Lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp

pdf 37 trang vanle 2141
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdflap_ke_hoach_va_hach_toan_trong_san_xuat_kinh_doanh_nong_lam.pdf

Nội dung text: Lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH VÀ HẠCH TOÁN TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM KẾT HỢP MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Dân giàu là tiêu chí của cuộc sống vật chất. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đã khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân làm giàu, dân có giàu thì nước mới mạnh. Nhưng đó là làm giàu chính đáng, hợp pháp, vượt lên tiêu cực, khuất tất. Muốn vậy không có con đường nào khác hơn là dựa vào khoa học kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất nông lâm ngư nghiệp; Xuất phát từ nhu cầu trên, Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc đã tiến hành biên soạn giáo trình mô đun “ Lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp” là một trong những tài liệu phục vụ cho nghề sản xuất nông lâm kết hợp. Giáo trình này được biên soạn một cách ngắn gọn phân bổ hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp. Giáo trình này được tổ chức giảng dạy cuối cùng sau khi đã học xong các mô đun của nghề như: Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp; Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp; Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp; Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp. Giáo trình gồm các nội dung chính sau: Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp Bài 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp Chúng tôi biên soạn giáo trình này với mục đích: Làm giáo trình giảng dạy; Tài liệu cho người học trình độ Sơ cấp nghề; Tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp. Để hoàn thành giáo trình, chúng tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến Vụ tổ chức Cán bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập tài liệu và biên soạn giáo trình, song vì thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự đóng góp và xây dựng của bạn đọc để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng giới thiệu giáo trình! Lạng Sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2011 Tham gia biên soạn 1.Ths. Trần Đình Mạnh - Chủ biên 2.Ths. Hoàng Thị Thắm 3. Trần Quang Minh
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP 6 Giới thiệu mô đun: 6 BÀI 1: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM KẾT HỢP 7 Mục tiêu: 7 A. Nội dung 7 1. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh 7 2. Hệ thống kế hoạch trong sản xuất nông lâm kết hợp 7 3. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trong nông lâm kết hợp 8 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 23 C. Ghi nhớ 23 BÀI 2: HẠCH TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH NÔNG LÂM KẾT HỢP . 24 Mục tiêu: 24 A. Nội dung 24 1. Khái niệm, tác dụng và nguyên tắc hạch toán kinh doanh 24 2. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 24 3. Hạch toán doanh thu 26 4. Hạch toán lợi nhuận 27 5. Hạch toán thu nhập ngày công 27 6. Hạch toán sản xuất kinh doanh trong nông lâm kết hợp 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 C. Ghi nhớ 33 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP 34 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 34 II. Mục tiêu của mô đun: 34 III. Nội dung chính của mô đun 34 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 35
  5. 5 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
  6. 6 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT LÂM KẾT HỢP Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun: Mô đun “ Lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp” là mô đun cuối cùng của nghề sản xuất nông lâm kết hợp; Mục tiêu của mô đun: Giúp người học nắm được những kiến thức cơ bản về lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp. Qua đó xác định vai trò, trách nhiệm của bản thân người học đối với việc học nghề để tự tạo việc làm và phát triển kinh tế gia đình, địa phương; Phương pháp học tập: Người học đọc trước tài liệu; nghe giáo viên trình bày bài giảng, suy nghĩ, nhận thức về kiến thức thu nhận được; học viên thảo luận theo nhóm và làm bài tập kiểm tra định kỳ và kiểm tra hết môn; Phương pháp đánh giá kết quả học tập của mô đun: - Phương pháp kiểm tra: + Lần 1: Sau khi kết thúc bài 1, nội dung kiểm tra bài 1; Hình thức kiểm tra: Lý thuyết + Bài tập về lập kế hoạch; Thời gian kiểm tra 01 giờ. + Lần 2: Sau khi kết thúc bài 2, nội dung kiểm tra bài 2; Hình thức kiểm tra: Lý thuyết + Bài tập về hạch toán; Thời gian kiểm tra 01 giờ. + Kiểm tra hết mô đun: Sau khi kết thúc cả 2 bài, nội dung kiểm tra bài 1 và bài 2; Hình thức kiểm tra: Kết hợp cả lý thuyết và thực hành; Thời gian kiểm tra 02 giờ. - Nội dung đánh giá: + Thời gian tham gia học tập nhiều hơn 80% tổng số giờ qui định + Người học phải qua kiểm tra 02 bài định kỳ, 01 bài kiểm tra hết môn và đạt kết quả từ 5 điểm trở lên + Trình bày kiến thức, kỹ năng theo mục tiêu mô đun + Hình thức kiểm tra: Viết + Kết quả kiểm tra đánh giá theo thang điểm 10. Phần lý thuyết chiếm 60%, bài tập thực hành chiếm 40%.
