Kế toán, kiểm toán - Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

doc 202 trang vanle 1810
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán, kiểm toán - Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docke_toan_kiem_toan_ke_toan_thue_thu_nhap_doanh_nghiep.doc

Nội dung text: Kế toán, kiểm toán - Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

  1. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH LỜI NÓI ĐẦU Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế cho phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng đối với nh ững mặt hàng, ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi; đồng thời hạn chế đầu tư, sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp trong từng giai đoạn nhất định. Chính sách thuế ảnh hưởng sâu sắc đến các quyết định về đầu tư, tiết kiệm của các tầng lớp dân cư. Có thể nói kiến thức về thuế là cần thiết và hữu ích cho tất cả các chủ thể trong nền kinh tế và cho toàn xã hội. Ngoài Chương mở đầu, giáo trình gồm 5 chương trình bày những vấn đề cơ bản vê thuế và kế toán thuế trong doanh nghiệp: Chương mở đầu: Tổng quan về thuế và kế toán thuế. Chương I: Kế toán thuế giá trị gia tăng. Chương II: Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt. Chương III: Kế toán thuế xuất – nhập khẩu. Chương IV: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương V: Kế toán các loại thuế khác. 1
  2. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT TẮT VIẾT NGUYÊN VĂN GTGT Giá trị gia tăng SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định HHDV Hàng hóa, dịch vụ TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TM Tiền mặt TGNH Tiền gửi ngân hàng NXB Nhà xuất bản CCDC Công cụ dụng cụ NSNN Ngân sách nhà nước TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNCN Thu nhập cá nhân DN Doanh nghiệp NN Nhà nước CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức 2
  3. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH MỤC LỤC CHƯƠNG MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế 1 2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế 6 3. Phân loại thuế 8 4. Kế toán thuế 9 5. Sự tác động của thuế đối với kế toán tài chính 10 CHƯƠNG I KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mục tiêu của Chương I: 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 15 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 15 1.1.1.1. Khái niệm 15 1.1.1.2. Đặc điểm 16 1.1.1.3. Ưu điểm 18 1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT hiện hành 19 1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 20 1.1.2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 22 1.1.2.3. Hoàn thuế giá trị gia tăng 33 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 34 1.2.1. Chứng từ sử dụng 34 1.2.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng 34 1.2.2.1. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 34 1.2.2.2. Kế toán thuế phải nộp Nhà nước 39 1.2.2.3. Kế toán thuế GTGT được giảm trừ 45 1.2.2.4. Kế toán hoàn thuế giá trị gia tăng 45 CHƯƠNG II 3
  4. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Mục tiêu của Chương II: 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 53 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt 53 2.1.1.1. Khái niệm 53 2.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt 54 2.1.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành 55 2.1.2.1. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 56 2.1.2.2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 56 2.1.2.3. Đối tượng không chịu thuế 57 2.1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt 58 2.1.2.5. Hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế 63 2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 65 2.2.1. Chứng từ sử dụng 65 2.2.2. Tài khoản sử dụng 66 2.2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 66 2.2.3.1. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu 66 2.2.3.2. Kế toán thuế TTĐB của hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước 68 CHƯƠNG III KẾ TOÁN THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU 3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU 75 3.1.1. Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu 75 3.1.2. Đặc điểm và vai trò thuế xuất – nhập khẩu 76 3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU HIỆN HÀNH.77 3.2.1. Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế 78 3.2.2. Đối tượng chịu thuế 78 3.2.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 79 3.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất - nhập khẩu 79 3.2.4.1. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 79 3.2.4.2. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối 90 3.2.5. Hoàn thuế, miễn thuế và giảm thuế 91 4
  5. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH 3.2.5.1. Các trường hợp được hoàn thuế 91 3.2.5.2. Miễn thuế 93 3.2.5.3. Giảm thuế 94 3.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP 94 3.3.1. Chứng từ sử dụng 94 3.3.2. Tài khoản sử dụng 94 3.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 95 3.3.3.1. Kế toán thuế xuất khẩu 95 3.3.3.2. Kế toán thuế nhập khẩu 96 CHƯƠNG IV KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.107 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 108 4.1.1.1. Khái niệm 108 4.1.1.2. Đặc điểm 108 4.1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 109 4.1.2.1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 109 4.1.2.2. Thu nhập chịu thuế 110 4.1.2.3. Thu nhập được miễn thuế 111 4.1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp 112 4.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 130 4.2.1. Chứng từ sử dụng 130 4.2.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 130 4.2.2.1. Tài khoản sử dụng 130 4.2.2.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 132 4.2.3. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả 133 4.2.3.1. Tài khoản sử dụng 136 4.2.3.2. Một số nghiệp vụ về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 138 CHƯƠNG V 5
  6. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH KẾ TOÁN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC 5.1. KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT 147 5.1.1. Khái niệm 147 5.1.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế 149 5.1.3. Căn cứ tính thuế và mức thuế thuế 151 quản lý sử dụng 155 5.1.4. Kế toán thuế nhà đất 155 5.2. KẾ TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN 156 5.2.1. Khái niệm 156 5.2.2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 157 5.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 159 5.2.4. Kế toán thuế tài nguyên 165 5.3. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 166 5.3.1. Khái niệm và đối tượng nộp thuế 166 5.3.2. Các khoản thu nhập chịu thuế và không thuộc diện chịu thuế 168 5.3.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 169 5.3.4. Kế toán thuế thu nhập cá nhân 171 5.4. THUẾ MÔN BÀI 172 5.4.1. Khái niệm 172 5.4.2. Đối tượng nộp thuế 173 5.4.3. Mức nộp thuế môn bài 173 5.4.4. Kế toán thuế Môn bài 175 6
  7. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH CHƯƠNG MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ Mục tiêu của Chương mở đầu: - Hiểu được khái niệm, đặc điểm vai trò của thuế. - Hiểu được các yếu tố cấu thành sắc thuế: tên gọi của một sắc thuế, đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế thuế và thuế suất. - Phân loại thuế: theo phương thức đánh thuế, phân loại theo đối tượng chịu thuế và theo phạm vi thẩm quyền thuế. - Khái niệm kế toán thuế và nhiệm vụ kế toán thuế. - Tác động của thuế đối với kế toán tài chính về: chứng từ kế toán tài chính, tài khoản và sổ kế toán, phương pháp ghi sổ kép, phương pháp tính giá và báo cáo tài chính. 1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế 1.1. Khái niệm Ở nước ta trước cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước, Luật thuế chỉ áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thành phần kinh tế tập thể và cá thể. Ðể thực hiện chế độ thu ngân sách Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường, phát huy vai trò của các hình thức thu ngân sách Nhà nước, cuộc cải cách chế độ thu ngân sách Nhà nước được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ IV năm 1989. Kết quả của cuộc cải cách này đưa đến việc áp dụng thống nhất chế độ thu thuế đối với tất cả các thành phần kinh tế, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức kinh doanh. Từ đây thuế thực sự trở thành nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước và thuế chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước. Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào bản chất của Nhà nước và cách thức Nhà nước sử dụng, các nhà kinh tế có nhiều quan điểm về thuế khác nhau. Adam Smith (1723 – 1790) nói về thuế là: “Các công dân của mỗi Nhà nước phải đóng góp cho Chính phủ theo tỷ lệ khả năng của mỗi người, nghĩa là tỷ lệ với lợi 1
  8. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH tức mà họ được thụ hưởng do sự bảo vệ của Nhà nước”. Khẳng định tính chất bắt buộc các công dân phải nộp thuế cho Nhà nước theo tỷ lệ thu nhập của mỗi người. David Ricardo (1772 – 1823) cho rằng “Thuế được cấu thành từ phần chủa Chính phủ lấy trong sản phẩm đất đai và lao động trong nước và xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế”. Xác định nguồn thu thuế phát sinh từ nền kinh tế quốc dân và thực chất thì thuế đã điều tiết một phần thu nhập của người chịu thuế. Friedrich Engels (1820 – 1895) khẳng đinh: “ để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế”. Mọi Nhà nước đều sử dụng quyền lực để quy định sự đóng góp của nhân dân cho Nhà nước. V.Lenin (1870 – 1924) cho rằng: “ thuế là cái Nhà nước thu của dân mà không bù lại”. Khẳng định tính chất của thuế là không hoàn lại trực tiếp cho người nộp thuế dựa trên số tiền đã nộp cho Nhà nước. Theo Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển tin học – 1998 thì: “Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tùy theo tài sản, thu nhập, nghề nghiệp buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định”. Từ những quan điểm trên chúng ta có thể đưa ra khái niệm về thuế: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân (tổ chức, cá nhân) trong xã hội cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng. 1.2. Đặc điểm của thuế Thuế có các đặc điểm cơ bản sau: - Thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội. Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy thế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh. Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc nhân sự. Đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân, không phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện phạm pháp, cho nên tính bắt buộc không có nội dung hình sự. 2
  9. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH `- Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp: Nộp thuế cho Nhà nước không có nghĩa là cho Nhà nước mượn tiền hay gửi tiền vào ngân sách Nhà nước hoặc là mua một dịch vụ công. Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân. Trước khi nộp thuế, Nhà nước không hứa hẹn cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Người nộp thuế không thể phản đối việc thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ không được hoặc ít được hưởng những lợi ích trực tiếp từ Nhà nước. Lợi ích từ việc nộp thuế sẽ được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công cộng của Nhà nước cho cộng đồng và xã hội. Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ giữa thuế và các khoản phí, lệ phí bởi những khoản này có tính chất đối ứng rõ rệt và phần nào đó mang tính chất tự nguyện, trao đổi ngang bằng giữa khoản phải trả và lợi ích dịch vụ mà họ nhận được. - Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định. 1.3. Vai trò của thuế - Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, thể hiện ở những đặc điểm: Phạm vi thu thuế rất rộng, đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân và pháp nhân hoạt động kinh tế và phát sinh nguồn thu nhập phải nộp thuế. Nguồn thu nhập tập trung thông qua thuế là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Nhà nước ban hành pháp luật thuế và ấn định các loại thuế áp dụng đối với các pháp nhân và thể nhân trong xã hội.Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu ngân sách Nhà nước. Cũng như pháp luật nói chung, Pháp luật thuế có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mục đích chủ yếu và quan trọng nhất cuả sự điều chỉnh quan hệ pháp luật thu - nộp thuế là nhằm tạo lập qũy ngân sách Nhà nước. Hầu hết ở các quốc gia, thuế là hình thức chủ yếu mà pháp luật quy định để thu ngân sách Nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất phát từ phạm vi hoạt động mà đòi hỏi Nhà nước phải ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật thuế để 3
