Kinh tế học vĩ mô - Chương IV: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế học vĩ mô - Chương IV: Tiền tệ và chính sách tiền tệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_hoc_vi_mo_chuong_iv_tien_te_va_chinh_sach_tien_te.pdf
Nội dung text: Kinh tế học vĩ mô - Chương IV: Tiền tệ và chính sách tiền tệ
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . d. Tỷ lệ lạm phát. e. Tổng chi tiêu 9. Khi thu nhập tăng, tổng chi tiêu a. Tăng. b. Giảm. c. Không thay đổi. d. Tăng hay giảm phụ thuộc vào sự thay đổi của giá sản phẩm. e. Tăng hay giảm phụ thuộc vào những thay đổi trên thị trường vốn. CHƯƠNG IV TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ 1. Định nghĩa tiền tệ Từ sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất và trao đổi đã ra đời một loại hàng hóa đặc biệt đóng vai trò vật ngang giá chung. Đó là tiền tệ. Trong lịch sử tiền tệ, nhiều loại hàng hóa đã được sử dụng cho vai trò này như vỏ ốc, gia súc , sắt, đồng, bạc, vàng. Bản thân chúng là những yếu tố vật chất và có giá trị. Sự ra đời của tiền giấy đánh dấu một sự thay đổi to lớn trong quá trình phát triển sản xuất của xã hội loài người. Tiền là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để lấy hàng hóa và dịch vụ hoặc trong việc hoàn trả các món nợ. 2. Chức năng của tiền tệ Tiền tệ có ba chức năng cơ bản đó là: 2.1. Phương tiện thanh toán Tiền được dùng trong giao dịch mua, bán hàng hóa, dịch vụ. Vậy, tiền cho phép trao đổi giá trị mà không cần trao đổi hàng hóa trực tiếp. Nó tạo thuận lợi đặc biệt cho quá trình lưu thông hàng hóa, được coi là dầu bôi trơn cho mọi hoạt động kinh tế, thúc đẩy phân công lao động và mở rộng chuyên môn hóa sản xuất. Dòng lưu thông trở thành hệ thống huyết mạch cho toàn bộ nền kinh tế thị trường. 2.2. Dự trữ giá trị Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Tiền hôm nay có thể được tiêu dùng giá trị của nó trong tương lai. Vì thế nó tạo khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng thêm thu nhập trong hiện tại, nhưng có thể để dành một phần kết quả đạt được cho tiêu dùng ngày mai. Như vậy, tiền là một loại tài sản tài chính mà nhờ nó đã mở ra hoạt động tín dụng, thúc đẩy quá trình tích tụ để mở rộng sản xuất. 2.3. Đơn vị hạch toán Tiền cung cấp một đơn vị tiêu chuẩn giá trị, được dùng để đo lường giá trị của các hàng hóa khác nhau. Đặc biệt, nó cần thiết cho mọi nền kinh tế, vì khả năng so sánh các chi phí và lợi ích của các phương án kinh tế. Nó còn là cơ sở để hạch toán mọi hoạt động kinh tế từ sản xuất đến lưu thông và tiêu dùng của mọi quốc gia. 3. Các loại tiền tệ 3.1. Tiền bằng hàng hóa Sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa đòi hỏi phải có một vật nào đó làm môi giới trung gian do đó xuất hiện vật ngang giá chung. Thông thường những hàng hóa đó là vật dụng quan trọng hay những đặc sản quý hiếm của từng địa phương như vỏ sò, xương thú, vòng đá Khi sự trao đổi hàng hóa được mở rộng và trở thành nhu cầu thường xuyên của các dân tộc thì vật ngang giá chung được gắn vào kim loại. Cuối thời kỳ này vai trò của tiền tệ đã được cố định bằng vàng. 3.2. Tiền qua ngân hàng * Tiền giấy: Có các ưu điểm sau - Dễ mang theo làm phương tiện trao đổi hàng hóa và thanh toán nợ - Thuận tiện khi thực hiện chức năng phương tiện dự trữ của cải dưới hình thức giá trị - Giá trị của tiền giấy thể hiện trên mặt đồng tiền (lượng giá trị lớn hay nhỏ đều được biểu hiện) - Thực hiện chế độ độc quyền phát hành tiền giấy theo quy định nghiêm ngặt của Chính phủ. Mặt khác có nhược điểm là rất tốn kém trong việc in tiền. * Tiền ghi sổ(séc): là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở ngân hàng. Ngày nay những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại tiền ghi sổ chiếm 90% đến 95% tổng lượng tiền cung ứng Tiền ghi sổ có ưu điểm sau: - Giảm bớt một cách đáng kể các chi phí lưu chuyển, lưu thông tiền mặt Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Nhanh chóng thuận tiện cho các chủ nhân tham gia thanh toán qua ngân hàng. - Đảm bảo an ninh trong việc sử dụng đồng tiền, hạn chế tiêu cực - Tiền ghi sổ tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng. 3.3. Tiền quy ước Nhu cầu phát triển, công nghệ tin học áp dụng trong cuộc sống hiện đại, không chỉ có tiền giấy, tiền ghi sổ mà còn là thẻ tín dụng, tiền điện tử. Nó được chuyển nhượng thông qua máy tính, đường điện thoại và thậm chí có thể không tồn tại trên giấy tờ. II. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 1. Cầu tiền * Khái niệm: là toàn bộ lượng tiền mà các tác nhân trong nền kinh tế muốn giữ để thỏa mãn nhu cầu trao đổi, thanh toán và tích lũy giá trị. Mức cầu về tiền phụ thuộc vào hai nhân tố: - Thu nhập thực tế: Con người giữ một phần tài sản ở dạng tiền để có thể mua được hàng hóa, dịch vụ. Khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng sẽ tăng và theo đó cầu tiền cũng tăng lên. - Lãi suất: Chi phí giữ tài sản dưới dạng tiền và thu nhập từ lãi suất mà các tài sản có thể tạo ra nếu như để chúng dưới dạng trái phiếu. Lãi suất chính là chi phí cơ hội của việc giữ tiền. Trong các điều kiện khác không đổi, khi lãi suất giảm xuống người dân muốn để nhiều tài sản dưới dạng tiền hơn và ít tài sản dưới dạng trái phiếu hơn. * Hàm cầu tiền có dạng: LP = kY – hi Trong đó: LP- Mức cầu về tiền thực tế Y - thu nhập i - lãi suất k, h – các hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất. * Đồ thị cầu tiền: Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hình 4.1. Đường cầu tiền 2. Cung tiền *Khái niệm: Là tổng lượng tiền trong lưu thông gồm tiền trong dân giữ, tiền trong hệ thống ngân hàng, cơ quan doanh nghiệp ngoài ngân hàng. Mức cung tiền trước hết được quyết định bởi quy mô của lượng tiền cơ sở và sau đó bởi khả năng tạo ra tiền của các ngân hàng thương mại nhờ số nhân tiền tệ. * Mức cung tiền được xác định: MS = mM . H Trong đó: MS: mức cung tiền H: tiền cơ sở mM: Số nhân tiền - Lượng tiền cơ sở (H) là toàn bộ lượng tiền mặt lưu hành và lượng tiền dự trữ trong các ngân hàng H = U + R Trong đó: H - tiền cơ sở U - tiền mặt lưu hành R – tiền dự trữ trong các ngân hàng - Số nhân tiền là một hệ số phản ánh khả năng sinh sôi của tiền trong lưu thông. 1 mM = rb 1 Ta có: MS = . (U + R) rb Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 3. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ Công cụ dùng để phân tích là đường cung và đường cầu về tiền. Đường cung là đường thẳng đứng (cung cố định) trên cơ sở cho rằng NHTƯ sử dụng các công cụ của nó đã cung ứng cho thị trường một mức cung tiền theo dự kiến. Đó là khối lượng tiền xác định cho mọi mức lãi suất i (với giả định rằng giá cả không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa i cũng chính là lãi suất thực tế của nó). Đường cầu về tiền là đường dốc nghiêng đi xuống, biến thiên giảm theo lãi suất. Tác động qua lại giữa cung và cầu tiền xác định lãi suất cân bằng gọi là lãi suất thị trường. Đó là giao điểm E Hình 4.2. Cân bằng của thị trường tiền tệ E là điểm cân bằng của thị trường tiền tệ. Tại mức lãi suất cân bằng i0 mức cầu tiền vừa đúng bằng mức cung tiền. Ở mức lãi suất thấp hơn i0 sẽ có mức dư cung trái phiếu tương ứng làm cho giá trái phiếu giảm xuống, lợi tức trái phiếu tăng lên và đẩy lãi suất thị trường tới i0. Sự dịch chuyển đường cung hoặc đường cầu sẽ làm thay đổi vị trí cân bằng của thị trường tiền tệ. 4. Ngân hàng Trung ương và vai trò kiểm soát tiền tệ 4.1. Chức năng của ngân hàng Trung ương NHTƯ có các chức năng cơ bản sau: - Ngân hàng của các ngân hàng thương mại: NHTƯ giữ các tài khoản dự trữ cho các NHTM, thực hiện tiến trình thanh toán cho hệ thống ngân hàng thương mại và hoạt động như một “ người cho vay của phương sách cuối cùng’’ đối với các ngân hàng thương mại trong trường hợp khẩn cấp. - Ngân hàng của Chính phủ: NHTƯ giữ các tài khoản cho Chính phủ, nhận tiền gửi và cho vay đối với Kho bạc Nhà nước, hỗ trợ chính sách tài khóa của Chính phủ bằng việc mua tín phiếu của Chính phủ. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Kiểm soát mức cung tiền để thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế. - Hỗ trợ, giám sát và điều tiết hoạt động của các thị trường tài chính. 4.2. Vai trò kiểm soát tiền tệ NHTƯ điều chỉnh mức cung tiền và các tỷ lệ lãi suất bằng nhiều công cụ khác nhau, nhằm tác động vào lượng tiền mạnh (H) và số nhân tiền tệ. Ngoài ra NHTƯ có thể trực tiếp kiểm soát có lựa chọn một số khoản tín dụng cũng như một vài biện pháp khác nhau Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của NHTƯ là: - Hoạt động thị trường mở: Thị trường mở là thị trường tiền tệ của NHTƯ được sử dụng để mua bán trái phiếu kho bạc của nhà nước Muốn tăng mức cung tiền NHTƯ sẽ mua trái phiếu ở thị trường mở. Kết quả là họ đã đưa thêm vào thị trường một lượng tiền cơ sở bằng cách tăng dự trữ của các NHTM, dẫn đến tăng khả năng cho vay, tăng mức tiền gửi nhờ số nhân tiền tệ. Kết quả cuối cùng là mức cung tiền đã tăng gấp bội so với số tiền mua trái phiếu của NHTƯ. Để cso kết quả ngược lại, NHTƯ sẽ bán trái phiếu của Chính phủ. - Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ thấp, số nhân tiền tệ sẽ lớn là điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng, tăng nhanh mức cung tiền. NHTƯ là cơ quan duy nhất được phép ra quyết định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM. Khi thay đổi quy mô của tỷ lệ này, NHTƯ đã khống chế một cách gián tiếp, nhưng mạnh mẽ đến mức cung tiền. Sử dụng công cụ này thường có hiệu quả cao, tác động nhanh chóng đến hoạt động cho vay, nhưng cũng gây khó khăn cho hoạt động của thị trường tài chính. - Lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu là lãi suất quy định của NHTƯ khi họ cho các ngân hàng thương mại vay tiền để đảm bảo có đầy đủ hoặc tăng thêm dự trữ của các NHTM. Khi lãi suất chiết khấu thấp hơn lãi suất thị trường và điều kiện cho vay thuận lợi, sẽ là tín hiệu khuyến khích các ngân hàng thương mại vay tiền để tăng dự trữ và mở rộng cho vay, dẫn đến mức cung tiền sẽ tăng lên. Khi hoạt động của thị trường mở chưa phát triển thì công cụ này trở nên quan trọng. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Ngoài ba công cụ chủ yếu trên đây nhằm điều tiết gián tiếp đối với thị trường tiền tệ, NHTƯ còn có những công cụ khác như kiểm soát tín dụng có lựa chọn, quy định trực tiếp đối với lãi suất (tiền gửi, tiền tiết kiệm, cho vay ) III. MÔ HÌNH IS – LM 1. Đường IS *Khái niệm Thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cầu cân bằng thu nhập (AD = Y) tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập mới. Như vậy nếu tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hóa sẽ được một đường gọi là IS * Cách hình thành đường IS AD = C + I + G + NX AD C I(i) G NX C C MPC.(1 t).Y I I mi .i G G NX X MPM.Y AD Y Vậy phương trình đường IS có dạng: Y = C + MPC.(1-t).Y – mi . i + I + G + X - MPM . Y 1 mi Y = x C + I + G + X - x i 1 MPC(1 t) MPM 1 MPC(1 t) MPM Ký hiệu: 1 = k 1 MPC(1 t) MPM C + I + G + X = A Ta có phương trình đường IS là : Y = k.A + k . mi . i *Đồ thị đường IS i Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . IS Y Hình 4.3. Đường IS Mức lãi suất thấp, mức đầu tư sẽ cao, do đó mức thu nhập càng cao. Vì thế đường IS có độ dốc xuống về phía phải. 2. Đường LM * Khái niệm: Đường LM biểu thị những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. * Cách hình thành đường LM MS = LP P *Đồ thị đường LM i LM Y Hình 4.4. Đường LM Đường LM có độ dốc nghiêng đi lên bởi khi thu nhập tăng, lãi suất phải tăng theo để giảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi. 3. Sự kết hợp của đường IS – LM Bây giờ chúng ta hãy đưa cả hai đường IS và LM vào cùng một hệ trục tọa độ, với trục tung là lãi suất và trục hoành là thu nhập. Ta thấy chúng cắt nhau tại một điểm E. Điểm E cho ta mức lãi suất i0 và thu nhập Y0 thoả mãn điều kiện cân bằng của thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ. Nói cách khác, tại giao điểm này chi tiêu thực tế bằng với chi tiêu kế hoạch và cung về số dư tiền thực tế bằng với cầu. i LM Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . i0 E IS Y0 Y Hình 4.5. Đồ thị IS - LM IV. SỰ KẾT HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1. Chính sách tiền tệ NHTƯ là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GNP, giảm thất nghiệp. Tùy đặc điểm kinh tế của mỗi thời kỳ cụ thể, cần phải ưu tiên mục tiêu nào đó. Vì chính sách tiền tệ chỉ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên việc kiểm soát tiền tệ của NHTƯ tập trung vào một trong hai công cụ chủ yếu: mức cung tiền hoặc lãi suất. i LM1 i1 A LM2 B i2 IS Y1 Y2 Y Hình 4.6. Tác động của chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM Gia tăng cung ứng tiền tệ làm dịch chuyển đường LM sang phải, trạng thái cân bằng của nền kinh tế chuyển từ điểm A xuống điểm B. Thu nhập tăng từ Y1 đến Y2, lãi suất giảm từ i1 xuống i2. Giảm sút của lãi suất kích thích tăng đầu tư và làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ vì vậy trên mô hình 4.6 có sự di chuyển trên đường IS. Tóm lại, trừ những tình huống đặc biệt (như đang có lạm phát cao ) việc gia tăng cung tiền thực tế sẽ làm tăng sản lượng cân bằng và làm giảm lãi suất cân bằng, và ngược lại nếu thu hẹp cung tiền thực tế sẽ làm giảm sản lượng và tăng lãi suất cân bằng Chính sách tiền tệ có thể được tiến hành độc lập với chính sách tài khoá. Khi cần mở rộng kinh doanh sản xuất, tăng cả số lượng doanh nghiệp và quy mô Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . hoạt động của nó có thể thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, tăng mức cung tiền để hạ lãi suất nhằm khuyến khích đầu tư, tiêu dùng Khi chống lạm phát cao hoặc kiềm chế nó, có thể phải thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm cung tiền đến mức cần thiết hoặc giữ lãi suất ở mức cao để hạn chế sự mở rộng tiêu dùng hoặc đầu tư Trong quản lý, chính sách tiền tệ thường phải theo dõi chặt chẽ sự chuyển biến của thị trường hàng hoá và thị trường tiền tệ để xác định những biện pháp, chính sách phù hợp. Ví dụ, khi thị trường hàng hoá có sự biến động, có thể chọn mục tiêu ổn định mức cung là chủ yếu. Lãi suất, do đó sẽ nhất thời biến động và nhờ đó để điều chỉnh thị trường hàng hoá, đưa nó dần về trạng thái cân bằng. Khi thị trường hàng hoá phát triển tương đối ổn định nhưng cầu tiền có sự biến động, có thể tác động xấu đến trạng thái cân bằng sản lượng, thì có thể lựa chọn mục tiêu ổn định lãi suất v.v 2. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Giả sử chúng ta thực hiện chính sách tài khóa mở, thu nhập và lãi suất sẽ thay đổi như thế nào? Câu hỏi này thực chất còn phải phụ thuộc vào việc NHTƯ phản ứng như thế nào đối với chính sách này. - Nếu NHTƯ giữ cho mức cung tiền tệ không đổi thì tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ làm dịch chuyển đường IS sang phải, dẫn tới thu nhập và lãi suất tăng. - Nếu NHTƯ muốn giữ cho lãi suất không đổi. Khi tăng chi tiêu làm dịch chuyển đường IS sang phải, NHTƯ phải tăng cung ứng tiền tệ để giữ cho lãi suất không đổi, hành động này đã làm dịch chuyển đường LM sang phải. Kết quả là lãi suất không đổi và thu nhập lại tăng lên và sự gia tăng này lại nhanh hơn so với trường hợp mà NHTƯ giữ cho cung tiền không đổi do tránh được thoái giảm của đầu tư. - Nếu mục tiêu của chính sách tiền tệ là giữ cho thu nhập không đổi. Thì việc tăng chi tiêu của Chính phủ, làm dịch chuyển đường IS sang phải, thu nhập tăng và lãi suất cũng tăng. Giả sử rằng nền kinh tế đang hoạt động vượt ra ngoài trục sản lượng tiềm năng, Chính phủ muốn giữ cho thu nhập không đổi, NHTƯ phải giảm cung ứng tiền tệ và dẫn đến lãi suất tăng. Như vậy thực hiện kết hợp chính sách tài khóa mở và chính sách tiền tệ chặt có thể dẫn đến làm thay đổi quá trình phân bổ nguồn lực của nền kinh tế. Chính sách tài khóa mở làm tăng chi tiêu, nhưng lãi suất tăng lại làm giảm đầu tư. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Tóm lại, khi phân tích sự thay đổi trong một chính sách, chúng ta phải đưa ra những giả định về ảnh hưởng của chính sách kia. Giả định nào là thích hợp còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và từng giai đoạn chính trị nhất định. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG IV 1. Trình bày khái niệm và các chức năng của tiền tệ trong kinh tế vĩ mô. 2. Số nhân tiền là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới số nhân tiền. 3. Trình bày cách dựng đường IS. Giải thích nguyên nhân làm đường IS dốc xuống. 4. Trình bày cách dựng đường LM. Giải thích nguyên nhân làm đường LM dốc lên. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 5. Phân tích tác động của chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ trong mô hình IS – LM của nền kinh tế đóng, thuế được coi là tự định. Câu hỏi lựa chọn: Chọn một câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi dưới đây 6. Tiền: a. Là một loại tài sản có thể sử dụng để thực hiện các giao dịch. b. Bao gồm những đồng tiền giấy trong tay công chúng ngoài hệ thống ngân hàng. c. Bao gồm các khoản tiền gửi có thể viết séc tại các ngân hàng thương mại. d. Là phương tiện cất trữ giá trị và đơn vị tính toán. e. Tất cả các điều trên. 7. Chức năng cất trữ giá trị của tiền có thể được mô tả một cách cụ thể là : a. Là một thước đo quy ước để định giá. b. Là sự đảm bảo cho sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhu cầu. c. Là phương tiện có hiệu quả trong việc ký kết các hợp đồng dài hạn. d. Là phương tiện có thể được giữ lại và sau đó đem trao đổi với hàng hóa khác. e. Là một đơn vị trao đổi có thể được chấp nhận chung. CHƯƠNG V TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH I. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 1. Cầu lao động * Cầu lao động: phản ánh số lượng lao động mà các hãng kinh doanh cần thuê tại mỗi mức tiền công thực tế khi các điều kiện khác không thay đổi. Tiền công thực tế được xác định bằng tỷ số giữa tiền công danh nghĩa chia cho mức giá chung. Cụ thể được xác định theo công thức sau: Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Wn Wr = P Trong đó: Wr: là mức tiền công thực tế Wn: là mức tiền công danh nghĩa P: là mức giá chung * Các yếu tố xác định đường cầu về lao động Để tối đa hóa lợi nhuận các hãng chỉ thuê thêm lao động trong chừng mực mà doanh thu nhận được từ một lao động tăng thêm còn lớn hơn chi phí phải trả cho một lao động tăng thêm đó, nghĩa là Wn . L < P. Q . Vì vậy, để tối đa hóa lợi nhuận đòi hỏi phải thỏa mãn điều kiện sau: Q Wn P. Q = Wn . L hay = L P Trong đó: P. Q - Doanh thu từ người lao động L - mức lao động Q - sản phẩm biên của lao động (MPL) L P. Q Nên MPL = Wn hay = Wn P L P. Q ( được gọi là doanh thu biên) L Do ảnh hưởng của quy luật thu nhập giảm dần, MPL là hàm giảm dần của số lao động được tuyển dụng. Đường MPL là đường dốc xuống từ trái sang phải. Vì vậy, để tối đa hoá lợi nhuận nên đường cầu lao động của các hãng sẽ tương ứng với đường MPL. Nghĩa là DL = DLWn/P. Khi mức tiền công thực tế giảm từ (Wn/P)a xuống đến mức (Wn/P)b thì các hãng có xu hướng tăng thêm lao động. Số lao động tăng thêm được xác định từ La đến Lb. Khi có sự gia tăng tổng cầu thì đường cầu lao động dịch chuyển sang phải và ngược lại, đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang trái. Wn/P (Wn/P)a (Wn/P)b DL Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . La Lb L Hình 5.1. Đồ thị cầu lao động * Các yếu tố làm di chuyển và dịch chuyển đường cầu lao động: Khi tiền công thực tế thay đổi làm di chuyển dọc theo đường cầu lao động. Khi tổng cầu, sản phẩm biên của lao động thay đổi (NSLĐ thay đổi) làm dịch chuyển đường cầu lao động sang phải hoặc sang trái. 2. Cung lao động *Cung lao động: phản ánh số lượng lao động sẵn sàng cung ứng tại một mức tiền công thực tế. *Các yếu tố xác định đường cung lao động: Các hộ gia đình là người cung cấp lao động. Giả định mục đích của các hộ gia đình là tối đa hoá mức độ thoả dụng. Với một mức dân số cho trước, số lượng lao động được cung ứng phụ thuộc vào sự ưa thích tiêu dùng và nghỉ ngơi của các hộ gia đình. Khi tiền công thực tế tăng lên, việc nghỉ ngơi sẽ trở nên đắt hơn, vì thế các hộ gia đình có xu hướng tăng cung lao động (đây chính là ảnh hưởng thay thế). Tuy nhiên khi tiền công thực tế tăng cũng chọn nghỉ ngơi nhiều hơn (đây chính là ảnh hưởng thu nhập). Mô hình cổ điển giả định rằng ảnh hưởng thay thế lấn át ảnh hưởng thu nhập, vì vậy cung lao động là hàm tỷ lệ thuận với tiền công thực tế. Nghĩa là: SL = SLWn/P Wn/P SL a (Wn/P)a a’ (Wn/P)b b b’ Lb La L Hình 5.2. Đồ thị cung lao động Khi mức tiền cung thực tế tăng từ (Wn/P)b đến mức (Wn/P)a thì các hộ gia đình càng muốn cung ứng nhiều lao động hơn (số lao động cung ứng tăng thêm từ Lb đến La). Và ngược lại thì số lao động mà các hộ gia đình muốn cung ứng sẽ giảm xuống. * Độ dốc: đường cung lao động có độ dốc lên trên về phái phải. * Các yếu tố làm di chuyển và dịch chuyển đường cung về lao động: Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Khi tiền công thay đổi các yếu tố khác cố định thì có sự di chuyển trên đường cung về lao động. Trường hợp tiền công không thay đổi trong khi các yếu tố khác thay đổi thì có sự dịch chuyển đường cung. 3. Sự cân bằng của thị trường lao động Khi kết hợp đường cầu và đường cung lao động trên cùng một hệ trục toạ độ, thị trường lao động cân bằng tại mức tiền công thực tế (Wn/P)* với mức việc làm L*. Khi mức tiền công thực tế thấp hơn mức cân bằng, chẳng hạn như (Wn/P)1, lúc này sẽ có dư cầu về lao động (hình 5.3), quá trình cạnh tranh giữa các hãng để thuê thêm lao động làm cho tiền công thực tế tăng lên và trở lại vị trí cân bằng. Nếu tiền công thực tế cao hơn mức tiền công cân bằng, chẳng hạn (Wn/P)2, có dư cung lao động, cạnh tranh lao động giữa các hộ gia đình sẽ xảy ra, làm giảm tiền công thực tế xuống và quay trở về mức tiền công cân bằng. Trạng thái cân bằng của thị trường lao động tương ứng với mức toàn dụng lao động. Tại trạng thái này nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và đó là thất nghiệp tự nhiên. L* L Hình 5.3. Cân bằng thị trường lao động Thị trường lao động cân bằng tại mức tiền công thực tế (Wn/P)* và mức việc làm L*. Tại trạng thái cân bằng của thị trường lao động vẫn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp và đó là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. II. TỔNG CUNG VÀ CÁC MÔ HÌNH TỔNG CUNG 1. Tổng cung Tổng cung là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các hãng sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế sẽ sản xuất và bán ra thị trường trong một thời kỳ nhất định tương ứng với giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất đã cho. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hai nhóm nhân tố chủ yếu quyết định tổng cung là sản lượng tiềm năng và các chi phí đầu vào. 1.1. Sản lượng tiềm năng. Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng tối đa mà nền kinh tế có thể sản xuất ra với điều kiện sử dụng có hiệu quả về công nghệ, trình độ quản lý vốn, lao động và các nguồn lực khác sẵn có. Trong dài hạn, tổng cung chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng tiềm năng. Vì vậy AS dài hạn được quyết định bởi các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng dài hạn như nguồn nhân lực, lượng máy móc và hàng hoá vốn khác do công nhân sử dụng, trình độ công nghệ Về mặt định lượng, các nhà kinh tế học vĩ mô thường sử dụng định nghĩa GDP tiềm năng: là mức sản lượng mà nền kinh tế có thể sản xuất ra tại mức chuẩn thấp của tỷ lệ thất nghiệp. Nếu nền kinh tế sản xuất nhiều hơn sản lượng tiềm năng của nó, thì giá cả sẽ bắt đầu tăng ngày càng nhanh khi các nguồn lực bị sử dụng quá mức. Ngược lại, nếu nền kinh tế sản xuất ít hơn sản lượng tiềm năng của nó thì thất nghiệp sẽ cao và dư thừa nguồn lực sản xuất. Nằm giữa hai thái cực của việc sử dụng quá mức nguồn lực và quá nhiều nguồn lực không được sử dụng hết là mức sản lượng tiềm năng. Như vậy, có thể thấy rằng sản lượng tiềm năng là mục tiêu di động, khi nền kinh tế tăng trưởng sản lượng tiềm năng cũng tăng theo và đường tổng cung dịch chuyển sang phải. Hình 5.4. Tăng trưởng của sản lượng tiềm năng và ảnh hưởng của nó đến tổng cung Khi chi phí không đổi, sản lượng tiềm năng có thể làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải (từ AS đến AS’) 1.2. Các chi phí đầu vào Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Đường AS không chỉ bị ảnh hưởng bởi sản lượng tiềm năng mà còn chịu tác động bởi những thay đổi trong chi phí sản xuất. Khi mà chi phí sản xuất tăng lên, các hãng sản xuất kinh doanh chỉ sẵn sàng cung cáp mức sản lượng đã định với mức giá cao hơn. Nếu chi phí sản xuất tăng lên, mà sản lượng tiềm năng không tăng thì đường cong AS sẽ dịch chuyển theo phương thẳng đứng (từ đường AS lên đường AS’) Hình 5.5. Tăng chi phí ảnh hưởng đến AS Khi chi phí sản xuất (như tiền lương, thuế, ) tăng, sản lượng tiềm năng không đổi, thì đường AS sẽ dịch chuyển lên phía trên theo phương thẳng đứng (từ AS lên AS’) 2. Các mô hình tổng cung 2.1. Trường phái cổ điển Đường tổng cung cổ điển dựa trên giả thuyết các thị trường, trong đó đặc biệt là thị trường lao động, hoạt động một cách hoàn hảo. Giá cả sẽ điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hoá sản xuất ra đúng bằng số lượng mà mọi người mong muốn mua vào. Tiền công cũng linh hoạt điều chỉnh cho đến khi nào tất cả mọi người muốn làm việc tại mức tiền công đó đều có việc làm và các hãng kinh doanh sử dụng đúng số lượng nhân công mà họ muốn thuê. Khi tiền công điều chỉnh linh hoạt thì thị trường lao động luôn luôn ở trạng thái cân bằng, không có thất nghiệp. Nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng nhân công. Một khi toàn bộ lực lượng lao động được sử dụng hết, thì không thể gia tăng sản lượng trên mức hiện có, vì thế mà đường tổng cung sẽ cắt trục hoành ở điểm sản lượng tiềm năng. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Do nhân công đã được sử dụng hết, các hãng cạnh tranh nhau để giành giật nhân công, đẩy lương và giá lên cao, đáp ứng nhu cầu đang tăng lên: đường tổng cung vì thế mà rất dốc và sẽ thẳng đứng tại mức sản lượng tiềm năng P AS Y* Y Hình 5.6. Đường tổng cung thẳng đứng 2.2. Trường phái Keynes Theo trường phái Keynes, đường tổng cung nằm ngang. Quan điểm này cho rằng giá cả và tiền lương rất ít thay đổi trong ngắn hạn do tính cứng nhắc của các hợp đồng. Tính cứng nhắc này hàm ý đường tổng cung là nằm ngang. Đường này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sản phẩm cần thiết ở mức giá đã cho P* Đường tổng cung Keynes dựa trên giả thuyết là các thị trường trong đó, đặtc biệt là thị trường lao động không phải lúc nào cũng cân bằng rằng trong nền kinh tế luôn có tình trạng thất nghiệp. Do luôn có thất nghiệp, các doanh nghiệp có thể thuê mướn bao nhiêu nhân công cũng được với mức lương đã cho. Do đó, họ cũng có thể cung ứng cho mọi nhu cầu mà không cần tăng giá. P P* AS Y Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hình 5.7. Đường tổng cung nằm ngang Nhận xét: - Hai trường hợp đặc biệt của đường tổng cung phản ánh hai thái cực trái ngược nhau của tổng cung. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khác nhau đó là do quan niệm về sự hoạt động của giá cả và tiền công trong nền kinh tế thị trường. Theo trường phái cổ điển giá cả tiền công là linh hoạt. Theo trường phái Keynes chúng là cứng nhắc. Sự khác nhau này còn bao hàm cả quan niệm khác nhau về tốc độ điều chỉnh của nền kinh tế. - Đường tổng cung cổ điển là thẳng đứng, còn đường tổng cung của Keynes là đường nằm ngang. Trường phái cổ điển cho rằng trong thực tế, giá cả và tiền công không hoàn toàn linh hoạt và cũng không hoàn toàn cứng nhắc. Đường tổng cung phù hợp với thực tế hơn là đường có độ dốc nhất định, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. * Đường tổng cung thực tế ngắn hạn: Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp ba mối quan hệ sau đây, trong thời kỳ ngắn hạn: - Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm - Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công - Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả a. Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm, hay là giữa sản lượng và lao động, thể hiện trong hàm sản xuất. Hàm này có dạng đơn giản sau: Y = f (N ) Trong đó: Y : sản lượng thực tế N : Lao động được sử dụng vào sản xuất Các dấu thể hiện các yếu tố kết hợp khác (như vốn, tài nguyên ) Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Y Hình 5.8. Hàm sản xuất Theo hàm trên, sản lượng sẽ tăng lên khi lực lượng lao động thu hút vào quá trình sản xuất tăng lên, song tốc độ tăng đó giảm dần. Tốc độ giảm, hay độ dốc của đồ thị phụ thuộc vào sản phẩm cận biên của lao động (MNP= Y / N ). Trong thực tế, các doanh nghiệp chỉ thuê thêm lao động chừng nào sản phẩm cận biên của lao động vượt quá tiền công thực tế. b. Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công Tiền công thực tế trong thị trường lao động vận động để phản ứng lại những mất cân bằng trong thi trường này. Nếu có thất nghiệp, tiền công sẽ giảm, nếu cần sử dụng nhiều lao động, tiền công sẽ tăng. Tuy vậy, tiền công cũng không hoàn toàn linh hoạt. Nó chỉ được điều chỉnh sau một thời gian. Đường Philíp đơn giản mô tả mối quan hệ giữa tiền công và thất nghiệp có dạng sau: W = W-1.(1 - U) Trong đó: W : Tiền công W-1 : Tiền công của thời kỳ trước : Hệ số, phản ánh độ nhạy cảm giữa tiền công và thất nghiệp U : Tỷ lệ thất nghiệp N U = 1 – N * Trong đó: N : Lao động được sử dụng vào sản xuất N* : Lao động ở mức toàn dụng Mặt khác, giữa tiền công và sản lượng cũng có mối quan hệ. Mối quan hệ này được thể hiện rõ nếu thay N và N* bằng cách sau: N = aY N* = aY* Trong đó: Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . a : Số đơn vị lao động được sử dụng để sản xuất một đơn vị sản lượng Y: Sản lượng thực tế Y W = W-1.[1 + ( - 1)] (*) Y * Như vậy, sản lượng thực tế càng cao so với sản lượng tiềm năng thì tiền công cũng càng cao. c. Mối quan hệ giữa chi phí tiền công và giá cả Các doanh nghiệp sẽ định giá cả cho sản phẩm của họ sao cho có thể bù đắp được chi phí và có lãi. Theo cách định giá giản đơn, giá cả của sản phẩm sẽ bằng chi phí cộng thêm phần lợi nhuận tính trên chi phí, do đó ta có: P = aW (1 + f) Trong đó: P – Giá cả aW – Chi phí tiền lương f – Tỷ suất lợi nhuận (Lợi nhuận/ chi phí) Bây giờ thay vào biểu thức (*) ta được: Y P = a(1 + f)W-1 [1 + ( - 1)] Y * Biểu thức trên cho thấy mối quan hệ giữa giá cả, tiền công và sản lượng. d. Đường tổng cung Từ biểu thức: Y P = a(1 + f)W-1 [1 + ( - 1)] Y * Nếu ta thay: P-1 = a(1 + f)W-1 Và = Y * P = P-1[1+ (Y – Y*)] Đây là biểu thức đường tổng cung giản đơn (tuyến tính). Đây là đường tổng cung của một nền kinh tế mà giá cả không hoàn toàn linh hoạt. Giá cả tăng cùng với sản lượng. Giá cả còn phản ánh sự điều chỉnh diễn ra trong thị trường lao động. AS’ AS Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . P1 AS’’ Y* Y Hình 5.8. Vị trí của đường AS Đường tổng cung AS có ba tính chất sau: - Độ dốc của đường AS phụ thuộc vào hệ số . - Vị trí của đường AS phụ thuộc vào mức giá tiêu biểu trong thời kỳ trước. Nó đi qua mức sản lượng tiềm năng tại mức giá P = P1 - Đường AS chuyển dịch theo thời gian, phụ thuộc vào sản lượng. Nếu sản lượng kỳ này cao hơn sản lượng tiềm năng, thì sau một thời gian tiền lương sẽ tăng và giá cả sẽ tăng. Đường tổng cung dịch lên phía trên, đến đường AS’. Ngược lại, đường AS sẽ dịch xuống đến AS’’. 