Giáo trình mô đun Nhân giống Tràm

pdf 161 trang vanle 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Nhân giống Tràm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_nhan_giong_tram.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Nhân giống Tràm

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG TRÀM MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ: NHÂN GIỐNG VÀ TRỒNG TRÀM TRÊN VÙNG ĐẤT NGẬP PHÈN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Ở Việt Nam, rừng tràm đã hình thành, tồn tại và phát triển trên những diện tích tập trung lớn ở ĐBSCL gồm các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau và một phần diện tích vùng Tây sông Hậu, hàng năm cung cấp khoảng hàng trăm ngàn m3 gỗ. Rừng tràm là nơi cung cấp nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương bao gồm gỗ xây dựng, làm cừ, củi, dây choại, bột giấy, tinh dầu, than, mật ong, Rừng tràm đã gắn bó với cuộc sống của người dân trong vùng, che chở và nuôi sống họ từng ngày. Rừng tràm còn mang lại ý nghĩa và những giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và nhân văn của một vùng đồng bằng từ thưở cha ông đến khai hoang lập nghiệp ở nơi đây. Trước năm 1995 người dân trồng tràm chủ yếu bằng phương pháp truyền thống: sạ thẳng hạt tràm xuống đất trồng, nhưng cách làm này không mang lại lợi ích kinh tế cho người dân vì năng suất cây tràm rất thấp. Nhưng từ năm 1995 trở lại đây người dân đã biết trồng rừng bằng cây con, đã mang đến cho họ nguồn kinh tế đáng kể từ rừng tràm. Vì thế việc nhân giống tràm trên vùng đất ngập phèn ra đời nhằm giúp bà con nông dân vùng ĐBSCL có được kỹ thuật tạo giống cây con chất lượng, mang lại thành công trong công tác trồng rừng. Giáo trình được xây dựng và phát triển theo các bước: phân tích nghề, phân tích công việc và xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề theo mô đun. Giáo trình mô đun: Nhân giống tràm là mô đun đầu tiên trong 04 mô đun của chương trình dạy nghề “Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn” nhằm trang bị cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản trong việc lựa chọn giống, nhân giống để trồng. Giáo trình mô đun gồm 05 bài: Bài 1: Giới thiệu chung về một số loại tràm; Bài 2: Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống; Bài 3:Thiết kế vườn ươm; Bài 4: Sản xuất cây con túi bầu; Bài 5: Sản xuất cây con rễ trần. Trong quá trình biên soạn giáo trình mô đun chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, nhà quản lý và các bạn đọc để hiệu chỉnh và hoàn thiện giáo trình phục vụ sự nghiệp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn ở nước ta. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS. Nguyễn Thái Hiền 2. ThS. Trần Đức Thưởng 3. ThS. Lê Thanh Quang
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 MÃ TÀI LIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 100 MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG TRÀM 111 Bài 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MỘT SỐ LOẠI TRÀM 11 1. Tràm cừ 11 1.1 Xuất xứ 13 1.2 Đặc điểm hình thái 15 1.3 Phân bố tự nhiên 19 1.4 Điều kiện khí hậu 19 1.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên 19 1.6 Công dụng của cây tràm cừ 19 1.6.1 Gỗ 19 1.6.2 Vỏ 20 1.6.3 Lá 20 1.6.4 Than tràm 20 2. Tràm Úc (tràm lá dài) 26 2.1 Xuất xứ 26 2.2 Đặc điểm hình thái 27 2.3 Phân bố tự nhiên 30 2.4 Điều kiện khí hậu 30 2.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên 30 2.6 Công dụng của tràm lá dài 31 2.6.1 Gỗ 31 2.6.2 Vỏ 31 2.6.3 Lá 31 2.6.4 Than tràm 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32
  5. 5 C. Ghi nhớ 35 Bài 2 THU HÁI, CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN HẠT GIỐNG 36 A.Nội dung 36 1. Tầm quan trọng của hạt giống 36 2. Thu hái quả giống 36 2.1 Chọn cây lấy giống 36 2.2 Thu hái quả giống 39 2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ thu hái 39 2.2.2 Xác định thời gian thu quả 41 2.2.3 Nhận biết độ chín quả 41 2.2.4 Hái quả 43 2.2.5 Thu gom quả 44 3. Phơi quả lấy hạt 45 3.1 Ủ quả 45 3.2 Phơi quả 45 4. Phân loại và làm sạch hạt 47 5. Làm khô hạt giống 49 6. Đóng gói hạt giống 50 7. Bảo quản hạt giống 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 52 C. Ghi nhớ 56 Bài 3. THIẾT KẾ VƯỜN ƯƠM 57 A. Nội dung 57 1. Khái niệm về vườn ươm 57 2. Phân loại vườn ươm 57 2.1 Theo tính chất sản xuất 57 2.1.1 Theo thời gian sử dụng 57 2.1.2 Theo loài cây 58 2.1.3 Theo quy mô 58 2.2 Theo cách thức sản xuất 58 3. Thiết kế vườn ươm 59 3.1 Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm 59
  6. 6 3.1.1 Vị trí đặt vườn ươm 59 3.1.2 Yếu tố đất đai 60 3.1.3 Yếu tố nguồn nước 60 3.1.4 Nguồn cung cấp điện 60 3.2 Thiết kế các công trình trong vườn ươm 61 3.2.1 Nhà kho, đóng bầu 61 3.2.2 Luống sản xuất cây con 62 3.2.3 Giàn che nắng 65 3.2.4 Đường đi lại trong vườn ươm 66 3.2.5 Hệ thống tưới tiêu 67 3.2.6 Khu ươm nuôi cây 71 3.2.7 Hàng rào và cổng ra vào 72 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 73 C. Ghi nhớ 76 Bài 4 SẢN XUẤT CÂY CON TÚI BẦU 77 A. Nội dung 77 1. Ưu điểm và nhược điểm sản xuất cây con trong túi bầu 77 1.1 Ưu điểm 77 1.2 Nhược điểm 78 2. Chuẩn bị đất 78 2.1 Tạo luống gieo ươm 78 2.1.1 Làm đất 78 2.1.2 Tạo luống gieo ươm 78 2.1.2.1 Khái niệm về luống nổi có gờ 78 2.1.2.2 Trình tự các bước lên luống nổi có gờ 79 2.2 Tạo giá thể luống gieo hạt 82 3. Đóng bầu 84 3.1 Chọn túi bầu/ vỏ bầu 84 3.2 Xác định tỉ lệ thành phần hỗn hợp ruột bầu 85 3.2.1 Thành phần hỗn hợp ruột bầu 85 3.2.2 Tính toán thành phần hỗn hợp ruột bầu 85
  7. 7 3.2.3 Trộn hỗn hợp ruột bầu 86 3.3 Đóng bầu 87 3.4 Tạo má luống 89 4. Gieo hạt 90 4.1 Kiểm tra hạt giống 90 4.2 Gieo hạt 92 5. Cấy cây 96 5.1 Chọn cây cấy 96 5.2 Bứng cây mạ 97 5.3 Cấy cây vào bầu 98 5.4 Tưới nước và che phủ 99 6. Chăm sóc cây tràm con ở vườn ươm 101 6.1 Tưới nước 101 6.2 Che nắng, mưa, gió 102 6.3 Nhổ cỏ, phá ván 103 6.4 Bón thúc phân 105 6.5 Phòng trừ sâu bệnh hại 107 6.6 Đảo bầu 111 6.7 Hãm cây 112 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 112 C. Ghi nhớ 119 Bài 5 SẢN XUẤT CÂY CON RỄ TRẦN 120 A. Nội dung 120 1. Ưu, nhược điểm của gieo ươm rễ trần 120 1.1 Ưu điểm 120 1.2 Nhược điểm 120 2. Chuẩn bị đất 121 2.1 Chọn địa điểm gieo ươm 121 2.2 Lên luống/ liếp gieo ươm 122 2.3 Làm đất ruộng gieo 126 2.3.1 Dọn thực bì kết hợp cày đất 127
  8. 8 2.3.2 San phẳng ruộng gieo 128 2.3.3 Làm bờ bao ruộng gieo 129 3. Bón phân lót 130 4. Gieo hạt 131 4.1 Sạ (gieo) nước 131 4.1.1 Chọn thời điểm sạ hạt 131 4.1.2 Xử lý hạt giống 131 4.1.3 Trộn hạt 134 4.1.4 Sạ (gieo) hạt nước 134 4.2 Sạ (gieo) khô 135 4.2.1 Chọn thời điểm sạ hạt 135 4.2.2 Xử lý hạt giống 135 4.2.3 Trộn hạt 136 4.2.4 Sạ (gieo) hạt 137 4.3 Tưới nước và che phủ hạt 138 5. Chăm sóc cây ươm rễ trần 139 5.1 Nhổ cỏ 139 5.2 Bón thúc phân 139 5.3 Tỉa thưa, dặm cây 139 5.4 Phòng trừ sâu bệnh hại 140 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 142 C. Ghi nhớ 148 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 149 I. Vị trí, tính chất của mô đun 149 II. Mục tiêu 149 III. Nội dung chính của mô đun 150 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 150 1.Nguồn lực cần thiết 150 2.Cách tổ chức thực hiện 151 3. Thời gian: 110 giờ 152 4. Tiêu chuẩn sản phẩm 152
  9. 9 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 153 5.1 Đánh giá bài thực hành 1.1.1 153 5.2 Đánh giá bài thực hành 1.1.2 153 5.3 Đánh giá bài thực hành 1.2.1 153 5.4 Đánh giá bài thực hành 1.2.2 153 5.5 Đánh giá bài thực hành 1.2.3 154 5.6 Bài tập thực hành số 1.3.1 154 5.7 Bài tập thực hành số 1.3.2 155 5.8 Bài tập thực hành số 1.3.3 155 5.9 Bài tập thực hành số 1.4.1 155 5.10 Bài tập thực hành số 1.4.2 156 5.11 Bài thực hành số 1.4.3 156 5.12 Bài thực hành số 1.4.4 157 5.13 Bài thực hành số 1.4.5 157 5.13 Bài thực hành số 1.5.1 158 5.14 Bài thực tập số 1.5.2 158 5.15 Bài thực hành số 1.5.3 159 5.16 Bài thực hành số 1.5.4 159 5.17 Bài thực hành số 1.5.5 160 VI. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 160 6.1- Các câu hỏi bài 1 160 6.2- Các câu hỏi bài 2 161 6.3- Các câu hỏi bài 3 161 6.4- Các câu hỏi bài 4 163 6.5- Các câu hỏi bài 5 163 VII. Tài liệu tham khảo 164
  10. 10 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT MĐ: Mô đun LT: lý thuyết TH: thực hành KT: kiểm tra ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu long Melaleuca Cajuputi: Tràm bản địa, tràm cừ, tràm ta Melaleuca leucadendra: Tràm lá dài
  11. 11 MÔ ĐUN NHÂN GIỐNG TRÀM Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun Mô đun: “Nhân giống tràm” là mô đun đầu tiên trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn trong chương trình dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn. Mô đun này có thời gian học tập là 150 giờ, trong đó có 28 giờ lý thuyết, 110 giờ thực hành và 12 giờ kiểm tra. Mô đun nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về đặc điểm của hai loài tràm được trồng phổ biến trên vùng ngập phèn ở nước ta; kỹ năng chọn cây giống, nhân giống, chăm sóc cây ươm tạo ra cây giống đạt chất lượng. Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành tại cơ sở đào tạo. Mô đun 01 có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng các mô đun trong chương trình nghề Nhân giống và trồng tràm trên vùng đất ngập phèn cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). Bài 1. Giới thiệu chung về một số loại tràm Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu - Liệt kê được tên một số loài tràm trên vùng đất ngập phèn tại Việt Nam; - Mô tả được đặc điểm hình thái của tràm cừ, tràm lá dài; - Phân biệt được 02 loài tràm trên vùng đất ngập phèn thường gặp ở Việt Nam. A. Nội dung Tràm là tên Việt Nam dùng để gọi chung các loài trong chi thực vật Melaleuca thuộc họ Sim (Myrtaceae). Trong cuốn sách “Các loài cây rừng của Úc” được sửa chữa và tái bản năm 1984 các tác giả cho biết chi Tràm gồm khoảng 150 loài; song hiện nay với các kết quả nghiên cứu khảo sát thêm được các loài mới đồng thời sử dụng các phương pháp hiện đại để giám định lại các biến dị cấp loài, người ta đó thống kê được chi thực vật này có tới hơn 250 loài khác nhau (Hoàng Chương, 2004). Có thể xem Tràm như những loài thực vật đặc hữu của Úc vì trên 90% các loài trong chi thực vật này có vùng phân bố tự nhiên ở đây và chỉ có khoảng hơn 10 loài Tràm có vùng phân bố vươn ra ngoài lãnh thổ nước này. Các loài Tràm mọc tự nhiên trên nhiều kiểu lập địa khác nhau. Đa phần các loài Tràm ưa mọc ở những nơi ẩm ướt, hàng năm có một mùa ngập nước dọc theo bờ các con suối hay trên các vùng đầm lầy; tập trung ở vùng Bắc và Đông Bắc nước Úc.
  12. 12 Tại Việt Nam, có một loài bản địa thuộc chi Melaleuca là Melaleuca cajuputi hay còn gọi là tràm cừ, tràm nước, tràm ta và cũng có rất nhiều loài tràm thuộc chi Melaleuca được du nhập từ Úc như: Melaleuca alternifolia (tràm trà), Melaleuca leucadendra (tràm lá dài), Melaleuca viridiflora, Melaleuca quinquenervia . Nhưng đặc biệt những loài tràm chịu được điều kiện nhiễm phèn, ngập sâu trong nước từ 30 – 60cm, từ 3 đến 6 tháng trong năm, chỉ phân bố tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông cửu long. Hiện nay, cũng chỉ có hai loài đang được trồng phổ biến tại ĐBSCL trên vùng đất ngập phèn là tràm bản địa Melaleuca cajuputi (hay tràm cừ, tràm nước, tràm ta) và tràm Úc Melaleuca leucadendra (tràm lá dài). Vì thế trong giáo trình này chúng tôi cũng chỉ đề cặp đến 02 loài là tràm 1 bản địa (tràm cừ) và tràm Úc (tràm lá dài). 1. Tràm cừ 1.1 Xuất xứ Vào giữa thế kỹ XVIII (1744 – 1755), cây Tràm được nói đến lần đầu tiên trong tác phẩm “HEBARIUM AMBOINENSE” của Georges Everhard Rumph. Năm 1754, cây Tràm cừ tên là Myrtus leucadendra L. in Stickman và đến năm 1767, Linné đặt ra chi Melaleuca với một loài duy nhất là Melaleuca leucadendron L. Đến năm 1790 cây Tràm được tìm thấy ở Việt Nam bởi ông Jean Loureiro (Lâm Bỉnh Lợi và Nguyễn Văn Thôn, 1972). Về mặt phân loại học, trong hầu hết các tài liệu khoa học xuất bản ở nước ta trước năm 1993 đều định danh khoa học cây Tràm mọc tự nhiên ở ta là Melaleuca leucadendron. Thực ra Melaleuca leucadendron là một nhóm các loài Tràm có hình thái bên ngoài giống nhau và có quan hệ di truyền gần gũi với nhau mà cây Tràm của Việt Nam từ năm 1993 đó được định danh lại là Melaleuca cajuputi, là một loài thuộc nhóm này (Hoàng Chương, 2004). Cũng theo Hoàng Chương (2004), Melaleuca cajuputi là loài Tràm bản địa duy nhất của nước ta và là loài có vùng phân bố tự nhiên rộng nhất của chi Tràm. Theo các tài liệu khoa học mới được công bố gần đây thì loài Tràm cừ thể gặp trên nhiều loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, miền Nam Trung Quốc (đảo Hải Nam, Hồng Kông), Malaisia, Tây nam Papua New Ghine, miền duyên hải Bắc nước Úc, Ghinê và Nigiêria ở châu Phi và Brasil ở Nam Mỹ. Vùng phân bố tự nhiên của Tràm tập trung nhất là từ 180 vĩ Nam đến 1200 vĩ Bắc. Về mặt phân loại học loài Tràm Melaleuca cajuputi có 3 loài phụ là: - Melaleuca cajuputi subsp. cajuputi Powell, phân bố ở Indonesia, Australia; 1 Tràm trồng được trên vùng đất ngập phèn tại các tình ĐBSCL chỉ có 02 loài là: Tràm bản địa Melaleuca cajuputi (tràm cừ, tràm ta, tràm nước) và Tràm Úc Melaleuca leucadendra (tràm lá dài)
  13. 13 - Melaleuca cajuputi subsp. cumingiana Barlow, phân bố ở Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam; - Melaleuca cajuputi subsp. Platyphylla Barlow, phân bố ở Papua New Ghine, Australia và là giống Tràm bản địa chính mọc nhiều ở Indonesia. Ở nước ta, tràm bản địa có tên la tinh là Melaleuca cajutupi, hiện có 2 dạng: - Tràm đồi (còn gọi là ‘’tràm gió’’) – cây bụi nhỏ, cao 0,5 – 2,5(-7)m, phân bố chủ yếu ở các đồi núi thấp, vùng nội địa hay ven biển, trên các loại đất đai cằn cỗi. - Tràm cừ cây gỗ, cao 10 – 20m, mọc trên đất phèn ngập nước, chủ yếu ở tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông cửu long. Vì vậy, Tràm bản địa trong tài liệu chúng ta đề cập là tràm cừ2. Xuất xứ tràm cừ được khuyến cáo sử dụng để trồng gồm: - Vĩnh Hưng – Long An (mã số 7V07) - Mộc Hóa – Long An (mã số 7V01) - Tịnh Biên – An Giang (mã số 7V05). Hình 1.1.1: Cây tràm cừ 2 Tên ở miền Nam quen gọi tràm bản địa là “Tràm cừ” do người ta trồng chủ yếu khai thác cừ, thực ra về mặt khoa học chưa thật thích hợp lắm bởi ngoài dạng Tràm có thân cao sản xuất cừ, ở nước ta còn có dạng Tràm thân thấp như cây bụi thường được cắt lá chưng cất tinh dầu và gọi là “Tràm gió”. Cả hai dạng này đều thuộc loài Melaleuca cajuputi, song chúng có phải là hai biến chủng có cơ sở biến dị di truyền hay chỉ là các thường biến do cách lấy giống và cách trồng thì đến nay vẫn chưa được chứng minh (Hoàng Chương, 2004).
