Thương mại quốc tế - Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế

pdf 55 trang vanle 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thương mại quốc tế - Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuong_mai_quoc_te_nguyen_tac_hop_dong_thuong_mai_quoc_te.pdf

Nội dung text: Thương mại quốc tế - Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế

  1. Điều 5.7 (Xác định giá trị hợp đồng) 1. Khi hợp đồng không xác định giá trị công việc, các bên trong hợp đồng được quyền xác định giá trị công việc thực hiện bằng cách so sánh các trường hợp tương tự của ngành hàng mà các bên tham gia, nếu giá trị này không thể xác định được thì xác định một giá trị vừa phải. 2. Nếu một bên trong hợp đồng được quyền xác định giá trị, mà giá trị được xác định là phi lí, thì một giá trị hợp lý sẽ được các bên thoả thuận lại, kể cả khi trong hợp đồng có quy định khác. 3. Nếu giá trị hợp đồng do bên thứ ba xác định, và bên thứ ba này không thể hay không muốn xác định, thì giá trị vừa phải sẽ được dùng làm căn cứ xác định. 4. Nếu giá trị hợp đồng được xác định bằng cách tham khảo các nhân tố, mà các nhân tố này không tồn tại, chấm dứt tồn tại hay không thể xác định được, thì nhân tố tương đương gần nhất sẽ được dùng thay thế để xác định. BÌNH LUẬN Một hợp đồng thường phải định giá phải trả, hoặc đặt ra điều khoản cho việc xác định giá. Tuy nhiên, nếu điều này không được đặt ra, Khoản (1) của Điều 5.7 giả định rằng để xác định giá trị, các bên đã thực hiện việc tham khảo giá cả cho công việc thực hiện nói chung vào thời điểm giao kết hợp đồng, cũng như đã so sánh các hoàn cảnh trong cùng ngành kinh doanh có liên quan. Việc xác lập các yếu tố này dĩ hiên là có ý nghĩa. Tuy nhiên, Điều 5.7 cũng cho phép bác bỏ giả định trên, nếu như có bất kỳ sự kiện nào thể hiện các đi hay các bên có thoả thuận khác. Điều 5.7 tương tự với Điều 55 CISG. Qui định này nhằm tạo một sự linh động cần thiết để đáp ứng các yêu cầu của thương mại quốc tế. Thật ra trong một số trường hợp, giá cả trên thị trường có thể không tương xứng trong việc kiểm tra tính hợp lý của giá cả được quy định trong hợp đồng. Vì vậy, khi đó có thể dựa trên nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực (Điều 1.7), hoặc có thể liên hệ đến một số điều khoản qui định về hiệu lực của hợp đồng khi có nhầm lẫn, lừa dối hoặc có bất bình đẳng (Chương 3). Một số hợp đồng quốc tế liên quan đến các hoạt động đặc thù, đến nỗi không thể tham chiếu giá được tính cho việc thực hiện tương tự trong các hoàn cảnh tương tự. Theo Khoản (1), các bên cần thấy rằng sau khi thực hiện tham khảo một số giá cả, sẽ phải định giá ở một mức hợp lý, tuỳ thuộc vào sự xem xét và chấp nhận của toà án hay trọng tài. Ví dụ 1. A - một Công ty chuyên về chuyển phát nhanh trên khắp thế giới, nhận của B một bưu kiện phải được giao ngay từ Pháp đến Mỹ trong một thời hạn sớm nhất có thể được. Vấn đề giá cả không được nói đến. A sẽ tính tiền B bằng giá thường tính trong phạm vi dịch vụ này. 2. Một đặt hàng tiếp theo mà A nhận từ B là giao một bưu kiện khác ngay trong thời hạn sớm nhất có thể được đến Nam Cực, nơi mà một đoàn thám hiểm đang rất cần việc cung cấp này. Một lần nữa, giá cả không được nói đến, nhưng vì không thể làm một sự so sánh nào về thị trường có thể được chấp nhận nào nên A phải hành động một cách hợp lý khi định giá. 2. Giá do một bên xác định Trong một số trường hợp, hợp đồng cung cấp qui định rằng giá phải do một bên xác định. Việc này thường xảy ra trong nhiều lĩnh vực, ví dụ như việc cung cấp các dịch vụ. Nếu giá cả không thể dễ dàng xác định trước được, thì bên thực hiện thường ở trong một vị thế tốt nhất để đánh giá những gì mình đã thực hiện. Qui tắc này mang tính hướng dẫn. Tuy nhiên, để tránh việc lạm dụng, Khoản (2) của Điều 5.7 cho phép các thẩm phán hoặc các trọng tài thay thế một giá bất hợp ký rõ rệt trong hợp đồng bằng một giá hợp lý. Qui đinh này mang tính bắt buộc. 3. Xác định giá nhờ bên thứ ba Một điều khoản về việc giá cả sẽ được bên thứ ba xác định có thể dẫn đến khó khăn nghiêm trọng, nếu như bên thứ ba không thể thực hiện được việc này (khi họ không phải là chuyên gia về việc này) hoặc từ chối xác định giá. Khoản (3) qui định rằng trong những trường hợp đó giá có thể do các thẩm phán hoặc các trọng tài viên xác định. Nếu bên thứ ba xác định giá trong hoàn có
  2. nhầm lẫn, có bất bình đẳng, hoặc đe doạ, thì ta có thể áp dụng Điều 3.11(2) để vô hiệu hợp đồng. 4. Xác định giá thông qua việc tham khảo các nhân tố bên ngoài Trong một số trường hợp, giá cả được xác định bằng cách tham khảo các yếu tố bên ngoài, điển hình là một số chỉ số được phát hành, hoặc các bản chào giá trên thị trường hàng hoá. Khi các yếu tố tham khảo không còn tồn tại hay không thể có được, Khoản (4) qui định rằng các yếu tố tương đương gần nhất sẽ được xem như là yếu tố thay thế để định giá. Ví dụ 3. Giá thành của một hợp đồng xây dựng có liên quan đến nhiều chỉ số bao gồm "chỉ số chính thức về những chi phí trong lĩnh vực xây dựng", do chính quyền địa phương phát hành thường kỳ. Nhiều yếu tố cấu thành giá hãy còn được tính toán, khi chỉ số chính thức này bị ngưng phát hành. Tuy nhiên, khi liên đoàn xây dựng hay một hiệp hội thương mại tư nhân quyết định bắt đầu công bố một chỉ số tương tự để thay thế cho chỉ số chính thức trên, thì khi này chỉ số mới được xem như là chỉ số thay thế. Điều 5.8 (Hợp đồng vô thời hạn) Một hợp đồng vô thời hạn có thể bị chấm dứt bởi bất kỳ bên nào, bằng cách thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. BÌNH LUẬN Thời gian của hợp đồng thường được quy định rõ ràng bằng một điều khoản, hoặc nó có thể được xác định từ bản chất và mục đích hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp đào tạo chuyên môn về kỹ thuật để hỗ trợ cho việc thực hiện các công việc chuyên môn thường kết thúc khi công việc đó kết thúc). Tuy nhiên, có những trường hợp khi thời hạn này không được xác định mà cũng không thể xác định, các bên cũng có thể quy định rằng hợp đồng được hoàn thành trong một thời hạn chưa xác định. Điều 5.8 qui định rằng, trong các trường hợp như thế, một bên có thể chấm dứt mối quan hệ hợp đồng, bằng cách đưa ra thông báo trước cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Việc xem xét thế nào là thời hạn hợp lý là tuỳ vào từng trường hợp, chẳng hạn như thời gian mà các bên đã và đang hợp tác, tầm quan trọng của các dự án đầu tư có liên quan của họ trong mối quan hệ làm ăn, thời gian cần thiết để tìm các đối tác mới Qui định này có thể được hiểu như là một giải pháp "lấp chỗ trống". Khi các bên không qui định thời hạn cho hợp đồng. Nhìn chung, nó cũng liên quan tới nguyên tắc được công nhận rộng rãi, là các hợp đồng không thể ràng buộc các bên một cách vĩnh viễn, và họ có thể lựa chọn lối thoát ra khỏi những hợp đồng như thế, với điều kiện họ không báo trước cho nhau một thời hạn hợp lý. Trường hợp này khác với trường hợp khó khăn sẽ được trình bày trong Điều 6.2.1 - Điều 6.2.323. Hoàn cảnh khó khăn yêu cầu phải có một sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng và nhằm dẫn đến việc thương lượng lại. Qui định trong Điều 5.8 này không yêu cầu phải có bất kỳ điều kiện đặc biệt nào. Trên nguyên tắc, một bên không thể đơn phương huỷ bỏ hợp đồng trừ khi thời hạn của hợp đồng được xác định và tính chất của hợp đồng cho phép như vậy. Ví dụ A đồng ý phân phối sản phẩm của B tại quốc gia X. Hợp đồng được ký kết với một thời hạn không xác định. Một bên có thể đơn phương huỷ bỏ hợp đồng này, với điều kiện là bên này phải cung cấp cho bên kia một thông báo trước đó một thời hạn hợp lý. CHƯƠNG VI: THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Mục 1: Những quy định chung về thực hiện hợp đồng Điều 6.1.1 (Thời gian thực hiện) Mỗi bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ của mình: a. Nếu thời gian thực hiện được ghi rõ trong hợp đồng, theo thời gian đó;
  3. b. Nếu một thời hạn nhất định được đưa ra cho việc thực hiện hợp đồng, là bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó, trừ trường hợp hoàn cảnh yêu cầu một trong các bên được chọn thời gian thực hiện; c. Trong tất cả các trường hợp khác, là trong thời hạn hợp lý sau khi hợp đồng được giao kết. BÌNH LUẬN Nhằm mục đích xác định thời điểm chấm dứt nghĩa vụ hợp đồng, Điều 6.1.1 tương tự như Điều 33 CISG, phân biệt 3 trường hợp. Trường hợp đầu tiên là khi hợp đồng quy định thời điểm chính xác cho việc thực hiện, hoặc làm cho nó có thể xác định được. Hoặc nếu hợp đồng không qui định cụ thể một thời điểm chính xác, mà chỉ đưa ra thời hạn cho việc thực hiện, thì bên thực hiện có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn trên để thực hiện nghĩa vụ, trừ khi hoàn cảnh biểu hiện rằng bên kia có quyền được lựa chọn thời gian thực hiện. Sau cùng, trong tất cả các trường hợp khác, việc thực hiện phải được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý. Ví dụ 1. A nhận tư vấn cho B một kế hoạch mới về việc mua thiết bị máy tính và phần mềm, hai bên thoả thuận rằng chuyên gia của A sẽ đến huấn luyện cho nhân viên của B "vào tháng 5". Trên nguyên tắc, A phải thông báo thời điểm chính xác của cuộc viếng thăm vào tháng 5 để bên B có thể đón tiếp. Hợp đồng có thể qui định thêm cho B quyền chọn ngày thích hợp, hoặc ví dụ như vấn đề này được hiểu là tất cả nhân viên của B, kể cả những người thường vắng mặt trong các chuyến công tác, nên có mặt khi các chuyên gia của A đến. Xem Điều 6.1.1(b). 2. A, một nhà thầu xây dựng, đang gặp phải những khó khăn bất ngờ trong khi đào xới một địa điểm, và rất cần các thiết bị đặc biệt để tiếp tục thực hiện công việc, mà hiện tại A không có. A gọi điện thoại cho B, một nhà thầu khác đang sẵn có các thiết bị này và B đồng ý cho A mượn. Tuy nhiên, B không có nói rằng khi nào thì thiết bị đó được chuyển tới cho A. Khi đó, việc thực hiện phải được tiến hành "trong một khoảng thời hạn hợp lý". Vì công việc đã bị ngưng lại do có các khó khăn nêu trên, A có nhu cầu khẩn cấp nhận thiết bị và như thế "thời hạn hợp lý" sẽ có nghĩa là cần phải thực hiện gần như ngay lập tức. Xem thêm điều 6.1.1(c). Điều 6.1.2 (Thực hiện một lần hoặc thực hiện làm nhiều lần) Trong các trường hợp của Điều 6.1.1(b) hoặc (c), mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ ngay một lần, nếu việc thực hiện chỉ có thể được thực hiện làm một lần và hợp đồng không quy định gì khác. BÌNH LUẬN Nghĩa vụ của một bên có thể là phải được thực hiện làm một lần (ví dụ việc giao một vật), hoặc có thể phải được thực hiện trong một thời hạn dài (ví dụ như xây dựng một công trình). Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà việc thực hiện không thể được đáp ứng ngay trong một lần mà phải tiến hành làm nhiều lần (chẳng hạn như việc giao một khối lượng hàng hoá lớn). Điều 6.1.2 đề cập đến trường hợp khi không có điều khoản nào trong hợp đồng mô tả cách thực hiện hợp đồng, hoặc điều đó không thể xác định được ngay trong hợp đồng. Trên nguyên tắc một công việc phải được thực hiện làm một lần, trừ những trường hợp hoàn cảnh cho phép hay các bên có thoả thuận khác. Ví dụ 1. A hứa giao 100 tấn than cho B "vào tháng 3". Việc giao 100 tấn làm nhiều lần có lẽ thuận lợi hơn và có thể dễ dàng được thực hiện đối với A, thí dụ giao 25 tấn mỗi tuần trong tháng. Tuy nhiên về nguyên tắc, theo Điều 6.1.2, A phải giao 100 tấn than trong một lần. 2. Tương tự như trong ví dụ 1, chỉ khác là B cần than dần dần để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Hơn nữa, B chỉ có các kho chứa giới hạn và không thể đối phó một lô hàng 100 tấn cùng một lúc, A biết nhu cầu đặc biệt của B. Khi này A nên giao hàng làm nhiều lần trong tháng 3, thay vì giao một lần. Điều 6.1.3
  4. (Thực hiện từng phần) 1. Người có quyền có thể từ chối đề nghị thực hiện nghĩa vụ theo từng phần khi thời hạn thực hiện đã đến, bất kể đề nghị đó có kèm đảm bảo sự tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ hay không, trừ khi người có quyền không có lý do chính đáng trong việc yêu cầu các biện pháp bảo đảm. 2. Bên có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh mà người có quyền phải chi do thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định khác. BÌNH LUẬN 1. Phân biệt việc thực hiện từng phần với thực hiện một lần và thực hiện làm nhiều lần Trường hợp được trình bày trong Điều 6.1.3 khác với trường hợp được nêu trong Điều 6.1.2. Điều khoản 6.1.2 quy định về "thực hiện một lần hoặc thực hiện làm nhiều lần" nhằm giải quyết một vấn đề sơ bộ liên quan đến một vài trường hợp đặc biệt. Nếu việc thực hiện của một bên có thể được đáp ứng một lần hoặc nhiều lần, và nếu hợp đồng không làm rõ điều này hoặc trong hợp đồng không quy định rằng bên có nghĩa vụ phải thực hiện như thế nào, thì theo nguyên tắc việc thực hiện phải được thực hiện làm một lần. Điều 6.1.3 (thực hiện từng phần) có phạm vi điều chỉnh rộng hơn. Điều này qui định rằng vào thời điểm việc thực hiện tới hạn, bên có quyền trên nguyên tắc có thể từ chối đề nghị thực hiện từng phần. Điều 6.1.3 được áp dụng khi nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện, bất kể là đến hạn thực hiện toàn bộ hay đến hạn thực hiện của một đợt trong nghĩa vụ được thực hiện làm nhiều đợt. Ví dụ 1. A nợ Ngân hàng 1.000.000USD và đã giao ước rằng A phải trả 100.000USD vào ngày đầu tiên của mỗi tháng bắt đầu từ tháng 1. Vào ngày 1 tháng 4, A đề nghị chuyển trả chỉ có 50.000 USD, và phần còn lại sẽ trả sau 2 tuần. Trên nguyên tắc, Ngân hàng được quyền từ chối đề nghị của A. 2. Về nguyên tắc bên có quyền được quyền từ chối việc thực hiện từng phần. Khi đã đến hạn thực hiện (dù là thực hiện toàn bộ hay từng phần), thì công việc cần phải được thực hiện đầy đủ. Trên nguyên tắc, bên có quyền có thể từ chối một đề nghị thực hiện từng phần, dù cho đề nghị đó có kèm với một đảm bảo thực hiện phần còn lại hay không, vì họ được quyền nhận toàn bộ những gì đã được qui định trong hợp đồng. Trừ những trường hợp khác được trình bày dưới đây, việc thực hiện từng phần thông thường là một sự vi phạm hợp đồng. Một bên không nhận được việc thực hiện một cách đầy đủ của bên kia khi đến hạn, có thể dùng mọi biện pháp hiện có thể buộc bên kia thực hiện. Thông thường, bên có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những gì đã được cam kết khi đến hạn thực hiện. Dĩ nhiên bên có quyền cũng có thể chấp nhận việc thực hiện từng phần, cùng với việc yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, hoặc chấp nhận mà không có bất kỳ yêu cầu thêm nào, khi này việc thực hiện từng phần không còn được xem như là vi phạm hợp đồng nữa. Ví dụ 2. A muốn mở một văn phòng đại diện tại Brussels và thuê một mặt bằng để đặt văn phòng tại một cao ốc đang được xây dựng, thời hạn bàn giao để chuyển đến là ngày 1 tháng 9. Đến ngày đó, chỉ có 4 trong 10 phòng được hoàn tất cho A, bên thực hiện bảo đảm rằng 6 phòng còn lại sẽ sẵn sàng trong một tháng nữa. Về nguyên tắc, A có thể từ chối việc chuyển đến 4 căn phòng đó. 3. Quyền của bên có quyền từ chối việc thực hiện từng phần phụ thuộc vào lý do chính đáng của họ khi làm như vậy Có những trường hợp bên có quyền không có lý do chính đáng trong việc đòi thực hiện đầy đủ một lần, và khi việc chấp nhận tạm thời thực hiện từng phần không gây ra thiệt hại đáng kể gì cho họ. Nếu bên đề nghị việc thực hiện từng phần chứng minh được điều này, thì bên có quyền không thể từ chối việc thực hiện từng phần (theo Khoản (2)), những trường hợp như vậy không bị coi là vi phạm hợp đồng. Điều này có thể được xem như là một hệ quả của nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực đã được nêu trong Điều 1.7. Ví dụ 3. Một hãng hàng không hứa vận chuyển 10 xe ô tô từ Ý đến Brazil trong một chuyến hàng
  5. và phải được giao đúng hạn vào một ngày xác định. Khi đã đến hạn hoàn thành công việc, một vài tình huống xảy ra làm cho việc thực hiện làm một lần trở nên khó khăn đối với hãng hàng không trong việc tìm đủ chỗ trên cùng một chiếc máy bay. Hãng hàng không đề nghị giao hàng thành 2 chuyến kế tiếp nhau trong vòng một tuần. Nếu hãng hàng không này chứng minh rằng việc này không hề gây bất tiện gì cho bên mua, mà trên thực tế tới tháng sau mới sử dụng, thì bên có quyền không có lý do chính đáng để từ chối việc giao hàng từng phần. 4. Các chi phí phát sinh từ việc thực hiện từng phần do bên nghĩa vụ phải chịu Việc thực hiện nghĩa vụ từng phần có thể làm phát sinh các chi phí đối với bên có quyền. Trong tất cả các trường hợp, những phí tổn sẽ do bên có nghĩa vụ chi trả. Trường hợp nếu việc thực hiện từng phần dẫn đến việc vi phạm hợp đồng (trường hợp thông thường), những chi phí này sẽ là một phần thiệt hại, mà người có quyền có thể yêu cầu hoàn trả, mà không làm ảnh hưởng gì lớn tới các yêu cầu bồi thường khác. Nếu việc thực hiện từng phần không được coi như là vi phạm hợp đồng (nếu bên có nghĩa vụ chứng tỏ được là bên có quyền không có bất kỳ lý do chính đáng nào trong việc từ chối đề nghị thực hiện từng phần, hoặc đã thấy đề nghị này có thể được chấp nhận mà không có yêu cầu gì thêm), bên có nghĩa vụ sẽ chỉ chịu các chi phí đó. Ví dụ 4. Tương tự như trong ví dụ 3. Nếu bên mua phải trả các chi phí phát sinh trong việc sắp xếp lại để nhận xe làm hai lần tại phi trường, thì hãng hàng không sẽ phải chịu các phí tổn này. Điều 6.1.4 (Thứ tự của việc thực hiện) 1. Trong chừng mực mà việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng có thể làm đồng thời, các bên trong hợp đồng buộc phải thực hiện các nghĩa vụ đồng thời, trừ trường hợp hoàn cảnh có yêu cầu khác. 2. Trong chừng mực mà việc thực hiện nghĩa vụ của một bên yêu cầu thời gian nhiều hơn bên kia, bên này buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình trước, trừ trường hợp hoàn cảnh có yêu cầu khác. BÌNH LUẬN Trong các hợp đồng song vụ, cả hai bên cùng có các nghĩa vụ đối với bên kia, thì một vấn đề cơ bản nhưng phức tạp sẽ nảy sinh là bên nào sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trước. Nếu các bên không có qui định cụ thể nào, thì thứ tự thực hiện có thể được xác lập dựa trên các tập quán, và cũng cần được nhắc lại rằng có nhiều nghĩa vụ, theo đó mỗi bên cần phải thực hiện vào các thời điểm khác nhau. Điều 6.1.4 qui định hai nguyên tắc chung, dù rằng trong cả hai trường hợp, những hoàn cảnh đặc biệt có thể làm thay đổi nội dung hai nguyên tắc này. Thực ra, mục đích chính của Điều 6.1.4 là thu hút sự quan tâm của các bên đến vấn đề thứ tự của công việc thực hiện, và khuyến khích họ soạn thảo các điều khoản hợp đồng thích hợp về vấn đề này khi cần thiết. 1. Khuyến khích việc thực hiện đồng thời khi thực tiễn cho phép Khoản (1) điều này quy định các bên nói chung phải thực hiện nghĩa vụ đồng thời. Thí dụ, một người bán hàng được yêu cầu thanh toán tiền khi giao hàng trừ các trường hợp có thoả thuận khác, từ các điều khoản của hợp đồng, hay từ các tập quán cho phép một bên thực hiện sau bên kia. Ví dụ 1. A và B đồng ý trao đổi một số lượng dầu nhất định để đổi lấy bông vải. Từ các trường hợp đặc biệt, các hàng hoá này phải được trao đổi đồng thời. 2. Việc thực hiện phải được tiến hành trong một thời hạn nhất định Nếu việc thực hiện nghĩa vụ của một bên cần một khoảng thời gian tiến hành nhiều hơn, ví dụ trong các hợp đồng xây dựng và phần lớn các hợp đồng dịch vụ, Khoản (2) qui định rằng bên đó phải thực hiện trước, trừ trường hợp đặc biệt. Thí dụ, phí bảo hiểm cũng như tiền thuê nhà và cước phí tàu xe thông thường được trả trước24. Trong các hợp đồng xây dựng, việc thanh toán thường được thoả thuận trả làm nhiều lần trong suốt thời gian thực hiện công trình.
  6. Ví dụ 2. A hứa viết một bản bào chữa cho B trong vụ kiện tranh chấp. nếu hai bên không có thoả thuận gì khác về việc thanh toán. A phải chuẩn bị bài viết này trước khi yêu cầu B thanh toán. 3. Mối liên quan giữa thứ tự thực hiện với việc từ chối thực hiện Điều 6.1.4 đưa ra các qui định để làm điều kiện cần thiết cho việc áp dụng Điều 7.13 liên quan đến việc từ chối thực hiện. Điều 6.1.5 (Thực hiện sớm hơn quy định) 1. Bên có quyền từ chối công việc được thực hiện sớm hơn quy định, trừ khi họ không có lý do chính đáng trong việc từ chối. 2. Trong một hợp đồng song vụ, sự chấp nhận việc thực hiện sớm hơn quy định của một bên, không ảnh hưởng đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên đó, nếu thời gian này đã được xác định bất kể thời hạn thực hiện nghĩa vụ của bên kia. 3. Các khoản chi phí phát sinh, mà người có quyền phải chi cho việc thực hiện nghĩa vụ sớm hơn dự định, sẽ được thanh toán bởi bên có nghĩa vụ, nếu điều đó không làm thiệt hại đến những cách giải quyết khác. BÌNH LUẬN 1. Bên có quyền về nguyên tắc có quyền từ chối việc thực hiện sớm hơn dự định Khi đến hạn thực hiện (được xác định theo Điều 6.1.1), thì công việc phải được thực hiện. Trên nguyên tắc, bên có quyền có thể từ chối tiếp nhận công việc của bên có nghĩa vụ, nếu bên này thực hiện sớm. Thông thường, thời gian dự định tiếp nhận công việc của bên có nghĩa vụ được tính toán sao cho khớp với các hoạt động của bên có quyền, và việc thực hiện sớm này có thể gây ra bất tiện cho việc tính toán trước. Do đó bên có quyền có lý do chính đáng trong việc từ chối việc thực hiện sớm. Về nguyên tắc việc thực hiện sớm hơn là sự vi phạm hợp đồng. Dĩ nhiên bên có quyền cũng có thể chấp nhận việc thực hiện sớm kèm với yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, hoặc cũng có thể chấp nhận việc bên có nghĩa vụ thực hiện sớm so với dự định, mà không có yêu cầu thêm về bất kỳ điều kiện hạn chế nào. Khi này việc thực hiện sớm không được coi là vi phạm hợp đồng. Ví dụ 1. A đồng ý thực hiện bảo trì hàng năm cho tất cả các thang máy tại cao ốc văn phòng của B vào ngày 15 tháng 10. Nhân viên của A đến ngày 14 tháng 10, trong khi ở đó đang diễn ra các cuộc họp quan trọng và có nhiều khách đến toà nhà này. B có quyền từ chối việc thực hiện sớm đó đang diễn ra các cuộc họp quan trọng và có nhiều khách đến toà nhà này. B có quyền từ chối việc thực hiện sớm đó, vì rõ ràng sẽ gây ra bất tiện cho B. 2. Bên có quyền chỉ có thể từ chối việc thực hiện sớm khi có lý do chính đáng Cũng có trường hợp lý do chính đáng của bên có quyền trong việc phải thực hiện đúng hạn không được rõ ràng, và việc chấp nhận thực hiện sớm hơn sẽ không gây ra bất kỳ thiệt hại đáng kể nào cho bên có quyền. Nếu bên có nghĩa vụ đề nghị thực hiện sớm và chứng minh được điều này, bên có quyền không thể từ chối việc thực hiện sớm25. Ví dụ 2. Cùng sự kiện giống như trong ví dụ 1, chỉ khác là cả ngày 14 và ngày 15 tháng 10 không có một ý nghĩa đặc biệt gì đối với B, A có thể chứng minh rằng B không có lý do chính đáng trong việc từ chối việc thực hiện sớm. 3. Ảnh hưởng của việc chấp nhận nghĩa vụ được thực hiện sớm đối với các công việc khác của bên có quyền Nếu một bên chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ sớm của bên kia, một vấn đề có thể phát sinh là liệu nó có làm ảnh hưởng đến thứ tự thực hiện các nghĩa vụ của riêng họ hay không. Khoản (2) liên quan đến các trường hợp các nghĩa vụ đến hạn của một bên, vào một thời điểm nhất định, không được liên kết đúng lúc với việc thực hiện của bên kia; vì thời điểm cho việc thực hiện đó vẫn
  7. không thay đổi đối với bên này. Tuy nhiên Điều này không liên quan tới trường hợp ngược lại, khi cả hai sự kiện phải được liên kết kịp thời. Nhiều tình huống sau đó có thể phát sinh. Tự bản thân các trường hợp này có thể là lý do chính đáng của bên có quyền trong việc từ chối việc thực hiện sớm của bên có nghĩa vụ. Nếu việc thực hiện sớm vì thế mà bị từ chối, thời gian thực hiện của bên có quyền sẽ không bị ảnh hưởng. Bên có quyền có thể chấp nhận việc thực hiện sớm kèm theo các yêu cầu bồi thường thiệt hại gây ra do việc thực hiện sớm của bên có nghĩa vụ. Tóm lại bên có quyền chấp nhận việc thực hiện sớm, bên này cũng có thể đồng thời quyết định chấp nhận hay không chấp nhận các hậu quả liên quan. Ví dụ 3. B hợp đồng giao hàng cho A vào ngày 15 tháng 5 và A thanh toán vào ngày 30 tháng 6, B muốn giao hàng vào ngày 10 tháng 5 và A không có lý do chính đáng trong việc từ chối việc giao hàng sớm hơn. Điều này tuy nhiên không làm ảnh hưởng đến thời hạn đã thoả thuận về việc thanh toán đã được xác định, không có liên quan đến ngày giao hàng. 4. B hợp đồng giao hàng cho A vào ngày 15 tháng 5 và A thanh toán "khi nhận hàng". Nếu B đề nghị giao hàng vào ngày 10 tháng 5. A, trong tình hình đó có thể từ chối việc thực hiện sớm hơn, có thể đưa vào lý do không thể thanh toán được vào ngày đó. A có thể nhận hàng nhưng trả tiền sau theo đúng thời hạn ban đầu, hoặc quyết định chấp nhận hàng và thanh toán tiền hàng ngay lập tức. 4. Các chi phí phát sinh do việc thực hiện sớm hơn thời hạn sẽ do bên thực hiện thanh toán Việc chấp nhận thực hiện sớm hơn có thể phát sinh một số chi phí đối với bên có quyền. Trong tất cả các trường hợp, bên có nghĩa vụ phải chịu các chi phí đó. Nếu việc thực hiện sớm được xem là vi phạm hợp đồng (trường hợp thông thường), thì các chi phí đó là một phần của thiệt hại. Nếu việc thực hiện sớm không bị coi là vi phạm (bên có quyền không có bất kỳ lý do chính đáng nào trong việc từ chối đề nghị thực hiện sớm, hoặc bên có quyền không có yêu cầu gì thêm), thì bên có quyền có thể chỉ được tính các chi phí phát sinh đó (mà không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại). Ví dụ 5. A không có lý do chính đáng trong việc từ chối nhận hàng hoá vào ngày 10 tháng 5 thay vì ngày 15 tháng 5, nhưng phải trả thêm một số phí lưu kho trong 5 ngày đó. Phí này sẽ do B chịu. Điều 6.1.6 (Địa điểm thực hiện) 1. Nếu địa điểm thực hiện không được xác định trong hợp đồng, bên có nghĩa vụ phải được thực hiện tại nơi: a. Địa chỉ giao dịch của người có quyền, nếu là nghĩa vụ thanh toán; b. Địa chỉ giao dịch của mình, nếu là nghĩa vụ khác. 2. Bên có nghĩa vụ phải chịu những chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng do việc thay đổi địa chỉ giao dịch sau khi hợp đồng được giao kết. BÌNH LUẬN 1. Địa điểm thực hiện được quy định, hoặc được xác định trong hợp đồng khi có thể Địa điểm - nơi thực hiện nghĩa vụ - thường được quy định trong một điều khoản rõ ràng của hợp đồng, hoặc có thể được xác định từ hợp đồng bằng cách giải thích. Ví dụ nghĩa vụ về xây dựng phải được thực hiện tại nơi xây dựng, nghĩa vụ vận chuyển hàng phải được thực hiện đúng theo tuyến vận chuyển đã được thoả thuận. 2. Các quy định bổ sung Các quy định bổ sung vẫn cần thiết trong các trường hợp hợp đồng không đề cập đến vấn đề đó và hoàn cảnh xung quanh cũng không thể hiện việc thực hiện nên xảy ra nơi nào. Điều 6.1.6(1)
