Giáo trình mô đun Xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_mo_dun_xac_dinh_nhu_cau_va_lap_ke_hoach_hoat_dong.pdf
Nội dung text: Giáo trình mô đun Xác định nhu cầu và lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG LÂM MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: KHUYẾN NÔNG LÂM Trình độ: Sơ cấp nghề
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Hệ thống khuyến nông đƣợc hình thành và phát triển từ Trung ƣơng tới tận cơ sở. Các hoạt động khuyến nông đã góp phần và sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn. Nội dung chƣơng trình đào tạo đã và đang đƣợc xây dựng để đƣa vào đào tạo tại các trƣờng với các cấp trình độ khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, công tác khuyến nông ngày càng hoàn thiện cả về tổ chức, nội dung và phƣơng pháp. Nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao về nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông lâm các cấp. Giáo trình nghề khuyến nông lâm đƣợc biên soạn trên cơ sở chƣơng trình khung dạy ngắn hạn nghề khuyến nông lâm do Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Nam bộ biên soạn năm 2009, đƣợc chỉnh sửa, bổ sung và tham khảo trên 20 tài liệu đƣợc cập nhật trong và ngoài nƣớc và đƣợc tổng kết từ những kinh nghiệm đào tạo khuyến nông lâm của đội ngũ sƣ phạm Trƣờng Cao đẳng nghề công nghệ và Nông lâm Đông Bắc trong những năm qua. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề đào tạo, cập nhật những tiến bộ kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các cơ sở, địa phƣơng. Trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, xác định nhiệm vụ của từng bƣớc công việc để xây dựng nên nội dung của giáo trình. Để hoàn thành bộ giáo trình chúng tôi nhận đƣợc sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Vụ tổ chức cán bộ Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Tổng cục dạy nghề Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Trung tâm khuyến nông Quốc gia. Đồng thời nhận đƣợc những ý kiến có hiệu quả tham gia đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý khuyến nông Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu học tập của học viên học nghề Khuyến nông lâm và là tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật khuyến nông lâm. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Ban chủ nghiệm và các tác giả mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn Xin chân thành cám ơn/ Tham gia biên soạn: 1. Đặng Minh Tuấn (Chủ biên) 2. Trần Quang Minh 3. Hà Thị Minh Thu
- 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 4 Bài 1: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) 10 Mục tiêu: 10 A. Nội dung: 10 1. Khái niệm về phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) 10 1.1. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì? 10 1.2. Khi nào cần thực hiện phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia? 11 1.4. Ƣu điểm của phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 11 2. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia và thực tế áp dụng tại Việt Nam 11 2.1. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia trên thế giới 11 2.2. Thực tế áp dụng ở Việt Nam 12 3. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia - Một số nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản khi sử dụng 13 3.1. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì? 13 3.2. Một số chỉ dẫn khi sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. . 13 3.3. Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có ngƣời dân tham gia 14 3.3.1. Thu thập tài liệu có sẵn 14 3.3.2. Tạo lập mối quan hệ 15 3.3.3. Làm việc với nhóm sở thích 15 3.3.4. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn linh hoạt 16 3.3.5. Họp dân 17 4. Giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng một số công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia trong hoạt động khuyến nông 18 4.1. Công cụ Lƣợc sử thôn, bản 18 4.1.1. Mục đích và ý nghĩa 18 4.1.2. Nội dung 18 4.1.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành 18 4.1.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 19 4.2. Công cụ vẽ sơ đồ thôn, bản 20 4.2.1. Mục đích, ý nghĩa 20 4.2.2. Nội dung 20
- 5 4.2.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành: 20 4.3. Công cụ xây dựng biểu đồ hƣớng thời gian 22 4.3.1. Mục đích, ý nghĩa 22 4.3.2. Nội dung 22 4.3.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành 22 4.3.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 23 4.4. Công cụ điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt 23 4.4.1. Mục đích và ý nghĩa 23 4.4.2. Nội dung 24 4.4.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành 24 4.4.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 25 4.5. Công cụ phân tích lịch mùa vụ 26 4.5.1. Mục đích và ý nghĩa 26 4.5.2. Nội dung 26 4.5.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành 27 4.6. Công cụ phân tích kinh tế hộ gia đình 28 4.6.1. Mục đích 28 4.6.2. Nội dung của phỏng vấn HGĐ 28 4.6.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành 29 4.7. Công cụ phân loại, xếp hạng cho điểm 30 4.7.1. Mục đích của phân loại, xếp hạng và cho điểm 30 4.7.2. Một số nguyên tắc của công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm 31 4.7.3. Các đối tƣợng phân loại, xếp hạng và cho điểm 31 4.7.4. Phƣơng pháp chủ yếu trong phân loại, xếp hạng và cho điểm 31 4.7.5. Thời gian và các bƣớc tiến hành 33 4.8. Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức (sơ đồ VENN) với cộng đồng thôn bản 34 4.8.1. Mục đích 34 4.8.2. Nội dung 34 4.8.3. Phƣơng pháp thực hiện công cụ 34 5. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA và viết báo cáo 38 5.1. Kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 38 5.1.1. Kết quả thực hiện các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân. 38 5.1.2. Kết quả phân tích tổng hợp. 38 5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp kết quả PRA 39 5.2.1. Thành lập tổ phân tích tổng hợp 39
- 6 5.2.2. Chuẩn bị 39 5.2.3. Các bƣớc tiến hành 39 5.3.1. Mục đích 41 5.3.2. Tập báo cáo kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. 41 5.3.3. Nội dung và phƣơng pháp viết báo cáo 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 42 C. Ghi nhớ 43 Bài 2: Xác định, thu thập thông tin có sẵn 44 Mục tiêu: 44 A. Nội dung: 44 1. Thông tin là gì? 44 2. Các loại thông tin 44 3. Các nguồn cung cấp thông tin 44 4. Quy trình và cách thức thực hiện công việc 44 4.1. Liệt kê các thông tin có liên quan đến các hoạt động khuyến nông lâm xã/thôn 44 4.2. Thu thập thông tin theo chủ đề có liên quan đến hoạt động khuyến nông lâm ở địa phƣơng? 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành. 46 C. Ghi nhớ 46 Bài 3: Xác định mục tiêu lập kế hoạch và những hoạt động ƣu tiên 47 Mục tiêu: 47 A. Nội dung: 47 1. Viết mục tiêu 47 1.1. Khái niệm 47 1.2. Các phƣơng pháp xác định mục tiêu. 47 2. Xác định mục tiêu lập kế hoạch 48 3. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm 48 3.1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch khuyến nông lâm 48 3.2.Tại sao xây dựng chƣơng trình khuyến nông cần có sự tham gia của ngƣời dân 49 3.3. Các bƣớc tiến hành xây dựng hoạt động khuyến nông lâm 49 3.3.1. Điều tra khảo sát nông dân 49 3.3.2. Thu thập thông tin 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 51 C. Ghi nhớ 52
- 7 Bài 4: Lập kế hoạch tiến độ và lựa chọn phƣơng pháp thực hiện trong khuyến nông lâm 53 Mục tiêu: 53 A. Nội dung: 53 1. Lập kế hoạch tiến độ 53 1.1. Liệt kê các hoạt động theo kế hoạch. 53 1.2. Phân tích các hạng mục công việc trong mỗi hoạt động ƣu tiên. 53 1.3. Lập bảng kế hoạch tiến độ. 54 2. Lựa chọn phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm 54 2.1. Liệt kê các hoạt động khuyến nông lâm theo kế hoạch 54 2.2. Chọn phƣơng pháp thực hiện cho hoạt động khuyến nông lâm 54 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 55 C. Ghi nhớ 55 Bài 5: Họp dân thông qua kế hoạch và viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 56 Mục tiêu: 56 A. Nội dung: 56 1.Tổ chức họp dân thông qua kế hoạch trình duyệt 56 1.1. Khái niệm 56 1.2. Xây dựng khung chƣơng trình họp . 56 2. Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 57 2.1. Xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu theo chủ đề 57 2.2 Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 59 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 60 C. Ghi nhớ 61 Bài 6: Thúc đẩy, lôi cuốn sự tham gia của ngƣời dân trong lập kế hoạch 62 Mục tiêu: 62 A. Nội dung 62 1.Thúc đẩy là gì? 62 1.1. Khái niệm 62 1.2. Ý nghĩa thúc đẩy trong hoạt động: 62 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình thúc đẩy 62 2. Một số kỹ năng thúc đẩy 62 2.1. Kỹ năng đặt câu hỏi 62 2.2. Tổ chức não công. 63 2.3. Kỹ năng quan sát 63
- 8 2.4. Tổ chức làm việc theo nhóm. 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 65 C. Ghi nhớ 65 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 66 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 66 II. Mục tiêu của mô đun: 66 III. Nội dung chính của mô đun : 66 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 67 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 67 VI. Tài liệu tham khảo 69
- 9 CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN XÁC ĐỊNH NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG LÂM Mã mô đun: MĐ 02 Giới thiệu mô đun: Chƣơng trình mô đun nhằm trang bị cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia, trình tự các bƣớc lập kế hoạch có ngƣời dân tham gia. Từ những thông tin thu thập đƣợc là cơ sở cho việc lập kế hoạch phát triển thôn bản. Thông qua mô đun giúp cho ngƣời học hiểu rõ hơn về nông thôn, nông nghiệp và nông dân từ đó có thái độ đúng trong công tác khuyến nông lâm. Nội dung mô đun dƣợc chia làm 6 bài Bài 1: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia Bài 2: Xác định, thu thập thông tin có sẵn Bài 3: Xác định mục tiêu lập kế hoạch và những hoạt động ƣu tiên Bài 4: Lập kế hoạch tiến độ và lựa chọn phƣơng pháp thực hiện trong khuyến nông lâm Bài 5: Họp dân thông qua kế hoạch và viết cáo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia Bài 6: Thúc đẩy lôi cuốn ngƣời dân tham gia lập kế hoạch khuyến nông lâm Trong quá trình giảng dạy và học tập môn học giáo viên nêu vấn đề, ngƣời học chủ động lĩnh hội kiến thức vã vận dụng ngày vào tình hình thực tế ở địa phƣơng nơi minh sinh sống
- 10 Bài 1: Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) Mục tiêu: - Giải thích đƣợc vai trò, đặc điểm và ƣu, nhƣợc điểm của phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. - Sử dụng đƣợc một số công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia để thu thập số liệu về dân sinh, kinh tế và quản lý tài nguyên rừng phục vụ lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm. - Có tinh thần trách nhiệm với công việc, đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm, khiêm tốn học hỏi lẫn nhau. A. Nội dung: 1. Khái niệm về phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia (PRA) 1.1. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì? PRA là chữ viết tắt của ba từ tiếng Anh: Participatory Rural Appraisal, nghĩa là phƣơng pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của ngƣời dân. PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phƣơng pháp khuyến khích, lôi cuốn ngƣời dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện. PRA giúp cho cán bộ khuyến nông: - Học hỏi từ ngƣời dân, cùng ngƣời dân và bằng ngƣời dân. - Là ngƣời thúc đẩy để giúp ngƣời dân địa phƣơng tự phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Những đặc điểm chủ yếu của của phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) - Phƣơng pháp luận PRA đƣợc xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của nông dân về xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện để cùng phát triển cộng đồng. - PRA sử dụng các kỹ thuật thu hút sự tham gia của ngƣời dân và kỹ năng thúc đẩy và tạo điều kiện của cán bộ khuyến nông. - PRA tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi quá trình xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá. - Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng. - PRA luôn đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của cán bộ khuyến nông. 1.2. Khi nào cần thực hiện phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia?
- 11 PRA cần được thực hiện khi: - Ngƣời dân cần có các giải pháp thực tiễn, cùng tham gia để phát triển cộng đồng của họ. - Cần xác định lại các nhiệm vụ và nội dung hoạt động của công tác khuyến nông. - Cần có các chủ đề, đề tài nghiên cứu phát triển có sự tham gia của ngƣời dân. - Cần có các biện pháp để khắc phục những khó khăn sẽ xảy ra hoặc kế hoạch của các hoạt động tiếp theo. Tóm lại: PRA cần dùng cho nhiều lĩnh vực có cùng điểm xuất phát từ ngƣời dân lấy dân làm gốc, lấy cộng đồng thôn bản làm cơ sở. 1.3. Phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đƣợc áp dụng vào lĩnh vực nào? PRA có thể áp dụng cho tất cả các lĩnh vực liên quan đến phát triển nông thôn nhƣ: trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, y tế, giáo dục, giới, an toàn lƣơng thực, tín dụng, kế hoạch hoá gia đình 1.4. Ƣu điểm của phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia - PRA làm thay đổi thái độ và phƣơng pháp luận về đánh giá và phát triển nông thôn trƣớc đây. - PRA tạo ra quá trình cùng học hỏi của cả hai phía: cán bộ khuyến nông và ngƣời dân. - PRA cho phép mỗi nhóm ngƣời sống trong làng bản tự đề ra các giải pháp phù hợp với chính họ để có thể thực hiện và đạt đƣợc lợi ích. - Thông qua PRA, mỗi thành viên trong làng bản nhận thấy tiếng nói của mình đƣợc lắng nghe và ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung. - Thông qua PRA cả ngƣời dân và cán bộ khuyến nông đều đƣợc thử thách để cùng phát triển thôn bản. - Những ngƣời nghèo, ít đƣợc học hành hoặc những nhóm ngƣời "thấp kém" trong thôn, bản đƣợc thu hút một cách tích cực tham gia vào lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá, tạo ra sự công bằng dân chủ trong việc tham gia phát triển nông thôn. 2. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia và thực tế áp dụng tại Việt Nam 2.1. Quá trình phát triển phƣơng pháp đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia trên thế giới Vào giữa thập kỷ 80, phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) đƣợc sử dụng rộng rãi vào các chƣơng trình phát triển nông thôn. Nhƣng phƣơng pháp này đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản là:
- 12 - Cán bộ phát triển nông thôn thu thập thông tin từ ngƣời dân thông qua một loạt các bài tập và phỏng vấn. Các số liệu thu đƣợc họ tự xử lý, lƣu giữ, không chia sẻ cùng với ngƣời dân. - Cán bộ phát triển nông thôn dùng kết quả RRA cho mục đích lập kế hoạch thôn, bản theo kiểu can thiệp từ bên ngoài bằng các dự án hay chƣơng trình nghiên cứu. Ngƣời ta nhận thấy cần phải thay đổi thái độ và cách ứng xử trong cách tiếp cận hƣớng tới ngƣời dân trong RRA sang quá trình học hỏi từ ngƣời dân để thu thập thông tin và cùng ngƣời dân phân tích và lập kế hoạch. Từ nhận thức trên, vào cuối thập kỷ 80, Gordon Conway, Robert Chambers và nhiều ngƣời khác đã xây dựng phƣơng pháp PRA từ các phƣơng pháp RRA nhƣ: RRA thăm dò, RRA chủ đề, RRA giám sát, RRA cùng tham gia. RRA cùng tham gia là nhịp cầu nối giữa RRA sang PRA và lần đầu tiên áp dụng ở Kenya và Ấn Độ vào năm 1988. Vào đầu những năm 90 là cuộc bùng nổ sử dụng PRA ở ấ n Độ và các nƣớc khác ở châu á, châu Phi vào các dự án phát triển nông thôn. Tiếp sau đó là sự tiếp nhận PRA của các tổ chức quốc tế và phi chính phủ của các chƣơng trình, dự án tại các nƣớc phát triển. 2.2. Thực tế áp dụng ở Việt Nam Thực tế áp dụng PRA ở Việt Nam trong những năm qua như sau: - PRA đƣợc sử dụng nhƣ là một phƣơng pháp chủ yếu của cán bộ khuyến nông để tìm kiếm và hiểu biết điều kiện thôn, bản trƣớc khi họ thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Cán bộ khuyến nông cùng nông dân học sử dụng PRA và họ sẽ có đƣợc sự hiểu biết cao hơn sau mỗi lần nhƣ vậy. - Cuối mỗi đợt PRA, một bản kế hoạch phát triển thôn, bản đƣợc xây dựng dựa trên điều kiện thực tế và mong muốn của cộng đồng. Điều này tạo cho ngƣời dân cảm nhận sâu sắc về nghĩa vụ và lợi ích của họ trong thực hiện. - PRA đƣợc sử dụng cho phân tích chủ đề của từng lĩnh vực cụ thể nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, tín dụng, thị trƣờng PRA còn đƣợc sử dụng nhƣ là các yếu tố gián tiếp làm thay đổi cách suy nghĩ của mỗi cá nhân hay tổ chức cộng đồng nhƣ phải làm gì và làm thế nào cho thôn, bản. - PRA đƣợc sử dụng cho giám sát và đánh giá hàng năm để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tại thôn, bản, từ đó điều chỉnh và lập các hoạt động chi tiết trong năm sau. - PRA đƣợc sử dụng nhƣ một quá trình học hỏi của ngƣời dân thôn, bản. Quá trình này tạo ra khả năng tự quản lý, điều hành và thực hiện bằng chính năng lực của cộng đồng. Tuy nhiên, PRA cũng có một số khó khăn khi tổ chức thực hiện như sau: - Thời gian thực hiện PRA tƣơng đối dài kể từ khi chuẩn bị, thực hiện dƣới thôn, bản đến khi tổng hợp và viết báo cáo.