  14. 14 Hình 1.1.2: Rừng tràm cừ 1.2 Đặc điểm hình thái Cây gỗ nhỏ hay trung bình, thường xanh, cao 10 – 15m (đôi khi tới 20 – 25m), và đường kính có thể đạt 50 – 60cm. Thân thường không thẳng, hơi vặn; vỏ ngoài mỏng, xốp, màu trắng xám, thường bong thành nhiều lớp. Hệ rễ phát triển mạnh, thường tập trung ở lớp đất 60 – 70cm chiếm 92 %, càng xuống sâu thì mức độ phèn càng nặng. Rễ tràm không vượt quá 75cm, xuống sâu hơn thì do ảnh hưởng của độ phèn mà rễ không phát triển được, còn ở tầng 20 – 40cm rễ tràm không có mặt có lẽ do mùa khô, đất quá khô hạn gây nên.Trong rừng tự nhiên trên đất than bùn chiều sâu bộ rễ có phạm vi hoạt động rộng hơn từ 42 – 82cm. Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình mác hay hình trái xoan hẹp, thường không cân đối, kích thước 4 – 8 (-10) x 1 - 2,0 (-2,5)cm; đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn hoặc hơi hình nêm, dày, lúc non có lông mềm màu trắng bạc, sau nhẵn, màu xanh lục; gân chính 5 (đôi khi 6 hoặc 7), hình cung; cuống lá ngắn, khi lá còn non có lông mịn, rất thơm. Cụm hoa bông mọc ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhỏ, màu trắng, hoặc trắng kem; đài hợp ở gốc thành ống hình trụ hay hình trứng, 5 thuỳ đài rất ngắn; cánh tràng 5, có móng rất ngắn (các thuỳ đài và cánh tràng đều sớm rụng); nhị nhiều, hợp thành 5 bó, xếp đối diện với thuỳ đài; đĩa mật chia thuỳ, có lông mềm; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.
  15. 15 Quả nang gần hình chén hoặc hình bán cầu hoặc hình cầu, kích thước 3 – 3,5mm x 3,5 – 4mm, khi chín nứt thành 3 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng, màu nâu sậm. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau. Hình 1.1.3 Thân tràm cừ Hình 1.1.4: Lá tràm cừ
  16. 16 Hình 1.1.5: Hoa tràm cừ Hình 1.1.6: Quả tràm cừ
  17. 17 Hình 1.1.7 Hạt tràm cừ Hình 1.1.8: Hệ rễ cây tràm cừ
  18. 18 1.3 Phân bố tự nhiên Thường xuất hiện ở phía Bắc của Queenlasland, Northern Territory và miền Bắc của Western Australia. Những giống này chỉ xuất hiện ở vùng phía nam của Đông nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái lan, Việt Nam và Papua New Guinea. Phân bố của M. cajuputi ở vĩ độ 120 Bắc – 180 nam (Úc) và từ 9 - 100 Bắc đến 105 - 1060 Đông (Việt Nam) gồm các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Về cao độ, thường tập trung ở những nơi gần mực nước biển 200m ở Úc và từ 0,6 – 2m ở Việt Nam. Ở Việt Nam vùng phân bố tự nhiên của Tràm xa nhất về phía Bắc là tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây Tràm mọc rải rác hoặc tập trung thành những đám nhỏ trên các bãi đất trũng quanh các hồ nước nằm xen giữa những quả đồi đất thấp. Cách vùng phân bố cực Bắc hơn 3o vĩ về phía Nam mãi tận Nghệ An mới lại gặp Tràm mọc tự nhiên và kể từ đây suốt dọc miền duyên hải Trung Trung bộ kéo dài tới tận Cà Mau qua Kiên Giang và An Giang đều gặp cây hoặc mọc rải rác hoặc thành những quần thụ nhỏ hoặc trung bình trên nhiều loại đất khác nhau (Hoàng Chương, 2004). 1.4 Điều kiện khí hậu Tràm cừ mọc ở vùng khí hậu nóng ẩm hay bán nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình tối đa của tháng nóng nhất là 31 – 330C, nhiệt độ trung bình tối thiểu của tháng lạnh nhất là 17 – 220C. Tràm mọc trong khu vực không có sương giá. Lượng mưa trung bình trong năm từ 2013 – 2360mm. Mùa mưa kéo dài trong 3 tháng, chủ yếu tập trung vào mùa hè, số ngày mưa trong năm từ 132 – 165 ngày. 1.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên Rừng tràm thường mọc tập trung dọc theo các lạch hay trên những vùng đồng bằng thấp ở ven biển, bưng lầy. Ở Northern Territory, Tràm mọc trên đất đen có cấu trúc nặng, loại đất này thường bị ngập lũ từ 6 tháng trở lên trong năm. Ở Malaysia, Indonesia nó được tìm thấy ở địa hình hơi cao trên những loại đất đá khô, kém màu mỡ. Ở phía nam Irian Jaya và Papua New Guinea loài này thường xuất hiện ở những vùng ngập lũ theo mùa, nhưng phát triển tốt hơn trên địa hình hơi cao và khả năng thoát nước tốt. Ở Việt Nam, loài này phân bố ở đồng bằng thấp trên loại đất than bùn, đất sét, đất chua mặn hình thành từ trầm tích phù sa sông, biển. 1.6 Công dụng của cây tràm cừ 1.6.1 Gỗ Gỗ Tràm có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là các sản phẩm gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong các công trình xây dựng qui mô nhỏ. Gỗ Tràm nếu xẽ ván mà không được xử lý cẩn thận sẽ bị cong vênh khi khô và không giữ được lâu khi phơi ra ánh sáng nên rất ít được sử dụng để làm ván trong xây dựng, chủ yếu làm khung sườn nhà đơn
  19. 19 giản ở nông thôn, làm củi hoặc hầm than (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). Gỗ Tràm có khối lượng riêng ở mức trung bình, ở độ ẩm khô kiệt trị số này là 685 đến 690 kg/m3; lực chịu nén dọc thớ trung bình khá (1750 kg/cm2) nhưng do thớ gỗ thường có cấu trúc vặn xoắn và hệ số co rút cao nên ván xẻ bị cong vênh và nứt nẻ không thích hợp làm gỗ xẻ. Giá trị sử dụng phổ biến nhất của Tràm như tên gọi của nó hiện nay là làm cừ để gia cố nền móng và làm giàn giáo khi xây cất nhà cửa. Theo các thông tin của các nước trong khu vực có rừng Tràm thì gỗ của loài cây này chịu nước tốt, không bị mối mọt nên còn được dùng trong công nghệ đóng tàu thuyền (Hoàng Chương, 2004). 1.6.2 Vỏ Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏng với tích tụ chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia người ta dùng vỏ Tràm để làm vật liệu cách nhiệt (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). 1.6.3 Lá Theo số liệu phân tích của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật thì trong lá tươi dạng Tràm cừ chứa trung bình 0.5 – 0.8% tinh dầu và hàm lượng 1.8- cineol trong loại tinh dầu này đạt 46.9 – 72.0%, các hợp chất còn lại đáng quan tâm là alpha-pinen, limonen, pcymen, linalool và alpha-terpineol (Hoàng Chương, 2004). Dầu Tràm ở thể lỏng, trong, màu xanh lục nhạt, thơm nhưng hơi chua; trọng lượng riêng là 0.926. Dầu Tràm có chất Cajeputol có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp không những được sử dụng trong việc làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng trong công nghệ chế tạo dầu thơm. (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972) 1.6.4 Than tràm - Chất đốt: đây là cách sử dụng truyền thống. - Cải tạo đất: + Than có tính kiềm nên có tác dụng trung hòa đất phèn; + Than có khả năng chứa một lượng nước và không khí thích hợp nên khi trộn than với đất theo một hàm lượng thích hợp có thể cải thiện được khả năng thông khí và thoát nước của đất; + Trên bề mặt than có rất nhiều lỗ nhỏ mắt thường không nhìn thấy được, đó là nơi cư trú của các vi sinh vật trong đất. Các vi sinh này sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong đất để cây có thể hấp thụ được. Nghiền than thành bột nhỏ, bón cho đất hiệu quả sẽ cao hơn. - Cải tạo nước: trên bề mặt than có rất nhiều lỗ nhỏ mắt thường không nhìn thấy được có thể giữ được nhiều loại vật chất trong đó vì thế nó có khả năng làm sạch các chất độc hại và mùi khó chịu trong nước.
  20. 20 Hơn nữa trong than ngoài cacbon còn có nhiều khoáng chất khác, các chất này hòa tan trong nước sẽ tạo ra một loại nước uống ngon hơn. Để cải tạo nước theo cách này cần sử dụng loại than cứng không vỡ. - Khử mùi: than có khả năng thu giữ nhiều chất nên có tác dụng hút mùi. Như khi cho than vào tủ lạnh có thể khử được mùi của thịt, cá hoặc nếu cho vào trong giày than sẽ hút hơi nước và khử mùi mồ hôi. - Giữ tươi hoa quả: khi hoa quả chín chúng sẽ sản sinh ra khí etilen, than sẽ thu giữ khí này và làm chậm quá trình chín và rất hiệu quả với táo, lê, chuối. - Điều chỉnh độ ẩm và hơi nước: nếu cho lẫn than vào trong ruột gối chúng sẽ hút hết mồ hôi và khử mùi. (Nguyễn Mạnh Hùng, 2006) Ngoài ra, do rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường thuận lợi cho các loài Tảo, Phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho nhiều loài cá. Do đó, ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và phát triển rất nhiều loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc. Làm đai rừng phòng hộ chắn gió, cát, điều tiết dòng chảy giảm bớt thiên tai, bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp, cây bóng mát, cây cảnh, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. Hình 1.1.9: Hàng rào bằng cừ tràm vừa có tác dụng chắn và phá sóng giữ bùn đất tạo bãi bồi khôi phục rừng phòng hộ ngập mặn ven biển
  21. 21 Hình 1.1.10: Hàng rào bằng cừ tràm vừa có tác dụng chắn và phá sóng bảo vệ đê biển Hình 1.1.11: Bảo vệ môi trường
  22. 22 Hình 1.1.12: Đa dạng sinh học Hình 1.1.13: Du lịch sinh thái trong rừng tràm
  23. 23 Hình 1.1.14: Tinh dầu tràm Hình 1.1.15: Sản xuất đồ gia dụng từ gỗ tràm
  24. 24 Hình 1.1.16: Than tràm làm chất đốt 2. Tràm Úc (tràm lá dài) 2.1 Xuất xứ Từ năm 1992, được sự giúp đỡ về nguồn hạt giống của Trung tâm giống cây Lâm nghiệp Úc (thuộc CSIRO), Viện Khoa học Lâm nghiệp (KHLN) Việt Nam đã đưa vào thử nghiệm 12 loài với 36 xuất xứ Tràm Úc tại Long An và một số điểm thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Theo GS Lê Ðình Khả, TS Hoàng Chương và cộng sự đã báo cáo và được công nhận của Vụ Khoa học Công nghệ và Chất lượng sản phẩm (nay là Vụ Khoa học và Công nghệ) thuộc bộ NN&PTNT, đã chọn được loài M. Leucadendra là có sinh trưởng nhanh nhất, sau 5 năm loài này có thể tích thân cây là 10, 4 dm3 - 18,0 dm3/ cây, ngoài lá của xuất xứ này còn có chất lượng tinh dầu tốt và giá trị hơn hẳn tinh dầu của M. Cajuputi VN. Nhóm M. Cajuputi VN có sinh trưởng kém hơn rõ rệt (thể tích thân cây 5,8 - 9,8dm3/ cây) lá có hàm lượng tinh dầu cũng kém hơn. Các xuất xứ tràm lá dài3 khuyến cáo chọn để trồng gồm: - Xuất xứ Weipa, Autralia (mã số 14147) - Xuất xứ Kuru PNG (mã số 18960) - Xuất xứ Rifle, Autralia (mã số 15892) 3 Khi chọn trồng tràm lá dài cần lưu ý đến những thiệt hại do sâu, chuột gây nên, để có biện pháp phòng trừ thích hợp. Hai xuất xứ Tràm úc có hiệu quả kinh tế nhất là xuất xứ Benspach PNG và Kuru PNG.
