Kế toán kiểm toán - Chương 3: Kế toán các khoản phải thu và các khoảng phải trả

pdf 59 trang vanle 2670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán kiểm toán - Chương 3: Kế toán các khoản phải thu và các khoảng phải trả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfke_toan_kiem_toan_chuong_3_ke_toan_cac_khoan_phai_thu_va_cac.pdf

Nội dung text: Kế toán kiểm toán - Chương 3: Kế toán các khoản phải thu và các khoảng phải trả

  1. CHƯƠNG 3 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ CÁC KHOẢNG PHẢI TRẢ 3.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU VÀ NỢ PHẢI TRẢ 3.1.1 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NỢ PHẢI THU Các khoản nợ phải thu là một dạng tài sản lưu động cảu doanh nghiệp, và có vị trí quan trọng về khả năng thanh toán của doang nghiệp vì vậy đòi hỏi kế toán cần phải hạch toán chính xác kịp thời cho từng đối tượng, từng hợp đồng, 3.1.1.1. CÁC KHOẢN PHẢI THU Nhóm các khoản phải thu dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. 3.1.1.2. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU. Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, từng khoản nợ và từng lần thanh toán.Kế toán phải theo dõi từng khoản nợ và thường xuyên kiêm tra đôn đốc thu hồi nợ, tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn hoặc nợ dây dưa. Những đối tượng có quan hệ giao dịch thường xuyên hoặc có số dư nợ lớn thì định kì hoặc cuối tháng kế toán cần tiến hành kiểm tra, đối chiếu từng khoản nợ, có thể yêu cầu đối tượng xác nhận só nợ phải thu bằng văn bản Trường hợp hàng đổi hàng hoặc bù trừ giữa nợ phải thu và nợ phải trả, hoặc phải xử lý khoản nợ khó đòi cần có đủ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ liên quan như biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ, biên bnả xoá nợ Các khoản nợ phải thu phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn tuỳ theo thời hạn của chu kì kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có chu kì kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng, các khoản nợ phải thu được phân thành ngắn hạn trong vòng 12 tháng ) và dài hạn sau 12 tháng ). Ngược lại, nếu chu kì kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng , các khoản nợ phải thu đựoc phân thành ngắn hạn ( trong vòng một chu kì kinh doanh bình thường ) và dài hạn (trong thời gian dai hơn một chu kì kinh doanh bình thường). 71
  2. 3.1.1.3. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU - Phản ánh chính xác các khoản phải thu cho từng đối tượng, khách hàng. Thường xuyên đối chiếu, kịp thời xử lý chênh lệch. - Đôn đốc thu hồi nợ nhằm hạn chế nợ khó đòi. - Tính toán và trích lập dự phòng phải thu khó đòi. 3.1.2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 3.1.2.1. CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ Nợ phải trả là các khoản nự phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các đơn vị. Các khoản nợ của doanh nghiệp bao gồm: nợ ngắn hạn, nợ dìa hạn. 3.1.2.2.NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ Kế toán các khoản phải trả phải theo dõi chi tiết theo từng đối tượng nợ phải trả, theo từng hợp đồng. Phản ánh chi tiết các nội dung có liên quan đến trái phiếu, đồng thời theo dõi chi tiết thời hạn phát hành trái phiếu. Các khoản phải trả bằng ngoại tệ phải hạch toán bằng tiền đồng việt nam theo tỷ lệ giao dịch. 3.1.2.3.NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ - Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải trả, từng đối tượng nợ phải trả, - Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp phải căn cứ vào các khế ước vay dài hạn, nợ dài hạn, kế hoặc trả các khoản nợ dài hạn để xác định số nợ dài hạn đã đến hạn thanh toán phải thanh toán trong niên độ kế toán tiếp theo và két chuyển sang nợ dài hạn đến hạn trả - Cuối niên dộ kế toán, phải đánh giá lại số dư các khoản vay, nợ dài hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ - Kế toán phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại trái phiếu phat hành 3.2. KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 3.2.1 KHÁI NIỆM 72
  3. Khoản phải thu khách hàng là khoản phải thu do khách hàng mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng chưa thanh toán. 3.2.2 CHƯNG TỪ HẠCH TOÁN - Hoá đơn thuế GTGT hoá đơn bán hàng), hoá đơn thông thường. - phiếu thu, phiếu thu. - Giấy báo có ngân hàng. - Biên bản bù trừ công nợ. - Sổ chi tiết theo dõi khách hàng 3.2.3. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản 131 " phải thu khách hàng" TÀI KHOẢN 131 Số tiền còn phải thu khách hàng số tiền phải thu khách hàng tăng do bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Số tiền phải thu khách hàng giảm do khách hàng trả tiền. tiền thừa trả lại cho khách hàng Khách hàng ứng trước tiền hàng Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số tiền còn phải thu khách hàng 3.2.4. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN 73
  4. Kế toán phản ánh các khoản nợ phải thu của khách hàng theo chi tiết từng khách hàng riêng biệt. không phản ánh các nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu tiền ngay( thu tiền mặt, thu bằng séc, thu qua ngân sách). 3.2.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU. - Khi cung cấp hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền Nợ 131 phải thu khách hàng Có 511 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có) Đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu theo giá bán đã bao gồm thuế (tổng giá thanh toán): - Trường hợp hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, hoặc chiết khấu bán hàng trừ vào số nợ Nợ 531,532,521 Nợ 3331 thuế GTGT phải nộp Có 131 phải thu khách hàng ( trừ tiền khách hàng nợ) - phản ánh số tiền chiết khấu thanh toán cho khách hàng được hưởng: Nợ 111 số tiền mặt thực thu Nợ 112 số tiền gửi ngân hàng thực thu Nợ 635 chi phí tài chính ( số tiền chiết khấu thanh toán) Có 131 phải thu khách hàng - Khi khách hàng ứng trước tiền hoặc thanh toán nợ cho doanh nghiệp, ghi: Nợ 111 tổng số tiền mặt nhận được từ khách hàng Nợ 112 tổng số tiền gửi ngân hàng nhận được từ khách hàng Nợ 113 tổng số tiền đang chuyển sẽ nhận được từ khách hàng Có 131 phải thu khách hàng 74
  5. - Các khách hàng không thanh toán các khoản nợ phải thu cho doanh nghiệp bằng tiền mặt, bằng sec, mà thanh toán bằng hàng hoá( trường hợp hàng đổi hàng), căn cứ vào giá trị vật tư, hàng hoá, tài sản nhận về, kế toán trừ vào số nợ phait thu của khách hàng: Nợ 151, 152 nguyên vạt liệu đi trên đường, nhập kho Nợ 153, 156 nhập kho công cụ, dụng cụ, hàng hoá Nợ 211, 213 tài sản cố định, vô hình Nợ 133 thuế GTGT phải nộp Có 131 phải thu khách hàng - Khách hàng ứng trước tiền hàng Nợ TK 131 Có TK 111,112 3.3 KẾ TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ 3.3.1 KHÁI NIỆM Khoản phải thu nội bộ là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với cấp trên, hoặc đơn vị trực thuộc , phụ thuộc hoặc các đưon vị khác trong một doanh nghiệp độc lập, tổng công ty về các khoản đã chi hộ, trả hộ, thu hộ, các khoản mà đơn vị cấp đưới có nghĩa vụ nộp lên cấp trên phải cấp cho cấp dưới. 3.3.2. CHỨNG TỪ SỬ DỤNG - Hoá đơn thuế GTGT ( hoá đơn bán hàng ): hoá đơn thông thường - Hoá đơn vận chuyển kiêm phiếu xuất kho nội bộ - Phiếu thu, phiếu chi - Biên bản bù trừ công nợ nội bộ - Sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ nội bộ 3.3.3. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản 136 " phải thu nội bộ " Số còn phải thu ở các đơn vị trong 75
