Kế toán kiểm toán - Chương 3: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế toán kiểm toán - Chương 3: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ke_toan_kiem_toan_chuong_3_hoat_dong_thanh_toan_qua_ngan_han.ppt
Nội dung text: Kế toán kiểm toán - Chương 3: Hoạt động thanh toán qua ngân hàng
- CHƯƠNG 3: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
- Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng ▪ Khái niệm dịch vụ thanh toán qua ngân hàng: Là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt và được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (NHTM)
- Vai trò ▪ Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông ▪ Tập trung được nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng ▪ Tăng cường vai trò kiểm soát của NH đối với hoạt động kinh tế ▪ Tạo thuận lợi cho các KH trong nhu cầu thanh toán và các dịch vụ đi kèm
- Các nguyên tắc thanh toán qua ngân hàng ▪ Các KH phải mở TK tại NH và số dư trên TK đó phải đủ để thực hiện giao dịch ▪ Chấp hành các quy định của NH về lập các chứng từ thanh toán ▪ Chủ TK phải tự theo giõi số dư của TK của mình, nếu thấy có chênh lệch với số liệu NH phải báo ngay cho NH và phối hợp kiểm tra ▪ NH có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán, số dư TK của KH và kịp thời đáp ứng các nhu cầu thanh toán của KH
- Các phương tiện thanh toán chủ yếu ▪ ủy nhiệm thu ▪ ủy nhiệm chi ▪ Séc ▪ Thẻ thanh toán
- ủy nhiệm chi ▪ Là hình thức thanh toán mà ngưởi trả tiền lập để yêu cầu ngân hàng trích một số tiền trên TKTG của mình để chuyển vào TKTG của người thụ hưởng ▪ Là hình thức thanh toán qua ngân hàng phổ biến nhất hiện nay ▪ Người ra lệnh thanh toán chỉ việc điền vào các nội dung cần thiết theo mẫu UNC của ngân hàng mình mở TK, nếu TK có đủ số dư NH sẽ tiến hành thanh toán
- ủy nhiệm chi (tt) ▪ UNC có giá trị thanh toán một lần cũng có thể có giá trị thanh toán nhiều lần khi sử dụng thanh toán các khoản chi phí thường xuyên. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam UNC chỉ có giá trị thanh toán một lần ▪ Tuy nhiên cần lưu ý, khi người bán đồng ý cho người mua thanh toán bằng ủy nhiệm chi thì cần lưu ý đến khả năng thanh toán và thiện chí thanh toán của họ, vì trong trường hợp này người thụ hưởng có nhận được tiền hay không? Nhận được sớm hay muộn? Đều hoàn toàn phụ thuộc vào người “ra lệnh” cho ngân hàng thanh toán. ▪ UNC có thể sử dụng trả tiền cho KH có TKTG tại cùng hay khác ngân hàng
- Quy trình thanh toán UNC ( mở tài khoản cùng một chi nhánh ) $ $ $ Accounts Receivable Mail Room Bank Ngân hàng $ $ Accounts Payable SGiaoales dịch Bên trả tiền Người thụ hưởng
- Quy trình thanh toán UNC ( mở tài khoản khác chi nhánh ) $ Bank Bank $ Bank $ Mail Room $ Accounts Payable $ Accounts Receivable SGiaoales dịch Bên trả tiền Người thụ hưởng
- Kế toán thanh toán ủy nhiệm chi Bên A Bên B (7) (1) (4) (5) (2) NH lập NH A NH B BKTT/lệnh thanh toán TK 4211A TK thanh toán TK thanh toán TK 4211B (6) (3)
- ủy nhiệm thu ▪ UNT là thể thức thanh toán mà người thụ hưởng lập ủy thác cho ngân hàng thu hộ một số tiền nhất định từ người chi trả ▪ Người thụ hưởng lập UNT theo mẫu ngân hàng kèm các giấy tờ liên quan ( hóa đơn bán hàng ) ▪ Vì đây là nghiệp vụ nhờ thu hộ nên khi có đủ điều kiện ngân hàng mới có thể thu hộ KH ▪ Ngân hàng không chịu trách nhiệm về tranh chấp tiền hàng giữa hai bên ▪ Chưa được sử dụng phổ biến
- Quy trình thanh toán UNT ( mở tài khoản cùng một chi nhánh ) $ $ $ Accounts Payable Mail Room Bank Ngân hàng $ $ Accounts Receivable GiaoS adleịsch Bên bán Bên mua
- Quy trình thanh toán UNT ( mở tài khoản khác chi nhánh ) $ Bank Bank $ Mail Room Bank $ Accounts Payable $ $ Accounts Receivable SGiaoales dịch Bên Bán Bên Mua
- Kế toán thanh toán UNT Bên A Bên B (1) (8) (2) (5) (3) NH lập NH A NH B BKTT/lệnh (6) thanh toán TK 4211A TK thanh toán TK thanh toán TK 4211B (7) (4)