3. Quá trình điều chỉnh của nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn 3.1. Điều chỉnh ngắn hạn Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng toàn dụng nhân công ở điểm Eo. Bây giờ tổng cầu đột ngột tăng lên (chẳng hạn do lượng tiền danh nghĩa tăng lên). Đường AD dịch lên trên và sang phía bên phải, AD với mức giá ban đầu P = P-1, cán cân tiền thực tế tăng lên. Nhu cầu tăng, các hãng sẽ tăng thêm sản lượng một cách tương ứng, cho đến khi đạt được mức sản lượng E’. Một trạng thái cân bằng ngắn hạn được thiết lập. Tại E’, cả sản lượng và giá cả đều tăng. Việc giá cả và sản lượng tăng lên đến mức nào là hoàn toàn phụ thuộc vào độ dốc của đường tổng cung. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hình 5.9. Các điều chỉnh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn 3.2. Điều chỉnh trung hạn Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn E’, không phải mọi việc đã kết thúc. Do sản lượng tăng, giá cả tiếp tục tăng. Đường AS dịch chuyển đến AS’ phản ánh mức việc làm cao hơn. Trạng thái cân bằng trung hạn được thiết lập ở mức E’’. So ánh E’ với E’’: sản lượng đã giảm đi, giá cả đã tăng lên. 3.3. Điều chỉnh dài hạn Trong chừng mực mà sản lượng còn vượt quá sản lượng tiềm năng, thì đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển lên phía trên và sang bên trái. Kết quả là sản lượng tiếp tục giảm đi và giảm đến mức sản lượng toàn dụng nhân công. Nền kinh tế đạt mức cân bằng dài hạn ở điểm E“’. Giá cả đã điều chỉnh kịp với sự tăng lên của lượng tiền danh nghĩa, cán cân tiền tệ thực tế (MS/P) và lãi suất trở lại mức ban đầu, tổng cầu và sản lượng cũng trở lại mức ban đầu. Tóm lại: Quá trình tự điều chỉnh của nền kinh tế trước những sự mở rộng của tổng cầu và thay đổi tổng cung (thông qua tiền lương và giá cả) diễn ra theo trình tự từ mở rộng đến thu hẹp sản lượng. Trình tự này sẽ đảo ngược lại nếu có tác động thu hẹp tổng cầu. Vì quá trình tự điều chỉnh diễn ra chậm chạp và có thể kéo dài, nên mở ra một không gian nhất định để Nhà nước can thiệp vào thị trường, thông qua Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . chính sách tài khóa và tiền tệ, nhằm giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng. III. CHU KỲ KINH DOANH 1. Định nghĩa chu kỳ kinh doanh Chu kỳ kinh doanh là sự dao động của tổng sản lượng quốc dân của thu nhập và việc làm, thường kéo dài trong một giai đoạn từ 2 đến 10 năm, được đánh dấu bằng sự mở rộng hay thu hẹp trên quy mô lớn trong hầu hết các khu vực của nền kinh tế. Các nhà kinh tế thường chia chu kỳ kinh doanh thành hai chu kỳ chính: suy thoái và mở rộng. * Đặc điểm thường gặp của thời kỳ suy thoái: - Mua sắm của người tiêu dùng giảm mạnh, trong khi đó dự trữ tồn kho của các hãng lại tăng lên ngoài dự kiến. Các hãng kinh doanh cắt giảm sản xuất làm GDP thực tế giảm và đầu tư kinh doanh cũng giảm theo. Cầu về các nguyên vật liệu giảm. - Cầu về lao động giảm - Lợi nhuận của các hãng kinh doanh giảm mạnh. Giá chứng khoán cũng có xu hướng giảm do dự đoán của các nhà đầu tư về sự đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, do cầu về tín dụng giảm, lãi suất nói chung cũng giảm xuống trong thời kỳ này. Thời kỳ mở rộng là hình ảnh phản chiếu của suy thoái và mỗi đặc điểm trên được biểu hiện theo xu hướng ngược lại. 2. Cơ chế của chu kỳ kinh doanh 2.1. Nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh Người ta thường phân chia các lý thuyết nghiên cứu về nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh doanh thành hai nhóm: - Các lý thuyết bên ngoài hệ thống kinh tế(chính trị, thời tiết, dân số ) gây nên những cơn sốt ban đầu. Những cơn sốt này, sau đó, được truyền vào nền kinh tế. - Các lý thuyết bên trong hệ thống kinh tế đi tìm cơ chế bên trong bản thân hệ thống kinh tế gây ra việc tự hình thành chu kỳ kinh doanh. Với cách tiếp cận này, mọi sự mở rộng đều nuôi dưỡng sự suy thoái và mọi sự thu hẹp đều nuôi Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . dưỡng sự hồi sinh, mở rộng, cứ như vậy theo một chuỗi lặp đi lặp lại gần như theo một quy luật. 2.2. Các cơ chế của chu kỳ kinh doanh - Lý thuyết tiền tệ: cho rằng sự mở rộng hay thắt chặt tiền tệ và tín dụng là nguyên nhân tạo ra những dao động của chu kỳ kinh doanh. - Lý thuyết chính trị: với người đại biểu là M.Kalecki, W.Nordhaus, E.Tufte. Lý thuyết này cho rằng các dao động là do các chính trị gia – người lôi kéo các chính sách tài khóa và tiền tệ để được tái đắc cử - Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với các đại biểu là R. Lucas, R. Barro, T.Sargent. Lý thuyết này cho rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả và tiền lương đã khiến cho mọi người cung cấp quá nhiều hay quá ít lao động, dẫn đến những chu kỳ của sản lượng và việc làm. theo một phirn bản của lý thuyết này, công nhân cứ khăng khăng giữ mức lương àm trên thực tế là quá cao. - Lý thuyết về chu kỳ kinh doanh thực tế với những đại biểu là E.Prescott, P.Long, C.Plosser. Những người ủng hộ lý thuyết này cho rằng những biến động về năng suất tích cực hay tiêu cực trong một khu vực có thể lan tỏa sang phần còn lại của nền kinh tế và gây ra những dao động. - Mô hình gia tốc – số nhân: Lý thuyết này cho rằng những biến động ngoại sinh được lan truyền bằng một số nhân đi cùng với một lý thuyết đầu tư (được gọi là lý thuyết gia tốc). Do đó chúng tạo ra những dao động chu kỳ có tính quy luật của sản lượng. * Mô hình gia tốc – số nhân và chu kỳ kinh doanh: Tốc độ thay đổi đầu tư chủ yếu do tốc độ thay đổi sản lượng quyết định. Có nghĩa là mức đầu tư cao khi sản lượng tăng và khi sản lượng giảm thì đầu tư thấp hơn. Theo lý thuyết này ngoài những nhân tố quyết định đầu tư như doanh thu do đầu tư mang lại, chi phí đầu tư, thì tăng đầu tư còn xảy ra khi sản lượng tăng, sản lượng phải liên tục tăng cùng nhịp độ mới đảm bảo cho đầu tư không đổi. Vì vậy, khi sản lượng (Y) ngừng tăng thì đầu tư ròng sẽ giảm đến số 0 và lúc này tổng đầu tư chỉ vừa đủ để duy trì mức sản xuất hiện có, nghĩa là đầu tư bằng khấu hao tài sản cố định. Ngược lại, khi sản lượng giảm, đầu tư sẽ giảm xuống dưới 0 trong thời gian dài. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Cơ chế của mô hình gia tốc – số nhân có thể tóm tắt như sau: Đầu tư tăng > sản lượng tăng (theo mô hình số nhân) > đấu tư tăng (theo nguyên tắc gia tốc) > sản lượng tăng (theo mô hình số nhân), Đạt đến đỉnh chu kỳ. Tiếp đến: Sản lượng ngừng tăng > đầu tư giảm (theo nguyên tắc gia tốc) >sản lượng giảm (theo mô hình số nhân) > đầu tư giảm (theo nguyên tắc gia tốc) > sản lượng giảm (theo mô hình số nhân) Chạm đáy của chu kỳ. Tiếp đến đầu tư tăng lên và thời kỳ mở rộng lại bắt đầu. Trên đây là mô hình phân tích chu kỳ kinh doanh đơn giản. Để cho việc phân tích đầy đủ hơn chúng ta cần bổ sung thêm những đặc trưng thực tế khác nhau của nền kinh tế hiện đại như lạm phát, thị trường tài chính Tóm lại, đầu tư tăng sẽ làm cho sản lượng được khuếch đại qua mô hình số nhân. Sản lượng tăng lên làm cho xu hướng đầu tư biên tăng . Quá trình này tiếp diễn không ngừng đã tạo ra dao động của chu kỳ kinh doanh. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG V 1. Cầu lao động là gì? Các yếu tố xác định đường cầu lao động? 2. Cung lao động là gi? Các yếu tố xác định đường cung lao động? 3. Phân tích sự cân bằng cung, cầu của thị trường lao động? 4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đế tổng cung và quá trình tự điều chỉnh nền kinh tế? 5. Chu kỳ kinh doanh là gì? Trình bày cơ chế của chu kỳ kinh doanh? Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . 6. Hãy sử dụng mối quan hệ của mô hình gia tốc – số nhân lý giải dao động của chu kỳ kinh doanh? CHƯƠNG VI. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT I. THẤT NGHIỆP 1. Khái niệm thất nghiệp Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp cần phân biệt mộ số khái niệm liên quan: Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong Hiến pháp. - Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. - Người có việc là những người đang làm cho các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội - Người thất nghiệp là người hiện đang chưa có việc nhưng mong muốn và đang tìm kiếm việc làm - Ngoài những người có việc và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật - Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp trong tổng số lực lượng lao động của nền kinh tế. 2. Phân loại thất nghiệp Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần phải được phân loại để hiểu rõ về nó. Có thể được chia thành các loại như sau: 2.1. Phân theo loại hình thất nghiệp Thất nghiệp là một gánh nặng, nhưng gánh nặng đó rơi vào đâu, bộ phận nào, ngành nghề nào v.v Cần biết những điều đó để hiểu rõ ràng về đặc điểm, tính chất, mức độ tác hại của thất nghiệp trong thực tế. Với mục đích đó, có thể dùnh những tiêu thức phân loại dưới đây: - Thất nghiệp chia theo giới tính - Thất nghiệp chia theo lứa tuổi - Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ - Thất nghiệp chia theo ngành nghề - Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc 2.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp Theo tiêu thức này có thể chia thành bốn loại sau: - Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó. - Bỏ việc: là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động - Nhập mới là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm việc làm. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Tái nhập: là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Kết cục của những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn. Có những người (bỏ việc, mất việc )sau một thời gian nào đó sẽ được gọi trở lại làm việc, nhưng cũng có một số người không có khả năng đó và họ phải ra khỏi lực lượng lao động do bản thân không có điều kiện phù hợp với yêu cầu của thị trường lao động hoặc do mất hẳn sự hứng thú làm việc, hay có thể còn vị nguyên nhân khác. Như vậy, số người thất nghiệp là con số mang tính thời điểm. Nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian. Thất nghiệp là một quá trình vận động từ có việc, mới trưởng thành trở nên thất nghiệp, rồi ra khỏi trạng thái đó. Vì thế, việc nghiên cứu dòng luân chuyển thất nghiệp rất có ý nghĩa. Nếu ta coi thất nghiệp như một bể chứa những người không có việc làm, thì đầu vào của dòng thất nghiệp là những người gia nhập đội quân này và đầu ra là những người rời khỏi thất nghiệp. Trong cùng thời kỳ, khi dòng vào lớn hơn dòng ra thì quy mô thất nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại, quy mô thất nghiệp sẽ giảm xuống. Khi dòng thất nghiệp cân bằng thì quy mô thất nghiệp sẽ không đổi, tỷ lệ thất nghiệp tương đối ổ định. Dòng thất nghiệp nói trên cũng đồng thời phản ánh sự vận động hoặc những biến động của các thị trường lao động. Quy mô thất nghiệp còn gắn với khoảng thời gian thất nghiệp trung bình. Trong một đợt thất nghiệp, mỗi người có một thời gian thất nghiệp liên tục nhất định. Độ dài thời gian này có sự khác nhau giữa các cá nhân. Khoảng thời gian thất nghiệp trung bình là độ dài bình quân thời gian thất nghiệp của toàn bộ số người thất nghiệp trong cùng một thời kỳ. Ví dụ: Giả sử một người bị thất nghiệp 6 tháng, 4 người bị thất nghiệp một tháng thì khoảng thời gian thất nghiệp trung bình sẽ là: N.t 1x6 4x1 t = = = 2 tháng N 1 4 Trong đó: t - khoảng thời gian thất nghiệp trung bình N – Số người thất nghiệp trong mỗi loại t – Thời gian thất nghiệp của mỗi loại Khi dòng vào cân bằng với dòng ra, tỷ lệ thất nghiệp không đổi. Nhưng nếu khoảng thời gian thất nghiệp trung bình lại rút ngắn thì cường độ của dòng vận chuyển thất nghiệp tăng lên, thị trường lao động biến động mạnh, việc tìm kiếm, Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . sắp xếp việc làm trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nếu hoạt động của thị trường lao động yếu kém thì thời gian thất nghiệp sẽ tăng và tỷ lệ thất nghiệp cũng gia tăng. Khi dòng vào lớn hơn dòng ra, số người thất nghiệp và thời gian thất nghiệp đều kéo dài, xã hội sẽ có đông đảo người thất nghiệp dài hạn. Thất nghiệp cao và dài hạn thường xảy ra trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng. Tuy nhiên, thất nghiệp dài hạn cũng có thể xảy ra ngay cả khi xã hội có nhiều công ăn việc làm. trong trường hợp đó, lý do chủ yếu thường nằm trong sự thiếu hoàn hảo của việc tổ chức thị trường lao động. 2.3. Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp - Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng, hoặc những người mới bước vào thị trường lao động đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào cũng tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ khác nhau về quy mô số người và thời gian thất nghiệp. - Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động. Loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động. Khi sự biến động này mạnh và kéo dài, nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn. - Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ, bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở khắp mọi nơi, mọi ngành nghề. - Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Loại thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động. Vì tiền lương không chỉ liên quan đến sự phân phối thu nhập gắn với kết quả lao động mà còn quan hệ đến mức sống tối thiểu; nên nhiều quốc gia có quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu; sự không linh hoạt của tiền lương dẫn đến một bộ phận lao động mất việc làm hoặc khó tìm việc làm. 2.4. Phân loại theo lý thuyết cung và cầu về lao động Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Thất nghiệp được chia thành hai loại: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện - Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự nguyện không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hòa hợp với mong muốn của mình Giả thiết này là cơ sở để xây dựng hai đường cung: một đường cung lao động nói chung chỉ ra quy mô của lực lượng lao động xã hội tương ứng với các mức lương của thị trường lao động; một đường cung chỉ ra bộ phận lao động chấp nhận việc làm với các mức lương tương ứng của thị trường lao động. Khoảng cách giữa hai đường cung biểu thị con số thất nghiệp tự nguyện. Hình 6.1 Đường LD là đường cầu lao động, do nhu cầu lao động của các doanh gnhiệp quyết định. Đường LS là đường cung lực lượng lao động xã hội. Đường LS’ là đường cung bộ phận lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm tương ứng với các mức lương của thị trường lao động, EF hoặc BC là con số thất nghiệp tự nguyện. Có thể nói thất nghiệp tự nguyện là bao gồm số người thất nghiệp tạm thời và số người thất nghiệp cơ cấu, vì đó là những người chưa sẵn sàng làm việc với mức lương tương ứng, còn đang tìm kiếm những cơ hội tốt hơn. Nếu xã hội có chế độ quy định mức lương tối thiểu, giả sử ở W1 cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động ( W* ) Ở mức lương W1, cung lao động sẵn sàng chấp nhận việc làm (LS) sẽ lớn hơn cầu lao động . Đoạn AB trên hình 6.1 biểu thị sự chênh lệch này. Đó chính là số người thất nghiệp mà theo “lý thuyết cổ điển” là bộ phận thất nghiệp tự nguyện, bởi xã hội chỉ chấp nhận làm việc tại mức lương cao hơn (W1). Tổng số Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . thất nghiệp tự nguyện trong trường hợp này sẽ là đoạn AC, bao gồm thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Thất nghiệp do thiếu cầu xảy ra khi tổng cầu suy giảm, sản xuất đình trệ, công nhân mất việc nên loại thất nghiệp này được gọi là thất nghiệp không tự nguyện. 