  10. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH tập trung nguồn tài chính vào ngân sách Nhà nước từ đó mới đáp ứng được nhu cầu chi ngày càng tăng. - Thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế của từng thời kỳ. Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Vì lợi ích xã hội, Nhà nước có thể tăng thuế hoặc giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và với doanh nghiệp. Để kích thích hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực, các ngành nghề khác nhau của nền kinh tế. Ðiều tiết đối với nền kinh tế là yêu cầu khách quan, thường xuyên của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Thông qua các quy định của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế, phạm vi đối tượng nộp thuế, thuế suất, miễn giảm thuế Nhà nước chủ động phát huy vai trò điều tiết đối với nền kinh tế. Vai trò này của pháp luật thuế được thể hiện ở chổ pháp luật thuế là công cụ tác động đến tư duy đầu tư, hành vi đầu tư của các chủ thể kinh doanh, hành vi tiêu dùng của các thành viên trong xã hội. Dựa vào công cụ thuế, Nhà nước có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc đầu tư, tiêu dùng. Thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước chủ động can thiệp đến cung - cầu của nền kinh tế. Sự tác động của Nhà nước để điều chỉnh cung - cầu của nền kinh tế một cách hợp lý sẽ có tác động lớn đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Bằng các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước tác động tích cực đến cung - cầu của nền kinh tế trong tất cả các giai đoạn từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Ðể thực hiện chính sách bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước và khuyến khích xuất khẩu, pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có các quy định khuyến khích hoặc hạn chế việc xuất, nhập khẩu đối với một số hàng hóa. Sự khuyến khích hoặc hạn chế này thể hiện tập trung ở biểu thuế áp dụng có tính chất phân biệt đối với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái về tài chính ở một số doanh nghiệp. Ðối với những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cần khuyến khích, ngoài các quy định chung, pháp luật thuế còn có các quy định ưu đãi, miễn, giảm thuế nhằm khắc phục sự suy thoái về tài chính, tạo sự ổn định và phát triển của các doanh nghiệp. Thuế góp phần khuyến khích khai thác nguyên liệu, vật tư trong nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua pháp luật thuế, Nhà nước có tác động tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất phát triển trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý 4
  11. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH và có hiệu qủa các nguồn lực cuả đất nước trong việc điều chỉnh cung - cầu và cơ cấu kinh tế. - Thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. Hệ thống pháp luật thuế mới được áp dụng thống nhất chung cho các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội về quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi thế nhân và pháp nhân. Sự bình đẳng và công bằng được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau, đảm bảo sự bình đẳng và công bằng. Vai trò điều tiết thu nhập của pháp luật thuế thể hiện ở sự tác động của pháp luật thuế đối với các quan hệ phân phối và sử dụng thu nhập trong xã hội. Sự vận động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng đồng bộ nhiều công cụ khác nhau để khắc phục những sự mất cân đối về mặt xã hội trong đó có mất cân đối về thu nhập. Nhà nước sử dụng pháp luật thuế làm công cụ để điều hòa vĩ mô thu nhập trong xã hội. Sự điều tiết này thể hiện ở chổ thông qua các quy định của pháp luật thuế, Nhà nước thực hiện việc điều tiết thu nhập của các đối tượng nộp thuế và các thành viên trong xã hội. Sự thay đổi của pháp luật thuế về cơ cấu các loại thuế trong hệ thống thuế, vế thuế suất đều có tác động đến thu nhập và sử dụng thu nhập trong xã hội. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luật thuế theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hóa cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất Tuy vậy, việc thực hiện xu hướng chung đó không làm triệt tiêu vai trò của pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường. - Thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thông qua báo cáo thuế của các doanh nghiệp và thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế, có thể kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế có thể nắm được tình trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, lậu thuế, khai báo sai với tình hình thực tế. 2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế Một sắc thuế được cấu thành bởi các yếu tố cơ bản sau: 2.1. Tên gọi của một sắc thuế 5
  12. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Tên gọi của một sắc thuế thường phản ánh nội dung chính của nó và để phân biệt với những loại thuế khác. Vì vậy, các nhà làm luật thường chọn tên ngắn, gọn, dễ hiểu, để đặt cho một sắc thuế và sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, sắc thuế đó sẽ được ban hành và công bố ra toàn xã hội. Đặt tên cho thuế ngoài mục đích quản lý còn nhằm bảo vệ dân chúng không nộp thuế trùng lặp. Cách đặt tên thuế được sử dụng phổ biến là: + Tên theo đối tượng đánh thuế. Ví dụ: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân + Đặt tên theo nội dung. Ví dụ: Thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt 2.2. Đối tượng nộp thuế Trong một luật thuế thường quy định rõ ai phải nộp thuế và người đó được gọi là đối tượng nộp thuế. Đối tượng nộp thuế có thể là những thể nhân hoặc pháp nhân mà được pháp luật xác định có trách nhiệm phải nộp thuế cho nhà nước gọi là người nộp thuế. Ví dụ 1: Một cá nhân không kinh doanh những hàng hóa nhận được nhận quà tặng từ nước ngoài để tiêu dùng vào mục đích cá nhân, nhưng vì hàng hóa nhận được có giá trị cao hơn mức miễn thuế của Chính phủ thì cũng phải nộp thuế nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân. Phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế. Người nộp thuế là người đem tiền thuế nộp cho Nhà nước, người chịu thuế là người có thu nhập bị thuế điều tiết. 2.3. Đối tượng chịu thuế Chỉ rõ thuế đánh vào cái gì: hàng hóa, thu nhập hay tài sản Mỗi một luật thuế có một đối tượng chịu thuế riêng, chẳng hạn đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa và dịch vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, còn đối tượng chịu thuế TTĐB là hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có tính chất đặc biệt; đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập từ hoạt động kinh doanh; còn đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân là thu nhập của các cá nhân. 2.4. Thuế suất Thuế suất được coi là “linh hồn” của các sắc thuế, thể hiện nhu cầu cần tập trung nguồn tài chính và biểu hiện chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước trong thời kỳ phát triển kinh tế. 6
  13. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Thuế suất xác định mức động viên của sắc thuế đó trên một đơn vi cơ sở tính thuế. Các mức thuế suất của một sắc thuế hợp thành một biểu thuế. Có hai loại cơ bản: thuế suất tuyệt đối và thuế suất tỷ lệ (tương đối). + Thuế suất tuyệt đối: là mức thuế suất tính bằng số tuyệt đối cho đối tượng tính thuế. Loại thuế này có ưu điểm là minh bạch và cố định, nên Nhà nước dự toán trước số thu, còn đối tượng nộp thuế biết số thuế phải nộp hàng năm, từ đó họ có thể phấn đấu gia tăng doanh thu và hưởng trọn vẹn phần trăm tăng thêm mà không bị điều chế bởi thuế. Nhược điểm, không phản ánh được chính xác diễn biến hoạt động kinh tế của đất nước và của từng doanh nghiệp, nên có thể gây thiệt hại cho Nhà nước khi hoạt động kinh tế gia tăng hoặc làm doanh nghiệp khó khăn hơn khi hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp. Ví dụ 2: Thuế Môn bài thuế suất bằng số tuyệt đối: 1.000.000 đồng; 2.000.000 đồng; 3.000.000 đồng, + Thuế suất tỷ lệ (tương đối): là mức thuế suất tính bằng tỷ lệ phần trăm quy định cho mỗi đối tượng tính thuế. Loại thuế suất này rất linh hoạt và phù hợp với nền kinh tế nhiều biến động. thuế suất tỷ lệ được sử dụng phổ biến trong nhiều sắc thuế ở các nước trên thế giới như: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt, Ví dụ 3: Đối với thuế GTGT có 3 mức thuế suất 0%, 5%, 10%. Có 2 loại thuế suất tương đối: Thuế suất tỷ lệ cố định là thuế được quy định theo một tỷ lệ nhất định như nhau trên cơ sở tính thuế. Dù cho cơ sở tính thuế cao hay thấp khác nhau thì người nộp thuế cũng chỉ phải nộp mức thuế theo tỷ lệ ổn định. Ví dụ 4: Thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam được quy định bằng tỷ lệ ổn định 25% trên thu nhập chịu thuế. 3. Phân loại thuế Tùy theo điều kiện hoàn cảnh của mỗi quốc gia mà hệ thống thuế bao gồm nhiều hay ít các loại thuế khác nhau. Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. 3.1. Phân loại theo phương thức đánh thuế Các hình thức thuế, suy cho cùng đều đánh vào thu nhập của người nộp thuế. Căn cứ vào phương thức đánh thuế (trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập) phân ra: 7
  14. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Vì người nộp thuế trực thu là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Thuế trực thu thường bao gồm các sắc thuế có cơ sở là thu nhập nhận được. Chúng có thể gồm: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, - Thuế gián thu: là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh gián tiếp vào thu nhập của người tiêu dùng thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ, là một yếu tố cấu thành trong giá bán hàng hóa, dịch vụ. Thuế gián thu bao gồm: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu 3.2. Phân loại theo đối tượng chịu thuế Căn cứ vào đối tượng chịu thuế, chia thành 3 loại: - Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được. Thuế thu nhập được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động tiền lương, tiền công; thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, cổ phần, Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau: Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, - Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Trong thực tế loại thuế tiêu dùng được thể hiện dưới nhiều dạng như tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng - Thuế tài sản là các loại thuế đánh vào đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản. Tài sản có nhiều hình thức biểu hiện: tài sản tài chính gồm tiền mặt, tiền gửi, chứng khoán, Tài sản cố định gồm nhà cửa, đất đai, máy móc, Tài sản vô hình như nhãn hiệu, kỹ thuật và lợi thế thương mại. 3.3. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền thuế Tùy theo phạm vi và thẩm quyền trong việc ban hành chính sách, chế độ thuế, hệ thống thuế có thể được chia thành thuế Trung ương và thuế địa phương. - Thuế Trung ương là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền Nhà nước ở Trung ương ban hành. - Thuế Địa phương là do chính quyền địa phương ban hành. Là loại thuế được Nhà nước quy định thu trên phạm vi lãnh thổ được phân công quản lý, được điều tiết vào ngân sách Nhà nước ở địa phương. 8
