Giáo trình mô đun Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng

pdf 170 trang vanle 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_bao_ve_va_nuoi_duong_rung.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Bảo vệ và nuôi dưỡng rừng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: BẢO TỒN TRỒNG VÀ LÀM GIÀU RỪNG TỰ NHIÊN Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình đào tạo nghề Bảo tồn, trồng và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chúng tôi đã tiến hành biên soạn giáo trình Bảo vệ và làm giàurừng. Nội dung chính của giáo trình này là cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về kỹ thuật luỗng phát, bài cây, chặt nuôi dưỡng, phòng chữa cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại, ngăn chặn người và gia súc phá hại rừng. Giáo trình gồm 06 bài, trong mỗi bài cung cấp kiến thức và kỹ năng liên quan và có cấu trúc thống nhất phù hợp với phương pháp giảng dạy tích hợp. Giáo trình không những phục vụ cho đào tạo nghề Bảo tồn trồng và làm giàu rừng tự nhiên trình độ sơ cấp mà còn dùng để biên soạn tài liệu giảng dạy cho các lớp tập huấn theo từng nội dung phù hợp. Để biên soạn giáo trình này chúng tôi đã được tập huấn phương pháp biên soạn giáo trình do Dự án Voctech và Tổng cục Dạy nghề tổ chức. Đồng thời tham khảo nhiều tài liệu, lấy ý kiến của nhiều chuyên gia là các nhà nghiên cứu, các cơ sở sản xuất kinh doanh, giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trong và ngoài trường. Vì thời gian có hạn, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được bạn đọc góp Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ông Phan Thanh Minh 2. Ông Trần Đức Thưởng
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 02 Mục lục 03 Bài 1: Phòng cháy rừng 5 Bài 2: Chữa cháy rừng 23 Bài 3: Phòng trừ sâu hại 33 Bài 4: Phòng trừ bệnh hại 41 Bài 5: Tuyên truyền nhân nhân bảo vệ rừng 4 8 Bài 6: Tu bổ rừng 59 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 71 Tài liệu tham khảo 81
  5. 4 MÔ ĐUN BẢO VỆ VÀ NUÔI DƢỠNG RỪNG Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Bảo vệ và làm giàurừng cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng liên quan đến phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại rừng, phòng chống người và gia súc phá hại, kỹ thuật làm giàurừng. Nôi dung mô đun gồm 6 bài. Để học tập đạt kết quả cao người học và người dạy cần tập trung vào rèn luyện kỹ năng, học tập theo nhóm.
  6. 5 Bài 1: PHÒNG CHÁY RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nguyên nhân, tác hại và các yêu tố ảnh hưởng đến cháy rừng - Thực hiện được các biện pháp phòng cháy rừng A. Nội dung: 1. Nguyên nhân và tác hại của cháy rừng 1.1. Nguyên nhân của cháy rừng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cháy rừng là do các hoạt động thiếu ý thức của con người gây ra như: - Đốt nương làm rẫy Hình 5.1 – Đốt nương làm rẫy gây cháy rừng
  7. 6 - Dọn vườn, dọn nhà, sản xuất lâm nghiệp - Đun nấu, sưởi ấm, đốt cỏm đốt ong trong rừng - Dọn đường giao thông Ngoài ra cháy rừng còn do các hiện tượng tư nhiên gây ra như: sấm sét, núi lửa Ở Việt Nam cháy rừng do các nguyên nhân tự nhiên rất ít. 1.2. Tác hại của cháy rừng Tác hại của cháy rừng đến thảm thực vật rừng: - Hủy diệt thảm tươi, thảm khô, thảm mục và mùn. - Hủy diệt các loài cây bụi, cây tái sinh và cây gỗ non đôi khi cả cây gỗ ở tuổi trung niên và già. Hình 5.2 – Cháy rừng hủy diệt thảm thực vật - Làm xuất hiện các loài cây ưa sáng kém giá trị kinh tế.
  8. 7 - Làm thay đổi thành phần loài cây ảnh hưởng đến diễn thế và cấu trúc rừng. - Cháy rừng còn ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh rừng, gây chấn thương cho nhiều cây rừng. Do đó cây rừng sẽ dễ dàng bị đổ gẫy và sâu bệnh hại. Do vậy cháy rừng làm cho cây rừng bị chết nhiều hoặc sinh trưởng kém. - Khi có cháy mạnh nhiệt độ cao thì tất cả các loài thực vật bậc cao sẽ bị hủy diết và chỉ còn lại đống tro tàn. - Cháy rừng còn làm thay đổi cảnh quan lớp thực vật màu xanh chuyển sang màu vàng xám. Tác hại cháy rừng đến động vật rừng: - Cháy rừng làm thay đổi số lượng và thành phần các loài động vật hoang dã, chim, các loài côn trùng, tôm cá Hình 5.3 – Động vật rừng bị chết do cháy rừng - Hủy diệt các động vật có ích: Giun, kiến, ong - Cháy rừng làm cho nguồn thức ăn của động vật bị mất đi hoặc bị giảm xuống, đồng thời môi trường sống của chúng bị thay đổi rất lớn từ đó ảnh hưởng đến đời sống động vật. Tác hại của cháy rừng đến đất: - Làm tăng lượng chất khoáng, độ pH của đất và sự biến đổi các chất hoá học trong đất.
  9. 8 - Làm tăng lượng phốt pho, lượng muối hoà tan và các ion trao đổi như Ca++, K+, Mg++ sau đó làm tăng độ pH của đất. - Làm tăng lượng chất dinh dưỡng dễ tiêu ở mặt đất (trừ nitơ) nhưng do mất lớp thảm mục rừng nên sau cháy rừng một thời gian đất sẽ xấu đi. Do vậy cần phủ xanh đất bị cháy bằng cách trồng các loài cây thích hợp mọc nhanh. Hình 5.4 – Đất rừng sau cháy bị phơi - Làm thay đổi thành phần khoáng của đất, đất sẽ có thêm các chất khoáng mica, canxit, caolinit - Khi cháy lớp thảm mục, mùn và thực vật rừng sẽ hình thành một lượng khá lớn nitơ ở dạng khó tiêu. Để sử dụng được chúng phải biến đổi thành thành - + dạng NO3 , hoặc NH4 . - Cháy rừng làm giảm lượng chất hữu cơ và nitơ ở lớp đất có độ sâu 20 – 30 cm, làm tăng độ chặt lớp đất mặt do đó làm giảm khả năng thấm nước của đất. Tác hại của cháy rừng đến khí quyển: - Cháy rừng là một trong những nguồn gốc gây ô nhiễm khí quyển vì khi cháy rừng tức là cháy các chất hữu cơ sẽ thải vào khí quyển các chất khí như: N2, CO, CO2, NO2, HNO3, tro bụi, than bồ hóng
  10. 9 Hình 5.5 – Khói bụi cháy rừng vào khí quyển - Cháy rừng làm thay đổi bề mặt che phủ dẫn đến thay đổi các tính chất vật lý, sinh học như: Nhiệt độ đất tăng, chu trình dinh dưỡng bị mất đi tất cả những thay đổi đó cũng ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái và tài nguyên rừng. - Do mất rừng làm cho lượng khí CO2 tăng lên vì mất bộ máy quang hợp là cây xanh. Tác hại của cháy rừng đến nƣớc: - Làm cho đất bị khô, bị thiếu nước; do cháy rừng làm tăng tốc độ gió và nhiệt độ mặt đất làm cho tốc độ bốc hơi nước từ mặt đất tăng lên nhiều hơn so với lượng nước được bù lại từ mưa. - Cháy rừng làm giảm lượng nước thấm xuống đất; gây ra xói mòn rửa trôi do đó làm tăng lượng bồi lắp lòng sông, lòng hồi, từ đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước. - Cháy rừng làm thay đổi thành phần hóa học của nước. - Cháy rừng còn làm tăng nhiệt độ nước do thực vật bị mất, vì lòng sông và lòng hồ bị phơi ra. - Cháy rừng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thủy văn, đến sự cân bằng nước và đến tính chất lý hóa học của đất, do đó ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước. Cháy rừng còn ảnh hưởng đến thành phần không khí, làm ô nhiễm bầu khí quyển bởi các khí độc, khói bụi khi gặp mưa rơi xuống đất, xuống sông hồ, ao sẽ gây ô nhiễm môi trường nước.
  11. 10 Ngoài ra cháy rừng còn gây thiệt hại đến tài sản và tình mạng của con người Hình 5.5 – Ô nhiễm nguồn nước do cháy rừng làm chết cá 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cháy rừng Nhiệt độ không khí: khi nhiệt độ không khí tăng thì lượng bốc hơi tăng lên rất lớn, thảm mục và các vật liệu cháy thoát hơi nước nhiều và sẽ khô đi rất nhanh, do vậy tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự bốc cháy. Độ ẩm: Nếu độ ẩm không khí nhỏ thì độ ẩm của vật liệu cháy cũng giảm, trời càng nóng, không khí càng khô nguy cơ cháy rừng càng lớn, quá trình cháy càng ổn định. Gió: Là nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ lan tràn và đặc điểm phát triển của cháy rừng. Khí có gió mạnh sẽ làm cho các vật liệu cháy ở trong rừng khô nhanh và chính nó sẽ gây ra sự thay đổi của các nhân tố sinh thái khác, đặc biệt là độ ẩm, sự bốc hơi, bay hơi vv do đó sẽ làm tăng thêm nguy cơ cháy rừng hoặc có khả năng biến đổi cháy nhỏ thành cháy lớn. Vật liệu cháy: Ở trong rừng vật liệu cháy là nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ, nguy cơ cháy rừng và quá trình cháy. Cường độ cháy rừng thường phụ thuộc vào tình trạng và số lượng vật liệu cháy trong khu rừng đó.
  12. 11 Hình 5.6 – Rừng không được vệ sinh tốt chứa nhiều VLC Độ dốc: Độ dốc của lửa rừng có ảnh hưởng đến quá trình cháy rừng, đặc biệt là ảnh hưởng đến tốc độ cháy lan của ngọn lửa. Qua nghiên cứu thấy rắng: - Nếu độ dốc dưới 300 thì tốc độ cháy lan tăng lên gấp 2 lần mỗi khi có độ dốc tăng lên 150. - Nếu độ dốc trên 300 thì cứ mỗi khi độ dốc tăng thêm 100, tốc độ cháy lan sẽ tăng lên 2 lần. - Và, nếu độ dốc lớn hơn 350 thì tốc độ cháy lan có thể tăng lên gấp 4 đến 10 lần, cứ mỗi khi độ dốc tăng thêm 100. Ngoài ra các nhân tố như: Mật độ dân cư, các điểm dân cư, mạng lưới đường giao thông trong khu vực, số lượng người dân đi vào rừng, các hoạt động kinh doanh ở trong rừng, chiến tranh bom đạn vv cũng gây ra cháy rừng 3. Các biện pháp phòng cháy rừng 3.1. Biện pháp lâm sinh 3.1.1. Xây dựng đường băng cản lửa Các lô khoảnh được thiết kế hệ thống các đường băng cản lửa có tác dụng để ngăn chặn cháy lan mặt đất và cháy tán ở những khu rừng dễ cháy, đồng thời
  13. 12 cũng là nơi vận chuyển các phương tiện dập lửa đám cháy, vận chuyển cây con, phân bón, phục vụ cho kinh doanh rừng, tuần tra rừng Hƣớng đƣờng băng cản lửa: - Đối với địa hình bằng phẳng hoặc dốc dưới 150 đường băng phải vuông góc với hướng gió chính trong mùa cháy. - Đối với địa hình phức tạp độ dốc trên 150 đường băng bố trí trùng với đường đồng mức. Bề rộng đƣờng băng cản lửa: - Đường băng chính của cả hai loại rừng tự nhiên và rừng trồng có độ rộng tối thiểu từ 8 – 20 m và nên trồng cây xanh. - Đối với rừng trồng ở trạng thái rừng sào thì bề rộng đường băng phải lớn hơn chiều cao của cây rừng. Các loại đƣờng băng cản lửa: - Đường băng trắng: Là những giải trống đã được chặt trắng thu dọn hết cây, cỏ, thảm mục và được cuốc hay cày lật đất. Chỉ xây dựng đường băng trắng khi kết hợp làm đường vận chuyển và vận xuất. Hình 5.7 – Đường giao thông kết hợp đường băng trắng - Đường băng xanh: Là những đường băng được trồng cây xanh hỗn giao, có kết cấu nhiều tầng, đặc biệt chọn những loài cây có khả năng chịu lửa.
  14. 13 Nguyên tắc chọn loài cây xanh làm băng phòng cháy: + Cây có khả năng chịu nhiệt độ cao. + Lá cây chứa nhiều nước không chứa chất dầu dễ cháy. + Có khả năng tái sinh hạt và chối mạnh sinh trưởng phát triển nhanh. + Không rụng lá trong mùa cháy. + Cây trồng trên băng không có cùng loài sâu bệnh với cây trồng hoặc không là ký chủ trung gian của các loài sâu bệnh hại cây rừng. Ở nước ta tùy theo điều kiện khí hậu địa phương có thể sử dụng một số loài cây sau đây để trồng trong băng xanh như: Dứa bà; dứa; dừa nước; mít; vối thuốc; thẩu tấu; đỏ ngọn; dâu da đất (a) (b) (c) (d)
  15. 14 (e) (f) Hình 5.8 – Một số loài cây có thể dùng trồng băng xanh a. Cây dứa bà b. Cây dứa c. Cây dừa nước d. Cây mít e. Cây vối f. Cây đỏ ngọn Công việc: Làm đƣờng băng cản lửa Các bƣớc thực Những lỗi Tiêu chuẩn thực hiện hiện công việc thƣờng gặp 1. Thiết kế - Đường băng vuông góc với hướng gió Xác định không đường băng chính trong mùa khô nếu địa hình có độ đúng hướng gió cản lửa dốc 15 khô - Bề rộng đường băng cản lửa từ 8 – 20m 2. Chuẩn bị - Hiện trường được dọn sạch cây bụi, dây Vật liệu cháy hiện trường thi leo sua dọn chất công băng cản đống to dễ gây lửa ra cháy lớn 4. Thi công - Dùng dụng cụ thủ công hoặc máy cày băng trắng toàn diện bề mặt băng cản lửa. Cày sâu 20 đến 30 cm, đường cày thẳng, không sót lỏi đường cày.
