Thương mại điện tử - Chương 5: Dự trữ hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại

ppt 81 trang vanle 1910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thương mại điện tử - Chương 5: Dự trữ hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthuong_mai_dien_tu_chuong_5_du_tru_hang_hoa_o_doanh_nghiep_t.ppt

Nội dung text: Thương mại điện tử - Chương 5: Dự trữ hàng hoá ở doanh nghiệp thương mại

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG BÀI GIẢNG MÔN NGHIỆP VỤ THƯƠNG MẠI Giảng viên: TS. Nguyễn Hoài Anh Điện thoại: 0948555117 Bộ môn: Quản trị - Khoa QTKD1 Năm biên soạn: 2009
  2. CHƯƠNG 5: DỰ TRỮ HÀNG HOÁ Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 5.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ 5.2. PHÂN LOẠI DỰ TRỮ 5.3. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.4. CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
  3. 5.1 KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG CỦA DỰ TRỮ Trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, do sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, do đặc điểm khác biệt giữa sản phẩm sản xuất và sản phẩm tiêu dùng, do điều kiện địa lý, tự nhiên và khí hậu, hoặc do phải đề phòng những mất cân đối lớn có thể xẩy ra (chiến tranh, thiên tai, ) mà sản phẩm sau khi sản xuất ra không thể tiêu dùng hoặc tiêu thụ ngay, mà phải trải qua một quá trình nhằm xóa đi những sự cách biệt kể trên. Sản phẩm trong trạng thái (hình thái) này được coi là dự trữ. Đối với doanh nghiệp, cần thiết phải tập trung một lượng sản phẩm nhất định nhằm cải thiện dịch vụ khách hàng và giảm chi phí trong kinh doanh, như: cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng đầy đủ và nhanh, và do đó duy trì và phát triển doanh số; Tập trung một lượng lớn sản phẩm trong vận chuyển hoặc tại kho giúp giảm chi phí:
  4. Duy trì sản xuất ổn định và năng suất cao, tiết kiệm trong mua và vận chuyển (trong mua: giảm giá vì lượng hoặc mua trước thời vụ; còn trong vận chuyển việc tăng qui mô lô hàng sẽ đảm bảo vận chuyển tập trung với chi phí thấp ), và nhờ tập trung một lượng sản phẩm nhất định trong kho mà các doanh nghiệp giảm những chi phí do những biến động không thể lường trước. Bộ phận sản phẩm nhằm cho mục đích này được coi là dự trữ. Như vậy, tất cả các hình thái tồn tại của sản phẩm hữu hình trong hệ thống Logistic do các nhân tố kinh tế gây nên nhằm thỏa mãn yêu cầu cung ứng của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp được coi là dự trữ. Vậy:
  5. ❖ Dự trữ là các hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu, bán thành phẩm, sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng với chi phí thấp nhất. Dự trữ trong thương mại thực hiện 3 chức năng cơ bản: chức năng cân đối cung - cầu, chức năng điều hoà các biến động, và chức năng giảm chi phí. Chức năng cân đối cung - cầu đảm bảo cho sự phù hợp giữa nhu cầu và nguồn cung ứng về số lượng, không gian và thời gian. Trong sản xuất và kinh doanh, phải tập trung khối lượng dự trữ thời vụ, dự trữ chở đến trước do điều kiện giao thông vận tải và khí hậu, dự trữ đề phòng những biến động của nền kinh tế. Chức năng này là do ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến quan hệ cung - cầu.
  6. Chức năng điều hoà những biến động: Dự trữ để đề phòng những biến động ngắn hạn do sự biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Thực hiện chức năng này, cần phải có dự trữ bảo hiểm. Chức năng giảm chi phí: Dự trữ nhằm giảm những chi phí trong quá trình sản xuất và phân phối. Chẳng hạn nhờ dự trữ tập trung, có thể vận chuyển những lô hàng lớn để giảm chi phí vận chuyển, và, tuy phải tăng dự trữ và do đó tăng chi phí dự trữ, nhưng tổng phí vận chuyển và dự trữ giảm đi đáng kể.
  7. 5.2 PHÂN LOẠI DỰ TRỮ Dự trữ gồm nhiều loại và có thể phân theo nhiều tiêu thức khác nhau. Một số tiêu thức chủ yếu để phân loại dự trữ trong hoạt động thương mại: * Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng. * Phân loại theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình. * Phân loại theo mục đích của dự trữ. * Phân loại theo thời hạn dự trữ.
  8. a) Phân loại theo vị trí của sản phẩm trên dây chuyền cung ứng Logistics là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ thống, nhằm chu chuyển hàng hóa dịch vụ, và những thông tin có liên quan, từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất. Để đảm bảo cho quá trình logistics diễn ra liên tục thì dự trữ sẽ tồn tại trên suốt dây chuyền cung ứng, ở tất cả các khâu (hình 5.1):
  9. Ghi chú Quy trình Logistics Quy trình Logistics ngược Dự trữ Dự trữ bán Dự trữ thành nguyên vật thành phẩm phẩm của nhà liệu sx Dự trữ của Dự trữ sản nhà cung cấp phẩm trong phân phối Dự trữ trong Dự trữ của tiêu dùng nhà bán lẻ Tái tạo và đóng gói lại Phế liệu phế Loại bỏ phế thải thải
  10. Hình 5.1 Các loại dự trữ phân theo vị trí trên dây chuyền cung ứng * Nhà cung ứng – thu mua * Thu mua – sản xuất * Sản xuất – Marketing * Marketing – Phân phối * Phân phối – Trung gian * Trung gian – Người tiêu dùng
  11. Hình 5.1 cho thấy, để thực hiện quá trình logistics liên tục cần có nhiều loại dự trữ. Trước tiên là nhà cung cấp muốn đảm bảo có đủ nguyên vật liệu để cung ứng theo đơn đặt hàng của người sản xuất thì cần có dự trữ của nhà cung cấp. Khi nguyên vật liệu được giao cho người sản xuất, sau khi kiểm tra và làm thủ tục cần thiết sẽ được nhập kho – dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, đó là dự trữ nguyên vật liệu. Trong suốt quá trình sản xuất, nguyên vật liệu dưới dự tác động của các yếu tố khác, như: máy móc, sức lao động, dần biến thành sản phẩm. Để quá trình sản xuất được liên tục, thì trong mỗi công đoạn của quá trình lại có dự trữ bán thành phẩm. Để có đủ sản phẩm theo yêu cầu của các đơn đặt hàng, thì sản phẩm làm ra sẽ được dự trữ tại kho thành phẩm của nhà máy, chờ đến khi đủ số lượng mới xuất đi. Đó là dự trữ sản phẩm tại kho của nhà sản xuất. Trong quá trình lưu thông, phân loại hàng hóa sẽ được dự trữ tại các trung tâm phân phối khu vực, tại kho của các nhà buôn