  15. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Thuế Trung ương bao gồm các khoản thu lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh có phạm vi rộng lớn trên lãnh thổ quốc gia, hoặc thu từ các tài nguyên lớn thuộc sở hữu Nhà nước. Thuế Địa phương bao gồm các nguồn thu phát sinh trên địa bàn, phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, đối tượng nộp thuế nhiều và quản lý phức tạp. 4. Kế toán thuế 4.1. Khái niệm kế toán thuế Kế toán thuế là quá trình thu nhập, xử lý các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để lập báo cáo thuế theo đúng quy định của pháp luật. Kế toán thuế mục đích giúp cho người làm công tác hiểu rằng kế toán thuế là thực hiện theo đúng các quy định về thuế, còn kế toán tài chính là hướng người làm kế toán đến sự trung thực và hợp lý. Trong bất kỳ quốc gia nào thì cũng có quy định các sắc thuế trong một hệ thống thuế của quốc gia đó, các doanh nghiệp tùy theo lĩnh vực hoạt động của mình mà có thể chịu sắc thuế này hay sắc thuế khác. Nhưng dù sắc thuế nào thì kế toán vẫn phải hạch toán dựa trên cơ sở tính thuế và sổ sách kế toán Sự khác biệt giữa kế toán thuế và kế toán tài chính: Chỉ tiêu Kế toán thuế Kế toán tài chính Đối tượng cung cấp thông tin Cơ quan thuế và cơ quan hải quan Các chủ thể bên ngoài doanh nghiệp Mẫu biểu báo cáo Theo mẫu biểu do cơ quan quản Theo chế độ và chuẩn mực kế toán lý thu ban hành Căn cứ lập báo cáo Các thông tin được kế toán thu Các thông tin kế toán được thu thập, thập, xử lý theo các quy định hiện xử lý theo các chuẩn mực và nguyên hành của các luật thuế. tắc kế toán được chấp nhận chung. Thời điểm lập báo cáo Theo quy định của cơ quan thuế Theo kỳ kế toán 4.2. Nhiệm vụ của kế toán thuế Kế toán thuế là một bộ phận trong phòng kế toán với nhiệm vụ lập hồ sơ, báo cáo theo quy định của các luật thuế mà các đơn vị có trách nhiệm phải nộp loại thuế đó. Nhiệm vụ cụ thể: - Lập hồ sơ đăng ký thuế: theo đúng các quy định và nộp cho cơ quan thuế đúng thời hạn, tất cả các loại thuế đều được đăng ký cùng một bộ hồ sơ. - Hạch toán doanh thu, chi phí theo đúng quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, lập tờ khai các loại thuế có phát sinh tại đơn vị. 9
  16. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Lập dự toán thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cả năm và từng quý. - Lập giấy nộp tiền và ngân sách Nhà nước chuyển cho bộ phận kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng nộp thuế vào Kho bạc Nhà nước theo đúng thời hạn quy định. - Lập báo cáo quyết toán thuế cuối năm. - Giải trình các căn cứ lập tờ khai, báo cáo quyết toán thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế. 5. Sự tác động của thuế đối với kế toán tài chính Kế toán là công cụ phản ánh và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính gắn liền với một tổ chức nhất định nên chịu sự chi phối trực tiếp của cơ chế quản lý điều hành hoạt động của các tổ chức nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc tạo ra nguồn thu cho ngân sách cũng như việc thực hiện điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển của Nhà nước. Do vậy, các Luật thuế tác động trực tiếp đến các nội dung cấu thành hệ thống kế toán tài chính. Nói cách khác chính Luật thuế là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên tính chất pháp lý của các hoạt động kinh tế tài chính của các doanh nghiệp mà các nội dung kinh tế pháp lý này sẽ được kế toán thực hiện, thu thập, xử lý, tổng hợp để cung cấp thông tin cho những đối tượng khác nhau. 5.1. Về chứng từ kế toán tài chính Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu trong việc xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà dựa vào đó cơ quan thuế thực hiện việc thu thuế, kiểm tra thuế, cũng như giúp cho doanh nghiệp làm căn cứ để chứng minh tính trung thực hợp pháp trong việc thực hiện Luật thuế của Nhà nước. Do vậy, việc sử dụng chứng từ kế toán luôn trở thành công cụ có vai trò quan trọng hàng đầu để thực hiện các Luật thuế. Do vậy, một khi có sự thay đổi về Luật thuế thì chứng từ kế toán là bộ phận có tính nhạy cảm nhất trong hệ thống kế toán. Chứng từ kế toán luôn được sự quan tâm nghiên cứu và thay đổi một cách thích ứng để phục vụ tốt cho yêu cầu thu thuế và kiểm tra kiểm soát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Có thể nói Luật thuế đã góp phần quy định chứng từ kế toán mà doanh nghiệp phải sử dụng, cũng như quy định về loại chứng từ, mẫu biểu chứng từ, nội dung và phương pháp lập chứng từ. 5.2. Về tài khoản và sổ kế toán 10
  17. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Để phản ánh từng loại thuế theo quy định của Luật thuế cũng như phục vụ cho yêu cầu kiểm soát thuế theo quá trình phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp thì các tài khoản cũng phải được quy định. Các tài khoản dùng để phân loại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng loại thuế cụ thể bao gồm: số phải nộp, số đã nộp và số còn phải nộp cho Nhà nước. Các khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp có nghĩa vụ nộp cho Nhà nước dù là thuế gián thu hay thuế trực thu thì về bản chất chúng đều là những khoản nợ phải trả ngắn hạn nên được thiết kế theo loại tài khoản theo nguồn vốn. Riêng khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ được xem là khoản doanh nghiệp nộp trước cho Nhà nước nên thuộc về khoản nợ phải thu của doanh nghiệp và được thiết kế thuộc loại tài khoản tài sản. Thích ứng với các tài khoản được quy định sử dụng kế toán sẽ mở các sổ tài khoản tổng hợp và chi tiết để ghi chép theo thứ tự thời gian và theo hệ thống quá trình phát sinh của các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến các thuế khác nhau nhằm phục vụ cho việc lập báo cáo cũng như yêu cầu kiểm soát của cơ quan thuế và các đối tượng khác có liên quan. Các sổ kế toán không chỉ phản ánh số thuế mà doanh nghiệp phải nộp, đã nộp mà còn phản ánh số thuế được miễn hoặc giảm. 5.3. Phương pháp ghi sổ kép Các Luật thuế cũng quy định các mối quan hệ khách hàng giữa các đối tượng kế toán có liên quan khi phát sinh các nghiệp vụ về thuế và do vậy chi phối đến phương pháp ghi chép của kế toán. Các quan hệ đối ứng liên quan đến thuế hầu như được quy định chặt chẽ trong các Thông tư giải thích, hướng dẫn về mặt kế toán thuế được Nhà nước ban hành, điều này có thể nhận thấy ở hầu hết các nghiệp vụ liên quan đến thuế như thuế giá trị gia tăng đầu vào, thuế GTGT đầu ra, thuế TNDN, 5.4. Phương pháp tính giá Các Luật thuế cũng chi phối đến phương pháp tính giá và việc sử dụng phương pháp tính giá. Khi doanh nghiệp mua sắm tài sản, vật tư, hàng hóa đều có liên quan đến các loại thuế nằm trong giá thanh toán cho bên bán. Tùy theo đối tượng nộp thuế mà thuế phát sinh khi mua tài sản có thể nằm trong giá trị hoặc không nằm trong giá trị của tài sản, khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thì thuế cũng là một bộ phận nằm 11
  18. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH trong giá thanh toán mà khách hàng phải chịu và cũng tùy theo đối tượng nộp thuế mà thuế có thể nằm trong doanh thu bán hàng hoặc ngoài doanh thu bán hàng. Các Luật thuế cũng ảnh hưởng đến đầu vào cũng như đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh nên nó cũng chi phối đến việc tính giá để phản ánh tình hình tài sản cũng như tình hình kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vấn đề khác cần được lưu ý nữa là thu nhập trong kỳ của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào việc sử dụng phương pháp tính giá nên yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán trong tính giá các đối tượng kế toán. Ngoài ra, Luật thuế còn chi phối đến việc định giá chuyển giao và chuyển giá của các công ty đa quốc gia có đầu tư tại quốc gia mình thông qua các công ty con. 5.5. Báo cáo tài chính Các báo cáo tài chính cũng chịu sự chi phối chặt chẽ của các Luật thuế. Biểu hiện cụ thuể là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Trong Bảng cân đối kế toán có hai chỉ tiêu liên quan đến thuế cần phải cung cấp cho người nhận thông tin đó là thuế GTGT được khấu trừ (TK 133) và chỉ tiêu thuế và các khoản còn phải nộp Nhà nước (TK 333). - Đặc biệt trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn phản ánh cụ thể tình hình thực hiện nghĩa vụ các loại thuế khác nhau trong kỳ bao gồm: số phải nộp, số đã nộp, số còn nợ kỳ trước chuyển sang, số còn nợ cuối kỳ này. Ngoài ra, còn bao gồm các chỉ tiêu phản ánh các khoản thuế được miễn, giảm. Các thông tin về thuế trong báo cáo rất cần cho nhiều đối tượng sử dụng thông tin bởi qua đó giúp đánh giá khả năng thanh toán, thực trạng tài chính cũng như tình hình chấp hành luật pháp của DN. - Ngoài Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chúng ta còn tìm thấy các chỉ tiêu liên quan đến thuế hoặc những thông tin phục vụ yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thuế, còn được thể hiện ở Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng thuyết minh bổ sung. Kế toán tài chính là nguồn thông tin quan trọng để thực hiện quá trình thu và kiểm soát thuế. Sự quan trọng và cần thiết của kế toán tài chính biểu hiện ở tất cả các khâu trong quá trình thực hiện công tác kế toán ở doanh nghiệp: từ khâu lập chứng từ, tính giá, ghi sổ và lập báo cáo kế toán. Do vậy, việc nâng cao chất lượng của kế toán tài chính không chỉ là mục tiêu của doanh nghiệp để phục vụ cho công tác quản lý, 12
  19. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH điều hành doanh nghiệp mà còn là yêu cầu và là mối quan tâm thường xuyên của các cơ quan chức năng thực hiện quản lý các doanh nghiệp trong đó có cơ quan thuế. Để đảm bảo vai trò của thuế là công cụ quan trọng điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, đồng thời thực hiện tốt các mục tiêu của thuế thì các Luật thuế được ban hành áp dụng cho các doanh nghiệp phải được thực thi dựa trên những căn cứ pháp lý và thực tế. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nội dung mà kế toán phản ánh gắn liền với nội dung được quy định trong Luật thuế có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Có thể nói, Luật thuế tạo ra các nội dung kinh tế - pháp lý được kế toán thu thập, xử lý, tổng hợp để cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau. Việc nghiên cứu kế toán tài chính trong mối quan hệ với thuế để tăng cường được khả năng thu và kiểm soát thuế là vấn đề lý luận quan trọng cần được làm sáng tỏ từ các nhà nghiên cứu, từ các cơ quan chức năng soạn thảo chính sách, chế độ về thuế và kế toán. TÓM TẮT CHƯƠNG MỞ ĐẦU Thuế gắn liền với sự tồn tại, phát triển của Nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Thông qua chính sách thuế, Nhà nước khuyến khích đầu tư, sản xuất và tiêu dùng đối với những mặt hàng, ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm được ưu đãi; đồng thời hạn chế đầu tư, sản xuất đối với những ngành nghề Nhà nước chủ trương thu hẹp trong từng giai đoạn nhất định. Kế toán thuế mục đích giúp cho người làm công tác hiểu rằng kế toán thuế là thực hiện theo đúng các quy định về thuế, còn kế toán tài chính là hướng người làm kế toán đến sự trung thực và hợp lý. Trong bất kỳ quốc gia nào thì cũng có quy định các sắc thuế trong một hệ thống thuế của quốc gia đó, các doanh nghiệp tùy theo lĩnh vực hoạt động của mình mà có thể chịu sắc thuế này hay sắc thuế khác. Nhưng dù sắc thuế nào thì kế toán vẫn phải hạch toán dựa trên cơ sở tính thuế và sổ sách kế toán. 13
  20. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH CHƯƠNG I KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mục tiêu của Chương I: - Sơ lược về lịch sử ra đời và phát triển của thuế giá trị gia tăng - Khái niệm, đặc điểm và ưu điểm của thuế GTGT - Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT hiện hành: + Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế. + Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT. + Hoàn thuế giá trị gia tăng. - Nội dung của kế toán thuế giá trị gia tăng: Chứng từ sử dụng, tài khoản sử dung và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 1.1.1.1. Khái niệm - Khái niệm thuế GTGT: Thuế GTGT là loại thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 14