  16. 15 5. Trồng cây - Loài cây trồng làm băng xanh đáp ứng làm băng xanh đúng nguyên tắc chọn - Cây làm băng xanh được trồng đúng kỹ thuật Những điểm chú ý khi thiết kế và thi công các đƣờng băng cản lửa: - Khi thiết kế các đường băng cản lửa cần phải lợi dụng những chướng ngại tự nhiên như: Sông suối, hồ nước Những công trình nhân tạo như: Đường sắt, đường giao thông, đường vận xuất vận chuyển để làm đường băng. Trong trường hợp này chỉ cần xây dựng dọc hai bên đường băng một hoặc hai vành đai cây xanh cản lửa. - Đối với rừng công viên, danh lam thắng cảnh không cần thiết kế đường băng trắng làm như vậy mất tính thẩm mỹ và nên sử dụng hệ thồng đường mòn, lối đi làm nhiệm vụ đó. - Đối với rừng có độ dốc > 250 thì không được làm đường băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh. - Nếu rừng có độ dốc nhỏ hơn 250 thì chỉ được xây dựng đường băng trắng 1 – 2 năm đầu khi chưa đủ điều kiện trồng ngay cây xanh. - Khi thi công các đường băng trắng có thể dùng cưa xăng, cưa cầm tay để cưa cây và cành nhánh và dùng máy cày để cày lật đất. Khi xử lý thực bì phải phơi khô vun thành dải cách bìa rừng 5 – 8 m. Thời gian đốt tốt nhất là vào đầu mùa khô lúc gió nhẹ buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Khi đốt phải cử người canh gác không để lửa cháy lan vào rừng. - Đối với đường băng cản lửa phải được tu sửa dọn vật liệu cháy hàng năm. 3.1.2. Xây dựng kênh phòng cháy ở rừng tràm Rừng tràm có thảm mục than bùn dày từ 0,8 – 1,2 m có 6 tháng khô và 6 tháng ngập nước nên phải thiết kế thi công đào đắp hệ thống kênh mương hoàn chỉnh nhằm phòng cháy là rất bức thiết. Tác dụng chính của hệ thống kênh: là dự trữ nguồn nước để duy trì độ ẩm cho tầng thảm mục phục vụ việc phòng cháy. Ngoài ra nó còn tạo ra một mạng lưới giao thông vận xuất vận chuyển lâm sản hạt giống, tuần tra kiểm soát rừng
  17. 16 và là nơi thả cá trồng xen cây nông nghiệp rất tốt tạo ra mô hình nông lâm ngư kết hợp. Kích thƣớc của kênh: Mặt kênh rộng 8 – 12 m, sâu 2 – 2,5 m đáy rộng từ 6 – 8 m, đất đào đắp về hai phía tạo ra hai đường song song trên kênh. Khi đắp bờ phải dọn sạch than bùn rác rưởi để bờ có lớp đất sét liên sát ven kênh có tác dụng ngăn cháy ngầm và chống sụt lở. Hình 5.9 – Kênh phòng cháy ở rừng tràm Thi công kênh: - Phương tiện thủ công dùng cuốc, xẻng, mai. - Phương tiện cơ giớ dùng các máy đào rãnh. Trồng băng xanh trên hệ thống kênh mƣơng theo qui định sau: - Hai bên kênh trồng cây chịu lửa, chọn loài cây có thể cho quả và gỗ. Cây cóc, bon bon, trâm bầu, dừa vv - Ven chân kênh mương trồng cây để đề phòng chống xói lở bờ và tạo nên đai cây xanh chống cháy ngầm, phải trồng thành băng rộng từ 2 -3 m, mật độ trồng trên băng phải dày hơn mật độ trồng rừng để đai sớm khép tán, nhanh phát huy tác dụng ngăn chặn lửa lan tràn. 3.2. Một số giải pháp giảm vật liệu cháy
  18. 17 3.2.1. Đốt trước vật liệu cháy Hàng năm vào mùa cháy tùy theo tình hình thời tiết mà quyết định đột trước một số vật liệu cháy để làm giảm số lượng của chúng xuống đến mức khó xảy ra cháy rừng và nếu có xảy ra thì quy mô và tốc độ cháy không nguy hiểm lắm, con người có thể cứu chữa được. Hình 5.10 – Vật liệu cháy được đốt trước mùa khô Một số điểm cần chú ý khi đốt: - Tổng diện tích cần đốt trước chiếm khoảng 10 – 15% diện tích rừng cần bảo vệ. - Trên diện tích rừng cần đốt chỉ đốt từ 50 – 70% tổng vật liệu cháy là đạt yêu cầu. - Số cây cháy cho phép trong khi đốt trước là từ 5 – 10% tổng số cây trong diện tích đốt. - Thời gian đốt vào buổi sáng, đốt các cành cây trên khô trước đốt các vật liệu cháy dưới đất sau. - Dụng cụ đốt có thể dùng đuốc làm từ tre nứa ngâm hoặc quần áo rách tẩm dầu buộc vào một đầu gậy dài.
  19. 18 - Nhưng trước khi tiến hành biện pháp này phải đốt thử vài chục mét vuông vào buổi sáng. Sau đó căn cứ vào kết quả, độ ẩm vật liệu cháy, địa hình, hướng gió xây dựng kế hoạch cụ thể - Căn cứ vào số lượng diện tích, số lượng vật liệu cháy và sự thiệt hại cho phép để điều động lực lượng và phương tiện cần thiết. Khi đốt cũng phải bảo đảm con người đủ sức khống chế được ngọn lửa. Đốt trước vật liệu cháy có ưu điểm đỡ tốn kém đảm bảo an toàn cho người chữa cháy, nhưng nó làm cho một số cây bị chết và ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây. Biện pháp đốt trước chỉ áp dụng cho những khu rừng trước đây chưa có qui hoạch thiết kế phòng cháy, nhất thiết không được đốt tràn lan tùy tiện, phải nghiên cứu áp dụng biện pháp này một cách thận trọng. 3.2.2. Vệ sinh rừng Mục đích vệ sinh rừng là làm giảm vật liệu cháy trong mùa khô. Hàng năm trước mùa khô ở những khu rừng dễ cháy, đặc biệt là những khu rừng xung quanh nơi dân cư, khu du lịch, các đơn vị cơ quan bộ đội, các nông trường, cần kết hợp việc chặt nuôi dưỡng, tỉa cành với việc thu dọn các vật liệu rơi rụng ở các băng trắng băng xanh. Những khu rừng sau khai thác phải kết hợp việc chặt tu bổ việc dọn cành nhánh, loại bỏ các cây già cỗi cong queo sâu bệnh, cây chết đứng gió đổ để xử lý trước mùa khô. Ngoài ra để làm giảm nguy cơ cháy rừng người ta còn thu dọn các cành khô lá rụng ở ngoài phạm vi các khu rừng dễ cháy.
  20. 19 Hình 5.11 – Rừng sau khi được vệ sinh 3.3 Xây dựng hệ thống chòi canh phát hiện cháy rừng. Các yêu cầu của chòi: - Phải có tầm nhìn cao hơn rừng tối thiểu 5 m tốt nhất từ 15 – 30 m nên tốt nhất đặt chòi ở đỉnh đồi. - Phải nhìn rõ được 2 – 3 chòi phụ. - Một điểm bất kỳ trong khu vực phải được ít nhất 2 chòi nhìn thấy còn tốt hơn là 3 chòi để quan trắc liên hợp. - Phải có thang lên xuống thuận lợi. - Xung quanh chân chòi phải dọn sạch cây trong phạm vi bán kính từ 20 – 30 m để đề phòng cháy rừng, lửa lan đến chòi. - Trên chòi là một gian nhà có 4 cửa để quan sát mọi phía. - Có trang bị dụng cụ chống sét, mái che mưa nắng. - Có bản đồ khu vực, dụng cụ đo góc.
  21. 20 - Có ống nhòm, có kẻng báo động, có máy điện thoại và một số tín hiệu như cờ màu, phái hiệu. - Ở dưới chân chòi chính cần làm một gian nhà có giường bàn làm việc, nghỉ ngơi cho nhóm công tác 2 – 3 người. - Vào thời kỳ cao điểm của mùa khô chòi phải có người làm việc 24/24 giờ. Hình 5.12 – Chòi canh phát hiện cháy rừng Báo động khi xảy ra cháy rừng: Khi phát hiện có đám cháy người quan sát phải định rõ tọa độ đám cháy ở lô khoảnh nào, mức độ cháy rồi báo về trung tâm chỉ huy. Trung tâm chỉ huy xác định tọa độ cháy trên bản đồ rồi nhanh chóng ra lệnh điều động lực lượng phương tiện đi chữa cháy tùy theo cấp độ báo động. Ngoài ra để công tác phòng cháy được hiệu quả người ta còn phải tổ chức theo dõi phát hiện lửa rừng như: Tổ chức lực lượng phòng cháy, tổ chức lực lượng kiểm lâm, lập các tổ quần chúng làm nhiệm vụ phòng và chữa cháy rừng, tuyên truyền nhân dân về việc phòng và chữa cháy rừng.
  22. 21 3.4. Dự báo lửa rừng: Xây dựng và cập nhật cấp dự báo cháy rừng vào mùa khô: Hình 5.13 – Bảng cấp dự báo cháy rừng Cập nhật các thông tin dự báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng: Ti vi, đài, báo 3.5. Tổ chức lực lƣợng tuần ra canh gác Phân công lực lượng thay nhau thường xuyên tuần tra canh gác (đặc biệt vào mùa khô) nhằm phát hiện nguy cơ cháy, điểm cháy rừng kịp thời và thông tin nhanh cho Ban tổ chức phòng cháy chữa cháy rừng biết để có biện pháp chữa cháy.
  23. 22 Hình 5.14 – Lực lượng tuần tra rừng B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Thực hành theo nhóm nhỏ (10 người/nhóm): Làm băng cản lửa C. Ghi nhớ: - Nguyên nhân tác hại của cháy rừng - Các biện pháp phòng cháy rừng
  24. 23 Bài 2: CHỮA CHÁY RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: Trình bày được khái niệm và các hình thức cháy rừng Thực hiện được các biện pháp chữa cháy rừng bằng dụng cụ thủ công A. Nội dung: 1. Khái niệm cháy rừng Cháy rừng là sự lan truyền không định hướng của ngọn lửa trong rừng gây tổn thất cho rừng và môi trường. 2. Các hình thức cháy rừng 2.1. Cháy dƣới tán Ngọn lửa cháy lan trên lớp thảm mục, mùn, cỏ khô thảm tươi, cây bụi, cây tái sinh. Cháy xém vỏ và một phần dưới gốc cây, các rễ cây ở sát mặt đất. Cháy dưới tán thường xảy ra nhiều hơn nhất. Khi gặp điều kiện thuận lợi về gió cháy dưới tán sẽ chuyển thành cháy tán Hình 5.2.1 – Cháy dưới tán rừng 2.2. Cháy tán
  25. 24 Cháy tán được phát triển từ dưới tán lên và thường xảy ra vào mùa có thời tiết khô hạn, tốc độ gió ở tán rừng từ trung bình đến mạnh. Ngọn lửa sẽ lan từ tán cây này đến tán cây khác. Cháy tán sẽ hủy diệt toàn bộ vật liệu cháy ở mặt đất và cả tán rừng cho nên gây thiệt hại rất lớn. Hình 5.2.2 – Cháy tán rừng 2.3. Cháy ngầm Cháy ngầm là cháy chất hữu cơ thường là than bùn và mùn, đã được tích lũy lại ở dưới đất. Đặc điểm cháy ngầm là tốc độ lan truyền ngọn lửa trong lớp mùn và than bùn của đất rừng rất chậm khoảng 0,5 – 5 m/ngày. Không có ngọn lửa, ít khói nên khó phát hiện, khó chữa và rất nguy hiểm thời gian cháy ngầm thường có khi dài vài tháng. Khi than bùn và tất cả các lớp đất nằm trên lớp đất khoáng bị cháy sẽ làm chất nhiều thực vật vì bộ rễ của thực vật thường nằm ở độ sâu đó. Cháy ngầm có thể gây nguy cơ cháy tán khi gió mạnh
  26. 25 Hình 5.2.3 – Cháy ngầm làm chết rừng tràm 3. Các biện pháp chữa cháy rừng Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yêu cầu sau: - Dập lửa phải kịp thời triệt để. - Hạn chế ở mức thấp nhất về mọi mặt. - Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện dụng cụ chữa cháy. 3.1. Tổ chức đội hình chữa cháy Về lực lượng phương tiện có thể chia ra: - Lực lượng thủ công: Con người cùng với dụng cụ thủ công như cuốc, xẻng, rìu, câu liêm, thùng tưới nước, bình phun hóa chất. - Lực lượng cơ giới: Con người cùng với máy móc (cưa xăng, máy ủi, máy cày, máy phun nước và hóa học). - Lực lượng hỗn hợp gồm cả lực lượng thủ công và lược lượng cơ giới. - Lực lượng thủ công thường áp dụng cho loại cháy mặt đất, cháy ngầm với cường độ cháy từ thấp tới trung bình khi diện tích dưới 1 ha. - Lực lượng cơ giới và hỗn hợp được áp dụng cho cháy mặt đất mạnh, cháy tán với cường độ cháy từ trung bình đến rất cao khi diện tích trên 1 ha. - Lực lượng chữa cháy được tổ chức thành tổ từ 8 – 10 người, có tổ thủ công có tổ cơ giới và tổ trưởng phải là cán bộ Kiểm lâm nhân dân.