  6. nội bộ doanh nghiệp Số vốn kinh doanh đã cấp cho đơn vị cấp Quyết toán với đơn vị thành viên về kinh dưới( bao gồm vốn cấp trực tiếp và phí sự nghiệp đã cấp, đã sử dụng. cấp bằng các phương tiện khác) Các khoản đã chi hộ, trả hộ đơn vị khác Thu hồi vốn, quỹ ở đơn vị thành viên Số tiền đơn vị cấp trên phải thu về, Số tiền đã thu về các khoản phải thu các khoản đơn vị cấp dưới phải nộp trong nội bộ. Số tiền đơn vị cấp dưới phải thu về,các Bù ttrù phải thu với phải trả trong nội các khoản đơn vị cấp trên phải cấp xuống. bộ của cùng một đối tượng Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số còn phải thu ở các đơn vị trong nội bộ doanh ngiệp Tài khoản 136 " Phải thu nội bộ" có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1361 vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc - Tài khoản 1362 phải thu nộ bộ khác 3.3.4. NGUYÊN TÁC HẠCH TOÁN - Các khoản phải thu giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các đơn vị vấp dưới với nhau.Tring đó, cấp trên là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các đơn vị cấp dưới là các doanh nghiệp thanh viên trực thuộc hoặc phụ thuộc cấp trên, nhưng có tổ chức công tác kế toán riêng. 76
  7. Phải hạch toán chi tiết theo từng đơn vị có quan hệ thanh toán và theo dõi riêng từng khoản phải thu nội bộ. Cuối niêm độ, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số phát sinh, số dư tài khoản " phải thu nội bộ" và " phải trả nội bộ" với các đơn vị có quan hệ theo tùng nội dung thanh toán. Tiến hành thanh toán bù trừ theo từng khoản của từng đơn vị có quan hệ, đồng thời hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản 136 và tài khoản 336, nếu có chênh lệch, phải tìn nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. 3.3.5 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU (trình bày ở phần Phải trả nội bộ) 3.4.KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁC 3.4.1 KHÁI NIỆM Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phạm vị phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ. 3.4.2. CHỨNG TỪ HẠCH TOÁN - Phiếu thu, phiếu chi - Giấy báo nợ, giấy báo có - Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá - Biên bản kiểm kê quỹ - Biên bản xử lý tìa sản thiếu 3.4.3 NGUYÊN TÁC HẠCH TOÁN Giá trị tài sản thiếu được phat hiện thiếu: các khoản phải thu về bồi thường vật chất do các cá nhân, tập thể gây ra như mát mát, hư hỏng tièn, các loại vật tư, hang hoá, dụng cụ. Các khoản tiền chuyển cho đơn vị nhận uỷ thác xuất, nhập khẩu nộp hộ đẻ mua hàng hộ hoặc nộp hộ các loại thuế. Các khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi.các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi hoặc chờ xử lý. 77
  8. 3.4.4 TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản 138 " phải thu khác" Các khoản nợ khác còn phải thu Ghi tăng các khoản nợ phải thu khác Ghi giảm các khoản nợ phải thu khó đòi, các khảon thu hồi Giá trị tài sản thừa chờ xử lý Giá trị tài sản thiếu chờ xử lý Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Các khoản nợ khác còn phải thu Tài khoản 138 có ba tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1381 : giá trị tài sản thiếu chờ xử lý - Tài khoản 1385 : phải thu về cổ phần hoá - Tài khoản 1388 : các khoản phải thu khác 3.4.5 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU - Giá trị tài sản thiếu chưa rõ nguyên nhân : Nợ TK 1381 Nợ TK 214 Có TK 211 Có TK111,152,156 - Khi có quyết định xử lý: Nợ TK 334 78
  9. Nợ TK 111,138.8,632 Có TK 1381 - Các khoản cho vay vật tư, tiền vốn tạm thời Nợ TK 1388 Có TK111,152,156 - Các khoản thu nhập HĐ bất thường, khoản bồi thường phải thu (vi phạm hợp đồng ): Nợ TK 1388 Có TK 711 - Thu hồi các khoản phải thu khác: Nợ TK 111,112 Có TK 1388. Ví du : Trong tháng, một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty A như sau (đơn vị tính : 1.000 đ): - Xuất kho vật tư theo giá thực tế cho Công ty B mượn với giá trị là 20.000. - Biên bản kiểm kê quỹ, số tiền thiếu hụt tại quỹ là 2.000, thủ quỹ phải chịu trách nhiệm bồi thường. - Kiểm kê kho vật tư phát hiện một số CCDC thiếu nhưng chưa rõ nguyên nhân với giá trị là 6.500. Yêu cầu : Hãy định khoản các nghiệp vụ trên. 3.5.KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI 3.5.1 KHÁI NIỆM 79
  10. Nợ khó đòi là những khoản nợ phải thu mà người nợ khó có khả năng trả nợ hoặc không trả nợ cho doanh nghiệp.Doanh nghiệp dự kiến khoản phải thu khó đòi tính trước vào chi phí gọi là khoản dự phòng phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng nợ không có khả năng thanh toán. 3.5.2 ĐIỀU KIỆN LẬP DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI Để đề phòng những tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, hạn chế những đột biến và kết quả kinh doanh trong kì kế toán, cuối niên độ kế toán- tại thời điểm khoá sổ lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải dự kiến số nợ phải thu có khả năng khó đòi căn cứ trên những bằng chứng đáng tin cậy để tính trước vào chi phí kinh doanh. Căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi: - Phải thu có những bằng chững đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi ( khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hạn lớn về tài sản nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhièu lần vẫn không thu được nợ). - Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của đối tượng về số còn nợ chua trả bao gồm : hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ - dự phòng các khoản phải thu khó đòi dược lập chi tiết theo từng đối tượng, từng nội dung, từng khoản nợ 3.5.3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DỰ PHÒNG a. Phương pháp lập dự phòng  Nợ phải thu quá hạn thanh toán - Trích lập dự phòng 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm - Trích lập dự phòng 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. - Trích lập dự phòng 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm  Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan 80
  11. pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. b. Xử lý khoản dự phòng Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp không phải trích lập. Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch; Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác. 3.5.4. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản 139 "dự phòng phải thu khó đòi " Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại đầu kì Hoàn nhập dự phòng khoản phải thu khó Số dự phòng phải thu khó đòi tính vào đòi. Các khoản nợ phải thu khó đòi đã chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh lập dự phòng được xử lý. của doanh nghiệp Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kì 3.5.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU 81
  12. - Xác định số dự phòng phải lập vào cuối niên độ kế toán ( năm N). Nợ TK 642 Có TK 139 - Trong niên độ kế toán tiếp theo( năm N+1): + Khi phát sinh nợ khó đòi không đòi được. Căn cứ vào quyết định xoá nợ: Nợ TK 139: Nếu đã lập dự phòng Nợ TK 642: Nếu chưa lập dự phòng Có TK 131,138 Đồng thời ghi Nợ TK 004 : - Nợ khó đòi đã xử lý + Trích lập dự phòng (nếu có) trong năm N+1: * Nếu số dự phòng phải lập Số dự phòng đã trích lập, thì kế toán trích bổ sung số dự phòng chênh lệch. Nợ TK 642 Có TK 139 3.6 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY 3.6.1. KHÁI NIỆM - Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm kể từ ngày nhận tiền vay. - Nợ dài hạn đến hạn trả là các khoản nợ vay dài hạn, nợ dài hạn sẽ phải trả cho chủ nợ trong niên độ kế toán hiện hành. - Vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn trả trên một năm kể từ ngay nhận tiền vay. 82
  13. - Nợ dài hạn là các khoản nợ của doanh nghiệp phát sinh trong trường hợp thuê tài chính ( TSCĐ thuê tài chính ) hoặc các khoản nợ dìa hạn khác có thời gian trả nợ trên một năm. 3.6.2. CHƯNG TỪ HẠCH TOÁN - Khế ước vay - Biên bản giao nhận tài sản thế chấp - Phiéu thu, phiế chi - Biên bản thanh lý hợp đồng - Giấy báo nợ, giấy báo có - các chứng từ khác có liên quan, 3.6.3. TÀI KHOẢN SỬ DỤNG Tài khoản 311 " vay ngắn hạn" Số tiền vay còn phải trả đầu kì Các khoản vay phải trả trong kì Các khoản vay tăng trong kì số tiền giảm nợ vay ngắn hạn do tỷ giá Số tiền tăng nợ vay ngắn hạn do tỷ giá hối đoái giam khi đánh giá lại các hối hối đoái tăng khi đánh giá lại các khoản khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ. vay ngắn hnạ bằng ngoại tệ. Tổng số phát sinh bên nợ Tổng số phát sinh bên có Số tiền còn phải trả cuối kì 83