  21. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Thuế giá trị gia tăng (gọi tắt là VAT – Value Added Tax) có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Năm 1918, người đầu tiên nghĩ ra thuế này là một người Đức tên là Carl Friendrich Von Siemens. Mặc dù vậy, ông không thuyết phục được Chính phủ Đức áp dụng vào thời bấy giờ. Nước đầu tiên trên thế giới áp dụng thuế GTGT là Pháp, ban đầu áp dụng thí điểm từ 01/07/1954 trong một số ngành cá biệt và đến 01/01/1968 đưa vào áp dụng chính thức. Ngay từ buổi đầu thuế GTGT được áp dụng ở Pháp đã đáp ứng được hai mục tiêu cơ bản là đảm bảo số thu kịp thời vào NSNN và khắc phục tình trạng trùng lắp của thuế doanh thu trước đây. Sự ra đời của thuế GTGT là một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử thuế và thuế GTGT được áp dụng trên tất cả châu lục, mỗi năm lại có thêm những nước ban hành loại thuế này. Từ năm 1947 – 1988, hơn 120 nước hiện nay đã đưa thuế GTGT vào hệ thống của mình với tên gọi khác nhau, như: TVA (Pháp), VAT (Anh), , thuế hàng hóa, dịch vụ (Úc, New Zealan, singapoor, ), thuế tiêu dùng (Nhật Bản) Thuế GTGT cũng được áp dụng tại nhiều nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nga, Ở Việt Nam, thuế giá trị gia tăng được nghiên cứu từ khi tiến hành cải cách thuế bước 1 (1990). Luật thuế GTGT được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999. Luật thuế GTGT là một luật thuế mới nên việc áp dụng sắc thuế này ở nước ta đã gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Sau 4 năm thực hiện, nhằm khắc phục những tồn tại, của Luật thuế GTGT năm 1997, đảm bảo Luật thuế GTGT thực sự là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, tại kỳ hợp thứ 3, khóa IX ngày 17/06/2003 Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật số 07/2003/QH11 – Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế GTGT và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Gần 2 năm sau Luật thuế GTGT được tiếp tục sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT, được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ VIII thông qua số 57/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006. Luật thuế GTGT ở nước ta đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước và đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời cũng phát sinh một số nội dung chưa phù hợp với tình hình thực tế ở nước ta. Do vậy, tại kỳ họp thứ 3 đại hội khóa XII đã thông qua bản sửa đổi, bổ sung gần đây nhất là Luật số 15
  22. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH 13/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Đi kèm với luật này thì Chính phủ, Bộ Tài chính cũng ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cụ thể thi hành. Việc sửa đổi làm cho sắc thuế này hoàn thiện hơn, nâng cao tính khả thi của nó, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1.2. Đặc điểm - Thuế GTGT là một loại thuế gián thu: Đối tượng nộp thuế GTGT là người cung ứng HHDV, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Với tư cách là người bán hàng, các nhà sản xuất kinh doanh sẽ cộng số thuế GTGT vào giá bán HHDV mà người mua phải trả khi mua HHDV. Tiền thuế GTGT ẩn trong giá thanh toán của hàng hóa dịch vụ được các cơ sở sản xuất kinh doanh nộp vào ngân sách Nhà nước. - Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng thu qua nhiều giai đoạn nhưng không trùng lặp: Thuế GTGT thu vào tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm. Vì vậy, chỉ người bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ lần đầu nộp thuế trên toàn bộ doanh thu, còn các khâu sau chỉ phải nộp thuế trên phần giá trị tăng thêm. - Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ là người phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay thấp đều phải trả số thuế như nhau. Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả và thu nhập thì người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại. - Thuế GTGT có tính trung lập cao: thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Thuế GTGT không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả sản xuất kinh doanh của người nộp thuế. Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng bởi sự tổ chức phân chia các chu trình kinh tế. Sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi. Tổng số thuế Giá mua của người = x Thuế suất phải nộp tiêu dùng cuối cùng Mục tiêu của thuế GTGT không phải để trực tiếp điều chỉnh sự chênh lệch về thu nhập hay tài sản, vì vậy thuế GTGT thường có ít mức thuế suất. 16
  23. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Năm 2008 2009 2010 Ước 2011 Thuế GTGT 91,506 106,524 148,736 181,793 Tổng thu thuế 363,020 370,033 459,568 526,329 Tỷ lệ 25,21% 28,79% 32,36% 34,54 - Thuế GTGT có khả năng đem lại số thu lớn, thường xuyên và ổn định cho ngân sách Nhà nước. Biểu đồ 1.1: Tổng thuế giá trị gia tăng và tổng thu thuế của Ngân sách nhà nước 600,000 500,000 400,000 300,000 THUẾ GTGT TỔ NG THU THUẾ 200,000 100,000 0 2008 2009 2010 Ước 2011 (Nguồn thu và viện trợ của Chính phủ - Bộ Tài chính) - Thuế GTGT có tính lãnh thổ, nó chỉ áp dụng cho người tiêu dùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nó có diện điều chỉnh rộng áp dụng với tất cả các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. Ví dụ 2: Cơ sở sản xuất hàng may mặc B có nhà máy sợi, nhà máy dệt và nhà máy may. Cơ sở B xuất sợi thành phẩm từ NM sợi cho NM dệt để sản xuất vải, sau đó xuất vải từ NM dệt sang NM may để may áo. Ta có giá bán ra với mặt hàng Áo sơ mi là 176.000 đồng, giá bán sợi là 33.000 đồng, giá bán vải là 88.000 đồng, nhà máy may bán với giá 154.000 đồng. Yêu cầu: Tính thuế GTGT phải nộp ở từng khâu. Biết rằng giá bán đã có thuế GTGT 10%. Bài giải: ĐVT: đồng. Giá bán sợi 33.000 đ: giá chưa thuế GTGT là 30.000, thuế GTGT: 3.000 17
  24. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Nhà máy dệt bán vải: 88.000đ: giá chưa thuế là 80.000, thuế GTGT: 8.000 => NM dệt nộp thuế GTGT : 8.000 – 3.000 = 5.000 Nhà máy may bán 154.000: giá chưa thuế GTGT là 140.000, thuế GTGT 14.000 => NM may nộp thuế GTGT là: 14.000 – 8.000 = 6.000 Khâu thương mại bán Áo sơ mi với giá: 176.000đ: giá chưa thuế GTGT là 160.000, thuế GTGT 16.000. => Khâu thương mại nộp thuế GTGT : 16.000 – 14.000 = 2.000 Như vậy, người tiêu dùng trả 16.000 đồng tiền thuế GTGT: tại khâu sản xuất sợi nộp 3.000, khâu dệt nộp 5.000, khâu may nộp 6.000 và khâu thương mại là 2.000. 1.1.1.3. Ưu điểm - Do thuế GTGT có ưu điểm hơn thuế doanh thu là không bị trùng lặp cho nên góp phần khuyến khích chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác hóa để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Góp phần khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu hàng hóa, thuế suất thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0%. - Việc quản lý, thu thuế tương đối đơn giản, chỉ tính trên giá bán hàng hóa dịch vụ. Do đó không phải đi sâu xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào. - Thuế GTGT góp phần đảm bảo sự công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời nó kết hợp với thuế nhập khẩu góp phần bảo vệ nền sản xuất kinh doanh nội địa. - Thuế GTGT góp phần chống thất thu thuế đạt hiệu quả cao và tạo ra sự ràng buộc giữa các chủ thể kinh tế. Vì thuế GTGT được tập trung thu ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, ở khâu sau còn kiểm tra được việc thu nộp thuế ở khâu trước. - Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán và chế độ hóa đơn chứng từ. Thuế GTGT được thực hiện thống nhất, chặt chẽ căn cứ vào hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa để khấu trừ phần đã nộp thuế ở khâu trước. Nếu không có hóa đơn mua hàng ghi rõ thuế GTGT đã nộp ở khâu trước thì không được khấu trừ thuế. Vì vậy, khuyến khích các cơ sở kinh doanh khi mua hàng phải nhận hóa đơn và khi bán hàng cũng phải xuất hóa đơn theo quy định. Tạo cho doanh nghiệp cơ chế tự kiểm tra chi 18
  25. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH phí sản xuất và kết quả kinh doanh của mình, hạn chế kinh doanh trốn thuế; nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật thuế của doanh nghiệp. 1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT hiện hành Các văn bản pháp luật hiện hành quy định về thuế giá trị gia tăng bao gồm: Căn cứ vào Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng. Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật thuế giá trị gia tăng. Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-Chính phủ ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thuế giá trị gia tăng. 1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế a. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT. b. Người nộp thuế Căn cứ vào Điều 3, Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng. Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (người nhập khẩu) bao gồm: - Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp) và Luật Hợp tác xã. - Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ 19
  26. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam. - Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. - Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam. c. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT Căn cứ vào Điều 5, Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng. - Sản phẩm của một số ngành đang gặp khó khăn cần tạo điều kiện phát triển: + Sản phẩm nông nghiệp: Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi bao gồm cả sản phẩm rừng trồng, thủy sản nuôi trồng đánh bắt chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc sơ chế thông thường do các tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt và bán ra hoặc ở khâu nhập khẩu. + Sản phẩm là giống vật nuôi, giống cây trồng, bao gồm trứng giống, con giống, cây giống, hạt giống, tinh dịch, phôi, vật liệu di truyền. Sản phẩm giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT là sản phẩm do các cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thương mại có giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp. + Hoạt động tưới tiêu phục vụ nông nghiệp: tưới, tiêu nước, cày bừa đất, nạo vét kênh, mương nội đồngt phục vụ sản xuất hàng hóa, dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp. + Sản xuất muối: được sản xuất từ nước biển, muối mỏ tự nhiên, muối tinh, muối i-ốt. - Sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống cộng đồng như: Dịch vụ y tế, giáo dục đào tạo, thông tin đại chúng, vận chuyển hành khách công cộng bằng xe bus, - Sản phẩm của một số ngành, lĩnh vực đang khuyến khích, cần khuyến khích, hoặc liên quan đến vốn đầu tư: nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. - Những hàng hóa, dịch vụ hoạt động không mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận hoặc thuộc các hoạt động được ưu đãi vì mục tiêu xã hội: dịch vụ chiếu sáng 20
  27. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH công cộng, dịch vụ vệ sinh thoát nước đường phố và khu dân cư, dịch vụ tang lễ, dịch vụ công ích khác. Hoạt động sửa chữa, xây dựng các công trình văn hóa nghệ thuật bằng nguồn vốn nhân dân đóng góp hoặc vốn viện trợ nhân đạo hoặc hàng hóa nhập khẩu có tính chất viện trợ, quà tặng. - Hàng hóa, dịch vụ của cá nhân kinh doanh có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước theo quy định của Chính phủ về mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. 1.1.2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT a. Căn cứ tính thuế * Giá tính thuế: Căn cứ vào Điều 5, Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính. - Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra thì giá tính thuế là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn bán hàng của người bán hàng, người cung cấp dịch vụ hoặc giá chưa có thuế GTGT được ghi trên chứng từ của hàng hóa nhập khẩu. Nếu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì giá tính thuế bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ 1: Cơ sở X nhập khẩu xe ô tô 4 chỗ ngồi nguyên chiếc, giá tính thuế nhập khẩu là 300.000.000 đồng/chiếc. Thuế suất thuế nhập khẩu là 82%, thuế suất thuế TTĐB là 50%, thuế suất thuế GTGT là 10%. Bài làm: Thuế nhập khẩu phải nộp: 300.000.000 x 82% = 246.000.000 đồng Thuế TTĐB phải nộp: (300.000.000 + 246.000.000) x 50% = 273.000.000 đồng Giá tính thuế GTGT là: 300.000.000 + 246.000.000 + 273.000.000 = 819.000.000 đồng - Thuế GTGT phải nộp là: 819.000.000 x 10% = 81.900.000 đồng - Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng hoặc để trả thay lương (trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình 21