  8. trình bày hai giải pháp. Theo quy định chung, bên thực hiện các nghĩa vụ của mình tại địa điểm làm việc của mình. Quy định thứ hai là quy định nghĩa vụ thanh toán (áp dụng giải pháp ngược lại), theo đó bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình tại địa điểm của bên có quyền (theo việc áp dụng Điều 6.1.8 liên quan đến việc thanh toán bằng các quỹ chuyển khoản). Các giải pháp này có thể không phải là giải pháp thích hợp nhất trong mọi trường hợp, nhưng chúng phản ánh nhu cầu cần phải có các quy định về nơi thực hiện hợp đồng, khi mà các bên không có thoả thuận gì khác hoặc khi hoàn cảnh xung quanh không thể hiện khác. Ví dụ 1. A muốn một số kỹ sư của mình học ngôn ngữ của quốc gia X, nơi mà họ sẽ có thể được tuyển dụng. A đồng ý với B, một trường dạy ngoại ngữ, về việc sắp xếp các buổi giảng cấp tốc. Nếu không có quy định nào khác, các buổi giảng sẽ được thực hiện tại trụ sở của B. Xem Điều 6.1.6(1) (b)26. 2. Các dữ liệu giống như ví dụ 1, Trường ngôn ngữ gửi hoá đơn thanh toán cho A. Chi phí của các buổi giảng, về nguyên tắc được trả lại trụ sở của B. Xem Điều 6.1.6 (a) (a). 3. Hậu quả của việc thay đổi địa điểm của một bên sau khi giao kết hợp đồng Tầm quan trọng của địa điểm thực hiện nghĩa vụ tương ứng của các bên đối với việc áp dụng Khoản (1) là ở chỗ giải quyết các tranh chấp phát sinh, nếu một bên thay đổi địa điểm của họ sau khi giao kết hợp đồng, việc di chuyển có thể liên quan đến các chi phí phát sinh cho bên thực hiện nghĩa vụ. Trong Khoản (2) quy định là mỗi bên phải chịu mọi chi phí phát sinh do sự thay đổi địa điểm của mình. Hơn nữa cũng có khả năng sự di chuyển địa điểm của một bên có thể gây ra bất tiện cho bên kia. Nguyên tắc thiện chí và trung thực (Điều 1.7) và nghĩa vụ hợp tác (Điều 5.3) yêu cầu bên di chuyển địa điểm có nghĩa vụ thông báo cho bên kia kịp thời, để bên kia thực hiện những chuẩn bị cần thiết. Ví dụ 3. A giao kết hợp đồng hỗ trợ về kỹ thuật với B, theo đó A nhận đào tạo 10 kỹ sư của B trong thời hạn 2 tháng, tại địa điểm của A. Các kỹ sư được ăn ở tại một khách sạn địa phương với giá phải chăng đối với địa điểm của A - tại một vùng nông thôn. Sau khi thoả thuận được giao kết, nhưng trước khi các kỹ sư của B đến, A thông báo cho B là mình đã di dời đến một trung tâm thành phố, nơi mà giá khách sạn đã cao hơn nhiều. Bất kể việc chi phí ăn ở ban đầu là do A hay B trả, chi phí phát sinh thêm sẽ do A chịu. 4. Mối năm vào ngày 3 tháng 5, A phải trả phí bản quyền cho B tại trụ sở của B. B chuyển trụ sở đến một quốc gia khác mà phải mất một thời gian (ví dụ là 2 tháng) để tiền thanh toán đến được B. Trước đó A đã yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển tiền vào khoảng ngày 15 tháng 4, nhưng nếu A muốn tránh việc thanh toán chậm, việc chuyển tiền phải được thực hiện trễ nhất là vào cuối tháng 3. B có nghĩa vụ báo cho A địa điểm mới trong một thời gian hợp lý cho phép A thực hiện các thu xếp cần thiết cho việc thanh toán, và B sẽ chịu các chi phí phát sinh. Điều 6.1.7 (Phương thức thanh toán) 1. Thanh toán có thể thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào được sử dụng trong giao dịch tại địa điểm thanh toán. 2. Tuy vậy, kể cả trường hợp bên có quyền đã nhận séc hay bất kỳ hình thức chi trả hoặc bảo chi nào được quy định tài khoản(1), thì việc thanh toán chỉ được coi như đã thực hiện nếu các hình thức trên ngân hàng chấp thuận. BÌNH LUẬN Các nghĩa vụ về thanh toán thường được thực hiện bằng việc hoặc các công cụ thanh toán tương tự khác, hoặc bằng chuyển khoản giữa các tổ chức tài chánh. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến hình thức thanh toán rất hiếm khi được thảo luận trên trường quốc tế, ngoại trừ "Khuôn mẫu Luật về Chuyển khoản Tín dụng Quốc tế của UNCITRAL". Tuy không có tham vọng đưa ra một quy định chi tiết, vì điều đó có thể không phù hợp với sự tiến bộ nhanh chóng của các phương tiện
  9. thanh toán. Điều 6.1.7 và Điều 6.1.8 vẫn đưa ra một vài nguyên tắc cơ bản để hỗ trợ cho việc thanh toán quốc tế. 1. Quy định chung liên quan đến hình thức thanh toán. Khoản (1) cho phép việc thanh toán được thực hiện dưới bất kỳ hình thức thông dụng tại địa điểm thanh toán. Ngoài những hạn chế quy định trong khoản (2), bên có nghĩa vụ có thể thanh toán bằng tiền mặt, hoặc thẻ tín dụng, hoặc bằng bất cứ hình thức thanh toán nào khác, ví dụ như các phương tiện thanh toán điện tử mới phát triển gần đây. Tuy nhiên họ nên chọn một phương tiện thông dụng tại nơi thanh toán, hoặc thường được áp dụng tại nơi cư trú của bên có quyền. Trên nguyên tắc, bên có quyền sẽ thoả mãn khi nhận được thanh toán theo phương thức thanh toán phù hợp với tập quán tại nơi cư trú của họ. Ví dụ: 1. A, một nhà nhập khẩu tại Luxembourg nhận một hoá đơn thanh toán hàng hoá mua từ B, một hãng tại Trung Mỹ, và gởi một séc thanh toán. A có thể từ chối cách thanh toán này, nếu các ngân hàng tại quốc gia họ không quen thuộc với các séc Châu Âu. 2. Việc thanh toán được tiến hành trên giả thiết là séc sẽ được ngân hàng chấp thuận. Khoản (2) thể hiện một nguyên tắc chung, theo đó bên có quyền chỉ chấp nhận công cụ thanh toán khi được một tổ chức tài chính hoặc một người khác (người thứ ba hoặc chính bên có nghĩa vụ) đảm bảo. Căn cứ này đôi khi có thể bị đảo lộn do các tập quán. Ví dụ một vài nước ở đó sự chuyển giao các công cụ như séc được ngân hàng chứng thực có giá trị thanh toán, hối phiếu ngân hàng, séc bảo chi được bên có nghĩa vụ xem như là tương đương cho việc thanh toán, với hậu quả là rủi ro không được chi trả của ngân hàng được chuyển sang bên có quyền. Tại các quốc gia như thế, quy định tại Điều 6.1.7 (2) sẽ áp dụng cho những séc cá nhân. Ví dụ: 2. A - là nhà thầu xây dựng, phải thanh toán cho B - một nhà thầu phụ, về việc hoàn tất công trình của họ trên một địa điểm xây dựng. A đang bị khủng hoảng về tiền mặt, vì khách hàng C của họ chậm thanh toán khoản nợ tới hạn. Tuy nhiên C đã giao cho A một bộ lệnh phiếu bằng các khoản nợ của họ. A đề nghị trả cho B bằng cách uỷ quyền cho B sử dụng một số lượng lệnh phiếu tương ứng có bảo chứng. Nếu B chấp nhận ( khi này, B không bắt buộc chấp nhận, vì đây không phải là hình thức thanh toán thông thường), việc thanh toán của A cho B chỉ thật sự có hiệu lực với điều kiện các lệnh phiếu của C phải được đảm bảo thanh toán khi tới hạn. Điều 6.1.8 (Thanh toán bằng chuyển khoản) 1. Trừ trường hợp người có quyền chỉ định một tài khoản nhất định, việc thanh toán có thể thực hiện bằng cách chuyển tiền vào bất cứ công ty tài chính nào, mà người có quyền có tài khoản. 2. Nghĩa vụ chấm dứt khi việc chuyển tiền của bên có nghĩa vụ vào tài khoản của công ty tài chính nói trên trở nên có hiệu lực. BÌNH LUẬN 1. Hình thức chuyển khoản: Mặc dù nguyên tắc trong Điều 6.1.6 nêu rõ việc thanh toán phải được thực hiện tại địa điểm kinh doanh của bên có quyền, Khoản (1) của Điều 6.1.8 lại quy định rằng việc thanh toán cũng có thể được thực hiện cho một trong những tổ chức tài chính mà bên có quyền có tài khoản, trừ trường hợp bên có quyền đã chỉ định một tài khoản cụ thể. Ví dụ: 1. A - một xưởng đóng tàu được thành lập tại Helsmki, sửa chữa tàu của B - một công ty Thuỵ Điển, và hoá đơn thanh toán được gởi bằng một thư trên tiêu đề có ghi một tài khoản ngân hàng tại Phần Lan và một tài khoản khác tại Thuỵ Điển. Trừ khi A quy định rằng việc thanh toán phải được thực hiện vào tài khoản Phần Lan, hoặc bằng một phương thức thanh toán khác ngoài phương thức chuyển khoản qua ngân hàng, B có quyền thực hiện việc thanh toán vào tài khoản
  10. Thuỵ Điển. 2. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng chuyển khoản. Khoản (2) của Điều 6.1.8 giải quyết vấn đề khó khăn trong việc xác định khi nào việc thanh toán bằng chuyển ngân được xem là hoàn tất, có nghĩa là khi nào bên có nghĩa vụ thanh toán xong. Vấn đề này đóng vai trò quan trọng trong việc xem xét liệu việc thanh toán có được thực hiện hay không, và nếu có thì đúng hạn hay không. Việc lựa chọn một giải pháp thích hợp là vấn đề được tranh luận đáng kể tại nhiều nước. Người ta đưa ra các thời điểm khác nhau, ví dụ thời điểm ghi nợ vào tài khoản của người chuyển tiền và ghi có vào tài khoản của ngân hàng nhận tiền chuyển, thời điểm thông báo có vào tài khoản của người đó, thời điểm quyết định của ngân hàng nhận tiền về việc chấp nhận số tiền được chuyển, thời điểm chuyển số tiền này vào tài khoản người nhận, thời điểm thông báo có tiền cho người nhận Vấn đề càng phức tạp hơn do có sự thay đổi trong các thủ tục chuyển khoản, do phát sinh hệ thống chuyển khoản tự động. Hơn nữa các nghiệp vụ ngân hàng cũng có thể khác nhau tuỳ từng trường hợp. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho việc xác định thời điểm thanh toán càng thêm khó khăn, vì thế mà khoản (2) của Điều 6.1.8 đã gợi ý một nguyên tắc cơ bản để từ đó cho phép tìm ra một quy định chính xác hơn cho từng trường hợp. Trên nguyên tắc, việc thanh toán được thực hiện khi ngân hàng của bên có quyền nhận được tiền bởi lẽ tổ chức này được xem như đại diện của bên có quyền. Điều này có nghĩa là việc thanh toán vẫn chưa có hiệu lực khi bên có nghĩa vụ đã ra lệnh cho ngân hàng của họ, và tài khoản của họ đã được ghi nợ. Tuy nhiên, việc thanh toán có hiệu lực trước khi người nhận tiền được ngân hàng của họ thông báo, hay được ghi có vào tài khoản, dù cho thời điểm ngân hàng của bên có quyền nhận được tiền phụ thuộc vào các nghiệp vụ ngân hàng tuỳ từng trường hợp. Ví dụ: 2. A - một nhà xuất bản, cung cấp cho C, ngân hàng của họ, một lệnh chuyển tiền 5000 USD tiền thuê bản quyền cho B - một nhà xuất bản khác, có một tài khoản tại ngân hàng D. C ghi nợ vào tài khoản A, nhưng không chuyển số tiền này tới D và sau đó đã phá sản. A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán cho B. Ðiều 6.1.9 (Tiền thanh toán) 1. Nếu nghĩa vụ thanh toán quy định đồng tiền thanh toán khác với đồng tiền của nơi thanh toán, bên có nghĩa vụ vẫn có thể chi trả bằng đồng tiền của nơi thanh toán, trừ khi: a. Đồng tiền của nơi thanh toán không chuyển đổi được hoặc b. Các bên trong hợp đồng đã thoả thuận là thanh toán chỉ có thể thực hiện bằng đồng tiền ghi trong hợp đồng. 2. Nếu bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ trả tiền bằng đồng tiền quy định trong hợp đồng, người có quyền có thể yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền của nơi thanh toán, kể cả trong trường hợp Mục b Điều 6.1.9 (1). 3. Thanh toán bằng đồng tiền của nơi thanh toán được thực hiện theo tỷ giá hối đoái tại nơi đó khi thời hạn thanh toán đã đến. 4. Tuy vậy, nếu bên có nghĩa vụ không thanh toán đúng hạn, người có quyền có thể yêu cầu thanh toán theo tỷ giá hối đoái tại nơi đó, khi thời hạn thanh toán đã đến hoặc tại thời điểm thực sự thanh toán. BÌNH LUẬN Các nghĩa vụ trả tiền thường nêu rõ một loại tiền tệ nhất định (đơn vị thanh toán), và việc thanh toán thông thường phải được thực hiện trên cùng một loại tiền tệ đó. Tuy nhiên, khi loại tiền tại nơi thanh toán khác với loại tiền của tài khoản. Khoản (1) và (2) của Điều 6.1.9 quy định các trường hợp khi mà người có thể hoặc phải thanh toán bằng loại tiền khác với loại tiền thoả thuận trước đó. 1. Nghĩa vụ trả tiền được thực hiện bằng loại tiền khác với đồng tiền của nơi thanh toán. Theo quy định chung, bên có nghĩa vụ được lựa chọn việc thanh toán bằng loại tiền của nơi
