Quy trình kỹ thuật cây cao su - Chương VII: Bảo vệ thực vật

pdf 61 trang vanle 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình kỹ thuật cây cao su - Chương VII: Bảo vệ thực vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquy_trinh_ky_thuat_cay_cao_su_chuong_vii_bao_ve_thuc_vat.pdf

Nội dung text: Quy trình kỹ thuật cây cao su - Chương VII: Bảo vệ thực vật

  1. Quy trình kỹ thuật cây cao su Chương VII BẢO VỆ THỰC VẬT Điều 166: Quy định chung về bảo vệ thực vật - Khi vườn cây bị nhiễm bệnh phải có biện pháp xử lý ngay theo các điều khoản nêu trong Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật. - Khi trên vườn cây cao su xuất hiện sâu, bệnh lạ chưa ghi ở Điều 167 dưới đây, phải báo về Tập đoàn và lấy mẫu ở bộ phận cây bị hại gửi về Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam để xác định tác nhân gây hại và có biện pháp xử lý đúng và kịp thời. - Phương pháp điều tra đánh giá mức độ các bệnh hại được thực hiện theo Phụ lục 10 của Quy trình. - Phương pháp pha thuốc được hướng dẫn ở Phụ lục 11 của Quy trình. - Không được thay đổi nồng độ và liều lượng thuốc đã ghi trong Quy trình. - Không được sử dụng các loại thuốc trừ sâu, bệnh có gốc đồng (Cu) trên vườn cao su kinh doanh. - Áp dụng các biện pháp an toàn khi quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Về mục lục 87
  2. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục I: CÁC SÂU BỆNH CHÍNH TRÊN CÂY CAO SU Điều 167: Sâu bệnh chính trên cây cao su (Bảng 20) Bảng 20: Các loại sâu bệnh chính trên các bộ phận của cây cao su Tác hại trên Tác Bộ phận nhân bị hại Cây cao su ở vườn nhân và Cây cao su ở vườn kiến thiết vườn ương cơ bản và vườn kinh doanh 1. Bệnh phấn trắng 1. Bệnh phấn trắng 2. Bệnh héo đen đầu lá 2. Bệnh héo đen đầu lá 3. Bệnh rụng lá mùa mưa 3. Bệnh rụng lá mùa mưa Lá 4. Bệnh Corynespora 4. Bệnh Corynespora 5. Bệnh đốm mắt chim 5. Cháy nắng 6. Cháy nắng 6a. Bệnh Nấm hồng Cành 7a. Bệnh Botryodiplodia 7a. Bệnh Botryodiplodia Bệnh 8. Khô ng n khô cành 6b. Bệnh Nấm hồng 7b. Bệnh Botryodiplodia 7b. Bệnh Botryodiplodia 8. Cháy nắng 8. Bệnh loét s c mặt cạo Thân 9. Khô mặt cạo 10. Sét đánh 11. Cháy nắng Rễ 12. Bệnh rễ nâu 1. Câu cấu 1. Câu cấu 2. Nhện đỏ, nhện vàng 2. Sâu róm Lá 3. Rệp sáp 3. Nhện đỏ, nhện vàng 4. Rệp vảy 4. Rệp sáp Sâu 5. Rệp vảy Vỏ cây 6. Sâu ăn vỏ 5. Mối 7. Mối Gốc và rễ 6. Sùng hại rễ 8. Sùng hại rễ 88 Về mục lục
  3. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục II: BỆNH LÁ Điều 168: Bệnh phấn trắng - Tác nhân: do nấm Oidium heveae Steinm. - Phân bố: khắp các vùng trồng cao su, tập trung vào mùa thay lá hàng năm. - Tác hại: bệnh gây rụng lá non và hoa cao su trên m i lứa tuổi. - Triệu chứng: trên lá bị bệnh có nấm màu trắng ở hai mặt lá (Hình VII.1). Các dòng vô tính bị nhiễm bệnh nặng là VM 515, PB 235, PB 255, RRIV 4, GT 1 - Xử lý: + Đối với vườn nhân, vườn ương và vườn cây kiến thiết cơ bản: sử dụng một trong các loại thuốc sau: bột lưu huỳnh thấm nước (Kumulus 80WP, Sulox 80WP) nồng độ 0,3%; hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2%; hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Arivit 250SC, ixazol 275SC) nồng độ 0,2% hoặc diniconazole (Sumi-Eight 12,5WP) nồng độ 0,05 - 0,1%. Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. + Đối với vườn cây kinh doanh, sử dụng các thuốc có hoạt chất hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2%; hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole ( ixazol 275SC, Arivit 250SC) nồng độ 0,2%; diniconazole (Sumi-Eight 12,5WP) nồng độ 0,05 - 0,1% hoặc carbendazim và mancozeb (CaMa 750WP) nồng độ 0,2 - 0,25%. Pha kết hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. Phun thuốc lên tán lá khi có 10% cây có lá non nhú chân chim trên vườn và ngừng phun khi 80% cây có lá ổn định. Dùng máy phun cao áp đạt độ cao trên 20 m, phun 2 - 3 lần, với chu kỳ 7 - 10 ngày/lần vào buổi sáng ít gió. Những nơi có điều kiện có thể sử dụng thêm phân bón qua lá. + Vào mùa ra lá mới (lá dạng chân chim), nếu hai ngày liên tiếp có sương mù dày đặc và nhiệt độ 20 - 24C, thì sẽ phun thuốc vào ngày thứ 3. Ưu tiên xử lý vùng thường bị phấn trắng hàng năm và vườn cây tơ trồng các dòng vô tính mẫn cảm (PB 235, VM 515, RRIV 4). Hình VII.1: Triệu chứng bệnh phấn trắng Về mục lục 89
  4. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 169: Bệnh h o đen đầu lá - Tác nhân: do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz.) Sacc. - Phân bố: bệnh xuất hiện vào mùa mưa. - Tác hại: bệnh gây hại cho lá non, chồi non trên vườn nhân, ương và kiến thiết cơ bản, có thể dẫn đến chết chồi và chết ng n. - Triệu chứng: bệnh gây rụng lá non dưới hai tuần tuổi, lá già không rụng thì méo mó, mặt lá gồ ghề (Hình VII.2). Bệnh gây khô ng n, khô cành từng phần hoặc chết cả cây. Các dòng vô tính nhiễm bệnh nặng là RRIM 600, GT 1, PB 255, RRIV 1, RRIV 3, RRIV 4 - Xử lý: + Sử dụng một trong các loại thuốc sau: carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,2% hoặc hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizole 5SC) nồng độ 0,2% hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Arivit 250SC, ixazol 275SC) nồng độ 0,2%; hoặc carbendazim và mancozeb (CaMa 750WP) nồng độ 0,2%. Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2%. + Chỉ xử lý trên vườn nhân, ương và vườn kiến thiết cơ bản năm 1 - 2. Phun thuốc lên lá non khi có 10% cây có lá nhú chân chim, ngừng phun khi 80% cây có tầng lá ổn định, với chu kỳ 7 - 10 ngày/lần vào buổi sáng ít gió. Hình VII.2: Triệu chứng bệnh h o đen đầu lá 90 Về mục lục
  5. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 170: Bệnh rụng lá mùa mưa - Tác nhân: do nấm Phytophthora botryosa Chee và P. palmivora (Bult.) Bult. - Phân bố: bệnh xảy ra trong mùa mưa dầm. - Tác hại: bệnh gây rụng lá già, mức độ gây hại khác nhau tuỳ từng vùng và dòng vô tính. - Triệu chứng: điển hình của bệnh là trên cuống lá bị rụng có một hoặc nhiều cục mủ trắng (Hình VII.3). Nấm cũng gây chết tược ghép mới trồng và chết cây con ở vườn nhân, vườn ương. Trên vườn cây kinh doanh, nấm có thể lan xuống mặt cạo gây ra bệnh loét s c mặt cạo. Các dòng vô tính nhiễm bệnh nặng là RRIM 600, GT1 - Xử lý: + Trường hợp vườn cao su non bị bệnh thì sử dụng hỗn hợp của metalaxyl và mancozeb (Vimonyl 72BTN, Mexyl 72WP) nồng độ 0,2%. Nếu chồi non nhiễm bệnh phải cắt bỏ phần bị thối và bôi thuốc metalaxyl + mancozeb nồng độ 2% sau đó bôi vaseline. + Trên vườn cây kinh doanh, khi bệnh xuất hiện thì bôi thuốc metalaxyl + mancozeb nồng độ 2% hoặc chế phẩm LSMC 99 lên mặt cạo để phòng trị bệnh loét s c mặt cạo. Hình VII.3: Triệu chứng bệnh rụng lá mùa mưa Về mục lục 91
  6. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 171: Bệnh Corynespora - Tác nhân: do nấm Corynespora cassiicola (Berk. & Curt.) Wei. - Phân bố: bệnh xuất hiện quanh năm và trên m i giai đoạn sinh trưởng của cây cao su. - Tác hại: gây hại đặc biệt nghiêm tr ng trên các dòng vô tính cao su mẫn cảm. Nấm tấn công lá và chồi, làm chết cây con vườn ương, giảm tỷ lệ mắt ghép hữu hiệu của vườn nhân. Bệnh có thể gây rụng lá hàng loạt nhiều lần, làm giảm sinh trưởng, năng suất và đôi khi gây chết cây trên vườn kiến thiết cơ bản và kinh doanh. - Triệu chứng: xuất hiện trên lá, cuống lá và chồi với những triệu chứng khác nhau tuỳ thuộc vào tuổi lá và tính mẫn cảm của dòng vô tính: + Trên lá: vết bệnh có hình tròn màu xám đến nâu với viền vàng xung quanh, trung tâm vết bệnh đôi khi hình thành lỗ. Lá non bị hại xoăn lại biến dạng sau đó rụng toàn bộ. Ở một số dòng vô tính, lá bệnh có triệu chứng đặc trưng với vết màu đen dạng xương cá d c theo gân lá. Nếu gặp điều kiện thuận lợi các vết lan rộng gây chết từng phần lá, sau đó toàn bộ lá đổi màu vàng - vàng cam và rụng từng lá một (Hình VII.4). + Trên chồi và cuống lá: vết nứt d c theo chồi và cuống lá dạng hình thoi, có mủ rỉ ra sau đó hoá đen, vết bệnh có thể phát triển dài đến 20 cm gây chết chồi, chết cả cây. Trên gỗ có s c đen chạy d c theo vết bệnh. Trên cuống lá có vết nứt màu đen chiều dài 0,5 - 3,0 mm. Nếu cuống lá bị hại, toàn bộ lá chét bị rụng khi còn xanh dù không có một triệu chứng nào xuất hiện trên phiến lá (Hình VII.4). - Xử lý: + Không trồng các dòng vô tính mẫn cảm như RRIC 103, RRIC 104, RRIM 725, RRIV 2, RRIV 3, RRIV 4 + Sử dụng một trong các công thức thuốc sau: hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Saizole 5SC, Vivil 5SC) nồng độ 0,2 - 0,3%; hỗn hợp carbendazim (Vicarben 50SC, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,1 - 0,15% và hexaconazole nồng độ 0,1 - 0,15% (phối trộn theo tỷ lệ 1:1) hoặc các loại thuốc phối trộn sẵn carbendazim và hexaconazole (Vixazol 275SC, Arivit 250SC) nồng độ 0,2 - 0,3%; hoặc carbendazim và mancozeb (CaMa 750WP) nồng độ 0,2 - 0,3%. Pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 0,2% (vườn ương, nhân, vườn năm 1), 0,3% (vườn năm 2 - 4), 0,5% (vườn năm 5 trở đi), phun ướt toàn bộ lá, chồi non, lưu ý phun mặt dưới lá. Nên luân phiên sử dụng các loại thuốc được khuyến cáo để tránh nấm hình thành tính kháng thuốc. + Đối với vườn kiến thiết cơ bản và kinh doanh, phun ướt toàn bộ tán lá, chồi non, lưu ý phun mặt dưới lá và phun tới ng n. Phun vào buổi sáng sớm và ngưng khi trời bắt đầu nắng gắt (10:00 - 10:30), phun 3 - 4 lần với chu kỳ 7 - 10 ngày/lần. 92 Về mục lục
  7. Quy trình kỹ thuật cây cao su + ườn cây kinh doanh phải giảm cường độ hoặc ngừng thu hoạch mủ nếu bệnh nặng. + Bón tăng lượng phân kali 25% so với quy trình để cây tăng sức chống chịu bệnh. + Thường xuyên kiểm tra vườn cây, đặc biệt khi thời tiết chuyển từ mưa sang nắng hạn, vì đây là điều kiện thuận lợi để bệnh bùng phát trở lại. Hình VII.4: Triệu chứng bệnh Corynespora (vết bệnh dạng đốm và xương cá Về mục lục 93
  8. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 172: Bệnh đốm mắt chim - Tác nhân: do nấm Drechslera heveae (Petch) M.B. Ellis. - Phân bố: bệnh thường xảy ra trên cây thực sinh trong vườn ương, nhất là vùng đất trũng, xấu. - Tác hại: bệnh gây hại cho lá non và chồi non làm cây sinh trưởng kém dẫn đến tỷ lệ sử dụng làm gốc ghép thấp. - Triệu chứng: vết bệnh đặc trưng như mắt chim, có kích thước 1 - 3 mm với màu trắng ở trung tâm và viền màu nâu rõ rệt bên ngoài, các vết luôn xuất hiện trên phiến lá. Trên lá non, nấm gây biến dạng và rụng từng lá chét một, trong khi trên lá già vết bệnh tồn tại trong suốt giai đoạn phát triển của lá. Chồi cây bị nhiễm bệnh thường bị phù to so với chồi bình thường (Hình VII.5). - Xử lý: + Làm sạch cỏ tạo cho vườn cây thông thoáng giảm điều kiện lây lan. + Bón phân cân đối và đầy đủ. + Phòng trị bằng thuốc bảo vệ thực vật: tương tự như phun trị bệnh héo đen đầu lá. Hình VII.5: Triệu chứng bệnh đốm mắt chim 94 Về mục lục
  9. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục III: BỆNH THÂN CÀNH Điều 173: Khô ngọn khô cành - Tác nhân: + Do hậu quả của các bệnh Corynespora, phấn trắng, héo đen đầu lá, rụng lá mùa mưa, Botryodiplodia, rệp + Do gió bão, rét, nắng hạn, sét đánh, thiếu phân bón, úng nước - Tác hại: có thể gây chết cây trong vườn nhân, vườn ương và vườn kiến thiết cơ bản. ới vườn cây kinh doanh, có thể gây chết một phần tán hay toàn bộ cây. - Xử lý: tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp xử lý thích hợp như bón phân, chống rét, chống hạn. Xử lý các bệnh lá và côn trùng kịp thời. Khi cây, cành bị bệnh thì phải cưa dưới phần bị chết 20 - 25 cm sau đó bôi một lớp mỏng vaseline. Điều 174: Bệnh Nấm hồng - Tác nhân: do nấm Corticium salmonicolor Berk. & Br. - Phân bố: bệnh nặng ở vùng có hai mùa mưa nắng rõ rệt, cao trình < 300 m. Bệnh thường xảy ra trong mùa mưa. - Tác hại: gây hại cho cây 3 - 8 tuổi làm chết cành, cụt ng n. - Triệu chứng: vết bệnh chỉ xuất hiện trên thân và cành có vỏ đã hoá nâu. Ban đầu vết bệnh có tơ nấm dạng “mạng nhện” màu trắng kèm theo vết mủ chảy. Lúc bệnh nặng nấm chuyển sang màu hồng, mủ chảy nhiều và lan rộng. Khi cành chết, lá khô không rụng, phía dưới vết bệnh m c ra nhiều chồi (Hình VII.6). - Xử lý: + Phát hiện bệnh sớm để xử lý kịp thời. Dùng một trong các loại thuốc sau: validamycine (Validacin 5L, Vanicide 5SL) nồng độ 1,0 - 1,2%, hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizol 5SC) nồng độ 0,5%. Các loại thuốc trên cần pha phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0%. + Sử dụng bình phun đeo vai có vòi nối dài phun phủ kín vết bệnh với chu kỳ 10 - 14 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh. Sau khi phun, phải kiểm tra, đánh dấu cây bệnh để xử lý lại nếu bệnh chưa khỏi. + Ngưng cạo mủ những cây bị chết tán và cây bị bệnh nặng. Vào mùa khô, tiến hành cưa cắt cây, cành bị chết và đưa ra bìa lô để đốt. Điều 175: Bệnh Botryodiplodia - Tác nhân: do nấm Botryodiplodia theobromae Pat. - Phân bố: xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn sinh trưởng của cây cao su và tập trung vào mùa mưa. ị trí gây hại chủ yếu trên chồi, cành và thân có vỏ từ xanh đến hoá nâu. Về mục lục 95
  10. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Tác hại: bệnh làm giảm tỷ lệ ghép sống, chết cây con, chậm sinh trưởng và nhất là có thể gây giảm sản lượng đến 20 - 30% cho vườn cây kinh doanh. Bệnh cũng góp phần làm gia tăng tỷ lệ cây khô mặt cạo. - Triệu chứng: + ườn ương: gốc ghép xuất hiện những nốt mụn nhỏ sau đó liên kết với nhau làm vỏ sần sùi, ít mủ và khó bóc vỏ khi ghép gây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống. Trên cây ghép, bệnh xuất hiện tại vị trí mắt ghép, bắt đầu vào thời điểm mở băng, gây hiện tượng chết mắt ghép. + Tum bầu và vườn tái canh - trồng mới: triệu chứng ban đầu là vết lõm có màu đậm, sau đó lan rộng và làm chết khô toàn bộ chồi. Phần gỗ bị chết có màu trắng với những vân nhỏ màu nâu đen, vỏ chết khó tách khỏi gỗ. + ườn nhân: trên cành gỗ ghép xuất hiện những nốt mụn nhỏ trên vỏ xanh nâu, sau đó liên kết lại. Cành bệnh ít mủ, khó bóc vỏ khi ghép làm giảm tỷ lệ ghép sống (Hình VII.7a). + ườn cây 1 - 2 năm tuổi: trên chồi xuất hiện vết nứt hình thoi kích thước 5 - 10 mm sau đó phát triển theo hướng lên trên và xuống dưới. ết bệnh thường có mủ rỉ ra sau đó mủ bị hóa đen, phần vỏ và gỗ bị khô và xốp. Khi vết bệnh lan rộng, tán lá non sẽ khô và héo rũ nhưng không rụng, trên phần vỏ bị chết xuất hiện những đốm có màu nâu đen (Hình VII.7b). Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa, mức độ gây hại rải rác hay tập trung 10 - 15 cây điểm. + ườn cây từ 3 năm tuổi trở lên: ban đầu xuất hiện những nốt mụn nhỏ 1 - 2 mm rải rác, sau đó các nốt mụn liên kết lại thành từng cụm với diện tích 4 - 5 cm2 hoặc lan ra toàn bộ thân cành. Cây bị nhiễm bệnh nặng, biểu bì dày lên do nhiều lớp tạo thành, bong tróc ra khỏi vỏ (Hình VII.7c và VII.7d). Lớp vỏ cứng và vỏ mềm trở nên cứng và dày hơn, sau đó xuất hiện những vết nứt, đôi khi có mủ rỉ ra và bên dưới không có đệm mủ. Vết nứt trên vỏ cây cao su do bệnh diễn biến rất chậm, chủ yếu theo hướng từ ngoài vào trong. Cây chậm phát triển, vỏ nguyên sinh bị u lồi, bề mặt gồ ghề nên không thể mở cạo hoặc có thể gây chết cây. - Xử lý: + Sử dụng một trong các loại thuốc sau: carbendazim (Vicarben 50HP, Carbenzim 500FL, Carbenvil 50SC, Glory 50SC) nồng độ 0,5% hoặc hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole (Arivit 250SC, ixazol 275SC) nồng độ 0,5%. Các loại thuốc trên cần phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0%. + Phun ướt toàn bộ vết bệnh 2 - 3 lần với chu kỳ 2 - 3 tuần/lần. 96 Về mục lục
  11. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VII.6: Triệu chứng bệnh Nấm hồng trên cành và thân cây Hình VII.7a: Triệu chứng bệnh Hình VII.7b: Triệu chứng bệnh Botryodiplodia trên cành gỗ Botryodiplodia trên cây kiến thiết ghép cơ bản Hình VII.7c: Triệu chứng bệnh Hình VII.7d: Triệu chứng bệnh Botryodiplodia nhẹ trên thân Botryodiplodia nặng trên thân Về mục lục 97
  12. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục IV: BỆNH MẶT CẠO Điều 176: Bệnh loét sọc mặt cạo - Tác nhân: do nấm Phytophthora palmivora và P. botryosa. - Phân bố: bệnh xảy ra phổ biến ở vùng mưa và độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. - Tác hại: khi cây bị nặng, vết bệnh phá hủy toàn bộ mặt cạo và phát triển lên mặt cạo tái sinh cũng như vỏ nguyên sinh, đưa đến hậu quả làm mất diện tích mặt cạo và khó khăn cho việc cạo mủ sau này. Nếu mặt cạo bị hại nặng có thể làm giảm sản lượng đến 100%. - Triệu chứng: triệu chứng ban đầu không rõ rệt với những s c nhỏ hơi lõm vào có màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và song song với thân cây (Hình VII.8). Nếu không phòng trị các vết sẽ liên kết lại thành từng mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn và có mủ cũng như dịch màu vàng rỉ ra từ vết thương có mùi hôi thối. Dưới vết bệnh có đệm mủ và những s c đen trên gỗ, lúc này tượng tầng bị hủy hoại và để lộ gỗ, đây là vị trí thuận lợi cho mối m t xâm nhập làm gãy đổ cây. - Xử lý: Gián tiếp: + Không cạo khi mặt cạo còn ướt và cạo phạm vì đó là điều kiện tốt cho nấm xâm nhập. + Cạo đúng kỹ thuật và diệt cỏ dại mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt. + Một số vùng bị rụng lá mùa mưa và loét s c mặt cạo nặng nên giảm chu kỳ cạo hoặc nghỉ cạo trong thời gian mưa dầm. + Dùng máng chắn mưa hoặc mái che mưa. Trực tiếp: + Sử dụng thuốc metalaxyl + mancozeb (Vimonyl 72BTN, Mexyl 72WP) nồng độ 2%, phối hợp thêm chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0%; hoặc chế phẩm LSMC 99 quét băng rộng 1,0 - 1,5 cm trên miệng cạo sau khi thu mủ. Hình VII.8: Triệu chứng bệnh loét sọc mặt cạo 98 Về mục lục
  13. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 177: Bệnh Botryodiplodia trên mặt cạo - Tác nhân: do nấm Botryodiplodia theobromae Pat. - Phân bố: bệnh xuất hiện trên các vùng trồng cao su, gây hại cho vỏ nguyên sinh hoá nâu của vùng mặt cạo. - Tác hại: vườn cây đang thu hoạch mủ làm hư mặt cạo và giảm sản lượng mủ. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng cho dòng vô tính RRIV 4, VM 515, PB 235 và PB 260. - Triệu chứng: mụn nhỏ 1 - 2 mm rải rác trên phần mặt cạo, sau đó liên kết lại với diện tích 4 - 5 cm2 hoặc lan ra toàn bộ thân cành. Vỏ trở nên cứng và dày hơn, sau đó xuất hiện những vết nứt hình dạng bất định, đôi khi có mủ rĩ ra và bên dưới không có đệm mủ (Hình VII.9a và VII.9b). Sản lượng trên cây giảm và dẫn đến khô mặt cạo. - Phòng trị: sử dụng hỗn hợp của carbendazim và hexaconazole nồng độ 0,5% phối hợp với chất bám dính BDNH 2000 nồng độ 1,0 - 1,5%. Dùng bình phun đeo vai xử lý 2 - 3 lần với chu kỳ 7 - 10 ngày lần. Phun phủ kín vết bệnh. Chú ý phun kỹ độ cao 0 - 2 m cách chân voi. Cho nghỉ cạo cây bị bệnh nặng để điều trị khỏi hẳn. Hình VII.9a: Bệnh Botryodiplodia gây Hình VII.9b: Vết bệnh Botryodiplodia khô mặt cạo gây nứt vỏ Về mục lục 99
  14. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 178. Bệnh khô mặt cạo - Tác nhân: không do tác nhân vi sinh vật, mà là hiện tượng sinh lý, hậu quả của việc cạo mủ quá cường độ trong thời gian dài, làm cây không đủ thời gian và dinh dưỡng để tái tạo mủ hoặc do đặc tính sinh lý của cá thể. - Phân bố: xuất hiện trên tất cả các vườn cao su kinh doanh; đôi khi cũng xuất hiện trên cây chưa cạo mủ, nhưng ít gây thiệt hại đáng kể. - Tác hại: làm mất sản lượng trước mắt và lâu dài trong suốt chu kỳ kinh tế. - Triệu chứng: triệu chứng ban đầu chỉ xác định trong khi cạo, một phần miệng cạo không có mủ, có hiện tượng đông mủ sớm trên miệng cạo. Phần trong vỏ có màu nâu nhạt đến đậm, hiện tượng này phát triển chủ yếu ở vùng dưới miệng cạo và lan nhanh. Nếu tiếp tục cạo mủ, bệnh sẽ phát triển sau đó toàn bộ mặt cạo bị khô có màu nâu và vỏ cây bị nứt, vết nứt thường xuất phát từ miệng cạo và lan dần xuống mặt cạo hoặc từ dưới gốc lên theo đường ống mủ. Cây bị khô mủ toàn phần, vẫn không có một dấu hiệu khác biệt nào trên tán lá và cây vẫn sinh trưởng bình thường. Có thể phân cây khô mủ thành hai loại: + Khô mủ toàn phần: miệng cạo bị khô hoàn toàn, mặt cạo bị khô và xuất hiện các vết nứt trên vỏ cạo. + Khô mủ từng phần: miệng cạo bị khô từng đoạn ngắn. Nếu cho cây nghỉ cạo một thời gian thì cây có thể phục hồi và cho mủ bình thường. - Xử lý: + Phòng: cạo đúng chế độ cạo quy định. Chăm sóc, bón phân đầy đủ cho vườn cây, nhất là vườn có bôi chất kích thích mủ phải tuân thủ theo quy định đã nêu trong phần thu hoạch mủ. + Trị: hiện nay, chưa bất kỳ giải pháp nào trị bệnh có hiệu quả do tác nhân sinh lý. Khi thấy cây cạo không có mủ trên 1/2 chiều dài miệng cạo phải nghỉ cạo 1 - 2 tháng, sau đó kiểm tra tình trạng bệnh, nếu khỏi thì cạo lại với cường độ nhẹ hơn. 100 Về mục lục
  15. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục V: BỆNH RỄ Điều 179: Bệnh rễ nâu - Tác nhân: do nấm Phellinus noxius (Corner) G. H. Cunn. - Phân bố: bệnh thường xuất hiện trên cây cao su trồng tại những vùng trước đây là rừng có nhiều cây thân gỗ hay vườn cây tái canh. Nếu hố trồng còn rễ cây thì có nguy cơ nhiễm bệnh do nguồn nấm đã có sẵn lây qua cây cao su. - Tác hại: gây chết cây. - Triệu chứng: biểu hiện của bệnh xuất hiện trên tán lá và rễ, cần quan sát kết hợp hai phần để có xác định chính xác nhất (Hình VII.10). + Trên tán lá: tán lá còi c c, lá có màu xanh hơi vàng co rút và cụp xuống. Nhiều cành nhỏ ở phần dưới tán bị rụng lá. Sau đó, toàn bộ tán lá bị rụng và cây chết. + Trên rễ: điển hình cho các loại bệnh rễ. Trên rễ bệnh m c nhiều rễ con chằng chịt, dính lớp đất dày 3 - 4 mm khó rửa sạch. Sau khi rửa sạch, mặt ngoài rễ có màu vàng nâu. Phần gỗ chết có những vân màu nâu đen, dễ bóp nát. Quả thể thường xuất hiện trên thân gần mặt đất. Triệu chứng trên rễ là dấu hiệu chính để xác định cây bị nhiễm bệnh. - Xử lý: + Phòng: khi khai hoang phải d n sạch rễ trong hố trồng để giảm nguồn lây nhiễm ban đầu. Trên vùng có nguy cơ xuất hiện bệnh, trộn 100 - 150 g bột lưu huỳnh vào hố 5 - 7 ngày trước khi trồng. + Trị: với cây bị bệnh và những cây kế cận, dùng thuốc hexaconazole (Anvil 5SC, Hexin 5SC, Vivil 5SC, Saizol 5SC) nồng độ 0,5% pha trong nước tưới quanh gốc trong bán kính 0,5 m với liều lượng 3 - 5 lít/cây và phải xử lý 2 - 3 lần với chu kỳ 2 tháng/lần. + Với cây bị bệnh nặng, dùng tridemorph (Calixin 75EC) pha trong hỗn hợp vaseline và dầu hạt cao su nồng độ 10% quét lên phần rễ chính. + Với các cây bị chết, cưa cách mặt đất 10 - 15 cm sau đó dùng triclopyr (Garlon 250EC) pha nồng độ 5% trong dầu diesel quét lên vết cắt hoặc đào hết gốc rễ để tiêu hủy nguồn bệnh. Hình VII.10: Triệu chứng bệnh rễ nâu trên cổ rễ Về mục lục 101
  16. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục VI: NHỮNG TÁC HẠI KHÁC Điều 180: Cháy nắng - Tác nhân: do tác động của nhiệt độ cao. Một số trường hợp điển hình như sau: + Do nhiệt độ thay đổi đột ngột khi chuyển cây non trong bóng mát đưa ra trồng gặp nắng. + Tưới không đủ ẩm, biên độ nhiệt độ chênh lệch trong ngày cao. + Tủ và làm bồn không kỹ gây bức xạ nhiệt, thường xảy ra ở vùng có đất kết von gần bề mặt hoặc vào mùa nắng nóng kéo dài. - Phân bố: xảy ra trên vườn cây kiến thiết cơ bản, vườn nhân và vườn ương. Thường xuất hiện phổ biến vào mùa khô. - Triệu chứng: lá cháy loang lổ hoặc từng phần với màu trắng bạc sau đó chuyển qua màu nâu, tiếp theo lá bị rụng hoặc héo rũ, chồi non chết do mất nước. Trên cây kiến thiết cơ bản, phần thân hoá nâu gần mặt đất 0 - 20 cm xuất hiện vết lõm hình mũi mác có màu đậm và vỏ bị chết. ết bệnh hướng cùng một phía phổ biến ở hướng Tây và Tây Nam (Hình VII.11). - Xử lý: vườn ương, vườn nhân cần được tưới nước đầy đủ vào lúc trời mát. ới vườn cây kiến thiết cơ bản, cần làm bồn, tủ gốc kỹ và cách xa gốc cây cao su 10 cm trong giai đoạn mùa khô. Quét vôi 5% trên thân cây ở vùng bệnh thường xuất hiện. Khi cây bị chết chồi, cưa dưới vết bệnh 10 - 20 cm ở góc nghiêng 45 và dùng vaseline bôi một lớp mỏng tại vị trí cắt. Điều 181: S t đánh - Tác nhân: do tác động của dòng điện có cường độ cao. - Phân bố: xuất hiện không theo quy luật và xảy ra trong mùa mưa, nhất là giao điểm giữa mùa khô và mùa mưa. - Tác hại: có khả năng gây hại cho cây cao su kiến thiết cơ bản và cây đang thu hạch mủ. Có thể làm chết cành hay chết toàn bộ cây. - Triệu chứng: xảy ra rất nhanh, trên tán lá bị héo như nhúng nước sôi. Sau đó, lá bị rụng khi vẫn còn xanh. Vỏ bị khô và có màu nâu đậm, khi bẻ đôi mảnh vỏ có sợi tơ trắng do mủ bị khô. Phần gỗ ngay sát tượng tầng bị khô và có những đám s c màu đen. Các cây bị hại tập trung thành từng điểm và rải rác trong lô. Sau 1 - 2 tuần, phần gỗ và vỏ bị khô xuất hiện bột màu vàng nhạt do m t xâm nhập (Hình VII.12). - Xử lý: cần phát hiện sớm, cưa cắt dưới vị trí bị chết 20 - 30 cm và bôi vaseline. Dùng dung dịch vôi 5% quét lên phần thân cây bị hại. ới cây đang thu hoạch mủ, cho ngưng cạo những cây bị hại để có thời gian hồi phục. 102 Về mục lục
  17. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 182: R t hại - Tác nhân: do tác động của nhiệt độ thấp (dưới 10C) kéo dài. - Phân bố: xuất hiện vào mùa rét, sườn đồi hướng về phía Bắc và vùng thung lũng. - Tác hại: gây hại cho cao su vườn nhân, vườn ương, kiến thiết cơ bản và cao su đang thu hoạch mủ làm chết chồi hay chết toàn bộ cây. - Triệu chứng: khi nhiệt độ thấp hơn 10C kéo dài, lá non bị biến dạng sau đó chết, lá già bị héo khô. Đỉnh sinh trưởng bị chết và lan rộng xuống thân có màu đen. Trên thân xuất hiện vết nứt, ban đầu rỉ dịch vàng tiếp theo là mủ chảy thành vệt. Nếu nhiệt độ thấp kéo dài có thể chết cả cây (Hình VII.13). - Xử lý: + Không sử dụng phân bón kích thích ra chồi, lá non vào mùa rét. + Làm bồn tủ gốc sẽ giúp cây chống chịu rét tốt hơn. + Trên vườn cây kiến thiết cơ bản: khi thân đã chết, cắt dưới vị trí bị chết 20 - 30 cm và bôi vaseline. Khi cây phục hồi sau rét thì tiến hành tỉa chồi và tạo tán để duy trì một thân chính giúp cây hồi phục hoàn toàn. + Trên thân cây: nạo bỏ phần vỏ cây bị chết và bôi vaseline. Điều 183: Ngộ độc thuốc trừ cỏ, thuốc trừ nấm hoặc phân bón lá - Tác nhân: do cây tiếp xúc với thuốc trừ cỏ hoặc sử dụng thuốc trừ nấm, phân bón lá ở nồng độ cao vượt quá ngưỡng cho phép. - Tác hại: gây ngộ độc cho cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng, nhất là cây con trong vườn ương, vườn nhân và kiến thiết cơ bản. - Triệu chứng: triệu chứng ngộ độc ở mức nhẹ là phiến lá gợn sóng, biến dạng, nhăn và bề mặt lá gồ ghề. Nặng hơn là những vết cháy loang lổ trên lá (mô lá bị chết), lá chuyển sang màu vàng, mép lá quăn hướng lên, lá rụng, cây bị chùn đ t, chết chồi và phát sinh nhiều chồi dại (Hình VII.14). - Xử lý: trường hợp cây bị nhiễm độc nhẹ nên tưới nước lên tán lá để rữa trôi bớt lượng thuốc bám trên lá và giúp cây giải độc. Trường hợp nhiễm độc nặng (chết chồi) cưa cắt dưới vị trí bị chết 10 - 20 cm và bôi vaseline lên vết cắt để cây sản sinh chồi mới. Về mục lục 103
  18. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VII.11: Cháy nắng Hình VII.12: S t đánh Hình VII.13: Rét hại Hình VII.14: Ngộ độc thuốc trừ cỏ gốc glyphosate 104 Về mục lục
  19. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục VII: SÂU HẠI Điều 184: Câu cấu ăn lá (Hypomeces squamosus) - Sâu thuộc bộ cánh cứng, cánh có màu ánh kim (Hình VII.15) thường sống từng cụm 3 - 4 con, núp phía dưới mặt lá, giả chết khi rơi xuống đất, bay không xa, ăn gặm lá già chừa gân lá lại. Ấu trùng ăn rễ cao su. - Xử lý: bắt câu cấu bằng vợt, phun thuốc trừ sâu gốc dimethoate (Bi 58 40EC) nồng độ 0,25% hoặc pyrethroid (Sumicidin 20EC hoặc 40EC) theo hướng dẫn trên nhãn dán ở bao bì thuốc. Điều 185: Sâu róm và sâu đo ăn lá (thuộc họ Noctuidae và Tortricidae) Sâu ăn lá và chồi non cây cao su. Khi có dịch hại lớn thì phun thuốc gốc diazinon (Basudin) hoặc fenobucarb (Bassa) theo hướng dẫn trên nhãn dán ở bao bì thuốc. Điều 186: Nhện đỏ và nhện vàng - Xuất hiện trong mùa ra lá mới cùng lúc với bệnh rụng lá phấn trắng. Nhện thường gặp trên cây cao su ở vườn cây con và vườn cây kiến thiết cơ bản, nằm ở mặt dưới lá. Lá bị nhện vàng gây hại thì có gợn sóng, hai mép lá không đối xứng nên dễ lầm với triệu chứng thiếu kẽm (Zn). Lá bị nhện vàng hại thì hai bên mép lá co lại. - Xử lý: chỉ phun thuốc khi dịch hại nặng, dùng thuốc gốc abamectin hay cypermethrin nồng độ 0,1 - 0,2%. Điều 187: Sâu ăn vỏ - Gây hại cho vỏ nguyên sinh và tái sinh làm ảnh hưởng đến thu hoạch mủ cao su. Một số loài thường gặp là Euproctis subnotata, Hemithe brachteigutta và Acanthopsyche snelleni. - Xử lý: có thể diệt trừ bằng một số loại thuốc trừ sâu gốc endosulfan (Thiodan) hoặc pyrethroid (Sumicidine) nồng độ 0,1 - 0,3%. Điều 188: Mối gây hại cây cao su - Do Globitermes sulphureus Haviland (Hình VII.16) và Coptotermes curvignathus Holmgren thuộc h Termitidae, bộ Isoptera. Mối thường làm thành những đường bùn ướt nổi lên trên mặt đất, ăn rễ làm chết cây. - Xử lý: + Không lấp rác, cỏ tươi xuống hố trồng. Tủ rác giữ ẩm phải xa gốc cao su, làm cỏ không gây vết thương cổ rễ. + Dùng thuốc gốc chlorpyrifos (Lentrek 40EC ) nồng độ 0,15 - 0,2% tưới lên tổ mối với liều lượng 4 - 5 lít/tổ mối hoặc quanh gốc cây với liều lượng 0,5 - 1,0 lít/cây. + Tại những vùng có mối hay gây hại, khi chuẩn bị hỗn hợp phân bò tươi để hồ rễ tum cần pha thêm chlorpyrifos nồng độ 0,5%. Với cây bầu, tưới chlorpyrifos nồng độ 0,5% với liều lượng 50 ml/bầu vào thời điểm 2 - 3 ngày trước khi đem trồng. Về mục lục 105
  20. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 189: Sùng hại rễ cây (họ Melolonthidae) - Phân bố: thường xuất hiện ở vùng đất xám, nhất là nơi sử dụng phân hữu cơ chưa hoai mục hay nơi có chăn thả trâu, bò. - Tác nhân: sùng là tên g i chung cho ấu trùng của các loài b rầy cánh cứng. Ấu trùng màu trắng kem, thân cong chữ C (Hình VII.17), ăn rễ cây, gây chết cây hay gãy đổ. - Xử lý: + Không chăn thả trâu bò trong vườn cao su. + Tuyệt đối không dùng phân hữu cơ chưa hoai mục để bón cho vườn cao su. + Dùng thuốc trừ sâu gốc carbaryl (Baryl annong 85BTN; Carbavin 85WP ) nồng độ 0,1% tưới xung quanh gốc hay ethoprophos (Mocap 10G imoca 10G ) 10 g hố. Trong vườn ương, nơi thường có sùng thì phải xử lý đất trước khi đặt hạt cao su bằng carbaryl hay ethoprophos. Điều 190: Rệp sáp (Pinnaspis aspidistrae), Rệp vảy (Saissetia nigra Nietn., S. oleae Olivier và Lepidosaphes cocculi) - Là côn trùng chích hút, gây hại cho lá, chồi non và cành trên cao su kiến thiết cơ bản 1 - 4 năm tuổi; trên vườn nhân, vườn ương làm rụng lá, sinh trưởng còi c c hoặc gây chết cành (Hình VII.18). Ngoài cây cao su chúng còn gây hại cho cây trồng xen và cây thảm phủ. - Xử lý: dùng thuốc gốc abamectin, cypermethrin nồng độ 0,1 - 0,2% hay benfuracab (Oncol 20EC) nồng độ 0,3 - 0,4%; hỗn hợp chloropyrifos + fipronil (Wellof 330EC) nồng độ 0,2 - 0,3% phun trên phần cây bị hại, 2 - 3 lần với chu kỳ 1 tuần/lần. Điều 191: Bọ đen (Lyprops curticollis Frm) - Là côn trùng không gây hại trực tiếp cho cây cao su, thường sống trên thân cây, khi tập trung số lượng lớn trên mặt cạo sẽ làm cản trở việc thu hoạch mủ, đôi khi là nguồn tạp chất của mủ. - Xử lý: dùng thuốc gốc chlorpyrifos nồng độ 0,2% hay hỗn hợp chlorpyrifos + fipronil (Wellof 330EC) nồng độ 0,2 - 0,3% phun trên phần thân cây có nhiều b đen. Điều 192: Bọ rùa (Epilachna indica và Harmonia axyridis) - Ấu trùng thường xuất hiện vào mùa thay lá, ăn hại phần thịt lá non gây vàng và biến dạng lá. Ngoài cây cao su chúng còn gây hại cho cây trồng xen và cây thảm phủ. - Xử lý: dùng thuốc gốc carbaryl (Sevin 85S, Baryl annong 85BTN; Carbavin 85WP ) nồng độ 0,3 - 0,4% hoặc thuốc gốc chlorpyrifos nồng độ 0,2% phun lên lá 2 - 3 lần với chu kỳ 1 tuần/lần. 106 Về mục lục
  21. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình VII.15: Câu cấu ăn lá cao su Hình VII.16: Mối thợ gây hại cao su Hình VII.17: Ấu trùng sùng hại rễ Hình VII.18: Rệp vẩy Về mục lục 107
  22. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục VIII: QUẢN LÝ CỎ DẠI Điều 193: Quản lý cỏ cho vườn ương - Đối với vườn ương làm cỏ thủ công là chính, có thể sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm ở các thời điểm thích hợp. - Sử dụng thuốc trừ cỏ: + Thuốc trừ cỏ: dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm gốc oxadiazon (Ronstar 25EC) hoặc S-metolachlor (Dual Gold 960EC) liều lượng 2,0 - 2,5 lít/ha, thuốc được pha trong nước 400 - 500 lít/ha. + Chuẩn bị đất: đất được làm sạch cỏ và tàn dư thực vật sau đó san bằng phẳng bề mặt. + Phun thuốc: dùng bình phun đeo vai có dung tích 8 - 15 lít, chia làm hai đợt, đợt đầu thời điểm 3 - 5 ngày trước khi đặt hạt hoặc trồng cây con và đợt hai lúc 45 - 50 ngày sau đợt phun lần đầu. Lưu ý: Phun thuốc trải đều bề mặt đất khi đủ độ ẩm và không xáo trộn bề mặt đất sau khi phun thuốc ít nhất 7 ngày. Phun đợt 2 trên mặt đất và hạn chế để thuốc tiếp xúc với cây con. Điều 194: Quản lý cỏ cho thảm phủ họ đậu - Thuốc trừ cỏ: dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm gốc oxadiazon (Ronstar 25EC) hoặc S-metolachlor (Dual Gold 960EC) liều lượng 1,5 - 2,0 lít/ha, thuốc được pha trong nước 400 - 500 lít/ha. - Chuẩn bị đất: đất được làm sạch cỏ và tàn dư thực vật, sau đó san bằng phẳng bề mặt. - Phun thuốc: vào thời điểm 3 - 5 ngày trước khi gieo hạt và không xáo trộn bề mặt đất sau khi phun thuốc ít nhất 7 ngày. Điều 195: Cỏ tranh (Imperata cylindrica (L) Beauv.) - Dùng thuốc trừ cỏ glyphosate IPA 480 g/lít với liều lượng 4 - 5 lít /ha. - Lượng nước từ 25 - 30 lít/ha nếu dùng máy phun CDA; lượng nước 400 - 500 lít/ha nếu dùng bình phun đeo vai hoặc máy phun khác. Chỉ dùng nước sạch để pha thuốc. - Thời vụ phun: tốt nhất là khi cỏ sinh trưởng mạnh, lá còn xanh, chưa ra hoa. - Thời gian phun thuốc vào buổi sáng, không phun vào buổi chiều. Phun xong 4 - 6 giờ trước khi có mưa thì hiệu quả diệt cỏ cao nhất. - Không phát cỏ, cày, cuốc trong khu vực phun thuốc từ 3 - 4 tuần sau khi phun, để thuốc lưu dẫn xuống diệt thân ngầm của cỏ. Sau thời gian này có thể cày trồng xen. - Không để thuốc tiếp xúc với lá, chồi non, vỏ xanh cây cao su. 108 Về mục lục
  23. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 196: Cỏ lá trúc, le Glyphosate IPA 480 g/lít với liều lượng 8,0 - 10,0 lít/ha phối hợp với diuron 1,5 - 2 kg/ha (Diuron 80WP) pha trong 500 - 600 lít nước. Phun ướt toàn bộ phần hoá xanh của cỏ vào giai đoạn cỏ đang sinh trưởng mạnh. Thời gian phun thuốc vào buổi sáng, không phun vào buổi chiều. Phun xong 4 - 6 giờ trước khi có mưa thì hiệu quả diệt cỏ cao nhất. Điều 197: Các loại cỏ khác Dùng một trong các hỗn hợp sau: - Glyphosate IPA 480 g/lít với liều lượng 2,0 - 2,5 lít/ha. - Glyphosate IPA 480 g/lít với liều lượng 2,0 lít/ha phối hợp với metsulfuron- methyl (Ally 20DF, Alliance 20DF) 50 - 60 g/ha hoặc với triclopyr (Garlon 250) 0,5 lít/ha. Về mục lục 109
  24. Quy trình kỹ thuật cây cao su Mục IX: SỬ DỤNG, BẢO QUẢN THUỐC VÀ AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ THỰC VẬT Điều 198: Sử dụng thuốc Để sử dụng thuốc có hiệu quả phải theo yêu cầu 4 đúng như sau: - Đúng thuốc: mỗi thuốc chỉ dùng để phòng trừ cho đối tượng thích hợp. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục do Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho phép. - Đúng lúc: đúng giai đoạn phát sinh phát triển của tác nhân gây hại để thuốc có tác dụng diệt đạt hiệu quả cao. - Đúng cách: mỗi loại thuốc có cách dùng khác nhau. Phải theo đúng đặc tính của thuốc và sự hướng dẫn trong quy trình. - Đúng nồng độ, liều lượng: không tự ý tăng hoặc giảm nồng độ, liều lượng thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý hoặc có tác dụng ngược như gây hại cho người và cây cao su. Điều 199: Độc tính của thuốc bảo vệ thực vật - Tất cả các thuốc bảo vệ thực vật đều có thể gây độc đến con người và môi trường. - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2009) chia thuốc bảo vệ thực vật thành nhóm sau: Phân hạng LD50 trên chuột (mg/kg) của WHO Độc tính Qua miệng Qua da I a Cực độc 2.000 > 2.000 U Không gây độc cấp tính > 5.000 Trị số LD50 càng nhỏ thì độc tính càng cao. Điều 200: An toàn khi dùng thuốc bảo vệ thực vật - Không ăn, hút thuốc trong khi đang phun thuốc. Không dùng thuốc vào mục đích khác như trị ghẻ, rệp, chí, muỗi - Cần có trang bị bảo hộ lao động khi pha chế và phun thuốc. Sau khi phun phải thay quần áo và giặt sạch. Thời gian tiếp xúc thuốc tối đa không quá 6 giờ trong ngày. - Không sử dụng bình phun bị rò rỉ vì có thể gây ngộ độc. Rửa sạch bình sau khi phun và không đổ xuống ao, hồ hoặc nơi chăn thả gia súc. 110 Về mục lục
  25. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Không phun ngược chiều gió và tránh để thuốc tiếp xúc với tất cả các bộ phận của cơ thể. Nếu bị dính thuốc cần rửa ngay và rửa nhiều lần bằng nước sạch và xà phòng. Nếu cảm thấy mệt nên nghỉ ngơi và thay người khác. - Không sử dụng bao bì đựng thuốc vào bất kỳ mục đích nào khác. - Không sử dụng bao bì thực phẩm để đựng thuốc bảo vệ thực vật. - Không sử dụng trẻ em và phụ nữ có thai vào bất kỳ công việc gì có liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật. - Trong trường hợp bị ngộ độc, áp dụng tất cả phương tiện để cấp cứu và đưa đến cơ quan y tế gần nhất cùng với thuốc gây ngộ độc. Điều 201: Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật - Thuốc cần có nhãn hiệu rõ ràng. - Các loại thuốc phải xếp riêng theo đối tượng phòng trị và có tên riêng. Trong kho không để thuốc bảo vệ thực vật lẫn với phân bón. - Khi nhận, phát thuốc phải ký nhận giữa bên giao và bên nhận để quản lý an toàn. - Kho chứa thuốc nên xa dân cư, nguồn nước, thực phẩm và gia súc. Kho cần xây dựng vững chắc bằng vật liệu khó cháy, nơi không bị ngập úng. Kho phải có các phương tiện chữa cháy, phòng độc và cấp cứu. Điều 202: Sơ cứu khi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật Khi bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cần làm ngay các bước: - Nhanh chóng chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nhiễm thuốc. - Nếu nạn nhân không còn thở, cần tiến hành hô hấp nhân tạo. - Thay quần áo nhiễm thuốc, lau rửa cơ thể nạn nhân bằng xà phòng và nước sạch. Tránh gây vết thương trên da vì sẽ làm thuốc xâm nhập vào cơ thể nạn nhân nhanh hơn. - Nếu mắt bị dính thuốc, phải rửa nhiều lần bằng nước sạch, ít nhất trong 15 phút. - Nếu uống, nuốt phải thuốc không nên gây nôn mửa ngoại trừ có hướng dẫn trên nhãn thuốc. Chỉ dùng ngón tay hay lông gà móc h ng làm nôn mửa. Không dùng nước muối và không bao giờ được dùng miệng tiếp xúc với nạn nhân. - Cho nạn nhân uống dung dịch than hoạt tính (3 muỗng canh pha trong 200 ml nước) có tác dụng hấp thu chất độc trong đường tiêu hoá. - Nếu nạn nhân bị co giật dùng gạc, lược chặn giữa hai hàm răng để tránh nạn nhân cắn đứt lưỡi. - Giữ ấm, thoáng và yên tĩnh cho nạn nhân và nhanh chóng đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất cùng với thuốc gây ngộ độc. Về mục lục 111
  26. Quy trình kỹ thuật cây cao su Điều 203: Triệu chứng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật - Tất cả thuốc bảo vệ thực vật đều gây độc cho người sử dụng. Triệu chứng có thể biểu hiện ngay sau khi bị nhiễm độc, hoặc sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuỳ vào độc tính, liều lượng, mức độ nhiễm và thời gian tiếp xúc với thuốc mà có biểu hiện khác nhau. - Ngộ độc nhẹ: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, rát da (mắt, mũi, h ng), tiêu chảy, đổ mồ hôi, ăn không ngon (mất vị giác). - Ngộ độc trung bình: nôn mửa, mờ mắt, đau bụng dữ dội, mạch đập nhanh, khó thở, co đồng tử mắt, đổ mồ hôi nhiều, cơ (bắp thịt) run rẩy, co giật - Ngộ độc nặng: cơ bắp co giật, không thở được, mất tỉnh táo, mạch đập yếu (không bắt được mạch). Trong một vài trường hợp có thể gây tử vong. - Khi tai nạn xảy ra, nạn nhân bị mê man tức thì, chắc chắn đã bị ngộ độc thuốc, cần có biện pháp cấp cứu kịp thời. Lưu ý: Trường hợp ngộ độc nặng biểu hiện sau 12 giờ kể từ khi tiếp xúc với thuốc là do nguyên nhân khác. - Kiểu ngộ độc: + Ngộ độc cấp tính: là hậu quả của tai nạn, hoặc tự tử. + Ngộ độc mãn tính: do tiếp xúc lặp đi lặp lại nhiều lần với một lượng thuốc đáng kể. Điều 204: Tổ chức và quản lý công tác bảo vệ thực vật - Tổ chức mạng lưới: + Cấp nông trường có tổ chuyên trách bảo vệ thực vật. + Cấp công ty có cán bộ chuyên trách bảo vệ thực vật. Cán bộ bảo vệ thực vật và tổ chức chuyên trách bảo vệ thực vật phải nắm vững các triệu chứng và kỹ thuật phòng trị các bệnh hại chính thường thấy của cây cao su, dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh của đơn vị để hướng dẫn phòng trị kịp thời. - Điều tra: mỗi khi điều tra, các kỹ thuật viên dựa vào cách đánh giá đã quy ước để tính tỷ lệ bệnh (TLB%), mức độ bị bệnh (CSB%) trên từng vườn, từng dòng vô tính cao su. Sau đó tổng hợp lại để báo cáo về cấp quản lý trực tiếp. 112 Về mục lục
  27. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHẦN III PHỤ LỤC Về mục lục 113
  28. Quy trình kỹ thuật cây cao su 114 Về mục lục
  29. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 1 KÝ HIỆU VIẾT TẮT TÊN GIỐNG CAO SU - GT : Gondang Tapen, Indonesia. - IAN : Institut Agronomico de Norte, Brazil. - IRCA : Institut de Recherches sur le Caoutchouc en Afrique, Côte d’Ivoire. - PB : Prang Besar, Malaysia. - RRIC (RRISL) : Rubber Research Institute of Ceylon, Sri Lanka. - RRII : Rubber Research Institute of India. - RRIM : Rubber Research Institute of Malaysia. - RRIT : Rubber Research Institute of Thailand. - RRIV : Rubber Research Institute of Vietnam. - SCATC : South China Academy of Tropical Crops, Trung Quốc. - VNg : Vân Nghiên, Viện Nghiên cứu Cây nhiệt đới Vân Nam, Trung Quốc. Về mục lục 115
  30. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 2 TRA CỨU ĐỘ DỐC THEO ĐỘ () VÀ PHẦN TRĂM (% Độ () Phần trăm (% Độ () Phần trăm (% Độ () Phần trăm (% 0,5 0,9 15,5 27,7 30,5 58,9 1,0 1,7 16,0 28,7 31,0 60,1 1,5 2,6 16,5 29,6 31,5 61,3 2,0 3,5 17,0 30,6 32,0 62,5 2,5 4,4 17,5 31,5 32,5 63,7 3,0 5,2 18,0 32,5 33,0 64,9 3,5 6,1 18,5 33,5 33,5 66,2 4,0 7,0 19,0 34,4 34,0 67,5 4,5 7,9 19,5 35,4 34,5 68,7 5,0 8,7 20,0 36,4 35,0 70,0 5,5 9,6 20,5 37,4 35,5 71,3 6,0 10,5 21,0 38,4 36,0 72,7 6,5 11,4 21,5 39,4 36,5 74,0 7,0 12,3 22,0 40,4 37,0 75,4 7,5 13,2 22,5 41,4 37,5 76,7 8,0 14,1 23,0 42,4 38,0 78,1 8,5 14,9 23,5 43,5 38,5 79,5 9,0 15,8 24,0 44,5 39,0 81,0 9,5 16,7 24,5 45,6 39,5 82,4 10,0 17,6 25,0 46,6 40,0 83,9 10,5 18,5 25,5 47,7 40,5 85,4 11,0 19,4 26,0 48,8 41,0 86,9 11,5 20,3 26,5 49,9 41,5 88,5 12,0 21,3 27,0 51,0 42,0 90,0 12,5 22,2 27,5 52,1 42,5 91,6 13,0 23,1 28,0 53,2 43,0 93,3 13,5 24,0 28,5 54,3 43,5 94,9 14,0 24,9 29,0 55,4 44,0 96,6 14,5 25,9 29,5 56,6 44,5 98,3 15,0 26,8 30,0 57,7 45,0 100,0 116 Về mục lục
  31. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 3 THIẾT KẾ LÔ TRÊN ĐẤT DỐC 1. Chuẩn bị máy móc, dụng cụ và nhân sự 1.1. Dụng cụ - Máy ngắm kinh vĩ đơn giản hoặc la bàn có khe ngắm. - Mia ngắm đi kèm máy kinh vĩ hoặc la bàn. - Thước chữ T hoặc chữ A (Hình 1, Hình 2). - Thước đo dài 30 - 50 m. - Thước dây có gút (dài không quá 30 m) để phóng các n c trồng theo hàng cách hàng và theo cây cách cây trên hàng. - Tiêu ngắm cao 2,5 - 3 m có sơn hoặc buộc băng vải để dễ phân biệt từ xa. - N c phóng hố trồng dài 0,5 m, chày vồ để đóng n c trồng, dụng cụ để mồi lỗ cắm tiêu ngắm. 1.1.1. Thước chữ T Cấu tạo và cách sử dụng thước chữ T: thước có dạng hình chữ T (Hình 1), thân thước cao 1,5 m trên có gắn dây d i, dưới chân có chốt để cắm cố định vào mặt đất, tay thước rộng 0,6 m thẳng góc với thân thước trên mặt tay thước có khe ngắm. Thước chữ T ứng dụng nguyên lý xác định tia ngắm nằm ngang, độ chênh của các mặt phẳng nằm ngang để xác định đường đồng mức, độ dốc tính theo phần trăm. Hình 1: Hình dạng và cấu tạo thước chữ T Về mục lục 117
  32. Quy trình kỹ thuật cây cao su Cách xác định đường đồng mức bằng thước chữ T: định vị thước tại một vị trí, quay hướng ngắm thước sang bên trái hoặc bên phải sườn dốc d c theo đường đồng mức ước chừng, cân bằng thước thẳng đứng bằng dây d i, để mắt vào tia ngắm, điểm tia ngắm đụng sườn dốc là nơi có cao trình bằng với mặt trên của tay thước, cắm tiêu đánh dấu tại vị trí này. Tiếp tục thực hiện các bước tương tự trên đường đồng mức ước chừng cho đến khi hoàn tất xác định đường đồng mức. Chú ý, khoảng cách ngắm càng ngắn độ chính xác của đường đồng mức càng cao, nên ngắm trong khoảng cách 10 - 30 m tuỳ thuộc địa hình. Cách đo độ dốc bằng thước chữ T: định vị thước tại một vị trí, g i là điểm 1, quay hướng ngắm thước lên phía đầu dốc, cân bằng thước thẳng đứng bằng dây d i, để mắt vào tia ngắm, đánh dấu điểm tia ngắm đụng sườn dốc, g i là điểm 2. Dùng thước đo khoảng cách giữa hai điểm 1 và 2 trên mặt đất được độ dài L1. Tiếp tục như vậy cho đến khi tổng độ dài L khoảng 30 - 50 m, lúc này đã đo được n lần (L1, L2, , Ln). Tính toán độ dốc D (%) như sau: ( ) ( ) Sau khi có D (%) để có độ dốc % chính xác hơn D’ (%) thì tham khảo hệ số hiệu chỉnh K theo Phụ bảng 1: Phụ bảng 1: Hệ số K hiệu chỉnh giá trị độ dốc (%) gần đ ng D trong đo đạc ngoài đồng D (%) 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Hệ số K 0,995 0,980 0,955 0,921 0,878 0,825 0,765 0,697 0,622 Sau đó tính toán lại độ dốc có hiệu chỉnh bằng công thức: ( ) ( ) 1.1.2. Thước chữ A Cấu tạo và cách sử dụng thước chữ A: thước có dạng hình chữ A (Hình 2), mỗi thanh d c hai cạnh bên dài 2 m, thanh ngang dài 1,0 m được nối vào trung điểm của mỗi thanh d c, đỉnh thước treo dây d i đi ngang qua thanh ngang tại điểm đánh dấu thước ở vị trí thăng bằng trên mặt phẳng nằm ngang. Dựa vào nguyên lý thăng bằng trên mặt phẳng nằm ngang này của thước để xác định đường đồng mức. Cách xác định đường đồng mức bằng thước chữ A: định vị một chân thước tại một vị trí, quay chân thước kia sang bên trái hoặc bên phải sườn dốc d c theo đường đồng mức ước chừng cho đến khi thước thẳng đứng theo dây d i. Tiếp tục thực hiện các bước tương tự trên đường đồng mức ước chừng cho đến khi hoàn tất xác định đường đồng mức. Do mỗi lần di chuyển chỉ được một bước thước (2 m) nên xác định đường đồng mức bằng thước chữ A sẽ tốn công và thời gian nhiều hơn so với thước chữ T, tuy nhiên độ chính xác sẽ cao hơn. 118 Về mục lục
  33. Quy trình kỹ thuật cây cao su Hình 2. Hình dạng và cấu tạo thước chữ A 1.2. Nhân sự - Một tổ trưởng giữ máy ngắm, ngắm tuyến và điều hành chung toàn tổ. - Một người giữ mia ngắm và cơ động. - Hai người giữ thước đo dài và thước gút. - Hai người cắm tiêu và n c trồng. 2. Các bước tiến hành Muốn thiết kế hàng trồng theo băng đồng mức cần tiến hành tuần tự các bước sau: phóng tuyến gốc, phóng các đường đồng mức chủ đạo, nhe lô, phóng n c các hàng trồng đồng mức. 2.1. Phóng tuyến gốc Tuyến gốc là đường thẳng chạy từ dưới chân đồi lên tới đỉnh, được phóng ở nơi có độ dốc điển hình cho khu vực. Trên một đồi dốc cần có 2 - 3 tuyến gốc để làm căn cứ phóng các đường đồng mức chủ đạo ở bước kế tiếp. Để xác định tuyến gốc cần sử dụng máy ngắm kinh vĩ hoặc la bàn có khe ngắm. Một số điểm cần lưu ý khi xác định tuyến gốc: - Trước khi sử dụng một la bàn mới, cần đối chiếu với la bàn gốc của cơ sở, nông trường để hiệu chỉnh góc sai lệch nếu có. - Ngắm và cắm các tiêu ngắm luôn được tiến hành từ xa lại gần, để cắm các tiêu trung gian khi ngắm phải qua tối thiểu ba điểm ngắm. - Trình tự phóng tuyến gốc được thực hiện từ dưới dốc lên. Khoảng cách ước chừng giữa hai tiêu trên tuyến gốc không nên vuợt quá 50 m, phụ thuộc vào độ dốc và địa hình, trong đó độ dốc càng lớn và địa hình càng phức tạp thì khoảng cách giữa hai tiêu ngắm càng hẹp. Trên đất dốc 5 - 10 khoảng cách giữa hai tiêu ngắm là 5 hàng cao su, đất dốc 10 - 20 khoảng cách 4 hàng, đất dốc 20 - 30 khoảng cách 3 hàng. Khoảng cách giữa các tiêu ngắm trên tuyến gốc cũng chính là khoảng cách giữa các đường đồng mức chủ đạo sẽ phóng sau này. Về mục lục 119
  34. Quy trình kỹ thuật cây cao su 2.2. Phóng các đường đồng mức chủ đạo Trên tuyến gốc đã phóng, căn cứ vào các tiêu ngắm đã cắm, dùng thước chữ T để phóng các đường đồng mức. Đối với các lô cần phóng chính xác hơn có thể sử dụng thước chữ A. Thực hiện phóng các đường đồng mức từ trên dốc xuống và trên mỗi đường đồng mức chủ đạo, các tiêu được cắm cách nhau 10 - 15 m. Các đường đồng mức chủ đạo dùng để thiết kế các hàng trồng, thiết kế mương bờ chống xói mòn, băng thảm phủ, đường lô. Ở địa hình dốc đều, các đường đồng mức chủ đạo song song với nhau. Ở địa hình đất dốc phức tạp nhiều hợp thuỷ và sống trâu, các đường đồng mức chủ đạo sẽ dày ở nơi có độ dốc lớn và thưa ở nơi có độ dốc nhỏ; ở các địa hình này cần nắn các đường đồng mức chủ đạo gần song song nhau. 2.3. Nhe lô Nhe lô là phóng cắm ranh các cạnh bìa lô và phóng tim các đường lô. Cơ sở để tiến hành nhe lô trên đất dốc là cạnh lô phía trên và phía dưới dốc chạy theo đường đồng mức chủ đạo, hai cạnh bên chạy xéo lên dốc với độ dốc không vượt quá 10. 2.4. Phóng nọc Phóng n c là tiến hành thiết kế hàng trồng trên các đường đồng mức tương đối giữa 2 đường đồng mức chủ đạo. Thực hiện phóng n c sau khi xây dựng xong các băng đồng mức trên hàng trồng. Quá trình phóng các hàng trồng đồng mức này được thực hiện từ trên dốc xuống. Một số điểm cần lưu ý khi phóng các hàng trồng đồng mức: - Không dùng những loại dây dễ co giãn và chiều dài vượt quá 30 m để làm thước dây có gút. - Khi gặp vật cản không thể căng thước dây có gút thì dựa vào các hàng đã phóng để cắm n c cho hàng đang phóng theo nguyên tắc đi vòng chữ “U”. 120 Về mục lục
  35. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 4 THIẾT KẾ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG LÔ TRÊN ĐẤT DỐC Thiết kế tuyến đường được thực hiện trên bản đồ địa hình 1/10.000 hoặc lớn hơn, sau đó kiểm tra thực địa, chỉnh sửa bổ sung và tiến hành thi công. Việc thiết kế đường trực tiếp tại thực địa sẽ tốn nhiều thời gian, công lao động và nhất là độ chính xác thấp so với thiết kế trước trên bản đồ địa hình. Các yếu tố quan tr ng cần xem xét khi thiết kế tuyến đường lô trên đất dốc bao gồm dạng địa hình, độ dốc bình quân, độ dốc cho phép tối đa của đường lô và diện tích lô cần quy hoạch. Dưới đây là ví dụ minh h a cách thiết kế tuyến đường lô trên bản đồ địa hình 1/10.000, với khoảng chênh cao H giữa hai đường đồng mức bằng 25 m: 1. Xác định độ dốc bình quân: đất càng dốc diện tích từng lô càng nhỏ để dễ dàng quản lý, đi lại, chăm sóc. Xác định độ dốc bình quân bằng cách ch n 2 - 3 tuyến gốc điển hình từ chân đồi lên đỉnh đồi. Trên các tuyến gốc này đo khoảng cách bình quân D giữa các đường đồng mức, ví dụ D bằng 0,5 cm trên bản đồ, tức bằng 0,5 cm x 10.000 = 50 m trên thực địa. Như vậy, độ dốc bình quân của toàn ng n đồi là: H / D * 100 = 25 / 50 * 100 = 50% = 27 2. Phác thảo ranh giới sơ bộ các lô: căn cứ vào dạng địa hình đặc biệt (diện tích chỏm đồi có địa hình tương đồng nhau, hợp thuỷ sâu và sống trâu phân cắt sườn đồi thành hai bờ dốc rõ rệt) tạm phân chia ng n đồi thành các lô có diện tích nằm trong giới hạn cho phép, trong đó địa hình từng lô là gần tương đồng nhau. 3. Thiết kế các đường lô đồng mức: ranh giới lô thường là hai đường lô bao quanh chân đồi và chỏm đồi chạy theo đường đồng mức chủ đạo. 4. Thiết kế các đường lô từ chân dốc lên đỉnh đồi: đây là các đường chạy xéo lên từ dưới dốc lên cắt ngang các đường đồng mức. Để thiết kế đường cần xác định khoảng cách kẻ xéo L trên bản đồ giữa hai đường đồng mức kế cận nhau sao cho độ dốc bình quân không vượt quá 7,5° (tức < 13%) theo công thức: L = H / 13 * 100 = 25 / 13 * 100 = 192 m Độ dài 192 m trên thực địa bằng 1,92 cm trên bản đồ. Sau đó dùng compa chỉnh khẩu độ bằng L (1,92 cm), trên ranh lô phác thảo, đặt một đầu compa tiếp xúc với đường đồng mức phía dưới và đưa đầu kia tiếp xúc với đường đồng mức ngay phía trên, sao cho khoảng cách giữa hai điểm này bằng 1,92 cm. Cứ tiếp tục như vậy trên tuyến phác thảo cuối cùng sẽ thiết kế được đường lô chính thức chạy xéo từ dưới dốc lên có độ dốc bình quân không vượt quá 7,5°. Sau khi thiết kế các tuyến đường lô trên bản đồ 1/10.000, kiểm tra bản thiết kế này ngoài thực địa, nhất là tại các địa hình khó khăn để điều chỉnh và nắn tuyến. Trong trường hợp một số lô hơi rộng và địa hình khó đi lại, có thể thiết kế bổ sung các đường bậc thềm xéo theo kiểu hình chữ chi lên dốc và sử dụng biện pháp thủ công tạo ra các bậc thềm liên tục có chiều rộng tối thiểu 0,6 m, có độ dốc nghiêng vào trong 10°. Về mục lục 121
  36. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 2: Hệ số nhân chuyển đổi giữa diện tích đo bằng GPS và diện tích thực tế gần đ ng theo mặt nghiêng độ dốc Độ dốc Hệ số Độ dốc Hệ số Độ dốc Hệ số () nhân () nhân () nhân 5 1,004 15 1,035 25 1,103 6 1,006 16 1,040 26 1,113 7 1,008 17 1,046 27 1,122 8 1,010 18 1,051 28 1,133 9 1,012 19 1,058 29 1,143 10 1,015 20 1,064 30 1,155 11 1,019 21 1,071 31 1,167 12 1,022 22 1,079 32 1,179 13 1,026 23 1,086 33 1,192 14 1,031 24 1,095 34 1,206 Ghi chú: - Diện tích đo bằng GPS và diện tích trên bản đồ đều là diện tích hình chiếu lên mặt phẳng nằm ngang. Diện tích hình chiếu lên mặt phẳng nằm ngang và diện tích thực tế trên mặt nghiêng độ dốc có độ chênh lệch chủ yếu phụ thuộc vào độ dốc và tỷ lệ bản đồ. - Bảng quy đổi trên chỉ mang tích chất tham khảo dùng để tính toán khối lượng công việc khai hoang, canh tác hợp lý hơn. Việc đo đạc và quản lý diện tích trên đất đồi núi cần theo những quy định của Nhà nước. - Diện tích thực tế gần đúng tính toán qua bảng quy đổi này cần được kiểm tra lại thông qua kiểm kê tổng điểm thiết kế hố trồng trên từng lô. 122 Về mục lục
  37. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 5 PHÂN HẠNG ĐẤT TRỒNG CAO SU 1. Mức độ giới hạn của các yếu tố đất đai - Tuỳ theo địa hình và độ đồng nhất của khu vực dự kiến trồng cao su, tiến hành khảo sát lấy mẫu phẫu diện đất các tầng ở độ sâu 0 - 150 cm đại diện cho diện tích từ 10 - 25 ha tuỳ thuộc vào tính phức tạp của địa hình. - Đất trồng cao su được phân hạng dựa vào bảy yếu tố chủ yếu gồm: độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ lẫn kết von hoặc đá sỏi trong tầng đất trồng, độ chua đất, hàm lượng mùn, chiều sâu mực nước ngầm và độ dốc. Mỗi yếu tố có ảnh hưởng hạn chế sinh trưởng và sản lượng mủ cao su theo 5 mức độ giới hạn tăng dần là 0, 1, 2, 3 và 4 (Phụ bảng 3). 2. Phân hạng đất trồng cao su - Căn cứ vào mức độ giới hạn của bảy yếu tố nêu ở Bảng 14, đất trồng cao su được phân hạng như sau: + I: chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 0 và 1. + II: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2. + III: có từ một yếu tố giới hạn loại 3. + IVa: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4 có thể cải tạo. + IVb: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4 không thể cải tạo. Trong đó, các hạng đất I, II và III là các hạng trồng được cao su, hạng IVa là hạng không trồng được cao su hiện tại, sau khi cải tạo có thể trồng được cao su và hạng IVb là hạng không trồng được cao su vĩnh viễn. - Ngoài ký hiệu phân hạng đất trồng cao su như trên, cần ghi cụ thể các mức độ giới hạn của từng yếu tố của đất trồng cao su để làm cơ sở cho việc dự toán đầu tư. 3. Phân hạng vùng khí hậu trồng cao su - Vùng khí hậu không thích hợp trồng cao su là vùng có cao trình vượt 600 m ở miền núi phía Bắc và vượt 700 m ở các vùng còn lại. - Đối với các vùng cao trình dưới 700 m nhưng khí hậu sẽ không thích hợp trồng cao su khi lượng mưa dưới 1.200 mm năm hoặc có hơn 7 tháng mùa khô năm hoặc có hơn 80 ngày sương mù năm. - Đối với các vùng khí hậu kém thuận lợi bởi các yếu tố như bão, gió Lào, nhiệt độ thấp , việc điều chỉnh kết quả phân hạng đất sẽ do Tập đoàn quyết định. Về mục lục 123
  38. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 3: Bảng phân loại mức độ giới hạn các yếu tố đất trồng cao su Các yếu tố Mức độ giới hạn TT giới hạn 0 1 2 3 4 Độ sâu tầng đất > 200 150 - 200 110 - 150 70 - 110 70 3 đá sỏi = Đ (% (Đ ) (Đ ) (Đ ) (Đ ) (Đ ) thể tích) 0 1 2 3 4 5,0 - 5,5 5,5 - 6,5 > 6,5 Độ chua đất = 4,5 - 5,0 hoặc hoặc hoặc 4 - pH nước (pH0) 4,0 - 4,5 3,5 - 4,0 4 2,5 - 4 1 - 2,5 200 150 - 200 110 - 150 70 - 110 30 7 Độ dốc = D () (D0) (D1) (D2) (D3) (D4) 124 Về mục lục
  39. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 6 TRỒNG THẢM PHỦ TRÊN VƯỜN CAO SU KIẾN THIẾT CƠ BẢN 1. Yêu cầu Cây thảm phủ thiết lập trên vườn cao su kiến thiết cơ bản cần đáp ứng các yêu cầu sau: - Cây thảm phủ h đậu, thân bò. - Khả năng sinh trưởng mạnh, sinh khối lớn. - Thảm phủ được gieo trồng một lần và tồn tại nhiều năm qua mùa khô cho đến khi vườn cây khép tán. - Kỹ thuật gieo trồng dễ thực hiện, hệ số nhân trồng bằng hạt hoặc bằng cành giâm lớn. - Cây thảm phủ h đậu không là nguồn hoặc ký chủ gây bệnh cho cây cao su. - Hiện nay cây h đậu làm cây thảm phủ cho vườn cao su kiến thiết cơ bản có triển v ng trên nhiều vùng trồng là: Đậu Kudzu (Pueraria phaseoloides), Sắn dây dại (Pueraria triloba), Mucuna Ấn Độ (Mucuna bracteata). 2. Kỹ thuật gieo trồng 2.1. Thời vụ - Thời vụ gieo trồng không yêu cầu nghiêm khắc, có thể gieo trồng từ đầu cho đến gần cuối mùa mưa, khi đất khô ráo nhưng đủ ẩm trong thời gian tổng cộng khoảng một tháng trước và sau khi gieo trồng. - Đối với những giống chống chịu khô hạn kém và những vùng mùa khô kéo dài khắc nghiệt, không nên gieo trễ vào cuối mùa mưa. 2.2. Đất đai - M i loại đất trồng được cao su đều có thể trồng thảm phủ. - Cày lật đất ở độ sâu 10 - 15 cm, sau đó bừa nhẹ và san bằng lớp đất mặt lần trước khi gieo trồng một vài ngày. 2.3. Mật độ, khoảng cách - Đối với Kudzu, Sắn dây dại, trồng 3 hàng thảm phủ giữa 2 hàng cao su theo khoảng cách 1,0 m x 1,0 m (mật độ 4.000 - 5.000 hốc/ha trồng xen). - Đối với Mucuna Ấn Độ, trồng 1 hàng duy nhất giữa 2 hàng cao su theo khoảng cách cây cách cây 5 - 6 m (mật độ 250 - 300 cây/ha). 2.4. Chuẩn bị hạt giống và bầu trồng 2.4.1. Xử lý nảy mầm hạt Mucuna Ấn Độ 2.4.1.1. Hoá chất - dụng cụ: acid sulfuric 98% loại PA hay hoá chất công nghiệp, canxi hydroxit hoặc nước vôi tôi, cát xây dựng, bao gai, rổ lỗ nhỏ 30 x 60 cm, que khuấy kháng acid, xô nhựa, giấy quỳ thử pH. Về mục lục 125
  40. Quy trình kỹ thuật cây cao su 2.4.1.2. Các bước tiến hành - Cân một lượng hạt Mucuna Ấn Độ cho vào xô nhựa, tiếp theo thêm acid sulfuric 98% vào xô theo tỷ lệ 300 ml acid/1 kg hạt giống và dùng que khuấy đảo đều trong 20 phút. - Đổ nước tốc độ vừa phải vào xô chứa hạt giống, vừa cho vừa khuấy đều tay, để nước tràn ra từ từ. Thu hạt giống vào trong rổ lỗ nhỏ để dưới vòi nước để xả nước nhiều lần. - Chuyển hạt giống vào lại trong xô chứa, cho ngập hạt giống trong dung dịch nước vôi trong (dung dịch khoảng 5 - 10%) để khoảng 5 phút. Đổ hạt ra rổ, xả dưới vòi nước cho đến khi pH trung tính, pH = 6 - 7 (thử bằng giấy quỳ thấy không đổi màu). - Tách các nhạt nhăn nheo, nhân mềm để ủ riêng (vẫn tuân theo các bước tiếp theo). - Chuyển hạt vào trong bao gai sạch đã ngâm nước, đặt trên mặt nghiêng để hạt không đ ng nước, ủ 1 ngày. - Chuẩn bị rổ rấm hạt: rổ lỗ nhỏ được lót một lớp lưới mịn sao cho cát không thoát ra ngoài, trong rổ chứa lớp cát ẩm sạch khoảng 5 cm. Sau khu ủ trải đều hạt giống trên cát đã chuẩn bị sẵn, phủ kín hạt bằng 1 lớp cát ẩm mỏng 1 cm. Nhúng nước bao gai, phủ bao lên trên mặt cát, ủ hạt trong cát 1 ngày. - Chuyển toàn bộ hạt giống và cát vào một rổ lỗ nhỏ sao cho khi xả rửa giữ lại được toàn bộ hạt giống, lắc rổ nhẹ nhàng để hạt giống sạch cát. Chuẩn bị rổ rấm hạt tương tự như trên, trải đều hạt đã no nước trên mặt cát ẩm, trên mặt hạt giống đậy bằng bao gai đã nhúng nước. - Sau 3 ngày hạt giống sẽ nảy mầm, thu những hạt nứt mầm và đặt hạt này vào bầu, mỗi bầu 1 hạt. - Hàng ngày nhúng nước bao gai phủ lên mặt hạt giống chưa nảy mầm, hạn chế tưới nước. Sau 5 ngày loại bỏ các hạt nhân bị mềm, thối, nấm mốc. Thu toàn bộ các hạt không trương nước còn cứng (hạt ngủ), phơi khô hạt (khoảng 1 buổi nắng) sau đó xử lý lần 2 bằng acid sulfuric 98% trong 20 phút theo trình tự lặp lại như trên, sau 4 ngày số hạt còn lại được xử lý lần 2 sẽ nảy gần 100%. Chú ý: - Để tỷ lệ nảy mầm cao thì acid phải đúng lượng, thời gian khuấy phải đúng giờ và giữ ẩm vừa phải trong quá trình ủ. - Nên xử lý hạt giống trong nhiều xô, mỗi xô xử lý từ 1 - 2 kg để hạt. Cho nước vào xô chứa acid và hạt giống. - Rửa sạch nước vôi và acid, trong quá trình rửa không chà hạt vào thành rổ mà chỉ xoa nhẹ nhàng trên tay để tránh bong vỏ. - Không ngâm nước sau khi rửa vì hạt không ưa nước. Tách riêng các hạt này giúp nấm mốc ít phát triển hơn. - Ủ khoảng 1 ngày (20 - 24 giờ) trong bao gai giúp hạt có thời gian ngấm nước từ từ, tiếp theo ủ trong cát ẩm khoảng 1 ngày (20 - 24 giờ). 126 Về mục lục
  41. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Kiểm tra cát ẩm bằng cách nắm chặt tay, cát tạo thành khối nhưng không có nước chảy ra là đạt yêu cầu. Sau khi ủ trong cát cần xả rửa và thay cát nhằm loại bỏ mầm nấm mốc. - Hàng ngày gỡ bỏ bao gai trong thời gian 2 giờ (7 - 9 giờ mỗi ngày) để hạn chế sự phát triển của nấm. Loại bỏ các hạt đen, thối, nhân mềm. - Xử lý lần 2: những hạt ngủ sẽ giúp cho các hạt này mọc nhanh hơn, triệt để hơn. Khi xử lý lại, tỷ lệ acid : hạt giống chỉ cần ước lượng, và có thể tưới ẩm nhiều hơn. Có thể thay rổ bằng cách trải cát trên nền đất hoặc nền xi măng. 2.4.2. Xử lý hạt giống Kudzu và Sắn dây dại - Sàng sảy loại bỏ tạp chất, hạt lép cho vào vật chứa chịu acid đậm đặc (sành sứ, thuỷ tinh, nhựa dày). Số lượng hạt giống sử dụng khoảng 1,0 kg/ha cho Kudzu, Sắn dây dại, 0,5 kg/ha cho Mucuna. - Dùng găng tay cao su đổ từ từ acid sulfuric đậm đặc (98%) vào hạt giống với lượng 300 ml/kg hạt (lượng acid phụ thuộc vào độ sạch của hạt giống), quậy đều bằng đũa nhựa hoặc thuỷ tinh trong 12 phút đối với Kudzu, Sắn dây dại. - Hết thời gian ngâm acid, đổ nước lạnh hết sức từ từ vào hạt giống (nếu đổ nhanh có thể gây sôi bùng dung dịch và acid bắn lên người), dùng đũa quậy đều rửa sạch acid, chắt bỏ nước dơ. Lập lại thao tác này 3 - 5 lần đến khi hạt giống sạch acid. Từ lần rửa thứ 2 trở đi có thể dùng tay mang găng cao su để chà rửa hạt giống. Sau đó vớt hạt giống ra, trải mỏng lên lớp bao bố khô, để ráo nước hoàn toàn và mang đi gieo trồng ra lô hoặc vào bầu. Hạt đã xử lý không để quá một ngày. 2.4.3. Gieo trồng bằng bầu hạt - Phương pháp gieo trồng bằng bầu áp dụng cho Mucuna Ấn Độ. - Sử dụng bầu 10 cm x 15 cm, đục 4 - 6 lỗ gần đáy bầu. - Đất vào bầu tơi xốp, trộn 10% phân chuồng hoai và 1% super lân. - Mỗi bầu đặt 2 - 3 hạt đã xử lý, đặt lưng hạt quay lên trên. - Thường xuyên tưới giữ bầu ẩm nhưng không được úng nước. - Chăm sóc bầu trong vườn ương khoảng 8 tuần sau đó mang ra trồng ngoài lô. 2.4.4. Gieo trồng bằng bầu giâm cành - Phương pháp này áp dụng cho Sắn dây dại và Mucuna Ấn Độ. - Quy cách bầu và chăm sóc giống như mục gieo trồng bằng bầu hạt. - Ch n các hom bánh tẻ có 3 mắt 2 đốt. Cắt vát khoảng 5 cm dưới mắt dưới cùng, mắt trên cùng để phần dây trên mắt càng dài càng tốt. Ngâm cành giâm trong dung dịch acid ascorbic (50 mg lít) 15 phút trước khi cắm vào bầu đất. - Bầu được đặt trong bóng râm cục bộ cho đến khi mắt trên cùng nẩy chồi. Mang trồng ra lô khi cành giâm có 2 - 3 cặp lá kép ổn định. 2.4.5. Gieo trồng bằng hạt ra lô - Phương pháp này áp dụng cho Kudzu và Sắn dây dại. - Cuốc hốc sâu 3 - 5 cm, gieo 10 - 15 hạt/hốc, sau đó lấp một lớp đất mỏng 1 - 2 cm. Về mục lục 127
  42. Quy trình kỹ thuật cây cao su 3. Kỹ thuật chăm sóc 3.1. Làm cỏ - Trong năm đầu trung bình 30 - 40 ngày làm cỏ 1 lần. Nếu gieo từ đầu mùa mưa, tổng số lần làm cỏ khoảng 3 - 4 lần năm. Làm cỏ quanh gốc thảm phủ đường kính 0,8 - 1,5 m. Có thể sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm nêu trong phần Bảo vệ thực vật. - Trong năm thứ 2 trung bình cứ 40 - 60 ngày làm cỏ 1 lần cho đến khi thảm phủ kín mặt đất. 3.2. Bón phân - Bón lót 200 kg apatit ha. Trên đất nghèo bón thúc 50 kg urê ha trong năm đầu tiên. - Từ năm thứ 2 trở đi, hàng năm nên bón thúc 100 kg apatit/ha trên cả đất kém và khá. Nếu có bón lân cho thảm thì giảm lượng lân bón cho cao su. - Khi bón thúc cần ch n thời điểm thời tiết thích hợp để tránh làm cháy bộ lá thảm phủ. 3.3. Quản lý thảm phủ - Thường xuyên tổ chức vun vén thảm phủ và duy trì khoảng cách 1,5 m cách hàng cao su, không để thảm quấn vào cây cao su. - Không cày úp, cày lật thảm phủ vào hàng cao su. - Tận dụng tối đa sinh khối thảm phủ để ép xanh, tủ gốc trước khi mùa mưa chấm dứt khoảng một tháng. - Sử dụng máy cắt đeo vai hoặc máy cắt theo máy kéo, cắt cách mặt đất 10 - 15 cm. Khi cắt ch n thời điểm đất không quá khô hoặc quá ẩm. - Khi cần thu hoạch hạt giống, để phòng trừ sâu đục trái, phun Bassa 50ND, Bassatigi 50ND hoặc Basudin 50ND 1 - 2 tháng trước khi thu hoạch, theo liều lượng, nồng độ và chu kỳ phun khuyến cáo của từng loại thuốc. 128 Về mục lục
  43. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 7 QUY ĐỊNH VỀ CHỦNG LOẠI VÀ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN SỬ DỤNG TRÊN VƯỜN CAO SU (Trích Quyết định số 36/2010/TT-BNNPTNT, ngày 26/6/2010 của Bộ NN & PTNT về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón) Các đơn vị, cá nhân thuộc Tập đoàn quản lý có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất, mua bán và sử dụng phân bón trên vườn cây cao su, cần tuân thủ các quy định sau: 1. Các quy định chung 1.1. Các loại phân bón rễ, phân bón lá, phân vô cơ (phân khoáng, phân hoá h c), phân đơn (phân khoáng đơn), phân phức hợp, phân trộn (phân khoáng trộn), phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh h c, hữu cơ khoáng, phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng và hàm lượng độc tố cho phép đều phải tuân theo các điều khoản của Nghị định số 113 2003 NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón. 1.2. Yếu tố dinh dưỡng đa lượng gồm đạm ký hiệu là N (tính bằng N tổng số), lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5 hữu hiệu) và kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hoà tan). 1.3. Yếu tố dinh dưỡng trung lượng gồm canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) và silic (SiO2). 1.4. Yếu tố dinh dưỡng vi lượng gồm sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlipđen (Mo), mangan (Mn) và clo (Cl). 1.5. Phân đa yếu tố: loại phân vô cơ có chứa từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên, không kể các yếu tố trung lượng, vi lượng. 1.6. Phân hữu cơ: loại phân bón được sản xuất từ các nguồn hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ đạt tiêu chuẩn theo quy định. 1.7. Phân hữu cơ vi sinh: loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống có ích, với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành. 1.8. Phân hữu cơ khoáng: loại phân sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ, được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng đa lượng. 1.9. Hàm lượng các chất dinh dưỡng: lượng các chất dinh dưỡng có trong phân bón được biểu thị bằng đơn vị khối lượng đơn vị khối lượng (g/kg ), tỷ lệ phần trăm (%) hoặc phần triệu (ppm); nếu là phân dạng lỏng có thể dùng đơn vị khối lượng đơn vị thể tích (mg/lít, g/lít ). 1.10. Phân hữu cơ truyền thống: loại phân có nguồn gốc từ động, thực vật như: phân trâu, phân bò, phân lợn, phân gà, phân bắc, nước giải và các loại phân xanh. 1.11. Các kim loại nặng có trong phân bón được quy định gồm những loại sau: thuỷ ngân (Hg), chì (Pb), cadimi (Cd), Asen (As), crôm (Cr), niken (Ni) có hàm lượng vượt mức so với quy định. Về mục lục 129
  44. Quy trình kỹ thuật cây cao su 1.12. Vi sinh vật gây hại có trong phân bón được quy định gồm các chủng vi khuẩn E. coli, Salmonella sp., Coliform sp. và trứng giun đũa (Ascaris) có mật độ vượt quá mức so với quy định. 1.13. Hàm lượng các chất hữu hiệu hoặc các chất hoà tan (đối với phân bón lá) là hàm lượng các chất hoà tan trong nước hoặc trong acid yếu mà cây trồng có thể dễ dàng sử dụng được. 1.14. Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam là bản liệt kê các loại phân bón được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận và cho phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam. 1.15. Phân bón có tên trong Danh mục phân bón, trước khi sản xuất, kinh doanh và sử dụng phải thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng và phải công bố chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn theo quy định. 2. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra và mức sai số định lượng cho phép 2.1. Phân vô cơ (phân khoáng đa lượng bao gồm cả phân khoáng đơn và phân phức hợp a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Hàm lượng N tổng số đối với phân bón có chứa đạm (N); - Hàm lượng P2O5 hữu hiệu đối với phân bón có chứa lân (P); - Hàm lượng K2O hoà tan đối với các loại phân bón có chứa kali (K); - Hàm lượng các chất độc hại có trong phân bón: + Đối với phân urê: hàm lượng biuret; + Đối với phân lân nung chảy: hàm lượng kim loại nặng gồm thuỷ ngân (Hg), cadimi (Cd), chì (Pb), asen (As), niken (Ni), crôm (Cr); + Đối với phân super lân: hàm lượng acid tự do. b) Mức sai số định lượng cho phép: Đối với các loại phân bón vô cơ đa lượng: gồm urê, super lân, phân lân nung chảy, DAP, KNO3 mức sai số định lượng của từng yếu tố dinh dưỡng chính không được phép thấp hơn 1 đơn vị so mức đăng ký. 2.2. Phân bón trung lượng và vi lượng a) Các chỉ tiêu kiểm tra bắt buộc gồm: - Đối với phân trung lượng: hàm lượng các yếu tố canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) và silic (SiO2) theo đăng ký tại Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng; - Đối với phân vi lượng: hàm lượng các yếu tố sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlípđen (Mo), mangan (Mn) và clo (Cl) theo đăng ký tại Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng; - Hàm lượng các kim loại nặng gồm: Hg, Cd, Pb, As, Cr, Ni. b) Mức sai số định lượng cho phép: - Đối với phân trung lượng: mức sai số định lượng cho phép đối với từng yếu tố không được thấp hơn 12% so với mức đăng ký tại Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng; 130 Về mục lục
  45. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Đối với phân vi lượng: mức sai số định lượng cho phép đối với từng yếu tố không được thấp hơn 20% so với mức đăng ký tại bản công bố tiêu chuẩn chất lượng. 2.3. Phân khoáng trộn (NPK, NP, NK hoặc PK) có bổ sung trung lượng, vi lượng a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng (N tổng số, P2O5 hữu hiệu, K2O hoà tan); - Hàm lượng các yếu tố trung lượng, vi lượng đối với các loại có bổ sung các yếu tố trung lượng, vi lượng đăng ký trong phân bón; - Hàm lượng các kim loại nặng gồm Hg, Cd, Pb, As, Cr, Ni đối với những loại phân bón sử dụng phân lân nung chảy hoặc các phụ gia có nguồn gốc có chứa các kim loại nặng làm nguyên liệu phối trộn. b) Mức sai số định lượng cho phép: - Đối với các yếu tố đa lượng (N tổng số, P2O5 hữu hiệu, K2O hoà tan): không được thấp hơn 5% cho một yếu tố, nhưng không được thấp hơn 7% cho 2 yếu tố và không được thấp hơn 9% cho cả ba yếu tố theo mức đăng ký; - Đối với phân bón có bổ sung các yếu tố trung lượng, vi lượng: mức sai số định lượng cho phép của từng yếu tố không được thấp hơn 12% so với mức đăng ký trong phân bón đối với các yếu tố trung lượng, không được thấp hơn 20% đối với các yếu tố vi lượng. 2.4. Phân hữu cơ a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Độ ẩm đối với phân bón dạng bột; - Hàm lượng hữu cơ hoặc carbon; - Hàm lượng acid humic; - Hàm lượng N tổng số; - pHKCl; - Hàm lượng các chất độc hại, mật độ vi sinh vật gây hại có trong phân bón. b) Mức sai số định lượng cho phép: - Độ ẩm: không được vượt quá 25%; - Hàm lượng hữu cơ: không được thấp hơn 10% theo mức đăng ký; - Hàm lượng N tổng số: không thấp hơn 3%; - pHKCl: trong phạm vi từ 5 đến 7. 2.5. Phân hữu cơ khoáng a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Độ ẩm đối với phân bón dạng bột; - Hàm lượng hữu cơ hoặc carbon; - Hàm lượng N tổng số, P2O5 hữu hiệu, K2O hoà tan; Về mục lục 131
  46. Quy trình kỹ thuật cây cao su - pHKCl; - Hàm lượng các chất độc hại, mật độ vi sinh vật gây hại có trong phân bón. b) Mức sai số định lượng cho phép: - Độ ẩm: không được vượt quá 25%; - Hàm lượng hữu cơ: không được thấp hơn 10% theo mức đăng ký; - Hàm lượng N tổng số + P2O5 hữu hiệu + K2O hoà tan: không được thấp hơn 8%; - pHKCl: trong phạm vi từ 5 đến 7. 2.6. Phân hữu cơ sinh học a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Độ ẩm đối với phân bón dạng bột; - Hàm lượng hữu cơ hoặc carbon; - pHKCl; - Hàm lượng acid humic, các chất sinh h c đăng ký trong phân bón; - Hàm lượng các chất độc hại, mật độ vi sinh vật gây hại có trong phân bón. b) Mức sai số định lượng cho phép: - Độ ẩm: không vượt quá 25%; - Hàm lượng hữu cơ: không được thấp hơn 10% theo mức đăng ký; - pHKCl: trong phạm vi từ 5 - 7. 2.7. Phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh vật a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Độ ẩm đối với phân bón dạng bột; - Hàm lượng hữu cơ hoặc carbon đối với phân hữu cơ vi sinh; - Mật độ các chủng vi sinh vật có ích; - Hàm lượng các chất độc hại, mật độ vi sinh vật gây hại có trong phân bón. b) Mức sai số định lượng cho phép: - Độ ẩm: không vượt quá 30%; - Hàm lượng hữu cơ: không được thấp hơn 10% theo mức đăng ký; - Mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không thấp hơn 1x106 CFU gam (ml) đối với phân hữu cơ vi sinh và không thấp hơn 1x108 CFU gam (ml) đối với phân vi sinh vật. 2.8. Phân bón lá a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: - Hàm lượng các chất dinh dưỡng (hữu cơ hoặc carbon, acid humic, các yếu tố đa lượng, trung lượng, vi lượng, vi sinh vật có ích, hoạt chất sinh h c, chất điều hoà sinh trưởng ) đã đăng ký trong thành phần phân bón; - Hàm lượng các chất độc hại, mật độ vi sinh vật gây hại có trong phân bón. 132 Về mục lục
  47. Quy trình kỹ thuật cây cao su b) Mức sai số định lượng cho phép - Đối với phân bón có đăng ký các yếu tố đa lượng (N tổng số, P2O5 hữu hiệu, K2O hoà tan): mức sai số định lượng cho phép áp dụng theo phân khoáng trộn (mục 2.3); - Đối với phân bón có đăng ký các yếu tố trung lượng, vi lượng: mức sai lệch cho phép của từng yếu tố áp dụng theo phân khoáng trộn (2.3); - Đối với phân bón đăng ký chất hữu cơ: mức sai số định lượng cho phép áp dụng theo phân hữu cơ (2.4); - Đối với phân bón có đăng ký các chủng vi sinh vật có ích: mật độ mỗi chủng vi sinh vật có ích không được thấp hơn 1x106 CFU/gam (ml). 2.9. Phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng a) Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra: Áp dụng như phân bón lá (2.8). b) Mức sai số định lượng cho phép - Áp dụng như phân khoáng trộn (2.3); - Tổng hàm lượng các chất điều hoà sinh trưởng không được vượt quá 0,5%. 3. Mức tồn tại cho ph p đối với các chất độc hại có trong phân bón 3.1. Các yếu tố kim loại nặng a. Thuỷ ngân (Hg): không vượt quá 2 mg/kg (lít); b. Chì (Pb): không vượt quá 250 mg/kg (lít); c. Cadimi (Cd): không vượt quá 2,5 mg/kg (lít); d. Asen (As): không vượt quá 2 mg/kg (lít); đ. Niken (Ni): không vượt quá 100 mg/kg (lít); e. Crôm (Cr): không vượt quá 200 mg/kg (lít). 3.2. Mật độ vi sinh vật gây hại, trứng giun đũa đối với các loại phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học, phân vi vinh vật a. Vi khuẩn Salmonella sp. trong 25 gam (ml) mẫu bằng không [CFU/25g (ml)]; b. Vi khuẩn E.coli trong 25 gam (ml) mẫu bằng không [CFU/25g (ml)]; c. Vi khuẩn Coliform sp. trong 25 gam (ml) mẫu bằng không [CFU/25g (ml)]; d. Trứng giun đũa trong 25 gam (ml) mẫu bằng không [trứng/25g (ml)]. 3.3. Các chất độc hại khác - Hàm lượng biuret trong phân urê không vượt quá 1% (≤ 1%); - Hàm lượng acid tự do có trong phân super lân không vượt quá 4,0%. Về mục lục 133
  48. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 8 SƠ ĐỒ QUẢN LÝ QUY HOẠCH VÀ THIẾT KẾ MIỆNG CẠO, MẶT CẠO HÀNG NĂM Lô: Đội, tổ: NT: Công ty: DVT: Năm trồng: Năm cạo: Năm cạo úp: TM:  TC:  Khoảng cách (mật độ): Tần số kích Năng suất Sơ đồ vị trí mặt cạo Tuổi thích (lần năm) qua các năm cạo mủ cạo Kg/ha Kg/cây Ngửa Úp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 134 Về mục lục
  49. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 9 TÓM TẮT KÝ HIỆU QUỐC TẾ VỀ CHẾ ĐỘ THU HOẠCH MỦ 1. Chiều dài miệng cạo: S/2 (cạo nửa vòng thân cây) S/4 (cạo một phần tư vòng thân cây) S/6 (cạo một phần sáu vòng thân cây) 2. Hướng cạo: D (cạo miệng ngửa còn g i là cạo miệng xuôi) U (cạo miệng úp còn g i là cạo ngược) 3. Nhịp độ cạo: d3 (ba ngày cạo một lần hay cạo một ngày nghỉ hai ngày) d4 (bốn ngày cạo một lần hay cạo một ngày nghỉ ba ngày) 6d/7 (một tuần lễ có bảy ngày thì cạo mủ sáu ngày, nghỉ ngày chủ nhật; áp dụng ký hiệu này cho phù hợp với luật lao động) 4. Chu kỳ cạo: 10m/12 (một năm có 12 tháng thì cạo mủ trong mười tháng) 5. Mặt cạo (còn gọi là bảng cạo): BO-1 (mặt cạo ngửa vỏ nguyên sinh số một, chữ B là mặt cạo ngửa, chữ O là vỏ nguyên sinh, số 1 đi kèm là thứ tự mặt cạo). BI-2 (mặt cạo ngửa vỏ tái sinh số hai, chữ B là mặt cạo ngửa, chữ I là vỏ tái sinh lần thứ nhất, số 2 đi kèm là thứ tự mặt cạo). HO-1 (mặt cạo úp số một, chữ H là mặt cạo úp hay mặt cạo cao, chữ O là vỏ nguyên sinh, số 1 đi kèm là thứ tự mặt cạo). HO-4 (mặt cạo úp số bốn). 6. Cạo phối hợp úp - ngửa: Dấu “+” nằm giữa hai chế độ cạo Ví dụ: S/2D d3 + S/4U d3 (cạo phối hợp hai miệng cạo cùng trong một ngày, chiều dài miệng cạo ngửa là nửa vòng thân cây, cạo theo nhịp độ ba ngày cạo một lần. Miệng cạo úp có chiều dài là một phần tư vòng thân cây, cạo theo nhịp độ ba ngày cạo một lần). 7. Chế độ kích thích mủ: - Tên hoá chất: ET (viết tắt tên hoạt chất kích thích mủ là Ethephon). RF (viết tắt tên kỹ thuật kích thích bằng khí Ethylene theo kỹ thuật RRIMFLOW). - Nồng độ: 2,5% hoặc 5% (nồng độ chất kích thích là 2,5% hoặc 5%). Về mục lục 135
  50. Quy trình kỹ thuật cây cao su - Phương pháp bôi: Pa (bôi chất kích thích trên da tái sinh ngay phía trên miệng cạo, phương pháp này thường áp dụng cho miệng cạo ngửa). La (bôi chất kích thích ngay trên miệng cạo mà không cần bóc mủ dây, phương pháp này thường áp dụng cho miệng cạo úp). - Số lần bôi trong năm: 4/y (bôi bốn lần trong năm). G 3 (bơm khí một lần trong ba lần cạo mủ). Ví dụ: ET 2,5% Pa 2/y (bôi chất kích thích Ethephon có nồng độ là 2,5%, bôi trên vỏ tái sinh ngay trên miệng cạo, bôi 2 lần trong một năm). Ví dụ ký hiệu của một chế độ thu hoạch mủ hoàn chỉnh: S/2D d3 6d/7 10m/12. ET 2,5% Pa 4/y (cạo ngửa nửa vòng thân cây, một ngày cạo hai ngày nghỉ, sáu ngày cạo trong tuần, cạo mười tháng trong một năm; bôi chất kích thích Ethephon nồng độ 2,5% trên da tái sinh ngay phía trên miệng cạo, bôi bốn lần trong một năm). S/2D d4 6d/7 10m/12. ET 2,5% Pa 5/y + S/4U d4 6d/7 8m/12. ET 2,5% La 6/y (cạo ngửa nửa vòng thân cây, một ngày cạo ba ngày nghỉ, sáu ngày cạo trong tuần, cạo mười tháng trong một năm; bôi chất kích thích Ethephon nồng độ 2,5% trên da tái sinh ngay phía trên miệng cạo, bôi năm lần trong một năm. Cạo phối hợp trong cùng một ngày với miệng cạo úp có chiều dài miệng cạo một phần tư thân cây, một ngày cạo ba ngày nghỉ, sáu ngày cạo trong tuần, cạo tám tháng trong một năm; bôi chất kích thích Ethephon nồng độ 2,5% ngay trên miệng cạo không cần bóc mủ dây, bôi sáu lần trong một năm). S/6U d3 6d/7 10m/12. RF G/3 (Cạo miệng úp có chiều dài miệng cạo một phần sáu thân cây, một ngày cạo ba ngày nghỉ, sáu ngày cạo trong tuần, cạo mười tháng trong một năm; áp dụng kỹ thuật kích thích khí ethylen RRIMFLOW, sau ba nhát cạo thì bơm khí một lần). 136 Về mục lục
  51. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 10 HƯỚNG DẪN VÀ ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỆNH HẠI TRÊN VƯỜN CÂY CAO SU 1. Thời điểm điều tra: - Chỉ thực hiện điều tra và đánh giá mức độ bệnh vào thời điểm bệnh xuất hiện và gây hại cho vườn cây (mùa bệnh). - Nên tiến hành ở giai đoạn cây mẫn cảm với bệnh nhất. 2. Phương pháp lấy mẫu điều tra - Ch n 3 - 5 điểm lô theo đường chéo góc hoặc bậc thang. - Ch n số điểm, số cây điều tra và phân cấp bệnh như sau: Phụ bảng 4: Số cây điều tra và cấp bệnh Loại bệnh Điểm điều tra Số cây/điểm Tổng số cây Cấp bệnh Phấn trắng 5 10 50 0 - 5 Rụng lá mùa mưa 5 10 50 0 - 5 Héo đen đầu lá 5 10 50 0 - 5 Corynespora 5 10 50 0 - 5 Loét s c mặt cạo 5 20 100 0 - 7 Nấm hồng 5 50 250 0 – 4 Botryodiplodia 5 50 250 0 - 5 Phụ bảng 5: Phân cấp bệnh phấn trắng, h o đen đầu lá và Corynespora theo triệu chứng trên lá Cấp bệnh Triệu chứng 0 Không bệnh 1 Một vài vết bệnh hoặc đốm dầu, nhìn kỹ mới thấy. 2 Các vết bệnh chiếm đến 1/8 diện tích lá (12,5%). 3 Các vết bệnh chiếm trên 1 8 đến 1/4 diện tích lá (> 12,5% - ≤ 25%). 4 Các vết bệnh chiếm trên 1 4 đến 1/2 diện tích lá (> 25% - ≤ 50%). 5 Các vết bệnh chiếm trên 1/2 diện tích lá (> 50%) hoặc lá rụng. Ghi chú: Đánh giá theo từng chồi, lấy lá chét giữa và 3 - 5 lá/chồi, lá giữa nếu bị rụng được đánh giá cấp 5. Về mục lục 137
  52. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 6: Phân cấp bệnh phấn trắng dựa trên toàn bộ tán cây Cấp bệnh Trên cành Màu sắc lá Đốm trắng hoặc đốm dầu nhìn lâu 1 Lá ổn định xanh đậm. mới thấy bệnh. 1/4 số lá trên cành có bệnh, đốm 2 Tán xanh và có lá non rụng. bệnh rải rác trên lá. Tán lá xanh đ t chuối và có vài 3 1/2 số lá có bệnh. cành rụng lá. Tán lá xanh đ t chuối hơn 1 2 số Nấm phủ kín lá hoặc 1/2 số lá héo, 4 cành rụng hết lá, lá còn lại quăn lá biến dạng. vàng và rụng nhiều dưới đất. Hơn 1/2 số cành rụng hết lá. Trên Nấm phủ kín lá hoặc 1/2 số lá héo, 5 cành chỉ còn lại cuống lá, lá phủ lá biến dạng. kín đất. Phụ bảng 7: Phân cấp bệnh Corynespora dựa trên toàn bộ tán cây Cấp bệnh Mức độ bị hại Cấp 0 Không bệnh Cấp 1 Một vài vết bệnh, nhìn kỹ mới thấy Cấp 2 Có nhiều vết bệnh trên tán lá Cấp 3 Ít hơn 1 4 tán lá bị rụng Cấp 4 Từ 1/4 - 1/2 tán lá bị rụng Cấp 5 Trên 1/2 tán lá bị rụng, có nhiều cành bị chết Phụ bảng 8: Phân cấp bệnh rụng lá mùa mưa Cấp Tầm nhìn Lá Trái Lá rụng dưới đất bệnh 0 Xanh bình thường Xanh bình thường Tới gần mới Rất ít trái thối 1 Rất khó tìm Lá rụng rất ít thấy lá vàng mốc Dễ nhìn thấy lá Tới gần mới Thối mốc 1/4 số 2 vàng, vài cành lá Lá rụng rất ít thấy lá vàng trái trên cây rụng Lá vàng nhiều Lá rụng nhiều và Thấy từ xa dễ 1/2 tổng số trái bị 3 hoặc rụng 1/4 số lá nhìn rõ khi vào dàng thối trên cành lô Thấy từ xa dễ Lá rụng 1/2 số lá 3/4 tổng số trái bị Lá trải một lớp 4 dàng trên cành thối mỏng Thấy từ xa dễ Lá rụng 3/4 số lá Khó nhìn thấy trái Lá trải kín mặt 5 dàng trên cành xanh đất Ghi chú: lá vàng và lá xanh rụng dưới đất là đặc điểm chính để đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh rụng lá mùa mưa. 138 Về mục lục
  53. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 9: Phân cấp bệnh loét sọc mặt cạo Cấp Mức độ Mức độ bị hại bệnh Rất nhẹ 1 Có s c đen nhỏ rải rác trên đường cạo. 2 - Một s c hay nhiều s c bệnh gộp lại khoảng 3 - 4 cm CDMC. Nhẹ 3 - Các s c bệnh gộp lại chiếm 1/8 - 1/4 CDMC. 4 - S c bệnh lan rộng gắn liền nhau, chiếm 1/4 - 1/2 CDMC. Vỏ bệnh loét s c ướt mềm chiếm trên 1/2 CDMC, ngày khô Trung bình 5 thấy mốc trắng, có mủ chảy. Các vết loét to chiếm 1/4 - 1/2 DTMC phát triển lên trên vỏ tái Nặng 6 sinh, nước rỉ vàng chảy ra. Rất nặng 7 Các vết loét chiếm trên 1/2 DTMC. Ghi chú: - Cấp 1 đến cấp 5: sọc bệnh tính theo chiều dài miệng cạo (CDMC). - Cấp 6 đến cấp 7: bệnh hại tính theo diện tích mặt cạo (DTMC). Phụ bảng 10: Phân cấp bệnh Nấm hồng Cấp Mức độ chữa trị Mức độ bị hại bệnh Bệnh rất mau khỏi nếu chữa trị Có mủ chảy, nấm màu trắng, nấm như 1 kịp thời. mạng nhện. Bệnh mau khỏi nếu chữa trị kịp Nhìn rõ vết bệnh nấm màu hơi hồng, lá 2 thời. xanh. Nấm màu hồng, rộp vỏ, chảy mủ nhiều, 3 Chữa khó khỏi. lá chuyển màu. Nấm màu hồng, vỏ bệnh thối, chảy mủ 4 Không thể chữa trị khỏi. nhiều, lá vàng không rụng, phía dưới m c nhiều chồi dại. Ghi chú: Nếu có nhiều vết bệnh trên cùng một cây, đánh giá vết bệnh nào nặng nhất có tác hại nhiều đến tán cây. Về mục lục 139
  54. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 11: Phân cấp bệnh Botryodiplodia Cấp Mức độ bị hại bệnh Vết bệnh rải rác trên thân, kích thước 25% - ≤ 50% diện tích phần vỏ tính từ vị trí phân cành trở xuống ết bệnh xuất hiện 50% - ≤ 75% diện tích phần vỏ trên thân tính từ vị trí 4 phân cành trở xuống hoặc các vết bệnh liên kết lại với nhau làm xuất hiện nhiều vết nứt hoặc thối vỏ trên thân. Vết bệnh liên kết trên thân làm vỏ bị nứt tạo thành từng mảng có thể tách lớp vỏ ra khỏi thân dễ dàng, có mủ rỉ ra trên đường nứt, vỏ bị thối nhũn hoặc các 5 vết bệnh xuất hiện trên thân 75% diện tích phần vỏ tính từ vị trí phân cành trở xuống. 3. Công thức tính tỷ lệ bệnh và mức độ bệnh - Tính tỷ lệ bệnh (TLB): Số cá thể bị hại % tỷ lệ bệnh = x 100 Tổng số cá thể điều tra - Tính mức độ bị bệnh (CSB%): ∑(số cá thể bị bệnh từng cấp x cấp bệnh tương ứng) CSB% = x 100 Trị số cấp bệnh cao nhất x Tổng số cá thể điều tra Lưu ý: Trong mùa bệnh, cần tổ chức điều tra tình hình bệnh hại định kỳ 1 tháng/lần. 140 Về mục lục
  55. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 11 CÁCH PHA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT 1. Các loại thuốc pha trong nước - Loại thuốc có dạng: bột hòa nước (BHN, WP), nhũ dầu (ND, EC, SC) dung dịch (DD, L). - Chỉ sử dụng nước sạch, không có tạp chất, không sử dụng nước phèn. - Cách pha theo các bước sau: + Cho 1 3 lượng nước sạch vào bình phun. + Tiếp theo cho đủ lượng thuốc, chất bám dính vào và sau đó lắc bình hay quậy đều để cho thuốc tan hoàn toàn. + Cho 2 3 lượng nước còn lại lắc hay quậy đều để tạo dung dịch đồng nhất trước khi phun. Chú ý: - Dùng bình phun đúng chủng loại để phun thuốc. - Phun thuốc đúng cách. - Thuốc được pha phải sử dụng hết trong ngày. - Luôn luôn áp dụng các nguyên tắc an toàn đối với người phun thuốc. - p dụng biện pháp cách ly với người và động vật để tránh bị ngộ độc thuốc. 2. Các loại thuốc không qua pha chế - Loại thuốc có dạng: hạt (H, G), bột (B, D). - Tính đủ lượng thuốc diện tích cần xử lý hay từng cây. - Dùng tay có mang găng cao su hay máy phun để xử lý thuốc theo đúng tính năng của máy. Về mục lục 141
  56. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 11: Lượng thuốc pha theo các nồng độ (tính bằng ml hoăc g Nồng độ Thể tích bình phun thuốc Tỷ lệ (%) 1 5 8 10 12 16 25 30 50 100 0,01 1/10.000 0,1 0,5 0,8 1,0 1,2 1,6 2,5 3,0 5,0 10,0 0,02 1/5.000 0,2 1,0 1,6 2,0 2,4 3,2 5,0 6 10,0 20,0 0,025 1/4.000 0,3 1,3 2,0 2,50 3,0 4,0 6,3 7,5 12,5 25,0 0,03 1/3.333 0,3 1,5 2,4 3,00 3,6 4,8 7,5 9,0 15,0 30,0 0,04 1/2.500 0,4 2,0 3,2 4,00 4,8 6,4 10,0 12,0 20,0 40,0 0,05 1/2.000 0,5 2,5 4,0 5,00 6,0 8,0 12,5 15,0 25,0 50,0 0,075 1/1.333 0,8 3,8 6,0 7,50 9,0 12,0 18,8 22,5 37,5 75,0 0,1 1/1.000 1,0 5,0 8,0 10,00 12,0 16,0 25,0 30,0 50,0 100,0 0,2 1/500 2,0 10,0 16,0 20,00 24,0 32,0 50,0 60,0 100,0 200,0 0,25 1/400 2,5 12,5 20,0 25,00 30,0 40,0 62,5 75,0 125,0 250,0 0,3 1/333 3,0 15,0 24,0 30,00 36,0 48,0 75,0 90,0 150,0 300,0 0,4 1/250 4,0 20,0 32,0 40,00 48,0 64,0 100,0 120,0 200,0 400,0 0,5 1/200 5,0 25,0 40,0 50,00 60,0 80,0 125,0 150,0 250,0 500,0 0,75 1/133 7,5 37,5 60,0 75,00 90,0 120,0 187,5 225,0 375,0 750,0 1,0 1/100 10,0 50,0 80,0 100,00 120,0 160,0 250,0 300,0 500,0 1000,0 2,0 1/50 20,0 100,0 160,0 200,00 240,0 320,0 500,0 600,0 1000,0 2000,0 3,0 1/33 30,0 150,0 240,0 300,00 360,0 480,0 750,0 900,0 1500,0 3000,0 4,0 1/25 40,0 200,0 320,0 400,00 480,0 640,0 1000,0 1200,0 2000,0 4000,0 5,0 1/20 50,0 250,0 400,0 500,00 600,0 800,0 1250,0 1500,0 2500,0 5000,0 10,0 1/10 100,0 500,0 800,0 1000,00 1200,0 1600,0 2500,0 3000,0 5000,0 10000,0 142 Về mục lục
  57. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 12: Lượng thuốc pha cho một bình phun có thể tích 8 lít (tính bằng ml hoặc g) Lượng nước ha Số bình Lượng thuốc dùng cho 1 ha (lít hay kg (lít 1.000 m2 0,25 0,5 0,75 1,0 1,25 1,5 1,75 2,0 2,5 3,0 240 3 8,3 16,6 25 33,3 41,6 50,0 58,3 66,6 83,3 100,0 320 4 6,2 12,5 18,7 25,0 31,2 37,5 43,7 50,0 62,5 75,0 400 5 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 35,0 40,0 50,0 60,0 480 6 4,1 8,3 12,5 16,6 20,8 25,0 29,1 33,3 41,6 50,0 560 7 3,5 7,1 10,7 14,2 17,8 21,4 25,0 28,5 35,7 42,8 640 8 3,1 6,2 9,3 12,4 15,6 18,7 21,8 25,0 31,2 37,5 720 9 2,7 5,5 8,3 11,1 13,8 16,6 19,5 22,2 27,7 33,3 800 10 2,5 5,0 7,5 10,0 12,5 15,0 17,5 20,0 25,0 30,0 900 11 2,2 4,4 6,6 8,8 11,1 13,3 15,5 17,7 22,2 26,6 1000 12 2,0 4,0 6,0 8,0 10,0 12,0 14,0 16,0 20,0 24,0 Về mục lục 143
  58. Quy trình kỹ thuật cây cao su Phụ bảng 13. Ký hiệu độc tính của thuốc bảo vệ thực vật Phân LD50 qua miệng (mg/kg) Ký hiệu Biểu tượng nhóm Thể rắn Thể lỏng Rất độc Ia, Ib chữ đen 500 - 2000 > 2000 - 3000 bình vạch xanh lam Cẩn thận IV Không có chữ đen > 2000 > 3000 Độc yếu biểu tượng vạch xanh lá cây 144 Về mục lục
  59. Quy trình kỹ thuật cây cao su PHỤ LỤC 12 THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG Trong quy trình này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: - Bào tử (spore): bộ phận sinh sản của nấm. Bào tử có thể được sinh sản hữu tính hoặc vô tính. - Bầu cắt ng n (budded polybag): cây con trong bầu được ghép sau đó cắt tán thực sinh và có bộ rễ ổn định. - Bầu có tầng lá (advanced planting material): cây con được ghép và sau đó hình thành một hay nhiều tầng lá. - Băng đồng mức: băng trồng cao su chạy theo đường đồng mức tương đối, mặt băng rộng 1,5 - 2 m, có độ nghiêng từ ngoài vào trong 10. - Cây thực sinh (seeding): cây cao su phát triển từ hạt. - Chất kích thích mủ (latex stimulant): hoá chất hoặc hợp chất tương đương được dùng để kích thích mủ cây cao su. - Chỉ số bệnh (%) (disease index): phản ánh mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. - Dòng vô tính (clone): vật liệu cao su nhân vô tính, những dòng vô tính ch n l c đưa vào sản xuất g i là giống cao su. Tên giống cao su gồm phần đầu là chữ cái viết tắt xuất xứ, kèm theo chữ số có khoảng cách ở giữa. Ví dụ: RRI 1, GT 1, RRIM 600 - Định danh dòng vô tính (clone identification): xác định dòng vô tính cao su qua hình thái dạng cây, cấu trúc tán, đặc điểm lá, vỏ hạt bằng chỉ thị phân tử hoặc cấu trúc di truyền. - Độ dày vỏ (bark thickness): độ dày của vỏ nguyên sinh hay tái sinh đo từ mặt ngoài đến phần gỗ bên trong thân cây cao su. - Đường cạo hay miệng cạo (tapping cut): chiều dài được cạo trong những lần cạo mủ. - Đường đồng mức: còn g i là đường bình độ, biểu diễn các điểm có cùng độ cao trên bản đồ địa hình. - Đường đồng mức chủ đạo: các đường đồng mức chính làm căn cứ để thiết kế các hàng trồng gần như song song nhau ở giữa 2 đường đồng mức chủ đạo. - Đường đồng mức tương đối: các đường đồng mức nằm giữa 2 đường đồng mức chủ đạo, các điểm trên một đường đồng mức tương đối có độ cao địa hình chênh nhau ít nhiều, trên đường đồng mức tương đối có đoạn hơi lên dốc và có đoạn hơi xuống dốc. - Hao dăm (bark consumption): độ dày của vỏ trên đường cạo lấy đi sau mỗi lần cạo mủ. - Hoạt chất (ai: active ingredient) và đương lượng acid (ae: acid equivalent): hoạt chất là thành phần chính đóng vai trò quan tr ng để phòng trị đối tượng gây hại. - LD50 (lethal dose): chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc bảo vệ thực vật đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/kg tr ng lượng chuột). Chỉ Về mục lục 145
  60. Quy trình kỹ thuật cây cao su số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp, độ độc càng cao. - Mái dốc mương bờ: mặt nghiêng của mương hoặc bờ chống xói mòn. Mái dốc thường được tính bằng độ hoặc hệ số mái dốc, trong đó hệ số mái dốc là tỷ lệ giữa chiều rộng chiếu đứng và chiều cao của mái dốc, mái dốc 45 có hệ số mái dốc 1:1, mái dốc 63 có hệ số mái dốc 0,5:1 hay 1/2, mái dốc 72 có hệ số mái dốc 0,33:1 hay bằng 1 3 Sử dụng hệ số mái dốc sẽ dễ dàng thi công hơn so với độ dốc, chẳng hạn yêu cầu thiết kế mái dốc có chiều cao gấp đôi chiều rộng (hệ số mái dốc 0,5:1) dễ dàng hơn yêu cầu thiết kế mái dốc 63. - Mặt cạo hay bảng cạo (tapping panel): nơi được cạo để thu hoạch mủ cao su. - Mật độ (planting density): số cây cao su được trồng trên một ha. - Nấm ký sinh (parasitic fungus): dạng thực vật với tế bào không chứa diệp lục và màng tế bào có nhiều chitin, gây bệnh cho ký chủ (thực vật, động vật ). - Phân bón (fertilizer): hợp chất vô cơ hay hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay được tổng hợp dùng để cung cấp dinh dưỡng đa lượng (N, P và K) hay vi lượng cho cây trồng. - Phần cạo (tapping task): số cây cao su được chia cho công cạo mủ từng ngày. - Phiên cạo: số phần cây cạo trong một tổ công nhân hoặc liên tổ trong cùng một ngày: + Với nhịp độ cạo d3: chia 3 phiên cạo A, B và C. + Với nhịp độ cạo d4: chia 4 phiên cạo A, B, C và D. - Quả thể (fruiting body): bộ phận của nấm (tai nấm ) nơi bào tử được tạo thành. - Ranh tiền (front channel), ranh hậu (back channel): vị trí đầu và cuối của đường cạo. - Rễ bàng hay rễ ngang (lateral root): rễ có kích thước nhỏ m c từ rễ c c (rễ chính, rễ đuôi chuột). - Rễ c c (tap root): rễ chính duy nhất m c thẳng đứng được hình thành từ hạt. - Rụng lá qua đông và ra lá mới (wintering and refoliation): giai đoạn cây cao su rụng lá hàng năm thay thế bằng tán lá mới. - Taluy âm: thành đất đứng của băng đồng mức phía dưới dốc. - Taluy dương: thành đất đứng của băng đồng mức phía trên dốc. - Tuyến gốc: tuyến chạy từ dưới chân lên đến đỉnh đồi tại nơi có độ dốc điển hình cho khu vực đó. - Tác nhân gây bệnh (disease agent): một sinh vật hay yếu tố bất lợi của môi trường có khả năng gây bệnh. - Thuốc trừ cỏ (herbicide): một hợp chất hoá h c gây độc cho cỏ. + Thuốc lưu dẫn (systemic herbicide): thuốc xâm nhập và chuyển vị trong tế bào và hệ thống mạch dẫn của cây, tiêu diệt ổ nấm bệnh hoặc sâu hại chích hút cây. Đối với thuốc trừ cỏ, thuốc được hấp thu qua các bộ phận rễ, thân lá và dịch chuyển qua các bộ phận khác qua hệ thống mạch dẫn của cỏ dại. 146 Về mục lục
  61. Quy trình kỹ thuật cây cao su + Thuốc trừ cỏ tiếp xúc (contact herbicide): chỉ có tác dụng khi thuốc tiếp xúc trực tiếp với cỏ dại. + Thuốc trừ cỏ ch n l c (selected herbicide): diệt một hoặc một nhóm cỏ dại đã xác định trước và không ảnh hưởng đến nhóm cỏ khác hoặc cây trồng. + Thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (post-emergence herbicide): được xử lý khi cỏ đã hình thành thân lá. Có tác dụng tiếp xúc hoặc lưu dẫn, có hiệu quả cho hầu hết các loại cỏ dại hàng niên và đa niên, hoặc các loại cỏ thân ngầm như cỏ tranh, cỏ gấu + Thuốc trừ cỏ không ch n l c (nonselected herbicide): diệt tất cả các loại cỏ dại kể cả cây trồng. + Thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (pre-emergence herbicide): thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ nảy mầm hay ngay khi cỏ đang nảy mầm. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm, thuốc tác động đến quá trình nảy mầm và hình thành chồi của cỏ dại. - Thuốc trừ nấm (fungicide): một hợp chất hoá h c gây độc cho nấm. + Thuốc trừ nấm lưu dẫn (systemic fungicide): được cây hấp thụ qua rễ, thân, lá và dịch chuyển đến các bộ phận khác qua hệ thống bó mạch. + Thuốc trừ nấm tiếp xúc (contact fungicide): chỉ có tác dụng khi thuốc tiếp xúc trực tiếp với đối tượng dịch dại. - Thuốc trừ sâu hay côn trùng (insecticide or pesticide): một hợp chất hoá h c gây độc cho sâu hay côn trùng. - Triệu chứng (symptom): biểu hiện của cây cao su bởi tác động của sinh vật hay yếu tố bất lợi của môi trường. - Tum bầu có tầng lá: tum trần đặt trong bầu và phát triển có một hay nhiều tầng lá. - Tum trần (budded stump): gốc cao su thực sinh được ghép và cắt bỏ rễ bàng (rễ ngang) sau khi bứng. - Tỷ lệ bệnh (%) (percentage of infection): tỷ lệ cây (lá) bị bệnh, tỷ lệ bệnh phản ánh mức độ phổ biến của bệnh trên vườn. - Vỏ nguyên sinh (original bark): vỏ của cây cao su được hình thành từ đầu. - Vỏ tái sinh (renewed bark): vỏ trên mặt cạo được tái lập sau khi cạo mủ trên vỏ nguyên sinh. - ườn cao su kiến thiết cơ bản (immaturity): giai đoạn bắt đầu từ lúc trồng đến trước khi đưa vào cạo mủ. - ườn cao su kinh doanh (maturity): từ lúc đưa vào cạo mủ đến trước khi thanh lý. - ườn nhân giống cao su (budwood garden): vườn sản xuất cành giống cao su cũng g i là gỗ ghép để lấy mắt ghép. Về mục lục 147