Thương mại điện tử - Chương 10: Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu

ppt 41 trang vanle 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thương mại điện tử - Chương 10: Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthuong_mai_dien_tu_chuong_10_quan_tri_danh_muc_dau_tu_co_phi.ppt

Nội dung text: Thương mại điện tử - Chương 10: Quản trị danh mục đầu tư cổ phiếu

  1. Chương 10 QUẢN TRỊ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
  2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH – Hai loại chiến lược cơ bản quản trị danh mục cổ phiếu. – Ba kỹ thuật xây dựng danh mục chỉ số thụ động. – “Tracking error” – Ba định lý của quản trị danh mục chủ động – Khác biệt trong các cách tiếp cận phân bổ tài sản.
  3. Thụ động và Chủ động • Quản trị DMĐT cổ phiếu thụ động: – Là chiến lược mua-và-nắm giữ dài hạn – Lợi suất của danh mục theo sát một chỉ số qua thời gian (chỉ số hóa): không cần tốt hơn chỉ số mà kết quả đầu tư càng giống chỉ số càng tốt. – Đôi khi phải cân đối lại danh mục: tái đầu tư cổ tức, thay đổi thành phần của danh mục – Đánh giá nhà quản trị: mức độ giảm thiểu độ lệch giữa lợi suất của danh mục và lợi suất của chỉ số.
  4. • Quản trị DMĐT cổ phiếu chủ động – Là nỗ lực tạo ra mức lợi suất vượt bỏ một danh mục chuẩn thụ động, có điều chỉnh theo rủi ro. – DM chuẩn: một danh mục thụ động có những đặc trưng trung bình (beta, tỷ suất cổ tức, quy mô công ty, tỷ trọng trong ngành ) tương tự với các mục tiêu rủi ro-lợi suất của khách hàng.
  5. Lựa chọn chiến lược nào? ĐÁNH ĐỔI Chủ động: chi phí Chỉ số hóa: chi cao hơn, tiềm phí thấp + kém năng nhiều phấn hứng thú khích hơn
  6. Tổng quan Chiến lược quản trị thụ động – Bản chất: mô phỏng kết quả hoạt động của một chỉ số cụ thể, đáp ứng đòi hỏi và mục tiêu của khách hàng. – Yêu cầu: thành tích của DM phải càng gần càng tốt với thành tích của chỉ số chuẩn. – Lý do: tính hiệu quả của thị trường, chi phí. – Chỉ số tổng hợp các loại (S&P500; ngành; và S&P100), các thị trường (Sở GD; OTC), nhiều kích cỡ (mức vốn hóa), nhiều nhóm ngành, khu vực, nhóm quốc gia, chỉ số cổ phiếu hướng vào giá trị, hướng vào tăng trưởng.
  7. Các kỹ thuật xây dựng danh mục chỉ số 1. Mô phỏng nguyên mẫu • Mua tất cả các ck trong chỉ số, theo đúng tỷ trọng của mỗi ck trong chỉ số đó. • Sai lệch nhỏ nhưng chi phí giao dịch và hoa hồng có thể cao 2. Chọn mẫu: • Chỉ những cổ phiếu đại diện trong chỉ số chuẩn. • Cổ phiếu có tỷ trọng lớn: mua theo tỷ trọng • Cổ phiếu nhỏ: tham chiếu beta, phân bổ ngành và tỷ suất cổ tức, tương đương chỉ số. • Giảm chi phí giao dịch, nhưng sai số lớn.
  8. 3. Kỹ thuật lập trình: sử dụng thông tin trong quá khứ (thay đổi giá và hệ số tương quan giữa các ck) để tạo một DM tối thiểu hóa độ sai lệch so với chỉ số chuẩn. 4. Phối hợp đầu tư vào các quỹ chủ động với đầu tư một phần (thụ động), đảm bảo tính đa dạng hoàn chỉnh của danh mục tổng thể.
  9. Ba kỹ thuật cơ bản xây dựng danh mục thụ động Mô phỏng đầy • Mua tất cả các cổ phiếu trong chỉ số, theo đúng tỷ trọng trong đủ chỉ số chỉ số Chọn mẫu • Chỉ mua một số cổ phiếu, đại theo chỉ số diện cho chỉ số Lập trình, sử • Xây dựng một danh mục tối dụng thông tin thiểu hóa được tracking error trong quá khứ
  10. Sai lệch (tracking error) – Thành công của chiến lược thụ động là khớp được hai mức lợi suất càng gần nhau càng tốt – tối thiểu hóa sai lệch so với chuẩn. – Tracking error: mức độ mà những dao động của lợi suất của danh mục được quản trị không tương hợp với dao động của lợi suất chuẩn. – Thành tích của một danh mục được quản trị thụ động được đo bằng TE, thay vì bằng rủi ro – lợi suất.