  12. Dự trữ sản phẩm trong phân phối. Khi sản phẩm đến tay các nhà bán lẻ, để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng mọi lúc, nhà bán lẻ sẽ tổ chức dự trữ hàng hóa tại các kho, cửa hàng – Dự trữ của nhà bán lẻ, và cuối cùng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, họ sẽ tổ chức dự trữ để đáp ứng nhu cầu cá nhân – Dự trữ của người tieu dùng. Theo chiều thuận, quá trình logistics sẽ đi từ người cung cấp nguyên vật liệu cho người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, ở mối khâu của quá trình đều tổ chức dự trữ để đảm bảo cho quá trình liên tục và hiệu quả. Thực tế cho thấy, ở mỗi khâu trong quá trình logistics có thể xuất hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu cần phải hoàn trả lại, những sản phẩm hư hỏng, khiếm khuyết, đòi hỏi phải tái chế, bao bì dán nhãn lại. Từ đó dẫn đến nhu cầu phải tổ chức quá trình logistics ngược (reverse logistics) và ở mỗi khâu cũng sẽ hình thành dự trữ. Trong các loại dự trữ ở hình 5.1, có 4 loại dự trữ chủ yếu (hình 5.2)
  13. Hình 5.2: Các loại dự trữ chủ yếu phân theo vị trí trong hệ thống logistics Dự trữ nguyên Dự trữ bán Dự trữ sản phẩm Dự trữ sản phẩm vật liệu thành phẩm trong trong phân phối sản xuất
  14. Dự trữ bán thành phẩmDự trữ sản phẩm trong sản xuấtDự trữ sản phẩm trong phân phối dự trữ nguyên vật liệu. Theo hình thái vận động của sản phẩm trong hệ thống logistics người ta còn có thể chia dự trữ làm hai loại: Dự trữ tại các cơ sở Logistics và dự trữ trên đường vận chuyển. Dự trữ tại các cơ sở logistics, bao gồm dự trữ trong kho nguyên vật liệu, phụ tùng, (gọi chung là kho vật tư); Dự trữ trong các kho bán thành phẩm của các tổ, đội, phân xưởng sản xuất; Dự trữ trong kho thành phẩm của nhà sản xuất; Dự trữ trong các kho của trung tâm phân phối, kho của các nhà bán buôn, bán lẻ; Dự trữ trong cửa hàng bán lẻ Lượng dự trữ này đảm bảo cho sản xuất được liên tục và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các nhà bán buôn, bán lẻ, cũng như thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
  15. Dự trữ hàng hóa trên đường vận chuyển: là dự trữ hàng hóa đang trong quá trình vận động từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Thường thời gian vận chuyển trên đường vận chuyển bao gồm: Thời gian hàng hóa được chuyên chở trên các phương tiện vận tải, thời gian bốc dỡ, chuyển tải, thời gian hàng được bảo quản, lưu trữ tại kho bãi của các đơn vị vận tải.
  16. b) Phân loại theo các yếu tố cấu thành dự trữ trung bình Dự trữ chu kỳ : là dự trữ để đảm bảo cho việc tiêu thụ sản phẩm (sản xuất hoặc bán hàng) được tiến hành liên tục giữa hai kỳ đặt hàng (mua hàng) liên tiếp Dự trữ định kỳ được xác định bằng công thức: Dck = Qn = m.tdh Trong đó: Dck : Dự trữ chu kỳ (Qui mô lô hàng nhập - Qn) m : mức bán/ tiêu thụ sản phẩm bình quân 1 ngày đêm. Tdh : thời gian của một chu kỳ đặt hàng (ngày) Như vậy dự trữ chu kỳ phụ thuộc vào cường độ tiêu thụ sản phẩm và độ dài chu kỳ đặt hàng. Khi những yếu tố này thay đổi thì dự trữ chu kỳ sẽ thay đổi theo. Trong trường hợp chỉ có dự trữ chu kỳ, dự trữ trung bình bằng 1/2 1 qui mô lô hàng nhập ( D = Q ) 2 n
  17. + Dự trữ bảo hiểm: Dự trữ chu kỳ chỉ có thể đảm bảo cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được liên tục khi lượng cầu ( m ) và thời gian cung ứng/ chu kỳ đặt hàng (tdh) không đổi. Một khi hoặc tdh hoặc cả hai yếu tố này thay đổi, dự trữ chu kỳ không thể đảm bảo cho quá trình diễn ra liên tục, mà cần có dự trữ dự phòng, hay dự trữ bảo hiểm. Dự trữ bảo hiểm được tính theo công thức sau:Db- Dự trữ bảo hiểm Db- Dự trữ bảo hiểm Db = δ.z δ- Độ lệch tiêu chuẩn chung z- Hệ số tương ứng với xác suất có sẵn sản phẩm để tiêu thụ (tra bảng)
  18. Trong trường hợp doanh nghiệp phải có dự trữ bảo hiểm, dự trữ trung bình sẽ là: Q D = + D 2 b Dự trữ trên đường: Dự trữ sản phẩm trên đường được xem là một bộ phận cấu thành nên dự trữ trung bình, nó bao gồm: dự trữ hàng hoá được chuyên chở trên các phương tiện vận tải, trong quá trình xếp dỡ, chuyển tải, lưu kho tại các đơn vị vận tải. Dự trữ trên đường phụ thuộc vào thời gian sản phẩm nằm trên đường và cường độ tiêu thụ hàng hóa, và bên đảm bảo dự trữ trên đường là bên sở hữu sản phẩm trong quá trình vận chuyển.
  19. Dự trữ trên đường được tính theo công thức sau: Dv- Dự trữ sản phẩm trên đường m - Mức tiêu thụ sản phẩm bình quân Dv = m.tv một ngày t - Thời gian trung bình sản phẩm trênv đường Nếu doanh nghiệp có dự trữ trên đường thì dự trữ trung bình sẽ là: Q D = + D + D 2 b v
  20. c) Phân loại theo mục đích của dự trữ + Dự trữ thường xuyên: Dự trữ thường xuyên nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Dự trữ thường xuyên phụ thuộc vào cường độ và sự biến đổi của nhu cầu và khoảng thời gian giữa 2 thời kỳ nhập hàng. Dự trữ thường xuyên bao gồm dự trữ chu kỳ và dự trữ bảo hiểm. + Dự trữ thời vụ: Có những loại hàng hoá tiêu thụ quanh năm, nhưng sản xuất có tính thời vụ như: nông sản, ngược lại có những sản phẩm chỉ tiêu dùng theo mùa vụ nhưng có thể sản xuất quanh năm như : quần áo thời trang. Để đáp ứng những nhu cầu nêu trên thì phải có dạng dự trữ theo mùa vụ. Một số ví dụ về dạng dự trữ này, như: ở xứ lạnh người ta dự trữ rau để phục vụ cho mùa đông; các công ty thiết bị trường học dự trữ sách, vở, dụng cụ học sinh để phục vụ cho ngày khai trường.
