Luận án Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

pdf 30 trang vanle 6850
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_nhung_nhan_to_anh_huong_den_viec_xay_dung.pdf

Nội dung text: Luận án Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___ CAO THỊ CẨM VÂN NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 62.34.30.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHẠM VĂN DƢỢC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Dược Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM
  3. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 1 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Đóng góp của Luận án 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nước ngoài 5 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố trong nước 6 1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hướng nghiên cứu của tác giả 7 1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu 7 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả 7 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆCXÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG 8 2.1. Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công 8 2.1.1. Tổng quan về Khu vực công 8 2.1.2. Tổng quan về Kế toán công 8 2.1.3. Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công 8 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS 9 2.3. Nghiên cứu tổng quan về IPSAS và những ảnh hưởng đối với việc xây dựng CMKTC quốc gia 10 2.4. Những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS 10 2.5. Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam 10 CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 11 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 11 3.2. Các phương pháp nghiên cứu 11 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính 11
  4. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng 12 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu 12 3.3. Xác định nhân tố ảnh hưởng và mô hình nghiên cứu. 13 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 15 4.1. Kết quả nghiên cứu 15 4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính 15 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 15 4.2. Phân tích và bàn luận về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS 17 4.2.1. Phân tích và bàn luận về nhóm nhân tố Hệ thống pháp lý 17 4.2.2. Phân tích và bàn luận về nhân tố Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động 17 4.2.3. Phân tích và bàn luận về nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ 18 4.2.4. Phân tích và bàn luận về nhân tố Điều kiện tổ chức 18 4.2.5. Phân tích và bàn luận về nhân tố Tác động của IPSAS 19 4.2.6. Phân tích và bàn luận về nhân tố Áp lực hội nhập kinh tế 20 4.3. Phân tích và bàn luận về điều kiện cần thiết để xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS 20 4.3.1. Cơ sở để xây dựng CMKTCVN 20 4.3.2. Những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS 21 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22 5.1 Kết luận 22 5.2. Kiến nghị 22 5.3. Hạn chế của Luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 24 5.3.1. Những hạn chế của Luận án 24 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo 24
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PHẦN TIẾNG VIỆT CMKTC: Chuẩn mực kế toán công CMKTCQT: Chuẩn mực kế toán công quốc tế CMKTCVN: Chuẩn mực kế toán công Việt Nam CNTT: Công nghệ thông tin NSNN: Ngân sách Nhà nước PHẦN TIẾNG NƢỚC NGOÀI IMF: International Monetary Fund: Quỹ tiền tệ quốc tế IPSAS: International Public Sector Accouting Standard: Chuẩn mực kế toán công quốc tế OECD: Organization for Economic Co-operation and Development: Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận án 11 Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án 14 Hình 4.1. Sơ đồ tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTC Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 16
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng đổi mới để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới, trong đó kế toán khu vực công cũng có những chuyển biến tích cực ngày càng tiếp cận với các nguyên tắc và thông lệ quốc tế. Mặc dù vậy, kế toán công Việt Nam vẫn được đánh giá là còn nhiều hạn chế và khác biệt so với các nước trên thế giới. Khu vực công Việt Nam hiện tồn tại nhiều chế độ kế toán với cấu trúc của mỗi chế độ khác nhau và theo yêu cầu quản lý của từng lĩnh vực hoạt động. Số liệu được tổng hợp từ các cơ quan tài chính qua các nguồn thông tin khác nhau thường không thống nhất nên làm hạn chế khả năng tin cậy và so sánh của thông tin. Từ thực trạng đó, nhu cầu về một hệ thống chuẩn mực kế toán chung cho khu vực công là nhu cầu tất yếu khách quan nhằm quản lý thống nhất, công khai, minh bạch tài chính Nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, kể từ năm 2004 đến nay, Bộ Tài Chính đã có kế hoạch triển khai việc xây dựng CMKTCVN trên cơ sở vận dụng IPSAS. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện khá chậm theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nguyên nhân là do những hạn chế, bất cập phát sinh từ thực trạng quản lý tài chính – kế toán khu vực công. Do đó, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN là một yêu cầu cấp thiết, nhằm phát hiện những nhân tố tác động ảnh hưởng đến quá trình thực hiện qua đó đề xuất các giải pháp thiết thực đẩy nhanh tiến trình xây dựng CMKTCVN. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của luận án là nghiên cứu các nhân tố tác động, ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Chính vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án tập trung vào: 1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. [1]
  8. 2. Phân tích thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. 3. Xây dựng mô hình nghiên cứu để kiểm định các nhân tố và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố. 4. Lập luận, đề xuất một số giải pháp và điều kiện cần thiết nhằm thúc đẩy tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu chung của đề tài, nội dung nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi như sau: Câu hỏi nghiên cứu 1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế? Câu hỏi nghiên cứu 2: Các nhân tố này tác động như thế nào đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam, nguyên nhân phát sinh chúng? Câu hỏi nghiên cứu 3: Những điều kiện cần thiết nào để Việt Nam có thể xây dựng Chuẩn mực kế toán công? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế, xu hướng vận dụng IPSAS để xây dựng chuẩn mực kế toán công của các quốc gia trên thế giới, cụ thể nghiên cứu tại Mỹ, Canada và Nam Phi làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chuẩn mực kế toán công. Tuy nhiên, do khu vực công Việt Nam khá rộng, nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, mỗi lĩnh vực mang tính chất đặc thù, vì thế tác giả chọn các đơn vị thuộc khu vực công được tài trợ bằng ngân sách Nhà nước. [2]
  9. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện luận án này, tác giả sử dụng đồng thời hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính giúp khái quát hóa các lý thuyết nghiên cứu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu định lượng giúp tác giả kiểm định các nhân tố làm cơ sở cho các đề xuất của Luận án. 6. Đóng góp của luận án Về mặt lý luận Luận án tổng hợp các lý luận liên quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Trên cơ sở đó, kết hợp với nghiên cứu thực trạng, tác giả đã phát triển các lý luận này trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam. Về mặt thực tiễn Xây dựng mô hình nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong điều kiện vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế. Xác định các nhân tố ảnh hưởng, đo lường, đánh giá mức độ tác động, đồng thời phân tích nguyên nhân phát sinh và mối liên hệ của các nhân tố đến tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. Dựa trên các nhân tố đã phát hiện, nghiên cứu làm rõ những điều kiện tiền đề cần thiết để Việt Nam xây dựng chuẩn mực kế toán công theo hướng vận dụng Chuẩn mực kế toán công quốc tế nhưng phù hợp với thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa của Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm tác động vào cơ chế quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công, cung cấp cơ sở khoa học cho việc hoạch định chính sách thích hợp nhằm tác động thúc đẩy tiến trình xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam. [3]
  10. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và phụ lục, luận án gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận Chương 5: Kết luận và kiến nghị [4]
  11. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố ở nƣớc ngoài Nghiên cứu xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS được thực hiện bởi Roje và cộng sự (2010); Chan (2006), Johan và cộng sự (2013); Irina và cộng sự (2013); Gomes (2013); Alshujairi (2014); Mhaka (2014) Ijeoma, N.B (2014) kết quả nghiên cứu cho thấy: Nguyên nhân của việc cải cách hệ thống kế toán công quốc gia bắt nguồn từ những hạn chế của hệ thống quản lý tài chính, tình trạng tham nhũng đe dọa tính hợp pháp và thẩm quyền của Chính phủ, việc cải cách nhằm làm minh bạch thông tin tài chính, nâng cao trách nhiệm giải trình và hạn chế sự khác biệt so với thông lệ quốc tế. Cải cách kế toán công còn phát sinh do thiếu phương pháp thống nhất trong cơ quan lập pháp cho hoạt động kế toán công, thông tin về tình trạng tài chính Nhà nước không được ghi nhận đầy đủ, chính xác, không có khả năng so sánh (Irina và cộng sự, 2013). Các nghiên cứu đều thống nhất cải cách theo hướng vận dụng IPSAS nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, tính minh bạch của các báo cáo tài chính Chính phủ (Chan, 2006; Alshjairi, 2014). Các nhân tố tác động đến quá trình cải cách và vận dụng IPSAS bao gồm: sự khác biệt về văn hóa, bối cảnh lịch sử, cấu trúc của mỗi quốc gia và sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, những khác biệt về ngôn ngữ thuật ngữ sử dụng trong kế toán, những khó khăn khi chuyển từ kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích cùng với sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực và công nghệ là những nhân tố cản trở việc vận dụng IPSAS (Roje và cộng sự, 2010); Cardoso và cộng sự, 2014). Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS phần lớn tập trung vào một số nội dung: Thứ nhất: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán công quốc gia, Boolaky (2003) đã khẳng định khi phát triển chuẩn mực kế toán của một quốc gia hay khi vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế các nhà hoạch định chính sách cần xem xét các nhân tố chính trị; pháp lý; xã hội; và văn hóa. Thứ hai, nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc vận dụng IPSAS và điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang IPSAS được thực hiện bởi các tác giả: Karia (2007); Brusca và cộng sự (2013); Bello (2013); Aboagye (2007); [5]
  12. Ryan và cộng sự (1999); Hamisi K.S (2012); Bellanca (2014); Lê Thị Nha Trang (2012) Các nhân tố ảnh hưởng: nhân tố hệ thống pháp lý bao gồm: sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, những ảnh hưởng từ hệ thống luật, những quy định về quản lý và kế toán công có ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS (Chan, 2006; Christiaens và cộng sự, 2013; Bello, 2013; Brusca và cộng sự, 2013, ). Nhân tố hệ thống chính trị bao gồm: Quyền lực chính trị; những yếu kém trong quản lý tài chính nhà Nước, hạn chế trong quản lý nợ công, tình trạng tham ô; sự hạn chế về trình độ nguồn nhân lực (Mbaya, 2014; Lê Thị Nha Trang, 2012; Bello, 2013; Aboagye , 2007, ). Về nhân tố kinh tế bao gồm: hệ thống cung cấp tài chính, các loại hình kinh tế và trình độ phát triển kinh tế (Boolaky, 2004; Larson, 1993). Nhân tố văn hóa thể hiện: Nhận thức về IPSAS, sự khác biệt về ngôn ngữ, việc sẵn sàng thay đổi (Brusca và cộng sự, 2013; Ijeoma, 2014; Lê Thị Nha Trang, 2012). Nhân tố điều kiện tổ chức bao gồm: Chi phí để chuyển đổi, điều phối và tư vấn, hạn chế về chuyên gia, hạn chế trong ứng dụng CNTT (Chan, 2006; Aboagye, 2007; Mbaya, 2014, ). Nhân tố quốc tế bao gồm: Tính hợp pháp của IPSAS, sự ra đời của IPSAS, yêu cầu đổi mới để hội nhập, khó khăn để đọc hiểu IPSAS, thiếu cơ sở pháp lý, sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - chính trị, cơ sở kế toán chưa phù hợp với IPSAS (Karia, 2007; Mbaya, 2013; Chan, 2006, ). Trong số các công trình nghiên cứu nước ngoài, có nghiên cứu của Lê Thị Nha Trang nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS tại Việt Nam. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu công bố trong nƣớc Nhìn chung, nhiều nghiên cứu trong nước đánh giá những hạn chế từ quá trình quản lý ngân sách và hệ thống kế toán công Việt Nam. Trong đó, một số nghiên cứu phân tích thực trạng khu vực công Việt Nam bao gồm những quy định trong quản lý tài chính công, chế độ kế toán công, từ đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hệ thống kế toán công Việt Nam với IPSAS để thấy được sự cần thiết phải xây dựng CMKTCVN. Một số lớn nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công của một số quốc gia và đề xuất hướng đi cho kế toán công Việt Nam trong xây dựng chuẩn mực. . [6]
  13. 1.3. Xác định khoảng trống cần nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu của tác giả 1.3.1 Xác định khoảng trống cần nghiên cứu Xem xét các nghiên cứu nước ngoài cho thấy, nhiều nghiên cứu đã đưa ra mô hình về những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc cải cách và vận dụng IPSAS, chỉ ra những điều kiện cần thiết để thực hiện, tuy nhiên, với những đặc thù về thể chế chính trị, pháp lý, kinh tế, văn hóa và kể cả trình độ nguồn nhân lực của mỗi quốc gia khác nhau nên không thể áp dụng hoàn toàn tại Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu chưa có sự kết hợp giữa xem xét về hệ thống quản lý tài chính công trong mối liên hệ với hệ thống kế toán công để thấy được những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS. Trong khi đó, đánh giá các nghiên cứu trong nước, có thể thấy nhiều nghiên cứu tập trung vào việc cải cách hệ thống kế toán công, khai thác những khó khăn trong việc tổng hợp và cung cấp thông tin minh bạch cho toàn bộ khu vực công phục vụ cho quản lý và điều hành NSNN, những bất cập từ các chế độ kế toán hiện áp dụng cho khu vực công, ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS cho Việt Nam, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS. 1.3.2. Hướng nghiên cứu của tác giả Trên quan điểm kế thừa những nghiên cứu trước, hướng nghiên cứu của các giả như sau: Xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN và đo lường mức độ tác động của từng nhân tố. Phân tích nguyên nhân phát sinh các nhân tố và mối liên hệ của chúng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS. Đề xuất các giải pháp thích hợp để xây dựng CMKTCVN. [7]
  14. CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆCXÂY DỰNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CÔNG 2.1. Tổng quan về Khu vực công, Kế toán công và Chuẩn mực kế toán công 2.1.1. Tổng quan về Khu vực công + Định nghĩa về Khu vực công: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về khu vực công dưới nhiều góc độ khác nhau: như định nghĩa của Liên Hợp Quốc (2008), Bergmann (2009), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Cơ quan thống kê của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF, 2001), Trong khi đó, Cẩm nang thống kê tài chính Chính phủ Việt Nam 2001 cho rằng: “Khu vực công hợp thành bởi Khu vực Chính phủ/ Chính phủ và các đơn vị công”. + Vai trò của Khu vực công: Bàn về vai trò của khu vực công, nhà kinh tế học Jay K.Rosengrad – Đại học Harvard cho rằng khu vực công có vai trò chủ đạo và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn bộ nền kinh tế. 2.1.2. Tổng quan về Kế toán công + Định nghĩa về Kế toán công: Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Kế toán công là công cụ và phương tiện quản lý tài sản, các quỹ và thực hiện các giao dịch của Chính phủ”. Ngoài ra, một số định nghĩa về kế toán công như: định nghĩa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ijeoma và Oghoghomeh (2014), Nguyễn Thị Đông (2005), Phạm Văn Đăng (2005). + Vai trò của Kế toán công: Nghiên cứu của tác giả Phạm Văn Đăng (2005), kế toán công có vai trò là một công cụ phục vụ cho quá trình quản lý NSNN; phục vụ cho các quyết định của đơn vị sử dụng ngân sách; công cụ để kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - tài chính của Nhà nước; công cụ chứng minh việc chấp hành ngân sách của đơn vị sử dụng NSNN 2.1.3. Tổng quan về Chuẩn mực kế toán công + Định nghĩa về Chuẩn mực kế toán công: Theo Bùi Văn Mai (2007), “Chuẩn mực kế toán công là những quy định và hướng dẫn về những nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, đầy đủ, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập BCTC nhằm đạt được sự [8]
  15. đánh giá trung thực, hợp lý, khách quan về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động của các đơn vị kế toán”. + Vai trò của Chuẩn mực kế toán công: Cung cấp thông tin kế toán theo một chuẩn mực cho các quyết định về tài chính của Nhà nước trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô; đáp ứng yêu cầu quản lý thống nhất về tài chính Nhà nước và tổng hợp thông tin cho toàn bộ khu vực công; góp phần tăng cường tính minh bạch về tài chính và xác định trách nhiệm giải trình của các đơn vị thuộc khu vực công; tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán khu vực công; tạo nên một hệ thống thông tin có tính chuẩn mực, có khả năng so sánh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế. 2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công quốc gia trong điều kiện vận dụng IPSAS + Nhân tố Hệ thống pháp lý: Trong đó bao gồm: Ảnh hưởng từ hệ thống Luật và sự thống trị của kế toán doanh nghiệp + Nhân tố Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động: Bao gồm các nhân tố: Quyền lực chính trị, quan điểm của Chính phủ và những xung đột lợi ích nhóm có ảnh hưởng đến thành công của việc phát triển các chuẩn mực hay vận dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế . + Nhân tố Văn hoá: Nhóm nhân tố văn hóa bao gồm :Trình độ chuyên môn và nhận thức của người lao động, khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ, thuật ngữcũng có ảnh hưởng nhất định cho việc vận dụng IPSAS. + Nhân tố Kinh tế: Nhóm nhân tố kinh tế gồm có: Thị trường vốn, các loại hình kinh tế; nhu cầu của người sử dụng thông tin, trình độ phát triển kinh tế. + Nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ: Nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm những quy định thống nhất kế toán các hoạt động thuộc khu vực công, áp dụng kế toán trên cơ sở dồn tích. + Nhân tố Điều kiện tổ chức: Chủ trương đổi mới của Chính phủ, chi phí thực hiện, tư vấn điều phối và truyền thông, thiết lập lộ trình chặt chẽ để vận dụng IPSAS theo kế hoạch. [9]
  16. + Nhân tố Quốc tế: Thể hiện qua xu hướng cải cách hệ thống kế toán công trong quá trình hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế, IPSAS tạo nên sự thống nhất trong ghi nhận công bố thông tin trên BCTC, những khác biệt về ngôn ngữ và trình độ nguồn nhân lực để nghiên cứu và vận dụng IPSAS. 2.3. Nghiên cứu tổng quan về IPSAS và những ảnh hƣởng đối với việc xây dựng CMKTC quốc gia Trong nội dung này Luận án giới thiệu lịch sử hình thành IPSAS , nội dung cơ bản của IPSAS, phạm vi vận dụng của IPSAS, cơ sở kế toán vận dụng trong IPSAS và những tác động của IPSAS ảnh hưởng đối với việc xây dựng CMKTC quốc gia 2.4. Những điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS Thông qua các tài liệu thu thập được cho thấy các điều kiện cần thiết để vận dụng IPSAS bao gồm: Hệ thống pháp lý hoàn thiện, nâng cao vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước, cải thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường khả năng chuyên môn và nhận thức về IPSAS, thực hiện chuyển đổi kế toán trên cơ sở tiền mặt sang kế toán trên cơ sở dồn tích, tăng cường nguồn kinh phí để thực hiện, thiết lập lộ trình rõ ràng cho việc thực hiện 2.5. Kinh nghiệm xây dựng chuẩn mực kế toán công ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam Từ việc nghiên cứu việc xây dựng chuẩn mực kế toán công của Mỹ, Canada, Nam phi với những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau: Để tạo điều kiện tiền đề cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán công cần phải xem xét đến thực trạng cơ chế quản lý tài chính công, đảm bảo sự phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý NSNN. Cần quán triệt quan điểm IPSAS không phải hoàn toàn phù hợp với mọi quốc gia, đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Do đó khi xây dựng chuẩn mực cần xem xét tính đặc thù về quản lý NSNN ở mỗi quốc gia, cần nâng cao trình độ và nhận thức của người làm kế toán để hiểu biết và có khả năng vận dụng IPSAS, có kế hoạch và chiến lược đầu tư về cơ sở hạ tầng và thiết lập lộ trình rõ ràng. [10]
  17. CHƢƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. Khung lý thuyết nghiên cứu Nhằm phát hiện và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS, với mục tiêu hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách có cơ sở khoa học trong việc đề ra những chính sách thích hợp thúc đẩy tiến trình xây dựng CMKTCVN, tác giả tiến hành xây dựng khung lý thuyết như sau: Hình 3.1. Khung nghiên cứu của Luận án Xu hướng cải cách hệ thống kế toán Cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến Những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng công và vận dụng IPSASs việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở gia trong điều kiện vận dụng IPSASs vận dụng IPSASs Tổng hợp và phân tích các nhân tố ảnh Phỏng vấn các chuyên gia về các nhân tố hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực Lý thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế kế toán công trong điều kiện vận dụng toán công trong điều kiện vận dụng IPSAS IPSAS Dữ liệu thứ cấp Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc Dữ liệu xây dựng chuẩn mực kế toán công Việt Nam Bảng câu hỏi khảo sát Các số liệu báo cáo thống kê của các cơ sơ cấp trong điều kiện vận dụng IPSASs quan nhà nước từ sách báo tạo chí, internet Tồn tại và hạn chế Kết quả Giài pháp nghiên cứu Điều kiện vận dụng IPSAS để xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam 3.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, Luận án sử dụng kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để nghiên cứu về xu hướng cải cách hệ thống kế toán công và vận dụng IPSAS trên thế giới, nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IPSAS tại các [11]
  18. quốc gia, đồng thời đánh giá thực trạng hệ thống kế toán công Việt Nam và việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam trong mối liên hệ với kết quả của các nghiên cứu trước, qua đó để nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng Chuẩn mực kế toán công Việt Nam và làm cơ sở để xây dựng bảng câu hỏi tiếp tục thực hiện các kiểm định trong nghiên cứu định lượng. Cụ thể tác giả sẽ sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp lý luận khách quanđể lập luận các quan điểm của cá nhân, cùng với sự kết hợp với những quan điểm của các nghiên cứu trước để đưa ra những nhận định xác đáng. 3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng Phương pháp này được áp dụng trong quá trình tổng hợp các biến quan sát thuộc cùng một nhóm nhân tố cũng như mối quan hệ giữa mỗi nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công trong điều kiện vận dụng IPSAS. 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn điều tra:Tác giả sử dụng đồng thời 2 phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn bán cấu trúc. - Phương pháp điều tra chọn mẫu: Trong phạm vi đề tài này tác giả sử dụng kết hợp hai phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu mở rộng dần và phương pháp chọn mẫu phần tử tới hạn. Theo Hair (2010), để sử dụng mẫu tối thiểu là 50, tốt hơn hết là 100 và tỷ lệ giữa quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó theo Tabachnick & Fidell (2007), khi dùng MLR (hồi quy bội), kích thước mẫu n nên được lựa chọn tính bằng công thức sau: n>50 + 8p (p: số lượng biến độc lập). Trong Luận án số biến quan sát tối đa cho một nhân tố là 10 biến có nghĩa là cần 100 quan sát và căn cứ vào mô hình nghiên cứu của tác giả có 6 biến độc lập, như vậy tác giả cần 50 + 8*6 = 98 quan sát. Tuy nhiên, nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 350 đối tượng trong đó có 320 đối tượng phản hồi tuy nhiên chỉ có 310 phiếu hợp lệ và được đưa vào phân tích. [12]
  19. - Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi gồm hai phần: phần định danh và phần nội dung. 3.3. Xác định nhân tố ảnh hƣởng và mô hình nghiên cứu. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Boolaky (2003) trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước và mô hình nghiên cứu của Ouda (2004), đồng thời xem xét kết quả của các công trình nghiên cứu nước ngoài, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng chuẩn mực kế toán công quốc gia trên cơ sở vận dụng IPSAS như sau: Giải thích mô hình hồi quy và kỳ vọng các biến Tác giả đề xuất một mô hình hồi quy bội với biến phụ thuộc là các yêu cầu về việc xây dựng chuẩn mực kế toán công (YC) và các biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: Hệ thống pháp lý (HTPL), Kỹ thuật nghiệp vụ (KTNV), Hệ thốngchính trị và môi trường hoạt động (HTCT), Điều kiện tổ chức (ĐKTC), Kinh tế (KT), Quốc tế (QT), Văn hóa (VH). Các biến độc lập này sẽ được đo lường bởi các biến quan sát căn cứ vào thang đo mà tác giả đã xây dựng được từ quá trình phỏng vấn các chuyên gia. Với mô hình hồi quy bội đề xuất như sau: YC = + + Ei Trong đó: HTPL: Hệ thống pháp lý bao gồm các biến: Thiếu quy định thống nhất cho hoạt động kế toán khu vực công, sự yếu kém trong cơ chế quản lý, Luật kế toán dựa trên kế toán doanh nghiệp, sự chi phối bởi hệ thống luật. KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ bao gồm các biến: Khó khăn để chuyển đổi sang kế toán dồn tích, BCTC chưa đáp ứng yêu cầu quản lý TCC, sự thống trị của kế toán doanh nghiệp, nhu cầu của người sử dụng thông tin. HTCT: Hệ thống chính trị và môi trường hoạt động bao gồm các biến: Quyền lực chính trị, trình độ nguồn nhân lực, những yếu kém trong quản lý tài chính công, quy trình soạn thảo văn bản chưa hoàn thiện, xung đột lợi ích, hạn chế trong quản lý nợ công, xung đột lợi ích. ĐKTC: Điều kiện tổ chức thực hiện bao gồm các biến: Điều phối tư vấn, chi phí để thực hiện chuyển đổi sang IPSAS, chiếc lược truyền thông, [13]
  20. cần có lộ trình và sự giám sát chặt chẽ, trợ giúp từ các tổ chức quốc tế và các chuyên gia nước ngoài, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, hạn chế trong độ ứng dụng CNTT. QT: Quốc tế thực hiện bao gồm các biến: Tính hợp pháp của IPSAS, xu hướng thế giới áp dụng IPSAS, sự ra đời của IPSAS, yêu cầu đổi mới để hội nhập, quy định pháp lý nhiều khác biệt, thiếu cơ sở pháp lý cho hoạt động kế toán công, sự khác biệt về hoàn cảnh kinh tế - chính trị, hạn chế về trình độ nhân lực để nghiên cứu IPSAS, điều kiện vật chất không đáp ứng cho vận dụng IPSAS, thông tin cung cấp qua BCTC nhiều khác biệt, khó khăn để đọc hiểu, phù hợp với xu hướng cải cách kế toán công trên thế giới KT: Kinh tế thực hiện bao gồm các biến: Hệ thống cung cấp tài chính, các loại hình kinh tế, trình độ phát triển kinh tế. VH: Văn hóa bao gồm các biến: Nhận thức về IPSAS, khó khăn trong chuyển đổi ngôn ngữ, các nhân tố thay đổi. Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của Luận án Nghiên cứu thực trạng Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng Xây dựng mô hình hồi quy bằng phương bảng câu hỏi pháp thành phần chính Xây dựng thang đo nháp (cho từng nhân tố) Thống kê định lượng Kiểm định và phân tích mô hình hồi quy Phỏng vấn các chuyên gia và hiệu chỉnh thang đo Kiểm định và phân tích nhân tố khám phá EFA Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hạn chế của nghiên cứu Thang đo chính thức Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mối Xây dựng bảng câu hỏi và mô hình quan hệ giữa chúng Một số kiến nghị và giải pháp thực hiện nghiên cứu [14]
  21. CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Kết quả nghiên cứu 4.1.1. Kết quả nghiên cứu định tính Qua phân tích các công trình nghiên cứu trước, tác giả đã thiết lập bảng tổng hợp các các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTC. Tuy nhiên, các nghiên cứu này được thực hiện tại nhiều quốc gia với bối cảnh nền kinh tế khác biệt nhau, chưa thật sự là các nhân tố ảnh hưởng phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam. Do đó, trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu thập được và quá trình xem xét thực trạng tại Việt Nam, tác giả lập bảng tổng hợp các nhân tố dự thảo để tiến hành phỏng vấn với chuyên gia – những người tham gia trong quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công để có cơ sở đánh giá. Việc phỏng vấn các chuyên gia theo hai bước: phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu 4.1.2. Kết quả nghiên cứu định lượng Các kiểm định được thực hiện: (1) Thống kê mô tả. (2) Kiểm định sự khác biệt giữa các đối tượng khảo sát thông qua Kiểm định Independent samples T-test (Kiểm định có tham số), Kiểm định Mann-Whitney (Kiểm định phi tham số); (3) Các kiểm định giả thuyết (Đánh giá độ tin cậy của thang đo và dữ liệu khảo sát); (4) Kiểm định mô hình phân tích nhân tố và mức độ giải thích các biến quan sát với nhân tố. Mô hình hồi quy bội YC = 0.442HTPL + 0.229HTCT + 0.170KTNV + 0.158DKTC + 0.066 STD + 0.052APL Với: YC: Yêu cầu xây dựng chuẩn mực kế toán công . APL: Áp lực hội nhập từ nền kinh tế thế giới. STD: Sự tác động của IPSAS. HTPL: Hệ thống pháp lý. KTNV: Kỹ thuật nghiệp vụ. HTCT: Hệ thống chính trị. ĐKTC: Điều kiện tổ chức thực hiện. [15]
  22. Hình 4.1. Sơ đồ tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng CMKTC Việt Nam trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS Hệ thống chính trị và môi trƣờng Hệ thống pháp lý hoạt động -Chưa có quy định về dự toán - Thông tin về tình hình tài chính nhà ngân sách theo kết quả đầu ra. nước chưa được công khai đầy đủ và - Tổ chức ngân sách lồng ghép kịp thời. nhiều cấp. - Quy trình soạn thảo thẩm định và - Các quy định hiện tại về lĩnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật vực kế toán Nhà nước khá phức chưa hoàn thiện. tạp và không ổn định. - Tình trạng tham ô,thoái hóa của - Chưa có quy định rõ ràng về không ít quan chức, công chức trong YÊU CẦU việc công bố các quỹ tài chính bộ máy quản lý nhà nước. ngoài ngân sách nhà nước. - Thực trạng quản lý nợ công còn nhiều hạn chế. - Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu quản lý Kỹ Thuật nghiệp vụ - Xây dựng Tổng kế toán nhà Điều kiện tổ chức thực hiện nước. -Tồn tại nhiều chế độ kế toán - Thực hiện một Chế độ kế khác nhau gây khó khăn cho - Chương trình đào tạo kế toán công toán thống nhất cho khu vực việc hợp nhất báo cáo tài chính chưa được chú trọng và đổi mới công khu vực công. - Nguồn kinh phí để triển khai nghiên - Tích hợp hệ thống thông tin -Hệ thống tài khoản kế toán của cứu xây dựng và ban hành chuẩn mực cho khu vực công. các đơn vị thuộc khu vực công kế toán công còn hạn hẹp. Đảm bảo nguồn kinh phí thực còn nhiều khác biệt. -Các chỉ tiêu trên báo cáo tài - Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ hiện. chính chủ yếu tập trung vào việc ràng cho từng ban ngành cụ thể. - Có sự phân cấp rõ ràng về - Cần triển khai Tổng kế toán Nhà giải trình các khoản ngân sách Ngân sách nhà nước. đã nhận cấp phát. nước. - Hoàn thiện hệ thống báo - Khả năng ứng dụng công nghệ thông -Hệ thống chứng từ sử dụng của cáo tài chính công. tin còn bị giới hạn. các đơn vị khác nhau trong khu -Hạn chế những khác biệt so vực công không thống nhất về với các nguyên tắc và thông lệ chỉ tiêu, nội dung. quốc tế. - Vận dụng nội dung của chuẩn mực kế toán công quốc Tác động từ chuẩn mực kế Áp lực từ hội nhập kinh tế tế. toán công quốc tế thế giới - Hệ thống báo cáo tài chính giữa các đơn vị thuộc khu vực - Chuẩn mực kế toán công quốc công Việt Nam không thống tế không hoàn toàn phù hợp với nhất và nhiều khác biệt so với hoàn cảnh kinh tế, chính trị cụ các nước. thể của mỗi quốc gia. - Các quy định về quản lý tài - Sự khác biệt về ngôn ngữ chính công Việt Nam không phù gây khó khăn cho việc đọc hợp với yêu cầu đổi mới. hiểu và vận dụng Chuẩn mực -Lộ trình cải cách tài chính công kế toán công quốc tế. còn chậm không đáp ứng yêu - Cơ sở kế toán chưa phù hợp cầu hội nhập. với Chuẩn kế toán công quốc tế. -Các phương pháp và các chế độ - Cơ sở vật chất không đáp ứng kế toán áp dụng cho khu vực yêu cầu cho việc vận dụng công không phù hợp với thông IPSAS. lệ quốc tế. [16]
  23. 4.2. Phân tích và bàn luận về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS 4.2.1. Phân tích và bàn luận về nhóm nhân tố Hệ thống pháp lý + Xem xét các quy định về kế toán Nhà nước cho thấy: Nhiều quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán Nhà nước phức tạp, không ổn định, các quy định áp dụng cho lĩnh vực kế toán Nhà nước khá phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn không ổn định, thậm chí chồng chéo và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. + Về dự toán ngân sách: Chưa có quy định về dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra. Hiện nay, dự toán NSNN được duyệt hàng năm và chủ yếu căn cứ vào nguồn lực đầu vào để bố trí nhu cầu chi tiêu, cách thức quản lý này mang nặng tính chủ quan, chưa gắn kết việc lập ngân sách Nhà nước với kế hoạch phát triển kinh tế trung hạn. + Về quy định công bố các quỹ tài chính ngoài NSNN: Hiện nay chưa có quy định thống nhất trong công bố các Quỹ Tài chính ngoài ngân sách Nhà nước,nhiều quỹ được thành lập nhưng khó huy động, nguồn cân đối chủ yếu là NSNN song chưa có quy định rõ ràng dẫn đến trùng lặp nguồn thu và nhiệm vụ chi với NSNN. + Về phân cấp quản lý NSNN: Tổ chức ngân sách lồng ghép nhiều cấp, dẫn đến sự trùng lắp về thẩm quyền trách nhiệm giữa các cấp và chưa tạo sự chủ động của địa phương, thể hiện qua phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi, các quy định về định mức ngân sách và các biện pháp cân đối ngân sách. 4.2.2. Phân tích và bàn luận về nhân tố Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động + Thực trạng quản lý nợ công: Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, việc quản lý nợ công của Việt Nam còn nhiều hạn chế, cụ thể thị trường vốn trong nước như trái phiếu, chưa phát triển, tỷ lệ huy động vốn trong xã hội thông qua kênh này còn thấp. + Thông tin kế toán khu vực công còn chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, việc công khai hóa thông tin chưa thực sự được coi [17]
  24. trọng. Trong khi đó, công tác quản lý tài chính ngày càng trở nên phức tạp hơn do sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường + Quy trình soạn thảo thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện Hệ thống các văn bản pháp luật cồng kềnh, thiếu tính ổn định với nhiều văn bản hiệu lực thực thi hành không rõ ràng gây khó khăn cho người thực hiện. + Tình trạng tham ô thoái hóa của một số quan chức trong bộ máy Nhà nước Việt Nam nói chung và khu vực công nói riêng vẫn được đánh giá là khá nghiêm trọng. 4.2.3. Phân tích và bàn luận về nhân tố Kỹ thuật nghiệp vụ + Hệ thống chứng từ của các đơn vị đặc thù trong khu vực công không thống nhất về chỉ tiêu, nội dung thể hiện. Đồng thời, hệ thống chứng từ hiện áp dụng khá rườm rà, nhiều chỉ tiêu dư thừa và không thống nhất. + Hệ thống tài khoản kế toán của các đơn vị thuộc khu vực công khác biệt gây khó khăn khi tổng hợp thông tin đầu ra. Hiện nay, ứng với mỗi chế độ kế toán là một hệ thống tài khoản điều này sẽ là khó khăn để tích hợp thông tin một cách đầy đủ và đồng bộ. Bên cạnh đó, hệ thống tài khoản hiện nay không phải là hệ thống mở vì thế không bao trùm tổng quát toàn bộ các hoạt động thuộc khu vực công. + Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chủ yếu phục vụ cho công tác giải trình về các khoản đã nhận cấp phát từ NSNN, các đơn vị thuộc khu vực công Việt Nam lại rất đa dạng, ứng với mỗi loại hình hoạt động là một chế độ kế toán với các quy định về mẫu biểu báo cáo tài chính khác nhau, thậm chí nhiều báo cáo đặc thù áp dụng cho từng lĩnh vực hoạt động. + Tồn tại nhiều chế độ kế toán khác nhau gây khó khăn cho việc hợp nhất báo cáo tài chính khu vực công do thực trạng kế toán khu vực công Việt Nam hiện tồn tại nhiều chế độ kế toán, thiếu đồng bộ và thống nhất. 4.2.4. Phân tích và bàn luận về nhân tố Điều kiện tổ chức + Chưa có sự phân định nhiệm vụ rõ ràng cho từng ban ngành cụ thể trong xây dựng CMKTC, theo đó việc triển khai xây dựng chuẩn mực kế toán công chưa rõ ràng về vai trò đơn vị quản lý và tổ chức thực hiện. [18]
  25. + Nguồn kinh phí để triển khai xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán công còn hạn hẹp, chẳng hạn để mời gọi các chuyên gia nước ngoài cần có nguồn kinh phí, song kinh phí thực hiện khá hạn hẹp, việc cử các chuyên gia trong nước đi học hỏi nước ngoài càng khó thực hiện, chính vì thế khả năng tiếp cận với chuyên gia nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm rất hạn chế. + Chương trình đào tạo tại các cơ sở đào tạo chưa chú trọng nhiều đến nội dung kế toán công, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đội ngũ cán bộ kế toán khu vực công Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa bắt kịp với yêu cầu đổi mới. + Triển khai Tổng kế toán Nhà nước tạo điều kiện cho việc xây dựng CMKTCVN. Mặc dù, hiện nay các thông tin về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí NSNN, tình tình nợ của Nhà nước, đã được phản ánh đầy đủ tại các đơn vị công riêng lẻ. Tuy nhiên, những thông tin này chưa được tổng hợp chung thành báo cáo tài chính Nhà nước của Chính phủ. Khu vực công chưa hình thành một cơ chế, chế độ kế toán thống nhất, phương pháp và nguyên tắc kế toán chưa được xây dựng chung cho toàn bộ khu vực công. + Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn giới hạnnhận định của nhiều chuyên gia, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Nhà nước còn nhiều hạn chế do thiếu nhân sự có trình độ công nghệ thông tin, cơ sở vật chất hạ tầng còn yếu kém và chưa được đầu tư đúng mức. 4.2.5. Phân tích và bàn luận về nhân tố Tác động của IPSAS + Cơ sở kế toán chưa phù hợp với IPSAS, khu vực công Việt Nam áp dụng các cơ sở kế toán hoàn toàn khác biệt. Cụ thể, các đơn vị thu chi ngân sách áp dụng cơ sở kế toán tiền mặt có điều chỉnh và các đơn vị hành chính sự nghiệp áp dụng cơ sở kế toán dồn tích có điều chỉnh, những khác biệt này sẽ gây nên khó khăn khi vận dụng IPSAS để xây dựng CMKTCVN. + IPSAS không hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - chính trị cụ thể của mỗi quốc giado mỗi quốc gia có những tập quán và đặc thù [19]
  26. riêng trong quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công, vì thế vận dụng IPSAS cũng cần xem xét đến thực trạng này. + Sự khác biệt về ngôn ngữ gây khó khăn cho việc đọc hiểu và vận dụng IPSAS, nhiều từ, cụm từ khó khăn để chuyển sang tiếng Việt. Đây là một trở ngại lớn để vận dụng IPSAS tại nhiều quốc gia không riêng gì đối với Việt Nam. 4.2.6. Phân tích và bàn luận về nhân tố Áp lực hội nhập kinh tế + Về các quy định quản lý tài chính công Việt Nam: Các phương pháp và chế độ kế toán của Việt Nam không phù hợp với yêu cầu đổi mới và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.Xem xét từng nội dung của IPSAS cho thấy kế toán công Việt Nam nhiều khác biệt so với thông lệ quốc tế. Về tình hình cải cách tài chính công: Lộ trình thực hiện chậm không đáp ứng yêu cầu hội nhập; Về hệ thống báo cáo tài chính khu vực công: Chưa thống nhất và nhiều khác biệt so với các nước. Nếu so sánh báo cáo tài chính của khu vực công Việt Nam với hệ thống báo cáo tài chính theo IPSAS sẽ thấy nhiều khác biệt từ thiết kế các mẫu biểu báo cáo đến các chỉ tiêu được xây dựng. 4.3. Phân tích và bàn luận về điều kiện cần thiết để xây dựng CMKTCVN theo hƣớng vận dụng IPSAS 4.3.1. Cơ sở để xây dựng CMKTCVN Việc xây dựng CMKTC là một chủ trương của Đảng và Nhà nước. Hệ thống kế toán công Việt Nam được đánh giá là có một số nội dung khá tương đồng với thông lệ quốc tế Thành tựu từ Dự án cải cách tài chính công theo Quyết định 432/QĐ-TTg đã tạo khả năng tích hợp thông tin cho toàn bộ khu vực công. Sự ra đời của Luật NSNN 2015 và một số Luật mới về cơ bản đã khắc phục những hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách của Luật ngân sách trước đó, đảm bảo sự đồng bộ với một số luật khác như: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật đầu tư công [20]
  27. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng chuẩn mực kế toán Kinh nghiệm trong xây dựng Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp. 4.3.2. Những điều kiện cần thiết cho việc xây dựng CMKTCVN theo hướng vận dụng IPSAS + Hoàn thiện Hệ thống pháp lý: Khắc phục những hạn chế trong phân cấp quản lý ngân sách; Chuyển đổi dự toán NSNN theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn và theo kết quả đầu ra; Thống nhất các quy định về kế toán Nhà nước; Bổ sung quy định nhằm quản lý các quỹ ngoài NSNN. + Hoàn thiện Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động: Quy định công khai dự toán NSNN; Tăng cường quản lý nợ công; Hoàn thiện quy trình soạn thảo thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật. + Hoàn thiện về Kỹ thuật nghiệp vụ vận dụng trong hệ thống kế toán công: Xây dựng chế độ kế toán Nhà nước thống nhất; Thiết kế, sửa đổi hệ thống tài khoản; Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ khu vực công. + Hoàn thiện điều kiện về việc tổ chức xây dựng CMKTCVN: Điều kiện về nguồn nhân lực; Điều kiện về kinh phí để triển khai xây dựng và ban hành CMKTCVN; Cải cách và nâng cao chất lượng đào tạo; Thực hiện tốt công tác truyền thông: Tổ chức tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức về IPSAS thông qua các kênh thông tin như sách báo, Internet, [21]
  28. CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua xem xét các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kế toán và việc xây dựng chuẩn mực kế toán công của các quốc gia, tác giả đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu làm cơ sở đánh giá thực trạng tại Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu nội dung IPSAS cùng với kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình xây dựng chuẩn mực kế toán công với những nhân tố tác động quá trình thực hiện nhằm cũng cố nhận định của tác giả. Để nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN, trên cơ sở kết quả thu thập được từ nghiên cứu trước kết hợp với việc đánh giá thực trạng hệ thống kế toán công bao gồm khung pháp lý, những yếu tố từ môi trường hoạt động, hệ thống chính trị, văn hóa và những kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng trong hệ thống kế toán công, kết hợp với nghiên cứu định lượng, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMKTCVN trong điều kiện vận dụng IPSAS bao gồm sáu nhóm nhân tố chính: Hệ thống pháp lý; Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động; Kỹ thuật nghiệp vụ; Điều kiện Tổ chức; Áp lực từ hội nhập kinh tế và Tác động của IPSAS. 5.2. Kiến nghị Xem xét mức độ tác động của các nhân tố đã phát hiện luận án có những đề xuất sau đây: (1) Về Hệ thống pháp lý - Đảm bảo tính ổn định và khả thi của các quy định hiện tại về lĩnh vực kế toán công Trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời để đảm bảo tính ổn định của các quy định về kế toán tạo điều kiện cho người thực hiện, cần rà soát các văn bản ban hành trong lĩnh vực kế toán công, khắc phục sự chồng chéo về nội dung giữa các quy định. - Có kế hoạch thực hiện dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra khi Luật NSNN 2015 có hiệu lực - Hoàn thiện định mức ngân sách [22]
  29. - Quy định quản lý thống nhất các hoạt động có nguồn gốc từ NSNN: Theo đó, cần có quy chế quản lý tập trung về thu, chi, hạch toán kế toán đối với các quỹ ngoài NSNN, riêng các quỹ thuộc NSNN cần quy định thống nhất báo cáo vào NSNN. - Soạn thảo và ban hành Luật Tài chính Nhà nước: Nhằm chuẩn hóa các hoạt động thuộc khu vực công, Luật Tài chính Nhà nước phải đảm bảo thống nhất với những quy định của Luật Ngân sách và cơ chế quản lý tài chính công Việt Nam. - Thực hiện Tổng kế toán Nhà nước: Với mục tiêuquản lý thống nhất các hoạt động thuộc khu vực công,góp phần làm minh bạch hóa thông tin và nâng cao trách nhiệm giải trình của các đơn vị sử dụng NSNN, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý tài chính Nhà nước. (2) Về Hệ thống chính trị, văn hóa và môi trường hoạt động - Làm rõ mối quan hệ giữa các cơ quan hành pháp và cơ quan giám sát của Chính phủ: Cần phải xác định rõ vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong việc kiểm tra tình hình thực hiện ngân sách và quy định rõ trong Luật NSNN. Cần bổ sung quy định chức năng kiểm toán nội bộ tại Luật NSNN, theo đó khởi động một chương trình thống nhất trong khu vực công về kiểm toán nội bộ nhằm kiểm soát các hoạt động liên quan đến NSNN và nâng cao trách nhiệm giải trình giữa cơ quan hành pháp và cơ quan giám sát của Chính phủ. - Đối với Luật Quản lý nợ công Cần bổ sung xây dựng những quy định quản lý nợ công bao gồm: Nghiên cứu thiết lập các chỉ tiêu an toàn cho nợ công, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nợ công, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán và việc tuân thủ quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng nợ công. - Đối với Luật Quản lý tài sản Nhà nước Cần xây dựng các tiêu chuẩn thống nhất nhằm tổng đánh giá tài sản quốc gia đồng thời bổ sung các quy định về quản lý tài sản Nhà nước bao gồm những công trình kết cấu hạ tầng mang tính phúc lợi, xã hội chung [23]
  30. đảm bảo mọi tài sản Nhà nước đều phải có chủ thể quản lý theo một hệ thống thống nhất. (3) Về Kỹ thuật nghiệp vụ Xây dựng một chế độ kế toán thống nhất cho khu vực công; Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính; Hoàn thiện hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ. (4) Về Điều kiện tổ chức thực hiện Thiết lập lộ trình xây dựng chuẩn mực rõ ràng; Nâng cao trình độ nguồn nhân lực; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin cho việc ứng dụng IPSAS; Nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp. 5.3. Hạn chế của Luận án và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Những hạn chế của Luận án Mục tiêu nghiên cứu của Luận án chỉ rõ những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng làm chậm tiến trình xây dựng CMKTCVN. Theo đó, Luận án đi sâu đánh giá những nhân tố tác động làm chậm tiến trình xây dựng chuẩn mực kế toán công như hệ thống pháp lý, những kỹ thuật nghiệp vụ áp dụng, Tuy nhiên, Luận án chưa khai thác từng nội dung cụ thể của IPSAS có thể vận dụng vào nội dung CMKTCVN, nội dung nào có thể vận dụng tại Việt Nam mà không cần thay đổi, nội dung nào cần điều chỉnh hoặc xây dựng mới cho Việt Nam. Ngoài ra, để tạo điều kiện tiền đề cho việc xây dựng chuẩn mực kế toán công những bất cập từ hệ thống kế toán công cần có những nghiên cứu để điều chỉnh. Do đó, rất cần thiết cho những nghiên cứu kế tiếp để phân tích đánh giá nội dung của từng IPSAS và mức độ có thể vận dụng vào điều kiện thực tế để xây dựng CMKTCVN. 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo Từ những hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: Nghiên cứu những nội dung phù hợp hoặc khác biệt giữa IPSAS với hệ thống kế toán công Việt Nam. Nghiên cứu các giải pháp xây dựng chế độ kế toán chung cho khu vực công. Nghiên cứu nội dung cụ thể cho các CMKTCVN. [24]