  25. 25 - Xuất xứ Benspach PNG (mã số 18956) - Xuất xứ Cambridge Gulf Autralia (mã số 18909) Hình 1.1.17: Cây tràm lá dài Các giống này có khả năng sinh trưởng rất nhanh, đặc biệt là với các xuất xứ Benspach PNG và Kuru PNG. Tuy nhiên, các giống tràm nhập nội này thường bị các tác nhân gây hại tấn công như sâu ăn chồi, sâu đục thân và chuột phá hại. Hình 1.1.18: Rừng tràm lá dài 2.2 Đặc điểm hình thái
  26. 26 Là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt đến 25 – 50m tùy thuộc vào điều kiện sinh trưởng của địa phương, đường kính cũng rất to lên đến 150cm. Thân thẳng vừa đến cong hoặc xoắn. Vỏ cây nứt ra từng miếng mảng mỏng, mềm xốp, có từng lớp như giấy dính liền nhau, trên những thân lớn vỏ cây thường bị xù xì. Lá dài, có 5 gân, màu xanh sậm xen kẻ nhau, cứng, hẹp ở hai đầu của lá, hình ngọn giáo, không có lông trừ những chồi non, tán lá mọc rũ xuống, lá tràm thơm. Hoa có màu trắng hay trắng sữa, mỗi chùm hoa thường mọc trên cành nhỏ mà sẽ hình thành quả. Mỗi chùm hoa sẽ tự tạo ra từ 30 – 70 quả. Quả nang, hình trụ, quả nhỏ không có cọng, mọc thành hình cụm dọc theo nhánh cây, khi chín nứt thành 3 – 4 mảnh. Hạt hình nêm hoặc hình trứng, màu cánh gián sáng. Sau khi hoa nở, tạo quả; trục cụm hoa tiếp tục sinh trưởng, phát triển tạo thành từng đoạn mang hoa quả và mang lá xen kẽ nhau. Thường thời gian nở hoa từ tháng 3 – 7, nhưng đôi khi cũng có hoa vào mùa khác hay quanh năm. Hạt chín vào mùa xuân và mùa hè. Hình 1.1.19: Thân tràm lá dài
  27. 27 Hình 1.1.20: Lá tràm lá dài Hình 1.1.21: Hoa tràm lá dài
  28. 28 Hình 1.1.22: Quả tràm lá dài Hình 1.1.23: Hạt tràm lá dài 2.3 Phân bố tự nhiên
  29. 29 Loài này thường xuất hiện ở vùng duyên hải hay những vùng ven biển duyên hải ở Queenlasland, Northern Territory, Western Australia, Papua New Guinea, Indonesia và Irian Jaya, nhưng có thể phân bố rộng đến 350km dọc theo các sông chính trong khu vực. Phân bố ở vĩ độ 30 – 230 Nam, ở những nơi gần mực nước biển đến 500m. Tại Việt Nam được phân bố nhiều tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông cửu long như các tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Đồng Tháp. 2.4 Điều kiện khí hậu Loài cây này thường phân bố ở những vùng ẩm nửa ẩm dọc bờ biển Queensland và vùng nóng ẩm ở phía Bắc, nơi mà đất thường bị ngập nước cho đến vùng ẩm và nóng bán khô hạn. Nhiệt độ trung bình tối đa của tháng nóng nhất là 31 – 380C, nhiệt độ trung bình tối thiểu của tháng lạnh nhất là 9 – 190C. Hầu hết các khu vực Tràm mọc không có sương giá nhiều, một số nơi có 1 – 2 đợt mỗi năm. Lượng mưa trung bình trong năm từ 650 – 1500mm. Ở phía Bắc có gió mùa hạ, mưa tập trung vào mùa hè và kéo dài trong 3 tháng, số ngày mưa trong năm từ 40 – 145 ngày. 2.5 Điều kiện đất đai và địa lý tự nhiên Hầu như rừng tràm tập trung ở những nơi có đại hình bằng phẳng, đặt biệt là ở đồng bằng sông, đồng bằng ven biển hay là các đầm lầy ngập nước theo mùa. Ở vùng duyên hải, rừng xuất hiện ở những nơi đất thấp gần cửa sông hay những vùng đầm lầy ngập lũ theo mùa. Đất thường là đất sét đến sét pha hay đất cát pha đến sét. Tràm cũng xuất hiện ở các đụn cát và thỉnh thoảng cũng được nhìn thấy ở các mũi đá, nơi có nước ngầm nặm. 2.6 Công dụng của tràm lá dài 2.6.1 Gỗ Theo kết luận của Đỗ Văn Bản, Phòng nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng – Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2006: Qua kết quả thí nghiệm về ứng lực, tính chất vật lý và hóa học cho thấy sự chênh lệch về giá trị trung bình của các tính chất gỗ của hai loài tràm cừ và tràm lá dài không đáng kể, có nghĩa là giá trị gỗ của hai loài này tương tự nhau. Vì thế, gỗ Tràm lá dài cũng chủ yếu làm các sản phẩm gia dụng đơn giản. Phổ biến nhất là làm cừ gia cố móng trong các công trình xây dựng qui mô nhỏ. Gỗ Tràm nếu xẽ ván mà không được xử lý cẩn thận sẽ bị cong vênh khi khô và không giữ được lâu khi phơi ra ánh sáng nên rất ít được sử dụng để làm ván trong xây dựng, chủ yếu làm khung sườn nhà đơn giản ở nông thôn, làm củi hoặc hầm than (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). 2.6.2 Vỏ
  30. 30 Vỏ Tràm có cấu tạo từng lớp mỏng với tích tụ chất oxalate và carbonate vôi giữa các lớp nên tạo khả năng cách nhiệt tốt nên ở Australia người ta dùng vỏ Tràm để làm vật liệu cách nhiệt (Lâm Bỉnh Lợi & Nguyễn Văn Thôn, 1972). 2.6.3 Lá Theo số liệu phân tích của Phùng Cẩm Thạch, 2006 thì trong lá tươi Tràm lá dài chứa trung bình 0.53 – 1.06% tinh dầu và hàm lượng 1.8-cineol trong loại tinh dầu này đạt 66 – 76%. Dầu Tràm có tính sát trùng nên được sử dụng làm thuốc trị bệnh đường hô hấp. 2.6.4 Than tràm - Chất đốt: đây là cách sử dụng truyền thống. - Cải tạo đất: + Than có tính kiềm nên có tác dụng trung hòa đất phèn; + Than có khả năng chứa một lượng nước và không khí thích hợp nên khi trộn than với đất theo một hàm lượng thích hợp có thể cải thiện được khả năng thông khí và thoát nước của đất; + Trên bề mặt than có rất nhiều lỗ nhỏ mắt thường không nhìn thấy được, đó là nơi cư trú của các vi sinh vật trong đất. Các vi sinh này sẽ phân giải các chất hữu cơ có trong đất để cây có thể hấp thụ được. Nghiền than thành bột nhỏ, bón cho đất hiệu quả sẽ cao hơn. - Cải tạo nước: trên bề mặt than có rất nhiều lỗ nhỏ mắt thường không nhìn thấy được có thể giữ được nhiều loại vật chất trong đó vì thế nó có khả năng làm sạch các chất độc hại và mùi khó chịu trong nước. Hơn nữa trong than ngoài cacbon còn có nhiều khoáng chất khác, các chất này hòa tan trong nước sẽ tạo ra một loại nước uống ngon hơn. Để cải tạo nước theo cách này cần sử dụng loại than cứng không vỡ. - Khử mùi: than có khả năng thu giữ nhiều chất nên có tác dụng hút mùi. Như khi cho than vào tủ lạnh có thể khử được mùi của thịt, cá hoặc nếu cho vào trong giày than sẽ hút hơi nước và khử mùi mồ hôi. - Giữ tươi hoa quả: khi hoa quả chín chúng sẽ sản sinh ra khí etilen, than sẽ thu giữ khí này và làm chậm quá trình chín và rất hiệu quả với táo, lê, chuối. - Điều chỉnh độ ẩm và hơi nước: nếu cho lẫn than vào trong ruột gối chúng sẽ hút hết mồ hôi và khử mùi. (Nguyễn Mạnh Hùng, 2006) Ngoài những công dụng trên lá tràm lá dài còn dùng làm thuốc. Tràm đã được sử dụng nhiều trong dân gian như lá Tràm sử dụng rửa sát trùng vết thương chống nhiễm khuẩn làm lành nhanh, lành da không để lại sẹo, bôi lên vết bỏng tránh hiện tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa; giúp hoạt huyết, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng, trị ho, cảm cúm; uống kích thích tiêu hóa. Tinh dầu Tràm được dùng xoa bóp chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi, nhỏ mũi
  31. 31 để sát khuẩn, chống đau răng; ngoài ra còn được sử dụng trị giun, đặc biệt giun đũa (Nguyễn Minh Phúc et al., 2002; Đỗ Huy Bích et al., 2004). Rừng Tràm có nhiều chất hữu cơ trong đất, có tác dụng thúc đẩy sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí trong đất, nên chính là môi trường thuận lợi cho các loài Tảo, Phù du và động vật nhuyễn thể phát triển, chính chúng là thức ăn cho nhiều loài cá. Do đó, ngoài tài nguyên về gỗ Tràm, rừng Tràm còn là nơi sinh sản và phát triển rất nhiều loài cá nước ngọt như cá rô, cá lóc, cá sặc. Làm đai rừng phòng hộ chắn gió, cát, điều tiết dòng chảy giảm bớt thiên tai, bảo vệ cho sản xuất nông nghiệp, cây bóng mát, cây cảnh, du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Anh/chị hãy nêu đặc điểm hình thái của tràm cừ (thân, lá, hoa, quả, hạt). Câu 2: Anh/chị hãy nêu đặc điểm hình thái của tràm lá dài (thân, lá, hoa, quả, hạt). Câu 3: Anh/ chị hãy nêu yêu cầu về điều kiện khí hậu, đất của cây tràm cừ? Câu 4: Anh/ chị hãy nêu yêu cầu về điều kiện khí hậu, đất của cây tràm lá dài? Câu 5: Anh/ chị hãy nêu công dụng của 02 loài tràm cừ và tràm lá dài? Câu 6: Anh chị hãy nhìn các hình dưới đây và điền vào chổ trống: 1 2 a- Hình 1: Hạt b- Hình 2: Hạt
  32. 32 3 4 c- Hình 3: Lá d- Hình 4: Lá Câu 7: Anh chị hãy đánh dấu X vào ô nào đúng dưới đây: a- Loài tràm nào có tán lá mọc rũ xuống b- Loài tràm nào không bị chuột phá hoại, chịu được điều kiện ngoại cảnh tốt hơn c- Loài tràm nào sinh trưởng nhanh và có hàm lượng tinh dầu nhiều hơn d- Loài tràm nào có cùng tên khoa học với tràm gió 2. Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 1.1.1: Nhận dạng hình thái của tràm cừ - Mục tiêu: củng cố lại kiến thức về hình thái của tràm cừ - Nguồn lực: rừng tràm hổn loài - Cách thức: kiểm tra từng học viên
  33. 33 - Nhiệm vụ của cá nhân: + Quan sát và mô tả đặc điểm thân + Quan sát và mô tả đặc điểm lá + Quan sát và mô tả đặc điểm hoa + Quan sát và mô tả đặc điểm quả - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Mô tả được đặc điểm thân + Mô tả được đặc điểm lá + Mô tả được đặc điểm hoa + Mô tả được đặc điểm quả 2.2 Bài thực hành số 1.1.2: Nhận dạng hình thái tràm lá dài - Mục tiêu: củng cố lại kiến thức về hình thái của tràm lá dài - Nguồn lực: rừng tràm hổn loài - Cách thức: kiểm tra từng học viên - Nhiệm vụ của cá nhân: + Quan sát và mô tả đặc điểm thân + Quan sát và mô tả đặc điểm lá + Quan sát và mô tả đặc điểm hoa + Quan sát và mô tả đặc điểm quả - Thời gian hoàn thành: 10 phút/1 học viên - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Mô tả được đặc điểm thân + Mô tả được đặc điểm lá + Mô tả được đặc điểm hoa + Mô tả được đặc điểm quả C. Ghi nhớ - Đặc điểm hình thái tràm cừ, tràm lá dài. - Điều kiện khí hậu, điều kiện đất đai thích hợp cho 2 loài tràm cừ và tràm lá dài. - Công dụng của tràm cừ, tràm lá dài.
  34. 34 Bài 2. Thu hái, chế biến và bảo quản hạt giống Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu - Mô tả được phương pháp thu hái, chế biến hạt, bảo quản hạt; - Nhận biết được độ chín của quả; - Thực hiện được kỹ thuật thu hái quả, chế biến hạt, bảo quản hạt; - Tuân thủ quy định kỹ thuật thu hái quả, chế biến và bảo quản hạt; - Ý thức an toàn lao động. A. Nội dung 1. Tầm quan trọng của hạt giống Hạt giống là tư liệu sản xuất cơ bản để trồng rừng; là một trong những nhân tố quyết định việc thực hiện kế hoạch trồng rừng và chất lượng trồng rừng. Hiện nay, trồng rừng sản xuất có hiệu quả rất được quan tâm vì vậy việc chuẩn bị hạt giống rất cần thiết; phải đảm bảo chủng loại; đảm bảo số lượng và phẩm chất tốt; giống có tốt thì cây mới khỏe. Do ảnh hưởng của thời tiết và tính di truyền mà có năm được mùa hoặc mất mùa. Những năm được mùa hạt giống nhiều và tốt còn những năm mất mùa thì ngược lại, nên cần phải bảo quản dự trù hạt giống cho vụ tiếp theo. 2. Thu hái quả giống
  35. 35 Sơ đồ thu hái và bảo quản hạt giống Thu hái quả Phơi quả lấy hạt Phân loại và làm giống sạch hạt Bảo quản Đóng gói Làm khô hạt 2.1 Chọn cây lấy giống Lý tưởng nhất là tại mỗi địa phương có rừng giống hoặc vườn giống chuyên doanh để phục vụ công tác trồng rừng nơi đó. Nhưng trong thực tế hiện nay phải thu hái hạt giống ở rừng tự nhiên hay rừng trồng kinh tế sẳn có để phục vụ trồng rừng. Muốn hạt giống có chất lượng cao thì khi tiến hành lấy giống ở những khu vực này cần phải biết cách chọn cây lấy giống. Nguyên tắc chọn cây lấy giống (cây trội): Gồm 11 nguyên tắc cơ bản sau: - Xác định rõ mục tiêu chọn cây trội: thường lấy mục tiêu kinh tế để xác định chỉ tiêu chọn lọc đánh giá cây trội. - Cây trội phải có độ vượt tán cần thiết (theo chỉ tiêu chọn lọc). - Rừng để chọn cây trội: nên tiến hành ở rừng thuần loài, đều tuổi và có hoàn cảnh sống đồng đều. - Rừng để chọn cây trội phải ở độ tuổi thành thục hay gần thành thục công nghệ. - Rừng để chọn cây trội phải đạt yêu cầu cần có về sức sinh trưởng (H, D) đạt từ trung bình trở lên, có sản phẩm mong muốn (nhựa, hoa, quả, hạt, vỏ ) trên mức trung bình. - Diện tích tối thiểu của rừng chọn cây trội không quan trọng miễn sao đủ số lượng cây cần thiết để đảm bảo đánh giá so sánh được khách quan nhưng nhìn chung nên chọn cây trội trên một quần thể thu nhỏ nhằm tránh sai sót do môi trường sống tốt gây ra. - Rừng để chọn cây trội phải có điều kiện lập địa tương tự với rừng trồng đại trà sau này, nếu rừng trồng sau này có đất xấu hoặc trung bình thì không nên chọn cây trội ở rừng có đất tốt. - Cây trội không bị sâu bệnh hại ở mức nguy hiểm hoặc nằm trong vùng phát dịch bệnh sâu hại. - Nếu cây lấy gỗ hay các sản phẩm sinh dưỡng thì rừng chọn cây trội phải chưa khai thác gỗ, đặt biệt chưa chặt chọn, còn đối với mục tiêu thu hái quả và hạt thì phải chưa thu hái quả trong năm đó.
  36. 36 - Khi nghiên cứu cây trội cần phải nghiên cứu khu rừng một cách hệ thống và căn cứ vào các nguyên tắc chọn cây trội để đánh giá như vậy các cây tốt nhất mới không bị bỏ qua. - Trong rừng trồng các cây trội có thể chọn gần nhau còn trong rừng tự nhiên phải cách xa nhau, càng xa càng tốt nhưng tối thiểu 100m để tránh giao phối cận huyết Hình 1.2.1: Rừng lấy quả giống tràm Cây tràm giống được chọn là những cây có tuổi từ 7 đến 20 tuổi (không nên lấy giống ở những cây còn quá non hay quá già dẫn đến chất lượng giống không tốt và gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng sau này), đường kính bình quân lớn hơn 5cm, thân thẳng ít phân nhánh, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá. Cây lấy quả Cây không lấy quả Hình 1.2.2: Chọn cây lấy quả giống
  37. 37 * Chú ý: Khi lấy giống với số lượng lớn trong rừng tự nhiên, rừng trồng diện tích lớn thì việc chọn cây lấy quả cần tiến hành thêm bước đánh dấu cây trội trong khi đi khảo sát tìm cây trội và ghi chép lại vị trí của cây lấy giống vào giấy/ sổ. Việc này giúp người thu hái không phải tìm lại vị trí cây cần lấy giống. Đánh dấu cây bằng cách phun sơn, quét vôi hay cột dây vải/ nilon vào thân cây được chọn. Hình 1.2.3: Đánh dấu cây trội 2.2 Thu hái quả giống 2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ thu hái - Kéo cắt cành, móc, thang, câu liêm, dụng cụ đựng quả - Bảo hộ lao động. Kéo cắt cành gần Kéo cắt cành xa
  38. 38 Câu liêm Thang tre Thang xếp Hình 1.2.4: Một số dụng cụ thu hái Bao tải Xuồng ba lá Hình 1.2.5: Một số dụng cụ đựng quả
  39. 39 Giăng tay bằng sợi Mũ bảo hộ Dây đai an toàn Hình 1.2.6: Đồ bảo hộ lao động cần khi leo cây 2.2.2 Xác định thời gian thu quả Thời gian thu hái quả là vào mùa khô tập trung vào tháng 2 tháng 3. Thời gian thu hái tốt nhất là vào lúc lâm phần có từ 5 – 10% số cây có quả nứt, phải thu hái sớm để tránh bị rơi rụng hạt. 2.2.3 Nhận biết độ chín quả Độ chín của quả là yếu tố quan trọng trong thu hái tràm vì nếu nhận biết sai độ chín của quả sẽ dẫn đến thu hái không đúng lúc. Nếu thu hái quả còn non, chất dự trữ chưa tích lũy được đầy đủ, lượng nước trong hạt còn nhiều, hạt sẽ khó bảo quản, nhanh mất sức nảy mầm. Nếu thu hái muộn hạt sẽ rơi rụng và bị gió đưa đi xa. Thông thường thu hái tràm để nhận biết độ chín của quả người ta dựa vào màu sắc và hình thái của quả để nhận biết. Tràm được thu hái khi vỏ quả chuyển từ màu nâu sang màu mốc trắng, mày và hạt phân biệt phải thu hái ngay nếu thu hái muộn nắp quả Tràm tự tách ra và hạt sẽ rơi rụng hết.
  40. 40 Hình 1.2.7: Quả chuyển sang màu mốc trắng Hình 1.2.8: Quả tràm còn non 2.2.4 Hái quả Tràm là loài có quả nhỏ, nhẹ, dễ rụng thường bị phát tán nhờ gió nên thu hái quả giống là thu hái trên cây. Có thể trèo trực tiếp trên cây hoặc đứng dưới đất để hái quả.