  21. d) Phân loại theo giới hạn của dự trữ: Theo tiêu thức này có các loại dự trữ: * Dự trữ tối đa; * Dự trữ tối thiểu; * Dự trữ bình quân. - Dự trữ tối đa: Là mức dự trữ sản phẩm lớn nhất cho phép công ty kinh doanh có hiệu quả. Nếu dự trữ vượt quá mức dự trữ tối đa sẽ dẫn đến hiện tượng hàng hóa bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm, kinh doanh không hiệu quả. - Dự trữ tối thiểu: Là mức dự trữ sản phẩm thấp nhất đủ cho phép công ty hoạt dộng liên tục. Nếu dự trữ sản phẩm dưới mức này sẽ không đủ nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất, không đủ hàng hóa cung cấp cho khách hàng, làm gián đoạn quá trình sản xuất cung ứng. - Dự trữ bình quân: Là mức dự trữ sản phẩm bình quân của công ty trong một kỳ định (Thường là một năm).
  22. Dự trữ bình quân được xác định bằng công thức: 1 1 d1 + d 2 + + d n D = 2 2 n −1 Trong đó: D : Dự trữ trung bình d1 ,d 2 , ,d n - mức dực trữ ở những thời điểm quan sát; 1,2, , n – thời điểm quan sát mức dự trữ
  23. 5.3 CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI QUẢN TRỊ DỰ TRỮ Quản trị dự trữ trong doanh nghiệp phải đảm bảo 2 yêu cầu sau: Yêu cầu trình độ dịch vụ: yêu cầu giảm chi phí dự trữ.
  24. 5.3.1 Yêu cầu dịch vụ Trình độ dịch vụ là việc xác định các mục tiêu hoạt động mà dự trữ phải có khả năng thực hiện. Trình độ dịch vụ được xác định bằng thời gian thực hiện đơn đặt hàng; hệ số thoả mãn mặt hàng, nhóm hàng và đơn đặt hàng (sản xuất, bán buôn); hệ số ổn định mặt hàng kinh doanh hệ số thoả mãn nhu cầu mua hàng của khách (bán lẻ). Những chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng trên đây phụ thuộc khá lớn vào việc quản trị dự trữ. Trình độ dịch vụ do dự trữ thực hiện được tính toán theo công thức sau: d- Trình độ dịch vụ (một loại sản phẩm) m - Lượng sản phẩm không thỏa mãn yêu m t d =1− t cầu tiêu thụ Mc- Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của cả kỳ M c
  25. Trường hợp một đối tượng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì trình độ dịch vụ chung được tính như sau: n dc- Trình độ dịch vụ chung cho một đối tượng tiêu thụ sản phẩm dc =  di i=1 di- Trình độ dịch vụ của mặt hàng i n- Số sản phẩm cung cấp Chỉ tiêu trình độ dịch vụ kế hoạch được xác định theo công thức sau: . f (z) d - độ lệch tiêu chuẩn chung d =1− Q f(z) - Hàm phân phối chuẩn Q - Qui mô lô hàng nhập
  26. ❖ Để nâng cao trình độ dịch vụ của dự trữ, có thể sử dụng những giải pháp sau: - Thứ nhất là giải pháp truyền thống: tăng cường dự trữ. Giải pháp này có thể đạt đến trình độ dịch vụ nhất định, nhưng có thể làm tăng chi phí dự trữ và cả hệ thống logistics. - Thứ hai là giải pháp cải tiến: vận chuyển sản phẩm nhanh, chọn nguồn hàng tốt hơn và quản trị thông tin hiệu quả hơn. Giải pháp này nhằm chọn phương án tối ưu trong quản trị dự trữ.
  27. 5.3.2 Yêu cầu về giảm chi phí có liên quan đến dự trữ ❖ Có nhiều loại chi phí có liên quan đến quản trị dự trữ. Tổng chi phí có liên quan đến dự trữ bao gồm: F = Fm + Fd + Fv + Fdh Fm: Chi phí giá trị sản phẩm mua Fd: Chi phí dự trữ Fv: Chi phí vận chuyển Fdh: Chi phí đặt hàng
  28. ❖ Các loại chi phí này đều liên quan đến một thông số của dự trữ, đó là qui mô lô hàng mua. Khi thay đổi qui mô lô hàng mua, các loại chi phí này biến đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau, cụ thể chi phí dự trữ biến đổi ngược chiều với các chi phí: giá trị sản phẩm mua, chi phí vận chuyển, chi phí đặt hàng. Do đó, trong quản trị dự trữ dự trữ, phải xác định qui mô lô hàng sao cho: F = Fm + Fd + Fv + Fdh → min
  29. Chi phí dự trữ là những chi phí bằng tiền để dự trữ. Chi phí dự trữ trong mọt thời kỳ phụ thuộc vào chi phí bình quân đảm bảo một đơn vị dự trữ và qui mô dự trữ trung bình: 1 Fd = f d .D = kd p Q + Db 2 f d: Chi phí bình quân cho một đơn vị dự trữ D: Dự trữ bình quân kd: Tỷ lệ chi phí /giá trị sản phẩm cho một đơn vị sản phẩm p: Giá trị của một ssơn vị sản phẩm Q: Qui mô lô hàng Db: Dự trữ bảo hiểm Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ là % của tỷ số chi phí đảm bảo dự trữ /giá trị trung bình của dự trữ.
  30. ➢ Cấu thành chi phí đảm bảo dự trữ bao gồm những loại cơ bản sau: - Chi phí vốn: chi phí bằng tiền do đầu tư vốn cho dự trữ, và thuộc vào chi phí cơ hội. Chi phí vốn phụ thuộc vào giá trị dự trữ trung bình, thời gian hạch toán và suất thu hồi vốn đầu tư. Thông thường trên thị trường tiền tệ, tỷ lệ chi phí vốn được tính theo lãi suất tiền vay ngân hàng. Tỷ lệ chi phí vốn trung bình là 15%, dao động từ 8-40%. - Chi phí công nghệ kho, thường gọi là chi phí bảo quản sản phẩm dự trữ ở kho. Trung bình chi phí này là 2%, dao động từ 0-4%. - Hao mòn vô hình: giá tụi sản phẩm dự trữ giảm xuống do không phù hợp với thị trường (tình thế marketing). Thể hiện của chi phí này là % giảm giá bán. Chi phí này trung bình là 1,2%, dao động từ 0,5 - 2%.
  31. - Chi phí bảo hiểm: là chi phí đề phòng rủi ro theo thời gian. Chi phí bảo hiểm tuỳ thuộc vào giá trị sản phẩm và tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật. Chi phí này trung bình 0,05%, dao động từ 0 - 2%. - Ngoài ra còn có thể chi phí về thuế liên quan đến vị trí, địa phương, coi dự trữ là tài sản và bị đánh thuế. Như vậy, để giảm chi phí dự trữ, phải giảm được các yếu tố chi phí cấu thành nên chi phí bình quân cho một đơn vị dự trữ; đồng thời phải tính toán qui mô dự trữ bảo hiểm thích hợp để giảm dự trữ bình quân. Sơ đồ chi phí quản trị dự trữ được thể hiện trên hình 5.3
  32. 5.4 CÁC MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.4.1 Phân loại sản phẩm dự trữ Phân loại hàng hoá dự trữ thành các nhóm A,B,C theo tầm quan trọng với những đặc trưng để quản trị dự trữ. Sự phân loại có thể dựa vào một số tiêu thức: doanh số, lợi nhuận, giá trị dự trữ, Trong quản trị, người ta hay sử dụng tiêu thức doanh số. Qui tắc Pareto*, hay còn gọi là qui tắc 80/20 thường được sử dụng trong phân loại sản phẩm dự trữ. Theo qui tắc này, những sản phẩm nào có tỷ trọng mặt hàng dự trữ (hoặc tỷ trọng khách hàng, đơn đặt hàng, người cung ứng ) thấp (20%), nhưng có tỷ trọng doanh số cao (80%) thì được xếp vào loại A. Tương tự, tỷ trọng mặt hàng dự trữ cao hơn (30%), nhưng tỷ trọng doanh số thấp hơn (15%) được xếp vào loại B, và loại C có tỷ trọng mặt hàng dự trữ hàng hoá cao nhất (50%), và tỷ trọng doanh số thấp nhất (5%). Cách phân loại này xác định tầm quan trọng của loại sản phẩm, loại khách hàng trong kinh doanh để có chiến lược thích ứng. * Vilfredo Pareto – Nhà kinh tế học Italia phát minh qui tắc này năm 1906
  33. * Vilfredo Pareto – Nhà kinh tế học Italia phát minh qui tắc này năm 1906 Chi phí về vốn Lượng vốn đầu tư vào hàng dự trữ Bảo hiểm Chi phí cho các dịch vụ hàng dự trữ Thuế Trang bị trong kho Chi phí quản trị dự trữ Kho công cộng Chi phí kho bãi Kho thuê Kho của công ty Hao mòn vô hình Hư hỏng Chi phí rủi ro đối với hàng dự trữ Hàng bị thiếu hụt Điều chuyển hàng giữa các kho
  34. Hình 5.3: Cấu thành chi phí dự trữ Phương pháp phân loại này như sau: Lập bảng phân loại sản phẩm, về cơ bản có mẫu như ở bảng 3.1: - Sắp xếp sản phẩm theo thứ tự từ doanh số cao đến thấp trên bảng phân loại. Sau đó, tính tỷ trọng doanh số của từng mặt hàng và điền vào bảng. - Tính tỷ trọng cộng dồn(tần suất tích luỹ) doanh số và mặt hàng theo từng mặt hàng. - Tiến hành phân nhóm hàng hoá căn cứ vào kết quả tính toán và qui tắc phân loại.
  35. Trên cơ sở phân loại mà có các mục tiêu và cứ khác nhau đối với các nhóm sản phẩm. Nhóm A là quan trọng nhất, do đó mục tiêu dịch vụ khách hàng của dự trữ cao nhất, thường có trình độ dịch vụ khách hàng bằng 1 (d=1), nhóm C không cần thiết phải có trình độ dịch vụ khách hàng cao; Đối với hàng nhóm A thường sử dụng mô hình kiểm tra dự trữ thường xuyên, hàng nhóm C sử dụng mô hình kiểm tra dự trữ định kỳ dài ngày,
  36. Bảng 5.1: Bảng phân nhóm sản phẩm theo qui tắc Pareto Số T.T Tên hoặc Doanh Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Phân loại ký hiệu thu của doanh thu doanh thu mặt hàng theo sản phẩm từng loại (%) cộng dồn cộng dồn nhóm sản phẩm (%) (%) A,B,C 1 Max Max A 2 3 80 20 B 95 50 C
  37. n 100 100 Cộng 100 1 Chú ý: Tỷ trọng mặt hàng cộng dồn m = i.100  i n Có nhiều quyết định trong dự trữ, các quyết định cơ bản là: Hệ thống dự trữ; Các thông số đối với từng hệ thống dự trữ.
  38. 5.4.2 Quyết định hệ thống dự trữ và thông số hệ thống “đẩy” 5.4.2.1 Quyết định hệ thống dự trữ Việc hình thành và điều tiết dự trữ trong doanh nghiệp theo nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quyết định bổ sung dự trữ mà có 2 hệ thống cơ bản: a. Hệ thống “kéo”: Là hệ thống dự trữ trong đó, các đơn vị của doanh nghiệp hoạt động độc lập, việc hình thành và điều tiết dự trữ do từng đơn vị đảm nhiệm (kéo hút sản phẩm vào dự trữ tại đơn vị) Đây là hệ thống dự trữ phân tán thích hợp với các doanh nghiệp hoạt động độc lập trên các thị trường rộng lớn, hoặc việc tập trung quản trị dự trữ sẽ gây nhiều tốn kém và không hiệu quả.
  39. b. Hệ thống “đẩy”: Là hệ thống do một trung tâm điều tiết dự trữ chung (quyết định “đẩy” sản phẩm dự trữ vào các đơn vị) Hệ thống này khá phức tạp nhằm tối ưu dự trữ cho cả hệ thống, trong điều kiện hiện nay do phát triển thông tin, hệ thống này càng được áp dụng rộng rãi. Mỗi hệ thống dự trữ có các cách thức tính toán các thông số khác nhau và rất phong phú. Nhưng hệ thống nào đi chăng nữa cũng phải đáp ứng các yêu cầu của quản trị dự trữ.
  40. 5.4.2.2 Các quyết định trong hệ thống “đẩy” Hệ thống “đẩy” có nhiều mô hình điều tiết dự trữ khác nhau tùy thuộc yêu cầu và tình thế của môi trường. Một số mô hình đơn giản gồm: 1. Mô hình phân phối sản phẩm dự trữ vượt yêu cầu theo tỷ lệ nhu cầu dự báo - Bước 1: Xác định nhu cầu của thời kỳ kinh doanh cho từng cơ sở logistics (kho). - Bước 2: Xác định số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở mỗi cơ sở logistics. - Bước 3: Xác định xác suất có hàng cần thiết ở mỗi kho. - Bước 4: Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở mỗi cơ sở logistics trên cơ sở lượng hàng hoá dự báo cộng với lượng hàng hoá dự trữ bảo hiểm.