  14. Tài khoản 315 " nợ dài hạn đến hạn trả" dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả trong kì kế toán và tình hình thanh toán các khoản nợ đó. Tài khoản 315 " nợ dài hạn đến hạn trả" Số còn nợ về các khoản dài hạn đã đến hạn hoặc quá hạn phải trả Số tiền đã thanh toán về các khoản nợ Số tiền nợ dài hạn đến hạn trả phát sinh dài hạn đến hạn trả. Số tiền giảm nợ dài hạn đến hạn trả do Số tiền tăng nợ dìa hạn đến hạn trả do tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại các tỷ giá hối đoái tăng khi đánh giá lại các khoản nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ khoản nợ dài hạn đến hạn trả bằng ngoại tệ Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số còn nợ về các khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả hoặc quá hạn phải trả cuối kỳ. Tài khoản 341 " vay dài hạn" duàng để phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp. Tài khoản 341 " vay dài hạn " Số tiền còn nợ về các khoản vay dài hạn Chưa trả Số tiền đã trả trước hạn về các khoản Số tiền vay dài hạn phát sinh trong kì 84
  15. vay dài hạn. Số tiền vay dìa hạn đến hạn trả trong Số tiền tăng nợ vay dìa hạn do tỷ giá niên độ kế toán sau được kết chuyển hối đoái tăng khi đánh giá lại các khoản sang nợ dài hạn đến hạn trả. Vay dài hạn bằng ngoại tệ. Số tiền giảm nợ vay dài hạn do tỷ giá hối đoái giảm khi đánh giá lại các khoản vay dài hạn bằng ngoại tệ Tống số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số tiền còn nợ về các khoản vay dài hạn Chưa trả cuối kì. Tài khoản 342 " nợ dài hạn " dùng để phản ánh các khoản nợ dài hạn và tình hình thanh toán các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp. Tài khoản 342 " nợ dài hạn " Số tiền còn nợ về các khoản nợ dài hạn Chưa trả cuối kì Số tiền nợ dài hạn đến hạn trả trong Số tiền nợ hạn phát sinh trong kì niên độ kế toán sau được kết chuyển sang " nợ dài hạn đến hạn trả " Số tiền giảm nợ dìa hạn do được bên chủ nợ chấp nhận. Tổng số phát sinh nợ Tống số phát sinh có 85
  16. Số tiền còn nợ về các khoản nợ dài hạn Chua trả cuối kì. 3.6.4. NGUYÊN TẮC HẠCH TOÁN Kế toán tiền vay, nợ dài hạn và dìa hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay trả ( gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay. Vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và phải quy đổi ngoại tệ ra đồng việt nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ vay và trả nợ vay để ghi sổ kế toán. Các khoản chênh lệch tỷ giá được hạch toán trực tiếp vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong kỳ. 3.6.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆM VỤ CHỦ YẾU Vay ngắn hạn, vay dài hạn để mua vật tư, hành hoá, tài sản cố định: 1. Nợ 151,152,156,611,211,213, Nơ 133 thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có 311 vay ngắn hạn Có 341 vay dài hạn Vay ngắn hạn, vay dài hạn để ứng trước cho nhà thầu, trả nợ cho người bán, trả các khoản nợ vay ngắn hạn trước đó hoặc trả các khoản nợ dài hạn đến hạn trả. 2. Nợ 331 phải trả cho người bán Nợ 311,315 vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả Có 311 vay ngắn hạn Có 341 vay dài hạn Vay ngắn hạn, dài hạn nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản " tiền gửi ngân hàng" 3. Nợ 111 số tiền vay nhận bằng tiền mặt 86
  17. Nợ 112 số tiêng vay nhận bằng tiền gủi ngân hàng Có 331 vay nắng hạn Có 341 vay dài hạn Vay dài hạn để đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư chứng khoán và đầu tư dài hạn khác, ký quỹ, ký cước dài hạn. 4. Nợ 221 đầu tư chứng khoán dài hạn Nợ 222 vốn góp liên doanh Nợ 228 đầu tư dài hạn khác Nợ 244 ký quỹ ký cước dài hạn Có 341 vay dài hạn Vay dài hạn để thanh toán các khoản về đầu tư xây dựng cơ bản 5. Nợ 241 xây dựng cơ bản Nợ 133 thuế GTGT được khấu trừ (nếu có ) Có 341 vay dài hạn Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, cắn cứ vào hợp đồng vay, kế toán ghi: 6. Nợ 212 nguyên giá TSCĐ thuê tài chính Nợ 133 thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có 342 nợ dài hạn Khi trả nợ vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả, trả trước nợ vay dài hạn ( gốc và lãi ) Nợ 311 vay nắgn hạn Nợ 315 nợ dài hạn đến hạn trả Nợ 341 vay dìa hạn Nợ 342 nợ dài hạn Nợ 635 chi phí tìa chính( lãi tiền vay phải trả) ( nếu lãi tiền vay chưa được tính đưa vào chi phí) 87
  18. Nợ 335 chi phí phải trả ( chi tiết tiền lãi phải trả) ( nếu ;ãi tiền vay đã được tính đưa voà chi phí) Có 111,112 số tiền thanh toán nợ vay ( gốc và lãi) Khi vay ngắn hạn, vay dìa hạn bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ: 7. Nợ 1112,1122,152,153,221,213, Có 311 vay ngắn hạn Có 341 vay dài hạn Khi trả nợ các khoản vay ngắn hạn, nựo dài hạn đến hạn trả hoặc thanh toán trước thời hạn các khoản vay, nợ dài hạn có gốc ngoại tệ bằng ngoại tệ: 8. Nợ 311 vay ngắn hạn ( theo tỷ giá khi nhận nợ vay ) Nợ 315 nợ dài hạn đến hạn trả ( theo tỷ giá khi nhận nợ vay) Nợ 341 vay dài hạn ( theo tỷ giá khi nhận nợ vay) Nợ 342 nợ dài hạn ( theo tỷ giá khi nhận nợ vay) Nợ 635 chi phí tài chính ( lãi tiền vay phải trả ) ( nếu lãi tiền vay chưa được tính đưa vào chi phí) Nợ 335 chi phí phải trả ( chi tiết tiền lãi phải trả) ( nếu tiền lãi vay đã được tinhs đưa vào chi phí) Có 1112,1122 số tiền thanh toán nợ vay ( tỷ giá xuất ngoại tệ theo dõi trên sổ kế toán) Phần chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào bên Nợ tài khoản 635 " chi phí tài chính " hoặc bên có tài khoản 515 " doanh thu hoạt động tài chính". Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào các khế ước và cam kết vay, xác định số nợ dài hạn đến hạn trả trơng niên độ kế toán tiếp theo: 9. Nợ 341 vay dài hạn Nợ 342 nợ dài hạn 88
  19. Có 315 nợ dài hạn đến hạn trả Cuối niên độ kế toán, đánh giá lại số dự các khoản vay, nợ ngắn hạn và dài hạn có gốc ngoại tệ theo tỷ giá gioa dichj bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhầ nước việt nam công bố tại thời điểm khoá sổ kế toán lập báo coá tài chính: Nếu tỷ giá tăng, phần chênh lệch tăng các khảon vay, nợ có gốc ngoại tệ: 10. Nợ 413 chênh lệch tỷ giá hối đoái Có 311,315,341,342 vay nợ ngắn hạn và dài hạn Nếu tỷ giá giảm, phần chênh lệch giảm khoản vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ, kế toán ghi: 11. Nợ 311,315,341,342 vay nợ ngắn hạn và dài hạn Có 413 chênh lệch tỷ giá hối đoái 3.7 KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 3.7.1 Khái niệm Kế toán phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, lao vụ cho hợp đồng kinh tế đã ký kết. 3.7.2. Chứng từ hạch toán _Phiếu thu, phiếu chi . _Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. _Phiếu đặt hàng _Hóa đơn bán hàng của bên bán. _Hợp đồng kinh tế , 3.7.3 Tài khoản sử dụng 89
  20. Tài khoản 331 " Phải trả người bán" Các khoản đã trả hoặc ứng trước cho người bán Số tiền giảm giá, hàng mua trả lại người bán chấp nhận Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán người bán chấp thuận giảm trừ Tổng số phát sinh nợ Số tiền còn phải trả cho người bán Số tiền phải trả cho người bán Điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, tài sản, các dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức. Tổng số phát sinh có Số tiền còn phải trả cho người bán Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi thiết của từng đối tựng cụ thể . 3.7.4 Nguyên tắc hạch toán vào tài khoản Nợ phải trả cho người bán cần được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng phải trả, theo từng nội dung phải trả và từng lần thanh toán. 90