  28. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH sản xuất, kinh doanh). Thì giá tính thuế GTGT được xác định theo giá tính thuế của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh. Ví dụ 2: Doanh nghiệp may mặc X dùng 1.000 bộ quần áo để trao đổi với cơ sở Y để lấy vải, giá bán chưa thuế GTGT của một bộ quần áo cùng loại là 200.000 đồng/bộ, thuế suất thuế GTGT là 10%. Xác định thuế GTGT đầu ra? Thuế GTGT đầu ra: 1.000 x 200.000 x 10% = 20.000.000 đồng. - Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế GTGT: Giá nhập khẩu Thuế NK Thuế TTĐB Giá tính thuế = + + tại cửa khẩu (nếu có) (nếu có) - Đối với hoạt động cho thuê tài sản giá tính thuế như cho thuê nhà, văn phòng, xưởng, kho tàng, bến, bãi, phương tiện vận chuyển, máy móc, thiết bị là số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT, không phân biệt hình thức thuê, loại tài sản cho thuê. - Đối với gia công hàng hóa là giá gia công theo hợp đồng gia công chưa có thuế GTGT. Bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hoá. - Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu là giá xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu chưa có thuế GTGT. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu thì giá tính thuế là giá trị xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, chưa có thuế GTGT. + Trường hợp xây dựng, lắp đặt thực hiện thanh toán theo hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành bàn giao là giá tính theo giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công việc hoàn thành bàn giao chưa có thuế GTGT. - Đối với hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá và dịch vụ, ủy thác xuất nhập khẩu hưởng tiền công hoặc tiền hoa hồng, giá tính thuế là tiền công, tiền hoa hồng thu được từ các hoạt động này chưa có thuế GTGT. - Đối với một số hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như Vé xe khách, xe bus, tem thư, ghi sẵn giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá tính thuế được xác định như sau: 22
  29. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Giá thanh toán Giá tính thuế = 1 + Thuế suất Ví dụ 3: Bưu điện Tỉnh Thái Nguyên bán 1.000 con tem, giá mỗi con tem là 2.000 đồng. Giá tính thuế và thuế GTGT của số tem này? Bài giải: ĐVT: đồng Giá đã có thuế của 1.000 tem = 1.000 x 2.000 = 2.000.000 2.000.000 Giá tính thuế = = 1.818.182 1 + 10% Thuế GTGT phải nộp = 1.818.182 x 10% = 181.818 đồng - Đối với điện của các nhà máy thuỷ điện hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, giá tính thuế GTGT để xác định số thuế GTGT nộp tại địa phương nơi có nhà máy được tính bằng 60% giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp chưa xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì theo giá tạm tính của Tập đoàn thông báo nhưng không thấp hơn giá bán điện thương phẩm bình quân của năm trước liền kề. Khi xác định được giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước thì kê khai điều chỉnh chênh lệch vào kỳ kê khai của tháng đã có giá chính thức. Việc xác định giá bán điện thương phẩm bình quân năm trước chậm nhất không quá ngày 31/3 của năm sau. - Đối với dịch vụ casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh giải trí có đặt cược, là số tiền thu từ hoạt động này đã bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách. Giá tính thuế được tính theo công thức sau: Số tiền thu được Giá tính thuế = 1+ thuế suất - Đối với sách, báo, tạp chí bán theo giá bìa, theo quy định của Luật xuất bản thì giá bán đó được xác định là giá đã có thuế GTGT. Các trường hợp bán không theo giá bìa thì thuế GTGT tính trên giá bán ra. Ví dụ 4: NXB Văn học bán sách văn học cho Công ty phát hành sách: giá in trên bìa (giá đã có thuế GTGT) là 100.000 đồng/quyển, phí phát hành 25%. Có 2 trường hợp: 1. Nhà xuất bản phát hành xuất bản phẩm qua cơ sở phát hành. 2. Nhà xuất bản xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng. 23
  30. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Yêu cầu: Xác định giá tính thuế ở các khâu, biết rằng thuế GTGT là 5%. Bài giải: Phí phát hành: 100.000 x 25% = 25.000 (đồng/quyển) (1) NXB phát hành xuất bản phẩm qua cơ sở phát hành: Giá tính thuế ở Giá ghi trên bìa – Phí phát hành 100.000 – 25.000 = = khâu xuất bản 1 + Thuế suất 1 + 5% = 71.429 (đồng/quyển) Giá tính thuế ở khâu phát hành (ở Công ty phát hành sách): 100.000 = 95.238 (đồng/quyển) 1 + 5% (2) NXB xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng: Giá tính thuế Giá ghi trên bìa 100.000 = = = 95.238 (đồng/quyển) ở khâu XB 1 + Thuế suất 1 + 5% Giá tính thuế được xác định bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. * Thuế suất: Có 3 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%. Căn cứ vào Điều 8, Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính. (1) Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất; hàng bán cho cửa hàng bán hàng miễn thuế; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%. - Hàng hóa xuất khẩu bao gồm: + Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, kể cả uỷ thác xuất khẩu; + Hàng hóa bán vào khu phi thuế quan theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; hàng bán cho cửa hàng miễn thuế; + Các trường hợp được coi là xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thương mại như: Hàng hoá gia công chuyển tiếp; Hàng hóa gia công xuất khẩu tại chỗ; Hàng hóa xuất khẩu để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài. 24
  31. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Dịch vụ xuất khẩu bao gồm: dịch vụ được cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan. - Các hàng hóa, dịch vụ khác: + Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của doanh nghiệp chế xuất. + Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam. Trường hợp hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa; + Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%. + Dịch vụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. - Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm: + Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; + Xăng, dầu bán cho xe ôtô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; + Xe ôtô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan. + Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh nội địa cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan nhưng địa điểm cung cấp và tiêu dùng dịch vụ ở ngoài khu phi thuế quan như: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển, đưa đón người lao động. (2) Thuế suất 5%: áp dụng cho các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng và các hàng hóa, dịch vụ cần ưu đãi như: - Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc diện áp dụng mức thuế suất 10%. - Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng. 25
  32. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gồm các loại đã qua chế biến hoặc chưa chế biến như cám, bã, khô dầu các loại, bột cá, bột xương và các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm và vật nuôi. - Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng). Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp gồm phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cát lát, xay xát, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác. - Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, lúa mỳ), chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt lát, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác ở khâu kinh doanh thương mại. - Mủ cao su sơ chế như mủ cờ rếp, mủ tờ, mủ bún, mủ cốm; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá bao gồm các loại lưới đánh cá, các loại sợi, dây giềng loại chuyên dùng để đan lưới đánh cá không phân biệt nguyên liệu sản xuất. - Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến ở khâu kinh doanh thương mại, trừ gỗ, măng. - Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn. - Sản phẩm bằng đay, cói, tre, song, mây, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp là các loại sản phẩm như: thảm đay, sợi đay, bao đay, thảm sơ dừa, chiếu sản xuất bằng đay, cói, dây thừng, mành bằng tre, trúc, chổi tre, nón lá; bông sơ chế; giấy in báo - Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu. - Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ chuyên dùng cho y tế như: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; - Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập. - Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim. 26
  33. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Đồ chơi cho trẻ em; Sách các loại, trừ sách không chịu thuế GTGT. - Dịch vụ khoa học và công nghệ là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ; (3) Thuế suất 10%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc trường hợp áp dụng thuế suất 0%, 5%. Các mức thuế suất thuế GTGT nêu trên đây được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại. Cơ sở kinh doanh nhiều loại hàng hoá, dịch vụ có mức thuế suất GTGT khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hoá, dịch vụ; nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hoá, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh. b. Phương pháp tính thuế GTGT Thuế GTGT cơ sở kinh doanh phải nộp được tính theo một trong hai phương pháp: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp trên GTGT. (1) Phương pháp khấu trừ thuế: Phương pháp khấu trừ thuế thực hiện theo quy định tại Điều 10, Luật số 13/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng và Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính. * Đối tượng áp dụng: Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT. * Xác định số thuế phải nộp: Thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT = - phải nộp đầu ra đầu vào - Thuế GTGT đầu ra: Thuế GTGT Giá bán chưa có thuế GTGT Thuế suất = x đầu ra của HH, DV chịu thuế bán ra thuế GTGT 27
  34. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra. Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế GTGT và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán (trừ trường hợp được phép dùng chứng từ đặc thù), không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ. Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hoá; Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hoá đơn thấp hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT. - Thuế GTGT đầu vào: bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT đầu vào hoặc ghi trên chứng từ nộp GTGT của hàng hóa nhập khẩu. - Xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: + Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT thì được khấu trừ toàn bộ. + Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng đồng thời cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào chi phí của hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng. + Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ. Trong đó trị giá trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ thuế là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. + Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán riêng được thì thuế GTGT đầu vào được khấu trừ được xác định theo tỷ lệ % giữa doanh thu chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu thực hiện. 28
  35. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Ví dụ 1: Tại cơ sở sản xuất A, trong kỳ tính thuế có các số liệu như sau: Tổng giá trị chưa có thuế GTGT của vật tư B mua vào là 500 triệu đồng (Thuế GTGT là 10%). Trong kỳ số vật tư này sử dụng cho cả hoạt động trồng mía và chế biến đóng gói đường. Biết rằng: doanh thu của hoạt động bán mía là 400 triệu đồng và doanh thu từ hoạt động bán đường là 600 triệu đồng. Yêu cầu: Xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ (kế toán không hạch toán riêng được số thuế được khấu trừ và không được khấu trừ). Bài làm: ĐVT: triệu đồng. Mía (không chịu thuế): 400 Đường (chịu thuế): 600 => Tỷ lệ khấu trừ = 600/1.000 = 0,6 => Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = 0,6 x 50 = 30 + Thuế GTGT đầu vào hàng hóa, tài sản cố định mua vào bị tổn thất, bị hỏng do thiên tai hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, mất trộm nếu xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải bồi thường thì thuế GTGT của số hàng hóa không được khấu trừ mà tính vào giá trị bồi thường. + Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng để khiếu nại, quảng cáo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được khấu trừ. + Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ phát sinh trong tháng nào thì cơ sở kinh doanh được kê khai khấu trừ toàn bộ khi xác định VAT phải nộp của tháng đó, không phân biệt hàng đã xuất dùng hay chưa. + Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện thuế GTGT đầu vào khi kê khai khấu trừ còn sót thì đơn vị được kê khai khấu trừ bổ sung, thời gian để kê khai bổ sung tối đa là 6 tháng kể từ tháng phát sinh hóa đơn, chứng từ bị bỏ sót. + Văn phòng các Tổng công ty không trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị phụ thuộc (bệnh viện, trạm xá, nhà điều hành, viện, trường đào tạo, ) không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT thì không được khấu trừ hay hoàn thuế đầu vào. Ví dụ 2: Tại Công ty thương mại B, trong kỳ tính thuế có các số liệu như sau: Mua 20.000 sản phẩm X của một cơ sở sản xuất với giá chưa 10% thuế GTGT là 100.000 đ/sản phẩm. Công ty bán 18.000 sản phẩm cho cửa hàng bách hóa C với giá chưa thuế GTGT là 120.000 đồng/sản phẩm. Bán cho khu chế xuất D 1.000 sản phẩm 29
  36. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH với giá 140.000 đ/sản phẩm. Tính thuế GTGT phải nộp vào cuối kỳ của Công ty thương mại B, biết rằng thuế suất thuế GTGT là 10%. Bài giải: Khi mua 20.000 sản phẩm X, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là: 20.000 x 100.000 x 10% = 200.000.000 đồng Bán 15.000 sản phẩm cho cửa hàng bách hóa C, thuế GTGT đầu ra là: 18.000 x 120.000 x 10% = 216.000.000 đồng Bán 1.000 sản phẩm cho khu chế xuất D, thuế GTGT đầu ra là: 1.000 x 140.000 x 0% = 0 đồng  Thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT = - phải nộp đầu ra đầu vào = 216.000.000 – 200.000.000 = 16.000.000 đồng. (2) Phương pháp trực tiếp * Điều kiện áp dụng: - Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam. - Tổ chức, cá nhân là người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không thành lập pháp nhân tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định để làm căn cứ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. - Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ. * Xác định số thuế phải nộp: Thuế GTGT Giá trị gia tăng của HH, Thuế suất thuế = x phải nộp DV chịu thuế GTGT GTGT của Doanh số của hàng hóa, Giá vốn của = - hàng hóa, DV dịch vụ bán ra hàng hóa bán ra - Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm các khoản phụ thu phí và phí thu thêm ngoài giá bán mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa. - Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả các khoản phí và thuế tính trong giá thanh toán hàng hóa, dịch vụ mua vào. - Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán được số vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua vào, tương ứng với doanh số bán ra thì xác định: 30
  37. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Giá vốn Doanh số Doanh số Doanh số tồn = + - hàng bán tồn đầu kỳ mua trong kỳ cuối kỳ * Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế: - Đối với doanh nghiệp thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn chứng từ ghi chép sổ sách thì GTGT được xác định căn cứ giá mua bán ghi trên chứng từ. Ví dụ: Một cơ sở sản xuất A, trong tháng sản xuất được 500 sản phẩm A, xuất bán được 450 sản phẩm với giá bán 500 triệu đồng. Giá vật tư mua vào sản xuất 500 sản phẩm gồm: Nguyên vật liệu chính: mua của doanh nghiệp B áp dụng theo phương pháp khấu trừ với giá mua chưa thuế GTGT là 300 triệu đồng, thuế suất GTGT 10%. Vật liệu và dịch vụ mua ngoài có hóa đơn bán hàng là 50 triệu đồng. Yêu cầu: Tính thuế GTGT mà cơ sở A phải nộp, biết thuế suất thuế GTGT của sản phẩm A là 10%. Bài làm: Giá trị gia tăng của hàng hóa bán ra: 300 x (1 + 10%) + 50 500 - 450 x = 158 triệu đồng 500 Thuế GTGT phải nộp: 158 x 10% = 15,8 triệu đồng. - Đối với các cá nhân hay hộ kinh doanh chưa thực hiện hay thực hiện chưa đầy đủ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ để ấn định mức doanh thu tính thuế GTGT. - Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng, xác định được đúng doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng. Khi đó GTGT sẽ được tính: GTGT = Doanh thu (theo hóa đơn) x Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu. GTGT được tính = Doanh thu ấn định x Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu. Tỷ lệ % GTGT trên doanh thu được quy định như sau: + Đối với kinh doanh thương mại: 10% + Ngành sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 30% 31
  38. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH + Dịch vụ, xây dựng (trừ xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu): 50% 1.1.2.3. Hoàn thuế giá trị gia tăng Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn, hoàn thuế GTGT là việc ngân sách Nhà nước trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ về số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế. Hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế. - Cơ sở sản xuất – kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ được hoàn thuế trong các trường hợp: + Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế nếu trong 3 tháng liên tục trở lên có lũy kế số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra được xét hoàn thuế. Ví dụ: Doanh nghiệp X kê khai thuế GTGT có số thuế GTGT đầu ra, đầu vào như sau: ĐVT: triệu đồng Nhìn vào bảng dưới, Doanh nghiệp X lũy kế 3 tháng liên tục có số thuế đầu vào lớn hơn số thuế đầu ra  Doanh nghiệp X thuộc đối tượng hoàn thuế GTGT với số thuế 150 triệu đồng. Thuế đầu vào Thuế đầu ra Lũy kế số Tháng kê Thuế phải được khấu trừ phát sinh trong thuế đầu vào khai thuế nộp trong tháng tháng chưa khấu trừ (1) (2) (3) (4) (5) Tháng 01/2010 300 200 -100 -100 Tháng 02/2010 400 450 +50 -50 Tháng 03/2010 400 300 -100 -150 + Cơ sở có hoạt động xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 200 triệu trở lên thì được xét hoàn thuế theo tháng hoặc theo chuyến hàng. - Cơ sở kinh doanh mới thành lập đang trong giai đoạn đầu tư đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng chưa phát sinh doanh thu để tính thuế 32
  39. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH GTGT đầu ra từ 1 năm trở lên thì được xét hoàn thuế theo năm. Trường hợp tài sản đầu tư có giá trị lớn, số thuế GTGT đầu vào lớn thì được xét hoàn thuế theo quý. - Các tổ chức sử dụng tiền viện trợ nhân đạo hoặc viện trợ không hoàn lại để mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam thì được hoàn lại số thuế GTGT đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ. - Các cơ sở kinh doanh trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu có số thuế GTGT nộp thừa. - Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại của tổ chức, cá nhân nước ngoài. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1.2.1. Chứng từ sử dụng Tờ khai thuế GTGT (01/GTGT); Bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ bán ra (01-1/GTGT); Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào (01-2/GTGT); Các loại chứng từ đặc thù (in sẵn giá thanh toán đã có thuế) 1.2.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng 1.2.2.1. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ a. Tài khoản sử dụng Tài khoản 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và còn lại được khấu trừ. Nợ Tài khoản 133 Có Số dư đầu kỳ Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Dư Nợ - Bên Nợ: Số dư đầu kỳ: Số thuế GTGT chưa được khấu trừ, chưa được hoàn lại đầu kỳ. Số phát sinh: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Bên Có: Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá; Số GTGT đầu vào đã được hoàn lại. 33
  40. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Dư Nợ: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách Nhà nước chưa hoàn trả. TK 133 có 2 tài khoản cấp 2: TK 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV; TK 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ. b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (1) Khi mua hàng hóa, dịch vụ dùng để sản xuất HHDV chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Nợ TK 152,153, 156, 211 : Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền thanh toán + Mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ sử dụng luôn cho hoạt động SXKD. Nợ TK 621, 627, 641, : Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền thanh toán + Khi hàng hoá mua được gửi bán hoặc chuyển thẳng cho khách hàng và chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế. Nợ TK 157, 632: Giá mua chưa có thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, : Tổng số tiền thanh toán Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có tình hình phát sinh trong kỳ như sau: a. Mua hàng hóa nhập kho giá mua chưa thuế GTGT là 5.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã dùng tiền mặt thanh toán. b. Mua vật liệu đưa vào sản xuất sản phẩm: giá mua chưa thuế 10.000.000 đồng, thuế GTGT 5%. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền cho người bán. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên. Bài giải: ĐVT: đồng a. Nợ TK 156: 5.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 111: 5.500.000 b. Nợ TK 621: 10.000.000 Nợ TK 133: 500.000 Có TK 331: 10.500.000 34
  41. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH (2) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD Nợ TK 152, 153, 156, 211: Vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhật kho Có TK 333 (3332, 3333): Thuế và các khoản phải nộp NN. Có TK 111, 112, 331: Thanh toán bằng TM, TGNH, phải trả - Đồng thời phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ: + Trường hợp: doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: hàng hoá nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá chịu thuế GTGT. Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 33312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu + Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp Nợ TK 152, 156, 211: Có TK 3331: Ví dụ 2: Doanh nghiệp A nhập khẩu một số hàng hóa có giá mua tính ra tiền Việt Nam là 100.000.000 đồng chưa thanh toán cho người bán, thuế suất thuế nhập khẩu là 60.000.000, chi phí vận chuyển bốc dỡ 2.000.000 trả bằng tiền mặt. Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu là 10%. Doanh nghiệp đã dùng TGNH thanh toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT đầu vào. Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh. Bài giải: ĐVT: đồng. - BT1: Khi nhập khẩu hàng hóa Nợ TK 156: 160.000.000 Có TK 331: 100.000.000 Có TK 3333: 60.000.000 - BT2: Chi phí vận chuyển bốc dỡ Nợ TK 156: 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 - BT3: Đồng thời phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ: Nợ TK 133: 16.00.000 Có TK 33312: 16.000.000 - BT4: Nợ TK 3333: 60.000.000 Nợ TK 33312: 16.000.000 35