2.5. Thất nghiệp tự nhiên a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Là thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cân bằng (tại điểm E). Tại mức đó, tiền lương và giá cả là hợp lý bởi các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn. Số người thất nghiệp tự nhiên sẽ là tổng số thất nghiệp tự nguyện, những người chưa có những điều kiện mong muốn để tham gia vào thị trường lao động. Tại mức lương W*, số việc làm đạt mức cap nhất có thể có mà không phá vỡ sự cân bằng nên tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp khi đạt được sự toàn dụng nhân công (đầy đủ việc làm). Tổng số người làm việc được xác định tại điểm N* (hoặc N2) khi có quy định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương cân bằng. Ở mức N*, tiền lương được ổn định bởi sự cân bằng của thị trường lao động, không có những cú sốc đối với tổng cầu và tổng cung ngắn hạn, thị trường hàng hóa đạt cân bằng và giá cả ở trạng thái ổn định. Với ý nghĩa đó, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên còn được gọi là tỷ lệ thất nghiệp mà ở mức đó không có sự gia tăng lạm phát. b. Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp tự nhiên Có hai nhân tố chính ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là khoảng thời gian thất nghiệp và tần số thất nghiệp. + Khoảng thời gian thất nghiệp Giả sử rằng có một lượng người nhất định bổ sung vào đội ngũ tìm kiếm việc làm và nếu mỗi người phải chờ đợi quá nhiều thời gian mới tìm được việc thì trong một thời kỳ nào đó, số lượng người thất nghiệp trung bình tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp sẽ bị nâng cao. Thời gian chờ đợi nói trên được gọi là “khoảng thời gian thất nghiệp” và nó phụ thuộc vào: - Cách thức tổ chức thị trường lao động - Cấu tạo nhân khẩu của người thất nghiệp (tuổi đời, tuổi nghề, nhành nghề ) - Cơ cấu các loại việc làm và khả năng có sẵn việc. Mọi chính sách cải thiện các yếu tố trên sẽ dẫn đến rút ngắn khoảng thời gian thất nghiệp. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . + Tần số thất nghiệp Là số lần trung bình một người lao động bị thất nghiệp trong một thời kỳ nhất định (ví dụ trong một năm bị thất nghiệp hai lần) Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào: - Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp - Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động. Trong ngắn hạn, khi tổng cầu không đổi nhưng có sự biến động về cơ cấu của nó và khi có tỷ lệ tăng dân số cao thì tần số thất nghiệp bị đẩy lên nhanh. Tần số thất nghiệp lớn có nghĩa là thường xuyên có số thất nghiệp nhiều, tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao. Hạ thấp tỷ lệ dân số và ổn định kinh tế là hướng đi quan trọng giữ cho tần số thất nghiệp ở mức thấp. 3. Phân tích thị trường lao động Các doanh nghiệp có một lượng tài sản cố định xác định. Tài sản này kết hợp với lao động sẽ tạo nên sản phẩm bán trên thị trường hàng hóa. Với một lượng tài sản cố định đã cho thì theo quy luật thu nhập (năng suất) giảm dần, khi các doanh nghiệp thuê thêm lao động, sản phẩm cận biên của lao động sẽ giảm đi. Vì vậy cầu về lao động của các doanh nghiệp chỉ tăng thêm chứng nào tiền lương hay tiền công thực tế giảm xuống, để bù vào việc sản phẩm cận biên giảm đi do thuê thêm đơn vị lao động cuối cùng. Trong thực tế, tại một mức lương thực tế bất kỳ, các doanh gnhiệp có thể thuê thêm lao động cho đến khi sản phẩm cận biên của lao động giảm bằng mức tiền công thực tế. Khi lượng cầu lao động thay đổi do sự thay đổi tiền công thực tế, ta có sự di chuyển trên đường cầu. Khi số lượng tài sản cố định của các doanh nghiệp thay đổi, đường cầu lao động sẽ dịch chuyển sang trái hoặc sang phải. Khi tiền công thực tế tăng lên, có nhiều người sẵn sàng cung ứng sức lao động của mình tương ứng với mức tiền công đó. Thị trường lao động sẽ cân bằng tại mức tiền công thực tế. Tại mức tiền công cân bằng đó, số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê bằng số lao động mà các hộ gia đình muốn cung cấp. Như vậy, thị trường lao động cân bằng, mọi người làm việc tại mức tiền công cân bằng đều có việc làm. Vị trí cân bằng này tương ứng với trạng thái toàn dụng nhân công. Tuy nhiên ngay khi thị trường lao động cân bằng vẫn có một số lao động bị thất nghiệp, đó là số lao động thất nghiệp tự nguyện. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . * Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp + Đối với thất nghiệp tự nhiên Muốn giảm bớt thất nghiệp xã hội cần phảI có thêm nhiều việc làm, đa dạng hơn và có mức tiền công tốt hơn, đồng thời phảI đổi mới, hoàn thiện thị trường lao động để đáp ứng kịp thời, nhanh chóng cả yêu cầu của doanh nghiệp và người lao động. Do yêu cầu cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường, việc mửo rộng sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn gắn liền với năng suất ngày càng cao. Ở mức tiền công sẽ thu hút nhiều lao động hơn. Trong những điều kiện đó, cầu về lao động sẽ tăng lên và khoảng thời gian thất nghiệp cũng sẽ giảm xuống. + Đối với thất nghiệp chu kỳ Thất nghiệp chu kỳ thường là một thảm họa vì nó xảy ra trên quy mô lớn. Tổng cầu và sản lượng suy giảm, đời sống người lao động bị thất nghiệp gặp khó khăn. gánh nặng thường lại dồn vào những người nghèo nhất (lao động giản đơn), bất công xã hội do vậy lại tăng lên. Các chính sách mở rộng tài chính và tiền tệ nhằm tăng tổng mức cầu sẽ dẫn đến việc phục hồi về kinh tế, giảm thất nghiệp loại này. II. LẠM PHÁT 1. Khái niệm lạm phát Lạm phát là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian. Mức giá trung bình được hiểu là mức giá chung của tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Nó được biểu thị bằng chỉ số giá. Chỉ số giá là chỉ tiêu phản ánh biến động của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Chỉ số giá được xác định theo công thức: Ip = i p x d Trong đó: Ip – là chỉ số giá cả chung ip – chỉ số giá cả của từng loại hàng, nhóm hàng d – tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại, từng nhóm hàng (với d =1). Nó phản ánh cơ cấu tiêu dùng của xã hội. Có ba chỉ tiêu biểu thị chỉ số giá đó là: - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là chỉ tiêu phản ánh chi phí nói chung của một người tiêu dùng điển hình khi mua hàng hóa và dịch vụ. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Chỉ số giá sản xuất (PPI) là chỉ số giá bán buôn, tức chi phí để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. - Chỉ số giảm phát là chỉ tiêu phản ánh biến động của giá cả tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Chỉ số này tính theo giá thị trường hay giá hiện hành được sử dụng trong tính GDP. Tỷ lệ lạm phát là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức: I gp(%) = ( p - 1) . 100 I p 1 Trong đó: gp : Tỷ lệ lạm phát Ip : Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu Ip-1 : Chỉ số giá cả thời kỳ trước đó Ví dụ: Chỉ số giá cả của năm 2008 so với năm 1998 là 300% (Ip) Chỉ số giá cả của năm 2007 so với năm 1998 là 250% (Ip-1) Vậy tỷ lệ lạm phát của năm 2008 là: 300 gp = ( 1).100 20% 250 2. Phân loại lạm phát 2.1. Theo quy mô của lạm phát Theo tiêu thức này lạm phát được phân thành: - Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế. - Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Loại lạm phát này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. - Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã. Siêu lạm phát thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra. 2.2. Căn cứ vào quy mô lạm phát và độ dài thời gian Theo tiêu thức này lạm phát được phân chia thành: Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . - Lạm phát kinh niên: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát nhỏ hơn 50% một năm - Lạm phát nghiêm trọng: Thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm. - Siêu lạm phát: là lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm. III. MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP 1. Đường Phillips 1.1. Đường Phillips ban đầu Ban đầu, dựa vào kết quả thực nghiệm trên cơ sở số liệu nhiều năm về tiền lương, giá cả, thất nghiệp ở Anh đã ra đời đường Phillips có dạng như hình 6.2 và gọi là đường Phillips ban đầu. Hình 6.2. Đường này cho thấy mối quan hệ nghịch giữa thất nghiệp và lạm phát và nó cũng phù hợp đúng với thực tế kinh tế của nhiều nước Tây Âu thời kỳ đó. Lý thuyết này gợi ra rằng có thể đánh đổi lạm phát để lấy thất nghiệp thấp. Khi ra đời lý thuyết về tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đường Phillips được xây dựng hoàn chỉnh và có dạng như sau: gp = - (u-u*) Trong đó: gp – Tỷ lệ lạm phát u – Tỷ lệ thất nghiệp thực tế u* - Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên - độ dốc đường Phillips Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Hình 6.3. Đường Phillips ban đầu Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây: - Lạm phát bằng không khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên - Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát xảy ra. - Độ dốc càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì lớn, nếu có tính ì ạch thì nhỏ. Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp. 1.2. Đường Phillips mở rộng Thực tế ngày nay giá cả đã không hạ xuống theo thời gian do có lạm phát dự kiến vì thế đường Phillips đã được mở rộng thêm bằng việc bao gồm cả tỷ lệ lạm phát dự kiến và có dạng sau: gp = gpe - (u-u*) Trong đó: gpe – là tỷ lệ lạm phát dự kiến Hình 6.4. Đường Phillips mở rộng Đường này cho thấy, khi thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát bằng tỷ lệ dự kiến. Nếu thất nghiệp thực tế cao hơn tỷ lệ tự nhiên thì lạm phát thấp Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . hơn tỷ lệ dự kiến. Đường này gọi là đường Phillips ngắn hạn ứng với thời kỳ mà tỷ lệ lạm phát dự kiến chưa thay đổi. Trong thời kỳ này nếu có những cú sốc cầu, giả sử tổng cầu tăng lên nhanh, nền kinh tế sẽ đi dọc đường Phillips lên phía trên, lạm phát tăng, thất nghiệp giảm. Nếu không có sự tác động của các chính sách thì vì giá tăng lên mức cung tiền thực tế giảm xuống, lãi suất tăng lên và tổng cầu dần dần được điều chỉnh trở lại mức cũ, nền kinh tế với lạm phát và thất nghiệp sẽ quay trở về trạng thái ban đầu. Nhưng khi lạm phát đã được dự kiến, tiền lương và các chi phí khác cũng được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát nên giá cả dừng lại ở tỷ lệ dự kiến và thất nghiệp trở lại mức tự nhiên, đường Phillips ngắn hạn nói trên dịch chuyển lên trên. 1.3. Đường Phillips dài hạn Trong dài hạn tỷ lệ thất nghiệp thực tế bằng với tỷ lẹ thất nghiệp dự kiến bởi sự tác động của các chính sách tài khóa và tiền tệ. Đó là cơ sở để xây dựng đường Phillips dài hạn. Trong dài hạn, tỷ lệ lạm phát thực tế bằng tỷ lệ lạm phát dự kiến nghĩa là gp = gpe. Ta có 0 = - (u-u*) Hay là u = u* Như vậy tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ tự nhiên cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Nếu biểu diễn trên đồ thị thì đường Phillips dài hạn là đường đứng cắt trục hoành tại điểm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên gp U* U Hình 6.5. Đường Phillips dài hạn 2. Trường hợp lạm phát do cầu kéo Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiềm năng. Hình 6.6. Chi tiêu quá khả năng cung ứng Trong thực tế, khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hóa. Như vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường lao động đạt cân bằng. Hình 6.6 cho thấy khi sản lượng vượt tiềm năng, đường AS có độ dốc lớn nên khi cầu tăng mạnh, đường AD dịch chuyển lên trên (AD1), giá cả tăng nhanh từ P0 đến P1. 3. Trường hợp lạm phát do chi phí đẩy Ngay cả khi sản lượng chưa đạt tiềm năng nhưng vẫn có khả năng và trên thực tế đã xảy ra lạm phát ở nhiều nước, kể cả ở các nước phát triển cao. Đó là một đặc điểm của lạm phát hiện đại. Kiểu lạm phát này gọi là lạm phát chi phí đẩy, vừa lạm phát vừa suy giảm sản lượng, tăng thêm thất nghiệp. Các cơn sốc giá cả của thị trường đầu vào - đặc biệt là các vật tư cơ bản là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đường AS dịch chuyển lên trên. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng lại giảm xuống. 4. Trường hợp lạm phát dự kiến Trong nền kinh tế tiền tệ, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó. Giá cả trong trường hợp này tăng đều đều với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . tỷ lệ lạm phát ỳ và vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn được gọi là lạm phát dự kiến. Mọi hoạt động kinh tế sẽ trông đợi và ngắm vào nó để tính toán điều chỉnh. Hình 6.7. Lạm phát dự kiến Đường AD và AS dịch chuyển lên trên cùng một tốc độ. Vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất và cả nhu cầu chi tiêu cũng được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát. Như vậy, sản lượng vẫn giữ nguyên nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến. Tỷ lệ lạm phát dự kiến một khi đã hình thành thì trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian. Những cú sốc mới trong nền kinh tế sẽ đẩy lạm phát khỏi trạng thái ỳ. Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG VI 1. Thất nghiệp là gì? Cách phân loại thất nghiệp. 2. Phân tích thị trường lao động? Biện pháp tác động đến thị trường thất nghiệp? 3. Lạm phát là gì? Phân loại lạm phát? 4. Phân tích mối quan hệ lạm phát và thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường? Câu hỏi lựa chọn: Chọn một câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi dưới đây 5. Tỷ lệ thất nghiệp bằng: a. Số người thất nghiệp chia cho dân số b. Số người thất nghiệp chia cho số người trưởng thành c. Số người thất nghiệp chia cho số người trong lực lượng lao động d. Số người thất nghiệp chia cho số người có việc. 6. Một học sinh tốt nghiệp cấp 3 không thể tìm được một công việc phù hợp trong một thời gian dài và quyết định thôI không tìm việc nữa. Người này được xếp vào nhóm: a. Có việc làm b. Thất nghiệp c. Nằm trong lực lượng lao động d. Không nằm trong lực lượng lao động 7. Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục: a. Giá của hàng tiêu dùng thiết yếu. b. Tiền lương trả cho công nhân. c. Mức giá chung. d. GDP danh nghĩa. e. Tiền lương thực tế so với tiền lương danh nghĩa Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Đại học kinh tế quốc dân – năm 2006 2. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - TS. Trần Văn Đức 3. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Học viện hành chính – năm 2005 4. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Đại học NN I Hà Nội – năm 1996 5. Nguyên lý kinh tế – sách dịch – năm 1998 6. Kinh tế học – Hiệp hội kinh tế Nông Lâm – năm 1998 7. Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bộ Giáo dục và đào tạo – năm 1999 Mục lục Lời nói đầu Chương 1. KHÁI QUÁT KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ 1 1. Khái niệm về kinh tế học và những đặc trưng của kinh tế học 1 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu môn học 2 3. Tổ chức kinh tế của một nền kinh tế hỗn hợp 5 4. Một số khái niệm liên quan cơ bản 6 5. Hệ thống kinh tế vĩ mô 10 6. Mục tiêu và công cụ trong kinh tế vĩ mô 13 7. Câu hỏi ôn tập 16 Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Chương 2. TỔNG SẢN PHẨM VÀ THU NHẬP QUỐC DÂN 17 1. Tổng sản phẩm quốc dân, thước đo thành tựu của nền kinh tế 17 2. Các phương pháp xác định GDP 20 3. Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản 23 4. Câu hỏi ôn tập 24 Chương 3. TỔNG CẦU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 25 1. Tổng cầu và sản lượng cân bằng của nền kinh tế 25 2. Chính sách tài khóa 34 3. Câu hỏi ôn tập 38 Chương 4. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 39 1. Chức năng của tiền tệ 39 2. Thị trường tiền tệ 40 3. Mô hình IS – LM 44 4. Sự kết hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ 46 5. Câu hỏi ôn tập 49 Chương 5. TỔNG CUNG VÀ CHU KỲ KINH DOANH 50 1. Thị trường lao động 50 2. Tổng cung và các mô hình tổng cung 53 3. Chu kỳ kinh doanh 60 4. Câu hỏi ôn tập 63 Chương 6. THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT 64 1. Thất nghiệp 64 2. Lạm phát 70 3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp 72 4. Câu hỏi ôn tập 77 Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80
- Gi¸o tr×nh Kinh tÕ vÜ m« . Tæ bé m«n KÕ to¸n Trêng Cao ®¼ng NghÒ Nam §Þnh 80