Tài chính doanh nghiệp - Chương 03: Phân tích tài chính

pptx 59 trang vanle 1300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài chính doanh nghiệp - Chương 03: Phân tích tài chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtai_chinh_doanh_nghiep_chuong_03_phan_tich_tai_chinh.pptx

Nội dung text: Tài chính doanh nghiệp - Chương 03: Phân tích tài chính

  1. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
  2. Nội dung • 3.1. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN • 3.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH DÒNG NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN
  3. 3.1. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN • Xây dựng các kế hoạch thu – chi tài chính của dự án, đặc biệt là xác định giá trị ngân lưu ròng hàng năm để làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ tiêu và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. • Việc phân tích tài chính dự án được bắt đầu bằng việc xem xét các thông số tài chính cơ bản
  4. 3.1. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN • 3.1.1. Dự tính tổng vốn đầu tư • 3.1.2. Dự trù nguồn ngân quỹ • 3.1.3. Dự kiến doanh thu hàng năm • 3.1.4. Dự tính các loại chi phí hàng năm • 3.1.5. Các thông số khác
  5. 3.1.1. Dự tính tổng vốn đầu tư • Xác định vốn đầu tư cần thực hiện từng năm và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến độ thực hiện đầu tư dự kiến. Trong tổng số vốn đầu tư trên cần tách riêng các nhóm: ➢Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với lãi xuất theo từng nguồn). ➢Theo hình thức vốn: bằng tiền (Việt Nam, ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác
  6. 3.1.2. Dự tính tổng vốn đầu tư • Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án vào hoạt động. Tổng mức vốn này được chia ra thành hai loại: ➢Vốn cố định ➢Vốn lưu động
  7. Vốn cố định • Là những khoản chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư vào tài sản cố định. Các khoản chi phí này được phân bổ vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu hao. • Chi phí đầu tư ban đầu: là những khoản chi phí phát sinh trước khi dự án thực hiện đầu tư như chi phí về việc lập dự án khả thi, chi phí tuyển dụng đào tạo, chi phí khảo sát thiết kế. • Chi phí đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm việc đầu tư mua máy móc thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động của dự án.
  8. Vốn lưu động • Là số vốn cần thiết được chi cho những khoản đầu tư nhất định và môt số khoản mục để tạo sự thuận lợi cho công việc kinh doanh của dự án. • Vốn lưu động của dự án thường được xác dịnh theo công thức sau: ➢ Vốn lưu động = CB + AR – AP + AI (1) ➢ Trong đó: ▪ CB là khoản tiền mặt tồn quỹ ▪ AR là khoản phải thu ▪ AP là khoản phải trả ▪ AI là hàng tồn kho • Nhu cầu vốn lưu động cần được xác định cho từng năm và theo từng thành phần cụ thể.
  9. 3.1.2. Dự trù nguồn ngân quỹ • Nguồn ngân quỹ đầu tư cho dự án bao gồm vốn cổ phần hoặc vốn chủ sở và vốn vay: ➢ Vốn chủ sở hữu (E) được gọi là vốn tự có và coi như tự có của nhà đầu tư hay có thể huy động vốn bằng cách bán trực tiếp cổ phần thường cho các nhà đầu tư. ➢ Vốn vay (D) có thể vay qua ngân hàng hoặc các công ty tài chính. • Đối với khoản vay trực tiếp (bằng tiền) phải xác định lãi suất vay và thỏa thuận định kỳ hoàn trả nợ vay (bao gồm nợ gốc và lãi). Toàn bộ phương án trả nợ được thể hiện trong bảng kế hoạch trả nợ của dự án khi tiến hành phân tích tài chính dự án.