  11. thanh toán, nếu việc đó đem lại các thuận lợi thực tế rõ ràng, và nếu đồng tiền đó có thể tự do chuyển đổi, không gây khó khăn gì cho bên có quyền. Tuy nhiên, quy định này sẽ không áp dụng nếu đồng tiền của nơi thanh toán không thể tự do chuyển đổi. Các bên cũng có thể loại trừ việc áp dụng quy định này bằng cách thoả thuận trong hợp đồng việc thanh toán chỉ được thực hiện bằng đồng tiền nêu rõ trong nghĩa vụ trả tiền. Nếu có lãi suất trong việc thanh toán được thực hiện vào tài khoản này, bên có quyền phải thể hiện rõ điều này trong hợp đồng. Ví dụ: 1. A - một hãng của Pháp nhận một đơn đặt hàng máy móc từ người mua hàng ở Brazin, giá cả được thể hiện rõ là bằng USD. Theo Điều 6.1.6 việc thanh toán trên nguyên tắc phải được thực hiện tại trụ sở kinh doanh của người có nghĩa vụ, có nghĩa là Pháp. Nếu hãng Brazin thấy thuận tiện, họ có thể thanh toán bằng FRF (Francs Pháp). Xem điều 6.1.9 (1). 2. Một hãng Pháp tương tự có nhu cầu thường xuyên mua một số linh kiện nhất định cho máy móc từ các bạn hàng từ Mỹ, và quy định rằng người mua Brazin phải trả bằng USD. Khi này, việc thanh toán phải được trả bằng USD. Xem Điều 6.1.9 (1) (b). 3. Một hãng Pháp tương tự có một nhà xưởng lắp ráp máy móc tại quốc gia X. Hợp đồng quy định rằng người mua Brazin phải thanh toán tiền cho chi nhánh của hãng tại quốc gia X. Vì đồng tiền của quốc gia X không thể chuyển đổi, việc thanh toán chỉ có thể được thực hiện bằng USD. Xem Điều 6.1.9 (1) (a). 2.Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thanh toán bằng đồng tiền được quy định rõ trong hợp đồng. Trong một số thí dụ, bên có nghĩa vụ có thể thấy rằng họ không thể thực hiện việc thanh toán bằng đồng tiền quy định trong hợp đồng. Điều này có thể do việc áp dụng các quy định về chuyển đổi hoặc các quy định bắt buộc khác, hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào khác cản trở bên có nghĩa vụ nhận đủ số tiền như họ yêu cầu. Khoản (2) cho phép bên có quyền được quyền chọn yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền của nơi thanh toán, ngay cả khi hợp đồng có quy định khác và những quy định này có hiệu lực. Đây là một quyền lựa chọn bổ sung, cho phép bên có quyền thay đổi đồng tiền thanh toán, nếu thấy rằng điều đó có thể chấp nhận được hoặc thuận lợi hơn. Nó không ngăn cản việc thực hiện các phương thức khác cách sẵn có khi bên có nghĩa vụ không có khả năng thanh toán bằng đồng tiền đã quy định và bị xem như là vi phạm hợp đồng ( ví dụ như các thiệt hại). Ví dụ: 4. A, Một ngân hàng Thuỵ sỹ cho B vay 1 triệu USD được chuyển trả tại Lugano. Vào thời điểm đáo hạn, B không thể tìm ra đủ số USD cần thiết. A biết B có tiền ký quỹ bằng CHF ( Francs Thuỵ Sỹ) tại một ngân hàng địa phương khác, A có thể yêu cầu B thực hiện thanh toán bằng CHF, mặc dù hợp đồng vay quy định rằng việc chuyển trả chỉ bằng USD. Xem Điều 6.1.9 (2). 3. Xác định tỷ giá hối đoái áp dụng. Khoản (3) và (4) đề cập đến vấn đề xác định tỷ giá hối đoái sẽ được chọn, khi việc thanh toán được thực hiện bằng đồng tiền tại nơi thanh toán, chứ không phải bằng đồng tiền được quy định trong hợp đồng. Điều này có thể xảy ra khi bên có nghĩa vụ viện dẫn khoản (1), hoặc bên có quyền tuân theo các điều khoản của khoản (2). Có hai giải pháp được chấp nhận một cách rộng rãi. Trong các trường hợp thông thường, tỷ giá hối đoái là tỷ giá hiện hành tại thời điểm đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, nếu bên có nghĩa vụ vi phạm, bên có quyền được quyền chọn giữa tỷ giá hối đoái hiện hành tại thời điểm thanh toán đến hạn hoặc tỷ giá hối đoái tại thời điểm thanh toán thực tế. Việc cho phép sử dụng hai tỷ giá hối đoái dựa trên một sự thật là có thể có nhiều tỷ giá hối đoái được áp dụng tuỳ thuộc vào bản chất và thời điểm của việc thực hiện. Ví dụ: 5. Các sự kiện giống như trong ví dụ 4. A chọn phương thức thanh toán bằng CHF cho số tiền đáo hạn vào ngày 10 tháng 4, thực sự được thanh toán vào ngày 15/9. Tỷ suất chuyển đổi vào ngày 10/4 là 2.0 CHF/USD. Vào ngày 15/9 tỷ suất này là 2,15CHF/USD. A có quyền áp dụng tỷ suất sau. Nếu USD giảm giá chứ không tăng giá. A sẽ chọn tỷ suất chuyển đổi áp dụng vào ngày 10/4 (tỷ suất có lợi nhất cho A).
  12. Điều 6.1.10 (Đồng tiền thanh toán không được định trước) Khi điều khoản thanh toán không quy định đồng tiền nào, bên có nghĩa vụ sẽ chi trả bằng đồng tiền của nơi thanh toán. BÌNH LUẬN Việc xác định đồng tiền thanh toán sẽ phát sinh vấn đề đặc biệt khi hợp đồng không ghi rõ đồng tiền nào là đồng tiền thanh toán. Mặc dù các trường hợp như thế có thể không xảy ra thường xuyên, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại; Ví dụ một hợp đồng có thể quy định giá bán sẽ là "giá hiện hành", hoặc sẽ được bên thứ ba xác định, hoặc quy định rằng một số chi phí sẽ được bên này chuyển trả cho bên kia, không quy định cụ thể sẽ dùng đồng tiền nào khi đến hạn thanh toán. Điều 6.1.10 không áp dụng trong việc xác định đồng tiền để đánh giá thiệt hại. Vấn đề này được đề cập Điều 7.4.12. Ví dụ: A, một khách hàng Hà Lan, chỉ thị cho B người môi giới của mình, mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Frankfurt. Nếu B thanh toán cho A bằng DEM (Mark Đức), sẽ nảy sinh vấn đề A sẽ thanh toán lại cho B bằng DEM hoặc bằng NLG (Guilder Hà Lan)? Nếu A trả cho B tại Amsterdam, họ sẽ được phép trả bằng NLG. Điều 6.1.11 (Chi phí thực hiện) Mỗi bên sẽ chịu chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. BÌNH LUẬN Việc thực hiện các nghĩa vụ thường phát sinh các chi phí dưới dạng khác nhau: phí vận chuyển trong giao nhận hàng hoá, phí ngân hàng trong chuyển ngân, phí trả cho việc xin giấy phép Trên nguyên tắc các chi phí đó do bên thực hiện chịu. Các bên dĩ nhiên có thể có các cách thu xếp khác nhau, và bên thực hiện có thể tính gộp các chi phí đó trước khi định giá. Quy định được đưa ra trong Điều 6.1.11 chỉ áp dụng khi các bên không có thoả thuận gì khác. Điều 6.1.11 chỉ quy định ai phải chịu các chi phí này, chứ không quy định ai sẽ trả chúng. Thông thường, đó sẽ là cùng một bên, nhưng có thể có trường hợp ngược lại, ví dụ có nơi quy định một bên cụ thể sẽ chịu các khoản thuế trong việc thanh toán; Trong những trường hợp như thế, nếu người phải thanh toán khác với người phải chịu chi phí theo Điều 6.1.11, người sau phải hoàn trả lại cho người trước. Ví dụ A, một nhà tư vấn đồng ý gửi 5 chuyên gia đến thực hiện một cuộc kiểm toán công ty B. Hai bên không có gì nói về chi phí đi lại của các chuyên gia này và A không tính các chi phí này khi xác định giá phí kiểm toán. A có thể không tự động cộng thêm các chi phí đi lại vào hoá đơn. Điều 6.1.12 (Thứ tự thanh toán) 1. Bên có nghĩa vụ có quyền xác định vào thời điểm thanh toán thứ tự nghĩa vụ được thanh toán nếu phải thực hiện nhiều nghĩa vụ trả tiền với cùng một bên có quyền. Tuy nhiên, trong khoản thanh toán đó, chi phí cho thanh toán sẽ được khấu trừ trước, sau đó là tiền lãi và cuối cùng là tiền vốn 2. Nếu bên có nghĩa vụ không xác định như trên, người có quyền có thể thông báo cho bên có nghĩa vụ, trong một thời hạn hợp lý sau khi thanh toán, là sẽ quyết định quyền thanh toán được tính vào nghĩa vụ nào, với điều kiện nghĩa vụ đó phải đến hạn và không bị tranh chấp. 3. Nếu việc xem xét thanh toán không được tiến hành như trong Mục 1 và 2, việc thanh
  13. toán sẽ được tính vào nghĩa vụ thoả mãn một trong những điều kiện sau và theo thứ tự ưu tiên dưới đây: a. Nghĩa vụ đến hạn và là nghĩa vụ đầu tiên đến hạn ; b. Nghĩa vụ mà người có quyền có ít bảo đảm nhất ; c. Nghĩa vụ có gánh nặng nhiều nhất cho bên có nghĩa vụ ; d. Nghĩa vụ được xác định trước 4. Nếu các điều khoản trên đây không được áp dụng, thanh toán sẽ được chia theo tỷ lệ thuận cho tất cả các nghĩa vụ. BÌNH LUẬN Các Điều 6.1.12 và Điều 6.1.13 liên quan đến các vấn đề điển hình về việc xác định khoản tiền đã được và chưa được tham gia. Một bên có nghĩa vụ có nhiều nghĩa vụ trả tiền vào cùng một thời điểm với cùng một bên có quyền, và có thể đã thực hiện việc thanh toán làm nhiều lần với số lượng chưa đủ để trang trải tất cả các món nợ đó. Vấn đề sẽ phát sinh là trong số món nợ đó, món nợ nào sẽ được thanh toán trước. Điều 6.1.12 đúc kết từ những nguyên tắc đã được công nhận, cho phép bên có nghĩa vụ tự xác định việc thanh toán của họ về một món nợ cụ thể, với điều kiện là các chi phí và lãi suất trên món nợ đó phải được thanh toán trước khi thanh toán vồn. Khi bên có nghĩa vụ không tự xác định, bên có quyền được phép phân bổ khoản tiền thanh toán nhận được từ bên có nghĩa vụ, nhưng nhất thiết không phải là một món nợ đang bị tranh chấp hay chưa đến hạn. Khoản (3) trình bày các giải pháp sẽ được áp dụng, khi không bên nào phân bổ khoản tiền thanh toán. Ví dụ A nhận được 3 hợp đồng cho vay khác, mỗi hợp đồng trị giá 100.000USD, từ ngân hàng B và đều đáo hạn vào ngày 31 tháng 12, B nhận 100.000USD từ A vào ngày 2 tháng 1 với chỉ thị rõ ràng là "để thanh toán nợ" B không để ý gì đến vấn đề này và không có phản ứng gì ngay từ đầu, nhưng ba tháng sau B đã kiện A về việc chưa trả khoản tiền 200.000USD còn lại. Hai bên đã bất đồng về khoản tiền vào ngày 2 tháng 1 nên được phân bổ cho khoản nợ nào. B đã có đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tương tự trong mỗi trường hợp, nhưng lãi suất của ba khoản nợ không giống nhau: 8% đối với món nợ ban đầu, 8,5% trên món nợ thứ hai và 9% trên món nợ thứ ba. Và như vậy việc thanh toán vào tháng 1 sẽ được qui vào món nợ thứ ba. Điều 6.1.13 (Thứ tự các nghĩa vụ phải thực hiện công việc) Điều 6.1.12 cũng được áp dụng tương tự như trường hợp nội dung của nghĩa vụ là thực hiện một công việc BÌNH LUẬN Vấn đề thứ tự thanh toán thông thường liên quan đến các nghĩa vụ trả tiền, nhưng các vấn đề tương tự đôi khi có thể xảy ra cho các nghĩa vụ có bản chất khác. Điều 6.1.13 quy định rằng các quy định điều chỉnh các nghĩa vụ trả tiền sẽ áp dụng tương tự cho các trường hợp này. Ví dụ: A đang thực hiện công việc xây dựng trên một vài công trường tại một nước ở Châu Phi và qua năm hợp đồng riêng biệt liên tục mua các số lượng xi măng khác từ B. Tất cả số xi măngnày được giao tại Antwerp vào cùng một ngày và được xếp trên cùng một con tàu. Các hợp đồng đều tương tự nhau trừ hợp đồng thứ 3 và thứ 5 quy định tiền bồi thường được định trước rât cao khi giao hàng chậm. Do những khó khăn nhất định, B chỉ có thể giao một phần của số lượng xi măng mà đáng lẽ cần phải giao. Khi giao hàng, B có quyền phân bố số lượng xi măng được giao vào hợp đồng thứ 3 và 5. Điều 6.1.14 (Xin phép các cơ quan có thẩm quyền ) Nếu pháp luật quy định trước khi thực hiện hợp đồng các bên phải xin phép các cơ
  14. quan có thẩm quyền, thì a. Bên nào có địa điểm giao dịch tại nước cần xin phép, thì bên đó sẽ làm thủ tục xin phép; b. Trong các trường hợp khác bên có nhu cầu cấp phép sẽ phải làm những thủ tục cần thiết để xin phép. BÌNH LUẬN Nếu hiệu lực hoặc việc thực hiện hợp đồng phụ thuộc vào việc cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền, một số vấn đề sẽ phát sinh như: ai có nghĩa vụ lo nộp hồ sơ xin phép (Điều 6.1.14), thời gian nộp hồ sơ (Điều 6.1.15), các hậu quả pháp lý của việc không xin được quyết định của các cơ quan có thẩm quyền đúng hạn (Điều 6.1.16) hay đơn xin phép bị từ chối (Điều 6.1.17). 1. Phạm vi của yêu cầu xin giấy phép. PICC không bàn đến tính xác đáng của các yêu cầu cấp giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Sự cần thiết của các giấy phép được xác định theo luật áp dụng, bao gồm các quy định trong tư pháp quốc tế. Thông thường toà án quốc gia chỉ công nhận các yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền theo lex fori mới phân xử tranh chấp, và đôi khi đối với các yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền lex contractus. Các hội đồng trọng tài có thể có quyền rộng hơn các toà án quốc gia trong việc quyết định những giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền nào là thích hợp cho hợp đồng. Theo Điều 7 (2) của Công ước Roma 1980 và các quy định khác về tư pháp quốc tế, các yêu cầu về giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền trong luật của các nước có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng có thể được coi là chính đáng. Các đạo luật có phạm vi áp dụng ngoài chủ quyền của một nước (extra - territorial hay long - arm) trong một số giới hạn cũng có thể áp đặt các yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền lên bên được cấp giấy phép hoặc các chi nhánh của các công ty ở nước ngoài. Điều 6.1.14 giả thiết rằng các yêu cầu được đưa ra trong luật áp dụng là hợp lý phải được tuân thủ. a. Khái niệm chung về "giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền". Thuật ngữ "giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền" được giải thích theo nghĩa rộng. Nó bao gồm tất cả các yêu cầu giấy phép có liên quan đến lợi ích tập thể như: sức khoẻ, an ninh, hoặc các chính sách thương mại cụ thể, bất kể giấy phép này được cấp bởi các tổ chức chính phủ hoặc phải chính phủ, nếu những tổ chức này đã được Nhà nước uỷ quyền cấp phép với một mục đích cụ thể. Do vậy giấy phép chuyển tiền do một ngân hàng tư nhân cấp tuân theo các quy định về quản lý ngoại hối cũng được coi như "giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền" theo ý nghĩa của điều này. b. Thời gian áp dụng cho giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Các điều khoản về giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền liên quan trước tiên tới các yêu cầu của luật áp dụng, hoặc bởi các quy định có hiệu lực khác áp dụng tại thời điểm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, các điều khoản này có thể cũng áp dụng cho các quy định về giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền có thể được đưa ra sau khi giao kết hợp đồng, nếu luật áp dụng quy định cụ thể như vậy. c. Giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền có thể ảnh hưởng toàn bộ hoặc một phần hợp đồng. Các điều khoản về giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền áp dụng đối với các yêu cầu có ảnh hưởng tới toàn bộ hợp đồng, lẫn các yêu cầu chỉ ảnh hưởng vài điều khoản riêng rẽ trong hợp đồng. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý của việc không xin được giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền là khác nhau, tuỳ thuộc vào việc giấy phép đó có ảnh hưởng đến toàn bộ hợp đồng hoặc từng phần của hợp đồng hay không. Xem Điều 6.1.16 (2) và Điều 6.1.17. d. Giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền có thể ảnh hưởng đến hiệu lực hoặc việc thực hiện của hợp đồng. Việc thiếu giấy phép theo yêu cầu có thể làm ảnh hưởng đến hiệu lực của một hợp đồng hoặc làm cho hợp đồng không thể thực hiện được. Bất kể hậu quả pháp lý của việc không xin được giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu là gì thì các vấn đề phát sinh liên quan đến việc nộp đơn xin hoặc nhận một giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền là như nhau. Về các
  15. hậu quả sau đó. Điều 6.1.17 (2) qui định rằng các qui định về vi phạm sẽ áp dụng tương tự tuỳ từng trường hợp, theo đó việc từ chối cấp phép có thể làm cho hợp đồng trở thành không thể thực hiện được toàn bộ hoặc từng phần. 2. Nghĩa vụ thông báo của một bên trong hợp đồng về yêu cầu cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền. Về nguyên tắc, các bên thông thường có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến yêu cầu xin một giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, nếu hợp đồng qui định một bên phải chịu trách nhiệm xin phép cơ quan có thẩm quyền, khi việc thực hiện hợp đồng yêu cầu phải có giấy phép đó, thì bên này có nghĩa vụ phải thông báo cho bên kia về những yêu cầu xin phép này. Do vậy, nguyên tắc thiện chí và trung thực (Điều 1.7) có thể yêu cầu bên, có địa đểm kinh doanh ở một nước có yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền, phải thông báo cho bên kia về yêu cầu đó. Bên này sẽ mất quyền viện cớ hợp đồng không thể thực hiện được do trường hợp bất khả năng (không xin được giấy phép) để miễn trừ trách nhiệm, nếu không thông báo trước cho bên khai về việc này. Khi xảy ra tranh chấp, toà án có thể giải thích rằng bên không chịu thông tin về các yêu cầu của giấy phép này đã ngầm đảm bảo rằng mọi giấy phép phải được cấp để hợp đồng được thực hiện. 3. Trách nhiệm xin giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền. a. Bên có địa điểm kinh doanh tại nơi yêu cầu phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền. Qui định trong Mục (a) nêu rõ rằng bên có địa điểm kinh doanh tại nước yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền phải xin các giấy phép này. Qui định này là thích hợp và phản ánh đúng các tập quán thương mại quốc tế hiện hành vì bên này ở vị thế tốt nhất để có thể xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng, và vì họ có thể quen thuộc với các yêu cầu và thủ tục xin giấy phép hơn. Nếu mỗi bên cần thêm thông tin từ bên kia để lập hồ sơ xin phép ( ví dụ các thông tin liên quan đến nơi đến của hàng hoá, hoặc các thông tin như mục đích hoặc nội dung của hợp đồng ), bên kia phải cung cấp các thông tin đó, tuân theo nguyên tắc về nghĩa vụ hợp tác của các bên trong hợp đồng (Điều 5. 3). Nếu bên đó từ chối cung cấp thông tin, họ không thể yêu cầu nghĩa vụ xin phép của bên thứ nhất. Nghĩa vụ hợp tác giữa các bên còn áp dụng ngay cả khi hợp đồng có qui định rõ ràng một trong các bên sẽ có nghĩa vụ xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, nếu các bên đã ghi trong hợp đồng theo điều khoản "giao tại xưởng" mà điều khoản này ràng buộc nhiều nghĩa vụ cho người mua (kể cả nghĩa vụ xin giấy phép), người bán vẫn buộc phải cung cấp cho người mua," theo yêu cầu của người mua, và do người mua chịu phí tổn và rủi ro, giúp đỡ người mua để xin được giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác cần thiết cho việc xuất khẩu hàng" (INCOTERMS 1990, A2, cũng xem thêm N2). b. Bên yêu cầu phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Mục (b) của Điều 6.1.14. dự liệu các trường hợp không bên nào có địa điểm kinh doanh tại nơi yêu cầu giấy phép. Nó cũng dự tính một hợp đồng thương mại quốc tế mặc dù cả hai bên có cùng địa điểm kinh doanh tại một vùng. Trong cả hai trường hợp trên, để thực hiện nghĩa vụ của mình bên yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để xin các giấy phép đó. Ví dụ: 1. A, một nhà thầu có địa điểm kinh doanh đặt tại nước X, bán một nhà máy theo điều kiện chìa khoá trao tay cho B, có địa điểm kinh doanh đặt tại nước Y. A phải xin tất các giấy phép mà quốc gia Y yêu cầu cũng như tất cả các giấy phép được yêu cầu tại nước thứ ba (chuyển tải, các chuyến giao hàng phụ v.v ). Mặt khác, B phải xin phép nhập khẩu, cũng như tất cả các giấy phép có liên quan, các giấy phép được sử dụng các dịch vụ địa phương, và các giấy phép chấp thuận cho các hợp đồng chuyển giao công nghệ được nhập vào nước Y. Theo nguyên tắc, A cũng có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin và chứng từ, mà B cần, để xin phép nhập khẩu và các giấy phép khác có liên quan đến việc thực hiện của B, A không có nghĩa vụ về việc xin các giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia Y, trừ khi điều này được thoả thuận trong hợp đồng hoặc có yêu cầu, rõ ràng hoặc ngầm hiểu, bởi luật áp dụng hay hoàn cảnh bắt buộc A phải xin phép (ví dụ luật áp dụng có thể yêu cầu một số giấy phép về kỹ thuật tại quốc gia Y phải được người giao công nghệ xin). c. Tính chất bổ sung của các điều khoản về các giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền.
  16. Mục đích của Điều 6.1.14 là xác định bên nào phải xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp khi hợp đồng không qui định rõ. Đây là một qui định bổ sung được áp dụng, khi trong hợp đồng cũng như trong luật yêu cầu về giấy phép không qui định bên nào có nghĩa vụ xin phép theo yêu cầu. Ví dụ: 2. Luật của nước X phải cấp giấy phép xuất khẩu máy vi tính trong đó có khai rõ nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trong hợp đồng và trong luật của quốc gia X không có chỉ định bên nào chịu trách nhiệm xin phép. Do tính hợp lý của giả định rằng chỉ có bên mua biết những gì họ dự định làm với các máy tính là hợp lý, cho nên, dựa vào các nguyên tắc về xin giấy phép, hoàn toàn có thể kết luận rằng bên mua là người phải nộp hồ sơ xin phép. 4. Bản chất của nghĩa vụ phải thực hiện "các biện pháp cần thiết". Bên xin giấy phép phải thực hiện "các biện pháp cần thiết" để lấy được giấy phép, nhưng không chịu trách nhiệm về kết quả của việc xin phép. Họ buộc phải dùng tất cả các phương cách có để lấy được giấy phép (trong việc xin phép) và chỉ phải dùng các phương cách hợp lý xét trong trường hợp đó (ví dụ như trị giá của thường vụ, các thúc ép về thời gian v.v ). Việc xác định sẽ áp dụng những phương pháp nào phụ thuộc vào những qui định và phù hợp với các cơ chế, thủ tục hiện có tại nơi cấp giấy phép. Nghĩa vụ này nằm trong bản chất của một nghĩa vụ phương tiện. Xem Điều 5.4(2). Ví dụ: 2. A. một nhà doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nước X, giao kết một hợp đồng với B, một đại lý độc lập có địa điểm kinh doanh tại nước Y, B không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng, chỉ có thể làm đại diện cho A tại nước Y và Z. Trong số các nghĩa vụ được hai bên thoả thuận, B phải trưng bày hàng hoá của A tại một hội chợ được tổ chức tại nước Z, B phải xin tất các giấy phép theo yêu cầu cho việc thực hiện các hợp đồng chuyên nghiệp tại nước Y và Z. Nghĩa vụ của B là thực hiện "các biện pháp cần thiết" bao gồm việc xin giấy phép theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để tạm nhập hàng hoá của A vào quốc gia Y và Z, cũng như các giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền khác để B tham gia hội chợ. Tuy nhiên, từ khi có thoả thuận khác, B không có nghĩa vụ phải xin các giấy phép các cơ quan có thẩm quyền cho số hàng được nhập khẩu của các khách hàng tại quốc gia Y và Z của các khách hàng A. Điều 6.1.15 (Thủ tục xin phép) 1. Bên được yêu cầu làm những thủ tục cần thiết để xin phép không được chậm trễ trong việc thực hiện công việc đó và chịu mọi phí tổn có liên quan. 2. Bên này sẽ thông báo cho bên kia biết kết quả cho phép hay từ chối của giấy phép khi thích hợp nhưng không được chậm trễ. BÌNH LUẬN 1. Thời hạn nộp hồ sơ xin phép. Bên có nghĩa vụ xin phép của các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành ngay sau khi giao kết hợp đồng và thực hiện cho đến cùng việc này khi cần thiết, tuỳ theo từng trường hợp. 2. Các chi phí. Theo Điều 6.1.11, mỗi bên phải tự chịu các chi phí về việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Qui định này đã được nêu rõ trong Khoản (1) của Điều 6.1.15. 3. Nghĩa vụ thông báo nhanh chóng việc cho phép hoặc từ chối cấp giấy phép. Các bên trong hợp đồng cần phải biết càng sớm càng tốt việc có lấy được giấy phép hay không. Theo đó, Khoản (2) của Điều này qui định rằng bên được yêu cầu thực hiện các biện pháp cần thiết phải thông báo cho bên kia kết quả của việc xin phép. Nghĩa vụ về thông tin này còn bao hàm các vấn đề khác có liên quan, ví dụ như thời hạn và kết quả của việc xin phép, bên xin phép được khiếu nại khi bị từ chối hay không, và nếu có thì đã tìm cách khiếu nại chưa. 4. Nghĩa vụ thông báo "bất cứ khi nào thích hợp".
  17. Sự "thích hợp" của việc thông báo về việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp giấy phép liên quan đến nhu cầu cần thông báo và hình thức thông báo. Nhu cầu cần thông báo là rõ ràng khi luật yêu cầu cơ quan cấp phép phải thông báo cho các bên có liên quan, nhưng cũng có thể được ngầm hiểu từ việc hợp đồng yêu cầu các bên phải xin một số giấy phép. Sự"thích hợp" của nghĩa vụ thông báo cũng có liên quan đến sự phù hợp về các thông tin được cung cấp. Theo đó, bên xin phép không bị buộc phải thông báo cho bên kia biết kết quả của việc xin phép trong các trường hợp, bên kia có thể lấy được thông tin từ cơ quan có thẩm quyền, hoặc tại nơi duyệt cấp giấy phép. Nghĩa vụ thông báo mang tính chất bắt buộc nếu việc xin phép bị từ chối, điều mà các bên không mong muốn. Điều 6.1.15 không quy định cụ thể hình thức thông báo. (Xem Điều 1.9). 5. Hậu quả của việc không thông báo. Việc không cung cấp thông tin liên quan đến việc cấp giấy phép hoặc từ chối cấp phép được coi là không thực hiện nghĩa vụ. Cho nên, những hậu quả thông thường của việc vi phạm hợp đồng như qui định trong Chương 7 sẽ được áp dụng. Nghĩa vụ thông báo việc cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền là nghĩa vụ hợp đồng phát sinh tại thời điểm hợp đồng có giá trị thực hiện. Nghĩa vụ thông báo về việc từ chối cấp phép là một phần nghĩa vụ thực hiện "các biện pháp cần thiết" để lấy được giấy phép theo Điều 6.1.14 (Xem phần Bình luận 4). Ví dụ: 1. A, có địa điểm kinh doanh tại nước X, và B là một nhà thầu. Hai bên ký kết hợp đồng xây dựng một nhà xưởng tại nước X. Các bên thoả thuận rằng B không phải tiến hành xây dựng, và tiền ứng trước của A cũng chưa đến hạn thanh toán cho đến khi các bên được cơ quan có thẩm quyền tại nước X cấp giấy phép. A nộp đơn xin phép và lấy được giấy phép, nhưng không thông báo cho B là giấy phép đã được cấp. Hai tháng sau, B biết được thông qua các yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền tại nước X là giấy phép đã được cấp và bắt đầu công việc xây dựng nhà xưởng. Mặc dù các bên đã thoả thuận rằng việc thực hiện của họ bắt đầu vào thời điểm giấy phép được cấp. Việc A không thông báo cho B rằng giấy phép đã được cấp đã gây hậu quả là B không thực hiện được công việc đúng hạn (xem 7.1.2). Do vậy, thời hạn hợp đồng bắt đầu cơ hiệu lực với B từ khi họ biết được rằng giấy phép đã được cấp. Hơn nữa, B cũng có thể đòi bồi thường thiệt hại nếu có thể, ví dụ như các thiệt hại do việc không sử dụng hết năng suất sản xuất, các chi phí phụ trội phát sinh do phải lưu kho các nguyên vật liệu trong suốt 2 tháng v.v (xem Điều 7.4.1 et seq). A, do biết trước và nhận được thông báo về việc được cấp giấy phép, phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo đúng thời hạn như đã được qui định trong hợp đồng. Nếu A không thanh toán tiền ứng trước trong thời hạn 4 tuần sau khi giấy phép được cấp, A phải trả lãi suất kể từ ngày đó. 2. Cùng các dữ liệu trong ví dụ 1, chi khác là cơ quan có thẩm quyền đồng thời thông báo cho A và B là giấy phép đã được cấp. B có nghĩa vụ của mình, cũng như không có quyền khiếu nại các thiệt hại phát sinh do việc A không thông báo. Điều 6.1.16 (Giấy phép không được cấp cũng như không bị từ chối) 1. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã làm mọi thủ thục yêu cầu nhưng vẫn không được cấp giấy phép , cũng như không bị từ chối trong một thời hạn xác định, hoặc khi thời hạn đó được quy định, nhưng trong thời hạn hợp lý từ khi giao kết hợp đồng, thì mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng. 2. Nếu giấy phép chỉ ảnh hưởng đến vài điều khoản trong hợp đồng, các bên không thể chấm dứt hợp đồng mặc dù không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, các điều khoản không liên quan đến việc cấp giấy phép vẫn được giữ nguyên. BÌNH LUẬN Điều 6.1.14 và Điều 6.1.15 quy định nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng, Ðiều 6.1.16 và Điều 6.1.17 nêu lên các hậu quả pháp lý trong các trường hợp tương ứng, khi các cơ quan cấp phép không ra quyết định nào đối với đơn vị trong một khoảng thời gian được ấn định trước, hoặc
  18. khi các cơ quan có thẩm quyền từ chối hoặc cấp phép. 1. Không có quyết định nào liên quan đến giấy phép. Khoản (1) của Điều 6.1.16 quy định trường hợp "không có gì xảy ra" đó là khi giấy phép không được cấp mà cũng không bị từ chối trong một thời hạn đó không được xác định, nhưng trong vòng một thời hạn hợp lý kể từ ngày ký kết hợp đồng. Điều này được giải thích bằng nhiều nguyên nhân, ví dụ như thủ tục rườm rà của tiến trình xin phép, đơn xin đang được cơ quan cấp trên xem xét trong trường hợp khiếu nại v.v. Trong bất kỳ trường hợp nào, khi mục tiêu của hợp đồng không còn, các bên cũng không còn lý do gì để tiếp tục chờ đợi, thì mỗi bên đều có quyền kết thúc hợp đồng. 2. Chấm dứt hợp đồng. Ngoài biện pháp chấm dứt hợp đồng các bên có thể lựa chọn biện pháp thích hợp khác tuỳ thuộc vào vai trò của giấy phép trong việc phát sinh các nghĩa vụ hợp đồng. Cụ thể như trường hợp giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền là một điều kiện để hợp đồng có hiệu lực, khi thì không có giấy phép mỗi bên có thể đơn giản không xem xét đến hợp đồng nữa. Giải thích cho lý do điều luật này qui định trường hợp chấm dứt hợp đồng là vì trong khi chờ đợi được cấp giấy phép, các bên cũng có một số nghĩa vụ không thể kéo dài một cách vô thời hạn. Quyền của bên có nghĩa vụ lấy giấy phép được chấm dứt hợp đồng theo Điều 6.1.16 phụ thuộc vào việc họ có thực hiện "các biện pháp cần thiết" đối với việc xin giấy phép hay không. Ví dụ: 1. A, ở tại nước X, bán súng trường cho B để B bán lại trong mùa săn bắt đầu trong bốn tháng nữa. Hiệu lực của hợp đồng bán tuỳ thuộc vào giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền của nước X. Các bên không thoả thuận thời hạn cho việc xin được giấy phép đó. Mặc dù A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để xin giấy phép, sau ba tháng vẫn chưa nhận được quyết định gì đối với hồ sơ xin phép của A. Khi đó mỗi bên có thể chấm dứt hợp đồng. Việc chấm dứt được qui định theo Điều 6.1.16 không liên quan đến các chi phí các bên phải để xin phép. Bên chịu rủi ro khi không lấy được giấy phép sẽ trả các chi phí này. 3. Giấy phép có thể chỉ ảnh hưởng đến một vài điều khoản. Khi giấy phép chỉ ảnh hưởng một số điều khoản của hợp đồng, việc duy trì hiệu lực phần còn lại của hợp đồng là hợp lý (theo Điều 6.1.17). Do đó, khoản 2 điều này sẽ loại trừ quyền chấm dứt hợp đồng khi không được cấp giấy phép (giấy xin phép bị từ chối). Ví dụ: 2. A, tại nước X, giao kết với B, hợp đồng bao gồm một điều khoản phạt nếu chậm giao hàng, hiệu lực của điều khoản này tuỳ thuộc vào giấy phép của cơ quan có thẩm quyền tại nước X. Mặc dù A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép, thời gian trôi qua mà không có bất kỳ quyết định nào được đưa ra. Hợp đồng vẫn được duy trì. Thậm chí nếu việc xin phép bị từ chối thì không bên nào được phép chấm dứt hợp đồng. Điều 6.1.17 (Giấy xin phép bị từ chối) 1. Nếu việc cấp giấy phép bị từ chối làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng, thì hợp đồng sẽ vô hiệu. Nếu sự từ chối chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực của vài điều khoản, thì chỉ các điều khoản đó bị vô hiệu, nếu việc giữ nguyên phần còn lại của hợp đồng là hợp lý trong trường hợp này. 2. Khi sự từ chối giấy xin phép làm cho việc thực hiện toàn phần hay toàn bộ hợp đồng không tiến hành được, quy định về chấm dứt hợp đồng sẽ được áp dụng. BÌNH LUẬN 1. Đơn xin giấy phép bị từ chối Điều 6.1.17 nêu lên trường hợp đơn xin cấp phép bị từ chối. Bản chất của nghĩa vụ xin phép là bắt buộc bên có trách nhiệm phải áp dụng các biện pháp cần thiết để xin phép. Vì thế Điều 6.1.17 không áp dụng khi việc từ chối đang bị khiếu nại và có nhiều cơ hội được cứu xét. Ngược lại, điều 6.1.17 lại áp dụng trong trường hợp xin được cấp giấy phép khi việc này không còn ý nghĩa đối với
  19. việc thực hiện hợp đồng. 2. Hậu quả pháp lý của sự từ chối. Hậu quả của sự từ chối cấp giấy phép tuỳ thuộc vào việc giấy phép có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực của hợp đồng, hoặc đến việc thực hiện hợp đồng đó. a. Việc từ chối cấp giấy phép ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng. Nếu giấy phép ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ hợp đồng, việc từ chối cấp phép sẽ làm cho toàn bộ hợp đồng vô hiệu, hợp đồng được xem là chưa giao kết. Ví dụ 1. A ở tại nước X, giao kết hợp đồng với B, theo đó hiệu lực hợp đồng tuỳ thuộc vào việc nó có được cấp giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền tại nước X hay không. Mặc dù thực tế A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép, đơn xin của A vẫn bị từ chối. Hợp đồng này được xem như vô hiệu. Tuy nhiên nếu sự từ chối chỉ ảnh hưởng đến hiệu lực của một số điều khoản trong hợp đồng, thì chỉ những điều khoản đó vô hiệu, phần còn lại của hợp đồng có thể được duy trì có xem xét đến sự hợp lý. Ví dụ: 2. A, ở tại nước X, giao kết hợp đồng với B, trong đó có quy định điều khoản phạt nếu trễ hạn, hiệu lực điều khoản này tuỳ thuộc vào giấy phép của cơ quan có thẩm quyền tại nước X. Mặc dù A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép, đơn xin của A bị từ chối. Hợp đồng vẫn được thực hiện, điều khoản phạt do trễ hạn sẽ vô hiệu. b. Hợp đồng vô hiệu do bị từ chối cấp phép. Nếu việc từ chối cấp giấy phép làm cho hợp đồng trở nên không thể được thực hiện toàn bộ hoặc từng phần. Khoản (2) của Điều này yêu cầu tham chiếu các qui định về chấm dứt, được nêu trong chương 7. Ví dụ: 3. Theo hợp đồng đã giao kết với B, A nợ B 100.000 USD. Việc chuyển số tiền này từ nước X, là nơi A ở, đến tài khoản ngân hàng của B, tại nước Y, phụ thuộc vào giấy phép do ngân hàng trung ương của nước X cấp . Mặc dù A đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để lấy được giấy phép đó, đơn xin của A bị từ chối. Việc từ chối cấp phép của cơ quan có thẩm quyền dẫn đến việc A khôn thể thanh toán cho B nưh hợp đồng đã thoả thuận. Hậu quả việc vi phạm của A sẽ được xác định theo các điều khoản trong Chương VII. Việc từ chối cấp giấy phép có thể dựa đến việc một bên không thể thực hiện nghĩa vụ của mình ở trong vùng yêu cầu có giấy phép, nhưng đó vẫn có thể thực hiện cũng nghĩa vụ đó tại nơi khác. Trong các trường hợp như thế, nguyên tắc chung về thiện chí (xem Điều 1.7) sẽ không cho phép bên này coi việc giấy phép bị từ chối là lý do để vi phạm hợp đồng. Ví dụ: 4. Cùng sự kiện trong ví dụ 3, nhưng khác là ở chỗ A có mọt số tiền đủ trả cho B tại nước Z, nơi không yêu cầu giấy phép . A không thể xem việc từ chối cấp giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền tại nước X là một lý do không thanh toán cho B. Mục 2: Hoàn cảnh khó khăn Điều 6.2.1 (Tuân thủ hợp đồng ) Khi việc thực hiện hợp đồng trở nên khó kăn hơn cho một bên, bên này vẫn buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình, trừ những trường hợp liên quan đến các điều khoản về hoàn cảnh khó khăn được qui định dưới đây. BÌNH LUẬN 1. Qui định chung về tính ràng buộc của hợp đồng. Mục đích của Điều 6.2.1 không trái nguyên tắc chung về đặc tính ràng buộc của hợp đồng
  20. (xem Điều 1.3), theo đó giữa việc phải hợp đồng và chi phí cho việc thực hiện không liên quan gì với nhau. Nói cách khác, thậm chí một bên phải chịu thua lỗ nặng nề thay vì lợi nhuận như mong đợi, hay khi việc thực hiện trở nên vô nghĩa đối với bên đó, các điều kiện của hợp đồng vẫn phải được tôn trọng. Ví dụ: Vào tháng 1 năm 1990. A, một đại lý giao nhận, ký kết hợp đồng vận chuyển thời hạn là 2 năm với B, một nhà vận tải. Theo hợp đồng, B phải vận chuyển hàng hoá từ Hamburg đến New York với một giá cố định hàng tháng trong suốt thời gian hai năm. Do khủng hoảng vùng vịnh năm 1990, giá đầu tăng lên rất nhiều, dựa vào lý do này, tháng 8 năm 1990 B yêu cầu tăng giá vận chuyển lên 5%. Khi này B không có quyền đòi tăng giá mà phải gánh chịu rủi ro trong việc thực hiện dù việc thực hiện đã trở nên khó khăn hơn. 2. Việc hoàn cảnh thay đổi chỉ có thể là lý do thích hợp để xét lại hợp đồng trong các trường hợp ngoại lệ. Nguyên tắc ràng buộc của hợp đồng không phải là một nguyên tắc tuyệt đối, khi những sự việc bất ngờ xuất hiện, dẫn đến thay đổi cơ bản về công bằng và bình đẳng của các bên trong hợp đồng , thì có thể sẽ làm phát sinh một vài trường hợp ngoại lệ, được gọi là "hoàn cảnh khó khăn", sẽ được trình bày trong các điều kiện ở phần sau của mục này. Việc sửa đổi nội dung nghĩa vụ trong các hoàn cảnh khó khăn (tiếng La tinh gọi là nguyên tắc rebussic stamtibus) được chấp nhận trong các hệ thống pháp luật khác nhau dưới hình thức các khái niệm khác như mất mục tiêu, Wegfall deer Geschaftsgrundlage, impre'vision, excessive one Rosita sopravvenuta v.v Chúng ta chọn thuật ngữ "khó khăn" bởi vì nó được biết đến rộng rãi trong tập quán thương mại quốc tế cũng như được nêu trong nhiều hợp đồng quốc tế dưới tên gọi "điều khoản về hoàn cảnh khó khăn". Điều 6.2.2 (Định nghĩa về khó khăn) Một hoàn cảnh được gọi là khó khăn, nếu nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, hoặc làm cho phí thực hiện tăng quá cao, hoặc giá trị nhận được do thực hiện nghĩa vụ giảm quá thấp, hơn nữa: a. Sự việc xảy ra hoặc được bên khó khăn biết sau khi giao kết hợp đồng. b. Sự việc này không được bên bị khó khăn dự đoán trước, vào thời điểm giao kết hợp đồng. c. Sự việc xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên bị khó khăn và d. Rủi ro sự việc xảy ra không được bên bị khó khăn định liệu đến. BÌNH LUẬN 1. Định nghĩa hoàn cảnh khó khăn. Điều 6.2.2 định nghĩa hoàn cảnh khó khăn là một trường hợp khi các sự kiện xảy ra là làm thay đổi một cách cơ bản sự cân bằng giữa các bên trong hợp đồng, với điều kiện là các sự kiện đó phải đáp ứng các yêu cầu đưa ra trong các mục từ (a) đến (d). 2. Sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng. Thông thường việc thay đổi hoàn cảnh không làm ảnh hưởng đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (xem Điều 2,1), do đó bên có nghĩa vụ không thể viện dẫn lý do này để không thực hiện nghĩa vụ của mình trừ khi sự thay đổi hoàn cảnh làm ảnh hưởng đến nguyên tắc bình đẳng, các bên cũng có lợi của hợp đồng. Sự thay đổi của hoàn cảnh có được xem là thay đổi cơ bản hay không còn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể trên thực tế. Sự thay đổi hoàn cảnh làm ảnh hưởng (tăng lên hoặc giảm xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽ được xem là sự thay đổi cơ bản. Ví dụ 1. Vào tháng 9 năm 1989, A, một nhà kinh doanh hàng điện tử tại Cộng Hoà Dân Chủ Đức, đặt mua hàng điện tử từ B, ở tại nước X, cũng là một nước Xã hội chủ nghĩa. B thoả thuận sẽ giao hàng hoá vào tháng 12 năm 1990. Đến tháng 11 năm 1990, A thông báo với B là hàng hoá đó sẽ không còn ai dùng nữa, vì sau khi nước Đức thống nhất loại hàng hoá nhập từ X sẽ không được
