Tài chính kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính

ppt 31 trang vanle 3150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_chinh_ke_toan_chuong_1_tong_quan_ve_ke_toan_tai_chinh.ppt

Nội dung text: Tài chính kế toán - Chương 1: Tổng quan về kế toán tài chính

  1. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÀI CHÍNH 1
  2. NỘI DUNG CHƯƠNG • VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN • MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN • CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN, CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH • SỔ KẾ TOÁN 2
  3. 1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN Định nghĩa Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động (theo Luật Kế toán ban hành 17/06/2003) 3
  4. 1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN • Vai trò của kế toán Cung cấp thông tin kinh tế tài chính cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin. Đối tượng sử dụng thông tin: - Trong nội bộ doanh nghiệp - Bên ngoài doanh nghiệp 4
  5. 1.1 VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN • Kế toán tài chính • Kế toán quản trị - Kế toán tài chính là việc thu - Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích thập, xử lý, phân tích và cung và cung cấp thông tin kinh tế, cấp thông tin kinh tế, tài chính tài chính bằng báo cáo tài theo yêu cầu quản trị và quyết chính cho đối tượng có nhu định kinh tế, tài chính trong nội cầu sử dụng thông tin của đơn bộ đơn vị kế toán vị kế toán - Cung cấp thông tin chủ yếu - Chỉ cung cấp thông tin cho nội cho những đối tượng bên bộ DN. ngoài DN. - Không có tính pháp lệnh, thực - Có tính pháp lệnh, mang tính hiện theo yêu cầu quản lý của chất bắt buộc từng DN - BCTC: mang tính thống nhất - BCQT: Hình thức, nội dung, thời điểm lập: theo yêu cầu từng DN 5
  6. 1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN Bao gồm: - Luật kế toán - Hệ thống chuẩn mực kế toán - Chế độ kế toán 6
  7. 1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN • LUẬT KẾ TOÁN Được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003, có hiệu lực 01/01/2004. Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc và làm cơ sở nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ hướng dẫn kế toán Luật kế toán đã đưa ra những quy định chung về đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh Luật; về nhiệm vụ, yêu cầu nguyên tắc kế toán; về đơn vị tính sử dụng trong kế toán, kỳ kế toán; về giá trị của tài liệu, số liệu kế toán; Luật kế toán còn quy định những vấn đề cụ thể về: nội dung công tác kế toán; tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán; hoạt động nghề nghiệp kế toán; quản lý Nhà nước về kế toán. 7
  8. 1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN • HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN Chuẩn mực kế toán là những quy định và hướng dẫn các nguyên tắc, nội dung, phương pháp và thủ tục kế toán cơ bản, chung nhất, làm cơ sở ghi chép kế toán và lập Báo cáo tài chính nhằm đạt được sự đánh giá trung thực, hợp lý khách quan về thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 8
  9. 1.2 MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ CỦA KẾ TOÁN Đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực, chia làm 3 nhóm: - Nhóm thứ nhất: Chuẩn mực chung (chuẩn mực số 1) - Nhóm thứ hai : Nhóm chuẩn mực kế toán cụ thể liên quan đến các yếu tố của báo cáo tài chính - Nhóm thứ ba : Nhóm chuẩn mực liên quan đến việc lập các báo cáo tài chính. 9
  10. Thuộc nhóm thứ hai bao gồm các chuẩn mực: • Chuẩn mực số 2 – Hàng tồn kho • Chuẩn mực số 3 – Tài sản cố định hữu hình • Chuẩn mực số 4 – Tài sản cố định vô hình • Chuẩn mực số 5 – Bất động sản đầu tư • Chuẩn mực số 6 – Thuê tài sản • Chuẩn mực số 7 – Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết • Chuẩn mực số 8 – Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh • Chuẩn mực số 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái • Chuẩn mực số 11– Hợp nhất kinh doanh • Chuẩn mực số 14 – Doanh thu và thu nhập khác • Chuẩn mực số 15 – Hợp đồng xây dựng • Chuẩn mực số 16 – Chi phí đi vay • Chuẩn mực số 17 – Thuế thu nhập doanh nghiệp • Chuẩn mực số 18 – Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng • Chuẩn mực số 19 – Hợp đồng bảo hiểm 10
  11. Thuộc nhóm thứ ba bao gồm các chuẩn mực: • Chuẩn mực số 21 – Trình bày báo cáo tài chính • Chuẩn mực số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm • Chuẩn mực số 24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Chuẩn mực số 25 – Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con • Chuẩn mực số 26 – Thông tin về các bên liên quan • Chuẩn mực số 27 – Báo cáo tài chính giữa niên độ • Chuẩn mực số 28 – Báo cáo bộ phận • Chuẩn mực số 29 – Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót • Chuẩn mực số 30 – Lãi trên cổ phiếu • Riêng chuẩn mực số 22 – “Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự”(không liên quan DN) 11
  12. 1.2.3 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN Chế độ kế toán là những quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công việc cụ thể do cơ quan quản lý nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ quan quản lý nhà nước về kế toán uỷ quyền ban hành Chế độ kế toán DN hiện hành là chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006. Chế độ này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước 12
  13. 1.2.3 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN Chế độ Kế toán doanh nghiệp gồm: • Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp • Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp • Chế độ sổ kế toán và hình thức kế toán • Hệ thống báo cáo tài chính 13
  14. 1.2.3 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN • Bên cạnh Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Chế độ kế toán này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. 14
  15. 1.2.3 CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN • Do một số lĩnh vực, ngành, một số loại hình doanh nghiệp có đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong quản lý nên trên cơ sở Chế độ kế toán doanh nghiệp chung, Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng ban hành Chế độ, hướng dẫn kế toán đặc thù áp dụng cho các loai hình, dạng doanh nghiệp này như: Chế độ kế toán công ty chứng khoán, chế độ kế toán công ty bảo hiểm 15
  16. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN, CÁC YẾU TỐ CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH Theo chuẩn mực chung (VAS 1), các nguyên tắc kế toán cơ bản bao gồm: - Cơ sở dồn tích - Hoạt động liên tục - Giá gốc - Phù hợp - Nhất quán - Thận trọng - Trọng yếu 16
  17. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • CƠ SỞ DỒN TÍCH Nguyên tắc này quy định mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không phụ thuộc vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hay tương tương tiền 17
  18. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần 18
  19. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • GIÁ GỐC Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoảng tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. 19
  20. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • PHÙ HỢP Nguyên tắc này đòi hỏi việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu bao gồm: Chi phí của kỳ kế toán tạo ra doanh thu; chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó. 20
  21. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • NHẤT QUÁN Các chính sách và phương pháp kế toán mà doanh nghiệp đã lựa chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất là trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách kế toán và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 21
  22. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • THẬN TRỌNG Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn 22
  23. 1.3 CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN • TRỌNG YẾU Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc sự thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. 23
  24. 1.3 CÁC YẾU TỐ CỦA BCTC - Các yếu tố trong bảng cân đối kế toán: Tài sản; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu - Các yếu tố của Báo cáo kết quả kinh doanh: Doanh thu và thu nhập khác; chi phí 24
  25. 1.4 SỔ KẾ TOÁN • Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. • Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. 25
  26. 1.4 SỔ KẾ TOÁN Hình thức kế toán là hình thức tổ chức sổ kế toán, bao gồm: - Số lượng và kết cấu sổ - Trình tự và phương pháp ghi sổ - Mối quan hệ giữa các loại sổ 26
  27. 1.4 SỔ KẾ TOÁN • Các hình thức kế toán áp dụng tại DN: - Hình thức kế toán Nhật ký chung; - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái; - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ; - Hình thức kế toán Nhật ký- Chứng từ; - Hình thức kế toán trên máy vi tính. 27
  28. 1.4 SỔ KẾ TOÁN Căn cứ lựa chọn hình thức kế toán áp dụng tại DN: - Quy mô của DN - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh - Trình độ chuyên môn của kế toán - Phương tiện tính toán sử dụng 28
  29. 1.4 SỔ KẾ TOÁN HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHUNG - Số lượng và kết cấu sổ: Sổ KT tổng hợp: Sổ cái, Nhật ký chung, các Nhật ký đặc biệt Sổ kế toán chi tiết: 29