  27. 26 - Người tổ trưởng ngoài việc nắm vững kỹ thuật chũa cháy còn phải là người quả quyết, tiếp thu nhanh, mệnh lệnh dứt khoát, gọn rõ ràng chính xác. - Khi lực lượng và phương tiện địa phương không đủ sức cứu chữa cơ sở báo cáo ngay lên cấp trên để có biện pháp hỗ trợ. 3.2. Kỹ thuật chữa cháy rừng 3.2.1. Biện pháp gián tiếp Biện pháp gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và phương tiện để giới hạn đám cháy. Nó thường áp dụng cho đám cháy lớn diện tích trên 1 ha và diện tích khu rừng còn lại rất lớn. Giới hạn đám cháy bằng băng trắng ngăn lửa: - Băng trắng ngăn lửa thường làm ở phía trước đám cháy - Chiều dài và khoảng cách giữa băng ngăn lửa với đám cháy tùy thuộc vào tốc độ lan tràn của đám cháy nhưng phải đảm bảo sao cho khi thi công xong đám cháy mới tiến đến gần băng. - Khi thiết kế băng phải biết lợi dụng địa hình như sông, suối, sườn dông, đường giao thông hoặc các đường băng đã được thiết kế trước đây để vạch hướng đường băng ngăn lửa đảm bảo thi công nhanh hiệu quả cao. - Khi đám cháy nằm ở trên sườn dốc cao thì hướng lan tràn của nó không chỉ phụ thuộc vào hướng dốc mà còn phụ thuộc vào tốc độ gió nên đường băng tốt nhất là bên kia đường dông. - Băng trắng ngăn lửa thường có chiều rộng 15 – 20 m, nếu tốc độ gió lớn, đám cháy lan tràn quá nhanh thì chiều rộng của băng có thể tăng lên từ 20 – 30 m. - Trên băng được tiến hành chặt trắng toàn bộ cây, dọn sạch cành nhánh cỏ và vật liệu cháy khác, nếu có điều kiện thì cuốc lật hoặc dùng máy cày lật đất toàn bộ - Băng trắng có thể thi công bằng thủ công kết hợp cơ giới. Khi thi công tiến hành từ chính giữa đám cháy dần dần sang hai bên, làm đến đâu sạch đến đó. - Dụng cụ thi công ngoài dụng cụ thủ công có thể dùng cưa xăng để hạ cây cắt khúc, dùng máy ủi và máy cày bánh xích để dọn cành nhánh và cày đất.
  28. 27 Hình 5.2.4 – Thi công băng trắng trước đám cháy Giới hạn đám cháy bằng các băng đốt trƣớc: Dùng các băng đốt trước để giới hạn đám cháy cóa nghĩa là dùng lửa dập lửa. Biện pháp này có hiệu quả cao khi dập lửa của những đám cháy tán và cháy mặt đất mạnh. Nó thường áp dụng khi cháy rừng trồng từ trung niên trở lên hoặc những rừng tự nhiên có địa hình phức tạp, khối lượng vật liệu cháy nhiều, nhân lực và phương đầy đủ. Biện pháp này được gọi là biện pháp đốt ngược chiều với đám cháy. Cụ thể ở một vị trí cách xa phía trước đám cháy người ta làm một băng trắng gọi là băng tựa. Chiều rộng của băng và khoảng cách giữa băng tựa với đám cháy phụ thuộc vào loại cháy, tốc độ gió và tốc độ lan tràn của đám cháy. Khoảng cách giữa băng tựa và đám cháy rộng từ 10 – 15 m đối với đám cháy mặt đất và từ 100 – 200 m đối với đám cháy tán. Về chiều rộng của băng tựa, nếu phía trước của đám cháy có sông suối, đường giao thông hoặc băng trắng đã thiết kế trước đây có thể lợi dụng được thì băng tựa chỉ cần dọn thêm với chiều rộng từ 0,5 – 1 m về phía đám cháy. Nếu không có điều kiện địa hình trên thì băng tựa có chiều rộng lớn hơn 10 m và lớn hơn chiều rộng của ngọn lửa. Ở những băng tựa người ta dọn sạch vật liệu cháy như thi công với băng trắng cản lửa. Sau đó dùng đuốc đốt vật liệu cháy dọc theo băng tựa về phía
  29. 28 đám cháy. Tốc độ cháy lan tuyến lửa đốt ngược chiều thường thấp hơn tốc độ của đám cháy từ 3 – 20 lần. Giới hạn đám cháy bằng rãnh ngăn lửa: Đối với rừng tràm ở Nam Bộ và rừng phân bố trên núi cáo có lớp thảm mục dày từ 0,5 m trở lên thường xảy ra cháy ngầm. Trong trường hợp này khi chữa cháy ngoài việc làm băng ngăn lửa còn phải đào rãnh để ngăn cháy ngầm. Việc làm băng ngăn lửa cũng như băng trắng, nhưng phải sâu và sạch hơn. Băng ngăn lửa trong trường hợp này có tác dụng ngăn chặn từ cháy lan mặt đất dẫn đến cháy ngầm, nó thường áp dụng cho các vùng núi cao có tầng thảm mục không dày lắm, việc vận chuyển đi phương tiện làm rãnh gặp nhiều khó khăn. Đối với rừng tràm hay rừng trên núi cao khi cháy ngầm nhất thiết phải đào rãnh ngăn lửa xung quanh đám cháy. Rãnh phải đào sâu hơn lớp than bùn từ 20 – 50 cm rộng 6 – 10 m. Thảm mục và than bùn được đổ về phía ngoài đám cháy, còn đất thì đổ về phía trong đám cháy để ngăn lửa khi lan đến rãnh. Cháy ngầm có tốc độ lan chậm và cả bốn phía ít khói nên khó phát hiện. Do đó, trước khi thiết kế rãnh ngăn lửa phải thăm rò cẩn thận phạm vi đám cháy. Cự li giữa rãnh và đám cháy phụ thuộc vào tốc độ thi công nếu thi công bằng dụng cụ thủ công thì cự li xa hơn còn thi công bằng cơ giới thì cự li có thể gần hơn. Hiện nay để đào rãnh cản lửa người ta thường dùng loại máy ủi. Khi thi công tuyệt đối không để cho người chữa cháy đi vào gần đám cháy để tránh trường hợp tụt xuống hố lửa. 3.2.2. Biện pháp chữa cháy trực tiếp: Biện pháp chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện từ thủ công đế cơ giới hiện đại như máy phun nước và hóa chất tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Nó có tác dụng tốt đối với đám cháy nhỏ có diện tích cháy dưới 1 ha và thường áp dụng với các đám cháy mặt đất hay cháy ngầm. Chữa cháy trực tiếp có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau: Dập lửa bằng các dụng cụ thô sơ: Mục đích của biện pháp này là dùng các dụng cụ thô sơ để phân tán tách lửa khỏi vật liệu cháy. Khi ngọn lửa lan chậm và có xu hướng cháy về cả hai phía trái và phải, chiều cao của ngọn lửa thấp, diện tích đám cháy còn nhỏ thì đội hình nên bố trí thành từng tiểu đội từ 8 – 10 người dùng cành cây tươi từ 1,5 – 2m hay bao tải ướt đập thẳng vào đám lửa.
  30. 29 Ngoài ra cũng có thể làm một băng ngăn lửa ngay phía trước ngọn lửa chiều rộng của băng là 3 m. Trên băng bố trí từng tiểu đội người nọ cách người kia khoảng 3 m dùng cào, cuốc kéo vật liệu cháy ra ngoài hoặc đẩy vào đám cháy. Từng tiểu đội cứ làm như vậy hết đoạn này đến đoạn khác đến khi dập tắt hết lửa. Hình 5.2.5 – Chữa cháy bằng dụng cụ thủ công Công việc: Chữa cháy rừng trực tiếp bằng dụng cụ thủ công Các bƣớc thực Những lỗi Tiêu chuẩn thực hiện hiện công việc thƣờng gặp 1. Tạo hiện - Hiện trường đám cháy được tạo bởi các Vật liệu quá ẩm trường đám đống vật liệu cháy là cành khô lá rụng quá trình cháy cháy yếu 2. Phân công Đội hình chửa cháy phài có người chỉ huy người chỉ huy trong tổ chữa cháy
  31. 30 4. Nhận dụng Người chỉ huy nhận dụng cụ chữa cháy cho cụ cho nhóm các thành viên 5. Dập lửa bằng Đội hình chữa cháy thực hiện dập triệt để dụng cụ thủ lửa bằng các dụng cụ thủ công công Dập lửa bằng chất hóa học kết hợp với phƣơng tiện cơ giới: Các chất hóa học có tác dụng: Ngăn không cho vật liệu cháy tiếp xúc với vật liệu cháy. Làm nguội vật liệu cháy xuống dưới nhiệt độ tự bốc cháy. Dập lửa bằng chất hóa học kết hợp với phương tiện cơ giới bao gồm: - Dập lửa bằng đất cát: Dùng cát và đất vụn phủ lên bề mặt vật liệu cháy có tác dụng cách li vật liệu cháy với lửa và không khí. - Dập lửa bằng nước Nước được dùng phổ biến để chữa cháy rừng. Người ta lấy nước từ các sông, suối hồ, bể chứa nước ở gần đó hoặc dùng ô tô chở từ các vùng khác đến. Về dụng cụ tưới nước người ta có thể dùng các dụng cụ đơn giản như: Thùng gầu tưới nước đến các loại máy bơm như bơm tay, máy phun đặt trên ô tô chữa cháy - Dập lửa bằng chất hóa học khác
  32. 31 Hình 5.2.6 – Dập cháy rừng bằng nước 3.2.3. Kỹ thuật an toàn khi chữa cháy: Nắm vững đặc điểm vùng rừng dễ cháy: - Cán bộ kiểm lâm phụ trách từng khu rừng phải nắm vững tình hình rừng thảm tươi cây bụi, đường mòn, đường suối, tình hình dân sinh kinh tế, lực lượng sản xuất nghề rừng tại địa phương. - Khi cháy rừng phải nắm được tọa độ đám cháy, mức độ qui mô của đám cháy để huy động lực lượng phương tiện chính xác, tránh lãng phí. - Nếu cường độ đám cháy rất cao (400 m/h) thì việc chữa cháy phải tiến hành vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. - Mọi người tham gia chữa cháy cần phải hiểu rõ luật phòng chống cháy và kỹ thuật an toàn khi chữa cháy, không để người bệnh tật, yếu sức khỏe đi chữa cháy. An toàn lao động khi sử dụng dụng cụ phƣơng tiện chữa cháy: - Trước mùa cháy phải chuẩn bị dụng cụ phương tiện đầy đủ đảm bảo sử dụng tốt. - Các công cụ thủ công phải được mài, rũa, chêm chắc chắn và sắp xếp thứ tự. - Các máy móc phải được lau chùi sửa chữa đảm bảo vận hành tốt. Khi sử dụng máy móc hóa chất phải thực hiện nghiêm chỉnh qui trình kỹ thuật.
  33. 32 - Lực lượng chữa cháy phải được phân chia thành tổ nhóm có người chỉ huy thống nhất. Khi đi chữa cháy phải chuẩn bị đầy đủ nước uống từ 5 – 6 lít một người, lương khô ít nhất một ngày. - Quần áo chữa cháy phải bền chắc, vận động dễ dàng vừa bảo vệ tốt cho cơ thể khỏi các tia bức xạ nhiệt vừa đủ ấp để qua đêm ở trong rừng. Phải đi giày kín kiểu ủng, có mũ cừng che đầu, vải mềm che mũi để tránh hít thở các khí độc và cành cây rơi đổ vào đầu. - Chẩun bị đầy đủ thuốc men nhất là thuốc bỏng, băng bông cấp cứu. Nếu công việc chữa cháy kéo dài, việc ăn sau đó phải được cơ quan cung cấp và những người chữa cháy phải được thay ca để nghỉ ngơi. - Nơi tập kết những người chữa cháy phải ở cách xa phía sau đám cháy cự li 100 m xung quanh khu tập thể phải làm băng trắng ngăn lửa lan đến. - Khi chữa cháy trong trường hợp cháy ngầm hay dùng phương pháp đốt trước người chữa cháy không được đi lại trong vùng giữa băng cản lửa với đám cháy, để tránh bị cháy hay sụp xuống hố lửa. - Khi dập lửa ở sườn dốc trên 200 không được đi lại ở phía cao hơn ngọn lửa đang cháy đề đề phòng trượt chân ngã xuống đám cháy - Những trường hợp bị thương phải sơ cứu kịp thời rồi đưa ngay về tuyến sau để cấp cứu. - Khi người chửa cháy bị thương nặng hay chết đều phải lập biên bản tại chỗ để sau này tiện việc xét giải quyết chế độ chính sách cho người chữa cháy. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm): Dập lửa trực tiếp bằng dụng cụ thủ công C. Ghi nhớ - Các biện pháp chữa cháy rừng - An toàn trong chữa cháy rừng
  34. 33 Bài 3: PHÒNG TRỪ SÂU HẠI RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được nguyên nhân tác hại của sâu hại rừng - Phòng trừ được một số loài sâu hại phổ biến A. Nội dung: 1. Nguyên nhân tác hại của sâu hại rừng 1.1. Nguyên nhân - Do gặp điều kiện thuận lợi (khí hậu; loài thiên địch ít ) làm cho số lượng côn trùng tăng lên nhiều và trở thành sâu hại. - Do thiết kế trồng rừng không hợp lý: Thiết kế trồng rừng thuần loài. 1.2. Tác hại Khi sâu hại phát dịch gây ra tác hại rất lớn đối với rừng như: Rừng sinh trưởng kém; năng suất giảm có khi làm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến kinh tế - môi trường và xã hội.