  42. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Có TK 112: 76.000.000 (3) Hàng mua nhưng trả lại, hoặc hàng đã mua được giảm giá: Nợ TK 111, 112, 331: Tổng số tiền Có TK 152, 156, : NVL, HH chưa thuế GTGT. Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. - Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp. Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Khi doanh nghiệp nhận được tiền hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Số tiền nhận về. Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. (4) Trường hợp mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, bất động sản đầu tư dùng chung cho hoạt động SXKD hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; và hàng hóa không chịu thuế nhưng không tách riêng ra được, kế toán ghi: - Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, BĐS đầu tư: Nợ TK 152, 156, 211, 217: Vật tư, hàng hóa nhập kho Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải thanh toán. - Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ trên cơ sở phân bổ tỷ lệ doanh thu Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ - Số thuế đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán hoặc ghi vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 632: Có TK 133: Số thuế GTGT không được khấu trừ - Trường hợp số thuế đầu vào không được khấu trừ lớn, tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau: Nợ TK 142, 242: Chi phí trả trước Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ 36
  43. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Kỳ sau sẽ phân bổ theo bút toán trên, kết chuyển GVHB của kỳ kế toán sau: Nợ TK 632: Có TK 142, 242: Ví dụ 3: Doanh nghiệp A mua một số vật liệu để sản xuất ra 2 mặt hàng A, B; Mặt hàng A chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, mặt hàng B chịu thuế TTĐB. Tổng trị giá vật liệu mua về nhập kho dùng để sản xuất ra sản phẩm A và B là 10.000.000 đồng (giá chưa có thuế GTGT 10%), doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Cuối kỳ kế toán đã phân bổ thuế GTGT đầu vào cho mặt hàng A và B. Biết rằng: Doanh số bán hàng A và B lần lượt là: 23.000.000 và 27.000.000 đồng. Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh. Bài giải: ĐVT: đồng - BT1: Khi mua vật liệu: Nợ TK 152: 10.000.000 Nợ TK 133: 1.000.000 Có TK 111: 11.000.000 - BT2: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong kỳ: Mức phân bổ thuế GTGT 23.000.000 = x 1.000.000 = 460.000 đầu vào cho mặt hàng A 23.000.000 + 27.000.000 Nợ TK 3331: 460.000 Có TK 133: 460.000 - Phân bổ thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ (mặt hàng B): Nợ TK 632: 540.000 Có TK 133: 540.000 (5) Vật tư, hàng hóa, TSCĐ mua vào bị tổn thất do thiên tai, bị mất xác định do trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân phải bồi thường. - Khi chưa có quyết định xử lý: Nợ TK 138 (1381): Phải thu khác Có TK 133 (1331, 1332): Thuế GTGT được khấu trừ - Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 111: Thu bằng tiền mặt Nợ TK 334: Khấu trừ vào tiền lương Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ 37
  44. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Có TK 138: Phải thu khác (1381) (6) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua ngoài để xuất khẩu được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào khi đảm bảo đủ điều kiện, thủ tục làm hồ sơ để khấu trừ hoàn thuế GTGT đầu vào theo quy định - Khi mua hàng hóa, vật tư: Nợ TK 152, 156: Vật tư, hàng hóa Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền - TH 1: Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu: Nợ TK 111, 112: Nhận bằng TM, TGNH Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331) - TH 2: Có quyết định nhưng chưa được hoàn tiền: Nợ TK 138: Phải thu khác Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (7) Cuối kỳ kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra. Xác định số thuế phải nộp Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (8) Ngân sách Nhà nước hoàn thuế GTGT đầu vào: TH doanh nghiệp được hoàn thuế: Nợ TK 111, 112: Nhận bằng TM, TGNH Có TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) 1.2.2.2. Kế toán thuế phải nộp Nhà nước a. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3331 áp dụng cho các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế và cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT. Nợ Tài khoản 3331 Có Dư đầu kỳ Dư đầu kỳ Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có 38
  45. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Dư Nợ Dư Có - Bên Nợ: Số dư đầu kỳ: Thuế GTGT nộp thừa đầu kỳ Số phát sinh: Thuế GTGT đã được khấu trừ; Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước; Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. - Bên Có: Số dư đầu kỳ: Thuế GTGT phải nộp đầu kỳ Số phát sinh: Thuế GTGT đầu ra; Thuế GTGT hàng nhập khẩu Dư Có: Số thuế GTGT còn phải nộp. Dư Nợ: Tài khoản này có số dư Nợ trong trường hợp số thuế GTGT phải nộp nhỏ hơn số thuế đã nộp hoặc số thuế được xét miễn giảm. Tài khoản 3331 được chi tiết thành 2 tài khoản cấp 3: TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu b. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu (1) Khi bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT: Có 2 trường hợp: - TH1: Nếu đơn vị tính GTGT theo phương pháp khấu trừ Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền đã thu bằng TM, TGNH, Pthu KH Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp - TH2: Nếu đơn vị tính GTGT theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán bao gồm cả GTGT Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Cuối kỳ, khi tính được thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 511: Số thuế GTGT phải nộp trừ vào doanh thu Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (2) Cho thuê TSCĐ hữu hình, vô hình, BĐS đầu tư và nhận tiền trước nhiều kỳ: Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thanh toán Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện - Định kỳ kế toán tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản trong kỳ: Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Có TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ 39
  46. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Có TK 5117: Doanh thu kinh doanh BĐSĐT - Trường hợp hợp đồng cho thuê không thực hiện được nữa Nợ TK 3387: Đối tượng tương ứng với kỳ chưa thực hiện được Nợ TK 3331: Số thuế tương ứng. Có TK 111, 112: Tổng số tiền trả lại bằng Ví dụ 1: Doanh nghiệp A nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: a. Nhận tiền của khách hàng, trả trước về hoạt động cho thuê TSCĐ bằng tiền gửi ngân hàng, tổng số tiền nhận được 165 triệu trong đó thuế 15 triệu thuê trong vòng 15 năm. b. Giả sử hết năm thứ 10, hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê không thực hiện tiếp DN A đã trả lại bằng tiền mặt cho bên đi thuê là 55 triệu trong đó thuế 5 triệu. Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ phát sinh. Bài giải: a. BT1: Nợ TK 112: 165 Có TK 3331: 15 Có TK 3387: 150 BT2: Định kỳ: Nợ TK 3387: 10 Có TK 5113: 10 b. Nợ TK 3387: 50 Nợ TK 3331: 5 Có TK 111: 55 (3) Bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp, doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện Ví dụ 2: Doanh nghiệp X bán 1 lô sản phẩm theo phương thức trả góp giá xuất kho là 40 triệu, giá bán trả 1 lần là 60 triệu chưa có thuế GTGT, lãi trả chậm trong vòng 6 tháng là 1,8 triệu, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng thanh toán lần đầu cho doanh nghiệp bằng tiền mặt tại thời điểm mua hàng. 40
  47. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Bài giải: Tổng số tiền khách hàng trả = 60 + 60 x 10% + 1,8 = 67,8 triệu đồng. Số tiền khách hàng trả từng tháng = 67,8/6 = 11,3 triệu đồng BT1: Nợ TK 632: 40 Có TK 156: 40 BT2: Nợ TK 111: 11,3 Nợ TK 131: 56,5 Có TK 511: 60 Có TK 3331: 6 Có TK 3387: 1,8 BT3: Hàng tháng: Nợ TK 3387: 0,3 Có TK 515: 0,3 (4) Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: - Dùng vật tư, hàng hóa chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để đổi lấy hàng hóa sử dụng cho hoạt động SXKD HHDV chịu thuế theo phương pháp khấu trừ: + Căn cứ vào hóa đơn lập cho khách hàng: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán Có TK 511: Giá bán chưa có thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT của HHDV đưa đi trao đổi. + Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng của số hàng nhận về: Nợ TK 152, 153, 156 : Giá mua chưa thuế GTGT Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 131: Phải thu của khách hàng - Dùng vật tư, hàng hóa nhận về để sử dụng cho hoạt động không chịu thuế GTGT Nợ TK 152, 153, 156: Nhập kho NVL, CCDC, HH Có TK 131: Phải thu khách hàng (5) Kế toán thanh lý BĐSĐT: - Trường hợp theo phương pháp khấu trừ: + BT1: Giảm nguyên giá BĐS đầu tư Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Nợ TK 632: Giá trị còn lại Có TK 217: Bất động sản đầu tư 41
  48. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH + BT2: Doanh thu bất động sản đầu tư: Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp Có TK 5117: Doanh thu kinh doanh BĐSĐT - Phương pháp trực tiếp: + BT1: Giảm nguyên giá BĐS đầu tư Nợ TK 214: Hao mòn TSCĐ Nợ TK 632: Giá trị còn lại Có TK 217: BĐS đầu tư + BT2: Phản ánh doanh thu Nợ TK 111, 112, 131: Tổng số tiền Có TK 5117: Doanh thu bao gồm cả thuế GTGT. + BT3: Cuối kỳ tính ra số thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 5117: Doanh thu kinh doanh BĐSĐT Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (6) Xuất hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng nội bộ, khuyến mãi phục vụ cho hoạt động SXKD HHDV chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Phản ánh giá vốn của hàng hóa, sản phẩm: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155, 156: Thành phẩm, hàng hóa. - Phản ánh doanh thu: Nợ TK 621, 627, 641, 642: Dùng cho sản xuất kinh doanh Có TK 512: theo giá vốn hoặc giá xuất kho của hàng hóa, SP. - Đồng thời kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (7) Xuất sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: - Phản ánh giá vốn của hàng hóa, sản phẩm xuất dùng: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155, 156: thành phẩm, hàng hóa - Đồng thời ghi doanh thu bán hàng nội bộ: Nợ TK 621, 627, 641, 642 : dùng cho sản xuất kinh doanh 42
  49. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Có TK 512: Theo giá vốn hoặc CPSX của sản phẩm, hàng hóa đó Có TK 3331: Thuế GTGT Ví dụ 3: Doanh nghiệp X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ, doanh nghiệp xuất 1 lô sản phẩm dùng để sản xuất sản phẩm A là sản phẩm không chịu thuế GTGT, giá xuất kho là 50 triệu. Biết giá bán của sản phẩm tương đương trên thị trường tại cùng thời điểm phát sinh là 70 triệu, giá chưa có thuế GTGT với thuế suất thuế GTGT là 10%. Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh. Bài giải: - Phản ánh giá vốn Nợ TK 632: 50 Có TK 155: 50 - Đồng thời ghi doanh thu bán hàng nội bộ Nợ TK 621: 57 Có TK 512: 50 Có TK 3331: 7 (8) Xuất sản phẩm, hàng hóa để trả thay lương thưởng cho cán bộ công nhân viên và người lao động, kế toán ghi: - Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 155, 156: Thành phẩm, hàng hóa - Phản ánh giá bán: Nợ TK 334: Tổng giá thanh toán Có TK 512: Giá chưa thuế GTGT Có TK 3331: Thuế GTGT Ví dụ 4: (tiếp VD 3): Doanh nghiệp X dùng lô sản phẩm để trả thay lương cho cán bộ công nhân viên. Yêu cầu: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh. Bài giải: BT1: Nợ TK 632: 50 Có TK 155: 50 BT2: Nợ TK 334: 77 Có TK 512: 70 Có TK 3331: 7 (9) Trường hợp hàng bán bị trả lại, kế toán ghi: 43
  50. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH - Ghi giảm nguyên giá: Nợ TK 155, 156: Thành phẩm, hàng hóa Có TK 632: Giá vốn hàng bán - Đồng thời: Nợ TK 531: Giá bán chưa thuế GTGT Nợ TK 3331: Thuế GTGT Có TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán (10) Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp đến cuối kỳ tính ra số thuế GTGT phải nộp. Nợ TK 511, 515, 711: Số thuế GTGT phải nộp Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp 1.2.2.3. Kế toán thuế GTGT được giảm trừ Căn cứ vào quyết định giảm trừ thuế GTGT phải nộp của cơ quan chức năng và các chứng từ thu tiền, kế toán ghi: Nợ TK 3331: Số thuế được trừ vào số phải nộp kỳ tiếp theo Nợ TK 111, 112: Số tiền thuế được ngân sách Nhà nước trả lại Có TK 711: Tổng số thuế được giảm trừ 1.2.2.4. Kế toán hoàn thuế giá trị gia tăng Căn cứ vào quyết định hoàn thuế của cơ quan thuế, kế toán ghi: Nợ TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp trong kỳ Nợ TK 111, 112: Số tiền hoàn thuế GTGT được nhận lại trong kỳ Có TK 133: Giảm thuế GTGT được hoàn lại hoặc được khấu trừ 44
