Giáo trình Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp

pdf 75 trang vanle 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_lap_he_thong_nong_lam_ket_hop.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN G IÁO TRÌNH MÔ ĐUN THIẾT LẬP HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: SẢN XUẤT NÔNG LÂM KẾT HỢP Trình độ: 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tích lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, trƣớc sự phát triển của nền công nghiệp và sự gia tăng dân số, dẫn đến nhu cầu của con ngƣời ngày càng cao, và dần làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên trong đó có nguồn tài nguyên đất. Nhu cầu của các đồng bào dân tộc miền núi ngày càng đòi hỏi cao không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà còn phải đáp ứng đủ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày nhƣ: có tiền cho con cái đi học, có tiền mua thuốc, quần áo, đồ dùng trong gia đình .Do đó, ngƣời nông dân cần phải vận dụng những hình thức canh tác mới, những kỹ thuật tiến bộ mới cũng nhƣ cách làm nhƣ thế nào để sử dụng tài nguyên đất một cách bền vững và đạt hiệu quả cao về kinh tế cũng nhƣ về môi trƣờng sinh thái trên cùng một mảnh đất. Bởi vì các hệ thống sử dụng đất ở nƣớc ta về sản xuất Nông lâm nghiệp từ xƣa tới nay vẫn theo phƣơng thức truyền thống lạc hậu, năng suất thấp, tồn tại trong thời gian dài mà hậu quả dẫn đến rừng và đất rừng biến thành đất trống đồi núi trọc. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách trong đó việc thiết kế, qui hoạch sử dụng đất càng trở nên cấp thiết. Vậy làm thế nào để thiết kế và thực hiện đƣợc các hệ thống Nông lâm kết hợp đảm bảo tính bền vững, có hiệu quả kinh tế cao, thiết thực với ngƣời nông dân. Từ thực tiễn đó chúng tôi biên soạn tài liệu “Thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp” với mong muốn đƣa đến cho bà con một số kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp, các biện pháp kỹ thuật canh tác đất theo hệ thống Nông lâm kết hợp và đặc biệt là các kiến thức, kỹ năng thiết kế hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp với từng vùng, từng địa phƣơng để đƣa vào sản xuất kinh doanh bền vững.Tài liệu đƣợc chia làm 3 bài: Bài 1: Kiến thức cơ bản về nông lâm kết hợp Bài 2: Thiết kế hệ thống Nông lâm kết hợp Bài 3: Xây dựng hệ thông nông lâm kết hợp Mặc dù có nhiều cố gắng và đã tiếp thu đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, cán bộ quản lý, các đồng nghiệp, nhƣng tập thể các tác giả rất mong muốn đƣợc đón nhận những ý kiến của các nhà chuyên môn, các cán bộ, các nhà quản lý, những ngƣời quan tâm đến sự nghiệp phát triển kinh tế trong việc thiết kế sử dụng đất, để cuốn tài liệu đƣợc đầy đủ hơn và hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động và thƣơng binh xã hội đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành tài liệu này. Xin chân thanh cảm ơn./. 3
  4. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Tiên Phong - Thạc sỹ 2. Trần Quang Minh Kỹ sƣ MỤC LỤC BÀI 1: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NÔNG LÂM KẾT HỢP 1 1. Khái niệm, đặc điểm của Nông lâm kết hợp 2 1.1. Khái niệm 2 1.2. Đặc điểm của nông lâm kết hợp 2 2. Mục tiêu của hệ thống Nông lâm kết hợp 4 2.1. Đảm bảo giá trị cao nhất về kinh tế 4 2.2. Đảm bảo môi trƣờng sinh thái 4 2.3. Tác động tích cực đến đời sống văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng 4 3. Lợi ích của hệ thống Nông lâm kết hợp 4 3.1. Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp 4 3.2. Các lợi ích của NLKH trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng 5 4. Các hệ thống nông lâm kết hợp 5 4.1. Các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng truyền thống 5 4.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến 14 BÀI 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 23 1. Khái niệm thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp 23 2. Mục đích, ý nghĩa của việc thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp 23 2.1. Mục đích 23 2.2. Ý nghĩa 23 3. Khảo sát hiện trƣờng 23 3.1. Đo đạc, xác định diện tích hiện trạng khu vực thiết kế 23 3.2. Xác định độ dốc 25 3.3. Đào và mô tả phẫu diện đất 26 3.4. Xác định địa hình 27 3.5. Xác định khí hậu 28 4. Lựa chọn các hệ thống nông lâm kết hợp 28 4.1. Hệ thống NLKH ở vùng đồi núi và trung du 28 4.2. Hệ thống NLKH ở vùng đồng bằng 30 4.3. Hệ thống NLKH ở vùng đất ven biển 31 5. Lập thiết kế quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp trên bản vẽ 34 5.1.Hệ thống canh tác xen theo băng (SALT) ở vùng núi và trung du 34 5.2. Hệ thống vƣờn cây ăn quả ở vùng đồng bằng 34 5.3. Hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng đất ven biển 35 6. Lập dự toán xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp 38 4
  5. BÀI 3: XÂY DỰNG HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP 42 1. Một số nguyên tắc chọn cây họ đậu cho hệ thống nông lâm kết hợp 42 2. Nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng các hệ thống NLKH 42 2.1. Nguyên tắc sinh thái học 42 2.2. Nguyên tắc kinh tế 44 3. Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp 44 3.1. Xây dựng hệ thống Nông lâm kết hợp ở vùng núi và trung du 44 3.2. Xây dựng hệ thống vƣờn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng 52 3.3. Xây dựng hệ thống NLKH ở vùng đất gập mặn và đất chua phèn 55 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 57 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 57 II. Mục tiêu: 57 III. Nội dung chính của mô đun: 57 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 58 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 59 VI. Tài liệu tham khảo 60 5
  6. MÔ ĐUN THIẾT LẬP HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP Mã mô đun: MĐ 02 Mô đun thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp đƣợc biên soạn để đào tạo trình độ Sơ cấp nghề sản xuất nông lâm kết hợp, với mục tiêu trang bị cho ngƣời học những kiến thức, kỹ năng và thái độ trong thiết kế, xây dựng các hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng. Nội dung của mô đun gồm 3 bài: Bài 1: Kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp Bài 2: Thiết kế hệ thống Nông lâm kết hợp Bài 3: Xây dựng hệ thống Nông lâm kết hợp Phƣơng pháp học tập chủ yếu là làm các bài tập và thực hành tại hiện trƣờng, sau khi hết nội dung các bài kiểm tra các nội dung thực hành và cho điểm theo tiêu chí yêu cầu kỹ thuật của từng bài thực hành. 6
  7. Bài 1: Kiến thức cơ bản về nông lâm kết hợp Giới thiệu: Nông lâm kết hợp là một hệ canh tác phức tạp đã có cơ sở từ lâu đời, từ thực tiễn đã đúc kết thành những lý luận cơ bản, có luận cứ khoa học rõ ràng. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, lợi ích của hệ thống nông lâm kết hợp; - Phân biệt đƣợc một số hệ thống nông lâm kết hợp cơ bản để từ đó có khả năng lựa chọn hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp; - Có ý thức học tập nghiêm túc, sáng tạo và tích cực phát huy, tuyên truyền xây dựng mô hình nông lâm kết hợp và hƣớng dẫn ngƣời khác làm theo. A. Nội dung chính: 1. Khái niệm, đặc điểm của Nông lâm kết hợp 1.1. Khái niệm Nông lâm kết hợp là một lĩnh vực khoa học mới đã đƣợc đề xuất vào thập niên 1960 bởi King(1969). Qua nhiều năm, nhiều khái niệm khác nhau đƣợc phát triển để diễn tả hiểu biết rõ hơn về nông lâm kết hợp. Sau đây là khái niệm về nông lâm kết hợp: Nông lâm kết hợp (NLKH) là tên gọi của các kỹ thuật sử dụng đất, trong đó các cây gỗ lưu niên, cây nông nghiệp hoặc cỏ và dược liệu được trồng một cách có tính toán trên cùng một đơn vị diện tích. Trong NLKH còn có cả chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản những thành phần cây và con này đều có quan hệ với nhau hỗ trợ nhau về hai mặt sinh thái và kinh tế. 1.2. Đặc điểm của nông lâm kết hợp Từ khái niệm về nông lâm kết hợp ở trên cho ta thấy một hệ thống nông lâm kết hợp có các đặc điểm sau: - Kỹ thuật nông lâm thƣờng bao gồm hai hoặc nhiều hơn hai loài thực vật (hay thực vật và động vật) trong đó phải có ít nhất một loài cây trồng lâu năm. - Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống. - Chu kỳ sản xuất thƣờng dài hơn một năm. 7
  8. - Đa dạng hơn về mặt sinh thái (cấu trúc và nhiệm vụ) và kinh tế so với canh tác độc canh. - Giữa các thành phần có mối quan hệ tƣơng hỗ, qua lại với nhau cả về mặt sinh thái và kinh tế. Cây LT, TP Cây rau Cây rừng Con người Cây CN Chăn nuôi Sơ đồ 1-1.a: Mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần trong hệ thống nông lâm kết hợp - Nó là tên chung chỉ các hệ thống sử dụng đất bao gồm việc trồng cây lâu năm kết hợp với hoa mầu/ gia súc trên cùng một đơn vị diện tích. - Phối hợp giữa sản xuất các loại sản phẩm với việc bảo tồn các nguồn tài nguyên cơ bản của hệ thống. - Chú trọng sử dụng các loài cây địa phƣơng, đa dụng. - Hệ thống đặc biệt thích hợp cho điều kiện hoàn cảnh dễ bị thoái hóa và đầu tƣ thấp. - Nó quan tâm nhiều hơn về các giá trị dân sinh xã hội so với các hệ thống sử dụng đất khác. 8
  9. Sơ đồ 1-1.b: Mối quan hệ tƣơng tác giữa các thành phần trong hệ thống nông lâm kết hợp Như vậy: Nông lâm kết hợp có thể xem là sự sản xuất, trong đó có sự phối hợp giữa sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp, sự sản xuất phối hợp giữa cây ngắn ngày và cây lâu năm. Sự phối hợp này tạo ra sự đa dạng sản phẩm nói về mặt sản xuất, đa dạng sinh học nói về mặt sinh thái. Những sản phẩm nông nghiệp (trừ cây ăn quả, cây đặc sản), nói chung thuộc loại ngắn ngày, tạo điều kiện thu hoạch thƣờng xuyên để hỗ trợ cho cây lâu năm. Trong khi đó, cây lâu năm đến lúc thu hoạch, sẽ quay lại đầu tƣ, nâng cấp cho cây ngắn ngày. Trong NLKH có thể có cả chăn nuôi. Chăn nuôi ngoài việc tạo thu nhập về sản phẩm chính, nó còn cung cấp phân bón cho các sản xuất nông lâm nghiệp. Ngƣợc lại, sản xuất nông lâm nghiệp cung cấp thức ăn, nguyên vật liệu làm chuồng trại, chất đốt cho chăn nuôi. Tất cả những sản xuất đó tồn tại, diễn ra trên một mảnh đất nhất định, chúng liên quan ảnh hƣởng qua lại lẫn nhau về mọi mặt. Có thể nói thay đổi một mặt này sẽ dẫn đến mặt khác thay đổi theo. Bởi trong thực tế có muôn vàn các hệ thống NLKH khác nhau. 2. Mục tiêu của hệ thống Nông lâm kết hợp 2.1. Đảm bảo giá trị cao nhất về kinh tế 9