- 13 - Khi thực hiện PRA tại thôn, bản đòi hỏi nhiều nông dân tham gia có thể làm ảnh hƣởng đến sản xuất nếu PRA đƣợc tổ chức vào đúng mùa vụ gieo trồng hay thu hoạch. - Tổ cán bộ PRA gồm nhiều ngƣời cho nên gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện PRA dƣới thôn, bản. - Thời tiết, mùa vụ, những sự kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán trong thôn, bản luôn là những trở ngại khi thực hiện PRA tại thôn, bản. 3. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia - Một số nguyên tắc và kỹ thuật cơ bản khi sử dụng 3.1. Bộ công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là gì? Công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là cách làm hay kỹ năng sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhằm thu hút ngƣời dân vào quá trình đánh giá, phân tích và lập kế hoạch phát triển cộng đồng. Cho đến nay có khoảng gần 20 công cụ khác nhau thƣờng đƣợc cùng sử dụng khi thực hiện đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia gọi là bộ công cụ của đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Mỗi công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia thƣờng bao gồm 1 hay nhiều phƣơng pháp khác nhau, Ví dụ: công cụ điều tra tuyến hay đi lát cắt là sự kết hợp nhiều phƣơng pháp trong cùng thời gian và địa điểm nhƣ khảo sát hiện trƣờng , phỏng vấn, thảo luận nhóm Đây chính là đặc điểm của công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đòi hỏi ngƣời sử dụng phải có kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Có thể phân chia các công cụ đánh giá nông thôn có người dân tham gia như sau: - Các công cụ phân tích về không gian: xây dựng sa bàn, vẽ sơ đồ thôn, bản, điều tra tuyến (đi lát cắt), - Các công cụ phân tích theo thời gian: lập các biểu đồ hƣớng thời gian (biểu đồ tròn, biểu đồ cột, biểu đồ dạng đồ thị ), lập bảng lƣợc sử thôn, bản - Các công cụ phân tích ảnh hƣởng và quan hệ: lập biểu đồ hình cây, biểu đồ quan hệ, xây dựng lịch mùa vụ, sơ đồ VENN, sơ đồ cơ hội - Các công cụ phân tích quyết định: thảo luận nhóm, họp dân, 3.2. Một số chỉ dẫn khi sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Cán bộ khuyến nông sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia để cùng ngƣời dân học hỏi, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Vai trò của cán bộ khuyến nông khi sử dụng công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia là thực hiện chức năng thúc đẩy và tạo điều kiện năng lực của ngƣời dân địa phƣơng trong thu thập thông tin, phân tích, lập kế hoạch và thực hiện. Vì vậy cán bộ khuyến nông cần hiểu rõ và thấm nhuần những nguyên tắc sau đây khi sử dụng các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia:
- 14 - Học hỏi trực tiếp từ ngƣời dân địa phƣơng về kiến thức, kinh nghiệm điều kiện sống và sản xuất của chính họ. - Học hỏi nhanh và tích cực bằng sự khám phá, sử dụng mềm dẻo các phƣơng pháp, tạo cơ hội, tạo quan hệ và kiểm tra chéo. - Loại bỏ các thành kiến bằng sự lắng nghe chứ không giảng dạy, bằng sự thăm dò thay thế cho sự bỏ qua, quan tâm đến ngƣời nghèo và phụ nữ và học hỏi từ họ những quan tâm và ƣu tiên. - Sử dụng tối ƣu các phƣơng pháp và công cụ, tức là phải cân nhắc giữa số lƣợng, sự hợp lý, sự chính xác và thời gian. - Sử dụng phép kiểm tra chéo thông tin. - Luôn tìm kiếm mọi mặt từ phía ngƣời dân, nghĩa là tìm tòi và học hỏi từ những điểm không hợp lý, những ngƣời không ủng hộ, những ngƣời đứng ngoài cuộc ở mọi tình huống. - Hãy để cho dân tự làm, nghĩa là tạo điều kiện cho ngƣời dân địa phƣơng tự điều tra, phân tích, trình bày và học hỏi từ đó họ tự đƣa ra kết quả và là chủ sở hữu của các kết quả đó. - Hãy tự phê bình, nghĩa là cán bộ khuyến nông thôn tự kiểm tra mình và tự phê bình về thái độ, phong cách và cách ứng xử khi cùng làm việc với ngƣời dân địa phƣơng. - Hãy chịu trách nhiệm cá nhân, nghĩa là mỗi cán bộ khuyến nông phải tự chịu trách nhiệm với chính công việc mình làm, không đổ lỗi cho ngƣời khác - Cùng chia sẻ, nghĩa là tạo ra cơ hội cùng làm việc, cùng chung sống, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, tâm tƣ giữa ngƣời dân với nhau, giữa ngƣời dân với cán bộ khuyến nông. - Sử dụng các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia một cách mền dẻo, linh hoạt và sáng tạo, nghĩa là không lựa chọn và sử dụng các công cụ một cách máy móc cho mọi nơi mọi lúc, bởi vì các phƣơng pháp và công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia không phải là công thức bất di bất dịch. Chính vì vậy cán bộ khuyến nông phải học hỏi để có kinh nghiệm khi sử dụng các công cụ PRA vào công việc của mình có hiệu quả. 3.3. Một số kỹ thuật cơ bản khi sử dụng công cụ đánh giá nhanh nông thôn có ngƣời dân tham gia 3.3.1. Thu thập tài liệu có sẵn Tài liệu có sẵn bao gồm hệ thống thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phƣơng, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của dự án tại địa phƣơng. Tài liệu có sẵn là cơ sở dữ liệu ban đầu cho các hoạt động đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia và là nguồn thông tin định hƣớng và kiểm tra chéo. - Các nguồn cung cấp tài liệu:
- 15 + Các cơ quan chính quyền địa phƣơng (xã, huyện). + Các cơ quan chuyên môn liên quan cấp huyện. + Các tổ chức, dự án, chƣơng trình đã có các hoạt động tại địa phƣơng (thôn, bản, xã) + Các tài liệu xuất bản liên quan đến địa phƣơng. - Phƣơng pháp thu thập tài liệu: + Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến địa điểm cơ quan cung cấp thông tin. + Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. + Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp. + Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 3.3.2. Tạo lập mối quan hệ Các hoạt động đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đều thông qua quá trình giao tiếp. Vì vậy việc tạo lập mối quan hệ với ngƣời dân là cần thiết và đƣợc xem nhƣ là sự trao đổi tƣơng quan bình đẳng giữa cán bộ khuyến nông với ngƣời dân địa phƣơng và có sự thông hiểu nhau. Do vậy tạo lập mối quan hệ để đạt đƣợc sự tin tƣởng, sự liên kết, hoà hợp và cùng chung một số điểm tƣơng đồng. Để tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp nhƣ: chú ý, quan sát, lắng nghe, phản ảnh, trao đổi và thu thập thông tin. Sau đây là một số kỹ năng cơ bản trong tạo lập mối quan hệ khi thực hiện đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia: - Gặp lãnh đạo thôn và các nhà chức trách địa phƣơng khi bắt đầu công việc tại địa phƣơng để giải toả mọi nghi ngờ. - Hãy bắt đầu công việc với những ngƣời dân có khả năng tiếp cận nhanh và ít mặc cảm với ngƣời ngoài cộng đồng. - Giải thích thật rõ cho mọi ngƣời dân lý do đoàn đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia đến thôn, bản và công việc mà đoàn sẽ cùng làm với dân. - Hãy tự chỉ ra sự chân thành của mình đối với thôn, bản. - Lựa chọn thời gian và địa điểm mà ngƣời dân làm việc thuận tiện. 3.3.3. Làm việc với nhóm sở thích Nhóm sở thích bao gồm một số nông dân có cùng nguyện vọng đƣợc làm việc hay hợp tác về một hoạt động hay lĩnh vực nào đó nhƣ: làm vƣờn, trồng cây ăn quả, chăn nuôi, trồng cây Nhóm sở thích còn có thể đƣợc xây dựng trên sự tự nguyện dựa trên tuổi tác, giới tính, nhóm dân tộc, sự giầu nghèo, tôn giáo
- 16 Mục đích của làm việc với các nhóm sở thích là để thu thập thông tin và có đƣợc sự thấu hiểu cần thiết về nhu cầu sở thích và những vấn đề của họ. Khi làm việc với các nhóm sở thích cán bộ khuyến nông cần: - Chuẩn bị bảng danh sách về các nhóm sở thích có thể thành lập. - Ghi rõ các tên nhóm sở thích, tên và địa chỉ của các cá nhân để liên hệ. - Tập trung vào quá trình tạo mối quan hệ với các nhóm sở thích. - Sắp đặt các thành viên của các nhóm sở thích vào việc thực hiện các công cụ RRA. - Thu hút họ vào việc kiểm tra tính thực tiễn của thông tin đã đƣợc thu thập thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo. 3.3.4. Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn linh hoạt Phỏng vấn linh hoạt là một phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng với cá nhân nông dân, với các thông tin viên chính từ thôn, bản, với các nhóm sở thích hay với các nhóm nông dân khác Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt ngƣời dân vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở và thích hợp giữa cán bộ khuyến nông với ngƣời dân. Trong phỏng vấn linh hoạt cán bộ khuyến nông phải sử dụng thành thạo 7 dạng câu hỏi: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, nhƣ thế nào và bao nhiêu? Để thực hiện phỏng vấn linh hoạt cán bộ khuyến nông cần: - Chuẩn bị danh mục chủ đề để phỏng vấn và ghi rõ từng chủ đề vào sổ theo dõi công việc hiện trƣờng - Lựa chọn cá nhân, thông tin viên chính, nhóm sở thích hay các nhóm nông dân để phỏng vấn. Phải đảm bảo rằng những ngƣời này có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng. - Lựa chọn thời gian và địa điểm để cuộc phỏng vấn ít bị ảnh hƣởng vì những lý do ngoại cảnh. - Sử dụng danh mục chủ đề và danh sách kiểm tra, nhƣng cho phép mềm dẻo trong đàm thoại từ đó có thể khám phá ra những vấn đề mới hay những ý tƣởng mới đƣợc xuất hiện. - Hỏi những câu hỏi thích hợp với từng cá nhân hay nhóm đang đƣợc phỏng vấn. - Sử dụng câu hỏi mở để đạt đƣợc giải thích và quan điểm của nông dân hơn là câu hỏi: có hoặc không ? - Ghi chép chi tiết các cuộc phỏng vấn lên sổ theo dõi công việc hiện trƣờng . - Hãy điều chỉnh danh mục và câu hỏi để nổi lên những vấn đề mới. - Kiểm tra tính thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
- 17 3.3.5. Họp dân Họp dân thể hiện sự tham gia đóng góp đầy đủ nhất của ngƣời dân trong quá trình thực hiện các đợt đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Trong đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhiều cuộc họp dân đƣợc tổ chức nhằm: - Kiểm tra lại thông tin và bổ sung thông tin. 19 - Bổ sung và thống nhất các giải pháp cho thôn bản. - Thống nhất chƣơng trình hành động và cam kết thực hiện. - Trong một đợt đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia phải tổ chức nhiều cuộc họp dân. Có thể tổ chức các cuộc họp sau: Họp dân lần 1: Cuộc họp này thƣờng đƣợc tổ chức vào tối ngày thứ nhất của đợt PRA dƣới thôn bản nhằm mục đích: + Giới thiệu chung về đợt đánh giá tại thôn, bản: Lý do, mục đích, kế hoạch làm việc phƣơng pháp và kêu gọi sự tham gia. + Trình bày và thảo luận kết quả làm việc của ngày 1. + Thông báo kế hoạch làm việc ngày 2. Họp dân lần 2: (có thể bao gồm 2 đến 3 cuộc họp) Cuộc họp này thƣờng đƣợc tổ chức vào tối ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 của đợt đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhằm mục đích: + Trình bày và thảo luận kết quả làm việc hàng ngày. + Thống nhất định hƣớng cho kế hoạch hành động. Họp dân lần 3: Cuộc họp đƣợc tổ chức vào ngày cuối của đợt PRA nhằm mục đích. + Trình bày dự thảo kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia + Đóng góp bổ, sung và thảo luận. + Thống nhất kế hoạch hành động. Để tổ chức cuộc họp dân thành công cần thực hiện các bước sau: - Chuẩn bị: + Xác định mục tiêu cuộc họp dân. + Chuẩn bị nội dung: Các kết quả đánh giá cần viết lên giấy khổ to, chữ to rõ ràng để mọi ngƣời có thể đọc. + Chuẩn bị địa điểm, và ánh sáng. + Thông báo rõ về thời gian họp cho mọi ngƣời. - Tiến hành cuộc họp + Giới thiệu, nêu mục đích cuộc họp, giới hạn nội dung thảo luận.
- 18 + Đại diện cộng tác viên thôn trình bày và điều hành thảo luận theo từng nội dung + Tạo điều kiện cho ngƣời dân thảo luận, đóng góp, bổ sung ý kiến. + Tổng hợp các ý kiến, thống nhất các kết luận và chốt lại các vấn đề trƣớc dân. + Kết thúc cuộc họp. Cuộc họp dân lần 1 và 2 không kéo dài quá 2 giờ. Cuộc họp dân thông qua kế hoạch hành động có thể kéo dài 2-3 giờ. 20 4. Giới thiệu và hƣớng dẫn sử dụng một số công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia trong hoạt động khuyến nông 4.1. Công cụ Lƣợc sử thôn, bản 4.1.1. Mục đích và ý nghĩa Lƣợc sử thôn, bản là 1 công cụ đƣợc dùng chủ yếu trong đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Đây là một trong những công cụ để tìm hiểu chung về thôn, bản. Thông qua công cụ này, ngƣời dân tự nhìn nhận những sự kiện xảy ra trong quá khứ và ảnh hƣởngcủa nó đến đời sống, tình hình sản xuất, sử dụng các nguồn nhân tài vật lực , từ đó có thể đề ra đƣợc những giải pháp trong tƣơng lai phù hợp với địa phƣơng mình (còn gọi là công cụ "phá băng" hoặc "làm quen" giữa ngƣời trong cộng đồng và ngƣời ngoài cộng đồng). 4.1.2. Nội dung Ngƣời dân đƣợc cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia Họ tự trao đổi, phân tích, đánh giá các sự kiện đó cuối cùng đƣa ra một bảng lƣợc sử thôn, bản. 4.1.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành Xây dựng biểu đồ lƣợc sử thôn, bản do một nhóm nông dân thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Quá trình thực hiện công cụ này bao gồm các bƣớc sau: - Thành lập nhóm nông dân ít nhất 5-7 ngƣời để thực hiện công cụ. Họ phải là những ngƣời sống lâu năm ở thôn bản, có hiểu biết sâu sắc về địa phƣơng mình - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi đi lại thuận lợi, nhiều ngƣời có khả năng tham gia. - Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần đƣợc chuẩn bị đầy đủ. - Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện công cụ nhƣ sau: + Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia hƣớng dẫn khung mô tả lịch sử thôn, bản trên mặt đất và đề nghị họ thực hiện công việc.
- 19 + Nông dân tự tiến hành liệt kê từng sự kiện, trao đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá để đƣa ra những thuận lợi, khó khăn, ảnh hƣởngvà nguyên nhân của từng sự kiện chính. + Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có thể tiến hành phỏng vấn hoặc yêu cầu nông dân làm rõ hơn những điểm cần thiết và ghi chép. + Kết quả của công cụ này đƣợc sao chép vào giấy khổ lớn. Công cụ này thƣờng đƣợc thực hiện ngày thứ nhất, ngay sau khi đoàn đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia xuống thôn, bản và thƣờng kéo dài từ 1,5 đến 2 giờ. 4.1.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia gồm 2-3 ngƣời đƣợc phân công nhiệm vụ cụ thể với vai trò chính là hƣớng dẫn nông dân cách làm, thúc đẩy và tạo điều kiện cho nông dân tự đánh giá và ghi chép đầy đủ những ý kiến thảo luận của nông dân sau đó hệ thống hoá lại. Năm Những sự kiện ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất của bản Một vài hộ từ Giàng Ngâu chuyển đến Tặc Tè sinh sống lập thành 1900-1905 bản Tặc Tè Bản có 8 - 9 hộ sinh sống. Rừng nguyên sinh còn nhiều, có nhiều loài cây gỗ quý hiếm nhƣ Lát hoa, Lim, Giổi, Vàng Tâm, Sến, 1920 Táu động vật còn nhiều nhƣ khỉ, Hổ, Báo, Hƣơu, Nai, Vƣợn, Sóc, Chồn Bản có 14-15 hộ, giặc Pháp chiếm, dồn dân ở tập trung, bắt 1949-1950 nhiều ngƣời đi phu, đi lính, bản bị đốt phá. Rừng vẫn còn nhiều. Dịch chuột rừng gây mất mùa, dân bị đói trầm trọng, xuất hiện 1960 nhiều bệnh tật Thành lập HTX, bắt đầu khai phá ruộng nƣớc và đi vào làm ăn 1966 tập thể 1969-1970 Bệnh sốt rét làm chết nhiều ngƣời Tổ chức phong trào diệt giặc dốt. GV về tận bản dạy học để xoá 1971 mù chữ. Nhân dận hạ sơn, định canh định cƣ ở vùng đất thấp. Bản mới có 1972-1981 19 hộ. Rừng bắt đầu bị nhân dân ở các bản khác chặt phá mạnh để làm nƣơng rẫy. 1980 Dịch sởi làm chết 20 trẻ em trong bản
- 20 Trồng quế, HTX quản lý rừng quế nhƣng không thành công, bị 1983-1994 tàn phá. Nhân dân vẫn phá rừng làm nƣơng rẫy. Rừng đƣợc khoanh nuôi bảo vệ. Các hộ gia đình nhận khoán 1990 đến trông coi.Rừng giang đƣợc bảo vệ tốt. Nhân dân bắt đầu trồng nay cây ăn quả và quế. Bảng 1: Lược sử bản Tặc tè, xã Nậm Lành, Văn Chấn, Yên Bái 4.2. Công cụ vẽ sơ đồ thôn, bản 4.2.1. Mục đích, ý nghĩa Vẽ sơ đồ thôn, bản là một công cụ quan trọng của đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhằm đánh giá, phân tích tình hình chung của thôn, bản, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng để đƣa ra đƣợc những khó khăn giải pháp trong từng lĩnh vực của thôn, bản từ đó phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch thôn, bản trong tƣơng lai nhất là trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia của ngƣời dân, là tài liệu quan trọng làm cơ sở thảo luận trong hội nghị toàn thôn. 4.2.2. Nội dung Ngƣời dân đƣợc cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia hƣớng dẫn để tự phác họa hiện trạng thôn, bản. Sơ đồ này mô tả đầy đủ hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi cây trồng, điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế xã hội của thôn, bản để họ cùng nhau thảo luận, phân tích những thuận lợi, khó khăn để có thể đề ra Hình 1: Nông dân thực hiên việc đắp sa bàn thôn bản các giải pháp của thôn, bản trong tƣơng lai. 4.2.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành: Vẽ sơ đồ thôn, bản do một nhóm nông dân thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn, thúc đẩy của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Quá trình thực hiện công cụ này bao gồm các bƣớc sau: - Thành lập nhóm nông dân cả nam và nữ ít nhất từ 5-7 ngƣời
- 21 - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi cao trong thôn, bản dễ quan sát toàn thôn, bản, đi lại thuận lợi để có nhiều ngƣời có khả năng tham gia. 23 - Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần đƣợc chuẩn bị đầy đủ. - Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện nhƣ sau: + Đề nghị nông dân phác họa sơ đồ lên mặt đất. + Tạo điều kiện thúc đẩy ngƣời dân trao đổi, thảo luận, tranh luận trong quá trình vẽ sơ đồ. + Chuyển sơ đồ đã đƣợc phác hoạ trên mặt đất vào giấy khổ lớn. + Tiến hành thảo luận: khó khăn, cơ hội và giải pháp chung cho cả thôn, bản. Sơ đồ 1: Sơ đồ bản Giàng Cài, xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái
- 22 Sơ đồ thôn, bản thƣờng đƣợc vẽ vào ngày đầu tiên khi đoàn đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia xuống thôn, bản và thời gian cần thiết để vẽ từ 2-3 giờ (ngoài quan sát hiện trƣờng, sa bàn là cơ sở quan trọng để vẽ sơ đồ thôn bản). 4.2.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia bao gồm 2 - 3 ngƣời có nhiệm vụ chính là giải thích rõ mục đích yêu cầu của vẽ sơ đồ, cách tiến hành và thúc đẩy quá trình vẽ, thảo luận của nông dân, nghi chép những ý kiến thảo luận Trong trƣờng hợp cần thiết cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có thể làm mẫu. Nếu nông dân gặp khó khăn khi chuyển sơ đồ đã vẽ vào giấy khổ lớn, cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có thể giúp họ. 4.3. Công cụ xây dựng biểu đồ hƣớng thời gian 4.3.1. Mục đích, ý nghĩa Xây dựng các biểu đồ hƣớng thời gian là một công cụ chủ yếu dùng trong đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhằm mục đích phân tích tình hình, sự kiện, hiện tƣợng của thôn, bản theo thời gian. Thông qua sự phân tích này cho thấy sự biến động của các thành phần trong các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp theo thời gian và những ảnh hƣởng của các sự kiện, hiện tƣợng trong thôn, bản đối với các hoạt động đó. Kết quả của xây dựng các biểu đồ hƣớng thời gian làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu, định hƣớng kế hoạch thôn, bản, và còn là tài liệu cho việc giám sát, đánh giá sau này. 4.3.2. Nội dung Các loại biểu đổ có thể sử dụng: biểu đồ tròn, biểu đồ cột, đƣờng biểu diễn kiểu đổ thị Thông thƣờng các biểu đồ đƣợc mô tả nhƣ sau: ứng với mỗi mốc thời gian mô tả nội dung của sự kiện, hiện tƣợng hay số lƣợng, chất lƣợng và nguyên nhân cũng nhƣ các ảnh hƣởng. Nội dung mô tả thƣởngđƣợc ngƣời dân quyết định nhƣ: - Sự biến động tình hình sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng. - Sự thay đổi về số hộ gia đình hay nhân khẩu. - Sự thay đổi về năng suất cây trồng hay thu nhập. - Sự thay đổi về các loại bệnh dịch Mỗi nội dung mô tả cần đƣợc nông dân thảo luận kỹ và đƣa ra đƣợc: khó khăn, nguyên nhân và giải pháp. 4.3.3. Phƣơng pháp và thời gian tiến hành Đây cũng là một công cụ PRA đƣợc tổ chức thực hiện vào ngày đầu khi nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia xuống thôn. Thời gian thực hiện công cụ này thƣờng kéo dài 3 giờ. Quá trình thực hiện công cụ này gồm những bƣớc chủ yếu sau:
- 23 - Thành lập các nhóm nông dân thực hiện công cụ. Mỗi nhóm nông dân ít nhất 5-7 ngƣời cả nam và nữ đƣợc huy động vào xây dựng các biểu đồ hƣớng thời gian. Họ là những ngƣời sống lâu năm ở thôn, bản, hiểu biết sâu sắc về tình hình đời sống, xã hội và sản xuất. - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi rộng rãi đi lại thuận lợi để có nhiều ngƣời có khả năng tham gia. - Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần đƣợc chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lƣợm các vật liệu có sẵn nhƣ các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ để phục vụ cho đánh giá. - Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện nhƣ sau: + Tạo điều kiện cho nông dân thảo luận lựa chọn nội dung đánh giá. + Tạo điều kiện (có thể gợi ý, giải thích nếu cần) cho nông dân thảo luận lựa chọn loại biểu đồ để mô tả. + Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia hƣớng dẫn nông dân sử dụng loại biểu đồ đã chọn (có thể làm mẫu nếu cần thiết) + Nông dân tiến hành đánh giá mô tả từng nội dung lên trên nền đất bằng vật liệu có sẵn và thảo luận, tranh luận. + Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia tạo điều kiện, thúc đẩy nông dân thảo luận, phỏng vấn, ghi chép những ý kiến của nông dân. + Yêu cầu nông dân đƣa ra những khó khăn và giải pháp cho từng nội dung đánh giá. + Yêu cầu nông dân chốt lại nhƣng vấn đề chính và chuyển các biểu đồ lên giấy khổ lớn. + Yêu cầu nhóm nông dân chọn ngƣời chuẩn bị trình bày kết quả đánh giá trƣớc cuộc họp toàn thôn, bản. 4.3.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia gồm 2-3 ngƣời đƣợc phân công giải thích, hƣớng dẫn, tạo điều kiện, thúc đẩy, phỏng vấn và ghi chép. Đây là một công cụ yêu cầu cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia phải có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hƣớng dẫn nông dân để đảm bảo các thông tin cả về số lƣợng và chất lƣợng. 4.4. Công cụ điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ mặt cắt 4.4.1. Mục đích và ý nghĩa Điều tra theo tuyến hay đi lát cắt là công cụ quan trọng của đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia dùng để đánh giá tiềm năng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của thôn, bản. Xây dựng các tuyến đi lát cắt sẽ cung cấp hình ảnh sâu sắc về tiềm năng đất đai và cộng đồng dân cƣ sẽ sử dụng nhƣ thế nào trong
- 24 kế hoạch phát triển thôn, bản. Đây là kỹ thuật điều tra nhằm đánh giá chi tiết tại từng khu vực về đất đai, cây trồng, vật nuôi và tiềm năng nội bộ cộng đồng từ đó lập kế hoạch cho các hoạt động trong tƣơng lai. 4.4.2. Nội dung - Đi lát cắt là công cụ khảo sát hiện trƣờng ở từng khu vực đặc trƣng của thôn, bản đƣợc sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận, quan sát trực tiếp và điều tra. - Xây dựng sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản: thông tin từ các tuyến lát cắt đƣợc tập hợp lại để lên sơ đồ mặt cắt. Sơ đồ mặt cắt bao gồm 2 phần chính: + Mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao trong đó mô tả các hình ảnh chung về các phƣơng thức canh tác, sử dụng đất và vật nuôi cây trồng. + Phần dƣới mô tả trong các ô vuông ứng với từng khu vực nhƣ: điều kiện tự nhiên, các phƣơng thức canh tác, vật nuôi cây trồng, tổ chức sản xuất, khó khăn và giải pháp. - Xây dựng sơ đồ mặt cắt trong tƣơng lai: đây là sơ đồ mặt cắt thể hiện mong muốn cũng nhƣ những giải pháp của thôn, bản trong thời gian tới. 4.4.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành Đi lắt cắt đƣợc thực hiện sau khi thực hiện các công cụ đắp sa bàn và vẽ sơ đồ. Thông thƣờng, tổ chức 2-3 tuyến đi lát cắt để có thể đến tất cả các khu vực chủ yếu của thôn, bản. Thời gian thực hiện cho công cụ này thƣờng kéo dài từ 3 giờ. Quá trình thực hiện đi lát cắt và xây dựng sơ đồ mặt cắt gồm các bƣớc chủ yếu sau: - Thảo luận trên sa bàn hoặc trên sơ đồ để xác định các hƣớng đi lát cắt - Thành lập các nhóm đi lát cắt: mỗi tuyến đi lát cắt thành lập một nhóm gồm: một số nông dân (5-7 ngƣời) cả nam, nữ và các cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có chuyên môn khác nhau (3-4 ngƣời): nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi - Chuẩn bị công cụ: bản đồ, địa bàn, dụng cụ quan sát, đo đếm, giấy bút. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích đi lát cắt, yêu cầu nông dân dẫn đƣờng và sẵn sàng thảo luận. Tiến hành đi lắt cắt Thông thƣờng đi từ vùng thấp đến vùng cao. Đến mỗi vùng đặc trƣng cho cả khu vực dừng lại thảo luận. Cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia phác họa nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó. Tạo điều kiện cho nông dân thảo luận với nhau hoặc tiến hành phỏng vấn. Trong trƣờng hợp cần thiết cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia cùng với nông dân khảo sát kỹ, đo đếm hoặc lấy mẫu vật. Nên tập trung trao đổi và phỏng vấn vào các nội dung sau:
- 25 - Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nƣớc, lịch sử sử dụng đất đai - Các loài cây trồng vật nuôi chính và kỹ thuật canh tác, năng suất - Tình hình tổ chức quản lý. - Những khó khăn đang gặp phải - Những định hƣớng và giải pháp. Vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại của thôn, bản Sau khi đi lát cắt, kết quả của các nhóm đƣợc củng cố lại, thống nhất và đƣa ra đƣợc một sơ đồ mặt cắt đặc trƣng cho thôn, bản. Xây dựng sơ đồ mặt cắt tƣơng lai Từ những khó khăn và giải pháp đƣợc tìm ra trong quá trình đi lát cắt và vẽ sơ đồ mặt cắt hiện tại, cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia tạo điều kiện cho ngƣời dân thảo luận những dự kiến hoạt động trong tƣơng lai và mô tả lên sơ đồ mặt cắt trong tƣơng lai. Thông thƣờng sơ đồ mặt cắt tƣơng lai thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi các phƣơng thức canh tác sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai. Nông dân cũng cần phải chỉ ra những sức ép và cơ hội nội tại cho việc hiện thực hoá dự định của họ. Sơ đồ 2: Sơ đồ lát cắt thôn bản 4.4.4. Vai trò của cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia
- 26 Nhóm công tác đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia có chuyên môn khác nhau có nhiệm vụ giải thích thật rõ cho nông dân về mục đích, ý nghĩa và phƣơng pháp tiến hành. Kết hợp sử dụng nhiều kỹ thuật đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia nhƣ phỏng vấn linh hoạt, quan sát, lắng nghe tích cực, ghi chép và tổng hợp để thúc đẩy ngƣời dân thảo luận, phân tích, đánh giá và đề ra đƣợc những giải pháp trong tƣơng lai. 4.5. Công cụ phân tích lịch mùa vụ 4.5.1. Mục đích và ý nghĩa Lập biểu đồ mùa vụ hay phân tích lịch mùa vụ là công cụ quan trọng cho việc đánh giá tiềm năng và kinh nghiệm canh tác của thôn, bản để lập kế hoạch các hoạt động sản xuất của thôn, bản trong tƣơng lai. Công cụ này cho phép xác định mùa vụ gieo trồng theo từng nơi và có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện thời tiết khí hậu ở nơi đó. Công cụ này còn là cơ sở để xác định mức độ sử dụng lao động và huy động các nguồn lực của thôn, bản trong mối quan hệ với thời gian, thời tiết trong năm cho các hoạt động sản xuất. Bảng 2: Biểu đồ lịch mùa vụ của xã Hƣng Long, Huyện Bình Chánh 4.5.2. Nội dung Lịch mùa vụ đƣợc chính nông dân sống trong thôn, bản phân tích, thông qua đó ngƣời dân xây dựng đƣợc biểu đồ lịch mùa vụ cho các lĩnh vực khác nhau nhƣ: - Lịch mùa vụ đối với trồng trọt, - Lịch mùa vụ đối với chăn nuôi, - Lịch mùa vụ đối với các hoạt động lâm nghiệp,
- 27 - Lịch mùa vụ đối với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, - Lịch mùa vụ đối với các hoạt động tín dụng Có thể tổ chức các nhóm cả nam và nữ hoặc nhóm nam, nhóm nữ để xem xét sự quan tâm của mỗi nhóm đối với các yếu tố trong quan hệ với thời tiết, khí hậu trong năm. Biểu đồ lịch mùa vụ là kết quả của quá trình phân tích lịch mùa vụ. Biểu đồ này cho thấy một bức tranh chung nhƣng khá chi tiết của các yếu tố trong thôn, bản trong mối quan hệ với thời tiết, đồng thời khả năng huy động các nguồn lực của cộng đồng. Từ đó có thể lập kế hoạch phát triển cho thôn, bản. Biểu đồ lịch mùa vụ gồm trục thời gian đƣợc mô tả 12 tháng trong năm theo âm lịch. - Phần trên trục thời gian đƣợc nông dân mô tả các nhân tố chủ yếu của thời tiết, khí hậu: nhƣ lƣợng mƣa, độ nóng theo các tháng hoặc mô tả các sự kiện thời tiết nhƣ: gió, bão, lụt. Bằng phƣơng pháp so sánh giữa các tháng nông dân dễ dàng thống nhất đánh giá các yếu tố khí hậu, thời tiết. - Phần dƣới trục thời gian đƣợc nông dân mô tả các nhân tố mà họ quan tâm nhƣ: lịch gieo trồng của các loài cậy chính, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, lịch sử dụng lao động, lịch thu nhập và chi tiêu, lịch sâu bệnh, bệnh tật Ngƣời nông dân phân tích từng nhân tố và theo kinh nghiệm nhiều đời họ dễ dàng đƣa ra lịch mùa vụ thực tế tại thôn, bản mình. Từ những phân tích, đánh giá trên họ tự rút ra những khó khăn đang gặp phải và đề ra các biện pháp giải quyết. 4.5.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành Công cụ phân tích lịch mùa vụ thƣờng đƣợc thực hiện vào ngày thứ 2 tại thôn trong đợt đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Thời gian cần thiết để thực hiện công cụ này thƣờng kéo dài từ 2,5 đến 3 giờ. Quá trình phân tích lịch mùa vụ bao gồm các bƣớc sau: - Thành lập nhóm nông dân tiến hành phân tích lịch mùa vụ. Tuỳ theo mục đích có thể thành lập một nhóm hỗn hợp cả nam và nữ hoặc 1 nhóm nam, 1 nhóm nữ. Mỗi nhóm gồm 5-7 nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất. - Địa điểm thực hiện nên chọn tại một nơi rộng rãi đi lại thuận lợi để có nhiều ngƣời có khả năng tham gia. - Các vật liệu nhƣ: phấn viết, giấy khổ lớn, bút viết và các vật liệu khác cần đƣợc chuẩn bị đầy đủ. Huy động nông dân thu lƣợm các vật liệu có sẵn nhƣ các viên sỏi, đá, hạt cây, các que nhỏ để phục vụ cho đánh giá. - Cán bộ PRA giải thích thật rõ mục đích, ý nghĩa và các bƣớc tiến hành thực hiện nhƣ sau: + Cán bộ PRA mô tả và giải thích trên nền khung của biểu đồ lịch mùa vụ (nếu cần thiết cán bộ đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia vẽ giúp)
- 28 + Cán bộ PRA đặt câu hỏi mở về nhân tố thời tiết, khí hậu trong thôn, bản. + Hƣớng dẫn hoặc làm mẫu việc xác định các nhân tố thời tiết theo tháng, cách sử dụng các vật liệu đơn giản bằng phƣơng pháp so sánh. + Tạo điều kiện nông dân tự xác định các nhân tố và tranh luận, cán bộ PRA lắng nghe ghi chép. + Đề nghị nông dân phân tích các hoạt động theo mùa vụ trong năm. Cán bộ PRA có thể làm mẫu cách phân tích và xác định thời gian thực hiện các hoạt động. + Trong quá trình phân tích luôn đặt câu hỏi vì sao và tạo điều kiện cho nông dân suy nghĩ liên hệ với các hoạt động khác. Cán bộ PRA phải ghi chép tất cả ý kiến tranh luận của nông dân. + Cán bộ PRA đề nghị và tạo điều kiện nông dân nêu lên những khó khăn và cách khắc phục + Tổng hợp kết quả phân tích và vẽ biểu đồ lịch mùa vụ lên giấy khổ to. 4.6. Công cụ phân tích kinh tế hộ gia đình 4.6.1. Mục đích Là một công cụ PRA nhằm phân tích kinh tế HGĐ trong thôn, bản, phân tích các tiềm năng của các HGĐ theo các nhóm hộ khác nhau để làm cơ sở cho việc hỗ trợ, giúp đỡ của dự án cũng nhƣ thu hút sự đóng góp vào các hoạt động của dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng HGĐ. 4.6.2. Nội dung của phỏng vấn HGĐ - Phỏng vấn tình hình chung của HGĐ. - Phỏng vấn để xác định các hoạt động sản xuất chủ yếu và vẽ sơ đồ các hoạt động sản xuất HGĐ. - Phân tích kinh tế HGĐ - Kiểm tra kết quả phân loại hộ và chỉ tiêu phân loại hộ. Chủ hộ GĐ: Nhóm hộ: Ngƣời phỏng vấn: Dân tộc: Tuổi: Địa chỉ: Thông tin cơ bản hộ gia đình: Thời gian phỏng vấn: Sơ đồ phỏng vấn hộ gia đình (vẽ bằng tay theo mẫu)
- 29 Bảng 3: Sơ đồ phỏng vấn hộ gia đình 4.6.3. Thời gian và phƣơng pháp tiến hành Công cụ phỏng vấn HGĐ đƣợc thực hiện sau khi tiến hành phỏng vấn phân loại HGĐ và xây dựng bản đồ xã hội (nếu có). Thông thƣờng phỏng vấn HGĐ đƣợc thực hiện vào ngày thứ 3 của đợt thực hiện PRA và thực hiện theo các bƣớc sau: - Thành lập các nhóm phỏng vấn HGĐ: Có thể thành lập 2-3 nhóm, mỗi nhóm có ít nhất 2 cán bộ PRA và 1 cộng tác viên chính của thôn, bản. Nhóm này phân công rõ nhiệm vụ: 1 cán bộ PRA làm nhiệm vụ phỏng vấn và hƣớng dẫn; 1 cán bộ PRA ghi chép, tổng hợp; cộng tác viên thôn, bản làm nhiệm vụ liên hệ với các HGĐ và dẫn đƣờng. - Công việc chuẩn bị + Các nhóm rà soát lại nội dung phỏng vấn HGĐ, chuẩn bị các mẫu hay danh mục kiểm tra, chuẩn bị vật dụng để vẽ + Lựa chọn từ 15% đến 20% HGĐ của mỗi nhóm hộ để phỏng vấn. Những HGĐ đƣợc lựa chọn phỏng vấn đƣợc xác định trên bản đồ xã hội (nếu có) sao cho phân bố đều trong toàn thôn và cơ cấu ngành nghề. - Các bƣớc tiến hành phỏng vấn tại HGĐ + Tổng hợp tình hình kinh tế HGĐ theo nhóm hộ. Chào hỏi, giới thiệu và tạo mối quan hệ. + Nói rõ mục đích của cuộc viếng thăm gia đình. + Vào đề cuộc phỏng vấn thật tự nhiên, đảm bảo ngƣời dân không cảm thấy bị thẩm vấn. + Thảo luận các hoạt động sản xuất của gia đình: vẽ sơ đồ hoạt động sản xuất hiện tại, thảo luận kỹ từng hoạt động sản xuất, đƣa ra khó khăn, giải pháp hiện nay, vẽ sơ đồ và thảo luận các hoạt động sản xuất trong năm tới, những khó khăn và cách khắc phục. + Thảo luận về tình hình kinh tế HGĐ: đề nghị gia đình tự phân tích kinh tế theo bảng. - Tổng hợp tình hình kinh tế hộ: Sau khi các nhóm phỏng vấn HGĐ mỗi nhóm hộ cần đƣợc tổng hợp theo các nội dung sau: + Những nét tổng quát tình hình gia đình: nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm sản xuất, sức khỏe, vị trí của HGĐ + Những nét chủ yếu trong tổ chức sản xuất: các hoạt động sản xuất chủ yếu, quĩ đất canh tác và cơ cấu, tổ chức lao động, những thuận lợi, khó khăn và đề nghị, hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai.
- 30 + Những nét chủ yếu từ phân tích kinh tế HGĐ: Đầu tƣ, thu nhập, chi tiêu, những khó khăn và đề xuất. Phân tích kinh tế hộ gia đình cần tập trung vào hai lĩnh vực chủ yếu sau: 1) An toàn lƣơng thực (cân đối lƣơng thực trong hộ gia đình), 2) Thu nhập tiền mặt (cân đối thu chi trong hộ gia đình). Tên chủ hộ: Hoàng Phúc Quảng Thông tin cơ bản của gia đình: Nhóm hộ: III Số nhân khẩu: 8 ngƣời (5 nam, 3 nữ) Thôn: Tặc Tè. Xã: Nậm Lành Số lao động: 03 Huyện: Văn Chấn, tỉnh Yên Bái Nguồn thu Thu bằng Chi Cân đối Giải pháp Hiện vật Tiền (đ) Hiện vật Tiền (đ) 1. Lƣơng thực: 240 kg 1.200 kg ăn + chăn thiếu Khai thác - Lúa ruộng 1 vụ nuôi lâm sản bán lấy tiền - Lúa nƣơng mua lƣơng - Sắn thực II. Nguồn thu khác Cần đầu tƣ Đủ nhƣng 1 số năm có 01 con Lợn nái 500 kg bằng tiền 1 số năm thu từ chăn để mua thiếu nuôi để cho 02 con Gà đang nuôi thức ăn và sinh hoạt 300 gốc quế Mới trồng tận dụng 3 cây mận Mới trồng thức ăn 3 cay nhãn Mới trồng thừa III. Nghề phụ 25x25.000 Cho chi Không - Đóng cày bừa = tiêu sinh đủ bán (25cái/ năm) 625.000đ hoạt hàng năm - Khai thác lâm sản Bảng 4: Bảng phân tích kinh tế HGĐ 4.7. Công cụ phân loại, xếp hạng cho điểm 4.7.1. Mục đích của phân loại, xếp hạng và cho điểm Phân loại, xếp hạng và cho điểm là một công cụ của PRA để ngƣời dân đánh giá xác định mức độ cần thiết, ƣa thích và ƣu tiên trong quản lý tài nguyên cây con vật nuôi hay các hoạt động khác có liên quan. Bằng kết quả phân loại, xếp hạng và cho điểm ngƣời dân có thể làm căn cứ để xây dựng đƣợc các hoạt động phù hợp với điều kiện địa phƣơng và mong muốn của họ.
- 31 4.7.2. Một số nguyên tắc của công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm Đảm bảo tính thực tế của địa phƣơng và sự hiểu biết của cộng đồng. - Nhiều đối tƣợng tham gia: cá nhân, nhóm sở thích, nhóm nam giới, nhóm nữ giới. - Sử dụng tổng hợp các kỹ thuật có sự tham gia của ngƣời dân: Phỏng vấn bán định hƣớng, biểu đồ hay trực quan, thảo luận nhóm 4.7.3. Các đối tƣợng phân loại, xếp hạng và cho điểm - Cây lâm nghiệp - Cây ăn quả - Cây nông nghiệp - Cây công nghiệp - Vật nuôi Hình 2: Thảo luận xây dựng tiêu chí đánh giá - Sử dụng lâm sản - Hoạt động tín dụng 4.7.4. Phƣơng pháp chủ yếu trong phân loại, xếp hạng và cho điểm Sử dụng phƣơng pháp ô vuông la tinh hay gọi là phƣơng pháp ma trận. Thiết lập một bảng ô vuông gồm: - Các ô vuông trên cùng hàng ngang của bảng để liệt Hình 3: Thực hành công cụ phân loai, xếp hạng cho điểm kê các đối tƣợng
- 32 để phân loại đánh giá cho điểm. - Các ô vuông bên trái hàng dọc của bảng để liệt kê các tiêu chuẩn phân loại đánh giá (trừ ô đầu tiên góc trái) - Các ô nằm giao giữa các ô liệt kê đối tƣợng và ô liệt kê tiêu chuẩn dùng để đánh giá cho điểm. - Các ô vuông cuối cùng hàng ngang dùng để đánh giá lựa chọn các chỉ tiêu khác, ví dụ: lựa chọn ƣu tiên. Phƣơng pháp này cho phép nông dân cùng bàn luận, trao đổi, tranh luận những lý do vì sao mà họ quyết định phân loại, cho điểm cho từng đối tƣợng (Phân loại , đánh giá, cho điểm cái gì / tiêu chuẩn nào đƣợc đƣa vào để làm căn cứ đánh giá ). Loài cây Chỉ tiêu đánh giá Vải Nhán Chanh Cam Quýt Bƣởi Hồng Na Giá trị kinh tế cao 9 10 5 8 8 5 9 7 Dễ trồng 10 10 10 7 7 10 6 7 Nguồn giống sẵn có 2 5 10 5 3 8 2 4 Ít sâu bệnh 10 10 5 6 7 9 10 10 Vốn đầu tƣ ít 3 3 10 5 5 8 5 8 Dễ tiêu thụ 10 10 5 8 8 6 8 7 Xuất khẩu tốt 8 10 0 0 0 0 0 0 Giả sử đƣợc trồng 30 30 10 10 10 0 0 10 100 cây Thuận lợi Đất đai nhiều, vƣờn rộng, nhiều lao động, điều kiện tƣới tiêu tốt Khó khăn Những hộ nghèo thiếu vốn và cây giống tốt. Sâu bệnh nhiều (chủ yếu là sâu đục thân), thiếu hiểu biết về sâu bệnh và cách phòng trừ Hƣớng giải quyết Quy hoạch lại vƣờn, trồng các cây có giá trị kinh tế cao : Vải thiều, Nhãn lồng Hƣng Yên, na dai, cam đƣờng, quýt Những thuận lợi Trong thôn đã có một số giống cây nhƣ bƣởi, cam, nhãn chanh. Trong xã có một số mô hình vƣờn tốt. Bảng 5: Phân loại xếp hạng và cho điểm cây ăn quả của thôn Quyết Tiến, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú Hướng dẫn cơ bản - Đề nghị nông dân liệt kê các loài cây chủ yếu hiện có trong thôn, bản của mình (có thể viết tên, ký hiệu, tốt nhất là lấy lá cây đó để vào ô của cây đó)
- 33 - Thảo luận nhanh với nông dân về tiêu chuẩn đánh giá dựa vào nhận thức của họ (không nên gợi ý) - Viết từng tiêu chuẩn đánh giá ở ô bên trái hàng dọc: nên viết theo chiều thuận VD: dễ trồng, dễ mua cây giống, bán nhiều tiền, dễ bán (viết tiêu chuẩn nào, đánh giá cho điểm tiêu chuẩn đó) - Giải thích cho nông dân cách cho điểm: so sánh giữa các cây với nhau họ thảo luận và cân nhắc để cho điểm bằng: hạt ngô, viên sỏi, hay viết bằng số. Tốt nhất cho 10 điểm, kém nhất cho 0 điểm - Cán bộ hƣớng dẫn sẽ phỏng vấn, sử dụng câu hỏi vì sao, nông dân trả lời, cán bộ ghi chép - Đề nghị nông dân cho xếp loại ƣu tiên từng loài cây chính. Ghi chú: Điểm nông dân cho từng loài cây đƣợc coi là 1 công cụ để khuyến khích ngƣời dân tranh luận và giải thích câu hỏi vì sao. Cho nên cần tạo điều kiện để nông dân phân tích, lý giải rõ ràng. 4.7.5. Thời gian và các bƣớc tiến hành Công cụ phân loại, xếp hạng và cho điểm thƣờng đƣợc thực hiện vào ngày thứ 2 và thứ 3 trong đợt PRA, sau khi thực hiện các công cụ khác nhƣ đi lát cắt, phân tích mùa vụ Công cụ này đƣợc tổ chức thực hiện theo các bƣớc sau: - Thành lập nhóm: + Tuỳ theo mục đích của PRA mà có thể thành lập các nhóm nông dân khác nhau nhƣ : nhóm nam, nhóm nữ, nhóm hỗn hợp. Các nhóm này thực hiện tách biệt nhau dƣới sự hƣớng dẫn của cán bộ PRA. + Mỗi nhóm nông dân gồm: 5-7 ngƣời, họ là những ngƣời hiểu biết sâu sắc về tình hình thôn, bản. + Mỗi nhóm có ít nhất 2 cán bộ và 1 cộng tác viên thôn, bản đƣợc phân công: 1 hƣớng dẫn thực hiện công cụ, phỏng vấn và 1 ghi chép, cộng tác viên thôn giúp liên hệ, tổ chức và có thể huy động vào làm mẫu. - Công tác chuẩn bị: + Huy động nông dân và chuẩn bị các vật dụng, mẫu vật cần thiết. + Chọn địa điểm thích hợp. + Chuẩn bị phấn viết, giấy viết, bút - Thực hiện phân loại, xếp hạng, cho điểm + Triệu tập nông dân đến địa điểm. + Chào hỏi, giới thiệu, làm quen. + Nêu rõ mục đích của cuộc gặp mặt. + Thảo luận với nông dân về các đối tƣợng cần đánh giá phân loại.