  11. Đo lường tracking-error – Chênh lệch lợi suất trong Kỳ t giữa DM được quản trị với DM chuẩn: – Với lợi suất của N tài sản trong DM và lợi suất của DM chuẩn là xác định, ∆ = f(w của các tài sản được chọn). – Không phải tất cả tài sản trong DM chuẩn đều cần được đưa vào DM được quản trị.
  12. • Với một mẫu gồm T kết quả quan sát: • Độ lệch chuẩn của khoản chênh lệch lợi suất này là sai lệch (TE) trong kỳ. • Gọi P là số kỳ lợi suất trong năm TE (năm) =
  13. • Khái quát: Giữa sai lệch của một danh mục thụ động so với chỉ số của nó, và thời gian cùng chi phí để tạo ra và duy trì danh mục đó có một mối quan hệ ngược chiều. • Nghệ thuật quản trị DM thụ động: cân bằng được chi phí (TE lớn hơn) và lợi ích (dễ quản trị, chi phí giao dịch thấp) của việc sử dùng những mẫu nhỏ hơn • Hình trang 658
  14. Chiến lược chủ động: tổng quan – Mục đích: gia tăng giá trị cho danh mục so với một danh mục được chọn làm danh mục chuẩn, sau khi trừ chi phí giao dịch và điều chỉnh theo rủi ro.  Vừa phải bảo đảm bù đắp các loại phí quản lý, danh mục còn phải đạt được một mức vượt trội. – Các loại chiến lược chủ động • Chiến lược cơ bản • Chiến lược kỹ thuật • Bất thường thị trường và các đặc tính của chứng khoán.
  15. Các chiến lược “cơ bản” (“fundamental”) – Xây dựng danh mục “từ trên xuống” hay “từ dưới lên”, tùy thuộc vào việc chứng khoán nào bị đánh giá sai so với các mô hình định giá mà nhà đầu tư sử dụng. – Từ trên xuống: phân tích nền kinh tế phân bổ tài sản  lựa chọn chứng khoán. – Từ dưới lên: chỉ chú trọng lựa chọn các chứng khoán. – Mục đích: gia tăng giá trị cho danh mục trong tương quan với danh mục chuẩn.
  16. Ba phương pháp của chiến lược cơ bản – Chuyển dịch giữa các công cụ CP, TP, và tín phiếu KB, dựa trên dự báo chung về thị trường và ước tính về mức bù rủi ro. – Chuyển dịch giữa các loại cổ phiếu và các ngành khác nhau (cổ phiếu tài chính, cổ phiếu công nghệ, hàng tiêu dùng lâu bền), hoặc giữa các phong cách đầu tư khác nhau (quy mô của giá trị vốn hóa; tăng trưởng hay giá trị). – Tìm kiếm các chứng khoán bị đặt giá thấp, mua thấp và bán cao.
  17. – Chuyển dịch tài sản: tùy thuộc vào nhận thức : thị trường cổ phiếu bị đánh giá ntn so với các thị trường tài sản khác. – Chuyển dịch khu vực, ngành: chú trọng khu vực, ngành nào có triển vọng trong giai đoạn tiếp theo của CKKD. Là hai phương pháp cực kỳ khó thực hiện – Lựa chọn cổ phiếu riêng lẻ: thuần túy “từ dưới lên”; mua CP bị đặt giá thấp so với kết quả định giá.
  18. Các chiến lược kỹ thuật • Bản chất: đánh giá các xu hướng giá cổ phiếu trong quá khứ, từ đó lấy ra thông tin về những chuyển động của giá trong tương lai. • →Xây dựng DMĐT dựa trên giả định một trong hai điều sẽ xẩy ra – Các xu hướng giá trong quá khứ sẽ tiếp diễn – Các xu hướng đó sẽ đảo chiều
  19. • Chiến lược đầu tư đối lập – “Thời điểm tốt nhất để mua (bán) một cổ phiếu là khi đa số các nhà đầu tư khác tin tưởng nhất về sự giảm sút (tăng) giá của nó”. – Luôn cố gắng mua khi cổ phiếu gần xuống đáy giá, hoặc bán (hoặc bán khống) khi gần lên tới đỉnh giá. – Hàm ý: Lợi suất của cổ phiếu đang trở về mức kỳ vọng, phù hợp với rủi ro.
  20. • Chiến lược động thái giá – Giả định những khuynh hướng giá trong quá khứ gần đây sẽ tiếp tục duy trì. – Chú trọng tới xu hướng giá trong quá khứ làm căn cứ để ra quyết định mua, bán. – Dựa trên phân tích xu hướng giá thuần túy, hoặc được hỗ trợ bởi các điều kiện kinh tế căn bản của công ty.