  7. 7 Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp Mục tiêu: Học xong bài này học viên sẽ: - Trình bày được vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh, hệ thống kế hoạch trong sản xuất kinh doanh và những căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất nông lâm kết hợp - Lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính trong sản xuất nông lâm kết hợp; - Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, tính kế hoạch trong sản xuất, kinh doanh. A. Nội dung 1. Vai trò của kế hoạch sản xuất kinh doanh - Đáp ứng được nhu cầu của thị trường - Khắc phục được nhược điểm của phân tích tình hình thực tiễn kế hoạch trong sản xuất nông lâm kết hợp năm trước - Phát huy hết tiềm năng nguồn lực trong sản xuất nông lâm kết hợp - Thích ứng với kỳ kinh doanh tiếp theo 2. Hệ thống kế hoạch trong sản xuất nông lâm kết hợp 2.1. Kế hoạch dài hạn (thường 4 – 5 năm hoặc 10 – 15 năm) 2.1.1. Khái niệm Kế hoạch dài hạn nhằm xác định một định hướng cho sự phát triển sản xuất và kinh doanh mà gia đình (nhà sản xuất) cần theo đuổi trong một khoảng thời gian tương đối dài (thường từ 4 – 5 năm hoặc 10 – 15 năm); 2.1.2. Mục tiêu Thỏa mãn chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh mà gia đình (nhà sản xuất) đã lựa chọn 2.1.3. Nội dung: (1) Kế hoạch tạo lập hệ thống nông lâm kết hợp sản xuất hàng hóa: Tức là xây dựng một hệ thống nông lâm kết hợp từ lúc bắt đầu đến khi định hình phương hướng, cơ cấu, quy mô nông lâm kết hợp bước vào sản xuất kinh doanh ổn định; (2) Kế hoạch chuyển đổi phương hướng sản xuất kinh doanh trong hệ thống nông lâm kết hợp;
  8. 8 Kế hoạch được xây dựng khi phương hướng sản xuất kinh doanh trong hệ thống nông lâm kết hợp chưa hoặc ít phù hợp với nhu cầu của thị trường, cần chuyển đổi ngành sản xuất kinh doanh cũ sang một số ngành sản xuất kinh doanh mới hoặc thay đổi vị trí của các ngành trong phương hướng sản xuất kinh doanh, hoặc kết hợp cả hai mặt trên thành phương hướng kinh doanh mới trong hệ thống nông lâm kết hợp. 3) Xác định nhu cầu thị trường, lựa chọn sản phẩm sản xuất và xây dựng giải pháp đầu tư trong một giai đoại kéo dài nhiều năm. 2.2. Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm) 2.2.1. Khái niệm: Kế hoạch ngắn hạn thường được xây dựng cho thời gian ngắn hạn (kế hoạch ngày, tuần, tháng, ) là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tài chính, phân giao các công việc cho từng người, nhóm người nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất trên cơ sở sử dụng hiệu quả khả năng sản xuất của gia đình (nhà sản xuất). 2.2.2. Mục tiêu - Giảm thiểu thời gian sản xuất; - Giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng - Giảm thiều thời gian chờ đợi vô ích của lao động và máy móc, thiết bị - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có của gia đình (nhà sản xuất) 2.2.3. Nội dung Xây dựng lịch trình sản xuất, bao gồm các công việc chủ yếu sau: - Xác định số lượng và khối lượng các công việc - Tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc - Thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc - Thứ tự thực hiện các công việc - Dự tính máy móc, vật tư, dụng cụ nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lượng các công việc đã đưa ra trong lịch trình sản xuất. 3. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm trong nông lâm kết hợp 3.1. Lập kế hoạch sản xuất 3.1.1. Kế hoạch trồng trọt (1) Kế hoạch sản lượng, diện tích năng suất cây trồng: - Sản lượng được dự tính vào nhu cầu của thị trường trong năm kế hoạch - Dự tính diện tích gieo trồng từng loài cây dựa vào điều kiện đất đai của hộ (chất đất, địa hình, điều kiện nước )
  9. 9 - Dự tính năng suất từng loài cây trồng dựa vào năng suất bình quân các năm trong sản xuất nông lâm kết hợp và điều kiện thâm canh của năm kế hoạch. S¶n l•îng kÕ ho¹ch = DiÖn tÝch kÕ ho¹ch x N¨ng suÊt kÕ ho¹ch S¶n l•îng kÕ ho¹ch DiÖn tÝch kÕ ho¹ch = N¨ng suÊt kÕ ho¹ch S¶n l•îng kÕ ho¹ch N¨ng suÊt kÕ ho¹ch = * GhiDiÖn chú: TrotÝcngh giáokÕ ho¹chtrình này chúng tôi lấy ví dụ từ khi lập kế hoạch đến hạch toán sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp: Trồng lúa, sắn, vải thiều, trồng rừng (Keo); Chăn nuôi lợn, gà, ngan; dịch vụ máy cầy, bán phân NPK.  Ví dụ 01: Kế hoạch sản lượng, diện tích và năng suất được tổng hợp theo mẫu biểu 01. Biểu 01: Kế hoạch sản lƣợng - Diện tích - Năng suất Số Cây trồng Sản lƣợng kế hoạch Diện tích kế hoạch Năng suất kế hoạch TT sản phẩm Tổng Trong đó Tổng Trong đó Tổng Trong đó số Vụ 1 Vụ 2 số Vụ 1 Vụ 2 số Vụ 1 Vụ 2 1 Lúa 3.150kg 1.400 1.750 14 sào 7 sào 7 sào 450 200 250 2 Sắn 2.000 kg 2.000 4 sào 4 sào 500 kg 500 kg/sào 3 Vải thiều 6000 kg 6000 kg 200cây 30 kg 30kg/cây 4 Trồng rừng 60m3/năm 60m3 2ha 2ha 30m3 30m3/ha (2) Kế hoạch biện pháp trồng trọt: Kế hoạch biện pháp trồng trọt bao gồm: Kế hoạch làm đất, kế hoạch giống cây trồng, kế hoạch phân bón và kế hoạch tưới nước. - Kế hoạch làm đất + Diện tích làm đất cho từng loài cây + Thời gian làm đất + Yêu cầu kỹ thuật làm đất + Quá trình làm đất
  10. 10 + Khối lượng làm đất + Công cụ lao động + Số công làm đất cho từng loài cây trồng  Ví dụ 02: Kế hoạch làm đất được tổng hợp theo mẫu biểu 02. Biểu 02: Kế hoạch làm đất Diện tích làm đất Thời Yêu cầu Quy trình Khối lƣợng Công cụ Số công T theo T gian kỹ thuật làm đất công việc lao động lao động cây trồng 1 35 công Lúa: 15/2/2010 Cầy bừa Cầy phơi ải Cầy 42 sào Cầy 14 Công 14 sào 15/6/2010 Đất 3 lần Bừa Bừa 42 sào Bừa 21Công 2 50 công Sắn: 10/1/2010 Rạc cỏ Cuốc đất Rạc cỏ 4 sào 20 công phơi ải trước Cuốc 4sào 20/3/2010 Cuốc lật đất Cuốc đất 4 sào 20 công khi trồng1(2 Cuốc Cuốc hố tháng Cuốc hố 4 sào 10 công Cây vải: Tháng 7 Xới đất, Xới đất 200 cây Cuốc 50 công 3 200 cây Tháng 2 bón phân 105công Phát thực bì Trồng Chuẩn bị đất Phát thực bì Dao phát 40 công 4 12/2009 Hố đào trước khi rừng: Cuốc hố 3200 hố Cuốc 35 công 1/ 2010 30 x 30 x trồng 13 2 ha Lấp hố 3200 hố Cuốc 30 công 30 cm tháng Cộng 240 công - Kế hoạch giống cây trồng + Công thức tính số lượng cây trồng: DiÖn tÝch MËt ®é tû lÖ DiÖn tÝch MËt ®é Sè l•îng c©y gièng = x x % + x gieo trång gieo trång hao hôt gieo trång gieo trång
