Kinh tế chính trị - Chương 6: Hệ thống tài chính tiết kiệm và đầu tư

pdf 34 trang vanle 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế chính trị - Chương 6: Hệ thống tài chính tiết kiệm và đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_chinh_tri_chuong_6_he_thong_tai_chinh_tiet_kiem_va_d.pdf

Nội dung text: Kinh tế chính trị - Chương 6: Hệ thống tài chính tiết kiệm và đầu tư

  1. Chương 6 Hệ thống tài chính Tiết kiệm và Đầu tư Nguyễn Việt Hưng
  2. Mục tiêu của chương  Trình bày cấu trúc hệ thống tài chính  Phân tích mô hình thị trường vốn vay – Các nhân tố quyết định tới tiết kiệm – Các nhân tố quyết định tới đầu tư  Trình bày các chính sách thúc đẩy đầu tư trong nước 2
  3. Mục tiêu của chương  Trình bày cấu trúc hệ thống tài chính  Phân tích mô hình thị trường vốn vay – Các nhân tố quyết định tới tiết kiệm – Các nhân tố quyết định tới đầu tư  Trình bày các chính sách thúc đẩy đầu tư trong nước 3
  4. Hệ thống tài chính  Gồm các thể chế giúp khớp nối tiết kiệm của người này với đầu tư của người khác.  Nó giúp chuyển nguồn lực nhàn rỗi từ những người tiết kiệm tới những người đi vay có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực. 4
  5. Hệ thống tài chính  Hệ thống tài chính được chia thành hai bộ phận – Thị trường tài chính – Trung gian tài chính 5
  6. Thị trường tài chính  Thị trường tài chính gồm các thể chế mà qua đó người tiết kiệm có thể TRỰC TIẾP cung cấp vốn cho nhà đầu tư (doanh nghiệp). – Thị trường cổ phiếu – Thị trường trái phiếu 6
  7. Thị trường tài chính Thị trường trái phiếu Thị trường cổ phiếu  Trái phiếu là chứng chỉ nợ,  Cổ phiếu là chứng chỉ góp nó ghi nhận nghĩa vụ nợ của vốn, nó ghi nhận quyền sở tổ chức phát hành trái phiếu hữu của người nắm giữ cổ đối với người nắm giữ trái phiếu với tài sản và lợi phiếu nhuận của công ty phát hành cổ phiếu IOU 7
  8. Thị trường tài chính Thị trường trái phiếu Thị trường cổ phiếu  Thời hạn xác định  Thời hạn không xác định (khi  Tổ chức phát hành có nghĩa vụ nào công ty còn tồn tại) trả lãi và gốc theo mức lãi suất  Công ty sẽ chia cổ tức theo tình và thời hạn đã ghi trên trái hình lợi nhuận phiếu  Người nắm giữ cổ phiếu còn kiếm lợi tức từ chênh lệch giá 8
  9. Trung gian tài chính  Trung gian tài chính gồm các thể chế mà qua đó người tiết kiệm có thể GIÁN TIẾP cung cấp vốn cho nhà đầu tư (doanh nghiệp). – Ngân hàng thương mại – Quỹ hỗ tương 9
  10. Trung gian tài chính  Ngân hàng thương mại – Nhận tiền gửi từ những người tiết kiệm và trả lãi cho họ – Cho vay những người cần vay vốn và áp một mức lãi cao hơn mức lãi huy động. – Tạo ra một phương tiện trao đổi là séc hay tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. 10
  11. Trung gian tài chính  Quỹ hỗ tương – Là thể chế phát hành cổ phiếu ra công chúng và sử dụng số tiền thu về để mua các danh mục cổ phiếu, trái phiếu của các công ty khác trên thị trường.  Cho phép những người tiết kiệm nhỏ lẻ có thể đa dạng hóa đầu tư  Tận dụng ưu thế về kỹ năng kinh doanh chứng khoán của nhà quản lý 11
  12. Trung gian tài chính  Một số dạng khác – Quỹ tín dụng – Công ty bảo hiểm – Công ty đầu tư – Công ty cho thuê tài chính 12
  13. Mục tiêu của chương  Trình bày cấu trúc hệ thống tài chính  Phân tích mô hình thị trường vốn vay – Các nhân tố quyết định tới tiết kiệm – Các nhân tố quyết định tới đầu tư  Trình bày các chính sách thúc đẩy đầu tư trong nước 13
  14. Mô hình thị trường vốn vay  Mục đích của mô hình – Giải thích xem tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế được quyết định như thế nào. – Chỉ ra các nhân tố làm thay đổi trạng thái cân bằng của tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. 14
  15. Mô hình thị trường vốn vay  Đồng nhất thức thu nhập quốc dân – Giả định nền kinh tế đóng, NX = 0 GDP = Y = C + I + G Y – C – G = I (Y – C – T) + (T – G) = I Sn = Sp + Sg = I 15