- Séc ▪ Là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụ hưởng ▪ Là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới dạng hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn
- Séc ▪ Như vậy liên quan đến thanh toán séc bao gồm: - Người ký phát là người lập và phát hành tờ séc - Người bị ký phát: là ngân hàng có trách nhiệm thanh toán số tiền ghi trên séc theo lệnh người ký phát - Người được trả tiền: là người được người ký phát chỉ định có quyền hưởng hay chuyển nhượng quyền hưởng đối với số tiền ghi trên séc - Người thụ hưởng là người cầm tờ séc mà ghi rõ trên tờ séc người được trả tiền là chính mình hay người cầm tờ séc có ghi “ trả cho người cầm séc”, hay người được chuyển nhượng bằng ký hậu cho mình thông qua dãy chữ ký chuyển nhượng liên tục - Người thu hộ: là ngân hàng được phép làm dịch vụ thu hộ séc ( ngân hàng phục vụ người thụ hưởng)
- Séc ▪ Người thụ hưởng vì lý do nào đó có thể nghi ngờ khả năng thanh toán tờ séc họ có thể yêu cầu sự xác nhận của ngân hàng về khả năng thanh toán của tờ séc. Người ký phát séc có thể thực hiện thủ tục bảo chi bằng cách sử dụng TKTG để đảm bảo thanh toán séc. Nếu đồng ý bảo chi thì người bị ký phát phải ghi cum từ “ bảo chi” và ký trên tờ séc và đồng thời có nghĩa vụ đảm bảo thanh toán cho các séc bảo chi được xuất trình thanh toán trong thời hạn xuất trình
- Séc ▪ Người bị phát hành có quyền từ chối thanh toán nếu séc không đủ các điều kiện về hình thức thanh toán ▪ Ngân hàng đưa ra các biện pháp chế tài nhằm đảm bảo thanh toán séc
- Quy trình thanh toán và phát hành séc ▪ Người ký phát phải sử dụng séc trắng do chính người bị ký phát cung cấp và ghi đầy đủ các yếu tố trên séc theo quy định
- Quy trình thanh toán séc chuyển khoản ( mở tài khoản cùng một chi nhánh ) $ $ $ Accounts Receivable $ $ Bank Accounts Payable Ngân hàng SaGiaoles dịch Pay to $ Payroll Người ký phát Người thụ hưởng
- Quy trình TT Séc chuyển khoản ( mở tài khoản khác chi nhánh ) $ Bank $ $ $ $ Accounts Payable Acco unts Receivable Sales Pay to $ Payroll
- Kế toán thanh toán séc chuyển khoản Bên A Bên B (1) (8) (2) (5) (3) NH lập NH A NH B BKTT/lệnh (6) thanh toán TK 4211A TK thanh toán TK thanh toán TK 4211B (7) (4)
- THANH TOÁN VỐN GIỮA CÁC NGÂN HÀNG ▪ Khái niệm ▪ Ý nghĩa ▪ Điều kiện tổ chức ▪ Phân loại hệ thống thanh toán vốn giữa các ngân hàng ▪ Kế toán các phương thức thanh toán vốn phổ biến
- Khái niệm ▪ Là nghiệp vụ thanh toán qua lại giữa các NH nhằm tiếp tục quá trình thanh toán tiền giữa các đơn vị, TCKT, cá nhân với nhau mà họ không cùng mở TK tại một NH và thanh toán vốn nội bộ giữa các đơn vị trong hệ thống NH
- Ý nghĩa ▪ Thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các NH cũng là quá trình mà chúng ta đáp ứng tốt các yêu cầu của thanh toán KDTM ▪ Các NHTM, các TCTD có thể sử dụng tối đa nguồn vốn huy động được để đầu tư nhằm tối đa hoá P ▪ Thanh toán vốn giữa các NH góp phần đáng kể vào việc tiết kiệm chi phí trong quá trình tập trung và phân phối vốn. ▪ Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng tốt sẽ tạo điều kiện cho các NHTM tăng khả năng tạo tiền ▪ Thanh toán vốn giữa các Ngân hàng ngày càng phát triển làm tăng cường vai trò kiểm soát Ngân hàng Nhà nước về chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế được tốt hơn
- Điều kiện tổ chức ▪ Điều kiện về pháp chế ▪ Điều kiện về kỹ thuật ▪ Điều kiện về vốn
- Phân loại ▪ Căn cứ vào số vốn thực thanh toán giữa các ngân hàng: thanh toán bù trừ, thanh toán từng lần ▪ Căn cứ vào chủ thể tham gia thanh toán: thanh toán giữa các NH trong cùng hệ thống, thanh toán giữa các NH khác hệ thống ▪ Căn cứ vào trình độ công nghệ: thanh toán thủ công với chứng từ sử dụng là chứng từ giấy, thanh toán điện tử ▪ Căn cứ vào hình thức tổ chức thanh toán: thanh toán song biên, thanh toán qua NH trung tâm (đa biên)