- 34 + Hƣớng dẫn nông dân cách đánh giá (cán bộ PRA có thể vẽ mẫu bảng ô vuông lên sân hay nền đất) + Tạo điều kiện nông dân đánh giá và thảo luận. + Hƣớng dẫn nông dân phân tích những khó khăn và giải pháp. + Sao chụp kết quả lên giấy khổ to hoặc giấy khổ A4 và tổng hợp ý kiến thảo luận của nông dân. + Chuyển sang đánh giá đối tƣợng khác hoặc kết thúc buổi đánh giá + Nên tiến hành công cụ này trên sàn nhà hoặc trên sân nhà bằng các vật liệu đơn giản sẵn có nhƣ phấn, than, sỏi, hạt, cành lá của cây, hình vẽ của các con vật 35 4.8. Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức (sơ đồ VENN) với cộng đồng thôn bản 4.8.1. Mục đích Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức tạo điều kiện thuận lợi, định hƣớng cho việc thảo luận của ngƣời dân nói lên tầm quan trọng khác nhau và ảnh hƣởngcủa các tổ chức địa phƣơng hiện tại đối với các hoạt động của thôn, bản. Thông qua đó, có thể phát hiện những thay đổi cần thiết trong hoạt động của các tổ chức để đóng góp nhiều hơn, có hiệu quả hơn cho sự phát triển của địa phƣơng, đặc biệt là yêu cầu của ngƣời dân đối với hoạt động của các tổ chức để tạo cơ hội hỗ trợ, giúp đỡ họ phát triển 4.8.2. Nội dung - Liệt kê các tổ chức mà ngƣời dân quan tâm, xác định chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức, đánh giá tầm quan trọng và sự ảnh hƣởngcủa các tổ chức đó đối với thôn, bản - Xây dựng sơ đồ quan hệ của các tổ chức còn gọi là sơ đồ VENN để mô tả tầm quan trọng và ảnh hƣởngcủa các tổ chức đối với thôn, bản 4.8.3. Phƣơng pháp thực hiện công cụ Thành lập nhóm: một nhóm nông dân 5-7 ngƣời bao gồm nhiều thành phần: đại diện nông dân và các tổ chức đoàn thể của thôn, bản, một nhóm cán bộ PRA ít nhất 2 ngƣời hƣớng dẫn nông dân thực hiện công cụ và 1 cộng tác viên thôn, bản. Chuẩn bị: Địa điểm thực hiện, các vật tƣ, vật dụng sẵn sàng, báo dân tham gia Thời gian và cách tiến hành: Công cụ phân tích tổ chức và xây dựng sơ đồ VENN đƣợc thực hiện vào ngày thứ 3 của đợt PRA. Công cụ này đƣợc thực hiện theo các bƣớc: - Chào hỏi, giới thiệu và làm quen. - Nêu rõ mục đích của cuộc gặp mặt và đề nghị giúp đỡ.
- 35 - Cán bộ hƣớng dẫn nông dân thực hiện công cụ bƣớc 1 Liệt kê các tổ chức, xác định chức năng nhiệm vụ, tầm quan trọng và mức độ ảnh hƣởnghiện nay của các tổ chức Tác dụng Tên các tổ Tầm quan STT Chức năng, nhiệm vụ hiện tại đối chức trọng với thôn Tổ phổ cập Trực tiếp hƣớng dẫn phổ cập cho cộng Rất quan Đã hỗ trợ kỹ thôn đồng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế trọng đối với thuật và vốn 1 hoạch định hƣớng phát triển của thôn. các hộ gia cho các hộ gia Thay mặt cộng đồng quan hệ với tổ đình chức có quan hệ với thôn để thực hiện. đình Hội nông dân, Là các tổ chức gần gũi với cộng đồng Giữ vai trò Có một số phụ nữ và trực tiếp thực hiện các chỉ đạo về sản quan trọng hoạt động về đoàn thanh xuất và phong trào sản xuất, KHKT, chỉ đạo và tín 2 niên và chi bộ công tác bảo vệ cộng đồng. Là ngƣời dụng thôn tạo nên thành công của kế hoạch phát triển sản xuất - kinh tế - xã hội của cộng đồng. UBND và Trực tiếp theo dõi, giám sát, đôn đốc tổ Có vai trò Có tác dụng HĐND xã PC thực hiện các kế hoạch của cộng trọng lãnh động viên đông trong K.H của địa phƣơng. Trực đạo và chỉ nhân dân tham tiếp tham gia quản lý, phân phối cấp đạo sản xuất gia 3 giấy quyền sử dụng đất cho nông dân đảm bảo tƣ cách pháp nhân cho tổ PC quan hệ với các tổ chức kinh tế - xã hội khác. Hạt kiểm lâm Là tổ chức chỉ đạo trực tiếp và giúp đỡ Có tầm quan Kết hợp với và khuyến cộng đồng các kiến thức KH-KT, về trọng trong dự án tỉnh nông huyện SX, chăn nuôi cây giống và các đầu tƣ công tác bảo giúp nhân dân 4 khác nhau bảo vệ thực vật, công tác thú vệ y. Trực tiếp quản lý chỉ đạo tổ PC về rừng chuyên môn, cùng PCV phổ cập cho nông dân Dự án LNTT Là cơ quan quản lý dự án, trực tiếp giúp Có vai trò Mở lớp huấn tỉnh và sở đỡ cộng đồng tham gia đánh giá nông trong h−ớng luyện, h−ớng 5 nông lâm thôn và đầu tƣ cho nông dân để phổ dẫn kỹ thuật dẫn kỹ thuật cập, thực hiện đƣợc các định hƣớng và hỗ trợ và hỗ trợ vốn phát triển của thôn đến năm 2000 vốn tín dụng
- 36 Y tế giáo dục Là tổ chức giúp đỡ cộng đồng chăm lo 6 sức khỏe và học tập của con em Ngân hàng Là cơ quan giúp dân vay vốn để sản Rất quan Cho vay vốn 7 nhà nƣớc xuất trọng nh−ng ít Dân quân và Là tổ chức liên quan tới cộng đồng, 8 hội cựu chiến giúp đỡ cộng đồng về công tác kế hoạch binh bảo vệ sản xuất. Bảng 6: Đánh giá và phân tích các tổ chức liên quân đến thôn Quyết Tiến, xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú Hướng dẫn cơ bản - Cán bộ PRA vẽ lên mặt đất hoặc sàn và giải thích khung đánh giá bao gồm các cột: Tên các tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ ảnh hƣởng - Các cán bộ PRA đề nghị nông dân liệt kê các tổ chức hiện đang có trong địa phƣơng. Sau khi liệt kê đề nghị nông dân khẳng định và lƣợc bỏ bớt các tổ chức ít có quan hệ đến mục tiêu đánh giá - Đề nghị nông dân thảo luận chức năng của từng tổ chức theo cách hiểu của họ và ghi vào cột - Đề nghị nông dân đánh giá tầm quan trọng của từng tổ chức theo cách so sánh giữa các tổ chức với nhau: có thể dùng điểm hoặc dùng các tiêu chuẩn khác nhƣ: rất quan trọng, quan trọng, ít quan trọng và không quan trọng. Mỗi Hình 4: Dùng phiếu để phân loại hộ gia đình một tổ chức đề nghị nông dân cho biết lý do vì sao? - Đề nghị nông dân đánh giá mức độ ảnh hƣởng thực tế nhƣ cách đánh giá tầm quan trọng, nhƣng yêu cầu giải thích và cho biết thật rõ: tổ chức đó đã làm đƣợc gì cho thôn, bản.
- 37 Ghi chú: cần phân biệt rõ 3 tiêu chuẩn đánh giá theo sự hiểu biết của ngƣời dân: + Chức năng nhiệm vụ: Làm gì theo sự hiểu biết của ngƣời dân + Tầm quan trọng: Có cần thiết hay không theo thực tế mà họ cảm nhận + Ảnh hƣởng: Đã làm đƣợc gì, theo thực tế mà ngƣời dân thấy Cán bộ hƣớng dẫn nông dân thực hiện bƣớc 2:Xây dựng sơ đồ VENN. Sơ đồ VENN mô tả bản thân mỗi tổ chức và mỗi quan hệ giữa tổ chức đó đối với thôn, bản hoặc một lĩnh vực nào đó trong thôn, bản. Xây dựng sơ đồ VENN bao gồm 2 nội dung: + Xác định lĩnh vực quan tâm: phát triển chung của thôn, bản, phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thuỷ lợi + Thể hiện tầm quan trọng: Mỗi tổ chức đƣợc biểu hiện một vòng tròn, độ to nhỏ khác nhau thể hiện tầm quan trọng khác nhau. + Vị trí của các vòng tròn thể hiện tác động, ảnh hƣởng của các tổ chức đó, càng gần hoặc càng chồng lên nhau nhiều, nghĩa là ảnh hƣởng hay tác động càng nhiều Hội cựu chiến binh Hội phụ nữ và đoàn thanh niên Hạt kiểm Phát triển kinh Tổ phổ lâm huyện tế xã hội thôn cập Dự án Ủy ban và LNTT HDND Y tế, giáo dục Ngân hàng Nhà nƣớc Sơ đồ 2: Sơ đồ VENN Hướng dẫn cơ bản: - Đề nghị nông dân dùng kéo cắt các giấy màu khác nhau thành các vòng tròn to nhỏ khác nhau. Dùng phƣơng pháp so sánh để xác định và ghi tên các tổ chức
- 38 vào các vòng tròn to hay nhỏ. Tổ chức nào càng quan trọng thì đƣợc ghi tên vào vòng tròn càng to (cộng đồng thôn bản là vòng tròn to nhất ). - Đề nghị nông dân sắp xếp vị trí các vòng tròn. Tổ chức nào đã, và đang có ảnh hƣởng nhiều đến thôn, bản thì xếp gần hoặc chồng lên vòng tròn thể hiện lĩnh vực quan tâm. - Cán bộ PRA luôn đặt câu hỏi tại sao? 38 5. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA và viết báo cáo 5.1. Kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia 5.1.1. Kết quả thực hiện các công cụ đánh giá nông thôn có ngƣời dân. tham gia Mỗi công cụ PRA đƣợc thực hiện đều đƣa ra kết quả cụ thể. Các kết quả này đƣợc thể hiện bằng các bản đồ phác hoạ, sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ, những kết quả thảo luận của nhóm nông dân và biên bản do cán bộ PRA ghi trong quá trình thực hiện công cụ PRA. Các kết quả này mô tả trên giấy khổ lớn đƣợc thông qua trong các cuộc họp toàn thôn, sau đó sao chép lên khổ giấy nhỏ (khổ giấy A4). Đây là kết quả thực tế đòi hỏi cán bộ PRA phải phản ánh trung thực khi mô tả, vẽ hoặc sao chụp. 5.1.2. Kết quả phân tích tổng hợp. Phân tích, tổng hợp kết quả PRA đƣợc tổ chức sau khi thực hiện xong các công cụ PRA. Đây là bƣớc tiến hành quan trọng để dự thảo kết quả PRA sau đó đƣợc trình bày và thông qua trong cuộc họp dân toàn thôn để đƣa ra kết quả PRA cuối cùng. Thông thƣờng kết quả này bao gồm một số nội dung sau: - Tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của thôn, bản. - Tổng hợp các khó khăn, giải pháp của từng nhóm hộ gia đình. - Kế hoạch hành động của thôn, bản. Lĩnh vực Khó khăn Giải pháp Dự kiến hoạt động Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Cây ăn quả Thủy lợi Tín dụng Bảng 6: Khung tổng hợp các khó khăn, giải pháp và dự kiến hoạt động
- 39 Các hoạt Cam kết Kết quả sẽ Ngƣời Thời gian Chƣơng trình động cụ của nhân đạt đƣợc thực hiện thực hiện thể dân Huấn luyện đào tạo Khuyến nông Thử nghiệm giống mới Trồng trọt Chăn nuôi Trồng và bảo vệ rừng Cải tạo hệ thống thủy lợi Tín dụng Bảng 7: Khung mô tả kế hoạch hành động của thôn, bản Có thể tổng hợp, phân tích theo mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của đợt PRA hay yêu cầu của các hoạt động khuyến nông sau này. 5.2. Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp kết quả PRA 5.2.1. Thành lập tổ phân tích tổng hợp Tổ phân tích tổng hợp bao gồm: Các thông tin viên chính, các cộng tác viên của thôn, bản, đại diện các tổ chức quần chúng trong thôn, những nông dân chủ chốt và cán bộ PRA. Vai trò của cán bộ PRA là hƣớng dẫn, thúc đẩy, tạo điều kiện. 5.2.2. Chuẩn bị - Chọn địa điểm nhƣ hội trƣờng, trƣờng học đủ để trình bày các kết quả thực hiện các công cụ PRA. - Hệ thống kết quả thực hiện các công cụ PRA đƣợc treo trình tự của bộ công cụ. - Các vật tƣ, dụng cụ phục vụ viết, vẽ phải sẵn sàng. - Phân công các cán bộ PRA chịu trách nhiệm hƣớng dẫn, điều hành, thúc đẩy thảo luận và ghi chép 5.2.3. Các bƣớc tiến hành
- 40 Bước 1: Giới thiệu, trình bày và liệt kê các lĩnh vực quan tâm - Cán bộ PRA trình bày rõ mục đích và phƣớng pháp phân tích, tổng hợp kết quả PRA - Giải thích rõ từng mẫu phân tích, tổng hợp. - Cán bộ PRA hoặc mời một nông dân trình bày tóm tắt các kết quả thực hiện các công cụ PRA theo các biểu mẫu. - Cán bộ PRA trình bày những ý chính trong các biên bản ghi khi thực hiện các công cụ và các cuộc họp dân. - Đề nghị nông dân thảo luận và liệt kê các lĩnh vực chính thôn, bản đang quan tâm đã đƣợc đề cập trong khi thực hiện các công cụ PRA. Bước 2: Thảo luận nhóm (phân tích, tổng hợp các khó khăn, giải pháp theo từng lĩnh vực và dự kiến các hoạt động). - Cán bộ PRA hƣớng dẫn và tạo điều kiện thảo luận từng lĩnh vực theo mẫu ở bảng (2.7). - Phân tích, tổng hợp các khó khăn và giải pháp chủ yếu căn cứ vào kết quả của các công cụ PRA sử dụng các kỹ năng kích thích hồi tƣởng, phỏng vấn bán định hƣớng. - Cán bộ PRA sử dụng kỹ thuật não công để kích thích phát sinh ý tƣởng của nông dân trong việc đề ra các hoạt động cụ thể. Bước 3: Thảo luận nhóm (dự kiến kế hoạch hành động của thôn). - Kế hoạch hành động của thôn đƣợc xây dựng dựa trên các hoạt động đã vạch ra bao gồm: các chƣơng trình hành động, kết quả mong đợi, ngƣời thực hiện, cam kết đóng góp của nhân dân và thời gian thực hiện. - Cán bộ PRA hƣớng dẫn nông dân tổng hợp và liệt kê các chƣơng trình hành động căn cứ vào các hoạt động đã đề ra. Ví dụ các chƣơng trình nhƣ: + Huấn luyện và đào tạo + Khuyến nông - khuyến lâm. + Trồng trọt. + Chăn nuôi, thú y. + Lâm nghiệp. + Cây ăn quả. + Thuỷ lợi hay cơ sở hạ tầng. + Tín dụng. + Tổ chức cộng đồng - Cán bộ PRA tạo điều kiện cho nông dân thảo luận và đề xuất cho từng chƣơng trình.