  16. Mô hình thị trường vốn vay  Tiết kiệm tư nhân bằng tổng thu nhập trừ đi phần thuế phải nộp cho chính phủ và trừ đi phần tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ. Tiết kiệm tư nhân = Y – T - C 16
  17. Mô hình thị trường vốn vay  Tiết kiệm chính phủ bằng nguồn thu từ thuế của chính phủ trừ đi phần chi tiêu mua hàng của chính phủ Tiết kiệm chính phủ = T - G 17
  18. Mô hình thị trường vốn vay  Hành vi tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc: – Số thuế mà hộ gđ phải nộp (thuế thu nhập và thuế đánh vào tiền lãi tiết kiệm) (nghịch chiều) – Thu nhập kỳ vọng trong tương lai (nghịch chiều) – Lãi suất thực tế (thuận chiều) – Sức mua của lượng của cải tích lũy (nghịch chiều) 18
  19. Mô hình thị trường vốn vay  Hành vi tiết kiệm của chính phủ phụ thuộc – Số thuế chính phủ thu được – Chương trình chi tiêu của chính phủ 19
  20. Mô hình thị trường vốn vay  Hành vi đầu tư phụ thuộc – Lợi tức kỳ vọng  Triển vọng kinh tế (thuận chiều)  Tiến bộ công nghệ (thuận chiều)  Chính sách thuế (nghịch chiều) – Lãi suất thực tế (nghịch chiều) 20
  21. Mô hình thị trường vốn vay  Cung vốn vay trên thị trường cho biết nền kinh tế (gồm hộ gia đình và chính phủ) sẽ tiết kiệm bao nhiêu tại mỗi mức lãi suất thực tế.  Cầu vốn vay trên thị trường cho biết nền kinh tế (doanh nghiệp) muốn vay bao nhiêu để đầu tư tại mỗi mức lãi suất thực tế 21
  22. Mô hình thị trường vốn vay Lãi suất Cung 5% Cầu 0 $1,200 Lượng vốn vay
  23. Mô hình thị trường vốn vay  Lãi suất cân bằng là 5%  Lượng vốn vay cân bằng là $1200. – Tiết kiệm bằng $1200 – Đầu tư bằng $1200 23
  24. Mô hình thị trường vốn vay Lãi suất 2. Nhu cầu vay vốn đầu tư vào tư bản Cung mới giảm 1.Tiêu dùng giảm và tiết kiệm tăng 7% 4. Đẩy lãi suất giảm xuống 3. Dư thừa 5% vốn Cầu 0 $1,200 Lượng vốn vay
  25. Mô hình thị trường vốn vay  Các nhân tố làm dịch chuyển đường cung vốn vay S(r) = Y – C(r) - G – Thuế đánh vào thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm – Thu nhập kỳ vọng – Sức mua của lượng của cải tích lũy – Chi tiêu chính phủ 25
  26. Mô hình thị trường vốn vay  Các nhân tố làm dịch chuyển đường cầu vốn vay I(r) – Thuế đánh vào thu nhập từ đầu tư – Triển vọng kinh tế – Tiến bộ công nghệ 26
  27. Mục tiêu của chương  Trình bày cấu trúc hệ thống tài chính  Phân tích mô hình thị trường vốn vay – Các nhân tố quyết định tới tiết kiệm – Các nhân tố quyết định tới đầu tư  Trình bày các chính sách thúc đẩy đầu tư trong nước 27
  28. Chính sách thúc đẩy đầu tư 1. Chính sách giảm thuế đối với thu nhập từ tiền lãi tiết kiệm – Dân chúng sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm – Tổng tiết kiệm tăng làm giảm lãi suất – Đầu tư tăng 28
  29. Chính sách thúc đẩy đầu tư Lãi suất Cung1 Cung2 1. Dư cung 5% 2. Ls giảm 4% Cầu 0 $1,200 $1,500 Lượng vốn vay 3. Đầu tư tăng
  30. Chính sách thúc đẩy đầu tư 2. Chính sách giảm chi tiêu chính phủ – Chính phủ giảm chi tiêu – Tiết kiệm chính phủ và tiết kiệm quốc dân tăng – Lãi suất giảm – Đầu tư tăng – Đây được gọi là hiện tượng thoái lui (crowding out), tức là có sự thay thế giữa chi tiêu chính phủ và đầu tư khu vực tư nhân. 30
  31. Chính sách thúc đẩy đầu tư Lãi suất Cung1 Cung2 1. Dư cung 5% 2. Ls giảm 4% Cầu 0 $1,200 $1,500 Lượng vốn vay 3. Đầu tư tăng
  32. Chính sách thúc đẩy đầu tư 3. Chính sách giảm thuế đầu tư – Kích thích các doanh nghiệp muốn đầu tư nhiều hơn – Nhu cầu vay vốn tăng làm tăng lãi suất – Tiết kiệm tăng đáp ứng nhu cầu vốn vay tăng – Đầu tư tăng 32
  33. Chính sách thúc đẩy đầu tư Lãi suất Cung1 6% 1. Dư cầu 2. Ls tăng 5% Cầu2 Cầu1 0 $1,200 $1,500 Lượng vốn vay 3. Đầu tư tăng
  34. Chính sách thúc đẩy đầu tư  Một số chính sách thúc đẩy đầu tư khác – Thúc đẩy nghiên cứu triển khai để làm tăng tiến bộ công nghệ → nhu cầu đầu tư tăng – Tạo môi trường đầu tư an toàn và hấp dẫn, môi trường kinh tế vĩ mô sáng sủa để thu hút đầu tư 34