  35. 34 Hình 5.3.1 – Rừng bồ đề bị chết do sâu phá hại 2. Các biện pháp phòng trừ sâu hại 2.1. Biện pháp canh tác Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật tạo ra những điều kiện sinh thái có lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cây khoẻ mạnh sẽ chống chịu được sâu hại hoặc hồi phục nhanh sau khi bị sâu phá hại. Ví dụ: Gieo, trồng đúng vụ, chọn cây trồng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, chăm sóc kịp thời hạn chế cỏ dại Ưu nhược điểm: Phương pháp này rẻ tiền, ít tốn công, đơn giản, không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường. 2.2. Biện pháp sinh học Là lợi dụng các sinh vật có ích, các chất kháng sinh do chúng tiết ra để hạn chế, tiêu diệt sâu hại, các sinh vật này được gọi là thiên địch của sâu hại như: Các động vật bò sát, lưỡng cư, chim sâu, chim gõ kiến, động vật hoang dã. Côn trùng có ích như côn trùng có tính bắt mồi, côn trùng có tính ký sinh: Ong ký sinh, ruồi ký sinh, bọ ngựa, bọ rùa. Hình 5.3.2 – Bọ ngựa ăn thịt sâu hại Các loại nấm, vi khuẩn ký sinh lên sâu, trứng sâu, nhộng gây hại để tiêu diệt sâu. Ví dụ: Sâu non của sâu róm thông hay bị nấm bạch cương, vi khuẩn gây bệnh chết nhũn.
  36. 35 Hình 5.3.3 – Sâu róm thông bị nấm ký sinh Ưu nhược điểm: Bảo đảm cân bằng sinh thái, không gây ô nhiễm môi trường, hiệu quả cao. Song áp dụng phương pháp này cần phải nghiên cứu kỹ quy luật phát sinh phát triển của sâu hại để có biện pháp tác động đúng lúc. 2.3. Biện pháp vật lý cơ giới - Bắt giết: Ngắt bỏ trứng sâu, cây và cành lá bị sâu hại. - Đánh bả độc, mồi nhử ( cám rang + rau xanh băm nhỏ 40 phần, thuốc sâu 1 phần) đánh bả dế, sâu xám. - Ngăn chặn: Vòng nhựa dính sâu ( dầu thông 10g, tùng hương 1,25g, hắc ín 2g, Vadơlin 1,5g thêm một ít dầu gai) Đào rãnh ngăn sâu quanh vườn ươm. - Dùng nhiệt độ cao và tia phóng xạ. - Dùng ánh sáng bẫy đèn 2.4. Biện pháp hóa học Là dùng những chế phẩm hoá học gây ngộ độc cho sâu, hại để hạn chế và tiêu diệt chúng. Sử dụng đúng kỹ thuật rất tốt. - Ưu điểm: Tiêu diệt nhanh chóng, có khả năng chặn đứng sự lan tràn của dịch hại, mang lại hiệu quả cao. - Nhược điểm: Dễ gây ô nhiễm môi trường, ngộ độc cho người và gia súc, gây hiện tượng quen thuốc cho một số loại sâu hại, phá vỡ cân bằng sinh thái trong tự nhiên. 2.5. Biện pháp kiểm dịch thực vật
  37. 36 Nhằm ngăn chặn sâu hại di chuyển từ vùng này sang vùng khác. Ví dụ: như chọn cây khoẻ đi trồng rừng, phun thuốc sâu, hại trước khi xuất đi trồng. 2.6. Biện pháp phòng trừ tổng hợp Là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được nhằm duy trì mật độ của loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Mỗi phương pháp trên đều có những ưu, nhược điểm nhất định, nên phải áp dụng tổng hợp các biện pháp, tính toán cân nhắc vận dụng khi cần thiết theo nguyên tắc: Trong hệ thống phòng trừ tổng hợp tất cả các kỹ thuật tham gia cần phải xem xét đến sự hài hoà với các yếu tố môi trường, đặc biệt là cần phải khai thác tối đa những nhân tố gây chết tự nhiên của sâu hại. Mặt khác, tác động của tất cả các kỹ thuật được sử dụng củng phải xem xét đánh giá về mặt này. Không thể hy vọng và suy nghĩ nông cạn rằng có thể tiêu diệt hết các cơ thể gây hại mà cần hiểu rằng chỉ có thể duy trì mật độ của chúng dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Không thể quan niệm phòng trừ tổng hợp như là một “Quy trình in sẵn” để áp dụng trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, mọi lúc, mà cần phải coi đó như là một nguyên tắc cần phải tuân theo để cho phép lựa chọn trong mọi tình huống cụ thể, một giải pháp tối ưu. Những biện pháp có thể áp dụng được trong phòng trừ tổng hợp thì rất đa dạng và phong phú. Đồng thời, những thành tựu mới trong nghiên cứu khoa học bảo vệ thực vật ngày càng được đưa ra sử dụng trong sản xuất nhiều hơn và rộng rãi hơn, không dừng lại ở một chỗ. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm): Phòng trừ sâu hại vườn ươm C. Ghi nhớ: - Các biện pháp phòng trừ sâu hại rừng - Biện pháp phòng trừ sâu hại phổ biến vườn ươm
  38. 37 Bài 4: PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: Trình bày được nguyên nhân tác hại của bệnh hại Phòng trừ được một số loại bệnh hại phổ biến A. Nội dung: 1. Nguyên nhân và tác hại của bệnh hại 1.1. Nguyên nhân gây bệnh cây rừng
  39. 38 Gồm 2 loại: Sinh vật và phi sinh vật: - Nguyên nhân gây bệnh sinh vật là chỉ những sinh vật ký sinh lấy rừng làm đối tượng hút thức ăn và được gọi là vật gây bệnh. Chúng bao gồm các loài chủ yếu như: Nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cây ký sinh, nhện những bệnh do sinh vật gây ra đều có thể lây lan, truyền nhiễm cho nên thường được gọi là bệnh truyền nhiễm hay bệnh xâm nhiễm. Các biện pháp phòng trừ bệnh truyền nhiễm là những vấn đề trung tâm của nghiên cứu bệnh cây rừng. - Nguyên nhân gây bệnh phi sinh vật bao gồm hàng loạt các nhân tố không thích nghi cho đời sống bình thường của cây rừng như: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chât dinh dưỡng, không khí Thiếu nước thường gây ra khô héo, nhiệt độ thấp quá hay cao quáđều gây ra những tổ thương. Khác với bệnh truyền nhiễm chúng không có khả năng lây lan, cho nên gọi là bệnh không truyền nhiễm có khi gọi là bệnh sinh lý. 1.2. Tác hại của bệnh cây rừng: Bệnh cây rừng là một loại tác hại tự nhiên vô cùng phổ biến. Bệnh hại thường làm cho cây rừng sinh trưởng kém, lượng sinh trưởng hàng của cây gỗ giảm xuống, một số bệnh hại có thể làm cho cây chết, thậm chí có thể chết hàng loạt. Hàng năm chúng gây ra những tổ thất rất lớn cho nền kinh tế. Không những thế, chúng gây ra ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 2. Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng 2.1. Biện pháp kiểm dịch thực vật Kiểm dịch thực vật là một trong những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn sự lây lan bệnh hại nguy hiểm từ nơi này đến nơi khác. Nội dung của kiểm dịch thực vật bao gồm: - Cấm mang các cây hoặc các sản phẩm có bệnh nguy hiểm từ vùng này đến vùng khác, từ nước này đến nước khác. - Khoanh vùng bệnh nguy hiểm phát sinh ở một khu vực nhỏ không cho chúng lây lan rộng và tích cực áp dụng các biện pháp tiêu diệt ngay. - Khi bệnh lây lan đến khu vực mới thì cần áp dụng các biện pháp khẩn cấp để tiêu diệt. 2.2. Biện pháp kỹ thuật lâm nghiệp Là áp dụng các biện pháp kinh doanh rừng chính xác và phù hợp nhằm làm cho môi trường thích nghi với sinh trưởng của cây con hoặc cây rừng mà bất lợi cho sự phát sinh, phát triển bệnh hại.
  40. 39 - Phương pháp này tác động toàn diện vào cả 3 nhân tố: vật gây bệnh - cây chủ - môi trường. Nó không những làm giảm chi phí phòng trừ mà còn cải thiện được hệ sinh thái, bảo vệ rừng (không phải sử dụng biện pháp hoá học) một việc làm mang lại nhiều lợi ích. Đối với cây con cần chú ý: - Không làm vườn ươm ở nơi đất ẩm thấp, bí chặt. Nên dùng đất cát pha, thịt nhẹ dễ thoát nước, làm vườn ươm phải lập xa nơi rừng trồng cây cùng loài. - Luân canh cây trồng để tránh sự tích luỹ vật gây bệnh. - Diệt nguồn xâm nhiễm: Thu dọn xác cây bệnh đốt đi. Ví dụ: luân canh phòng trừ được bệnh sùi gốc, thối cổ rễ do tuyến trùng. - Khử trùng đất trước khi gieo ươm nếu phải liên canh 2.3. Biện pháp phòng bệnh trong kỹ thuật trồng rừng - Là chọn đất trồng cây phù hợp để nâng cao tính chống chịu bệnh của cây rừng và chọn loại hình trồng rừng hỗn giao hợp lý. - Phòng bệnh trong chăm sóc rừng: - Phải phát hiện kịp thời, tiêu diệt bệnh ký sinh trước khi chúng gây bệnh, diệt nguồn xâm nhiễm. - Nghiêm cấm việc chăn thả gia súc, tăng cường kiểm tra việc sử dụng lửa trong rừng, việc chặt phá rừng bừa bãi dẫn đến các vết thương cho cây, chính nó là cửa xâm nhập của vật gây bệnh vào cây. - Chọn và chăm sóc giống cây chống chịu bệnh: 2.4. Biện pháp phòng trừ sinh vật học - Là lợi dụng các sinh vật để phòng trừ bệnh cây bao gồm: - Lợi dụng tác dụng ký sinh bậc II để phòng trừ, ví dụ như sử dụng nấm ký sinh lên dây tơ hồng; sử dụng vi khuẩn hòa tan nấm gây bệnh thối cổ rễ. - Sử dụng nấm không gây độc hoặc ít độc để lấn át những nấm có độ độc cao, ví dụ như nấm gây bệnh loét thân cây sồi có độ độc rất mạnh. Người ta lấy nấm Endothia parasitica ít gây độc tiêm vào thân cây bị loét dẫn đến hạn chế được bệnh loét thân cây sồi. - Sử dụng vi sinh vật này ức chế vi sinh vật khác, ví dụ như dùng nấm Da trải lấn át nấm mục trắng rễ cây thông, vì nấm mục trắng rễ cây thông ưa xâm nhập vào gỗ mới chặt sau đó mới xâm nhiễm vào tế bào sống. - Lợi dụng nấm cộng sinh rễ cây để phòng trừ các nấm bệnh mục rễ, thối cổ rễ
  41. 40 2.5. Biện pháp vật lý cơ giới - Là dùng nhiệt, nhiệt điện và các công cụ máy móc đơn giản để tiêu diệt vật gây bệnh, các biện pháp được áp dụng như: - Dùng sức nóng để khử trùng đất: 50 - 700C trong 10 phút để tiêu diệt vật gây bệnh tồn tại trong đất nhất là virus. - Cày phơi ải đất. - Xử lý hạt bằng nước nóng. - Tiêu trừ cây bệnh, lá cây bệnh, thể quả nấm mục. - Rửa hạt bằng dòng nước mạnh áp suất lớn 2 atm các bào tử nấm Fusarium không còn bám trên vỏ hạt giống. - Nạo vết bệnh rồi quét thuốc bảo vệ lên, quét lên vết thương. 2.6. Biện pháp phòng trừ bằng hoá học - Là dùng chế phẩm hoá chất để phòng trừ bệnh cây, có các dạng bao gồm thuốc trừ, thuốc bảo vệ và thuốc điều trị. Đây là biện pháp nhanh nhất, tích cực nhất để tiêu diệt nguồn bệnh, nhất là khi bệnh hại đã phát sinh có nguy cơ phát dịch, tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều nhược điểm như: - Gây ô nhiễm môi trường tiêu diệt cả sinh vật có ích. - Chịu ảnh hưởng của thời tiết. - Dễ gây ra tính quen thuốc đối với vật gây bệnh. - Phải có thời gian cách ly bảo đảm an toàn nhất là rau màu, cây ăn quả. - Giá thành cao: Chi phí thuốc, phương tiện, con người sử dụng phải có trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm): Phòng trừ bệnh hại vườn ươm C. Ghi nhớ: - Các biện pháp phòng trừ bệnh hại rừng - Biện pháp phòng trừ bệnh hại phổ biến vườn ươm