- 41 - Cán bộ PRA tổng hợp dự thảo kế hoạch hành động của thôn. 41 5.3. Viết báo cáo kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. 5.3.1. Mục đích Báo cáo kết quả PRA là tập tài liệu đƣợc gửi lên cơ quan có thẩm quyền, các chƣơng trình, dự án quan tâm để làm cơ sở cho việc xây dựng dự án cho thôn, bản (đối với các PRA thăm dò) hoặc gửi lên văn phòng dự án đang thực thi các hoạt động tại thôn, bản (đối với các PRA chủ đề, PRA giám sát hàng năm) để làm cơ sở cho việc đánh giá, điều chỉnh và lập kế hoạch hành động của dự án trong năm sau. 5.3.2. Tập báo cáo kết quả đánh giá nông thôn có ngƣời dân tham gia. Tập báo cáo kết quả PRA bao gồm 2 phần chính. - Phần I: Báo cáo tổng hợp quá trình PRA . - Phần II: Phần phụ lục gồm các tài liệu. + Kết quả thực hiện các công cụ PRA (bản viết tay) + Kết quả phân tích tổng hợp PRA (xem mục 5.1) Kết quả phân tích khả thi kế hoạch hành động của thôn, bản + Các tài liệu liên quan khác. 5.3.3. Nội dung và phƣơng pháp viết báo cáo Phần I là phần báo cáo do cán bộ PRA tổng hợp và viết. Đây là một báo cáo tổng hợp quá trình PRA nên phải thể hiện rõ đầy đủ nội dung của tiến trình PRA, những nhận xét, đánh giá và kiến nghị. Phần báo cáo này bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1) Lời giới thiệu Nội dung này cần nêu rõ: - Lý do và xuất xứ của việc hình thành PRA tại thôn, bản. - Mục tiêu đã đặt ra cho PRA. - Mục đích của báo cáo. - Kết cấu của báo cáo. 2) Phương pháp và tiến trình PRA Nội dung này cần nêu rõ: - Những hoạt động trƣớc khi tiến hành PRA tại thôn, bản: Hình thành ý đồ, khảo sát ban đầu, xác định mục tiêu PRA, xác định phƣơng pháp (công cụ), lập kế hoạch thực hiện PRA, nhân sự, chuẩn bị và nối ghép. - Tiến trình PRA tại thôn, bản: Các hoạt động PRA hàng ngày tại thôn, bản và phƣơng pháp, những thuận lợi và khó khăn. - Nhận xét về phƣơng pháp và tiến trình PRA.
- 42 3) Đánh giá kết quả PRA Nội dung này cần nên rõ: - Phân tích và bình luận các kết quả ở phần phụ lục. - Phƣơng pháp phân tích và bình luận dựa vào việc so sánh giữa mục tiêu đã đặt ra cho đợt PRA và kết quả thu đƣợc của PRA. Yêu cầu là chỉ ra đƣợc những mục tiêu đạt đƣợc, những mục tiêu chƣa đạt đƣợc và khoảng trống của nó. Sử dụng kỹ thuật đối chiếu, so sánh để phân tích. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội của kết quả PRA 4) Các kiến nghị Nội dung này cần chỉ rõ những kiến nghị về các mặt: - Sử dụng các kết quả PRA - Cần phân biệt rõ kế hoạch hoạt động của thôn đƣợc đƣa ra bằng phƣơng pháp PRA với kế hoạch của dự án. Kế hoạch hỗ trợ của dự án phải dựa trên kế hoạch thôn, bản nhƣng không phải tất cả các kế hoạch đó đƣợc dự án hỗ trợ. Vì vậy các kết quả PRA phải do chính nông dân sử dụng làm cơ sở thực hiện các hoạt động và giám sát theo dõi. Trong kiến nghị này cần nêu rõ trách nhiệm của ngƣời dân trong thôn, bản, các tổ chức đƣợc hình thành trong quá trình PRA, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, của các tổ chức cấp trên và dự án. - Những định hƣớng hỗ trợ cho thôn, bản. - Dự án hỗ trợ cho phát triển thôn, bản phải đƣợc định hƣớng và xác định ƣu tiên. Các hỗ trợ phải xác định nhƣ là những xúc tác, ngòi nổ hay động lực ban đầu , tránh bao cấp. Vì vậy những kiến nghị về hỗ trợ cho thôn, bản phải thể hiện rõ và xác định trách nhiệm và cam kết với nông dân. Thông thƣờng các hỗ trợ của bên ngoài bao gồm nhiều nguồn khác nhau nhƣ của dự án, chính phủ hay các tổ chức khác Những hỗ trợ này phải có kế hoạch và không đƣợc chồng chéo. Kế hoạch hỗ trợ nên lập theo kiểu "gối đầu" nghĩa là chỉ khi có đƣợc hiệu quả của các hỗ trợ trƣớc mới tiếp tục cho các hỗ trợ tiếp theo. Điều này phải ghi trong cam kết. - Các hoạt động tiếp theo. - Trong kiến nghị phải ghi rõ những hoạt động tiếp theo và thông báo cho nông dân tránh việc mong chờ và gây nghi ngờ của nông dân đối với dự án. Những hoạt động tiếp theo vạch ra căn cứ vào tình hình cụ thể nhƣng phải xác định rõ thời gian và công việc chủ yếu. 5) Kết luận B. Câu hỏi và bài tập thực hành - Tình huống: Trong một đợt đánh giá nông thôn ở thôn A, anh/chị có nhiệm vụ cùng với ngƣời dân địa phƣơng tiến hành thực hiện xác định nhu cầu
- 43 phát triển Lâm nghiệp. Anh (chị) lựa chọn công cụ PRA nào để thực hiện công việc, sau đó tổ chức bố trí thực hiện công cụ này và đƣa ra kết quả. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành các nhóm, mỗi nhóm gồm 6-10 học viên, trong đó 2 học viên vào vai cán bộ Đánh giá nông thôn, các học viên còn lại đóng vai nông dân. - Nguồn lực cần thiết: Giấy A0, A4, bút viết các dụng cụ đo đếm, quan sát nhƣ ống nhòm, thƣớc đo. C. Ghi nhớ - Kỹ thuật cơ bản khi sử dụng bộ công cụ PRA - Mục đích, nội dung, phƣơng pháp thực hiện từng công cụ PRA
- 44 Bài 2: Xác định, thu thập thông tin có sẵn Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Xác định đƣợc các loại thông tin cần thiết cho từng hoạt động; - Thu thập đƣợc thông tin cần thiết cho những hoạt động tƣơng ứng; - Dựa vào thông tin thu thập đƣợc mô tả đƣợc hiện trạng sử dụng đất, trình độ kỹ thuật canh tác và mức độ đầu tƣ ở mỗi loại hình sử dụng đất ở địa phƣơng; - Có thái độ làm việc nghiêm túc, cẩn thận, trung thực. A. Nội dung: 1. Thông tin là gì? Là những kiến thức, những hiểu biết về sự thay đổi trong cuộc sống, lao động sản xuất, thậm chí chỉ là những ý tƣởng có đƣợc do tƣ duy, do cảm nhận của các giác quan hoặc do sự giao lƣu trao đổi của con ngƣời . 2. Các loại thông tin - Phƣơng tiện nghe nhìn, đọc, viết: Tạp trí, sách báo, tài liệu phát tay - Phƣơng tiện nhìn đọc (ấn phẩm, báo, tạp chí, tờ rơi, tờ gấp, qui trình, poster, pano, áp phích, mẫu vật, tranh ảnh ) - Phƣơng tiện nghe: Đài phát thanh Trung ƣơng, địa phƣơng, loa đài truyền thanh xã, thôn, xóm hội thảo, cuộc họp. - Phƣơng tiện vừa nghe vừa nhìn: Truyền hình trung ƣơng, địa phƣơng, phim Video, băng hình, đĩa hình - Là các hình thức tuyên truyền phổ biến khác nhƣ: Hội diễn, kịch thơ, hò vè, độc tấu, hội trợ, triển lãm nhằm chuyển giao cho ngƣời dân thông tin khoa học kỹ thuật một cách thuyết phục, nhẹ nhàng và dễ nhớ. 3. Các nguồn cung cấp thông tin - Do cá nhân, một nhóm ngƣời hay một tổ chức nào đó tham gia quá trình truyền thông tin. - Chủ trƣơng, chính sách, đƣờng lối của đảng và pháp luật của nhà nƣớc - Các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách thức làm ăn, các mô hình, kinh nghiệm sản xuất - Thông tin 1 chiều hay thông tin 2 chiều 4. Quy trình và cách thức thực hiện công việc 4.1. Liệt kê các thông tin có liên quan đến các hoạt động khuyến nông lâm xã/thôn Ví dụ 1: Thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên của 01 xã
- 45 - Các địa giới xã tiếp giáp (theo các hƣớng Đông - Tây - Nam - Bắc). - Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, địa hình, đất đai (các dạng địa hình chính, mức độ chia cắt, các loại đất, hiện trạng sử dụng đất, khả năng khai thác, sử dụng trong tƣơng lai ) - Đặc điểm về khí hậu, thủy văn (lấy số liệu về nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, hƣớng gió thịnh hành theo mùa, các hiện tƣợng khí hậu ảnh hƣởng đến sản xuất và chăn nuôi nhƣ: nhiệt độ, độ ẩm, sƣơng, mƣa đá, bão? Sự phân bố của hệ thống sông, suối, ao và các hồ chứa nƣớc hiện có trên địa bàn và khả năng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông lâm nghiệp). Ví dụ 2: Thu thập thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội - Thành phần dân tộc, dân số và lao động (các thành phần dân tộc cƣ trú trên địa bàn theo số hộ, khẩu và lao động). - Tình hình thu nhập (nguồn thu nhập chính của ngƣời dân trong thôn, xã? Tình trạng đói nghèo theo các tiêu chí qui định? Tình hình an ninh lƣơng thực, điều kiện lƣơng thực cho cả năm hay một số tháng, số hộ và tháng thiếu đói). - Tình hình sản xuất theo cơ cấu cây trồng - vật nuôi (cây lƣơng thực - thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc - gia cầm ) về quy mô, những thuận lợi, khó khăn và xu hƣớng phát triển. - Các hoạt động dịch vụ sản xuất khác nhƣ sản xuất hàng thủ công, dịch vụ khoa học kỹ thuật - Hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lƣới (chỉ ghi chép những thông tin tác động đến sinh hoạt và sản xuất). - Thông tin liên lạc, gồm: bƣu điện, điện thoại, hệ thống truyền thanh, truyền hình - Về y tế: Cơ sở vật chất và tình hình chăm sóc sức khỏe, sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; - Về giáo dục: Trình độ học vấn của ngƣời dân, hệ thống các trƣờng học, hiện trạng học sinh trong độ tuổi đến trƣờng, đặc biệt là tỷ lệ mù chữ? - Thị trƣờng: Nông lâm sản đƣợc sản xuất và khả năng tiêu thụ bằng cách nào? Giá cả, phƣơng thức thanh toán . - Tín dụng và tiết kiệm: Các hình thức tín dụng và tiết kiệm trong thôn bản? Vai trò của hệ Hình 6: Thu thập thông tin trực tiếp
- 46 thống ngân hàng, tín dụng đối với sản xuất? Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của ngƣời dân? Các vấn đề tồn tại và giải pháp? - Các hoạt động của cơ quan khuyến nông lâm trƣớc đây và ở thời điểm hiện tại? Quan điểm của ngƣời dân và chính quyền về công tác khuyến nông lâm? Nhu cầu chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo? Hệ thống khuyến nông lâm cơ sở đƣợc tổ chức nhƣ thế nào? 4.2. Thu thập thông tin theo chủ đề có liên quan đến hoạt động khuyến nông lâm ở địa phƣơng? Ví dụ: Thu thập thông tin theo chủ đề. - Thu thập thông tin về dân số và lao động. - Thu thập thông tin về các hoạt động sản xuất chính tại thôn/làng. - Thu thập thông tin về y tế, giáo dục. 4.3. Rà soát, bổ sung nội dung những thông tin còn thiếu. - Khi thu thập các thông tin qua các báo cáo tổng kết, báo cáo thƣờng kỳ, bản đồ, hoặc phỏng vấn ở cấp xã đã chi tiết đến cấp thôn/làng thì ở cấp thôn/làng sẽ không cần thiết phải thu thập tiếp. - Khi thu thập thông tin điều cần thiết là phải khai thác hết các thông tin đã nêu ở phần trên nhƣng phải có liên quan đến các hoạt động sản xuất và đời sống của ngƣời dân. - Cách khắc phục những lỗi trên là phỏng vấn chuyên sâu để làm rõ thông tin; để đảm bảo thông tin đƣợc chuyên sâu (chi tiết, rõ ràng), đầy đủ và có sự liên kết thì việc thu thập thông tin chỉ nên thực hiện bởi một ngƣời hoặc một nhóm ngƣời. B. Câu hỏi và bài tập thực hành. Áp dụng công cụ phỏng vấn lập bảng hỏi và thu thập thông tin về nhu cầu khuyến nông lâm của ngƣời dân. Chia nhóm: Mỗi nhóm 3-5 ngƣời, phỏng vấn 1-3 hộ nông dân, tổng hợp thông tin, số liệu theo mẫu biểu và trình bày kết quả. C. Ghi nhớ - Các loại thông tin - Nguôn cung cấp thông tin
- 47 Bài 3: Xác định mục tiêu lập kế hoạch và những hoạt động ƣu tiên Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Lựa chọn đƣợc phƣơng pháp xác định đƣợc mục tiêu lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm . - Thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu đảm bảo xác định đúng mục tiêu lập kế hoạch. - Thống nhất đƣợc thứ tự các hoạt động sẽ ƣu tiên thực hiện, căn cứ vào danh sách các hoạt động khuyến nông dự kiến, mức độ quan trọng, khả năng nguồn lực của các bên và tính mùa vụ của các hoạt động. - Làm việc khoa học có tinh thần trách nhiệm, trung thực, có tính sáng tạo trong công việc. A. Nội dung: 1. Viết mục tiêu 1.1. Khái niệm Mục tiêu là cái đích cần đạt đƣợc cho một hoạt động, một chƣơng trình cụ thể. (Làm nhƣ thế nào? Ai làm và hiệu qủa ra sao? ) 1.2. Các phƣơng pháp xác định mục tiêu. - Phân tích nhu cầu để xác định mục tiêu + Khi đã lựa chọn đƣợc các nhu cầu, tiến hành phân tích nhu cầu để xác định mục tiêu. + Mục tiêu lập kế hoạch khuyến nông lâm đƣợc xác định trên cơ sở nhu cầu cấp thiết đƣợc giải quyết. - Phƣơng pháp phân tích cây vấn đề, cây mục tiêu. + Dựa trên các vấn đề đƣợc xác định bằng các công cụ PRA. + Tiến hành phân tích làm rõ mục tiêu cần đạt đến để làm cơ sở xây dựng kế hoạch. - Nhóm các mục tiêu theo thời gian: Mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn + Mục tiêu ngắn hạn: Đƣợc thực hiện trong thời gian một năm. + Mục tiêu dài hạn: Đƣợc thực hiện trong thời gian từ 2-5 năm 1.3. Lựa chọn mục tiêu cần thiết cho lập kế hoạch hoạt động. - Đảm bảo nguyên tắc đi từ đơn giản đến phức tạp. - Đảm bảo tính logic. - Đi từ cái biết đến cái chƣa biết. - Giới thiệu nội dung theo yêu cầu thực hiện công việc.