  41. 41 Đối với những cây có chiều cao thấp, địa hình thuận lợi có thể hái quả bằng cách đứng dưới mặt đất dùng thang hoặc cù nèo lấy quả. Đối với những cây tràm có chiều cao, đường kính lớn thì trèo trực tiếp lên cây hái quả. Trên cùng một cây quả có thể chín sớm muộn khác nhau nhưng không chênh lệch nhiều lắm, cần phải thu hái chùm quả và hái cây nào hết cây đó; từ trên xuống, từ trái sang (ngược lại), tránh leo nhiều lần lãng phí sức lao động. Hình 1.2.9: Các phương pháp thu hái quả tràm * Chú ý: An toàn lao động khi trèo cây thu hái - Kiểm tra lại dụng cụ an toàn lao động nếu hư phải sửa chữa. - Trang bị đủ bảo hộ lao động: Nón, dây an toàn, giăng tay - Không uống rượu bia trước và trong thời gian thu hái. - Mắc dây an toàn. - Kiểm tra lại khóa an toàn. - Không được ôm tay hoặc đứng vào cành khô, mục hoặc quá nhỏ, trong khi thu hái gặp trời mưa gió lớn phải ngừng ngay. - Không đu đưa hoặc treo từ cây này sang cây khác, đùa nghịch, rung cành, rung cây. - Khi ngừng hái thả dụng cụ xuống phải báo cho người dưới biết. 2.2.5 Thu gom quả
  42. 42 Cành mang quả sau khi được cắt xuống được tỉa bỏ bớt cành nhánh và những đoạn cành có trái non, sau đó gom những cành mang quả đạt đúng tiêu chuẩn4 cho vào bao/ thúng, ghe rồi vận chuyển về nơi chế biến bảo quản. Hình 1.2.10: Cắt tỉa bớt cành nhánh Hình 1.2.11: Đóng bao quả Nếu quả được thu hái với số lượng lớn, cùng lúc ở nhiều nơi khác nhau, nhiều xuất xứ khác nhau thì phải ghi phiếu theo dõi và dán vào bao đựng quả, phiếu ghi với nội dung như sau: Loài cây: Địa điểm lấy giống: Ngày lấy giống: Người thu hái: 4 Là quả có màu mốc trắng, mày và hạt phân biệt rỏ.
  43. 43 Phẩm chất cây mẹ: Cách bảo quản quả: Đơn vị lấy giống: Số bao đựng: Ký hiệu bao: Người đóng bao gói: 3. Phơi quả lấy hạt 3.1 Ủ quả Các cành quả Tràm thu hái về cần được vun thành đống rộng khoảng 1m2, cao 0,5m, để nơi thông gió. Quả được ủ từ 2 đến 3 ngày cho chín đều. Hình 1.2.12: Ủ quả 3.2 Phơi quả - Chuẩn bị dụng cụ phơi quả: tùy theo số lượng quả phơi nhiều hay ít mà có thể sử dụng dụng cụ phơi phù hợp. Có thể dùng bạt, tấm nilon hoặc khay nhựa để trải bên dưới, dùng đá hoặc đóng cọc chặt 4 góc của tấm bạt/ tấm nilon cho phẳng. Không phơi hạt trực tiếp trên nền đất hạt tràm sẽ rơi xuống rất khó thu gom vì hạt tràm rất nhỏ hoặc nền xi măng vì nền này hấp nhiệt rất cao sẽ làm hạt mất sức nảy mầm. - Phơi quả: Đem quả được ủ chín đều rải đều lên diện tích tấm bạt, tấm nilon hay khay với độ cao khoảng 30cm.
  44. 44 Phơi quả dưới nắng nhẹ, khoảng 2 – 3 nắng để quả tự tách hạt. Tránh phơi ở những nơi nắng rắt (làm khô mầm hạt dẫn đến hạt mất sức nảy mầm) và gió lớn (hạt tràm rất nhỏ sẽ bị gió thổi bay mất hạt). - Đảo quả: Trong khi phơi mỗi ngày đảo quả hai lần tránh quả bị đọng lại nước (mồ hôi) và quả được phơi nắng đều. Hình 1.2.13: Phơi quả
  45. 45 Hình 1.2.14: Đảo quả 4. Phân loại và làm sạch hạt - Làm sạch hạt: + Loại bỏ tạp vật: khi hạt rơi ra hết khỏi vỏ quả (chỉ thu những hạt rơi ra trong 2 nắng đầu), tiến hành loại bỏ cành nhánh mang quả, lá còn sót lại ra khỏi khay, bạt và thu hạt (lúc này vẫn còn lẫn tạp chất: vỏ quả, đất đá, rác ) + Sàng hạt: dùng rây (lưới rây rất khít chỉ đủ để hạt tràm rơi xuống) sàng hạt sàng hạt để loại bỏ hoàn toàn những tạp chất còn trong hạt (vỏ quả, rác, đất đá ) và thu được hạt sạch. - Phân loại hạt: nhằm lựa chọn hạt tốt, có cùng cấp đường kính, trọng lượng gần như nhau để bảo quản, sử dụng hợp lý và có hiệu quả. Do hạt tràm rất nhỏ nên phân loại hạt thông qua trọng lượng hạt và màu sắc hạt: 1kg hạt có khoảng 21 – 23 triệu hạt, có màu cánh dán. Hình 1.1.15: Cành nhánh được loại bỏ để thu hạt
  46. 46 Hình 1.2.16: Hạt sau khi loại bỏ cành nhánh Hình 1.2.17: Rây sàng hạt
  47. 47 Hình 1.2.18: Hạt tràm sau khi loại bỏ hết tạp chất 5. Làm khô hạt giống - Cho hạt vào khay nhựa, tấm bạt nilon hay giấy nhưng tốt nhất nên sử dụng khay nhựa có vành cao khoảng 1 - 2cm để tránh hạt không bị bay ra khỏi khay; khay dễ di chuyển. - Phơi hạt dưới nắng nhẹ từ 1- 2 nắng hoặc hong bằng gió nhẹ 1 – 2 ngày nơi thông thoáng, mục đích phơi hạt là làm giảm bớt lượng nước trong hạt để hạn chế tối đa các phản ứng sinh hóa trong hạt làm hư hỏng hạt giống. - Tránh phơi dưới nắng gắt và gió lớn sẽ làm khô mầm hạt và gió lớn sẽ thổi bay mất hạt. Hình 1.2.19: Phơi khô hạt giống
  48. 48 6. Đóng gói hạt giống - Cho hạt vào trong dụng cụ bảo quản: + Dụng cụ chứa hạt: có nhiều dụng cụ chứa hạt (túi nilon, túi vải, chum, vại, lọ, hộp nhựa .), nhưng hiện nay với những loại hạt giống nhỏ như hạt tràm, người ta thường dùng túi nilon, lọ và hộp nhựa để làm dụng cụ chứa hạt. Keo lọ Hộp nhựa Túi nilon Hình 1.2.20: Các dụng cụ chứa hạt - Cho hạt vào dụng cụ chứa: + Nếu cho hạt vào túi nilon: cho hạt vào trong túi nilon, dùng tay ép nhẹ túi nilon để không khí bên trong túi luồng ra hết bên ngoài, sau đó hàn kín miệng túi nilon. + Nếu cho hạt vào lọ/ hộp nhựa: cho hạt đầy kín đến miệng lọ/ hộp nhựa không để bên trong lọ/ hộp nhựa còn chổ trống tránh không khí còn bên trong sẽ làm hạt dễ hỏng. Chú ý: Không nên đem hạt vừa phơi xong còn ấm đem bỏ ngay vào trong dụng cụ bảo quản, cần để hạt nguội hẳn để tránh hạt đổ mồ hôi (tạo hơi nước bên trong) làm hạt ẩm dể bị hỏng. Hình 1.2.21: Đóng gói hạt vào túi nilon
  49. 49 Hình 1.2.22: Đóng gói hạt vào hộp nhựa - Ghi phiếu theo dõi: sau khi hạt được đóng gói cần ghi phiếu theo dõi và dán vào dụng cụ đựng hạt vừa đóng gói với đầy đủ thông tin như sau: Loài cây: Địa điểm lấy giống: Ngày lấy giống: Người thu hái: Phẩm chất cây mẹ: Cách bảo quản quả: Số bao đựng: Ký hiệu bao: Người đóng bao gói: Ngày đóng gói: Hình 1.2.24: Ghi phiếu theo dõi
  50. 50 7. Bảo quản hạt giống Bảo quản hạt giống nhằm duy trì sức sống của hạt, xử lý mầm móng sâu bệnh có trong hạt đảm bảo phẩm chất và số lượng hạt giống, chủ động cung cấp giống phục vụ kế hoạch trồng rừng. Có 03 phương pháp bảo quản hạt giống tràm: - Bảo quản khô thường: áp dụng cho hạt giống dùng trong vụ sau hay thời hạn dưới 1 năm. Hạt được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ bình thường. Đây là phương pháp bảo quản hạt tràm phổ biến đối với người dân và các nơi sản xuất nhỏ. Sau khi hạt được đóng gói cất hạt vào nơi thoáng khí, sạch sẽ, không ẩm mốc, rãi thuốc diệt kiến xung quanh khu vực bảo quản hạt. - Bảo quản lạnh: với phương pháp này hạt giống được bảo quản khoảng 10 năm. Hạt được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 00C, ẩm độ 35 – 40%. Sau khi hạt được đóng gói, bỏ hạt vào tủ lạnh âm sâu và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đúng theo điều kiện bảo quản. - Bảo quản lạnh đông: với phương pháp này hạt giống được bảo quản trên 20 năm. Hạt được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ -100C, ẩm độ 35 – 40%. Sau khi hạt được đóng gói, bỏ hạt vào tủ lạnh âm sâu và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm đúng theo điều kiện bảo quản. Hình 1.2.26: Tủ lạnh âm sâu Hai phương pháp bảo quản lạnh và bảo quản lạnh đông người dân không thực hiện được do chi phí mua thiết bị (tủ âm sâu) rất cao, và chỉ phù hợp cho những nơi nghiên cứu, xí nghiệp chuyên bán giống.
  51. 51 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Anh/ chị hãy nêu tầm quan trọng của hạt giống? Câu 2: Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu nguyên tắc chọn cây trội. Và hãy liệt kê các nguyên tắc đó? Câu 3: Anh/ chị hãy nêu các bước tiến hành bảo quản hạt giống? Câu 4: Anh (chị) hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Rừng đạt tiêu chuẩn để lấy giống là: a- Cây có độ cao vượt tán cần thiết. b- Cây trội không bị sâu bệnh hại hoặc nằm trong vùng phát dịch bệnh, sâu hại. c- Rừng chọn cây trội phải có sinh trưởng từ trung bình trở lên. d- Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 5: Anh (chị) hãy khoanh tròn câu trả lời đúng nhất. Cây đạt tiêu chuẩn để lấy giống là: a- Cây có tuổi từ 7 đến 20 tuổi. b- Cây có đường kính bình quân lớn hơn 5cm, thân thẳng thẳng đoạn thân dưới cành cao từ 6m trở lên. c- Cây có tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá. d- Cây có tuổi từ 7 đến 20 tuổi, đường kính bình quân lớn hơn 5cm, thân thẳng thẳng đoạn thân dưới cành cao từ 6m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá. Câu 6: Anh/ chị hãy cho chọn câu đúng nhất. Bảo quản khô thông thường áp dụng cho hạt giống: a- Hạt giống dùng trong vụ sau hay thời hạn trên 1 năm b- Hạt giống dùng trong vụ sau hay thời hạn dưới 1 năm c- Hạt giống dùng trong vụ sau hay thời hạn trên 2 năm d- Tất cả đều đúng. Câu 7: Anh/ chị hãy cho chọn câu đúng nhất. Mục đích của việc đảo quả khi phơi: a- Tránh quả bị đọng nước (mồ hôi) b- Quả được phơi nắng đều. c- Câu a, b đều sai
  52. 52 d- Câu a, b đều đúng. Câu 8: Anh/ chị hãy cho chọn câu đúng nhất. Bảo quản lạnh hạt giống ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ .: a- 00C và 35 – 40%. b- 50C và 35 – 40%. c- 100C và 35 – 40%. d- 150C và 35 – 40%. Câu 9: Anh/ chị hãy cho chọn câu đúng nhất. Bảo quản lạnh đông hạt giống ở điều kiện nhiệt độ và ẩm độ .: a- -00C và 35 – 40%. b- -50C và 35 – 40%. c- -100C và 35 – 40%. d- -150C và 35 – 40% Câu 10: Anh/ chị hãy cho chọn câu đúng nhất. Mục đích của bảo quản hạt giống là: a- Duy trì sức sống của hạt b- Xử lý mầm móng sâu bệnh có trong hạt c- Chủ động cung cấp giống phục vụ kế hoạch trồng rừng d- Tất cả đều đúng. 2. Các bài thực hành 2.1 Bài tập thực hành số 1.2.1: Chọn cây lấy giống - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng chọn cây trội để thực hiện thu hái quả tràm giống - Nguồn lực: + Rừng tràm 7 – 20 tuổi đang cho quả + 03 hộp sơn + 03 thước dây, + 03 thước đo cao + 10 bộ bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/nhóm) - Nhiệm vụ: + Quan sát và xác định xuất xứ tràm giống + Điều tra lịch sử cây tại vị trí chọn (năm trồng, dịch bệnh)
  53. 53 + Đo đạc các chỉ tiêu về đường kính và chiều cao + Quan sát và đánh dấu cây lấy giống - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Chọn đúng xuất xứ cây giống + Chọn được rừng giống đạt chuẩn + Chọn đúng cây lấy giống + Đánh dấu được cây lấy giống 2.2 Bài thực hành số 1.2.2: Thu hái quả tràm giống - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng nhận biết độ chín quả tràm, phương pháp thu hái quả tràm giống - Nguồn lực: + Rừng tràm 7 – 20 tuổi đang cho quả + 01 thang + 01 cù nèo + 03 kéo cắt cành + 03 rựa + 10 bộ bảo hộ lao động. - Cách thức tiến hành: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/nhóm) - Nhiệm vụ: + Dọn vệ sinh cây bụi cỏ, vật rụng xung quanh cây mẹ + Đưa các dụng cụ thu hái vào rừng + Leo thang/ leo cây/ sử dụng cù nèo + Nhận biết được màu quả + Hái quả đủ lấy 1kg hạt - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/1 nhóm - Kết quả sản phẩm cần đạt được + Phát dọn đúng vị trí cần thu hái + Chọn đúng màu quả + An toàn lao động khi leo cây + Hái đúng quả tràm đạt chất lượng 2.3 Bài thực hành số 1.2.3: Bảo quản khô thông thường hạt tràm giống
  54. 54 - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng phơi quả lấy hạt; phân loại và làm sạch hạt; làm khô hạt; đóng gói; bảo quản hạt giống tràm. - Nguồn lực: + Quả tràm đủ lấy 1kg hạt (6 - 7kg quả) + 01 tấm bạt 2mx10m + 03 Khay nhựa d = 50cm + 03 kéo cắt cành + Túi nilon/ lọ/ hộp nhựa + 01 gói thuốc kiến - Cách thức tiến hành: chia thành các nhóm nhỏ (10 học viên/nhóm) - Nhiệm vụ: + Phơi quả lấy hạt + Phân loại và làm sạch hạt + Làm khô hạt + Đóng gói + Ghi phiếu bảo quản + Cất trữ hạt - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/1 nhóm (không kể thời gian phơi quả, hạt) - Kết quả sản phẩm cần đạt được: + Hạt sạch được đóng gói và cất trữ đúng kỹ thuật C. Ghi nhớ - Các nguyên tắc chọn cây lấy giống - Các tiêu chuẩn cây tràm lấy giống - Cách thu hái quả giống tràm - Cách bảo quản hạt giống tràm
  55. 55 Bài 3. Thiết kế vườn ươm Mã bài: MĐ 01-03 Mục tiêu - Trình bày được khái niệm về vườn ươm - Trình bày được tiêu chuẩn từng loại vườn ươm trong thực tế sản xuất - Nhận diện được các loại vườn ươm trong thực tế sản xuất - Thiết kế được các loại vườn ươm phù hợp với thực tế sản xuất A. Nội dung Hiện nay, việc nhân giống tràm phổ biến là được làm từ hạt, việc nhân giống bằng các phương pháp khác (giâm hom, nuôi cấy mô ) chưa đạt hiệu quả cao về mặt kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế, nên việc lập vườn ươm để sản xuất tràm chỉ quan tâm đến việc xây dựng vườn ươm hữu tính (là loại vườn ươm tạo cây con từ hạt giống). 1. Khái niệm về vườn ươm Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về vườn ươm, nhưng chúng ta có thể hiểu vườn ươm là nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động sản xuất và bồi dưỡng cây giống lâm nghiệp (gồm các khâu chủ yếu: làm đất, tạo bầu, gieo hạt tạo ra cây mạ, cấy cây, đảo bầu, chăm sóc v.v ) đảm bảo chất lượng phục vụ kế hoạch trồng rừng và dịch vụ. 2. Phân loại vườn ươm Thông thường, dựa vào đặc điểm và yêu cầu sản xuất chủ yếu, vườn ươm được phân thành hai loại như sau: 2.1 Theo tính chất sản xuất 2.1.1 Theo thời gian sử dụng: chia ra 3 loại - Vườn ươm tạm thời - Vườn ươm bán lâu dài - Vườn ươm lâu dài Thời gian sử dụng của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1.3.1 dưới đây: Bảng 1.3.1: Thời gian sử dụng vườn ươm Loại vườn ươm Thời gian sử dụng Tạm thời Dưới 3 năm Bán lâu dài Từ 3 đến 10 năm Lâu dài Trên 10 năm