  21. Các ngoại lệ và đặc tính riêng • Chiến lược động thái thu nhập: – Mua và nắm giữ những cổ phiếu có thu nhập đang gia tăng; bán (bán khống) những cổ phiếu có thu nhập kém. – Căn cứ: giá cổ phần đi theo hướng của thu nhập, thước đo thành công của công ty. – Phương pháp: so sánh EPS thực tế của công ty với một mức kỳ vọng nào đó.
  22. • Lựa chọn theo những đặc tính khác nhau của các công ty: – Tổng lượng vốn hóa của cổ phiếu đang lưu hành (quy mô của công ty). – Tình trạng tài chính của công ty thể hiện qua các hệ số tài chính, như P/E hay P/BV.
  23. • Kết luận từ các nghiên cứu: – Theo thời gian, công ty có lượng vốn hóa thị trường nhỏ hơn thường đem lại lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro lớn hơn so với công ty có vốn hóa nhỏ. – Những công ty có P/E và P/BV thấp hơn tạo ra lợi nhuận điều chỉnh theo rủi ro cao hơn, so với các công ty có hai hệ số này cao hơn.
  24. Danh mục chuẩn (thụ động) phù hợp • Danh mục chuẩn phải bao hàm những chất lượng điển hình của chiến lược DMĐT của khách hàng. • Ba khó khăn của quản trị DM chủ động – Thường có chi phí giao dịch cao hơn – Thường có rủi ro cao hơn danh mục chuẩn – Đòi hỏi cơ sở dữ liệu, hệ thống máy tính, các mô hình định lượng khi đánh giá cổ phiếu
  25. Đầu tư tăng trưởng – Kỳ vọng về tăng trưởng EPS cao hơn mức trung bình (15%-20%) → trả giá phụ trội. – Chú trọng các yếu tố kinh tế quy định EPS; P/E ổn định trong thời hạn ngắn – Niềm tin: giá cổ phiếu của những CT có tốc độ tăng EPS cao → mức lợi suất cao hơn. – Những công ty này: giá cao, hệ số P/B và P/E cao, không trả cổ tức. – Rủi ro cao
  26. Đầu tư giá trị • Chú trọng vào yếu tố giá (tử số của P/E) những công ty không được thị trường ưa thích; giá cổ phiếu thấp. • Cổ phiếu: P/E, P/B thấp, tỷ suất cổ tức cao. • Nhà đầu tư: – Không quan tâm tới thu nhập hiện tại hay tăng trưởng thu nhập. – Tin rằng P/E thấp hơn mức hợp lý, thị trường sẽ điều chỉnh để đẩy giá lên mà không cần có thay đổi trong thu nhập
  27. Các chiến lược phân bổ tài sản • Nhắc lại khái niệm phân bổ tài sản • Vì sao lại đề cập tới phân bổ tài sản? – Danh mục cổ phiếu không tồn tại độc lập mà là một phần trong một danh mục cân bằng. • Nhiệm vụ quản trị: xác định tỷ lệ phù hợp giữa các loại tài sản hợp thành danh mục.
  28. Bốn phương pháp xác định hỗn hợp tài sản trong danh mục Tích Chiến Tình Có đảm hợp lược thế bảo
  29. Phân bổ tài sản tích hợp Các điều kiện của thị trường vốn Các mục tiêu và điều kiện ràng buộc của nhà đầu tư Kết hợp những yếu tố trên → tạo thành DM
  30. TÍCH HỢP C1 I1 Các điều kiện của thị TS, Nợ và Giá trị tài trường vốn sản ròng của NĐT I2 C2 Hàm chấp nhận rủi Quy trình dự báo ro của NĐT C3 I3 E(r), rủi ro và hệ số Chấp nhận rủi ro tương quan của NĐT M1 Tối ưu hóa M2 Hỗn hợp tài sản M3 Lợi suất
  31. • Tóm tắt các điều kiện thị trường và mục tiêu, ràng buộc của nhà đầu tư (C2 và I2) Bước 1 • Kết quả của quá trình này ghi trong C3 và I3 • Tập hợp các thông tin làm cơ sở để xác định DM tốt nhất cho nhà đầu tư (M1): sử dụng hàm độ thỏa dụng ước tính (EU) Bước 2 • Xác định hỗn hợp tài sản (M2) • So sánh kết quả của DM với những kỳ vọng ban đầu • Điều chỉnh danh mục: bổ sung thông tin mới vào quá Bước 3 trình tối ưu hóa
  32. Ví dụ về lựa chọn danh mục tối ưu Danh Hỗn hợp tài sản A ER σ mục Cổ phiếu Trái phiếu A 20% 80% 7% 7% B 50 50 8 13 C 80 20 9 20 RT = Chỉ số chấp nhận rủi ro (risk tolerance factor (I3) B EU = Độ thỏa dụng dự tính (M2) RT A B C Nhà đầu tư 1 5 5,6 5,4 5,0 Nhà đầu tư 2 40 6,8 7,8 8,5 Khoản phạt rủi ro
  33. – Bảng A cho biết lợi suất dự tính và phương sai của ba hỗn hợp tài sản khác nhau (C3); bảng B là các yếu tố RT của hai nhà đầu tư (I3), cùng với EU (độ thỏa dụng dự tính), M2 tính được nhờ kết hợp những thông tin này. – Danh mục A có EU dự tính cho nhà đầu tư 1 là 5,6 = 7 – 7/5, lớn nhất trong ba phương án phân bổ, và là hỗn hợp tài sản tối ưu. – Nhà đầu tư 2 có danh mục tối ưu là danh mục 3.