  41. - Bước 5: Xác định lượng hàng hoá bổ sung dự trữ - chênh lệch giữa tổng lượng hàng hoá cần thiết và dự trữ hàng hoá hiện có. - Bước 6: Xác định số lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu cho từng điểm dự trữ theo tỷ lệ nhu cầu trung bình theo dự báo. Bước 7: Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho từng điềm dự trữ bằng cách cộng lượng hàng hoá bổ sung dự trữ (bước5) với lượng hàng hoá phân phối vượt quá yêu cầu (bước 6). Ví dụ: Một công ty nông sản dự tính mua 125.000 T hàng hoá và sau đó đưa vào dự trữ ở 3 kho phân phối. Công ty phải xây dựng phương án phân phối lượng hàng hoá này cho 3 kho như thế nào đó cho hợp lý. Những dữ liệu báo cáo ở 3 kho như sau (Bảng 3.2):
  42. Bảng 3.1: Các dữ liệu tính toán Kho Dự trữ Nhu cầu Sai số dự Xác suất hiện có theo dự báo đảm bảo (T) báo (T) dự trữ(%) (T) 1 5.000 10.000 2.000 90 2 15.000 50.000 1.500 95 3 30.000 70.000 20.000 90 - Xác định tổng lượng hàng hoá cần thiết ở từng cơ sở = Dự báo + ( Z sai số dự báo) Z: Chỉ số độ lệch tiêu chuẩn tương ứng với xác suất đảm bảo dự trữ hàng hoá (tra bảng). Chẳng hạn, với xác suất đảm bảo dự trữ Pr = 90%, thì Z = 1,28. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 3.3
  43. Bảng 3.2: Tính toán các thông số Kho Tổng lượng Dự trữ Lượng hàng bổ Lượng Tổng lượng cần thiết (1) hiện có sung (3)=(1)-(2) hàng vượt phân phối (2) yêu cầu (4) (5)=(3)+(4) 1 12.560 5.000 7.560 1.105 8.665 2 52.475 15.000 37.475 5.525 43.000 3 95.600 30.000 65.600 7.735 73.335 160.635 110.635 14.365 125.000 Chú ý: Tổng lượng hàng phân phối vượt quá yêu cầu: 14.365 = 125.000 - 110.635. Tỷ lệ phân phối hàng vượt quá yêu cầu: 10.000/50.000/70.000.
  44. 2. Mô hình bổ sung sản phẩm dự trữ theo ngày dự trữ chung Đây là phương pháp đơn giản trên cơ sở phân phối cho mỗi cơ sở logistics trực thuộc một "tỷ lệ hợp lý" hàng hoá dự trữ từ cùng một nguồn tập trung (như tổng kho). Các bước tiến hành theo phương pháp này như sau: Bước 1: Xác định tổng lượng hàng hoá hiện có tại nguồn tập trung, lượng hàng hoá cần dự trữ ở ở nguồn tập trung và lượng hàng hoá cần phân phối cho các cơ sở logistics trực thuộc. Bước 2: Xác định lượng hàng hoá dự trữ hiện có và mức tiêu thụ hàng hoá bình quân hàng ngày ở từng cơ sở logistics trực thuộc.
  45. Bước 3: Xác định số ngày dự trữ chung của cả hệ thống theo công thức sau: nd- Số ngày dự trữ chung của cả hệ thống n Qt- Tổng lượng hàng hoá phân phối từ Qt +  Di nguồn tập trung i=1 D - Số lượng hàng hoá dự trữ hiện có ở nd = i n từng cơ sở logistics mi - Mức tiêu thu hàng hoá trung bình ngày ở i=1 từng cơ sở logistics Bước 4: Xác định số lượng hàng hoá phân phối cho mỗi cơ sở logistics theo công thức sau: Di Qi = nd − mi mi Ví dụ: Một tổng kho xây dựng phương án phân phối hàng hoá cho các kho khu vực trên cơ sở các số liệu trình bày ở bảng 3.4
  46. Bảng 3.3: Các dữ liệu tính toán Đơn vị Dự trữ Mức tiêu thụ hiện có b.q một ngày Tổng kho 600 đv Kho 1 50 10đv Kho 2 100 50 kho3 75 15 Tổng kho muốn giữ lại 100 đv và phân phối 500 đv cho các kho khu vực. Theo công thức, ta tính được số ngày dự trữ chung 500 + (50 +100 + 75) n = = 9,67 d 10 + 50 +15
  47. Từ đây ta tính được: 50 Q1 = 9,67 − 10 = 46,7 47đơn vị 10 100 Q2 = 9,67 − 50 = 383 đơn vị 50 75 Q3 = 9,67 − 15 = 70 đơn vị 15 Hiện nay nhờ có hệ thống thông tin hiện đại, có thể áp dụng nhiều mô điện tử hiện đại điều tiết nhanh, tối ưu dự trữ cho cả hệ thống.
  48. 5.4.2.3 Các quyết định trong hệ thống “kéo” 1. Quyết định mô hình kiểm tra dự trữ Mỗi một hệ thống có các loại mô hình kiểm ta dự trữ khác nhau nhằm cung cấp thông tin tình trạng dự trữ để đưa ra quyết định nhập hàng thích hợp. Tương ứng với mỗi mô hình kiểm tra, phải xác định các thông số: Điểm đặt hàng: Là Tiêu chuẩn dự trữ để so sánh với dự trữ thực tế kiểm tra nhằm quyết định đặt hàng (mua hàng) Qui mô lô hàng: Lượng hàng mỗi lần đặt mua (nhập) Đối với hệ thống “kéo”, có một các mô hình kiểm tra sau:
  49. 2. Mô hình kiểm tra thường xuyên dự trữ Đây là mô hình phải thường xuyên kiểm tra tình trạng và các thông số dự trữ. Mô hình này thường áp dụng đối với những sản phẩm thuộc nhóm A, có tốc độ chu chuyển nhanh. Đối với mô hình này, điểm tái đặt hàng được xác định như sau: Dđ- Điểm tái đặt hàng Dđ = m T + D m- Mức tiêu thụ hàng hoá bình quân h b ngày - Thời gian trung bình thực hiện Th một đơn hàng Db- Dự trữ bảo hiểm
  50. Qui mô lô hàng được xác định theo cách tính qui mô lô hàng kinh tế Qo Khi kiểm tra dự trữ, nếu xẩy ra trường hợp sau: Dk + Qđ Dđ ; ở đây, Qđ - Qui mô lô hàng đã đặt (đang thực hiện) Dk- Dự trữ thực tế tại thời điểm kiểm tra thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng kinh tế. Với mô hình này, dự trữ trung bình được xác định theo công thức sau: Q D = o + D 2 b
  51. 3. Mô hình kiểm tra định kỳ thông thường Với mô hình này, sau một thời gian nhất định thì lại tiến hành kiểm tra dự trữ và xác định các thông số dự trữ. Mô hình này thừơng áp dụng đối với những sản phẩm thuộc nhóm C, có chu kỳ kiểm tra dài ngày Đối với mô hình này, điểm tái đặt hàng được tính theo công thức sau: L Dđ = m Th + + Db ;L- Chu kỳ kiểm tra dự trữ (ngày) 2 Qui mô lô hàng cũng được xác định theo cách tính qui mô lô hàng kinh tế Qo Dự trữ trung bình trong trường hợp này sẽ là: Q m.L D = o + + D 2 2 b
  52. 4.Các mô hình kiểm tra biến dạng ❖ Bao gồm 2 mô hình: mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định, và mô hình 2 mức dự trữ (min- max). ✓ Mô hình hệ thống chu kỳ đặt hàng cố định. Mô hình này thường áp dụng trong trường hợp đơn đặt hàng có nhiều mặt hàng, có cùng thời điểm đặt hàng. Đối với mô hình này, chu kỳ kiểm tra cũng đồng thời là chu kỳ đặt hàng, và do đó Dđ = Dk. Qui mô lô hàng được xác định như sau: Qh = Dmax - Dk - Qđ ở đây, Dmax- Mức dự trữ bổ sung mục tiêu: Dmax = m(Th + L)+ Db Với hệ thống này, dự trữ trung bình sẽ là: m.L D = + D 2 b
  53. ❖ Hệ thống 2 mức dự trữ (hệ thống min-max) Mô hình này thường áp dụng đối với sản phẩm thuộc nhóm B, có chu kỳ kiểm tra ngắn hạn. Với hệ thống này, tại thời điểm kiểm tra nếu: Dk + Qđ < Dmin thì tiến hành đặt hàng với qui mô lô hàng Qh = Dmax - Dk - Qđ ở đây, Dmin- Dự trữ thấp nhất, và Dmin = Dđ = m.Th + Db Dự trữ trung bình cũng được tính theo công thức của mô hình trên.
