Bài giảng môn Thanh Toán Quốc Tế - Trường đại học Phạm Văn Đông

pdf 126 trang Đức Chiến 06/01/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Thanh Toán Quốc Tế - Trường đại học Phạm Văn Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_thanh_toan_quoc_te_truong_dai_hoc_pham_van_don.pdf

Nội dung text: Bài giảng môn Thanh Toán Quốc Tế - Trường đại học Phạm Văn Đông

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Lưu hành nội bộ - Năm 2014
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT B/L: Bill of Lading CIF: Cost, Insurance and Freight C/O: Certificate of Origin FOB: Free On Board L/C: Letter of Credit NHđCĐ: Ngân hàng được chỉ định NHNT: Ngân hàng nhờ thu NHPH: Ngân hàng phát hành NHTB: Ngân hàng thông báo NHTH: Ngân hàng thu hộ NHXN: Ngân hàng xác nhận TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UCP: Uniform Customs and Practice for Documentary Credits URC: Uniform Rules for Collection 1
  3. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.1. Khái niệm Thanh toán quốc tế là quá trình thực hiện các khoản thu chi tiền tệ quốc tế thông qua hệ thống ngân hàng trên thế giới nhằm phục vụ cho các mối quan hệ trao đổi quốc tế phát sinh giữa các nước với nhau. 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế . Đối với nền kinh tế: Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế, tạo cầu nối giữa các quốc gia trong quan hệ thanh toán. . Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu: Thanh toán quốc tế phục vụ nhu cầu thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. . Đối với các ngân hàng thương mại: Thanh toán quốc tế tạo doanh thu dịch vụ, thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. 1.2. Cơ sở của thanh toán quốc tế Cơ sở hình thành hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động ngoại thương. Ngày nay, nói đến hoạt động ngoại thương là nói đến thanh toán quốc tế và ngược lại, nói đến thanh toán quốc tế thì chủ yếu nói đến ngoại thương. Hoạt động ngoại thương là hoạt động cơ sở, còn hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động phái sinh. 1.3. Những điều kiện quy định trong thanh toán quốc tế 1.3.1. Điều kiện tiền tệ Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc qui định sử dụng đơn vị tiền tệ của nước nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời qui định cách xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất - nhập khẩu hàng hóa và thanh toán. 2
  4. 1.3.1.1. Lựa chọn tiền tệ Đồng tiền nào được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế phải được thỏa thuận giữa 2 bên mua và bán. Nhìn chung, đồng tiền được chọn phải là những đồng tiền tự do chuyển đổi (Free convertible currency), có độ uy tín và có độ ổn định cao, vì chỉ những đồng tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, và người sở hữu loại tiền đó được tự do chuyển đổi, hoặc được chuyển đổi sang đồng tiền khác với điều kiện dễ dàng hơn. Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD, EURO, GBP, JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác. 1.3.1.2. Lựa chọn phương pháp đảm bảo hối đoái cho tiền tệ a. Điều kiện đảm bảo ngoại hối Điều kiện đảm bảo ngoại hối là trường hợp hai bên mua bán sẽ thỏa thuận lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định tỷ giá với đồng tiền được lựa chọn trong thanh toán để đảm bảo giá trị của đồng tiền thanh toán. Trước 1 ngày thanh toán lấy lại tỷ giá giữa 2 đồng tiền này để đối chiếu với tỷ giá đã xác định, nếu có sự thay đổi sẽ điều chỉnh tổng giá trị hợp đồng theo sự biến động đó. b. Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ Khi lựa chọn đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ, sau khi các bên đã thỏa thuận thống nhất số ngoại tệ chọn đưa vào rổ tiền tệ thì sẽ xác định tỷ giá trung bình của cả “rổ” tiền tệ này với đồng tiền đã lựa chọn trong thanh toán tại thời điểm ký hợp đồng. Trước một ngày kết thúc hợp đồng thanh toán thì lấy lại tỷ giá này. Đối chiếu sự biến động và điều chỉnh giá trị hợp đồng thanh toán theo sự biến động cho tương thích. 1.3.2. Điều kiện địa điểm thanh toán Địa điểm thanh toán là nơi người bán nhận được tiền còn người mua trả tiền. Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba. 3
  5. 1.3.3. Điều kiện thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán quy định khi nào thì người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu. Nếu lấy thời điểm giao hàng làm mốc, thì thời gian thanh toán có thể là: trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau, hoặc kết hợp các cách này. 1.3.3.1. Trả tiền trước Nghĩa là bên nhập khẩu trả tiền một phần hay toàn bộ cho bên xuất khẩu trước khi giao nhận hàng hóa. Mục đích trả trước là để người nhập khẩu cung cấp tín dụng thương mại cho người xuất khẩu, hoặc để ràng buộc người nhập khẩu phải thực hiện hợp đồng. 1.3.3.2. Trả tiền ngay Trả tiền ngay là điều kiện để xác định việc giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ và việc trả tiền của người nhận phải được tiến hành đồng thời. Người mua trả tiền cho người bán ngay khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. 1.3.3.3. Trả tiền sau Trả tiền sau là hình thức bán chịu hàng hóa cho người mua, đây cũng chính là tín dụng thương mại mà người bán (người xuất khẩu) cung cấp cho người mua (người nhập khẩu). Người mua trả tiền cho người bán sau khi giao hàng một thời hạn nhất định (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, ). Các cách trả sau: - Trả sau 1 lần khi đáo hạn - Trả sau nhiều lần 1.3.3.4. Thời gian thanh toán hỗn hợp Tùy theo tính chất của hợp đồng, tính chất của loại hàng hóa mà điều kiện thời gian thanh toán có thể vận dụng 1 trong các cách trên hoặc vận dụng tổng hợp các cách. Ví dụ: 1 hợp đồng bán máy móc thiết bị ghi: . 10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người bán trong thời hạn 15 ngày sau ngày ký hợp đồng. (trả trước) . 10% tổng giá trị hợp đồng trả cho người bán ngay sau khi giao hàng (trả ngay) 4
  6. . 80% tổng giá trị hợp đồng còn lại trả trong thời hạn 1 năm. (trả sau) 1.3.4. Điều kiện về phương thức thanh toán Phương thức thanh toán là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán chỉ rõ người bán dùng cách nào để thu tiền về, người mua dùng cách nào để trả tiền. Người ta có thể có nhiều phương thức thanh toán khác nhau, nhưng việc lựa chọn phương thức nào phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đủ số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức thanh toán chủ yếu hiện nay là: - Phương thức chuyển tiền - Phương thức nhờ thu - Phương thức tín dụng chứng từ Mỗi phương thức thanh toán đều có một quy trình riêng, có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương thức thích hợp và khi đã thống nhất thì phương thức thanh toán phải được khẳng định trong hợp đồng kinh tế. 1.4. Tỷ giá hối đoái 1.4.1. Khái niệm Tỷ giá hối đoái giữa 2 đồng tiền chính là giá cả của đồng tiền này tính bằng 1 số đơn vị đồng tiền kia. Ví dụ: tỷ giá giữa USD và VND, chính là số lượng VND cần thiết để mua 1 USD. Viết là: 1 USD = 20.600 VND hay USD/VND = 20.600 1.4.2. Cách biểu thị tỷ giá 1.4.2.1. Nguyên tắc yết giá 1 đồng tiền yết giá = X đồng tiền định . Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó qua đồng tiền khác . Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị đồng tiền khác Ví dụ: EUR/VND = 28.362 hay 1 EUR = 28.362 VND EUR biểu hiện giá trị của nó là 28.362 VND nên gọi là đồng tiền yết giá VND dùng để xác định giá trị của EUR nên gọi là đồng tiền định giá 5
  7. 1.4.2.2. Phương pháp yết giá Hiện nay trên thế giới có hai phương pháp yết giá: trực tiếp và gián tiếp. . Yết giá trực tiếp: là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị ngoại tệ qua 1 số lượng nội tệ nhất định. Ví dụ: 1 USD = 21.070 VND; 1 GBP = 34.317 VND (ở Việt Nam) . Yết giá gián tiếp: là phương pháp biểu thị giá trị nội tệ thông qua một số lượng ngoại tệ nhất định. Ví dụ: 1 GBP = 1,6421 USD (ở Anh) 1 USD = 104 JPY (ở Mỹ) 1.4.3. Các loại tỷ giá thông dụng 1.4.3.1. Tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Là tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố hàng ngày. Tỷ giá này thường dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính toán trong công tác kế toán và kế hoạch. Tỷ giá này không áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ. Trong giao dịch mua bán ngoại tệ người ta thường sử dụng tỷ giá của ngân hàng thương mại. 1.4.3.2. Tỷ giá của ngân hàng thương mại . Trong quan hệ giao dịch với khách hàng các ngân hàng thương mại luôn phân biệt giữa khách hàng mua và khách hàng bán ngoại tệ. Nếu khách hàng đến mua ngoại tệ thì ngân hàng bán theo tỷ giá bán, nếu khách hàng đến bán ngoại tệ thì ngân hàng mua theo tỷ giá mua.  Tỷ giá bán: là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi bán ngoại tệ cho khách hàng.  Tỷ giá mua: là tỷ giá mà ngân hàng áp dụng khi mua ngoại tệ từ khách hàng. Nếu nói đầy đủ thì phải nói là tỷ giá mua và tỷ giá bán của ngân hàng, nhưng trên thực tế người ta ít khi nói đầy đủ mà thường nói ngắn gọn là tỷ giá mua và tỷ giá bán. Là khách hàng chúng ta phải ngầm hiểu tỷ giá mua ở đây là tỷ giá ngân hàng mua, khách hàng bán và ngược lại. 6
  8. Giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua có chênh lệch (spread) nhằm đảm bảo cho ngân hàng có thu nhập để trang trải chi phí giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận thỏa đáng. Do vậy, khi yết giá ngân hàng thường yết cả giá mua và giá bán. Ví dụ: Một ngân hàng thương mại có thể yết giá như sau: USD/VND: 21.015 – 21.055 hoặc rút gọn là: USD/VND: 21.015 - 55 tỷ giá mua tỷ giá bán USD USD . Tỷ giá của ngân hàng thương mại còn phân biệt rõ thêm tỷ giá tiền mặt và tỷ giá chuyển khoản.  Tỷ giá tiền mặt: là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng để mua ngoại tệ tiền mặt của khách hàng.  Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá ngân hàng thương mại áp dụng để mua và bán ngoại tệ chuyển khoản với khách hàng. . Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn phân biệt hai loại tỷ giá nữa, đó là tỷ giá đóng cửa và tỷ giá mở cửa. Sở dĩ như vậy là vì tỷ giá trên thị trường thay đổi rất nhanh nên có thể rất khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong ngày giao dịch.  Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá ở thời điểm cuối giờ giao dịch.  Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá ở thời điểm đầu giờ giao dịch. Thông thường tỷ giá đóng cửa của ngày hôm trước bằng tỷ giá mở cửa của ngày hôm sau. 1.4.3.3. Tỷ giá liên ngân hàng Là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này chỉ áp dụng cho khách hàng là ngân hàng khác chứ không phải là khách hàng thông thường. 1.4.4. Tỷ giá chéo 1.4.4.1. Khái niệm Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ 3. 1.4.4.2. Nguyên tắc tính tỷ giá chéo Một cách tổng quát, ta có công thức: A/B = A/C x C/B 7
  9. Muốn xác định tỷ giá của đồng tiền A so với đồng tiền B theo phương pháp tính chéo, ta lấy tỷ giá giữa đồng tiền A so với đồng tiền C nhân với tỷ giá của đồng tiền C so với đồng tiền B. Ví dụ: GBP/VND = GBP/USD x USD/VND GBP/AUD = GBP/USD x USD/AUD = 1.4.4.3. Vận dụng nguyên tắc tính chéo để tính tỷ giá Ví dụ 1: Một công ty Pháp xuất khẩu một lô hàng thu được 100.000 CHF, cần bán cho ngân hàng để lấy đồng EUR . Như vậy ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty bao nhiêu EUR? Cho biết tỷ giá công bố là: USD/CHF = 0,9095/0,9117 USD/EUR = 0,8100/0,8110 Bài giải: Áp dụng công thức tính chéo ta có: CHF/EUR = CHF/USD x USD/EUR = Vấn đề ở đây là ta sử dụng tỷ giá mua hay bán của từng ngoại tệ. Ta lập luận như sau: Trước hết công ty sẽ bán 100.000 CHF cho ngân hàng để mua USD, như vậy ngân hàng sẽ bán USD cho công ty, tức là ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán USD/CHF = 0,9117 ; sau đó công ty sẽ bán USD để mua EUR, lúc này ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua USD/EUR = 0,8100. Thế vào công thức trên, tỷ giá mua CHF của công ty như sau : CHF/EUR = = 0,8885 Vậy tổng số tiền EUR mà ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty là: 100.000 x 0,8885 = 88.850 EUR Ví dụ 2: Một công ty cần mua 100.000 CHF trả bằng EUR. Như vậy, công ty sẽ trả cho ngân hàng bao nhiêu EUR? Cho biết tỷ giá công bố là: USD/CHF = 0,9095/0,9117 USD/EUR = 0,8100/0,8110 8
  10. Bài giải: Áp dụng công thức tính chéo ta có: CHF/EUR = CHF/USD x USD/EUR = Ta lập luận như sau: Trước hết công ty bán EUR để mua USD, ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán USD/EUR = 0,8110, sau đó khi công ty bán USD để mua CHF thì ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua USD/CHF = 0,9095. Thế vào công thức trên, tỷ giá bán CHF cho công ty như sau : CHF/EUR = = 0,8917 Số tiền mà công ty phải trả cho ngân hàng để mua 100.000 CHF là: 100.000 x 0,8917 = 89.170 EUR Ví dụ 3: Một công ty cần bán cho ngân hàng 100.000 GBP để lấy EUR . Như vậy ngân hàng sẽ trả cho công ty bao nhiêu EUR ? Cho biết tỷ giá: GBP/USD = 1,5810/20 USD/EUR = 0,8270/80 Bài giải: Áp dụng công thức tính chéo ta có: GBP/EUR = GBP/USD x USD/EUR Ta lập luận như sau: Trước hết công ty sẽ bán GBP cho ngân hàng để mua USD, do vậy ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua GBP/USD = 1,5810; sau đó công ty sẽ bán số USD này cho ngân hàng để lấy EUR, do đó ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá mua USD/EUR = 0,8270. Thay vào công thức trên, ta có tỷ giá mua GBP của công ty như sau: GBP/EUR = 1,5810 x 0,8270 = 1,3075 Số tiền mà ngân hàng trả cho công ty là: 100.000 GBP x 1,3075 = 130.750 EUR Ví dụ 4: Một công ty cần mua 100.000 GBP trả bằng EUR . Vậy công ty phải trả cho Ngân hàng bao nhiêu EUR ? Cho biết tỷ giá: GBP/USD = 1,5810/20 USD/EUR = 0,8270/80 9
  11. Bài giải: Áp dụng công thức tính chéo ta có: GBP/EUR = GBP/USD x USD/EUR Ta luận luận như sau: Trước hết công ty sẽ bán EUR để mua USD, do đó ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán USD/EUR = 0,9280; sau đó công ty sẽ bán USD để lấy GBP, do đó ngân hàng sẽ áp dụng tỷ giá bán GBP/USD = 1,5820. Thay vào công thức trên ta tính được tỷ giá bán GBP cho công ty như sau: GBP/EUR = 1,5820 x 0,8280 = 1,3099 Vậy công ty phải trả cho ngân hàng số tiền: 100.000 GBP x 1,3099 = 130.990 EUR 1.4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động của tỷ giá hối đoái Dưới tác động của xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế như hiện nay, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn cũng như dài hạn đến tỷ giá, bao gồm các yếu tố sau đây: 1.4.5.1. Cán cân thanh toán quốc tế Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh tình hình thu – chi thực tế bằng ngoại tệ của một nước so với các nước khác trong quan hệ giao dịch quốc tế lẫn nhau, cán cân thanh toán quốc tế thể hiện vị thế tài chính của quốc gia bội chi hoặc bội thu: . Nếu cán cân thanh toán quốc tế bội chi (chi > thu), thì quốc gia đó phải xuất ngoại tệ trả nợ, dẫn đến nhu cầu ngoại tệ gia tăng, cầu > cung, tỷ giá cho xu hướng tăng lên. . Ngược lại nếu cán cân thanh toán quốc tế bội thu (thu > chi), nước ngoài trả nợ bằng ngoại tệ, dẫn đến cung ngoại tệ gia tăng, tỷ giá có xu hướng giảm. Tuy nhiên sự biến động tăng giảm tỷ giá hối đoái nói trên chỉ xảy ra trong trường hợp điều kiện môi trường kinh tế ổn định không xảy ra những biến cố kinh tế - chính trị trọng đại, vì những biến động về chính trị, xã hội sẽ tác động nhanh chóng đến sự thay đổi của tỷ giá. 1.4.5.2. Lãi suất Phần lớn các nhà đầu tư với quy mô lớn trên thị trường như các tập đoàn, các công ty đa quốc gia có thể chuyển đổi đầu tư một cách dễ dàng giữa các đồng tiền 10
  12. khác nhau khi tỷ giá và lãi suất của các đồng tiền này có chiều hướng thay đổi. Vấn đề quan trọng được đặt ra là cần phải so sánh đối chiếu thu thập đầu tư từ các đồng tiền khác nhau để có thể chắc chắn rằng họ có thể thu được kết quả đầu tư tốt nhất. Thông thường các nhà đầu tư có xu hướng đầu tư vào đồng tiền có lãi suất cao, được thể hiện bằng cách khá phổ biến là đi vay đồng tiền có lãi suất thấp chuyển đổi sang đồng tiền có lãi suất cao, sau đó đầu tư đồng tiền lãi suất cao bằng nhiều hình thức nhằm hưởng lợi nhuận do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Điều này sẽ tạo nên sự thay đổi cung cầu ngoại tệ trên thị trường,từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá. Tuy nhiên trong suốt thời gian đầu tư hay cho vay, tỷ giá biến động tăng hoặc giảm sẽ tác động đến gia tăng thu nhập hoặc lỗ, nhà đầu tư bị rủi ro do sự gia tăng tỷ giá lớn hơn thu nhập do chênh lệch lãi suất của hai đồng tiền. Thực tế, thông thường đồng tiền có lãi suất cao có khuynh hướng lên giá, bởi vì sẽ có nhiều nhà đầu tư mua đồng tiền có lãi suất cao để cho vay nhằm thu lãi nhiều hơn. 1.4.5.3. Ngang giá sức mua Ngang giá sức mua chính là sự so sánh và đo lường sức mua tương đối của hai đồng tiền, được tính toán bằng cách so sánh giá cả của cùng một số mặt hàng ở hai nước khác nhau được tính theo đồng tiền của hai nước. Nếu cùng một số tiền ngang nhau người ta mua được một lượng hàng ngang nhau ở mọi nước thì như vậy mậu dịch quốc tế sẽ không có lãi và không kích thích ngoại thương phát triển, điều đó có nghĩa là, các đồng tiền đều ở trong tình trạng ngang nhau về sức mua. Vì vậy cần phải hiểu nền tảng của ngang giá sức mua được thể hiện: nếu như một mặt hàng ở trong quốc gia này rẻ hơn thì xuất khẩu mặt hàng đó sang một nước khác giá đắt hơn thì sẽ có lời hơn, và ngược lại nếu một mặt hàng trong quốc gia sản xuất đắt hơn so với giá thị trường nước ngoài thì tốt hơn hết nên nhập khẩu mặt hàng đó sẽ có lợi hơn. Vấn đề này lý giải sự chênh lệch về giá cả của cùng một mặt hàng ở các nước khác nhau trên thế giới, nước nào có lợi thế kinh tế tốt hơn sẽ có điều kiện thuận lợi sản xuất ra hàng hóa với chi phí thấp, sẽ là cơ hội để các nước này đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại kích thích nhập khẩu khi mặt hàng đó sản xuất trong nước giá cao hơn. Sự gia tăng thương mại mậu dịch thế giới dẫn đến thực 11
  13. hiện các khoản thu chi ngoại tệ, từ đó làm ảnh hưởng đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tác động đến tỷ giá hối đoái. 1.4.5.4. Các điều kiện kinh tế Về ngắn hạn, các hoạt động kinh doanh và đầu tư hàng ngày đều tác động trực tiếp đến cung và cầu vốn đặc biệt là các khoản giao dịch với quy mô lớn trên thị trường. Những yếu tố kinh tế chính trị tác động tức thời đã làm thay đổi đáng kể các khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá bán và tỷ giá mua, Mức cung, cầu ngoại tệ biến động trên thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các luồng thu chi ngoại tệ, từ đó tác động đến tỷ giá hối đoái. Về dài hạn, tỷ giá hối đoái bị ảnh hưởng bởi tình hình và xu hướng phát triển kinh tế quốc gia cũng như các biến động trên thị trường thế giới, được thể hiện qua những yếu tố cơ bản như sau: cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, thuế suất, cung và cầu vốn, Tất cả những nhân tố trên tạo nên áp lực cung và cầu vốn trên thị trường, vốn ngoại tệ sẽ chảy vào một nước khi các nhà đầu tư thấy có cơ hội kinh doanh và một số nước cần vốn và đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, còn các nước khác thừa tiền thì có khả năng đầu tư sang các nước khác, dẫn đến làm dịch chuyển luồng vốn đầu tư giữa các nước. Tuy nhiên, các nhà đầu tư không phải luôn luôn lúc nào cũng đầu tư chỉ vì lãi suất cao mà còn phải tính đến các yếu tố chiến lược khác như: môi trường kinh tế - chính trị ổn định, chính sách thuế quan, 1.4.5.5. Những yếu tố chính trị Sự biến động của tỷ giá trong ngắn hạn cũng như dài hạn đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, mức độ bất ổn trong tình hình chính trị và các chính sách điều tiết của nhà nước. Có thể nói sự ổn định về chính trị được xem như là điều kiện hấp dẫn thu hút vốn đầu tư, và làm dịch chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Tình hình chính trị bất ổn sẽ dẫn đến hiện tượng tháo chạy vốn, đảo ngược dòng vốn, là nguyên nhân nguy cơ khủng hoảng tài chính. 1.4.5.6. Các yếu tố khác Tỷ giá còn chịu tác động của các yếu tố khác như: tâm lý, chính sách kinh tế, môi trường đầu tư, 12
  14. Tóm lại, những biến động các nhân tố nêu trên đã tác động làm thay đổi cung cầu ngoại tệ, giá trị đồng tiền sẽ tăng hoặc giảm trên thị trường. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Khái niệm về thanh toán quốc tế. Sự khác nhau giữa thanh toán quốc tế và thanh toán quốc nội là gì? 2. Vai trò của thanh toán quốc tế trong nền kinh tế quốc dân. 3. Điều kiện thời gian thanh toán là gì? Có mấy cách qui định về điều kiện thời gian thanh toán. 4. Tỷ giá hối đoái là gì? Trình bày các loại tỷ giá thông dụng. 5. Phân biệt từng cặp khái niệm sau đây: yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp; đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá; tỷ giá mua và tỷ giá bán. BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Bài tập 1: Công ty X thỏa thuận với đối tác lựa chọn USD là đồng tiền dùng trong thanh toán, và chọn phương pháp đảm bảo hối đoái theo “rổ” tiền tệ với 4 ngoại tệ được lựa chọn. Tại thời điểm ký hợp đồng tỷ giá USD với các đồng tiền trong “rổ” như sau: GBP/USD = 1,7395 USD/EUR = 0,8550 USD/SEK = 7,8310 USD/JPY = 155,00 Đến hạn thanh toán tỷ giá trên thị trường biến động như sau: GBP/USD = 1,7515 USD/EUR = 0,8500 USD/SEK = 7,8410 USD/JPY = 120,00 13
  15. a/ Hãy xác định tổng giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh ở mức bao nhiêu theo mức biến động bình quân của cả “rổ” b/ Hãy xác định tổng giá trị hợp đồng sẽ được điều chỉnh ở mức bao nhiêu, theo mức biến động tỷ giá bình quân của từng giai đoạn. Bài tập 2: Một lô hàng trị giá 1.800.000 USD được mua bán theo hợp đồng trả chậm với thời hạn 12 tháng, trong đó, trả ngay khi nhận được bộ chứng từ là 300.000 USD. Số còn lại trả chậm trong 12 tháng, mỗi tháng trả 1 lần với số tiền bằng nhau, lãi suất trả chậm là 0,25%/tháng tính trên số nợ thực tế. Hàng đã được gửi đi ngày 25/11/2013 – người mua đã được ngân hàng trao bộ chứng từ để đi nhận hàng ngày 02/12/2013. Việc trả tiền được thực hiện như thế nào? Bài tập 3: Chỉ ra bằng cách đánh dấu () cái nào là yết giá trực tiếp, cái nào là yết giá gián tiếp trong bảng yết giá dưới đây: Yết giá Trực tiếp Gián tiếp USD/VND: 21.032 – 21.060 ở Hà Nội GBP/USD: 1,6425 – 1,6475 ở London EUR/USD: 1,3564 – 1,3590 ở Frankfurt AUD/USD: 0,8808 – 0,8840 ở Sydney USD/JPY: 104,08 – 104,44 ở Tokyo Bài tập 4: Chỉ ra bằng cách ghi vào cột tương ứng xem đồng tiền nào là đồng tiền yết giá, đồng tiền nào là đồng tiền định giá trong những quan hệ yết giá dưới đây: Yết giá Đồng tiền Đồng tiền yết giá định giá USD/VND: 21.032 – 21.060 GBP/USD: 1,6425 – 1,6475 EUR/USD: 1,3564 – 1,3590 14
  16. AUD/USD: 0,8808 – 0,8840 USD/JPY: 104,08 – 104,44 Bài tập 5: Giả sử tại một ngân hàng thương mại có bảng yết giá như sau: USD/ VND: 21.032 – 21.060 USD/JPY: 104,08 – 104,44 GBP/USD: 1,6425 – 1,6475 EUR/USD: 1,3564 – 1,3590 AUD/USD: 0,8808 – 0,8840 Chỉ ra tỷ giá mà ngân hàng sẽ áp dụng khi khách hàng muốn mua USD bằng VND, khách hàng muốn bán EUR lấy USD, khách hàng muốn bán USD lấy EUR, khách hàng muốn bán JPY lấy USD, khách hàng muốn mua GBP bằng USD, và khách hàng muốn bán USD lấy AUD? Bài tập 6: Cho biết tỷ giá công bố là: USD/CHF = 0,9095/0,9117 USD/EUR = 0,8100/0,8110 Tính tỷ giá mua và tỷ giá bán của cặp tỷ giá: CHF/EUR Bài tập 7: Công ty Xuất nhập khẩu Thừa Thiên - Huế xuất khẩu thu được 40.000 USD, công ty muốn mua EUR để trả tiền nhập khẩu hàng hoá cho một công ty của Đức. Hãy tính xem ngân hàng sẽ thanh toán cho công ty bao nhiêu EUR? Biết tỷ giá công bố như sau: USD/VND = 21.070/21.110 EUR /VND = 28.362/28.761 Bài tập 8: Cho biết tỷ giá: GBP/USD = 1,5810/20 USD/EUR = 0,8270/80 Tính tỷ giá mua và tỷ giá bán của cặp tỷ giá: GBP/EUR 15
  17. Bài tập 9: Vào ngày xx/yy/zz tại ngân hàng thương mại A có công bố tỷ giá: EUR/USD: 1,3564/95 GBP/USD: 1,6450/92 AUD/USD: 0,8807/20 USD/SGD: 1,2759/91 USD/CHF: 0,9095/17 a/ Tính tỷ giá mua và tỷ giá bán của các cặp tỷ giá: AUD/SGD; AUD/CHF; GBP/SGD; GBP/EUR; GBP/AUD; GBP/CHF; EUR/SGD; EUR/AUD; EUR/CHF b/ Khách hàng bán 550.000 AUD thu được bao nhiêu SGD? c/ Với 8 triệu SGD thì khách hàng mua được bao nhiêu AUD? d/ Khách hàng mua 45.000 EUR cần bao nhiêu CHF? e/ Khách hàng cần bán bao nhiêu AUD để có được 10.000 GBP? Bài tập 10: Công ty Pamper thu được 650.000 EUR cần chuyển đổi số tiền này sang SGD. Như vậy ngân hàng sẽ trả cho công ty bao nhiêu SGD? Biết rằng ngân hàng công bố tỷ giá như sau: USD/SGD 1,2734/43 EUR/USD 1,3552/58 Bài tập 11: Một doanh nghiệp xuất khẩu thu được 5 triệu HKD, doanh nghiệp dùng số tiền này mua 1 triệu JPY để thanh toán tiền nhập khẩu cho một công ty của Nhật, số tiền HKD còn lại chuyển thành EUR để đầu tư sang Pháp. Hãy tính số EUR thu được? Biết rằng tỷ giá công bố như sau: USD/JPY = 104,07/104,43 USD/HKD = 7,7560/90 USD/EUR = 0,7372/87 Bài tập 12: Vào ngày xx/yy/zz, ngân hàng A công bố tỷ giá hối đoái của các đồng tiền như sau: 16
  18. EUR/USD: 1,3556 – 1,3562 USD/JPY: 104,05 – 104,45 GBP/USD: 1,6440 – 1,6472 USD/SGD: 1,2730 – 1,2747 Hãy tính tỷ giá mua và tỷ giá bán của các đồng tiền sau: GBP/EUR; EUR/JPY; GBP/JPY; SGD/JPY; GBP/SGD; SGD/EUR Bài tập 13: Bảng dưới đây đã cho một số tỷ giá, hãy điền vào chỗ trống bằng những tỷ giá chéo thích hợp, tính toán được từ những tỷ giá đã cho: Tỷ giá Mua Bán USD/VND 21.072 21.115 GBP/USD 1,6447 1,6481 EUR/USD 1,3550 1,3573 AUD/USD 0,8805 0,8830 USD/JPY 104,10 104,55 GBP/VND EUR/VND AUD/VND JPY/VND GBP/AUD AUD/GBP EUR/JPY AUD/JPY AUD/EUR 17
  19. Chương 2 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.1. Hối phiếu 2.1.1. Khái niệm hối phiếu Luật hối phiếu 1882 của Anh định nghĩa như sau: “Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một thời hạn nhất định hoặc một thời hạn có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác, hoặc trả cho người cầm hối phiếu”. 2.1.2. Đặc điểm của hối phiếu . Tính trừu tượng của hối phiếu: Đặc điểm này thể hiện ở chỗ trên hối phiếu không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế, mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thời gian thanh toán là khi nào không cần phải nói lên nguyên nhân việc phải trả tiền trên hối phiếu. . Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: Người trả tiền phải trả tiền đầy đủ đúng theo yêu cầu của tờ hối phiếu. Người trả tiền không được viện lý do riêng của bản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật chi phối nó. Đồng thời, người ký phát phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng vô điều kiện nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán. . Tính lưu thông của hối phiếu: Hối phiếu có tính lưu thông vì hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần trong thời hạn của nó. Hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này sang người khác trong thời hạn của nó, hoặc có thể dùng hối phiếu để cầm cố, thế chấp để vay vốn tại ngân hàng thương mại hoặc dùng để chiết khấu tại ngân hàng thương mại, 18
  20. 2.1.3. Hình thức của hối phiếu Hối phiếu phải là một văn bản, được lập ra dưới dạng một chứng từ. Theo luật của các nước nói chung, hối phiếu có thể viết tay, đánh máy, in sẵn vẫn có giá trị ngang nhau. Không được viết trên hối phiếu bằng viết chì, mực dễ phai, mực đỏ. Ngôn ngữ sử dụng để điền vào các đoạn để trống phải thống nhất với ngôn ngữ đã in sẵn trên hối phiếu, trừ tên các đương sự và tên các địa điểm nếu như không thể phiên âm, phiên dịch được. Hối phiếu có thể lập thành một bản hay nhiều bản để phòng thất lạc, hư hỏng, thông thường là hai bản, mỗi bản đều đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. Như vậy, người trả tiền có thể chọn bất kỳ một bản trong số bản đó để thanh toán. Khi một bản đã được thanh toán, thì các bản còn lại sẽ hết giá trị. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ. 2.1.4. Nội dung của hối phiếu Để nắm được những nội dung của hối phiếu, trước hết hãy nghiên cứu mẫu hối phiếu sau: BILL OF EXCHANGE 1 No: , 7 For: 2 At sight4 of this first Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of ,6 the sum of 2 To: 3 (name and address of Drawer) .(signature) , 5 8 Theo quy định của Luật Thống nhất về Hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý là hối phiếu được lập ra với đầy đủ các nội dung: 19
  21. (1) Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ “Hối phiếu” (Bill of Exchange, có khi được viết tắt là Exchange). Tiêu đề viết bằng tiếng Anh thì toàn bộ nội dung trong hối phiếu phải viết bằng tiếng Anh. (2) Số tiền: phải được ghi một cách rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ. (3) Người trả tiền hối phiếu: Tên và địa chỉ người trả tiền của hối phiếu phải được ghi rõ chi tiết, được ghi vào góc dưới bên trái của hối phiếu, tức là ghi vào chỗ chữ “To ” Trong phương thức thanh toán nhờ thu: người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ: người trả tiền hối phiếu là ngân hàng mở thư tín dụng (L/C). (4) Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu: có 2 dạng: . Trả tiền ngay: thì trên hối phiếu sẽ ghi là “trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này” (at sight of this FIRST (SECOND) Bill of Exchange). . Trả tiền sau: có nhiều cách thỏa thuận:  Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau khi nhìn thấy hối phiếu (At X.days .after sight of this .)  Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày ký phát hối phiếu (At .X days after signed of this )  Thanh toán tại 1 ngày nhất định sau ngày giao hàng (At X days after shipment date of this .)  Thanh toán tại 1 ngày cụ thể trong tương lai (On (date) of this ) (5) Địa điểm trả tiền của hối phiếu: Địa điểm trả tiền là nơi mà người thụ hưởng hối phiếu xuất trình hối phiếu để đòi tiền. Nếu một hối phiếu không ghi rõ địa điểm trả tiền thì lấy địa chỉ ghi bên cạnh tên người bị ký phát làm địa điểm trả tiền, trong trường hợp bên cạnh tên của người bị ký phát không có ghi địa chỉ thì hối phiếu đó sẽ không có giá trị. 20
  22. (6) Người thụ hưởng hối phiếu: Người thụ hưởng có thể là bản thân người ký phát hối phiếu, hoặc một người khác được người ký phát chỉ định. Trong ngoại thương, các hối phiếu thường được ký phát cho người hưởng là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu. (7) Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: . Địa điểm ký phát hối phiếu: là nơi hối phiếu được lập ra, thường là tên tỉnh, thành phố ở nước người ký phát hối phiếu. . Ngày ký phát hối phiếu: là thời điểm hối phiếu được lập ra. Ngày ký phát hối phiếu không được sớm hơn ngày lập hóa đơn, không sớm hơn ngày mở L/C và nằm trong thời gian hiệu lực của L/C. (8) Người ký phát hối phiếu: Người ký phát chính là người đòi tiền. Tên và chữ ký của người ký phát được đặt dưới cùng bên phải của hối phiếu. Ví dụ: . Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu BILL OF EXCHANGE No: 01/XK Hanoi, Mar 10th, 2014 For: USD 100,000 At sight of this First Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of Asia Commercial Bank, Hanoi branch, the sum of US dollars one hundred thousand only. Invoice No: XV9396, dated Mar 10th, 2014 To: Kanetsu Corp, For Hanaco, Ltd 26 Square, Singapore Nguyen Van An, Director 21
  23. . Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ BILL OF EXCHANGE No: 01/XK Hanoi, Mar 10th, 2014 For: USD 100,000 At sight of this First Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of Asia Commercial Bank, Hanoi branch, the sum of US dollars one hundred thousand only. Invoice No: XV9396, dated Mar 10th, 2014 Irrevocable L/C No: LDM756VN, dated Jan 10th, 2014 To: United Overseas Bank, For Hanaco, Ltd 19 Park Grown, Singapore Nguyen Van An, Director 2.1.5. Những nghiệp vụ liên quan đến hối phiếu 2.1.5.1. Chấp nhận hối phiếu Chấp nhận hối phiếu là một hình thức xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền hối phiếu. Chấp nhận hối phiếu là hành vi của người trả tiền cam kết thanh toán vô điều kiện khi hối phiếu đến hạn. Cách thức thực hiện chấp nhận thanh toán hối phiếu: Người trả tiền (ngân hàng hoặc nhà nhập khẩu) ghi vào góc dưới bên trái của mặt phải tờ hối phiếu dòng chữ “Accepted to pay on .(date)” và ký tên của người trả tiền bên cạnh. 2.1.5.2. Ký hậu hối phiếu Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng hối phiếu từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác. Ký hậu là việc người thụ hưởng ký vào mặt sau của tờ hối phiếu, rồi chuyển giao hối phiếu cho người thụ hưởng kế tiếp (người được chuyển nhượng). 22
  24. Có các cách ký hậu chủ yếu sau: . Ký hậu để trống, hay còn gọi là ký hậu để trắng (blank endorsement): Là hình thức ký hậu không chỉ định người thụ hưởng kế tiếp là ai. Người ký hậu chỉ ký tên mà thôi. Với loại ký hậu này, việc chuyển nhượng hối phiếu chỉ được thực hiện bằng cách trao tay, không cần ký hậu kế tiếp, người nào cầm hối phiếu này sẽ là người có quyền thụ hưởng hối phiếu. . Ký hậu theo lệnh (order endorsement): Là hình thức ký hậu không chỉ định cụ thể người thụ hưởng số tiền của hối phiếu mà chỉ định trả tiền theo lệnh của ai đó. Ký hậu theo lệnh tạo điều kiện để hối phiếu được chuyển nhượng liên tục từ người này sang người khác bằng cách ký hậu nối tiếp. . Ký hậu đích danh hay còn gọi là ký hậu hạn chế (restrictive endorsement): Là hình thức ký hậu chỉ định đích danh tên người thụ hưởng kế tiếp. Với cách ký hậu này, chỉ có người nào được chỉ định là người thụ hưởng kế tiếp thì người đó mới được quyền thụ hưởng số tiền của hối phiếu. Người thụ hưởng này không được quyền ký hậu để chuyển nhượng hối phiếu cho người khác nữa. Đến đây, hối phiếu không thể tiếp tục chuyển nhượng bằng hình thức ký hậu được nữa. . Ký hậu miễn truy đòi (without recourse endorsement): Là việc ký hậu mà sau đó người hưởng lợi kế tiếp không được quyền đòi lại tiền ở người ký hậu cho mình khi người trả tiền từ chối thanh toán. 2.1.5.3. Bảo lãnh hối phiếu (Guarantee) Bảo lãnh là một sự cam kết của người thứ ba (sau đây gọi là người bảo lãnh) về việc trả tiền cho người thụ hưởng hưởng (người nhận bảo lãnh) khi hối phiếu đến hạn thanh toán mà người trả tiền (người được bảo lãnh) không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Người bảo lãnh không phải là người trả tiền, không phải là người ký phát hối phiếu mà thông thường là một ngân hàng lớn có uy tín. Hình thức bảo lãnh được thực hiện bằng cách ghi chữ “bảo lãnh” (Guarantee) vào mặt trước hoặc mặt sau của hối phiếu, và người bảo lãnh sẽ ký tên lên hối phiếu. 23
  25. 2.1.5.4. Kháng nghị việc không trả tiền hối phiếu (protect for non-payment): Kháng nghị là một thủ tục pháp lý bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng hối phiếu. Khi hối phiếu bị từ chối trả tiền, người thụ hưởng hối phiếu có quyền kháng nghị người trả tiền trước pháp luật. Người thụ hưởng phải lập đơn kháng nghị trong thời hạn pháp luật cho phép (thường là trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày hối phiếu đến hạn thanh toán). Sau khi lập xong đơn kháng nghị, người bị từ chối thanh toán phải thông báo bằng văn bản cho một trong những người chuyển nhượng trước đó để đòi tiền. Nếu không có bản kháng nghị thì những người được chuyển nhượng sẽ được miễn trách nhiệm trả tiền, nhưng người ký phát thì không. 2.1.5.5. Chiết khấu hối phiếu Là việc ngân hàng mua lại hối phiếu có kỳ hạn của người hưởng lợi trước khi đến hạn thanh toán. Trị giá ngân hàng mua lại nhỏ hơn trị giá của hối phiếu. Chênh lệch giữa hai số tiền này chính là lợi tức chiết khấu, hoa hồng chiết khấu và lệ phí chiết khấu mà ngân hàng được hưởng. 2.1.6. Phân loại hối phiếu  Căn cứ vào thời hạn thanh toán: . Hối phiếu trả tiền ngay (At sight Bill): Là loại hối phiếu quy định người bị ký phát phải thanh toán cho người cầm phiếu ngay khi nhìn thấy hối phiếu. Những hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán được xem là hối phiếu trả ngay. . Hối phiếu có kỳ hạn (Usance Bill): Người ký phát hối phiếu có thể quy định thời hạn thanh toán hối phiếu theo các cách sau: trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, hay trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày giao hàng, hay trả tại 1 ngày cụ thể trong tương lai, . Các hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận nếu cần.  Căn cứ vào chứng từ kèm theo: . Hối phiếu trơn (Clean Bill of Exchange): Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ thương mại (chứng từ về hàng hóa). 24
  26. . Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Bill of Exchange): Là loại hối phiếu có kèm theo chứng từ thương mại. Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc ký chấp nhận trả tiền vào hối phiếu rồi mới được nhận chứng từ thương mại.  Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng: . Hối phiếu đích danh (Nominal Bill): Là loại hối phiếu ghi rõ tên người hưởng lợi. . Hối phiếu vô danh (Bearer Bill hay Nameless Bill): Là loại hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi ở mặt trước hối phiếu mà chỉ ghi trả cho người cầm phiếu. Đối với loại hối phiếu này thì ai giữ nó sẽ là người hưởng lợi. Loại này được chuyển nhượng tự do. . Hối phiếu theo lệnh (Order Bill): Là hối phiếu có ghi “pay to the order of ” (trả theo lệnh của ), hối phiếu này được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu nên được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế.  Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: . Hối phiếu thương mại (trade bill): Do người xuất khẩu, người cho vay ký phát đòi tiền người nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C. . Hối phiếu ngân hàng (bank bill): Là hối phiếu do ngân hàng phát hành ra lệnh cho ngân hàng đại lý thanh toán một số tiền nhất định cho người hưởng lợi chỉ định trên hối phiếu. (loại này không chuyển nhượng)  Căn cứ vào trạng thái chấp nhận: . Hối phiếu chưa được ký chấp nhận: Đây là hối phiếu chưa được người bị ký phát (người trả tiền) ký chấp nhận. Do chưa ký chấp nhận, nên người bị ký phát chưa bị ràng buộc nghĩa vụ thanh toán hối phiếu, tuy nhiên việc từ chối thanh toán hay từ chối ký chấp nhận nếu trái với pháp luật thì người bị ký phát có thể bị kiện ra tòa. Khi hối phiếu chưa được ký chấp nhận, thì người ký phát có nghĩa vụ thanh toán cho người cầm phiếu. . Hối phiếu đã được ký chấp nhận: Sau khi ký chấp nhận hối phiếu, người bị ký phát ngay lập tức bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán hối phiếu khi đến hạn. 25
  27. 2.2. SÉC 2.2.1. Khái niệm Theo công ước Geneve, “Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản tiền gửi) ký phát, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm séc”. 2.2.2. Nội dung tờ séc (Tên ngân hàng thanh toán séc) (9) CHEQUE/ CHECK (1) No: (8) Place (2) Date (3) Pay to the order of (4) Account No: .with Amount in Figures: (5) Amount in Words: (5) Issuer: (6) Account No: with Signature (7) . Một tờ séc bắt buộc có những nội dung sau: (1) Tiêu đề của séc (2) Địa điểm phát hành séc: vì séc có thời hạn hiệu lực lưu hành, nên địa điểm phát hành séc sẽ là một căn cứ để xác định thời hạn hiệu lực của tờ séc. (3) Ngày tháng năm phát hành séc (4) Tên và địa chỉ người thụ hưởng, số tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng và được mở tại ngân hàng nào. (5) Số tiền: số tiền phải được ghi rõ ràng bằng số và bằng chữ phải thống nhất nhau. (6) Tên người phát hành séc, số tài khoản của người phát hành séc và được mở tại ngân hàng nào (7) Tên, địa chỉ, chữ ký của người phát hành séc. 26
  28. (8) Số se-ri của tờ séc (9) Tên ngân hàng thanh toán séc. 2.2.3. Những người liên quan đến séc . Người phát hành séc hay người ký phát (Drawer): là người có tài khoản phát hành séc ở ngân hàng (là người chủ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng). Thường thì người ký phát séc là người mua hàng, phát hành séc để trả nợ. . Ngân hàng thanh toán hay người trả tiền (Drawee): là người trích trả tiền tờ séc từ tài khoản của người phát hành séc để trả cho người khác. . Người thụ hưởng (Beneficiary): là người nhận tiền từ tờ séc do người ký phát chỉ định đích danh hay thông qua thủ tục chuyển nhượng. 2.2.4. Thời hạn hiệu lực của séc Đặc điểm đáng chú ý của tờ séc là nó có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó vẫn còn. Quá thời hạn, nếu séc không quay trở lại ngân hàng thì tờ séc sẽ mất hiệu lực. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được tính từ ngày phát hành séc và được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn của séc thông thường là tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu thông và luật pháp các nước quy định. Nhưng nói chung, séc lưu hành trong nội địa thì ngắn hơn séc lưu hành trong thanh toán quốc tế. 2.2.5. Các loại séc . Séc đích danh (nominal cheque): Là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi trên tờ séc. . Séc vô danh (Bearer cheque): Là loại séc không ghi rõ tên người thụ hưởng, chỉ ghi câu “trả cho người cầm séc” (Pay to the bearer). Đối với loại séc này có thể chuyển qua tay nhiều người, ai là người cầm séc, người đó có thể mang séc đến ngân hàng lĩnh tiền. . Séc theo lệnh (Order cheque): Là loại séc được dùng phổ biến trong thanh toán quốc tế và là loại séc ghi trả theo lệnh của người hưởng lợi trên tờ séc. Trên séc có ghi câu “trả theo lệnh của ông (bà) ”. Loại séc này có thể chuyển nhượng cho người khác bằng thủ tục ký hậu giống như hối phiếu. Trong thời hạn 27
  29. hiệu lực, séc theo lệnh có thể chuyển nhượng cho nhiều người liên tiếp bằng cách ký hậu. . Séc gạch chéo (crossed check): Là loại séc mà trên mặt trước của nó có 2 gạch chéo song song với nhau. Mục đích của gạch chéo là để không rút được tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua ngân hàng. . Séc du lịch (traveller’s cheque): Là loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chi nhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong hay ngoài nước. Ngân hàng phát hành séc đồng thời là người trả tiền. Người hưởng lợi séc du lịch là người có tiền gửi vào ngân hàng phát hành séc. . Séc xác nhận (certified cheque): Còn gọi là séc bảo chi, là loại séc được ngân hàng đứng ra xác nhận việc trả tiền. Mục đích của việc xác nhận là nhằm đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc và ngăn chặn tình trạng phát hành séc quá số dư trên tài khoản. 2.3. Thẻ Ngân hàng 2.3.1. Khái niệm Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 2.3.2. Các loại thẻ . Căn cứ vào công dụng thẻ, gồm có:  Thẻ rút tiền (ATM Card) Thẻ rút tiền ATM là hình thức phát triển đầu tiên của thẻ ghi nợ, cho phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp tới tài khoản tại ngân hàng từ máy rút tiền tự động. Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền tự động ATM, bao gồm: xem số dư tài khoản, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê, xem các thông tin quảng cáo Hệ thống máy ATM hiện đại còn cho phép chủ thẻ gửi tiền vào tài 28
  30. khoản của mình ngay tại các máy ATM và tự mình thực hiện các dịch vụ ngân hàng khác.  Thẻ thanh toán (Payment card): là loại thẻ dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán thẻ tại các siêu thị, khách sạn, nhà hàng, . Căn cứ vào tính chất của thẻ gồm có:  Thẻ tín dụng (credit card) Thẻ tín dụng là một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Khoảng thời gian từ khi chủ thẻ được dùng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh toán toàn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thì chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số dư nợ cuối kỳ. Nếu hết thời gian này mà toàn bộ số dư nợ cuối kỳ chưa được thanh toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản phí và lãi trả chậm.  Thẻ ghi nợ (debit card) Bất cứ khách hàng nào có tài khoản mở tại ngân hàng đều có thể phát hành thẻ ghi nợ hoặc trong trường hợp chưa có tài khoản, khách hàng muốn phát hành thẻ ghi nợ thì bản thân thẻ ghi nợ này sẽ gắn liền với một tài khoản của khách hàng. Thẻ ghi nợ cho phép khách hàng tiếp cận với số dư trong tài khoản của mình qua hệ thống kết nối trực tuyến để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Như vậy, mức chi tiêu của chủ thẻ chỉ phụ thuộc vào số dư trong tài khoản. 29
  31. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 1/ Hối phiếu là gì? Nó được tạo lập như thế nào? 2/ Trình bày những đặc điểm của hối phiếu? 3/ So sánh giữa hối phiếu trả ngay với hối phiếu trả chậm? 4/ Thế nào là chấp nhận hối phiếu? Bảo lãnh hối phiếu? 5/ Trình bày ký hậu hối phiếu? Theo bạn hình thức ký hậu nào được áp dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế? 6/ Chiết khấu hối phiếu là gì? 7/ Séc là gì? Nó được tạo lập như thế nào? 8/ Trình bày chức năng của thẻ ngân hàng? BÀI TẬP CHƯƠNG 2 Bài tập 1: Lập hối phiếu với những nội dung sau: - Người mua: Công ty Bách Đạt (Bach Dat Corp) 19 Bình Giã, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Người bán: Pan Asia Chemical Corp 225 Brown Str, Taiwan - Ngân hàng người bán: Bank of overseas Chinese - Ngân hàng người mua: Asia commercial Bank, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - Số tiền: 14.088,42 USD - Thanh toán theo phương thức nhờ thu, trả vào ngày 30/08/2013 - Số hóa đơn: 056/CT/07; ngày: 30/06/2013 - Ngày giao hàng: 30/06/2013 Bài tập 2: Lập hối phiếu với những nội dung sau: - Người mua: Hanoco Level 1, Block D, Seoul, Korea 30
  32. - Người bán: Công ty Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Corp) 15 Đồng Khởi, Quận1, Thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng người bán: Vietnam Bank for Industry and Trade, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - Ngân hàng người mua: Woori bank, Seoul - Số tiền: 54.728 USD - Thanh toán theo phương thức nhờ thu, trả sau 30 ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu. - Ngày giao hàng: 16/07/2013 Bài tập 3: Lập hối phiếu với những nội dung sau: - Người mua: Công ty Hồng Long (Hong Long Corp) 265 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh - Người bán: Industrial Technique Co, Ltd 1629 Park Grown, Singapore - Ngân hàng người bán: Singapore Bank, Singapore - Ngân hàng người mua: Bank for foreign trade of Vietnam, Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh - Số tiền: 125.647 USD - Thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, trả sau 60 ngày kể từ ngày giao hàng. - Số L/C: 2008 L/C 90367; ngày mở L/C: 10/07/2013 L/C có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày mở - Số hóa đơn: 762 TT; ngày: 01/08/2013 - Ngày giao hàng: 01/08/2013 Bài tập 4: Công ty cà phê Việt Nam Vinacafe bán cho công ty Vĩnh Lợi Hồng Kông 500MT cà phê robusta với giá 955 USD/MT CIF Hong Kong (theo Incoterms 2010). Công ty Vĩnh Lợi đã mở L/C số 1411/38 ngày 24/07/2013 tại ngân hàng BOC Hong Kong, phương thức thanh toán trả ngay. Ngày giao hàng là ngày 31
  33. 12/09/2013. L/C có hiệu lực trong vòng 90 ngày kể từ ngày mở. Hãy ký phát hối phiếu để đòi tiền (tự cho những thông tin còn thiếu) Bài tập 5: Ngày 10/08/2013, công ty xuất nhập khẩu tổng hợp (The General Import – Export Company) xuất khẩu lô hàng thủy hải sản đông lạnh cho công ty Marubeni có địa chỉ tại 1 Chome – Tokyo tại Nhật Bản theo hợp đồng ngoại thương số 001/EX/JP ký ngày 01/07/2013 với chi tiết như sau: - Số lượng hàng: 10.000 kgs - Đơn giá: 15 USD/kg - Phương thức thanh toán: D/P - Ngân hàng nhờ thu: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhành thành phố Hồ Chí Minh Hãy lập hối phiếu theo những nội dung đã đề cập ở trên. Bài tập 6: Ngày 15/08/2008, công ty xuất nhập khẩu Hưng Nguyên (Hung Nguyen Import – Export Company) ký hợp đồng ngoại thương số 1234/EX với Công ty Funitures để xuất khẩu lô hàng bàn ghế thành phẩm theo các điều kiện sau: - Số lượng hàng: 100 bộ bàn ghế thành phẩm - Đơn giá: 3.000 USD/bộ - Thời hạn thanh toán: trả chậm 90 ngày kể từ ngày ký phát hối phiếu - Phương thức thanh toán: thư tín dụng không hủy ngang. Thư tín dụng số 12345 đã được ngân hàng Bank of NewYork, Singapore mở cho công ty Hưng Nguyên ngày 20/08/2008 - Ngày 10/09/2008 công ty Hưng Nguyên giao hàng và xuất trình chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Hãy lập hối phiếu theo những nội dung đã đề cập ở trên. Bài tập 7: Trị giá hối phiếu là 100.000 USD, thời hạn còn lại của tờ hối phiếu là 5 tháng, lãi suất chiết khấu của ngân hàng là 3,6%/năm. Vậy người hưởng lợi hối phiếu sẽ nhận được bao nhiêu khi đem tờ hối phiếu này đến ngân hàng để chiết khấu? 32
  34. Bài tập 8: Một khách hàng đến ngân hàng chiết khấu 1 tờ hối phiếu, số tiền mà khách hàng nhận được từ ngân hàng là 513.500 USD. Hỏi tờ hối phiếu này có giá trị ban đầu là bao nhiêu USD? Biết rằng: - Lãi suất chiết khấu là 2,5%/năm - Thời hạn còn lại của hối phiếu là 6 tháng Bài tập 9: Một khách hàng đến ngân hàng chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 600.000 USD, thời hạn còn lại của hối phiếu là 2 tháng, số tiền chiết khấu mà ngân hàng nhận được là 3.250 USD. Hỏi lãi suất chiết khấu tính theo năm là bao nhiêu %? Bài tập 10: Một khách hàng đến ngân hàng chiết khấu 1 tờ hối phiếu trị giá 600.000 SGD, lãi suất chiết khấu là 3%/năm, số tiền chiết khấu mà ngân hàng nhận được là 3.000 SGD. Hỏi thời hạn chiết khấu là bao nhiêu tháng? Bài tập 11: Có một hối phiếu gửi đến ngân hàng như sau: BILL OF EXCHANGE th No: 15/23/ex Tokyo, Apr 25 , 2013 For: USD 120,000 At 80 days after sight of this First Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of Sumitomo Bank – Tokyo – Japan. The sum of US dollars one hundred and twenty thousand only. Invoice No: XV9396, Dated: 25/4/2013 L/C No: 26/12/IM, Dated: 10/2/2013 To: Bank for foreign trade of Vietnam For MiShubiShi co.Ltd Hanoi - Vietnam Tokyo - Japan 33
  35. Hãy cho biết: a/ Loại hối phiếu b/ Ai là người xuất khẩu c/ Ai là người lập hối phiếu d/ Ai là người có quyền chuyển nhượng hối phiếu này e/ Ai là người trả tiền hối phiếu f/ Ai là người hưởng lợi hiện hành của hối phiếu g/ Ai là người có nghĩa vụ phải ký chấp nhận hối phiếu (khi hối phiếu được xuất trình trong thời hạn hiệu lực của L/C) Bài tập 12: Công ty BCQ có tài khoản: HK246278 tại ngân hàng Citibank, NewYork, ngày 13/09/2013 có số dư tài khoản là 160.000 USD. Trước đó ngày 10/05/2013 họ nhập hàng tôm đông lạnh của công ty xuất khẩu thủy sản Thái Bình Dương trị giá 600.000,00 USD, theo hợp đồng thanh toán họ đã trả ngay 75%, phần còn lại thanh toán vào ngày 13/09/2013. Công ty Thái Bình Dương có tài khoản TB135901 tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, Thành phố Hồ Chí Minh. a/ Là người bán hãy ký hối phiếu đòi tiền khi đến hạn. b/ Là người mua hãy ký séc chuyển khoản trả tiền khi đến hạn 34
  36. Chương 3 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 3.1. Phương thức chuyển tiền (REMITTANCE) 3.1.1. Khái niệm Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu .) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán, người xuất khẩu ) ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. 3.1.2. Các bên tham gia: . Người chuyển tiền hay người trả tiền (Remitter): Thường là người nhập khẩu, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối, Người trả tiền là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài. . Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người xuất khẩu, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối, do người chuyển tiền chỉ định. . Ngân hàng chuyển tiền (Remitting Bank): Là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. . Ngân hàng trả tiền (Paying Bank): Là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng, là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng chuyển tiền. 3.1.3. Quy trình thanh toán 3.1.3.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước M/T;T/T Ngân hàng Ngân hàng trả tiền (3) chuyển tiền (4) (2) (1) (5) Người Người xu ấ t kh ẩ u nhập khẩu (0) 35
  37. Giải thích quy trình: (0) Ký kết hợp đồng mua bán (1) Người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng (hợp đồng ngoại thương một bản chính, một bản sao, giấy phép nhập khẩu nếu có, .) (2) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho người nhập khẩu. (3) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu. (4) Ngân hàng trả tiền báo có cho người xuất khẩu. (5) Người xuất khẩu giao hàng theo hợp đồng đã ký, đồng thời chuyển giao bộ chứng từ như: hóa đơn, vận đơn, cho người nhập khẩu. 3.1.3.2. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm M/T;T/T Ngân hàng Ngân hàng chuyển tiền trả tiền (4) (5) (3) (2) (1) Người Người xuất khẩu nhập khẩu (0) Giải thích quy trình: (0) Ký kết hợp đồng mua bán (1) Người xuất khẩu thực hiện việc giao hàng cho người nhập khẩu, đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người nhập khẩu. (2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn, .viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình. 36
  38. (3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển tiền và gửi giấy báo nợ cho người nhập khẩu. (4) Ngân hàng chuyển tiền ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người xuất khẩu. (5) Ngân hàng trả tiền gửi giấy báo có cho người xuất khẩu. 3.1.4. Hình thức chuyển tiền: có 2 hình thức 3.1.4.1. Chuyển tiền bằng thư (mail transfer – M/T) Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách gửi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. 3.1.4.2. Chuyển tiền bằng điện (telegraphic transfer – T/T) Ngân hàng chuyển tiền thực hiện việc chuyển tiền theo cách ra lệnh bằng điện cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người hưởng lợi. Trong hai hình thức chuyển tiền trên thì hình thức chuyển tiền bằng điện có lợi cho người xuất khẩu vì nhận tiền nhanh hơn nhưng điện phí cao. Còn hình thức chuyển tiền bằng thư thì chậm song chi phí thấp. 3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu (COLLECTION PAYMENT) 3.2.1. Khái niệm chung về nhờ thu Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác. 3.2.2. Các bên tham gia . Người uỷ nhiệm thu (Principal): là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền. Người ủy nhiệm thu trong ngoại thương là người xuất khẩu, người hưởng lợi. . Người trả tiền (Drawee): là người mà nhờ thu được xuất trình để thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Người trả tiền trong ngoại thương là người nhập khẩu. . Ngân hàng nhờ thu (Remitting Bank) hay còn gọi là ngân hàng nhận uỷ nhiệm thu: là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu. 37
  39. . Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank): là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu. Thông thường, đây là ngân hàng đại lý hay chi nhánh của ngân hàng nhờ thu có trụ sở ở nước người trả tiền. . Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank)  Nếu người trả tiền có quan hệ tài khoản với ngân hàng thu hộ (NHTH), thì NHTH sẽ xuất trình nhờ thu trực tiếp cho người trả tiền, trong trường hợp này thì NHTH đồng thời là ngân hàng xuất trình (NHXT).  Nếu người trả tiền không có quan hệ tài khoản với NHTH, thì có thể chuyển nhờ thu cho một ngân hàng khác có quan hệ tài khoản với người trả tiền để xuất trình. Trong trường hợp này, ngân hàng phục vụ người trả tiền trở thành NHXT, và chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTH. 3.2.3. Cơ sở pháp lý điều chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu: Nhờ thu là một phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế. Để phương thức thanh toán này được sử dụng một cách có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán, phòng thương mại quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đã ban hành văn bản “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” (Uniform Rules for Collection – URC) được phát hành lần đầu vào năm 1956, sau đó được tái bản vào các năm 1967, 1978 và lần tái bản sau cùng vào năm 1995, với tiêu đề “ICC Uniform Rules for Collections, Publication No 522” (viết tắt URC522). Đây là văn bản mang tính chất pháp lý tùy ý – nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt buộc. Tuy nhiên khi đã có sự thống nhất của hai bên mua bán, thì phải dẫn chiếu các điều khoản của URC và phải tuân thủ các điều khoản đó. 3.2.4. Các loại nhờ thu 3.2.4.1. Nhờ thu trơn (Clean Collection) a. Khái niệm Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà người xuất khẩu nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên tờ hối phiếu ở người nhập khẩu, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không thông qua ngân hàng. 38
  40. b. Quy trình nhờ thu trơn (3) Ngân hàng Ngân hàng Nhờ thu Thu hộ (6) (7) (2) (4) (5) (0) Người Người xuất khẩu nhập khẩu (1) Giải thích quy trình: (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu trơn”. (1) Người xuất khẩu gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho người nhập khẩu. (2) Người xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho ngân hàng nhờ thu (NHNT) để thu tiền từ người nhập khẩu. (3) NHNT lập và gửi lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới NHTH để thu tiền từ người nhập khẩu (4) NHTH thông báo lệnh nhờ thu cho người nhập khẩu (5) Người nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền. (6) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho NHNT. (7) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận cho người xuất khẩu. 3.2.4.2. Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection) a. Khái niệm Là phương thức mà người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc 39
  41. chấp nhận trả tiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người nhập khẩu để họ nhận hàng. b. Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ (3) Ngân hàng Ngân hàng Thu hộ Nhờ thu (7) (8) (2) (4) (5) (6) (0) Người Người xuất khẩu nhập khẩu (1) Giải thích quy trình: (0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ” (1) Người xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu. (2) Người xuất khẩu lập “đơn yêu cầu nhờ thu”, cùng bộ chứng từ (tài chính và thương mại) ủy thác NHNT nhờ thu hộ tiền. (3) NHNT lập “lệnh nhờ thu” kèm bộ chứng từ gửi NHTH. (4) NHTH thông báo nhờ thu cho người nhập khẩu. (5) Người nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách trả tiền hoặc ký chấp nhận trả tiền hoặc chấp nhận các điều kiện khác. (6) NHTH trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu. (7) NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho NHNT. (8) NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu đã ký chấp nhận cho người xuất khẩu. c. Các hình thức nhờ thu kèm chứng từ Tùy theo thời hạn trả tiền, người ta chia phương thức này làm 2 loại: . Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (documents against payment – D/P): Là phương thức thanh toán nhờ thu mà người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu phải 40
  42. trả tiền, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp thanh toán ngay). . Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (documents against acceptance – D/A): Là phương thức nhờ thu mà người xuất khẩu yêu cầu người nhập khẩu ký chấp nhận trên hối phiếu sẽ thanh toán vào một ngày nhất định trong tương lai, ngân hàng mới giao chứng từ để đi nhận hàng (áp dụng trong trường hợp bán hàng trả chậm, mua chịu). 3.2.5. Những điểm cần chú ý khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu Thứ nhất, muốn sử dụng quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522, hai bên mua bán phải thống nhất quy định trong hợp đồng, lệnh nhờ thu. Thứ hai, các bên sử dụng phương thức nhờ thu cần tìm hiểu kỹ về đối tác của mình và những quy định về thương mại, ngoại hối của các quốc gia liên quan nhằm giảm bớt rủi ro. Thứ ba, ngân hàng là người trung gian thu hộ tiền cho khách hàng và không có trách nhiệm đến việc thu tiền có đạt kết quả hay không. Thứ tư, trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cấp giấy đảm bảo với hãng tàu để nhận hàng. Thứ năm, trong trường hợp người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng thì cách giải quyết về lô hàng đó thực hiện như sau:  Giảm giá hàng bán cho người nhập khẩu  Nhờ ngân hàng thu hộ chào bán lô hàng cho người khác  Hoặc chuyển hàng về nước người xuất khẩu, nếu là hàng quý giá.  Hoặc là có thể bán đấu giá công khai. 3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit) 3.3.1. Khái niệm Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 41
  43. ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định đề ra trong thư tín dụng. 3.3.2. Các bên có liên quan . Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant for L/C) còn được gọi là người mở L/C hay người xin mở L/C: Là bên mà thư tín dụng (L/C) được phát hành theo yêu cầu của họ. Trong thương mại quốc tế, người yêu cầu thường là nhà nhập khẩu, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc ngân hàng phát hành trả tiền cho người thụ hưởng L/C. . Người hưởng lợi thư tín dụng (Beneficiary) còn được gọi là người thụ hưởng L/C: Là bên được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C. Người hưởng lợi L/C thường là người xuất khẩu hoặc người khác do người xuất khẩu chỉ định. . Ngân hàng phát hành thư tín dụng hay còn gọi là ngân hàng mở (Issuing bank/ Opening bank): Đây là ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu; là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo đơn của người yêu cầu. NHPH thường được 2 bên mua bán thỏa thuận và quy định trong hợp đồng. Nếu không có sự thỏa thuận trước, thì nhà nhập khẩu được phép tự chọn NHPH. . Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho người thụ hưởng theo yêu cầu của ngân hàng phát hành. Đây là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thường là ngân hàng đại lý hay là một chi nhánh của NHPH ở nước người xuất khẩu. . Ngân hàng xác nhận thư tín dụng (Confirming bank): Là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng NHPH bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp NHPH không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu, thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. 42