  42. 41 BÀI 5: LÀM GIÀU RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học này, người học có khả năng: Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của việc làm giàu rừng Trình bày được mục đích và đặc điểm đối tượng làm giàu rừng Thực hiện các giải pháp kỹ thuật làm giàu rừng Có ý thức bảo vệ rừng. Rèn luyện tính cẩn thận khi làm việc trong rừng tự nhiên 1. Khái niệm, ý nghĩa Làm giàu rừng là giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng từ khi rừng khép tán đến lúc rừng thành thục, nhằm loại trừ mọi cạnh tranh đối với cây nuôi dưỡng, để cải thiện năng suất, chất lượng rừng và dẫn dắt rừng phát triển theo hướng đã xác định. - Một luân kỳ kinh doanh trong sản xuất lâm nghiệp trải qua một thời gian dài và trên quan điểm lâm sinh học thường được chia thành 3 giai đoạn. - Giai đoạn tạo rừng được tính từ lúc cây mọc đến khi rừng non khép tán. - Giai đoạn làm giàurừng được tính từ khi rừng non khép tán đến trước khi rừng thành thục. - Giai đoạn khai thác chính được tính từ lúc rừng thành thục. 2. Mục đích làm giàu rừng - Điều chỉnh và tạo được tổ thành rừng hợp lý, thông qua việc chặt bỏ, kìm chế sự phát triển quá mức của cây hỗn giao hoặc cây mới xâm nhập đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt - Loại trừ cây có phẩm chất xấu, cây sâu bệnh nâng cao chất lượng rừng. - Duy trì mật độ hợp lý cho mỗi giai đoạn phát triển của rừng giải quyết hài hoà 3 yêu cầu: đảm bảo năng suất cay trồng, nâng cao tỷ lệ gỗ có kích thước lớn có giá trị thương mại cao, rút ngắn thời gian làm giàurừng trồng. - Tận dụng tốt lâm sản trong chặt nuôi dưỡng, khai thác trung gian. - Luôn luôn duy trì đựơc tác dụng phòng hộ, bảo vệ moi trường trong quá trình thực hiện. 3. Đặc điểm đối tƣợng làm giàu rừng
  43. 42 - Rừng tự nhiên tương đối đều tuổi, ở rừng sau khi rừng khép tán đến 2/3 thời gian của chu kỳ kinh doanh. - Rừng phục hồi trên đất chặt trắng, nương rẫy bỏ hoá, trảng cây bụi nhưng hỗn loài không đều tuổi. - Rừng hỗn loài tự nhiên không đều tuổi sau khai thác chọn. - Rừng hỗn loài tự nhiên không đều tuổi, sau khai thác chọn không đúng kỹ thuật 4. Các giải pháp và kỹ thuật làm giàu rừng 4.1. Kỹ thuật làm giàu tầng cây cao Nếu ở tầng cây cao của rừng có đủ số lượng cây mục đích phẩm chất tốt thì đối tượng làm giàuchính là tầng cây này. Các biện pháp kỹ thuật tác động thực hiện theo quy định sau: - Kỹ thuật bài cây: Chọn cây nuôi dưỡng: cây làm giàulà cây sinh trưởng khoẻ mạnh , thuộc nhóm loài cây mục đích, có giá trị kinh doanh. Chọn cây phù trợ: Chọn những cây ít giá trị nhưng không có biểu hiện chèn ép cây nuôi dưỡng. Bài cây chặt: bao gồm nững cây cong queo, sâu bệnh, phẩm chất xấu, cây hoại sinh thắt nghẹt, cây giá trị kinh tế thấp chèn ép cây nuôi dưỡng. - Cường độ chặt: cường độ chặt là kết quả của bài cây hợp lý nhưng không được hạ độ tàn che của rừng xuống thấp hơn 0,5. * Nhìn chung khi tiến hành chặt làm giàucần phải chặt những cây có đặc điểm như sau: Những cây cản trở sinh trưởng và sự hình thành tán của các cây tốt hoặc thuộc loài mục đích hoặc cây phù trợ: cây khô, cây đang chết, cây gẫy canh, cụt ngọn, ngọn khô, sâu bệnh. Những cây cong queo sẽ phát triên to lên, sinh trưởng mạnh, cành to tán lệch, thót ngọn nhiều mắt, nhiều cành hoặc không đóng vai trò có lợi trong rừng và khi chặt nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chiếu sáng ở dưới tán rừng. Những loài cây không mong muốn, phi mục đích chúng cản trở sinh trưởng của cây tốt và cây phù trợ, chặt chúng sẽ không gây xaó trộn trong rừng.
  44. 43 Những cây riêng biệt quá to sinh trưởng tốt chất lượng cao sẽ bị chặt ở nơi có mật độ dầy hoặc ở nơi mọc theo đám theo cụm để giải phóng cho các cây bên cạnh cây tầng dưới cây tái sinh. Ngoài ra lúc chọn cây để bài chặt cũng cần chú ý đến tính đa dạng sinh học để bảo vệ vốn gien cây rừng. Nói chung khi phân cấp cây rừng để chặt làm giàucần dựa vào cơ sở sinh vật học và kinh doanh rừng, cần chú ý đến điều kiện sinh thái, các đặc điểm chính của quần xã thực vật rừng. - Phát luỗng trước khi chặt: chỉ cần phát dây leo có hại, không cần phát cây bụi thảm tươi. 4.2. Kỹ thuật làm giàu tầng cây thấp và tầng tái sinh - Nếu tầng cây cao của rừng không còn đủ cây mục đích phẩm chất tốt, nhưng ở tầng cây thấp mật độ đảm bảo thì đối tượng làm giàulà lớp cây tái sinh và các cây gỗ ở tầng thấp có giá trị kinh doanh. Tác động kỹ thuật vào rừng cần thực hiện theo những quy định sau: - Chặt lần đầu cần hạ độ tàn che của tầng cây cao xuống 0,2-0,3 theo trình tự bài cây từ cây có hại đến cây phù trợ cho đến khi đạt độ tàn che thích hợp. - Phát dây leo có hại, phát cây bụi thảm tươi chèn ép cây mục đích. - Số lần chặt tiếp theo từ 1-2 lần với nội dung kỹ thuật như làm giàutầng cây cao cho đến khi tầng cây tái sinh đạt tuổi trung niên. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1: Làm giàu rừng tầng cây cao? C. Ghi nhớ: - Mục đích làm giàu rừng - Kỹ thuật làm giàu rừng Bài 6: TU BỔ RỪNG Mục tiêu: Sau khi học xong bài học, người học có khả năng: - Xác định được đặc điểm, đối tượng rừng tự nhiên phục hồi cần làm giàuvà các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể.
  45. 44 - Thực hiện được các công việc luỗng phát, bài cây, chặt tỉa thưa , đúng kỹ thuật. - Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ đất và xây dựng vốn rừng . - Đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hiện A. Nội dung: 1. Những đặc điểm cơ bản của rừng thứ sinh nghèo kiệt:
  46. 45 Hình 5: Rừng nghèo kiệt 1.1. Khái niệm về rừng thứ sinh nghèo Rừng thứ sinh nghèo được hình thành do các quá trình diễn thế thứ sinh dưới ảnh hưởng da dạng của tự nhiên và hoạt động sống của con người như khai thác
  47. 46 gỗ, làm nương rẫy Nói chung ,sự xuất hiện của rừng tái sinh nghèo là do việc xử lý rừng không theo phương thức lâm sinh chân chính nào. 1.2. Những đặc trƣng cơ bản của rừng thứ sinh nghèo - Thành phần hệ thực vật đơn giản, bao gồm chủ yếu cây rừng thức sinh ưa sáng, đời sống ngắn, kích thước nhỏ, gỗ trắng mềm, quả phát tán đồng loạt nhờ gió - Kết cấu tầng bị phá vở, độ che phủ của tán lá không đồng đều. - Nhiều thực vật thân bụi và dây leo. - Trữ lượng gỗ thấp ,nhất là gỗ của những loài có giá trị cao. - Tái sinh rừng kém do còn ít cây giống, hoặc do ảnh hưởng của khai thác rừng và môi trường sau khai thác. - Trên những lập địa thuận lợi có thể gặp rừng có cấu trúc đơn giản, thuần nhất về thành phần loài và kích thước. - Hoàn cảnh rừng bị đảo lộn và không ổn định trong đó đất bị thái hóa nhanh chóng. - Để làm giàuvà phục hồi rừng nghèo trở thành rừng giàu trong kỹ thuật lâm sinh có rát nhiều công đoạn và kinh phí rất lớn, thời gian lâu dài. Tuy nhiên trong bài học này chúng tôi chỉ giải quyết các nội dung công việc sau đây: 2. Ý nghĩa của việc luỗng phát để làm giàurừng Luỗng phát là biện pháp cắt gỡ dây leo, phát bỏ cây bụi nhằm mục đích làm tăng độ chiếu sáng thích hợp cho hạt giống nẩy mầm,giúp cây mầm và cây mạ sinh trưởng phát triển thuận lợi đồng thời giải phóng cây tái sinh và cây gỗ thoát khỏi sự chằng quấn, thắt nghẹt và đè nặng của dây leo. 2.1 Chuẩn bị dụng cụ - Dao phát mài dũa sắc bén , cán dao dài từ 1m đến 1,2 m đảm bảo chắc chắn. - Cưa cung, cưa đơn, kéo cắt cành nhánh được mài dũa sắc bén. - Chuẩn bị đầy đủ nước uống, thức ăn (nếu ở lại làm cả sáng và chiều) - Bảo hộ lao động ( Quần, áo ,dày, mũ bảo hộ găng tay vv.) - Bông băng y tế, thuốc sát trùng phòng lúc cần thiết để băng bó. 2.2. Xác định vị trí cần luỗng phát Những nơi mà rừng có nhiều dây leo, cây bụi,thiếu ánh sáng cho hạt giống nảy mầm, cây tái sinh bị chèn ép, rừng phát triển chậm chúng ta cần luỗng phát. 2.3. Luỗng phát theo băng
  48. 47 - Nên chia băng theo đường đồng mức để phát vừa đễ kiểm soát diện tích, đồng thời vừa kiểm tra và đánh giá được chất lượng luỗng phát. - Mỗi băng rộng từ 10 – 15m , không nên chia băng quá rộng vì dễ bỏ sót . - Cầm dao phát chắc chắn để tạo lực chặt mạnh. - Phát sát gốc để hạn chế sự nẩy chồi của gốc ( chiều cao gốc phát trừ lại không cao quá 10 cm) - Đối với dây leo thân gỗ phải chặt đứt ở phía dưới gốc ở độ cao khoảng 1.3m. - Phát hết những cây bụi,cây cỏ các dây leo . Chú ý (Trong quá trình phát phải hết sức chú ý không được chặt vào những cây con tái sinh, những cây mạ có giá trị kinh tế cao) 2.4. Luỗng phát theo đám, theo hàng Kỹ thuật luỗng phát theo đám theo hàng : Những khu rừng sau khai thác một vài năm hay những khu rừng có nhiều cây rừng không đều tuổi, rừng non, rừng nghèo kiệt sự phát triển và mức độ tái sinh chậm, chúng ta cần luỗng phát theo đám hay theo hàng,yêu cầu của luỗng phát theo đám , theo hàng là chặt bỏ dây leo cỏ dại và những cây bụi, theo từng đám để mở rộng không gian ánh sáng, loại bỏ mọi sự tranh giành của cỏ dại và cây bụi để cho cây tái sinh phát triển,cả số lượng và chất lượng nhằm làm giàu rừng. + Phương thức phát theo đám: Chia khu rừng theo từng đám mỗi đám có diễn tích từ 2500 m2 đến 3000m2 sao cho thuận lợi trong quá trình luỗng phát. Dùng dao phát chặt hết toàn bộ cỏ dại và cây bụi chỉ từ lại nhưng cây tái sinh và cây phù trợ cho cây mục đích. Chặt sát gốc dây leo và cây bụi, băm nhỏ và rải đều trên mặt đất để cây bụi và dây leo mau mục phòng tránh cháy rừng vào mùa khô. Chú ý: Thường xuyên kiểm tra dao phát nếu dao cùn thì phải mài dũa cho sắc bén,vì dao cùn việc phát dọn rất mệt nhọc mà năng suất lao động không cao, nếu cán không chắc chắn ta phải sửa lại cho chắc chắn , vì dao không chắc lưỡi dao dễ văng ra gây tai nạn rất nguy hiểm. 2.5. Xử lý vật liệu sau khi phát Sau khi luỗng phát xong chúng ta phải chặt băm những vật liệu vừa phát ra thành đoạn dài dưới 01m rải đều và dập sát mặt đất. mục đích của việc này là không để cành nhánh,dây leo, cây bụi đè dập cây tái sinh cây mạ và đề phòng chống cháy rừng. 3. Tỉa cành nhánh
  49. 48 3.1 Xác định những cây, cành nhánh cần cắt tỉa Những cây bị chèn ép thường phát triển chậm, tán lá không cân,thân cây thường không thẳng do thiếu ánh sáng. Để loại trừ những trường hợp đó, giúp cho cây phát triển tốt, chúng ta cần lựa chọn và thực hiện cắt ,chặt các cành nhánh cần loại bỏ. 3.2. Ý nghĩa chặt tỉa cành nhánh cây Tỉa cành, nhánh cây là một biện pháp kỹ thuật bổ sung quan trọng cho chặt làm giàulàm giàu rừng, nhằm tạo phần gỗ phía dưới thân cây( 1/2 - 1/3chiều cao cây) ít cành chất lượng gỗ tốt, phương thức này thường áp dụng cho các loài cây kinh doanh gỗ dán lạng và gỗ xẻ cho các xí nghiệp kinh doanh rừng. 3.3. Kỹ thuật tỉa cành nhánh Tỉa cành nhánh cây là một biện pháp kỷ thuật đơn giản nhưng khó khăn : - Với những cành nhánh ở trên cao Ta dùng cây sào có gắn bộ phận cắt ở đầu sào để cắt. - Những cành nhánh thấp dùng dao hoặc cưa ,kéo cắt cành, để cắt. - Yêu cầu cắt : Khi cắt cành cần cắt sát vào bề mặt thân cây , vết cắt phải phẳng, không để trầy xước vỏ đề phòng côn trùng và sâu bệnh dễ xâm nhập vào thân cây. - Sau khi xác định được những cành nhánh già cỗi, sâu bệnh, chèn ép cây mục đích chúng ta dùng dao tông chặt hoặc dùng cưa, cưa những cành, nhánh đó. Tỉa thưa cành nhánh bằng dao tông: Nếu dùng dao tông để chặt chúng ta chặt trước phía dưới cành tại điểm chặt khoảng 1/3 đường kính (mục đích là chặt như vậy để tránh cho cành chặt không bị nứt toác) sau đó ta chặt, phía trên cho đến lúc cành đứt hẳn.