  21. Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tmạ tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi chưa nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. 3.7.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Mua vật tư, hàng hóa về nhập kho; gửi thẳng đi bán; đưa thẳng vào sản xuất, kinh doanh hoặc đầu tư xây dựng cơ bản không qua kho và chưa thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi : 1 Nợ 151 Mua vật tư, hàng hóa đi trên dường Nợ 152 Mua vật tư, nguyên vật lêịu nhập kho Nợ 153 Mua công cụ, dụng cụ nhập kho Nợ 155 Nhập kho thành phẩm Nợ 156 Mua hàng hóa nhập kho Nợ 157 Mua vật tư, hàng hóa gửi thẳng đi bán không qua kho Nợ 241 Mua vật tư hàng hóa đưa thẳng vào đầu tư XDCB không qua kho Nợ 621 Mua vật tư hàng hóa đưa thẳng vào sản xuất, chế biến không qua kho Nợ 627 Mua vật tư, hàng hóa đưa thẳng vào quản lý phân xưởng sản xuất, chế biến không qua kho Nợ 641 Mua vật tư hàng hóa đưa thẳng vào bộ phận bán hàng không qua kho Nợ 642 Mua vật tư hàng hóa đưa thẳng vào bộ phận quản lý doanh nghiệp không qua kho Nợ 611 Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có 331 Phải trả cho người bán ( Tổng giá thanh toán ) Mua tài sản cố định và chưa thanh toán cho người bán, ghi : 2 Nợ 211 Nguyên giá TSCĐ hữu hình Nợ 213 Nguyên giá TSCĐ vô hình Nợ 133 Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có) Có 331 Phải trả cho người bán ( Tổng giá thanh toán) 91
  22. Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản theo phương thức giao thầu , Nợ 241 Xây dựng cơ bản dở dang Nợ 133 Thuế GTGT khấu trừ ( nếu có) Có 331 Phải trả cho người bán ( Tổng giá thanh toán) Chiết khấu thanh toán được người bán cho doanh nghiệp hưởng và trừ vào số tiền doanh nghiệp còn nợ, kế toán ghi : 3 Nợ 331 Phải trả cho người bán Có 515 Doanh thu hoạt động tài chính Chiết khấu thương mại, phần giảm giá hàng mua, phần hàng mua trả lại cho người bán và trừ vào số tiền doanh nghiệp còn nợ , kê toán ghi : 4 Nợ 331 Phải trả cho người bán Có 133 Thuế GTGT được khấu trừ Có 151, 152,153,156 NGuyên liệu, hàng hóa Khi thanh toán số tiền phải trả hoặc ứng trước tiền cho người bán vật tư hàng hóa ; người cung cấp dịch vụ nhận thầu xây dựng; ghi: 5 Nợ 331 Phải trả cho người bán Có 111 Số tiền thanh toán bằng tiền mặt Có 112 Số tiền thanh toán bằng chuyển khoản Khi nhận lại tiền ứng trước do ng]ời bán vật tư, hàng hóa hoàn lại vì không có hàng để giao, ghi: 6 Nợ 111 nhận lại tiền ứng trước bằng tiền mặt Nợ 112 nhận lại tiền ứng trước bằng chuyển khoảntiền gửi Có 331 Phải trả cho người bán. Khi doanh nghiệp không tìm ra chủ nợ để trả thì được xử lí xóa nợ và đưa vào thu nhập khác trong kì, ghi: 92
  23. 7 Nợ 331 Phải trả cho người bán Có 711 Thu nhập khác. 3.8 KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NỘI BỘ 3.8.1 Khái niệm Phải trả nội bộ là các khoản phải trả giữa cấp trên và cấp dưới và giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. Trong đó đơn vị cấp trên phải là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh độc lập, không phải là cơ quan quản lý, các đơn vị cấp dưới ( đơn vị thành viên) là các đơn vị trực thuộc hoặc phụ thuộc nhưng phải là đơn vị có tổ chức kế toán riêng. 3.8.2 Chứng từ hạch toán - Phiếu thu, phiếu chi. - Giấy báo nợ, giấy báo có. - Các chứng từ khác có liên quan. 3.10.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản “Phải trả nội bộ” phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả giữa các doanh nghiệp độc lập với các đơn vị trực thuộc, phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập về các khoản phải trả, phải nộp, phải cấp; về các khoản mà các đơn vị đã chi, đã thu hộ cấp trên, cấp dưới hoặc đơn vị thành viên khác Tài khoản 336 “Phải trả nội bộ” Số tiền còn phải trả, phải nộp, phải cấp cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đầu kì Số tiền phải nộp cho cấp trên, phải cấp cho cấp Số tiền đã cấp cho đơn vị cấp dưới, đã nộp cho dợ dưới vị cấp trên Số tiền phải cho các đợn vị khác trong nội bộ Số tiền đã trả cho các khoản thu hộ hay chi hộ trong nội bộ Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số tiền còn phải trả, phải nộp, phải cấp cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp cuối kì 3.8.4 Nguyên tắc hạch toán - Phản ánh các nội dung kinh tế về quan hệ thanh toán nội bộ đối với các khoản phải trả giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ doanh nghiệp. 93
  24. - Phản ánh chi tiết cho từng đơn vị có quan hệ thanh toán. - Cuối kỳ kế toán kiểm tra đối chiếu tài khoản 136 và 336 theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản bù trừ. 3.8.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu TÀI KHOẢN 136 TÀI KHOẢN 336 1.Đối với đơn vị cấp trên 1.Đối với đơn vị cấp dưới - Khi cấp vốn kinh doanh cho đơn vị cấp dưới - Khi nhận vốn từ cấp trên: Nợ TK 1361 Nợ TK 111,152,153,156,211 Có TK 111,152,153,156,211 Có TK 336 - Khi chi trả hộ cho đơn vị cấp dưới: - Khi nhờ cấp trên chi hộ: Nợ TK 1368 Nợ TK 152,153,156,627,642 Có TK 111,112,331 Có TK 336 - Các khoản cấp dưới phải nộp: - Các khoản phải nộp cho cấp trên : Nợ TK 1368 Nợ TK 421,431,414,415 Có TK 421,431,414,415 Có TK 336 - Khi thu được các khoản trên: - Khi chi trả các khoản trên : Nợ TK 111 Nợ TK 336 Có TK 136 Có TK 111 - Bù trừ với các khoản phải trả nội bộ : - Bù trừ với các khoản phải thu nội bộ Nợ TK 336 Nợ TK 336 Có TK 136 Có TK 136 2.Đối với đơn vị cấp dưới 2.Đối với đơn vị cấp trên - Khi chi hộ các khoản cho cấp trên: - Khi nhờ cấp dưới chi hộ: 94
  25. Nợ TK 1368 Nợ TK 642 Có TK 111 Có TK 336 - Các khoản cấp trên phải cấp ( ngoài vốn KD) - Các khoản phải cấp cho cấp dưới : Nợ TK 1368 Có TK 421,431,414,415 Nợ TK 421,431,414,415 - Khi thu được các khoản trên: Có TK 336 Nợ TK 111 - Khi chi trả các khoản trên : Có TK 136 Nợ TK 336 - Bù trừ với các khoản phải trả nội bộ : Có TK 111 Nợ TK 336 - Bù trừ với các khoản phải thhu nội bộ Có TK 136 Nợ TK 336 Có TK 136 Ví dụ : Lấy ví dụ phần TK 136. Yêu cầu hạch toán cho đơn vị X, Y. 3.9. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NHẬN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN 3.11.1 Khái niệm Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn là số tiền hoặc tài sản doanh nghiệp nhận trước để làm tin trong các quan hệ mua bán, cho làm đại lý bán hàng, hoặc cho tham gia đấu thầu nhằm đảm bảo được sự tin cậy giữa đôi bên và ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan trong việc thực hiện đúng hợp đồng đã ký. 3.9.2 Chứng từ hạch toán - Phiếu thu, phiếu chi - Biên bản kiểm nhận - Biên nhận - Các hồ sơ có liên quan 95
  26. 3.9.3 Tài khoản sử dụng Tài khoản 344 “ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” Tài khoản 344 “ Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn” Số tiền ký quỹ ký cược dài hạn chưa trả đầu kỳ Số tiền phạt các đơn vị, cá nhân vi Nhận ký quỹ ký cược dài hạn phạm hợp đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cược; Hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn. Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có Số tiền ký quỹ ký cược dài hạn chưa trả cuối kỳ 3.9.4 Nguyên tắc hạch toán Phải theo dõi chi tiết từng khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược của từng khách hàng; số tiền ký quỹ, ký cược đã trả lại cho từng khách hàng. Các trường hợp nhận ký quỹ ký cược dài hạn bằng vàng, bạc, đá quý, trước khi nhập quỹ phải làm đầy đủ các thủ tục về cân, đo, đong, đếm số lượng, trọng lượng, giám định chất lượng. Sau đó tiến hành niêm phong, có xác nhận của người ký quỹ ký cược trên giấy niêm phonh. Các trường hợp nhận ký quỹ kỹ cược dài hạn bằng hiện vật được theo dõi trên tài khoản 002” Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công” 3.9.5 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu Khi nhận tiền ký quỹ ký cược dài hạn của các cá nhân, tổ chức bên ngoài: 1 Nợ 111 Số tiền nhận ký quỹ, ký cược bằng tiền mặt Nợ 112 Số tiền nhận ký quỹ dài hạn bằng chuyển khoản Có 334 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn Khi hoàn trả tiền ký quỹ, ký cược dài hạn cho các cá nhân, tổ chức bên ngoài: 96
  27. 3 Nợ 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn (đã khấu trừ tiền phạt) Có 111 Tiền ký quỹ, ký cược dài hạn hoàn trả bằng tiền Có 112 Tiền ký quỹ, ký cược dài hạn hoàn trả bằng chuyển khoản Trong trường hợp ký quỹ, ký cược ngắn hạn thì doanh nghiệp sử dụng tài khoản 338 để theo dõi. 97