  51. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH TÓM TẮT CHƯƠNG I Thuế GTGT là loại thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam, trừ các đơi tượng không chịu thuế GTGT theo quy định. Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. Giá tính thuế tùy từng trường hợp cụ thể, thuế suất thuế GTGT được quy định có 3 mức thuế suất: 0%, 5% và 10%. Về phương pháp tính thuế GTGT gồm 2 phương pháp: phương pháp khấu trừ thuế và phương pháp trực tiếp. - Phương pháp khấu trừ thuế: Thuế GTGT Số thuế GTGT Số thuế GTGT = - phải nộp đầu ra đầu vào Trong đó: Thuế GTGT đầu ra: Thuế GTGT Giá bán chưa có thuế GTGT Thuế suất = x đầu ra của HH, DV chịu thuế bán ra thuế GTGT Thuế GTGT đầu vào: bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT đầu vào hoặc ghi trên chứng từ nộp GTGT của hàng hóa nhập khẩu. - Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT Giá trị gia tăng của Thuế suất thuế = x phải nộp HH, DV chịu thuế GTGT GTGT của Doanh số của hàng Giá vốn của = - hàng hóa, hóa, dịch vụ bán ra hàng hóa bán DV ra Hoàn thuế GTGT là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp nhất định. 45
  52. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I I. Câu hỏi trắc nghiệm 1. Công ty X bán cho Công ty Y lô hàng A với giá bán chưa thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Vậy giá tính thuế GTGT của lô hàng là: a, 50.000.000 b, 5.000.000 c, 55.000.000 d, Các câu trên đều sai 2. Công ty X bán cho Công ty Y lô hàng A với giá 50.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Công ty X ghi nhận tài khoản bên: a, Nợ TK 133 với số tiền 50.000.000 đồng b, Có TK 3331 với số tiền 5.000.000 đồng c, Có TK 3331 với số tiền 55.000.000 đồng d, Các câu trên đều đúng. 3. Công ty X ở Việt Nam thuê một Công ty ở nước ngoài sửa chữa tàu biển, giá thanh toán theo hợp đồng phải trả Công ty ở nước ngoài là 400.000.000 thì Công ty X phải tính và nộp thuế GTGT 10% trên 400.000.000 đồng. Thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ là: a, Nợ TK 133: 4.000.000 Có TK 3331: 4.000.000 b, Nợ TK 3331: 40.000.000 Có TK 133: 40.000.000 c, Nợ TK 133: 40.000.000 Có TK 3331: 40.000.000 d, Nợ TK 3331: 4.000.000 Có TK 133: 4.000.000 4. Công ty A thuê Công ty B thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng sản xuất. Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 120 tỷ, trong đó: Giá trị xây lắp: 48 tỷ, giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt 72 tỷ. Vậy, bên B sẽ tính thêm phần thuế GTGT: a, 4.800.000.000 đồng b, 7.200.000.000 đồng 46
  53. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH c, 12.000.000.000 đồng d, Tất cả các câu trên đều sai 5. Công ty A thuê Công ty B thực hiện xây dựng lắp đặt mở rộng sản xuất. Tổng giá trị công trình chưa có thuế GTGT là 120 tỷ, trong đó: Giá trị xây lắp: 48 tỷ, giá trị thiết bị bên B cung cấp và lắp đặt 72 tỷ. Khi nhận bàn giao nhà xưởng, tổng số tiền bên A phải thanh toán cho bên B là: a, 132.000.000.000 đồng b, 124.800.000.000 đồng c, 127.200.000.000 đồng d, Các câu trên đều sai. 6. Nhà xuất bản Thống kê bán sách A cho Công ty phát hành sách B. Giá bán in trên bìa (giá có thuế GTGT) với giá 126.000 đồng/quyển, phí phát hành 25% là 31.5000 đồng/quyển. Nhà xuất bản xuất bản phẩm trực tiếp cho người sử dụng (bán trực tiếp không qua cơ sở phát hành), giá tính thuế GTGT của hoạt động xuất bản được xác định: a, 126.000 đồng b, 90.000 đồng c, 120.000 đồng d, 94.500 đồng 7. NXB Thống kê bán sách A cho Công ty phát hành sách B. Giá bán in trên bìa (đã có thuế GTGT) với giá 126.000 đồng/quyển, phí phát hành 25% là 31.5000 đồng/quyển. NXB phát hành sản phẩm qua cơ sở phát hành thì giá tính thuế của xuất bản phẩm: a, 126.000 đồng b, 90.000 đồng c, 120.000 đồng d, 94.500 đồng 8. Doanh nghiệp Z sản xuất sản phẩm A, gồm: mua từ Công ty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế 10%, thuế GTGT 75.000 đồng/kg. Mua từ Công ty Y theo hóa đơn GTGT, tiền thuế GTGT là 380.000.000 đồng. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong kỳ, trị giá hàng hóa dịch vụ mua vào là 520.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%. Thuế GTGT đầu vào của sản phẩm A là: a, 380.000.000 đồng b. 492.500.000 đồng 47
  54. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH c, 112.500.000 đồng d, 520.000.000 đồng 9. Doanh nghiệp Z sản xuất sản phẩm A, gồm: mua từ Công ty X 15.000 kg nguyên liệu với giá chưa thuế 10%, thuế GTGT 75.000 đồng/kg. Mua từ Công ty Y theo hóa đơn GTGT, tiền thuế GTGT là 380.000.000 đồng. Tập hợp các hóa đơn bán hàng trong kỳ, trị giá hàng hóa dịch vụ mua vào là 520.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%. Hạch toán thuế GTGT đầu vào của sản phẩm A bằng cách ghi bên: a, Nợ TK 133: 380.000.000 đồng b, Nợ TK 133: 492.000.000 đồng c, Có TK 3331: 492.500.000 đồng d, Tất cả các câu trên đều sai 10. Doanh nghiệp X để sử dụng cho sản xuất sản phẩm B: Mua từ Công ty M: trị giá hàng hóa dịch vụ mua vào chưa thuế GTGT 10% là 120.000.000 đồng. Mua từ Công ty N: trị giá hàng hoas dịch vụ mua vào bao gồm 10% thuế GTGT là 330.000.000 đồng. Tập hợp các Hóa đơn bán hàng trong kỳ, trị giá hàng hóa dịch vụ mua vào 350.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Thuế GTGT đầu vào của sản phẩm B: a, 12.000.000 đồng b, 33.000.000 đồng c, 42.000.000 đồng d, 35.000.000 đồng II. Bài tập Bài 1: Doanh nghiệp X trong tháng 10/2010 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Ngày 1/10, nhập khẩu một lô hàng hóa, giá trị phải thanh toán cho người bán là 100.000.000đ, thuế nhập khẩu 30%, thuế GTGT 10%, đã nhập kho hàng hóa. 2. Ngày 5/10, doanh nghiệp thanh toán toàn bộ số tiền ngày 1/10 cho người bán và thuế bằng chuyển khoản. 3. Ngày 10/10, xuất kho bán lô hàng ở NV1, giá bán bao gồm cả thuế GTGT là 200.000.000 đồng. 4. Doanh nghiệp thanh toán tiền điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong tháng theo giá cả VAT 10% là 20.000.000 đồng bằng tiền mặt. Trong đó, dùng cho bộ phận sản xuất là 60%, cho bộ phận bán hàng 20%, QLDN là 20%. 5. Các chi phí bán hàng khác: 48
  55. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH Khấu hao TSCĐ: 10.000 Lương: 25.000 Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định Chi phí khác bằng tiền mặt 6.000 (chưa thuế GTGT) 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Khấu hao TSCĐ: 20.000 Lương: 30.000 Trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Chi phí khác bằng tiền mặt 16.500 (bao gồm thuế GTGT) 7. Doanh thu tiêu thụ các loại hàng hóa phát sinh trong tháng chưa bao gồm thuế GTGT là 200.000.000 đồng, khách hàng đã thanh toán ½ bằng chuyển khoản, số còn lại khách hàng chưa thanh toán. Giá vốn của hàng hóa là 110.000.000 đồng. Yêu cầu: 1. Tính số thuế GTGT được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp. 2. Định khoản. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bài 2: Tại doanh nghiệp thương mại và dịch vụ Hoa Lan áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nhập kho công cụ, dụng cụ A mua của đơn vị A với giá mua 330.000.000 đồng, gồm thuế GTGT 10%, đã chuyển khoản cho người bán 50% số tiền. 2. Nhập kho 5.000 sản phẩm đơn giá 4.290 đồng/sản phẩm, gồm 10% thuế GTGT chưa thanh toán cho người bán X. Chi phí vận chuyển bốc dỡ 500.000 đồng, thuế 5% đã thanh toán bằng tiền mặt. 3. Nhập kho công cụ, dụng cụ B mua của đơn vị Dũng Thành với giá mua 180.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. 4. Xuất kho công cụ, dụng cụ A có trị giá 100 triệu đồng cho phân xưởng sản xuất. Biết rằng trị giá CCDC xuất dùng được phân bổ dần vào CPSX trong vòng 10 kỳ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh. Bài 3: Tại doanh nghiệp thương mại X hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Nhập kho 10.000 USD lô hàng, thuế nhập khẩu, thuế GTGT phải nộp là 10% tiền chưa thanh toán cho khách hàng. Tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh 19.000 49
  56. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH đồng/USD. Chi phí vận chuyển lô hàng về kho của doanh nghiệp là 1.500.000 đồng, thuế GTGT là 10%, doanh nghiệp thanh toán cho bên vận chuyển hàng bằng tiền mặt. 2. Doanh nghiệp mua một số sản phẩm nhập kho với giá mua 50.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán Y. 3. DN mua một lô hàng với tổng giá thanh toán gồm 10% thuế GTGT, phải trả cho nhà cung cấp B là 110.000.000 đồng, đề xuất bán thẳng cho khách hàng C. 4. Hàng hóa của người bán Y (NV2) có một số không đạt yêu cầu chất lượng (trị giá 3.000.000) nên DN đã trả lại và được người bán Y cho trừ vào số tiền còn nợ. 5. Doanh nghiệp ứng trước cho đơn vị Hoa Lan 100.000.000 đồng bằng chuyển khoản để đặt mua dàn máy cho phân xưởng sản xuất. Yêu cầu: Định khoản. Bài 4: Công ty Du lịch A, trong tháng 10/20xx có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Thực hiện hợp đồng với Công ty A đưa 100 nhân viên của Công ty A đi tham quan từ Hà Nội đến Sapa về về lại Hà Nội trong vòng 3 ngày với giá trọn gói là 3.300.000 đồng/người. 2. Thực hiện hợp đồng với Công ty B đưa 50 nhân viên của Công ty B đi tham quan từ Việt Nam sang Nam Ninh - Trung Quốc và về lại Việt Nam trong vòng 5 ngày với giá trọn gói là 10.000.000 đồng/khách. Công ty du lịch A đã ký hợp đồng với Công ty du lịch Nam Ninh với giá 7.800.000 đồng/khách và Công ty du lịch Nam Ninh phải lo toàn bộ vé máy bay, ăn, ở và tham quan theo chương trình thỏa thuận tại Nam Ninh. 3. Thực hiện hợp đồng với Công ty du lịch X ở Thái Lan theo hình thức trọn gói đưa một đoàn du khách Thái Lan đến tham quan Việt Nam và về lại Thái Lan trong vòng 9 ngày, với tổng giá thanh toán quy ra đồng Việt Nam là 960 triệu đồng. Công ty du lịch A phải lo toàn bộ vé máy bay, ăn, ở, tham quan theo chương trình thỏa thuận. Riêng vé máy bay từ Thái Lan sang Việt Nam và ngược lại hết 300 triệu đồng. - Yêu cầu: Xác định thuế GTGT phát sinh ở từng nghiệp vụ và thuế GTGT phải nộp trong tháng của Công ty du lịch A. Biết rằng: Thuế GTGT của các dịch vụ là 10%; Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tháng 20 triệu đồng. 50
  57. Tr­êng §H KT & QTKD  Bé m«n KÕ to¸n TH CHƯƠNG II KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT Mục tiêu của Chương II: Khái quát về thuế TTĐB; Khái niệm, đặc điểm của thuế tiêu thụ đặc biệt. Nôi dung cơ bản của luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành: Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, căn cứ và phương pháp tính thuế TTĐB, hoàn thuế TTĐB. Nội dung công tác kế toán thuế GTGT: chứng từ sử dụng, tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 2.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt 2.1.1.1. Khái niệm Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với những tên gọi khác nhau: ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Ðiển gọi là thuế đặc biệt; ở nước ta, tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành năm 1951. Lúc này Nhà nước đánh thuế hàng hóa với nhiều mức khác nhau, những hàng hóa là tư liệu sản xuất và hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân, Nhà nước không đánh thuế hoặc đánh thuế rất thấp. Ngược lại, Nhà nước lại đánh thuế rất cao đến các mặt hàng xa xỉ, cao cấp, chưa cần thiết: vàng mã, rượu, bia, Ðến năm 1990, Bộ ài chính soạn thảo dự án luật thuế mới, đổi thuật ngữ “thuế hàng hóa” thành “thuế tiêu thụ đặc biệt” và được Quốc hội thông qua ngày 30/06/1990. Sau đó được sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 9 và thông qua ngày 05/07/1993. Lần sửa đổi năm 1993, diện hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thu hẹp lại còn 4 nhóm hàng: thuốc lá điếu, rượu, bia, pháo các loại. Thời kỳ này, thuế TTĐB không đánh vào hàng hóa nhập khẩu vì chúng được tính trong Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Nhưng đến năm 1995, sau lần sửa đổi này, nhằm thực hiện công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, thuế TTĐB mới đánh vào hàng nhập khẩu. Thuế TTĐB tại nước ta đã được điều chỉnh sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Hiện nay, để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn mới, tại kỳ họp 51