  21. phép trao đổi trên thị trường. Trừ khi các bên có thỏa thuận khác hay pháp luật có quy định khác, A được quyền viện dẫn những điều khoản chung về khó khăn trong PICC. a. Sự gia tăng chi phí thực hiện. Thực tế sự thay đổi cơ bản về sự cân bằng của hợp đồng có thể được thể hiện dưới hai hình thức khác nhau nhưng có liên quan đến nhau. Trước tiên là sự gia tăng chi phí trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với một bên, thông thường là một nghĩa vụ phạt tiền tệ (nghĩa vụ phải thực hiện một công việc). Sự gia tăng đáng kể trong chi phí, chẳng hạn sự tăng vọt trong giá nhiên liệu cần thiết cho việc sản xuất hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, hoặc các qui định mới về an toàn được ban hành khiến cho bên thực hiện chịu nhiều chi phí hơn trong quá trình sản xuất. b. Thiệt hại của bên có quyền. Hình thức thứ hai là sự mất ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng đối với bên có quyền, tức là khi việc thực hiện không còn giá trị gì đối với bên có quyền. Việc thực hiện có thể liên quan đến nghĩa vụ trả tiền hoặc nghĩa vụ phải thực hiện một công việc. Do biến động thị trường việc thực hiện hợp đồng gây thua lỗ hoặc giảm lợi nhuận, không thu được lợi nhuận chẳng hạn như ảnh hưởng của siêu lạm phát đối với giá cả hàng hoá đã thoả thuận trong hợp đồng) hay mục đích của hợp đồng mà bên có quyền đề ra không còn ý nghĩa, không còn phụ thuộc với thực tiễn (ví dụ như lệnh cấm xây dựng trên một lô đất đã được dự định mua nhằm mục đích xây dựng, hoặc ảnh hưởng của một lệnh cấm vận xuất khẩu đối với hàng hoá đã được dự định mua nhằm mục đích xuất khẩu ). Đương nhiên việc giảm giá trị của việc thực hiện phải có khả năng xác định được: sự thay đổi ý kiến cá nhân của bên có quyền về giá trị của việc thực hiện không thể coi là cơ sở viện dẫn hoàn cảnh khó khăn. Vấn đề thất bại hoàn toàn về mục đích của việc thực hiện chỉ có thể được xét như một cơ sở viện dẫn hoàn cảnh khó khăn, khi mục đích của vấn đề trên đã được các bên biết hoặc phải biết. 3. Các yêu cầu khác cho việc áp dụng điều khoản về khó khăn. a. Các trường hợp xảy ra hoặc được biết sau khi giao kết hợp đồng. Theo Mục (a) của Điều 6.2. 2 các sự kiện gây ra khó khăn đã xảy ra, hoặc chỉ được bên bị khó khăn biết đến sau khi đã giao kết hợp đồng. Nếu bên bị khó khăn đã biết được các sự kiện trên vào lúc giao kết hợp đồng, họ đã có thể xem xét lại hợp đồng tại thời điểm giao kết, và sau đó họ không thể nói là đã bị bất lợi nữa. b. Bên bị bất lợi đã biết hoặc phải biết trước hoàn cảnh khó khăn. Nếu hoàn cảnh khó khăn xảy ra sau khi ký kết hợp đồng, thì mục (b) của điều khoản này khẳng định rõ ràng rằng bên bị khó khăn vẫn không thể viện dẫn điều này để hưởng điều khoản miễn trách nếu họ biết hay phải biết trước điều kiện bất lợi này vào thời điểm giao kết hợp đồng. Ví dụ 2. A dồng ý cung cấp cho B dầu thô từ nước X với giá cố định trong vòng 5 năm, mặc dù đang có các biến động về chính sách chính trị tại khu vực. Hai năm sau khi giao kết hợp đồng, một cuộc chiến tranh nổ ra giữa các nước láng giềng. Cuộc chiến tranh đưa đến cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới và giá dầu tăng vọt. A không có quyền viện dẫn hoàn cảnh bất lợi, bởi vì A biết hay buộc phải biết trước việc gia tăng giá dầu thô. Đôi khi sự thay đổi hoàn cảnh diễn ra dần dần, nhưng kết quả sau cùng của sự thay đổi dần dần này có thể cấu thành một trường hợp về hoàn cảnh khó khăn. Nếu sự thay đổi này bắt đầu trước khi hợp đồng được giao kết, hoàn cảnh khó khăn sẽ không phát sinh trừ khi tốc độ của sự thay đổi tăng vọt trong suốt thời hạn của hợp đồng sau khi giao kết. Ví dụ 3. Trong một hợp đồng bán hàng giữa A và B, giá cả được ghi rõ bằng đồng tiền của nước X, một đồng tiền mà giá trị của nó đã mất giá rất chậm so với một số ngoại tệ mạnh khác trước khi giao kết hợp đồng. Một tháng sau khi có cuộc khủng hoảng về chính trị xảy ra tại nước X đưa đến sự giảm giá đến 80% đồng tiền nước này. Trừ khi các bên có thoả thuận khác hay pháp luật có quy định khác, việc lạm phát này là một trường hợp về hoàn cảnh khó khăn, bởi vì các bên không thể đoán trước sự mất giá đồng tiền nhanh chóng như vậy. c. Các sự kiện phát sinh ngoài tầm kiểm soát của bên bị khó khăn. Theo mục (c) của Điều 6.2.2 hoàn cảnh khó khăn chỉ có thể phát sinh nếu các sự kiện gây ra
  22. hoàn cảnh khó khăn nằm ngoài tầm kiểm soát của bên bị bất lợi. d. Các rủi ro không nằm trong phạm vi mà bên khó khăn phải gánh chịu. Theo Mục (d) có thể không có hoàn cảnh khó khăn nếu bên bị khó khăn đã chấp nhận rủi ro về sự thay đổi hoàn cảnh. "Chấp nhận" được hiểu là các rủi ro này không cần phải được chấp nhận một cách rõ ràng, nhưng điều này có thể được suy ra từ bản chất của hợp đồng. Một bên tham gia vào một thương vụ có tính đầu cơ xem như chấp nhận một mức độ rủi ro nhất định, ngay cả khi bên đó dã không hoàn toàn tỉnh táo nhận ra các rủi ro đó vào thời điểm giao kết hợp đồng. Ví dụ 4. A, một công ty bảo hiểm chuyên bảo hiểm các rủi ro về tàu bè, yêu cầu một phí bảo hiểm phụ trội đối với những khách hàng có những hợp đồng liên quan đến các rủi ro về chiến tranh và các bạo động trong nước, để đáp ứng các rủi ro lớn hơn đáng kể xảy ra sau khi các cuộc chiến tranh và bạo động trong nước nổ ra đồng thời ba nước trong cùng một khu vực. A không có quyền đòi sửa đổi hợp đồng và viện dẫn khó khăn khi chiến tranh xảy ra, do khoản tiền yêu cầu nộp thêm trong phí bảo hiểm về chiến tranh và bạo động trong nước đã ngầm chỉ rõ rằng công ty bảo hiểm chấp nhận rủi ro này dù cho cả ba nước bị ảnh hưởng chiến tranh cùng lúc. 4. Hoàn cảnh khó khăn chính đáng khi bên bị khó khăn chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Xét về bản chất, hoàn cảnh khó khăn chỉ có thể được coi là chính đáng, khi bên bị khó khăn vẫn chưa thực hiện các nghĩa vụ của mình một khi đã thực hiện, họ không còn được dựa vào một sự gia tăng đáng kể trong chi phí của việc thực hiện, mà họ nhận, là hậu quả của một sự thay đổi hoàn cảnh khó khăn đã diễn ra sau khi họ thực hiện. Nếu sự thay đổi cơ bản về thế quân bình của hợp đồng xảy ra vào thời điểm khi công việc chỉ được thực hiện một phần, hoàn cảnh khó khăn chỉ được áp dụng đối với những phần chưa thực hiện của hợp đồng. Ví dụ 5. A giao kết hợp đồng với B, một công ty xử lý các phế liệu tại nước X, nhằm chuẩn bị chỗ chứa các phế liệu của họ. Hợp đồng qui định thời hạn 4 năm, với một giá nhất định tính trên tấn phế liệu. Hai năm sau khi giao kết hợp đồng, chính quyền phát động cuộc vận động về môi trường và qui định giá thuê chỗ chứa phế liệu trên cao hơn gấp 10 lần trước đó. B có thể viện dẫn điều khoản về hoàn cảnh khó khăn cho hai năm còn lại của hợp đồng. 5. Hoàn cảnh khó khăn thường là được áp dụng dối với những hợp đồng dài hạn. Mặc dù Điều 6.2.2 không loại trừ một cách rõ ràng khả năng viện dẫn đến hoàn cảnh khó khăn thông qua thoả thuận trong hợp đồng, hoàn cảnh khó khăn thường chính đáng đối với các hợp đồng dài hạn, nghĩa là việc thực hiện của ít nhất một bên được kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định. 6. Hoàn cảnh khó khăn và sự kiện bất khả kháng. Vì sự liên quan giữa định nghĩa của hoàn cảnh khó khăn và sự kiện bất khả kháng (xem Điều 7.1.7) theo PICC, có thể có các trường hợp đồng thời được xem xét là trường hợp hoàn cảnh khó khăn và bất khả kháng. Nếu điều này được chứng minh, bên bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trên có quyền quyết định phương cách nào thích hợp nhất để tuân theo. Nếu bên này dựa vào các biện pháp xử lý trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, việc không thực hiện nghĩa vụ của họ sẽ được miễn trừ trách nhiệm. Mặt khác, họ cũng có thể dựa vào hoàn cảnh khó khăn để thương lượng lại các điều khoản hợp đồng nhằm duy trì hợp đồng trong hoàn cảnh mới. 7. Hoàn cảnh khó khăn và tập quán hợp đồng. Định nghĩa của hoàn cảnh khó khăn trong Điều 6.2.2 chỉ mang đặc tính chung. Trong các hợp đồng thương mại quốc tế, các điều khoản về hoàn cảnh khó khăn được quy định rất chi tiết và cụ thể. Do đó các bên có thể áp dụng nội dụng của điều khoản vào từng thương vụ cụ thể. Điều 6.2.3 (Hậu quả của sự khó khăn) 1. Bên bị bất lợi có quyền đề nghị đàm phán lại. Lời đề nghị phải được đưa ra đúng lúc và đầy đủ cơ sở. 2. Bên bị khó khăn không đương nhiên được ngừng việc thực hiện nghĩa vụ khi đưa
  23. ra đề nghị đàm phán lại. 3. Nếu hai bên không đạt được sự thoả thuận nào khác, mỗi bên đều có quyền yêu cầu toà án giải quyết. a. Nếu xét thấy hợp lý toà án có thể xác định là có hoàn cảnh bất lợi và: b. Tuyên bố chấm dứt hợp đồng tại một thời điểm và theo các điều kiện được tòa án quyết định; hoặc c. Sửa đổi nội dung hợp đồng nhằm phục hồi sự công bằng cho các bên. BÌNH LUẬN 1. Bên bị khó khăn có quyền yêu cầu đàm phán lại. Do hoàn cảnh khó khăn dẫn đến sự thay đổi cơ bản về sự quân bình của hợp đồng, khoản (1) của Điều 6.2.3 ngay từ đầu cho phép bên bị khó khăn yêu cầu đối tác đàm phán lại các điều khoản ban đầu của hợp đồng, với mục đích sửa đổi những điều khoản này để phù hợp với hoàn cảnh đã thay đổi. Ví dụ: 1. A, một công ty xây dựng tại nước X, giao kết hợp đồng chọn gói với B, một cơ quan chính phủ để xây dựng nhà xưởng tại nước Y. Phần lớn các máy móc tinh vi đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do sự mất giá không lường trước được về đồng tiền của nước Y, đồng LIA (được dùng làm đơn vị thanh toán trong hợp đồng), giá thành của các máy móc này tăng lên hơn 50%. A có quyền yêu cầu B thương lượng lại điều khoản về giá cả ban đầu để phù hợp với hoàn cảnh thay đổi. Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại không thể được chấp nhận, khi hợp đồng có quy định điều khoản trượt giá (ví dụ điều khoản quy định về chỉ số biến động của giá cả, nếu xảy ra các sự kiện nhất định). Ví dụ: 2. Cùng ví dụ 1, chỉ khác là hợp đồng bao gồm một điều khoản về chỉ số trượt giá liên quan đến chi phí vật liệu và nhân công. A không được quyền yêu cầu một cuộc thương lượng lại với giá. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp đó, các bên có thể yêu cầu thương lượng lại nếu điều khoản trượt giá trong hợp đồng không dự liệu hết các hoàn cảnh thực tế. Ví dụ 3. Cùng ví dụ 2, chỉ khác là có sự gia tăng đáng kể trong chi phí của A do việc thực hiện các qui định về an toàn vệ sinh lao động mới tại nước Y. A có quyền yêu cầu B thương lượng lại giá ban đầu của hợp đồng cho thích hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh. 2. Việc yêu cầu thương lượng lại phải được thực hiện trong thời gian hợp lý. Yêu cầu về các cuộc thương lượng lại, phải được thực hiện ngay khi có thể được, sau thời điểm hoàn cảnh khó khăn xảy ra (khoản 1). Thời diểm chính xác cho việc yêu cầu thương lượng lại phụ thuộc vào hoàn cảnh của từng trường hợp; ví dụ nó có thể kéo dài hơn khi sự thay đổi hoàn cảnh xảy ra từ từ (xem bình luận 3 (b) tại Điều 6.2.2). Bên bị khó khăn không mất quyền của họ trong việc yêu cầu các cuộc thương lượng lại nếu họ không yêu cầu thương lượng lại ngay. Tuy nhiên, sự trì hoãn trong việc yêu cầu thương lượng lại sẽ gây khó khăn cho bên bị khó khăn trong việc chứng minh hoàn cảnh khó khăn có thực sự xảy ra hay không, và nếu có thì hậu quả của nó đối với hợp đồng là gì. 3. Cơ sở để yêu cầu thương lượng lại Khoản (1) của Điều 6.2.3 cũng bắt buộc bên bị khó khăn có nghĩa vụ nêu rõ các yêu cầu trong các cuộc thương lượng để bên kia đánh giá tốt hơn, và xem xét yêu cầu thương lượng lại đó có thoả đáng hay không. Yêu cầu không hoàn chỉnh được coi là yêu cầu đó không được đưa ra kịp thời, trừ khi các yếu tố của hoàn cảnh khó khăn được thể hiện quá rõ ràng đến nỗi chúng không cần phải được giải thích rõ ràng trong thư yêu cầu thương lượng lại. Nếu không trình bày nguyên nhân việc yêu cầu thương lượng lại, yêu cầu này sẽ được xem như một yêu cầu chậm trễ và việc giải quyết tương tự. (Xem bình luận 2 của Điều 6.2.3 ). 4. Yêu cầu thương lượng lại và ngừng thực hiện nghĩa vụ
  24. Khoản (2 ) của Điều 6.2.3 qui định rằng yêu cầu thương lượng lại tự thân nó không cho phép bên bị khó khăn ngừng thực hiện nghĩa vụ nhằm tránh các bên lạm dụng điều khoản này. Việc ngừng thực hiện chỉ có thể được xem xét trong một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: 4. A giao kết hợp đồng với B trong việc xây dựng một nhà máy tại nước X. Sau khi hợp đồng dược ký kết, chính phủ nước X ban hành một số quy định mới về an toàn, vệ sinh lao động. Qui định mới này yêu cầu phải có các thiết bị bổ sung và do đó dự thay đổi về cơ bản trong sự cân bằng của hợp đồng của A gặp nhiều khó khăn. A có quyền yêu cầu thương lượng lại, và có thể thực hiện với mục đích xin thêm một thời gian cần thiết để thực hiện các qui định về an toàn, nhưng A cũng có thể ngừng việc giao các thiết bị bổ sung trong trường hợp yêu cầu sửa đổi của A không được chấp nhận. 5. Thương lượng lại trên tinh thần thiện chí. Mặc dù không nêu rõ trong Điều này, việc yêu cầu thương lượng lại của bên bị khó khăn và hành vi của cả hai bên trong quá trình thương lượng lại phải tuân theo nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực (Điều 1.7) và nghĩa vụ hợp tác (Điều 5.3) . Do vậy, bên bị khó khăn chỉ áp dụng điều khoản này khi hoàn cảnh khó khăn thực sự tồn tại và không được lạm dụng để yêu cầu thương lượng lại như là một thủ đoạn khôn khéo đơn thuần. Tương tự, một khi yêu cầu được đưa ra, cả hai bên đều phải tiến hành các cuộc thương lượng lại trên tinh thần xây dựng, đặc biệt kiềm chế bất kỳ hình thức gây khó khăn nào và không được từ chối cung cấp các thông tin cần thiết. 