Bài tập môn học Kế toán tài chính
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn học Kế toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_mon_hoc_ke_toan_tai_chinh.pdf
Nội dung text: Bài tập môn học Kế toán tài chính
- 1 BÀI TẬP KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Bài 1: Doanh nghiệp A thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có các tài liệu như sau: (đvt: 1000 đ) Số dư đầu tháng của một số tài khoản kế toán: - TK 111: 26.000 - TK 112: 4.000.000 - TK 131: 144.000 - TK 331: 200.000 - TK 133: 21.000 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1. Rút tiền gởi ngân hàng về nhập quỹ: 500.000. 2. Khách hàng trả nợ cho Doanh nghiệp: 144.000, trong đó tiền mặt là 114.000 và chuyển khoản 30.000 (Doanh nghiệp đã nhận giấy báo Có). 3. Mua hàng về nhập kho, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt là 44.000, bao gồm thuế VAT 10%. 4. Chi lương cho cán bộ bằng tiền mặt là 50.000. 5. Doanh thu bán hàng hóa trong tháng là 880.000, bao gồm thuế GTGT là 10%. Trong đó thu bằng tiền mặt là 280.000 và thu bằng tiền gởi ngân hàng là 600.000. 6. Chi tạm ứng CB-CNV đi mua hàng bằng tiền mặt là 30.000. 7. Rút tiền gởi ngân hàng nộp thuế GTGT sau khi khấu trừ thuế GTGT. 8. Nhập kho hàng hóa 20.000 bằng tiền tạm ứng. 9. Thanh toán nợ người bán bằng chuyển khoản 200.000 Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản. Tính số dư cuối kỳ của tài khoản 111, 112, 131, 331. Bài 2: DN A tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, trong tháng có tình hình sau. Đvt: 1000 đ 1. Thu tiền mặt từ việc bán hàng, giá bán 20.000, thuế VAT 10%. 2. Thu TGNH do đòi được nợ của khách hàng 10.000. 3. Chi tiền mặt trả nợ người bán 3.000 4. Chi tiền mặt để vận chuyển hàng đi bán 200 5. Thu tiền mặt thừa do nhân viên tạm ứng không chi hết, trả lại quỹ 500 6. Nhận giấy báo Nợ của ngân hàng, trả tiền cho người cung cấp 6.000 7. Chi tiền mặt để ứng trước tiền cho người bán 5.000. 8. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên A 10.000. 9. Chi tiền mặt gởi qua bưu điện 2.000 để trả lương cho nhân viên làm việc ở chi nhánh, nhưng nhân viên chưa nhận được tiền. 10. Nhận được giấy hồi báo của bưu điện đã chuyển tiền ở nghiệp vụ 9. 11. DN chuyển TGNH 50.000 ký quỹ mở đại lý dài hạn cho Công ty ABC. 12. Chi tiền mặt trả tiền thuê văn phòng quản lý trong thời hạn 2 năm là 24.000, kế toán đã phân bổ cho tháng đầu tiên. 13. Nhân viên A thanh toán tạm ứng:
- 2 - Hàng hóa nhập kho giá trên hóa đơn 7.000, thuế VAT 10% - Chi phí vận chuyển hàng mua 200, chi phí ăn, ở, đi lại 300 - Số tiền còn lại nhập quỹ. 14. Rút TGNH trả người nhận thầu sửa chữa lớn TSCĐ 16.000, Công ty phân bổ vào chi phí sản xuất chung 16 tháng kể từ tháng này. 15. Nhận lại bằng TGNH số tiền ký quỹ làm đại lý dài hạn cho Công ty ABC là 40.000 Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Bài 3: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán HTK theo phương pháp KKTX. Trong tháng 3/N có tình hình liên quan đến vật liệu như sau: (Đvt: 1000đ) 1. Mua vật liệu về nhập kho để sản xuất, số tiền ghi trên hóa đơn là 18.000. Doanh nghiệp đã thanh toán cho người bán bằng tạm ứng. Chi phí vận chuyển vật liệu về nhập kho chi bằng tiền mặt 840, trong đó thuế GTGT 40. 2. Mua vật liệu của Công ty A : Giá chưa thuế 50.000, thuế 10%. Doanh nghiệp chưa trả tiền cho người bán. Vì mua hàng với số lượng nhiều nên Doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương mại 2% trên tổng giá thanh toán. Hàng đã nhập kho. 3. Nhập kho vật liệu mua đang đi đường tháng trước 1.200. Chi phí vận chuyển vật liệu về nhập kho chi bằng tiền mặt 70 4. Doanh nghiệp chuyển TGNH trả tiền cho người bán A về việc mua vật liệu ở nghiệp vụ 2 sau khi trừ đi chiết khấu được hưởng 600 do thanh toán sớm. 5. Mua vật liệu của Công ty B, giá mua chưa thuế 20.000, thuế GTGT 10% chưa trả tiền cho người bán. Cuối tháng vật liệu chưa về nhập kho. Chi phí hoa hồng thu mua chi bằng tiền mặt 500. 6. Xuất kho vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất 36.000, cho QLDN 1.000. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trong các trường hợp sau: a. Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. b. Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Bài 4: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán HTK theo phương pháp KKTX, hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ. Đvt: 1000 đ Đầu tháng 6/N có tính hình tồn kho vật liệu như sau: Loại vật liệu Số lượng Đơn giá hạch toán Đơn giá thực tế Vật liệu A 1.000 kg 100 120 Vật liệu B 3.000 kg 4 3,5 Nhiên liệu C 100 lít 4,5 5 Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Mua và nhập kho 3.000kg vật liệu A: giá chưa thuế GTGT 345.000, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp chưa thanh toán tiền hàng cho người bán. Chi phí vận chuyển vật liệu, công tác phí của nhân viên thu mua chi bằng tiền mặt 1.500. 2. Mua và nhập kho 4.500 kg vật liệu B: giá mua chưa thuế 16.200, thuế GTGT 10%, đã trả bằng TGNH. Chi phí vận chuyển vật liệu về nhập kho chi bằng tiền mặt 630 (trong đó thuế GTGT 5%)
- 3 3. Mua 50kg vật liệu A, giá thanh toán trên hóa đơn thu mua hàng 60.000, đã thanh toán bằng tiền tạm ứng, chi phí bốc dỡ chi bằng tiền mặt 200. Cuối tháng vật liệu chưa về nhập kho. 4. Mua và nhập kho 1.000 lít nhiên liệu C: giá chưa thuế 4.600, thuế GTGT 5%, chưa thanh toán tiền. Chi phí vận chuyển chi bằng tiền mặt 420 (trong đó thuế GTGT 5%). 5. Trong tháng đã xuất kho vật liệu dùng sản xuất sản phẩm theo giá hạch toán: vật liệu A 340.000, vật liệu B 21.000, xuất nhiên liệu C dùng cho phân xưởng 300. Yêu cầu: 1. Tính hệ số giá cho từng loại vật liệu và giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng. 2. Định khoản các nghiệp vụ trên. 3. Xác định giá vật liệu tồn cuối tháng theo giá thực tế và giá hạch toán. Bài 5: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán HTK theo phương pháp KKTX, hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ. Đvt: 1000 đ Đầu tháng 3/N, DN có tính hình về công cụ, dụng cụ (CC-DC) như sau: - Giá thực tế của CC-DC tồn kho: 70.000 - Giá trị còn lại CC-DC đang dùng thuộc loại phân bổ 5 tháng: 30.000. - Giá trị còn lại của CC-DC thuộc loại phân bổ 12 tháng 24.000. - Giá thực tế của CC-DC mua đang đi đường 4.000. Trong tháng 3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 1. Mua một số CC-DC, giá mua chưa thuế GTGT 14.600, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển CC-DC về nhập kho chi bằng tiền mặt 630 (trong đó thuế GTGT 30). CC-DC đã về nhập kho. 2. Xuất kho CC-DC dùng cho phân xưởng sản xuất chính 24.000. Kế toán xác định phân bổ trong 12 tháng kể từ tháng này. 3. Xuất kho CC-DC trang bị đồng loạt cho các bộ phận trong DN, giá thực tế xuất kho 6.000, trong đó dùng cho phân xưởng sản xuất chính 1.200, bộ phận QLDN 4.800. Kế toán xác định phân bổ số CC- DC này trong 10 tháng kể từ tháng này. 4. Toàn bộ CC-DC mua đang đi đường tháng trước đã về nhập kho, khi kiểm nhận phát hiện thiếu 200, chưa xác định rõ nguyên nhân. 5. Mua CC-DC chuyển ngay đến bộ phận sản xuất sử dụng, giá chưa thuế 2.500, thuế GTGT 10%, đã trả tiền cho người bán bằng TGNH. Kế toán xác định số CC-DC phân bổ trong 2 tháng, kể từ tháng này. 6. Phân bổ tiếp giá trị CC-DC đang dùng: - Loại phân bổ 5 tháng: tại phân xưởng sản xuất chính 8.800, tại bộ phận quản lý DN 1.200. - Loại phân bổ 12 tháng: tại phân xưởng sản xuất 9.000, tại bộ phận quản lý DN 4.000. 7. Bộ phận QLDN báo hỏng một số CC-DC thuộc loại phân bổ 5 tháng, giá còn lại của CC-DC 10.000. Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho 50, người phạm lỗi bồi thường 7.000. 8. Xác định nguyên nhân số C-DC thiếu ở nghiệp vụ 4 do cán bộ thu mua chịu trách nhiệm phải bồi thường và được trừ dần vào lương trong 4 tháng kể từ tháng này. Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 2. Xác định giá trị CC-DC tồn kho và chưa phân bổ lúc cuối tháng.
- 4 Bài 6: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán HTK theo phương pháp KKTX, hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 5/N có tình hình vật liệu như sau. Đvt: 1000 đ Tình hình vật liệu đầu tháng. - Vật liệu tồn kho: + Vật liệu chính: SL 3.000 kg, đơn giá 30. + Vật liệu phụ: SL 500 kg, đơn giá 5. - Vật liệu chính mua đang đi đường: SL 1.000 kg, đơn giá 31. Tình hình tăng, giảm vật liệu trong tháng. 1. Mua vật liệu chính đã nhập kho, SL 1.500 kg, đơn giá mua chưa thuế 31, thuế GTGT 10%, đã trả tiền cho người bán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển số vật liệu về nhập kho (bao gồm thuế 5%) 1.050 đã chi bằng tiền mặt. 2. Toàn bộ vật liệu chính mua đang đi đường tháng trước đã về nhập kho, khi kiểm nhận nhập kho thấy thừa 20 kg vật liệu chưa rõ nguyên nhân, DN đã lập biên bản chờ xử lý. Toàn bộ vật liệu chính kiểm nhận xong đã nhập kho. Chi phí bốc dỡ vật liệu vào kho 500 đã chi bằng tiền mặt. 3. Mua vật liệu chính và vật liệu phụ chưa thanh toán: - Vật liệu chính: SL 1.200 kg đơn giá mua chưa thuế 29, thuế GTGT 10%. - Vật liệu phụ: SL 700 kg, đơn giá mua chưa thuế 6, thuế GTGT 10%. Vật liệu phụ đã đem về nhập kho, khi kiểm nhận nhập kho thấy thiếu 10 kg, hao hụt định mức của vật liệu phụ 1%. Số thiếu trong định mức tính vào giá thực tế vật liệu, số thiếu ngoài định mức chờ xử lý. Chi phí vận chuyển vật liệu phụ về nhập kho 315 (trong đó thuế GTGT 15) đã chi bằng tiền mặt. Vật liệu chính cuối tháng chưa về nhập kho, chi phí môi giới thu mua 200 đã chi bằng tiền mặt. 4. Xuất kho vật liệu cho các bộ phận - Dùng cho sản xuất sản phẩm 4.000 kg vật liệu chính, 600 kg vật liệu phụ - Dùng cho quản lý phân xưởng sản xuất 50 kg vật liệu phụ 5. Cuối tháng tiến hành kiểm kê kho vật liệu. - Thiếu 20 kg vật liệu chính (trong đó hao hụt định mức cho phép 8kg), số còn lại thủ kho phải bồi thường theo giá mua. - Thừa 10kg vật liệu phụ, đang chờ xử lý. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Cho biết DN tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Bài 7: Doanh nghiệp sản xuất nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 5/N có tình hình về TSCĐ như sau: (Đvt:1000 đ) 1. Mua 1 TSCĐ sử dụng ở bộ phận quản lý, giá mua chưa thuế 150.000, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển, lắp đặt chi bằng tiền mặt 2.000. Nguồn tài trợ: Quỹ đầu tư phát triển. 2. Đem 1 TSCĐ cố định ở bộ phận sản xuất trao đổi TSCĐ tương tự. TSCĐ đem đi trao đổi có nguyên giá 30.000, giá trị hao mòn lũy kế 7.000. 3. Mua một TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng theo phương thức mua trả góp, giá chưa thuế theo phương thức bán trả một lần 80.000, giá bán trả góp 89.000, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã trả trước một nửa bằng TGNH, số còn lại sẽ trả dần trong 18 tháng. Chi phí vận chuyển TSCĐ đã chi bằng tiền mặt 2.100, trong đó thuế GTGT 100. Nguồn tài trợ: Nguồn vốn khấu hao.