  10. Các hệ thống NLKH phải có năng suất cao, phải tạo đƣợc một khối lƣợng sản phẩm tổng hợp (nông nghiệp - lâm nghiệp - chăn nuôi) có giá trị cao hơn hẳn so với các hệ thống canh tác đơn thuần nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc chăn nuôi. 2.2. Đảm bảo môi trường sinh thái Sản xuất lâm nghiệp theo truyền thống trƣớc đây chỉ chú ý tới lợi nhuận kinh tế trên sản phẩm gỗ mà coi nhẹ các mặt khác của rừng. Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định giá trị về môi trƣờng của rừng lớn hơn nhiều lần giá trị kinh tế của gỗ. Môi trƣờng sinh thái sẽ ảnh hƣởng lâu dài đến những lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài, vì vậy khi canh tác theo hệ thống NLKH phải chú ý đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. 2.3. Tác động tích cực đến đời sống văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng Các hệ thống NLKH có hiệu quả cao và có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thực hiện mục tiêu của NLKH là thiết lập công bằng xã hội ở nông thôn. NLKH góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng làng bản trù phú, văn minh, cuộc sống văn hoá, tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao, từ đó đẩy nùi các tệ nạn xã hội, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, dần đƣa miền núi tiên lên giầu mạnh, củng cố vững chắc các tuyến phòng thủ của tổ Quốc, giữ vững an ninh quốc phòng. 3. Lợi ích của hệ thống Nông lâm kết hợp 3.1. Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp - Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình nông lâm kết hợp đƣợc hình thành và phát triển nhằm vào mục đích sản xuất nhiều loại lƣơng thực thực phẩm, có giá trị dinh dƣỡng cao đáp ứng nhu cầu hộ gia đình. Điển hình là hệ thống VAC đƣợc phát triển rộng rãi ở nhiều vùng nông thôn ở nƣớc ta. Ƣu điểm của các hệ thống nông lâm kết hợp là có khả năng tạo ra sản phẩm lƣơng thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích đất mà không yêu cầu đầu vào lớn. - Các sản phẩm từ cây thân gỗ: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại có thể tạo ra nhiều sản phẩm nhƣ gỗ, củi, tinh dầu để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu cho hộ gia đình. - Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ cho nông dân. - Tăng thu nhập cho nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống nông lâm kết hợp có khả năng đem lại thu nhập cao cho hộ gia đình. 10
  11. - Giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức an toàn lương thực: Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng đƣợc thiết kế nhằm tăng quan hệ tƣơng hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các hệ thống nông lâm kết hợp thƣờng có tính ổn định cao trƣớc các biến động bất lợi về điều kiện tự nhiên (nhƣ dịch sâu bệnh, hạn hán, ) sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trƣờng và giá cho nông hộ. 3.2. Các lợi ích của nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường - Nông lâm kết hợp bảo tồn tài nguyên đất và nước: Giảm dòng chảy bề mặt và xói mòn đất; duy trì độ mùn và cải thiện lý tính của đất và phát huy chu trình tuần hoàn dinh dƣỡng, tăng hiệu quả sử dụng dunh dƣỡng của cây trồng và vật nuôi. - Nông lâm kết hợp trong bảo tồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học: Thông qua việc cung cấp một phần lâm sản cho nông hộ, nông lâm kết hợp có thể làm giảm tốc độ khai thác lâm sản từ rừng tự nhiên. Mặt khác, nông lâm kết hợp là phƣơng thức tận dụng đất có hiệu quả nên làm giảm nhu cầu mở rộng đất nông nghiệp bằng khai hoang rừng. Chính vì vậy mà canh tác nông lâm kết hợp sẽ làm giảm sức ép của con ngƣời vào rừng tự nhiên, giảm tốc độ phá rừng. - Nông lâm kết hợp và việc làm giảm hiệu ứng nhà kính: Phát triển nông lâm kết hợp trên qui mô lớn có thể làm giảm khí C02 và các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác (Dioxon, 1995, 1996; Schroeder, 1994). 4. Các hệ thống nông lâm kết hợp 4.1. Các hệ thống nông lâm kết hợp nhiều tầng truyền thống 4.1.1. Hệ thống NLKH rừng và ruộng bậc thang Hệ thống rừng và lúa theo bậc thang đƣợc áp dụng ở nhiều nơi vùng núi Bắc Bộ của Việt Nam. Đây là những nơi có nhiều ruộng bậc thang lúa nƣớc ở sƣờn dốc, năng suất lúa ở đây khá cao (8,2 tấn/ha). Hệ thống này đã tồn tại Hình 1: Hệ thống Rừng - Ruộng bậc thang 11
  12. từ hai ngàn năm nay. Ưu điểm: - Tạo ra một hệ thống sử dụng đất bền vững. - Từng bƣớc biến đất dốc thành ruộng trồng lúa và các hoa mầu khác. Hạn chế: - Rất tốn công lao động trong việc xây dựng và duy trì hệ thống. - Chỉ áp dụng đƣợc ở những vùng có nguồn nƣớc tự nhiên. 4.1.2. Vƣờn hộ truyền thống: Vƣờn hộ là một trong những phƣơng thức NLKH truyền thống rất phổ biến, đặc biệt là ở vùng Đồng Bằng và Trung Du, nơi có đất canh tác hạn chế. - Thành phần cây và con trong vƣờn hộ truyền thống: Cây lâu năm, cây ngắn ngày, vật nuôi, và thủy sản đƣợc kết hợp hài hòa tận dụng có hiệu quả khả năng sản xuất của đất. - Không gian trên mặt đất đƣợc tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa thời gian và nguồn lao động trong gia đình để sản xuất lƣơng thực thực phẩm và thu nhập cho gia đình. a. Vườn- rừng - Vƣờn rừng là những khu đất đƣợc sử dụng để trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả theo hƣớng thâm canh để cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao. Vƣờn rừng có diện tích biến động từ 0,3-0,5 ha, có khi lên đến vài ba hecta một hộ. 12
  13. Hình 2 : Hệ thống Vƣờn - Rừng - Vƣờn rừng thƣờng có cấu trúc một tầng cây gỗ chính đƣợc trồng thuần loài. Ngoài ra còn có tầng thấp trồng xen dƣới tán hay tầng thảm tƣơi tự nhiên đƣợc duy trì bảo vệ giữ lại. - Tầng cây chính: tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền thống của từng vùng cũng nhƣ nhu cầu của thị trƣờng, ngƣời nông dân thƣờng chọn lựa một trong những loài sau đây để trồng trong vƣờn rừng của mình: Các loài Tre, trúc để cung cấp vật liệu làm nhà, đồ dùng và nguyên liệu cho một số sản phẩm thủ công. Các loài cây đặc sản có giá trị cao, cung cấp tinh dầu, dầu, nhựa phục vụ công nghiệp và xuất khẩu nhu Quế ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, Trám ở Phú Thọ, Dẻ ở Bắc Giang, Cao Bằng, Cọ và Mỡ ở Phú Thọ. Dẻ, Trám, Điều ở Đông Nam Bộ, Dừa ở Bình Định, Bến Tre, - Tầng cây thấp: thƣờng đƣợc trồng kết hợp để tận dụng đất đai và năng lƣợng mặt trời, sản xuất thêm lƣơng thực, thực phẩm, cây dƣợc liệu, thức ăn gia súc và các sản phẩm có giá trị khác hay có tác dụng phù trợ cho cây trồng chính. Ví dụ cây nông nghiệp ngắn ngày cho lƣơng thực, thực phẩm nhƣ sắn, lúa, các loài đậu, đỗ, cây dƣợc liệu, gia vị, cho hoa củ quả nhƣ Gừng, Nghệ, Ớt, Sa nhân, Dứa, cây làm phân xanh và làm thức ăn gia súc nhƣ Cốt khí, Đậu triều, Keo dậu, Hình 3 : Hệ thống Vƣờn - Rừng truyền thống Ưu điểm: - Vƣờn rừng bao gồm các loài cây bản địa có tính thích ứng cao với điều kiện sinh thái và đất đai của địa phƣơng. 13
  14. - Duy trì và phát triển đƣợc tầng cây thấp có tác dụng phù hợp cho tầng cây chính. - Góp phần tạo dựng môi trƣờng sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng. Bảo tồn đƣợc nguồn tài nguyên đất và nƣớc. - Các hộ gia đình tận dụng đƣợc thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tƣ trở lại cho cây trồng. Điều hòa đƣợc lợi ích trƣớc mắt và lâu dài. Hạn chế: - Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao động. Việc làm đất và trồng cây lâm nghiệp dễ làm hƣ hại thực bì tự nhiên. Xói mòn đất dễ xảy ra trong những năm đầu, ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và năng suất cây trồng về sau. - Xây dựng vƣờn rừng thƣờng ít đƣợc các hộ nghèo chấp nhận vì chu kỳ sản xuất cây lâm nghiệp dài và đầu tƣ vốn, lao động cao. b. Vườn cây công nghiệp Vƣờn đƣợc trồng các loài cây công nghiệp theo hƣớng thâm canh. Vƣờn thƣờng có diện tích 0,5 đến vài ha. Phần lớn diện tích dành cho cây công nghiệp kết hợp với cây đa mục đích để che bóng chắn gió và tận dụng các sản phẩm khác. Nhà ở hoặc chuồng trại và vƣờn rau quả ở nơi thấp hơn, gần hoặc xa vƣờn nhƣng có điều kiện và đƣờng đi lại thuận lợi cho sinh hoạt và giao lƣu văn hóa. Vƣờn cây công nghiệp đƣợc tạo lập theo kiểu nông trại hay rừng đồn điền để kinh doanh những sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao. Kết cấu của vƣờn thƣờng một tầng cây để sản xuất hàng hóa chính và một tầng cây có ý nghĩa sinh thái phù trợ. - Tầng cây kinh tế: Bao gồm các loài cây cà phê, Ca cao, Chè, Cao Su, Điều, ở vùng thấp hơn còn có Hồ tiêu, Dâu tằm,. Cây thƣờng đƣợc trồng thành hàng hoặc theo đƣờng đồng mức. Giữa các hàng cây trong những năm đầu thƣờng đƣợc trồng các loài nông nghiệp ngắn ngày nhƣ Lúa, Lạc, các loại Đậu đỗ, Ớt, Gừng, để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và che phủ đất. - Tầng cây sinh thái: Đƣợc trồng để che phủ đất, hạn chế dòng chảy bề mặt, che 14
