Thuế ứng dụng - Chương 1: Đại cương về thuế

ppt 40 trang vanle 3230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuế ứng dụng - Chương 1: Đại cương về thuế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptthue_ung_dung_chuong_1_dai_cuong_ve_thue.ppt

Nội dung text: Thuế ứng dụng - Chương 1: Đại cương về thuế

  1. THUẾ ỨNG DỤNG ThS. Văn Thị̣ Quý 1
  2. NỘI DUNG MÔN HỌC • Gồm 6 chương: • Chương 1: Đại cương về thuế • Chương 2: Thuế xuất nhập khẩu • Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt • Chương 4: Thuế giá trị gia tăng • Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp • Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân 2
  3. MỤC TIÊU MÔN HỌC • Sinh viên có khả năng nắm vững những kiến thức cơ bản về thuế và kỹ năng tính toán số tiền thuế phải nộp ngân sách của từng sắc thuế. • Làm cơ sở để học tập các môn học nghiệp vụ của ngành và vận dụng chúng vào thực tế công tác chuyên môn. 3
  4. Tài liệu học tập • Giáo trình: • Tài liệu tham khảo: các trang điện tử – Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn – Tổng Cục thuế: www.gdt.gov.vn – Cục thuế TP.HCM : www.hcmtax.gov.vn 4
  5. Chương 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ 5
  6. Những nội dung chính • 1.1 Khái niệm, vai trò của thuế. • 1.2 Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế • 1.3- Phân loại thuế • 1.4 Tác động của chính sách thuế đến các hoạt động kinh tế. 6
  7. 1.1 Khái niệm, vai trò của thuế: 1.1.1- Sự hình thành và phát triển của thuế: Để duy trì tồn tại Nhà nước cần có nguồn tài chính để chi tiêu sử dụng 3 hình thức: Quyên góp + Vay + Dùng quyền lực chính trị bắt buộc dân phải đóng góp (Thuế) “Để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế” “Ăng Ghen” 7
  8. => § Thuế đã tồn tại từ khi có nhà nước. § Thuế là nguồn thu chủ yếu của NN (không phải là nguồn thu duy nhất). § Thuế còn là công cụ góp phần thực hiện công bằng XH 8
  9. 1.1.2- Khái niệm về thuế: 1. Là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp (Nộp thuế là nghĩa vụ của công dân). 2. Là một khoản thu mang tính bắt buộc (của Nhà nước đ/v các tổ chức và cá nhân) 3. Các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật qui định. 9
  10. Định nghĩa: Thuế là một khỏan đóng góp bắt buộc của các tổ chức,cá nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính chất hòan trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung tòan xã hội. 10
  11. Chú ý: Phân biệt giữa Thuế và Phí, Lệ phí * Phí và lệ phí (phân biệt với thuế) Phí : khoản thu nhằm thu hồi chi phí Nhà nước đã đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng các tổ chức, cá nhân phải trả khi sử dụng các dịch vụ công cộng này (kiểm dịch, đo đạc, giám định ) Lệ phí: khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính pháp lý của Nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhằm phục vụ cho côngtác quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật (đăng ký hộ khẩu, kết hôn, công chứng, cấp các giấy phép ) Phí và lệ phí mang tính chất hòan trả gắn trực tiếp với việc 11 hưởng thụ các dịch vụ do NN cung cấp
  12. 1.1.3- Vai trò của thuế * Thứ nhất, thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước. * Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế: - Trong những năm khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế: giảm thuế. - Trong thời kỳ nền kinh tế phát triển quá mức: tăng thuế. 12
  13. * Thứ ba, thuế là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối. * Thứ tư, ngoài những vai trò nêu trên thuế là công cụ thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh 13
