Lâm sinh - Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

ppt 23 trang vanle 2201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lâm sinh - Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptlam_sinh_tai_co_cau_nganh_lam_nghiep.ppt

Nội dung text: Lâm sinh - Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014 1
  2. Nội dung trình bày • Sự cần thiết phải Tái cơ cấu ngành 1 Lâm nghiệp • Nội dung cơ bản của Đề án Tái cơ 2 cấu ngành Lâm nghiệp • Tình hình triển khai và nhiệm vụ 3 trọng tâm 2014 2
  3. I. Sự cần thiết phải tái cơ cấu ngành lâm nghiệp 1. Thành tựu 2. Tồn tại, hạn chế 3
  4. 1. Thành tựu - Độ che phủ rừng liên tục tăng 42 41 40.7 40 39 39.5 39.7 39.1 38 38.7 38.2 37 37.7 37 36 36.7 35.8 36.1 35 34.5 34 Độ che phủ (%) phủ che Độ 33 32 31 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Năm 4
  5. 1. Thành tựu (tiếp) • Rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng giảm dần; • Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng mạnh, giảm sản lượng khai thác RTN; • Công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản liên tục tăng; Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng xấp xỉ 2 lần trong vòng 5 năm, từ 2,8 tỷ USD năm 2009 lên 5,7 tỷ USD năm 2013; 5
  6. 1. Thành tựu (tiếp) Tốc độ tăng (%) 7 Giá trị 6 6,04 sản 5,5 5 5,18 xuất 4,62 4 lâm 3,4 3 nghiệp tăng 2 tương 1 đối ổn 0 định 2009 2010 2011 2012 2013 6
  7. 1. Thành tựu (tiếp) Xã hội hóa nghề rừng được đẩy mạnh: Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ (chiếm khoảng 25%), còn lại 75% vốn được huy động từ các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước. Chính sách chi trả DVMTR tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là tăng cường hiệu quả bảo vệ rừng: ✓ Năm 2013, đạt gần 1.200 tỷ đồng ✓ Tổng diện tích rừng thuộc đối tượng được chi trả là 4,1 triệu ha. 7
  8. 2. Tồn tại, hạn chế ✓ Tốc độ tăng trưởng chậm, chưa bền vững; ✓ Hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh thấp: Các tổ chức nhà nước quản lý 63% diện tích rừng, nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; ✓ Diện tích rừng tăng, nhưng năng suất, chất lượng rừng thấp; ✓ Công tác bảo vệ rừng còn gặp nhiều khó khăn;Tình trạng phá rừng, khai thác, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp; ✓ Tổ chức sản xuất chưa chặt chẽ, thiếu sự gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lâm sản; ✓ Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các công ty lâm nghiệp nhà nước còn chưa tương xứng với tiềm năng; 8
  9. 2. Tồn tại, hạn chế (tiếp) ✓ Lâm nghiệp chưa thực sự trở thành ngành kinh tế. Đóng góp vào GDP thấp: khoảng 0,7% theo nghĩa hẹp và 3,2% nếu bao gồm cả khâu chế biến gỗ; ✓ Kinh tế hợp tác chưa phát triển; ✓ Thu nhập của người dân tham gia làm nghề rừng còn thấp; ✓ Thiếu sự gắn kết giữa các cơ sở chế biến gỗ với vùng nguyên liệu và còn phụ thuộc nhiều vào gỗ nguyên liệu và phù liệu nhập khẩu. 9
  10. TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP 1. Mục tiêu 2. Nội dung – định hướng 10
  11. 1. Mục tiêu Mục tiêu chung • Phát triển lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Mục tiêu cụ thể • Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và dịch vụ môi trường rừng; tăng giá trị sản xuất bình quân 4 - 4,5%; • Từng bước đáp ứng nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; • Góp phần tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bền vững. 11
  12. 2. Nội dung – định hướng • Cơ cấu các loại rừng: Diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 khoảng 16,2 - 16,5 triệu ha, trong đó: RSX 8,132 triệu ha, RPH 5,842 triệu ha và RĐD 2,271 triệu ha. • Nâng cao giá trị gia tăng của ngành theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu cho tới khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. • Điều chỉnh cơ cấu các loại hình tổ chức quản lý rừng theo hướng các tổ chức của Nhà nước trực tiếp quản lý không quá 50%. • 12
  13. 2. Nội dung – định hướng Công ty lâm nghiệp • Tiếp tục duy trì, củng cố phát triển các công ty quản lý chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững. Các Công ty chưa được phê duyệt phương án: thực hiện nhiệm vụ công ích. • Chuyển thành Ban quản lý rừng (đơn vị sự nghiệp có thu). • Thực hiện cổ phần hóa công ty quản lý chủ yếu là rừng trồng, nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ 65% trở lên. • Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên. • Giải thể các công ty lâm nghiệp: kinh doanh thua lỗ kéo dài; thực hiện khoán trắng, giao khoán đất nhưng không quản lý được đất đai và sản phẩm làm ra; có quy mô nhỏ. 13
