóa các chứng khoán cho ta cái nhìn tổng hợp về giá trị vốn chủ sở hữu theo ước lượng của thị trường chứng khoán. Giá trị của doanh nghiệp lúc này được xem xét thông qua giá trị cổ phần. Ở nước ta, thị trường này mới hình thành với sự tham gia của một số công ty cổ phần có qui mô lớn, trong khi đó số lượng lớn các doanh nghiệp hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, việc định giá này chỉ quan tâm đến hiệu quả tài chính, theo yêu cầu của nhà đầu tư hơn là nhà quản trị. Và rõ ràng nó không quan tâm đến hiệu quả thật sự của doanh nghiệp. Do vậy thị trường này chưa thể là một cơ sở tin cậy cho việc định gía. Có thể tiếp cận theo hướng khác dựa trên quá trình tăng giảm tài sản theo giá trị bán lại trên thị trường hoặc giá khôi phục, giá trị thay thế của tài sản. Định giá doanh nghiệp tạo cơ sở cho cổ phần hóa doanh nghiệp. Đánh giá giá trị của doanh nghiệp sẽ là một tài liệu cần thiết không chỉ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp mà nó còn làm cơ sở cho các nhà đầu tư, các ngân hàng v.v để xem xét và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Việc định giá có thể bằng nhiều tài liệu như bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, bảng báo cáo thuyết minh tài chính. Ngoài ra, các tài liệu dự đoán cũng được xem như nguồn 52
  52. tài liệu quan trọng để định giá doanh nghiệp. Trong giáo trình này chúng ta xem xét vấn đề định giá qua xem xét và dự đoán số liệu từ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 2. Định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán Theo cách nhìn đơn giản, giá trị của doanh nghiệp chính là tài sản của doanh nghiệp. Phương pháp định giá trên cơ sở bảng cân đối kế toán được thực hiện trên ý tưởng: giá trị tổng hợp của doanh nghiệp là tổng giá trị của các thành phần tạo thành tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, các số liệu để định giá doanh nghiệp là giá trị của các thành phần trong sổ sách kế toán cũng như trên bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp sổ sách kế toán phản ánh không chính xác hoặc giá phí lịch sử của tài sản quá khác xa với giá trị hiện tại của nó thì nên kiểm kê mọi tài sản và công nợ của doanh nghiệp rồi tiến hành định giá và điều chỉnh các giá trị tương ứng. Theo phương pháp này ta có 2 cách sau: 2.1. Đánh giá giá trị theo sổ sách kế toán Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá sau khi trừ các khoản nợ phải trả. Giá trị này còn được gọi là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. Hiển nhiên tài sản này phải ngang bằng với toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đã tạo được suốt trong quá trình kinh doanh trong quá khứ mà hiện còn tồn tại sau khi đã trừ đi các khoản nợ tồn đọng vào thời điểm định giá. Như vậy, theo phương pháp này, giá trị của doanh nghiệp là chênh lệch giữa giá trị tài sản trên sổ sách với tất cả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp. Đây là quan điểm tĩnh, được thể hiện bằng công thức sau. Giá trị doanh nghiệp = Tổng tài sản - Nợ Phải trả Trong đó Tài sản của doanh nghiệp được xem như giá trị thô, còn hiệu số này có thể được xem như giá trị thuần của doanh nghiệp. Tuy nhiên để xác định một cách chính xác giá trị của doanh nghiệp phải căn cứ trên cơ sở hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp. Số liệu dưới đây minh họa cách xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên BCĐKT của công ty ABC. Bảng 5.1. Giá trị công ty ABC dựa trên BCĐKT Năm N Năm N+1 Năm N+2 1. Giá trị kế toán của tài sản 57.410 92.605 112.880 2. Nợ phải trả 49.090 81.435 99.840 3. Giá trị doanh nghiệp 8.320 11.170 13.040 53