  34. • Lưu ý: Chỉ số RT giảm khoản phạt rủi ro, cho phép nhà đầu tư có mức chấp nhận rủi ro cao hơn theo đuổi danh mục biến động mạnh hơn với lợi suất dự tính cao hơn. • Sau một thời gian, đánh giá thành tích của danh mục tối ưu, so sánh với kỳ vọng ban đầu của nhà quản trị (thể hiện trong M3). •  Đưa những thông tin mới vào quá trình tối ưu hóa, điều chỉnh hỗn hợp ban đầu dựa trên sự thay đổi trong điều kiện thị trường vốn (C) hoặc trong trạng thái của nhà đầu tư (I).
  35. Phân bổ tài sản chiến lược (dài hạn) – Được sử dụng để xác định các tỷ trọng tài sản mang tính dài hạn trong một DMĐT. – Sử dụng lợi suất bình quân, rủi ro và tích sai của tài sản xét trong dài hạn → tạo thành đường giới hạn hiệu quả. – → NĐT xác định hỗn hợp tài sản phù hợp với nhu cầu, trong một kỳ kế hoạch nhất định.
  36. (tiếp) – Hỗn hợp tài sản tương đối cố định – Điều chỉnh định kỳ, cân đối lại danh mục để đảm bảo những tỷ trọng đã được xác định. – Không thường xuyên điều chỉnh danh mục theo những thay đổi tạm thời trên thị trường và trong điều kiện của nhà đầu tư. – Tương tự như phân bổ tích hợp, nhưng không có phần điều chỉnh theo những thông tin mới.
  37. Phân bổ tài sản ngắn hạn (tactical) – Thường xuyên điều chỉnh hỗn hợp loại tài sản, tranh thủ những điều kiện thị trường đang thay đổi. Tiền đề: sự trở lại mức trung bình trong dài hạn – Những điều chỉnh: dựa trên những thay đổi trong giá trị tương đối của các tài sản. RT được giả định là không thay đổi. – Là phương pháp đầu tư đối lập: mua khi thị trường không ưa thích và bán khi giá thị trường là cao nhất.
  38. – Ví dụ: tỷ lệ lợi suất giữa cổ phiếu và trái phiếu thường là 1,2. Nếu trong kỳ đầu tư gần đây nhất, lợi suất của cổ phiếu bằng hai lần của trái phiếu. → trái phiếu đang bị đánh giá cao (hay thấp?) so với cổ phiếu? Trong tương lai trái phiếu sẽ điều chỉnh như thế nào? Hành động?.
  39. Phân bổ tài sản có “bảo hiểm” – Giả định: lợi suất kỳ vọng thị trường và rủi ro không thay đổi qua thời gian, nhưng mục tiêu và những ràng buộc của NĐT thay đổi do trạng thái của cải của họ thay đổi. – Chỉ liên quan tới : Cổ phiếu và tín phiếu KB. – Giá trị danh mục tăng: tăng của cải, tăng khả năng chống đỡ với rủi ro, tăng khối lượng tài sản rủi ro. – Giá trị danh mục giảm, nhà đầu tư nghèo đi, giảm tỷ lệ tài sản rủi ro.
  40. • Cụ thể: – Xác định một khối lượng “sàn”, được đầu tư hết vào tài sản phi rủi ro khi MV của danh mục bằng khối lượng sàn này. – Phần còn lại đầu tư vào tài sản rủi ro cao. – Mua thêm tài sản rủi ro cao khi giá trị của chúng tăng; bán khi giá trị của chúng giảm.
  41. Lựa chọn phương pháp phân bổ tài sản nào? • Chiến lược nào được lựa chọn tùy thuộc vào – Nhận thức về tính biến động trong mục tiêu và điều kiện ràng buộc của khách hàng; – Nhận thức về mối quan hệ giữa các điều kiện của TTV trong quá khứ và trong tương lai.