  28. CHƯƠNG 4: NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HŨU 4.1. TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số tiền vốn của các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn của các nhà đầu tư, lợi nhuận để lại, các quỹ, chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận chưa phân phối Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều nguồn vốn chủ sở hữu - Đối với các doanh nghiệp nhà nước do nhà nước cấp vốn để hoạt động và chịu sự giám sát của nhà nước thì chủ sở hũu của doanh nghiệp là nhà nước. - Đối với doanh nghiệp liên doanh hoặc công ty liên doanh thì chủ sở hũu là các thành viên góp vốn - Đối với các công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ sở hữu là các cổ đông - Đối với các doanh nghiệp tư nhân chủ sở hữu là cá nhân hoặc một hộ gia đình . Nguồn hình thành nguồn vốn chủ sở hữu - Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn của Dn có thể là Nàh nước, cá nhân hoặc các tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu - Vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo qui định của cơ chế tìa chính hoặc quyết định của chủ sở hữu vốn, của hội đồng quản trị - Các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá chưa xử lý và các quỹ được hình thành trong quá trình hoạt động kinh doanh (quỹ phát tiển kinh doanh, quỹ quản lý, quỹ dự trữ, quỹ khen thaưởng phúc lợi) 4.1.2. Nguyên tắc hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu 98
  29. - Tổ chức hạch toán nguồn vốn CSH phải đáp ứng các yêu cầu về quản lý trong từng loại hình DN cụ thể, các qui chế tài chính áp dụng cho DN đó. - Các DN có quyền chủ động sử dụng các loại vốn, các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành nhưng với nguyên tắc phải bảo đảm hạch toán rành mạch, rõ ràng từng loại vốn, quỹ. Do vậy, hạch toán nguồn vốn CSH phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành, từng đối từng góp vốn. - Việc dịch chuyển từ loại nguồn vốn này sang loại nguồn vốn khác trong phạm vi nguồn vốn CSH phải đảm bảo theo đúng chế độ quản lý tài chính và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết. - Do tính chất trách nhiệm hữu hạn nên khi DN bị giai thể hay phá sản, người chủ sở hữu chỉ nhận những giá trị còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ phải trả. - Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. 4.2 Kế toán nguồn vốn kinh doanh. 4.2.1 Khái niệm: Nguồn vốn kinh doanh là nguồn vốn thường xuyên, chủ yếu tài trợ cho hoạt động kinh doanh của DN. Nguồn vốn này được hình thành khi thành lập DN và được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động từ kết quả kinh doanh, từ các quỹ hoặc do các CSH góp vốn. Nguồn vốn kinh doanh giảm khi DN trả lại cho người CSH, khi phải xử lý các khoản lỗ hoặc khi thanh lý DN. Hạch toán nguồn vốn kinh doanh phải theo dõi theo từng nguồn hình thành, từng đối tượng góp vốn. Cụ thể: - Đối với DN Nhà nước, nguồn vốn kinh doanh có thể chi tiết: + Nguồn vốn do ngân sách cấp. + Nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh + Nguồn vốn do các tổ chức, cá nhân biếu tặng, viện trợ không hoàn lại. - Đối với DN tư nhân, nguồn vố kinh doanh có thể chi tiết. + Nguồn vốn do chủ DN đầu tư ban đầu. 99
  30. + Nguồn vốn do chủ DN bổ sung từ tài sản của mình. + Nguồn vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. - Đối với DN liên doanh, nguồn vốn kinh doanh có thể chi tiết; +Vốn theo mệnh giá và vốn trên mệnh giá. Đây là trường hợp vốn huy động thực tế từ bên ngoài thông qua phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá của cổ phiếu phát hành. + Vốn cổ đông thường và cổ đông ưu tiên. + Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh. Như vậy, tuỳ theo đặc điểm của từng loại hình DN kế toán tổ chức theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh để có cơ sở phân chia kết quả, chia sẻ trách nhiệm và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của DN. 4.2.2 Tài khoản sử dụng: Để hạch toán tính tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh kế toán sử dụng TK 411- Nguồn vốn kinh doanh. 100
  31. Nội dung và kết cấu TK 411 TK 411- Nguồn vốn kinh doanh - Nguồn vốn kinh doanh giảm do trả vốn - Nguồn vốn kinh doanh tăng do ngân cho ngân sách, trả vốn cho các bên tham sách Nhà nước cấp, do các bên tham gia liên doanh, các cổ đông gia liên doanh và các tổ chức góp vốn, do bổ sung từ kết quả kinh doanh hoặc do nhận quà biếu tặng, viện trợ SD: Nguồn vốn kinh doanh hiện có của DN -Tài khoản 411”nguồn vốn kinh doanh, có 3 tái khoản cấp 2: - TK4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu - TK4112-Thặng dư vốn cổ phần - TK4118- vốn khác Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu. Hạch toán góp vốn thành lập DN 1. Khi nhận vốn kinh doanh do ngân sách Nhà nước cấp, cấp trên cấp bằng tiền mặt, bằng hiện vật kế toán ghi. Nợ TK 111, 112, 152 Nợ TK 211 - TSCĐHH Nợ TK 213 - TSCĐVH Có TK 411 2. Khi nhà đầu tư cam kết góp vốn thành lập DN nhưng chưa góp, kế toán ghi: Nợ TK 138 (1388) - Phải thu khác (CT từng thành viên góp vốn) Có TK 411 - Nguồn vốn KD (CT từng thành viên góp vốn) 101
  32. - Khi người góp vốn thực sự đồng ý góp bằng tiền mặt hay hiện vật căn cứ vào giá trị TS được hội đồng đánh giá, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 152, Nợ TK 211 Nợ TK 213 Có TK 411 Hạch toán tăng nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh của DN tăng do bổ sung từ kết quả kinh doanh, từ các quỹ của DN, do người chủ sở hữu đóng góp bổ sung để tăng vốn và từ các nguồn khác. 1. Khi bổ sung nguồn vốn từ kết quả kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh 2. Khi các CSH đóng góp bổ sung để tăng vốn kinh doanh, doanh nghiệp tổ chức đánh giá phần góp vốn bổ sung bằng hiện vật, kế toán ghi; Nợ TK 111, 112 (góp vốn bằng tiền mặt) Nợ TK 211, 152, 153 (ghi số cam kết góp bổ sung nhưng chưa góp) Có TK 411 (ghi số bổ sung) 3. Khi nhận được tiền mua CP của các cổ đông với giá phát hành theo mệnh giá CP, ghi: Nợ TK 111,112 (Mệnh giá) Có TK 411 :NVKD(4111) Trường hợp công ty cổ phần phát hành thêm cố phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán hạch toán: Nợ TK 4112 102
  33. Có TK 4111 : Trường hợp công ty cổ phần phát hành thêm cố phiếu từ quỹ đầu tư phát triển, hoặc từ lợi nhuận sau thúê chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu), ghi: Nợ TK 414,421 Có TK 411 1: Có TK 411 2: Thặng dư vốn cổ phần (nếu có) Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi: Nợ TK 3531 Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (nếu có): phần chênh lệch giữa giá bán thấp hơn mệnh giá Có TK 411 1: Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần (nếu có) phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn mệnh giá 4. Bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ quỹ dự phòng tài chính được phép của HĐQT hay cơ quan có thẩm quyền, kế toán ghi; Nợ TK 415 - Quỹ dự phòng tài chính Có TK 411 - Nguồn vốn KD 5. Khi công việc mưa sắm TSCĐ đã xong đưa vào hoạt động kinh doanh, nếu TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn XDCB, quỹ đầu tư phát triển hoặc quỹ phúc lợi đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ, kế toán ghi nguồn vốn KD như sau Nợ TK 441 - Nguồn vốn XDCB 103
  34. Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển Nợ TK 353 (3532) - Quỹ phúc lợi Có TK 411 - Nguồn vốn KD 6. Khi có quyết định bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ chênh lệch đánh giá lại TS, kế toán ghi Nợ TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại TS Có TK 411 - Nguồn vốn KD Hạch toán giảm nguồn vốn kinh doanh Trong quá trình kinh doanh DN có quyền giảm nguồn vốn kinh doanh của mình nhưng không được thấp hơn vốn pháp luật quy định cho ngành nghề kinh doanh của DN. Các quy định giảm vốn phải được sự đồng ý của người chủ sở hữu. Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp giảm do trả lại vốn cho các CSH, điều hoà vốn giữa các thành viên trong tổng công ty, hoặc xử lý các khoản lỗ của DN 1. Khi trả lại vốn cho người CSH bằng tiền mặt hay hiện vật, kế toán ghi Nợ TK 411 (ghi số trả vốn lại cho người CSH) Nợ TK 214 (Hao mòn TSCĐ) Có TK 211 Có TK 152, 153, 111, 2. Khi có quyết định dùng nguồn vốn kinh doanh để xử lý lỗ của DN, kế toán ghi. Nợ TK 411 Có TK 421 3. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, kế toán ghi nhận các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi: Nợ TK 4112 - thặng dư vốn cổ phần Có TK 111, 112: 104