  50. 49 Hình 1: Dùng dao tông chặt tỉa cành nhánh - Nếu dùng công cụ chặt hạ thủ công :Cắt mạch cắt ngang với độ sâu = 1/3 – 1/5 đường kính cây, sau đó cắt mạch cắt vát có góc cắt 450, khi 2 mạch cắt giáp nhau phần gỗ mở miệng sẽ bung ra. - Chiều cao của mạch cắt gáy so với mạch mở miệng = 1/10 đường kính thân cây - Đặt cưa và cưa mạch cắt song song với mạch mở miệng,( nhớ chừa phần gỗ ở giữa làm bản lề) để lái cây đổ theo mong muốn của ta. - Sau khi đã hạ cây ta tiến hành cắt khúc, cắt cành nhánh, độ dài của từng sản phẩm phải được đo tính cẩn thận tránh gây lãng phí gỗ. Chú ý trong quá trình cắt khúc không để cưa bị kẹt. 3.4. Thu dọn cành nhánh và vệ sinh rừng Sau khi cắt, chặt xong các cành nhánh chèn ép cây mục đích, chúng ta phải thu dọn vệ sinh rừng, những cành nhánh lớn ta có thể tận thu sản phẩm gỗ tận dụng, hoặc thu gom làm chất đốt. chú ý không làm hư hỏng cây tái sinh, và phải đảm bảo an toàn cho người và công cụ.
  51. 50 4. Chặt tỉa thƣa Chuẩn bị dụng cụ - Bảo hộ lao động, - Máy cưa xăng ,cưa thủ công các loại, - Xăng, nhớt, đồ nghề chặt hạ, sơn màu, chổi lông. - Dao phát 4.1. Ý nghĩa của việc chặt tỉa thƣa Chặt tỉa thưa là giải pháp kỷ thuật lâm sinh tác động vào rừng khi rừng khép tán nhằm loại trừ mọi cạnh tranh đối với cây nuôi dưỡng,nhằm cải thiện năng suất, chất lượng rừng và dẫn dắt rừng phát triển theo hướng đã xác định. 4.2. Mục đích của việc chặt tỉa thƣa - Làm giảm bớt số lượng cây rừng trên cùng diện tích, điều chỉnh và tạo được tổ thành hợp lý thông qua việc chặt bỏ, loại trừ các cây phẩm chất xấu, sâu bệnh . - Tận dụng số lượng gỗ củi chặt tỉa thưa . - Mở rộng độ tàn che cho rừng. - Thực hiện được các công việc : Xác định cây chặt cây làm giàuvà vệ sinh rừng theo đúng yêu cầu. 4.3. Cƣờng độ chặt Cường độ chặt (còn gọi là cường độ khai thác) là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng chặt và trữ lượng trước khi chặt. Ví dụ: Cường độ chặt là 30 % tức là trữ lượng của rừng là M m3 thì khối lượng gỗ chặt lấy ra 30% M Khi chặt quá cường độ quy định, tuy tăng khối lượng sản phẩm lấy ra nhưng chất lượng sản phẩm sẽ bị chặt hạ thấp và ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, bỏi vậy chúng ta chỉ được phép chặt tỉa thưa theo đúng quy định. 4.4. Kỹ thuật chặt tỉa thƣa - Những cây sâu bệnh, cong queo, cụt ngọn, - Những cây nghiêng ngã và chèn ép cây nuôi dưỡng. - Dùng sơn màu đánh dấu vào cây chặt (dấu +) ở gốc cây nơi dễ nhìn thấy. - Nghiêm cấm việc chặt làm giàuđể lợi dụng khai thác lâm sản.
  52. 51 Hình 5.12. Dùng sơn đánh dấu cây chặt ( +) - Đối với những cây có đường kính nhỏ dưới 15 cm ta có thể dùng dao , và các công cụ thủ công để chặt hạ,còn những cây có đường kính lớn ta sử dụng máy cưa xăng để hạ cây. 5. Sử dụng máy cƣa xăng và các công cụ thủ công chặt hạ, Yêu cầu: dụng cụ thủ công mài dũa sắc bén, chắc chắn, máy cưa xăng hoạt động tốt, đầy đủ xăng nhớt Các bước về chặt hạ gỗ: Bước 1: Dọn vệ sinh xung quanh gốc chặt (đường kính dọn rộng ít nhất 3 m) dọn sạch thực bì,mục đích đảm bảo an toàn trong quá trình chặt hạ cây. Bước 2 :Chọn hướng đổ hạ cây. Chọn hướng đổ phụ thuốc 3 yếu tố: + Độ nghiêng của cây, tán cây, gió vv + Không làm ảnh hưởng đến cây tái sinh, an toàn cho người và thiết bị.
  53. 52 Bước 3: Dọn đường tránh : + Đường tránh lệch với hướng đổ 1 góc 450 dài từ 3 - 5 m được dọn sạch cây bụi dây leo ( để khi cây đổ rút lui an toàn) Hình 5.13: Chọn hướng đổ và đường tránh khi chặt hạ cây. Bước 4: mở miệng: Độ cao của mở miệng: - Mạch cắt ngang gốc cây mở miệng tính từ mặt đất cắt cao từ 5- 10 cm ( để tiết kiệm gỗ) - Dùng công cụ chặt hạ cắt mạch cắt ngang với độ sâu = 1/3 – 1/5 đường kính cây, sau đó cắt mạch cắt vát có góc cắt 45%, khi 2 mạch cắt giáp nhau phần gỗ mở miệng sẽ bung ra. Bước 5 : Cắt gáy:
  54. 53 - Chiều cao của mạch cắt gáy so với mạch mở miệng = 1/10 đường kính thân cây - Đặt cưa và cưa mạch cắt song song với mạch mở miệng, nhớ chừa phần gỗ ở giữa làm bản lề để lái cây đổ theo hướng mong muốn . Hình 5.14. Mở miệng và cắt gáy Bước 6 : Cắt khúc và thu gom sản phẩm: Sau khi cây đổ nằm xuống mặt đất ta tiến hành cắt khúc , cắt cành nhánh, độ dài của từng sản phẩm phải được đo tính cẩn thận tránh gây lãng phí gỗ. Chú ý trong quá trình cắt khúc không để của bị kẹt. Thu gom sản phẩm: - Sau khi chặt hạ xong ta phải tiến hành thu gom sản phẩm, không nên để ở trong rừng phòng xảy ra cháy rừng. - Dùng máy kéo, trâu, bò ta vận xuát gỗ về nơi tiêu thụ Chú ý: Những lỗi thường gặp : Trong luỗng phát rừng:
  55. 54 - Chặt không sát gốc, trừ gốc quá cao - Chặt cây bụi,dây leo không đứt hẳn. - Chặt bỏ sót cây bụi, dây leo Trong tỉa thưa cành nhánh: - Cắt sai vị trí( quá sát thân cây hoặc cắt quá xa thân cây) - Cắt phía trên cành trước, nên cành gẫy bị toác. - Cắt hay bị kẹt cưa Trong chặt hạ gỗ: 1. Pha xăng nhớt không đúng tỷ lệ. 2. Chọn hướng cây đổ sai. 3. Mở miệng, cắt gáy không đúng kỹ thuật. 4. Cây ngã bị chống chầy. 5. Của bị kẹt , mạch cắt không thẳng B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Mỗi học viên thiết kế 2 băng và luỗng phát 01 băng rừng tự nhiên rộng 10 m dài 100 m thực hiện trong thời gian 04 giờ. Yêu cầu phát đúng kỹ thuật và bảo đảm an toàn ? Bài tập 2: Mỗi học viên lựa chọn 100 cành nhánh chèn ép cây mục đích và đánh dấu sơn vào điểm cần cắt, sau đó lựa chọn công cụ phù hợp và cắt các cành nhánh trên đảm bảo an toàn ? thời gian 06 giờ. Bài tập 3: Mỗi nhóm 03 người chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, máy cưa xăng , nhiên liệu để chặt hạ 20 cây gỗ có đường kính 40 cm trở lên đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn . Thời gian 8 giờ. C. Ghi nhớ: - Xác định và phân loại các trạng thái rừng nghèo. Thiết kế được băng chặt băng chừa để thực hiện công việc phát luỗng. - Chất lượng phát luỗng phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật. - Chặt tỉa thưa cành nhánh phải xác định đúng cành chặt, nhánh chặt, là những cành ,nhánh đang chèn ép cây mục đích, cây sâu bệnh, không chặt những cây có giá trị kinh tế mà đang sinh trưởng ,hoạc còn nhỏ.
  56. 55 - Chặt tỉa thưa phải bài đúng cây chặt, và chặt đúng cây bài chặt. - Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lao động.