  56. 56 2.1.2 Theo loài cây: chia ra 2 loại - Chuyên nghiệp: chỉ sản xuất 1 loài cây - Tổng hợp: sản xuất nhiều loài cây 2.1.3 Theo quy mô: chia thành 3 loại - Vườn ươm nhỏ: diện tích dưới 0,5 ha và/hoặc công suất dưới 500.000 cây/năm - Vườn ươm trung bình: diện tích từ 0,5-1,0 ha và/hoặc công suất từ 500.000 – 1.000.000 cây/năm. - Vườn ươm lớn: diện tích trên 1,0 ha và/hoặc công suất lớn hơn 1.000.000 cây/năm Diện tích, công suất của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1.3.2 Bảng 1.3.2: Quy mô vườn ươm Vườn ươm từ hạt Vườn ươm từ hom Công suất Công suất TT Quy mô Diện tích Diện tích (triệu cây tiêu (triệu cây tiêu vườn (ha) vườn (ha) chuẩn/năm) chuẩn/năm) 1 Nhỏ Dưới 0,5 Dưới 0,5 Dưới 0,7 0,1 đến 0,5 2 Trung bình 0,5 đến 1,0 0,5 đến 1,0 0,7 - 1,5 0,5 đến 1,0 3 Lớn Trên 1,0 Trên 1,0 Trên 1,5 Trên 1,0 2.2 Theo cách thức sản xuất (theo kỹ thuật) - Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra cây con được ươm trực tiếp trên luống đất. - Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền đất thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra cây con được gieo ươm trong bầu đất dinh dưỡng xếp trực tiếp trên luống đất. - Vườn ươm tạo cây con có bầu trên nền cứng không thấm nước: là loại vườn ươm tạo ra cây con được cấy trong bầu đất xếp trong bể xây không thấm nước, có thể chủ động điều chỉnh lượng nước dinh dưỡng trong bể. - Vườn ươm tạo cây con trên giá và khay bầu cứng: là loại vườn ươm tạo ra cây con không có vỏ bầu mềm, thay vào đó là vỏ bầu nhựa cứng có thể dùng nhiều lần. Thành phần ruột bầu không phải là đất, thay vào đó là các chất hữu
  57. 57 cơ (cành lá, rơm rạ, vỏ cây ) đã được xử lý khử độc và lên men. Không sử dụng luống đất hoặc bể xây, các khay bầu được xếp trên giá cách khỏi mặt đất. Hình 1.3.1: Sơ đồ các dạng vườn ươm 3. Thiết kế vườn ươm 3.1 Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm 3.1.1 Vị trí đặt vườn ươm - Vườn ươm phải có vị trí đặt thuận lợi về giao thông, bằng phẳng không bị úng nước, cách nơi tiêu thụ cây giống trong phạm vi bán kính 100km là tốt nhất đối với vườn ươm cố định, < 50km đối với vườn ươm tạm thời (đối với vườn ươm tạm thời càng gần nơi trồng rừng càng tốt). - Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại cây giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: Giá rét sương muối hoặc nhiệt độ quá cao. 3.1.2 Yếu tố đất đai Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 50 và tiêu thoát nước tốt. Phải thuận lợi lấy đất làm bầu, đất làm bầu là đất thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có kết cấu tốt, tầng canh tác dày, mầu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. 3.1.3 Yếu tố nguồn nước
  58. 58 Có nguồn cung cấp đủ nước tưới cho cả các tháng trong năm, đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Nước tưới không được nhiễm phèn, mặn, các chất thải công nghiệp hoặc các hóa chất bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép. 3.1.4 Nguồn cung cấp điện Trong quá trình sản xuất cây giống cần dùng đến điện để chạy một số loại máy móc như máy bơm, điện thắp sáng do đó địa điểm đặt vườn ươm phải có nguồn cung cấp điện. Bảng 1.3.3: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm Chỉ tiêu Thích hợp Chấp nhận được Đối tượng áp dụng 1. Nguồn Cách vườn < 20m, đủ Cách vườn < 50m, đào Tất cả các nước tưới tưới mùa khô thêm giếng đủ tưới mùa loại vườn khô ươm 2. Chất Nước ngọt, độ PH 6,5- Nước ngọt, độ PH 6,0- Tất cả các lượng 7,0, hàm lượng muối 7,5, hàm lượng muối loại vườn nước tưới NaCl < 0,2% NaCl < 0,3% ươm 3. Nguồn Cung cấp đủ, đều (điện Nguồn điện yếu có thể Vườn ươm điện áp đủ và ổn định) khắc phục bằng máy ổn trung bình, áp tự động lớn, bán lâu dài, lâu dài 4. Giao Cách trục giao thông Cách trục giao thông Vườn ươm thông <50m, xe tải 5,7 tấn có <100m, xe tải 2,5 tấn lớn, trung thể vào vườn, không có thể vào vườn, phải bình, bán phải đầu tư xây dựng đầu tư ít để sửa đường lâu dài đường 5. Độ Sau cơn mưa nước tiêu Sau cơn mưa nước úng Tất cả các thoát nước thoát ngay không quá 3-4 giờ loại vườn trong ngày ươm 6. Mầm Không có mầm mống Có mầm mống sâu Tất cả các mống sâu sâu bệnh hại. Không bệnh hại nhẹ. loại vườn bệnh hại phải xử lý đất Phải xử lý đất bằng ươm của đất biện pháp thông thường, ít tốn kém, không ô nhiễm môi trường
  59. 59 3.2 Thiết kế các công trình trong vườn ươm 3.2.1 Nhà kho, đóng bầu - Nhà kho, đóng bầu nên đặt ở vị trí không che khuất ánh sáng mặt trời tới luống gieo hoặc luống cây con - Nhà kho nên có cửa khóa để chứa phân bón, thuốc trừ sâu, túi bầu và những loại dụng cụ khác như bình phun, cuốc xẻng, xô chậu vv của vườn ươm. - Nhà đóng bầu xây tường bao 3 phía để làm nơi chứa đất ruột bầu và đất chứa vi khuẩn có ích. Đây cũng là nơi công nhân ngồi đóng bầu. - Tùy thuộc vào điều kiện sản xuất, loại vườn ươm mà chúng ta tiến hành xây dựng nhà kho, đóng bầu tạm thời hay lâu bền. Bảng 1.3.4: Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà kho và nhà đóng bầu trong vườn ươm Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng 1. Nhà kho - Không lâu bền Nền nhà bằng gạch hoặc xi măng bằng Vườn ươm từ phẳng. hạt, từ hom, Khung nhà bằng gỗ, cao 2 - 2,5m. nhỏ, tạm thời Tường, vách ngăn xây gạch. Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng (nhà cấp 4) - Lâu bền Nền nhà xây gạch, bằng phẳng Vườn ươm từ Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông) cao 2 hạt, từ hom, - 2,5m. Có máy điều hòa nhiệt độ, ẩm nhỏ, tạm thời độ. 2. Nhà đóng bầu - Không lâu bền Nền nhà bằng đất nện Khung nhà bằng Vườn ươm từ tre, gỗ nhỏ, chiều cao 2-3m (từ nền hạt, từ hom, đến xà) nhỏ, tạm thời Mái nhà lợp rơm rạ, cỏ tranh, lá cọ, tre nứa đan. Tường quanh nhà. Phên tre nứa đan, cao 1 - 2m. - Lâu bền Nền nhà xây gạch, bằng phẳng Vườn ươm từ
  60. 60 Khung nhà bằng gỗ, cao 2,5 - 3m (từ hạt, từ hom, nền đến xà). trung bình, lớn, Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng bán lâu dài, lâu dài Tường xung quanh xây gạch cao 1 - 2m. 3.2.2 Luống sản xuất cây con - Khu vực luống gieo ươm hạt: Khi thiết kế vườn ươm, nên dành một diện tích nhất định để xây dựng luống ươm hạt, luống ươm hạt nên bố trí gần văn phòng để tiện theo dõi. Luống gieo hạt bố trí theo hướng đông tây, nhằm tạo điều kiện cho cây con có khả năng tiếp cận ánh sáng mặt trời được nhiều nhất. Hình 1.3.2: Luống ươm hạt trong vườn ươm - Khu vực luống cây nền cứng: Là luống nền láng bê tông và được xây gờ bao quanh, có lỗ thoát nước đóng mở được, nền luống phải được láng phẳng và hơi dốc về phía lỗ thoát nước, tháo được kiệt nước. Gờ luống nên xây bằng gạch cao 10 - 12 cm và trát vữa xi măng cẩn thận. Tùy theo địa hình cụ thể của nơi đặt vườn ươm mà xây luống dài ngắn khác nhau. Một luống bình thường có kích thước 10m dài, 1m rộng có thể xếp được 4.500 bầu cây với đường kính bầu 4,5 cm. Luống cây nên xây thành từng cụm 4 - 5 luống, các cụm cách nhau 1,5 mét và giữa các luống cách nhau khoảng 50 cm là phù hợp trong quá trình sản xuất cây con.
  61. 61 Hình 1.3.3: Luống nền cứng trong vườn ươm - Khu vực luống cây nền mềm: Luống nền mềm cũng được xây dựng theo kích thước như nền cứng, dài 10 mét, rộng 1 mét. Gờ bao quanh luống có thể làm bằng khung gỗ, đan bằng tre nứa thậm trí bằng đá, gạch để giữ cho bầu cấy cây không bị đổ, hoặc nền luống làm thấp hơn mặt vườn khoảng 5 - 7 cm. Hình 1.3.4: Hình ảnh luống ươm nền mềm trong vườn ươm Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống luống ươm cây thực hiện theo quy định ở bảng 1.3.5 dưới đây. Bảng 1.3.5: Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại luống ươm cây
  62. 62 Nền không thấm Chỉ tiêu Nền thấm nước (nền mềm) nước (nền cứng) Luống đất Luống bầu Bể nuôi cây Chiều rộng mặt luống 100 – 120 100 - 120 100 - 120 (cm) không phủ bì Chiều dài (m) 8 – 10 8 - 10 8 - 10 Chiều cao (cm) mặt 10 – 20 10 - 20 10 - 20 luống đến chân luống Chiều rộng chân luống 110 – 130 110 - 130 110 - 130 (cm) Chiều dày thành luống đắp đất xung 5 - 10 (cm) quanh dầy 3 - 5cm, hoặc xây gạch chỉ dầy 5cm Chiều cao gờ luống 3,5 3,5 (cm) Chiều rộng của khe 2 - 3 xung quanh đáy phía trong bể (cm) Chiều sâu của khe xung 1 - 2 quanh đáy phía trong bể (cm) Chênh cao giữa nền 5 – 10 5 - 10 5 - 10 chân luống và rãnh đi (cm) Nền đáy Nền đất, sạch Nền đất, sạch cỏ, Nền xây gạch cỏ, bằng bằng phẳng, độ hoặc gạch đá vỡ phẳng, độ chênh cao giữa trộn xi măng vữa, chênh cao giữa chỗ cao nhất và không thấm nước, chỗ cao nhất thấp nhất của nền bằng phẳng, độ và thấp nhất < 1cm chênh cao giữa của nền < 1cm chỗ cao nhất và thấp nhất < 0,5cm
  63. 63 Chiều rộng lối đi giữa 30 - 40 nền đất 30 - 40 nền đất 30 - 40 xây gạch các luống (cm) hoặc gạch đá vữa xi măng Đối tượng áp dụng Vườn ươm Vườn ươm trung Vườn ươm lớn, nhỏ, tạm thời bình lớn, bán lâu trung bình, lâu dài dài Tiêu chuẩn các loại luống gieo cây quy định ở bảng 5 chỉ áp dụng cho trường hợp luống nổi. 3.2.3 Giàn che nắng Giàn che với mục đích làm giảm nhiệt độ mặt đất, điều tiết ánh sáng thích hợp cho cây. Tiêu chuẩn các loại giàn che ươm cây quy định ở bảng 1.3.6 Bảng 1.3.6: Tiêu chuẩn các loại giàn che ươm cây Nền không thấm Chỉ tiêu Nền thấm nước (nền mềm) nước (nền cứng) Luống đất Luống bầu Bể nuôi cây Khung Tre, gỗ nhỏ, cao Sắt hàn, cột bằng sắt, Sắt hàn, cột sắt 1,8 - 2,2m cao 2 - 2,5m, chân cao 2 - 2,5m, cột đổ bê tông chân cột đổ bê tông Mái che Phên tre nứa Mái bằng, đan bằng Sắt f6 - f8, phủ đan, che 50 - sắt f6 - 8 phủ ni lông, lưới ni lông che 70% ánh sáng che 50 - 70% ánh 50 - 70% ánh sáng sáng Đối tượng áp Vườn ươm nhỏ, Vườn ươm trung Vườn ươm lớn, dụng tạm thời bình lớn, bán lâu dài trung bình, lâu dài
  64. 64 Hình 1.3.5: Giàn che bằng tre nứa ở vườn ươm nhỏ, tạm thời Hình 1.3.6: Giàn che bằng sắt ở vườn ươm lâu dài 3.2.4 Đường đi lại trong vườn ươm - Đường đi lại trong vườn ươm được thiết thuận tiện cho mọi hoạt động sản xuất trong vườn - Hệ thống đường trong vườn ươm gồm:
  65. 65 + Đường trục chính là đường vận để sử dụng cho các phương tiện cơ giới vận chuyển vật tư, công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất + Đường nhánh (đường phân khu) là đường phục vụ cho công tác vận chuyển vật tư, thiết bị, công cụ dụng cụ bằng các phương tiện vận chuyển thô sơ. Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống đường đi trong vườn ươm được thực hiện theo quy định ở bảng 1.3.7. Bảng 1.3.7: Tiêu chuẩn kỹ thuật đường đi trong vườn ươm Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng Không lâu Đường đất cho tất cả các loại đường trong Vườn ươm nhỏ bền vườn ươm: tạm thời Đường chính rộng 2 - 2,5m xe cải tiến đi lại Đường phân khu rộng 0,5 - 1m cho người đi bộ Lâu bền Đường chính rải đá cấp phối rộng 3 - 4m xe Vườn ươm trung tải 5 - 7 tấn đi lại. bình, lớn, bán Đường phân khu rải đá dăm rộng 2 - 2,5m lâu dài người, xe cải tiến đi lại Đường chính: bê tông, đá, hoặc nhựa rộng 3 - Vườn ươm trung 4m xe tải 5 - 7 tấn đi lại bình, lớn, bán Đường phân khu xây gạch chỉ, gạch đá vụn lâu dài vữa xi măng rộng 2 - 2,5m xe cải tiến đi lại 3.2.5 Hệ thống tưới tiêu a) Hệ thống tưới - Hệ thống tưới phải đảm bảo nước được dẫn đến khắp nơi trong vườn ươm. Cần phải xây dựng hệ thống cung cấp nước cố định và hệ thống cung cấp nước linh hoạt phục vụ tưới cây trong vườn ươm. - Hệ thống tưới nước trong vườn ươm chia làm các bộ phận sau: + Nguồn cung cấp nước: Nguồn cung cấp nước cho vườn ươm có thể là sông, suối hoặc giếng khoan, đào + Bể chứa: Bể chứa thường được bố trí ở vị trí cao nhất trong vườn ươm để có thể sử dụng áp lực dẫn nước đến mọi nơi trong vườn ươm. Quy mô của bể
  66. 66 chứa lớn hay nhỏ tùy thuộc vào quy mô của vườn ươm, loài cây định sản xuất, tài chính Hình 1.3.7: Bể chứa nước trong vườn ươm + Máy bơm: là bộ phận động lực đẩy nước hút, đẩy nước từ bể chứa qua hệ thống ống dẫn đến các vị trí sản xuất trong vườn ươm Hình 1.3.8: Máy bơm nước trong vườn ươm + Hệ thống ống dẫn nước đến các luống sản xuất cây con: Hệ thống ống dẫn nước này cần được lắp đặt sao cho nước đến đầu luống sản xuất. Hệ thống dẫn nước có hai loại hệ thống dẫn nước cố định được làm bằng ống thép hoặc nhựa và hệ thống không cố định được làm bằng các ống nhựa.