- 48 2. Xác định mục tiêu lập kế hoạch Các bƣớc và cách thức thực hiện công việc - Liệt kê các hoạt động theo kế hoạch + Các hoạt động theo kế hoạch là những hoạt động đƣợc xây dựng xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân hoặc nhóm hộ hoặc cộng đồng. + Đƣợc nông dân thảo luận, phân tích và lựa chọn hoạt động ƣu tiên để thực hiện trƣớc. + Công việc liệt kê hoạt động khuyến nông lâm ƣu tiên chỉ thừa kế kết quả của công việc xác định các hoạt động ƣu tiên. - Lập khung cột và hàng để đƣa các hạng mục công việc theo tiến độ thời gian dự kiến + Việc chọn khung cột hàng phải căn cứ vào nội dung của kế hoạch khuyến nông lâm đã đƣợc lựa chọn, tiến độ thực hiện. + Phải căn cứ vào lịch mùa vụ đã đƣợc lập, nguồn lực hiện có và tổ chức hoặc ngƣời chịu trách nhiệm, thời gian cụ thể theo địa phƣơng. Ví dụ: Lập kế hoạch tiến độ cho một hoạt động khuyến nông lâm cụ thể đã đƣợc lựa chọn nhƣ: Kế hoạch khuyến nông lâm là một mô hình canh tác áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc trong quá trình canh tác. - Tiến hành liệt kê các bƣớc công việc trong việc xây dựng mô hình theo trình tự thời gian, đƣa vào cột nội dung công việc. - Xác định các địa điểm thực hiện công việc và đƣa vào cột địa điểm. - Xác định trách nhiệm của cá nhân hay tổ chức đƣa vào cột ngƣời chịu trách nhiệm theo các bƣớc công việc của cột nội dung công việc. - Xác định chi phí nguồn vốn, vật tƣ cần sử dụng để thực hiện cho từng hoạt động để đƣa vào cột dự kiến ngân sách và thời gian cụ thể để thực hiện các hoạt động đó. Cần chú ý trong quá trình đƣa các hạng mục công việc, tránh sự chồng chéo về thời gian và nguồn lực con ngƣời. 3. Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm 3.1. Tầm quan trọng của lập kế hoạch khuyến nông lâm - Thiết lập kế hoạch khuyến nông cần đảm bảo tính khả thi có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế. - Giảm kinh phí, tránh sự thất thoát kinh phí và nâng cao lòng tin của ngƣời nông dân đối với khuyến nông lâm. - Một chƣơng trình cần có sự tham gia của mọi ngƣời dân, của mọi tổ chức, mọi đoàn thể, mọi cấp mọi ngành, mọi phƣơng tiện trong đó lấy ngƣời nông dân làm trung tâm và đối tƣợng tác động.
- 49 3.2.Tại sao xây dựng chƣơng trình khuyến nông cần có sự tham gia của ngƣời dân - Không ai hiểu rõ bản thân bằng chính mình. Không ai hiểu nông dân bằng chính họ. - Nông dân là nhân tố bên trong quyết định trong việc đƣa ra những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của cộng đồng. - Nguyên tắc hoạt động của khuyến nông là có sự tham gia của ngƣời dân. - Nội dung của khuyến nông là cùng tham gia. - Kết quả của khuyến nông có tính tổng hợp của mọi ngành, mọi tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ. Trong đó nông dân đóng vai trò quyết định, khuyến nông có vai trò quan trọng. - Khuyến nông có vai trò cầu nối và thông tin 2 chiều giữa nông dân và các tổ chức xã hội và dịch vụ hỗ trợ . - Phát huy cao độ nông dân khuyến nông dân . 3.3. Các bƣớc tiến hành xây dựng hoạt động khuyến nông lâm 3.3.1. Điều tra khảo sát nông dân - Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nhiệt độ, vũ lƣợng mƣa và sự phân bố trong năm, độ ẩm. + Địa lý, địa hình, đất đai. + Nguồn nƣớc và khả năng tƣới tiêu. + Hệ động thực vật trong vùng, khu vực. - Điều kiện kinh tế xã hội + Cấu trúc xã hội + Các tổ chức đoàn thể + Cơ sở hạ tầng (đƣờng giao thông, kho tàng bến bãi, điện nƣớc, trƣờng, trạm ) + Lao động và thị trƣờng + Chủ trƣơng chính sách, phong tục tập quán địa phƣơng. + Nguồn vốn, tín dụng - Điều kiện sản xuất + Hệ thống sản xuất, ngành nghề + Cơ cấu sản xuất và lĩnh vực sản xuất + Lao động, thu nhập, kinh tế hộ + Trình độ kỹ thuật sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, bảo quản chế biến nông lâm sản )
- 50 + Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, tính ổn định - Văn hóa xã hội, sức khỏe + Trình độ văn hóa, dân trí + Các tổ chức giáo dục + Nhu cầu văn hóa của ngƣời dân + Sức khỏe và tuổi thọ + Hoạt động y tế 3.3.2. Thu thập thông tin - Tổng hợp các loại thông tin thu thập đƣợc. - Lựa chọn các thông tin thông qua PRA. - Đi thực tế kiểm tra đánh giá các thông tin thu thập, bổ sung các thông tin - Tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của ngƣời dân thông qua các thông tin thu thập đƣợc. - Xử lý các thông tin thu thập đƣợc 3.3.3. Cách ( Nội dung) viết báo cáo hoạt động khuyến nông lâm. Nội dung gồm: - Khái quát chung: + Tên dự án: Yêu cầu ngắn gọn, cô đọng, xúc tích thể hiện nội dung cơ bản và địa diểm thực hiện dự án. + Cấp quản lý: Thể hiện cấp ngành, cơ quan quản lý xét duyệt. + Cơ quan chủ quản: Là cơ quan có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án. + Cơ quan chủ trì: Cơ quan có nhiệm vụ chính xây dựng dự án, thực hiện dự án, báo cáo kết quả thực hiện dự án. + Cán bộ chủ trì: Là cán bộ của cơ quan chủ trì có kinh nghiệm, có uy tín làm dự án. + Cơ quan chuyển giao: Là cơ quan nghiên cứu có đủ năng lực đƣợc lựa chọn. + Cơ quan phối hợp: Thƣờng ở địa phƣơng có năng lực, điều kiện thuận lợi phối hợp cùng tham gia thực hiện các phần nội dung của dự án. + Thời gian thực hiện: Thể hiện tiến độ và thời gian bắt đầu và kết thúc dự án. - Thuyết minh dự án
- 51 + Những căn cứ lựa chọn nội dung và địa điểm thực hiện dự án: Cần đề cập đầy đủ các thông tin có liên quan đến cơ sở khoa học và thực tiễn, tính cấp bách + Mục tiêu dự án: Cần nêu rõ, ngắn gọn, xúc tích mục tiêu dự án (mục tiêu lâu dài và mục tiêu trƣớc mắt). + Nội dung dự án: Nêu cụ thể các nội dung hoạt động cần thực hiện, nhằm đáp ứng mục tiêu. + Những giải pháp thực hiện: Nêu rõ giải pháp về mặt tổ chức thực hiện, giải pháp mặt kỹ thuật, lao động, khoa học công nghệ, vốn và giải pháp vật tƣ + Tiến độ thực hiện: Kế hoạch thực hiện? Ai thực hiện? kết quả thực hiện theo từng mốc thời gian + Kinh phí: Ghi rõ kinh phí thực hiện cho các nội dung dự án. + Dự kiến kết quả sẽ đạt đƣợc cho từng nội dung dự án. - Kết luận và đề nghị + Nói rõ tính khả thi thực hiện dự án + Ý kiến đề nghị của cơ quan quản lý xem xét duyệt chấp nhận dự án - - Phụ lục + Giải trình sử dụng kinh phí dự án (liệt kê cách sử dụng kinh phí cho các hoạt động, kinh phí quản lý, xét duyệt ) + Giải trình kinh phí tập huấn, hội thảo, thuê chuyên gia + Kinh phí tổ chức các hoạt động B. Câu hỏi và bài tập thực hành Vận dụng kết quả của các công cụ PRA phần trên, để phân tích xác định mục tiêu lập kế hoạch khuyến nông lâm cho một thôn. - Tình huống: Giai đoạn đầu của một dự án X là đánh giá thực trạng chung của thôn Z để xác định những vấn đề còn tồn tại, những mong muốn và giải pháp mà ngƣời dân xác định làm cơ sở cho việc khởi động dự án hỗ trợ phát triển nông thôn trên địa bàn thôn Z. - Yêu cầu: Sử dụng phƣơng pháp phân tích cây vấn đề, cây, mục tiêu để xác định mục tiêu lập kế hoạch khuyến nông lâm trong dự án hỗ trợ phát triển nông thôn Z. - Tổ chức thực hiện: Chia thành nhóm, từ 5-10 học viên/nhóm. Các thành viên trong nhóm bầu nhóm trƣởng để thúc đẩy và thƣ ký ghi chép rồi cùng thảo luận phân tích các nhu cầu, kết quả PRA để xác định mục tiêu lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm cho thôn/bản. - Sản phẩm: Mỗi nhóm đều xác định đƣợc các mục tiêu để lập kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm theo thời gian và không gian nhất định.
- 52 - Kết quả đƣợc đại diện nhóm trình bày trƣớc lớp. C. Ghi nhớ - Phƣơng pháp xác định mục tiêu - Lập kế hoạch hoạt động khuyến nông
- 53 Bài 4: Lập kế hoạch tiến độ và lựa chọn phƣơng pháp thực hiện trong khuyến nông lâm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Lập đƣợc kế hoạch tiến độ các hoạt động khuyến nông lâm theo năm kế hoạch khi có đủ các thông tin về nguồn lực, phƣơng pháp thực hiện và các bên tham gia cam kết thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm; - Thống nhất đƣợc các phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm ƣu tiên; - Có tinh thần trách nhiệm trong công việc đƣợc giao, làm việc cẩn thận, tỷ mỉ, khoa học. A. Nội dung: 1. Lập kế hoạch tiến độ Kế hoạch là dự kiến trƣớc những việc/các bƣớc cần phải làm để đáp ứng các mục tiêu nhằm giải quyết một các khoa học và lƣờng trƣớc đƣợc những sự cố có thể xảy ra để có biện pháp khắc phục. Chủ động cho các hoạt động cần thiết, bố trí khoa học đảm bảo đánh giá đối tƣợng, nội dung cần điều tra. 1.1. Liệt kê các hoạt động theo kế hoạch. - Các hoạt động đề xuất trong quá trình thực hiện các công cụ PRA. - Lựa chọn công cụ sử dụng để xác định các hoạt động ƣu tiên. - Các hoạt động khuyến nông lâm ƣu tiên là các hoạt động đƣợc xác định là cần thiết và quan trọng nhất trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các hộ gia đình, cộng đồng. Đồng thời phù hợp với khả năng tham gia, đáp ứng các nguồn lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân từ ngoài cộng đồng. - Sắp xếp các hoạt động theo từng lĩnh vực nhƣ: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, bảo vệ cây trồng vật nuôi, dịch vụ Trên cơ sở từng lĩnh vực sẽ tiến hành lựa chọn ƣu tiên theo công cụ phân loại xếp hạng ƣu tiên. 1.2. Phân tích các hạng mục công việc trong mỗi hoạt động ƣu tiên. - Ở mỗi hoạt động cần xác định rõ: để thực hiện đƣợc hoạt động đó thì cần phải trải qua bao nhiêu bƣớc công việc cần thực hiện. - Tiến hành phân tích các hoạt động đã liệt kê bằng công cụ phân loại xếp hạng ƣu tiên theo trình tự. Ví dụ: “Tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng sắn” là hoạt động ƣu tiên. + Các hạng mục công việc của hoạt động này là gì?