  10. 3.1.3. Dự kiến doanh thu hàng năm • Là cơ sở quan trọng để dự đoán lợi ích và quy mô dòng tiền vào của dự án. • Doanh thu = sản lượng tiêu thụ x giá bán đơn vị sản phẩm • Trong đó: Sản lượng Sản lượng Tồn kho Tồn kho tiêu thụ = sản xuất - thành phẩm + thành phẩm trong kỳ trong kỳ cuối kỳ đầu kỳ • Hay: Sản lượng = Sản lượng - Chênh lệch tồn kho thành tiêu• thụ trong kỳ sản xuất trong kỳ phẩm
  11. 3.1.4. Dự tính các loại chi phí hàng năm • Để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cần phải tiêu hao những chi phí để tạo ra doanh thu tương ứng. Những chi phí đó bao gồm: ➢ Chi phí sản xuất trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. ➢ Chi phí quản lý: bao gồm chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính của bộ máy quản lý có liên quan đến toàn bộ hoạt động của dự án. ➢ Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí dự kiến phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
  12. 3.1.5. Các thông số khác • Các thông số này không thuộc bốn nhóm thông số trên nhưng có ảnh hưởng đến việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án như thuế, lạm phát, tỷ giá hối đoái • Dựa vào các thông số tài chính cơ bản đã đề cập ở trên kết hợp với kế hoạch đầu tư và kế hoạch hoạt động của dự án chúng ta tiến hành xây dựng bảng kế hoạch tài chính để xác định giá trị dòng ngân lưu của dự án.
  13. 3.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH DÒNG NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN • Việc nghiên cứu các thông số cơ bản được dùng để nghiên cứu nhận dạng dự án, tức là trong lúc hình thành hay soạn thảo dự án. Bước kế tiếp là chúng ta phải phân tích tài chính chi tiết. • Việc phân tích tài chính chi tiết được thực hiện vào cuối giai đoạn nghiên cứu khả thi hay nghiên cứu đánh giá hiệu quả của dự án. Để chuyển từ phân tích tài chính tổng quát sang phân tích tài chính chi tiết chúng ta cần sử dụng các công cụ tài chính. Đó là các bảng kế hoạch tài chính cho dự án.
  14. 3.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH DÒNG NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN • 3.2.1. Bảng kế hoạch đầu tư. • 3.2.2. Kế hoạch khấu hao. • 3.2.3. Kế hoạch trả nợ. • 3.2.4. Bảng dự tính doanh thu. • 3.2.5. Bảng dự tính chí phí • 3.2.5. Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án. • 3.2.6. Bảng kế hoạch ngân lưu
  15. 3.2.1. Bảng kế hoạch đầu tư • Được dựa vào nhu cầu đầu tư cố định của dự án và giá mua dự kiến của các tài sản. • Thấy được danh mục các loại tài sản được đầu tư và giá trị của từng loại làm cơ sở để tính khấu hao hàng năm cho dự án.
  16. Bảng 1: Kế hoạch đầu tư Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Đất đai Nhà xưởng Máy móc thiết bị Chi phí cố định khác Tổng chi phí đầu tư
  17. 3.2.2. Kế hoạch khấu hao • Khấu hao tài sản cố định: ➢Nguyên tắc xác định ▪ Tính toán và xác định chính xác số hao mòn tài sản cố định trong mỗi kỳ kinh doanh. ▪ Cơ sở trích khấu hao phải dựa trên nguyên giá tài sản cố định: bao gồm toàn bộ các chi phí mua sắm, hình thành và đưa tài sản cố định vào hoạt động
  18. ➢ Các phương pháp khấu hao tài sản cố định: ▪ Phương pháp khấu hao theo đường thẳng ▪ Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm ▪ Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
  19. Bảng 2: Kế hoạch khấu hao • Kiểu 1 Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Nguyên giá Khấu hao trong kỳ Khấu hao lũy kế Đầu tư mới (Nếu có) Giá trị còn lại cuối kỳ
  20. Bảng 2: Kế hoạch khấu hao Kiểu 2 Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Giá trị đầu kỳ Khấu hao trong kỳ Khấu hao lũy kế Đầu tư mới (Nếu có) Giá trị còn lại cuối kỳ
  21. • Những dự án có nhiều loại tài sản với thời gian hữu dụng khác nhau thì khấu hao như thế nào???