  14. III. Tình hình triển khai 1) Quy hoạch • Đang triển khai dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc. • Điều tra, đánh giá thực trạng trồng rừng gỗ lớn. • Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng toàn quốc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. • Xây dựng tiêu chí về nông thôn mới về lâm nghiệp và xây dựng mô hình thí điểm về nông thôn mới. • Đã hoàn thành Quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ, tiến tới quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với quy hoạch chế biến gỗ. • Xây dựng Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2020; Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng. 14
  15. III. Tình hình triển khai (tiếp) 2) Nâng cao giá trị gia tăng ngành ✓ Triển khai các dự án giống; ✓ Ban hành, triển khai các kế hoạch: Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; Phát triển thị trường xuất khẩu. ✓ Đẩy mạnh triển khai chính sách dịch vụ môi trường rừng. ✓ Thúc đẩy công nghiệp chế biến gỗ: hỗ trợ xây dựng nhà máy chế biến. ✓ 15
  16. III. Tình hình triển khai (tiếp) 3) Các tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh rừng ✓ Xây dựng các đề án trình Chính phủ phê duyệt: – Tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên; – Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm; – Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013 – 2020. ✓ Sắp xếp, đổi mới và phát triển các tổ chức quản lý rừng ✓ Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác trong lâm nghiệp. ✓ Tiếp tục xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững và xây dựng quy trình đánh giá chứng chỉ quản lý rừng bền vững. 16
  17. III. Tình hình triển khai (tiếp) 4) Xây dựng thể chế, chính sách • Hoàn thành việc rà soát đánh giá và trình cấp có thẩm quyền quy định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước của ngành lâm nghiệp. • Hoàn thành điều tra đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các Ban QLR phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước, làm cơ sở đề xuất các chính sách nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như cơ chế chính sách đặc thù. 17
  18. III. Tình hình triển khai (tiếp) 4) Xây dựng thể chế, chính sách • Đã tiến hành rà soát lại 150 văn bản liên quan đến ngành, xây dựng lộ trình sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới chính sách. • Xây dựng chính sách: – Khuyến khích trồng rừng gỗ lớn. – Quy chế quản lý rừng phòng hộ; quy chế quản lý rừng ven biển. – Cơ chế đặc thù công ty lâm nghiệp. – 18
  19. III. Tình hình triển khai (tiếp) 5) Nguồn đầu tư và sử dụng đầu tư • Phê duyệt Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA, vay ưu đãi và hỗ trợ quốc tế cho ngành lâm nghiệp giai đoạn 2013-2020 • Rà soát, bổ sung, xây dựng lại kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính ngành lâm nghiệp giai đoạn 2014-2020, thể hiện được toàn bộ các nguồn lực phù hợp cơ cấu mới. • Xây dựng, huy động các nguồn lực tài chính mới (REDD+, PES ) 19
  20. III. Tình hình triển khai (tiếp) 6) Tình hình thực hiện 04 nhiệm vụ trọng tâm • Triển khai các n/v: − Xây dựng các KH: nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ; − Xây dựng bộ chỉ số theo dõi, giám sát đánh giá Đề án Tái cơ cấu ngành; − Xây dựng mô hình điểm về lâm nghiệp trong xây dựng nông thôn mới; • Lựa chọn 05 tỉnh thực hiện điểm: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Đăk Nông, Cà Mau. 20
  21. III. Tình hình triển khai (tiếp) 7) Khó khăn, bất cập - Việc triển khai Đề án Tái cơ cấu ngành của các địa phương chưa được kịp thời; - Triển khai đề án đòi hỏi nhu cầu lớn về kinh phí, trong khi việc huy động còn gặp nhiều khó khăn. NSNN cấp hỗ trợ thúc đẩy còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu; - Tái cơ cấu lâm nghiệp gắn với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, tuy nhiên việc gắn kết giữa các ngành, địa phương còn hạn chế. 21
  22. III. Tình hình triển khai (tiếp) 7) Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2014 • Đối với các hoạt động đang triển khai: thực hiện điểm tại 05 địa phương, trong đó triển khai đầy đủ 04 hoạt động, làm cơ sở triển khai cho các năm tiếp theo; • Tìm kiếm các nguồn lực để triển khai tái cơ cấu ngành; • Các địa phương xây dựng, triển khai tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trên cơ sở đặc thù của địa phương và nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp; • Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương lồng ghép tái cơ cấu ngành lâm nghiệp với tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế và tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực khác, trong đó có sự tham gia, kết nối giữa các ngành, lĩnh vực, giữa trung ương và địa phương. 22
  23. Xin cảm ơn sự quan tâm, theo dõi của quý vị đại biểu 23