  57. 56 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : Bảo vệ và làm giàurừng là mô đun thứ 5 trong chương trình đào nghề Bảo tồn trồng và làm giàu rừng trình độ sơ cấp nghề. Mô đun này cung các kiến thức và kỹ năng liên quan đến phòng chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại và phòng chống người, gia súc phá hại rừng; làm giàurừng. Mô đun này được giảng dạy sau các mô đun: Bảo tồn rừng, nhân giống cây bằng phương pháp gieo hạt, nhân giống cây bằng giâm – chiết, trồng rừng. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng: * Kiến thức: - Trình bày được các biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng - Trình bày được các biện pháp phòng trừ một số loại sâu bệnh hại rừng phổ biến - Trình bày được biện pháp phòng chống người và gia súc phá hại rừng - Trình bày được đặc điểm, đối tượng rừng tự nhiên phục hồi cần làm giàuvà các biện pháp kỹ thuật tác động cụ thể * Kỹ năng: - Thực hiện được các biện pháp phòng cháy rừng - Thực hiện được biện pháp chữa cháy khi xảy ra cháy rừng hiệu quả và an toàn - Phòng trừ được một số loài sâu, bệnh hại rừng phổ biến - Thực hiện được công tác tuyên truyền đối với cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ rừng - Thực hiện được các công việc luỗng phát, bài cây, chặt tỉa thưa, đúng kỹ thuật. * Thái độ: - Có ý thức bảo vệ cây trồng, bảo vệ môi trường - Vận động người dân nơi mình sinh sống cùng tham gia công tác bảo vệ rừng - Có trách nhiệm an toàn trong chữa cháy rừng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  58. 57 III. Nội dung chính của mô đun: Loại bài Địa điểm Thời gian Mã Tổng Tên bài dạy bài số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra MĐ Tích hợp Phòng học và Phòng cháy rừng 8 2 6 05-1 hiện trường MĐ Tích hợp Phòng học và Chữa cháy rừng 8 2 4 2 05-2 hiện trường MĐ Tích hợp Phòng học và Phòng trừ sâu hại 16 4 12 05-3 hiện trường MĐ Tích hợp Phòng học và Phòng trừ bệnh hại 16 4 10 2 05-4 hiện trường Tuyên truyền Tích hợp Phòng học MĐ người dân bảo vệ 12 4 8 05-5 rừng MĐ Tích hợp Phòng học và Tu bổ rừng 30 6 22 2 05-6 hiện trường TỔNG 90 22 62 06 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 4.1. Bài 1: Phòng cháy rừng Bài tập 1: Làm đường băng cản lửa - Nguồn lực thực hiện: + Địa bàn cầm tay: 1 cái + Dao phát: mỗi người 1 cái + Cào, chổi quét: 5 người 1 cái + Bật lửa: 2 cái + Bản đồ địa hình + Cây giống
  59. 58 + Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ. - Cách tổ chức thực hiện: Chia nhóm (10 học viên/nhóm) - Thời gian thực hiện: 06 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng làm băng cản lửa. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm làm một đường băng trắng rộng 12m, dài 200m; và một băng xanh rộng 15m dài 200m 4.2. Bài 2: Chữa cháy rừng Bài tập 1: Dập lửa trực tiếp bằng dụng cụ thủ công - Nguồn lực thực hiện: + Vật liệu cháy: cành khô, lá rụng + Dao phát: mỗi người 4 cái + Cào, cuốc, xẻng: 3 cái/ loại + Bật lửa: 2 cái + Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ. - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 04 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng chữa cháy rừng. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm làm một đám cháy đường kính 2 m, vật liệu cháy chất cao 0,5 m Dập lửa bằng dụng cụ thủ công 4.3. Bài 3: Phòng trừ sâu hại Bài tập 1: Phòng trừ sâu hại vƣờn ƣơm - Nguồn lực thực hiện: + Vườn ươm + Giấy, bút + Bình phun thuốc
  60. 59 + Thuốc hóa học + Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ. - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 12 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng trừ sâu hại vườn ươm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm điều tra 10 luống gieo ươm Xác định loài sâu hại vườn ươm Thực hiện phòng trừ sâu hại 4.4. Bài 4: Phòng trừ bệnh hại Bài tập 1: Phòng trừ bệnh hại vườn ươm - Nguồn lực thực hiện: + Vườn ươm + Giấy, bút + Bình phun thuốc + Thuốc hóa học + Bảo hộ lao động theo quy định: quần, áo, mũ, khẩu trang, găng tay mỗi người 1 bộ. - Cách tổ chức thực hiện: Bài thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 10 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng phòng trừ bệnh hại vườn ươm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Mỗi nhóm điều tra 10 luống gieo ươm Xác định loài bệnh hại vườn ươm Thực hiện phòng trừ bệnh hại 4.5. Bài 5: Làm giàu rừng Bài tập 1: Làm giàu rừng tầng cây cao
  61. 60 - Nguồn lực thực hiện: + Dao phát + Bản đồ + Cuốc + Xẻng + Giấy, bút + Bảo hộ lao động - Cách tổ chức thực hiện: Thực hành theo nhóm nhỏ (8 người/nhóm) - Thời gian thực hiện: 10 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát quá trình thực hiện của học viên và đánh giá theo phiếu hướng dẫn thực hiện kỹ năng làm giàu rừng - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Lập ô để làm giàu rừng Mỗi nhóm thực hiện kết quả làm giàu rừng cho 1000 m2 rừng 4.6. Bài 6. Tu bổ rừng Bài tập 1: Mỗi học viên thiết kế 2 băng và luỗng phát 01 băng rừng tự nhiên rộng 10 m dài 100 m thực hiện trong thời gian 08 giờ. Yêu cầu phát đúng kỹ thuật và bảo đảm an toàn? - Nguồn lực: Khu rừng tự nhiên sau phục hồi; Dao phát luỗng 30 con Đá mài thô 10 cục, đá mài tinh 10 cục. Thước dây 50 m 10 cái. Thức ăn, nước uống cho mỗi người. Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo dày, gang tay) 30 bộ - Cách tổ chức thực hiện: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 2 giờ/ nhóm - Phương pháp đánh giá: Giáo viên giao hiện trường thực tập cho học viên, và phiếu hướng dẫn thực hiện công việc cho học viên thực hiện. - Kết quả cần đạt được:
  62. 61 Đo được chiều rộng và chiều dài băng phát, Tính được diện tích thiết kế băng phát, băng chừa. đúng theo yêu cầu. Luỗng phát xong đảm bảo phát sạch, không bỏ sót dây leo, cây bụi, đủ diện tích quy định. Không chặt vào cây tái sinh có giá trị kinh tế cao. An toàn cho người và công cụ. Bài tập 2: Mỗi tổ lựa chọn 100 cành nhánh chèn ép cây mục đích và đánh dấu sơn vào điểm cần cắt, sau đó lựa chọn công cụ phù hợp và cắt các cành nhánh trên đảm bảo an toàn. - Nguồn lực: Rừng tự nhiên cần cắt tỉa cành nhánh ; Dao tông để chặt 30 con; Cưa thủ công các loại phù hợp; Sào có gắn cưa cắt các cành cao; Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo dày, gang tay) 30 bộ Nước uống thức ăn trưa đủ cho 30 người. - Cách thức: Các tổ nhận hiện trường và các dụng cụ phù hợp để thực hiện công việc. - Thời gian hoàn thành: 06 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát vào kết quả thực tế của học viên để đánh giá. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Chọn đúng các cành nhánh cần cắt tỉa. Điểm cắt tỉa cành nhánh, phù hợp, đúng đối tượng. Cắt cành nhánh, phù hợp, không bị nứt toác, không bị kẹt cưa; Nhánh chặt, là những cành ,nhánh đang chèn ép cây mục đích, cây sâu bệnh. Bài tập 3: Mỗi nhóm 03 người chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, máy cưa xăng , nhiên liệu để chặt hạ 20 cây gỗ trong khu rừng đã thiết kế tỉa thưa để chặt hạ, đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn . Thời gian 4 giờ. - Nguồn lực:
  63. 62 Rừng tự nhiên đã thiết kế chặt tỉa thưa 01 khoảng 2ha. Máy cưa xăng chặt hạ gỗ 10 máy; Nhiên liệu đủ cho mười máy cua hoạt động; Bảo hộ lao động (bao gồm quần áo dày, gang tay) 30 bộ Các công cụ phụ trợ. - Cách thức: Cho học viên nhận hiện trường, nhận máy móc, dụng cụ. - Thời gian hoàn thành: 4 giờ/ học viên. - Phương pháp : Giáo viên giao hiện trường và công cụ máy cưa xăng cho các nhóm học viên, và kèm phiếu quy trình chặt hạ gỗ để các nhóm thực hiện. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Thực hiện đúng trình tự các bước sử dụng cưa xăng chặt hạ gỗ. Xác định được hướng đổ chính xác, Dọn đường tránh đảm bảo, Mở miệng đúng kỹ thuật, Cắt gáy đúng kỹ thuật, Cây ngã đúng hướng, Chặt tỉa thưa phải đúng cây bài chặt, Phải tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trong quá trình lao động. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Làm băng cản lửa Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Chiều dài, chiều rộng của băng trắng - Kiểm tra sản phẩm bằng thước dây và băng xanh - Hướng đường băng cản lửa - Kiểm tra bằng địa bàn - Chất lượng băng trắng: mức độ sạch, - Kiểm tra, giám sát gọn gàng - Chất lượng băng xanh: mật độ trồng, tỷ lệ sống cây sau khi trồng - Kiểm tra tại hiện trường - An toàn lao động và thời gian thi công, - Theo dõi, đánh giá quy trình thực
  64. 63 công tác tổ chức làm việc nhóm hiện của các nhóm 5.2. Bài 2: Dập lửa trực tiếp bằng dụng cụ thủ công Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Hiện trường đám cháy của nhóm - Kiểm tra sản phẩm bằng thước đo - Người chỉ huy và đội hình chữa cháy - Đánh giá người chỉ huy qua tác phong, mệnh lệnh và xử lý tình huống (nếu có). Đánh giá trách nhiệm và sự thống nhất của các thành viên khác - Thao tác và thời gian dập lửa của - Đám cháy được dập triệt để nhóm 5.3. Bài 3: Phòng trừ sâu hại vƣờn ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác đúng loại sâu hại - Quan sát, theo dõi thao tác người học - Đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp - Quan sát, theo dõi thao tác người với loài sâu hại học 5.4. Bài 4: Phòng trừ bệnh hại vƣờn ƣơm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác đúng loại bệnh hại - Quan sát, theo dõi thao tác người học - Đưa ra biện pháp phòng trừ phù hợp - Quan sát, theo dõi thao tác người với loài bệnh hại học
  65. 64 5.5. Bài 5: Làm giàu rừng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xác định đối tượng làm giàu - Quan sát kết quả làm được của học viên với tiêu chuẩn đối tượng làm giàu rừng - Làm giàu rừng tầng cây cao - Quan sát kết quả đạt được của học viên với tiêu chuẩn làm giàu rừng tầng cây cao - Làm giàu rừng tầng cây thấp - Quan sát kết quả đạt được của học viên với tiêu chuẩn làm giàu rừng tầng cây thấp 5.6. Bài 6: Tu bổ rừng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thiết kế băng phát, băng chừa. - Kiểm ta băng phát, băng chừa đã đúng theo yêu cầu. thiết kế có đảm bảo theo đúng kích thước ,diện tích đề ra. - Trong quá trình luỗng phát đảm bảo - Phát sát gốc. không bỏ sót,chặt hết phát sạch, không bỏ sót dây leo, cây cây bụi và dây leo. bụi. - Không chặt vào cây tái sinh có giá - Kiểm tra sự phân biệt được cây tái trị kinh tế cao. sinh có giá trị kinh tế ,cây tái sinh không bị chặt. - Chọn cành, cây cần phải cắt tỉa - Kiểm tra sự lựa chọn đúng những thưa.hợp lý. cành cắt là cành chèn ép cây mục đích. Các cây bị sâu bệnh, cong, nghiêng ngã, cụt ngọn. Kỹ thuật cắt cành nhánh. - Kiểm tra các cành nhánh đã cắt có điểm cắt phù hợp, cắt cành, nhánh, cây không bị nứt toác. Không bị kẹt
  66. 65 cưa, Sử dụng máy cưa xăng chặt hạ gỗ. - Kiểm tra pha xăng nhớt đúng liều lượng,dọn đường tránh, chọn hướng đổ ,mở miệng, cắt gáy, và hạ cây đổ chính xác ,an toàn cho người và thiết bị. Cắt khúc gỗ - Kiểm tra mạch cắt thẳng, gố cắt không bị nứt toác. Thu gom sản phảm Kiểm tra việc thu gom sản phảm có kịp thời, không bỏ sót không? Thái độ làm việc Đánh giá tính cẩn thận nghiêm túc,trông các khâu công việc. An toàn cho người và công cụ Đánh giá các tiêu chuẩn an toàn đối với người và thiết bị.
  67. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lâm nghiệp, 1992: “Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh” 2. Trường CNKT Lâm nghiệp IV TW, 1991: “Giáo trình Kỹ thuật lâm sinh” 3. Trần Văn Mão, 1997. “Bệnh cây rừng”, Nhà xuất bản Nông nghiệp 4. Đinh Hữu Trọng, Nguyễn Kim, Ngô Văn Chỉnh, Trần Mỹ Thắng, Nguyễn Văn Quân, Dương Văn Tài, 2001. “Khai thác vận chuyển lâm sản”, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. Trang Web: www.ebook.edu.vn
  68. 67 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010) 1. Ông Lê Văn Định Chủ nhiệm 2. Bà Ngô Thị Hồng Ngát Thư ký 3. Ông Phan Thanh Minh Ủy viên 4. Ông Trần Đức Thưởng Ủy viên 5. Bà Nguyễn Thị Hạnh Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Theo Quyết định số 2949/QĐ-BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010) 1. Ông Nguyễn Văn Thực Chủ tịch 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký 3. Ông Dương Danh Công Ủy viên 4. Ông Phạm Xuân Mạnh Ủy viên 5. Ông Hà Văn Huy Ủy viên
  69. 68 PHỤ LỤC 01: DANH MỤC KHU BẢO TỒN VIỆT NAM DIỆN TÍCH TT TÊN KHU RỪNG ĐỊA ĐIỂM (ha) II. KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN 1.099.736 II a Khu dự trữ thiên nhiên 1.060.959 1 Bà Nà- Núi Chúa Đà Nẵng 30.206 2 An Toàn Bình Định 22.545 3 Ấp Canh Điền Bạc Liêu 363 4 Bắc Hướng Hóa Quảng Trị 25.200 5 Bắc Mê Hà Giang 9.043 6 Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng 3.871 7 Bát Đại Sơn Hà Giang 4.531 8 Bà Nà - Núi Chúa Quảng Nam 2.753 9 Bình Châu Phước Bửu Bà Rịa-Vùng 10.905 Tàu 10 Cham Chu Tuyên Quang 15.902 11 Copia Sơn La 11.996 12 Đakrông Quảng Trị 37.640 13 Đồng Sơn - Kỳ Thượng Quảng Ninh 14.851 14 Du Già Hà Giang 11.540
  70. 69 15 Ea Sô Đắk Lắk 24.017 16 Hang Kia - Pà Cò Hoà Bình 5.258 17 Hòn Bà Khánh Hòa 19.164 18 Hòn Chông Kiên Giang 965 19 Hữu Liên Lạng Sơn 8.293 20 Kon Cha Răng Gia Lai 15.446 21 Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 21.759 22 Kim Hỷ Bắc Kạn 14.772 23 Krông Trai Phú Yên 13.392 24 Láng Sen Long An 5.030 25 Mường Nhé Điện Biên 44.940 26 Mường Tè Lai Châu 33.775 27 Nà Hẩu Yên Bái 16.400 28 Na Hang Tuyên Quang 22.402 29 Nam Ca Đắk Lắk 21.912 30 Nam Nung Đắk Nông 10.912 31 Ngọc Sơn - Ngổ Luông Hoà Bình 15.891 32 Ngọc Linh Kon Tum 38.109 33 Ngọc Linh Quảng Nam 17.576 34 Núi Ông Bình Thuận 24.017
  71. 70 35 Núi Pia Oắc Cao Bằng 10.261 36 Phong Điền Thừa Thiên 30.263 Huế 37 Phong Quang Hà Giang 7.911 38 Phu Canh Hoà Bình 5.647 39 Pù Hoạt Nghệ An 35.723 40 Pù Hu Thanh Hoá 23.028 41 Pù Huống Nghệ An 40.128 42 Pù Luông Thanh Hoá 16.902 43 Sông Thanh Quảng Nam 79.694 44 Sốp Cộp Sơn La 17.369 45 Tà Đùng Đắk Nông 17.915 46 Tà Xùa Sơn La 13.412 47 Tà Kóu Bình Thuận 8.468 48 Tây Côn Lĩnh Hà Giang 14.489 49 Tây Yên Tử Bắc Giang 13.023 50 Thần Sa - P.Hoàng Thái Nguyên 18.859 51 Thạnh Phú Bến Tre 2.584 52 Thượng Tiến Hoà Bình 5.873 53 Tiền Hải Thái Bình 3.245
  72. 71 54 Văn Bàn Lào Cai 25.173 55 Vân Long Ninh Bình 1.974 56 Vĩnh Cửu Đồng Nai 53.850 57 Xuân Nha Sơn La 16.317 58 Xuân Liên Thanh Hoá 23.475 II b Khu Bảo tồn loài 38.777 1 Chế Tạo Yên Bái 20.293 2 Đắk Uy Kon Tum 660 3 Ea Ral Đắk Lắk 49 4 Hương Nguyên Thừa Thiên 10.311 Huế 5 Khau Ca Hà Giang 2.010 6 Lung Ngọc Hoàng Hậu Giang 791 7 Nam Xuân Lạc Bắc Kạn 1.788 8 Trấp Ksơ Đắk Lắk 100 9 Trùng Khánh Cao Bằng 2.261 10 Sân Chim đầm Dơi Cà Mau 130 11 Vườn Chim Bạc Liêu Bạc Liêu 385 III. KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN (VH-LS-MT) 78.129 1 ATK Định Hoá Thái Nguyên 8.728
  73. 72 2 Bản Dốc Cao Bằng 566 3 Căn cứ Đồng Rùm Tây Ninh 32 4 Căn cứ Châu Thành Tây Ninh 147 5 Chàng Riệc Tây Ninh 9.122 6 Chùa Thầy Hà Tây 37 7 Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương 1.217 8 Cù Lao Chàm Quảng Nam 1.490 9 Đá Bàn Tuyên Quang 120 10 Đền Hùng Phú Thọ 538 11 Đèo Cả- Hòn Nưa Phú Yên 5.768 12 Mường Phăng Điện Biên 936 13 Đray Sáp-Gia Long Đắk Nông 1.515 14 Đường Hồ Chí Minh Quảng Trị 5.680 15 Gò Tháp Đồng Tháp 290 16 Hồ Lắk Đắk Lắk 9.478 17 Hoa Lư Ninh Bình 2.985 18 Hương Sơn Hà Tây 2.720 19 K9 - Lăng Hồ Chí Minh Hà Tây 200 20 Kim Bình Tuyên Quang 211 21 Lam Sơn Cao Bằng 75
  74. 73 22 Nam Hải Vân Đà Nẵng 3.397 23 Núi Bà Bình Định 2.384 24 Núi Bà Đen Tây Ninh 1.545 25 Núi Bà Rá Bình Phước 1.056 26 Núi Chung Nghệ An 628 27 Núi Nả Phú Thọ 670 28 Núi Lăng Đồn Cao Bằng 1.149 29 Núi Sam An Giang 171 30 Núi Thần Đinh (chùanon) Quảng Bình 136 31 Pắc Bó Cao Bằng 1.137 32 Quy Hòa- Ghềnh Ráng Bình Định 2.163 33 Rú Lịnh Quảng Trị 270 34 Rừng cụm đảo Hònkhoai Cà Mau 621 35 Tân Trào Tuyên Quang 4.187 36 Thăng Hen Cao Bằng 372 37 Thoại Sơn An Giang 371 38 Trà Sư An Giang 844 39 Trần Hưng Đạo Cao Bằng 1.143 40 Tức Dụp An Giang 200 41 Vật Lại Hà Tây 11
  75. 74 42 Vườn Cam Nguyễn Huệ Bình Định 752 43 Xẻo Quýt Đồng Tháp 50 44 Yên Tử Quảng Ninh 2.687 45 Yên Lập Phú Thọ 330 IV. Khu Rừng Nghiên cứu thực nghiệm khoa 10.652 học 1 Trung tâm nghiên cứu giống Vĩnh Phúc 535 Đông Bắc Bộ 2 Tân Tạo TP. Hồ Chí 30 Minh 3 Vườn Thực Vật Củ Chi TP. Hồ Chí 39 Minh 4 Trung tâm nghiên cứu thực Phú Thọ 701 nghiệm Cầu Hai 5 TTNC ứng dụng kỹ thuật Cà Mau 281 rừng ngập mặn Minh Hải 6 Khu thực nghiệm nghiên cứu Quảng Ninh 64 TP. Hạ Long 7 Khu rừng thực nghiệm Đại Hà Tây 73 học LN Hà Tây 8 Trạm Thực nghiệm lâm Đà Lạt 348 nghiệp Cam Ly 9 Trạm Thực nghiệm lâm Đà Lạt 105 nghiệp Lang Hanh 10 Đak Plao Đăk Nông 3.280
