Nguyên lý kế toán - Chương I: Những vấn đề chung về hạch toán kế toán

pdf 72 trang vanle 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nguyên lý kế toán - Chương I: Những vấn đề chung về hạch toán kế toán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnguyen_ly_ke_toan_chuong_i_nhung_van_de_chung_ve_hach_toan_k.pdf

Nội dung text: Nguyên lý kế toán - Chương I: Những vấn đề chung về hạch toán kế toán

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. HỒ MỸ HẠNH ===  === NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN VINH, NĂM 2011 =  = 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA - QUAN HỆ DOANH NGHIỆP THS. HỒ MỸ HẠNH ===  === NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (Giáo trình đào tạo từ xa) VINH, NĂM 2011 =  = 2
  3. M ỤC L ỤC Lời nói đầu 4 Chương I. Những vấn đề chung về hạch toán kế toán 5 1.1. Bản chất của Hạch toán kế toán 5 1.1.1. Khái niệm hạch toán 5 1.1.2. Các loại hạch toán 6 1.1.3. Mục đích và chức năng của hạch toán kế toán 8 1.1.4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận 8 1.2. Đối tượng nghiên cứu của Hạch toán kế toán 10 1.2.1. Khái quát chung về đối tượng Hạch toán kế toán 10 1.2.2. Tài sản 10 1.2.3. Nguồn vốn 12 1.2.4. Mối quan hệ giữa Tài sản và Nguồn vốn 13 1.2.5. Sự vận động của Vốn kinh doanh 14 1.2.6. Các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài vốn 14 1.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng 15 Chương II. Phương pháp chứng từ 19 2.1. Khái niệm và vai trò của phương pháp chứng từ 19 2.1.1. Khái niệm 19 2.1.2. Vai trò của phương pháp chứng từ 20 2.2. Chứng từ kế toán 20 2.2.1. Khái niệm 20 2.2.2. Các yếu tố của bản chứng từ 20 2.2.3. Phân loại chứng từ 22 2.3. Luân chuyển chứng từ 23 2.3.1. Các giai đoạn luân chuyển chứng từ 23 2.3.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ 24 2.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng 25 3
  4. Chương III. Phương pháp tính giá 28 3.1. Khái niệm và nguyên tắc tính giá 28 3.1.1. Khái niệm 28 3.1.2. Các nguyên tắc tính giá 29 3.2. Nội dung của phương pháp tính giá 30 3.2.1. Tính giá tài sản mua vào 30 3.2.2. Tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ 32 3.2.3. Tính giá xuất kho của hàng tồn kho 33 3.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng 35 Chương IV. Phương pháp đối ứng tài khoản 40 4.1. Khái niệm và vai trò của phương pháp đối ứng tài khoản 40 4.1.1. Khái niệm 40 4.1.2. Vai trò 41 4.2. Tài khoản kế toán 41 4.2.1. Khái niệm 41 4.2.2. Nội dung, kết cấu 41 4.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản 42 4.3. Hệ thống tài khoản kế toán 43 4.3.1. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành 43 4.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành 44 4.3.3. Phân loại tài khoản kế toán 54 4.4. Quan hệ đối ứng và phương pháp ghi sổ kép 56 4.4.1. Quan hệ đối ứng tài khoản 56 4.4.2. Phương pháp ghi sổ kép 57 4.5. Câu hỏi và bài tập vận dụng 60 Chương V. Phương pháp Tổng hợp - Cân đối kế toán 65 5.1. Cơ sở hình thành, ý nghĩa và nội dung phương pháp 65 5.1.1. Khái niệm, cơ sở hình thành 65 5.1.2. Ý nghĩa và tác dụng của phương pháp 66 4
  5. 5.1.3. Nội dung phương pháp 66 5.2. Hệ thống bảng tổng hợp- cân đối 67 5.2.1. Nguyên tắc và yêu cầu xây dựng hệ thống bảng TH-CĐ 67 5.2.2. Bảng Cân đối kế toán 67 5.2.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 73 5.2.4. Báo cáo LCTT 74 5.2.5. Thuyết minh Báo cáo tài chính 75 5.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng 76 Chương VI. Hạch toán các quá trình kinh doanh chủ yếu 79 6.1. Hạch toán quá trình cung cấp 79 6.1.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán 79 6.1.2. Tài khoản sử dụng 80 6.1.3. Phương pháp hạch toán 80 6.2. Hạch toán quá trình sản xuất 82 6.2.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán 82 6.2.2. Tài khoản sử dụng 82 6.2.3. Phương pháp hạch toán 83 6.3. Hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ 85 6.3.1. Đặc điểm và nhiệm vụ kế toán 85 6.3.2. Tài khoản sử dụng 86 6.3.3. Phương pháp hạch toán 88 6.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng 91 Chương VII. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán 94 7.1. Tổ chức công tác kế toán 94 7.1.1. Ý nghĩa của tổ chức công tác kế toán 94 7.1.2. Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán 95 7.1.3. Nội dung của tổ chức công tác kế toán 95 7.2. Tổ chức bộ máy kế toán 96 7.2.1. Bộ máy kế toán 96 7.2.2. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 97 5
  6. 7.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng 101 Tài liệu tham khảo 102 6
  7. LỜI NÓI ĐẦU Nguyên lý kế toán là môn học cơ sở, là nền tảng quan trọng của sinh viên ngành kế toán nói riêng cũng như sinh viên thuộc khối ngành kinh tế nói chung. Trên cơ sở nhận thức đó, giáo trình Nguyên lý kế toán được biên soạn đề cập đến tất cả những vấn đề cơ bản thuộc nguyên lý kế toán làm cơ sở cho sinh viên ngành kế toán nói riêng và sinh viên khối ngành kinh tế nói chung đi sâu nghiên cứu học tập các môn học tiếp theo. Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của bạn đọc, giáo trình được biên soạn với kết cấu mỗi chương gồm các phần sau: - Giới thiệu các tiêu đề chính - Trình bày mục tiêu chung của chương và mục tiêu cụ thể của từng nội dung trong chương - Trình bày phần lý thuyết - Câu hỏi và bài tập vận dụng Giáo trình Nguyên lý kế toán do Ths. Hồ Mỹ Hạnh chủ biên cùng tập thể giảng viên bộ môn Kế toán, khoa Kinh tế Đại học Vinh biên soạn: - Ths Hồ Mỹ Hạnh - Chủ biên và biên soạn các chương 1,2,6 - Ths Đường Thị Quỳnh Liên - biên soạn chương 3,4 - Ths Nguyễn Hoàng Dũng - biên soạn chương 5,7 Tham gia thẩm định giáo trình có PGS TS Đinh Xuân Khoa, PGS TS Nguyễn Đăng Bằng, Ths Nguyễn Đình Thể và tập thể giảng viên bộ môn Kế toán, khoa Kinh tế, trường Đại học Vinh. Trong quá trình nghiên cứu, biên soạn, tập thể tác giả đã cố gắng cập nhật những quy định pháp lý mới nhất về kế toán đảm bảo nâng cao chất lượng chuyên môn và khoa học của giáo trình, song do xuất bản lần đầu, giáo trình khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, của những người sử dụng tài liệu và bạn đọc để giáo trình được sửa chữa bổ sung hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau. Xin chân thành cảm ơn Vinh, tháng 7 năm 2011 Tập thể tác giả 7
  8. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẠCH TOÁN KẾ TOÁN Chương I gồm ba nội dung: 1.1. Bản chất của hạch toán kế toán 1.2. Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán 1.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về những vấn đề chung nhất của hạch toán kế toán bao gồm khái niệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán và các nguyên tắc chung được thừa nhận trong kế toán. Mặt khác học viên cũng nắm được các kiến thức cơ bản về đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán cũng như các đặc điểm của các đối tượng kế toán. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán; - Các nguyên tắc cơ bản của hạch toán kế toán; - Khái quát đối tượng chung của hạch toán kế toán; - Trình bày đối tượng cụ thể của hạch toán kế toán; - Sự vận động của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 1.1. BẢN CHẤT CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1.1.1. Khái niệm hạch toán “Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người”. Để tiến hành quá trình tái sản xuất xã hội ngày càng đem lại hiệu quả cao rất cần thiết phải thực hiện các hoạt động tổ chức và quản lý trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình sản xuất con người luôn quan tâm đến hao phí lao động bỏ ra và kết quả thu được. Minh hoạ cho quá trình này như sau:. Xã hội muốn tồn tại và phát triển -> sản xuất -> hao phí lao động bỏ ra và kết quả thu được Để quản lý được các hoạt động của quá trình tái sản xuất, các nhà quản lý cần phải có thông tin. Thông tin về quá trình tái sản xuất xã hội thu được từ thực hiện việc quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép và phản ánh các hoạt động kinh tế, xã hội phát sinh. Việc quan sát, đo lượng, tính toán và ghi chép kinh tế nhằm thực hiện chức năng phản ánh và giám sát các hoạt động kinh tế gọi là hạch toán. Quan sát là việc sao chụp lại các hoạt động đã xảy ra. Đo lường là việc lượng hoá các hoạt động kinh tế xã hội bằng các thước đo. 8
  9. Tính toán là quá trình sử dụng các phép tính, các phương pháp tổng hợp phân tích để xác định các chỉ tiêu cần thiết, thông qua đó để biết được tiến độ thực hiện các mục tiêu, dự án và hiệu quả của hoạt động kinh tế. Ghi chép là quá trình xử lý và ghi lại tình hình kết quả của các hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ, từng địa điểm phát sinh theo một trật tự nhất định. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm: Hạch toán là những hoạt động quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép các hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm thu nhận cung cấp thông tin về quá trình đó phục vụ cho công tác kiểm tra chỉ đạo các hoạt động kinh tế đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội. 1.1.2. Các loại hạch toán Xã hội càng phát triển thì các hoạt động kinh tế xảy ra trong quá trình tái sản xuất xã hội ngày càng phức tạp, đa dạng và phong phú. Để đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ cho việc tổ chức có hiệu quả trong quá trình tái sản xuất xã hội đòi hỏi phải sử dụng các loại hạch toán khác nhau. Có 3 loại hạch toán: + Hạch toán nghiệp vụ + Hạch toán thống kê + Hạch toán kế toán Phân biệt 3 loại hạch toán: Hạch toán Hạch toán Hạch toán Chỉ tiêu nghiệp vụ thống kê kế toán Là sự quan sát, Là khoa học nghiên Là khoa học thu phản ánh, kiểm tra cứu mặt lượng trong nhận xử lý và cung trực tiếp từng mối liên hệ mật thiết cấp toàn bộ thông nghiệp vụ kinh tế với mặt chất của các tin về vốn kinh kỹ thuật cụ thể phục hiện tượng kinh tế xã doanh và sự vận vụ cho việc chỉ đạo hội số lớn, trong điều động của vốn kinh thường kiện thời gian và địa doanh đó trong các xuyên, kịp thời tình điểm cụ thể nhằm rút doanh nghiệp nhằm Khái niệm hình thực hiện các ra bản chất và quy kiểm tra, giám sát nghiệp vụ và quá luật phát triển của các toàn bộ hoạt động trình kinh tế kỹ hiện tượng đó. kinh tế tài chính của thuật. VD: thu nhập quốc đơn vị đó. VD: Tình hình sử dân, tình hình giá cả, VD: Kế toán tiền dụng lao động, vật tình hình phát triển lương cho doanh tư, tình trạng kỹ dân số nghiệp thuật của máy móc 9
  10. thiết bị, tình hình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh -> thông tin mang tính rời rạc, riêng biệt nhưng kịp thời Phản ánh trực tiếp Các hiện tượng kinh Tài sản và sự vận Đối tượng từng nghiệp vụ kinh tế xã hội số lớn. động của tài sản đó hạch toán tế kỹ thuật cụ thể trong quá trình hoạt động của đơn vị. Dựa vào quan sát Có hệ thống phương Sử dụng 1 hệ thống trực tiếp, ít dùng pháp khoa học riêng các phương pháp Phương chỉ tiêu tổng hợp. như điều tra thống kê, khoa học (4 phương pháp hạch phân tổ thống kê, pháp): chứng từ, tài toán hoặc phương pháp khoản kế toán, tính chỉ số. giá, tổng hợp cân đối. Sử dụng cả 3 loại Sử dụng cả 3 loại Sử dụng cả 3 loại thước đo: hiện vật, thước đo giống với thước đo nhưng chủ lao động, tiền tệ hạch toán nghiệp vụ yếu sử dụng thước nhưng không coi đo bằng tiền Thước đo trọng thước đo nào cả mà tuỳ theo yêu cầu cụ thể của các nghiệp vụ. Thông tin nhanh, Thông tin mang tính Thông tin mang tính T.chất của đơn giản, rời rạc và hệ thống nhưng thường xuyên liên thông tin không có hệ thống. không thường xuyên tục có hệ thống. Mối quan hệ giữa 3 loại hạch toán: - Đều thu nhận, ghi chép và truyền đạt những thông tin kinh tế tài chính. Những thông tin này là những khâu cơ bản trong hệ thống thông tin kinh tế thống nhất. - Mỗi loại hạch toán đều phát huy tác dụng của mình trong việc giám đốc tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế tài chính nên cả 3 đều là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế, phục vụ cho việc quản lý và điều hành, chỉ đạo của đợn vị cũng như của cấp trên. Ví dụ cần thông tin nhanh về một loại nghiệp vụ nào đó thì hạch toán nghiệp vụ là phù hợp nhất. Nhưng nếu cần tổng hợp trên phạm vi rộng thì hai loại hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán là không thích hợp. Đặc biệt, trong phạm vi không cần ở phạm vi quá 10
  11. rộng lớn, nhưng ở một phạm vi nhất định đó thì phải phản ánh toàn bộ tài sản và sự vận động của tài sản thì hạch toán kế toán là thích hợp. - Giữa ba loại này còn có mối quan hệ cung cấp số liệu cho nhau và quan hệ thống nhất về mặt số liệu trên cơ sở tổ chức công tác hạch toán ban đầu. Từ hạch toán nghiệp vụ rời rạc ban đầu, sử dung số liệu này cho hạch toán kế toán và hạch toán thống kê. 1.1.3. Mục đích và chức năng của hạch toán kế toán a. Chức năng - Thiết lập thông tin - Kiểm tra, giám sát b. Vai trò và mục đích Vai trò: là cơ sở ra các quyết định kinh doanh Mục đích: Cung cấp thông tin kinh tế tài chính của đơn vị kế toán cho những người cần sử dụng thông tin Thông tin kế toán phục vụ nhu cầu của các đối tượng chính sau : - Các nhà quản lý : ( Chủ DN, HĐQT, Ban giám đốc ) căn cứ vào thông tin kinh tế, các nhà quản lý định ra các kế hoạch, dự án và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, các dự án; qua việc phân tích các thông tin kế toán ban giám đốc sẽ quyết định nên sản xuất mặt hàng nào, với nguyên liệu gì - Các nhà đầu tư, nhà tín dụng : Nhờ thông tin kế toán, người ta có thể xác địng được hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó quyết định nên đầu tư hay không và biết được doanh nghiệp sử dụng số vốn đầu tư đó như thế nào. - Người có lợi ích gián tiếp ( Nhà nước, người lao động, cơ quan chức năng ) Thông tin kế toán giúp nhà nước trong việc hoạch định chính sách, soạn thảo luật lệ 1.1.4. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận Các nguyên tắc kế toán cơ bản là các nguyên tắc chung được thừa nhận trong công tác kế toán như: định giá các loại tài sản, ghi chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các BCTC nhằm đảm bảo sự dễ hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh. Theo chuẩn mực kế toán Việt nam số 01 (chuẩn mực chung), có các nguyên tắc kế toán sau đây: Cơ sở dồn tích Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát 11
  12. sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Ví dụ: Công ty A xuất bán một lô sản phẩm cho khách hàng vào ngày 15/5/2011 với giá chưa thuế 100.000.000. Thuế suất GTGT 10%. Hàng đã giao, khách hàng thanh toán lần thứ nhất 50.000.000 vào ngày giao hàng; số còn lại thanh toán sau 1 tháng. => Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, doanh nghiệp A sẽ ghi nhận doanh thu 100.000.000 vào tháng 5/2011. Hoạt động Liên tục Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính. Giá gốc Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể. Ví dụ: Doanh nghiệp A mua 1 TSCĐ có giá mua chưa thuế GTGT là 400.000.000 (theo hoá đơn GTGT ngày 12/5/2011). Chi phí vận chuyển, lắp đặt chưa thuế GTGT là 1.200.000 (theo Hoá đơn GTGT ngày 20/5/2011). Tài sản được bàn giao theo Biên bản giao nhận TSCĐ ngày 28/5/2011. Theo nguyên tắc giá gốc, TSCĐ được ghi nhận theo nguyên giá: 400.000.000 + 1.200.000 = 401.200.000đ Phù hợp Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. Nhất quán Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và 12
  13. phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Thận trọng Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: a/ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; b/ Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; c/ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; d/ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Trọng yếu Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính. 1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 1.2.1. Khái quát chung về đối tượng hạch toán kế toán Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc tiến hành một hoạt động nào đó, đều cần phải có một lượng vốn kinh doanh nhất định. Lượng vốn kinh doanh này luôn vận động và chuyển biến từ hình thái vật chất này sang hình thái vật chất khác. Qúa trình nghiên cứu tái sản xuất xã hội T - H sản xuất, tiêu thụ - T’ Theo khái niệm hạch toán kế toán: hạch toán kế toán là khoa học thu nhận và xử lý, cung cấp toàn bộ thông tin về vốn kinh doanh và sự vận động của vốn kinh doanh đó trong các đơn vị, là công cụ phục vụ công tác điều hành và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, điều hành và quản lý các hoạt động kinh tế trong các đơn vị qua đó tìm ra các phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh tế tài chính. Bên cạnh đó, thông tin về các mối quan hệ kinh tế pháp lý ngoài vốn được sinh ra trong quá trình hoạt động của đơn vị cũng được hạch toán kế toán thu nhận và cung cấp. 13
  14. Vậy, đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán là vốn kinh doanh, cụ thể: tài sản (mặt biểu hiện của vốn kinh doanh), nguồn vốn (nguồn hình thành của vốn kinh doanh), sự vận động của vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị và các mối quan hệ kinh tế - pháp lý ngoài vốn. 1.2.2. Tài sản 1.2.2.1. Khái niệm: Tài sản là những nguồn lực kinh tế thuộc quyền sở hữu hoặc kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp 1.2.2.2. Phân loại: Dựa vào giá trị và tính chất luân chuyển của tài sản, thì toàn bộ tài sản của các doanh nghiệp được chia làm hai loại : a, Tài sản ngắn hạn : Theo Chuẩn mực kế toán số 21 (VAS), tài sản ngắn hạn là những tài sản: Được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khuôn khổ của chu kỳ kinh doanh bình thường; hoặc Được nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại, cho mục đích ngắn hạn và dự kiến thu hồi hoặc thanh toán trong vòng 12 tháng tới kể từ ngày kết thúc niên độ; hoặc Là Tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào. Nếu căn cứ theo mức độ khả thanh có thể phân chia Tài sản ngắn hạn thành các loại như sau : - Tiền : tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (hoặc kho bạc), tiền đang chuyển (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ), vàng bạc đá quý, ngân phiếu thanh toán. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn : là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích kiếm lời có thời hạn thu hồi trong một năm hay một chu kỳ kinh doanh, gồm: các khoản đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư góp vốn liên doanh, đầu tư cho vay ngắn hạn - Tài sản trong thanh toán (Các khoản phải thu) : là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức, tập thể, cá nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm phải thu hồi gồm : khoản phải thu của người mua, tiền đặt trước cho người bán, khoản nộp thừa cho ngân sách, các khoản phải thu nội bộ - Tài sản dự trữ (Hàng tồn kho): vật liệu, dụng cụ, hàng mua đang đi đường, thành phẩm, hàng hoá, sản phẩm dở dang - Tài sản ngắn hạn khác : là những tài sản ngắn hạn còn lại ngoài những thứ đã kể ở trên như những khoản tạm ứng cho công nhân viên chức, các khoản chi phí trả trước, các khoản tiền ký quỹ, ký cược ngắn hạn. 14
  15. b. Tài sản dài hạn: Theo Chuẩn mực kế toán số 21 (VAS) tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài hạn. Cụ thể: Căn cứ theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư, toàn bộ dài hạn được chia thành các loại sau: - Tài sản cố định (TSCĐ): Là những tài sản dài hạn đáp ứng được điều kiện của Tài sản cố định theo Chuẩn mực kế toán số 02,03 (VAS) đó là: mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, xác định được giá trị, giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, và có thời gian sử dụng từ một năm trở lên. Gồm các loại: + TSCĐ hữu hình tự có đã và đang đầu tư : là những tài sản cố định hữu hình thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà đơn vị đã và đang đầu tư như : nhà cửa, kho tàng, máy móc thiết bị + TSCĐ vô hình tự có đã và đang đầu tư : là những TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của đơn vị mà đơn vị đã và đang đầu tư như : quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế, CP thành lập doanh nghiệp, chi phí chuẩn bị sản xuất + TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê dài hạn trong thời gian dài theo hợp đồng thuê với công ty cho thuê tài chính. Đối với những TSCĐ này, doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng và quản lý còn quyền sở hữu thuộc bên cho thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê tài chính . Tổng số tiền thuê một tài sảnquy định tại hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. (Theo Chuẩn mực kế toán số 06 (VAS) - Bất động sản đầu tư: Là nhà, đất hoặ một phần nhà và đất mà chủ đầu tư nắm giữ không phải để sử dụng hoặc bán trong kỳ kinh doanh thông thường mà để cho thuê hoặc chờ tăng giá rồi mới bán. - Đầu tư tài chính dài hạn: là giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn với mục đích kiếm lời như : đầu tư góp vốn liên doanh dài hạn, chứng khoán dài hạn, cho thuê tài sản cố định dài hạn, đầu tư kinh doanh bất động sản (là những khoản đầu tư có thời gian thu hồi vốn dài trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh). - Ngoài ra, còn có các tài sản dài hạn khác: thế chấp, ký quỹ, ký cược dài hạn, đầu tư XDCB dở dang. 1.2.3. Nguồn vốn 1.2.3.1. Khái niệm: Là nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp 1.2.3.2. Phân loại: Xét theo trách nhiệm thanh toán, nguồn vốn được chia thành hai loại: a. Nguồn vốn chủ sở hữu: Là toàn bộ số tiền vốn mà chủ doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. 15
  16. Nó có thể được bổ sung hoặc rút bớt trong quá trình kinh doanh. Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: - Vốn góp : là số vốn do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp để thành lập doanh nghiệp hoặc mở rộng kinh doanh và được sử dụng vào mục đích kinh doanh. Vốn góp có thể được hình thành tuỳ theo đặc điểm sở hữu doanh nghiệp, cụ thể : đối với doanh nghiệp nhà nước vốn góp là do ngân sách cấp, đối với công ty cổ phần vốn góp do các cổ đông tham gia đóng góp, đối với doanh nghiệp liên doanh vốn góp do các bên liên doanh đóng góp, đối với các doanh nghiệp tư nhân vốn góp là do chủ doanh nghiệp bỏ ra. - Lợi nhuận chưa phân phối (lãi lưu giữ ) : là kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh. Trong thời gian chưa phân phối cho các chủ sở hữu được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Nguồn vốn chủ sở hữu khác (còn gọi là các nguồn vốn chuyên dùng) : là số vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại ( các quỹ xí nghiệp, các khoản dự trữ theo điều lệ, dự trữ theo luật định ) hoặc các loại vốn khác ( xây dựng cơ bản, chênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, nguồn kinh phí ) b. Nợ phải trả: Là số tiền vốn mà doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị, tổ chức, cá nhân và do vậy doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả. Nợ phải trả bao gồm: nợ tiền vay, nợ phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho nhân viên và các khoản phải trả khác. Nếu căn cứ theo thời hạn trả, nợ phải trả được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. - Nợ ngắn hạn : là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm. Nợ ngắn hạn bao gồm : vay ngắn hạn, thương phiếu phải trả, khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả, tiền phải trả cho người bán, người nhận thầu, thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách, lương, phụ cấp phải trả cho công nhân viên, các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn khác. - Nợ dài hạn : là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm. Bao gồm : Vay dài hạn cho đầu tư phát triển, nợ thế chấp phải trả, thương phiếu dài hạn, trái phiếu phải trả, các khoản nhận ký cược, ký quỹ dài hạn, các khoản phải trả dài hạn khác. 1.2.4. Mối quan hệ giữa tài sản, nguồn vốn TÀI SẢN NGẮN HẠN - Tiền - Các khoản ĐT TC ngắn hạn - Các khoản Pthu NV CHỦ SỞ HỮU - Hàng tồn kho - Vốn góp - TS ngắn hạn khác - LN chưa phân phối - Vốn CSH khác TS = NV 16 TÀI SẢN DÀI HẠN NỢ PHẢI TRẢ - TSCĐ Nợ ngắn hạn - Các khoản đầu tư tài Nợ dài hạn
  17.  Tài sản =  Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Vốn CSH + Nợ phải trả 1.2.5. Sự vận động của vốn kinh doanh Trong quá trình tái sản xuất, vốn kinh doanh của các tổ chức SX-KD vận động không ngừng qua các giai đoạn khác nhau. Qua mỗi giai đoạn vận động, vốn kinh doanh thay đổi cả về hình thái vật chất và giá trị Theo C.Mác công thức chung về tuần hoàn của tư bản sản xuất như sau: T -H SX H' - T' (1) Hạch toán kế toán nghiên cứu sự vận động của vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp từ hình thái ban đầu là vốn bằng tiền cho tới khi kết thúc một kỳ kinh doanh. Cụ thể: + Tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp: quá trình sản xuất kinh doanh thường diễn ra qua ba giai đoạn: giai đoạn cung cấp, giai đoạn sản xuất, giai đoạn tiêu thụ (bán hàng). T -> H -> H’ -> T’ + Tại các DN thương mại: quá trình sản xuất kinh doanh thường diễn ra qua hai giai đoạn: giai đoạn mua hàng, giai đoạn bán hàng. T -> H -> T’ + Tại các Ngân hàng thương mại: T -> T’ Có thể khái quát vòng tuần hoàn của vốn sản xuất theo sơ đồ sau : Vốn bằng Quá trình Vốn dự trữ Tiền cung cấp Cho sản xuất 17 Quá trình Vốn thành Quá trình Tiêu thụ Phẩm Sản xuất
  18. 1.2.6. Các quan hệ kinh tế pháp lý ngoài vốn Ngoài việc nghiên cứu TS, NV, sự vận động của TS và NV, HTKT còn nghiên cứu các quan hệ kinh tế pháp lý biểu hiện: - Các quan hệ kinh tế thuộc trách nhiệm của DN thể hiện ở các hoạt động kinh tế . VD: TS thuê ngoài, hàng hoá nhận bán hộ, nhận bảo quản hộ - Các quan hệ trách nhiệm của DN trong việc bảo vệ môi trường - Các quan hệ trách nhiệm của DN đối với các đối tượng của XH. VD: Đóng góp các quỹ BHXH, BHYT HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi Đúng/Sai: Đưa ra nhận định Đúng/Sai và giải thích cho các câu sau: 1. Hạch toán nghiệp vụ là quá trình thu thập và xử lý thông tin về các hiện tượng kinh tế xã hội số lớn. 2. Hạch toán kế toán chỉ sử dụng thước đo giá trị. 3. Nguyên tắc trọng yếu quy định rằng nếu một khách hàng của doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản, doanh nghiệp cần phải lập một khoản dự phòng đối với khoản nợ phải thu từ khách hàng đó. 4. Nguyên tắc nhất quán áp dụng trong tính giá hàng tồn kho đòi hỏi phải áp dụng một phương pháp tính giá duy nhất cho tất cả các loại hàng tồn kho. 5. Kế toán chỉ được ghi nhận doanh khi nhận được toàn bộ tiền hàng theo hợp đồng. 6. Theo nguyên tắc phù hợp, chi phí bảo dưỡng tài sản cố định trong quá trình sử dụng được tính cộng vào nguyên giá tài sản cố định đó. 7. Kế toán quản trị có thể được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan thuế. 8. Nguyên tắc nhất quán không cho phép kế toán lựa chọn các phương pháp tính khấu hao khác nhau cho từng loại tài sản cố định. 9. Nợ phải trả có thể được chuyển thành nguồn vốn chủ sở hữu. 18
  19. 10. Có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp đó. 11. Có một số phương tiện không thuộc sở hữu nhưng vẫn được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp. II. Bài tập vận dụng Bài số 1: Cho tình hình tài sản đầu kỳ của 1 doanh nghiệp như sau: (1000đ) Nguyên vật liệu 250.000 Quỹ khen thưởng 150.000 Tiền mặt tại quỹ 280.000 Lãi chưa phân phối 90.000 Vay dài hạn ngân hàng 180.000 Quyền sử dụng đất 250.000 Tiền gửi ngân hàng 100.000 Máy móc thiết bị 900.000 Phải trả người bán 80.000 Vay ngắn hạn 150.000 Thuế chưa nộp 300.000 Khách hàng thiếu nợ 80.000 Thuế GTGT được khấu trừ 220.000 Lương phải trả CNV 70.000 Công cụ, dụng cụ 30.000 Tiền đóng ký quỹ ngắn hạn 60.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.500.000 Nhận ký quỹ dài hạn 40.000 Quỹ đầu tư phát triển 100.000 Trả trước cho người bán 80.000 Phương tiện vận tải 20.000 Bằng phát minh sáng chế 230.000 Thành phẩm 160.000 Trong kỳ, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua ghi trên hoá đơn 83.000 ( chưa bao gồm thuế GTGT 10%). Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (đã có báo nợ) 2. Xuất kho thành phẩm gửi bán theo giá vốn 127.000 3. Người mua thanh toán tiền hàng còn nợ kỳ trước bằng tiền mặt 4. Mua công cụ dụng cụ, giá mua chưa có thuế GTGT 33.000 (thuế GTGT 10%). Chưa trả tiền cho người bán 5. Nộp tiền mặt vào Ngân hàng (đã có báo có) 52.000 Yêu cầu: 1. Phân loại Tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp ngày đầu kỳ 2. Cho biết giá trị Tài sản và Nguồn vốn của doanh nghiệp lúc đầu kỳ theo tổng số và theo từng loại. 3. Nêu sự thay đổi ( tăng, giảm) của TS và NV sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 19
  20. 4. Phân loại TS và NV của doanh nghiệp tại thời điểm đầu và cuối kỳ kinh doanh. Bài số 2: Kiểm kê tài sản ngày 1/7/200N Công ty Hồng Hà như sau: (1000đ) - Tiền mặt 60.000 - Tiền gửi ngân hàng 120.000 - Vật liệu chính 100.000 - Phải nộp ngân sách 210.000 - Vay dài hạn ngân hàng 90.000 - Phải trả người bán 223.000 - Nhiên liệu 35.000 - Quỹ dự phòng tài chính 100.000 - Kế hoạch trả nợ Người bán - Vay ngắn hạn 50.000 + Số tiền: 200.000 - Khách hàng thiếu nợ 180.000 + Thời gian thực hiện: 5/201N - Tiền đóng ký quỹ ngắn hạn 20.000 - Nguồn vốn kinh doanh 800.000 - Nhận ký quỹ dài hạn 40.000 - Nhà văn phòng 220.000 - Người mua trả trước 80.000 - Nhà kho 88.000 - Thuế GTGT được khấu trừ 25.000 - Quỹ khen thưởng 50.000 - Hàng gửi bán: - Lợi nhuận chưa phân phối 40.000 + Giá vốn: 35.000 - Quyền sử dụng đất 350.000 + Giá bán: 50.000 - Máy móc thiết bị 450.000 Trong tháng 7/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Vay dài hạn ngân hàng mua 1 tài sản cố định hữu hình trị giá chưa thuế 100.000. Thuế GTGT 10%. chi phí lắp đặt chạy thử 13.000 đã trả bằng tiền mặt. 2. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua đã có thuế GTGT 10% là 22.000, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển bốc dỡ số vật liệu này về đến kho của doanh nghiệp là 2.500 đã chi bằng tiền gửi ngân hàng 3. Người mua ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng (đã có báo có) 15.000 4. Nộp tiền mặt vào Ngân hàng (đã có báo có) 22.000 Yêu cầu: 1. Phân loại Tài sản và Nguồn vốn của Công ty 2. Xác định số nguồn vốn chủ sở hữu, tổng số công nợ phải trả, tổng số tài sản lưu động, tài sản cố định của Công ty Hồng Hà tại thời điểm trên. 3. Nêu sự thay đổi ( tăng, giảm) của TS và NV sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 4. Phân loại TS và NV của doanh nghiệp tại thời điểm đầu và cuối kỳ kinh doanh. 20
  21. Bài số 3: Doanh nghiệp Huy Trang được thành lập ngày 1/8/201N với số vốn ban đầu để hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: Tiền mặt: 400.000 và TSCĐ hữu hình (nhà xưởng, phương tiện vận tải, 1 số thiết bị sản xuất): 1.000.000. Toàn bộ số vốn này do 2 chủ sở hữu công ty đóng góp. Trong tháng 8/201N có 1 số nghiệp vụ kinh tế phát sinh: 1. Doanh nghiệp mua NVL nhập kho, trị giá cả thuế 550.000 ( thuế GTGT 10%) chưa trả tiền cho người bán (công ty P) 2. Doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng tiền mặt 200.000 3. Đặt trước cho người bán (công ty Q) 50.000 4. Dùng tiền mặt trả bớt nợ cho công ty P 120.000 5. Khách hàng ứng trước tiền mặt cho doanh nghiệp để kỳ sau lấy hàng 5.000 6. Mua TSCĐ, giá mua chưa có thuế 2.000.000 (thuế GTGT 5%), chưa thanh toán cho người bán. Yêu cầu: 1. Nêu sự thay đổi ( tăng, giảm) của TS và NV sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 2. Phân loại TS và NV của doanh nghiệp tại thời điểm đầu và cuối kỳ kinh doanh. Bài số 4: Vào ngày 1/7/201N, Công ty TNHH Huy Trang được thành lập bởi 2 thành viên là Bà Thuỳ Trang và Ông Nguyễn Huy. Số vốn do 2 bên góp như sau: (1000đ) 1. Bà Thuỳ Trang: - Nhà văn phòng 400.000 - Nhà xưởng 200.000 - Xe hơi 4 chỗ 200.000 - Tiền mặt 150.000 - Hàng hoá 125.000 - Khoản phải thu ở khách hàng A 500.000 - Nợ phải trả cho nhà cung cấp B 580.000 - Vay dài hạn ngân hàng 200.000 2. Ông Nguyễn Huy - Cửa hàng 300.000 - Hàng hoá 250.000 - Tiền mặt 200.000 21
  22. - Nhà kho 150.000 - Máy móc thiết bị 530.000 - Nợ phải trả nhà cung cấp C 538.000 - Vay dài hạn ngân hàng 450.000 - Giá trị cổ phiếu ngắn hạn 250.000 Trong tháng 7, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nộp tiền mặt vào Ngân hàng (đã có báo có) 300.000 2. Chi tạm ứng cho công nhân viên đi công tác bằng tiền mặt 8.000 3. Nhận 1 tài sản cố định hữu hình do công ty X góp vốn liên doanh trị giá 150.000 4. Mua 1 tài sản cố định hữu hình, giá mua (cả thuế GTGT 10%) 137.500. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng. Các chi phí mới trước khi dùng 5.000 thanh toán bằng tiền tạm ứng. 5. Doanh nghiệp trả trước tiền hàng cho người bán vật liệu 10.000 bằng tiền mặt Yêu cầu: 1. Phân loại TS và NV của Công ty tại thời điểm thành lập 2. Xác định giá trị TS và NV theo tổng số và theo từng loại tại thời điểm thành lập 3. Nêu sự thay đổi ( tăng, giảm) của TS và NV sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. 4. Phân loại TS và NV của doanh nghiệp tại thời điểm đầu và cuối kỳ kinh doanh. TÓM TẮT CHƯƠNG I - Để quản lý được các hoạt động của quá trình tái sản xuất, các nhà quản lý cần phải có thông tin. Thông tin về quá trình tái sản xuất xã hội thu được từ thực hiện việc quan sát, đo lường, tính toán, ghi chép và phản ánh các hoạt động kinh tế, xã hội phát sinh. Việc quan sát, đo lượng, tính toán và ghi chép kinh tế nhằm thực hiện chức năng phản ánh và giám sát các hoạt động kinh tế gọi là hạch toán. - Có 3 loại hạch toán là Hạch toán nghiệp vụ, Hạch toán thống kê, Hạch toán kế toán. Mỗi loại hạch toán đều phát huy tác dụng của mình trong việc giám đốc tình hình thực hiện các kế hoạch kinh tế tài chính nên cả 3 đều là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế, phục vụ cho việc quản lý và điều hành, chỉ đạo của đơn vị cũng như của cấp trên. 22
  23. - Hạch toán kế toán với Chức năng - Thiết lập thông tin - Kiểm tra, giám sát nhằm mục đích: Cung cấp thông tin kinh tế tài chính của đơn vị kế toán cho những người cần sử dụng thông tin. - Đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán là Tài sản và Nguồn vốn 23
  24. CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ Chương II gồm bốn nội dung: 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phương pháp chứng từ 2.2. Chứng từ kế toán 2.3. Luân chuyển chứng từ 2.4. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm vững kiến thức cơ bản về chứng từ và phương pháp chứng từ trong công tác kế toán doanh nghiệp. Mục tiêu cụ thể: Học xong chương II, học viên có thể nắm bắt được kiến thức về: - Khái niệm và vai trò của phương pháp chứng từ trong công tác kế toán - Khái niệm và nội dung của bản chứng từ - Các tiêu thức phân loại chứng từ - Các giai đoạn của chu trình luân chuyển chứng từ. 2.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỨNG TỪ 2.1.1. Khái niệm: Phương pháp chứng từ là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ kế toán và sử dụng các bản chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác tổ chức quản lý. Tất cả các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và hoàn thành đều phải có chứng từ kế toán để chứng tỏ rằng nó đã phát sinh và thực sự hoàn thành. VD: hoạt động thu tiền thì phải có Phiếu Thu, hoạt động chi tiền phải có Phiếu Chi, hoạt động mua bán hàng hoá thì phải có Hoá đơn, * Nội dung của phương pháp chứng từ : + Hệ thống các bản chứng từ: Ví dụ như các chứng từ Hoá đơn, Phiếu Nhập kho, Phiếu Chi tạo thành một hệ thống các bản chứng từ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn thành theo địa điểm và thời gian phát sinh nghiệp vụ đó, làm cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ tài sản, giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý và kiểm tra, thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh. 24
  25. + Chương trình luân chuyển chứng từ : là đường đi của chứng từ kế toán được xác định đến các bộ phận để thông báo những thông tin về các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh trong chứng từ kế toán. Ví dụ: Phiếu thu sau khi được kế toán lập được chuyển cho kế toán trưởng xét duyệt, sau đó chuyển cho thủ quỹ để thu tiền, rồi lại chuyển lại cho kế toán ghi sổ . 2.1.2. Vai trò của phương pháp chứng từ - Là phương tiện để kế toán thu nhận được đầy đủ thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành theo địa điểm và thời gian phát sinh - Là căn cứ để phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế tóan - Là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp của tài sản - Chứng từ kế tóan là bằng chứng của số liệu kế toán - Kiểm tra chứng từ là căn cứ chủ yếu cho công tác thanh tra, kiểm tra kế tóan. 2.2. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 2.2.1. Khái niệm Chứng từ kế toán là các bằng chứng về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và đã hoàn thành. Bản chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Ví dụ: Hoá đơn GTGT là bằng chứng về nghiệp vụ Mua, Bán hàng hoá đã hoàn thành. Phiếu Thu là bằng chứng về nghiệp vụ thu tiền đã hoàn thành. Phiếu Nhập kho là bằng chứng về nghiệp vụ nhập kho vật tư, hàng hoá đã hoàn thành. 2.2.2. Các yếu tố của bản chứng từ a, Các yếu tố bắt buộc Để có thể là một bản chứng từ kế toán hợp pháp, hợp lệ phục vụ cho việc ghi sổ kế toán thì một bản chứng từ cần phải có những yếu tố bắt buộc sau : (yếu tố cơ bản) - Tên chứng từ : là sự khái quát hoá nội dung nghiệp vụ như : phiếu thu, phiếu chi. - Ngày tháng lập chứng từ và số hiệu chứng từ : là cơ sở chi tiết hoá nghiệp vụ theo thời gian và thanh tra kinh tế tài chính. - Tên và địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ : là yếu tố quan trọng để xác định trách nhiệm vật chất đối với nghiệp vụ kinh tế, chi tiết hoá hay phân loại nghiệp vụ theo dõi đối tượng có liên quan đến nghiệp vụ. Đồng thời là cơ sở xác định đối chiếu và thanh tra về các nghiệp vụ kế toán. - Nội dung của nghiệp vụ kế toán : là yếu tố cơ bản làm rõ ý nghĩa kinh tế của nghiệp vụ và của chứng từ. - Quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị. 25
  26. - Chữ ký của người chịu trách nhiệm về thực hiện các nghiệp vụ. b, Các yếu tố bổ sung Ngoài các yếu tố cơ bản đã nêu ở trên, một bản chứng từ còn có thể có thêm những yếu tố bổ sung sau : - Định khoản nghiệp vụ kế toán phát sinh. - Phương thức mua, bán hàng, phương thức thanh toán. - Số thuế phải nộp Ví dụ: Hóa đơn GTGT 26
  27. Hoá đơn GTGT Mẫu số: (Liên 3: Nội bộ) 01GTKT-3LL Ngày 18 tháng 03 năm 2011 NG/2011B 0026470 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà Nghệ An Địa chỉ: Số 59 - Đường Trần Phú - TP Vinh - Nghệ An. Số Tài khoản: 51010 000019270 Điện thoại: 038.3587789 MST: 290032 4730 0111 Họ tên người mua hàng: Trần Hồng Thanh Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Xây Dựng Công trình 242 Địa chỉ: Số 182 – Đường Phan Đình Phùng – TP Vinh Số Tài khoản: 200100002115 Hình thức thanh toán: TM MST: 590018 21360154 ST Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền T A B C 1 2 3 = 1x2 1 Xi Măng Hoàng Mai Tấn 15 1.080.000 16.200.000 PC400 Cộng tiền hàng: 16.200.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 1.620.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 17.820.000 Viết bằng chữ: Mười bảy triệu, tám trăm hai mươi nghìn đồng chẵn. Người mua hàng Người bán Thủ trưởng đơn vị hàng 2.2.3. Phân loại chứng từ - Theo công dụng của chứng từ: 27
  28. + Chứng từ mệnh lệnh: là loại chứng từ mang quyết định của chủ thể quản lý, chưa đủ điều kiện để hạch toán và là căn cứ để tạo ra các chứng từ khác. VD: Lệnh xuất vật tư, lệnh điều động công tác, lệnh điều động thiết bị, Quyết định khen thưởng là căn cứ tạo ra Phiếu Chi tiền mặt. + Chứng từ chấp hành: là loại chứng từ được tạo ra dựa trên chứng từ mệnh lệnh. VD: Phiếu Chi, Phiếu Nhập kho, + Chứng từ thủ tục kế toán: là loại chứng từ tổng hợp và phân loại các đối tượng kế toán. VD: Bảng chứng từ ghi sổ, Bảng kê tổng hợp số liệu chứng từ. + Chứng từ liên hợp: là loại chứng từ kết hợp 2 hoặc 3 loại trên. VD: Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, Phiếu chi kiêm phiếu xuất, Lệnh kiêm phiếu xuất - Theo địa điểm lập chứng từ: + Chứng từ bên trong: là loại chứng từ được lập trong phạm vi của đơn vị.VD: Phiếu Xuất kho, Phiếu Chi + Chứng từ bên ngoài: là loại chứng từ được lập từ các đơn vị khác gửi tới. VD: Hoá đơn mua hàng của người bán, Hợp đồng vận chuyển, Hoá đơn thanh toán tiền điện, nước, thuế, điện thoại - Theo nội dung kinh tế của chứng từ: + Chứng từ tiền mặt: Phiếu Thu, Phiếu Chi, Biên bản kiểm kê quỹ + Chứng từ TGNH: Giấy báo Nợ, giấy báo Có của ngân hàng gửi tới. + Chứng từ hàng tồn kho bao gồm Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, biên bản kiểm kê kho. + Chứng từ TSCĐ bao gồm các biên bản bàn giao tăng giảm TSCĐ. - Theo quy định của Nhà nước về chứng từ thì chứng từ kế toán được chia thành 2 loại: + Chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc: là hệ thống chứng từ phản ánh các quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hoặc có yêu cầu quản lý chặt chẽ mang tính chất phổ biến rộng rãi. Đối với loại chứng từ này, Nhà nước đã tiêu chuẩn hóa về quy cách mẫu biểu chỉ tiêu phản ánh, phương pháp lập và áp dụng thống nhất cho tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Ví dụ: Khi thu tiền bắt buộc phải có Phiếu thu Khi nhập kho hàng hoá hay sản phẩm bắt buộc phải có Phiếu nhập kho, (Khi bán hàng bắt buộc phải có Hoá đơn bán hàng – chú ý có khi chỉ là hướng dẫn, đơn vị tự in mẫu biểu) + Chứng từ kế toán hướng dẫn: là những chứng từ kế toán phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính có mối quan hệ nội bộ đơn vị. 28
  29. Loại chứng từ này chỉ sử dụng trong nội bộ đơn vị, không thể hiện tư cách pháp nhân với bất kỳ một công ty hay một tổ chức kinh tế nào. Nhà nước hướng dẫn các chỉ tiêu đặc trưng để các ngành, các thành phần kinh tế trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể, thích hợp. Các ngành, các lĩnh vực có thể thêm, bớt một số chỉ tiêu đặc thù, hoặc thay đổi thiết kế mẫu biểu cho thích hợp với việc ghi chép và yêu cầu nội dung phải phản ánh nhưng phải đảm bảo tính pháp lý cần thiết của chứng từ. VD: nếu muốn thanh toán tiền làm thêm ngoài giờ thì phải có chứng từ là Phiếu báo làm thêm giờ . 2.3. LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ 2.3.1. Các giai đoạn luân chuyển chứng từ Chứng từ kế toán thường xuyên vận động. Sự vận động liên tục kế tiếp nhau từ giai đoạn này sang giai đoạn khác của chứng từ gọi là luân chuyển chứng từ. Nhìn chung, luân chuyển chứng từ gồm các giai đoạn sau a. Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ ( hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài) - Tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng chứng từ thích hợp, VD : NVKT về thu tiền mặt thì sử dụng phiếu thu. - Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ, rõ ràng kịp thời chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải có đầy đủ các yếu tố bắt buộc của chứng từ - Nội dung NVKT tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xoá, sửa chữa. Khi viết phải dùng mực xanh đen thường, số và chữ viết phải liên tục, không cách dòng, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị ghi sổ và thanh toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải huỷ bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai. - Chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên theo quy định. Chứng từ kế toán do các đơn vị lập để giao dịch với các tổ chức và cá nhân bên ngoài thì liên gửi cho bên ngoài phải đóng dấu của đơn vị kế toán - Người lập, ký duyệt và những người có trách nhiệm ký tên vào chứng từ phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ. b. Kiểm tra chứng từ - Kiểm tra tính rõ ràng trung thực, đầy đủ các chỉ tiêu phản ánh trên chứng từ. (chứng từ mà đầy đủ các chỉ tiêu gọi là chứng từ hợp lệ) 29
  30. - Kiểm tra tính chính xác của số liệu. - Kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động kinh tế (có nghĩa là dù cho nghiệp vụ kinh tế phát sinh có đầy đủ các chứng từ và chứng từ là hoán toàn hợp lệ nhưng nếu hoạt động đó không tuân thủ theo quy định của pháp luật như buôn bán hàng quốc cấm chẳng hạn thì rõ ràng là chứng từ này cũng không hợp pháp). - Kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý. c. Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán. - Phân loại chứng từ theo từng nghiệp vụ phù hợp với việc quản lý. - Ghi chép kịp thời chính xác đúng với nội dung của tài khoản tổng hợp hoặc phân tích, đồng thời có thể cung cấp thông tin cho lãnh đạo nghiệp vụ hoặc tích luỹ các nghiệp vụ để tạo ra các thông tin nghiệp vụ cho lãnh đạo đơn vị. - Kiểm tra việc phù hợp giữa chứng từ và sổ kế toán về nội dung và số liệu. - Kiểm tra việc định khoản kế toán, đối chiếu với chế độ thể lệ hiện hành để phát hiện sai sót. d. Bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán Sau khi sử dụng, chứng từ kế toán cần được bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ và tài liệu kế toán mà Nhà nước đã ban hành. Cụ thể: - Chứng từ kế toán phải được đơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử dụng và lưu trữ. - Chứng từ kế toán lưu trữ phải là bản chính. - Chứng từ kế toán phải được đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán. - Chứng từ kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây: + Tối thiểu 5 năm đối với chứng từ kế toán dùng cho quản lý, kể cả chứng từ không sử dụng trực tiếp đề ghi sổ kế toán. + Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp đề ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính + Lưu trữ vĩnh viễn đối với chứng từ kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh quốc phòng. 2.3.2. Kế hoạch luân chuyển chứng từ Kế hoạch luân chuyển chứng từ là con đường được thiết lập trước cho quá trình vận động của chứng từ nhằm phát huy đầy đủ chức năng thông tin và kiểm tra của chứng từ. 30
  31. Tuỳ theo từng loại chứng từ mà có trình tự luân chuyển khác nhau cho phù hợp, đảm bảo nhanh chóng kịp thời, chính xác không gây trở ngại cho công tác kế toán. Các đơn vị cần xây dựng kế hoạch luân chuyển chứng từ hợp lý, có nề nếp. Để xây dựng chương trình luân chuyển chứng từ lý cần xuất phát từ những cơ sở nhất định như : - Đặc điểm của đơn vị hạch toán về quy mô, về tổ chức quản lý và sản xuất. - Tình hình tổ chức hệ thống thông tin (đặc biệt là thông tin nghiệp vụ trong đơn vị) - Vị trí và đặc điểm luân chuyển của từng loại chứng từ. Kế hoạch luân chuyển chứng từ phải phản ánh được từng khâu vận động của chứng từ như : lập, kiểm tra, sử dụng, lưu trữ. Trong nhiều trường hợp phải xác định rõ địa chỉ trong từng khâu nội dung công việc ở từng khâu và cả thời gian cần thiết cho từng khâu của quá trình vận động. Ví dụ: Trình tự luân chuyển Giấy đề nghị thanh toán: Người nhận tiền viết giấy đề nghị thanh toán -> Phụ trách bộ phận ký duyệt -> Thủ trưởng duyệt Trình tự luân chuyển Phiếu chi TM: Kế toán thanh toán viết Phiếu chi -> kế toán trưởng kiểm tra và ký -> Thủ trưởng kiểm tra, ký -> Thủ quỹ chi tiền và ký; người nhận tiền ký -> Chuyển chứng từ cho phòng kế toán để hạch toán. Trình tự luân chuyển Phiếu xuất kho vật tư: Kế toán vật tư viết phiếu (căn cứ vào giấy đề nghị xuất vật tư đã được duyệt) -> trưởng phòng vật tư ký -> thủ trưởng đơn vị ký -> thủ kho xuất vật tư ký; người nhận vật tư ký -> chuyển về phòng kế toán để hạch toán. 2.4. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1: Có nghiệp vụ kinh tế sau: Công ty XYZ, địa chỉ: 666 Hồng Bàng – TP.Vinh, Ngày 22/03/2011 mua và nhập kho một số nguyên vật liệu của Công ty ABC, Địa chỉ: 561 Trần Phú - TP.Vinh, gồm: Tên vật tư Đơn vị Số lượng Đơn giá cả VAT tính 10% Nguyên liệu Kg 100 22.000 chính 01 Nguyên liệu Kg 120 27.500 chính 02 Vật liệu phụ 01 Kg 65 12.320 Yêu cầu: 31
  32. 1. Lập Hoá đơn GTGT tại công ty ABC 2. Lập Phiếu Nhập kho tại Công ty XYZ Bài số 2: Có nghiệp vụ kinh tế sau: Công ty XYZ, Địa chỉ: 522 Nguyễn Du – TP.Vinh, ngày 12/3/2011 chi tiền cho cán bộ tạm ứng mua nguyên vật liệu Người nhận tiền: Nguyễn Hữu Hảo, địa chỉ: phòng kinh doanh Số tiền: 12.000.000đ Kèm theo đề nghị tạm ứng số 12/3 đã được giám đốc ký duyệt. Yêu cầu: Lập Phiếu Chi tại Công ty XYZ Bài số 3: Có nghiệp vụ kinh tế sau: Công ty KPN, Địa chỉ: 334 Phạm Ngũ Lão – TP.Hà Tĩnh MST: 1450433422, Ngày 12/02/2011, xuất kho sản phẩm theo phiếu xuất kho số 223 giao cho Công ty vận chuyển N để bán cho khách hàng A (Địa chỉ: 663 Lê Duẩn – TP.Vinh, MST: 3420132011) Sản phẩm X: Số lượng: 100 cái; đơn giá: 10.000đ/cái Sản phẩm Y: Số lượng: 60 bộ; đơn giá: 32.000đ/bộ Người nhận hàng: Trần Hoài Long, Công ty N - Ngày 15/02/2011, Khách hàng A thanh toán toàn bộ số hàng trên bằng tiền mặt, với đơn giá chưa thuế GTGT 10%: SP X: 18.000đ/cái; SP Y: 50.000đ/bộ, Công ty lập hóa đơn GTGT số hiệu 1123, ký hiệu KB/2011T giao cho khách hàng A Yêu cầu: 1. Lập Hoá đơn GTGT tại công ty KPN 2. Lập Phiếu Xuất kho tại Công ty KPN 3. Lập Phiếu Thu tại Công ty KPN Bài số 4: Cho các loại chứng từ sau tại Doanh nghiệp ABC : - Phiếu Xuất kho - Phiếu xuất hàng gửi bán đại lý - Phiếu báo làm thêm giờ - Biên bản giao nhận TSCĐ - Phiếu Xuất kho kiêm hoá đơn vận chuyển nội bộ - Giấy chứng nhận xuất xứ - Bảng chấm công 32
  33. - Hoá đơn bán lẻ - Giấy Báo có - Quyết định thanh lý TSCĐ - Biên bản kiểm kê quỹ - Giấy thanh toán tạm ứng - Giấy đề nghị tạm ứng Yêu cầu: 1. Phân loại chứng từ theo nội dung kinh tế của chứng từ. 2. Chứng từ nào thuộc đối tượng lưu trữ 10 năm, chứng từ nào thuộc đối tượng lưu trữ 5 năm. Bài số 5: Cho các loại chứng từ sau tại Doanh nghiệp XYZ : - Phiếu Thu - Hoá đơn GTGT - Biên bản kiểm nghiệm - Phiếu Chi - Phiếu Nhập kho - Giấy đề nghị tạm ứng - Biên bản giao nhận TSCĐ - Phiếu Xuất kho kiêm hoá đơn vận chuyển nội bộ - Giấy chứng nhận xuất xứ - Bảng chấm công - Quyết định mua sắm TSCĐ - Biên bản kiểm kê hàng tồn kho - Giấy báo nợ Yêu cầu: 1. Phân loại chứng từ theo công dụng của chứng từ. 2. Chứng từ nào được dùng để ghi sổ, chứng từ nào chưa đủ căn cứ để ghi sổ kế toán? Vì sao? 33
  34. TÓM TẮT CHƯƠNG II - Phương pháp chứng từ là phương pháp kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinh của nghiệp vụ đó vào các bản chứng từ kế toán và sử dụng các bản chứng từ kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác tổ chức quản lý. Nội dung Phương pháp chứng từ gồm Hệ thống các bản chứng từ và Chương trình luân chuyển chứng từ. - Chứng từ kế toán là các bằng chứng về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và đã hoàn thành. Bản chứng từ vừa là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó. Chứng từ kế toán gồm các nội dung: tên chứng từ, ngày tháng lập chứng từ và số hiệu chứng từ, tên và địa chỉ của đơn vị, cá nhân có liên quan đến nghiệp vụ, nội dung của nghiệp vụ kế toán, quy mô của nghiệp vụ về số lượng, giá trị và chữ ký của người chịu trách nhiệm. - Luân chuyển chứng từ gồm các giai đoạn: Lập hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài, kiểm tra chứng từ, sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán. 34
  35. CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ Chương III gồm ba nội dung: 3.1. Khái niệm và nguyên tắc tính giá 3.2. Nội dung của phương pháp tính giá 3.3. Câu hỏi và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về nội dung, nguyên tắc của phương pháp tính giá. Đồng thời, qua chương 3, học viên cũng sẽ nắm được nội dung của phương pháp tính giá, bao gồm trình tự tính giá của ba mô hình tính giá cơ bản, đó là tính giá tài sản mua vào, tính giá sản phẩm dịch vụ sản xuất và tính giá xuất kho của hàng tồn kho. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, cơ sở hình thành và vai trò của phương pháp tính giá - Các nguyên tắc của phương pháp tính giá (xác định đối tượng tính giá, phân loại chi phí hợp lý và phân bổ chi phí theo các tiêu thức phù hợp) - Nội dung của phương pháp tính giá (giới thiệu các bước tính giá của các mô hình: tính giá tài sản mua vào, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất và tính giá xuất kho của hàng tồn kho) 3.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC TÍNH GIÁ 3.1.1. Khái niệm Tài sản trong các đơn vị tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, có thể là tiền, nguyên vật liệu, hàng hóa, nhà xưởng, máy móc thiết bị Mỗi loại tài sản có hình thái vật chất khác nhau. Để ghi nhận sự tồn tại của từng loại, có thể phản ánh bằng nhiều thước đo như thước đo hiện vật và thước đo giá trị. Mặt khác, trong quá trình hoạt động của đơn vị, mỗi loại tài sản đều có sự biến động, thay đổi về phạm vi, quy mô và chuyển hóa hình thái. Trong khi đó, việc hạch toán và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải theo dõi phản ánh không chỉ theo chỉ tiêu hiện vật từng loại tài sản mà phản ánh một cách tổng hợp về tài sản, về chi phí, về kết quả của hoạt động kinh doanh. Để có được thông tin tổng hợp về tổng số tài sản hiện có cũng như thông tin về sự biến động của tài sản, kế toán phải sử dụng thước đo tiền tệ để tính toán, tổng hợp được giá trị toàn bộ tài sản của đơn vị trong quá trình hoạt động. Bởi vậy, hạch toán kế toán đã xây dựng nên phương pháp tính giá. Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có 35
  36. liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Có thể nói tính giá là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý để thực hiện các phương pháp khác của hạch toán kế toán. Tính giá là việc xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng kế toán. Trong kế toán, ngoài thước đo hiện vật và thời gian, tiền là một phương thức đo lường cơ bản các đối tượng và các nghiệp vụ kinh tế. Nội dung phương pháp tính giá được thể hiện cụ thể qua hình thức biểu hiện của nó là sổ (bảng) tính giá và trình tự tính giá. Sổ (bảng) tính giá được sử dụng để tổng hợp chi phí cấu thành giá của từng loại tài sản (đối tượng tính giá) trong đơn vị làm cơ sở để xác định đúng đắn giá trị tài sản được hình thành. Trình tự tính giá là những bước công việc được sắp xếp theo một thứ tự nhất định để tiến hành tính giá tài sản hình thành. 3.1.2. Các nguyên tắc tính giá Việc xác định giá trị của tài sản phải tuân thủ nguyên tắc chung : phải được tính theo giá trị thực tế - giá gốc nghĩa là tính theo chi phí thực tế tạo nên tài sản ở thời điểm tính giá. Có như vậy, thông tin về giá trị của đối tượng tính giá mới bảo đảm đúng thực tế, làm cơ sở cho việc tổng hợp tài sản của đơn vị cũng như việc xác định kết quả kinh doanh được đúng đắn. Tuy nhiên, trong thực tế, việc tính giá thực tế vật tư, hàng hóa, thành phẩm nhập xuất kho hàng ngày có thể không thực hiện được, bởi vậy, việc ghi sổ kế toán giá trị thực tế tài sản có thể được tiến hành theo giá hạch toán, hay giá kế hoạch, cuối kỳ hạch toán điều chỉnh lại từ trị giá hạch toán , giá kế hoạch đã ghi sổ kế toán hàng ngày trở lại giá trị thực tế của chúng, đảm bảo nguyên tắc tính giá theo giá trị thực tế của tài sản. Khi tính giá phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau đây: * Xác định đối tượng tính giá phù hợp Đối tượng tính giá cần phải phù hợp với đối tượng thu mua, sản xuất, tiêu thụ. Đối tượng tính giá có thể là từng loại vật tư, hàng hóa, tài sản mua vào, sản phẩm, dịch vụ Tùy theo yêu cầu quản lý và nhu cầu về thông tin kế toán mà đối tượng tính giá có thể được mở rộng hoặc thu hẹp. * Phân loại chi phí hợp lý Chi phí là bộ phận cơ bản cấu tạo nên giá của tài sản. Có nhiều loại chi phí khác nhau nên cần phải phân loại chi phí một cách hợp lý để có thể tính giá một cách chính xác. Để phân loại chi phí, cần căn cứ vào một số tiêu thức sau: - Căn cứ trên lĩnh vực phát sinh chi phí: + Chi phí thu mua: gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thu mua vật tư, tài sản, hàng hóa (chi phí vận chuyển, bốc dỡ, bến bãi, bảo quản, lương nhân viên thu mua, hao hụt trong định mức, chi phí lắp đặt chạy thử ) + Chi phí sản xuất: gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ, dịch vụ trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất (chi phí 36
  37. nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) + Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các chi phí phát sinh phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ (chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao gói ) + Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhằm duy trì việc tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động chung của toàn bộ doanh nghiệp (chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp, lương nhân viên quản lý doanh nghiệp ) - Căn cứ trên quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất: + Biến phí: là các chi phí có tổng số biến đổi tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất + Định phí: là các chi phí có tổng số không thay đổi khi số lượng sản phẩm sản xuất thay đổi trong phạm vi công suất thiết kế * Lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp Đối với những chi phí có liên quan trực tiếp đến nhiều đối tượng tính giá nhưng không thể tách riêng ra được cho từng đối tượng, phải tiến hành phân bỏ chi phí đó cho từng đối tượng theo các tiêu thức phân bổ thích hợp sao cho gần sát với mức tiêu hao thực tế. Chi phí phân bổ cho Tổng chi phí cần phân bổ Tiêu thức phân bổ = x từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất hai sản phẩm A và B. Chi phí vật liệu chính tiêu hao là 21.600.000đ phân bổ cho hai sản phẩm theo định mức hao phí. Biết định mức hao phí vật liệu chính cho 1 sản phẩm A là 25.000đ/sp, 1 sản phẩm B là 20.000đ/sp. Hãy phân bổ chi phí vật liệu chính cho từng sản phẩm A, B. Doanh nghiệp sản xuất 200 sản phẩm A và 250 sản phẩm B Chi phí vật liệu chính phân bổ cho sản phẩm A 21.600.000 x 25.000 x 200 = 10.800.000 25.000 x 200 + 20.000 x 250 Chi phí vật liệu chính phân bổ cho sản phẩm B 21.600.000 x 20.000 x 250 = 10.800.000 25.000 x 200 + 20.000 x 250 3.2. NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ 3.2.1. Tính giá tài sản mua vào Tính giá tài sản mua vào sẽ hình thành nên giá trị của tài sản mua. Đối tượng tính giá có thể là nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ, hàng hóa hay dịch vụ. Nguyên tắc tính giá là phải đảm bảo phản ánh được tất cả các chi phí liên quan đến việc hình thành tài sản. 37
  38. Trình tự tính giá như sau: Bước 1: Xác định giá mua ghi trên hóa đơn người bán - Tài sản mua vào thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: giá mua trên hóa đơn là giá không bao gồm thuế GTGT đầu vào. Giá mua chưa Tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế có thuế GTGT = GTGT 1 + % thuế suất thuế GTGT - Tài sản mua vào thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: giá mua trên hóa đơn là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT. Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình mua tài sản Chi phí liên quan đến quá trình mua tài sản gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, chi phí kho hàng, bến bãi, chi phí bộ phận thu mua, hao hụt trong định mức Các chi phí này sẽ không bao gồm thuế GTGT nếu thuế GTGT được khấu trừ, sẽ bao gồm thuế GTGT nếu thuế GTGT không được khấu trừ. Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính ra giá ban đầu của tài sản Các loại Chi phí thu Chiết khấu Tổng giá thuế không Giá mua mua thực tế thương trị tài được hoàn ghi trên (chi phí vận mại, giảm sản mua lại (thuế = hoá đơn+ + chuyển bốc- giá hàng vào NK, thuế dỡ ) mua TTĐB) Giá đơn vị tài sản Tổng giá trị tài sản mua mua vào = vào Số lượng tài sản mua vào Ví dụ 1: Nhập khẩu một số nguyên vật liệu theo giá CIF 200.000.000. Thuế nhập khẩu là 20%. Thuế GTGT hàng nhập khẩu 10% Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu về kho chưa có thuế GTGT 10% là 800.000. Hãy tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập khẩu. Giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu: 200.000.000 + 20% x 200.000.000 + 800.000 = 240.800.000 Ví dụ 2: Mua một ô tô vận tải, giá mua chưa có thuế GTGT là 300.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, thuế trước bạ 4%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ 11.000.000đ (trong đó thuế GTGT 1.000.000đ). Hãy tính giá thực tế của ô tô. Giá thực tế ô tô = 300.000.000 + 4% x (300.000.000 + 10% x 300.000.000) + (11.000.000 - 1.000.000) = 323.200.000 38
  39. 3.2.2. Tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ Việc tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất sẽ hình thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ. Trình tự tính giá thành sản phẩm, dịch vụ sản xuất gồm các bước sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) liên quan đến từng đối tượng tính giá. Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá Chi phí Tổng chi phí SXC cần Tiêu thức SXC phân phân bổ phân bổ bổ cho = x của từng từng đối Tổng tiêu thức phân bổ đối tượng tượng Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Bước 4: Tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm Chi phí Tổng giá Chi phí Chi phí của thành sản = của SPDD + sản xuất - phẩm đầu kỳ trong kỳ SPDD cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị Khối lượng sản phẩm hoàn sản phẩm = thành Ví dụ: Cho tình hình chi phí sản xuất ra sản phẩm A tại một doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ như sau: 1. Chi phí vật liệu chính tiêu hao sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm là 20.200.000đ 2. Vật liệu phụ mua ngoài sử dụng cho phân xưởng sản xuất theo giá chưa có thuế GTGT là 1.500.000đ, thuế GTGT 10% chưa thanh toán cho người bán. 3. Điện mua ngoài chưa thanh toán dùng cho sản xuất sản phẩm là 3.300.000đ (trong đó thuế GTGT 10%) 4. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 4.300.000đ, nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất 510.000đ, nhân viên quản lý doanh nghiệp 1.700.000đ 5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất 840.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 56.000đ 39
  40. Yêu cầu: Tính giá thành sản phẩm A. Biết rằng cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm A. Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 12.000.000đ, cuối kỳ là 36.000.000đ * Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh: - Chi phí NVLTT: 20.200.000 - Chi phí NCTT: 4.300.000 + 22% x 4.300.000 = 5.246.000 - Chi phí SXC: 1.500.000 + 3.000.000 + 510.000 + 22% x 510.000 + 840.000 = 5.962.200 Tổng chi phí sản xuất phát sinh 20.200.000 + 5.246.000 + 5.962.200 = 31.408.200 * Tổng giá thành 12.000.000 + 31.408.200 - 36.000.000 = 7.408.200 * Giá thành đơn vị 7.408.200 / 600 = 12.347 3.2.3. Tính giá xuất kho của hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm: vật tư (nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ), sản phẩm, hàng hóa Việc tính giá xuất kho của hàng tồn kho cũng tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc. Tính giá gốc sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ hình thành nên giá vốn hàng bán, tính giá gốc vật tư xuất dùng hình thành nên chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự tính giá xuất kho của hàng tồn kho gồm các bước sau: Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ theo từng loại, chi tiết cho từng khách hàng, cùng với số lượng vật liệu, công cụ đã xuất dùng cho sản xuất kinh doanh. Bước 2: Xác định giá đơn vị của từng loại hàng xuất bán, xuất dùng - Sản phẩm, dịch vụ: giá đơn vị là giá thành sản xuất - Hàng hóa: giá đơn vị là đơn giá mua - Vật tư xuất dùng: giá đơn vị là giá thực tế xuất kho Để xác định giá đơn vị của hàng xuất bán, vật tư xuất dùng có thể sử dụng một trong các phương pháp sau: * Phương pháp giá đơn vị bình quân (cả kỳ) Giá thực tế vật tư hàng hoá tồn đầu Giá đơn vị và nhập trong kỳ bình quân cả = Lượng thực tế vật tư tồn đầu kỳ và kỳ dự trữ nhập trong kỳ * Phương pháp nhập trước, xuất trước (fifo) Theo phương pháp này, số vật tư nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 40
  41. được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định và có xu hướng giảm. * Phương pháp nhập sau, xuất trước (lifo) Theo phương pháp này, giả định những vật tư mua sau cùng sẽ được xuất trước tiên, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp lạm phát. * Phương pháp giá thực tế đích danh (phương pháp trực tiếp, phương pháp đặc điểm riêng) Giá vật tư, hàng hoá xuất kho theo phương pháp này được tính trên cơ sở số lượng vật tư xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính lô vật tư xuất kho đó. Giá trị vật tư được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng trừ trường hợp điều chỉnh. Xuất vật tư nào sẽ tính theo giá gốc của vật tư đó. Phương pháp này thường áp dụng với vật tư có giá trị cao và có tính tách biệt. Phương pháp này có ưu điểm là kết quả tính toán đạt độ chính xác cao nhưng đòi hỏi phải tách riêng hàng tồn kho giữa các lần nhập kho khác nhau. Bước 3: Phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ (kinh doanh thương mại) theo tiêu thức phù hợp (số lượng, khối lượng, doanh thu, trị giá mua ) Bước 4: Nhân số lượng sản phẩm, hàng hóa xuất bán, vật tư xuất dùng với giá đơn vị từng loại tương ứng. Với kinh doanh thương mại thì cộng thêm chi phí thu mua phân bổ hàng hóa tiêu thụ. Giá trị vật tư xuất dùng Số lượng vật tư Giá đơn vị vật tư = xuất dùng x xuất dùng (chi phí vật tư) Số lượng sản Giá đơn vị sản Giá trị sản phẩm, hàng = phẩm, hàng x phẩm, hàng hóa hóa xuất bán (giá vốn) hóa xuất bán xuất bán Ví dụ: Cho tài liệu về vật liệu X tại doanh nghiệp trong tháng 5/N (đơn vị tính: 1.000đ) I. Tồn kho đầu kỳ 200m, đơn giá 80 II. Trong kỳ: Ngày 5: Nhập 150m, đơn giá 120 Ngày 10: Nhập 120m, đơn giá 100 Ngày 18: Xuất 300m cho sản xuất 41
  42. Ngày 25: Nhập 90m, đơn giá 110 Ngày 27: Xuất 180m cho sản xuất Ngày 30: Nhập 70 m, đơn giá 130 Yêu cầu: Tính giá thực tế vật liệu X xuất kho theo các phương pháp trên. HƯỚNG DẪN 1. Phương pháp bình quân gia quyền Giá đơn vị bình 200 x 80 + 150 x 120+ 120 x 100 + 90 x 110 quân cả kỳ = + 70 x 130 200 + 150 + 120 + 90 + 70 = 103,17 Ngày 18: 300 x 103,17 = 30.951 Ngày 27: 180 x 103,17 = 18.570,6 2. Phương pháp nhập trước xuất trước Ngày 18: 200 x 80 + 100 x 120 = 28.000 Ngày 27: 50 x 120 + 120 x 100 + 10 x 110 = 19.100 3. Phương pháp nhập sau xuất trước Ngày 18: 120 x 100 + 150 x 120 + 30 x 80 = 32.400 Ngày 27: 90 x 110 + 90 x 80 = 17.100 4. Phương pháp giá thực tế đích danh Ngày 18: Giả sử xuất 300m lấy từ 30m lô tồn kho và 150m lô ngày 5 và 120m lô ngày 10 Giá thực tế xuất kho ngày 18: 30 x 80 + 150 x 120 + 120 x 100 = 32.400 Ngày 27: Giả sử xuất 180m lấy từ 90m lô tồn kho và 90m lô ngày 25 Giá thực tế xuất kho ngày 27: 90 x 80 + 90 x 110 = 17.100 42
  43. 3.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG I. Câu hỏi ôn tập Hãy đưa ra nhận định Đúng/ Sai và giải thích cho mỗi câu sau: 1. Giá trị ghi sổ của tài sản mua vào không nhất thiết phải trùng khớp với số tiền ghi trên hoá đơn 2. Chi phí bảo dưỡng thiết bị sản xuất trong quá trình sử dụng sẽ được cộng vào giá ghi sổ của thiết bị. 3. Chi phí vận chuyển do người bán trả hộ được tính vào giá trị ghi sổ của vật tư, tài sản mua vào 4. Tiền ứng trước cho người bán nguyên vật liệu không ảnh hưởng tới giá thực tế vật liệu nhập kho 5. Giá thành sản phẩm hoàn thành luôn tỷ lệ thuận với số lượng sản phẩm sản xuất ra. 6. Khi tính giá xuất kho của vật tư xuất dùng, kế toán chỉ sử dụng duy nhất phương pháp giá đơn vị bình quân. II. Bài tập vận dụng Bài số 1: Công ty X tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong kỳ có tài liêu sau: 1. Thu mua một lô hàng hóa Y tại Thanh Hóa, giá mua chưa có thuế GTGT là 691.000.000đ, thuế GTGT 10%. Trọng lượng hàng kiểm nhận bàn giao cho đơn vị vận tải là 50.000kg. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ cho số hàng bàn giao là 6.600.000đ (bao gồm cả thuế GTGT 10%). Số hàng mà đơn vị vận tải bàn giao tại kho của đơn vị thực tế chỉ có 49.500kg. Hao hụt định mức của hàng Y là 0,4%. 2. Mua một ô tô vận tải, giá mua chưa có thuế GTGT là 500.000.000đ, thuế GTGT 10%. Thuế trước bạ 4%. Chi phí vận chuyển bốc dỡ chạy thử là 11.000.000đ (trong đó thuế GTGT 10%) Yêu cầu 1. Tính giá thực tế của hàng Y. 2. Tính giá thực tế (nguyên giá) của ô tô vận tải 3. Khái quát mô hình tính giá hàng hóa, TSCĐ mua vào. Bài số 2 Chi phí sản xuất hai loại sản phẩm M, N tại một doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23.460.000đ - Chi phí nhân công trực tiếp 12.250.000đ - Chi phí sản xuất chung 1.715.000đ 43
  44. Cuối kỳ hoàn thành nhập kho 100 sản phẩm M và 50 sản phẩm N, không có sản phẩm dở dang. Yêu cầu Tình giá thành sản phẩm M và N hoàn thành biết: - Định mức chi phí vật liệu sản phẩm để phân bổ chi phí vật liệu trực tiếp + sản phẩm M: 70.000đ/sp + sản phẩm N: 320.000đ/sp - Định mức chi phí nhân công trực tiếp dùng để phân bổ vào chi phí nhân công trực tiếp + sản phẩm M: 80.000đ/sp + sản phẩm N: 85.000đ/sp - Chi phí sản xuất chung phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp Bài số 3 Tình hình chi phí sản xuất hai loại sản phẩm A và B ở phân xưởng sản xuất chính tại một doanh nghiệp như sau: 1. Chi phí vật liệu chính tiêu hao 25.000.000đ phân bổ cho hai sản phẩm A, B theo định mức hao phí. Định mức hao phí vật liệu chính cho 1 sản phẩm A là 15.000đ/sp, 1 sản phẩm B là 35.000đ/sp 2. Vật liệu phụ sử dụng hết 1.080.000đ được phân bổ cho hai sản phẩm theo tỷ lệ với vật liệu chính tiêu hao. 3. Điện mua ngoài chưa thanh toán dùng cho sản xuất sản phẩm là 3.300.000đ (trong đó thuế GTGT 10%) 4. Tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên là 8.200.000đ, trong đó: - Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 4.760.000đ - Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm B là 2.040.000đ - Cán bộ quản lý phân xưởng 400.000đ - Cán bộ quản lý doanh nghiệp 1.000.000đ 5. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định. 6. Khấu hao TSCĐ trong kỳ là 888.000đ, trong đó khấu hao ở phân xưởng sản xuất 840.000đ, bộ phận quản lý doanh nghiệp 48.000đ. 7. Cuối kỳ, sản xuất hoàn thành nhập kho 600 sản phẩm A và 500 sản phẩm B. Yêu cầu 1. Phân bổ chi phí sản xuất cho hai sản phẩm A và B. 44
  45. 2. Tính giá thành sản phẩm A và B. Biết rằng: - Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho hai sản phẩm A, B theo tỷ lệ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. - Cả hai loại sản phẩm A và B đều không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Bài số 4 Tại một doanh nghiệp có tài liệu về tình hình nhập xuất vật liệu như sau: - Vật liệu tồn kho đầu tháng: 100 kg, đơn giá 1.000đ/kg - Tình hình phát sinh trong tháng: 1. Ngày 2: Nhập kho 200 kg, đơn giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn là 960đ/kg, chi phí vận chuyển bốc dỡ là 30.000đ. 2. Ngày 4: Xuất kho 280 kg để dùng cho hoạt động sản xuất. 3. Ngày 8: Nhập 500 kg, đơn giá mua chưa có thuế GTGT ghi trên hoá đơn là 940đ/kg. Chi phí vận chuyển bốc dỡ là 30.000đ. Khoản giảm giá mà bên bán cho hưởng với số liệu này là 20.000đ. 4. Ngày 10: Nhập kho 200 kg, đơn giá nhập 1.020đ/kg. 5. Ngày 12: Xuất kho 600 kg vật liệu để sử dụng cho các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp. Yêu cầu Xác định trị giá thực tế vật liệu xuất kho theo các phương pháp: - Nhập trước, xuất trước - Nhập sau, xuất trước - Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ Bài số 5: Tình hình tồn kho, nhập, xuất hàng hoá A trong tháng 6/N tại một doanh nghiệp như sau: I. Tồn đầu kỳ: 1.000 kg, đơn giá 10.000đ/kg II. Trong kỳ: - Ngày 3: Nhập 3.000 kg, đơn giá 11.000đ/kg - Ngày 5: Nhập 1.000 kg, đơn giá 10.800đ/kg - Ngày 10: Xuất 3.500 kg - Ngày 12: Xuất 500 kg - Ngày 25: Nhập 3.000 kg, đơn giá 10.500đ/kg 45
  46. - Ngày 26: Xuất 2.000 kg III. Tồn cuối kỳ: 2.000 kg Yêu cầu: Tính giá thực tế hàng xuất kho, hàng tồn cuối kỳ bằng các phương pháp sau: - Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ - Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập - Nhập trước, xuất trước - Nhập sau, xuất trước TÓM TẮT CHƯƠ NG III - Tính giá là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý để thực hiện các phương pháp khác của hạch toán kế toán. - Khi tính giá phải tuân thủ theo các nguyên tắc: Xác định đối tượng tính giá phù hợp; phân loại chi phí hợp lý và lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp - Có ba mô hình tính giá cơ bản là tính giá tài sản mua vào; tính giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ; tính giá xuất kho của hàng tồn kho 46
  47. CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN Chương IV gồm ba nội dung: 4.1. Khái niệm và vai trò của phương pháp đối ứng tài khoản 4.2. Tài khoản kế toán 4.3. Hệ thống tài khoản kế toán 4.4. Quan hệ đối ứng tài khoản và phương pháp ghi sổ kép 4.5. Câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng Mục tiêu chung: giúp học viên nắm được các kiến thức cơ bản về nội dung, vai trò của phương pháp tính giá. Đồng thời, qua chương 3, học viên cũng sẽ nắm được kết cấu nội dung và nguyên tắc ghi chép trên tài khoản kế toán, quan hệ đối ứng và phương pháp ghi sổ kép. Hình thành cho học viên cơ sở để thực hiện các định khoản và phản ánh vào tài khoản kế toán. Mục tiêu cụ thể: cung cấp kiến thức cơ bản cho học viên về: - Khái niệm, cơ sở hình thành và vai trò của phương pháp đối ứng tài khoản - Kết cấu cơ bản, nội dung và nguyên tắc ghi chép trên tài khoản kế toán - Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính, đã sửa đổi bổ sung theo Thông tư 244/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính. - Cách thức phân loại tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế, theo công dụng kết cấu, theo mối quan hệ với báo cáo tài chính - Các mối quan hệ đối ứng tài khoản kế toán cơ bản - Nội dung, nguyên tắc của phương pháp ghi sổ kép - Khái niệm, nguyên tắc của định khoản kế toán - Các ví dụ minh họa, câu hỏi ôn tập và bài tập vận dụng 4.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN 4.1.1. Khái niệm Hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị rất đa dạng và phong phú, nó được hình thành do các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh mà thông tin về nội dung từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh ở các chứng từ kế toán. Để hệ thống hóa được thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo và quản lý kinh tế tài 47
  48. chính, quản lý tài sản ở các đơn vị, hạch toán kế toán phải sử dụng phương pháp tài khoản kế toán. Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp phản ánh sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các quá trình hoạt động được thể hiện trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hay nói cách khác, phương pháp đối ứng tài khoản là một phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán, ghi chép, phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhàm cung cấp thông tin có hệ thống về các hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị, phục vụ cho lãnh đạo, quản lý kinh tế tài chính và để lập được báo cáo kế toán định kỳ. Phương pháp này được cấu thành bởi hai yếu tố: tài khoản kế toán và các quan hệ đối ứng tài khoản. 4.1.2. Vai trò Phương pháp đối ứng tài khoản có vai trò quan trọng trong công tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như trong công tác kế toán. Cụ thể như sau: - Phương pháp đối ứng tài khoản hệ thống hóa thông tin về tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính ở đơn vị một cách thường xuyên, liên tục để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý kinh tế, tài chính. - Phương pháp đối ứng tài khoản hệ thống hóa các thông tin cụ thể, chi tiết về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản phục vụ yêu cầu quản trị kinh doanh, yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế trong đơn vị cũng như yêu cầu quản lý tài sản ở đơn vị. - Phương pháp đối ứng tài khoản là phương tiện để hệ thống hóa số liệu theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính để lập các báo cáo kế toán. 4.2. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 4.2.1.Khái niệm Tài khoản kế toán là hình thức biểu hiện của phương pháp tài khoản kế toán được sử dụng để phản ánh, kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể. Vì vậy, mỗi đối tượng kế toán cụ thể được xây dựng một tài khoản kế toán hay một số tài khoản kế toán để phản ánh, kiểm tra đối tượng đó. Mỗi tài khoản kế toán có tên gọi riêng. Tên gọi, nội dung ghi chép, phản ánh trên tài khoản kế toán phải phù hợp với nhau và phù hợp với nội dung kinh tế của từng đối tượng kế toán mà tài khoản kế toán đó phản ánh. Tài khoản kế toán là công cụ, phương tiện để kế toán phản ánh, theo dõi sự biến động của đối tượng kế toán (tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí), mỗi một đối tượng được theo dõi trên một tài khoản. Hay nói cách khác, tài khoản kế toán là cách thức phân loại và hệ thống hóa các nghiệp 48
  49. vụ kinh tế tài chính phát sinh thông qua các đối tượng nghiên cứu của hạch toán kế toán (tài sản và nguồn vốn). 4.2.2. Nôi dung, kết cấu Kết cấu cơ bản của một tài khoản kế toán như sau: Nợ Tên Tài khoản Có - Tên tài khoản: là tên của đối tượng kế toán được tài khoản phản ánh - Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ - Bên phải của tài khoản gọi là bên Có Thực chất thì Nợ và Có chỉ là những quy ước trong kế toán để phân biệt hai bên của tài khoản, ngoài ra không có ý nghĩa gì khác Tài khoản kế toán phản ánh các đối tượng kế toán theo 3 chỉ tiêu: - Số dư đầu kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán tại thời điểm đầu kỳ. - Số phát sinh trong kỳ: phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán trong kỳ, bao gồm: + SPS tăng: phản ánh sự vận động tăng của các đối tượng kế toán trong kỳ + SPS giảm: phản ánh sự vận động giảm của các đối tượng kế toán trong kỳ - Số dư cuối kỳ: phản ánh số hiện có của đối tượng kế toán ở thời điểm cuối kỳ Số dư cuối kỳ trên một tài khoản được xác định như sau: Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng PS tăng – Tổng PS giảm 4.2.3. Nguyên tắc ghi chép vào tài khoản Tài khoản kế toán là phương tiện phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán, mỗi đối tượng được phản ánh trên một tài khoản. Đối tượng kế toán của một đơn vị kế toán mang tính đa dạng, phong phú do đó một đơn vị kế toán phải sử dụng nhiều loại tài khoản. Việc xây dựng nguyên lý kết cấu chung của tài khoản sẽ tạo cơ sở cho việc thiết kế cách ghi chép trên các loại tài khoản kế toán chủ yếu. Nguyên lý kết cấu tài khoản kế toán gồm: - Có nhiều loại tài khoản cơ bản để phản ánh tài sản, nguồn vốn, các tài khoản điều chỉnh cho các tài khoản cơ bản. - Kết cấu của tài khoản tài sản ngược với kết cấu tài khoản nguồn vốn, kết cấu tài khoản điều chỉnh ngược với kết cấu tài khoản cơ bản mà nó điều chỉnh. 49
  50. - Số phát sinh tăng được phản ánh cùng bên với số dư đầu kỳ, số phát sinh giảm được phản ánh ở bên còn lại của tài khoản kế toán. Nợ TK Tài sản N ợ TK Nguồn vốn Có Có SDĐK SDĐK PS↑ PS↓ PS↓ PS↑ ∑PS↑ ∑PS↓ ∑PS↓ ∑PS↑ SDCK SDCK Nợ TK DThu (TNhập) Nợ TK Chi phí Có Có - Ghi giảm Doanh thu Chi phí - Ghi Doanh thu (Thu nhập) phát sinh giảm chi (Thu nhập) phát sinh phí - Kết chuyển - Kết Doanh thu chuyển thuần (Thu chi phí nhập thuần) Không có số dư cuối kỳ Không có số dư cuối kỳ Nợ TK Xác định KQKD Nợ TK Ngoài bảng Có Có - Chi phí - Doanh thu SDĐK thuần PS↑ PS↓ - Lãi - Thu nhập ∑PS↑ ∑PS↓ thuần - Lỗ Không có số dư cuối kỳ SDCK 4.3. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN 4.3.1. Hệ thống tài khoản kế toán hiện hành 4.3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của hệ thống tài khoản kế toán 50
  51. Để cung cấp đầy đủ thông tin cho quản lý cũng như phản ánh được tất cả các đối tượng kế toán, phải sử dụng rất nhiều tài khoản. Tập hợp tất cả các tài khoản sử dụng trong kế toán tạo thành hệ thống tài khoản kế toán. Hay nói cách khác, hệ thống tài khoản là toàn bộ các tài khoản được sử dụng trong kế toán, được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm phản ánh đầy đủ các đối tượng kế toán. Để đảm bảo thống nhất trong kế toán, ở mỗi nước thường có quy định hệ thống tài khoản. Ở Việt Nam, hệ thống tài khoản cũng được quy định thống nhất, áp dụng chung cho nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Hệ thống tài khoản thống nhất là bộ phận quan trọng nhất trong chế độ kế toán, nó bao gồm những quy định thống nhất về loại tài khoản, số lượng tài khoản, ký hiệu tài khoản và nội dung ghi chép của từng tài khoản. Hệ thống tài khoản thống nhất có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lãnh đạo tập trung và thống nhất của Nhà nước đối với công tác kế toán ở các đơn vị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đồng thời cũng thuận lợi đối với các đơn vị, bảo đảm vận dụng chế độ kế toán một cách thống nhất và phù hợp với điều kiện của đơn vị. 4.3.1.2. Cơ sở xây dựng hệ thống tài khoản kế toán Việc xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải dựa trên căn cứ khoa học và thực tiễn sau: - Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải dựa trên cơ sở đặc điểm của đối tượng kế toán (tính hai mặt, tính vận động và tính đa dạng). Để khi xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải có những tài khoản phản ánh tài sản, tài khỏan phản ánh nguồn vốn, tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh, đồng thời những tài khoản phản ánh đối tượng kế toán phải vừa ở giác độ tổng hợp vừa ở giác độ chi tiết khác nhau. - Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải gắn với cơ chế quản lý kinh tế nhằm đảm bảo cho hệ thống tài khoản luôn sát với chế độ, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế. - Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phải tính đến khả năng phát triển trong tương lai gần với chính sách kinh tế và điều kiện thực hiện. Cần tính đến hướng có thể bổ sung những tài khoản kế toán mới, đáp ứng yêu cầu thông tin khi chính sách kinh tế thay đổi. 4.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp hiện hành được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và sửa đổi bổ sung theo TT 244/2009/TT- BTC ngày 31/12/2009. TK doanh nghiệp hiện hành gồm 10 loại TK - TK thuộc Bảng cân đối kế toán + Loại 1, 2: TK tài sản + Loại 3, 4: TK nguồn vốn 51
  52. - TK ngoài Bảng cân đối kế toán: TK loại 0 - TK thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh: + TK loại 5, 7: TK doanh thu, thu nhập + TK loại 6, 8: TK chi phí hoạt động kinh doanh, hoạt động khác * Cách gọi tên và đánh số tài khoản - 0 - 9 là các số đầu tiên của thứ tự các loại TK - TK cấp 1 gồm 3 chữ số: + Số thứ nhất: mã số loại TK + Số thứ hai: mã số của nhóm TK trong loại + Số thứ ba: mã số của TK trong nhóm - Số hiệu TK phân tích phải bao gồm số hiệu của TK tổng hợp nó. DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Số SỐ HIỆU TK TT Cấp 1 Cấp 2 TÊN TÀI KHOẢN GHI CHÚ 1 2 3 4 5 LOẠI TK 1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 01 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 02 112 Tiền gửi Ngân hàng Chi tiết theo 1121 Tiền Việt Nam từng ngân hàng 1122 Ngoại tệ 1123 Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý 03 113 Tiền đang chuyển 1131 Tiền Việt Nam 52
  53. 1132 Ngoại tệ 04 121 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 1211 Cổ phiếu 1212 Trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu 1 2 3 4 5 05 128 Đầu tư ngắn hạn khác 1281 Tiền gửi có kỳ hạn 1288 Đầu tư ngắn hạn khác 06 129 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 07 131 Phải thu của khách hàng Chi tiết theo đối tượng 08 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá, dịch vụ 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 09 136 Phải thu nội bộ 1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 1368 Phải thu nội bộ khác 10 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1385 Phải thu về cổ phần hoá 1388 Phải thu khác 11 139 Dự phòng phải thu khó đòi 12 141 Tạm ứng Chi tiết theo 53
  54. đối tượng 13 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 14 144 Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn 15 151 Hàng mua đang đi đường 16 152 Nguyên liệu, vật liệu Chi tiết theo yêu cầu quản lý 17 153 Công cụ, dụng cụ 18 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 1 2 3 4 5 19 155 Thành phẩm 20 156 Hàng hoá 1561 Giá mua hàng hoá 1562 Chi phí thu mua hàng hoá 1567 Hàng hoá bất động sản 21 157 Hàng gửi đi bán 22 158 Hàng hoá kho bảo thuế Đơn vị có XNK được lập kho bảo thuế 23 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 24 161 Chi sự nghiệp 1611 Chi sự nghiệp năm trước 1612 Chi sự nghiệp năm nay LOẠI TK 2 TÀI SẢN DÀI HẠN 25 211 Tài sản cố định hữu hình 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 54
  55. 2112 Máy móc, thiết bị 2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm 2118 TSCĐ khác 26 212 Tài sản cố định thuê tài chính 27 213 Tài sản cố định vô hình 2131 Quyền sử dụng đất 2132 Quyền phát hành 2133 Bản quyền, bằng sáng chế 2134 Nhãn hiệu hàng hoá 1 2 3 4 5 2135 Phần mềm máy vi tính 2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền 2138 TSCĐ vô hình khác 28 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 29 217 Bất động sản đầu tư 30 221 Đầu tư vào công ty con 31 222 Vốn góp liên doanh 32 223 Đầu tư vào công ty liên kết 33 228 Đầu tư dài hạn khác 2281 Cổ phiếu 2282 Trái phiếu 2288 Đầu tư dài hạn khác 34 229 Dự phòng giảm giá đầu tư dài 55
  56. hạn 35 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 36 242 Chi phí trả trước dài hạn 37 243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 38 244 Ký quỹ, ký cược dài hạn LOẠI TK 3 NỢ PHẢI TRẢ 39 311 Vay ngắn hạn 40 315 Nợ dài hạn đến hạn trả 41 331 Phải trả cho người bán Chi tiết theo đối tượng 1 2 3 4 5 42 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 43 334 Phải trả người lao động 56
  57. 3341 Phải trả công nhân viên 3348 Phải trả người lao động khác 44 335 Chi phí phải trả 45 336 Phải trả nội bộ 46 337 Thanh toán theo tiến độ kế DN xây lắp hoạch hợp đồng xây dựng có thanh toán theo tiến độ kế hoạch 47 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3385 Phải trả về cổ phần hoá 3386 Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 3389 Bảo hiểm thất nghiệp 1 2 3 4 5 48 341 Vay dài hạn 49 342 Nợ dài hạn 50 343 Trái phiếu phát hành 3431 Mệnh giá trái phiếu 3432 Chiết khấu trái phiếu 3433 Phụ trội trái phiếu 51 344 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn 52 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 53 351 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 54 352 Dự phòng phải trả 57
  58. 55 353 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3531 Quỹ khen thưởng 3532 Quỹ phúc lợi 3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 56 356 Quỹ phát triển khoa học công nghệ LOẠI TK 4 VỐN CHỦ SỞ HỮU 55 411 Nguồn vốn kinh doanh 4111 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4112 Thặng dư vốn cổ phần C.ty cổ phần 4118 Vốn khác 56 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 57 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4131 Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính 4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB 58 414 Quỹ đầu tư phát triển 1 2 3 4 5 59 415 Quỹ dự phòng tài chính 60 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 61 419 Cổ phiếu quỹ C.ty cổ phần 62 421 Lợi nhuận chưa phân phối 4211 Lợi nhuận chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận chưa phân phối năm nay 58
  59. 64 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ Áp dụng cho bản DNNN 65 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp Dùng cho 4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm các công ty, trước 4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm TCty có nay nguồn kinh phí 66 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ LOẠI TK 5 DOANH THU 67 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hoá 5112 Doanh thu bán các thành phẩm Chi tiết theo 5113 Doanh thu cung cấp dịch vụ yêu cầu 5114 Doanh thu trợ cấp, trợ giá quản lý 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư 68 512 Doanh thu bán hàng nội bộ Áp dụng khi 5121 Doanh thu bán hàng hoá có bán hàng 5122 Doanh thu bán các thành phẩm nội bộ 5123 Doanh thu cung cấp dịch vụ 69 515 Doanh thu hoạt động tài chính 70 521 Chiết khấu thương mại 1 2 3 4 5 71 531 Hàng bán bị trả lại 72 532 Giảm giá hàng bán LOẠI TK 6 59
  60. CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 73 611 Mua hàng Áp dụng 6111 Mua nguyên liệu, vật liệu phương pháp 6112 Mua hàng hoá kiểm kê định kỳ 74 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 75 622 Chi phí nhân công trực tiếp 76 623 Chi phí sử dụng máy thi công Áp dụng cho 6231 Chi phí nhân công đơn vị xây lắp 6232 Chi phí vật liệu 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất 6234 Chi phí khấu hao máy thi công 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238 Chi phí bằng tiền khác 77 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 Chi phí vật liệu 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 Chi phí bằng tiền khác 78 631 Giá thành sản xuất PP.Kkê định kỳ 79 632 Giá vốn hàng bán 80 635 Chi phí tài chính 81 641 Chi phí bán hàng 6411 Chi phí nhân viên 60
  61. 1 2 3 4 5 6412 Chi phí vật liệu, bao bì 6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 6415 Chi phí bảo hành 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6418 Chi phí bằng tiền khác 82 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí nhân viên quản lý 6422 Chi phí vật liệu quản lý 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 6425 Thuế, phí và lệ phí 6426 Chi phí dự phòng 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428 Chi phí bằng tiền khác LOẠI TK 7 THU NHẬP KHÁC 83 711 Thu nhập khác Chi tiết theo hoạt động LOẠI TK 8 CHI PHÍ KHÁC 84 811 Chi phí khác Chi tiết theo hoạt động 85 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành 8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại LOẠI TK 9 61
  62. XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 86 911 Xác định kết quả kinh doanh 1 2 3 4 5 LOẠI TK 0 TÀI KHOẢN NGOÀI BẢNG 001 Tài sản thuê ngoài 002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, Chi tiết theo nhận gia công yêu cầu quản lý 003 Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược 004 Nợ khó đòi đã xử lý 007 Ngoại tệ các loại 008 Dự toán chi sự nghiệp, dự án 4.3.3. Phân loại tài khoản kế toán Phân loại tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản thành từng loại, từng nhóm theo những tiêu thức phân loại nhất định. Phân loại tài khoản giúp cho việc hiểu và vận dụng đúng đắn các tài khoản trong công tác kế toán cũng như việc sử dụng các thông tin trên tài khoản. Tài khoản kế toán được phân loại theo một số tiêu thức cụ thể như sau: 4.3.3.1. Phân loại theo nội dung kinh tế Trong cách phân loại này, tài khoản được phân thành ba loại sau: - TK phản ánh tài sản: Dùng để phản ánh giá trị toàn bộ tài sản của đơn vị, bao gồm: + TK phản ánh tài sản ngắn hạn: phản ánh giá trị tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp hiện có. Thuộc nhóm này gồm có các tài khoản như: TK tiền mặt, TK tiền gửi ngân hàng, TK đầu tư chứng khoán ngắn hạn, TK phải thu khách hàng, TK nguyên vật liệu, . + TK phản ánh tài sản dài hạn: phản ánh giá trị tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Bao gồm: TK tài sản cố định hữu hình, TK tài sản cố định vô hình, TK hao mòn tài sản cố định, TK đầu tư chứng khoán dài hạn, TK góp vốn liên doanh 62
  63. - TK phản ánh nguồn hình thành tài sản: Dùng để phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Bao gồm: + TK phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu: phản ánh giá trị nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bao gồm: TK nguồn vốn kinh doanh, TK quỹ đầu tư phát triển, TK nguồn vốn XDCB, TK lợi nhuận sau thuế chưa phân phối + TK phản ánh công nợ phải trả: phản ánh giá trị các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán. Bao gồm: TK vay ngắn hạn, TK nợ dài hạn, TK phải trả người bán, TK phải trả người lao động, TK phải trả, phải nộp Ngân sách Nhà nước - TK phản ánh doanh thu từ hoạt động kinh doanh: bao gồm TK doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, TK chiết khấu thương mại, TK giảm giá hàng bán, TK doanh thu hàng bán bị trả lại - TK phản ánh chi phí hoạt động kinh doanh: bao gồm TK chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK chi phí nhân công trực tiếp, TK chi phí sản xuất chung, TK giá vốn hàng bán, TK chi phí tài chính, TK chi phí khác, TK chi phí bán hàng, TK chi phí quản lý doanh nghiệp 4.3.3.2. Phân loại theo công dụng và kết cấu Theo cách phân loại này, căn cứ vào công dụng để chia tài khoản thành những loại có công dụng giống nhau, sau đó trong từng loại, căn cứ vào kết cấu của tài khoản để chia chúng thành những nhóm tài khoản có kết cấu giống nhau. Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán được chia thành ba loại sau: - TK cơ bản: dùng để phản ánh trực tiếp tình hình biến động của tài sản theo giá trị tài sản và theo nguồn hình thành tài sản. Bao gồm: + TK phản ánh tài sản: tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn (số dư Nợ) + TK phản ánh nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, công nợ phải trả (số dư Có) + TK hỗn hợp: TK phải trả người bán, TK phải thu khách hàng(số dư 2 bên) - TK điều chỉnh: là những tài khoản được sử dụng để tính toán lại các chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản cơ bản nhằm cung cấp các số liệu xác thực về tình hình tài sản của đơn vị. TK điều chỉnh luôn có kết cấu ngược với TK cơ bản mà nó điều chỉnh. Bao gồm: + TK điều chỉnh gián tiếp: TK 214, TK 129, 139, 229, 159 Thông qua TK điều chỉnh gián tiếp, xác định được giá trị thực của tài sản. Giá trị thực của tài sản = Giá trị ghi sổ của tài sản - Dự phòng giảm giá tài sản Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá - Giá trị hao mòn + TK điều chỉnh trực tiếp: TK 412, 413 63
  64. - TK nghiệp vụ: là những TK được dùng để tập hợp số liệu cần thiết, sau đó sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ thuật để xử lý. Bao gồm: + TK phân phối: dùng để tập hợp số liệu rồi phân phối cho các đối tượng có liên quan. Bao gồm: TK tập hợp phân phối: TK 621, 622 TK phân phối theo dự toán: TK 142, 242, 335 + TK tính giá thành: dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu để tính giá thành sản phẩm. + TK so sánh: dùng để xác định các chỉ tiêu cần thiết về hoạt động kinh doanh bằng cách so sánh tổng số phát sinh bên Nợ và tổng số phát sinh bên Có của từng TK ( TK doanh thu, kết quả). 4.3.3.3. Phân loại tài khoản theo quan hệ với báo cáo tài chính Theo cách phân loại này, tài khoản kế toán được chia thành ba loại sau: - TK thuộc bảng cân đối kế toán: gồm những TK có số dư cuối kỳ bên Nợ hoặc bên Có, phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Loại này phân thành 2 nhóm: + Nhóm TK phản ánh giá trị tài sản (ngắn hạn, dài hạn) + Nhóm TK phản ánh nguồn hình thành tài sản (vốn chủ sở hữu, nợ phải trả) - TK ngoài Bảng cân đối kế toán: là các TK dùng để phản ánh bổ sung thông tin nhằm làm rõ một số chỉ tiêu đã được phản ánh trong Bảng cân đối kế toán. Đồng thời, còn phản ánh một số tài sản không thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng đơn vị đang nắm giữ, quản lý và sử dụng. Đặc điểm TK ngoài bảng là phản ánh các đối tượng dưới hình thức ghi đơn và có kết cấu ghi chép giống TK tài sản. - TK thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh: là những TK không có số dư thuộc các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, thu nhập và kết quả. 4.3.3.4. Tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích - TK tổng hợp: có nhiệm vụ theo dõi và cung cấp các thông tin tổng quát nhất về đối tượng phản ánh. Đối tượng ghi của TK tổng hợp chỉ được giới hạn ở những chỉ tiêu chung, phản ánh tình hình chung của nhiều loại tài sản, nguồn vốn có phạm vi giống nhau. - TK phân tích: có nhiệm vụ cung cấp thông tin chi tiết về đối tượng cụ thể, nhằm phục vụ chỉ đạo tác nghiệp. TK phân tích theo dõi chỉ tiêu chi tiết nhằm bổ sung thông tin cho các chỉ tiêu chung đã được phản ánh trên TK tổng hợp. TK phân tích và TK tổng hợp phải được tổ chức trên các nguyên tắc: - TK phân tích và TK tổng hợp phải có cung nội dung phản ánh và kết cấu ghi chép 64
  65. - Việc ghi chép trên TK phân tích và TK tổng hợp được tiến hành đồng thời - Không có quan hệ đối ứng giữa TK tổng hợp và TK phân tích của nó, chỉ có quan hệ đối ứng giữa các TK phân tích của một TK tổng hợp. - Tổng số liệu trên TK phân tích phải thống nhất với số liệu trên TK tổng hợp 4.4. QUAN HỆ ĐỐI ỨNG TÀI KHOẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP GHI SỔ KÉP 4.4.1. Quan hệ đối ứng tài khoản Quan hệ đối ứng tài khoản là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, giữa các loại tài sản với nhau và giữa các loại nguồn vốn với nhau trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và có ảnh hưởng đến phương trình kế toán. Trong kế toán có các quan hệ đối ứng tài khoản sau: - TS↑ TS↓ - NV↑ NV↓ - TS↑ NV↑ - TS ↓NV↓ Loại 1: Tăng tài sản này – Giảm tài sản khác Ví dụ: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 TS↓ TS↑ Quan hệ này chỉ xảy ra trong nội bộ đơn vị kế toán. Trong quan hệ này, tổng quy mô tài sản không thay đổi, khi quan hệ này phát sinh chỉ làm thay đổi cơ cấu tài sản. Loại 2: Tăng nguồn vốn này – Giảm nguồn vốn khác Ví dụ: Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán 20.000.000 NV↑ NV↓ Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộc quan hệ này không làm thay đổi quy mô nguồn vốn cũng như tài sản mà chỉ làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn. Loại 3: Tăng tài sản – Tăng nguồn vốn Ví dụ: Mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa thanh toán tiền cho người bán 45.000.000 TS↑ NV↑ Quy mô tài sản và nguồn vốn tăng cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Loại 4: Giảm tài sản – Giảm nguồn vốn Ví dụ: Xuất quỹ tiền mặt để trả lương cho người lao động 10.000.000 TS↓ NV↓ 65
  66. Quy mô tài sản và nguồn vốn giảm cùng một lượng bằng nhau sau nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhận xét: - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong nội bộ tài sản hoặc nội bộ nguồn vốn thì chúng phải có quan hệ ngược chiều và kết quả không làm thay đổi quy mô tài sản của đơn vị kế toán. - Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự biến động trong cả tài sản lẫn nguồn vốn thì chúng phải là quan hệ cùng chiều và kết quả hoặc làm tăng hoặc làm giảm quy mô tài sản của đơn vị kế toán. - Cho dù tài sản hay nguồn vốn biến động như thế nào thì cũng không làm ảnh hưởng đến phương trình kế toán ∑TS = ∑NV 4.4.2. Phương pháp ghi sổ kép 4.4.2.1. Khái niệm Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tác động đến tài sản của đơn vị bao giờ cũng tác động đến ít nhất hai đối tượng kế toán cụ thể, do đó được ghi vào ít nhất vào hai tài khoản kế toán cụ thể. Phương pháp ghi sổ kép là phương pháp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lên tài khoản kế toán theo các quan hệ đối ứng bằng cách ghi ít nhất hai lần với cùng một số tiền phát sinh lên ít nhất hai tài khoản kế toán có quan hệ đối ứng với nhau. Thực chất của phương pháp ghi sổ kép là ghi Nợ vào tài khoản này và ghi Có vào tài khoản khác có quan hệ đối ứng với nó với cùng một số tiền. Ví dụ: 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 20.000.000 Nợ TK TGNH Nợ TK Tiền mặt Có Có 20.000.000 20.000.000 2. Vay ngắn hạn ngân hàng trả lương cho người lao động 30.000.000 Nợ TK Vay NH Nợ TK PT NLĐ Có Có 66
  67. 30.000.000 30.000.000 3. Mua một TSCĐ hữu hình, giá mua chưa có thuế GTGT là 400.000.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. TSCĐ đã đưa vào sử dụng cho bộ phận sản xuất. Nợ TK TGNH Nợ TK TSCĐHH Có Có (3)400.000.000 440.000.000(3) Nợ TK Thuế GTGT được KT Có (3)4.000.000 4.4.2.2. Định khoản kế toán a, Khái niệm Định khoản kế toán là việc xác định một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi Nợ và ghi Có vào những tài khoản kế toán nào với số tiền cụ thể là bao nhiêu. Định khoản kế toán là công việc trung gian có thể được thực hiện trước khi ghi sổ kế toán nhằm tránh sai sót và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán. Định khoản kế toán gồm hai loại: Định khoản giản đơn và định khoản phức tạp Định khoản giản đơn: định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản kế toán. Định khoản phức tạp: định khoản liên quan đến ít nhất từ ba tài khoản kế toán trở lên. b,. Nguyên tắc định khoản (nguyên tắc ghi sổ kép) * Nguyên tắc định khoản: - Xác định tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau - Tổng số tiền ghi vào bên Nợ của các tài khoản phải bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản trong cùng một định khoản - Một định khoản phức tạp có thể tách thành các định khoản giản đơn nhưng không được gộp các định khoản giản đơn thành một định khoản phức tạp * Cách xác định định khoản 67