6. Yêu cầu toà án can thiệp khi các bên không đạt đến thoả thuận mong muốn. Nếu các bên không đạt được thoả thuận về việc sửa đổi hợp đồng đối với hoàn cảnh khó khăn bị thay đổi trong một thời hạn hợp lý. Khoản (3) của Điều này cho phép một trong hai bên khởi kiện đến toà. Trường hợp như thế có thể phát sinh do bên không bị khó khăn không chấp nhận yêu cầu thương lượng lại hoặc do các cuộc thương lượng lại, mặc dù được hai bên tiến hành trên tinh thần thiện chí đã không đạt đến một kết quả tích cực. Tuỳ theo mức độ phức tạp của vấn đề cần giải quyết và hoàn cảnh cụ thể mà thời gian chờ đợi của các bên trước khi vụ việc được đưa ra toà là nhanh chóng hay lâu dài. 7. Các biện pháp của toà áp dụng trong hoàn cảnh khó khăn. Theo Khoản (4) của Điều 6.2.3 Toà án nếu xác nhận có hoàn cảnh khó khăn, có thể xử lý bằng nhiều cách khác nhau. Khả năng trước tiên là chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên, vì việc chấm dứt hợp đồng khi này không phải là do sự vi phạm của một bên, vì tính chất của nó khác với những qui định về việc chấm dứt hợp đồng nói chung (Điều 7.3.1 et seq). Nên Khoản (4) (a) qui định rằng việc chấm dứt sẽ xảy ra " vào ngày và theo các điều kiện được toà án xác định". Một khả năng khác là tòa có thể sửa đổi hợp đồng nhằm lập lại sự cân bằng của nó (khoản 4 (b)). Để làm như vậy, toà sẽ tìm cách phân chia công bằng về các khoản lỗ giữa bị hai bên. Điều này còn phụ thuộc vào bản chất của hoàn cảnh khó khăn, có liên quan đến cả việc sửa đổi giá cả. Tuy nhiên, nếu có thể, việc sửa đổi sẽ không cần thiết phải phản ánh đầy đủ các khoản lỗ phát sinh bởi sự thay đổi hoàn cảnh, vì toà sẽ phải xem xét giới hạn rủi ro mà mỗi bên phải gánh chịu và giới hạn hợp lý để bên có quyền hưởng được lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Khoản (4) của Điều 6.2.3 qui định rõ ràng tòa có thể chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng chỉ khi điều này là hợp lý. Cũng có trường hợp việc sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng đều không thích hợp với thực tế khi đó. Toà án sẽ tuyên các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng, hay tiến hành thêm các cuộc đàm phán để thương lượng lại các điều khoản của hợp đồng. Ví dụ 3, A một công ty xuất nhập khẩu, ký hợp đồng cung ứng mặt hàng bia hơi trong 3 năm cho B - một công ty nhập khẩu tại nước X, cấm bán và tiêu thụ các loại đồ uống có cồn. Ngay lập tức 1.B viện đến hoàn cảnh khó khăn và yêu cầu A thương lượng lại hợp đồng, A công nhận hoàn cảnh khó khăn đã xảy ra, nhưng từ chối chập nhận sửa đổi hợp đồng theo đề nghị của B. Sau một tháng thảo luận không thành công B nhờ đến toà Nếu B chính sách khả năng bán bia tại một nước láng giềng với một giá thấp đáng kể, toà có thể quyết định duy trì hợp đồng nhưng giảm giá thành thoả thuận. Nếu ngược lại B không có khả năng đó, thì toà có thể chấm dứt hợp đồng, tuy nhiên đồng
  25. thời yêu cầu B thanh toán cho A lô hàng sau cùng đang trên đường gởi đến. CHƯƠNG VII: KHÔNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG Mục 1: Quy định chung Điều 7.1.1 (Định nghĩa việc không thực hiện hợp đồng) Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặc thực hiện chậm. BÌNH LUẬN Điều 7.1.1 định nghĩa việc "không thực hiện" theo cách lý giải của PICC. ở điều này cần lưu ý đặc biệt đến hai đặc tính của định nghĩa. Trước tiên là việc "không thực hiện" được định nghĩa gồm tất cả các hình thức có thực hiện nhưng không đúng như giao kết cũng như hoàn toàn không thực hiện. Vì thế nếu một nhà xây dựng khi xây dựng một toà nhà một phần theo đúng hợp đồng và một phần không theo đúng hợp đồng, hoặc hoàn thành toà nhà trễ, thì bị coi là vi phạm hợp đồng (không thực hiện hợp đồng) Đặc tính thứ hai trong mục đích của PICC là khái niệm "không thực hiện" bao gồm cả việc không thực hiện được miễn trừ trách nhiệm hay không được miễn trách. Nếu là do lỗi của bên kia, việc không thực hiện miễn trách (xem Điều 7.1.2 (Sự can thiệp của bên kia) và 7.1.3 (Huỷ bỏ việc thực hiện) hoặc vì các sự kiện bất ngờ bên ngoài (Điều 7.1.7 (Bất khả kháng). Một bên không có quyền đòi bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu bên kia phải thực hiện một nghĩa vụ cụ thể nào, khi bên kia được miễn trách về việc không thực hiện, nhưng thông thường bên không nhận được việc thực hiện sẽ có quyền chấm dứt hợp đồng, dù cho việc không thực hiện có được miễn trách nhiệm hay không. Xem Điều 7.3.1 et seq. và bình luận. PICC không có điều khoản chung nào đưa ra một biện pháp xử lý cho mọi trường hợp không thực hiện. Một biện pháp xử lý chỉ áp dụng cho các trường hợp không gây mâu thuẫn về mặt logic. Vì vậy nói chung, một bên thành công việc tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng sẽ mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nhưng không có lý do gì mà bên bị thiệt hại29 không thể vừa chấm dứt hợp đồng do bên kia vi phạm hợp đồng vừa đồng thời yêu cầu bồi thường thiệt hại. Xem Điều 7.2.5 (thay đổi biện pháp xử lý), Điều 7.3.5 (Các hậu quả của việc chấm dứt nói chung, và Điều7.3.5 (Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại). Điều 7.1.2 (Sự can thiệp của một bên) Một bên không thể không thực hiện nghĩa vụ của mình vì lý do bên kia không thực hiện nghĩa vụ của họ, nếu như việc không thực hiện của bên kia là do hành động hay không hành động (bất tác vi) của mình hoặc từ những sự việc mà mình phải chịu rủi ro. BÌNH LUẬN 1. Việc không thực hiện nghĩa vụ gây ra do hành vi hoặc bất tác vi của bên viện dẫn việc không thực hiện. Điều 7.1.2 quy định một trong những trường hợp không thực hiện nghĩa vụ được miễn trách, mà còn hoàn toàn không bị coi là vi phạm hợp đồng. Vì thế, bên kia không được phép chấm dứt hợp đồng với lý do bên này không thực hiện nghĩa vụ. Cần phân biệt hai trường hợp. Trường hợp đầu là việc một bên không thể thực hiện toàn bộ hoặc từng phần nghĩa vụ của họ, do bên kia đã thực hiện một số việc làm cho nghĩa vụ bên này không thể tiến hành toàn bộ hay từng phần. Ví dụ 1. A đồng ý thực hiện việc xây dựng một toà nhà trên khu đất của B bắt đầu vào ngày 1 tháng 2. Nếu B khoá cửa vào khu đất này và không cho phép A vào, B không thể nói rằng A đã không thực hiện công việc. Hành vi của B được coi như vi phạm hợp đồng, hoặc dựa vào một điều
  26. khoản trong hợp đồng cho phép A được đến khu đất này, hoặc dựa vào các nghĩa vụ về thiện chí và hợp tác. Cách giải quyết này không phụ thuộc vào việc B có được miễn trách do việc không thực hiện của mình hay không. Nhưng nếu B được miễn trách trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình (ví dụ như B không thể đến được khu đất do có xảy ra đình công) thì cách giải quyết cũng là tương tự. PICC còn dự liệu khả năng, theo đó hành vi của một bên bị trở ngại chỉ một phần do hành động của bên kia. Trong những trường hợp như thế cần thiết phải xem xét tỷ lệ nguyên nhân gây ra việc không thực hiện giữa những nguyên nhân do lỗi của bên này và những nguyên nhân do yếu tố khác gây nên. 2. Những trường hợp theo đó bên viện dẫn việc không thực hiện phải chịu rủi ro Một khả năng khác là việc không thực hiện hợp đồng có thể do một rủi ro, đã được thực hiện trong hợp đồng hoặc hiểu ngầm là: bên viện dẫn việc không thực hiện phải gánh chịu rủi ro. Ví dụ 2. A, một công ty xây dựng thoả thuận với B, chủ nhân của nhiều toà cao ốc tại một địa điểm, về hợp đồng xây dựng tại cùng địa điểm. Nếu các cao ốc này được bảo hiểm hoả hoạn. Các bên đồng ý rằng rủi ro về các thiệt hại xảy ra sẽ do B - người được bảo hiểm - chịu. Khi đó việc phân định trách nhiệm của các bên được coi như có hiệu lực. Vì vậy, ngay cả khi có hoả hoạn xảy ra do bất cẩn của A, thiệt hại đó vẫn có thể được phân định cho bên B gánh chịu mặc dù cách giải quyết như vậy có vẻ khó thuyết phục hơn là trường hợp hoả hoạn không do lỗi của bên nào gây ra. Điều 7.1.3 (Dừng thực hiện) 1. Nếu cả hai bên trong hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc, thì mỗi bên có thể dừng thực hiện nghĩa vụ của mình khi bên kia chưa cam kết thực hiện tiếp nghĩa vụ của họ. 2. Nếu các bên trong hợp đồng phải thực hiện theo thứ tự, bên thực hiện sau có thể dừng thực hiện cho đến khi bên thực hiện trước thực hiện những hành vi cần thiết theo quy định trong hợp đồng. BÌNH LUẬN Điều 7.1.3 phải được cùng với Điều 6.1.4 (Thứ tự của việc thực hiện). Nó cũng liên quan đến các biện pháp xử lý và tương đương với khái niệm exceptio non adimpleti contractus thường được sử dụng trong các nước theo hệ thống luật dân sự. Ví dụ A đồng ý bán cho B 1000 tấn lúa mì trắng theo giá CIF Rotterdam, việc thanh toán được thực hiện bắng tín dụng thư (L/C) có xác nhận mở bằng tiền Mác Đức (DEM) tại một ngân hàng Đức. A không buộc phải giao hàng, trừ khi và cho đến khi B mở L/C đúng theo các nghĩa vụ của hợp đồng. Điều 7.1.3 không quy định những vấn đề nảy sinh khi một bên thực hiện từng phần song không thực hiện toàn bộ hợp đồng. Khi đó, bên được quyền tiếp nhận việc thực hiện của bên kia có thể dừng thực hiện nghĩa vụ của mình, nếu thấy điều này không phù hợp với nguyên tắc về thiện chí và trung thực trong hoàn cảnh thông thường (Điều 1.7). Điều 7.1.4 (Cố gắng khắc phục của bên không thực hiện) 1. Bên không thực hiện có thể khắc phục hậu quả không thực hiện bằng chi phí của mình, miễn là: a. Bên này thông báo cho phía đối tác đúng thời điểm về cách thức và thời gian khắc phục. b. Hoàn cảnh khắc phục là thích hợp. c. Bên kia không có lý do chính đáng để từ chối việc khắc phục.
  27. d. Việc khắc phục có kết quả ngay. 2. Việc thông báo chấm dứt hợp đồng không làm hạn chế quyền sửa chữa, khắc phục. 3. Kể từ khi thông báo sửa chữa, khắc phục có hiệu lực, quyền của bên bị thiệt hại, nếu không thích hợp với việc thực hiện của bên gây thiệt hại do không thực hiện, sẽ bị đình chỉ đến khi thời hạn sửa chữa, khắc phục chấm dứt. 4. Bên có quyền có thể dừng thực hiện các nghĩa vụ liên quan trong khi đang sửa chữa, khắc phục. 5. Kể cả khi đang sửa chữa, khắc phục, bên bị thiệt hại vẫn có quyền đòi bồi thường thiệt hại do chậm trễ, cũng như các thiệt hại đã không ngăn chặn được bằng cách sửa chữa, khắc phục. BÌNH LUẬN 1. Nguyên tắc chung Khoản (I) của Điều 7.1.4 qui định rằng nếu hội đủ một số điều kiện nhất định, bên không thực hiện30 có thể tự xử lý bằng cách sửa chữa, khắc phục việc không thực hiện của mình. Thực tế, bằng cách đáp ứng các điều kiện nêu trong Điều 7.1.4, bên không thực hiện có thể kéo dài thời gian thực hiện thêm một khoảng thời gian quá thời hạn thực hiện được quy định trong hợp đồng, trừ khi hợp đồng hay hoàn cảnh yêu cầu các nghĩa vụ phải được thực hiện đúng hạn. Do vậy, Điều 7.1.4 khuyến khích sự duy trì của hợp đồng hơn là các biện pháp xử lý khác như chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nó cũng thể hiện tinh thần khuyến khích các chi phí vô ích phát sinh, như được nêu trong Điều 7.4.8 (Khắc phục thiệt hại), và nguyên tắc cơ bản về thiện chí và trung thực được quy định trong Điều 1.7. Điều 7.1.4 cũng tương đương với các điều khoản về khắc phục và sửa chữa tại Điều 37 và Điều 48 CISG và trong một số luật của các nước điều chỉnh về hợp đồng mua bán. Ngay cả trong những hệ thống luật pháp không quy định về việc cho phép sửa chữa, khắc phục, thông thường vẫn chấp nhận một đề nghị hợp lý về việc sửa chữa nhằm khắc phục thiệt hại. 2. Thông báo về việc sửa chữa, khắc phục Thông báo về việc sửa chữa, khắc phục phải có nội dung, hình thức hợp lý, ngoài ra, nó phải được gửi đi kịp thời. Nếu có thể cung cấp thông tin trong thông báo đó, bên gởi thông báo phải thể hiện rõ cách thức thực hiện việc sửa chữa khắc phục ra sao, thời gian thực hiện v.v. Thông báo về việc sửa chữa, khắc phục có hiệu lực khi các điều kiện của Khoản (1) (a) - (c) được thoả mãn. 3. Tính hợp lý của hành vi sửa chữa, khắc phục Việc sửa chữa, khắc phục có phù hợp trong các trường hợp hay không là phụ thuộc vào việc xem xét bản chất hợp đồng, để xác định có nên cho phép bên không thực hiện có những cố gắng khác trong trong việc thực hiện ngoài những biện pháp sửa chữa, khắc phục đó không. Như được nêu trong Khoản (2), việc sửa chữa khắc phục không bị loại trừ chỉ vì việc không thực hiện là việc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của bên đó. Các yếu tố được xem xét trong việc xác định sự hợp lý của việc sửa chữa, khắc phục bao gồm khả năng thành công trong việc giải quyết các vấn đề mà bên hứa sửa chữa, khắc phục đưa ra, và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do những chậm trễ phát sinh, dù là cần thiết, do việc tiến hành sửa chữa, khắc phục. Quyền sửa chữa, khắc phục không bị bác bỏ do việc bên bị thiệt hại sau đó thay đổi ý kiến. Nếu bên không thực hiện gởi thông báo về việc sửa chữa, khắc phục, và bên bị thiệt hại chấp nhận, họ không có quyền thay đổi ý kiến nữa. Tuy nhiên, nếu bên bị thiệt hại thay đổi ý kiến của mình trước khi nhận được thông báo về việc sửa chữa, khắc phục, họ có thể từ chối hay chấp nhận. 4. Lợi ích của bên bị thiệt hại (do bên kia không thực hiện) Bên không thực hiện có thể không được phép sửa chữa, khắc phục, nếu bên bị thiệt hại có lợi ích và có lý do chính đáng trong việc từ chối sửa chữa, khắc phục. Tuy nhiên, nếu thông báo sửa chữa, khắc phục được đưa ra kịp thời và nếu việc sửa chữa, khắc phục là thích hợp với hoàn cảnh, bên không thực hiện có quyền sửa chữa, khắc phục thiệt hại. Tuy nhiên nếu trong khi tiến hành các biện pháp khắc phục, bên không thực hiện gây ra thiệt hại về người và của cho người khác, thì bên có quyền có thể xem đây là lý do chính đáng để từ chối việc sửa chữa, khắc phục. Nhưng nếu bên bị thiệt hại chỉ đơn giản từ chối các hành vi cố gắng khắc phục của phía bên kia vì họ không muốn tiếp tục các mối quan hệ hợp tác với bên không thực hiện, điều này được xem là lý do không chính đáng để bác bỏ việc khắc phục.