  11. 11  Ví dụ 03: Kế hoạch giống cây trồng được tổng hợp theo mẫu biểu 03. Biểu 03: Kế hoạch giống cây trồng Số lƣợng giống kế hoạch Số Giống cây Yêu Tiêu Thời Nguồn Diện Mật số Dự phòng Tổng chuẩn TT trồng cầu gian giống tích độ lƣợng/ số kỹ Số chất thuật sử cung gieo gieo cây con cây Tỷ lệ lƣợng lƣợng dụng cấp trồng trồng cần cần % Trung tâm 1 Lúa 14 sào 3kg/sào 42kg 10 4,2kg 46,2 F Mắt Tháng10 giống của vỏ kg Tháng 4 huyện sáng Dài 2 2 Sắn 4 sào 3cây/m 4320 10 432 4752 Hom 15cm 2/2010 Gia đình cây cây cây cành Ф23 cm Cây Cao 15/3/ Vườn xanh tốt, 2530 ươm cây 1600 3200 10 320 cây 3520 cm, đến cây/ha cây cây không giống của 3 Keo lai 2ha sâu (d) cổ 15/4 vùng bệnh rể 3cm 2010 - Kế hoạch phân bón Căn cứ để xác định khối lượng phân bón + Diện tích gieo trồng từng loài cây + Đặc điểm lý hoá tính đất + Mức bón cho từng loài cây, loại đất  Ví dụ 04: Kế hoạch phân bón được tổng hợp theo mẫu biểu 04. Biểu 04 : Kế hoạch phân bón Loại phân Phân đạm Diện tích Phân Phân Phân Vôi bón gieo U rê Sun ka ly lân chuồng bột TT Cây trồng trồng Nitrat (kg) phát (kg) (kg) (kg) (kg) 1 Lúa 14 Sào 42 42 28 4.200 28 2 Sắn 4320 Gốc 0 0 0 432 0 4320 0
  12. 12 3 Vải thiều 200 Gốc 400 100 200 4.000 100 4 Trồng rừng 2 ha 0 0 0 0 320 0 0 3200Cây - Kế hoạch tưới nước: Căn cứ để lập kế hoạch tưới nước + Yêu cầu của cây trồng về độ ẩm + Diện tích gieo trồng từng loại cây + Mức nước tưới cho từng loại cây + Điều kiện về công cụ và nguồn nước - Kế hoạch phòng trừ sâu, bệnh: + Dự đoán tình hình sâu, bệnh có thể xảy ra với từng loại cây trồng + Xác định phương án phòng trừ + Xác định các biện pháp trừ sâu bệnh (loại thuốc, liều lượng ) + Xác định giá thành phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cây. 3.1.2. Kế hoạch chăn nuôi (1) Kế hoạch sản lượng, số lượng và năng suất vật nuôi: S¶n l•îng vËt nu«i = Sè l•îng nu«i kÕ ho¹ch x N¨ng suÊt nu«i kÕ ho¹ch kÕ ho¹ch (con) (kg)  Ví dụ(kg) 0 5 : Kế hoạch s ản l ượng , s ố lượng, năng suất vật nuôi được tổng hợp theo mẫu biểu 05. Biểu 05: Kế hoạch sản lƣợng, số lƣợng, năng suất vật nuôi Sản lƣợng vật nuôi Số lƣợng Năng suất vật nuôi Trong đó Trong đó Trong đó Tổng Tổng Tổng số số số vụ 1 vụ 2 vụ 1 vụ 2 vụ 1 vụ 2 TT Giống vật nuôi (kg) (con) (kg) (kg) (kg) (con) (con) (kg) (kg) 1 Lợn thịt siêu nạc 1380 900 480 16 10 6 170 90 80 2 Gà siêu thịt 540 300 240 180 100 80 6 3 3 3 Ngan siêu thịt 280 160 120 70 40 30 8 4 4
  13. 13 (2) Kế hoạch biện pháp chăn nuôi: - Kế hoạch thức ăn: Xác định số lượng từng loại thức ăn gia súc và xác định các biện pháp đảm bảo thức ăn cho chăn nuôi Cách tính 1: Tính nhu cầu thức ăn cho một nhóm vật nuôi theo tiêu chuẩn thức ăn của một vật nuôi như sau: Nhu cÇu (khèi Sè ngµy ch¨n Tiªu chuÈn thøc l•îng ) thøc ¨n = nu«i b×nh qu©n X ¨n cña 1gia sóc cña nhãm vËt nu«i cña nhãm 1 ngµy ch¨n (kg) nu«i (kg/ ngµy) (ngµy) Số ngày chăn Số vật nuôi bình quân của Số ngày chăn nuôi nuôi bình quân = nhóm trong kỳ X của kỳ kế hoạch của nhóm (ngày) kế hoạch (con) (ngày /con) Trong công thức trên, số vật nuôi bình quân được tính bằng cách lấy số trung bình của vật nuôi dự tính đầu kỳ và cuối kỳ. Hoặc số trung bình, số vật nuôi dự tính ở đầu các tháng và cuối các tháng, cuối kế hoạch .  Ví dụ 06: Kế hoạch thức ăn chăn nuôi được tổng hợp theo mẫu biểu 06. Biểu 06: Kế hoạch thức ăn chăn nuôi Số Số ngày số Tiêu Nhu cầu Khối lƣợng thức ăn cụ thể ngày vật chăn chuẩn thức ăn chăn nuôi nuôi nuôi thức ăn của Bột Bột Rau Loại nhóm Bình bình bình vật nuôi nhóm Bột sắn quân quân cá ngô xanh vật nuôi quân 1ngày (kg) 35% của (ngày) 5% 20% 40% (con) (kg/ngày) (kg) nhóm (kg) (kg) (kg) (ngày) 1. Lợn thịt 16 100 1600 5 8000 400 1.600 3200 2.800 siêu lạc 2. Gà siêu 180 100 1800 0.5 9000 450 1.800 3600 3.150 lạc 3. Ngan 70 100 7000 0.5 3.500 175 700 1400 1.225 siêu lạc
  14. 14 - Kế hoạch chuồng trại + Xác định nhu cầu về diện tích chuồng trại (hoặc ao hồ) + Phương thức chăn nuôi khác nhau có nhu cầu diện tích kích thước chuồng trại khác nhau (vật nuôi lấy trứng, lấy thịt, sữa ) - Kế hoạch phòng trừ dịch bệnh + Dự toán tình hình dịch bệnh có thể xảy ra trong năm để lập kế hoạch + Xác định các phương thức phòng trừ tương ứng 3.2 Kế hoạch dịch vụ - Nội dung kế hoạch dịch vụ cần lập + Xác định các dịch vụ dự tính kinh doanh trong năm kế hoạch + Khối lượng công việc dịch vụ từng loại + Thời gian thực hiện các công việc + Địa điểm thực hiện + Công cụ vật tư và nguồn cung ứng để thực hiện dịch vụ  Ví dụ 07: Kế hoạch dịch vụ (nếu có) được tổng hợp theo mẫu biểu 07. Biểu 07: Kế hoạch dịch vụ Khối lƣợng công việc Công cụ vật Loại dịch vụ Quy chẩn Địa Khách tƣ và nguồn Thực tế thời gian thực hiện nếu có điểm hàng cung ứng 1- Cầy đất Minh Sơn 1/630/6/2010 260 sào Hữu Lũng - Máy cày, xăng, dầu Ông B, C,D 1/1120/12/2010 260 sào Lạng Sơn 2 – Phân NPK - Nhà máy phân đạm Hà 231/12/2010 100tấn Hà Bắc Bắc Ông H, I, K - Xe vận tải nhiều lần 3.3. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Những căn cứ để lập kế hoạch + Kết quả nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm trên các loại thị trường mới (quen thuộc) + Tình hình tiêu thụ sản phẩm các năm trước + Các dự báo về thị trường liên quan tới tiêu thụ sản phẩm + Phương hướng tiêu thụ, phương tiện vận chuyển sản phẩm
  15. 15  Ví dụ 08: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được tổng hợp theo mẫu biểu 08. Biểu 08: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm (Biểu này lấy số liệu tại biểu 01 và biểu 05) Phƣơng Loại sản phẩm Số Địa điểm Khách Phƣơng thức Ghi tiêu thụ thức tiêu vận thời gian tiêu thụ lƣợng hàng chú thụ chuyển (kg) 1. Vải thiều Hà Nội 20/515/7/ 2010 Bắc Giang Bán buôn Xe ô tô 6.000 Ông D Lạng Sơn 2. Thịt lợn hơi Hà Nội Bán Bắc Giang Ông B cân hơi Xe ô tô Khách hàng 1.380 chịu cước Lạng Sơn vận chuyển 3. Gà siêu thịt 540 Bắc Giang Bán buôn Ông C Lạng Sơn 4. Ngan siêu thịt 265 Bắc Giang Bán buôn Lạng Sơn 3.4. Kế hoạch tài chính - Căn cứ xây dựng kế hoạch vốn + Chỉ tiêu kế hoạch và biện pháp trồng trọt, chăn nuôi + Chỉ tiêu kế hoạch dịch vụ + Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 3.4.1. Kế hoạch vốn sản xuất trong nông lâm kết hợp - Xác định nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh - Cân đối nhu cầu với các nguồn vốn  Ví dụ 09: Kế hoạch vốn sản xuất kinh doanh được tổng hợp theo mẫu biểu 09. Biểu: 09: Kế hoạch vốn sản xuất kinh doanh trong năm Đơn vị tính: 1000 đồng
  16. 16 Trong đó cân đối Chỉ tiêu Tổng nhu cầu vốn SXKD Vốn tự có Vay ngân hàng Vay ngƣời trong năm khác/ nợ nhà Ngành sản xuất cung cấp 1. Ngành trồng trọt 38.000 30.000 8.000 2. Ngành chăn nuôi 76.000 50.000 26.000 3. Ngành dịch vụ 894.000 450.000 444.000 Tổng cộng 1.008.000, 530.000 478.000 3.4.2 Kế hoạch thu, chi, lợi nhuận (1) Các khoản thu: Thu từ kết quả trồng trọt, chăn nuôi dịch vụ, lãi tiền gửi ngân hàng. (2) Các khoản chi: Chi mua vật tư, công cụ, trả công lao động, dịch vụ, khấu hao.  Ví dụ 10: Dự toán chi, thu và lợi nhuận ngành trồng trọt được tổng hợp theo mẫu biểu 10. Biểu 10 : Dự toán chi, thu và lợi nhuận ngành trồng trọt (Biểu này được lấy số liệu từ biểu 01, 02, 03, 04) Đơn vị tính: 1000 đồng Loại Các loại chi T SP Thời phí và thu Số lƣợng Đơn giá Chi Thu Lợi nhuận gian T diện nhập tích 1 Lúa A. Chi phí 14.940 7.110 14 sào 1) Chi phí cố định 50 - Khấu hao TS 50 2) Chi phí biến đổi 3.784 - Giống lúa 10/2007 46,2 kg 13 600 - Phân đạm 4/2008 42 kg 7 294 - Phân lân 28 kg 3 84 - Phân kaly 42 kg 14 588
  17. 17 - Phân chuồng 4200 kg 0,5 2.100 - Vôi bột 28 kg 1 28 - Thuốc trừ sâu 06 lọ 15 90 3) Chi phí nhân công 80 Công 10.910 - Công làm đất 25 Công 150 3.750 - Công làm mạ 4 Công 100 400 - Công cấy 7 Công 130 910 - Chăm sóc 15 Công 100 1.500 - Phun thuốc 4 Công 150 600 - Thu hoạch 25 Công 150 3.750 4) Chi khác 196 - Thuỷ lợi 28 kg 7 196 B. Thu - Bán thóc 3.150 kg 7 22.050 2 Sắn 4 A. Chi phí 5.396 6.640 sào 1) Chi phí cố định 50 2) Chi phí biến đổi 286 3) Chi phí nhân công 50 công 100 5.000 4) Chi khác 60 B. Thu - Bán sắn 2000 kg 6 12.000 3 Vải A. Chi phí 21.100 8.900 thiều 200 1) Chi phí cố định 100 cây 2) Chi phí biến đổi 6.500 3) Chi phí nhân công 140 công 100 14.000 4) Chi khác 500 - Vận chuyển 500
  18. 18 B. Thu - Bán vải 6.000 kg 5 30.000 4 Làm A. Chi phí 38.908 21.092 rừng 2ha 1) Chi phí cố định 100 2) Chi phí biến đổi 3.008 - Giống cây 3.520 Cây 0,4 1.408 trồng - Phân bón 320 kg 5 1.600 3) Chi phí nhân công 350 34.200 - Công làm đất 170 Công 100 17.000 - Chuyển cây 40 Công 80 3.200 - Công trồng 40 Công 100 4.000 - Công chăm 100 Công 100 10.000 sóc, khai thác 4) Chi khác - Thuê xe công 2 Ca 800 1.600 nông trở cây về B. Thu - Bán gỗ 60m3 1000 60.000  Ví dụ 11: Dự toán chi, thu và lợi nhuận ngành chăn nuôi được tổng hợp theo mẫu biểu 11. Biểu 11: Dự toán chi, thu, lợi nhuận ngành chăn nuôi (Biểu này được lấy số liệu từ biểu 06) Đơn vị tính: 1000 đồng T Loại Các khoản chi Ngày Lợi Số lƣợng Đơn giá Chi Thu T SP và thu nhập tháng nhuận 1 Lợn A. Chi phí 71.820 28.780 thịt siêu 1) Chi phí cố định 200 nạc 2) Chi phí biến đổi 54.800
  19. 19 - Giống vật nuôi 180 kg 78 14.040 - T/ăn 8.000kg trong đó: + Bột cá 5% 400 kg 15 6.000 + Bột ngô 20% 1.600 kg 8 12.800 + Rau xanh 40% 3.200 kg 1 3.200 + Bột sắn 35% 2.800 kg 6,5 18.200 + Củi đun (than tổ ong) 400 Viên 1 400 + Thuốc phòng bệnh 8 Lọ 20 160 3) Chi phí nhân công 204công 16.320 - Công chăm sóc 200 công 80 16.000 - Thu hoạch 4 công 80 320 4) Chi khác: Vận chuyển 5 công 100 500 B. Thu 100.600 - Bán lợn hơi 1.380 kg 70 96.600 - Bán phân lợn 4.000 kg 1 4.000 2 Gà A. Chi phí 42.040 1.160 siêu thịt 1) Chi phí cố định 100 2) Chi phí biến đổi 41.940 - Mua giống 180 Con 7 1.260 - Bột cá 450 kg 12 5.400 - Bột ngô 1.800 kg 7 12.600 - Rau xanh 3.600 kg 1 3.600 - Bột sắn 3.150 kg 6 18.900 - Thuốc phòng bệnh 12 lọ 15 180 3) Chi phí nhân công 104công 8.320 - Công chăm sóc 100 Công 80 8.000 - Công thu hoạch 4 Công 80 320
  20. 20 4) Chi phí khác - Công vận chuyển 4 Công 80 320 B. Thu: Bán gà 540 kg 80 43.200 3 Ngan A. Chi phí 18.140 1.460 siêu thịt 1) Chi phí cố định 50 2) Chi phí biến đổi 16.330 - Mua giống 70 Con 7 490 - Bột cá 175 kg 12 2.100 - Bột ngô 700 kg 7 4.900 - Rau xanh 1.400 kg 1 1.400 - Bột sắn 1.225 kg 6 7.350 - Thuốc phòng bệnh 06 lọ 15 90 3) Chi phí nhân công 21 công 1.680 - Công chăm sóc 20 công 80 1.600 - Công thu hoạch 1 công 80 80 4) Chi phí khác - Công vận chuyển 1 công 80 80 B. Thu Bán ngan 280 kg 70 19.600  Ví dụ 12: Dự toán chi, thu và lợi nhuận ngành dịch vụ được tổng hợp theo mẫu biểu 12.
  21. 21 Biểu 12: Dự toán chi, thu và lợi nhuận ngành dịch vụ (Biểu này được lấy số liệu từ biểu 07) Đơn vị tính: 1.000 đồng Loại Các khoản chi Ngày Lợi TT dịch Số lƣợng Đơn giá Chi Thu tháng nhuận vụ và thu nhập 1 Cầy A. Chi phí 24.600 6.600 Thuê 1) Khấu hao: Máy 2.000 2) Chi phí biến đổi 17.000 - Nhiên liệu 800 lít 21 16.800 - Dầu bôi trơn 10 lít 20 200 3) Chi phí nhân công 55 công 80 4.400 4) Chi phí khác - Vật tư phụ tùng 1.200 B. Thu (Diện tích cầy) 520 sào 60 31.200 2 Bán A. Chi phí 436.200 13.739 phân NPK 1) Chi phí cố định 1.000 - Khấu hao nhà xưởng 1.000 2) Chi phí biến đổi 401.400 - Mua phân NPK 100 tấn 4.000 400.000 - Điện thắp sáng 100 Kw 1 100 - Vật tư dụng cụ khác 1.300 3) Chi phí nhân công 8.800 - Công trực tiếp 100 công 80 8.000 - Công gián tiếp 10 công 80 800 (10% công trực tiếp) 4) Chi phí khác 25.000 - Thuê xe vận chuyển 50 Chuyến 500 25.000 B. Thu
  22. 22 - Bán phân NPK: 100 99,5 tấn 4.522 499.939 tấn (tỷ lệ hao hụt 0,5% x 100 tấn = 0,5tấn)  Ví dụ 13: Kế hoạch chi, thu và lợi nhuận được tổng hợp theo mẫu biểu 13. Biểu 13: Kế hoạch – Chi - Thu - Lợi nhuận Đơn vị tính: 1.000 đồng Chi Thu Lợi nhuận Số tiền TT Các khoản chi Các khoản thu Số tiền 1 Sản xuất lúa 14.940 Sản xuất Lúa 22.050 7.110 2 Sản xuất sắn 5.396 Sản xuất Sắn 12.000 6.640 3 Sản xuất vải thiều 21.100 Sản xuất vải thiều 30.000 8.900 4 Sản suất rừng 38.908 Sản xuất rừng 60.000 21.092 5 Chăn nuôi lợn siêu thịt 71.820 Chăn nuôi lợn siêu thịt 100.600 28.780 6 Chăn nuôi gà 42.040 Chăn nuôi gà 43.200 1.160 7 Chăn nuôi ngan 18.140 Chăn nuôi ngan 19.600 1.460 8 Dịch vụ cầy thuê 24.600 Dịch vụ cầy thuê 31.200 6.600 9 Dịch vụ phân NPK 436.200 Dịch vụ phân NPK 499.939 13.739 Tổng cộng 623.266 718.747 95.481 3.5. Kế hoạch giá thành sản phẩm 3.5.1. Căn cứ để lập kế hoạch — Bản dự tính giá thành sản phẩm, dịch vụ — Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm — Kế hoạch thu chi tài chính 3.5.2. Các chi tiêu chủ yếu để xác định giá thành — Khối lượng sản phẩm, dịch vụ của từng ngành — Chi phí sản xuất, sản phẩm, dịch vụ từng ngành
  23. 23  Ví dụ 14: Kế hoạch giá thành sản phẩm được tổng hợp theo mẫu biểu 14. Biểu 14: Kế hoạch giá thành sản phẩm ( Biểu này tổng hợp từ biểu 10, 11) Đơn vị tính: 1.000 đồng Giá thành đơn Loại Khối lƣợng Chi phí sản vị SP / Dịch vụ sản phẩm Sản xuất (Kg) suất Ghi chú (nghìn đ/kg) 1. Thóc 3.150 14.940 4,7 2. Sắn 2.000 5.396 2,69 3. Quả vải thiều 6.000 21.100 3,52 4. Lợn siêu nạc 1.380 71.820 52,0 5. Gà siêu thịt 540 42.040 77,85 6. Ngan siêu thịt 280 18.140 64,79 3.5.3. Mục đích của việc tính giá thành sản phẩm — Làm căn cứ để xác định giá bán — Tìm giải pháp để giảm chi phí đầu vào và tăng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập Hình thức Thời gian Kết quả và sản phẩm thực hiện 1. Lập kế Cá nhân 8 giờ - Kế hoạch trồng trọt, chăn nuôi, hoạch sản dịch vụ xuất kinh - Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm doanh trong nông lâm kết - Kế hoạch tài chính hợp - Kế hoạch thu – chi - Kế hoạch giá thành C. Ghi nhớ - Kế hoạch ngắn hạn (kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm) - Kế hoạch dài hạn (thường từ 4 – 5 năm hoặc 10 – 15năm) - Biểu kế hoạch sản lượng, diện tích và năng suất cây trồng
  24. 24 Bài 2: Hạch toán sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp Mục tiêu: Học xong bài này học viên sẽ: - Trình bày được khái niệm, tác dụng và nguyên tắc hạch toán kinh doanh, hạch toán thu chi trong sản xuất nông lâm kết hợp - Hạch toán được ngành sản xuất trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ (nếu có) của gia đình; - Có tinh thần trách nhiệm với công việc, nghiêm túc, trung thực, chính xác trong hạch toán. A. Nội dung chính 1. Khái niệm, tác dụng và nguyên tắc hạch toán kinh doanh 1.1. Khái niệm Hạch toán sản xuất kinh doanh trong nông lâm kết hợp là toàn bộ việc làm ghi chép phản ánh đầy đủ các khoản chi phí và thu nhập trong kỳ kinh doanh để tổng hợp so sánh, tính toán kết quả. 1.2. Tác dụng - Giúp cho nhà sản xuất kinh doanh có lãi - Giúp nhà sản xuất có quyền quyết định tối ưu trong quản lý, sản xuất kinh doanh - Nâng cao trình độ về tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh - Xác định các yếu tố đầu vào hợp lý, tính đúng, tính đủ các khoản chi. 1.3. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh - Toàn bộ các khoản thu - chi trong hạch toán đều quy ra đồng Việt Nam; - Tự bù đắp, tự trang trải chi phí sản xuất để kinh doanh có lãi; - Bảo toàn và phát triển được vốn; - Tiết kiệm và hiệu quả. 2. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh 2.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là những khoản tiền mà nhà sản xuất phải chi ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình 2.2. Phân loại chi phí
  25. 25 - Các loại chi phí mà nhà sản xuất đầu tư vào sản xuất kinh doanh là rất khác nhau. Để hạch toán được thuận lợi, dễ thực hiện thì nhiệm vụ đầu tiên của việc hạch toán là phân loại được các chi phí; Có nhiều tiêu chí được dùng để phân loại chi phí như: (1) Chi phí cố định: Máy móc, dụng cụ, công cụ phân bố giá trị của nó theo thời gian và cho từng sản phảm (khấu hao tài sản) (2) Chi phí biến đổi: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu dùng vào sản phẩm nào tính cho sản phẩm đó (3) Chi phí nhân công: Tất cả các công lao động của gia đình phục vụ sản xuất tính theo giá thị trường, theo giá từng địa phương. (4) Chi phí khác: Thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng. - Phân loại theo mối quan hệ với các yếu tố cấu thành doanh thu thì thông thường các khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh theo hai hình thức, đó là các khoản chi phí cố định (1) và chi phí biến đổi (2); + Chi phí cố định: Là những khoản chi phí rất ít hoặc không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi; Đối với sản xuất nông lâm kết hợp thì chi phí cố định thường là nhà cửa, máy móc, dụng cụ, công cụ Đặc điểm cơ bản của chi phí cố định là các khoản chi phí được đầu tư một lần nhưng thời gian sử dụng thường dài, qua nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. + Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí tỷ lệ thuận với sản lượng của sản phẩm sản xuất ra, nó sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về số lượng sản phẩm sản xuất. Đối với sản xuất nông lâm kết hợp thì chi phí biến đổi thường là giống, thức ăn, phân bón, thuốc phòng trừ dịch, bệnh Những khoản chi này có liên quan trực tiếp đến sản lượng đầu ra. 2.3. Hạch toán chi phí khấu hao Chi phí khấu hao là phần giá trị đã hao mòn của chi phí cố định trong quá trình sản xuất kinh doanh; - Chi phí khấu hao thường phụ thuộc theo thời gian. Thời gian sử dụng càng dài thì chi phí khấu hao càng lớn. - Công thức tính khấu hao: Ck = Gbđ/T * Trong đó: Ck : Chi phí khấu hao (đồng/năm) Gbđ : Giá trị ban đầu của tài sản (đồng) T: Tổng số năm sử dụng của tài sản (năm)
  26. 26  Ví dụ 15: Để phục vụ chăn nuôi gà thả đồi, gia đình xây dựng hệ thống chuồng trại với chi phí ban đầu là 25.000.000đồng. Hệ thống chuồng trại sử dụng trong 10 năm. Như vậy, chi phí khấu hao chuồng trại trong 1 năm là: Ck = Gbđ/T = 25.000.000đồng/10 năm = 2.500.000đồng/năm 2.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi có liên quan tới việc tạo ra sản phẩm, quản lý sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. - Công thức tính chi phí (SXKH): Csxkd = Ck + Cbđ * Trong đó: Csxkd: Chi phí sản xuất kinh doanh Ck: Chi phí khấu hao Cbđ: Chi phí biến đổi  Ví dụ 16: Để nuôi gà thả đồi, nhà chăn nuôi phải bỏ ra 25.000.000đồng chi phí biến đổi và 624.999đồng chi phí khấu hao chuồng trại (tính cho 3 tháng/đợt chăn nuôi). Như vậy, chi phí sản xuất kinh doanh là: Csxkd = Ck + Cbđ = 25.000.000đồng + 624.999đồng = 25.624.999đồng 2.5. Hạch toán giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là tập hợp tất cả các chi phí sản xuất biểu hiện dưới hình thái tiền tệ theo giá thị trường đối với từng đơn vị sản phẩm. Như vậy, giá thành đơn vị sản phẩm được hình thành bởi chi phí sản xuất và việc hạch toán giá thành sản phẩm là việc tính toán các khoản chi phí tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra một đơn vị sản phẩm. - Công thức tình: GTsp = Csxkd/Ssp * Trong đó: GTsp: Giá thành một đơn vị sản phẩm Csxkd: Chi phí sản xuất kinh doanh Ssp: Số sản phẩm được sản xuất  Ví dụ 17: Để chăn nuôi 500 con gà thả đồi, nhà chăn nuôi phải bỏ ra 25.000.000đồng chi phí biến đổi và 624.999đồng chi phí khấu hao. Như vậy, giá thành sản phẩm là: GTsp = Csxkd/Ssp = (25.000.000đồng + 624.999đồng)/500con = 51.250đồng/con 3. Hạch toán doanh thu 3.1. Khái niệm
  27. 27 Doanh thu là toàn bộ các khoản thu từ việc bán các sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường Như vậy, doanh thu phụ thuộc rất nhiều vào giá bán và khối lượng sản phẩm hàng hóa bán ra trên thị trường. 3.2. Công thức tính doanh thu - Công thức tính doanh thu: DT = GBsp x Ssp * Trong đó: DT: Doanh thu GBsp: Giá bán một sản phẩm Ssp: Số lượng sản phẩm bán ra  Ví dụ 18: Nhà chăn nuôi bán 500 con gà thả đồi với giá bình quân là 100.000đồng/con. Như vậy, doanh thu là: DT = GBsp x Ssp = 500 x 100.000 = 50.000.000đồng 4. Hạch toán lợi nhuận 4.1. Khái niệm Lợi nhuận (lãi) là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh 4.2. Công thức tính lợi nhuận - Công thức tính lợi nhuận (lãi): LN = DT - Csxkd * Trong đó: LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu Csxkd: Chi phí sản xuất kinh doanh  Ví dụ 19: Từ tháng 25/10/2010 đến 30/01/2011hộ chăn nuôi nhà ông Hoàng Văn A, sau hơn 3 tháng chăn nuôi thu được: 50.000.000đồng và chi phí sản xuất kinh doanh hết 25.624.999đồng. Như vậy, lợi nhuận từ chăn nuôi gà thả đồi sau hơn 3 tháng là: LN = DT – Csxkd = 50.000.000đồng – 25.624.999đồng = 24.375.001 đồng 5. Hạch toán thu nhập ngày công - Công thức tính thu nhập ngày công: Tnc = LN/Clđ * Trong đó: Tnc: Thu nhập ngày công
  28. 28 LN: Lợi nhuận Clđ: Công lao động  Ví dụ 20: Gia đình Ông Nguyễn Văn A năm 2010 cấy 3 sào lúa, lợi nhuận 5.500.000đồng. Có 3 lao động chính huy động sản xuất lúa với tổng số công trược tiếp sản xuất lúa hết 100 công. Như vậy, thu nhập ngày công là: Tnc = LN/Clđ = 5.500.000đồng/100 = 55.000đồng/công 6. Hạch toán sản xuất kinh doanh trong nông lâm kết hợp 6.1. Xác định các tiêu chí đánh giá (1) Công thức tính khấu hao: Ck = Gbđ/T (2) Công thức tính chi phí (SXKH): Csxkd = Ck + Cbđ (3) Công thức tính giá thành sản phẩm: GTsp = Csxkd/Ssp (4) Công thức tính doanh thu: DT = GBsp x Ssp (5) Công thức tính lợi nhuận (lãi): LN = DT - Csxkd (6) Thu nhập ngày công = Thu nhập/số ngày công của hộ (7) Lãi suất = Lãi /Chi phí sản xuất x 100 (8) Thu nhập = Lãi + Giá trị công lao động của gia đình (9) Giá thành một đơn vị diện tích = Giá trị sản lượng/Diện tích canh tác 6.2. Hạch toán thu, chi cho ngành sản xuất trồng trọt 6.2.1. Chi phí sản xuất (1) Chi phí cố định: Máy móc, dụng cụ, công cụ phân bố giá trị của nó theo thời gian và cho từng sản phảm (khấu hao tài sản) (2) Chi phí biến đổi: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu dùng vào sản phẩm nào tính cho sản phẩm đó (3) Chi phí nhân công: Tất cả các công lao động của gia đình phục vụ sản xuất tính theo giá thị trường, theo giá từng địa phương. (4) Chi phí khác: Thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng. 6.2.2. Thu nhập từ ngành trồng trọt: (Gồm bán cây, bán quả, củ, hoa, hạt, bán thân cây).  Ví dụ 21: Thu nhập ngành trồng trọt được tổng hợp ở biểu 15
  29. 29 Biểu 15 : Hạch toán ngành trồng trọt (Biểu này được lấy số liệu từ biểu 10) Đơn vị tính: 1.000 đồng Tổng Lợi nhuận TT Loại sản phẩm Tổng chi Ghi chú thu (Thu – chi) 1 Sản xuất lúa 22.050 14.940 7.110 2 Sản xuất sắn 12.000 5.396 6.640 3 Sản xuất quả vải thiều 30.000 21.100 8.900 4 Sản xuất rừng 60.000 38.908 21.092 Tổng 124.05 80.344 43.742 6.3. Hạch toán thu, chi ngành chăn nuôi 6.3.1. Chi phí sản xuất (1) Chi phí cố định: Chuồng trại, dụng cụ, công cụ (2) Chi phí biến đổi: Chi mua: Giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh (3) Chi phí nhân công: Chăm sóc bảo vệ, thu hoạch, bảo quản (4) Chi phí khác: Vận chuyển, tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng 6.3.2. Thu từ chăn nuôi: - Bán sản phẩm chăn nuôi - Bán trứng, thịt, sữa, giống vật nuôi - Bán phân của vật nuôi - Bán bằng lấy giống vật nuôi, vật nuôi làm thuê  Ví dụ 22: Thu nhập ngành chăn nuôi được tổng hợp ở biểu 16 Biểu 16: Hạch toán ngành chăn nuôi (Biểu này được lấy số liệu từ biểu 11) Đơn vị tính: 1.000 đồng Lợi nhuận TT Loại sản phẩm Tổng thu Tổng chi Ghi chú (Thu – chi) 1 Lợn thịt siêu lạc 100.600 71.820 28.780 2 Gà siêu thịt 43.200 42.040 1.160
  30. 30 3 Ngan siêu thịt 19.600 18.140 1.460 Tổng 163.400 132.000 31.400 6.4. Hạch toán thu, chi ngành nghề dịch vụ (nếu có) 6.4.1. Chi phí sản xuất (1) Chi phí cố định: Bao gồm khấu hao máy móc, dụng cụ, công cụ, nhà xưởng . (2) Chi phí biến đổi: Mua xăng, dầu, điện, nguyên vật liệu. (3) Chi phí nhân công: Gồm các công lao động trực tiếp, công gián tiếp. (4) Chi phí khác: Thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng. 6.4.2. Thu từ ngành nghề dịch vụ gồm: Toàn bộ thu nhập từ các dịch vụ của hộ cung cấp cho khách hàng.  Ví dụ 23: Thu nhập ngành dịch vụ được hợp ở biểu 17 Biểu 17: Hạch toán thu - chi ngành dịch vụ (Biểu này được lấy số liệu từ biểu 12) Đơn vị tính: 1.000 đồng Lợi nhuận TT Loại dịch vụ Tổng thu Tổng chi Ghi chú (Thu – chi) 1 Cầy thuê 31.200 24.600 6.600 2 Bán phân NPK 450.000 436.200 13.800 Tổng 481.200 460.800 20.400 6.5. Tổng hợp hạch toán sản xuất sau một năm  Ví dụ 24: Hạch toán sản xuất kinh doanh sau một năm được tổng hợp ở biểu 18.