  76. 75 11 Đá Chông. Cẩm quỳ. Ba Vì Hà Tây 215 12 Trung tâm KHSX Lâm Sơn La 152 nghiệp Tây Bắc 13 Trường Trung cấp LN Pleiku 724 14 Trung tâm LN nhiệt đới Pleiku 1.612 Pleiku-Gia Lai 15 Trung tâm ứng dụng KHKT Hòa Bình 150 Lâm nghiệp 16 TT ứng dụng KHKT Lâm Quảng Trị 879 nghiệp Bắc Trung Bộ 17 TT ứng dụng KHSX Đồng Nai 326 LN Đông Nam Bộ 18 TT ứng dụng KHSX Bình Dương 1 LN Bình Dương 19 Trung tâm nghiên cứu Lâm Quảng Ninh 228 Đặc Sản 20 TT ứng dụng KHSX Quảng Ninh 910 LN Đông Bắc Bộ
  77. 76 PHỤ LỤC 02: LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2004/QH11 QUỐC HỘI NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoá XI, kỳ họp thứ 6 (Từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 03 tháng 12 năm 2004) LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xỳ hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đỳ được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về bảo vệ và phát triển rừng. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng (sau đây gọi chung là bảo vệ và phát triển rừng); quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Luật này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến việc bảo vệ và phát triển rừng tại Việt Nam. 2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 3. Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
  78. 77 1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng. 2. Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng. 3. Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. 4. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác. 5. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 6. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự. 7. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc chủ rừng đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. 8. Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. 9. Giá trị quyền sử dụng rừng là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng rừng đối với một diện tích rừng xác định trong thời hạn sử dụng rừng xác định. 10. Giá trị rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với một diện tích rừng trồng xác định.
  79. 78 11. Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. 12. Tiền sử dụng rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả đối với một diện tích rừng xác định trong trường hợp được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng. 13. Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương. 14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ. 15. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng. 16. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng. 17. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên. 18. Phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí. 19. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ. 20. Thống kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về diện tích và chất lượng các loại rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần thống kê. 21. Kiểm kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê. Điều 4. Phân loại rừng Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại sau đây:
  80. 79 1. Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng phòng hộ đầu nguồn; b) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; c) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; d) Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường; 2. Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Vườn quốc gia; b) Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; c) Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; d) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; 3. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: a) Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; b) Rừng sản xuất là rừng trồng; c) Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận. Điều 5. Chủ rừng 1. Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. 2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. 3. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
  81. 80 4. Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. 5. Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng. 6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng. 7. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng. Điều 6. Quyền của Nhà nước đối với rừng 1. Nhà nước thống nhất quản lý và định đoạt đối với rừng tự nhiên và rừng được phát triển bằng vốn của Nhà nước, rừng do Nhà nước nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng từ các chủ rừng; động vật rừng sống tự nhiên, hoang dã; vi sinh vật rừng; cảnh quan, môi trường rừng. 2. Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với rừng quy định tại khoản 1 Điều này như sau: a) Quyết định mục đích sử dụng rừng thông qua việc phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; b) Quy định về hạn mức giao rừng và thời hạn sử dụng rừng; c) Quyết định giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng; d) Định giá rừng. 3. Nhà nước thực hiện điều tiết các nguồn lợi từ rừng thông qua các chính sách tài chính như sau: a) Thu tiền sử dụng rừng, tiền thuê rừng; b) Thu thuế chuyển quyền sử dụng rừng, chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. 4. Nhà nước trao quyền sử dụng rừng cho chủ rừng thông qua hình thức giao rừng; cho thuê rừng; công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; quy định quyền và nghĩa vụ của chủ rừng. Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng 1. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
  82. 81 3. Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. 4. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất để phát triển rừng. 5. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng. 6. Lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để phát triển rừng; tổ chức đăng ký, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng. 7. Cấp, thu hồi các loại giấy phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 8. Tổ chức việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, quan hệ hợp tác quốc tế, đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng. 9. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 10. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. 11. Giải quyết tranh chấp về rừng. Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng 1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. 4. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền. Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp từ trung ương đến cấp huyện và cán bộ lâm nghiệp ở những xã, phường, thị trấn có rừng. Điều 9. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng 1. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch
  83. 82 bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định. 2. Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm nguyên tắc quản lý rừng bền vững; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; đẩy mạnh trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm rừng. 3. Việc bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất phải tuân theo các quy định của Luật này, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng. 4. Bảo đảm hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh tế của rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng. 5. Chủ rừng thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của chủ rừng khác. Điều 10. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng 1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng gắn liền, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. 2. Nhà nước đầu tư cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng giống quốc gia; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho việc bảo vệ và phát triển rừng; xây dựng hệ thống quản lý rừng hiện đại, thống kê rừng, kiểm kê rừng và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; xây dựng lực lượng chữa cháy rừng chuyên ngành; đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang bị phương tiện phục vụ chữa cháy rừng, phòng trừ sinh vật gây hại rừng. 3. Nhà nước có chính sách hỗ trợ việc bảo vệ và làm giàu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo, trồng rừng sản xuất gỗ lớn, gỗ quý, cây đặc sản; có chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng rừng nguyên liệu; có chính sách khuyến lâm và hỗ trợ nhân dân ở nơi có nhiều khó khăn trong việc phát triển rừng, tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ lâm sản.
  84. 83 4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận đất phát triển rừng ở những vùng đất trống, đồi núi trọc; ưu tiên phát triển trồng rừng nguyên liệu phục vụ các ngành kinh tế; mở rộng các hình thức cho thuê, đấu thầu đất để trồng rừng; có chính sách miễn, giảm thuế đối với người trồng rừng; có chính sách đối với tổ chức tín dụng cho vay vốn trồng rừng với lãi suất ưu đãi, ân hạn, thời gian vay phù hợp với loài cây và đặc điểm sinh thái từng vùng. 5. Nhà nước có chính sách phát triển thị trường lâm sản, khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư để phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, làng nghề truyền thống chế biến lâm sản. 6. Nhà nước khuyến khích việc bảo hiểm rừng trồng và một số hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Điều 11. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng 1. Ngân sách nhà nước cấp. 2. Nguồn tài chính của chủ rừng và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác đầu tư bảo vệ và phát triển rừng. 3. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng góp, trường hợp được miễn, giảm đóng góp và việc quản lý, sử dụng quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm 1. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép. 2. Săn, bắn, bắt, bẫy, nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép. 3. Thu thập mẫu vật trái phép trong rừng. 4. Huỷ hoại trái phép tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. 5. Vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng. 6. Vi phạm quy định về phòng, trừ sinh vật hại rừng. 7. Lấn, chiếm, chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép. 8. Khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp. 9. Vận chuyển, chế biến, quảng cáo, kinh doanh, sử dụng, tiêu thụ, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu thực vật rừng, động vật rừng trái với quy định của pháp luật.
  85. 84 10. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. 11. Chăn thả gia súc trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu rừng đặc dụng, trong rừng mới trồng, rừng non. 12. Nuôi, trồng, thả vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật không có nguồn gốc bản địa khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 13. Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên thiên nhiên khác; làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên, diễn biến tự nhiên của rừng; làm ảnh hưởng xấu đến đời sống tự nhiên của các loài sinh vật rừng; mang trái phép hoá chất độc hại, chất nổ, chất dễ cháy vào rừng. 14. Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trái pháp luật. 15. Phá hoại các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng. 16. Các hành vi khác xâm hại đến tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng. Chương II QUYỀN CỦA NHÀ NƢỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Mục 1 QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG Điều 13. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước và từng địa phương. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của các cấp phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ. 2. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải đồng bộ với việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác thì phải có kế hoạch trồng rừng mới để bảo đảm sự phát triển rừng bền vững ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước. 3. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm khai thác, sử dụng tiết kiệm, bền vững, có hiệu quả tài nguyên rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; đồng thời bảo đảm xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao hiệu quả và tính khả thi, chất lượng của quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.
  86. 85 4. Việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm dân chủ, công khai. 5. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định. 6. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được lập và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định trong năm cuối kỳ quy hoạch, kế hoạch trước đó. Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 1. Việc lập quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây: a) Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, chiến lược phát triển lâm nghiệp; b) Quy hoạch sử dụng đất của cả nước và của từng địa phương; c) Kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính; đ) Hiện trạng, dự báo nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. 2. Việc lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây: a) Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; b) Kế hoạch sử dụng đất; c) Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; d) Điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, khả năng tài chính; đ) Nhu cầu và khả năng sử dụng rừng, đất để trồng rừng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Điều 15. Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 1. Nội dung quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm: a) Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng; b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước, dự báo các nhu cầu về rừng và lâm sản;
  87. 86 c) Xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch; d) Xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch; đ) Xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng; e) Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; g) Dự báo hiệu quả của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. 2. Nội dung kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bao gồm: a) Phân tích, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng kỳ trước; b) Xác định nhu cầu về diện tích các loại rừng và các sản phẩm, dịch vụ lâm nghiệp; c) Xác định các giải pháp, chương trình, dự án thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; d) Triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm năm đến từng năm. Điều 16. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 1. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với kỳ quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước và của từng địa phương. 2. Kỳ quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là mười năm. 3. Kỳ kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là năm năm và được cụ thể hoá thành kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng hàng năm. Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước. 2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. 3. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương. 4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp. Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng
  88. 87 1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau: a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình; b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua; c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; d) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. 2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau: a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình; b) Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. 3. Thẩm quyền quyết định xác lập các khu rừng được quy định như sau: a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình; b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa phương theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt. Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng 1. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây: a) Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;