  54. Quyết định qui mô lô hàng nhập Quan điểm chung để xác định qui mô lô hàng nhập: Qui mô lô hàng nhập phải đảm bảo bổ sung dự trữ thích hợp, đáp ứng trình độ dịch vụ khách hàng; đồng thời qui mô lô hàng nhập phải đảm bảo hợp lý, nghĩa là phải tiết kiệm các nguồn lực: tổng chi phí thấp; phù hợp khả năng vốn dự trữ, khả năng điều kiện bảo quản sản phẩm (kho). Mỗi một hệ thống dự trữ có cách tính toán qui mô lô hàng nhập khác nhau. Đối với hệ thống dự trữ “kéo” có các mô hình phổ biến sau:
  55. ❖ Qui mô lô hàng nhập từng lần Nhập về bán hết rồi mới nhập lô hàng tiếp theo, đảm bảo lượng hàng bán cao nhất có thể, giảm bớt thiệt hại do không bán hết hàng, thường áp dụng đối với hàng rau quả tươi, thời trang, Để tìm qui mô lô hàng kinh tế Qo, chúng ta có thể tiến hành phân tích giới hạn kinh tế, có nghĩa qui mô lô hàng mà tại đó, lợi nhuận cận biên của một đơn vị hàng bán ra phải bằng lỗ cận biên không bán được đơn vị hàng hoá đó. Lợi nhuận một đơn vị bán ra là: Lợi nhuận = giá - chi phí đơn vị Lỗ một đơn vị bán ra là: Lỗ = chi phí đơn vị - chi phí thu hồi đơn vị Ta có: CPn Lỗ đơn vị = (1 - CPn ) Lãi đơn vị ở đây, CPn- Tần suất tích luỹ bán tối thiểu n đơn vị sản phẩm. Từ đó ta có: la - Lãi đơn vị CP = la n - Lỗ đơn vị la + lo lo
  56. Có nghĩa, sẽ tiếp tục tăng qui mô lô hàng cho đến khi tần suất tích luỹ bán thêm một đơn vị bằng tỷ lệ la la + lo Ví dụ 1: Một cửa hàng dự tính sẽ bán 100 T hàng trong tuần tới. Phân phối nhu cầu là chuẩn với độ lệch tiêu chuẩn là 20 T. Cửa hàng bán với giá 590.000đ/T, và họ phải trang trải chi phí là 250.000đ/T. 599.000 − 250.000 Trước hết chúng ta tính: CP = = 0,58 n (599.000 − 250.000)+ 250.000 Tra bảng phân phối chuẩn với tần suất tích luỹ 0,58 thì sẽ có Z = 0,21. Như vậy số lượng lô hàng sẽ là: Qo = 100 T + 0,21. 20 T = 104,2 T
  57. Ví dụ 2: Một cửa hàng thời trang muốn xây dựng đơn đặt hàng tối ưu về một loại hàng hoá kiểu mới. Giá bán mỗi đơn vị hàng hoá là 950.000đ khi mốt đang thịnh hành, và giá đặt mỗi đơn vị là 700.000đ. Khi lạc mốt, họ chỉ bán được với giá 500.000đ. Biết nhu cầu dự đoán với phân phối ở bảng 3.5. Bảng 3.4: Phân phối xác suất nhu cầu theo lượnghàng bán ra Số đơn vị Tần suất Tần suất bán ra(1000) nhu cầu tích luỹ 0 0,10 0,10 1 0,15 0,25 2 0,20 0,45 3 0,30 0,75 4 0,20 0,95 5 0,05 1,00
  58. Chúng ta chọn qui mô đơn đặt hàng ở: (950.000 − 700.000) CP = = 0,555 n (950.000 − 700.000).(700.000 − 500.000) Giá trị CPn nằm giữa 2.000 và 3.000, chúng ta chọn Qo = 2.500 đơn vị
  59. ❖ Qui mô lô hàng tái cung ứng ngay: Khi dự trữ giảm đến mức nhất định (điểm đặt hàng), phải tiến hành đặt hàng nga Trường hợp đơn giản Khi nhu cầu liên tục và có tốc độ ổn định, phải xác định qui mô lô hàng và tần số nhập hàng. Đây là bài toán xác định qui mô lô hàng để có tổng chi phí thấp nhất. Công thức xác định qui mô lô hàng như sau: M- Tổng mức tiêu thụ hàng hoá 2Mfh trong kỳ kế hoạch Qo = kd pk fh- Chi phí một lần đặt hàng kd- Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ pk- Giá phí hàng hoá nhập kho
  60. Trong một số trường hợp, nếu tốc độ cung ứng (sản xuất) lớn hơn tốc độ tiêu thụ (bán), thì công thức trên phải điều chỉnh như sau: V - Tốc độ sản xuất, đơn vị/ngày 2Mf v sx h sx v - Tốc độ tiêu thụ (bán), đơn vị / ngày Qo = b kd pk vsx − vb vsx > vb Áp dụng mô hình trên đây đòi hỏi một số ràng buộc: - Phải đảm bảo thoả mãn mọi nhu cầu - Nhu cầu có tính liên tục, ổn định và với cơ cấu đã biết. - Thời gian thực hiện chu kỳ nhập hàng ổn định.