  44. . Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng được NHPH chỉ định thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Nói cách khác, ngân hàng được chỉ định là ngân hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng được chỉ định giống như NHPH khi nhận được bộ chứng từ. 3.3.3. Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức tín dụng chứng từ Hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C chịu sự điều chỉnh đồng thời bởi các nguồn luật, công ước quốc tế liên quan và các nguồn luật quốc gia, đồng thời nó chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi các thông lệ và tập quán quốc tế, đó là: - Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (Uniform Customs and Practice for Documentary Credit) – viết tắt là UCP. - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm tra chứng từ theo L/C (International Standard Banking Practice Under Documentary Credit) – viết tắt là ISBP. - Bản phụ trương UCP về xuất trình chứng từ điện tử (Supplement To The Uniform Customs and Practice For Documentary Credit For Electronic Presentation) – viết tắt là eUCP. - Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng theo L/C (Uniform Rules For Bank – To – Bank Reimbursements Under Documentary Credit) – viết tắt là URR. Trong đó, UCP là văn bản chính, còn các văn bản khác có tính chất giải thích và làm rõ việc áp dụng và thực hiện UCP. UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với điều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. UCP được phát hành lần đầu vào năm 1933, sau đó được tái bản vào các năm 1951, 19762, 1974, 1983, 1993 và lần tái bản sau cùng vào năm 2007 với tiêu đề “Uniform Customs and Practice for Documentary Credit, 2007 Revision, ICC Publication No. 600” (viết tắt UCP600). 43
  45. Đây là văn bản mang tính chất pháp lý tùy ý – nghĩa là việc áp dụng văn bản này là không bắt buộc. Tuy nhiên, khi trong thư tín dụng có dẫn chiếu UCP thì văn bản này trở thành văn bản pháp lý bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các bên liên quan. 3.3.4. Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) 3.3.4.1. Khái niệm Thư tín dụng là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong lá thư đó. 3.3.4.2. Nội dung của thư tín dụng Trong thư tín dụng có những nội dung sau: (1) Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C . Số hiệu của L/C: Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là dùng để trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C. Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan trong bộ chứng từ thanh toán của L/C, đặc biệt là tham chiếu khi lập hối phiếu đòi tiền. . Địa điểm mở L/C: Là nơi ngân hàng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. . Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh và có hiệu lực về sự cam kết của ngân hàng mở L/C đối với người thụ hưởng. Ngày mở L/C là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn như trong hợp đồng không. (2) Loại thư tín dụng Mỗi loại L/C đều có tính chất, nội dung khác nhau, quyền lợi và nghĩa vụ của những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Do đó, khi mở thư tín dụng, người có nhu cầu cần phải xác định cụ thể loại thư tín dụng nào cần mở. (3) Tên, địa chỉ của những người liên quan (4) Số tiền của thư tín dụng: Đây là một nội dung rất quan trọng. Tên đơn vị tiền tệ phải cụ thể, rõ ràng. (5) Thời hạn hiệu lực của L/C 44
  46. Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu nếu người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ thanh toán trong thời hạn đó và phù hợp với những điều đã quy định trong L/C. Thời hạn hiệu lực của L/C bắt đầu tính từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C. (6) Thời hạn trả tiền của L/C Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C. Trong trường hợp này phải lưu ý là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. (7) Thời hạn giao hàng Thời hạn giao hàng được ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng thương mại quy định. Đây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao hàng cho bên mua kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. Thời hạn giao hàng có liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. (8) Điều khoản về hàng hóa Là điều khoản chỉ ra những quy định có liên quan đến hàng hóa, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả (9) Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa Điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF, ), nơi gởi hàng, nơi giao hàng, cũng được ghi vào L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của người xuất khẩu, khả năng nhận hàng của người nhập khẩu (10) Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình: Yêu cầu về việc ký phát và xuất trình các loại chứng từ cần phải được nêu rõ ràng, cụ thể và chặt chẽ trong L/C. Đây là nội dung quan trọng của L/C, vì bộ chứng từ quy định theo L/C là bằng chứng chứng minh người xuất khẩu đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng đúng như L/C đã quy định. 45
  47. Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp, thì ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán tiền cho người xuất khẩu. Bộ chứng từ do L/C quy định nhiều hay ít tùy theo tính chất hàng hóa, quy định của nước nhập khẩu và sự thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Nội dung quy định chứng từ bao gồm: Số loại chứng từ, số lượng mỗi loại, bản chính hay bản sao, người phát hành, (11) Những điều kiện khác Những điều kiện khác có thể liệt kê như: ai trả phí ngân hàng, những hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu, số UCP mà hai bên thống nhất áp dụng, Dưới đây là mẫu L/C phát hành qua mạng SWIFT: 46
  48. 3.3.5. Quy trình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ (7) Ngân hàng (6) Ngân hàng thông báo phát hành (2)- L/C (8) (5) (3)- L/C (1) (9) (10) Người Người xuất khẩu nhập khẩu (4) (0) Giải thích quy trình: (0) Ký kết hợp đồng mua bán (1) Người nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi. (2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu. (3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần. (4) Người xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có). (5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định. (6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán). (7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán: - Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu. 48
  49. - Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm). (8) Người xuất khẩu nhận được tiền (9) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền người nhập khẩu. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ: - Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng. - Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán. 3.3.6. Các loại thư tín dụng chủ yếu 3.3.6.1. Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C) Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương. Có nghĩa là, người xin mở L/C (người nhập khẩu) có quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng (người xuất khẩu). 3.3.6.2. Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C) Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu không có sự đồng thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất. 3.3.6.3. Thư tín dụng không hủy ngang, có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C): Là loại thư tín dụng không hủy ngang, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hành thư tín dụng. 3.3.6.4. Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C) Là loại thư tín dụng không huỷ ngang, trong đó cho phép người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho một hoặc nhiều người hưởng lợi thứ hai. 49
  50. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 1/ Thế nào là phương thức thanh toán chuyển tiền? Trình bày ưu nhược điểm của phương thức thanh toán chuyển tiền? 2/ So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ? Trình bày ưu nhược điểm của từng loại nhờ thu? 3/ Trình bày quy trình thanh toán D/A và D/P? 4/ Thế nào là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? 5/ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ dựa trên các văn bản pháp lý nào? 6/ Trình bày quy trình thanh toán L/C? 7/ Các loại thư tín dụng đang áp dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế? 8/ Xác định thời gian hiệu lực của thư tín dụng? 9/ Tại sao tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế? BÀI TẬP CHƯƠNG 3 Bài tập 1: Công ty may Hữu Nghị đang thương lượng hợp đồng xuất khẩu lô hàng cho David Jones. Hợp đồng có một số nội dung chính sau đây: - Trị giá 488.605 USD - Giao hàng ngày 08/10/2013, đến hạn thanh toán vào ngày 08/12/2013 - Địa điểm giao hàng: Cảng Hồ Chí Minh - Địa điểm dỡ hàng: Cảng Singapore Đây là một bạn hàng lần đầu tiên ký hợp đồng với công ty may Hữu Nghị. a/ Giả sử anh chị đại diện cho công ty Hữu Nghị, anh chị sẽ lựa chọn phương thức thanh toán nào và cần lưu ý điều gì nhất khi thực hiện phương thức thanh toán đó? b/ Tùy theo phương thức thanh toán đã chọn ở câu a, anh chị hãy ký phát một hối phiếu phù hợp để đòi tiền dựa vào những thông tin cho ở trên và những thông tin cần thiết khác mà anh chị thêm vào. 50
  51. Bài tập 2: Ngày 01/10/2013, công ty TNHH Phương Nam chuẩn bị đàm phán hai hợp đồng có đặc điểm như sau: 1. Hợp đồng nhập khẩu máy lạnh trị giá 360.000 USD mua của công ty Conan tại Tokyo dự kiến giao hàng ngày 25/11/2013, trả chậm sau 3 tháng từ ngày giao hàng. 2. Hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc trị giá 170.000 USD bán cho công ty Kita tại Seoul dư kiến giao hàng ngày 27/12/2013, thanh toán ngay khi nhận hối phiếu. Cả hai hợp đồng này đều thỏa thuận với những khách hàng mới giao dịch lần đầu tiên nên chưa biết rõ khả năng cũng như uy tín của họ trong thanh toán. a/ Nếu anh (chị) là người được giao trách nhiệm đàm phán hợp đồng, anh chị sẽ lựa chọn những phương thức thanh toán nào cho thích hợp? Tại sao? b/ Lập các chứng từ thanh toán (hối phiếu) tương ứng với lựa chọn của các anh chị cho 2 hợp đồng trên. Bài tập 3: Công ty A ở thành phố Hồ Chí Minh có quan hệ mật thiết với Ngân hàng Á Châu (ACB) và công ty A xin mở L/C trả châm tại ngân hàng này để nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hàn Quốc. Sau khi nhận bộ chứng từ phù hợp với quy định của L/C; Ngân hàng ACB đã thực hiện ký chấp nhận hối phiếu trả chậm với thời hạn 1 năm do người bán máy Hàn Quốc gởi tới. Sắp đến kỳ hạn thanh toán, người mua nhận thấy chất lượng máy không ổn định. Hỏi công ty A có thể đề nghị Ngân hàng ACB từ chối thanh toán cho người bán Hàn Quốc được không? Bài tập 4: Công ty AFC nhận 1 L/C có các nội dung chủ yếu sau: Sender: KOOKMIN BANK KOREA Receiver: NAVI BANK HOCHIMINH BRANCH VIETNAM :40A: Form of Documentary Credit: IRREVOCABLE :20: Documentary Credit Number: KMB60148645 :31C: Date of Issue: 13-07-10 51
  52. :31D: Date and Place of Expiry: 13-09-16 KOREA :50: Applicant: MIJUSA CORPRATION 340-56 JOWHUDONSTR KOREA :59 : Beneficiary: AFC Co, LTD 180 NGUYEN VAN THU STREET DISTRICT 1 HOCHIMINH CITY VIETNAM :32B: Currency Code, Amount: USD 53,600.00 :41D: Available With: ANY BANK BY PAYMENT :42C: DRAFT AT: SIGHT FOR 100% INVOICE VALUE :42A: DRAWEE: KOOKMIN BANK KOREA :43P: Partial Shipments: NOT ALLOWED :43T: Transshipment: NOT ALLOWED :44E: Port of Loading: HOCHIMINH PORT VIETNAM :44F: Port of Discharge: KOREA :44C: Latest Date of Shipment: 13-09-05 . THIS CREDIT IS SUBJECT TO THE UNIFORM CUSTOMS AND PRACTICE FOR DOCUMENTARY ICC REVISION 2007 PUBLICATION 600 Yêu cầu: a. Giải thích các điều khoản cơ bản trên L/C b. Trên cương vị là nhà xuất khẩu bạn có đồng ý với L/C nêu trên hay không? c. Giả sử L/C này được chấp thuận, công ty AFC giao hàng theo đúng L/C quy định, ngày giao hàng là ngày 05/09/2013. Lập hối phiếu đòi nợ. d. Công ty xuất trình bộ chứng từ vào ngân hàng ngày 10/09/2013, với hối phiếu như sau: 52
  53. BILL OF EXCHANGE No: 112 Korea, Sep 11th, 2013 For: USD 53.000,00 At sight of this First Bill of Exchange (second of the same tenor and date being unpaid). Pay to the order of Kookmin Bank Korea. The sum of US dollars fifty three thousand only. Invoice No: 1165/13, Dated: 05/09/2013 Irrevocable L/C No: KMB60148645, Dated: 10/07/2013 To: Kookmin Bank Korea For AFC Co, Ltd 180 NGUYEN VAN THU STREET DISTRICT 1 HOCHIMINH CITY VIETNAM (signed)  Anh chị hãy kiểm tra hối phiếu với L/C và nêu các bất hợp lý.  Lập lại hối phiếu phù hợp với L/C Bài tập 5: Trích 1 số điều khoản từ L/C số KX/087/13: :40A: Form of Documentary Credit: IRREVOCABLE :31C: Date of Issue: 13-02-25 :31D: Date and Place of Expiry: 13-05-15 in Singapore :50: Applicant: National Food Authority 101 E. Rodriguez SR, Avenua Quezon City, Philippines :59 : Beneficiary: Dupon Dow Elastomers Ple, Ltd 1 Maritime Square No 10-54, World Trade Center, Singapore :32B: Currency Code, Amount: USD 715,507.00 :42C: Draft at: 90 days after sight :42A: Drawee: Land Bank LBP Building, 319 Sen. Gil J Puyat Ave. Ext, Makati City, Philippines 53
  54. :44C: Latest Date of Shipment: 13-04-25 . :57A: “Advise Through” Bank: Citibank, N.A 3 Temasek Avenue, 14-00 Centennial Tower, Singapore THIS CREDIT IS SUBJECT TO THE UNIFORM CUSTOMS AND PRACTICE FOR DOCUMENTARY ICC REVISION 2007 PUBLICATION 600 Yêu cầu: a. Giải thích các điều khoản cơ bản trên L/C b. Lập 1 hối phiếu, biết ngày giao hàng là ngày 05/04/2013 54
  55. Chương 4 BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ 4.1. Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice) 4.1.1. Khái niệm Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. 4.1.2. Tác dụng . Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thì hóa đơn là căn cứ để kiểm tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu trong bộ chứng từ không có hối phiếu, thì hóa đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền. . Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị hàng hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế xuất nhập khẩu và tính số tiền bảo hiểm. . Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh toán và giao hàng, về vận tải, là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng thương mại. 4.1.3. Nội dung Mẫu hóa đơn thường do các công ty lựa chọn và soạn thảo. Tuy nhiên, hóa đơn cũng phải thể hiện đầy đủ các mục sau: . Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu . Tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu . Số tham chiếu, nơi và ngày tháng phát hành . Điều kiện cơ sở giao hàng . Mô tả hàng hóa: tên, số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng giá trị, ký mã hiệu hàng hóa, . Số lượng hàng hóa . Tổng số tiền 55
  56. . Chi tiết về vận tải: chỉ ra phương tiện chuyên chở, người chuyên chở, cảng bốc dỡ, cảng dỡ hàng, . Chữ ký của người xuất khẩu. Chú ý: chữ ký của người lập hóa đơn không nhất thiết phải thể hiện. 4.2. Phiếu đóng gói (Packing List) Phiếu đóng gói là bản kê khai tất cả hàng hóa của lô hàng đựng trong một kiện hàng, thùng hàng, container, . Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản: . Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi. . Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng. . Một bản còn lại lập hồ sơ lưu. Thông thường phiếu đóng gói chỉ ra các chi tiết về: . Số hàng hóa được đóng gói trong một bao, kiện, thùng hay container nhất định . Trọng lượng tịnh và cả bao bì của mỗi bao, kiện, . Số lượng bao, kiện, thùng, container, 4.3. Tờ khai hải quan (Customs Declaration) Là chứng từ, trong đó chủ hàng khai báo cho cơ quan hải quan biết về số lượng hàng hóa của mình muốn chuyên chở ngang qua biên giới quốc gia. Tác dụng của tờ khai hải quan là làm cơ sở để cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra giấy tờ hàng hóa khi hàng hóa này đi ngang qua biên giới quốc gia. 4.4. Vận đơn đường biển (Ocean Bill of lading hay Marine Bill of lading – thường được viết tắt là B/L): 4.4.1. Khái niệm Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở. 56
  57. 4.4.2. Chức năng của vận đơn Thứ nhất: B/L là một biên lai nhận hàng của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ người gửi hàng với chủng loại, số lượng và tình trạng hàng hóa như ghi trên vận đơn. Thứ hai: B/L là một bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa người gửi hàng và người chuyên chở. Thứ ba: Chức năng đặc biệt quan trọng: B/L là một chứng từ sở hữu hàng hóa. 4.4.3. Nội dung của vận đơn Mỗi hãng tàu đều có mẫu vận đơn riêng, tuy nhiên về nội dung thì B/L có một số điểm chung. Ở mặt trước của B/L thông thường có các thông tin sau: . Tên, địa chỉ, điện thoại, fax (nếu có) của người gửi hàng (Shipper) . Tên, địa chỉ, điện thoại, fax (nếu có) của người nhận hàng (Consignee) . Tên phương tiện vận chuyển, số chuyến . Số vận đơn gốc được phát hành . Tên cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng . Mô tả hàng hóa: tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, . Thông tin về cước phí vận chuyển và phụ phí . Tình hình xếp hàng hay vận đơn nhận hàng để xếp . Ngày tháng cấp vận đơn Mặt sau của vận đơn là các điều kiện chuyên chở 4.4.4. Các loại vận đơn  Căn cứ vào phê chú trên vận đơn, thì B/L có thể được chia làm 2 loại: . Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa và/hoặc bao bì. . Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là loại vận đơn trên đó người chuyên chở có phê chú xấu về tình trạng hàng hóa và/hoặc bao bì. Đối với các loại B/L này, ngân hàng sẽ từ chối thanh toán, trừ khi có quy định riêng.  Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa, thì B/L được chia làm 2 loại: . Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): là vận đơn được cấp cho người gởi hàng khi hàng hóa đã nằm trong khoang tàu. 57
  58. . Vận đơn nhận hàng để chở (Received for shipment B/L): là vận đơn được phát hành sau khi người chuyên chở nhận hàng để chở và trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày tháng hàng hóa được xếp xuống tàu. Do vậy, sau khi hàng hóa được xếp xuống tàu, người gởi hàng phải đem vận đơn này đến hãng tàu đổi lấy vận đơn đã xếp hàng mới có giá trị thanh toán.  Căn cứ vào quy định về người nhận hàng trên B/L, thì có các loại B/L sau: . Vận đơn theo lệnh (To order B/L): là vận đơn quy định người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của một người nào đó. Ví dụ như giao theo lệnh của người gửi hàng (B/L to order), hoặc theo lệnh của ngân hàng (B/L to the order of issuing bank). . Vận đơn đích danh (B/L to a named person/ Straight B/L): là vận đơn trong đó có ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng (ghi ở mục “Consignee” và “Notify”). Do đó, hàng chỉ có thể giao cho người có tên được ghi trên B/L. . Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là loại vận đơn không ghi tên của người nhận hàng, mà hàng sẽ được giao trực tiếp cho người cầm vận đơn gốc. Loại vận đơn này không bảo đảm an toàn cho chủ hàng do có thể bị mất, bị đánh cắp hoặc kẻ xấu có thể lợi dụng vận đơn này để lừa đảo.  Căn cứ vào hành trình chuyên chở, thì có các loại vận đơn như: . Vận đơn đi thẳng: (Direct B/L): là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ mà không chuyển tải dọc đường. . Vận đơn suốt (Through B/L): là vận đơn được sử dụng trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hay nhiều người chuyên chở, nghĩa là hàng hóa phải chuyển tải dọc đường. Người cấp vận đơn đi suốt phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trên chặng đường từ cảng xếp đến cảng dỡ cuối cùng. 58
  59.  Căn cứ vào phương thức thuê tàu, thì có hai loại B/L: . Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of Lading): Tàu chợ là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên 1 tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo 1 lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn, gọi là vận đơn tàu chợ. Vận đơn tàu chợ là vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng tàu chợ để vận chuyển hàng. Đây là các loại vận đơn thông thường, được sử dụng trong mua bán ngoại thương và được ngân hàng chấp nhận thanh toán nếu được lập theo đúng quy định của L/C. . Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu hay còn gọi là vận đơn tàu chuyến (Charter Party B/L hoặc Voyage Charter B/L): Tàu chuyến là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không theo một tuyến đường nhất định. Khi hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành 1 vận đơn tàu chuyến. Vận đơn tàu chuyến là loại vận đơn được ký phát cho người gửi hàng khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến, vận đơn này phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu. Đây là loại B/L do thuyền trưởng của tàu cấp, chỉ in một mặt trước, còn mặt sau để trắng nên còn có tên gọi là B/L lưng trắng (Blank back B/L). Thông thường ngân hàng sẽ từ chối thanh toán các loại B/L này, trừ khi có quy định khác trong L/C. 4.5. Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O): 4.5.1. Khái niệm Là chứng từ do người sản xuất hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hóa. 4.5.2. Tác dụng của C/O . Cơ sở xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 59
  60. . Thực hiện chính sách miễn giảm thuế quan trong thương mại quốc tế của các nước với nhau. 4.5.3. Các loại C/O . Form A: Giấy chứng nhận dùng cho các mặt hàng xuất khẩu từ các nước chậm và đang phát triển sang các nước công nghiệp phát triển để được hưởng thuế suất rất thấp theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP (Generalized system of Preferences). . Form B: Giấy chứng nhận dùng cho hàng hóa các loại xuất khẩu đi các nước khác trên thế giới. . Form X: Giấy chứng nhận dùng cho cà phê xuất khẩu sang các nước không thuộc hiệp hội cà phê thế giới. . Form T: Giấy chứng nhận dùng cho mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường EU. . Form D: Giấy chứng nhận dùng để thực hiện Hệ thống ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT – Common Effective Preferential Tariffs) đang được áp dụng giữa các nước ASEAN. . Form O: Giấy chứng nhận dùng cho hàng cà phê xuất khẩu sang các nước thuộc hiệp hội cà phê thế giới – ICO (For Internal used only) 4.6. Bảo hiểm đơn (Insurance Policy): Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm thể hiện những điều kiện chung và có tính chất thường xuyên về quy định trách nhiệm ràng buộc của người bảo hiểm. Bảo hiểm đơn gồm có 2 mặt, mặt trước ghi những điều khoản cơ bản và thông tin về hàng hóa tham gia bảo hiểm, trị giá bảo hiểm, phí bảo hiểm, ; mặt sau ghi đầy đủ các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng bảo hiểm, do đó nếu có kiện tụng, tòa án chỉ cần căn cứ vào bảo hiểm đơn để xét xử chứ không cần đến hợp đồng bảo hiểm. 4.7. Hoá đơn lãnh sự (Consular Invoice): Nhằm mục đích đánh thuế hàng nhập khẩu, một số nước nhập khẩu yêu cầu hóa đơn thương mại phải có xác nhận của lãnh sự quán nước đó tại nước xuất khẩu. 60
  61. Mục đích xác nhận của lãnh sự là nhằm: . Chứng nhận nhà xuất khẩu đã không bán phá giá hàng hóa. . Cung cấp thông tin về nhóm hàng phải chịu thuế là như thế nào . Có tác dụng thay thế cho giấy chứng nhận xuất xứ. 4.8. Hoá đơn hải quan (Custom’s Invoice) Là hóa đơn tính toán trị giá hàng theo giá tính thuế của hải quan và tính toán các khoản lệ phí của hải quan. Hóa đơn này chủ yếu dùng trong khâu tính thuế mà không có giá trị là một yêu cầu đòi tiền, nên nhìn chung không được lưu thông. 4.9. Giấy chứng nhận số lượng (Certificate of quantity). Là chứng từ xác nhận số lượng của hàng hoá thực giao. Chứng từ này được dùng nhiều trong trường hợp hàng hoá mua bán là những hàng tính bằng số lượng (cái, chiếc) như: chè gói, thuốc lá đóng bao, rượu chai, Giấy này có thể do người bán cấp, có thể do đại diện người mua tại nước người bán cấp hoặc một công ty giám định cấp. 4.10. Giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of Weight) Là chứng từ xác nhận trọng lượng của hàng hoá thực giao, thường được dùng trong mua bán những hàng mà trị giá tính trên cơ sở trọng lượng. 4.11. Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of Quality) Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng. Nếu hợp đồng không qui định gì khác, giấy chứng nhận phẩm chất có thể do xưởng hoặc xí nghiệp sản xuất hàng hóa cung cấp, cũng có thể do cơ quan kiểm nghiệm hàng xuất khẩu cấp. 4.12. Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate) Là chứng từ do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được áp dụng các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng về mặt dịch bệnh, sâu hại, nấm độc Thường sử dụng đối với hàng hóa thực phẩm như bánh, kẹo, rượu bia, rau quả, hải sản đông lạnh, 61
  62. 4.13. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate) Là chứng từ do cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp, xác nhận thực phẩm hoặc sản phẩm thực vật không bị nhiễm sâu bệnh, và được coi là phù hợp với những quy định kiểm dịch thực vật hiện hành của nước nhập khẩu. 4.14. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Veterinary Certificate) Là chứng từ do cơ quan thú y cấp khi hàng hóa là động vật hoặc có nguồn gốc động vật hoặc khi bao bì của chúng là động vật, đã được kiểm tra không mang vi trùng gây bệnh hoặc đã được tiêm chủng phòng bệnh và xử lý chống các dịch bệnh. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 1/ Hóa đơn thương mại là gì? Tác dụng của hóa đơn thương mại 2/ Phiếu đóng gói hàng hóa là gì? 3/ Tờ khai hải quan là gì? 4/ Vận đơn đường biển là gì? Vì sao chứng từ này lại quan trọng trong thanh toán quốc tế? 5/ Nêu các chức năng của vận đơn đường biển? 6/ Nêu các loại vận đơn đường biển? 7/ Phân biệt vận đơn đi thẳng và vận đơn chở suốt? 8/ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là gì? Tác dụng của chứng từ này để làm gì? 9/ Hiện nay có các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nào? 10/ Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam? 11/ Các chứng từ nào được cho là chứng từ cơ bản của bộ chứng từ xuất/nhập khẩu? Theo anh/chị nếu thiếu một trong các chứng từ đó thì có ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa hay không? 62
  63. BÀI TẬP CHƯƠNG 4 Bài tập 1: Những chứng từ nào sau đây bắt buộc phải ký (trừ trường hợp quy định khác trong hợp đồng và thư tín dụng). Anh/ chị hãy chọn câu đúng bằng cách đánh dấu () và điền vào ô thích hợp: Không bắt buộc STT Loại chứng từ Bắt buộc phải ký phải ký 1 Bill of Exchange 2 Commercial Invoice 3 Packing List 4 Certificate of Origin 5 Bill of Lading 6 Insurance Policy Bài tập 2: Cho dữ liệu như sau: 1. Commodity: Craft Lacquerware (sản phẩm sơn mài làm bằng thủ công) No Description of Code Quantity Number Price N.W G.W goods (Pcs) of (USD/pc) (kgs) (kgs) cartons FOB Hai Phong 01 Aquare box LH206 2,250 75 12.00 2,625 3,150 lacquer 02 Rice bowl LB300 4,000 40 10.00 3,000 3,700 lacquer - Origin: Vietnam - Measurement: 28.75 CBM 2. Shipment: - Port of loading: Hai Phong Port, Vietnam - Port of discharge: Sydney, Australia. 3. Payment: D/P 100% invoice value Yêu cầu: Hãy lập chứng từ xuất khẩu (invoice, packing list, B/L, C/O form B, hối phiếu) cho lô hàng trên, biết: 63
  64. - Hàng được đóng trong 1 container 20feet - Ngày giao hàng là ngày: 13/3/2013 - Các anh/chị tự cho những dữ liệu còn thiếu cho phù hợp. Bài tập 3: Cho dữ liệu như sau: No Description Code Quantity Number Price N.W G.W of goods (Pcs) of (USD/pc) (kgs) (kgs) cartons FOB Hochiminh Port 01 Bamboo lamp BA 76M 200 20 25.00 400 500 02 Bamboo lamp BA 76K 300 30 15.00 450 570 03 bamboo BH 080 1,500 60 8.50 1,200 1,500 handbag 04 Basket CR008 3,000 300 2.00 3,000 3,200 05 Bamboo BH 081 500 20 10.00 350 450 handbag - Origin: Vietnam - Measurement: 60.20 CBM 2. Shipment: - Port of loading: Ho Chi Minh Port, Vietnam - Port of discharge: Hamburg, Gemany. 3. Payment: by L/C 30 days from Bill of Exchange date 100% invoice value in favor of the Seller Yêu cầu: Hãy lập chứng từ xuất khẩu (invoice, packing list, B/L, C/O form B, hối phiếu) cho lô hàng trên, biết: - Hàng được đóng trong 1 container 40feet - Ngày giao hàng là ngày: 12/8/2013 - Các anh/chị tự cho những dữ liệu còn thiếu cho phù hợp. Bài tập 4: L/C quy định: - Cấm giao hàng từng phần - Hàng được giao từ cảng Busan, Hàn Quốc - Hàng hóa là xe tải hiệu Hyundai, số lượng 25 chiếc 64
  65. Nhà xuất khẩu ở Hàn Quốc đã xuất trình các vận đơn: - Vận đơn 1: Cấp 07/02/2009 thể hiện số lượng xe: 10 chiếc, giao hàng từ cảng Ulsan, tàu Hanjin IV, cảng dỡ hàng là cảng Hồ Chí Minh - Vận đơn 2: Cấp ngày 07/02/2009, số xe: 5 chiếc, từ cảng Ulsan đến cảng Hồ Chí Minh, trên tàu Hanjin IV - Vận đơn 3: Cấp ngày 15/02/2009, số xe: 10 chiếc từ cảng Quảng Châu, Trung Quốc đến cảng Hồ Chí Minh, trên tàu Hanjin IV a. Ngày giao hàng được nhận định là ngày nào? b. Người xuất khẩu trong trường hợp này có vi phạm quy định cấm giao hàng từng phần của L/C hay không? Tại sao? c. Ngân hàng phát hành đã từ chối các vận đơn xuất trình trên, anh/chị có nhận xét gì về quyết định của ngân hàng? Bài tập 5: Một L/C quy định: - Cảng xếp hàng: bất kỳ cảng nào ở Châu Á (Port of Loading: any Asia Port) - Cảng dỡ hàng: Tokyo, Nhật Bản (Port of Discharge: Tokyo, Japan) - Chuyển tải hàng: cho phép (Transshipment: allowed) - Ngày giao hàng cuối cùng được phép: 20/06/2013 (Latest date of shipment: 13-06-20) Người bán sau khi giao hàng xuất trình vận đơn đường biển có nội dung như sau: Bill of Lading Vessel ABC Port of Loading: Singapore Port, Singapore Port of Discharge: Tokyo Port, Japan On board Vessel ABC in Singapore on 18 June 2013 On board Vessel XYZ in HongKong on 22 June 2013 Hỏi vận đơn như xuất trình có được ngân hàng chấp nhận không? 65
  66. PHỤ LỤC 66
  67. PHỤ LỤC 1: Giấy yêu cầu chuyển tiền 67
  68. PHỤ LỤC 2: Thư yêu cầu gửi chứng từ nhờ thu hàng xuất 68
  69. PHỤ LỤC 3: Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư 69
  70. PHỤ LỤC 3: Giấy đề nghị phát hành tín dụng thư 70
  71. PHỤ LỤC 4: Mẫu vận đơn 71
  72. PHỤ LỤC 5: Tờ khai hải quan 72
  73. PHỤ LỤC 5: Tờ khai hải quan 73
  74. PHỤ LỤC 6: Mẫu C/O 74
  75. PHỤ LỤC 6: Mẫu C/O 75
  76. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 76
  77. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 77
  78. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 78
  79. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 79
  80. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 80
  81. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 81
  82. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 82
  83. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 83
  84. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 84
  85. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 85
  86. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 86
  87. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 87
  88. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 88
  89. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 89
  90. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 90
  91. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 91
  92. PHỤ LỤC 7: Bộ chứng từ mẫu theo thư tín dụng 92
  93. PHỤ LỤC 8: UCP 600 CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TDCT – UCP 600 (Bản sửa đổi 2007, ICC số xuất bản 600. Hiệu lực 1/7/2007) Điều 1: Áp dụng UCP Các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bản sửa đổi 2007, ICC số xuất bản 600 (“UCP”) là các quy tắc được áp dụng bất kỳ cho tín dụng chứng từ nào (“tín dụng”) (bao gồm cả thư tín dụng dự phòng trong chừng mực, mà các quy tắc này có thể áp dụng) nếu nội dụng của tín dụng chỉ ra rõ ràng là tham chiếu đến các quy tắc này. Các quy tắc này ràng buộc tất cả các bên, trừ khi tín dụng loại trừ hoặc sửa đổi một cách rõ ràng. Điều 2: Các định nghĩa Nhằm mục đích của các quy tắc này: NHTB là ngân hàng thực hiện thông báo tín dụng theo yêu cầu của NHPH. Người yêu cầu là bên mà tín dụng được phát hành theo yêu cầu của họ. Ngày ngân hàng làm việc là ngày mà vào ngày đó ngân hàng thường xuyên mở cửa tại nơi mà ở dó hoạt động có liên quan đến các quy tắc này được thực hiện. Người thụ hưởng là bên hưởng lợi tín dụng được phát hành. Xuất trình phù hợp là việc xuất trình chứng từ phù hơp với các điều kiện và điều khoản của tín dụng với các điều khoản được áp dụng của các quy tắc này và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế. Xác nhận là một cam kết không hủy ngang của NHXN bổ sung vào sự cam kết của NHPH để thanh toán hoặc chiết khấu khi xuất trình phù hợp. NHXN là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của mình đối với một tín dụng theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của NHPH. Tín dụng là một thỏa thuận bất kỳ cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp Thanh toán nghĩa là: a) trả tiền ngay, nếu tín dụng có giá trị thanh toán ngay. 93
  94. b) Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn nếu tín dụng có giá trị thanh toán trả chậm. c) Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến hạn, nếu tín dụng có giá trị thanh toán bằng chấp nhận. NHPH là ngân hàng thực hiện phát hành tín dụng theo yêu cầu của người yêu cầu hoặc cho chính mình. Chiết khấu là việc NHđCĐ mua các hối phiếu (ký phát đòi tiền một ngân hàng khác mà không pahir là NHđCĐ) và/ hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày ngân hàng làm việc mà vào ngày đó NHđCĐ được hoàn trả tiền khi đến hạn. NHđCĐ là ngân hàng mà tại đó tín dụng có giá trị hoặc là bất cứ ngân hàng nào nếu tín dụng có giá trị tự do. Xuất trình là việc chuyển giao chứng từ theo tín dụng của NHPH hoặc NGđCĐ hoặc có chứng từ được chuyển giao như thế. Người xuất trình là người thụ hưởng ngân hàng hoặc một bên khác thực hiện việc xuất trình. Điều 3: Giải thích Nhằm mục đích của các quy tắc này: Nếu có thể áp dụng, thì các từ số ít bao gồm cả số nhiều và số nhiều bao gồm cả số ít. Một tín dụng là không thể hủy ngang ngay cả khi tín dụng không quy định như thế. Một chứng từ có thể ký được bằng tay, bằng chữ ký Fax, bằng chữ ký đục lỗ, bằng con dấu, bằng ký hiệu hoặc bằng bất cứ phương pháp cơ học hoặc điện tử chân thực nào khác. Yêu cầu một chứng từ được hợp pháp hóa, thị thực, chứng thực hoặc tương tự sẽ được thỏa mãn bằng bất cứ chữ ký, nhãn hiệu, con dấu hoặc ký tên trên chứng từ thể hiện là đáp ứng được yêu cầu đó. Các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là ngân hàng độc lập. 94
  95. Những từ như “hạng nhất”, “nổi tiếng”, “đủ tư cách”, “độc lập”, “chính thức”, “có thẩm quyền” hoặc “địa phương” sử dụng để chỉ tư cách người phát hành sẽ cho phép bất cứ người phát hành nào được phát hành chứng từ đó ngoại trừ người thụ hưởng. Trừ khi có yêu cầu phải sử dụng trong chứng từ thì các từ như “nhanh”, “ngay lập tức” hoặc “càng sớm càng tốt” sẽ không được xem xét đến. Các từ “vào hoặc vào khoảng” hoặc tương tự được hiểu là một sự việc sẽ xảy ra trong khoảng thời gian 5 ngày dương lịch trước cho đến 5 ngày dương lịch sau ngày quy định đó, bao gồm cả ngày đầu và ngày cuối. Các từ “đến”, “cho đến”, “cho đến khi”, “từ” và “giữa” nếu được dùng để quy định một thời gian giao hàng sẽ bao gồm cả ngày hoặc những ngày đó, còn những từ “trước” và “sau” thì không bao gồm ngày đó. Các từ “từ” và “sau” nếu được dùng để quy định ngày đến hạn sẽ không bao gồm ngày đó. Các từ “nữa đầu” và “nữa cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng từ ngày 01 đến 15 và từ ngày 16 đến ngày cuối cùng của tháng đó, bao gồm tất cả các ngày. Các từ “đầu”, “giữa” và “cuối” của một tháng sẽ được hiểu tương ứng từ ngày 01 đến ngày 10, từ ngày 11 đến ngày 20 và từ ngày 21 đến ngày cuối cùng của tháng đó, bao gồm tất cả các ngày. Điều 4: Tín dụng và hợp đồng a.Về bản chất tín dụng là một giao dịch độc lập với hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng khác mà hợp đồng này là có thể cơ sở hình thành tín dụng. Trong mọi trường hợp, ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc vào hợp đồng như thế, ngay cả khi tín dụng có bất cứ dẫn chiếu nào đến các hợp đồng này. Do đó người yêu cầu không được vin vào hậu quả phát sinh trong quan hệ với NHPH hay với người thụ hưởng để khiếu nại hay ngăn cản việc một ngân hàng thanh toán, chiết khấu hoặc thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào khác của tín dụng. 95