  35. 4.3 Kế toán chênh lệch đánh giá lại tài sản DN đánh giá lại TS trong trường hợp sau: - Theo quyết định nhà nước có thẩm quyền - Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty: cổ phần hoá, bán công ty,da dạng hình thức sở hữu - Dùng TS đầu tư ra ngoài công ty 4.3.1 TK sử dụng TK 412” Chênh lệch đánh giá lại tài sản” Số chênh lệch giảm do đánh giá lại Ts Số chênh lêch tăng do đánh giá lại chưa được xử lý đầu kỳ tài sản chưa xử lý đầu kỳ Số chênh lệch giảm do đánh giá lại TS Số chênh lệch tăng do đánh giá lại TS Xử lý số chênh lệch tăng do đánh giá Xử lý số chênh lệch giảm do đánh giá lại TS lại TS Tổng PS nợ Tổng PS có Số chênh lệch giảm do đánh giá lại TSSố chênh lệch tăng do đánh giá lại TS chưa được xử lý cuối kỳ chưa được xử lý cuối kỳ 105
  36. 4.3.2 Phương pháp hạch toán: 1.Khi có quyết định NN đánh giá lại TS Nếu giá đánh giá lại cao hơn giá trị ghi sổ Nợ TK 152,153,155,156, 211,213,217 Có TK 412 Có TK 214 Nếu giá đánh giá lại thấp hơn giá trị ghi sổ NợTK 412 Nợ TK 214 CóTK 152,153,155,156, 211,213,217 2.Cuối niên độ kế toán xử lý chênh lệch đánh giá lại TS Nếu TK 412 có số dư bên có, kết chuyển ghi tăng nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 412 Có TK 411 Nếu TK 412 có số dư bên nợ, kết chuyển ghi giảm nguồn vốn kinh doanh Nợ TK 411 Có TK 412 4.4.Kế toán lợi nhuận chưa phân phối: 106
  37. 4.4.1 Tài khoản sử dụng: TK421”Lợi nhuận chưa phân phối” Tài khoản này dùng để phản ánh kết quả kinh doanh(lãi, lỗ) sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuân hoặc xữ lý lỗ cuả doanh nghiệp a. kết cấu: Bên Nợ: - Số lỗ về hoạt động KD của doanh nghiệp - Trích lập các quỹ của doanh nghiệp - Chia lãi cổ tức,lợi nhuận cho các cổ đông,các nhà đầu tư, các bên tham gia liên doanh. - Bổ sung nguồn vốn KD, hoặc nộp lợi nhuân lên cấp trên Bên Có: - Số lợi nhuận thực tế của HĐKD của Dn trong kỳ - Số Lợi nhuận cấp dưới nộp lên,số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù Số Dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động KD chưa xữ lý. Số dư bên Có: Số lãi chưa phân phối hoặc chưa sử dụng - TK421”Lợi nhuận chưa phân phối” có 2 tài khoản cấp 2: - TK4211-Lợi nhuận chưa phân phối năm trước - TK4212- Lợi nhuận chưa phân phối Năm nay 4.4.2.Các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu phát sinh: - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển kếtquả HĐ SX KD: + Khi có lãi: Nợ TK911 Có TK421 + TH lỗ: Nợ TK421 Có TK911 107
  38. - Bổ sung vốn kinh doanh từ lợi nhuận chưa phân phối(phần LN để lại của DN) Nợ TK421 Có TK411 - Cuối năm, Kế toán tính và xác định số tiến các quỹ được trích thêm, ghi: Nợ TK421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK414: Quý đầu tư phát triển Có TK415:Quỹ dự phòng tài chính Có TK353:Quỹ khen thưỡng phúc lợi Có TK418: Các quỹ khác thuộc vốn CSH. - Số lợi nhuận phải phải cấp cho Đvị cấp dưới hoặc LN phải nộp cho cấp trên, ghi: Nợ TK421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK336: Phải trả nội bộ - Đầu năm tài chính, kết chuyễn lợi nhuận chưa phân phối năm nay sang lợi nhuận chưa phân phối năm trước, ghi: + TH TK4212 có số dư Có(lãi), ghi: Nợ TK4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Có TK4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước + TH TK4212 có số dư Nợ(Lỗ), ghi: Nợ TK4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước Có TK4212: Lợi nhuận chưa phân phối nă 4.5 KẾ TOÁN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 4.5.1 TK sử dụng TK 441” Nguồn vốn đầu tư xây dụng cơ bản” 108
  39. Số nguồn vốn đầu tư xây dụng cơ bản Số nguồn vốn đầu tư xây dụng cơ bản giảm do tăng do Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn Ngân sách NN cấp , cấp trên cấp nguồn Thành bàn giao đưa vào sử dụng , kết vốn đầu tư xây dựng cơ bản chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh Nhận vốn đầu tư XDCB do được viện trợ. Nộp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho tài trợ Nhà nước, cấp trên Bổ sung vốn đầu tư XDCB từ lợi nhuận, Các quỹ Tổng PS nợ Tổng PS có Số vốn đầu tư XDCB hiện có chưa sử dụng hoặc sử dụng chưa đựoc quyết toán vào CK 4.5.2 Phương pháp hạch toán 1. Nhận vốn đầu tư XDCB do NN cấp , cấp trên cấp, viện trợ, biếu tặng Nợ TK 111, 112,211,213 Có TK 441 2.Bổ sung vốn XDCB từ lợi nhuận hoạt động SXKD, các quỹ Nợ TK 421,414,415,353 Có TK 441 109
  40. 3.Khi mua sắm TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao và đưa váo sử dụng, cùng với việc ghi tăng nguyên giá TSCĐ, đồng thời ghi: Nợ TK 441 Có TK 411 4.6.KẾ TOÁN CỔ PHIẾU QUỸ 4.6.1 Khái niệm: Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu do công ty phát hành và được mua lại bởi chính công ty phát hành, nhưng nó không bị huỷ bỏ và sẽ đuợc tái phát hành trở lại trong khoản thời gian theo quy định pháp luật TK cổ phiếu quỹ là TK điều chỉnh giảm nên có kết cấu ngược với kết cấu của nhóm TK này 4.6.2 TK sử dụng TK 419” Cổ phiếu quỹ ” Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang Do công ty nắm giữ đầu kỳ Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ khi mua Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ tái phát hành vào chia cổ tức hoặc huỷ bỏ Tổng PS nợ Tổng PS có Trị giá thực tế cổ phiếu quỹ hiện đang 110
  41. do công ty nắm giữ cuối kỳ 4.6.3 Phương pháp hạch toán: 1.Khi công ty mua lại số cổ phiếu do chính công ty phát hành Nợ TK 419 Có TK 111, 112 2. các chi phí liên quan việc mua Nợ TK 419 Có TK 111, 112 3. Khi tái phát hành cổ phiếu + nếu giá tái phát hành cao hơn giá thực tế mua lại Nợ TK111,112 Có TK 419 Có TK 4112: chênh lệch + nếu giá tái phát hành thấp hơn giá thực tế mua lại Nợ TK111,112 Nợ TK 4112: chênh lệch Có TK 419 4.7 Kế toán các quỹ của doanh nghiệp. Quỹ Doanh nghiệp được hình thành tuỳ vào từng loại hình của DN và quy định tài chính áp dụng cho loại hình đó. Về nguyên tắc, các quỹ của DN thường tạo lập từ lợi nhuận còn lại sau khi DN đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế thu nhập DN đối với NSNN 111
  42. (trừ quỹ phát triển khoa học và công nghệ). Trong các DNNN thường có các quỹ; quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, 4.7.1 Hạch toán quỹ đầu tư phát triển a Nội dung quỹ đầu tư phát triển Quỹ đầu tư phát triển được hình thành từ kết quả kinh doanh của DN theo một tỷ lệ nhất định phù hợp với cơ chế tài chính quy định cho tưng loại DN. Đối với DNNN, mức tính quỹ đầu tư phát triển tối thiểu cho quỹ này là 50% từ lợi nhuận sau thuế sau khi trừ các khoản thua lỗ, các khoản tiền phạt do vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách, Đối với các loại hình DN khách mức lập quỹ này do HĐQT qui định. Quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo hình thành từ kinh phí nghiên cứu khoa học, đào tạo do NSNN hỗ trợ hoặc do huy động từ các đơn vị thành viên. Quỹ đầu tư phát triển dùng để đầu tư phát triển kinh doanh, đổi mới MMTB dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo nâng cao tay nghề, trích nộp để hình thành quỹ đầu tư phát triển của tổng công ty, sử dụng để góp vốn liên doanh, b Phương pháp Kế toán quỹ đầu tư phát triển Tài khoản sử dụng: Để theo dõi tình hình trích nộp và sử dụng quỹ đầu tư phát triển, kế toán sử dụng TK414 Kết cấu tài khoản TK 414- Quỹ đầu tư phát triển - Tình hình chi tiêu, sử dụng quỹ đầu - Quỹ đầu tư phát triển tăng do tư phát triển trích lập từ kết quả kinh doanh, do NSNN cấp hoặc cấp dưới trích nộp. SD: Quỹ đầu tư phát triển hiện có ở DN 112
  43. Kế toán quỹ đầu tư phát triển - Khi tạm trích lập quỹ đầu tư phát triển từ lợi nhuận chưa phân phối Nợ TK 421 (4212) Có TK 414 quỹ đầu tư phát triển - Khi báo cáo quyết toán cuối năm được duyệt, xác định số quỹ đầu tư phát triển được trích lập, kế toán phản ánh số quỹ đầu tư phát triển được trích bổ sung. Nợ TK 421 (4211) Có TK 414 - Khi sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm MMTB hoặc chi nghiên cứu phát triển đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ kế toán ghi tăng nguồn vốn KD Nợ TK 414 Có TK 411 - Khi dùng quỹ đầu tư phát triển để bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB Nợ TK 414 Có TK 441 - Khi cấp dưới trích quỹ đầu tư phát triển để hình thành quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo ở cấp trên, cấp dưới ghi; Nợ TK 414 Có TK 111, 112, Có TK 336 Phải trả nội bộ - Khi cấp trên nhận tiền chuyển hay nhận được thông báo về số quỹ đầu tư phát triển do cấp dưới trích nộp, cấp trên ghi Nợ TK 112 Nợ TK 136 Phải thu nội bộ Có TK 414 113
  44. 4.7.2 Kế toán quỹ dự phòng tài chính a Nội dung quỹ dự phòng tài chính Quỹ dự phòng tài chính là quỹ được hình thành nhằm bảo đảm cho DN có thể hoạt đồng bình thường khi DN gặp rủi ro thua lỗ trong kinh doanh hoặc đề phòng các tổn thất, thiệt hại bất ngờ do những nguyên nhân khách quan, bất khả kháng: thiên tai, hoả hạn, sự biến động về kinh tế, tài chính trong và ngoài nước. Việc hình thành quỹ này tuỳ thuộc vào từng loại hình DN. Trong các DNNN hiện nay quỹ dự phòng tài chính được trích với tỷ lệ 10% từ lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản mà chế độ tài chính quy định như khoản lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, các khoản tiền phạt vi phạm kỷ luật thu nộp ngân sách cho đến nay quỹ này đạt 25% vốn điều lệ của DN thì ngưng không trích nữa. b. Kế toán quỹ dự phòng tài chính Tài khoản sử dụng Để phản ánh tình hình biến động quỹ dự phòng tài chính, kế toán sử dụng TK 415 Quỹ dự phòng tài chính Kết cấu tài khoản 114
  45. TK 415- Quỹ dự phòng tài chính - Phản ánh tình hình chi tiêu, sử dụng - Phản ánh tình hình trích lập quỹ dự quỹ: phòng tài chính do trích từ lợi nhuận, do cấp dưới nộp lên. + Chi tiêu khi Dn gặp rủi ro, thua lỗ trong KD, gặp thiên tai, hoả hạn, + Bổ sung nguồn vốn KD + Trích lập quỹ dự phòng tài chính cấp trên SD: Số quỹ dự phòng tài chính ở DN Phương pháp hạch toán quỹ tài chính - Khi tạm trích quỹ dự phòng tài chính từ lợi nhuận chưa phân phối. Nợ TK 421 (4212) -Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 415 - Khi báo cáo quyết toán cuối năm được duyệt, xác định quỹ dự phòng tài chính được trích theo tỷ lệ quy định, kế toán phản ánh số quỹ dự phòng tài chính được trích bổ sung và ghi; Nợ TK 421 (4211) Có TK 415 - Khi các tổ chức, cá nhân trả tiền bồi thường do gây ra hoả hạn, tai nạn, Nợ TK 111, 112, 156, Có TK 415 - Khi tài sản thiệt hại do thiên tai, hoả hạn, được quy định xử lý bằng quỹ dự phòng TC Nợ TK 111, 112, 152, 156, 115
  46. Có TK 318 (3181) TS thiếu chờ xử lý - Khi dùng quỹ dự phòng tài chính để bổ sung nguồn vốn kinh doanh nếu được phép của cơ quan có thẩm quyền. Nợ TK 415 Có TK 411 - Khi chi quỹ dự phòng tài chính cho các bên tham gia liên doanh, chia cho các cổ đông do DN bị giải thể hoặc do quỹ sử dụng không hết, nếu được phép của cơ quan có thẩm quyền. Nợ TK 4154 Có TK 111, 112, 156, 4.7.3 Kế toán quỹ khen thưởng phúc lợi a Nội dung quỹ khen thưởng, phúc lợi Quỹ khen thưởng phúc lợi được hình thành từ kết quả kinh doanh của DN sau khi đã trích, nộp các khoản theo quy định. Quỹ khen thưởng phúc lợi dùng để thưởng cuối năm hoặc thường kỹ hay đột xuất cho người lao động trong và ngoài DN có thành tích đóng góp vào sự phát triển DN. Quỹ phúc lợi là quỹ dùng để đầu tư, xây dựng sửa chữa các công trình phúc lợi DN, chi cho các hoạt động công cộng của tập thể người lao động ở DN, phúc lợi XH. b. Kế toán quỹ khen thưởng, phúc lợi Tài khoản sử dung TK 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi Có - Sử dung, chi tiêu quỹ khen thưởng, - Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi phúc lợi - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ tang do đầu tư mua sắm TSCĐ bằng giảm cho tính khấu hao, thanh lý, quỹ phúc lợi hoàn thành đưa vào hoạt nhượng bán TSCĐ đầu tư bằng quỹ động cho hoạt động phúc lợi phúc lợi 116 SDCK: Số quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp hiện còn
  47. TK 353 có 3 tài khoản cấp 2: TK 3531 Quỹ khen thưởng TK 3532 Quỹ phúc lợi TK 3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ TK 3534 Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty .Phương pháp hạch toán quỹ khen thưởng, phúc lợi 1. Khi trích lập (tạm tính và trích thêm) quỹ khen thưởng, phúc lợi Nợ TK 421 Có TK 353 2. Số quỹ phúc lợi, khen thưởng cấp trên cấp xuống, hay cấp dưới nộp lên Nợ TK 136 Nợ TK 111,112 Có TK 353 117
  48. 3. Tính tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Nợ TK 353 Có TK 334 4. Dùng quỹ phúc lợi chi trợ cấp khó khăn, chi tham quan nghỉ mắt, chi văn hoá văn nghệ quần chúng Nợ TK 353 Có TK 111,112 5. Trích nộp quỹ khen thưởng, phúc lợi lên có quan cấp trên, cấp cho cấp dưới Nợ TK 353 Có TK 111,112,336 6. Dùng quỹ phúc lợi bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB Nợ TK 353 Có TK 441 7. Dùng quỹ phúc lợi ủng hộ thiên tai, hoả hoạn, bão lut, các tổ chức từ thiện Nợ TK 353 Có TK 111,112 8. Hạch toán quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ + Khi đầu tư mua sắm TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dung bằng quỹ phúc lợi Nợ TK 211 Có TK 111,112,241,331 + Kết chuyển nguồn khi đầu tư xong đưa vào sử dung cho mục đích phúc lợi 118
  49. Nợ TK 3532 Có TK 3533 + Định kỳ tính hao mòn TSCĐ mua sắm bằng quỹ phúc lợi Nợ TK 3533 Có TK 214 + Khi nhượng bán thanh lý TSCĐ hình thành bằng quỹ phúc lợi Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý Nợ TK 214 Nợ TK 3533 Có TK 211 Phản ánh các khoản chi phí nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 3533 Có TK 111, 112 Phản ánh các khoản thu nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 111. 112 Có TK 3533 Có TK 3331 (nếu có) 4.7.4. Kế toán quỹ phát triển khoa học và công nghệ a. Tài khoản sử dụng: TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt nam 119
  50. TK 356 có 02 tài khoản cấp 2: TK 3561: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Tk 3562: Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ b. Hạch toán 1. Khi trích lập quỹ phát triển và khoa học: Nợ TK 642 Có TK 356 2.Khi chi tiêu quỹ phát triển và khoa học phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp Nợ TK 356 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 3. Khi đầu tư mua sắm TSCĐ hoàn thành đầu tư bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ,ghi Nợ TK 211, 213 Nợ TK 133 Có TK 111,112,331 đồng thời ghi: Nợ TK 3561 Có TK 3562 Khi tính hao mòn của TSCĐ này: Nợ TK 3562 120
  51. Có TK 214 4 Khi nhượng bán thanh lý TSCĐ hình thành bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Ghi giảm TSCĐ nhượng bán, thanh lý Nợ TK 214 Nợ TK 3562 Có TK 211 Phản ánh các khoản chi phí nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 3562 Có TK 111, 112 Phản ánh các khoản thu nhượng bán, thanh lý: Nợ TK 111. 112 Có TK 3562 Có TK 3331 (nếu có) Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học, chuyển TSCĐ này sang phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh: Nợ TK 3562 Có TK 711 121
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO * Giáo trình điển hình - Sách giáo trình: Kế toán tài chính - trường Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Khoa kinh tế TS.Phan Đức Dũng - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2008. * Sách tham khảo - Sách giáo trình: Nguyên lý kế toán - Tập thể giáo viên trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh - Nhà xuất bản thống kê - Năm 2007 - Sách bài tập và bài giải kế toán tài chính - Tập thể giáo viên trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2007. - Chế độ kế toán doanh nghiệp: Quyển 1: Hệ thông tài khoản kế toán; Quyển 2: Báo cáo kế toán, chứng từ và sổ kế toán - Ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của BTC-Nhà xuất bản Tài chính-Hà Nội 2006 - Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ - Ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ/BTC ngày 14/09/2006 của BTC - Nhà XB Lao động -Xã hội HN 2006 122