  61. - Giá hàng ổn định không phụ thuộc vào qui mô lô hàng và thời gian (giá mua và chi phí vận chuyển không giảm theo số lượng ) - Không giới hạn phạm vi kế hoạch hoá. - Không có sự tác động qua lại giữa cơ cấu dự trữ. - Không tính dự trữ trên đường. - Không giới hạn khả năng vốn và diện tích bảo quản hàng hoá. Tuy nhiên mô hình trên có những tác dụng trong lập kế hoạch dự trữ: - Tìm thấy điểm mà tại đó, chi phí thực hiện đơn hàng và định mức bảo dự trữ hàng năm bằng nhau. - Xác định được dự trữ trung bình chu kỳ bằng 1/2 qui mô lô hàng. - Trong trường hợp mọi cái khác như nhau, giá trị của đơn vị dự trữ có ảnh hưởng đến chu kỳ nhập hàng: hàng có giá trị cao sẽ được đặt nhiều lần hơn.
  62. Trường hợp giảm giá mua và vận chuyển vì lượng Do những chính sách marketing mà nguồn hàng và đơn vị vận tải có thể giảm giá khi mua hoặc vận chuyển với đơn đặt hàng có qui mô lớn. Có 2 chính sách giảm giá: chính sách giảm giá toàn phần và chính sách giảm giá từng phần. Chúng ta nghiên cứu phương pháp xác định qui mô lô hàng đối với từng chính sách. Việc xác định qui mô lô hàng kinh tế dựa trên cơ sở xác định tổng chi phí thấp nhất của chi phí giá trị hàng hoá mua, chi phí đặt hàng và chi phí dự trữ. Công thức xác định tổng chi phí này như sau: m m M. fh kd .pi .Qi F = pi .M + + Qi 2
  63. Ở đây: F- Tổng chi phí mua và dự trữ cho cả thời kỳ với qui mô lô hàng Qi m pi- Giá mua với qui mô lô hàng Qi M- Nhu cầu cho cả thời kỳ kế hoạch fh- Chi phí một lần đặt hàng Qi- Qui mô lô hàng cần mua; kd- Tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ * Chính sách giảm giá vì lượng toàn phần. Với chính sách này, nguồn hàng sẽ giảm giá cho tất cả các đơn vị hàng hoá khi qui mô lô hàng vượt quá giới hạn nhất định. Có thể tóm tắt chính sách này như sau:
  64. Qui mô lô hàng(Qi) Giá(pi) 0 < Qi < Q1 p1 Qi Q1 p2 Ở đây, Qi- Qui mô lô hàng cần mua; Q1-Giới hạn qui mô lô hàng có mức giá p1 p2- Giá hàng hoá khi qui mô lô hàng vượt quá giới hạn Q1 Đường cong tổng chi phí đối với chính sách này được thể hiện ở hình 3.4 Qui mô lô hàngTổng chi phí FChi phí với 0 < Qi <Q1Chi phí với Qi Q10Q1 Tổng chi Chi phí với Chi phí với phí F 0 < Qi <Q1 Qi Q1 Đường cong xác định (hiện thực) Đường cong không xác định (không hiện thực) 0 Q1 Qui mô lô hàng
  65. Hình 3.1 Đồ thị tổng chi phí theo qui mô lô hàng Quá trình xác định qui mô lô hàng kinh tế theo các bước như sau: - Bước 1: Tính qui mô lô hàng kinh tế Qo2 với mức giá thấp nhất p2. Nếu Qo2 xác định thì đó là qui mô lô hàng cần tìm. Nếu không, tính tiếp ở bước 2. Bước 2: Tính qui mô lô hàng tối ưu với mức giá thấp hơn Q01 (giá trị nằm trong khoảng xác định). Tính tổng chi phí F theo qui mô lô hàng tối ưu Q0i1với mức giá p1 và theo các qui mô lô hàng giới hạn Qi với mức giá thấp hơn p2. - Bước 3: So sánh các phương án chi phí trên, phương án nào có chi phí thấp hơn thì qui mô lô hàng ứng với phương án đó là qui mô lô hàng kinh tế cần tìm.
  66. Ví dụ: Một trạm bán buôn cần mua một mặt hàng với nhu cầu dự báo là 2.600 đơn vị / năm. Chi phí một đơn đqặt hàng là 100.000đ/đơn, tỷ lệ chi phí đảm bảo dự trữ là 20%/năm. Nguồn hàng có chính sách giảm giá vì lượng toàn bộ với 2 mức giá như sau: p1 = 50.000đ/đơn vị cho qui mô mua Qi < 500 đơn vị, và giảm 5% giá khi số lượng mua 500 đơn vị. Vậy trạm bán buôn cần mua với qui mô bao nhiêu để tổng chi phí mua cả năm là thấp nhất? - Trước hết ta tính qui mô lô hàng kinh tế Q0 ứng với 2 mức giá: đơn vị 2Mfh 2 2.600 100.000 Q01 = = = 228 kd p1 0,20 50.000
  67. Tương tự ta tính được Q02: 2 2.600 100.000 Q = = 234 đơn vị 02 0,20 50.000(100% −5%) Ta nhận thấy Q02 không xác định (234 < 500), tính tiếp. - Tính tổng chi phí F(228) và F(500): 2.600 100 0,20 50 228 F(228) = 50 2 .600 + + = 132 . 240 , 4 nghìn 228 2 2.600 100 0,20 (50 0,95)500 F(500) = (50 0,95)2.600 + + =126.395 500 2 So sánh ta thấy F(500) < F(228). Vậy qui mô lô hàng kinh tế là Q0 = 500 đơn vị
  68. * Chính sách giảm giá vì lượng từng phần Đối với chính sách này, khi qui mô lô hàng mua vượt quá giới hạn xác định thì nguồn hàng sẽ giảm giá mua cho số lượng đơn vị hàng hoá vượt quá giơí hạn. Có nghĩa: Qui mô mua (Qi) Giá mua (pi) Qi Q1 p1 Qi > Q1 p1cho Q1 và p2<p1cho Q2 = Qi-Q1 Có thể diễn tả đường cong tổng chi phí theo chính sách giảm giá này ở hình 3.6
  69. Hình 5.5 Đồ thị tổng chi phí với chính sách giảm giá một phần Tổng chi phí F Chi phí với 0 Q1 0 Q 1 Qui mô mua
  70. Để tìm qui mô lô hàng kinh tế Qk, ta tìm cực tiểu của hàm số sau: p1Q1 + p2 (Qx − Q1 ) M 1 p1Q1 + p2 (Qx − Q1 ) F(Qx ) = M + fh + Qxkd Qx Qx 2 Qx 2MQ1 (p1 − p2 )+ f h  Giải ra ta được: Qk = kd p2 Có thể viết công thức tổng quát xác định Qx như sau: 2MQ1 (p1 − p2 )+ Q2 (p2 − p3 )+ + Qn−1 (pn−1 − pn )+ f d  Qx = kd pn n−1 2M Qi (pi − pi+1 )+ fd Q = i=1 kd pn
  71. Ví dụ: Cũng với ví dụ trên, nhưng giá chỉ giảm 5% cho lượng hàng 500 đơn vị, tức là cho Q2 = Qx - 499. Áp dụng công thức tính qui mô lô hàng kinh tế, ta được: 2.2600499.(50 − 47,5)+100 Q = = 826đơ n vị 02 0,20.47,5 Q02 = 826 xác định với mức giá p2 do đó là qui mô kinh tế.