  67. 67 Hình 1.3.9: Hệ thống dẫn nước cố định trong vườn ươm Hình 1.3.10: Hệ thống dẫn nước không cố định trong vườn ươm + Vòi tưới: Tùy thuộc vào yêu cầu sản xuất mà chúng ta sẽ lắp đặt hệ thống vòi phun khác nhau. Vòi phun có các loại sau: phun sương và vòi nước bình thường.
  68. 68 Hình 1.3.11: Vòi nước bình thường trong vườn ươm Hình 1.3.12: Vòi phun sương trong vườn ươm Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cấp nước được thực hiện theo quy định ở bảng 1.3.8. Bảng 1.3.8: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống cấp nước ở vườn ươm Hạng mục Loại tạm thời Loại lâu bền Nguồn nước Nguồn nước mặt đạt tiêu Nguồn nước mặt đạt tiêu chuẩn (sông suối, hồ ao) chuẩn (sông, suối, hồ ao) hoặc giếng khoan đã qua hoặc giếng đào. xử lý. Phương pháp Thủ công (ô doa, thùng Máy bơm đẩy nước lên bể cấp nước tưới, bình phun tay) hoặc chứa trên cao hoặc lắp đặt máy bơm đẩy nước vào bể hệ thống điều khiển tự chứa đặt trên mặt đất. động phun. Ống dẫn Ống dẫn cao su hoặc nhựa Ống dẫn nhựa chịu lực mềm hoặc ống nhựa cứng hoặc ống kẽm có lắp các lắp vòi tự chảy. đầu pép phun hoặc thiết bị điều khiển tự động phun. Bể chứa Xây gạch trát vữa xi măng Xây gạch, xi măng cốt thép có hệ thống xử lý nước (nếu cần) hoặc bể inox. b) Hệ thống thoát nước:
  69. 69 Hệ thống thoát nước trong vườn ươm thường được thiết kế cạnh hàng rào, đường đi lại trong vườn ươm dưới dạng các kênh thoát nước Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thoát nước được thực hiện theo quy định ở bảng 1.3.9. Bảng 1.3.9: Tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống thoát nước Hạng mục Yêu cầu kỹ thuật Đối tượng áp dụng Mương bao quanh vườn ươm, chiều rộng 30 - 50cm, sâu 20 - 30cm, độ dốc 2 - 3% Hệ thống tiêu thoát nước lâu Mương bao quanh các khu của đất Vườn ươm trung bền được sản xuất, dọc hai bên đường ở bình, lớn, bán lâu dài, lâu dài trong vườn ươm, chiều rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 20cm, độ dốc 1 - 2%. Xây gạch xi măng, có cống chìm thông qua đường để thoát nước Hệ thống tiêu Mương bao quanh vườn, xung quanh Vườn ươm nhỏ thoát nước không các khu, dọc theo hai bên đường ở tạm thời lâu bền trong vườn ươm, chiều rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 20cm (mương đất không xây) 3.2.6 Khu ươm nuôi cây Cây mầm từ khu gieo hạt khi đạt tiêu chuẩn được cấy vào bầu chuyển ra các luống để chăm sóc cho đến khi xuất vườn. Các hạng mục trong khu ươm nuôi cây được thực hiện theo quy định ở bảng 1.3.10 Bảng 1.3.10- Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại luống ươm nuôi cây Chỉ tiêu Luống đất Bể xây Bề rộng mặt luống 100 cm 100 cm Chiều dài luống 8 – 10 m 8 – 10 m Chiều cao luống 10 – 20 cm 30 – 40 cm Chiều rộng chân luống 110-120 cm Chiều cao gờ luống 3 – 5 cm Mặt luống Bằng phẳng, sạch cỏ, đất
  70. 70 tơi mịn không có đá lẫn Bề rộng của rãnh giữa 40 - 50 cm, nền đất 40 - 50cm, xây gạch các luống hoặc láng vữa xi măng. Chiều dày thành bể 5 – 10 cm Chiều rộng khe xung 2 – 3 cm quanh đáy phía trong bể Chiều sâu khe xung 1 – 2 cm quanh đáy phía trong bể Nền đáy bể Xây gạch hoặc láng vữa xi măng, không thấm nước, bằng phẳng, có lỗ thoát nước. 3.2.7 Hàng rào và cổng ra vào Xung quanh vườn phải bố trí hàng rào nhằm bảo vệ ngăn chặt sự xâm nhập của động vật, con người từ bên ngoài vào vườn ươm phá hoại cây con. Tường rào có thể được là bằng băng cây xanh, tường rào thép gai, tường gạch hoặc là chỉ là con kênh ngăn cách. Căn cứ vào thời gian sử dụng của tường rào người ta chia ra làm tường rào lâu bền và không lâu bền. Tiêu chuẩn kỹ thuật của các loại tường rào được quy định ở bảng 1.3.11 Bảng 1.3.11: Tiêu chuẩn kỹ thuật hàng rào và cổng vườn ươm Hạng mục Loại không lâu bền Loại lâu bền Hàng rào Cọc gỗ hoặc tre ngâm, rào chắn Xây tường gạch bao quanh cao bằng cây tre hoặc phên nứa. tối đa 2 m. Hoặc xây trụ xi Cao tối đa 2m. Kết hợp làm măng cốt thép, rào bằng dây hàng rào xanh. thép gai. Có thể kết hợp trồng hàng rào xanh. Cổng ra vào Trụ cổng bằng gỗ hoặc tre Trụ xây xi măng cốt thép. Cánh ngâm. Cánh cổng bằng tre đan cổng bằng sắt thanh hàn. Bề hoặc kết hợp dây thép gai đan. rộng cổng bằng đường ra vào. Bề rộng cổng bằng đường ra Chiều cao tối đa 3 m. vào. Chiều cao tối đa 2,0m.
  71. 71 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Câu 1: Anh/ chị hãy nêu khái niệm vườn ươm? Có bao nhiêu cách phân loại vườn ươm? Câu 2: Anh/ chị hãy liệt kê tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm? Câu 3: Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu công trình được xây dựng trong một vườn ươm hoàn chỉnh. Hãy kể tên từng công trình? Câu 4: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm phân loại theo thời gian thì có mấy loại? a- 1 loại b- 2 loại c- 3 loại d- 4 loại Câu 5: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm phân loại theo quy mô thì có mấy loại? a- 1 loại b- 2 loại c- 3 loại d- 4 loại Câu 6: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm phân loại theo loài cây thì có mấy loại? a- 1 loại b- 2 loại c- 3 loại d- 4 loại Câu 7: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm phân loại theo kỹ thuật thì có mấy loại? a- 1 loại b- 2 loại c- 3 loại d- 4 loại Câu 8: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm từ hạt có diện tích và công suất bao nhiêu được gọi là vườn ươm quy mô nhỏ?
  72. 72 a- Diện tích 1 ha và công suất > 1 triệu cây tiêu chuẩn d- Tất cả đều sai Câu 9: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm từ hạt có diện tích và công suất bao nhiêu được gọi là vườn ươm quy trung bình? a- Diện tích 1 ha và công suất > 1 triệu cây tiêu chuẩn d- Tất cả đều sai Câu 10: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm từ hạt có diện tích và công suất bao nhiêu được gọi là vườn ươm quy mô lớn? a- Diện tích 1 ha và công suất > 1 triệu cây tiêu chuẩn d- Tất cả đều sai Câu 11: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm từ hạt có thời gian sử dụng bao nhiêu được gọi là vườn ươm tạm thời? a- Dưới 3 năm b- Từ 3 – 10 năm c- Trên 10 năm d- Tất cả đều sai Câu 12: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm từ hạt có thời gian sử dụng bao nhiêu được gọi là vườn ươm bán lâu dài? a- Dưới 3 năm b- Từ 3 – 10 năm c- Trên 10 năm d- Tất cả đều sai Câu 13: Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất. Vườn ươm từ hạt có thời gian sử dụng bao nhiêu được gọi là vườn ươm lâu dài? a- Dưới 3 năm b- Từ 3 – 10 năm c- Trên 10 năm
  73. 73 d- Tất cả đều sai 2. Các bài thực hành 2.1. Bài tập thực hành số 1.3.1: Hãy xác định loại vườn ươm của một vài cơ sở sản xuất theo các tiêu chí phân loại đã học? - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, kỹ năng phân loại vườn ươm - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + 2 vườn ươm tại địa phương. + Phương tiện đi lại + Giấy A4, bút - Cách thức tổ chức thực hiện: + Chia lớp thành các nhóm từ 10 người. - Nhiệm vụ của nhóm: + Quan sát thu thập các dữ liệu thực tế của vườn ươm + Xếp loại vườn ươm thuộc loại nào + Đưa ra ý kiến của mình và trao đổi đưa ra kết luận cuối cùng - Thời gian thực hiện bài học này: 4 giờ - Kết quả sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Danh sách các loại vườn ươm đã đến thăm và xếp loại đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật phân loại vườn ươm đã học 2.2. Bài thực hành số 1.3.2: Lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm - Mục tiêu: củng cố kiến thừc, kỹ năng lựa chọn địa điểm đặt vườn ươm. - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Loài cây dự định sản xuất giống đã xác định + Hiện trường để chọn địa điểm đặt vườn ươm + Phương tiện đi lại + Giấy A4, bút - Cách thức tổ chức thực hiện + Chia lớp thành các nhóm 10 người - Nhiệm vụ: + Thu thập các thông tin về vị trí, đất đai, nguồn nước, nguồn cung cấp điện. + Xác định vị trí sẽ đặt vườn ươm
  74. 74 - Thời gian thực hiện bài học: 3 giờ - Kết quả sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Vị trí đặt vườn ươm đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật đã được học 2.3. Bài thực hành số 1.3.3: Thiết kế các công trình trong vườn ươm - Mục tiêu: rèn luyện kỹ năng thiết kế vườn ươm - Nguồn lực để thực hiện bài tập: + Địa điểm đặt vườn ươm đã được xác định. + Phương tiện đi lại + Giấy A0, + Bút dạ - Cách thức tổ chức thực hiện + Chia lớp thành các nhóm 10 người - Nhiệm vụ + Các nhóm thu thập các thông tin về vị trí, đất đai, nguồn nước, nguồn cung cấp điện + Thiết kế các công trình trong vườn ươm - Thời gian thực hiện bài học: 6 giờ - Sản phẩm thực hành và tiêu chuẩn: Sơ đồ thiết kế các công trình trong vườn ươm C. Ghi nhớ - Vườn ươm là gì? - Phân loại vườn ươm + Theo nguồn giống + Theo kỹ thuật + Theo quy mô chia + Theo thời gian sử dụng - Tiêu chuẩn chọn lập vườn ươm. - Các công trình trong thiết kế vườn ươm
  75. 75 Bài 4. Sản xuất cây con túi bầu Mã bài MĐ 01-04 Mục tiêu - Nêu được quy trình kỹ thuật sản xuất cây con túi bầu; - Nêu được biện pháp chăm sóc cây trong vườn ươm; - Thực hiện được các công việc lên luống, đóng bầu, làm dàn che, cấy cây, gieo hạt; - Thực hiện được các công việc tưới nước, đảo bầu, bón phân, phòng trừ sâu bệnh cây ươm; - Nhận biết được một số loại sâu, bệnh hại cây con chủ yếu ở vườn ươm - Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây con ở vườn ươm - Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật về sản xuất cây túi bầu và chăm sóc cây ươm; - Đảm bảo vệ sinh môi trường khi sử dụng thuốc BVTV. A. Nội dung Sản xuất cây con bằng hạt trong túi bầu thường áp dụng cho tràm Úc (tràm lá dài) vì tràm Úc có nguồn giống hạn chế, cây con cần chăm dưỡng tốt và chuột phá hoại rất mạnh vào giai đoạn cây con. 1. Ưu điểm và nhược điểm sản xuất cây con trong túi bầu 1.1 Ưu điểm - Tỉ lệ sống cao, ít hao hụt giống; - Thời gian sản xuất cây con ngắn (khoảng 3 tháng). 1.2 Nhược điểm - Đòi hỏi người sản xuất phải có kỹ thuật cao; - Chi phí đầu tư cao. Quy trình sản xuất cây túi bầu Chuẩn bị đất Đóng bầu Gieo hạt Chăm sóc cây ươm Cấy cây
  76. 76 2. Chuẩn bị đất 2.1 Tạo luống gieo ươm 2.1.1 Làm đất Trước khi gieo hạt từ 1 –2 tháng, cần tiến hành cày bừa kỹ, loại bỏ cỏ dại. Trước khi gieo hạt từ 10 – 15 ngày cần xử lý tiêu diệt nấm và sâu bệnh có trong đất. Thuốc để xử lý đất có thể dùng PCNP (Pentachorontri ben zen) với liều lượng 5 – 6 gam/m2 hoặc có thể dùng 75% PCNP + 25% Xerezan * Chú ý: + Nếu đất có nhiều giun chúng ta có thể dùng nước vôi tưới đều lên bề mặt đất giun sẽ chui lên, ta dùng que thu gom chúng lại và đưa đi nơi khác. + Trong khi làm đất chúng ta phải loại sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ gấu, cỏ tranh bằng cách nhặt kỹ, thu gom lại, phơi khô rồi đem đốt. 2.1.2 Tạo luống gieo ươm Luống nổi được áp dụng rất phổ biến trong hoạt động sản xuất cây con bằng hạt vì luống nổi có bề mặt cao hơn rãnh luống, do đó thoát nước nhanh, tiện lợi cho việc chăm sóc. Hiện nay có 2 loại luống nổi nhưng luống nổi có gờ thường được sử dụng nhiều hơn cả, đặc biệt trong việc nhân giống cây tràm. Vì vậy trong khuôn khổ của chương trình đào tạo nghề cho nông dân này, chúng tôi chỉ xin giới thiệu về phương pháp tạo luống nổi có gờ 2.1.2.1 Khái niệm về luống nổi có gờ Luống nổi có gời là loại luống mà mặt luống cao hơn mặt rãnh, xung quanh mép luống có gờ cao bao bọc Hình 1.4.1: Luống nổi có gờ - Mục đích tạo luống nổi có gờ + Giữ cho hạt không bị trôi dạt khi mưa to + Giữ ẩm trên luống
  77. 77 - Kích thước luống + Mặt luống thường rộng 0,8 ÷ 1m, dài 5 ÷ 10m + Rãnh luống rộng 25 ÷ 50cm - Yêu cầu kỹ thuật + Luống thẳng, mặt luống phẳng, cao 15 ÷ 20cm, đất trên mặt luống nhỏ (đường kính 2 ÷ 5mm) + Gờ thẳng, phẳng, cao 5 ÷ 7cm, rộng 3 ÷ 5cm + Má luống và mép gờ được đập chặt nghiêng một góc so với mặt luống 45 ÷ 500 2.1.2.2 Trình tự các bước lên luống nổi có gờ Trước khi lên luống cần phải nhặt sạch cỏ dại trong đất Các dụng cụ tạo luống nổi: cự phân luống, bàn trang, cuốc bàn, dây căng Hình 1.4.2: Các dụng cụ lên luống: 1- Cữ luống, 2- cuốc bàn, 3- Bàn trang, 4- Cọc và dây căng Bước 1: Định hình luống Căng dây, kéo cự định hình luống Hình 1.4.3: Định hình luống
  78. 78 Bước 2: Tạo hình luống Dùng cuốc bàn lấy hết 1/2 đất ở rãnh kéo lên mặt luống. Hình 1.4.4: Tạo hình luống Bước 3: Tạo gờ luống Dùng bàn trang gạt đất từ giữa luống ra rìa luống để tạo gờ Hình 1.4.5: Tạo gờ luống
  79. 79 Bước 4: Đập má luống, mép gờ Dùng mặt sau thân cuốc đập chặt má luống và mép gờ Hình 1.4.6: Đập má luống, mép gờ Bước 5: San mặt luống Dùng bàn trang kéo đất ở rìa luống vào giữa luống Hình 1.4.7: San mặt luống