  22. Tài sản 1 Tài sản n ➔ Bảng ➔ Bảng KH KH 1 KH KH n Lập một bảng KH KH chung cho các loại tài sản Tổng hợp ➔Biết được giá trị khấu hao hàng năm là bao nhiêu ➔Giá trị còn lại của TSCĐ là bao nhiêu khi kết thúc dự án
  23. 3.2.3. Kế hoạch trả nợ • Giúp cho nhà đầu tư xác định được thời gian cần huy động các khoản vay, tính toán chi phí tài chính theo lãi suất (rd) và số tiền trả nợ gốc.
  24. • Có 2 phương pháp trả nợ gốc và lãi vay phổ biến: ➢Phương pháp kỳ khoản cố định (trả nợ gốc và lãi vay đều hàng kỳ). ➢Phương pháp kỳ khoản giảm dần (trả nợ gốc đều hàng kỳ).
  25. Phương pháp kỳ khoản cố định (trả nợ gốc và lãi vay đều hàng kỳ) • Trường hợp trả nợ dần hàng năm bằng những kỳ khoản cố định (U), bắt đầu từ cuối năm thứ nhất. • U là số tiền trả nợ mỗi kỳ (tiền trả nợ gốc + tiền trả lãi vay) • P là vốn gốc (vay ban đầu) • i là lãi suất • Trả nợ trong vòng n năm • Ta có: n n (1+i) −i ➢ P (1+i) = U i ➢ Từ phương trình trên tìm được số tiền trả nợ mỗi kỳ (U)
  26. Phương pháp kỳ khoản giảm dần (trả nợ gốc đều hàng kỳ). • Trường hợp tiền trả vốn gốc hằng kỳ là như nhau, tiền trả lãi hàng năm giảm dần và thay đổi tùy theo nợ của năm trước • P là vốn gốc (vay ban đầu) • Tiền trả nợ gốc = P/n ( như nhau trong vòng n năm) • Tiền trả lãi vay = Lãi suất × Nợ năm trước
  27. Bảng 3: Kế hoạch trả nợ KHOẢN MỤC Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Dư nợ đầu kỳ Số tiền trả nợ Lãi phát sinh trong kỳ (Lãi đến hạn) Nợ gốc đến hạn Dư nợ cuối kỳ Nợ vay tăng thêm (Nếu có)
  28. • Chú thích: • Khoản nợ vay tăng thêm phản ánh thời điểm của các khoản tín dụng được cung cấp. • Dư nợ cuối kỳ được xác định bằng cách lấy dư nợ đầu kỳ trừ đi số tiền trả nợ gốc trong kỳ cộng với nợ vay tăng thêm (nếu có). • Lãi phát sinh trong kỳ căn cứ vào dư nợ đầu kỳ tương ứng với từng thời đoạn nhân với lãi suất vay.
  29. 3.2.4. Bảng dự kiến doanh thu • Phản ánh thu nhập dự kiến từ khả năng tiêu thụ sản phẩm của các năm hoạt động trong tương lai của dự án.
  30. Bảng 4: Dự kiến doanh thu Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Công suất thiết kế (sp) Công suất huy động (%) Sản lượng sản xuất Hàng tồn kho Chênh lệch hàng tồn kho Sản lượng sản phẩm tiêu thụ Giá bán đơn vị sản phẩm Doanh thu
  31. 3.2.5. Bảng dự tính chi phí • Phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của dự án. • Các khoản mục chi phí được xác định căn cứ vào mức tiêu dùng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản lượng tương ứng với công suất huy động hàng năm và giá cả dự tính.
  32. Bảng 5: Dự tính chi phí Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Chi phí trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu Chi phí nhân công Chi phí nhiên liệu Chi phí sửa chữa bảo dưỡng Chi phí quản lý Chi phí bán hàng Tổng chi phí
  33. • Có ba phương pháp được sử dụng để tính chi phí của dự án: ➢Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh ➢Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch. ➢Phương pháp kết hợp.
  34. • Phương pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu: ➢ Dựa trên giả thiết cho rằng tất cả chi phí thành phần chiếm một tỷ lệ ổn định trong doanh số bán tương đối không thay đổi so với tỷ lệ của chúng trong quá khứ. ➢Các số liệu quá khứ được sử dụng là tỷ lệ trung bình của những năm gần nhất.
  35. • Phương pháp chi tiêu theo định mức kế hoạch: ➢ Xây dựng dựa trên những thông tin liên quan đến thời kỳ tương lai mà dự án sẽ hoạt động. ➢ Tính hợp lý của những khoản mục này không phụ thuộc vào doanh thu mà thay đổi tùy theo từng dự án cụ thể như định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho một đơn vị thành phẩm, mức sản lượng sản xuất, công nghệ sử dụng Do đó, nhà phân tích phải quyết định cần dành bao nhiêu nguồn lực để tạo ra khối lượng sản phẩm trong suốt thời gian hoạt động của dự án.
  36. • Phương pháp kết hợp: ➢ Dựa trên sự kết hợp của hai phương pháp trên để có thể đạt một kết quả tốt hơn. ➢ Bởi vì, khi ước tính chi phí của dự án có những khoản mục tỷ lệ thuận với doanh thu mà không tốn nhiều công sức để tính toán, bên cạnh đó có những khoản mục biến động rất lớn so với tỷ lệ doanh thu của chúng trong quá khứ. Những chi phí thuộc loại ít biến động như khấu hao, tiền lương quản lý
  37. 3.2.6. Bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án • Liên quan đến hai loại thuật ngữ tổng quát: doanh thu và chi phí. ➢ Doanh thu phản ánh mức hoàn thành đạt được từ hoạt động của dự án. ➢ Chi phí cho thấy mức nỗ lực đã tiêu hao (sự hao phí các yếu tố đầu vào và chi phí tài chính) để tạo ra mức doanh thu tương ứng. ➢ Cuối cùng, hai chỉ tiêu quan trọng phải được xác định trong bảng kế hoạch lãi lỗ của dự án là lợi nhuận và nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hàng năm.
  38. Bảng 6: Kế hoạch lãi lỗ KHOẢN MỤC Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm Năm n Doanh thu Chi phí hoạt động Khấu hao Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lãi vay phải trả Lợi nhuận trước thuế (EBT) Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế (EAT)
  39. • EBIT (Earnings before interest and tax) ➢ EBIT = Doanh thu – Chi phí hoạt động – Khấu hao • EBT (Earning before tax) ➢ EBT = EBIT – Lãi vay phải trả • EAT (Earnings After Tax) ➢ EAT = EBT – Thuế TNDN ➢ Thuế TNDN = Thuế suất thuế TNDN × EBT
  40. Lưu ý: • Doanh thu (Bảng 4. Dự kiến doanh thu) • Chi phí hoạt động (Bảng 5. Dự tính chi phí) • Khấu hao (Bảng 2. Kế hoạch khấu hao) • Lãi vay phải trả (Bảng 3. Kế hoạch trả nợ)
  41. 3.2.7. Bảng kế hoạch ngân lưu • 3.2.7.1. Khái niệm • Báo cáo ngân lưu (Cash Flow Statement) trình bày chi tiết tất cả các khoản thực thu, thực chi bằng tiền từ hoạt động đầu tư, kinh doanh và huy động vốn của dự án tương ứng với từng thời điểm phát sinh. Giá trị thanh lý 0 1 2 3 4 5 6 7 n
  42. • 3.2.7.2. Quy ước • Thu nhập và chi phí của dự án trong năm được giả định là đều phát sinh ở cuối năm. Do đó năm bắt đầu dự án (thời điểm hiện tại) là năm 0.
  43. a) Xác định tuổi thọ của dự án: ➢ Để ước lượng các giá trị của dòng ngân lưu tương lai. Người ta dựa vào tuổi thọ của thiết bị chính hoặc dòng đời sản phẩm để xác định tuổi thọ của dự án. ➢ Tuy nhiên có một số dự án có tuổi thọ rất dài thì việc ước lượng các khoản thu nhập và chi phí gắn liền với hoạt động tương lai của dự án sẽ không chính xác. Vì vậy, để đánh giá hiệu quả của dự án này ta chỉ tính tuổi thọ của dự án giới hạn trong một số năm cụ thể gắn liền với khả năng dự báo của chúng ta trong tương lai. Do đó năm thanh lý dự án chưa hẳn là năm kết thúc hoạt động của nó và giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được tính vào dự án như một khoản ngân lưu vào ở năm thanh lý dự án.
  44. b) Năm thanh lý dự án: ➢ Khi kết thúc dự án cần phải có thời gian bán tài sản và ghi nhận giá trị thanh lý. Do đó nếu dự án kết thúc ở năm n thì giá trị thanh lý được ghi nhận ở năm n+1.
  45. 3.2.7.3.Giản đồ ngân lưu của dự án (+) Giai đoạn hoạt động chi trừ 0 Thu Thu Giai đoạn Năm dự án đầu tư (-)
  46. Ví dụ: • Một dự án đầu tư có các tài liệu sau: ➢ Vốn đầu tư (Năm 0): ▪ Đất đai 1000 triệu đồng ▪ Máy móc thiết bị 3200 triệu đồng ▪ Tuổi thọ của MMTB 4 năm ▪ Phương pháp khấu hao đường thẳng ➢ Tài trợ: ▪ Vốn vay 30% chi phí đầu tư ▪ Lãi suất vay 12% năm ▪ Số kỳ trả nợ gốc đều 3 năm ▪ Phương pháp trả nợ Số dư giảm dần
  47. Ví dụ: ➢ Doanh thu: ▪ Năng lực sản xuất 15000 sản phẩm/ năm Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Công suất huy động 80% 90% 100% ▪ Giá bán 280.000đ/sản phẩm ➢ Chi phí sản xuất trực tiếp 50% doanh thu ▪ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%
  48. Bảng 1: Kế hoạch đầu tư (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Đất đai 1000 Máy móc thiết bị 3200 Tổng chi phí đầu tư 4200
  49. Bảng 2: Kế hoạch khấu hao của dự án (ĐVT: Triệu đồng) • Kiểu 1 Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Nguyên giá 3200 Khấu hao trong kỳ 800 800 800 800 Khấu hao lũy kế 800 1600 2400 3200 Đầu tư mới Giá trị còn lại cuối kỳ 3200 2400 1600 800 0
  50. Bảng 2: Kế hoạch khấu hao của dự án (ĐVT: Triệu đồng) • Kiểu 2 Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Giá trị đầu kỳ 3200 3200 2400 1600 800 Khấu hao trong kỳ 800 800 800 800 Khấu hao lũy kế 800 1600 2400 3200 Đầu tư mới Giá trị còn lại cuối kỳ 3200 2400 1600 800 0
  51. Lưu ý: • Chọn 1 trong 2 kiểu bảng • Đầu tư mới có thể có hoặc không tùy từng dự án. Trong ví dụ này không có dữ liệu của đầu tư mới. Vì vậy, không ghi thông tin gì vào mục Đầu tư mới
  52. Bảng 3: Kế hoạch trả nợ gốc và lãi vay (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Dư nợ đầu kỳ 1260 1260 840 420 571,2 520,8 470,4 Số tiền trả nợ Lãi phát sinh trong kỳ 151,2 100,8 50,4 (Lãi đến hạn) Nợ gốc đến hạn 420 420 420 1260 840 420 0 Dư nợ cuối kỳ
  53. Lưu ý: • Năm 0, bắt đầu vay ➢ Dư nợ đầu kỳ = Dư nợ cuối kỳ = 30% Chi phí đầu tư ➢ Chi phí đầu tư = 4200 (Bảng Kế hoạch đầu tư) ➢ Dư nợ đầu kỳ = Dư nợ cuối kỳ = 30% × 4200 = 1260 • Bắt đầu trả nợ ở năm 1, và trả trong vòng 3 năm (Năm 1, năm 2, năm 3) • Năm 1: ➢ Dư nợ đầu kỳ năm 1 = Dư nợ cuối kỳ năm 0 = 1260 ➢ Lãi suất vay = 12% ➢ Lãi phát sinh trong kỳ = 12% × 1260 = 151.2 ➢ Trả nợ theo phương pháp số dư giảm dần, trong 3 năm ➢ Nợ gốc đến hạn = 1260/4 = 420 ➢ Số tiền trả nợ = 151.2 + 420 = 571.2 ➢ Dư nợ cuối kỳ = 1260 – 420 = 840 • Tính toán tương tự với năm 2 và năm 3.
  54. Bảng 4 : Dự kiến doanh thu ( ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Công suất huy động 80% 90% 100% Sản lượng sản phẩm tiêu thụ 12000 13500 15000 Giá bán đơn vị sản phẩm 0.28 0.28 0.28 Doanh thu 3360 3780 4200
  55. Lưu ý: • Giả định: Dự án sản xuất bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu ➔Không có hàng tồn kho ➔Sản lượng sản xuất = Sản lượng sản phẩm tiêu thụ ➔Sản lượng sản phẩm tiêu thụ = Năng lực sản xuất (sp) × Công suất huy động (%) • Năng lực sản xuất hay Mức sản lượng tối đa hay Công suất thiết kế
  56. Bảng 5: Dự tính chi phí (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Chi phí trực tiếp 3360 3780 4200 Tổng chi phí 3360 3780 4200
  57. Lưu ý: • Chi phí trực tiếp hàng năm bằng 50% doanh thu hàng năm (Dữ liệu có sẵn)
  58. Bảng 6: Kế hoach lãi – lỗ của dự án (ĐVT: Triệu đồng) KHOẢN MỤC Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Doanh thu 3360 3780 4200 Chi phí hoạt động 1680 1890 2100 Khấu hao 800 800 800 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 880 1090 1300 (EBIT) Lãi vay phải trả 151.2 100.8 50.4 Lợi nhuận trước thuế (EBT) 728.8 989.2 1249.6 Thuế TNDN 204.06 276.98 349.89 Lợi nhuận sau thuế (EAT) 524.74 712.22 899.71
  59. Lưu ý: • Năm 1: • Doanh thu = 3360 (Bảng dự kiến doanh thu) • Chi phí hoạt động = 1680 (Bảng dự tính chi phí) • Khấu hao = 800 (Bảng kế hoạch khấu hao) • Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) = Doanh thu – Chi phí hoạt động – Khấu hao = 3360 - 1680 – 800 = 880 • Lãi vay phải trả = Lãi phát sinh trong kỳ = 151.2 (Bảng kế hoạch trả nợ) • Lợi nhuận trước thuế (EBT) = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) – Lãi vay phải trả = 800 – 151.2 = 728.8 • Thuế TNDN = Thuế suất thuế TNDN × Lợi nhuận trước thuế (EBT) = 28% × 728.8 = 204.06 • Lợi nhuận sau thuế (EAT) = Lợi nhuận trước thuế (EBT) - Thuế TNDN = 728.8 – 204.06 = 524. 74