  72. Trường hợp để lại một số hàng của qui mô lô hàng đặt do phí tồn kho cao. Mô hình này như sau: 2 f f f + f Q = d dh . dh dl fdh fdl Q: Qui m« l« hµng ®Æt Q : Qui m« l« hµng thiÕu 2 f f f t d dh dl Q : Lîng hµng ®Ó l¹i mçi lÇn cung øng Qt = . dl fdh fdh + fdl fd: Chi phÝ dù trữ mét ®¬n vÞ hµng fdl: Chi phÝ dù trữ mét ®¬n vÞ hµng t¹i n¬i cung øng f dl Qdl = Q 1− fdl + fdh Ngoài ra còn có các mô hình: Mô hình xác định qui mô lô hàng khi đã biết chi phí do thiếu hàng, Mô hình xác định qui mô lô hàng trong trường hợp bị giới hạn về vốn dự trữ hoặc diện tích kho bảo quản,
  73. ❖ Quyết định dự trữ bảo hiểm Một trong những chức năng quan trọng của quản trị dự trữ là phải khắc phục những biến động của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng gây nên tình tạng thiếu hàng (dự trữ) để bán, và như vậy cần phải có dự trữ bảo hiểm. Để xác định dự trữ bảo hiểm, cần phải tính được độ lệch tiêu chuẩn của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng. Dựa vào số liệu thống kê tình hình nhu cầu và nhập hàng của thời gian đã qua, có thể tính được độ lệch theo công thức sau: d- Độ lệch tiêu chuẩn của các biến cố Fi- Tần số xuất hiện biến cố i 2 2 D - độ lệch tuyệt đối của biến cố i so  Fi Di i  = với trung bình i n n- Tổng số các quan sát
  74. Trên cơ sở xác định độ lệch của nhu cầu và chu kỳ nhập hàng, có thể xác định được độ lệch chung theo công thức sau: δ- Độ lệch tiêu chuẩn chung δ - Độ lệch tiêu chuẩn nhu cầu  = (t + l) 2 + m 2 2 c h c t δt- Độ lệch tiêu chuẩn thời gian thực hiện đơn đặt hàng Và dự trữ bảo hiểm phụ thuộc vào độ lệch tiêu chuẩn và xác suất có hàng để bán. Dự trữ bảo hiểm được xác định theo công thức sau: Db = δ. z ; ở đây, Db- Dự trữ bảo hiểm, z- Hệ số phụ thuộc vào xác suất có hàng để bán (tra bảng)
  75. Tất nhiên, dự trữ bảo hiểm ảnh hưởng lớn nhất đến trình độ dịch vụ khách hàng: d- Trình độ dịch vụ khách hàng (một mặt hàng) . f (z) δ- Độ lệch tiêu chuẩn chung d =1− f(z)- Hàm phân phối chuẩn Q Q- Qui mô lô hàng đặt
  76. 5.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUẢN TRỊ DỰ TRỮ 5.5.1 Một số chỉ tiêu đánh giá quản trị dự trữ: Chỉ tiêu về dịch vụ của dự trữ: ➢ Hệ số thực hiện đơn đặt hàng: K : Hệ số thực hiện đơn hàng Q td  t Q : Tổng đơn hàng thực hiện ktd =1− t Qd Qd: Tổng đơn hàng ➢ Chỉ tiêu trình độ dịch vụ khách hàng: d- Trình độ dịch vụ khách hàng (một mặt hàng) mt d =1− mt- Lượng hàng hoá thiếu bán cho khách M c hàng Mc- Nhu cầu của khách hàng cả kỳ
  77. Chỉ tiêu kinh tế-tài chính ➢ Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư dự trữ : V : Tỷ lệ vốn dự trữ V d d V : Vốn dùng để dự trữ vd = d V V: Tổng vốn kinh doanh L : Số lần chu chuyển vốn dự trữ M V d d N : Số ngày chu chuyển vốn dự trữ Ld = Nd = d Vd m M: Tổng mức lưu chuyển (bán) m: Mức bán bình quân một ngày
  78. ➢ Chỉ tiêu chi phí dự trữ: Fd- Tỏng chi phí dự trữ Kdi- Tỷ lệ chi phí dự trữ một đơn vị sản phẩm Fd = kdi pi Di  Pi- Giá trị một đơn vị sản phẩm dự trữ - Dự trữ trung bình
  79. ➢ Chỉ tiêu chi phí dự trữ: Fd- Tỏng chi phí dự trữ Kdi- Tỷ lệ chi phí dự trữ một đơn vị sản phẩm Fd = kdi pi Di  Pi- Giá trị một đơn vị sản phẩm dự trữ - Dự trữ trung bình
  80. 5.5.2 Các giải pháp nhằm cải tiến quản trị dự trữ Các quyết định trong quản trị dự trữ trên đây nhằm đảm bảo dự trữ hợp lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, để hợp lý hóa dự trữ cần có những giải pháp khác đồng bộ: - Cung ứng sản phẩm đầu vào (nguyên liệu, hàng mua, ) ổn định về số lượng, cơ cấu, chất lượng, và thời gian
  81. Giải pháp này đảm bảo duy trì qui mô lô hàng đáp ứng yêu cầu tiêu thụ cho sản xuất, cho bán hàng, không bị ứ đọng sản phẩm do bị trả lại vì không đáp ứng chất lượng, không làm tăng dự trữ bảo hiểm vì nhập hàng không chính xác về thời gian. – Tăng tốc độ quá trình sản xuất và quá trình kinh doanh, và do đó tăng tốc độ chu chuyển dự trữ, giảm thời gian dự trữ, giảm chi phí dự trữ. – Xây dựng kế hoạch bảo trì, sửa chữa nhằm giảm dự trữ vật tư đáp ứng cho 3 yêu cầu: duy trì, sửa chữa, thay thế – Dự báo chính xác nhu cầu tiêu thụ vật tư, nguyên liệu, nhu cầu mua hàng của khách hàng nhằm giảm dự trữ bảo hiểm