  53. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC 1.1.TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN 1.1.1.Vốn bằng tiền 1.1.1.Nguyên tắc hách toán vốn bằng tiền 1.1.1.Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền 1.2.KẾ TOÁN TIỀN TẠI QUỸ 1.2.1.Khái niệm 1.2.2.Chứng từ hạch toán 1.2.3.Tài khoản sử dụng 1.2.4.Nguyên tắc hạch toán 1.2.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến tiền Việt Nam và ngoại tệ 1.3.KẾ TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 1.3.1.Khái niệm 1.3.2.Chứng từ hạch toán 1.3.3.Tài khoản sử dụng 1.3.4.Nguyên tắc hạch toán 1.3.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.4.KẾ TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN 1.4.1.Khái niệm 1.4.2.Chứng từ hạch toán 1.4.3.Tài khoản sử dụng 1.4.4 Nguyên tắc hạch toán 1.4.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.5.KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ 1.5.1.Khái niệm 1.5.2.Nguyên tắc ghi nhận và xử lý 1.5.3.Nguyên tắc hạch toán 123
  54. 1.5.4.Tài khoản sử dụng 1.5.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu phát sinh 1.5.6. Kế toán chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ 1.6.TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ỨNG TRƯỚC 1.6.1.Các khoản ứng trước 1.6.2.Nguyên tắc hách toán các khoản ứng trước 1.6.3.Nhiệm vụ kế toán các khoản ứng trước 1.7.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN TẠM ỨNG CHO NHÂN VIÊN 1.7.1.Khái niệm 1.7.2.Chứng từ hạch toán 1.7.3.Tài khoản sử dụng 1.7.4.Nguyên tắc hạch toán 1.7.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.8.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC 1.8.1.Khái niệm 1.8.2.Nguyên tắc ghi nhận và xử lý 1.8.3.Tài khoản sử dụng 1.8.4.Nguyên tắc hạchtoán. 1.8.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 1.9.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN CẦM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC 1.9.1.Khái niệm 1.9.2.Nguyên tắc ghi nhận và xử lý 1.9.3.Tài khoản sử dụng 1.9.4.Nguyên tắc hạch toán 1.9.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG KHÁC 2.1.TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP 2.1.1.Hoạt động tài chính 2.1.2.Phân loại hoạt động tài chính 2.1.3.Giới thiệu hoạt động đầu tư theo lĩnh vực đầu tư 2.1.4.Hoạt động khác 2.2.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHO 2.2 1.Khái niệm 124
  55. 2.2 2Chứng từ sử dụng 2.2 3.Tài khoản sử dụng 2.2 4.Nguyên tắc hạch toán 2.2.1.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.3.KẾ TOÁN ĐẦU TƯ CÔNG TY CON 2.3.1.Khái niệm 2.3.2.Chứng từ sử dụng 2.3.3.Tài khoản sử dụng 2.3.4.Nguyên tắc hạch toán 2.3.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.4.KẾ TOÁN GÓP VỐN LIÊN DOANH 2.4.1.Khái niệm 2.4.2.Chứng từ sử dụng 2.4.3.Tài khoản sử dụng 2.4.4 Nguyên tắc hạch toán 2.4.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.5.KẾ TOÁN ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY LIÊN KẾT 2.5.1.Khái niệm 2.5.2.Chứng từ sử dụng 2.5.3.Tài khoản sử dụng 2.5.4.Nguyên tắc hạch toán 2.5.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.6 KẾ TOÁN ĐẦU TƯ DÀI HẠN KHÁC 2.6.1.Khái niệm 2.6.2.Chứng từ sử dụng 2.6.3.Tài khoản sử dụng 2.6.4.Nguyên tắc hạch toán 2.65.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.7.KẾ TOÁN DỰ PHÒNG TỔN THẤT CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH 2.7.1.Khái niệm 2.7.2.Điều kiện lập dự phòng 2.7.4.Tài khoản sử dụng 2.7.3.Nguyên tắc hạch toán 125
  56. 2.7.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.8.KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH (1,5 tiết) 2.8.1.Khái niệm 2.8.2.Nội dung doanh thu hoạt động tài chính 2.8.3.Tài khoản sử dụng 2.8.4.Nguyên tắc hạch toán 2.8.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 29.KẾ TOÁN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 2.9.1.Khái niệm 2.9.2.Nội dung chi phí tài chính 2.92.9.3.ài khoản sử dụng 2.9.4.Nguyên tắc hạch toán 2.9.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.10.KẾ TOÁN THU KHÁC) 2.10.1.Khái niệm 2.10.2.Nội dung thu nhậpnhập 2.10.3.Tài khoản sử dụng 2.10.4Nguyên tắc hạch toán 2.10.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 2.11.KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC 2.11.1.Khái niệm 2.11.2.Nội dung chi phí khác 2.11.3.Tài khoản sử dụng 2.11.4.Nguyên tắc hạch toán 2.11.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ 3.1.TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ 3.1.1.Kế toán các khoản phải thu 3.1.1.1.Các khoản phải thu 3.1.1.2.Nguyên tắc hạch toán các khoản phải thu 3.1.1.3.Nhiệm vụ kế toán các khoản phải thu 3.1.2.Kế toán các khoản phải trả 3.1.2.1.Các khoản phải trả 126
  57. 3.1.2.2.Nguyên tắc hạch toán các khoản phải trả 3.1.2.3.Nhiệm vụ kế toán các khoản phải trả 3.2.KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁCH HÀNG 3.2.1.Khái niệm 3.2.2.Chứng từ hạch toán 3.2.3.Tài khoản sử dụng 3.2.4.Nguyên tắc hạch toán 3.2.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.3.KẾ TOÁN PHẢI THU NỘI BỘ 3.3.1.Khái niệm 3.3.2.Chứng từ hạch toán 3.3.3.Tài khoản sử dụng 3.3.4.Nguyên tắc hạch toán 3.3.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.4.KẾ TOÁN PHẢI THU KHÁC 3.4.1.Khái niệm 3.4.2.Chứng từ hạch toán 3.4.3.Tài khoản sử dụng 3.4.4.Nguyên tắc hạch toán 3.4.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.5.KẾ TOÁN DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI 3.5.1.Khái niệm 3.5.2.Điều kiện lập dự phòng phải thu khó đòi 3.5.3.Phương pháp lập dự phòng và xử lý khoản dự phòng 3.5.4.Tài khoản sử dụng 3.5.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.6.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN VAY 3.6.1.Khái niệm 3.6.2.Chứng từ hạch toán 3.6.3.Tài khoản sử dụng 3.6.4.Nguyên tắc hạch toán 3.6.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.7.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 127
  58. 3.7.1.Khái niệm 3.7.2.Chứng từ hạch toán 3.7.3.Tài khoản sử dụng 3.7.4.Nguyên tắc hạch toán 3.7.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.8.KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NỘI BỘ 3.8.1.Khái niệm 3.8.2.Chứng từ hạch toán 3.8.4.Tài khoản sử dụng 3.8.3.Nguyên tắc hạch toán 3.8.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 3.9.KẾ TOÁN CÁC KHOẢN NHẬN KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC DÀI HẠN 3.9.1.Khái niệm 3.9.2.Chứng từ hạch toán 3.9.3.Tài khoản sử dụng 3.9.4.Nguyên tắc hạch toán 3.9.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.1.TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 4.1.1.Nguồn vốn chủ sở hữu 4.1.2.Nguyên tắc hạch toán nguồn vốn chủ sở hữu 4.2.KẾ TOÁN NGUỒN VỐN KINH DOANH 4.2.1.Khái niệm 4.2.2.Chứng từ hạch toán 4.2.3.Tài khoản sử dụng 4.2.4.Nguyên tắc hạch toán 4.2.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 4.3.KẾ TOÁN CHÊNH LỆCH ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN 4.3.1.Khái niệm 4.3.2.Chứng từ hạch toán 128
  59. 4.3.3.Tài khoản sử dụng 4.3.4.Nguyên tắc hạch toán 4.3.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 4.4.KẾ TOÁN LỢI NHUẬN CHƯA PHÂN PHỐI 4.4.1.Khái niệm 4.4.2.Chứng từ hạch toán 4.4.3.Tài khoản sử dụng 4.4.4.Nguyên tắc hạch toán 4.4.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 4.5.KẾ TOÁN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 4.5.1.Khái niệm 4.5.2.Chứng từ hạch toán 4.5.3.Tài khoản sử dụng 4.5.4.Nguyên tắc hạch toán 4.5.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 4.6.KẾ TOÁN CỎ PHIẾU Q UỸ 4.6.1.Khái niệm 4.6.2.Chứng từ hạch toán 4.6.3.Tài khoản sử dụng 4.6.3.Nguyên tắc hạch toán 4.6.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 4.7.KẾ TOÁN CÁC QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP 4.7.1.Khái niệm 4.7.2.Chứng từ hạch toán 4.7.3.Tài khoản sử dụng 4.7.4.Nguyên tắc hạch toán 4.7.5.Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu 129