  31. 31 Biểu 18: Hạch toán sản xuất sau một năm (Biểu này được tổng hợp từ biểu 10,11,12, 15, 16, 17) Đơn vị tính: 1000đồng Sản Dịch vụ phẩm Dịch Lúa Vải Trồng Lợn siêu Gà siêu Ngan bán Tổng T Sắn nƣớc thiều rừng thịt thịt siêu thịt vụ cầy phân hợp T thuê NPK Chỉ tiêu 1 Diện tích 14sào 4sào 200cây 2ha 16con 180con 70con Sản lượng 3.150kg 2000kg 6.000kg 60m3 1.380kg 540kg 280kg 520sào 99,5 tấn Giá trị 22.050 12.000 30.000 60.000 96.600 43.200 19.600 31.200 450.800 2 A. Chi phí SX 14.940 5.396 21.100 38.908 71.820 42.049 18.140 24.600 436.200 1) Chi phí cố 50 50 100 100 200 100 50 2000 1000 định 2)Chi phí biến 3.784 286 6.500 3.008 54.800 41.940 16.300 17.000 401.400 đổi 3) Chi nhân 10.910 5.000 14.000 34.200 16.320 8.320 1.680 4.400 8.800 công 4) Chi khác 196 60 500 1.600 500 320 80 1.200 25.000 3 Lãi 7.110 6.604 8.900 21.092 28.780 1.160 1.460 6.600 13.739 95.506 Lãi suất % 47,6 122,4 42,2 54,2 40,0 2,8 8,1 26,8 3,1 Thu nhập 18.020 11.604 22.900 55.292 45.100 9.480 3.140 11.000 22.539 199.136 Thu nhập ngày 225 232 164 158 221 91 150 200 225,39 công Giá thành sản 4,7 2,7 3,5 648 52 78 65 47 438 phẩm Giá trị đơn vị 1,575/m2 3,000/m2 diện tích 6.6. Hạch toán chi tiêu và cân đối thu chi sau một năm: - Các khoản chi: + Chi ăn (lương thực, thực phẩm và các khoản khác) + Chi mặc (mua sắm may mặc cho các thành viên trong gia đình) + Chi phí giáo dục (học tập của con cái) + Chi phí văn hoá xã hội, thăm viếng, hiếu hỉ
  32. 32 + Chi phí khám chữa bệnh + Chi khác. - Các khoản thu nhập trong gia đình + Lương hưu + Quà cho, biếu, tặng + Các khoản thu (Từ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiền lãi ngân hàng)  Ví dụ 25: Chi tiêu và cân đối thu, chi sau một năm được tổng hợp ở biểu 19. Biểu 19: Hạch toán chi tiêu và cân đối thu Đơn vị tính: 1.000đồng TT Danh mục chi Mức chi Ghi chú Lương thực cho 6 khẩu, thức ăn, 1 Ăn 28.800 muối mắm, rượu, thuốc lào - Người lớn 3 người 2 Mặc 6.000 - Trẻ em 3 người 3 Học 15.000 Học phí, sách giấy, bút mực - Thăm hỏi hiếu, hỉ 4 Văn hoá xã hội 10.000 - Mua biến áp, ti vi 5 Giỗ tết, cưới xin 12.000 Ngày giỗ, tết 6 Y tế, thuốc phòng bệnh 5.000 Mua thuốc lúc ốm đau và thuốc bổ Cộng 76.800 Cân đối thu, chi trong năm = Tổng thu nhập năm – Tổng chi phí năm Cân đối thu, chi trong năm nhà ông A là: 199.136.000 đồng - 76.800.000 đồng = 122.336.000đồng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập Hình thức Thời gian Kết quả và sản phẩm thực hiện 1. Hạch toán doanh Cá nhân 16 giờ - Doanh thu thu và lợi nhuận - Lợi nhuận
  33. 33 C. Ghi nhớ - Chi phí cố định: Máy móc, dụng cụ, công cụ phân bố giá trị của nó theo thời gian và cho từng sản phảm (khấu hao tài sản) - Chi phí biến đổi: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu dùng vào sản phẩm nào tính cho sản phẩm đó - Chi phí nhân công: Tất cả các công lao động của gia đình phục vụ sản xuất tính theo giá thị trường, theo giá từng địa phương. - Chi phí khác: Thuế, thuỷ lợi, vận chuyển tìm hiểu thị trường, trả lãi vay ngân hàng.
  34. 34 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH VÀ HẠCH TOÁN SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Mô đun Lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp được giảng dạy sau khi học viên đã học xong các mô đun Xác định nhu cầu thị trường và lựa chọn sản phẩm nông lâm kết hợp; Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp; Trồng cây trong hệ thống nông lâm kết hợp; Chăn nuôi trong hệ thống nông lâm kết hợp; - Môn đun này trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cần thiết về lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp. II. Mục tiêu của mô đun: - Trình bày được những kiến thức về lập kế hoạch và hạch toán sản xuất nông lâm kết hợp; - Thực hiện được các công việc lập kế hoạch, hạch toán trong sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông lâm ngư nghiệp trong nền kinh tế thị trường; III. Nội dung chính của mô đun Thời Loại lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài điểm Lý Thực Kiểm dạy Tổng số thuyế hành * t Tra Lập kế hoạch sản Tích Lớp MĐ05-01 xuất kinh doanh 12 5 6 1 hợp học nông lâm kết hợp Hạch toán sản Lớp xuất kinh doanh học Tích MĐ05-02 nông lâm kết hợp 40 9 30 1 hợp và hiện trường Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 56 14 36 06 * Ghi chú: Kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nên thời gian kiểm tra được tính trong tổng số giờ thực hành.
  35. 35 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Các hoạt động 1) Học viên đọc tài liệu trước 2) Nghe giáo viên trình bày (hướng dẫn ban đầu) 3) Chia nhóm trao đổi thảo luận câu hỏi, bài tập thực hành (4 – 5 nhóm) 4) Thực hành lập kế hoạch sản xuất và hạch toán sản xuất kinh doanh trong nông lâm kết hợp 4.2. Điều kiện cơ sở vật chất, nguyên vận liệu 1) Phòng học, hiện trường tham quan học tập 2) Giấy Ao; Giấy A4; Bút dạ; Thước kẻ; Máy tính tay; Nguyên vật liệu Số lượng - Giấy Ao 56 tờ - Giấy A4 0,5 gam - Bút dạ 14 cái - Thước kẻ 7 cái - Máy tính tay 7 chiếc - Băng dán giấy 2 cuộn 3) Sổ ghi chép; Máy vi tính (nếu có); Bản mẫu kế hoạch; Bản mẫu hạch toán V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Biểu kế hoạch sản lượng, diện tích, năng suất cây trồng - Biểu kế hoạch làm đất Theo dõi, kiểm tra và đánh giá khi thực hiện - Biểu kế hoạch giống cây trồng lập kế hoạch - Biểu kế hoạch phân bón - Kế hoạch tưới nước
  36. 36 - Kế hoạch phòng trừ sâu bệnh 5.2.Bài 2: Hạch toán chi phí, doanh thu và lợi nhuận Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Tính chi phí khấu hao Kiểm tra 2. Tính chi phí sản xuất Kiểm tra 3. Tính giá thành sản phẩm Kiểm tra 4. Tính doanh thu và lợi nhuận Kiểm tra 5.3.Bài 3: Hạch toán sản xuất kinh doanh nông lâm kết hợp Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 1. Xác định các tiêu chí đánh giá Kiểm tra 2. Hạch toán thu – chi ngành trồng trọt Kiểm tra 3. Hạch toán thu – chi ngành chăn nuôi Kiểm tra 4. Hạch toán thu – chi ngành nghề dịch vụ Kiểm tra VI. Tài liệu tham khảo 1. Năm 1993. Kinh tế trang trại gia đình trên Thế giới và Châu Á, NXB Khoa học xã hội. 2. Năm 1995. Kinh tế hộ Nông, Lâm nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Năm 1997. Kinh tế hộ, lịch sử và triển vọng phát triển, Nhà xuất bản Khoa học xã hội . 4. Năm 2000. Lê Đức Sửu . Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại, nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. TS. Nguyễn Đức Thịnh, 2001. Kinh tế trang trại- các tỉnh Trung du, Miền núi phía Bắc, NXB Khoa học xã hội. 6. PGS-TS.Lê Trọng, 2002. Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thị trường. 7. TS. Nguyễn Đình Điền, 2002. Trang trại gia đình- Bước phát triển mới của kinh tế Hộ Nông dân, NXB Nông nghiệp.
  37. 37 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Lê Thị Tình, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Bà Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Kế Tiếp, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phan Thanh Minh, Trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Phạm Thanh Thủy - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Tuấn Hảo - Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh./.