  14. 1.2- Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế 1.2.1- Tên gọi 1.2.2- Đối tượng nộp thuế 1.2.3- Đối tượng tính thuế 1.2.4- Thuế suất 1.2.5- Quy trình – thủ tục thu nộp thuế 14
  15. 1.2.1- Tên gọi: - Đặt tên theo đối tượng đánh thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài sản - Đặt tên theo nội dung: thuế xuất khẩu, nhập khẩu, thuế tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt 15
  16. 1.2.2- Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế): Là những pháp nhân và cá nhân có đối tượng tính thuế, cần phân biệt người nộp thuế và người chịu thuế. - Người nộp thuế là người đem tiền thuế nộp cho Nhà nước. - Người chịu thuế là người có thu nhập bị thuế điều tiết. 16
  17. 1.2.3- Đối tượng tính thuế: Là những căn cứ để xác định số tiền thuế phải nộp, đó là: - Giá trị hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi hoạt động kinh tế (GTGT); - Giá trị tài sản (XNK); - Thu nhập của doanh nghiệp hoặc cá nhân (TNDN, TNCN). 17
  18. 1.2.4- Thuế suất: Thuế suất là linh hồn của sắc thuế, gồm hai loại cơ bản: - Thuế suất tuyệt đối: 1.000.000 đ; 3.000.000 đ - Thuế suất tỷ lệ (tương đối): 6%, 10%, 25% 18
  19. 1.2.5- Qui trình khai báo và thủ tục thu nộp thuế: - Về kê khai: Theo mẫu quy định, theo định kỳ quy định (bao lâu 1 lần), thời hạn phải nộp tờ kê khai (chậm nhất là ngày nào). - Về nộp thuế: Nộp ở đâu, nộp bằng gì, thời gian nộp thuế, xử lý vi phạm. Phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn - Về chế độ miễn giảm thuế: Có thể miễm giảm thuế trong thời gian đầu mới thành lập; theo vùng, miền khó khăn; theo ngành nghề ưu đãi 19
  20. 1.3- Phân loại thuế 1.3.1- Căn cứ vào phương thức đánh thuế: * Thuế trực thu: Đánh trực tiếp vào đối tượng nộp thuế (TNDN, TN cá nhân ) - Đối tượng nộp thuế cũng là người chịu thuế. - Không được cộng vào giá hàng hóa dịch vụ. * Thuế gián thu: Điều tiết gián tiếp thông qua giá cả h.hóa, dịch vụ (GTGT, tiêu thụ ĐB ) - Đối tượng nộp thuế không phải là người chịu thuế. - Được cộng ẩn vào giá hàng hóa dịch vụ. 20
  21. 1.3- Phân loại thuế 1.3.2- Căn cứ vào cở sở đánh thuế: - Thuế thu nhập (TNDN, TN cá nhân ) - Thuế tiêu dùng (GTGT, tiêu thụ ĐB ) - Thuế tài sản (Nhà, Đất, máy móc ) 1.3.3- Căn cứ khác (Xem giáo trình) 21
  22. 1.4 Tác động của chính sách thuế đến các hoạt động kinh tế 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ 1.4.2- Thuế tác động vào thu nhập cá nhân 1.4.3- Thuế tác động vào thương mại Quốc tế 22
  23. 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ + Giá thị D trường mà người mua trả S’ P’. P: Giá HH E’ + Nhà sản P’ xuất chỉ thu S T được P’’ P E S’ P’’ E’’ D S 0 Q’ Q Q: Số lượng HH SS: Đường cung 23 DD: Đường cầu
  24. - DD là đường cầu về hàng hóa X. - SS là đường cung hàng hóa X. - Trước khi có thuế thì E là điểm cân bằng. - Khi Nhà nước đánh một khoản thuế là T + giá tăng; + cầu giảm và cung giảm theo. + đường cung SS thành S’S’ + E’ điểm cân bằng mới. 24
  25. * Do có thuế T: - Khi đó: + Giá thị trường mà người mua trả P’. + Nhà sản xuất chỉ thu được P’’ + Nhà nước thu được thuế là T ( T = P’ – P’’). + Như vậy, nhà sản xuất chịu thuế (P – P’’); người tiêu dùng chịu thuế (P’ – P); và (P’ – P’’) là thuế nhà nước thu được. - Tỷ trọng chịu thuế của người tiêu dùng và nhà sản xuất tùy thuộc quan hệ cung cầu của hàng hóa trên thị trường. 25
  26. 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ - Trước khi có thuế thì E là điểm cân bằng - Khi Nhà nước đánh một khoản thuế là T =>giá tăng; cầu giảm và cung giảm theo. - Để cạnh tranh và bán được sản phẩm, nhà sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế (P-P’’); người tiêu dùng chịu thuế (P’ – P); 26
  27. 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ (tt) *Trường hợp D độ dốc đường P: Giá HH S’ cầu DD lớn, gánh nặng P’ E’ thuế có xu P’ T hướng S nghiêng về người tiêu P E dùng P’’ S’ P’’ E’’ D S 0 Q: Số lượng HH SS: Đường cung Q’ Q 27 DD: Đường cầu
  28. 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ - Nếu đường cầu thẳng đứng (hoàn toàn không co giãn) thì thuế đánh vào sản phẩm tiêu dùng sẽ do người tiêu dùng gánh chịu hoàn toàn. 28
  29. Giá 1 sản phẩm X P S’ Nếu đường cầu D thẳng đứng E’ (không co giãn – hàng hóa thiết P’ S’ Thuế yếu), thì ngngưườiời S tiêutiêu dùngdùng gánh chịu thuế hoàn P E toàn S D Q =Q’ Q (Số lượng SS: Đường cung sản phẩm X) DD: Đường cầu 29
  30. 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ => Như vậy: Tỷ trọng chịu thuế của người tiêu dùng và nhà sản xuất tùy thuộc quan hệ cung cầu của hàng hóa trên thị trường. 30
  31. 1.4.1- Thuế tác động lên giá cả hàng hóa, dịch vụ - Nếu đường cầu nằm ngang (hoàn toàn co giãn) thì gánh nặng thuế sẽ do người sản xuất chịu hoàn toàn. 31
  32. Giá 1 S’ sản S phẩm X D E’ D P’ Nếu đường cầu nằm ngang Thuế (hoàn toàn co giãn) thì E gánh nặng P thuế sẽ do S’ người sản S xuất chịu hoàn toàn Q = • SS: Đường cung Q (Số lượng sản Q’ 32 • DD: Đường cầu phẩm X)
  33. 1.4.2- Thuế tác động vào thu nhập cá nhân: Chính là thuế thu nhập cá nhân với thuế suất lũy tiến từng phần. Thuế tăng cùng với mức thu nhập của cá nhân. Chính phủ thu của người giàu theo tỷ lệ cao hơn so với người nghèo. 33
  34. Thu C nhập sau thuế F H ánh thuế đ E đổi Không ThuếG sụất lũy tiến ThuếD suất ko A B 45o O A Thu nhập trước thuế 34
  35. 1.4.2- Thuế tác động vào thu nhập cá nhân - Đường OBC với độ dốc 450 sẽ tương ứng với trường hợp không đánh thuế. - Mức thu nhập trước khi đánh thuế OA trên trục hoành tương ứng với mức thu nhập như vậy trên trục tung sau khi đánh thuế OA, và đó chính là khoảng thu nhập dưới ngưỡng chịu thuế. 35
  36. 1.4.2- Thuế tác động vào thu nhập cá nhân - Nếu thuế suất đối với mức thu nhập bị đánh thuế là không đổi (không lũy tiến) thì mức thu nhập cá nhân là đường OBDEF thấp hơn đường OBC và thu nhập càng cao thì phải chịu thuế nhiều hơn. - Nếu thuế suất lũy tiến từng phần theo mức thu nhập cá nhân thì mức thu nhập sau thuế của cá nhân càng thấp hơn nữa khi thu nhập càng tăng, như đường biểu diễn OBDGH. 36
  37. 1.4.3- Thuế tác động vào thương mại Quốc tế • - Hình thức phổ biến về hạn chế thương mại là thuế quan hay thuế nhập khẩu. • - Việc tăng giá nội địa của hàng nhập khẩu sẽ hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước nhưng lại làm thiệt hại cho người tiêu dùng. 37
  38. Giá 1 D hàng S hóa X O P' E F Giá quốc tế cộng thuế nhập T Thuế NK khẩu P C I H G Giá quốc tế Lượng S NKsau thuế D Lượng nhập khẩu trước thuế O Qs Qs’ Qd’ Qd Lượng hhóa X38
  39. 1.4.3- Thuế tác động vào thương mại Quốc tế - Hàng hóa X trên thị trường Quốc tế ở mức giá P. - Người tiêu dùng trong nước muốn mua Qd. - Điểm cân bằng tại G trên đường cầu, cân đối hiệu quả sản xuất, các Công ty nội địa chỉ muốn sản xuất Qs hàng hóa X để bán tại mức giá P, điểm cân bằng tại C trên đường cung. Sự chênh lệch giữa mức cung trong nước Qs với mức cầu trong nước Qd là lượng hàng hóa X nhập khẩu. 39
  40. 1.4 Tác động của chính sách thuế đến các hoạt động kinh tế - Giả sử Nhà nước đánh thuế nhập khẩu là T. - Người NK phải mất với giá P’ để mua hàng hóa X kể cả tiền đóng thuế (P’ = P + T). - Người nhập khẩu sẵn sàng bán một lượng bất kỳ hàng hóa X ở thị trường trong nước với giá là P’. Ảnh hưởng của thuế quan làm nâng giá nội địa lên cao hơn so với giá quốc tế. - Như vậy, sự kết hợp của việc tăng sản xuất nội địa và giảm tiêu dùng nội địa sẽ làm giảm hàng hóa nhập khẩu (từ QsQd xuống còn Qs’Qd’) 40