  80. 80 2.2 Tạo giá thể luống gieo hạt - Giá thể có ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra sinh trưởng cây mạ. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hạt nảy mầm, yêu cầu giá thể gieo phải tơi xốp, thoáng khí, sạch nấm bệnh, khả năng hút nước và thoát nước tốt. - Thành phần giá thể gồm: đất, cát, xơ dừa, than trấu và phân NPK. Về đất, chúng ta lấy tầng đất mặt ít nhiễm phèn, phơi khô, đập hoặc nghiền sao cho đất có kích cỡ nhỏ hơn 3mm Xơ dừa cần sàn bỏ sợi thô Than trấu nên sử dụng than còn nguyên hạt. - Tùy theo điều kiện sẳn có ở địa phương và điều kiện thời tiết mà các vật liệu trong giá thể có thể thay thế bằng các vật liệu khác và tỷ lệ các vật liệu trong hổn hợp cũng có thể thay đổi. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một tỷ lệ giá thể đã được làm thí nghiệm tại trạm thực nghiệm của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam tại Thạnh Hóa – Long An: Bảng 1.4.1: Tỷ lệ các thành phần giá thể gieo ươm Thành phần Đất Cát Xơ dừa Than trấu Mùa mưa 2 1 2 1,5 Mùa khô 1,5 0,5 2 0,7 Đất Sơ dừa Cát Than trấu
  81. 81 Phân NPK Hình 1.4.8: Các thành phần có trong giá thể gieo ươm - Trộn đều hỗn hợp này bằng máy/ bằng tay với tỷ lệ theo bảng 1.4.1, sau đó xử lý bằng cách nung ở nhiệt độ 700 hay phơi nắng 2- 3 ngày để diệt cỏ dại, côn trùng. Sau đó, ủ nóng trong 2h, bổ sung thêm NPK và phân lân, cứ 1m3 hỗn hợp này ta trộn 4 – 6kg phân NPK và 8kg phân lân. - Cho giá thể vào luống gieo ươm + Rải một lớp xơ dừa thô dày 1cm lên đáy luống để tạo khả năng thoát nước. + Rải hổn hợp giá thể gieo ươm lên trên lớp xơ dừa dày 5 – 6cm, can đều, bằng và tưới ẩm, tiến hành gieo hạt. Hình 1.4.9: Luống gieo được đổ đầy hỗn hợp
  82. 82 3. Đóng bầu 5 3.1 Chọn túi bầu/ vỏ bầu Vỏ bầu là khuôn giữ cho ruột bầu định hình và ổn định. Nên chọn vỏ bầu không gây cản trở sự trao đổi nước và không khí với môi trường xung quanh và không làm độc hại và mang sâu bệnh cho cây con, khi bứng và vận chuyển cây con không hay vỡ bầu, sau khi trồng vỏ bầu có khả năng tự hoại tốt trong đất, nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi Vỏ bầu thường được dùng để cấy tràm là bằng P.E (nhựa): Đây là loại vỏ bầu hiện nay đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều cơ sở sản xuất cây con trong cả nước, bởi vì tính ưu việt của nó là: Bền, định hình được ruột bầu tốt, gọn, nhẹ, khi bứng cây và vận chuyển cây đi xa tiện lợi và không dễ vỡ. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của loại vỏ bầu này là không tự hoại được trong đất sau khi trồng, khó trao đổi nước và không khí với môi trường bên ngoài, dễ tạo ra hiện tượng bức nhiệt. Vỏ bầu thường được dùng để đóng bầu cấy tràm là bằng P.E màu trắng, kích thước 5 x 10 cm, 6 x 12cm, được đục 4 lỗ có đường kính 6mm, giúp cho bầu thoát nước và hệ rễ quang hợp tốt. Hình 1.4.10: Túi bầu 5 Đóng bầu chỉ để cấy cây không gieo hạt trực tiếp vào túi bầu vì hạt tràm rất nhỏ, tỉ lệ nảy mầm cho phép 12% nên khi gieo hạt tràm chỉ được thực hiện gieo vãi vào luống gieo ươm
  83. 83 3.2 Xác định tỉ lệ thành phần hỗn hợp ruột bầu 3.2.1 Thành phần hỗn hợp ruột bầu - Thành phần ruột bầu phải đảm bảo các yêu cầu sau: tơi xốp, giữ ẩm tốt, không bị vỡ bầu khi đất khô, đủ dinh dưỡng. Vì vậy, thành phần ruột bầu thường dùng cho cây tràm gồm: đất, cát, xơ dừa, than trấu. Về đất chúng ta lấy tầng đất mặt ít nhiễm phèn, phơi khô, đập hoặc nghiền sao cho đất có kích cỡ nhỏ hơn 3mm. Xơ dừa cần sàng bỏ sợi thô Than trấu nên sử dụng than còn nguyên hạt. - Tùy theo điều kiện sẳn có ở địa phương và điều kiện thời tiết mà các vật liệu trong ruột bầu có thể thay thế bằng các vật liệu khác và tỷ lệ các vật liệu trong hổn hợp cũng thay đổi. Chúng tôi giới thiệu một tỷ lệ ruột bầu được làm thường xuyên tại trạm thực nghiệm của Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam tại Thạnh Hóa – Long An: đất 2 phần + xơ dừa 2 phần + cát 0,7 phần + than trấu 1 phần. 3.2.2 Tính toán thành phần hỗn hợp ruột bầu Ví dụ: Hãy đóng 2000 bầu với trọng lượng mỗi bầu là 300 g để gieo ươm Tràm trong đó có 40% đất tầng A, 40% sơ dừa, 10% cát, 10% tro trấu. Cách tính: Tổng hỗn hợp đóng bầu = 2000 x 0,3 kg = 600 kg. 600 kg x 40 Đất tầng A = = 240 kg 100 600 kg x 40 = 240 kg Sơ dừa = 100 600 kg x 10 Tro trấu = = 60 kg 100 600 kg x 10 = 60 kg Cát = 100
  84. 84 Như vậy muốn đóng 2000 bầu (03kg/ bầu) với các thành phần 40% đất tầng A, 40% sơ dừa, 10% cát, 10% tro trấu thì cần 240kg đất tầng A, 240kg sơ dừa, 60 kg tro trấu và 60kg cát. 3.2.3 Trộn hỗn hợp ruột bầu - Trộn đều hỗn hợp này bằng máy: cân đúng tỉ lệ các thành phần đất, cát, tro trấu, sơ dừa thì cho hết vào máy, máy sẽ trộn đều hỗn hợp. - Trộn hỗn hợp bằng phương pháp thủ công thì tuân thủ nguyên tắc sau: + Nguyên liệu nhiều đổ trước + Nguyên liệu ít đổ trên: Đổ thành đống hình chóp nón, dùng xẻng đảo hỗn hợp lần lượt sang bên cạnh, đảo đi đảo lại 2 – 3 lần cho đống hỗn hợp đều. + Khi đổ và trộn hỗn hợp phải đứng tránh hướng gió tránh bụi nếu hỗn hợp khô cần tưới đủ ẩm. Độ ẩm 50 – 60% là vừa. Hình 1.4.10: Máy trộn hỗn hợp Hình 1.4.11: Trộn hỗn hợp bằng phương pháp thủ công
  85. 85 3.3 Đóng bầu Bước 1: Lấy và mở miệng túi bầu Lấy và mở miệng túi bầu bằng tay không thuận, dùng 2 ngón tay mở miệng túi bầu bung ra. Hình 1.4.12: Lấy và mở miệng túi bầu Bước 2: Dồn hỗn hợp vào bầu - Dồn hỗn hợp lần 1 Đổ hỗn hợp vào 2/3 chiều cao bầu, nén chặt theo chiều thẳng đứng. Đồng thời tay thuận cầm mép túi kéo lên để tạo đáy bầuo hỗn hợp vào túi bầu Hình 1.4.13: Nén hỗn hợp lần 1
  86. 86 - Dồn hỗn hợp lần 2 + Đổ hỗn hợp đầy bầu, nén nhẹ tạo độ xốp trong bầu. Chú ý khi nén hỗn hợp trong bầu thì tay thuận luôn luôn kéo túi bầu lên để thành túi phẳng. + Sau cùng ta cho hỗn hợp đầy vượt qua mép túi bầu và dùng tay vỗ nhẹ xuống tạo mặt phẳng bầu. Hình 1.4.14: Nén hỗn hợp tạo độ xốp Bước 3: Xếp bầu vào luống - Xếp so le hoặc thẳng hàng. - Xếp từ giữa luống về phía người ngồi. - Xếp bầu trên nền luống đất: Luống để xếp bầu phải có nền phẳng. Tuỳ theo tình hình khí hậu, đất đai mà tạo mặt bằng đáy luống chìm hay bằng. Đáy luống chìm bố trí thấp hơn mặt vườn ươm 5 - 7 cm, chiều rộng đáy luống 1 - 1,2 m, chiều dài luống tuỳ theo các khu đất của vườn có thể 5, 10, 15 m Luống bằng được bố trí bằng mặt vườn ươm. Xếp bầu theo hàng tạo thành luống bầu theo đáy luống. - Đối với bầu xếp vào luống nền cứng: Bầu được xếp thành khối, mỗi khối khoảng 100 bầu, để bầu không nghiêng đổ, dùng thanh tre, nứa nhỏ nẹp buộc riêng từng khối. Để nước trong bể dễ lưu thông, các khối xếp cách nhau 5 cm và cách thành bể 5 cm.
  87. 87 Hình 1.4.15: Xếp bầu vào luống đất Hình 1.4.16: Xếp bầu vào luống xây 3.4 Tạo má luống - Kéo đất ở rãnh áp vào luống bầu tạo má luống lấp sao cho đất phủ kín 2/3 chiều cao bầu - Đập chặt má uống
  88. 88 Hình 1.4.17: Má luống 4. Gieo hạt 4.1 Kiểm tra hạt giống (đánh giá chất lượng hạt giống) Trước khi gieo hạt cần phải kiểm tra chất lượng hạt giống, đối với tràm kiểm tra hạt giống thường thông qua tỷ lệ nảy mầm. Tỷ lệ nẩy mầm là đặc trưng quan trọng nhất để đánh giá phẩm chất của hạt giống. Tốc độ nẩy mầm của hạt nhanh hay chậm biểu thi sức sống của hạt mạnh hay yếu. Tỷ lệ hạt nẩy mầm cao hay thấp sẽ quyết định lô hạt đó đem gieo hay không và xác định lượng hạt gieo nhiều hay ít. Trước khi kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm, đối với các loại hạt dễ nẩy mầm như tràm có thể ngâm hạt trong nước nóng 40 – 500C trong 12 – 24 giờ, hạt hút nước trương lên giúp cho quá trình nẩy mầm của hạt nhanh chóng. Bố trí kiểm tra nẩy mầm như sau: - Lấy mẫu kiểm tra chia ra 4 lô, mỗi lô 100 hạt xếp vào dụng cụ theo hàng lối. Giữ độ ẩm thích hợp (hạt được đặt trên cát ẩm hoặc giấy thấm, song không được ngâm hạt trong nước). Hàng ngày kiểm tra đếm số hạt đã nẩy mầm ghi vào sổ, hạt nào mốc cần rửa lại, thấy khô cần thêm nước. - Những hạt đã nẩy mầm là hạt có rễ mầm mọc bằng chiều dài hạt. Thời gian thí nghiệm được tính từ ngày bắt đầu thí nghiệm cho đến lúc thí nghiệm được kết thúc. - Nếu trong 7 ngày liên tục số hạt nẩy mầm của cả 4 lô không bằng 1/100 tổng số hạt đem thí nghiệm thì kết thúc thí nghiệm. Sau khi kết thúc thí nghiệm cần tính toán các chỉ tiêu: + Tỷ lệ nẩy mầm: là tỷ lệ phần trăm số hạt nẩy mầm bình thường trên tổng số hạt đem thí nghiệm.
  89. 89 Số hạt nẩy mầm Tỷ lệ nẩy mầm = x100 Số hạt đem thí nghiệm VD: hạt Tràm đem thí nghiệm 100 hạt, số hạt nẩy mầm trong thời gian thí nghiệm là 85 hạt ta có tỷ lệ nẩy mầm như sau Tỷ lệ nẩy mầm = 85 x100 = 85% 100 Hình 1.4.18: kiểm tra tỉ lệ nảy mầm trên giấy + Thế nảy mầm: là tỷ số phần trăm số hạt nảy mầm trong thời gian đầu, tính đến ngày có số hạt nảy mầm cao nhất (thường là bằng 1/3 thời gian của quá trình nảy mầm) trên tổng số hạt đem thí nghiệm. Ví dụ: có số hạt đem thí nghiệm là 100 hạt, qua theo dõi số hạt nảy mầm như sau: Ngày theo dõi 1 2 3 4 5 6 7 8 Số hạt nảy mầm 10 15 25 20 12 8 6 4 10 + 15 + 25 Thế nảy mầm = x 100 = 50% 100
  90. 90 Thế nảy mầm của hạt càng cao thể hiện sức sống của lô hạt càng mạnh. Hai lô hạt có tỷ lệ nảy mầm như nhau, lô hạt nào có thế nảy mầm cao hơn thì tốc độ nảy mầm sẽ nhanh hơn, hạt nảy mầm đều, sức sống của lô hạt đó cao hơn. + Thời gian nảy mầm bình quân: là chỉ số bình quân cần thiết trong quá trình nảy mầm. Chỉ tiêu này được tính như sau: Aa + Bb + Cc + Thời gian nảy mầm bình quân = a + b + c + Trong đó: - A, B, C: thời gian (ngày) - a, b, c: số hạt nảy mầm tương đương của từng thời gian. Thời gian nảy mầm (tốc độ) bình quân nói lên năng lực nảy mầm của hạt mạnh hay yếu. 4.2 Gieo hạt - Thời gian gieo hạt thường được chọn khoảng 4 - 5 tháng trước khi trồng cây. - Mật độ gieo hạt: gieo 2 - 3g hạt /m2 - Xác định các phương pháp gieo hạt: để tạo cây mạ đem cấy ta chọn phương pháp gieo vãi để gieo hạt tràm. + Gieo vãi là gieo hạt toàn diện trên mặt luống hoặc khay. + Trình tự các bước gieo vãi: Bước 1: San phẳng mặt luống: Dùng thước gạt để san phẳng mặt luống Bước 2: Trộn hạt: Do hạt tràm rất nhỏ, cần phải trộn thêm cát, cát này cần sàn nhuyễn xử lý giống như thành phần giá thể gieo hạt và ta trộn theo tỷ lệ 1 phần hạt, 5 phần cát. Hình 1.4.19: Trộn hạt
  91. 91 Bước 3: Vãi hạt có thể bằng tay hoặc dụng cụ như hình 1.4.21 - Chia lượng hạt gieo thành các phần khác nhau để gieo cho đều - Vãi hạt đều trên luống gieo Hình 1.4.20: Gieo vãi bằng tay Hình 1.4.21: Gieo vãi bằng dụng cụ Bước 4: Lấp đất Sàng đất nhỏ phủ kín hạt, đối với hạt tràm do hạt rất nhỏ nên lấp đất dày gấp 2 lần đường kính hạt. * Chú ý: Lấp dày quá hạt khó đội mầm lên khỏi mặt đất làm giảm sức nẩy mầm, lấp mỏng quá hạt bị khô hoặc khi tưới nước hạt sẽ bị xói và trôi.
  92. 92 Hình 1.4.22: Sàng đất lấp hạt Bước 5: Tưới nước và che phủ - Che luống gieo hạt: phủ kín mặt luống với 02 lớp (tấm nhựa, lưới đen) Lớp bên dưới phủ tấm nhựa tránh cho nước mưa rơi vào làm úng hạt Lớp thứ hai phủ tấm lưới đen để che nắng tránh bốc hơi nước. Tấm nhựa Lưới đen Hình 1.4.23: Che phủ hạt
  93. 93 Tưới nước: Dùng bình phun, thùng hoa sen lỗ nhỏ hoặc tưới bằng hệ thống phun tự động, tưới nước 1÷2 lần/ngày tưới 2 ÷ 3 lít/m2/lần Hình 1.4.24: Tưới nước luống gieo bằng thùng hoa sen Hình 1.4.25: Tưới nước luống gieo bằng hệ thống phun tự động Bước 6: Rắc/ Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh/ côn trùng Rắc thuốc trừ sâu hoặc dùng bình xịt dầu hoả chống côn trùng ăn hạt, ăn mầm
  94. 94 Hình 1.4.26: Rắc thuốc chống côn trùng (a. Đường rắc thuốc) 5. Cấy cây Phương pháp này tiết kiệm được hạt giống, tiết kiệm được diện tích gieo ươm, giảm công chăm sóc luống gieo. Đặc biệt tuyển chọn cây con khi cấy là biện pháp chọn lọc nhân tạo nhằm giữ được cây con sinh trưởng đều, chất lượng tốt. Chuẩn bị trước khi cấy: Tưới nước đủ ẩm cho luống cây mầm và luống bầu trước nửa ngày 5.1 Chọn cây cấy Tiêu chuẩn cây cấy có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống sau khi cấy, sinh trưởng và chất lượng cây. Nếu cấy cây còn quá nhỏ: cây mầm mất nước nhanh, rễ cây còn yếu chưa hút nước kịp, cây héo nhanh rồi chết. Hoặc gặp thời tiết bất lợi sau khi cấy, cây dễ bị chết vì cây không có sức đề kháng. Nếu quá quá lớn, bứng cây đem cấy bộ rễ cây bị tổn thương nhiều chậm hồi phục sau khi cấy. Vì vậy phải tranh thủ kịp thời khi cây đạt tiêu chuẩn đem cấy Đối với tràm sau khi gieo 3 - 4 ngày hạt bắt đầu nảy nầm và sau 25 - 30 ngày cây mạ có thể đem đi cấy được: - Cây phải có 3 – 4 lá thật, - Đạt chiều cao từ 1,5 - 2cm, - Chiều dài bộ rễ dài từ 1 - 2cm.