- 54 + Công việc chuẩn bị (lập kế hoạch về thời gian, địa điểm tổ chức tập huấn, lập danh sách và mời các hộ gia đình tham gia khóa tập huấn, mời cán bộ tập huấn ). 1.3. Lập bảng kế hoạch tiến độ. Khung mô tả kế hoạch hành động của thôn/bản Các hoạt Cam kết Kết quả sẽ Ngƣời Thời gian Chƣơng trình động cụ của ngƣời đạt đƣợc thực hiện thực hiện thể dân Huấn luyện đào tạo Khuyến nông, khuyến lâm Thử nghiệm giống mới Trồng trọt Chăn nuôi Trồng và bảo vệ rừng Cải tạo hệ thống thủy lợi Tín dụng 2. Lựa chọn phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm. 2.1. Liệt kê các hoạt động khuyến nông lâm theo kế hoạch - Các hoạt động khuyến nông lâm theo kế hoạch là những hoạt động khuyến nông lâm đƣợc xây dựng xuất phát từ nhu cầu của các hộ nông dân , nhóm hộ hoặc cộng đồng. - Trong các hoạt động đó đã đƣợc nông dân thảo luận, phân tích và lựa chọn hoạt động ƣu tiên để thực hiện trƣớc. - Công việc liệt kê hoạt động khuyến nông lâm ƣu tiên chỉ thừa kế kết quả của công việc xác định các hoạt động ƣu tiên. 2.2. Chọn phƣơng pháp thực hiện cho hoạt động khuyến nông lâm Việc chọn phƣơng pháp thực hiện các hoạt động phải căn cứ vào mục tiêu của kế hoạch khuyến nông, nguồn lực hiện có ở địa phƣơng và sự hỗ trợ từ bên ngoài. + Mục tiêu của một hoạt động cụ thể của kế hoạch khuyến nông lâm là một số nông dân sẽ áp dụng các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc trong quá trình canh tác. Nếu nguồn lực cho phép thì có thể chọn phƣơng pháp xây dựng
- 55 một số mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác trên đất dốc phù hợp với điều kiện của địa phƣơng. Nhƣng nếu không đủ nguồn lực thì có thể chọn phƣơng pháp tổ chức đi tham quan mô hình ở địa phƣơng có điều kiện canh tác tƣơng tự. + Mục tiêu của một hoạt động cụ thể của kế hoạch khuyến nông lâm là nông dân sẽ quan tâm đến các kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc. Với mục tiêu này có thể lựa chọn phƣơng pháp khác nhau tùy theo điều kiện cụ thể, nhƣ giới thiệu, quảng bá trên băng hình, hội thảo đầu bờ hoặc đi tham quan mô hình B. Câu hỏi và bài tập thực hành Lập kế hoạch tiến độ các hoạt động khuyến nông lâm đã lựa chọn năm 2011 tại thôn A. - Tình huống: Các hoạt động khuyến nông lâm ƣu tiên tại thôn A năm 2010 đã đƣợc lựa chọn, có đủ nguồn lực và tiến hành lập kế hoạch tiến độ để chuẩn bị thực hiện các hoạt động này. - Yêu cầu: Kế hoạch tiến độ thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm năm 2011 không đƣợc chồng chéo về thời gian và cân đối đủ nguồn lực thực hiện các hoạt động theo đúng nội dung mùa vụ sản xuất. - Tổ chức thực hiện: Chia thành nhóm, từ 5-10 học viên/nhóm, các thành viên trong nhóm bầu nhóm trƣởng và thƣ ký ghi chép. Các thành viên trong nhóm thảo luận để đƣa ra trình tự thực hiện các bƣớc công việc cho các hoạt động khuyến nông lâm năm 2010. Xác định các cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm và sắp xếp các bƣớc công việc theo thời gian. - Sản phẩm: Mỗi nhóm lập đƣợc kế hoạch tiến độ các hoạt động khuyến nông lâm theo tình huống giả định, viết lên giấy Ao, đồng thời cử đại diện nhóm lên trình bày kết quả cũng nhƣ giải trình những thắc mắc của các thành viên của nhóm khác khi có yêu cầu. C. Ghi nhớ - Phân tích các hạng mục công việc trong mỗi hoạt động ƣu tiên - Căn cứ lựa chọn phƣơng pháp thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm.
- 56 Bài 5: Họp dân thông qua kế hoạch và viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Tổ chức cuộc họp thông qua kế hoạch khuyến nông lâm cấp thôn, xã. - Hoàn thiện kế hoạch khuyến nông lâm cấp thôn, xã để trình duyệt. - Xây dƣṇ g đƣợc một bản đề cƣơng viết báo cáo phải đầy đủ về nội dung, hợp lý về bố cục và đảm bảo tính lôgic. - Phân loại số liệu theo các chủ đề phù hợp với đề cƣơng viết báo cáo. - Các thông tin đã đƣợc xƣ̉ lý , kiểm tra chéo và tổng hợp theo chủ đề. - Có đƣợc một bản báo cáo PRA đảm bảo tính trung thƣc̣ vac̀ ó tính khả thi. A. Nội dung: 1.Tổ chức họp dân thông qua kế hoạch trình duyệt 1.1. Khái niệm Họp dân là thời điểm diễn ra quá trình thông tin 2 chiều mà quá trình này đƣợc đông đảo ngƣời dân tham gia . Tiết kiệm đƣợc thời gian, truyền đạt đƣợc mục đích, ý nghĩa của PRA đến nhiều ngƣời dân, tạo ra đƣợc sự hiểu biết giữa những ngƣời trong cộng đồng với nhau và những ngƣời bên ngoài Thống nhất đƣợc những yêu cầu và kế hoạch hoạt động sắp tới để ngƣời dân chủ động tham gia. 1.2. Xây dựng khung chƣơng trình họp . Các bước và cách thức thực hiện công việc - Tổ chức cuộc họp dân thông qua kế hoạch. (Xem bài tổ chức cuộc họp dân). + Lập kế hoạch thời gian, nội dung, địa điểm, thành phần tham gia cuộc họp. + Phân công, bố trí ngƣời trình bày, điều hành, thƣ ký cuộc họp. + Chuẩn bị hậu cần cho cuộc họp, chuẩn bị giấy mời, phát giấy mời hoặc thông tin báo mời dự họp. + Tổ chức cuộc họp. - Điều hành cuộc họp + Sắp xếp trình tự nội dung cuộc họp, trình bày nội dung theo thứ tự đã lập sẵn.
- 57 + Trình bày, giải thích rõ mục tiêu của cuộc họp là thông qua kế hoạch tìm kiếm sự thống nhất, cam kết thực hiện của ngƣời dân trƣớc khi trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. + Từng nội dung trong kế hoạch phải trình bày thật chi tiết và dừng lại yêu cầu ngƣời dân thảo luận thật kỹ để thông qua hoặc bổ sung, sửa đổi hoặc bỏ đi. Ví dụ: “Tổ chức một cuộc họp dân ở thôn A để thông qua kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm thực hiện chỉnh sửa để trình duyệt” - Giới thiệu chung về định hƣớng căn cứ hoạt động khuyến nông lâm của xã trong thời gian tới. - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện các hoạt động khuyến nông lâm tại địa phƣơng thông qua kết quả thực hiện PRA hoặc kết quả điều tra. - Kết quả thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông lâm trong thời gian đến đã đƣợc dự thảo. - Trình bày kết quả lập kế hoạch và lấy ý kiến của ngƣời dân. Thống nhất kết quả và trình cơ quan cấp trên có thẩm quyền phê duyệt. 2. Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia 2.1. Xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu theo chủ đề - Các thông tin thu thập đƣợc ở xã, thôn và qua việc thực hiện các công cụ PRA là những thông tin rời rạc và tản mạn chƣa thể đƣa vào báo cáo thuyết minh. Vì vậy, cần xử lý số liệu và thông tin để đƣa ra các số liệu, thông tin có ý nghĩa cho báo cáo. - Thông tin, số liệu cần tổng hợp theo các nội dung phù hợp với khung báo cáo thuyết minh (có mẫu kèm theo). - Các thông tin phân tích, tổng hợp cần tập trung và các nội dung nhƣ trong mẫu đính kèm. - Thông thƣờng kết quả của quá trình này bao gồm các nội dung sau: Nội dung 1: Tổng hợp các khó khăn, giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của thôn/bản. (xem bảng sau). Bảng 1: Khung tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến hoạt động STT Lĩnh vực Khó khăn Giải pháp Dự kiến hoạt động I Trồng trọt 1 Trồng lúa nƣớc 2 n
- 58 II Chăn nuôi 1 2 n III Lâm nghiệp IV Thủy lợi V Tín dụng Nội dung 2: Tổng hợp các hoạt động sản xuất, các khó khăn, giải pháp của từng nhóm hộ gia đình. Nội dung 3: Kế hoạch hành động của thôn/bản (xem bảng sau). Bảng 2: Khung mô tả kế hoạch hành động của thôn/bản. Các hoạt Cam kết Kết quả sẽ Ngƣời Thời gian Chƣơng trình động cụ của ngƣời đạt đƣợc thực hiện thực hiện thể dân Huấn luyện đào tạo KN khuyến lâm Thử nghiệm giống mới Trồng trọt Chăn nuôi Trồng và bảo vệ rừng Cải tạo hệ thống thủy lợi Tín dụng - Có thể tổng hợp phân tích theo các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích cụ thể của đợt PRA hay các hoạt động khuyến nông lâm sau này. Việc phân tích tổng hợp cũng dựa trên nguyên tắc có sự tham gia của ngƣời dân.
- 59 - Cùng một nội dung thông tin nhƣng góc độ phân tích, đánh giá khác nhau cũng cho những kết quả khác nhau, điều đó sẽ giúp ngƣời đọc có đƣợc cái nhìn tổng hợp và rõ ràng hơn về một vấn đề. Ví dụ: Kết quả của phân tích kinh tế hộ gia đình có thể phân tích ở các góc độ khác nhau: + Thu nhập bình quân của các nhóm hộ. + So sánh lợi nhuận thu đƣợc từ một hoạt động sản xuất ở các nhóm hộ khác nhau. + Các hoạt động sản xuất tạo thu nhập cao ở từng nhóm hộ + So sánh lợi nhuận thu đƣợc từ các hoạt động sản xuất khác nhau. 2.2 Viết báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia. Báo cáo thực tập gồm 2 phần: PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG HỢP QUÁ TRÌNH PRA I. LỜI GIỚI THIỆU (Nội dung này cần nêu rõ) - Lý do và xuất xứ của việc hình thành PRA tại thôn/bản. - Mục tiêu đã đặt ra cho PRA. - Mục đích của báo cáo. - Kết cấu của báo cáo. II. PHƢƠNG PHÁP VÀ TIẾN TRÌNH PRA (Nội dung này cần nêu rõ) - Những hoạt động trƣớc khi tiến hành PRA tại thôn/bản: hình thành ý đồ, khảo sát ban đầu, xác định mục tiêu PRA, xác định phƣơng pháp (công cụ), lập kế hoạch thực hiện PRA, nhân sự, chuẩn bị - Tiến trình PRA tại thôn/bản: Các hoạt động PRA hàng ngày tại thôn/bản và phƣơng pháp, những thuận lợi, khó khăn. - Nhận xét phƣơng pháp và tiến trình PRA. III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PRA (Nội dung này cần nêu rõ) - Phân tích và bình luận các kết quả ở phần phụ lục: phƣơng pháp phân tích và bình luận dựa vào việc so sánh giữa mục tiêu đã đặt ra cho đợt PRA và kết quả thu đƣợc của PRA. Yêu cầu là chỉ ra đƣợc những mục tiêu đạt đƣợc, những mục tiêu chƣa đạt đƣợc và khoảng trống của nó. Sử dụng kỹ thuật đối chiếu, so sánh để phân tích. - Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội của kết quả PRA. IV. CÁC KIẾN NGHỊ
- 60 (Nội dung này cần chỉ rõ những kiến nghị về các mặt) Sử dụng các kết quả PRA - Cần phân biệt rõ kế hoạch hoạt động đƣợc đƣa ra bằng phƣơng pháp PRA với kế hoạch của dự án. Kế hoạch hỗ trợ của dự án phải dựa trên kế hoạch thôn/bản nhƣng không phải tất cả các kế hoạch đó đƣợc hỗ trợ. - Các kết quả PRA phải do chính ngƣời dân sử dụng làm cơ sở thực hiện các hoạt động và giám sát theo dõi. - Trong kiến nghị này cần nêu rõ trách nhiệm của ngƣời dân trong thôn/bản, các tổ chức đƣợc hình thành trong quá trình PRA, trách nhiệm của chính quyền địa phƣơng, của các tổ chức cấp trên và dự án. - Những định hƣớng hỗ trợ cho thôn/bản: Dự án hỗ trợ phát triển thôn/bản phải đƣợc định hƣớng và xác định ƣu tiên. Các hỗ trợ phải xác định nhƣ là những xúc tác, ngòi nổ hay động lực ban đầu , tránh bao cấp. - Các kiến nghị về hỗ trợ thôn/bản phải thể hiện rõ và xác định trách nhiệm và cam kết với ngƣời dân. Thông thƣờng các hỗ trợ của bên ngoài bao gồm nhiều nguồn khác nhau nhƣ của dự án, chính phủ hay các tổ chức khác Những hỗ trợ này phải có kế hoạch và không đƣợc chồng chéo. - Kế hoạch hỗ trợ nên lập theo kiểu “gối đầu”, nghĩa là chỉ khi có đƣợc hiệu quả của các bên hỗ trợ trƣớc mới tiếp tục cho các hỗ trợ tiếp theo (điều này phải ghi trong cam kết). - Các hoạt động tiếp theo: Trong kiến nghị phải ghi rõ những hoạt động tiếp theo và thông báo cho ngƣời dân tránh việc mong chờ và gây nghi ngờ của ngƣời dân đối với dự án. Những hoạt động tiếp theo vạch ra căn cứ vào tình hình cụ thể nhƣng phải xác định rõ thời gian và công việc chủ yếu. V. KẾT LUẬN PHẦN II: PHỤ LỤC - Kết quả thực hiện các công cụ PRA (bản viết tay). - Kết quả phân tích tổng hợp PRA. - Kết quả phân tích tính khả thi kế hoạch hành động của thôn/bản. - Các tài liệu liên quan khác. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Phân tích, tổng hợp số liệu - Tình huống: Trong đợt đánh giá nông thôn tại thôn A, sau khi đã thu thập xong số liệu, đoàn đánh giá nông thôn phân công anh/chị phụ trách một nhóm nông dân tổng hợp tình hình kinh tế hộ gia đình (có thông tin, số liệu giả định kèm theo).
- 61 - Yêu cầu: Thành lập một nhóm nông dân và tiến hành tổng hợp tình hình kinh tế hộ theo các nội dung sau: - Những nét tổng quát tình hình gia đình, nhƣ nhân khẩu, lao động, nghề nghiệp, trình độ và kinh nghiệm sản xuất, sức khỏe, vị trí của hộ gia đình - Những nét chủ yếu trong tổ chức sản xuất, nhƣ các hoạt động sản xuất chủ yếu, quỹ đất canh tác và cơ cấu, tổ chức lao động, những thuận lợi, khó khăn và đề nghị, hƣớng phát triển sản xuất trong tƣơng lai. - Những nét chủ yếu từ phân tích kinh tế hộ gia đình, nhƣ đầu tƣ, thu nhập, chi tiêu, những khó khăn và đề xuất. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành nhóm nhỏ, từ 5- 6 học viên/nhóm, các thành viên trong nhóm tự bầu một trƣởng nhóm và một thƣ ký. Nhóm trƣởng thúc đẩy để đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia vào quá trình phân tích và tổng hợp số liệu. - Nguồn lực cần thiết: Giấy Ao, A4, bút dầu, băng dính. - Sản phẩm: Mỗi nhóm đều có kết quả viết lên giấy Ao và cử ngƣời trình bày kết quả. Bài tập 2: Tổng hợp các khó khăn, giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của thôn/bản. - Tình huống: Trong đợt đánh giá nông thôn tại thôn A, sau khi đã thu thập xong số liệu, đoàn đánh giá nông thôn phân công anh/chị phụ trách một nhóm nông dân tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến các hoạt động cho từng lĩnh vực nhƣ bảng 1. - Tổ chức thực hiện: Lớp chia thành nhóm nhỏ, từ 5 - 6 học viên/nhóm, các thành viên trong nhóm tự bầu một trƣởng nhóm và một thƣ ký. Nhóm trƣởng thúc đẩy để đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tham gia vào quá trình phân tích và tổng hợp số liệu. - Yêu cầu: Một thành viên trong nhóm nhập vai cán bộ đánh giá nông thôn, các thành viên còn lại nhập vai nông dân và tiến hành: Tổng hợp các khó khăn giải pháp và dự kiến các hoạt động theo các nội dung ở bảng 1: - Nguồn lực cần thiết: Giấy Ao, A4, bút dầu, băng dính. - Sản phẩm: Mỗi nhóm đều có kết quả là bảng tổng hợp viết lên giấy Ao và cử ngƣời trình bày kết quả. C. Ghi nhớ - Các bƣớc và cách thức thực hiện công việc xây dựng khung chƣơng trình họp - báo cáo đánh giá nông thôn có sự tham gia