- 5 4. Được cấp trên cấp 1 TSCĐ sử dụng cho bộ phận quản lý, giá trị tài sản ghi trên biên bản bàn giao 60.000. Xuất kho nhiên liệu phục vụ cho việc chạy thử 1.000, chi phí này sử dụng từ nguồn vốn kinh doanh. 5. Nhượng bán 1 TSCĐ đang sử dụng ở bộ phận sản xuất, NG 70.000, giá trị hao mòn lũy kế 30.000, giá bán chưa thuế 54.000, thuế GTGT 10% đã thu bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí nhượng bán chi bằng tiền mặt 3.000. 6. Thanh lý một TSCĐ đã khấu hao hết, NG 80.000. Phế liệu thu hồi nhập kho 4.000. Chi phí thanh lý chi bằng tiền mặt 1.000. 7. Chuyển một TSCĐ đang dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp thành công cụ, dụng cụ. NG 7.000, giá trị hao mòn lũy kế 2.000. Giá trị còn lại dự kiến sẽ phân bổ vào chi phí trong 10 tháng kể từ tháng này. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ trên. 2. Phản ánh tình hình trên vào TK 211. Xác định NG TSCĐ cuối kỳ và NG TSCĐ tăng, giảm trong kỳ. Cho biết NG TSCĐ đầu kỳ 500.000. Bài 8: Công PTL mua một thiết bị sản xuất đã đưa vào sử dụng ngày 23/10/N, giá mua theo hóa đơn chưa có thuế GTGT 10% là 300.000.000 đ, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Chiết khấu thanh toán 2% đã nhận lại bằng tiền mặt. Chi phí chạy thử đã chi bằng tiền tạm ứng 4.000.000 đ. Yêu cầu: 1. Tính NG của thiết bị sản xuất 2. Tính mức khấu hao phải trích của thiết bị này trong tháng 10/N, 11/N, 12/N, trong năm N. 3. Định khoản các nghiệp vụ trên. Bài 9: Doanh nghiệp sản xuất nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 1/N có tình hình về TSCĐ như sau: (Đvt:1000 đ) I. SD đầu tháng của một số tài khoản như sau: TK 211: 1.500.000 (trong đó TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất 1.200.000, bộ phận bán hàng 100.000, bộ phận QLDN 200.000) TK 213: 800.000 (TSCĐ thuộc bộ phận sản xuất). TK 214: 700.000 Trong đó: TK 2141: 400.000 TK 2143: 300.000 Tỷ lệ khấu hao năm của TSCĐ đầu tháng 12%. II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Ngày 3/1 mua một thiết bị sản xuất, giá mua chưa thuế 100.000, thuế GTGT 10.000, tổng giá thanh toán 110.000, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, lắp đặt đã thanh toán bằng tiền mặt 2.100, trong đó thuế GTGT là 100. TSCĐ này được đầu tư bằng quỹ đầu tư phát triển. Thời gian sử dụng 10 năm. 2. Ngày 6/1 bộ phận xây dựng cơ bản của Doanh nghiệp bàn giao đưa vào sử dụng một nhà xưởng mới xây dựng hoàn thành, giá trị quyết toán là 520.000. TSCĐ này được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư XDCB. Thời gian sử dụng 15 năm.
- 6 3. Ngày 10/1 nhận một xe ô tô được tặng, đưa vào sử dụng cho bộ phận bán hàng, giá trị tài sản do hội đồng đánh giá 200.000. Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%, Doanh nghiệp đã nộp bằng TGNH. Chi phí cho lái xe đi nhận và đưa về đơn vị 2.000, chi bằng tiền mặt. Chi phí này do quỹ đầu tư phát triển đài thọ. Thời gian sử dụng 18 năm. 4. Ngày 15/1 nhận góp vốn liên doanh dài hạn của Doanh nghiệp B một TSCĐ sử dụng ở bộ phận QLDN, giá trị TSCĐ này do hội đồng liên doanh thống nhất xác định là 80.000. Thời gian sử dụng 5 năm. 5. Ngày 20/1 nhượng bán 1 thiết bị sản xuất NG 50.000, giá trị hao mòn lũy kế 30.000. Giá bán thiết bị này chưa thuế 25.000, thuế GTGT 2.500, đã thu bằng TGNH. Tiền thuê vận chuyển thiết bị đến cho người mua giá chưa thuế 3.000, thuế GTGT 5%, DN đã thanh toán bằng tiền mặt. 6. Ngày 22/1, mua một bằng sáng chế để sản xuất sản phẩm mới, giá mua chưa thuế 100.000, thuế GTGT 10.000. Doanh nghiệp đã thanh toán cho người bán bằng tiền vay dài hạn ngân hàng. Thời gian thu hồi vốn đầu tư 10 năm. 7. Ngày 26/1 thanh lý 1 thiết bị sản xuất, NG 30.000, giá trị hao mòn lũy kế 25.000. a. Chi phí thanh lý gồm: - Lương công nhân 3.000 - BHXH, KPCĐ, BHYT tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định. - Vật liệu phụ (xuất kho) 300. - Chi phí khác bằng tiền mặt 200. b. Thu nhập thanh lý gồm: - Nhập kho phụ tùng 8.000 - Phế liệu bán thu tiền mặt, giá bán chưa thuế 1.000, thuế GTGT 100. Tỷ lệ khấu hao năm 12%. 8. Ngày 28/1 đem giấy tờ sở hữu một cửa hàng đi thế chấp xin vay ngắn hạn ở ngân hàng. NG 400.000, giá trị hao mòn lũy kế 50.000. Ngân hàng đồng ý cho Doanh nghiệp vay ngắn hạn 250.000 và Doanh nghiệp đã nhận bằng TGNH. 9. Cuối tháng, tiến hành kiểm kê TSCĐ và phát hiện thiếu một TSCĐ tại bộ phận bán hàng, NG 50.000, giá trị hao mòn lũy kế 30.000. Bộ phận bán hàng phải bồi thường bằng giá trị còn lại của TSCĐ. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ trên và phản ánh vào TK 211, 213, 214. 2. Xác định NG, giá trị hao mòn lũy kế và giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình, vô hình lúc cuối tháng. 3. Tính khấu hao TSCĐ phải trích trong tháng tại các bộ phận. Cho biết DN trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Bài 10: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 5/N có tình hình về sửa chữa TSCĐ như sau: (Đvt:1000 đ) I. SD đầu tháng của TK 1421 (chi tiết phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ): 10.000. II. Tình hình sửa chữa TSCĐ trong tháng: 1. Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ đã phát sinh tháng trước 2.000 tại bộ phận sản xuất. 2. Doanh nghiệp tiến hành thuê ngoài sửa chữa lớn TSCĐ theo định kỳ tại bộ phận sản xuất. Chi phí sửa chữa phát sinh được tập hợp như sau:
- 7 - Số tiền sửa chữa phải trả cho người nhận thầu: giá chưa thuế 10.000, thuế GTGT 10%. - Các chi phí khác bằng tiền mặt 1.000. Công việc sửa chữa đã hoàn thành bàn giao. Chi phí sửa chữa dự kiến phân bổ vào chi phí trong 5 tháng bắt đầu từ tháng này. 3. Doanh nghiệp tiến hành tự sửa chữa lớn TSCĐ tại bộ phận quản lý Doanh nghiệp do hư hỏng bất ngờ. Chi phí sửa chữa lớn phát sinh được tập hợp như sau: - Vật liệu xuất kho: 2.000 - Tiền lương nhân viên sửa chữa 4.000 - BHXH, KPCĐ, BHYT trích theo lương tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định. - Phụ tùng thay thế (mua ngoài chuyển thẳng đến bộ phận sử dụng): giá chưa thuế 6.000, thuế GTGT 10% đã trả bằng TGNH. Chi phí vận chuyển phụ tùng: giá chưa thuế 200, thuế GTGT 5%, đã chi bằng tiền mặt. - Các chi phí khác bằng tiền mặt 1.200. Công việc sửa chữa đã hoàn thành. Chi phí sửa chữa lớn dự kiến phân bổ vào chi phí trong 12 tháng bắt đầu từ tháng này. 4. Người nhận thầu bàn giao cho Doanh nghiệp một khu nhà xưởng mới. Số tiền phải trả theo hợp đồng chưa có thuế GTGT 320.000, thuế GTGT 10%, tổng giá thanh toán 352.000. Số tiền Doanh nghiệp đã ứng cho người nhận thầu tính đến thời điểm bàn giao là 200.000. Sau khi giữ 5% giá trị công trình để bảo hành, số còn lại Doanh nghiệp đã thanh toán bằng TGNH. TSCĐ này được đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao. 5. Doanh nghịêp tiến hành sửa chữa nâng cấp 1 TSCĐ đang dùng ở bộ phận bán hàng và đã hoàn thành trong kỳ. Doanh nghiệp đã chi tiền mặt thanh toán cho người nhận thầu sửa chữa là 126.000. (Hóa đơn đặc thù, thuế GTGT 5%. Nguồn tài trợ cho nâng cấp TSCĐ là nguồn vốn khấu hao. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ trên và phản ánh vào TK liên quan. Bài 11: Đầu tháng 9/N, Doanh nghiệp sản xuất còn nợ lương công nhân viên 45.000.000 đ. Trong tháng 9 có các nghiệp vụ kinh tế sau (đvt: 1000đ) 1. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 50.000. 2. Chi tiền mặt trả lương còn nợ công nhân viên tháng trước 45.000 3. Theo bảng thanh toán lương tháng 9, tổng tiền lương phải trả cho công nhân viên là 105.000, trong đó: - Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 65.000. - Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng 15.000. - Tiền lương bộ phận bán hàng 5.000. - Tiền lương bộ phận văn phòng 20.000. 4. Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, biết rằng tổng quỹ lương tháng làm căn cứ để trích BHXH và BHYT, KPCĐ là 51.000, trong đó: - Bộ phận trực tiếp sản xuất: 20.000 - Bộ phận bán hàng 4.000 - Bộ phận quản lý sản xuất 12.000 - Bộ phận văn phòng Doanh nghiệp 15.000. 5. Các khoản khấu trừ lương công nhân viên trong tháng bao gồm:
- 8 - Trừ tạm ứng 5.000. - Trừ bồi thường 12.500. 6. Cuối tháng nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ cho các cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định hiện hành bằng chuyển khoản. 7. Tổng trợ cấp BHXH phải trả cho CNV là 2.400. 8. Chi tiêu kinh phí công đoàn bằng tiền mặt 2.500. 9. Nhận giấy báo Có ngân hàng về số tiền trợ cấp phải trả cho công nhân viên theo quyết toán BHXH trong tháng với cơ quan BHXH. 10. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt để chuẩn bị trả lương cho công nhân viên 87.000 11. Thanh toán hết lương và các khoản trợ cấp tháng này cho công nhân viên bằng tiền mặt. Yêu cầu: 1. Xác định mức trích lập và nộp BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ trong tháng. 2. Lập bảng phân bổ chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tháng 9. 3. Định khoản, phản ánh tình hình trên vào các TK liên quan. Bài 12: Một Doanh nghiệp sản xuất có 300 công nhân trực tiếp sản xuất, mức lương cơ bản bình quân theo kế hoạch của mỗi công nhân là 770.000 đ. Theo chế độ hàng năm mỗi công nhân được phép nghỉ 10 ngày. Dự kiến trong năm đến, Doanh nghiệp sản xuất 500.000 sản phẩm, đơn giá lương kế hoạch được duyệt 14.000 đ/sp, trong đó phân bổ cho bộ phận trực tiếp sản xuất 9.000 đ/sp, bộ phận phục vụ sản xuất 2.000 đ/sp và bộ phận văn phòng 3.000 đ/sp. Doanh nghiệp có lập kế hoạch trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. SD tài khoản 335 (trích trước lương nghỉ phép) đầu tháng 3.500.000 đ. Trong tháng 12/N tại Doanh nghiệp có tình hình sau: 1. Theo kế hoạch sản xuất, trong tháng bộ phận trực tiếp sản xuất hoàn thành 43.000 sản phẩm nhập kho, Doanh nghiệp đã tính lương phải trả theo kế hoạch sản xuất trên. 2. Trong tháng có 20 công nhân nghỉ phép. Tiền lương nghỉ phép phải trả cho số công nhân này là 6.000.000 đ. 3. Tổng hợp các phiếu nghỉ hưởng BHXH, số trợ cấp BHXH phải trả cho cán bộ công nhân viên trong tháng là 5.400.000 đ. 4. Căn cứ tỉ lệ trích trước lương nghỉ phép, Doanh nghiệp đã trích trước lương nghỉ phép công nhân sản xuất trong tháng 12. 5. Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. Biết rằng, tiền lương cơ bản làm căn cứ để trích là 308.000.000, trong đó lương cơ bản của bộ phận trực tiếp sản xuất 234.000.000 đ, bộ phận quản lý sản xuất 34.000.000 đ và bộ phận quản lý doanh nghiệp 40.000.000 đ. 6. Các khoản khấu trừ tạm ứng vào lương trong tháng 15.500.000 đ, trong đó: - Bộ phận trực tiếp sản xuất: 500.000 đ - Bộ phận quản lý sản xuất: 2.500.000 đ - Bộ phận quản lý doanh nghiệp 12.500.000 đ 7. Thanh toán hết lương cho CNV bằng tiền mặt. Yêu cầu: - Xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của Doanh nghiệp. - Lập bảng thanh toán lương và phân bổ tiền chi phí tiền lương và các khỏan trích theo lương. - Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. Xử lý tiếp số liệu trên TK 335 vào ngày 31/12/N.
- 9 Bài 13: Trích tài liệu về tiền lương và các khoản trích nộp theo lương tại một Công ty trong tháng 7/N như sau: (đvt: 1000đ) I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản - TK 334 (dư có): 60.000 - TK 338 (dư có): 20.000; trong đó TK 3382: 4.000, TK 3383: 12.000, TK 3384: 4.000. II. Trong tháng có các nghiệp vụ phát sinh như sau: 1. Dùng TGNH nộp BHXH 12.000, BHYT 4.000 và nhập quỹ tiền mặt 60.000. 2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động 54.000; số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh. 3. Tính ra tiền lương phải trả trong tháng: - Lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm trả trực tiếp theo sản phẩm hoàn thành không hạn chế số lượng, biết số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho 60.000, đơn giá tiền lương trên một đơn vị sản phẩm 15. - Lương nhân viên quản lý phân xưởng trả theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. 4. Trích KPCĐ, BHXH, BHTN, BHYT theo tỷ lệ quy định. 5. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ; BHXH, BHTN; BHYT theo tỷ lệ quy định. 6. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 15.000; nhân viên quản lý phân xưởng là 6.000; nhân viên bán hàng 2.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 7.000. 7. Tính ra số BHXH phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong kỳ là 5.000; nhân viên quản lý phân xưởng 3.000. 8. Các khoản khấu trừ vào lương của công nhân viên: tạm ứng quá hạn 12.000; thu tiền bồi thường làm mất tài sản 6.000. 9. Nhận số BHXH cấp bù chi 8.000 bằng tiền mặt. 10. Thanh toán lương và các khoản khác cho công nhân viên trong đó: - Trả 60% tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên sau khi trừ các khoản khấu trừ lương. - Trả tiền lương tạm giữ hộ kỳ trước. - Thanh toán toàn bộ tiền thưởng và BHXH. Yêu cầu: 1. Đinh khoản các nghiệp vụ phát sinh và phản ánh tình hình trên vào các TK liên quan. 2. Cho biết căn cứ xác định khoản còn nợ công nhân viên cuối tháng. Bài 14: Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm, trong tháng 8/N có tài liệu sau: (Đvt: 1000đ) 1. Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 5.500 2. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng: - Vật liệu chính 9.000 - Vật liệu phục và khác 3.000 - Nhân công trực tiếp 7.179 - Sản xuất chung 4.829 3. Số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng 100, dở dang cuối tháng 20. Yêu cầu:
- 10 1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng theo các phương pháp sau: a- Theo chi phí NVL chính (Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng là khoản mục NVL chính). b- Theo chi phí NVL trực tiếp (Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng là khoản mục NVL trực tiếp). c- Theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương. Cho biết mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối tháng 60%, vật liệu chính được đưa 1 lần vào đầu quá trình sản xuất, các khoản mục dở dang đầu tháng. - Vật liệu chính 3.000 - Vật liệu phụ 600 - Nhân công trực tiếp 1.200 - Sản xuất chung 700 2. Xác định phương pháp tính giá thành thích hợp và lập phiếu tính giá thành sản phẩm (Cho biết Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính). Bài 15: Doanh nghiệp sản xuất có một phân xưởng sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn. Trong tháng 7/N có tài liệu sau: (Đvt: 1.000 đ) 1. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 4.420 2. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Vật liệu chính 20.500 - Vật liệu phụ và khác 2.030 - Nhân công trực tiếp 6.000 - Sản xuất chung 1.200 3. Số lượng sản phẩm nhập kho trong kỳ 120, dở dang cuối kỳ 20. Sản phẩm dở dang được đánh giá theo chi phí NVL chính. Yêu cầu: 1. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp giản đơn. 2. Nếu Doanh nghiệp thu được nhóm sản phẩm A gồm: 40 sản phẩm A1, 60 sản phẩm A2, 20 sản phẩm A3 và hệ số chi phí tính cho từng sản phẩm là A1: 1, sản phẩm A2 là 1,5 và sản phẩm A3 là 1,9 thì nên dùng phương pháp tính giá thành nào? Tính giá thành sản phẩm A1, A2, A3 theo phương pháp đã xác định. 3. Với yêu cầu 2 ở trên nhưng Doanh nghiệp không xây dựng được hệ số chi phí cho từng loại sản phẩm mà xác định được giá thành định mức. Giá thành định mức của 1 sản phẩm A1 là 180, của A2 là 270 và của A3 là 350 thì nên dùng phương pháp tính giá thành nào? Tính giá thành sản phẩm A1, A2, A3 theo phương pháp đã xác định. Bài 16: Cho tài liệu về tình hình sản xuất tại một doanh nghiệp như sau (đvt: 1.000 đ) 1. Xuất kho NVL chính dùng cho chế tạo sản phẩm trị giá 110.000, cho nhu cầu chung ở phân xưởng 12.000, cho bộ phận QLDN 10.000. 2. Mua dụng cụ dùng trực tiếp cho bộ phận sản xuất thuộc loại phân bổ 1 lần theo giá chưa bao gồm thuế GTGt 5.000, cho văn phòng quản lý trị giá 1.500 (thuế suất thuế GTGT 10%) chưa trả tiền. 3. Tính ra tổng số tiền lương phải trả công nhân sản xuất 75.000; nhân viên quản lý phân xưởng 15.000, nhân viên QLDN 10.000. 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định.
- 11 5. Khấu hao TSCĐ ở bộ phận sản xuất 31.900, văn phòng quản lý 18.000. 6. Chi phí điện nước chưa thanh toán dùng cho sản xuất là 33.000, dùng cho văn phòng quản lý là 8.800 (bao gồm cả thuế GTGT 10%). 7. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 2.000 sản phẩm A, 2.000 sản phẩm B. Yêu cầu: 1. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm A, B. 2. Định khoản và phản ảnh các nghiệp vụ trên vào tài khoản liên quan. Tài liệu bổ sung: - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 24.000. - Hệ số quy đổi của sản phẩm A là 2,5, sản phẩm B là 1,5. Bài 17: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có một phân xưởng sản xuất đang chế biến sản phẩm của 2 đơn đặt hàng: - Đơn đạt hàng số 1: 10 sản phẩm N. - Đơn đặt hàng số 2: 23 sản phẩm M. Giá trị sản phẩm dở dang đầu tháng 4/N của 2 đơn đặt hàng như sau: (ĐVt: 1000đ) Khoản mục chi phí Đơn đặt hàng số 1 Đơn đặt hàng số 2 1. Chi phí NVL trực tiếp 720.000 320.000 2. Chi phí nhân công trực tiếp 130.900 95.200 3. Chi phí sản xuất chung 7.000 5.000 Tổng cộng: 857.900 420.200 Trong tháng 4/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Đvt: 1000đ) 1. Xuất kho vật liệu chính dùng cho chế biến sản phẩm: Đơn đặt hàng số 1: 365.000, đơn đặt hàng số 2: 385.000. 2. Xuất kho vật liệu phụ để chế biến sản phẩm của cả 2 đơn đặt hàng 15.000, phân bổ cho 2 đơn đặt hàng theo chi phí vật liệu chính. 3. Phân bổ tiếp giá trị công cụ, dụng cụ đã xuất dùng tháng trước tại phân xưởng sản xuất 4.000 (loại chi phí trả trước ngắn hạn). 4. Tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng - Công nhân sản xuất đơn đặt hàng số 1: 50.000 - Công nhân sản xuất đơn đặt hàng số 2: 60.000 - Nhân viên quản lý phân xưởng : 10.000 5. Trích BHXH, KPCĐ, BHYT tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định 6. Khấu hao TSCĐ tại phân xưởng sản xuất 20.000. 7. Điện mua ngoài phục vụ cho phân xưởng sản xuất, giá chưa thuế 6.000, thuế GTGT 10%, đã trả cho người bán bằng TGNH. 8. Các chi phí khác bằng tiền mặt phục cụ cho quản lý phân xưởng 2.100. Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.
- 12 2. Phản ánh tình hình trên vào tài khoản 621, 622, 627 và tiếp tục phản ánh các bút toán kết chuyển chi phí vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm. 3. Nếu cuối tháng đơn đặt hàng số 1 hoàn thành nhập kho 10 sản phẩm N, đơn đặt hàng số 2 chưa hoàn thành. Hãy lập phiếu tính giá thành sản phẩm N. Tài liệu bổ sung: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiền lương công nhân sản xuất. Bài 18: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 5/N có tình hình như sau: (Đvt: 1.000 đ) I. Tình hình thành phẩm tồn đầu tháng - Thành phẩm trong kho 250.000 Chi tiết: - Sản phẩm A: 2.000 sp, đơn giá thực tế 50. - Sản phẩm B: 5.000 sp, đơn giá thực tế 30. - Thành phẩm gởi bán chưa xác định tiêu thụ: 1.000 sp A, giá thành đơn vị thực tế 50, giá bán đơn vị chưa có thuế 60, thuế GTGT 10%. II. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất thành phẩm trong tháng: 1. Ngày 5/5, xuất kho bán trực tiếp 3.000 sp B cho công ty Y, giá bán đơn vị chưa có thuế 35, thuế GTGT 10%. Khách hàng chưa trả tiền. 2. Ngày 10/5 nhập kho 10.000 sp A theo giá thành đơn vị thực tế 52 và 20.000 sp B theo giá thành đơn vị thực tế 29. 3. Ngày 16/5 xuất kho gửi đi bán 5.000 sp A cho công ty Z, giá bán đơn vị chưa thuế 60, thuế GTGT 10%, Công ty Z chưa nhận được hàng. 4. Ngày 18/5 toàn bộ số hàng gửi bán tháng trước công ty X nhận được và chấp nhận thanh toán. 5. Ngày 20/5 công ty T trả lại 750 sp A đã bán kỳ trước vì chất lượng kém. Đơn vị đã kiểm nhận nhập kho và thanh toán lại tiền hàng cho công ty T bằng TGNH 49.500 (Trong đó thuế GTGT 10%, giá vốn của lô hàng này là 38.700) 6. Khách hàng trả tiền mua lô hàng ở nghiệp vụ 1 bằng TGNH sau khi trừ đi chiết khấu được hưởng 900 do thanh toán sớm. Yêu cầu: 1. Tính giá thành phẩm xuất kho theo một trong các phương pháp sau: - Nhập trước, xuất trước - Nhập sau, xuất trước - Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ - Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập. 2. Định khoản, phản ánh vào tài khoản 511, 155, 632 và cho biết doanh thu thuần, lợi nhuận gộp của từng loại sản phẩm trong tháng. Cho biết doanh nghiệp tính giá thành thành phẩm xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước. Bài 19: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 1/N có tình hình như sau: (Đvt: 1.000 đ) I. Tình hình thành phẩm tồn đầu tháng - Thành phẩm trong kho 197.000
- 13 Chi tiết: + Sản phẩm A: 1.000 sp, đơn giá thực tế 95, đơn giá hạch toán 100. + Sản phẩm B: 2.000 sp, đơn giá thực tế 51, đơn giá hạch toán 50. - Thành phẩm gởi bán chưa xác định tiêu thụ: 105.200, chi tiết: + Gửi 1.000 sản phẩm A cho công ty M, giá thực tế xuất kho 95.000. + Gửi 200 sản phẩm B cho công ty N, giá thực tế xuất kho 10.200. II. Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến việc nhập, xuất thành phẩm trong tháng 1/N: 1. Tổng hợp các phiếu nhập kho sản phẩm: - Sản phẩm A: đơn giá hạch toán 100, số lượng nhập 1.000 sản phẩm. - Sản phẩm B: đơn giá hạch toán 50, số lượng nhập 400 sản phẩm. 2. Tổng hợp các hóa đơn GTGT trong kỳ: - Xuất kho bán trực tiếp cho công ty P 600 sp A, đơn giá bán chưa thuế 150, thuế GTGT 10%, công ty P chưa trả tiền. - Xuất kho bán trực tiếp cho công ty T 200 sp A và 200 sp B, giá bán chưa thuế 150/sp A và 85/sp B, thuế GTGT 10%. Công ty T đã trả bằng TGNH sau khi trừ chiết khấu được hưởng 1% theo giá thanh toán do thanh toán sớm. - Xuất kho bán trực tiếp cho công ty S 500 sp A, giá bán chưa thuế 148/sp, thuế GTGT 10%, chưa thu tiền. Do mua với số lượng nhiều, công ty S được hưởng chiết khấu thương mại 3%. 3. Tổng hợp các phiếu chi tiền mặt: - Chi tiền bốc vác, vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ, số tiền 1.100, trong đó thuế GTGT 100. - Chi tiền quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giá chưa thiế 2.000, thuế GTGT 10%. - Chi tiền mặt sử dụng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp 5.000. 4. Theo bảng thanh toán lương, tiền lương của bộ phận bán hàng 8.000, của bộ phận quản lý Doanh nghiệp 12.000. Kế toán đã trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí theo tỷ lệ quy định. 5. Theo bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, số khấu hao phải trích ở bộ phận bán hàng 4.000, ở bộ phận quản lý Doanh nghiệp 6.000. 6. Hàng gửi đi bán cho công ty N ở tháng trước được chấp nhận nhưng chưa thanh toán, giá chưa có thuế GTGT 85/sp, thuế GTGT 10%. 7. Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 1/N. - Giá thành thực tế sản phẩm A: 101/sp. - Giá thành thực tế sản phẩm B: 45/sp. 8. Doanh nghiệp tiến hành xác định kết quả tiêu thụ từng loại sản phẩm trong kỳ. Yêu cầu: 1. Xác định hệ số giá của thành phẩm A và B. 2. Định khoản và phản ánh tình hình vào TK 155, 511, 632, 911. Cho biết chi phí bán hàng và chi phí QLDN phân bổ hết cho hoạt động tiêu thụ và tính cho từng hoạt động theo doanh thu thuần. Bài 20: Doanh nghiệp sản xuất hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 6/N có tình hình như sau: (Đvt: 1.000 đ) - Thành phẩm tồn kho đầu kỳ: 2.000 sp, giá thành đơn vị thực tế: 55 - Thành phẩm gửi bán tại công ty Y chưa được chấp nhận cuối kỳ trước: 800 sp với giá bán đơn vị chưa thuế là 82, thuế suất GTGT 10%, giá vốn 54,5/sp.
- 14 Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Nhập kho 5.000 sp từ bộ phận sản xuất theo giá thành sản xuất đơn vị thực tế 54. 2. Xuất kho gửi đến công ty L 1.000 sp theo giá bán đơn vị cả thuế GTGT 10% là 90,2. Chi phí vận chuyển bốc dỡ đã chi bằng tiền mặt 1.575 (trong đó thuế GTGT 75). 3. Công ty L đã nhận được hàng và chấp nhận mua ¾ số hàng trên. Số còn lại do chất lượng kém công ty L đã trả lại, doanh nghiệp đã nhận được, xác định là sản phẩm hỏng không sửa chữa được và quyết định xử lý như sau: phế liệu thu hồi nhập kho 5.000, buộc công ty vận tải phải bồi thường 5.000, số thiệt hại còn lại được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính 50%, tính vào giá vốn 50%. 4. Công ty Y thông báo chấp nhận mua toàn bộ số thành phẩm gởi bán kỳ trước và đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản. Doanh nghiệp cho công ty Y được hưởng chiết khấu thanh toán 1% và đã trả lại bằng tiền mặt. 5. Công ty K trả lại 100 sản phẩm đã bán kỳ trước, doanh nghiệp đã nhập kho và trả lại tiền hàng cho công ty K bằng chuyển khoản theo giá bán (chưa có thuế) là 8.200, thuế suất GTGT 10%. Tổng giá vốn của lô hàng này là 5.500. 6. Xuất 2.000 thành phẩm bán trực tiếp cho công ty Q, giá bán đơn vị (cả thuế GTGT 10%) là 93,5. Công ty Q đã thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng vật liệu chính (thuế suất GTGT 10%). 7. Phát sinh các khoản chi phí ở bộ phận bán hàng như sau: - Tiền lương của nhân viên bán hàng: 8.000. - Trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. - Khấu hao TSCĐ 1.000. 8. Chi phí QLDN phát sinh trong kỳ: - Tiền lương của nhân viên QLDN: 9.500 - Trích các khoản KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. - Tiền điện, điện thoại phải trả theo giá cả thuế GTGT 10% là 8.800. - Khấu hao TSCĐ: 1.500 Yêu cầu: 1. Xác định giá vốn của lượng hàng xuất kho trong kỳ biết doanh nghiệp tính giá vốn hàng xuất kho theo phương pháp giá bình quân cuối kỳ. 2. Xác định giá vốn lượng hàng tiêu thụ trong kỳ. 3. Xác định kết quả tiêu thụ trong kỳ. 4. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh tài khoản. Bài 21: Một doanh nghiệp trong tháng 12/N có các nghiệp vụ sau: (Đvt: 1.000 đ) 1. Mua 100 trái phiếu kỳ hạn 5 năm của công ty Z, mệnh giá 1 trái phiếu 2.000. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản. 2. Mua 50 cổ phiếu của công ty N nhằm mục địch kinh doanh ngắn hạn, mệnh giá 1 cổ phiếu 500, Doanh nghiệp đã trả bằng tiền mặt 5.000, số còn lại trả bằng TGNH. 3. Bán 30 cổ phiếu mua của công ty N, giá bán 600/cp, đã thu bằng tiền mặt 4. Mua lại 20 trái phiếu kỳ hạn 6 tháng của công ty A do công ty B phát hành, mệnh giá 3.000/tp, giá mua 2.600/tp. Doanh nghiệp đã trả bằng TGNH. Yêu cầu: 1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản liên quan.
- 15 2. Giả sử ngày 31/12/N, tình hình giá chứng khoán như sau: Loại chứng khoán Đơn giá mua (1.000 đ) Đơn giá thị trường 31/12 (1.000 đ) Cổ phiếu công ty Y 1.000 950 Trái phiếu công ty Z 2.000 2.100 Cổ phiếu công ty N 500 480 Trái phiếu công ty B 3.000 2.800 Theo anh (chị) cần lập dự phòng cho chứng khoán nào? Vì sao? Hãy lập dự phòng theo chế độ kế toán hiện hành. Cho biết TK 129, 229 không có số dư. Bài 22: Tại một doanh nghiệp thương mại và dịch vụ Thành Tín, trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp như sau: (Đvt: 1.000 đ) 1. Thu tiền phạt do vi phạm hợp đồng của khách hàng bằng tiền mặt là 2.000. 2. Thu tiền bồi thường do vi phạm cam kết giao hàng của khách hàng bằng TGNH 5.000. 3. Bán TSCĐ thu bằng TGNH, giá bán chưa thuế 480.000, thuế GTGT 10%. Biết rằng TSCĐ này có NG là 600.000, đã khấu hao 100.000. 4. Khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý của ông A là 500, nay ông A thanh toán nợ cho Doanh nghiệp bằng tiền mặt. 5. Khấu trừ tiền phạt của khách hàng là 400 được khấu trừ vào khoản ký cược, ký quỹ ngắn hạn. 6. Công ty bảo hiểm Bảo Việt bồi thường cho Doanh nghiệp 20.000 về khoản bảo hiểm hỏa họan. Doanh nghiệp đã nhận khoản bồi thường bằng TGNH. Yêu cầu: Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản.