Thanh toán quốc tế - Chương 4: Phương thức thanh toán quốc tế

pdf 83 trang vanle 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thanh toán quốc tế - Chương 4: Phương thức thanh toán quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthanh_toan_quoc_te_chuong_4_phuong_thuc_thanh_toan_quoc_te.pdf

Nội dung text: Thanh toán quốc tế - Chương 4: Phương thức thanh toán quốc tế

  1. Thanh toán quốc tế CHƯƠNG 4 PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 4.1. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TIỀN 4.1.1. Khái niệm phương thức chuyển tiền Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng của ngân hàng (gọi là người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho một người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định. Các bên tham gia: - Người chuyển tiền gồm người nhập khẩu, người trả nợ, người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài. - Người thụ hưởng là người xuất khẩu, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định. - Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền. - Ngân hàng đại lý là ngân hàng phục vụ cho người thụ hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền. Trên thực tế cho thấy, chuyển tiền có thể thực hiện theo một trong hai hình thức: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau. Chuyển tiền trả sau là hình thức chuyển tiền trả cho người xuất khẩu sau khi nhận hàng. 4.1.2. Quy trình thanh toán Nội dung và quy trình thực hiện phương thức thanh toán chuyển tiền trả sau được mô tả theo sơ đồ dưới đây: (3) Ngân hàng chuyển Ngân hàng đại lý tiền (2) (5) (4) (1) Người chuyển tiền Người thụ hưởng (1) Người xuất khẩu (người thụ hưởng) giao hàng và giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu (người chuyển tiền). (2) Người chuyển tiền lập lệnh chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) Th.S Trần Thị Thái Hằng 54
  2. Thanh toán quốc tế (3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (người chuyển tiền) chuyển tiền cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) thông qua ngân hàng đại lý (4) Ngân hàng đại lý ghi Có và gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu (5) Ngân hàng chuyển tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người nhập khẩu Toàn bộ quy trình thực hiện đều liên quan đến bốn bên. Tuy nhiên, mỗi bên chỉ thực hiện một phần việc hay một số khâu nhất định của quy trình. Trước tiên là người xuất khẩu thực hiện giao hàng cho người nhập khẩu. Giao hàng ở đây tức là đưa hàng từ kho đến phương tiện vận tải để chuyển đến cảng của người nhập khẩu trong khi bộ chứng từ hàng hóa thì chuyển trực tiếp cho người nhập khẩu. Xong khâu này, người xuất khẩu chỉ còn chờ người nhập khẩu chuyển tiền đến cho mình. Người nhập khẩu sau khi nhận được hàng do người xuất khẩu chuyển đến, sẽ lập lệnh chuyển tiền gửi đến cho ngân hàng phục vụ mình yêu cầu ngân hàng này chuyển tiền cho người xuất khẩu căn cứ vào thông tin được chỉ ra trên lệnh chuyển tiền. Ở khâu này, nếu người nhập khẩu gặp khó khăn về tài chính hay thiếu thiện chí trong thanh toán có thể dẫn đến tình trạng chậm lập lệnh chuyển tiền thanh toán cho người xuất khẩu. Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu đóng vai trò trung gian thực hiện khâu chuyển tiền theo đề nghị của người nhập khẩu. Khi nhận được lệnh chuyển tiền của người nhập khẩu gửi vào, ngân hàng kiểm tra nếu thấy chứng từ hợp lệ và tài khoản của người nhập khẩu có đủ tiền sẽ tiến hành ghi Nợ tài khoản người nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tiền, để ngân hàng của người xuất khẩu ghi Có cho người xuất khẩu. Sau đó, ngân hàng sẽ gửi thông báo nợ cho người nhập khẩu. Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò trung gian và là người kết thức chu trình chuyển tiền bằng cách ghi Có vào tài khoản người xuất khẩu, sau khi nhận được chuyển tiền từ phía ngân hàng chuyển tiền. Sau khi ghi Có, ngân hàng sẽ báo Có cho người xuất khẩu và quy trình chuyển tiền kết thúc. Trong quy trình này, vì lý do gì đó khiến người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng thì người xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi và người nhập khẩu đã có thể nhận được và sử dụng hàng hóa đó rồi. Trong trường hợp này người xuất khẩu bị thiệt hại, trong khi ngân hàng không có nhiệm vụ và cách thức gì để đôn đốc người nhập khẩu nhanh chóng chuyển tiền chi trả nhằm bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu. Muốn khắc phục Th.S Trần Thị Thái Hằng 55
  3. Thanh toán quốc tế tình trạng này, người xuất khẩu có thể yêu cầu người nhập khẩu sử dụng chuyển tiền theo hình thức trả trước. Chuyển tiền trả trước là hình thức chuyển tiền tương tự như chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền và người xuất khẩu nhận được tiền trước khi giao hàng. Nội dung quy trình thực hiện chuyển tiền trả trước được mô tả theo sơ đồ dưới đây: (2) Ngân hàng chuyển Ngân hàng đại lý tiền (1) (5) (3) (4) Người chuyển tiền Người thụ hưởng (1) Người nhập khẩu (người chuyển tiền) lập lệnh chuyển tiền (bằng thư hoặc bằng điện) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) (2) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (người chuyển tiền) chuyển tiền cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) thông qua ngân hàng đại lý (3) Ngân hàng đại lý ghi Có và gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) (4) Người xuất khẩu (người thụ hưởng) giao hàng và giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu (người chuyển tiền) (5) Ngân hàng chuyển tiền ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người nhập khẩu. Với hình thức chuyển tiền này, người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại gây bất lợi cho người nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ đợi người xuất khẩu giao hàng. Nếu vì lý do gì đó khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do nhập hàng trễ. Để khắc phục tình trạng này, người nhập khẩu lại đòi hình thức chuyển tiền trả sau và hai bên có thể xảy ra mâu thuẫn và không thể thương lượng được hình thức chuyển tiền. Nếu điều này xảy ra, tốt nhất là hai bên thỏa thuận với nhau thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Th.S Trần Thị Thái Hằng 56
  4. Thanh toán quốc tế Qua nội dung và quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền trên đây, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: - Trong phương thức thanh toán chuyển tiền, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì cả. - Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Vì vậy, quyền lợi của người xuất khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền sau. Trái lại quyền lợi của người nhập khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trước. - Phương thức này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng. - Người xuất khẩu và người nhập khẩu chỉ nên dùng phương thức thanh toán này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ lâu dài và tín nhiệm lẫn nhau hay khi giá trị hợp đồng không lớn. - Khi phát sinh mâu thuẫn quyền lợi hoặc thiếu tín nhiệm lẫn nhau trong thương lượng, hai bên nên chọn phương thức khác phù hợp hơn. 4.2. PHƯƠNG THỨC GHI SỔ 4.2.1. Khái niệm phương thức ghi sổ Người xuất khẩu mở một tài khoản (hoặc một quyển sổ) để ghi nợ người nhập khẩu sau khi người xuất khẩu đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ, đến từng định kỳ (tháng, quí, nửa năm) người nhập khẩu trả tiền cho người xuất khẩu. Đặc điểm của phương thức này: - Đây là một phương thức thanh toán không có sự tham gia của ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực thi thanh toán. - Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên. Nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản ấy chỉ là tài khoản theo dõi, không có giá trị thanh quyết toán giữa hai bên. - Chỉ có hai bên tham gia thanh toán: người xuất khẩu và người nhập khẩu. 4.2.2. Quy trình Ngân hàng người (4) Ngân hàng người xuất khẩu nhập khẩu (3) (5) (2) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (1) Th.S Trần Thị Thái Hằng 57
  5. Thanh toán quốc tế (1) Người xuất khấu giao hàng hoặc dịch vụ cùng với gửi bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu (2) Người nhập khẩu ghi Nợ vào tài khoản của mình và báo cho người xuất khẩu (3) Người xuất khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình ghi Có vào tài khoản của mình (4) Ngân hàng người xuất khẩu gửi thông báo yêu cầu ngân hàng phục vụ người nhập khẩu chuyển tiền (5) Ngân hàng người nhập khẩu ghi Nợ và gửi giấy báo Nợ cho người nhập khẩu. 4.2.3. Trường hợp áp dụng - Thường dùng cho thanh toán nội địa. - Hai bên mua, bán phải thực sự tin cậy lẫn nhau. - Dùng cho phương thức mua bán hàng đổi hàng, nhiều lần, thường xuyên trong một thời kỳ nhất định (6 tháng, 1 năm) - Phương thức này chỉ có lợi cho người nhập khẩu. - Dùng cho thanh toán tiền gửi bán hàng ở nước ngoài. - Dùng trong thanh toán tiền phi mậu dịch như: Tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệp vụ môi giới, uỷ thác, tiền lãi cho vay và đầu tư. 4.2.4. Những điều cần chú ý khi áp dụng phương thức ghi sổ - Quy định thống nhất đồng tiền ghi trên tài khoản. - Căn cứ ghi nợ của người xuất khẩu thường là hoá đơn thương mại. - Căn cứ nhận nợ của người nhập khẩu, hoặc là dựa vào giá trị hoá đơn giao hàng, hoặc là dựa vào kết quả nhận hàng ở nơi nhận hàng. - Phương thức chuyển tiền hoặc bằng thư, hoặc là bằng điện cần phải thoả thuận thống nhất giữa hai bên. - Giá hàng trong phương thức ghi sổ này thường cao hơn giá hàng bán tiền ngay. Chênh lệch này là tiền lãi phát sinh ra của số tiền ghi sổ trong khoảng thời gian bằng định kỳ thanh toán theo mức lãi suất được người nhập khẩu chấp nhận. - Định kỳ thanh toán có hai cách quy định: hoặc là quy định x ngày kể từ ngày giao hàng đối với từng chuyến hàng, ví dụ: 60 ngày kể từ ngày ký phát hoá đơn thương mại hoặc từ ngày ghi trên vận đơn giao hàng, hoặc là quy định theo mốc thời gian của niên lịch, ví dụ: cuối mỗi quí thanh toán một lần. Th.S Trần Thị Thái Hằng 58
  6. Thanh toán quốc tế - Việc chuyển tiền thanh toán chậm của người nhập khẩu được giải quyết thế nào, có phạt chậm trả không, mức phạt bao nhiêu, tính từ lúc nào? - Nếu phát sinh sự khác nhau giữa số tiền ghi nợ của người xuất khẩu và số tiền nhận nợ của người nhập khẩu thì giải quyết thế nào? 4.3. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN NHỜ THU 4.3.1. Khái niệm phương thức nhờ thu Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một số dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ thác cho ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ của người xuất khẩu lập ra. Các bên tham gia phương thức nhờ thu gồm có: - Người ủy nhiệm thu là bên ủy quyền xử lý nghiệp vụ nhờ thu cho ngân hàng. Người ủy nhiệm thu chính là người xuất khẩu. - Ngân hàng thu hộ là ngân hàng nhận sự uỷ thác của người xuất khẩu - Ngân hàng xuất trình là ngân hàng xuất trình chứng từ cho người trả tiền, thường là ngân hàng đại lý cho ngân hàng thu hộ. - Người trả tiền là người được xuất trình chứng từ theo đúng chỉ thị nhờ thu. Người trả tiền chính là người nhập khẩu. 4.3.2. Các loại nhờ thu a. Nhờ thu hối phiếu trơn Nhờ thu hối phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng. Phương thức này có liên quan đến hai loại chứng từ: chứng từ thương mại (hóa đơn thương mại, vận tải đơn và các loại giấy có liên quan đến chứng nhận hàng hóa) và chứng từ tài chính (hối phiếu). Nhờ thu hối phiếu trơn là hình thức nhờ thu trong đó, chứng từ tài chính tách rời chứng từ thương mại. Th.S Trần Thị Thái Hằng 59
  7. Thanh toán quốc tế Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu hối phiếu trơn (3) Ngân hàng nhận Ngân hàng đại lý ủy thác thu (6) (2) (7) (5) (4) (1) Người xuất khẩu Người nhập khẩu Trình tự tiến hành nghiệp vụ của nhờ thu phiếu trơn phải trải qua các bước sau đây: (1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu (2) Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào ngân hàng để ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người nhập khẩu (3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chập nhận hay thanh toán. Nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán D/A, người nhập khẩu chỉ chấp nhận thanh toán; nếu là D/P thì người nhập khẩu phải thanh toán ngay cho người xuất khẩu (5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán (6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng nhận ủy thác thu để chi Có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền (7) Ngân hàng ủy thác thu ghi Có và gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền. Nhờ thu hối phiếu trơn liên quan đến bốn bên nhưng mỗi bên chỉ làm một phần hay một số khâu nhất định của quy trình. Cụ thể : Người xuất khẩu làm 2 việc: giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu và lập thủ tục nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Hàng hoá được giao cho đại lý vận tải chuyển đến cảng của người nhập khẩu. Sau khi giao hàng xong, người xuất khẩu lập bộ chứng từ nhờ thu gồm các chứng từ liên quan đến hàng hóa như hóa đơn, vận đơn, Th.S Trần Thị Thái Hằng 60
  8. Thanh toán quốc tế các loại giấy tờ chứng nhận gửi trực tiếp cho người nhập khẩu và chứng từ tài chính (chỉ thị nhờ thu và hối phiếu) nộp vào ngân hàng nhận ủy thác thu. Ngân hàng nhận ủy thác thu: sau khi tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do người xuất khẩu nộp vào sẽ chuyển đến cho ngân hàng đại lý của mình để xuất trình đòi tiền người nhập khẩu. Sau đó, ngân hàng nhận ủy thác thu chờ kết quả thu hộ từ ngân hàng đại lý sẽ ghi Có và báo Có cho người xuất khẩu. Ngân hàng đại lý sẽ xuất trình hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và hành xử tùy theo chỉ thị nhờ thu và hối phiếu do người xuất khẩu lập ra và do ngân hàng phía bên người xuất khẩu chuyển đến. Sau đó, tùy theo phản ứng của người nhập khẩu mà ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền thu được hoặc thông báo từ chối của người nhập khẩu về cho ngân hàng phía người xuất khẩu. Người nhập khẩu, trước tiên sẽ nhận hàng đến cảng và bộ chứng từ hàng hóa. Khi nào chứng từ tài chính đến thì người nhập khẩu sẽ quyết định trả tiền nếu thấy hợp lệ hoặc từ chối thanh toán nếu phát hiện bất hợp lệ. Qua quy trình nhờ thu hối phiếu trơn, chúng ta thấy rằng, trong phương thức này, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu. Ngân hàng không có cam kết hay đảm bảo gì đối với người xuất khẩu và người nhập khẩu mà chỉ đơn thuần hành xử theo chỉ dẫn mà người xuất khẩu thể hiện trên chỉ thị nhờ thu và hối phiếu. Phương thức này có ưu điểm hơn phương thức chuyển tiền trả sau là người xuất khẩu có thể chủ động đòi tiền sau khi giao hàng. Tuy chủ động nhưng đòi được tiền hay không vẫn còn tùy thuộc vào thiện chí và khả năng của người nhập khẩu. Vì vậy, phương thức nhờ thu hối phiếu trơn thường chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây: - Người xuất khẩu và người nhập khẩu tin cậy lẫn nhau hoặc là có quan hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ, công ty con hoặc chi nhánh của nhau - Thanh toán về các dịch vụ có liên quan tới xuất khẩu hàng hoá, vì việc thanh toán này không cần thiết phải kèm theo những chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm, phạt bồi thường Về phía người nhập khẩu đôi khi có lợi hơn người xuất khẩu ở chỗ là có thể nhận được hàng hóa trước khi trả tiền, nếu hàng hóa đến trước chứng từ tài chính. Trong trường hợp này, nếu người nhập khẩu vì lý do gì đó nhận được hàng và thậm chí sử dụng hàng rồi nhưng vẫn có thể chưa trả tiền cho người xuất khẩu, khiến người xuất Th.S Trần Thị Thái Hằng 61
  9. Thanh toán quốc tế khẩu bị thiệt hại. Để tránh điều này xảy ra, người xuất khẩu có thể thương lượng và yêu cầu người nhập khẩu áp dụng phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ. b. Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ là phương thức nhờ thu trong đó, người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện là, nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng hóa. Sơ đồ trình tự nghiệp vụ nhờ thu kèm chứng từ Ngân hàng nhận (3) Ngân hàng đại lý ủy thác thu (6) (2) (7) (5) (4) (1) Người nhập khẩu Người xuất khẩu Toàn bộ nội dung và các bước tiến hành phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ được tóm tắt như sau : (1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hóa (2) Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa nộp vào ngân hàng để ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền của người nhập khẩu (3) Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết (4) Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu trả tiền hay chấp nhận trả tiền. (5) Người nhập khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán (6) Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng nhận ủy thác thu để ghi Có cho người xuất khẩu hoặc thông báo người nhập khẩu từ chối trả tiền (7) Ngân hàng ủy thác thu ghi Có và gửi giấy báo Có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền. Th.S Trần Thị Thái Hằng 62
  10. Thanh toán quốc tế Về nội dung phương thức nhờ thu kèm chứng từ cũng tương tự như nhờ thu trơn và chỉ khác một số khâu sau: Ở khâu thứ nhất, người xuất khẩu không chuyển bộ chứng từ hàng hóa trực tiếp cho người nhập khẩu mà chỉ giao hàng cho người nhập khẩu còn bộ chứng từ thì gửi cho ngân hàng kèm với hối phiếu và chỉ thị nhờ thu. Ở khâu thứ hai, khi nộp chỉ thị nhờ thu và hối phiếu vào ngân hàng, người xuất khẩu có kèm theo bộ chứng từ hàng hóa. Ở khâu thứ tư, khi xuất trình hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu, ngân hàng không trao bộ chứng từ mà giữ bộ chứng từ để khống chế và yêu cầu người nhập khẩu : - Trả tiền mới trao bộ chứng từ để người nhập khẩu nhận hàng hóa, nếu hối phiếu ghi trả tiền theo điều kiện D/P - Chấp nhận thanh toán ngân hàng mới trao bộ chứng từ để nhận hàng hóa nếu hối phiếu ghi trả theo điều kiện D/A Qua nội dung và quy trình các bước tiến hành phương thức thanh toán nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, chúng ta thấy rằng, người xuất khẩu ngoài việc ủy thác cho ngân hàng thu tiền còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Do đó, phương thức này bảo đảm khả năng thu tiền hơn phương thức nhờ thu hối phiếu trơn. Tuy nhiên, thông qua bộ chứng từ hàng hóa, ngân hàng đại lý mới chỉ khống chế được việc nhận hàng hóa chứ chưa chắc khống chế được việc trả tiền của người nhập khẩu. Ví dụ, sau khi ký hợp đồng thì tình hình trên thị trường biến động bất lợi khiến cho người nhập khẩu bị thua lỗ nên người nhập khẩu không muốn nhận hàng, lúc đó, việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá trở nên vô nghĩa. Họ sẽ kéo dài thời gian thanh toán để gây áp lực đối với người xuất khẩu vì bây giờ, người xuất khẩu rơi vào tình trạng bị động và khó khăn để giải quyết lô hàng đã gửi đi. Nếu không có người nhận hàng thì người xuất khẩu sẽ chịu phạt với đại lý vận tải. Nếu gửi hàng thì tốn chi phí thuê kho, còn chở hàng về thì tồn chi phí vận chuyển. Cuối cùng, có thể người xuất khẩu giảm giá bán để người nhập khẩu khỏi bị lỗ và nhận hàng. Đây là một tình huống xấu đối với người xuất khẩu. Để tránh tình trạng này, người xuất khẩu khi thương lượng hợp đồng nên sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. 4.3.3. Những vấn đề sử dụng phương thức nhờ thu a. Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “quy tắc thông nhất về nhờ thu” số 522 của phòng thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 1995. Th.S Trần Thị Thái Hằng 63
  11. Thanh toán quốc tế Muốn sử dụng bản quy tắc này, hai bên mua bán phải thống nhất quy định trong hợp đồng bán. b. Người xuất khẩu phải lập một chỉ thị nhờ thu gửi đến ngân hàng đại diện cho mình nhờ thu hộ tiền. Trong chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu phải đề ra những điều kiện nhờ thu và được ngân hàng chấp nhận. Đây là chứng từ pháp lý cụ thể điều chỉnh quan hệ giữa người xuất khẩu và ngân hàng phục vụ bên bán. Nội dung của chỉ thị nhờ thu thường bao gồm những điều kiện sau đây: - Điều kiện trả tiền là D/A hay D/P. Theo điều kiện D/P, người nhập khẩu phải trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho họ. Trong điều kiện D/A, thay vì hành động trả tiền bằng hành động chấp nhận trả tiền của người nhập khẩu. Trường hợp này dùng cho việc bán chịu hàng ngắn ngày của người xuất khẩu cho người nhập khẩu. - Chi phí nhờ thu ai chịu? Có thể qui định như sau: + Người xuất khẩu chịu chi phí và lệ phí của ngân hàng nhận uỷ thác, người nhập khẩu chịu cho ngân hàng đại lý. Nếu không quy định, ngân hàng thu hộ phải gánh chịu. + Trong trường hợp bị từ chối thanh toán hợp lý, có khi người xuất khẩu phải chịu cả chi phí và lệ phí của ngân hàng đại lý. + Trong trường hợp thu bằng điện, người xuất khẩu phải chịu thêm chi phí điện tín. c. Trong trường hợp hàng đến trước chứng từ, người nhập khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cấp giấy đảm bảo với hãng tàu để nhận hàng. Muốn nhận được giấy đảm bảo của ngân hàng, người nhập khẩu phải trao cho ngân hàng giấy cam kết đối tịch. Thuyền trưởng chỉ giao hàng cho người nhập khẩu nếu trên giấy đảm bảo của ngân hàng có hai chữ ký, một là của ngân hàng, hai là của người nhập khẩu. d. Trong trường hợp người nhập khẩu từ chối thanh toán và không nhận hàng thì cách giải quyết về lô hàng đó như thế nào? Có mấy vấn đề cần lưu ý sau đây: - Uỷ thác ngay cho cơ quan nào đó hay cho ngân hàng đại lý lưu kho lô hàng bị từ chối thanh toán. Nếu uỷ thác chậm, chủ tàu có thể lưu lô hàng đó vào kho của hãng tàu, nếu chở bằng tàu Liner. Ở Hồng Kông không mất phí tổn lưu kho ở hãng tàu nếu thời hạn dưới một tuần, còn nếu kéo dài thêm một ngày của tuần thứ 2 trở đi thì hãng tàu tính phí theo mức phí lưu kho cả tháng. Kinh nghiệm cho thấy hàng được lưu kho ở hệ thống kho công cộng ở Hồng Kông, Singapore chịu chi phí thấp hơn nhiều so với kho tàu biển. Th.S Trần Thị Thái Hằng 64
  12. Thanh toán quốc tế - Cách giải quyết hàng hoá bị từ chối thanh toán có thể như sau: Một là, giảm giá hàng bán cho người nhập khẩu, nếu như hàng bị từ chối có chất lượng thấp hơn chất lượng đã ký hợp đồng, giao hàng chậm nên không phục vụ kịp thời cho thời vụ tiêu thụ Hai là, nhờ ngân hàng bán cho người khác. Ba là, chuyển hàng về nước người xuất khẩu, nếu là hàng quý. Bốn là, bán đấu giá công khai. Đây là một phương thức bán hàng đặc biệt, giao hàng cho người nhập khẩu nào trả giá cao nhất sau khi đã trực tiếp xem hàng hoá. Chỉ áp dụng bán đấu giá đối với những mặt hàng cồng kềnh, có giá trị thấp, chi phí vận chuyển, lưu kho bãi cao. 4.4. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 4.4.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó, một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những qui định đề ra trong thư tín dụng. Thư tín dụng là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nếu trong văn bản đó. Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ bao gồm: - Người xin mở thư tín dụng là người nhập khẩu hàng hoá. - Ngân hàng mở thư tín dụng là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ngân hàng này cung cấp tín dụng và đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu. - Người thụ hưởng thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác mà người xuất khẩu chỉ định. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng đại lý cho ngân hàng mở L/C và phục vụ cho người thụ hưởng. Ngoài ra, trong vài trường hợp đặc biệt có thể thêm các bên khác tham gia như ngân hàng xác nhận và ngân hàng trả tiền. Về thủ tục pháp lý, hiện tại, phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện theo điều lệ và cách thức thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” do văn phòng thương mại quốc tế phát hành năm 1993, gọi tắt là UCP 500 và hai phụ bản UCP 500.1 và UCP 500.2 Th.S Trần Thị Thái Hằng 65
  13. Thanh toán quốc tế 4.4.2 Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C (3) Ngân hàng thông báo Ngân hàng mở L/C (7) L/C (8) (9) (6) (4) (2) (10) (11 ) 4 (5) Người nhập khẩu Người xuất khẩu (1) (1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu lý kết hợp đồng thương mại (2) Người nhập khẩu làm thủ tục xin mở L/C gửi đến ngân hàng phục vụ mình yêu cầu mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng. (3) Trên cơ sở đơn xin mở L/C của người nhập khẩu, ngân hàng mở một L/C và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết. (4) Khi nhận được thông báo mở L/C từ ngân hàng mở L/C thì ngân hàng thông báo sẽ thông báo toàn bộ nội dung về việc mở L/C đó cho người xuất khẩu. (5) Người xuất khẩu khi nhận được L/C thì tiến hành kiểm tra L/C, nếu chấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, nếu không chấp nhận thì yêu cầu ngân hàng mở L/C phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với hợp đồng. (6) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng yêu cầu của L/C gửi cho ngân hàng thông báo L/C để được thanh toán. (7) Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng mở L/C xem xét việc trả tiền. (8) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/C thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi Có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. (9) Ngân hàng thông báo ghi Có và gửi giấy báo Có cho người thụ hưởng. (10) Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo Nợ cho người nhập khẩu. (11) Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ để người nhập khẩu nhận hàng. Qua nội dung và trình tự các bước tiến hành phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, chúng ta thấy rằng đây là phương thức thanh toán sòng phẳng, bảo đảm quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Bên xuất khẩu được ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền còn bên nhập khẩu được ngân hàng đứng ra xem xét, kiểm tra Th.S Trần Thị Thái Hằng 66
  14. Thanh toán quốc tế bộ chứng từ nhằm bảo đảm cho bên nhập khẩu nhận đầy đủ, kịp thời và chính xác hàng hóa đặt mua trước khi trả tiền. Trong phương thức này, ngân hàng đã đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không chỉ làm trung gian đơn thuần như các phương thức thanh toán khác. Do vậy, hiện nay phương thức này được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, phương thức này có thể sử dụng trong thanh toán mậu dịch còn trong thanh toán phi mậu dịch vẫn phải dùng phương thức chuyển tiền. 4.4.3. Những điều cần chú ý khi thực hiện thanh toán tín dụng chứng từ Tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán phức tạp, đòi hỏi các bên tham gia phải am hiểu thủ tục và có chuyên môn mới có thể thực hiện tốt. Trong thực tế, các bên tham gia trong phương thức này cần chú ý các công việc sau: a. Đối với đơn vị mở L/C – Người nhập khẩu Người nhập khẩu là người mở đầu phương thức tín dụng chứng từ. Các vấn đề cần chú ý như sau: - Điều kiện để được mở L/C: + Có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Nếu không đơn vị phải ủy thác việc mở L/C qua đơn vị khác và chịu phí ủy thác. + Có giấy phép nhập khẩu hàng hóa. + Có giấy đề nghị mở L/C gửi đến ngân hàng. + Thực hiện ký quỹ mở L/C theo yêu cầu của ngân hàng. - Ký quỹ theo yêu cầu: Để đảm bảo cho việc thanh toán L/C khi đến hạn, ngân hàng thường yêu cầu đơn vị mở L/C thực hiện ký quỹ. Số tiền ký quỹ nhiều hay ít tùy thuộc vào quan hệ giữa đơn vị với ngân hàng, khả năng tiêu thụ lô hàng nhập khẩu, tình hình tài chính của đơn vị nhập khẩu. Số tiền ký quỹ sẽ được lưu ký vào tài khoản riêng, không được hưởng lãi vì để dành cho việc thanh toán L/C. - Lập giấy đề nghị mở L/C: Giấy đề nghị mở L/C được lập căn cứ vào những điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng thương mại, có chữ ký của giám đốc và kế toán trưởng và nêu rõ những nội dung sau: Tên đơn vị mở L/C Tên ngân hàng thông báo L/C Ngày mở L/C Ngày hết hạn L/C Loại L/C xin mở Số tiền mở L/C Th.S Trần Thị Thái Hằng 67
  15. Thanh toán quốc tế Điều kiện giao hàng Mô tả hàng hóa, bao bì đóng gói Chứng từ yêu cầu xuất trình: Bao gồm hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng nhận bảo hiểm, chứng nhận xuất xứ, chứng nhận số lượng/chất lượng, danh sách đóng hàng, b. Đối với ngân hàng mở L/C – Ngân hàng phục vụ người nhập khẩu Sau khi nhận giấy đề nghị mở L/C của khách hàng, ngân hàng sẽ xem xét. Nếu đồng ý, ngân hàng tiến hành mở L/C và thông báo cho người xuất khẩu biết thông qua ngân hàng thông báo. L/C là văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở thực hiện phương thức tín dụng chứng từ. Chi tiết như sau: - Cơ sở tạo lập L/C: L/C được tạo lập trên cở sở hợp đồng thương mại giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu và giấy đề nghị mở L/C do người nhập khẩu guiử vào ngân hàng. Cần hiểu rằng, dù L/C lập căn cứ vào hợp đồng thương mại nhưng nó mang tính chất độc lập so với hợp đồng sau khi nó đã được thiết lập. - Những nội dung chủ yếu của L/C: 1/ Số hiệu L/C Tất cả các L/C đều phải có số hiệu riêng của nó. Tác dụng của số hiệu là để thuận lợi trong việc trao đổi thư từ, điện tín có liên quan đến việc thực hiện L/C đó. Số hiệu L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ có liên quan. 2/ Địa điểm mở L/C: là nơi mà ngân hàng mở L/C phát hành L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, địa điểm mở L/C có ý nghĩa trong việc chọn luật áp dụng khi xảy ra tranh chấp. 3/ Ngày mở L/C: là ngày bắt đầu phát sinh cam kết của ngân hàng mở L/C với người xuất khẩu, là ngày bắt đầu tính thời hiệu của L/C và là căn cứ để người xuất khẩu có thực hiện việc mở L/C đúng thời hạn như hợp đồng quy định hay không. 4/ Số tiền của L/C - Số tiền của L/C phải vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. 5/ Loại L/C áp dụng 6/ Ngày và nơi hết hạn hiệu lực của L/C 7/ Tên và địa điểm ngân hàng mở L/C 8/ Tên và địa điểm đơn vị mở L/C 9/ Tên và địa điểm người thụ hưởng 10/ Các điều khoản về giao nhận và vận chuyển hàng hóa Th.S Trần Thị Thái Hằng 68
  16. Thanh toán quốc tế 11/ Điều khoản về bao bì, đóng gói hàng hóa 12/ Chứng từ phải xuất trình: Liệt kê đầy đủ những chứng từ mà người nhập khẩu ghi trong đơn xin mở L/C 13/ Những thỏa thuận về phí mở L/C 14/ Những điều kiện khác 15/ Những chỉ dẫn đối với người trả tiền 16. Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C 17/ Chữ ký của ngân hàng mở L/C c. Kiểm tra bộ chứng từ do ngân hàng thông báo chuyển đến: Khi nhận được bộ chứng từ do ngân hàng thông báo chuyển đến, ngân hàng mở L/C phải kiểm tra. Nếu người xuất khẩu đã hoàn thành đúng điều khoản quy định trong L/C thì ngân hàng mở L/C đồng ý trả tiền hay chấp nhận hối phiếu ký phát. Ngược lại sẽ bị từ chối thanh toán. d. Sửa đổi, bổ sung các điều khoản của L/C: Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản của L/C có thể xuất phát từ phía người xuất khẩu hoặc từ phía ngân hàng mở L/C. Nhưng cần lưu ý rằng những nội dung sửa đổi chỉ có giá trị khi nào thỏa mãn những đòi hỏi sau: 1/ Sửa đổi, bổ sung trong thời hạn hiệu lực của L/C 2/ Việc sửa đôi, bổ sung được tiến hành bằng văn bản 3/ Có sự đồng ý của các bên có liên quan Văn bản sửa đổi, sau khi đã được sự đồng ý của ngân hàng mở L/C, sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của L/C và thay thế cho những điều khoản mà nó bổ sung hay sửa đổi. e. Đối với ngân hàng thông báo- ngân hàng phục vụ người xuất khẩu Ngân hàng thông báo đóng vai trò cầu nối giữa ngân hàng mở L/C và người xuất khẩu. Do vậy, khi nhận được L/C do ngân hàng mở L/C chuyển đến, ngân hàng thông báo phải chuyển ngay và nguyên vẹn văn bản L/C đến cho người xuất khẩu để cho người xuất khẩu kiểm tra và chuẩn bị giao hàng. Khi nhận được bộ chứng từ hàng hóa do người xuất khẩu nộp vào, ngân hàng thông báo phải chuyển ngay cho ngân hàng mở L/C để ngân hàng mở L/C xem xét trả tiền. Th.S Trần Thị Thái Hằng 69
  17. Thanh toán quốc tế f. Đối với người xuất khẩu: người xuất khẩu cũng là một bên tham gia rất quan trọng trong phương thức tín dụng chứng từ. Khi nhận được L/C do ngân hàng thông báo chuyến đến người xuất khẩu, phải kiểm tra xem những nội dung và điều khoản quy định của L/C có phù hợp với những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng hay không. Nếu thấy phù hợp thì người xuất khẩu sẽ giao hàng. Nếu thấy không phù hợp thì người xuất khẩu có thể đề nghị bổ sung, sửa đổi các điều khoản của L/C trước khi giao hàng. Cần lưu ý rằng sau khi giao hàng, người xuất khẩu sẽ không được sửa đổi, bổ sung các điều khoản của L/C. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, người xuất khẩu phải ký phát hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và lập bộ chứng từ hàng hóa gửi vào ngân hàng để được thanh toán. Cần lưu ý bộ chứng từ hàng hóa phải được lập đúng theo những quy định về chứng từ xuất trình đã nếu trong L/C, bao gồm chứng từ gì phải xuất trình, bao nhiêu bản, do ai cấp. Nếu người xuất khẩu không thực hiện đúng theo những quy định này, sẽ bị ngân hàng mở L/C từ chối trả tiền. Thông thường, bộ chứng từ hàng hóa gồm có các loại chứng từ sau: 1/ Hóa đơn thương mại đã ký 2/ Danh sách đóng hàng 3/ Chứng nhận xuất xứ 4/ Vận tải đơn 5/ Chứng nhận bảo hiểm 6/ Chứng nhận số lượng/chất lượng 7/ Chứng nhận của người thụ hưởng 8/ Bản sao, fax hay telex của ngân hàng xuất khẩu 4.4.4. Các loại thư tín dụng thương mại Trong buôn bán quốc tế có thể áp dụng rất nhiều loại thư tín dụng khác nhau tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể. Phần này xin giới thiệu một số loại thư tín dụng thường gặp trong thanh toán quốc tế. a. Thư tín dụng không thể hủy ngang là loại L/C sau khi mở thì ngân hàng mở L/C không được sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nếu không có sự thỏa thuận của các bên tham gia. L/C không thể hủy ngang là loại L/C được áp dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế. b. Thư tín dụng không thể hủy ngang có xác nhận là loại L/C không thể hủy ngang được một ngân hàng khác xác nhận và đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở L/C. Th.S Trần Thị Thái Hằng 70
  18. Thanh toán quốc tế Trong đa số trường hợp trách nhiệm của ngân hàng xác nhận giống như ngân hàng mở L/C, do đó ngân hàng mở L/C phải trả thủ tục phí xác nhận, có khi còn phải đặt cọc tiền tới 100% trị giá L/C tại ngân hàng xác nhận. Do có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nên L/C loại này là loại đảm bảo nhất cho người xuất khẩu. c. Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi là loại L/C mà sau khi người xuất khẩu đã được trả tiền thì ngân hàng mở L/C không còn quyền đòi lại tiền người xuất khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Khi sử dụng loại L/C này thì trên hối phiếu ký phát đòi tiền ngân hàng mở L/C, người xuất khẩu phải ghi câu “miễn truy đòi lại người ký phát” (without recourse to drawer) và trong L/C cũng phải ghi như vậy. L/C miễn truy đòi cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế. d. Thư tín dụng có thể chuyển nhượng là thư tín dụng không thể huỷ ngang cho phép người thụ hưởng có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên chịu. e. Thư tín dụng tuần hoàn là loại L/C không thể huỷ ngang sau khi thực hiện xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ thế nó tuần hoàn cho đến khi hết tổng giá trị của hợp đồng. Ví dụ: Một hợp đồng ngoại thương 100.000 MT gạo trị giá 18.000.000 USD, thực hiện trong L/C tháng. Để tránh ứ đọng vốn cho người nhập khẩu do phải mở L/C có giá trị lớn, thời hạn dài, hai bên có thể ký hợp đồng thống nhất để người nhập khẩu một L/C trị giá 3.000.000 USD thời gian hiệu lực là 2 tháng với điều kiện tuần hoàn 6 lần trong năm. L/C tuần hoàn cần ghi rõ ngày hết hiệu lực cuối cùng, số lần tuần hoàn và trị giá tối thiểu của mỗi lần đó. Nếu việc tuần hoàn căn cứ vào thời hạn hiệu lực trong mỗi lần tuần hoàn thì phải ghi rõ có cho phép số dư của L/C trước cộng dồn vào lần tuần hoàn kế tiếp hay không, nếu cho phép thì gọi là tuần hoàn tích luỹ, còn nếu không cho phép thì gọi là tuần hoàn không tích luỹ. L/C tuần hoàn thường được sử dụng khi các bên tin cậy lẫn nhau, mua hàng thường xuyên, định kỳ, khối lượng nhiều, thời gian dài, tổng giá trị hợp đồng lớn. f. Thư tín dụng giáp lưng là loại L/C được mở trên cở sở một L/C khác. Tức là, sau khi nhận được L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, người xuất khẩu Th.S Trần Thị Thái Hằng 71
  19. Thanh toán quốc tế dùng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu. L/C mở trước gọi là L/C gốc, L/C mở sau gọi là L/C giáp lưng. Về đại thể, L/C ban đầu và L/C giáp lưng giống nhau, nhưng xét riêng chúng có những điểm cần chú ý: - Số chứng từ của L/C giáp lưng phải nhiều hơn L/C ban đầu. - Trị giá L/C giáp lưng phải nhỏ hơn L/C ban đầu. - Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải trước L/C ban đầu. Nghiệp vụ L/C giáp lưng rất phức tạp, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp khéo léo và chính xác, chặt chẽ các điều kiện của L/C ban đầu với L/C giáp lưng, nhất là các vấn đề có liên quan đến vận đơn và các chứng từ hàng hoá khác. Tuy vậy, trong buôn bán giữa ta với các nước, khi ta là người trung gian mua hàng để bán lại, tạm nhập tái xuất, chúng ta cần nghiên cứu kĩ để áp dụng loại L/C này. g. Thư tín dụng dự phòng là loại L/C do ngân hàng của người xuất khẩu phát hành để cam kết thanh toán lại cho người nhập khẩu nếu người xuất khẩu không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Loại L/C này được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ trong quan hệ một bên là người đặt hàng (người nhập khẩu), một bên là người sản xuất (người xuất khẩu). Các khoản tín dụng mà người đặt hàng cấp cho người sản xuất như tiền đặt cọc, tiền ứng trước, chi phí mở L/C chiếm tỷ trọng từ 10-15% trị giá của đơn hàng. Việc đảm bảo hoàn lại số tiền đó cho người đặt hàng khi người sản xuất không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng có ý nghĩa quan trọng. h. Thư tín dụng thanh toán dần Là loại L/C không thể huỷ ngang, trong đó ngân hàng mở L/C hay ngân hàng xác nhận L/C cam kết với người hưởng lợi sẽ thanh toán dần dần toàn bộ số tiền của L/C trong những thời hạn qui định rõ trong L/C đó. Th.S Trần Thị Thái Hằng 72
  20. Thanh toán quốc tế CHƯƠNG 5 BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Chứng từ thanh toán đóng vai trò rất quan trọng trong thanh toán quốc tế. Việc lập bộ chứng đúng, đủ và hợp pháp sẽ giúp cho việc thực hiện các phương thức thanh toán được thuận lợi và dễ dàng hơn. Trong mỗi phương thức thanh toán chứng ta sẽ lần lượt xem xét bộ chứng từ có những loại nào, nội dung và ý nghĩa của nó ra sao. 5.1. Chứng từ trong phương thức chuyển tiền 5.1.1. Lệnh chuyển tiền a. Khái niệm: Lệnh chuyển tiền là mệnh lệnh của chủ tài khoản gửi cho ngân hàng phục vụ để yêu cầu ngân hàng trích tài khoản của mình chuyển tiền cho người thụ hưởng. Lệnh chuyển tiền do chủ tài khoản lập và ngân hàng là người thực thi. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ thực hiện lệnh này khi nào người ra lệnh có tài khoản ở ngân hàng và tài khoản có đủ số dư cần thiết. b. Nội dung lệnh chuyển tiền: Bao gồm: - Tên ngân hàng chuyển tiền - Tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản của người ra lệnh chuyển tiền - Số tiền và loại ngoại tệ cần chuyển: Số ngoại tệ cần chuyển vừa ghi bằng số vừa ghi bằng chữ và phải khớp nhau, ngoài ra, cũng cần ghi tên đơn vị tiền tệ một cách đầy đủ và rõ ràng. - Tên, địa chỉ và số hiệu tài khoản của người thụ hưởng - Tên và địa chỉ ngân hàng chuyển tiền - Nội dung thanh toán - Chỉ định rõ phí chuyển tiền trong và ngoài nước do người chuyển tiền hay người thụ hưởng trả - Cam kết của chủ tài khoản về tính chất pháp lý của lệnh chuyển tiền - Chữ ký của chủ tài khoản c. Cách tạo lập lệnh chuyển tiền Việc tạo lập lệnh chuyển tiền rất đơn giản, do chủ tài khoản thực hiện bằng cách điền đủ nội dung còn thiếu vào mẫu in sẵn của ngân hàng, sau đó chủ tài khoản ký tên và gửi đến ngân hàng. 5.1.2. Chứng từ hàng hóa kèm theo a. Hợp đồng thương mại là bản cam kết giữa hai bên mua bán về ciệc thực hiện những điều khoản mà hai bên đã bàn bạc thống nhất đưa ra. Về nội dung, một bản hợp đồng thường bao gồm các nội dung cơ bản sau: Th.S Trần Thị Thái Hằng 73
  21. Thanh toán quốc tế - Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và người đại diện bên nhập khẩu. - Tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và người đại diện bên xuất khẩu. - Các điều khoản mà hai bên cam kết: + Điều 1: Mô tả chung về hàng hóa, số lượng, đơn giá và tổng giá trị hàng hóa mua bán. + Điều 2: Quy định về chất lượng hàng hóa + Điều 3: Thỏa thuận về giao hàng và thanh toán + Điều 4: Mô tả bộ chứng từ hàng hóa bên xuất khẩu phải gửi cho bên nhập khẩu. + Điều 5: Quy định giải quyết tranh chấp (nếu có). + Điều 6: Điều khoản chung cho cả hai bên. b. Hóa đơn: Hóa đơn thương mại do người xuất khẩu lập, trong đó ghi rõ: - Tên và địa chỉ của người xuất khẩu và người nhập khẩu. - Mô tả hàng hóa - Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa - Đơn giá - Thành tiền -Tổng giá trị hàng hóa c. Tờ khai hàng hóa xuất/nhập khẩu Tờ khai hàng hóa xuất/nhập khẩu đôi khi gọi tắt là tờ khai hải quan do người nhập khẩu lập theo mẫu của Hải quan. Tờ khai Hải quan khá phức tạp, bao gồm các nội dung chính sau: - Tên và địa chỉ đơn vị xuất khẩu - Tên và địa chỉ đơn vị nhập khẩu - Tên và địa chỉ đơn vị ủy thác - Số hiệu và ngày đăng ký tờ khai - Loại hình xuất nhập khẩu - Nước nhập/nước xuất khẩu - Số và ngày hiệu lực của giấy phép nhập khẩu - Số hiệu hợp đồng - Số hiệu vận tải đơn - Phương thức thanh toán - Đồng tiền thanh toán và tỷ giá - Điều kiện và địa điểm giao hàng Th.S Trần Thị Thái Hằng 74
  22. Thanh toán quốc tế - Phương tiện vận tải - Cửa khẩu xuất/nhập - Tên hàng/mã số - Xuất xứ - Đơn vị tính toán - Số lượng hàng hóa - Đơn giá ngoại tệ - Trị giá ngoại tệ - Chứng từ kèm theo - Cam kết của người khai - Địa điểm kiểm hóa - Thời gian kiểm hóa - Phương pháp kiểm hóa - Họ tên, chữ ký và con dấu của người khai 5.2. Chứng từ trong phương thức nhờ thu 5.2.1. Chỉ thị nhờ thu Chỉ thị nhờ thu là bản chỉ thị do người xuất khẩu lập sau khi giao hàng và gửi đến cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu theo những chỉ dẫn mà người nhập khẩu nêu ra. Những quy định liên quan đến chỉ thị nhờ thu được trình bày ở điều khoản số 4 trong bản quy tắt thống nhất về nhờ thu, văn bản số 522. Khi lập chỉ thị nhờ thu, người xuất khẩu cần lưu ý: - Tất cả các chứng từ nhờ thu phải kèm chỉ thị nhờ thu rõ ràng, cụ thể, ghi rõ nhờ thu được áp dụng theo Quy tắc 522. Ngân hàng chỉ được thực hiện theo chỉ thị đó và theo đúng bản Quy tắc này. - Nội dung của chỉ thị nhờ thu: mục b của điều khoản số 4 quy định một chỉ thị nhờ thu phải nếu được những thông tin sau: + Chi tiết về ngân hàng nhờ thu như tên đầy đủ, địa chỉ, điện tín SWIFT, số telex, số fax, số điện thoại. + Chi tiết về người ủy nhiệm như tên đầy đủ, địa chỉ, điện tín SWIFT, số telex, số fax, số điện thoại. + Chi tiết về ngân hàng xuất trình nhờ thu (nếu có) như tên đầy đủ, địa chỉ, điện tín SWIFT, số telex, số fax, số điện thoại. + Số tiền và loại tiền nhờ thu + Danh mục và số lượng từng loại chứng từ đính kèm Th.S Trần Thị Thái Hằng 75
  23. Thanh toán quốc tế + Điều khoản nhờ thu theo đó thanh toán hay chấp nhận được thực hiện + Điều khoản chuyển giao chứng từ: thanh toán và/ hoặc chấp nhận hay các điều kiện khác + Những chỉ thị cụ thể về lãi suất + Phương thức thanh toán và hình thức trả tiền + Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận và/ hoặc sự mâu thuẫn giữa các chỉ thị. - Chỉ thị nhờ thu phải ghi đầy đủ địa chỉ của người trả tiền hoặc nơi chứng từ sẽ được xuất trình. Nếu địa chỉ không ghi đầy đủ hoặc sai thì ngân hàng thu hộ có thể tự mình xác định địa chỉ đúng mà không chịu trách nhiệm về hành động đó. - Ngân hàng thu hộ sẽ miễn trách đối với sự chậm trễ việc cung cấp địa chỉ không đầy đủ hoặc thiếu chính xác. 3.2.2. Chứng từ kèm theo a. Chứng từ tài chính Chứng từ tài chính dùng trong phương thức nhờ thu chính là hối phiếu do người xuất khẩu ký phát để đòi tiền người nhập khẩu. Khi lập hối phiếu phải sử dụng mẫu hối phiếu trong phương thức nhờ thu. b. Chứng từ thương mại - Hóa đơn: Ghi rõ các nội dung: Mô tả hàng hóa, đơn giá, số lượng hàng hóa và tổng trị giá hàng mua bán. - Vận tải đơn: là chứng từ quan trong nhất trong bộ chứng từ hàng hóa nói chung. Nó có 3 chức năng như sau: + Nó là hợp đồng giữa chủ phương tiện vận tải và người xuất khẩu trong đó ghi rõ rằng chủ phương tiện tải cam kết vận chuyển hàng hóa từ cảng giao hàng đến cảng dỡ hàng. + Nó đóng vai trò như là biên nhận hàng hóa do chủ phương tiện phát hành. + Nó thiết lập quyền kiểm soát và định đoạt hàng hóa của người nào nắm giữ vận tải đơn. Về nội dung, vận tải đơn cần nêu rõ: + Tên và địa chỉ của người giao hàng + Tên và địa chỉ của người nhận hàng + Số hiệu + Tên/số hiệu phương tiện vận tải + Nơi nhận hàng Th.S Trần Thị Thái Hằng 76
  24. Thanh toán quốc tế + Cảng giao hàng + Mô tả hàng hóa và bao bì: Số lượng và số hiệu container, loại bao bì, trọng lượng từng kiện hàng, tổng trọng lượng hàng. + Mô tả chi tiết về cước vận chuyển: cước trả trước hay sẽ thu hồi + Số bản gốc của vận đơn + Địa điểm và ngày phát hành vận đơn + Chữ ký của đơn vị vận chuyển c. Chứng nhận xuất xứ Tùy theo yêu cầu của người nhập khẩu, chứng nhận xuất xứ có thể do người xuất khẩu hoặc văn phòng thương mại phát hành nhằm chứng nhận nguồn gốc hàng hóa mà người xuất khẩu bán cho người nhập khẩu. Chứng nhận xuất xứ cũng rất quan trọng vì cùng một mặt hàng giống nhau nhưng nguồn gốc khác nhau thường có giá trị rất khác nhau. d. Bảng kê bao bì chi tiết Bảng kê này do người xuất khẩu lập gửi cho người nhập khẩu để mô tả chi tiết về bao bì, đóng gói hàng hóa. Nội dung của nó bao gồm: + Ngày lập bảng kê + Số hiệu hợp đồng + Tên và địa chỉ của người nhập khẩu + Mô tả bao bì, đóng gói hàng hóa: số lượng kiện, thùng hàng; nội dung hàng hóa bên trong, kích cỡ kiện hàng; trọng lượng, 5.3. Chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ So với các phương thức thanh toán khác, chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ rất phức tạp, nó không chỉ liên quan trực tiếp đến người nhập khẩu và người xuất khẩu mà còn liên quan đến ngân hàng mở L/C. 5.3.1. Chứng từ do người nhập khẩu lập Có thể nói người nhập khẩu là người khởi đầu quá trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ sau khi hai bên ký kết hợp đồng thương mại. Ở giai đoạn này, căn cứ vào hợp đồng thương mại đã ký kết, người nhập khẩu sẽ lập giấy đề nghị mở L/C theo mẫu của ngân hàng. Khi lập giấy đề nghị mở L/C, người nhập khẩu cần lưu ý xem: thứ nhất, mình có đủ điều kiện để được ngân hàng mở L/C không. Nếu không, phải ủy thác cho đơn vị khác có đủ điều kiện mở L/C, lúc đó, việc lập giấy đề nghị mở L/C thuộc về đơn vị nhân ủy thác. Thứ hai, những điều khoản của hợp đồng thương mại có đủ cơ sở ràng buộc người xuất khẩu nhằm bảo vệ quyền lợi của mình hay Th.S Trần Thị Thái Hằng 77
  25. Thanh toán quốc tế chưa, cần thêm bớt những điều gì, nên đưa thêm vào nội dung giấy đề nghị mở L/C những chú ý rằng những điều bổ sung này phải nằm trong phạm vi, khả năng của người xuất khẩu. Về nội dung, giấy đề nghị mở L/C nói chung bao gồm hai phần: - Phần sẽ cấu thành nội dung L/C Phần này được trình bày bằng tiếng Anh theo những nội dung do ngân hàng mở L/C gợi ý. Sở dĩ như vậy là vì phần này sẽ trở thành nội dung chính của L/C do ngân hàng lập sau này. Do đó, để tránh sai sót có thể xảy ra do hiểu lầm trong dịch thuật, ngân hàng yêu cầu đơn vị mở L/C phải lập nội dung phần này bằng tiếng Anh. Mặc dù mỗi ngân hàng đều có giấy đề nghị mở L/C riêng nhưng do thực hiện theo tinh thần của UCP 500 nên nhìn chung nội dung chính của các giấy đề nghị mở L/C thường như nhau và bao gồm: + Tên và địa chỉ của đơn vị xin mở L/C + Tên và địa chỉ của ngân hàng thông báo L/C + Ngày mở L/C + Ngày và nơi L/C hết hiệu lực + Tên và địa chỉ của người thụ hưởng + Số tiền bằng số và bằng chữ + Mô tả những tính chất và đặc điểm của L/C sẽ áp dụng . Phát hành bằng thư . Kèm bức điện tín thông báo tóm lược . Phát hành bằng điện tín . Tín dụng thư có thể chuyển nhượng Xác nhận tín dụng thư đối với người thụ hưởng . Không yêu cầu . Có yêu cầu Giao hàng từng phần . Cho phép . Không cho phép Chuyển tải . Cho phép . Không cho phép Tất cả phí ngoài Việt Nam kể cả phí ngân hàng và phí xác nhận có thể thanh toán bởi: Th.S Trần Thị Thái Hằng 78
  26. Thanh toán quốc tế . Người thụ hưởng . Người xin mở L/C Tín dụng thư có thể thanh toán với . Trả ngay . Chấp nhận . Thương luợng + Những nội dung liên quan đến xếo dỡ hàng hóa: xếp hàng/dỡ hàng ở/từ cảng chậm nhất là / ./ . đến cảng + Những nội dung về mô tả hàng hóa + Điều kiện giao hàng . FOB . CIP . Other terms + Mô tả bao bì, đóng gói hàng hóa + Ghi chú + Chứng từ phải xuất trình . Hóa đơn thương mại đã ký . Trọn bộ . Một bản chính vận đơn hàng không trơn ghi rõ hàng hóa ủy thác cho ngân hàng, ghi chú tiền cước “trả trước/sẽ thu” và thông báo cho người nhập khẩu . Chứng từ vận chuyển khác (xin nêu ra) . Trọn bộ chứng nhận bảo hiểm tối thiểu bằng trị giá CIF cộng 10%, ký hậu để trống, thanh toán bao gồm các rủi ro theo luật Bảo hiểm hàng hóa ngày 01/01/1982 . Điều khoản A . Điều khoản B . Điều khoản C . Rủi ro do chiến tranh . SRCC . TPND . Bổ sung và /hoặc điều khoản khác (xin nêu ra) . Chứng nhận xuất xứ cấp bởi lập thành (in) . bản. . Chứng nhận của người thụ hưởng xác nhận rằng vận đơn gốc lập theo lệnh của ngân hàng thương mại . và một bộ chứng từ không chuyển nhượng được gửi trực Th.S Trần Thị Thái Hằng 79
  27. Thanh toán quốc tế tiếp đến người nhập khẩu bằng dịch vụ chuyển phát nhanh (có đính kèm biên nhận) trong vòng ngày làm việc. . Bản sao bức điện/telex hay fax thông báo cho người nhập khẩu và ngân hàng mở L/C về những đặc điểm giao hàng: tên tàu, ngày phát hành vận đơn, số hiệu vận đơn, mô tả hàng hóa đã giao, số hiệu L/C, trị giá hóa đơn, cảng giao hàng, tên người nhập khẩu trong vòng . Ngày kể từ ngày giao hàng. . Chứng nhận chất lượng/số lượng bản cấp bởi . Chứng từ khác xin nêu ra . - Phần cam kết của đơn vị mở L/C Đây là phần đơn vị xin mở L/C cam kết với ngân hàng. Phần này được lập bằng tiếng Việt và bao gồm những nội dung chính sau đây: + Cam kết về tư cách pháp nhân của đơn vị và thủ tục pháp lý về hàng hóa nhập khẩu. + Cam kết về tiền ký quỹ mở L/C + Cam kết về việc thanh toán L/C khi người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ hợp lệ + Cam kết về những trường hợp miễn trách của ngân hàng trong khuôn khổ cho phép của UCP + Cam kết về việc mua bảo hiểm hàng hóa + Cam kết về việc thanh toán phần chênh lệch giữa trị giá L/C và tiền ký quỹ và cách thức giải quyết trong trường hợp người nhập khẩu không có khả năng thanh toán phần chênh lệch này. + Cam kết liên đới trách nhiệm trong trường hợp đơn vị mở L/C ủy thác. - Hướng dẫn sử dụng UCP 500 làm tham chiếu - Chữ ký của kế toán trưởng, giám đốc và con dấu của đơn vị. 5.3.2. Chứng từ do ngân hàng mở L/C lập Sau khi lập xong giấy đề nghị mở L/C, đơn vị xin mở L/C sẽ gửi đến ngân hàng để ngân hàng xem xét mở L/C và thông báo cho người thụ hưởng biết. Căn cứ vào giấy đề nghị mở L/C, nếu đồng ý, ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành mở L/C và chuyến cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo. Ở đây cần nhấn mạnh rằng, L/C là do ngân hàng lập (chứ không phải do người nhập khẩu lập) theo yêu cầu của ngân hàng nhập khẩu dựa trên giấy đề nghị mở L/C do người nhập khẩu lập ra. Ngoài ra cũng cần chú ý rằng L/C sở dĩ có tên là thư tín dụng là vì nó được lập dưới dạng thư tín, nghĩa là cấu trúc của nó giống cấu trúc của một lá thư, bao gồm 3 phần chính: Th.S Trần Thị Thái Hằng 80
  28. Thanh toán quốc tế - Phần đầu thư Phần này rất đơn giản, chỉ nêu ra ngày tháng (cũng là ngày mở L/C), tên và địa chỉ của người gửi (ngân hàng mở L/C) và người nhận thư (ngân hàng thông báo). - Phần nội dung chính - Phần này trình bày những nội dung chủ yếu của L/C. Mặc dù mỗi ngân hàng có thể trình bày các nội dung theo kiểu riêng của mình nhưng nhìn chung trong khuôn khổ của UCP, một L/C thông thường bao gồm các nội dung sau đây: + Loại L/C: Điền loại L/C mà người nhập khẩu lựa chọn. Thông thường là loại L/C không thể hủy ngang. + Số hiệu L/C: mỗi L/C cần đặt cho một số hiệu nhất định để dễ dàng tham chiếu khi cần thiết. + Ngày mở L/C: ghi ngày đã nêu ở phần đầu thư. Đây chính là ngày phát sinh cam kết chính thức giữa ngân hàng mở L/C với người thụ hưởng. + Ngày và nơi hết hạn của L/C + Tên ngân hàng mở L/C + Tên đơn vị xin mở L/C + Tên người thụ hưởng + Trị giá L/C: cần ghi rõ và đủ tên đơn vị tiền tệ và điều kiện cơ sở giao hàng. + Hình thức thanh toán + Nội dung về giao nhận hàng hóa: Giao hàng từng phần Chuyển tải . Từ cảng đến cảng . Ngày giao hàng + Giao hàng: Mô tả hàng hóa Mô tả bao bì, đóng gói Ghi chú trên bao bì + Chứng từ kèm theo: ghi toàn những chứng từ mà người nhập khẩu nếu ra và mô tả trong giấy đề nghị mở L/C + Phí L/C: ghi rõ theo những chỉ định nêu ra trong giấy đề nghị mở L/C về việc chi trả phí mở L/C trong và ngoài nước + Những điều khoản bổ sung + Thời hạn xuất trình chứng từ thanh toán Th.S Trần Thị Thái Hằng 81
  29. Thanh toán quốc tế + Những chỉ dẫn về xác nhận L/C + Những chỉ dẫn đối với ngân hàng trả tiền/ ngân hàng thanh toán/ ngân hàng thương lượng - Phần cuối thư - Phần này ghi cam kết của ngân hàng mở L/C với người ký phát hối phiếu và người thụ hưởng rằng hối phiếu sẽ được tôn trọng và thanh toán nếu người thụ hưởng xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện và điều khoản nêu ra trong nội dung của L/C. Cuối cùng ghi dẫn chiếu L/C lập theo UCP nào. 5.3.3. Chứng từ do người xuất khẩu lập hoặc xuất trình Để được ngân hàng trả tiền hay chấp nhận trả tiền, người xuất khẩu phải lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng trong thời hạn hiệu lực của L/C. Chứng từ do người xuất khẩu lập ở đây cũng bao gồm 2 loại: Chứng từ tài chính và chứng từ thương mại. a. Chứng từ tài chính là hối phiếu do người xuất khẩu lập ra. Người xuất khẩu phải lập hối phiếu theo mẫu hối phiếu sử dụng trong phương thức tín dụng chứng từ, nghĩa là nội dung hối phiếu ghi rõ ngân hàng mở L/C, số hiệu và ngày tháng của L/C tham chiếu. b. Chứng từ thương mại là những chứng từ mà ngân hàng mở L/C chỉ định rõ trong nội dung của L/C. Bao gồm: + Hóa đơn thương mại: Do người xuất khẩu lập để chứng minh cho ngân hàng mở L/C biết rằng hàng hóa đã giao theo giá trị phù hợp với quy định của L/C. + Vận tải đơn: do đơn vị vận chuyển hàng hóa phát hành để chứng minh rằng hàng đã được chuyển giao và ai nắm giữ vận đơn sẽ có quyền định đoạt hàng hóa. + Chứng nhận xuất xứ: do phòng thương mại phát hành để chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa. + Chứng nhận chất lượng/số lượng: do cơ quan kiểm định phát hành để chứng nhận về chất lượng và số lượng hàng hóa được chuyển giao. + Bảng kê bao bì, đóng gói: do người xuất khẩu lập để giúp cho người nhập khẩu dễ dàng nhận diện và kiểm soát khi nhận hàng hóa. + Chứng nhận bảo hiểm: do công ty bảo hiểm hàng hóa phát hành khi bán bảo hiểm nhằm đảm bảo khả năng hoàn trả tiền L/C cho ngân hàng mở L/C trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Th.S Trần Thị Thái Hằng 82
  30. Thanh toán quốc tế Phụ lục 1: UCP 500 Quy tắc & Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ bản số 500, của Phòng Thươngmại Quốc tế Hiệu lực kể từ ngày 01/01/1994 The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits - UCP 500, ICC A. QUY ĐỊNH CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA Điều 1: Áp dụng quy tắc và thực hành thống nhất: Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, Phòng Thương mại Quốc tế ấn phẩm số 500, sẽ áp dụng cho tất cả các tín dụng chứng từ (trong chừng mực mà chúng có thể được áp dụng, bao gồm cả các tín dụng dự phòng khi chúng được ghi kết hợp trong nội dung của tín dụng. Chúng ràng buộc tất cả các bên tham gia trừ phi có quy định rõ ràng khác trong tín dụng. Điều 2: Ý nghĩa của tín dụng Nhằm phục vụ các mục đích của những điều khoản này, những thuật ngữ "Tín dụng chứng từ" và "Thư tín dụng dự phòng" (sau đây được gọi tắt là "Tín dụng", có nghĩa là bất cứ sự dàn xếp nào, dù cho được gọi hoặc mô tả như thế nào, theo đó một ngân hàng (Ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của một khách hàng (người yêu cầu mở Tín dụng) hoặc trên danh nghĩa của chính mình. i.Phải tiến hành thanh toán cho hoặc theo lệnh của một bên thứ ba (Người thụ hưởng), hoặc phải chấp nhận và thanh toán Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát hoặc ii. Ủy nhiệm cho ngân hàng khác tiến hnàh việc trả tiền như vậy, hoặc chấp nhận và trả tiền Hối phiếu như vậy, hoặc iii. Cho phép một ngân hàng khác chiết kháu, trên chứng từ đã d' quy định, miễn là các điều khoản và điều kiện của tín dụng phải được tuân theo. Nhằm mục đích thực hiện những điều khoản này, các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác sẽ được xem như là một ngân hàng khác. Điều 3: Các tín dụng dựa trên các hợp đồng a. Các tín dụng, đủ bản chất của chúng, là những giao dịch riêng biệt với các hợp đồng bán hàng hoặc các hợp đồng khác, mà những hợp đồng này có thể dùng làm cơ Th.S Trần Thị Thái Hằng 83
  31. Thanh toán quốc tế sở và các ngân hàng không hề liên quan đến hoặc không bị ràng buộc bởi các hợp đồng như vậy, cho dù có bất kỳ điều dẫn chiếu nào liên quan đến các hợp đồng như vậy được ghi vào trong tín dụng. Do đó, sự cam kết của ngân hàng về việc trả tiền, chấp nhận và thanh toán các hối phiếu hoặc chiết khấu chứng từ và/hoặc hoàn thành bất kỳ nghĩa vụ nào khác theo thư tín dụng, không tùy thuộc vào yêu sách hoặc biện bạch của người yêu cầu mở tín dụng xuất phát từ những mối liên hệ với ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng. b.Trong bất kỳ trường hợp nào, một người thụ hưởng không được lợi dụng những quan hệ hợp đồng đang có giữa các ngân hàng hoặc giữa người yêu cầu mở Tín dụng với ngân hàng phát hành. Điều 4: Chứng từ đối với hàng hóa/dịch vụ/các công việc khác: Trong các nghiệp vụ Tín dụng, tất cả các bên liên hệ cho giao dịch căn cứ trên chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa, các dịch vụ và/hoặc công việc khác mà các chứng từ có thể liên quan đến. Điều 5: Chỉ thị về việc phát hành/tu chỉnh các Tín dụng a. Những chỉ thị về việc phát hành Tín dụng, bản thân Tín dụng đó, những chỉ thị tu chỉnh Tín dụng và bản thân những tu chỉnh đó phải đầy đủ và chính xác. Để đề phòng mọi sự lẫn lộn và hiểu lầm, các ngân hàng phải ngăn cản bất kỳ mọi khuynh hướng nào sau đây: 1.Đưa quá nhiều chi tiết vào Bản Tín dụng hoặc bất kỳ bản tu chỉnh nào 2.Đưa ra các chỉ thị phát hnàh, thông báo hoặc xác nhận một Tín dụng bằng cách dẫn chiếu một Tín dụng đã phát hành trước đó (Tín dụng tương tự) mà Tín dụng trước này đã có các tu chỉnh đã được chấp nhận, và/hoặc các tu chỉnh không được chấp nhận. b. Tất cả các chỉ thị đối với việc phát hành một Tín dụng và bản thân Tín dụng, khi có thể áp dụng được, tất cả các chỉ thị cho một bản tu chỉnh và bản thân tu chỉnh đó phải nêu một cách chính xác các chứng từ phải được xuất trình để việc trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu được thực hiện. B. HÌNH THỨC VÀ THÔNG BÁO TÍN DỤNG Điều 6: Các tín dụng khả hủy và bất khả hủy: a.Các tín dụng có thể thuộc loại: Th.S Trần Thị Thái Hằng 84
  32. Thanh toán quốc tế i.khả hủy hoặc ii.bất khả hủy b. Vì vậy tín dụng nên ghi rõ là khả hủy hay bất khả hủy. c. Trong trường hợp không có ghi rõ như vậy thì tín dụng sẽ được xem là bất khả hủy. Điều 7: Trách nhiệm của ngân hàng thông báo: a. Một tín dụng có thể được thông báo cho người thụ hưởng thông qua một ngân hàng khác (ngân hàng thông báo) mà không có cam kết gì về phái Ngân hàng thông báo này, nhưng ngân hàng đó, nếu quyết định thông báo tín dụng, phải kiểm tra cẩn thận về tính xác thực bề ngoài của tín dụng mà ngân hàng đó thông báo. Nếu ngân hàng đó quyết định không thông báo tín dụng, thì phải báo ngay cho Ngân hàng phát hành không được chậm trễ. b. Nếu Ngân hàng thông báo không thể kiểm tra được sự xác thực bề ngoài như vậy, ngtb đó phải báo lại không được chậm trễ cho ngân hàng mà từ đó những chỉ thị xem như đã nhận được, rằng ngân hàng thông báo không thể kiểm được sự xác thực của tín dụng và tuy nhiên nếu ngân hàng quyết định sẽ thông báo tín dụng đó thì phải báo cho người thụ hưởng biết ràng ngân hàng không thể kiểm được sự xác thwục của tín dụng đó. Điều 8: Sự hủy bỏ một tín dụng: a. Một tín dụng khả hủy có thể được tu chỉnh hoặc hủy bỏ bởi ngân hàng phát hành vào bất kỳ lúc nào và không cần báo trước cho người thụ hưởng. b. Tuy nhiên ngân hàng phát hành phải: i.Bồi hoàn lại cho một ngân hàng khác mà tại đó một tín dụng thư khả hủy đã được thực hiện bằng cách trả tiền ngay, bằng chấp nhận hoặc chiết khấu - đối với bất kỳ sự trả tiền, chấp nhận hoặc thương lượng nào đã được thực hiện bởi ngân hàng đó - trước khi nhận được thông báo tu chỉnh hoặc hủy bỏ, trên cơ sở các chứng từ mà thể hiện trên bề mặt là phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng. ii. Bồi hoàn lại cho một ngân hàng khác mà tại đó một tín dụng khả hủy đã được thực hiện bằng cách trả tiền sau, nếu một ngân hàng như vậy trước khi nhận được thông báo tu chỉnh hoặc/hủy bỏ, đã nhận được các chứng từ mà thể hiện trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng. Điều 9: Th.S Trần Thị Thái Hằng 85
  33. Thanh toán quốc tế Trách nhiệm của các ngân hàng phát hành và xác nhận: a. Một tín dụng bất khả huỷ là một cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành một khi các chứng từ quy định được xuất trình cho ngân hàng được chỉ định hoặc ngân hàng phát hành và các điều khoản và điều kiện của tín dụng được thực hiện đúng: i. Nếu tín dụng quy định trả tiền ngay - thì phải trả ngay ii. Nếu tín dụng quy định việc trả tiền sau - thì phải trả vào ngày đáo hạn được xác định theo các quy định của tín dụng. iii. Nếu tín dụng quy định việc chấp nhận: - Bởi ngân hàng phát hành - thì chấp nhận Hối phiếu do người thụ hưởng ký phát cho ngân hàng phát hành và đến hạn phải trả, hoặc - Bởi một ngân hàng khác được chỉ định thanh toán - thì chấp nhận và trả tiền khi đến hạn phải trả các hối phiếu được ký phát bởi người thụ hưởng cho ngân hàng phát hành trong trường hợp ngân hàng được chỉ định thanh toán hối phiếu quy định tỏng tín dụng thư không chấp nhận các hối phiếu đã ký phát cho họ, hoặc thanh toán các hối phiếu đã được chấp nhận nhưng không được trả tiền bởi ngân hàng được chỉ định thanh toán hối phiếu như vậy khi đến hạn; iv.Nếu tín dụng quy định việc chiết khấu - thì thanh toán miễn truy đòi những người ký phát và/hoặc người cầm phiếu trung thực, các hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và/hoặc các chứng từ được xuất trình theo tín dụng. Một tín dụng sẽ không cho phép phát hành các hối phiếu ký phát cho người yêu cầu mở tín dụng. Tuy nhiên nếu tín dụng đòi hỏi các hối phiếu ký phát cho người yêu cầu mở tín dụng các ngân hàng sẽ xem các hối phiếu như vậy là các chứng từ bổ sung. b.Một sự xác nhận của tín dụng bất khả hủy bởi một ngân hàng khác (ngân hàng xác nhận) dựa trên sự ủy quyền hoặc yêu cầu của ngân hàng phát hành, tạo nên sự cam kết chắc chắn về phía ngân hàng phát hành, với điều kiện là các chứng từ quy định được xuất trình cho ngân hàng xác nhận hoặc bất kỳ ngân hàng được chỉ định nào khác và các điều koản và điều kiện của tín dụng phải được tuân theo. i. Nếu tín dụng quy định trả tiền ngay thì trả tiền ngay; ii. Nếu tín dụng quy định trả tiền sau thì phải trả tiền vào ngày đúng hạn quy định trong tín dụng; iii. Nếu tín dụng quy định phải chấp nhận: - Bởi ngân hàng xác nhận thì phải chấp nhận trả tiền hối phiếu do người hưởng lợi ký phát đòi tiền ngân hàng xác nhận và phải trả tiền khi hối phiếu đó đến hạn, hoặc Th.S Trần Thị Thái Hằng 86
  34. Thanh toán quốc tế - Bởi ngân hàng trả tiền khác thì chấp nhận và trả tiền các hối phiếu đến hạn do người' hưởng lợi ký phát đòi tiền ngân hàng xác nhận, trong trường hợp ngân hàng quy định trong tín dụng từ chối chấp nhận hối phiếu đòi tiền nó hoặc phải trả tiền hối phiếu mà nó đã chấp nhận nhưng không trả tiền khi hối phiếu đến hạn trả tiền. iv. Nếu tín dụng quy định chiết khấu thì phải chiết khấu hối phiếu do người' hưởng lợi ký phát và/hoặc các chứng từ được xuất trình theo tín dụng với điều kiện là miễn truy đòi lại người ký phát hối phiếu và/hoặc những người chân thực nắm hối phiếu. Một tín dụng không được quy định hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu mở tín dụng. Tuy nhiên, nếu tín dụng quy định hối phiếu ký phát đòi tiền người yêu cầu mở tín dụng thì các ngân hàng sẽ coi hối phiếu đó như là một chứng từ phụ. c. i. Nếu một ngân hàng khác được ngân hàng phát hành yêu cầu hoặc ủy nhiệm xác nhận một tín dụng mà không sẵn sàng làm việc đó thì phải thông báo ngay cho ngân hàng phát hành biết. ii.Trừ khi ngân hàng phát hành quy định một cách khác trong ủy nhiệm hoặc yêu cầu xác nhận tín dụng, ngân hàng thông báo có thể thông báo tín dụng cho người hưởng lợi mà không cần ghi thêm xác nhận của mình vào tín dụng. d. i.Trừ khi có quy định ngược lại với điều 48, một tín dụng bất khả hủy không những không được sửa đổi mà còn không được hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận (nếu có) và người hưởng lợi. ii.Ngân hàng phát hành sẽ bị ràng buộc vào những điều sửa đổi tín dụng tính từ ngày tiến hành sửa đổi tín dụng đó. Một ngân hàng xác nhận có thể xác nhận một sửa đổi và bị rằng buộc tính từ ngày thông báo sự sửa đổi đó. Tuy nhiên, ngân hàng thông báo có thể thông báo sửa đổi cho người hưởng lợi mà không phải xác nhận sửa đổi đó và nếu như thế, nó phải thông báo cho ngân hàng phát hành và người hưởng lợi một cách không chậm trễ. iii. Các điều kiện của một tín dụng gốc (hoặc của một tín dụng cấu thành từ sự sửa đổi đã được chấp nhận trước đó) vẫn có hiệu lực đơn vị người hưởng lợi cho đến khi người hưởng lợi thông báo sự chấp nhận của mình đơn vị sửa đổi đó đến ngân hàng đã thông báo sửa đổi đó. Người hưởng lợi phải thông báo sự chấp nhận hoặc từ chối sửa đổi đó. Nếu người hưởng lợi không thông báo như vậy thì việc xuất trình đến ngân hàng chỉ định hoặc ngân hàng phát hành các chứng từ mà phù hợp với tín dụng Th.S Trần Thị Thái Hằng 87
  35. Thanh toán quốc tế và các sửa đổi chưa được chấp nhận thì sẽ được coi là thông báo chấp nhận sửa đổi của người hưởng lợi và thời điểm sửa đổi được tính từ khi tín dụng được sửa đổi. iv. Chấp nhận sửa đổi từng phần được ghi trong cùng một thông báo sửa đổi sẽ không được phép và do đó, sẽ không có giá trị thực hiện. Điều 10 Các loại tín dụng a.Tất cả tín dụng phải chỉ rõ hoặc là trả tiền ngay, hoặc là trả tiền sau, hoặc là chấp nhận hoặc là chiết khấu. b. i. Trừ khi tín dụng quy định chỉ được thực hiện tại ngân hàng phát hành, tất cả các tín dụng phải chỉ định rõ ngân hàng (ngân hàng chỉ định) được ủy quyền trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu. Đối với tín dụng chiết khấu tự do thì bất cứ ngân hàng nào cũng có thể làngân hàng chỉ định. Chứng từ phải được xuất trình cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có) hoặc bất cứ ngân hàng chỉ định nào khác. ii. Chiết khấu có nghĩa là định giá và trả tiền hối phiếu và/hoặc chứng từ bởi một ngân hàng được ủy quyền thực hiện. Việc kiểm tra đơn thuần các chứng từ mà không có định giá trị và trả tiền hối phiếu hay chứng từ thì không coi là chiết khấu. iii. Trừ khi ngân hàng chỉ định là ngân hàng xác nhận thì việc chỉ định của ngân hàng phát hành không tạo nên bất cứ một sự cam kết nào của ngân hàng chỉ định phải trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu. Trừ khi đã có sự đồng ý rõ ràng của ngân hàng chỉ định và đã truyền đạt điều đó cho người hưởng lợi thì việc ngân hàng chỉ định tiếp nhận và/hoặc kiểm tra, và/hoặc chuyển chứng từ không làm cho ngân hàng đó phải chịu trách nhiệm trả tiền, cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu. c. Khi ngân hàng phát hành chỉ định một ngân hàng, hoặc chỉ cho phép tín dụng được chiết khấu bởi bất kỳ ngân hàng nào hoặc khi cho phép hay yêu cầu một ngân hàng khác ghi thêm sự xác nhận vào tín dụng thì có nghĩa là ngân hàng phát hành cho phép ngân hàng đó trả tiền, khi được xuất trình các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của tín dụng và cam kết hoàn lại tiền cho ngân hàng đó theo đúng các quy định của điều khoản. Điều 11 Tín dụng chuyển tiền bằng điện và thông báo sơ bộ a. Th.S Trần Thị Thái Hằng 88
  36. Thanh toán quốc tế i. KHi một ngân hàng phát hành chỉ thị bằng điện chuyển cho ngân hàng thông báo để thông báo một tín dụng hoặc sửa đổi một tín dụng thì bức điện chuyển này sẽ được coi như là một văn bản thực hiện tín dụng hoặc một văn bản thực hiện sửa đổi và không cần phải có xác nhận bằng văn bản gửi đến bằng thư. Ngược lại, nếu văn bản xác nhận bằng thư gửi đến, nó sẽ không có giá trị và ngân hàng thông báo sẽ không có trách nhiệm kiểm tra các văn bản xác nhận đó so với các văn bản tín dụng và văn bản sửa đổi tín dụng gửi qua con đường điện tín. iii. Nếu điện chuyển ghi rõ "các chi tiết đầy đủ gửi sau", (hoặc những từ có tác dụng tương tự) hoặc ghi bằng thư xác nhận sẽ là văn bản có hiệu lực của tín dụng hoặc tu chỉnh có hiệu lực thì điện chuyển sẽ không được xem như là văn bản tín dụng có hiệu lực hoặc tu chỉnh có hiẹu lực. Ngân hàng phát hành phải gửi không chậm trễ văn bản chi tiết có hiệu lục của tín dụng hoặc của tu chỉnh cho ngân hàng thông báo như thế. b. Nếu một ngân hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thông báo để thông báo tín dụng cho người hưởng lợi thì phải sử dụng các dịch vụ của chính ngân hàng đó để thông cáo các tu chỉnh. c. Một thông báo sơ bộ về việc phát hành hoặc tu chỉnh một tín dụng không hủy ngang (sơ báo) chỉ được gửi đi bởi một ngân hàng phát hành nếu ngân hàng đó chuẩn bị phát hành tiếp theo đó tín dụng có hiệu lực hoặc tu chỉnh thư tín dụng có hiệu lực để thực hiện. Trừ khi tỏng sơ báo của ngân hàng phát hành ghi khác đi, ngân hàng phát hành đã giao một sơ báo như vậy sẽ phải bị ràng buộc một cách bất khả hủy để phát hnàh hoặc tu chỉnh không chậm trễ tín dụng theo các điều khoản không mâu thuẫn với sơ báo. Điều 12 Các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng Nếu nhận được các chỉ thị không đầy đủ hoặc không rõ ràng để thông báo, xác nhận hoặc tu chỉnh một tín dụng thì ngân hàng được yêu cầu thực hiện những chỉ thị như vậy có thể sơ báo cho người hưởng lợi để biết mà thôi và không chịu trách nhiệm gì cả. Sơ báo này phải ghi rõ ràng rằng thông báo được cung cấp chỉ để biết và ngân hàng thông báo không chịu trách nhiệm gì cả. Trong mọi trường hợp, ngân hàng thông báo phải thông báo cho ngân hàng phát hành về hành động đã thực hiện và yêu cầu ngân hàng phát hành cung cấp thông tin cần thiết. Ngân hàng phát hành phải cung cấp không chậm trễ thông tin cần thiết. Tín dụng sẽ được thông báo sẽ được xác nhận hoặc sẽ được tu chỉnh, chỉ khi các chỉ thị đầy đủ Th.S Trần Thị Thái Hằng 89
  37. Thanh toán quốc tế và rõ ràng đã được nhận và nếu ngân hàng thông báo khi đó sẵn sàng thực hiện các chỉ thị. C. NGHĨA VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM Điều 13 Tiêu chuẩn cho việc kiểm tra các chứng từ a. Các ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ được quy định trong tín dụng với sự thận trọng hợp lý để xác định các chứng từ có thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng hay không. Sự phù hợp trên bề mặt của các chứng từ được quy định theo các điều khoản và các điều kiện của tín dụng phải được xác định bằng tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế như được phản ánh trong các điều này. Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng mâu thuẫn với nhau sẽ được xem như không thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng. Các chứng từ không được quy định trong tín dụng sẽ không được các ngân hàng kiểm tra. Nếu các ngân hàng nhận được các chứng từ như vậy, họ phải trả lại cho người xuất trình hoặc chuyển đi tiếp mà không chịu trách nhiệm gì cả. b. Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc một ngân hàng được chỉ định hành động thay mặt họ, ,ỗi ngân hàng như vậy sẽ có một thời gian hợp lý, nhưng không vượt quá bảy ngày nhận chứng từ, để kiểm tra các chứng từ và quyết định sẽ nhận hay từ chối các chứng từ và thông báo cho bên mà từ đó ngân hàng này đã nhận các chứng từ được biết quyết định đó. c. Nếu tín dụng chứa đựng các điều kiện mà khong ghi chứng từ phải được xuất trình phù hợp theo đó, thì các ngân hàng sẽ xem như các điều kiện như vậy là không được ghi ra và sẽ không quan tâm đến chúng. Điều 14 Các chứng từ bất hợp lệ và thông báo a. Khi ngân hàng phát hành cho phép một ngân hàng khác thanh toán hay cam kết thanh toán chậm, chấp nhận hối phiếu, hoặc chiết khấu trên cơ sở các chứng từ, xem chúng có thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng, thì ngân hàng phát hành và ngân hàng xác nhận, nếu có, bị ràng buộc phải: i. Bồi hoàn cho ngân hàng được chỉ định để thanh toán hay cam kết trả tiền sau, chấp nhận hối phiếu hoặc chiết khấu. ii. Nhận các chứng từ Th.S Trần Thị Thái Hằng 90
  38. Thanh toán quốc tế b.Khi nhận được các chứng từ, ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng được chỉ định hành động thay mặt họ, phải xác định rõ trên cơ sở chỉ riêng các chứng từ, xem chúng có thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng, thì các ngân hàng như vậy có thể từ chối không nhận các chứng từ. c. Nếu ngân hàng phát hành xác định rõ ràng các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng, ngân hàng này có thể theo ý kiến riêng của mình tiếp xúc người xin mở tín dụng về việc chấp nhận bất hợp lệ. Tuy nhiên điều này cũng không kéo dài hơn thời gian nêu trong mục 9b của điêù 13. d. i. Nếu ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng được chỉ định hành động thay mặt cho họ, quyết định từ chối các chứng từ thì gửi thông báo việc ấy bằng viễn thông hoặc nếu không thể được thì bằng các phương tiện nhanh chóng khác, nhưng cũng không chậm hơn thời điểm kết thức của ngày làm việc ngân hàng thứ bảy kể từ ngày nhận các chứng từ. Thông báo như vậy sẽ được gửi cho ngân hàng mà từ đó họ đã nhận được các chứng từ hoặc gửi tho người hưởng lợi nếu họ đã nhận được các chứng từ trực tiếp từ người này. ii.Thông báo như vậy phải nêu tất cả những điểm bất hợp lệ mà theo đó ngân hàng từ chối các chứng từ và cũng phải ghi rõ ngân hàng có đang giữ bộ chứng từ hay không để tùy quyền sử dụng của người xuất trình hoặc đang trả chúng lại cho người xuất trình. iii. Ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, sẽ có quyền đòi ngân hàng đã chuyển chứng từ hoàn trả tiền vốn cùng với lãi, về bất cứ khoản bồi hoàn nào mà mình đã thực hiện trả cho ngân hàng đó. e. Nếu ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, không hành động theo đúng với qui định của điều này và/hoặc không giữ các chứng từ lại để tùy quyền sử dụng của người xuất trình hoặc trả chúng cho người xuất trình. Ngân hàng xuất và hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, sẽ bị mất quyền khiếu nại là các chứng từ không phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng. f. Nếu ngân hàng chuyển chứng từ lưu ý ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, về bất kỳ điểm bất hợp lệ trong chứng từ hoặc thông báo cho ngân hàng như vậy rằng mình đã thanh toán, đã cam kết thanh toán sau, đã chấp nhận hối phiếu, hoặc đã chiết khấu với sự bảo lưu hoặc với sự bảo đảm về những điểm bất hợp Th.S Trần Thị Thái Hằng 91
  39. Thanh toán quốc tế lệ, ngân hàng phát hành và/hoặc ngân hàng xác nhận, nếu có, sẽ không phải vì thế mà được miễn bất cứ các nghĩa vụ nào của họ theo bất cứ qui định nào của điều này. Sự bảo lưu hoặc bảo đảm như vậy chỉ có liên quan đến mối quan hệ giữa ngân hàng chuyển chứng từ và được bảo lưu hoặc với người đứng ra hay người được người khác thay mặt mình đứng ra bảo đảm. Điều 15 Từ bỏ trách nhiệm về giá trị hiệu lực các chứng từ Các ngân hàng không có nghĩa vụ hoặc chịu trách nhiệm về hình thức, sự hoàn bị, tính chính xác, tính chân thực, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ các chứng từ nào hoặc về những điều kiện chung và/hoặc riêng được quy định trong các chứng từ đó hoặc được ghi thêm vào, các ngân hàng cũng không chịu trách nhiệm gì về sự mô tả hàng hóa, số lượng, tọng lượng, trạng thái, bao bì, việc giao hàng, trị giá hoặc sự tồn tại của hàng hóa mà bất cứ chứng từ nào đại diện, hoặc về thiện chí hoặc hành vi và/hoặc về những thiếu sót, khả năng thanh toán, việc thực hiện nghĩa vụ hoặc tín nhiệm của những người gửi hàng, những người chuyên chở, những người giao nhận, người nhận hàng hoặc những bảo hiểm hàng hóa hay của bất cứ người nào khác. Điều 16 Từ chối trách nhiệm trong việc chuyển các thư từ thông báo. Các ngân hàng không có nghĩa vụ và không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do sự chậm trễ và hoặc mất mát trên đường vận chuyển bất kỳ các thông điệp, các thư từ hoặc các chứng từ hoặc về sự chậm trễ, cắt xén hoặc do các sai sót khác xảy ra trong việc chuyển điện viễn thông. Các ngân hàng không có nghĩa vụ và trách nhiệm về các sai sót trong dịch thuật và hoặc giải thích các thuật ngữ chuyên môn, và giành quyền chuyển mà không cần phải dịch các điều khoản tín dụng. Điều 17 Trường hợp bất khả kháng Các ngân hàng không có nghĩa vụ và không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh do việc gián đoạn nghiệp vụ do thiên tai, những rối loạn, những cuộc dân biến, những cuộc nổi dậy, những cuộc chiến tranh hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác ngoài khả năng kiểm soát của họ, hoặc do bất cứ các cuộc đình công hay bế xưởng. Trừ khi được phép rõ ràng, khi các ngân hàng bắt đầu hoạt động kinh doanh trở lại, các ngân hàng sẽ không thanh toán, không cam kết trả tiền sau, chấp nhận các hối Th.S Trần Thị Thái Hằng 92
  40. Thanh toán quốc tế phiếu hoặc chiết khấu theo các tín dụng đã hết hiệu lực giữa lúc hoạt động của ngân hàng bị gián đoạn như vậy. Điều 18 Từ bỏ trách nhiệm về hành động của bên được chỉ thị a. Khi sử dụng các dịch vụ của một hay nhiều ngân hàng khác để thực hiện chỉ thị của người mở tín dụng thì ngân hàng đều làm việc đó cho và với rủi ro do người mở tín dụng chịu. b. Các ngân hàng không có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm nếu những chỉ thị do họ truyền đạt không được thực hiện, ngay cả khi bản thân họ chủ động lựa chọn các ngân hàng khác đó. c. i. Bên chỉ thị cho phía bên kia thực hiện các dịch vụ phải chịu trách nhiệm về bất cứ phí tổn nào, bao gồm hoa hồng, phí, chi phí, phí tổn phát sinh cho bên nhận được các chỉ thị liên quan của họ. ii.Khi tín dụng qui định rằng các chi phí như vậy được chịu bởi một bên khác hơn bên ra chỉ thị, mà các phí tổn không thể thu được, thì cuối cùng phía bên ra chỉ thị vẫn có bổn phận phải thanh toán lại các chi phí đó. d. Người mở tín dụng bị ràng buộc và chịu trách nhiệm bồi thường cho các ngân hàng về những hậu quả có thể xảy ra do mọi nghĩa vụ và trách nhiệm được áp đặt bởi pháp luật và tập quán nước ngoài. Điều 19 Các thỏa thuận bồi hoàn giữa các ngân hàng với ngân hàng a.Nếu ngân hàng phát hành có ý định rằng khoản tiền bồi hoàn mà ngân hàng thanh toán, ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng chiết khấu được hưởng sẽ thu được bởi ngân hàng đó (Ngân hàng đòi tiền), bằng việc đòi tiền một bên khác (Ngân hàng bồi hoàn) thì ngân hàng phát hành đó phải cung cấp cho ngân hàng bồi hoàn vào đúng thời điểm với các chỉ thị thích hợp hoặc cho phép thi hành các yêu cầu bồi hoàn đó. b. Các ngân hàng phát hành không được yêu cầu ngân hàng đòi tiền cung cấp một sự xác nhận chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của tín dụng cho ngân hàng bồi hoàn. c.Phong phú sẽ không được miễn trừ bất cứ nghĩa vụ nào của mình về việc bồi hoàn và khi khoản bồi hoàn không được ngân hàng đòi tiền nhận được từ ngân hàng bồi hoàn. Th.S Trần Thị Thái Hằng 93
  41. Thanh toán quốc tế d.Ngân hàng phát hành sẽ phải chịu trách nhiệm với ngân hàng đòi tiền về bất kỳ thiệt hại nào về tiền lãi nếu khoản bồi hoàn không được ngân hàng bồi hoàn cung cấp ngay từ lúc có yêu cầu đầu tiên hoặc theo bất kỳ cách nào khác được qui định trong tín dụng hoặc do đôi bên thỏa thuận, tùy trường hợp. e. Các chi phí của ngân hàng bồi hoàn sẽ được tính cho ngân hàng phát hành. Tuy nhiên, trong những trường hợp mà các chi phí được tính cho phái bên khác, thì trách nhiệm của ngân hàng phát hành là chỉ định rõ điều đó trong thư tín dụng gốc và trong lệnh cho phép bồi hoàn. Trong các trường hợp mà các chi phí của ngân hàng bồi hoàn được tính cho một bên khác, chúng sẽ được thu từ ngân hàng đòi tiền khi mà tín dụng không được ký phát (không được sử dụng) các chi phí của ngân hàng bồi hoàn vẫn còn là nghĩa vụ của ngân hàng phát hành. D. CÁC CHỨNG TỪ Điều 20 Những trường hợp không rõ nghĩa về người lập các chứng từ a. Không nên dùng các từ như "hàng nhất", "nổi tiếng", "có tình địa phương" và những từ tương tự để miêu tả tư cách của người lập bất cứ chứng từ nào để xuất trình theo tín dụng. Nếu những thuật ngữ có được đưa vào tín dụng các ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ có liên quan được xuất trình, với điều kiện là các chứng từ này thể hiện trên bề mặt của chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện khác của tín dụng và không phải là do người hưởng lợi cấp phát. b.Trừ khi được qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng cũng sẽ chấp nhận như là các bản chính chứng từ được lập hoặc thể hiện là được lập: i.Bằng phương pháp sao chụp, tự động hoặc điện toán. ii. Bằng bản than với điều kiện là chúng được đánh dấu là bản gốc và khi cần thiết chứng từ phải có chữ ký. Chứng từ có thể được ký bằng tay, bằng chữ ký qua Fax, bằng con dấu, bằng ký hiệu hoặc bằng bất cứ phương pháp chứng thực nào bằng máy hoặc điện tử. c. i. Trừ khi có qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận là các bản sao, các chứng từ được đánh dấu là bản sao hoặc không được đánh dấu là bản gốc các bản sao không cần phải được ký. ii.Các tín dụng yêu cầu chứng từ được làm thành nhiều bản như "làm thành hai bản", "gấp hai lần", "hai bản sao" và những từ tương tự như vậy có thể xuất trình một bản chính, còn số bản còn lại là bản sao, trừ khi bản thân chứng từ thể hiện khác đi. Th.S Trần Thị Thái Hằng 94
  42. Thanh toán quốc tế d. Trừ khi có sự quy định khác trong tín dụng, một điều kiện của tín dụng quy định đối với chứng từ phải được nhận thực, có hiệu lực, được thị thực, được chứng thực hay qui định tương tự sẽ thảo mãn bằng bất kỳ chữ ký, nhãn hiệu, ký hiệu nào trên các chứng từ đó, miễn là xét trên bề mặt của chứng từ thể hiện là đáp ứng với các điều kiện nói trên. Điều 21 Không quy định người lập và nội dung của các chứng từ Trừ các chứng từ vận tải, bảo hiểm và hóa đơn thương mại, khi các chứng từ được yêu cầu xuất trình thì tín dụng phải nêu rõ các chứng từ đó do ai lập và nội dung số liệu của các chứng từ đó. Nếu tín dụng không qui định như vậy, các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ như đã xuất trình miễn là nội dung số liệu không mâu thuẫn nhau. Điều 22 Ngày phát hành và ngày tín dụng Trừ khi có qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ có ghi ngày phát hành nó trước ngày mở tín dụng miễn là các chứng từ đó phải được xuất trình trong thời hạn qui định trong tín dụng và trong các điều khoản này. Điều 23 Vận tải đơn đường biển/hàng hải a.Trừ khi có sự qui định khác trong tín dụng, nếu một tín dụng yêu cầu một vận đơn từ cảng, các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ dù được gọi tên như thế nào, mà: i. Trên bề mặt của vận đơn ghi rõ tên của người chuyên chở và đã ký tên hoặc được chứng thực. - Bởi người chuyên chở hoặc người đại lý đích danh hoặc đại diện của người chuyên chở, hoặc - Bởi thuyền trưởng hoặc một người đại lý đích danh hoặc đại diện thuyền trưởng. Bất cứ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở hoặc của thuyền trưởng phải được nhận biết họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng. Tùy từng trường hợp một người đại lý khi ký tên hoặc chứng thực thay cho người chuyên chở hoặc thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng, mà người đại lý thay mặt để hành động Và Th.S Trần Thị Thái Hằng 95
  43. Thanh toán quốc tế ii. Ghi rõ hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được giao lên một con tàu đích danh. Bốc hàng lên tàu hoặc giao hàng lên một con tàu đích danh có thể được thể hiện bằng một từ in trước trên mặt vận tải đơn và phải chỉ rõ rằng hàng đã bốc xong lên tàu hoặc giao trên một con tàu đích danh. Trường hợp này ngày phát hành vận đơn được coi là ngày bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Trong tất cả các trường hợp khác, bốc hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng minh bằng một sự ghi chú trên vận tải đơn và ngày ghi chú bốc hàng lên con tàu đích danh được coi là ngày giao hàng. Nếu vận tải đơn có ghi :con tàu dự định" hoặc một từ tương tự có liên quan đến tàu chuyên chở, việc bốc hàng lên con tàu đích danh phải được ghi chú trên vận tải đơn, ngoài việc ghi rõ ngày mà hàng được bốc lên tàu còn phải ghi tên của con tàu đó, thậm trí cả ngay khi hàng hóa được bôcs lên một con tàu gọi là "con tàu dự định". Nếu vận tải đơn ghi nhận hàng hoặc nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng, việc ghi chú hàng đã bốc lên tàu cũng phải ghi rõ cảng qui định trên tín dụng và tên tàu nhận hàng, thậm trí ngay cả khi hàng hóa đã được bốc xong trên con tàu được ghi tên vận tải đơn. Điều khoản này cũng được áp dụng ngay cả khi trên vận tải đơn đã in trước chữ hàng đã bốc xong lên tàu, Và iii. Chỉ rõ cảng bốc và cảng dỡ hàng trong tín dụng, dù cho: - Vận đơn ghi nơi nhânj hàng gửi khác với cảng bốc hàng và/hoặc nơi hàng đến cuối cùng khác với cảng dỡ hàng và/hoặc - Vận đơn ghi chữ "cảng dự định" hoặc một từ tương tự có liên quan đến cảng bốc và/hoặc cảng dỡ hàng, miênx là chứng từ cũng phải ghi cảng và/hoặc cảng dỡ hàng qui định trong tín dụng, Và iv. Chỉ rõ một vận đơn chính hoặc, nếu số vận tải đơn phát hành nhiều bản chính, thì phải gồm trọn bộ đầy đủ vận đơn chính đã được lập, Và v. Thể hiện tất cả các điều kiện chuyên chở hoặc một vài điều kiện chuyên chở đó bằng cách dẫn chiếu đến một nguồn hay một chứng từ không phải là vận tải đơn (vận đơn rút gọn hoặc vận đơn trắng lưng); các ngân hàng sẽ không kiểm tra nội dung của các điều kiện đó, Và Th.S Trần Thị Thái Hằng 96
  44. Thanh toán quốc tế vi. Không có ghi rằng, chứng từ phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu và/hoặc không có ghi là tàu chở hàng chạy bằng buồm Và vii. Còn các mặt khác phải đáp ứng các quy định trong tín dụng b. Nhằm phục vụ cho điều khoản này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống và bốc lại hàng từ con tàu này sang con tàu khác trong một hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng qui định trong tín dụng. c. Trừ khi các điều kiện ghi trong tín dụng cấm chuyển tải, các ngân hàng sẽ chấp nhận các vận đơn có ghi hàng hóa sẽ được chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở đường biển chỉ được dùng cùng một vận tải đơn. d. Ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải, các ngân hàng sẽ chấp nhận một vận đơn, trên đó: i. Có ghi là sẽ chuyển tải chừng nào mà những hàng hóa liên quan được chuyên chở bằng container, các moóc và/hoặc các sà lan LASH đã ghi trên vận tải đơn, miễn là toàn bộ hành trình đường biển chỉ dùng cùng một vận tải đơn mà thôi, và/hoặc ii. Có ghi điều khoản người chuyên chở được quyền chuyển tải. Điều 24 Giấy gửi hàng được biển không chuyển nhượng được. a. Nếu tín dụng yêu cầu non-negotiable sea waybill từ cảng tới cảng, trừ khi có qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ, dù được gọi tên như thế nào, mà: i. Trên bề mặt của chứng từ phải ghi rõ tên cảu người chuyên chở và họ đã ký tên và được chứng thực bởi: - Người chuyên chở hoặc hãng đại lý đích danh của (hoặc) đại diện cho người chuyên chở, hoặc - Thuyền trưởng hoặc hãng đại lý đích danh của (hoặc) đại diện cho thuyền trưởng. Bất cứ việc ký hoặc chứng thực nào của người chuyên chở hoặc của thuyền trưởng phải xác định rõ họ đích thực là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng tùy trường hợp có thể. Việc ký của hangg đại lý hay việc chứng thực của người chuyên chở hay thuyền trưởng cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, tức là người chuyên chở hoặc thuyền trưởng mà hãng đại lý được ủy quyền. ii. Chỉ rõ rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc bốc xong trên một con tàu đích danh. Th.S Trần Thị Thái Hằng 97
  45. Thanh toán quốc tế Bốc hàng lên tàu hoặc bốc xong trên một con tàu đích danh có thể được ghi rõ bằng cách in trước trên non-negotiable sea waybill để chứng minh rằng hàng đã được bốc lên tàu của con tàu đích danh, hoặc bốc xong trên con tàu đích danh trong trường hợp này, ngày phát hành sea waybill được coi là ngày bốc xong hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Trong tất cả các trường hợp khác, bốc hàng lên con tàu đích danh phải được chứng thực b một ghi chú trên sea waybill về ngày mà hàng hóa đã được bốc xong lên tàu, trong trường hợp này, ngày ghi chú hàng bốc xong lên tàu được coi là ngày giao hàng. Nếu sea waybill có ghi chú "con tàu dự định" hoặc một từ tương tự để chỉ con tàu chở hàng thì việc bốc hàng xong lên con tàu đích danh phải được ghi chú hàng đã bốc xong trên sea waybill và ngoài việc ghi ngày bốc xong, còn phải ghi rõ tên tàu chuyên chở, ngay cả khi hàng hóa được bốc xong trên một con tàu gọi là "dự định". Nếu sea waybill ghi nơi nhận hàng và nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng, thì việc ghi chú hàng đã bốc xong cũng phải ghi rõ tên cảng bốc được quy định trong tín dụng, tên con tàu chuyên chở hàng hóa, ngay cả khi hàng hóa đã được bốc xong trên con tàu ghi rõ trên sea waybill. Điều khoản này cũng áp dụng đối với sea waybill mà trên đó đã in sẵn chữ hàng đã bốc lên tàu, và iii. Ghi tên cảng bốc và cảng dỡ hàng trong tín dụng, mặc dù chứng từ: - Ghi nơi nhận hàng để gửi khác với cảng bốc hàng và/hoặc nơi hàng đến cuối cùng khác với nơi dỡ hàng xuống, và/hoặc - Có ghi từ "dự định" hoặc một từ tương tự có liên quan đến cảng bốc hoặc cảng dỡ hàng, miễn là trên chứng từ vẫn phải ghi rõ cảng bốc và/hoặc cảng dỡ hàng qui định trong tín dụng; và iv. Gồm chỉ một bản sea waybill chính hoặc nếu phát hành nhiều hơn thì gồm trọn bộ sea waybill chính đã được lập, và v. Thể hiện tất cả các điều kiện chuyên chở hoặc một vài điều kiện chuyên chở bằng cách dẫn chiếu tên một nguồn hoặc một chứng từ không phải non-negotiable sea waybill (loại rút gọn hoặc trắng lưng), các ngân hàng sẽ không kiểm tra các nội dung của các điều kiện đó, và vi. Không ghi là chứng từ phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu và/hoặc không ghi chú là tàu chỉ chạy bằng buồm, và vii. Còn các mặt khác thì phải đáp ứng các qui định trong tín dụng. Th.S Trần Thị Thái Hằng 98
  46. Thanh toán quốc tế b. Nhằm phục vụ cho điều khoản này, chuyển tải có nghĩa là dỡ hàng xuống và bốc hàng từ con tàu này sang con tàu khác trong một hành trình vận tải biển từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng qui định trong tín dụng. c. Trừ khi có các điều kiện ghi trong tín dụng là cấm chuyển tải, các ngân hàng sẽ chấp nhận non-negotiable sea waybill trên đó ghi hàng hóa được chuyển tải, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ dùng cùng một sea waybill mà thôi. d. Ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải, các ngân hàng sẽ chấp nhận một sea waybill: i. Trên đó ghi sẽ được chuyển tải chừng nào mà hàng hóa liên quan được chuyên chở bằng container, các moóc và/hoặc sà lan LASH mà sea waybill đã ghi rõ, miễn là toàn bộ hành trình vận tải biển chỉ dùng cùng một non-negotiable sea waybill, và/hoặc ii. Có điều khoản ghi người chuyên chở được quyền chuyển tải. Điều 25 Vận tải đơn hợp đồng thuê tàu a. Nếu tín dụng yêu cầu hoặc cho phép một vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, thì các ngân hàng, trừ khi có sự qui định khác trong tín dụng, sẽ chấp nhận một vận đơn này, dù được gọi tên như thế nào, mà: i. Có ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, và ii. Thể hiện trên bề mặt của chứng từ là đã được ký tên hoặc được chứng thực bởi: - Thuyền trưởng hoặc hãng đại lý đích danh của (hoặc) thay mặt thuyền trưởng, hoặc - Chủ tàu hoặc hãng đại lý đích danh của hoặc thay mặt chủ tàu. Bất cứ việc ký hoặc xác nhận thuyền trưởng hoặc chủ tàu phải được chứng minh rõ là của thuyền trưởng hay chủ tàu tùy mọi trường hợp. Việc ký của hãng đại lý hoặc việc xác nhận của thuyền trưởng hoặc chủ tàu cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, tức là ghi rõ là thuyền trưởng hoặc chủ tàu mà hãng đại lý của họ được ủy quyền iii. Ghi rõ hoặc không ghi tên của người chuyên chở. iv. Nói rõ hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc bốc xong lên một con tàu đích danh. Bốc hàng lên tàu hoặc bốc xong trên con tàu đích danh có thể được chỉ rõ bằng chữ in trước trên vận tải đơn là hàng đã được bốc lên con tàu đích danh hoặc đã được giao lên con tàu đích danh, trong trường hợp này, ngày phát hành vận tải đơn được coi là ngày bốc hàng và là ngày giao hàng. Th.S Trần Thị Thái Hằng 99
  47. Thanh toán quốc tế Trong tất cả các trường hợp lhác, bốc hàng lên một con tàu đích danh phải được chứng thực bằng một ghi chú trên vận tải đơn và ngày ghi chú bốc hàng lên con tàu đích danh được coi là ngày giao hàng, và v. Ghi rõ cảng bốc và cảng dỡ qui định trên tín dụng, và vi. Gồm chỉ một vận đơn chính, hoặc nếu phát hành nhiều vận đơn, thì gồm trọn bộ đầy đủ vận đơn chính đã được lập, và vii. Còn các điều kiện khác thì phải đáp ứng các qui định trong tín dụng. b. Ngay cả khi tín dụng yêu cầu xuất trình một hợp đồng thuê tàu có liên quan đến vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, thì các ngân hàng sẽ không kiểm tra hợp đồng thuê tàu đó, nhưng sẽ chuyển nó cho người nhận hàng mà không chịu tráhc nhiệm gì. Điều 26 Chứng từ vận tải liên hợp a. Nếu tín dụng yêu cầu một chứng từ vận tải dùng cho ít nhất của hai phương thức vận tải (vận tải liên hợp), trù khi có qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ, dù cho nó được gọi như thế nào, miễn là: i. Ghi rõ tên người chuyên chở hoặc người khai thác vận tải liên hợp và đã được ký hoặc được chứng thực bởi: - Người chuyên chở hoặc người khai thác vận tải liên hợp hoặc hãng đại lý đích danh hoạt động thay mặt hoặc nhân danh của người chuyên chở hoặc của người khai thác vận tải liên hợp, hoặc - Thuyền trưởng hoặc hãng đại lý đích danh của thuyền trưởng. Bất kỳ chữ ký hay chứng thực nào của người chuyên chở, người khai thác vận tải liên hợp, tùy từng trường hợp hoặc thuyền trưởng phải được nhận biết là đích thị người chuyên chở, người khai thác vận tải liên hợp, tùy từng trường hợp. Một người đại lý khi ký tên hoặc chưngs thực thay cho người chuyên chở, người khai thác vận tải liên hợp hoặc thuyền trưởng cũng phải chỉ rõ tên và năng lực của họ, tức là người chuyên chở, người khai thác vận tải liên hợp, hoặc thuyền trưởng mà hãng đại lý thay mặt cho họ đẻ hoạt động. Và ii. Ghi rõ rằng hàng hóa đã được gửi đi, đã nhận để gửi hoặc đã được bốc lên tàu. Gửi hàng, nhận để gửi hoặc bốc hàng lên tàu có thể được ghi chú bằng chữ trên chứng từ vận tải liên hợp và ngày phát hành chứng từ đó được coi là ngày gửi hàng, nhận hàng để gửi hoặc bốc hàng lên tàu và là ngày giao hàng. Tuy nhiên, nếu được đóng bằng dấu hoặc một cách khác thì ngày gửi hàng, ngày nhận hàng để gửi hoặc ngày bốc hàng lên tàu được coi là ngày giao hàng. Và Th.S Trần Thị Thái Hằng 100
  48. Thanh toán quốc tế iii. a. Ghi nơi nhận hàng để gửi qui định trong tín dụng có thể là khác với cảng, sân bay, hoặc nơi bốc hàng và nơi hàng đến cuối cùng qui định trong tín dụng có thể là khác với cảng sân bay hoặc nơi hàng đến, và/hoặc b. Có từ "dự định" hoặc một từ tương tự có liên quan đến tàu và/hoặc cảng bốc hàng và/hoặc cảng dỡ hàng, và iv.Gồm chỉ một bản chính chứng từ vận tải liên hợp hoặc nếu phát hành làm nhiều bản chính thì gồm trọn bộ đầy đủ các bản chính đó. v.Thể hiện tất cả các điều kiện chuyên chở hoặc một vài điều kiện như thế được dẫn chiếu đến một nguồn hoặc một chứng từ không phải là chứng từ vận tải liên hợp (bản rút gọn hoặc trăng lưng), các ngân hàng sẽ không kiểm tra các nội dung của các điều kiện đó. Và vi.Không có ghi là phụ thuộc vào một hợp đồng thuê tàu và/hoặc không có ghi là tàu chỉ chạy bằng buồm, và vii.Còn tất cả các điều kiện khác đều đáp ứng các điều kiện qui định trong tín dụng. c. Ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ vận tải liên hợp trên đó ghi rõ chuyển tải sẽ hoặc có thể tiến hành, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ sử dụng một chứng từ vận tải liên hợp. Điều 27 Chứng từ vận tải hàng không a. Nếu tín dụng yêu cầu một vận tải đơn hàng không, trừ khi có sự qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận một vận đơn, nếu như trên đó: i. Ghi rõ tên của người chuyên chở và đã ký hoặc chứng thực bằng cách khác bởi: - Người chuyên chở, hoặc - Hãng đại lý đích danh của người chuyên chở. Bất cứ việc ký hoặc một chứng thực của người chuyên chở phải được ghi rõ là người chuyên chở. Một người đại lý khi ký tên hay chứng thực thay người chuyên chở cũng phải ghi rõ tên và năng lực của họ, tức là người chuyên chở mà mình thay mặt để hoạt động, và ii. Ghi rõ hàng hóa đã nhận chuyên chở. Và Th.S Trần Thị Thái Hằng 101
  49. Thanh toán quốc tế iii. Nếu tín dụng yêu cầu ghi rõ ngày gửi hàng thwục tế thì phải qui định rằng trên vận đơn hàng không phải ghi chú rõ ràng về ngày gửi hàng đó và coi ngày đó là ngày giao hàng. Để thực hiện mục đích này, các thti ghi trong khung của vận đơn hàng không (như chỉ dùng cho người chuyên chở hoặc một từ tương tự) dẫn chiếu đến nagỳ và số chuyến bay sẽ không được coi là sự ghi chú cụ thể về ngày gửi hàng đó. Trong các trường hợp khác, ngày phát hành vận đơn hàng không sẽ không được coi là ngày giao hàng. iv. Ghi rõ sân bay khởi hành và sân bay đến được qui định trên tín dụng. Và v. Ghi rõ vận đơn chính cho người gửi hàng, chủ hàng ngay cả khi khi tín dụng qui định một bộ đầy đủ các bản chính hoặc một từ tương tự, và vi. Ghi rõ tất cả các điều kiện chuyên chở hoặc một số điều kiện chuyên chở có tham chiếu đến một nguồn hoặc một chứng từ không phải là chứng từ vận tải hàng không, các ngân hàng sẽ không kiểm tra các nội dung của các điều kiện đó, và vii. Còn tất cả các điều kiện khác đều đáp ứng qui định trong tín dụng. b. Để nhằm mục đích phục vụ điều khoản này, chuyển tải được hiểu là sự dỡ hàng xuống và bốc lại hàng lên từ một máy bay sang một máy bay khác trong một hành trình chuyên chở từ sân bay khởi hành tới sân bay hàng đến qui định trong tín dụng. c. Ngay cả khi tín dụng cấm chuyển tải, các ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn hàng không trên đó ghi chuyển tải sẽ hoặc có thể được tiến hành, miễn là toàn bộ hành trình chuyên chở cùng chung một vận đơn hàng không. Điều 28 Các chứng từ vận tải được sông hoặc đường sắt, đường bộ. a. Nếu tín dụng yêu cầu vận đơn đường sông, đường bộ, đường sắt, trừ khi có qui định khác, các ngân hàng sẽ chấp nhận vận đơn các loại nói trên, nhưng phải: i. Ghi rõ tên của người chuyên chở, đã được ký hoặc được chứng thực bằng cách khác của người chuyên chở, hoặc hãng đại lý đích danh đại diện cho người chuyên chở, và/hoặc thể hiện bằng con dấu tiếp nhận hoặc một chứng chỉ tiếp nhận khác của người chuyên chở hoặc hãng đại lý hoạt động cho hoặc nhân danh người chuyên chở. Bất cứ chữ ký, chứng thực, con dấu tiếp nhận hoặc một chứng chỉ tiếp nhận nào của người chuyên chở phải do chính người chuyên chở thực hiện. Một hãng đại lý khi ký tên hoặc chứng thực thay người chuyên chở phải ghi rõ tên và năng lực của họ như là người chuyên chở, mà hãng đại lý hoạt động nhân danh người chuyên chở. Và Th.S Trần Thị Thái Hằng 102
  50. Thanh toán quốc tế ii. Ghi rõ hàng đã đã được nhận để chở, gửi hoặc chuyên chở hoặc một chứng từ tương. Ngày phát hành các chứng từ vận tải được coi là ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ vận tải đóng con dấu nhận hàng, trong trường hợp này, ngày đóng dấu được coi là ngày giao hàng. Và iii. Ghi rõ theo tín dụng nơi gửi hàng và nơi hàng đến. Và iv. Còn các điều kiện khác đều đáp ứng các qui định trong tín dụng. b. Nếu trên vận đơn không ghi số lượng bản phát hành thì các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ vận tải xuất trình như là một bộ đầy đủ. Các ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ vận tải là bản chính dù cho có được ghi là chính hay không. c. Nhằm phục vụ cho mục đích của điều khoản này, chuyển tải được hiểu là dỡ hàng xuống và bốc lại hàng lên từ một phương tiện vận tải này sang một phương tiện vận tải khác trong một hành trình chuyên chở từ nơi gửi hành đến nơi hàng đến theo qui định trong tín dụng. d. Ngay cả khi tín dụng ngăn cấm việc chuyển tải, các ngân hàng sẽ chấp nhận các vận đơn đường sông, đường sắt, đường bộ trên đó ghi rõ chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra, miễn là, toàn bộ hành trình chuyên chở chỉ dùng chung một vận đơn và trên cùng một phương thức vận tải. Điều 29 Biên lai bưu điện a. Nếu tín dụng yêu cầu biên lai bưu điện hoặc giấy biên nhận bưu điện, thì trừ khi có qui định ngược lại, các ngân hàng sẽ chấp nhận một biên lai bưu điện hoặc giấy biên nhận bưu điện, trên đó: i. Đã đóng dấu hoặc chứng thực bằng cách khác và được ghi ngày tại nơi mà tín dụng qui định hàng hóa phải được giao hoặc gửi đi ngày đó được coi là ngày giao hàng hoặc ngày gửi hàng, và ii. Tất cả các điều khác đều đáp ứng các qui định trong tín dụng. b. Nếu một tín dụng yêu cầu một chứng từ do bưu điện hoặc công ty dịch vụ giao hàng phát hành chứng minh đã nhận hàng hóa để gửi đi trừ khi có sự qui định khác trong tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ, nếu trên đó ghi rõ: i. Tên của bưu điện/công ty dịch vụ và đã được đóng dấu, ký hoặc được chứng thực bằng cách khác bởi bưu điện/công ty dịch vụ (trừ khi tín dụng qui định đặc biệt một chứng từ do bưu điện/công ty dịch vụ đích danh phát hành ra cac ngân hàng sẽ chấp nhận một chứng từ do bất cứ bưu điện/công ty dịch vụ nào phát hành). Và Th.S Trần Thị Thái Hằng 103