  15. bóng, giữ ẩm và điều tiết nƣớc cho cây trồng chính. Các loài cây thƣờng đƣợc sử dụng là các loài Muồng, Keo, Đậu, Tràm, So đũa, những năm gần đây một số vƣờn hộ đã mạnh dạn đƣa các loài cây ăn quả có giá trị nhƣ Sầu riêng, Chôm chôm cây đặc sản nhƣ Quế vào trồng kết hợp trong các vƣờn cây công nghiệp để vừa phát huy hiệu quả sinh thái, phòng hộ vừa tăng cao nguồn thu nhập. Hình 3 : Hệ thống vƣờn cây công nghiệp chè xen cây ăn quả ở Lƣơng Sơn, Hoà Bình Ưu điểm: - Việc chọn loài cây và bố trí kết hợp các loài cây với nhau đã đáp ứng đƣợc cả hai nhu cầu về kinh tế và sinh thái một cách hiệu quả. - Kết hợp trồng đƣợc các loài cây lƣơng thực, thức ăn gia súc trong những năm đầu tạo lập vƣờn ƣơm để đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân, đồng thời phát huy đƣợc hiệu quả bảo tồn đất và nƣớc. Hạn chế: - Đòi hỏi có đầu tƣ lớn về vốn lao động và kỹ thuật vì vậy các nông hộ ít khả năng áp dụng. - Tập trung với quy mô lớn dễ gây dịch bệnh trên diện rộng, mức độ rủi ro tƣơng đối cao do giá cả các mặt hàng xuất khẩu thƣờng biến động. c. Vườn cây ăn quả Vƣờn cây ăn quả là một dạng hệ thống canh tác nông lâm kết hợp, có thể đem lại cho ngƣời dân cả lƣơng thực, thực phẩm và thu nhập. Vƣờn cây ăn quả thƣờng có kết cấu 3 tầng theo chiều thẳng đứng để tận dụng tối đa nguồn năng lƣợng mặt trời trên đơn vị diện tích. Hình 4 : Hệ thống vƣờn cây ăn quả 15
  16. Tầng I: Các cây gỗ cao, to, ƣa sáng mạnh và cho quả nhƣ Mít, Xoài, Vải, Nhãn, nhằm che bóng cho những loài cây bên dƣới, cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế khác và cải tạo độ phì đất nhờ vật rụng của chúng. Tầng II: Các cây gỗ có kích thƣớc trung bình, chịu bóng, tán lá rậm, tỉa cành chậm và cho quả nhƣ Dâu gia, Hồng Xiêm, Cam Quýt, Na, Chanh, Ổi, Chọn loài cây trồng cho các tầng trên với những đặc điểm sau: - Đa tác dụng. - Hệ rễ ăn sâu nhƣng không phát triển ngang quá mạnh. - Cây cố định đạm. - Tán nhỏ, thƣa không che bóng quá nhiều. Tầng III: Các cây có kích thƣớc thấp, nhỏ, luôn nằm ở tầng thấp, có khả năng chịu bóng nhƣ: Chuối, Me rừng, Ca cao, Dâu tây, Dứa, Hồ tiêu, Sắn dây, dọc bờ kênh, mƣơng các loài cây đa tác dụng nhƣ Dứa, Phi lao, Điền thanh đƣợc trồng kết hợp lấy cây ăn quả, củi đun, làm nấm, lấy hoa làm thức ăn hoặc kết hợp nuôi ong. Dƣới kênh mƣơng trồng các loài khoai nƣớc và nuôi thả các loại cá ăn tạp nhƣ Cá tra, Cá trôi, Rô phi, . Ưu điểm: - Vƣờn cây ăn quả thƣờng đƣợc tạo lập theo cấu trúc nhiều tầng, rậm, kín, tán thƣờng xanh. Do vậy đã sử dụng một cách có hiệu quả đất canh tác, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái, tạo nên đƣợc cảnh quan tƣơi đẹp. - Đa dạng hóa các loài cây trồng, cung cấp sản phẩm hàng hóa và hạn chế các rủi ro về sinh học và thị trƣờng. Hạn chế: - Nếu chọn và bố trí cây trồng không phù hợp có thể dẫn đến hiện tƣợng cạnh tranh về ánh sáng, chất dinh dƣỡng và nƣớc trong đất cũng nhƣ các chất kìm hãm sinh trƣởng. - Đòi hỏi đầu tƣ lớn, kể cả công lao động. - Kỹ thuật gây trồng khá phức tạp, đòi hỏi phải có kinh nghiệm, hạn chế ở vùng cao. d. Hệ thống vườn - ao - chuồng (VAC) 16
  17. VAC đƣợc viết tắt theo ba chữ cái đầu tiên của tiếng việt (V) là vƣờn để trồng cây kết hợp với ao (A) để nuôi trồng thủy sản và (C) là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Hệ thống VAC thƣờng gặp ở cả vùng Đồng Bằng, Trung du và vùng cao ở Việt Nam. - Đất bằng hoặc dốc nhẹ ở các chân đồi núi, có đủ nguồn nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất. - Diện tích: phổ biến là 500 - 1000 m2 cho mỗi hộ, có nơi lên đến 2000-5000 m2, trong đó diện tích làm nhà ở, chuồng trại và ao chiếm từ 200-300 m2, phần đất còn lại để làm vƣờn ƣơm. - Vƣờn thƣờng có nhiều tầng: + Tầng trên thƣờng là các loài cây thân gỗ đa tác dụng sống lâu năm hay cây ăn quả có tán lá cao, rộng và ƣa sáng. Các loài cây đƣợc trồng phổ biến trong vƣờn hộ có đến 30-40 loài, hay gặp nhất là Mít, Vải, Nhãn, Xoài . + Tầng dƣới có các cây lấy quả, củi hoặc làm dƣợc liệu, hƣơng liệu và chúng thƣờng có khả năng chịu bóng và ƣa ẩm. Tầng này có thể có rất nhiều loài, phổ biến nhất có Dứa, Gừng, Nghệ, Ớt, Ngoài ra, trong vƣờn nhà cũng có dành ra những đám đất nhỏ làm vƣờn rau xanh với nhiều loài khác nhau để phục vụ cho bữa ăn và cuộc sống hàng ngày cho gia đình nhƣ: rau muống, rau ngót, các loại cải, su hào, bắp cải, xà lách, tía tô, kinh giới, đinh lăng, bạc hà, hƣơng nhu - Ao cũng đƣợc sử dụng theo nhiều tầng nhƣ: + Mặt nƣớc đƣợc thả các loài Bèo lục bình, Bèo cái, Bèo hoa dâu và các loài rau Muống . + Bên trên mặt nƣớc đƣợc tận dụng làm giàn cho các loài Bầu, Bí, Mƣớp, Đậu ván, Thiên lý leo bám + Ven bờ ao trồng các rau chịu ngập nhƣ rau Muống, Dọc Mùng, Khoai nƣớc, . + Bờ ao trồng các loài củ Từ, Khoai Lang, Khoai môn, Lạc, - Chuồng thƣờng có hai loại: + Chuồng lớn nuôi các loại đại gia súc nhƣ lợn, trâu, bò đƣợc xây thành hai ngăn, một ngăn để nuôi và một ngăn để chứa thức ăn thừa và phân. + Chuồng nhỏ để nuôi các loại gia cầm nhƣ gà vịt, ngan, ngỗng, . 17
  18. Hình 5 : Hệ thống VAC ở Minh Sơn - Hữu Lũng - Lạng Sơn Ưu điểm: - VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất. Các thành phần trong hệ thống này có mối quan hệ qua lại nhƣ vừa trồng cây vừa để lấy sản phẩm dùng cho ngƣời, vừa tạo thức ăn cho chăn nuôi và thủy sản dƣới ao, đồng thời để bảo tồn đất và nƣớc; chuồng để chăn nuôi lấy thịt, lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá; và sau cùng ao không chỉ để nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi dự trữ nguồn nƣớc tƣới cho cây trong vƣờn làm vệ sinh cho vật nuôi - VAC là một hệ thống NLKH có hiệu quả về sử dụng không gian và các tầng đất. Nó không chỉ giúp cho mỗi gia đình sản xuất ra lƣơng thực, thực phẩm tăng nguồn dinh dƣỡng cho bữa ăn hàng ngày mà còn cung cấp củi đun, các nguyên liệu để phát triển các nghề thủ công truyền thống, tăng nguồn vui, giải trí thông qua lao động và tiếp xúc với thiên nhiên. Hạn chế: - Đòi hỏi nông dân phải có kinh nghiệm và kỹ năng tổng hợp về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. - Diện tích đất hẹp là một hạn chế phát triển VAC theo hƣớng hàng hóa. 18
  19. Hình 6. Hệ thống Vƣờn - Ao - Chuồng (VAC) ở Yên Bái e. Hệ thống rừng - vườn - ao - chuồng (RVAC) Hình 7 : Hệ thống RVAC tại Đoan Hùng - Phú Thọ Hệ thống này thực chất là hệ thống VAC cải tiến và đã đƣợc phát triển khá lâu dài, trong đó có sự kết hợp giữa rừng, vƣờn cây ăn quả, ao cá và vật nuôi. Ưu điểm: - Bền vững về mặt sinh thái và kinh tế. - Có khả năng chống chịu và giảm các rủi ro về sinh thái học và kinh tế. - Gia tăng mối quan tâm của ngƣời dân đến quản lý bảo vệ rừng. - Góp phần duy trì và bảo vệ đƣợc tính đa dạng sinh học. 19
  20. - Giảm sức ép của việc gia tăng dân số lên việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Tăng đƣợc sản phẩm cần dùng hàng ngày, củi đun, thức ăn, sinh tố, tạo thêm việc làm, tận dụng đƣợc mọi nguồn lao động ở nông thôn. - Giữ gìn đƣợc cân bằng sinh thái đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu bền. Hạn chế: - Thiếu các kiến thức về kỹ thuật và vốn. - Thiếu cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa đã cản trở sự nhân rộng và phát triển của hệ thống. - Quyền sử dụng đất chƣa rõ ràng và đáp ứng kịp thời. - B¶o vÖ rõng vµ ®ång cá -C©y l• ¬ng thùc: lóa ®åi, s¾n, ng«, khoai -C©y rõng: Keo -C©y c«ng nghiÖp: chÌ , cµ phª -§ Êt thæ c• : Nhµ, -C©y ¨ n qu¶ v• ên, bÕp, chuång -Lóa, ng« -§ ång cá tr¹ i. -c¸ c lo¹ i -Rau xanh ®Ëu ®ç -C©y ¨ n qu¶ -Ao c¸ . Hình 8 . Hệ thống Rừng - Vƣờn - Ao Chuồng (RVAC) tại Việt Nam f. Hệ thống rừng - hoa mầu - lúa nước Hệ thống này thƣờng đƣợc xây dựng ở các khu vực cảnh quan đồi núi rộng lớn. Rừng tự nhiên hay rừng trồng ở đỉnh đồi đƣợc quản lý bởi Nhà nƣớc hay cộng đồng địa phƣơng. Thông thƣờng, một hệ thống thủy lợi đƣợc xây dựng để đƣa nƣớc tƣới về trồng rau màu trên ruộng bậc thang và canh tác lúa nƣớc ở thung lũng. 20
  21. Ưu điểm: - Việc sắp xếp theo không gian giữa các thành phần rừng, màu và lúa nƣớc giúp chúng có mối quan hệ tƣơng hỗ lẫn nhau, nhờ vậy cả khu vực đƣợc quản lý sử dụng đất một cách thích hợp. - Tạo nên một hệ thống NLKH sử dụng đất bền vững trên toàn cảnh quan khu vực. - Đa dạng hóa các sản phẩm địa phƣơng và tăng cƣờng khả năng bảo tồn đất và nƣớc. Hạn chế: - Hệ thống cần mối liên hệ và hợp tác giữa nông dân, hợp tác xã và cơ quan lâm nghiệp hoặc các Hình 9 : Hệ thống rừng - hoa mầu nhóm cộng đồng quản lý rừng với các nhóm sở thích khác. 4.2. Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến Các hệ thống nông lâm kết hợp cải tiến khác với các hệ thống truyền thống đƣợc phát triển do chính nông dân tại địa phƣơng. Các hệ thống cải tiến thƣờng đơn giản hơn về mặt số loài cây trồng và mức độ đa dạng sinh học so với các hệ thống truyền thống. 4.2.1. Hệ thống canh tác xen theo băng Canh tác xen theo băng là một hệ thống NLKH bao gồm việc trồng các hàng cây làm rãnh (theo hƣớng Đông -Tây) và canh tác hoa mầu ở đƣờng băng giữa hai hàng. Các hàng thƣờng rộng một mét, đƣợc cấu tạo bởi một hoặc hai hàng cây thân gỗ sống lâu năm và định kỳ đƣợc cắt tỉa để tránh che bóng cây hoa mầu. Cây trồng trên hàng có nhiệm vụ tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoa mầu sinh trƣởng tốt hơn, cung cấp chất hữu cơ cho đất nhờ vào vật rụng của chúng đồng thời sản xuất gỗ, củi và các công dụng khác cho nông trại. 21
  22. Hình 10 : Hệ thống canh tác xen theo băng 4.2.2. Hệ thống kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc: S.A.L.T-1 (Sloping Agricultural Land Technology) - SALT 1 là kỹ thuật canh tác nông lâm với tỷ lệ phần trăm giữa hoa màu và cây rừng là 75: 25. Kinh nghiệm cho thấy kỹ thuật này có thể giúp giảm xói mòn đất 4 lần, tăng năng xuất bắp 5 lần và tăng thu nhập 6 lần. - Trong mô hình, những băng cây trồng chính đƣợc trồng theo đƣờng đồng mực, băng rộng từ 4 - 6 m tuỳ theo độ dốc, nếu dốc mạnh thì băng hẹp (4 m), nếu dốc nhẹ thì băng rộng 6 m. Giữa các băng cây trồng chính đƣợc trồng xen các băng xanh cố định đạm, băng xanh thƣờng trồng theo hàng đôi và đƣợc cắt tỉa thƣờng xuyên để dùng làm phân xanh tủ vào gốc cây trồng chính hoặc che phủ đất. - SALT 1 là phƣơng pháp đơn giản, dễ áp dụng, ít tốn kém và thích hợp cho xây dựng nông trại ở vùng cao, đồi núi. Kỹ thuật này đƣợc phát triển cho nông dân ít vốn và hạn chế kiến thức về nông nghiệp, ngƣời nông dân có thể phối hợp các kiến thức cổ truyền của họ vào canh tác. 22
  23. Hình 11: Hệ thống canh tác nông nghiệp trên đất dốc- SALT1 23
  24. * Trình tự các bước xây dựng hệ thống SALT1 Hình 12 : Bƣớc 1 xác định đƣờng đồng Hình 14: Bƣớc 2 trồng theo các đƣờng mức đồng mức các loài cây họ đậu Hình 15 : Bƣớc 3 cầy bừa và trộn theo Hình 16 : Bƣớc 4 trồng các loài cây lâu băng canh tác năm Hình 17 : Bƣớc 5 trồng hoa mầu hàng niên Hình 18 : Bƣớc 6 cắt xén các loài cây 24
  25. Hình 19 : Bƣớc 7 luân canh các loài cây Hình 20: Bƣớc 8 bảo vệ nông trại mô lƣơng thực và hoa mầu hình SALT1 4.2.3. Hệ thống kỹ thuật canh tác nông súc kết hợp đơn giản: S.A.L.T-2 (Simple Agrolivestock Technology) - Cách bố trí: Một phần tƣ diện tích trồng cây lƣơng thực có hàng rào xanh nhằm chống xói mòn, bảo vệ đất, một phần tƣ diện tích trồng cỏ nuôi dê. - Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở mô hình này là 40% dành cho sản xuất nông nghiệp, 20% dành cho trồng cây lâm nghiệp và 20% dành cho chăn nuôi, phần đất còn lại dành làm nhà ở và chuồng trại. 25
  26. Hình 21 : Hệ thống canh tác nông súc kết hợp đơn giản- SALT2 26
  27. * Trình tực các bước xây dựng SALT2 Hình 22 : Bƣớc 1,2 xác định các đƣờng Hình 23: Bƣớc 3 trồng cây lƣơng thực và đồng mức và các hàng băng xanh trong mô hoa mầu ở phần trên của mô hình hình Hình 25 : Bƣớc 5 xác định vị trí chuồng Hình 24 : Bƣớc 4 xây dựng khu thức ăn dê và thiết kế xây dựng cho dê (trồng cỏ trong mô hình) Hình 26 : Bƣớc 6 chọn và chăm sóc dê, 27
  28. lƣu ý cỏ phải đƣợc trồng trƣớc 6 - 8 tháng Hình 27 : Bƣớc 7 chăm sóc và duy trì nông trại, chú ý phải cắt tỉa thƣờng xuyên 4.2.4. Hệ thống kỹ thuật canh tác Nông lâm kết hợp bền vững: S.A.L.T-3 (Sustainable Agro-forest Land Technology) - Đây là một mô hình sử dụng đất tổng hợp dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất lƣơng thực, thực phẩm. - Ở đây ngƣời nông dân dành phần đất ở nơi thấp hơn là phần sƣờn dƣới và chân đồi núi để trồng các băng cây lƣơng thực xen với các băng xanh cố định đạm theo kiểu mô hình SALT-1. Còn phần đất cao phía trên thì trồng rừng hoặc để rừng phục hồi. Cây lâm nghiệp đƣợc chọn để trồng theo thời gian thu hoạch đƣợc chia thành các loại từ 1 - 5; 6 - 10; 11 - 15; 15 - 20 năm sao cho để có thể thu hoạch sản phẩm cao nhất và đều đặn. - Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở đây là 40% dành cho nông nghiệp và 60% dành cho lâm nghiệp. Bằng cách đó đất đai đƣợc bảo vệ có hiệu quả hơn, đồng thời vẫn có đủ lƣơng thực, thực phẩm, gỗ củi và nhiều sản phẩm phụ khác, tăng đƣợc thu nhập cho ngƣời dân. - Mô hình này đòi hỏi đầu tƣ cao hơn cả về vốn và ngƣời dân phải có kiến thức về kỹ thuật canh tác nhƣng thu lợi nhuận cao không chỉ là trƣớc mắt mà cả về lâu dài nhờ có tác dụng hỗ trợ nhiều mặt của rừng. 28
  29. Hình 28 : Hệ thống canh tác nông lâm kết hợp bền vững- SALT3 29
  30. * Trình tự các bước xây dựng SALT3 Hình 29 :Bƣớc 1 tạo dựng vƣờn ƣơm Hình 30: Bƣớc 2 chăm sóc, nuôi dƣỡng nông lâm, cần chọn nơi thuận tiện để xây cây con, chú ý tới các loài sâu bệnh hại dựng Hình 32: Bƣớc 3 trồng cây lƣơng thực và Hình 33: Bƣớc 4 chuẩn bị hiện trƣờng hoa mầu trên nửa dƣới của hệ thống trồng cây Lâm nghiệp (Cuốc hố, phát dọn NLKH thực bì, ) Hình 35: Bƣớc 5 trồng cây, có thể trồng Hình 36: Bƣớc 6 chăm sóc và duy trì 30
  31. xen cây NN trong những năm đầu khi cây nông trại, trồng dặm, từ năm thứ 2 tiến LN chƣa khép tán hành tỉa thƣa cây LN 4.2.5. Hệ thống kỹ thuật kết hợp chăn nuôi, cây ăn quả quy mô nhỏ: S.A.L.T - 4 (Small Agro-Fruit Livehood Technology) - Trong mô hình này ngoài đất đai dành để trồng cây lƣơng thực, cây lâm nghiệp, hàng rào xanh còn dành ra một phần để trồng cây ăn quả có thể cả cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Các loài cây này đòi hỏi đất đai phải tốt và có sự đầu tƣ thâm canh cao. - Các băng xanh cố định đạm đƣợc đặc biệt chú ý, ngoài tác dụng bảo vệ, cải tạo đất nó còn có tác dụng hỗ trợ, che bóng và phủ đất cho cây ăn quả, cây công nghiệp. - Tiêu chuẩn chọn lựa cây trồng làm hàng rào xanh cố định đạm là: + Dễ gieo trồng. + Cho năng suất sinh khối cao. + Nguồn giống dễ kiếm. + Khả năng hoai mục các cành khô, lá rụng nhanh. + Có khả năng cố định đạm. + Có thể làm củi đun, làm thức ăn gia súc. + Chịu hạn và chống chịu đƣợc sâu bệnh. 31
  32. Hình 38 : Hệ thống sản xuất NN, cây ăn quả - SALT4 32
  33. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Bài tập: Trong giờ học, giới thiệu về các hệ thống nông lâm kết hợp, các anh/chị học viên có nhiệm vụ cùng nhau thảo luận theo nhóm, mỗi nhóm hãy đƣa ra khái niệm, đặc điểm, mục tiêu, lợi ích của nông lâm kết hợp; liệt kê và giới thiệu ít nhất 3 hệ thống nông lâm kết hợp ở địa phƣơng anh/ chị hoặc ở địa phƣơng khác mà nhóm anh/chị biết với điều kiện là các hệ thống đó sản xuất kinh doanh có hiệu quả. - Yêu cầu: Thực hiện ở lớp học, xem băng hình về các hệ thống nông lâm kết hợp. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Nguồn lực cần thiết: Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ . C. Ghi nhớ: - Phải có đầy đủ tài liệu, thông tin, hình ảnh về những kiến thức cơ bản Nông lâm kết hợp. - Tích cực đặt các câu hỏi trao đổi với ngƣời học. - Thƣờng xuyên theo dõi hoạt động của ngƣời học. 33
  34. Bài 2: Thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp Mục tiêu: - Trình bày đƣợc mục đích, yêu cầu ý nghĩa của việc thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp; - Thực hiện đƣợc các công việc: Đo đạc, lập kế hoạch, thiết kế, xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp điều kiện thực tế của từng địa phƣơng ; - Có khả năng tổ chức làm việc khoa học, hợp lý, đảm bảo an toàn lao động, hƣớng dẫn cho mọi ngƣời cùng thực hiện. A. Nội dung chính: 1. Khái niệm thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp Thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp là tổng hợp các biện pháp kỹ thuật liên hoàn từ đo đạc, xác định diện tích khu vực cần thiết kế; lựa chọn hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp với địa phƣơng và vùng miền; lập thiết kế quy hoạch và lập dự toán xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh và bền vững. 2. Mục đích, ý nghĩa của việc thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp 2.1. Mục đích - Cung cấp các kiến thức trọng tâm và cơ bản của việc thiết kế một hệ thống nông lâm kết hợp cho ngƣời nông dân, để giúp ngƣời nông dân sản xuất nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Tạo nên một hệ thống canh tác sử dụng đất hoàn chỉnh, các thành phần đƣợc sắp xếp, bố trí khoa học và hợp lý, đúng về số lƣợng, chủng loại và phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng miền. - Tận dụng hết tiềm năng của đất đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sinh thái, bảo tồn đƣợc tài nguyên nƣớc và đất cũng nhƣ cải thiện đƣợc độ mầu mỡ và cấu trúc của đất; dần xóa đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo, nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời nông dân. - Huy động đƣợc các nguồn lực sẵn có tại gia đình và địa phƣơng. 2.2. Ý nghĩa Hệ thống đƣợc xây dựng có cơ sở khoa học và có căn cứ rõ ràng; có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hạng mục; sản xuất trong hệ thống nông lâm kết đƣợc thực hiện đúng tiến độ, đúng kỹ thuật và luôn đảm bảo đƣợc chất lƣợng sản phẩm và đầu ra đƣợc tiêu thụ, từ đó cuộc sống của ngƣời nông dân dần đƣợc cải thiện và nâng cao. 34
  35. 3. Khảo sát hiện trƣờng 3.1. Đo đạc, xác định diện tích hiện trạng khu vực thiết kế 3.1.1. Đo độ dài trực tiếp trên mặt đất bằng thƣớc dây - Dụng cụ đo độ dài trực tiếp + Thƣờng sử dụng thƣớc thép; thƣớc dây cuộn có chia vạch tới mm. + Cọc tiêu; móc sắt, tiêu, cờ hiệu, biểu mẫu. Móc sắt Thƣớc dây cuộn Hình 39 : Dụng cụ đo độ dài trực tiếp Cọc, móc sắt làm bằng thép tròn dài 30-40 cm một đầu nhọn, 1 đầu khoanh tròn dùng đánh dấu độ dài thƣớc ở mặt đất - Đo độ dài trên mặt đất bằng. + Những nơi có độ dốc mặt đất không quá 2% hay (= 50). + Dùng thƣớc đặt áp sát mặt đất dùng cọc, móc sắt đánh dấu điểm đo. + Ghi kết quả đo đựơc vào sổ, biểu mẫu. + Nếu đƣờng đo quá dài phải dựng tiêu, móc sắt để xác định đƣờng thẳng. + Dùng thƣớc để đo độ dài và ghi kết quả vào biểu mẫu hay sổ tay. 35
  36. Hình 40 : Đo độ dài trực tiếp trên mặt đất bằng - Đo độ dài trên đất dốc. + Mặt đất có độ dốc trên 2% ( >5 0 ) + Đo trực tiếp bằng cách nâng thƣớc nằm ngang hoặc kéo dài thƣớc theo sƣờn dốc. + Ngƣời đi trƣớc đặt thƣớc sát đầu dây xuống đất. Ngƣời đi sau nâng thƣớc sao cho dây thƣớc đo thật nằm ngang với mặt đất. + Dùng thƣớc thẳng tạo dây dọi xuống vị trí đo. + Kết quả đo đƣợc ghi vào biểu mẫu, sổ. Hì nh 41 : Đo độ dài trực tiếp trên đất dốc Độ dài đoạn AB đo đƣợc = d1+ d2 + d3 + . - Những điểm cần chú ý khi đo độ dài trực tiếp: + Trƣớc khi đo cần kiểm tra lại thƣớc có còn chính xác không và xem xét cách đánh số trên thƣớc để có cách điều chỉnh thƣớc. 36
  37. + Khi đo phải đọc số và ghi số chính xác. + Mỗi đoạn đo phải có ít nhất 2 lần đo, lấy trị số trung bình cộng. + Cần lau chùi (nếu dùng thƣớc thép) lớp cát, bụi và bôi mỡ lên thƣớc thép trƣớc khi đem đi bảo quản thƣớc. 3.1.2. Tính diện tích hiện trạng khu vực thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp - Vẽ sơ đồ khu vực thiết kế lên mặt phẳng giấy với một tỷ lệ nhất định. Ví dụ: Tỷ lệ 1/2000, có nghĩa là cứ 20m trên thực tế đo đƣợc ta sẽ vẽ đƣợc 1 cm trên mặt phẳng giấy. - Vẽ sơ đồ khu vực thiết kế lên mặt phẳng giấy. - Tính diện tích khu vực đƣợc thiết kế bằng các phép tính thông thƣờng theo phƣơng pháp hình học. 3.2. Xác định độ dốc - Sử dụng bằng địa bàn cầm tay: + Đặt một cạnh của địa bàn trên thƣớc nhựa thẳng( thƣớc gỗ). + Điều chỉnh ốc đo góc đứng (độ dốc) sao cho bọt nƣớc đƣợc thăng bằng. (Bọt nƣớc ở vị trí giữa ống nƣớc). + Đọc trị số độ dốc điểm đo trên vành độ đứng xác định đƣợc độ dốc. 3.3. Xác định khoảng cách giữa các hàng cây theo đƣờng đồng mực Căn cứ vào địa hình khu vực để bố trí khoảng cách giữa các hành cây theo đƣờng đồng mực + Khoảng cách cây trồng chính + Trong khoảng trống trồng cây ngắn ngày, cây có tán thấp + Cây che phủ, cải tạo đất 3.4. Xác định các hàng cây theo đƣờng đồng mực Căn cứ đặc tính sinh học của loài cây trồng trong hệ thống nông lâm két hợp + Khoảng cách các cay trồng đảm bảo vè mặt sinh học + Không bị che bóng, cây trồng đƣợc tiếp nhận ánh sáng + Tận dụng khả năng sản xuất trên một diện tích đất cho sản phẩm cao nhất. 3.5. Xác định giải đất canh tác giữa các hàng cây 37
  38. + Giải đất canh tác giữa các hàng cây là khoảng không gian trống của những cây trồng chính + Cây trồng có tác dụng che phủ đất + Tạo ra sản phẩm nông nghiệp, sử dụng đất có hiệu quả + Khoảng cách thƣờng từ 2 x2 m tù độ dốc của từng vùng 3.6. Xác định hàng rào xanh bảo vệ hệ thống nông lâm kết hợp Là hệ thống bảo vệ, ngăn cách trên diện tích đất sử dụng bố trí hệ thống nông lâm kết hợp + Có tác dụng làm hàng rào chắn có đặc điểm chịu hạn, chịu ddwwocj tổn thất nhỏ, mọc nhanh + Nguồn thức ăn chochăn nuôi gia súc + Cải tạo đất, phòng chống xói mòn đất, ngăn lửa cháy lan + Cây trồng đƣợc bố trí cây có tán rộng, thấp, nhiều tấng tán, thƣờng là cây họ đậu, cây có khả năng chống cháy + Cây Keo dậu, So đũa, Bồ kết , vông, tre mây 4. Lựa chọn các hệ thống nông lâm kết hợp Một số hệ thống nông lâm kết hợp ở Vịêt Nam đƣợc phân bố trên các điều kiện địa hình chủ yếu: - Núi cao - Đồi núi trung du - Đồng bằng - Ven biển 4.1. Hệ thống NLKH ở vùng đồi núi và trung du 4.1.1. Hệ thống canh tác nhiều tầng a. Hệ thống rừng - Ruộng bậc thang  Đặc điểm: - Đƣợc áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi vì điều kiện thích ứng cao. - Giảm xói mòn đất nhờ kỹ thuật canh tác tổng hợp, rừng có vai trò điều hoà nguồn nƣớc, bảo vệ đất, cải thiện điều kiện tiểu khí hậu. - Cung cấp các sản phẩm chủ yếu cho nông dân. - Dễ làm, dễ áp dụng, không đòi hỏi nhiều về kinh tế. 38
  39.  Mô hình: - Phần đỉnh giữ lại rừng để điều tiết nguồn nƣớc, giữ đất kết hợp cho củi và các sản phẩm phụ. - Phần sƣờn trên: Phát đốt làm nƣơng trồng lúa, ngô, sắn kết hợp xen đậu, đỗ, lạc Các băng xanh đƣợc trồng theo đƣờng đồng mức. - Phần chân núi: Canh tác nông Hình 42 : Mô hình Rừng - Ruộng bậc thang nghiệp b. Hệ thống vƣờn hộ truyền thống  Đặc điểm: - Đồi núi cao dốc, tầng đất trung bình đến dày, nhiều nơi có rừng tự nhiên thứ sinh hoặc rừng đang khoanh nuôi bảo vệ tái sinh tự nhiên. - Mật độ dân cƣ thƣa, chủ yếu là dân tộc Tày và Dao.  Mô hình: - Diện tích từ 5-10 ha do 1 hộ quản lý. - Phần đỉnh giữ lại rừng để điều tiết nguồn nƣớc, giữ đất kết hợp cho củi và các sản phẩm phụ. - Phần sƣờn trên: Phát đốt làm nƣơng trồng lúa, ngô, sắn kết hợp xen đậu, đỗ, lạc - Phần sƣờn dƣới: Làm vƣờn, nhà ở. - Phần chân núi ven các thung lũng: Làm bậc thang canh tác nông nghiệp, đào mƣơng nƣớc 39
  40. Hình 43: Lát cắt dọc hệ thống vƣờn hộ truyền thống  Lợi ích: - Nếu mỗi hộ có 5 ha đất thì bố trí tỷ lệ sử dụng đất là: 3ha rừng + 1 ha nƣơng + 0,5 ha vƣờn + 0,5 ha ruộng. - Về gỗ củi: Cung cấp đủ để sử dụng cho gia đình và sử dụng làm đồ dùng. - Về lƣơng thực thực phẩm: Thu 2 - 3 tấn hoa màu/năm; Bình quân: 400- 500kg/ngƣời, đảm bảo đủ lƣơng thực. - Rau, hoa quả: Thu 2 - 3 triệu đồng/năm. 4.2. Hệ thống NLKH ở vùng đồng bằng a. Canh tác nông lâm kết hợp trồng các hàng cây chắn gió phòng hộ nông nghiệp Gió mùa Đông Bắc và bão thƣờng gây ảnh hƣởng bất lợi cho xản xuất nông nghiệp ở đồng bằng. Vì vậy qua kinh nghiệm việc trồng rừng phòng hộ chăn gió phát triển rất mạnh. 40
  41. H×nh 44 : Sù bè trÝ liªn kÕt c¸c ®ai ch¾n giã - Cây phòng hộ đƣợc trồng theo hàng trên cá bờ vùng, bờ thửa với mật độ dày (1m). Đƣợc trồng vuông góc với hƣớng gió hại chính đƣợc thiết kế trồng nhiều hàng và trồng dày hơn. Trên các bờ thửa thƣờng chỉ trồng một hàng cây hoặc không trồng tuỳ theo thiết kế phòng hộ. Đai phòng hộ chính và đai phù trợ (hàng cây trồng trên bờ thửa ) đƣợc thiết kế thành một hệ thống khép kín bao quanh đồng ruộng nhằm chống gió hại, làm cho đồng ruộng có sản lƣợng cao và ổn định. Những giải cây phòng hộ còn là Hình 45: Kết cấu đai phòng hộ chắn gió nguồn cung cấp củi, gỗ cho ngƣời nông dân và hoa để nuôi ong. - Phi Lao và Bạch Đàn là hai loại cây gỗ chính đã đƣợc sử dụng để trồng rừng phòng hộ nông nghiệp ở miền Bắc. Ngoài ra ở một số nơi ngƣời ta còn gieo Muồng hoặc Diền Thanh ở dƣới hàng cây gỗ hoặc gieo thành hàng trên các bờ thửa vừa để tăng tác dụng chắn gió cho đai rừng vừa để lấy phân xanh để cải tạo đồng ruộng. - Khi chọn cây rừng để chắn gió cần chú ý tới điều kiện sau : + Cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng. 41
  42. + Sinh trƣởng nhanh, có chiều cao phù hợp với yêu cầu phòng hộ , tán lá đều và dày, không rụng lá nhiều trong mùa có gió hại và cây không dễ bị đổ gãy. + Có giá trị kinh tế (cho gỗ, củi, hoa quả ), ít gây tác hại cho cây nông nghiệp (rễ ngang không phát triển rộng, không mang sâu bênh hại, không gây cản trở khi canh tác cây nông nghệp). b. Trồng cây trên các bờ mương và ven đường giao thông - Các loài đƣợc trồng phổ biến ven đƣờng là: Xà Cừ, Bạch Đàn, Phi Lao, Xoan, Tràm bông vàng. Nơi có nhiều trâu bò chăn thả ven đƣờng, ngƣời ta trồng cây to (1-2m), cắm cọc giữ cây đứng thẳng và rào quanh cây để tránh trâu bò phá hoại . c. Vườn cây ăn quả Ngƣời nông dân cũng đã xác định ý nghĩa giá trị kinh tế của nghề trồng cây ăn quả là “Thứ nhất canh trì, thứ nhì canh viên, thứ ba canh điền”. Các loại quả thu hoạch đƣợc từ vƣờn quả ngoài tác dụng bổ sung nguồn dinh dƣỡng cho những ngƣời trong gia đình, nó còn là loại hàng hoá có giá trị cao. Cây ăn quả với tán lá rộng và đẹp có tác dụng che phủ mặt đất, cải thiện môi trƣờng sống và vƣờn quả cũng làm tăng thêm vẻ đẹp cho gia đình và địa phƣơng. - Vƣờn táo trồng với đỗ tƣơng xuân. - Vƣờn vải thiều, nhãn lồng với dong riềng. - Xoài trồng xen với bƣởi. 4.3. Hệ thống NLKH ở vùng đất ven biển a. Nông lâm kết hợp và bảo vệ đất trên vùng đất cát ven biển  Vùng đất cát ven biển có địa hình tƣơng đối bằng phẳng và thấp, nhƣng bề mặt đất cát thƣờng khô, trong lúc nƣớc ngầm ở ngần mặt đất lại thƣờng dẫn đến hiện tƣợng gập úng tạm thời khi mƣa lớn. Mặt khác trong đất cát xẩy ra hiện tƣợng mất nƣớc liên tục từ bề mặt, đặc biệt là về mùa hè. Không những thế do ảnh hƣởng của gió và cát bay làm cho năng suất cây trồng nông nghiệp ở vùng này thƣờng thấp và không ổn định. Xuất phát từ thực tiễn để góp phần giúp bà còn nông dân ở các vùng địa phƣơng đó, cùng với việc bảo vệ môi trƣờng nâng cao cuộc sống, xin gới thiệu một số hệ thống đã có hiệu quả và thực tiễn nhƣ sau: - Hệ thống NLKH ở xã Bình Dƣơng (Quảng Bình): Trên mảnh đất canh tác, thiết kế theo kiểu ô vuông bàn cờ, bao quanh ruộng bởi các bờ cát. Các bờ cát cách nhau 50 m, đƣợc đắp cao từ 80 đến 120 cm. Mặt bờ rộng từ 60 đến 100 cm. Trên 42
  43. mỗi bờ cát trồng từ hai hàng phi lao trở lên với vự ly hàng và cây là 50 cm x 50 cm. Trong các ô ruộng ngƣơig nông dân tiến hành canh tác theo kiểu xen canh gối vụ giữa các loài cây nông nghiệp khác nhau: Lúa, lạc, Vừng, Củ đậu . - Hệ thống NLKH ở xã Diễn Châu (Nghệ An): Trên dải đất cát trồng Phi Lao theo hàng, giữa các cây trồng xen cây nông nghiệp hoặc cây công nghiệp nhƣ: Đậu, Lạc, Thầu dầu, Dâu tằm .Quanh vƣờn, nhà trồng Dứa, Bạch đàn, Tre, Mây .  Trồng rừng chống cát lấn và phòng hộ nông nghiệp: Đối với đất thô sơ bãi cát ven biển và đụn cát ven việc trồng rừng phủ xanh, chống cát lấn có ý nghĩa rất to lớn. Phi lao (Casuarina equisetifolia) là loài cây thích hợp nhất cho việc trồng rừng chống cát lấn. Vì phi lao là loài cây chịu đựng giỏi với điề kiện khô hạn nhiệt đới và chịu mặn ở mức độ cao. Nó phát triển hầu khắp mọi nơi trên vùng bờ biển. Phi lao không phải loài cây thuộc họ đậu nhƣng rễ lại có nốt sần. Trong nốt sần có các sạ khuẩn cộng sinh, có khả năng cố định đạm khí quyển. - Phi lao đƣợc xem là cây giữ cát tốt nhất và đến nay trên những lãnh thổ rộng lớn của vùng bờ biển, các rừng trồng phi lao đang chặn đứng các đụn cát di động. - Để phòng hộ trƣớc tiên trồng dải rừng Phi lao trên các đụn cát vàng “trẻ” ở phía ngoài, do độ phì của đất cát ở đó cao hơn, cây mọc nhanh và tạo nên giải rừng chắn tiên tiêu. Nên trồng với mật độ ở đó là 5000 cây/ha. Các dải rừng Phi lao này vừa là dải rừng phòng hộ quan trọng, đồng thời cũng là nguồn cung cấp gỗ, củi cho nhân dân và vùng ven biển. - Trên những dải cồn cát di động, do đất quá xấu và nơi này thƣờng có gió thổi mạnh nên phải trồng rừng Phi Lao với mật độ dày 10 000 cây/ha. Cây phi lao ở đây chỉ mọc thấp, tán lá lào xoà trên mặt đất cát đáp ứng đƣợc yêu cầu phòng hộ là chủ yếu. - Dƣới tán Phi lao có thể trồng xen một số cây khác nhƣ Khoai lang, Sắn, Đậu hoặc một số loại cỏ. Trên các đụn cát di động dƣới tán Phi lao có thể trồng Dứa dại (Padanus tectonius) hoặc một số loài cỏ lá cứng chịu hạn (Fimbritis sericeae, Serpus junciformis .) để chống cát lấn. - Bên cạnh Phi lao ngƣời ta còn trồng Bạch đàn trên các đụn cát đã cố định. Vì Bạch đàn là loài cây chịu đƣợc khô hạn, phát triển tốt trên đất cát và cho gỗ có chất lƣợng cao. b. Nông lâm kết hợp và bảo vệ vùng đất phèn  Trồng xen lúa trong dừng tràm 43
  44. - Rừng tràm đƣợc trồng bằng cây con với mật độ 25000 cây - 30000 cây/ha, thời gian trồng khi mùa mƣa bắt đầu (cuối tháng 4 đầu tháng 5). Cùng thời gian này kết hợp trồng Lúa nƣớc xen Tràm. - Sạ lúa nếu nƣớc dƣới rừng có mầu đỏ đậm. - Cấy lúa nƣớc, nƣớc dƣới rừng có mầu đỏ đậm  Hệ thống phối hợp các hệ thống canh tác trên đất phèn: Hệ thống này bao gồm các hệ thống canh tác phối hợp và hỗ trợ cho nhau: - Rừng Tràm: gieo xen lúa khi còn non và kết hợp nuôi ong và cá ở rừng lớn tuổi . - Ruộng lúa nƣớc, đƣợc sổ phèn nhờ lợi dụng nƣớc dƣới rừng Tràm. - Các loài cây ăn quả trồng trên các bờ mƣơng và nuôi cá trong hệ thống kênh mƣơng. - Vƣờn quả quanh nơi ở của gia đình  Hệ thống Bạch đàn và Dứa trên đất phèn mặn: - Nơi đất phèn mặn bị ngập nƣớc trong mùa mƣa. Đất không thể trồng lúa và trồng mầu đƣợc, ngƣời ta lên líp (luống) để trồng cây gỗ kết hợp với trồng cây ăn quả. - Líp đắp cao 0,5 m so với mặt đất ban đầu. Mặt líp rộng 6m, chân líp rộng 7m, mặt mƣơng rộng 4,5m, đáy rộng 3,5 m. - Trên mặt líp trồng Bạch đàn xen với Dứa, dƣới mƣơng trồng Bàng. c. Hệ thống lâm ngư kết hợp trên vùng đất ngặp mặn Việc thiết kế và bố trí vuông tôm cho mỗi gia đình và cụm dân cƣ trong vùng rừng ngập mặn cần chú ý đến những vấn đề sau: - Tổng diện tích các vuông tôm trong một khu vực không đƣợc vƣợt quá 1/4 diện tịch rừng hiện có để có thể tăng sức sản xuất của các vuông tôm và hạn chề phá rừng bừa bãi. - Nguyên tắc bao trùm là phải cải thiện sự luân chuyển nƣớc và đảm bảo độ sâu nhất định trong vuông tôm. - Chia những vuông tôm lớn thành những vuông tôm nhỏ, có diện tích không quá 2-3 ha. Tăng cƣờng cống thu và tiêu nƣớc và cần chú ý đặt vị trí các cống sao cho hợp lý. - Nạo vét bùn và xác cây ở đáy vuông để luôn đảm bảo độ sâu nƣớc 70-80 cm. 44
  45. - Tạo các vùng đệm hợp lý giữa các vuông tôm để thuận lợi cho việc lƣu thông nƣớc. - Trồng cây phía trong và trên bờ kênh để có bóng mát và bổ sung bã và hữu cơ. - Cùng với việc cải tiến vuông nuôi tôm, cũng cần cải tiến phƣơng pháp nuôi. 5. Quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp trên bản vẽ 5.1. Quy hoạch hệ thống canh tác xen theo băng (SALT) ở vùng núi và trung du Hình 46 : Sơ đồ quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng núi và trung du - Trên đỉnh giữ lại rừng hoặc trồng mới lại rừng để giữ đất, bảo tồn nguồn nƣớc cho các kiểu canh tác phía dƣới, kết hợp cho củi và các sản phẩm phụ. - Phần sƣờn trên: Phát đốt làm nƣơng trồng lúa, ngô, sắn kết hợp xen đậu, đỗ, lạc Các băng xanh đƣợc trồng theo đƣờng đồng mức. 45
  46. - Phần chân núi: Canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản. 5.2. Quy hoạch hệ thống vườn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Hình 47 : Sơ đồ thiết kế quy hoạch vƣờn cây ăn quả ở vùng đồng bằng : Cây tán vừa (Cam, quýt, hồng, ổi, .) O : Cây tán cao chắn gió (Xoài, nhãn, .) X : Cây tán thấp (chuối, đu đủ .) 5.3. Quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng đất ven biển a. Nông lâm kết hợp trên đất cát ven biển Hình 48 . Hệ thống NLKH trên đất cát ven biển 46
  47. - Trồng Phi lao trên dải đất cát theo hàng. - Trồng cây nông nghiệp hoặc cây công nghiệp nhƣ: Đậu, Lạc, Thầu dầu, Dâu tằm, Hình 49 . Hệ thống NLKH trên đất cát ven biển - Quanh hàng xóm và trong vƣờn gia đình trồng Dứa, Tre, Mây, và rau mầu. b. Nông lâm kết hợp trên đất phèn - Rừng tràm: Gieo xen lúa khi còn non và kết hợp nuôi ong và cá ở rừng lớn tuổi. - Ruộng lúa nƣớc, đƣợc sổ phèn nhờ lợi dụng nƣớc ở rừng trám. - Các loài cây ăn quả trồng trên các bờ mƣơng và cá nuôi các trong hệ thống kênh mƣơng. - Vƣờn cây ăn quả quanh nơi ở của gia đình. (Rừng Tràm + cá, ong + lúa nước) (Ruộng lúa nước) (vườn cây ăn quả, vườn rừng) Tràm Lúa nƣớc 47
  48. Hình 50 . Hệ thống NLKH trên đất phèn Rừng tràm + cá + ong Hình 51 . Hệ thống NLKH trên đất phèn (Rừng tràm + cá ong + lúa nước) + (ruộng lúa nước) Dừa + chuối+ đào lộn hột Rừng tràm + ong +cá Hình 52 . Hệ thống NLKH trên đất phèn - Nơi đất phèn mạnh, bị ngập úng trong mùa mƣa. Đất không thể trồng lúa và trồng mầu đƣợc, ngƣời ta lên líp (luống) để trồng cây gỗ kết hợp với cây ăn quả. + Líp đắp cao 0,5 m so với mặt đất ban đầu. Mặt líp rộng 6m, chân líp rộng 7 m, mặt mƣơng rộng 4,5m, đáy rộng 3,5 m. + Trên mặt líp trồng Bạch đàn xen với Dứa, dƣới mƣơng trồng Bàng. 48
  49. Hình 53 : Kỹ thuật lên líp trên đất phèn c. Nông lâm kết hợp trên vùng đất ngập mặn - Tổng diện tích các vuông tôm cho mỗi gia đình và cụm dân cƣ không đƣợc vƣợt quá 1/4 diện tích rừng hiện có để có thể tăng sức sản xuất của các vuông tôm và hạn chế phá rừng bừa bãi. - Nguyên tắc là phải cải thiện sự luân chuyển nƣớc và đảm bảo độ sâu nhất định trong vuông tôm. - Chia những vuông tôm lớn thành những vuông tôm nhỏ, có diện tích không quá 2-3 ha, tăng hệ thống tiêu nƣớc. - Nạo vét bùn và xác cây ở đáy vuông để luôn đảm bảo độ sâu nƣớc là 70- 80cm. - Tạo các vùng đệm hợp lý giữa các vuông tôm để thuận lợi cho việc lƣu thông nƣớc. - Trồng cây phía trong và bên trên bờ kênh để có bóng mát và bổ sung hữu cơ. - Giữa các ao nuôi có phần đệm rộng 3 - 5 m. Cần giữ lại và chăm sóc rừng Đƣớc ở phần đệm, nếu không còn Đƣớc thì phải trồng lại. Phần đệm giúp cho nƣớc lƣu thông dễ dàng và là nguồn bổ sung mùn lá cho vuông tôm. 49
  50. Đƣớc             Sông o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o o Dải rừng phòng lũ ven sông Đất thổ cƣ x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Ao nuôi tôm Hình 54 : Hệ thống thiết kế NLKH ở vùng đất gập mặn B. Câu hỏi và Bài tập thực hành: - Bài tập: Đánh giá hiện trạng, sau đó thảo luận để đƣa ra đƣợc một hệ thống nông lâm kết hợp thích hợp với điều kiện của địa phƣơng; thiết kế hệ thống; lập dự toán xây dựng cho hệ thống. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau đó . - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Nguồn lực cần thiết: Giấy A4, Ao, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ . 50
  51. - Sản phẩm: Lựa chọn đƣợc hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với địa phƣơng, đo đạc, vẽ đƣợc sơ đồ thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp lên mặt phảng giấy, tính toán đƣợc diện tích và lập đƣợc dự toán để xây dựng hệ thống NLKH. C. Ghi nhớ: - Phải có đầy đủ tài liệu, thông tin, hình ảnh về các hệ thống nông lâm kết hợp. - Tích cực đặt các câu hỏi trao đổi với ngƣời học. - Thƣờng xuyên theo dõi hoạt động của ngƣời học. 51
  52. Bài 3: Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp Mục tiêu: - Trình bày đƣợc một số nguyên tắc chọn cây họ Dầu trong hệ thống nông lâm kết hợp; nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng các hệ thống nông lâm kết hợp; - Xác định đƣợc các hệ thống nông lâm kết hợp ở Việt Nam; xây dựng đƣợc hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phƣơng; - Nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, có khả năng độc lập thực hiện công việc, đảm bảo an toàn lao động, tiết kiệm vật tƣ, nguyên liệu. A. Nội dung chính: 1. Một số nguyên tắc chọn cây họ đậu cho hệ thống nông lâm kết hợp - Mỗi loài cây họ đậu có những đòi hỏi về hoàn cảnh gây trồng và yêu cầu về điều kiện môi trƣờng khác nhau do đó phải căn cứ vào yêu cầu của hộ gia đình để lựa chọn ra cây trồng phù hợp. - Mục đích sử dụng phải xác định rõ ràng ngay từ đầu theo yêu cầu của ngƣời nông dân và hộ gia đình. - Xác định rõ tính thích hợp của cây với sinh thái khí hậu, đất, cơ cấu cây trồng trong vùng và trong luân canh. - Cây phải mọc nhanh nhƣng không cạnh tranh, lấn át các cây trồng chính khi trồng xen. - Chịu chua, hạn, đòi hỏi phân bón và chăm sóc ít, thích hợp với năng lực đầu tƣ thấp và trình dộ kỹ thuật của ngƣời dân địa phƣơng. - Nên bố trí tối đa cây họ đậu, ƣu tiên cây có hạt ăn đƣợc để góp phần đảm bảo an toàn lƣơng thực, dinh dƣỡng. - Nên chọn cây đa mục đích, phối hợp các cây có bộ rễ ăn sâu với cây có bộ rễ ăn nông. 2. Nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng các hệ thống Nông lâm kết hợp Hệ thống nông lâm kết hợp là một hệ sinh thái đƣợc xây dựng theo nguyên tắc kinh tế kỹ thuật, có một kết cấu và chức năng nhất định, có một quy luật diễn biến phát triển bản thân nó, đồng thời có mối liên quan mật thiết với kinh tế - xã hội. Để xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả phải tuân theo những nguyên tắc sinh thái học và kinh tế xã hội. 2.1. Nguyên tắc sinh thái học 52
  53. a. Nguyên tắc thích ứng - Với cây trồng phải đảm bảo “ đất nào cấy ấy”, xác định kết cấu, chức năng và việc bố trí phải căn cứ vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, phải căn cứ vào đặc điểm mùa vụ. - Khi chọn vật nuôi phải xem xét sự thích hợp với khí hậu và điều kiện kinh tế, xã hội của địa phƣơng. b. Nguyên tắc cạnh tranh và hỗ trợ của sinh vật - Các loài đều có trong hệ thống sinh vật thích ứng nhau, chẳng hạn: Trong hệ thống có sự phối hợp cây gỗ ƣa sáng và cây bụi chịu bóng, phối hợp cây rễ chùm và rễ cọc ăn sâu Ví dụ: Cao su + Chè Muồng + Chè Trẩu + Sắn (hoặc Lúa nƣơng) Cây ăn quả + sả (hoặc Hƣơng bài) - Các loài đều bị tổn thƣơng, trong hệ thống nông lâm kết hợp có cạnh tranh mạnh giữa các loài khi nguồn tài nguyên có hạn. Ví dụ: Trong hệ thống NLKH phối hợp với cây thân gỗ lâu năm, cây bụi và cỏ chăn nuôi khi thời tiết quá khô hạn hoặc đất quá xấu, cỏ sẽ cạnh tranh mạnh với cây bụi và cây thân gỗ về nƣớc và dinh dƣỡng khoáng. Cũng có thể hệ thống Bạch đàn + cỏ chăn nuôi, Bạch đàn cạnh tranh mạnh mẽ về nƣớc, hơn nữa lá Bạch đàn rụng xuống tiết ra chất độc khiến cỏ sinh trƣởng kém và cỏ chết. Trƣờng hợp ở hệ thống Xoan ta phối hợp với cây bụi và cỏ cũng có cạnh tranh tƣơng tự khi rễ Xoan ta tiết ra chất độc làm cỏ và cây bụi sinh trƣởng kém và có thể chết. - Trong một hệ thống nông lâm kết hợp, có loài có lợi có loài có hại. Trƣờng hợp này thƣờng xảy ra ở các loài cây ƣa sáng. Ví dụ: Hệ thống NLKH, Trẩu kết hợp với Chè hoặc một số loài cây công nghiệp khác, thì Trẩu sinh trƣởng nhanh sẽ cạnh tranh ánh sáng mạnh với cây công nghiệp. c. Nguyên tắc lợi dụng đầy đủ tài nguyên thiên nhiên Xây dựng một hệ thống NLKH với kết cấu nhiều tầng: - Cây thân gỗ ở tầng trên, cây bụi cây công nghiệp ngắn ngày ở tầng dƣới sẽ lợi dụng đầy đủ ánh sáng, đất, nƣớc và dinh dƣỡng khoáng. - Cây thân gỗ (cây Lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày ) sẽ vƣơn chiếm tầng cao và hệ rễ cọc sẽ hấp thụ nƣớc, dinh dƣỡng khoáng ở tầng đất 53
  54. sâu, còn cây bụi, cây nông nghiệp ngắn ngày sẽ lợi dụng ánh sáng ở các khoảng trống, hấp thu nƣớc và dinh dƣỡng khoáng ở tầng đất mặt và tầng nông của đất. d. Nguyên tắc hệ sinh thái Xây dựng một hệ thống NLKH là việc kết hợp trồng nhiều loài cây và có thể phối hợp với việc chăn nuôi nhiều loại con, giữa các loài có mối quan hệ không tách rời nhau đƣợc, cho nên khi điều chỉnh hệ thống, việc đƣa thêm một số loài hay bỏ đi một số loài nào đó phải tính đến ảnh hƣởng của hệ thống. Ví dụ: Hệ thống VAC (Vƣờn + Ao + Chuồng) sản phẩm của các cây trồng của vƣờn (V) cung cấp thức ăn cho cá (A) và cho vật nuôi (C), vƣờn có thể điều hòa nguồn nƣớc cho ao, phân vật nuôi bón cho đất vƣờn hoặc làm thức ăn cho cá, ao cung cấp nƣớc tƣới và có thể bổ sung đất cho vƣờn (bùn ao ) Nhƣ vậy, đã hình thành chuỗi dinh dƣỡng tuần hoàn nhiều tầng, không thể thiếu đƣợc một thành phần, hệ thống đƣợc duy trì ổn định. 2.2. Nguyên tắc kinh tế Nông lâm kết hợp không chỉ là một hệ sinh thái mà còn là đối tƣợng kinh tế của con ngƣời. Muốn cho hệ thống NLKH bền vững và đạt mục tiêu kinh doanh phải tuân theo các nguyên tắc kinh tế. a. Nguyên tắc cung cầu thị trường Hệ thống NLKH có thể cho nhiều sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời, nên kết hợp chặt chẽ với thị trƣờng về tỷ lệ, lƣợng sản xuất và sản phẩm phải hƣớng theo thị trƣờng, phải theo nhu cầu của thị trƣờng, luôn điều chỉnh cân bằng cung cầu. b. Nguyên tắc bổ sung và giảm thiểu tác hại, giảm sự rủi ro Các thành phần của hệ thống NLKH, đặc biệt là cây trồng chịu ảnh hƣởng lớn của môi trƣờng tự nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt, bão, cát bay, giá lạnh Sự tồn tại của cây lâu năm có thể bảo vệ cây hoa mầu, cây ngắn ngày tránh đƣợc tác hại hoặc giảm thiểu tác hại của khô hạn, gió bão, giá lạnh Hệ thống NLKH có nhiều sinh vật, mỗi sinh vật có sự đề kháng tác hại của thiên nhiên khác nhau, trong hệ thống có sinh vật bị hại nhƣng còn nhiều sinh vật khác vẫn sinh trƣởng đƣợc và cho sản phẩm. c. Nguyên tắc kết hợp lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài Hệ thống NLKH gồm nhiều thành phần, phải kết hợp đƣợc cơ cấu hợp lý giữa cây và con, giữa cây lâu năm và cây hàng năm đảm bảo có loại sớm cho sản phẩm, đảm bảo “lấy ngắn nuôi dài” mà ngƣời dân mới có thể thu đƣợc lợi ích lâu dài. Mặt khác nguyên tắc này phù hợp với tâm lý của ngƣời nông dân. 54
  55. 3. Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp 3.1. Xây dựng hệ thống Nông lâm kết hợp ở vùng núi và trung du Bƣớc 1: Làm thƣớc chữ A Làm thƣớc chữ A cần ba thanh tre hoặc gỗ. Hai thanh dài 2,1m, một thanh dài 1,2m, một sợi dây và một quả dọi. Sử dụng thƣớc chữ A để xác định đƣờng đồng mức trên mặt đất dốc. Đây là đƣờng chạy quanh sƣờn đồi có cùng độ cao. 55
  56. Hình 55: Cách làm thƣớc chữ A * Cân bằng thước - Đặt khung chữ A ngay thẳng nơi đất bằng phẳng, đánh dấu 2 vị trí của chân thƣớc, sau đó đánh dấu ở thanh ngang nơi vị trí dây dọi đi qua. - Đổi ngƣợc vị trí của chân thƣớc chữ A, sau đó đánh dấu ở thanh ngang nơi vị trí dây dọi đi qua. Nếu 2 điểm đánh dấu mà trùng nhau có nghĩa là đã tìm ra đƣợc điểm giữa của thanh ngang. Nếu 2 điểm không trùng nhau thì đánh dấu điểm cân bằng ở điểm giữa của 2 dấu kia. Bƣớc 2: Xác định đƣờng đồng mức Hình 56: Cách cân bằng thƣớc Bắt đầu công việc từ trên đỉnh đồi. Khoảng cách giữa cácchữ băngA tuỳ theo độ dốc để xác định, đặt thƣớc chữ A trên mặt đất cố định chân sau còn chân trƣớc đƣợc di chuyển lên xuống sao cho sợi dây dọi nằm vào giữa thanh nằm ngang, đặt chân trƣớc xuống ta đƣợc đƣờng đồng mức nối liền hai chân khung chữ A. 56
  57. Hình 57 : Xác định đƣờng đồng mức Bƣớc 3: Làm đất theo đƣờng đồng mức Sau khi đã tìm và đánh dấu các đƣờng đồng mức, dùng cuốc rạch hoặc lên luống theo đƣờng đồng mức để chuẩn bị gieo hạt cây họ đậu, những nơi đất dốc ta có thể làm các mƣơng nƣớc hoặc ruộng bậc thang theo đƣờng đồng mức. Hình 58 : Làm đất theo đƣờng đồng mức 57
  58. * Làm mương nước theo đường đồng mức: - Làm một mƣơng thoát nƣớc từ trên đỉnh chảy xuống theo triền dốc. Mƣơng thoát nƣớc có chức năng vận chuyển nƣớc thừa, tràn từ trong vƣờn và đổ vào các mƣơng trên đƣờng đồng mức. Độ sâu và bề rộng của mƣơng thoát nƣớc có thể khác nhau tùy vào độ dốc. - Xây dựng các đập điều tiết trên hệ thống mƣơng thoát nƣớc để giảm tốc độ dòng chảy bằng cách dóng các cọc cây xuống đáy mƣơng theo chiều ngang. Các cành cây nhỏ hoặc lớn đều có thể sử dụng để làm đập điều tiết. Đan các thanh tre, nứa vào giữa các cọc cây. Làm các đập điều tiết ở đoạn đầu kênh và các đoạn xuôi dƣới kênh (hình A) - Cách phía trên mỗi đập điều tiết 0,5 m, đào các hố bẫy đất sâu 0,8 m và dài 1m. Đất nắng đọng dƣới các hố sẽ đƣợc lấy lên theo định kỳ và đắp vào trong vƣờn, ruộng (hình B). - Đào đất theo đƣờng đồng mức tạo thành các con mƣơng có chiều rộng 50 cm, sâu 30 cm. Đất đào lên đắp vào bờ trên của các con mƣơng tạo thành các dải mô đất (hình C) - Trồng cỏ và các loài cây họ đậu trên các bờ để giữ đất ổn định và thỉnh thoảng có thể cắt tỉa để lấy thức ăn cho chăn nuôi (hình D). Hình 59: Làm mƣơng nƣớc theo đƣờng đồng mức * Làm ruộng bậc thang theo đường đồng mức 58
  59. - Sử dụng thƣớc chữ A đánh dấu các đƣờng đồng mức. - Bắt đầu từ phía dƣới chân đồi, xác định điểm giữa của hai đƣờng đồng mức thấp nhất (hình A). - Dọc theo đƣờng đồng mức cuối cùng đào một tuyến mƣơng sâu khoảng 50 cm để sau đó lấy đất từ phía trên điểm giữa hai đƣờng đồng mức đắp xuống kênh này làm chân nền cho ruộng. - Đào lớp đất mặt ở vùng dƣới điểm giữa hai đƣờng đồng mức và bỏ sang một bên để sau đó phủ lên bề mặt cho ruộng bậc thang. - Xén phần đất phía trên từ điểm giữa đến đƣờng đồng mức trên và đắp xuống mặt tầng (hình B). - Đắp bờ ruộng ngay trên vị trí của mƣơng sao cho độ cao của nó ngang bằng với điểm giữa của hai đƣờng đồng mức và chiều dốc của nó hƣớng lên phía trên đỉnh đồi. - Tiếp tục san đất từ phía trên xuống sao cho mặt tầng cả 2 phía bằng nhau . - Đào một kênh dẫn nƣớc ngay dƣới chân bờ ruộng, trồng cỏ ngay trên sƣờn bờ ruộng và trồng các cây họ đậu trên đỉnh bờ ruộng để lấy thức ăn cho chăn nuôi (hình D Bớ Hình 60: Làm ruộng bậc thang theo đƣờng đồng mức Bƣớc4:Trồng cây phân xanh hoặc các loại cây khác Trƣớc khi đem hạt đi gieo phải phơi lại hạt một ngày trong trời nắng nhẹ, nếu có điều kiện về lao động hạt có thể gieo đồng thời lúc cuốc rạch. Nếu gieo một hàng để tạo băng gieo dày hơn. Gieo xong lấp một lớp đất mỏng 0,5 – 0,8cm. 59
  60. Hình 61: Trồng cây phân xanh (hoặc các loài cây khác) Bƣớc 5: Gieo trồng cây hàng năm trên nƣơng Lúa nƣơng đƣợc gieo sau khi gieo cây cốt khí hoặc các cây họ đậu khác. Hình 62: Gieo trồng cây hàng năm trên mƣơng 60
  61. Bƣớc 6: Trồng các loại cây lâu năm Trồng các loại cây lâu năm kết hợp với cây hàng năm để đa dạng hoá các loại sản phẩm và tạo thành nƣơng rẫy cố định. Các loại cây lấy gỗ có thể trồng ở phía trên, ở những nơi có độ dốc lớn, các loại cây lấy gỗ đƣợc trồng theo băng. Các băng ở dƣới thấp trồng các loại cây ăn quả. Hình 63: Trồng các loài cây lâu năm Bƣớc 7: Canh tác tổng hợp trên đất dốc Sử dụng các loài cây có thời gian sinh trƣởng ngắn hoặc trung bình để trồng phía dƣới chân đồi và các băng thấp hơn. Nên trồng các loài cây cao cách xa các loài cây thấp. 61
  62. Hình 64: Canh tác trên đất dốc Bƣớc 8: Chặt tỉa thân cành cây phân xanh Cây phân xanh phát triển đƣợc 4 - 5 tháng chặt lần đầu, chiều cao cây để lại khoảng 40 - 50 cm là vừa, chú ý phát gọn hai bên băng, toàn bộ thân cành nhánh cắt đƣợc rải đều trên băng lúa để làm phân xanh. Hình 65: Chặt tỉa phân cành cây phân xanh Bƣớc 9: Luân canh cây trồng Các loại cây trồng ngắn ngày một vụ nên trồng luân phiên nhau. 62
  63. Hình 66 : Luân canh cây trồng 63
  64. Bƣớc 10: Duy trì hàng rào cây phân xanh Lợi ích chính kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc là ngăn chặn xói mòn đất. Vấn đề này đƣợc thực hiện nhờ hàng rào cây phân xanh. Dùng đá xếp ở dƣới băng, cành, nhánh xếp dọc ở phía trên băng, nhƣ vậy qua nhiều năm hàng ranh phát triển bền vững. Hình 67 : Duy trì hàng rào cây phân xanh 3.2. Xây dựng hệ thống vườn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng Bƣớc 1: Trồng các gỗ cao, to, ƣa sáng mạnh và cho quả nhƣ Mít, Xoài, Vải, Nhãn, nhằm che bóng cho những loài cây bên dƣới, cung cấp các sản phẩm có giá trị kinh tế khác và cải tạo độ phì đất nhờ vật rụng của chúng. 64 Hình 68: Mô hình vƣờn cây ăn quả ở vùng Đồng Bằng
  65. Bƣớc 2: Trồng các cây gỗ có kích thƣớc trung bình, chịu bóng, tán lá rậm, tỉa cành chậm và cho quả nhƣ Dâu gia, Hồng Xiêm, Cam Quýt, Na, Chanh, Ổi, Hình 69: Vƣờn trồng cây ăn quả Dây gia, Hồng xiêm, Cam, Quýt Bƣớc 3: Trồng các cây có kích thƣớc thấp, nhỏ, luôn nằm ở tầng thấp, có khả năng chịu bóng nhƣ: Chuối, Me rừng, Ca cao, Dâu tây, Dứa, Hồ tiêu, Sắn dây, dọc bờ kênh, mƣơng các loài cây đa tác nhƣ Dứa, Phi lao, Điền thanh đƣợc trồng kết hợp lấy cây ăn quả, củi đun, làm nấm, lấy hoa làm thức ăn hoặc kết hợp nuôi ong. Dƣới kênh mƣơng trồng các loài khoai nƣớc và nuôi thả các loại cá ăn tạp nhƣ cá tra, cá trôi, rô phi, . Hình 70 : Trồng cây ăn quả kết hợp trồng cây đa tác dụng 65
  66. Bƣớc 4: Chăm sóc, bón phân cho cây ăn quả theo định kỹ và kỹ thuật. Hình 71 : Chăm sóc, bón phân cho cây ăn quả Bƣớc 5: Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm từ cây ăn quả trong vƣờn của hộ gia đình. 66
  67. Hình 72 : Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm từ cây ăn quả 3.3. Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp ở vùng đất ngập mặn và đất chua phèn - Rừng ngập mặn (Mangrove) và rừng tràm (Melaleuca leucadendra) là các hệ sinh thái đất ƣớt chuyển tiếp giữa hệ sinh thái đất liền và hệ sinh thái biển. Tiềm năng sinh học của hệ sinh thái này rất lớn và phong phú. - Ngƣời dân ở một số vùng thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long gây dựng thành công các hệ thống nông lâm kết hợp ở rừng ngập mặn và rừng tràm trên đất chua phèn. - Tại đồng bằng sông Cửu Long nông dân đã xây dựng nhiều hệ thống nông lâm kết hợp lấy rừng sác và rừng tràm làm trung tâm để phát triển trồng trọt và nuôi trồng thủy sản. - Ngoài các sản phẩm chính các hệ thống này còn cung cấp cho ngƣời dân vô số các lâm sản ngoài gỗ có giá trị nhƣ rễ mốp từ cây mốp (Alstonia spathulata) dùng để làm mũ, phao cứu sinh, đánh cá, nút chai vv., lá và dây làm nguyên liệu từ dƣơng xỉ, dây choại (Stenochianena palustris), mật cật (Licuala spinosa). - Nuôi cá, tôm và nuôi ong là các hoạt động kết hợp trong các hệ thống này trên đất ƣớt vì trong các kiểu rừng này có vô số điều kiện thuận lợi về thức ăn phù du cho tôm cá, hoa cung cấp mật hoa cho ong v.v Hình 73 : Hệ thống lâm ngƣ kết hợp ở Sầm Sơn, Thanh Hoá 67
  68. Bƣớc 1: Làm các hệ thống kênh, mƣơng đƣợc xây dựng để dẫn nƣớc ngọt rửa chua phèn cải tạo đƣợc đất để sau đó có thể sử dụng vào việc sạ lúa và trồng các loài cây ăn quả. Bƣớc 2: Trồng những loài cây ngập mặn nhƣ tràm, đƣớc, mấm, sú, vẹt, bần có giá trị cung cấp gỗ, củi và tác dụng phòng hộ, mở mang thêm diện tích nhờ có quá trình cố định và lắng đọng phù sa bởi cấu tạo đặc biệt của hệ rễ “cà kheo” . Bƣớc 3: Nuôi trồng các loại thủy sản nhƣ tôm, sò, cá, một số loại bò sát. Bƣớc 4: Nuôi ong để tận dụng đƣợc nguồn mật hoa này từ một số loài cây rừng ngập mặn có nguồn hoa phong phú. B. Câu hỏi và Bài tập thực hành: - Bài tập: Từ sơ đồ thiết kế quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp xác định các nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp; bố trí và sắp xếp các thành phần đúng vị trí để triển khai xây dựng. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiểu quả kinh tế cao. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Nguồn lực cần thiết: Hiện trƣờng xây dựng hệ thống NLKH, Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ . C. Ghi nhớ: - Phải có đầy đủ tài liệu, thông tin, hình ảnh về các hệ thống nông lâm kết hợp. - Tích cực đặt các câu hỏi trao đổi với ngƣời học. - Thƣờng xuyên theo dõi hoạt động của ngƣời học. 68
  69. HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Ví trí: Mô đun Thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp là một mô đun trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Sản xuất nông lâm kết hợp; đƣợc giảng dạy sau mô đun Xác định nhu cầu thị trƣờng và lựa chọn sản phẩm NLKH và trƣớc các mô đun Trồng cây trong hệ thống NLKH; Chăn nuôi trong hệ thống NLKH; Lập kế hoạch và hạch toán trong sản xuất NLKH. Mô đun Thiết lập hệ thống Nông lâm kết hợp cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của ngƣời học. - Tính chất: Mô đun Thiết lập hệ thống nông lâm kết hợp là một mô đun trọng tâm trong chƣơng trình, nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng về thiết kế và xây dựng một hệ thống Nông lâm kết hợp. Đây là những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế và xây dựng cho một hệ thống NLKH với quy mô từ cấp hộ gia đình. II. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc những kiến thức cơ bản về Nông lâm kết hợp; - Vẽ đƣợc sơ đồ thiết kế quy hoạch hệ thống Nông lâm kết hợp phù hợp với thực trạng từng địa phƣơng, vùng miền đồng thời có khả năng lập đƣợc dự toán để xây dựng một hệ thống NLKH; - Xây dựng đƣợc hệ thống NLKH phù hợp điều kiện tự nhiên của từng địa phƣơng và từng vùng miền; - Cẩn thận, tỷ mỷ, sáng tạo và đảm bảo tính khoa học, an toàn lao động trong quá trình thực hiện. III. Nội dung chính của mô đun: Loại Thời lƣợng Địa Mã bài Tên bài bài điểm Tổng Lý Thực Kiểm dạy số thuyết hành tra MĐ02-01 Kiến thức cơ bản Lý Lớp về nông lâm kết thuyết học 12 3 8 1 hợp MĐ02-02 Thiết kế hệ thống Tích Hiện 40 8 30 2 nông lâm kết hợp hợp trƣờng MĐ02-03 Xây dựng hệ thống Tích Hiện 24 3 20 1 69
  70. nông lâm kết hợp hợp trƣờng Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 80 14 58 8 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành Bài 1: Kiến thức cơ bản nông lâm kết hợp - Nguồn lực cần thiết: Giấy A4, Ao, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ . - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6 -10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Yêu cầu: Thực hiện ở lớp học, xem băng hình về các hệ thống nông lâm kết hợp. - Thời gian: 26 giờ. - Sản phẩm: Tổng hợp đƣợc khái niệm, đặc điêm, mục tiêu và lợi ích của nông lâm kết hộ lên giấy A0; Giới thiệu đƣợc 03 hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả ở địa phƣơng trên giất A0. Các nhóm cử 01 học viên lên trình bày kết quả của nhóm. Bài 2: Thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp - Nguồn lực cần thiết: Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ . - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiên và bào cáo. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, sau đó . - Thời gian: 30 giờ - Sản phẩm: Lựa chọn đƣợc hệ thống nông lâm kết hợp phù hợp với địa phƣơng, đo đạc, vẽ đƣợc sơ đồ thiết kế hệ thống nông lâm kết hợp lên mặt phẳng giấy, tính toán đƣợc diện tích và lập đƣợc dự toán để xây dựng hệ thống NLKH. Bài 3: Xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp - Nguồn lực cần thiết: Hiện trƣờng xây dựng hệ thống NLKH, Giấy A4, A0, bút viết, băng dính dán, thƣớc kẻ . 70
  71. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó cử một nhóm trƣởng, một thƣ ký tổng hợp ý kiến và báo cáo. - Yêu cầu: Thực hiện ở hiện trƣờng, tham quan các hệ thống NLKH sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. - Thời gian: 8 giờ - Sản phẩm: Xác định đƣợc nguyên tắc bố trí các hợp phần trong xây dựng hệ thống NLKH; bố trí sắp xếp các hợp phần đúng vị trí; tạo ra một hệ thống NLKH phù hợp với điều kiện địa phƣơng. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc khái niệm, đặc điểm, - Dùng những kiến thức về nông lâm kết mục tiêu, lợi ích của nông lâm kết hợp để so sánh, đánh giá kết quả của học hợp. viên. - Giới thiệu đƣợc ít nhất 3 hệ thống nông lâm kết hợp. 5.2. Bài 2: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc những tiêu chuẩn để đánh - Dùng những kiến về nông lâm kết hợp giá một hệ thống nông lâm kết hợp. để so sánh, đánh giá kết quả của học - Đo đạc và tính toán đƣợc diện tích viên. khu vực thiết kế hệ thống nông lâm - Đánh giá kết quả báo cáo của các kết hợp. nhóm, nhận xét, cho điểm theo nhóm. - Lập thiết kế quy hoạch hệ thống nông lâm kết hợp trên bản vẽ đơn giản. - Lập dự toán xây dựng hệ thống nông lâm kết hợp. 5.3. Bài 3: Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá 71
  72. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Nêu đƣợc các nguyên tắc bố trí các - Dùng những kiến về nông lâm kết hợp hợp phần trong xây dựng hệ thống để so sánh, đánh giá kết quả của học NLKH. viên. - Xây dựng đƣợc các hệ thống - Đánh giá kết quả báo cáo của các NLKH phù hợp theo từng vùng nhóm, nhận xét, cho điểm theo nhóm. miền. 72
  73. VI. Tài liệu tham khảo 1. Bộ NN và PTNT, 2005, Kỹ thuật canh tác Nông Lâm Kết hợp , NXB Nông nghiệp Hà Nội. 2. Trần Đình Chuyên, Vũ Sĩ Điệp, 1976, Đất và phân bón, NXB NN, Hà Nội. 3. Dƣơng Quang Diệu và cộng sự, 1995, Canh tác nông lâm nghiệp trên đất dốc, NXBNN, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Túy, 2003, Bài giảng Quản lý kinh tế, hộ trang trại - Trƣờng CNKT Lâm nghiệp ITW. 5. Nguyễn Dƣơng Tài, Julaian Gayfer, 1991, Nông lâm kết hợp, Trƣờng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp IV. 6. Phạm Quang Vinh, 2008, Kỹ thuật về nông lâm kết hợp, NXBNN, Hà Nội. 7. Phạm Quang Vinh, Phạm Xuân Hoàn, Kiều Trí Đức, Nông Lâm kết hợp, NXB NN, Hà Nội. 8. Nguyễn Văn Sở và cộng sự, 2002, Bài giảng nông lâm kết hợp, Hà Nội. 9. Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Xuân Quát, Đoàn Hoài Nam, 2006, Kỹ thuật trồng rừng thâm canh một số loài cây gỗ nguyên liệu, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 73
  74. DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Thành Vân - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 2. Phó chủ nhiệm: Ông Nguyễn Ngọc Thụy - Trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thƣ ký: Ông Nguyễn Quang Chung - Phó giám đốc Trung tâm Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Tiên Phong, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Bà Lê Thị Tình, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Bà Nguyễn Thị Duyên, Giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc - Ông Nguyễn Kế Tiếp, Chuyên viên Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngƣ Quốc gia./. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thực - Hiệu trƣởng Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ 2. Thƣ ký: Bà Đào Thị Hƣơng Lan - Phó trƣởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Các ủy viên: - Ông Phan Thanh Minh, Trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Nam Bộ - Bà Phạm Thanh Thủy - Phó trƣởng khoa Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Phú Thọ - Ông Nguyễn Tuấn Hảo - Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh./. 74