  95. 95 Hình 1.4.27: Cây mạ đạt tiêu chuẩn 5.2 Bứng cây mạ - Bứng cây vào lúc nhiệt độ thấp, chọn cây đủ tiêu chuẩn để bứng; khi bứng kết hợp điều chỉnh mật độ. - Dùng que cấy xiên nhẹ góc 450 so với thân cây mạ sâu hơn chiều dài của rễ cọc khoảng 0,5cm - Nhổ cây mạ đến đâu sắp cho cổ rễ bằng nhau dùng kéo cắt bớt phần rễ (nếu dài) - Đặt cây vào bát hoặc khay có nước để rễ cây ngập trong nước để cây không bị héo Hình 1.4.28: Bứng cây
  96. 96 5.3 Cấy cây vào bầu - Tạo hố cấy trong bầu: Hố cấy tạo ở giữa bầu có hình chữ V lệch Dùng que cấy đâm thẳng giữa bầu với độ sâu hơn chiều dài rễ cây cấy từ 0,4 – 0,5cm. Hình 1.4.29: Tạo lỗ bầu - Cấy cây vào bầu: Tay cầm vào lá cây, không được cầm trực tiếp vào thân cây (cây dễ bị héo nát) đưa rễ cây xuống hố cấy sao cho rễ thẳng và ở trạng thái tự nhiên, ép đất kín cổ rễ Hình 1.4.30: Cấy cây vào bầu
  97. 97 * Chú ý: Một số trường hợp cấy cây sai kỹ thuật. - Cây cây nông quá: nguyên nhân: Tạo lỗ nông hoặc đặt cây quá nông. - Cấy cây sâu quá: nguyên nhân tạo lỗ sâu quá. - Cây bị nghiêng: tạo lỗ nghiêng đặt cây nghiêng. - Cây rễ bị cong: nguyên nhân đặt rễ không thẳng. 5.4 Tưới nước và che phủ - Tưới nước: + Cấy đến đâu tưới nước đến đó tránh để cây bị khô héo. + Dùng thùng hoa sen lỗ nhỏ, hoặc vòi nước nhẹ, hoặc vòi phun sương tự động để tưới nước, duy trì độ ẩm của đất khoảng 60 ÷ 70%. Hình 1.4.31: Tưới nước vào luống cây vừa cấy - Che phủ: Mục đích làm giảm bớt sự bốc hơi nước ở lớp đất mặt, giảm sự đóng váng mặt đất, ngăn cản sức công phá của hạt nước mưa, hạn chế cỏ dại, giữ cho đất luôn tơi xốp, duy trì nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện cho cây phát triển. + Che phủ toàn bộ luống cây cấy bằng 01 bằng tấm nilon trắng (nếu phía trên đã có lưới che) + Hoặc che phủ toàn bộ luống cây cấy 02 lớp: 1 lớp nilon trắng bên trong và 01 lớp lưới đen bên ngoài.
  98. 98 Hình 1.4.32: Che phủ luống cây cấy 1 lớp Hình 1.4.33: Che phủ luống cây cấy 02 lớp
  99. 99 6. Chăm sóc cây tràm con ở vườn ươm 6.1 Tưới nước Trong vườn ươm cây con còn nhỏ, bộ rễ chưa phát triển nên khả năng hút nước yếu, tưới nước là biện pháp không thể thiếu được. Xác định lượng nước tưới cho mỗi lần và chu kỳ tưới cần căn cứ vào thời tiết trong thời gian chăm sóc cây con, độ ẩm của đất trước khi tưới. Tưới nước thường xuyên phải tưới nước buổi sáng, chiều tối Tràm ta chia làm 02 giai đoạn tưới: - Giai đoạn cây mạ: Từ khi hạt bắt đầu nẩy mầm rộ đến khi cây sinh trưởng ổn định (20 - 25 ngày) lúc này độ sâu của rễ nằm trong lớp đất 2 - 4cm. Thời kỳ này lượng nước tưới nên ít 1 - 2 lít/m2 nhưng mỗi ngày tưới một đến hai lần. Cường độ tưới giảm dần khi cây mọc đủ 2 lá mầm - Giai đoạn cây con: Sau khi cấy cho đến lúc chuẩn bị xuất vườn cây đã có bộ thân, rễ, tán cứng cáp, thời kỳ này cây có sức đề kháng cao, rễ phân bố ở độ sâu 15 - 20 cm, lượng nước tưới 4 - 5 lít/m2 , tưới một ngày một lần. - Phương pháp tưới: Tưới phun bằng bình phun, thùng hoa sen, hệ thống tưới phun tự động hoặc vòi nước. Lượng nước tưới còn phụ thuộc vào thời tiết: Nếu trời râm mát, ít gió lượng nước tưới giảm và ngược lại. a- Tưới nước bằng bình phun b- Tưới nước bằng vòi hoa sen
  100. 100 Hình 1.4.34: Tưới nước cây trong vườn ươm 6.2 Che nắng, mưa, gió Cây ươm ở giai đoạn đầu sau khi cấy các bộ phận của cây còn non yếu, dưới ánh sáng trực xạ cây con dễ bị khô héo, nước mưa gió làm cây chết úng. Vì vậy che nắng, mưa nhằm điều chỉnh ánh sáng thích hợp cho cây con, đồng thời duy trì ẩm độ mặt đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây quang hợp, làm giảm sự bốc hơi mặt đất, giảm thoát hơi nước ở lá, tăng độ ẩm không khí, cũng như làm cho cây không bị dập nát, chết úng. Đối với cây tràm để che nắng, mưa, gió phải tiến hành che cây như sau: - Lấy 01 tấm nilon trắng phủ toàn bộ luống cây. - Tiếp tục lấy tấm lưới đen phủ chồng lên lớp nilon vừa phủ xong sao cho cường độ ánh sáng còn lại 30 – 50%. - Che khoảng 5 – 10 ngày sau khi cấy thì tiến hành dỡ giàn che cho cây quang hợp.
  101. 101 Hình 1.4.35: Che nắng, mưa, gió cây ươm Hình 1.4.36: Dỡ giàn che khi cây ổn định 6.3 Nhổ cỏ, phá váng Trong quá trình chăm sóc tưới nước cho cây, đất mặt luống thường nén chặt và đóng váng, làm cho lớp đất mặt giảm sức thấm nước, tăng lượng nước bốc hơi mặt đất, cỏ dại xâm lấn, cạnh tranh nước, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng mãnh liệt với cây con, đồng thời cỏ dại còn là nơi ẩn náu của các loài sâu hại Vì vậy làm cỏ, phá váng nhằm làm cho đất tơi xốp, thoáng khí giảm bớt sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cây con với cỏ dại, đồng thời xúc tiến phân giải của
  102. 102 phân bón và hoạt động của vi sinh vật đất làm mất nơi cư trú của các loài sâu hại, côn trùng. Dùng tay nhổ cỏ, thời gian nhổ cỏ nên tiến hành lúc cỏ còn non chưa kết hạt, giai đoạn cây ươm còn non, sức đề kháng yếu, hoặc lúc cây ươm sinh trưởng nhanh nhu cầu nước, dinh dưỡng khoáng và ánh sáng tăng. Có thể tiến hành nhổ cỏ theo 2 giai đoạn: - Giai đoạn đầu: từ lúc cây mầm nhú lên đến khi đủ tuổi cấy, 7 – 10 ngày làm cỏ một lần. - Giai đoạn 2: Từ khi cấy cây đến khi xuất vườn cây, mỗi tháng làm cỏ một lần. Trước khi xuất vườn nên dừng chăm sóc. Phá váng theo định kỳ 15 - 20 ngày/lần làm lúc trời mát và đất ẩm làm xong phải tưới nước cho mặt đất ổn định . Hình 1.4.37: Các dụng cụ nhổ cỏ, phá váng Hình 1.4.38: Cỏ trong luống cây mạ
  103. 103 Hình 1.4.39: Cỏ trong túi bầu 6.4 Bón thúc phân Mục đích bón thúc phân là thúc đẩy cây sinh trưởng nhanh phát triển cân đối, tăng sức đề kháng cho cây. Tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng của cây con, độ phì của đất và thời tiết khác nhau mà dùng loại phân, lượng phân bón và số lần bón khác nhau. - Bón thúc cho cây ươm trên nền đất . Có thể dùng các phương pháp sau: + Dùng phân chuồng ủ hoai trộn với tro bếp sàng trên mặt luống cây con (2 – 3kg/m2), bón xong tưới rửa lá. + Dùng phân NPK hòa nước (300g + 10 lít nước/1000 bầu). Định kỳ 15 ngày 1 lần lượng bón không quá 1g/1 bầu, tháng cuối cùng ngừng bón. Ngừng bón trước khi cây xuất vườn ít nhất một tháng để cây cứng cáp, đanh ngọn - Bón thúc cho cây trên nền cứng. Những nơi có điều kiện có thể áp dụng quy trình bón như sau: Sau khi cây cấy được 4 tuần, dùng phân NPK bón thúc bằng phương pháp tưới thấm, mỗi tuần bón một lần, ngừng bón khi cây xuất vườn 2 tuần. Lần 1 Bón 0,5 kg NPK/10.000 cây Lần 2 Bón 1,0 kg NPK/10.000 cây
  104. 104 Lần 3 Bón 1,5 kg NPK/10.000 cây Lần 4 Bón 2,0 kg NPK/10.000 cây Lần 5 Bón 1,0 kg NPK/10.000 cây Lần 6 Bón 1,0 kg NPK/10.000 cây Phân bón hòa tan trong nước, đổ dung dịch phân vào bể ngập 1/3 – 1/4 chiều cao bầu, sau 10 -12 giờ tháo dung dịch phân còn thừa ra ngoài. Nếu cây sinh trưởng tốt, nghỉ bón thúc một vài kỳ Hình 1.4.40: Bón phân * Chú ý: Cây con trong vườn ươm nhiều khi xảy ra hiện tượng bạc lá, vàng lá, tím lá nghĩa là mất màu xanh. Để có biện pháp phòng chống tốt chúng ta cần tìm hiểu một số nguyên nhân sau đây: Do sâu bệnh hại làm cho lá mất màu xanh. Hiện tượng lúc đầu xuất hiện một vài điểm nhỏ sau đó lan ra xung quanh; Do di truyền thì chỉ xảy ra ở từng cây riêng rẽ và toàn bộ cây đó mất màu xanh, kéo dài suốt năm; Do bón phân có thể làm tổn thương; Do hạn hán và nguồn dinh dưỡng thiếu một yếu tố nào chúng ta có thể tham khảo một số triệu trứng dưới đây: Thiếu đạm (N): lá có màu xanh vàng, thậm chí vàng nhạt, rễ cây phát triển không tốt ít rễ nhánh, ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng, giảm sản phẩm quang hợp, cây con gầy yếu.
  105. 105 Thiếu lân (P): Cây con sinh trưởng chậm, cây thấp nhỏ, chồi đỉnh phát triển không tốt lá có màu xanh tối, có khi thành màu tím hoặc tím hồng như Thông đuôi ngựa khi thiếu lân lá có màu tím; Thiếu lân cũng dẫn đến rễ ngang ít và mảnh; Nếu thiếu nghiêm trọng có thể làm cho rễ ngang thoái hoá, cuống lá khô và rụng. Thiếu kali (K): ở thời kỳ đầu lá có màu xanh tối sau đó xanh đậm, nếu thiếu kém mà đạm lại quá nhiều thì cây con sinh trưởng chậm. Thực vật hấp thụ NPK thường theo tỷ lệ N>K>P; Cây con cần lượng P tuy ít hơn song lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây nhất là với loài cây lá kim; N và P bón đồng thời sẽ có tác dụng tốt nhất. Thiếu Sắt (Fe): Lá biến thành màu vàng, đầu tiên từ trên ngọn lá non vàng trước. Cây con trong vườn ươm từng đám xuất hiện vàng lá. Nguyên nhân thiếu sắt là do đất bị muối hoá, làm cho cây không hấp thu được sắt. Ở những nơi đất trung tính nếu bón vôi quá nhiều cũng có thể làm cho đất kiềm hoá, ảnh hưởng đến việc hình thành diệp lục cũng dẫn đến hiện tượng vàng lá. Nếu sắt quá nhiều cũng có thể làm giảm tính hữu hiệu của lân. Thiếu Manhê (Mg). Đầu cành lá của những cành ở phía gốc biến thành màu vàng, vàng thẫm hoặc tím hồng. Tuỳ theo mức độ thiếu nhiều hay ít mà đần dần phát triển lên các cành phía trên. Nếu thiếu nhiều quá cũng có hại cho cây. Thiếu Mangan (Mn): Lá cây cũng có màu vàng, đỉnh sinh trưởng thường khô chết. Song rất nhiều loại đất nói chung là đủ ma ngan. Nếu ươm cây liên tục nhiều năm cũng có thể dẫn đến thiếu Mangan. Thiếu Mn cũng xuất hiện với thiếu sắt. 6.5 Phòng trừ sâu bệnh hại Cần quán triệt phương châm phòng là chính, trừ kịp thời toàn diện và triệt để. Phòng bệnh nên áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp như: - Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn sạch sẽ, dọn sạch cỏ trong vườn ươm, lấp kín ổ gà đọng nước, không giữ lại những cây bị bệnh hoặc những cây quá lứa trong vườn. Thu gom rác rưởi, túi bầu rách nát, cây con kém phẩm chất vào một nơi qui định để đốt. Không đề rác vương vãi. Dụng cụ làm vườn cần được rửa sạch và cất vào nơi khô ráo. - Định kỳ phun thuốc phòng bệnh, hiện nay trong vườn ươm tràm thì VibenC là thuốc hữu hiệu nhất để phòng trừ bệnh. Pha VibenC 50g/ 8 lít tưới Trừ sâu bệnh: Khi phát hiện cây con bị bệnh cần ngừng tưới nước, nhổ sạch, cắt bỏ những cây hoặc các bộ phận bị bệnh đem đốt, phun thuốc trừ sâu. Trong vườn ươm tràm có bầu thường quan tâm các loại sâu bệnh sau: bệnh thối cổ rễ, sâu đục chồi và chuột.
  106. 106 - Đối với bệnh thối cổ rễ Nguyên nhân gây bệnh: thường gặp một số loài nấm gây bệnh thối nhũng ở vườn ươm cho cây con là Rhizoctonia solani Triệu chứng: có 04 triệu chứng điển hình là + Thối mầm trước khi nhú lên khỏi mặt đất, + Cổ rễ cây bị thối, teo lại và đổ gục hàng loạt khi còn là cây mầm, + Chết đứng khi cây con đã hóa gỗ, + Khô đầu lá cây con. Biện pháp phòng trừ: + Biện pháp canh tác ở vườn ươm Chọn vị trí vườn ươm nơi thoát nước, tránh những nơi đã trồng cây nông nghiệp đã xảy ra dịch bệnh nhiều năm Sử dụng nguồn hạt giống sạch bệnh: hạt giống phải được thu từ cây mẹ không bị bệnh và phải được chế biến và bảo quản đúng kỹ thuật, tránh để ẩm mốc và tiếp xúc với nguồn bệnh. Cần xử lý hạt giống trước khi gieo để tiêu diệt bào tử nấm bám trên bề mặt hạt Chọn thời vụ gieo phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của mỗi vùng. Gieo hạt đúng thời vụ, tránh gieo vào thời tiết ấm, ẩm và có nhiều mưa. Hạt giống không được gieo quá sâu Đất dùng đóng bầu phải có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, không được sử dụng phân chuồng chưa hoai và không dùng lại bầu cũ cây bệnh chết Chăm sóc cây con: thường xuyên làm cỏ phá váng, tưới nước với nguồn nước sạch, bón phân phải hợp lý không bón phân đạm quá mức sẽ làm tằng khả năng nhiễm bệnh, cây con không nên đặt quá dày cần tạo độ thông thoáng, giảm sự tích tụ hơi nước giữa các hàng cây vì bào tử nấm bệnh chỉ nảy mầm trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao. Tưới nước: nguồn nước tưới phải sạch, không dùng nước ao hồ gần vườn ươm đã bị bệnh. Nguồn nước tưới tốt nhất nên dùng nước giếng, nếu không nước phải được xử lý bằng clo hoặc ozon. Lượng nước tưới được xác định sao cho độ ẩm tương đối của đất nhỏ hơn 50% độ ẩm bão hòa. Tưới nước cho cây phải thích hợp với điều kiện thời tiết, tránh tưới quá nhiều hoặc tưới quá ít vì cả hai đều tao điều kiện bất lợi cho cây và tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Bón phân: phân bón phải sử dụng hợp lý, không bón phân đạm quá mức vì sẽ tăng khả năng bệnh cho cây. Mật độ cây con không nên quá dày, cần tạo sự thông thoáng, giảm sự tích tụ hơi nước giữa các hàng cây vì bào tử nấm bệnh chỉ nảy mầm trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao