Quản trị kinh doanh - Nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê

pdf 24 trang vanle 2790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_nguyen_tac_chung_cho_cong_dong_ca_phe.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê

  1. Nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê Phiên bản ngày 09 tháng 09 năm 2004 - 1 -
  2. Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê 1 Lời nói đầu 1 1. Sáng kiến 2 Bối cảnh của bộ nguyên tắc 2 Các cơ quan tham gia 2 Các nhà sản xuất: 3 Kinh doanh và công nghiệp chế biến: 3 Các tổ chức xã hội: 3 Thành viên đặc biệt: 4 Ban thư ký dự án: 4 Các cơ quan hỗ trợ tư vấn: 4 2. Lý do để tham gia bộ nguyên tắc 4 3. Tiếp cận hệ thống Bộ nguyên tắc 5 4. Kiểm định việc áp dụng bộ nguyên tắc 6 5. Những đơn vị thanh tra 7 6. Kết quả kiểm tra 7 7. Thủ tục điều chỉnh 8 8. Các quy tắc tham gia 8 9. Các thực hành không chấp nhận được 8 10. Đánh giá hoạt động về mặt bền vững 9 11. Ma trận Bộ Nguyên Tắc 11 12. Hướng dẫn chung 17 13. Hỗ trợ quá trình cải tiến 20 14. Cơ cấu thê chế hỗ trợ quá trình cải tiến 20 15. Trao đổi thông tin 21 - - 1 - -
  3. Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê Lời nói đầu Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê là một sáng kiến mở, dựa trên thực tế thị trường nhằm khuyến khích các hoạt động mang tính bền vững trên toàn chuỗi sản xuất cà phê nhân. Các thành viên tham gia sáng kiến cùng hợp tác vì một ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân bền vững. Mục đích này chỉ có thể đạt được thông qua các cam kết liên tục cải tiến cả về mặt trách nhiệm môi trường và xã hội của các cơ quan liên quan trong toàn ngành. Phương pháp tiếp cận bền vững của Bộ nguyên tắc dựa trên Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, hướng tới cuộc sống bền vững trên các mặt xã hội, môi trường và kinh tế: Ngành sản xuất cà phê chỉ có thể bền vững nếu đảm bảo điều kiện sống và làm việc tốt cho nông dân và gia đình cũng như lao động thời vụ khác, gồm tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn lao động cũng như đạt điều kiện sống tốt. Bảo vệ môi trường: rừng nguyên sinh và tài nguyên thiên nhiên như nước, đất, đa dạng sinh thái và năng lượng là các yếu tố then chốt của sản xuất và chế biến cà phê bền vững. Bền vững kinh tế là cơ sở cho bền vững môi trường và xã hội, bao gồm thu nhập hợp lý cho toàn ngành cà phê, tiếp cận thị trường dễ dàng và công việc ổn định. Mục tiêu của Bộ nguyên tắc là nâng cao tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân nguồn chính và để tăng số lượng cà phê đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững cơ bản trên cả ba mặt. Khuyến khích phát triển bền vững cho cà phê nhân là cách làm hiệu quả và có tính cạnh tranh cao để nâng cao các điều kiện kinh tế của các cá nhân làm việc trong các giai đoạn trồng trọt, chế biến và kinh doanh cà phê nhân. Cơ cấu của Bộ nguyên tắc tạo điều kiện đem lại giá trị gia tăng cho nhà sản xuất, tối ưu hoá sự hợp tác và nâng cao nhận thức về trách nhiệm của mọi thành viên trong chuỗi sản xuất cà phê. Cơ cấu này hướng tới tạo một hệ thống thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng và các tổ chức xã hội về các hoạt động bền vững của ngành cà phê. Bộ nguyên tắc chào đón sự tham gia của mọi thành viên trong chuỗi sản xuất cà phê tuân thủ các quy tắc mà nó đề ra. Mỗi thành viên, ở địa vị hoạt động của mình sẽ khuyến khích và hỗ trợ sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê trên con đường phát triển bền vững. Điều này cũng được áp dụng cho việc quảng bá các sản phẩm cà phê sử dụng hoặc có chứa cà phê 4C, có tính đến cả các điều kiện thị trường và tính khả thi. - 1 -
  4. 1. Sáng kiến Bối cảnh của bộ nguyên tắc Cà phê là một trong những mặt hàng phổ biến nhất trên thế giới, được sản xuất ở hơn 60 quốc gia. Ngành cà phê phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập từ xuất khẩu, đem lại nguồn thu nhập cho hơn 100 triệu người ở các vùng sản xuất cà phê trên toàn thế giới. Trong thập kỷ qua, các phương pháp công nghệ nông nghiệp mới, những thay đổi theo chu kỳ trong sản xuất, thị trường nhiều biến động, mất cân bằng về mặt cấu trúc/cơ cấu trong nền kinh tế thế giới và các phát triển về mặt chính trị đã dồn gánh nặng lên vai các nhà sản xuất cà phê. Thực trạng nói trên đã gây ra nhiều hậu quả, nhưng ở nhiều nước, giá cả lại không đủ chi cho giá thành dẫn việc sản xuất, chế biến và kinh doanh không bền vững gây ra nhiều tổn thất về mặt xã hội và môi trường. Trước tình trạng đó, Hiệp hội Cà phê Đức (DKV) và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức, thay mặt cho Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức (BMZ), đã đề xuất một sáng kiến đa thành phần mà kết quả của nó là Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng cà phê. Bộ nguyên tắc hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong sản xuất, chế biến, và kinh doanh cà phê nhân trong toàn ngành cà phê. Bộ nguyên tắc cũng sẽ hỗ trợ phát triển lâu dài với việc liên tục cải tiến (xem định nghĩa cà phê nguồn chính trong phụ lục của Dự thảo này). Bộ nguyên tắc chung được phát triển từ nhiều tiêu chuẩn và nguyên tắc hiện có trong ngành cà phê, đóng vai trò là cơ sở tiêu chuẩn tham chiếu có thể áp dụng được cho cà phê nguồn chính. Bộ nguyên tắc mong muốn phối hợp với các tiêu chuẩn và sáng kiến hiện có trên cơ sở công nhận nội dung, phạm vi và mục tiêu, tôn trọng đặc điểm riêng của nhau, góp phần tạo sự hiểu biết mới về chất lượng, gồm cả chất lượng thử nếm, cảm quan và chất lượng bền vững trong quá trình sản xuất. Bộ nguyên tắc chung nhằm mục đích tăng cả cung và cầu về cà phê theo hướng bền vững và dựa trên cơ chế thị trường. Cà phê được cung cấp bởi các kênh tiêu thụ dưới nhãn hiệu nguồn chính phải đạt được các tiêu chuẩn bền vững trên cả ba mặt. Các cơ quan tham gia Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê do một nhóm ba bên gồm nhiều thành viên tham gia trong một quy trình công khai và mở rộng tới tất cả các đối tượng trong toàn ngành cà phê thế giới. Kết quả đạt được là dựa trên sự đồng thuận của các thành viên. Nhiều đại diện từ các nước sản xuất, ngành kinh doanh và ngành công nghiệp đã tham gia xây dựng Bộ nguyên tắc này. Các tổ chức, cơ quan đa phương và quốc tế cũng tham gia với vai trò là các Thành viên đặc biệt, hỗ trợ thực hiện và kiến thức cho Bộ nguyên tắc. - 2 -
  5. Các cơ quan tham gia Bộ nguyên tắc gồm có: Các nhà sản xuất: Conselho Nacional do Café (CNC, Brasil); Empresa Brasileira de Pesquisa Agropecuária (EMBRAPA, Brasil); Cooperativa dos Cafeicultores da Região de Garça (Garcafé, Brazil); Federación Nacional de Cafeteros de Colombia (FNC, Colombia); Centro Nacional de Investigaciones de Café (Cenicafé, Colombia), Asociación agropecuaria de Huila (Colombia), Consejo Cafetalero Nacional (COFENAC, Ecuador); Corporación Ecuatoriana de Cafetaleros (CORECAF, Ecuador); Asociación Nacional del Café (ANACAFE, Guatemala), Federación de Cooperativas Agrícolas de Productores de Café de Guatemala, R.L. (Fedecocagua, Guatemala), Consejo Mexicano de Café (CMC, Mexico); Asociación Latinoamericana de Pequeños Caficultores „Frente Solidario” (Latinamerica); Inter-African Coffee Organization (IACO, Africa); East African Fine Coffee Association (EAFCA); Centre National de Recherche Agronomique (CNRA, Côte d’Ivoire); Nucafe (Uganda); Kagera Cooperative Union (KCU, Tanzania); Indian Institute of Plantation Management (IIPM, India); Hội các nhà xuất khẩu Cà phê (AICE, Indonesia); Hiệp hội cà phê & Ca cao Việt Nam (VICOFA, Vietnam), Vinacafé (Vietnam). Kinh doanh và công nghiệp chế biến: BR Bernhard Rothfos GmbH & Co/ Neumann Kaffee-Gruppe (BR / NKG); Compañia Mercantil del Café S.A. (CECA); Eugen Atté; European Coffee Federation (ECF); Hamburg Coffee Company (HaCofCo); Kraft Foods International; Nestlé; Sara Lee / Douwe Egberts (SL / DE); Tchibo GmbH; Volcafé. Các tổ chức xã hội: International Union of Food, Agricultural, Hotel, Restaurant, Catering, Tobacco and Allied Workers' Associations (IUF); Hội Công nhân Nông nghiệp và đồn điền Kenya (KPAWU, Kenya); Confederação Nacional dos Trabalhadores (CONTAG, Brasil); Unión Nacional Agroalimentaria de Colombia (UNAC, Colombia); Verband der Entwicklungspolitischen Nichtregierungsorganisationen in Deutschland (VENRO) / Food First Information and Action Network (FIAN); Christliche Initiative Romero (CIR); Greenpeace International; Oxfam International; Rainforest Alliance (RA); Solidaridad; SalvaNATURA. - 3 -
  6. Thành viên đặc biệt: Bundesministerium fuer wirtschaftliche Zusammenarbeit und Entwicklung (BMZ); Bundesministerium fuer Wirtschaft und Arbeit (BMWA); Centre de Coopération Internationale en Recherche Agronomique pour le Développement (CIRAD, France); Inter-American Development Bank (IADB); International Coffee Organization (ICO); International Institute for Sustainable Development (IISD); Utz Kapeh – Certified Responsible Coffee; The World Bank. Ban thư ký dự án: Hiệp hội cà phê Đức (DKV); Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) GmbH. Các cơ quan hỗ trợ tư vấn: Commonwealth Agricultural Bureaux International (CABI); Centro Agronómico Tropical de Investigación y Enseñanza (CATIE, Costa Rica); Wageningen University and Research Centre (The Netherlands); Deutsches Institut für Entwicklungspolitik (DIE, Germany); Friedrich-Ebert-Stiftung (FES, Germany); International Labor Organization (ILO); Institute de Recherche pour le Développement (IRD, France); International Social and Environmental Accreditation and Labelling Alliance (ISEAL); Pesticide Action Network (PAN, Great Britain); State Secretariat for Economic Affairs (SECO, Switzerland). Tất cả các thành viên tham gia Hệ thống Nguyên tắc chung cam kết nâng cao nhận thức về cà phê trên con đường tiến tới sự phát triển bền vững, cung cấp thông tin đầy đủ khi cần, thực hiện Bộ nguyên tắc ở nơi thích hợp và hỗ trợ đào tạo và phát triển năng lực. Hệ thống nguyên tắc chung khuyến khích trao đổi thông tin và sự tương hỗ giữa các cơ quan trong ngành cà phê. 2. Lý do để tham gia bộ nguyên tắc Bộ nguyên tắc chung không phải là một giải pháp cho cuộc Khủng hoảng Cà phê hiện nay, nhưng lại mở ra triển vọng phát triển lâu dài cho các nhà cung cấp cà phê và tạo cơ sở mới cho cuộc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và chất lượng của các phương pháp bền vững trong sản xuất. Mọi thành viên của chuỗi sản xuất cà phê đều tham gia Bộ nguyên tắc chung để liên tục kích cầu cho cà phê được sản xuất và chế biến theo các phương pháp bền vững thông qua việc phổ biến khái niệm này tới các thị trường nguồn chính. Lý do khiến các nhà sản xuất tham gia bộ nguyên tắc: ƒ Xây dựng và bồi dưỡng năng lực quản lý - 4 -
  7. ƒ Nâng cao doanh thu từ sản xuất ƒ Nhu cầu về cà phê được sản xuất theo Bộ nguyên tắc ƒ Khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn ƒ Cải thiện điều kiện sống ƒ Cải thiện điều kiện xã hội cho công nhân và gia đình ƒ Bảo vệ môi trường Lý do khiến ngành kinh doanh và công nghiệp chế biến tham gia bộ nguyên tắc ƒ Đảm bảo nguồn cung cấp cà phê nhân chất lượng cao ƒ Đảm bảo thị trường cà phê cho tương lai ƒ Cam kết trách nhiệm xã hội và bền vững chung ƒ Thị trường cà phê nguồn chính bền vững hơn ƒ Danh tiếng tốt ƒ Khả năng truy nguyên và sự công khai trong thị trường được nâng cao ƒ Bảo vệ môi trường Kết quả của phương pháp quản lý đã được củng cố và doanh thu tăng do sản xuất được tối ưu hoá, các nhà sản xuất, chế biến và kinh doanh tuân thủ các yêu cầu của bộ nguyên tắc sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh và quyền quyết định giá của mình, vì vậy tạo ra khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn và đạt lợi nhuận biên cao. Điều này liên quan đến cả việc tham gia vao các tổ chức đủ lớn – được gọi tạo giá trị gia tăng cùng với Hệ thống nguyên tắc chung càng ủng hộ các nhà sản xuất và chế biến có khả năng cạnh tranh. Nhu cầu ngày càng cao về một Bộ nguyên tắc chung hỗ trợ phát triển bền vững trong ngành công nghiệp cà phê và khuyến khích các đối tác kinh doanh áp dụng các thực hành bền vững. Khách hành của Bộ nguyên tắc chung trong toàn ngành cà phê luôn nỗ lực phát triển thị phần dành cho cà phê nguồn chính trên con đường phát triển bền vững và công khai các hoạt động của minh thông qua các báo cáo định kỳ. Họ tìm kiếm con đường tăng lợi nhuận cho các đối tượng sản xuất và chế biến cà phê nhân. 3. Tiếp cận hệ thống Bộ nguyên tắc Hệ thống nguyên tắc chung là một hệ thống mở và mọi đối tượng trong toàn ngành đều có thể sử dụng và thực hiện nó trong các hoạt động cũng như quan hệ kinh doanh của mình Mọi loại hình sản xuất, kể cả các tiểu điền, tổ chức, hiệp hội nông trường và điền trang miễn là họ nằm trong một tổ chức đủ lớn (Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung) đều có thể tham gia Bộ nguyên tắc. Thông tin về hệ thống, các yêu cầu và điều kiện của người sử dụng do các Cơ quan Bộ nguyên tắc chung Quốc gia và Cơ quan Quản lý Bộ Nguyên tắc chung trực tiếp cung cấp. - 5 -
  8. Các điều kiện tiên quyết để tham gia hệ thống là: tự đánh giá, không sử dụng các thực hành không được chấp nhận và cam kết liên tục cải tiến. Tiếp đó, bộ nguyên tắc tạo giai đoạn cho các bên liên quan cùng phối hợp cải thiện các thực hành trong sản xuất và chế biến cà phê. Các bên liên quan cam kết tạo các điều kiện thuận lợi về mặt tổ chức và kinh tế đảm bảo khả năng liên tục cải tiến. 4. Kiểm định việc áp dụng bộ nguyên tắc Cần phải kiểm tra việc áp dụng các yêu cầu của Bộ nguyên tắc chung. Bản tự đánh giá là tuyên bố đầu tiên của ứng viên về mong muốn tham gia chương trình Bộ nguyên tắc chung, gồm có: thông báo đã nhận, đọc, hiểu và chấp nhận các văn kiện liên quan cũng như đã loại bỏ các “Thực hành không chấp nhận được”. Với “vé vào cửa” là bản tự đánh giá, các cơ quan trong toàn chuỗi cung cấp các thông tin cơ bản về các thực hành hiện có của mình và đưa ra yêu cầu thanh tra bên ngoài đồng thời phát triển chương trình cải tiến qua một kế hoạch quản lý. Các tổ chức trong danh sách như các tổ chức hội cà phê và các tổ chức phi chính phủ cùng hỗ trợ tự đánh giá và phát triển kế hoạch quản lý. Trình tự này giúp cho Các đối tượng tham gia Bộ nguyên tắc chung của ngành cà phê nhận biết khả năng tuân thủ các thực hành bền vững của mình trên cơ sở một Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung. Ở cấp quốc gia, Các cơ quan quốc gia của Bộ nguyên tắc chung điều hành việc thực hiện Bộ nguyên tắc; họ đại diện cho các bên liên quan trong ngành cà phê theo một cơ cấu ba bên. Dựa trên bản báo cáo tự đánh giá, việc thẩm định tự đánh giá của một cơ quan độc lập sẽ kiểm tra mức độ tuân thủ các yêu cầu và hoạt động hiện tại của đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung (VD: “Màu vàng trung bình”) theo các quy định và tiêu chí của Ma trận nguyên tắc, sau đó chuyển lại các kết quả cho Cơ quan quốc gia và đơn vị của Bộ nguyên tắc. Các hoạt động kiểm tra này phải do một cơ quan thanh tra độc lập có đăng ký với Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc có liên quan. Hệ thống này dự tính sẽ được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và cơ chế của các sáng kiến hiện có. Nếu không có cơ quan thẩm tra hợp lệ ở cấp quốc gia như Ban điều hành quốc tế đã tuyên bố, sẽ phối hợp với Cơ quan quản lý quốc tế xác định một giai đoạn chuyển tiếp hợp lý. Các điều khoản tham chiếu rõ ràng và chính xác hướng dẫn phát triển trong giai đoạn chuyển tiếp này. Quãng thời gian này phải do Ban điều hành quốc tế khẳng định. Nói về các cơ cấu sẵn có ở cấp quốc gia, Cơ quan điều hành dự tính khoản thời gian nhiều nhất là hai năm để thiết lập một cơ cấu kiểm định của bên thứ ba đáng tin cậy. Trong thời gian này, một hệ thống đáng tin cậy gồm thanh tra cơ sở phải cung cấp thông tin cần thiết cho công tác đánh giá đều đặn bộ nguyên tắc ở cấp độ Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung Unit. Cùng hợp tác với Cơ quan quản lý quốc tế, Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc hỗ trợ thành lập chương trình đánh giá cấp quốc gia của một bên thứ ba độc lập đáng tin cậy. Chương trình này bao gồm tổ chức tập huấn và hội thảo cho các cơ quan có tiềm năng trở thành thanh tra độc lập. Quá trình tự giám sát thường xuyên các hoạt động của Đơn vị Bộ nguyên tắc chung phải cho phép công khai các phương pháp sản xuất và chế biến được áp dụng ở cấp cơ sở. - 6 -
  9. Trên cơ sở giám định thành công, Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung phát triển kế hoạch quản lý để loại bỏ các thực hành “Đỏ” còn lại trong thời hạn tự định nhiều nhất là 2 năm. Chương trình giám định kiểm tra mức độ tuân thủ Bộ nguyên tắc chung, giám sát quá trình cải tiến không ngừng và cho phép phát triển các kế hoạch quản lý một cách vững chắc. Giám định được thực hiện bốn năm một lần. Trong trường hợp giám định không thành công, Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung sẽ bị tước giấy phép cung cấp cà phê mang thương hiệu Bộ nguyên tắc chung và sẽ được cấp lại khi nào đơn vị đó vượt qua kỳ giám định tiếp theo. (ghi chú: có kiểm tra chu kỳ tái giám định (trong vòng 2 đến 4 năm). Cơ quan kiểm soát độc lập, phải được Cơ quan Quốc tế Quản lý Bộ nguyên tắc chính thức công nhận, chịu trách nhiệm kiểm soát toàn bộ hệ thống giám định. Trong khoảng thời gian 2 năm, họ tiến hành kiểm soát tại chỗ hệ thống đánh giá của Bộ nguyên tắc chung ở cấp quốc gia, bao gồm cả các cơ quan giám định. Các đợt kiểm tra đột xuất sẽ được tiến hành để đánh giá hoạt động của các đơn vị ở mọi cấp độ (Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung, nhà sản xuất và cả Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc). 5. Những đơn vị thanh tra Bảo tồn đặc điểm (tính truy nguyên) và tính công khai trong giao dịch là những điều kiện quan trọng để thực hiện bộ nguyên tắc. Trong kinh doanh cà phê nguồn chính, cà phê được bán trong các công-ten-nơ, và lượng nhỏ nhất để tìm lại nguồn gốc sản phẩm theo cách tiết kiệm chi phí là lượng cà phê trong một công-ten-nơ. Vì vậy, một Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung có thể là nhà sản xuất, nông trường, điền chủ, hội các nhà sản xuất hay hợp tác xã, trạm thu mua, nhà máy hay nhà xuất khẩu đáp ứng được yêu cầu này. Các Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung phải là những đơn vị có tổ chức được công nhận. Quy tắc và tiêu chí của Bộ nguyên tắc chung chỉ ra các thực hành trong toàn chuỗi sản xuất cà phê nhân. Có nghĩa là đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung phải tuân thủ Ma trận nguyên tắc trong giao dịch kinh doanh thông thường trong chuỗi kiểm soát. Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung chịu trách nhiệm thông báo cho các đối tác kinh doanh của mình về yêu cầu và thủ tục kèm theo bộ nguyên tắc. Tương tự, đối tác của đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung sẽ chấp nhận cho Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc kiểm tra đột xuất. 6. Kết quả kiểm tra Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung gia nhập Hệ thống nguyên tắc chung với một bản tự đánh giá và nhận được giấy phép cung cấp cà phê Nguyên tắc chung sau khi đánh giá thực hiện thành công, khẳng định rằng đơn vị đã đạt đến cấp độ “màu vàng trung bình” và loại bỏ mọi thực hành không được chấp nhận. Đánh giá thực hiện cũng đưa ra một báo cáo về tình hình sản xuất hiện tại làm cơ sở cho phát triển kế hoạch - 7 -
  10. quản lý để khởi động quá trình liên tục cải tiến. Trên cơ sở báo cáo thực hiện này, Hệ thống nguyên tắc chung sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận hỗ trợ và các nguồn lực cần thiết để cải thiện các thực hành hiện đang áp dụng. 7. Thủ tục điều chỉnh Hiện nay, các cơ chế phản ánh/khiếu nại hay thủ tục điều chỉnh vẫn đang trong quá trình đề xuất và thảo luận, sẽ tham khảo các hệ thống nguyên tắc hiện có khác. 8. Các quy tắc tham gia Văn bản và thoả thuận về các quy tắc tham gia vẫn đang trong quá trình thảo luận. Ban điều hành dự án Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê đã đi đến thống nhất sẽ đề cập đến các vấn đề sau trong các Quy tắc Tham gia: − Tinh công khai − Định giá cà phê Nguyên tắc chung − Bồi dưỡng năng lực − Điều hành kinh doanh − Trao đổi thông tin và marketing 9. Các thực hành không chấp nhận được Bộ nguyên tắc chung cho Cộng đồng Cà phê loại bỏ các hình thức thực hành tồi tệ nhất về các mặt xã hội, kinh tế và môi trường trong sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân. Các thực hành đó được gọi là “không chấp nhận được”. định nghĩa cơ bản dựa trên Tuyên bố về nhân quyền của Liên hợp quốc cũng như các công ước, tiêu chuẩn hiện hành và thường là luật pháp nước sở tại. Việc loại bỏ các thực hành không chấp nhận được phải được ghi lại trong báo cáo tự đánh giá. • Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (xem Công Ước 182 của Tổ chức lao động quốc tế) • Cưỡng bức và trói buộc lao động (xem Công Ước29 và 105 của Tổ chức lao động quốc tế -ILO) • Buôn người (Công ước của LHQ về chống các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bộ luật về buôn bán bất hợp pháp, buôn lậu được thông qua năm 2000 và có hiệu lực từ tháng 12 năm 2003) • Cấm đoán công nhân tham gia hoặc có tổ chức công đoàn đại diện (xem Công ước 87 và 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế. • Bị bắt buộc di dời chỗ ở mà không được đền bù xứng đáng (Điều 11, Công Ước quốc tế về các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá; Thông tư 07 về quyền được có nhà ở hợp lý (E/C.12/1997/4); Nghị quyết 1993/77 của Uỷ ban Nhân quyền về Di dời chỗ ở - 8 -
  11. bắt buộc, Tiểu ban Bảo vệ và xúc tiến Nghị quyết Nhân quyền 1998/9 về Di dời chỗ ở bắt buộc. • Không cung cấp đủ chỗ ở cho nông dân khi cần (xem Công ước 110 của ILO về đồn điền/nông trường) • Không cung cấp đủ nước sạch cho mọi công nhân (xem Kỷ yếu cuộc họp Thượng đỉnh của LHQ về vấn đề phát triển bền vững tại Johannesburg 2002) • Phá rừng hay các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đã được luật pháp quốc gia và quốc tế công nhận (các khu bảo tồn) • Sử dụng thuốc trừ sâu đã bị cấm theo công ước Stockholm và hay thuộc danh sách của Công ước Rotterdam về các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ (POPs) • Giao dịch trái đạo đức kinh doanh theo các công ước quốc tế, luật pháp và hành pháp quốc gia (xem hướng dẫn của OECD dành cho các công ty đa quốc gia và Công ước của LHQ về Hợp đồng kinh doanh hàng hoá Quốc tế) (tiếp theo có thể còn có cả các quy tắc tham gia – đang trong quá trình thảo luận 10. Đánh giá hoạt động về mặt bền vững Hiểu theo nghĩa rộng của phát triển bền vững, Bộ nguyên tắc chung bao hàm cả ba mặt: xã hội, môi trường và kinh tế. Khái niệm bền vững được cụ thể hoá trong Ma trận Nguyên tắc có bao gồm các phạm trù, quy tắc và tiêu chí. Các phạm trù nói đến những mặt chính của sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân. Quy tắc là những tuyên bố xác thực chỉ ra hiệu quả mong muốn của mỗi thực hành trong danh sách. Để đánh giá hoạt động của Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung, các tiêu chí chỉ rõ mức độ tuân thủ các yêu cầu của các quy tắc này. - 9 -
  12. Hệ thống đèn giao thông “Hệ thống đèn giao thông” minh hoạ khái niệm liên tục cải tiến: Màu đỏ chỉ ra các thực hành hiện tại cần được loại bỏ Màu vàng chỉ ra các thực hành cần cải thiện trong thời kỳ quá độ Màu xanh chỉ ra các thực hành mong muốn đạt tới Quá trình liên tục cải tiếntạo cơ sở cho củng cố hợp tác trong toàn chuỗi cung ứng và cạnh tranh với khái niệm mới về chất lượng. Trong hệ thống toàn diện của Bộ nguyên tắc chung, các thực hành không bền vững bị xếp vào tiêu chí màu đỏ vẫn có thể chấp nhận được nếu có ít nhất số thực hành màu xanh tương đương xét trên cùng một khía cạnh. Trường hợp này cho thấy tình hình thực tế của “màu vàng trung bình” cho phép các bộ phận trong toàn chuỗi cà phê đem đến cho thị trường loại cà phê Nguyên tắc chung. - 10 -
  13. 11. Ma trận Bộ Nguyên Tắc Về mặt Xã Hội Chỉ Tiêu Cấp độ Tiêu chí TT Nguyên tắc thực hiện XANH VÀNG ĐỎ Giám sát Tự do phường hội 1 Công nhân và người sản xuất Tổ chức của công, nông Thừa nhận quyền thành lập Có tổ chức nhưng không Đơn vị 4C có quyền được thuộc về hoặc dân sẵn có các cơ cấu về và đại diện của một tổ chức được thừa nhận với tư cách đại diện bởi một tổ chức độc nguồn, thông tin và tổ chức độc lập tự chọn là đối tác / người đối thoại lập theo ý mình sẵn có để nâng cao tính đại diện họ Tự do mặc cả 2 Công nhân có quyền tự do Mặc cả tập thể được Các hội kinh doanh và / hoặc Quyền và các kết quả từ việc Đơn vị 4C mặc cả tập thể khuyến khích và các kết các tổ chức lao động có sự mặc cả tập thể bị lờ đi quả được ứng dụng mặc cả tập thể Không phân biệt 3 Tất cả những người thực hiện Các chương trình hành Có xác minh được rằng nhận Có thể thấy được sự phân Đơn vị 4C và trong toàn bộ chuỗi cung ứng động tích cực được thực thức về bình đẳng được nâng biệt và không có các chương toàn bộ chuỗi đều thực hiện hành động để hiện. cao và các bước cụ thể đã trình hành động cụ thể. cung ứng đảm bảo được quyền bình được thực hiện để xây dựng đẳng về giới tính, tôn giáo, các chương trình hạnh động sắc tộc và chính trị. tích cực. Quyền về tuổi thơ và 4 Trẻ em có quyền được Trẻ em có quyền được Có chứng cứ về các nỗ lực Không có biện pháp khuyến giáo dục hưởng sự giáo dục và thời hưởng sự giáo dục và thời để tách trẻ em khỏi các công khích trẻ em nhận được sự thơ ấu thơ ấu việc và dạy dỗ chúng giáo dục Điều kiện việc làm 5a tất cả các công nhân đều có Toàn bộ công nhân đều có Hợp đồng không theo mẫu Không có bất cứ hợp đồng Đơn vị 4C hợp đồng lao động. hợp đồng lao động có pháp nhưng tất cả các điều khoản nào không có thù lao cho giờ nhân của hợp đồng là rõ ràng. làm việc phụ trội; không có bảng giờ làm việc 5b Số giờ làm việc phù hợp với Số giờ làm tuân theo luật Lịch biểu làm việc rỗ rang và Số giờ làm không tuân thủ Đơn vị 4C và luật lao động trong nước và quốc gia / công ước quốc tế giờ làm việc được ghi chép theo luật quốc gia / công ước cấp dưới theo các công ước quốc tế và thời gian làm việc phụ thực tế và cụ thể. quốc tế và thời gian làm việc trội phải được trả thêm tiền. phụ trội không được trả them 5c Tiền lương được trả theo luật Lúc nào mức lương cũng Mức lương tuân theo mức Mức lương thấp hơn dưới Đơn vị 4C và quốc gia và các thoả ước của cao hơn luật định trong lương tối thiểu hiện hành mức lương tối thiều hiện hành cấp dưới ngành nước hoặc thoả ước của ngành 5d Người sở hữu lao động đảm Có hệ thống giám sát để Hiện áp dụng các thủ tục và Tần suất của các thực hành Đơn vị 4C bảo được các điều kiện về đảm bảo được sức khoẻ các thiết bị để tránh các thực không có lợi cho sức khoẻ và sức khoẻ nghề nghiệp và an nghề nghiệp và an toàn lao hành không có lợi cho sức nguy hiểm là cao toàn lao động động khoẻ và an toàn lao động - 11 -
  14. Về mặt Xã Hội Chỉ Tiêu Cấp độ Tiêu chí TT Nguyên tắc thực hiện XANH VÀNG ĐỎ Giám sát 5e Lao động thời vụ và lao động Lao động thời vụ và lao Lao động thời vụ và lao động Lao động thời vụ và lao động an lương theo sản phẩm động an lương theo sản an lương theo sản phẩm ăn lương theo sản phẩm được đối xử công bằng phẩm được đối xử công được hưởng mức lương tối không nhận được mức lương bằng thiểu nhưng không được tối thiểu và không được nhận nhận thêm các khoản khác thêm các khoản khác Nâng cao năng lực 6a Nhân công hoàn toàn có khả Người lao động nhận được Lao động được tập huấn về Không có tập huấn để phát Đơn vị 4C và phát triển kỹ năng năng được tập huấn để nâng sự tập huấn và đào tạo các kỹ năng kỹ thuật liên nâng cao các kỹ năng kỹ cao năng lực và phát triển kỹ thích hợp để có thể ứng quan thuật năng. dụng các thực hành tốt nhất trong sản xuất và chế biến cà phê sau thu hoạch. 6b HTX, liên hiệp và hiệp hội đều HTX, liên hiệp và hiệp hội tổ Thành viên của HTX, liên hiệp HTX, liên hiệp và hiệp hội Đơn vị 4C có việc làm hướng đến nâng chức tập huấn và đào tạo và hiệp hội được tập huấn về không tổ chức tập huấn để cao năng lực và phát triển kỹ thích hợp để có thể ứng các kỹ năng kỹ thuật liên phát triển kỹ năng kỹ thuật năng dụng các thực hành tốt nhất quan trong sản xuất và chế biến cà phê sau thu hoạch Điều kiện sinh hoạt 7a HTX, liên hiệp và hiệp hội đều HTX, liên hiệp và hiệp hội HTX, liên hiệp và hiệp hội HTX, liên hiệp và hiệp hội Đơn vị 4C và Giáo dục có việc làm để cải thiện điều có tạo được những điều phần nào tạo được những không tạo được bất cứ dịch kiện sinh sống và hỗ trợ giáo kiện sinh sống tốt cho các điều kiện sống tốt cho các vụ nào cho các thành viên dục cơ bản cho các thành thành viên của họ. thành viên của họ của họ. viên của họ 7b Người lao động được quyền Người lao động có được Người lao động phận nào có Người lao động không nhận Đơn vị 4C cải thiện điều kiện sinh sống điều kiện sinh sống tốt và được điều kiện sinh sống tốt được gì cả và giáo dục của họ giáo dục cơ bản được hỗ và liên tục được cải thiện trợ - 12 -
  15. Về mặt Môi Trường Chỉ tiêu Cấp độ Tiêu chí TT Nguyên tăc thực hiện XANH VÀNG ĐỎ Giám Sát Đa dạng hoá sinh 1a Trợ giúp cho việc bảo toàn Phân định ranh giới, đặt Toàn bộ thành phần tham gia Phần nào thực hiện việc săn Đơn vị 4C và thái các loài hoang dã và quý biển báo hiệu ở các trang trong chuỗi cung ứng hợp tác bắn, gài bẫy, đánh thuốc độc cấp dưới hiếm trại để bảo vệ các loài để xây dựng chiến lược thông và khai thác các loài quý hiếm hoang dã và quý hiếm tin liên lạc để bảo vệ và được bảo vệ. không săn bắn, gài bẩy, đánh thuốc độc và khai thái các loài thú quý hiếm. 1b Bảo vệ và phát triển quần Quần thực vật tự nhiên bao Theo luật pháp quốc gia thì Thay đổi hiện trạng khai thác Đơn vị 4C và thực vật tự nhiên gồm cả những lưu vực sông không được khai thác quần huỷ hoại quần thực vật tự cấp dưới và môi trường sinh thái thể thực vật và sinh thái tại nhiên được bảo vệ và phát triển trang trại và xây dựng chiến lược bảo vệ và cũng cố quần thực vật tự nhiên Các chất Nông hoá 2 Sử dụng các loại thuốc trừ Thực hiện Quản lý Mùa vụ Theo các tiêu chuẩn đề nghị sử dụng hầu hết các loại Đơn vị 4C và sâu và sự ảnh hưởng đến (cây che bóng, bón phân, trong nguyên tắc của FAO về thuốc trừ sâu nguy hiểm (xem các cấp dưới sức khoẻ của con người và chủng loại, đa dạng cây các điều khoản I và II của danh mục ở phụ lục)! môi trường được giảm thiểu trồng) để phòng ngừa độc WHO và tất cả các loại thuốc hại cho cây trông. Áp dụng trừ sâu có gốc độc hại thấp Không thực hiện hệ thống Quản lý kết hợp các loài (xem danh mục ở phụ lục). giảm thiểu việc phun thuốc. thiên địch và ít sử dụng Thực hiện hệ thống để giảm thuốc trừ sâu độc hại phun thuốc Độ màu mỡ đất đai 3a thực hiện các thực hành duy Hoàn toàn thực hiện và rà Đánh giá các sự lựa chọn để Tiếp tục làm thoái hoá các Đơn vị 4C và trì độ mầu mỡ đất đai . soát định kỳ các kế hoạch chuẩn bị một kế hoạch quản nguồn tài nguyên đất các cấp dưới quản lý nguồn đất. lý các loại cây trồng có khả năng bảo toàn nông nghiệp. Việc thực hiện được tiến hành với các biện pháp có mức độ ưu tiên cao 3b Sử dụng phân bón hợp lý Sử dụng phân bón theo nhu Xây dựng một hệ thống giám Bón phân thừa thãi làm ô Đơn vị 4C và cầu của cây trồng (thí dụ: sát nguồn đất / cây trồng. nhiễm đời sống hệ thuỷ sinh các cấp dưới căn cứ và sản lượng dự Chế độ bón phân dựa theo kiến) thông qua quá trình các dữ liệu cơ bản của đất giám sát và phân tích, khuyến khích sử dụng các sản phẩm hữu cơ phụ mà không làm suy yếu nguồn dinh dưỡng ở những nơi khác. Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 13 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  16. Về mặt Môi Trường Chỉ tiêu Cấp độ Tiêu chí TT Nguyên tăc thực hiện XANH VÀNG ĐỎ Giám Sát 3c Bình ổn các chất hữu cơ. Sử dụng các chất hữu cơ Tái sử dụng và tái chế các Thải các chất hữu cơ bừa bãi Đơn vị 4C và để thay thế cho các loại chất thải hữu cơ và không hợp lý các cấp dưới phân bón vô cơ trong khoảng thời gian cụ thể theo với một kế hoạch quản lý để tăng cường độ màu mỡ cơ lý và vi sinh cho đất. Nước 4a Nguồn nước được bảo toàn, Tăng cường khả năng cung Thực hiện các thực hành bảo Sử dụng vượt quá khả năng Đơn vị 4C và điều này áp dụng cho cả hai cấp nước / công nghệ tiết toàn nước cung cấp nước và làm ô các cấp dưới khía cạnh chất lượng và số kiệm nước. nhiễm nguồn nước. lượng 4b quản lý nguồn nước thải Giảm thiểu việc thải nước Hồi lưu và tái sử dụng lại Thải ra môi trường nước Đơn vị 4C và đã bị nhiễm bẩn nước thải đã được xử lý chưa xử lý các cấp dưới Chất thải 5a quản lý an toàn các nguồn Chất thải được giảm thiểu, Phục hồi, tách riêng và xử lý Thải ra môi trường các chất Đơn vị 4C và chất thải (kể cả bao bì hỏng) tái sử dụng và hồi lưu. Đảm an toàn các chất thải nguy thải nguy hiểm một cách cấp dưới bảo chất thải an toàn hiểm; nông dân - chính quyền không an toàn - người cung ứng Năng lượng 6a Quan tâm đến việc sử dụng Tối đa hoá các nguồn năng Đánh giá các phương án khai thác nguồn nhiên liệu củi Đơn vị 4C năng lượng tái tạo lượng tái tạo mà không quản lý để thay thế các nguồn đốt vượt quá khả năng tái vượt quá khả năng tái tạo năng lượng tái tạo, và thực sinh hiện ưu tiên việc thay thế năng lượng tái tạo cho nguồn năng lượng hoá thạch. 6b Tiết kiệm năng lượng Năng lượng sử dụnd được Thường xuyên đánh giá việc Sử dụng lảng phí nguồn năng Đơn vị 4C và giảm thiểu theo như các kết sử dụng năng lượng và thực lượng đầu vào trong sản xuất các cấp dưới quả đánh giá thường xuyên hiện việc sử dụng hiệu quả và chế biến cà phê nguồn năng lượng và các phương án chọn lựa thay thế. Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 14 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  17. Về mặt Kinh Tế Chỉ tiêu Cấp độ Tiêu Chí TT Nguyên tăc Thực hiện XANH VÀNG ĐỎ Giám Sát Thông tin thị trường 1 Thị trường cà phê trung thực, Tất cả các mắt xích cung Thông tin chi tiết về thị trường Các bên liên quan không tiếp Đơn vị 4C và đầy đủ thông tin giúp cho các ứng cung cấp thông tin về và cà phê được cung cấp đến cận được các thông tin về thị cấp trên và nhà cung ứng và thu mua thị trường hậu cần và tiếp tất cả các bên liên quan trường dưới hoạt động của Nguyên tắc cận với các phương tiện kỹ chung. thuật và hành chính nhằm đem đến sản phẩm chất lượng cao cho thị trường Tiếp cận thị trường 2 Các hợp tác xã / nhà xuất Các hợp tác xã / nhà xuất Các hợp tác xã / nhà xuất Các nhà sản xuất và các hộ Đơn vị 4C và khẩu / các hiệp hội cùng góp khẩu / các hiệp hội tạo điều khẩu / các hiệp hội cùng xây tiểu điền không tiếp cận đầy các cấp trên phần nâng cao năng lực của kiện để các nhà sản xuẩt và dựng một hệ thống để các đủ thông tin thị trường, đào & dưới các nhà sản xuất và tiểu điền tiểu điền tiếp cận các dịch nhà sản xuất và các hộ tiểu tạo, tín dụng tài chính và cung để có được sự tiếp cận phù vụ nông nghiệp phù hợp để điền có thể tiếp cận với các ứng nguồn vào hợp (như: thông tin thị có thể tiếp cận được thị loại hình dịch vụ thích hợp trường, tín dụng tài chính và trường. cung ứng đầu vào). Chất lượng 3a Chất lượng sản phẩm rõ rang Chất lượng sản phẩm được Các bên tham gia trong toàn Chất lượng sản phẩm không Đơn vị 4C và liên quan đến các thực hành kiểm tra rõ ràng trong tất cả bộ chuỗi cung ứng xây dựng được kiểm tra ở phía xuất cấp trên nông nghiệp tối ưu và tuân các hoạt động tại cung ứng một hệ thống kiểm soát chất khẩu và / hoặc không tuân thủ thủ theo các tiêu chuânr xuất và tuân thủ theo các thực lượng sản phẩm tuân theo các tiểu chuẩn của quốc gia khẩu của quốc gia và quốc tế hành nông nghiệp tốt nhất các thực hành nông nghiệp và quốc tế về xuất khẩu cũng như các tiêu chuẩn tốt nhất và các tiêu chuẩn của xuất khẩu quốc gia và quốc quốc gia và quốc tế về xuất tế. khẩu 3b Chất lượng thực và cảm quan Tất cả các bên tham gia Chất lượng thực và cảm quan Các bộ phận tham gia không của cà phê nhân được cải đều biết đến các thực hành của cà phê nhân đang được nâng cao kỹ năng để giảm thiện do kết quả của quá nông nghiệp tốt trong sản cải thiện song hành cùng với các lỗi trong sản xuất trình xây dựng năng lực về xuất cà phê và trong quy việc đào tạo kỹ năng về thực thực hành nông nghiệp tối ưu trình xử lý sau thu hoạch để hành nông nghiệp tối ưu của tất cả các bên tham gia có được những sản phẩm trong sản xuất và chế biến cà cà phê nhân đạt tiêu chuẩn phê sau thu hoạch xuất khẩu quốc gia và quốc tế Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 15 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  18. Về mặt Kinh Tế Chỉ tiêu Cấp độ Tiêu Chí TT Nguyên tăc Thực hiện XANH VÀNG ĐỎ Giám Sát Thương mại 4 Giá cả phản ánh chất lượng, Quy trình cấp chứng chỉ để Quy trình cấp chứng chỉ để tổ Không có quan hệ rõ ràng Đơn vị 4C gồm cả chất lượng của sản tổ chức được mối quan hệ chức mối quan hệ giữa chất giữa chất lượng (sản xuất và phẩm và chất lượng của giữa chất lượng và giá cả. lượng và giá cả do các bên sản phẩm) và giá cả Nguyên tăc Chung về thực Sản phẩm có chất lượng tốt tham gia xây dựng và kiểm hành chế biến và sản xuất sẽ nhận được phần thưởng tra bền vững là giá thành cao theo thoả thuận của các đối tác kinh doanh Chuỗi cung ứng 5 Cà phê có thể được theo dõi Các tư liệu sẽ đảm bảo việc Các phương pháp lập tài liệu Không theo dõi được cà phê Đơn vị 4C và từ nhà máy đến người tiêu theo dõi dưới dạng văn bản theo dõi cà phê toàn chuỗi đã dưới cấp độ xuất khẩu cấp trên dùng (dây chuyền giám sát). theo mẫu chuẩn được phát triển Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 16 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  19. 12. Hướng dẫn chung Các hướng dẫn chung dưới đây cho biết các vai trò và trách nhiệm khác nhau trong suốt quá trình thực hiện bộ nguyên tắc. Thực hiện nguyên tắc được bắt đầu từ việc truyền đạt khái niệm và mục đích tới các bên liên quan và kết thúc bằng việc đưa ra số lượng cung cấp và doanh thu thực của cà phê tham gia Bộ nguyên tắc chung, và các nhiệm vụ khác. Hướng dẫn xác định vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong các hoạt động chính. Trên toàn thế giới, mạng lưới cung cấp được tổ chức theo các hình thức khác nhau, hình thức tổ chức chuẩn xác là tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể để có phương án giải quyết tất cả các nhiệm vụ. Hướng dẫn chung phác hoạ bức tranh tổng thể về những nỗ lực và hoạt động phối hợp ở các cấp khác nhau nhằm đưa bộ nguyên tắc vào thực tiễn. Thực hiện quá trình cải tiến và bồi dưỡngbồi dưỡng năng lực, Cấp sản xuất cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong chuỗi sản xuất cà phê nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiếntiến o Chỉ đạo quá trình cải tiến bằng cách thực hiện kế hoạch quản lý o Liên tục cung cấp thông tin để theo dõi các báo cáo về quá trình cải tiếntiến dựa trên báo cáo của Bộ nguyên tắc chung. o Liên tục theo dõi và thông báo kết quả quá trình cải tiến Cấp chế biến cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong toàn ngànhthành viên trong toàn ngành nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiếnquá trình cải tiến o Chỉ đạo quá trình cải tiến bằng cách thực hiện kế hoạch quản lý o Liên tục cung cấp thông tin để theo dõi các báo cáo về quá trình cải tiếntiến dựa trên báo cáo của Bộ nguyên tắc chung. o Liên tục theo dõi và thông báo kết quả quá trình cải tiến Các hội nhà sản xuất cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong toàn ngành nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiến o Chỉ đạo quá trình cải tiến bằng cách thực hiện kế hoạch quản lý o Liên tục cung cấp thông tin để theo dõi các báo cáo về quá trình cải tiến dựa trên báo cáo của Bộ nguyên tắc chung. o Liên tục theo dõi và thông báo kết quả quá trình cải tiếnthành viên trong toàn ngànhquá trình cải tiếnquá trình cải tiếnquá trình cải tiếnquá trình cải tiến o Bồi dưỡng năng lực thông qua việc trợ giúp về kỹ thuật, đào tạo và phát triển kỹ năng o Cung cấp dịch vụ và các công cụ tài chính cho các thành viên Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 17 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  20. o Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chung nhằm cải thiện các mối quan hệ kinh doanh và tạo nên một môi trường đầu tư an toàn. Các tổ chức cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong toàn ngành nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiếnthành viên trong toàn ngànhquá trình cải tiếnĐưa ra các thực hành tốt nhất cho các bộ phận trong toàn ngành cà phê thông qua kinh nghiệm từ các dự án thí điểm o Bồi dưỡng năng lực bằng cách trợ giúp kỹ thuật, đào tạo và phát triển kỹ năng cho công nhân và các thành viên của hiệp hội. Các Cơ quan quốc gia và quốc tế của Bộ nguyên tắc chung cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong toàn ngành nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiếnthành viên trong toàn ngànhĐưa ra các thực hành tốt nhất cho các bộ phận trong toàn ngành cà phê thông qua kinh nghiệm từ các dự án thí điểm,quá trình cải tiến các Cơ quan tham gia Bộ nguyên tắc chung và các đơn vị được kiểm soát khác o Cung cấp các phương pháp tập huấn cần thiết cho quá trình cải tiến ở cấp khu vực và/hoặc quốc gia, dựa trên kinh nghiệm của các cơ quan kiểm soát và các kế hoạch quản lý hiện có o Tiếp xúc với các cơ quan/công ty/tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức khác có liên quan để hỗ trợ quá trình cải tiến o Xác định nhu cầu hỗ trợ dựa vào các kết quả tự đánh giá và kiểm soát thực hiện o Làm cầu nối tới các tổ chức hỗ trợ o Đưa đến các nguồn lực hỗ trợ quá trình cải tiến o Xác định và khuyến khích hỗ trợ các viện nghiên cứu cùng thực hiện Bộ nguyên tắc chung Các bên trung gian cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong toàn ngành nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiến o Liên tục cung cấp thông tin theo dõi các báo cáo về quá trình cải tiến của đơn vị nguyên tắc tổng thể dựa trên báo cáo của Bộ nguyên tắc chung. Các nhà xuất khẩu/kinh doanh cần phải: o Tăng cường hợp tác với các thành viên trong toàn ngành nhằm thực hiện thành công quá trình cải tiến o Liên tục cung cấp thông tin theo dõi các báo cáo về quá trình cải tiến của đơn vị nguyên tắc tổng thể dựa trên báo cáo của Bộ nguyên tắc chung. o Hỗ trợ quá trình cải tiến của Đơn vị nguyên tắc chung thông qua việc trang bị kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn xác định. Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 18 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  21. o Cung cấp thông tin về thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng cà phê cho các đối tác kinh doanh trong toàn ngành. o Hỗ trợ các đối tác kinh doanh trực tiếp trong việc nâng cao chất lượng cà phê đã được sản xuất và chế biến. o Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chung nhằm cải thiện các mối quan hệ kinh doanh và tạo nên một môi trường đầu tư an toàn. Các nhà chế biến/rang xay cần phải: o Đưa ra các thực hành tốt nhất cho các nhà cung cấp dựa trên kinh nghiệm thu được qua các dự án thí điểm o Có thưởng khuyến khích các nhà cung cấp có uy tín o Tăng cường hoạt động kinh doanh với các nhà cung cấp cà phê tham gia vào Bộ nguyên tắc chung o Cam kết thực hiện quá trình cải tiến bằng cách thông báo nhu cầu của họ đối với loại cà phê chất lượng o Hỗ trợ quá trình cải tiến của Đơn vị nguyên tắc chung bằng cách trang bị kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn xác định. o Tăng cường quan hệ kinh doanh với các nhà sản xuất cà phê chất lượng cao o Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chung nhằm cải thiện các mối quan hệ kinh doanh và tạo môi trường đầu tư an toàn. o Cung cấp các cơ cấu và/hoặc nguồn lực để nội bộ hoá các chi phí cải thiện môi trường và xã hội trong suốt thời kỳ chuyển tiếp. o Tăng cường các hoạt động phối hợp trong toàn ngành (các dự án) với Cơ quan thực hiện Bộ nguyên tắc chung và với các đối tác quốc tế. o Đưa ra sự chênh lệch về giá đối với loại cà phê chất lượng cao theo quan điểm về chất lượng cà phê của Bộ nguyên tắc chung. Các tổ chức xã hội cần phải: o Đưa ra các thực hành tốt nhất cho các nhà cung cấp thông qua kinh nghiệm từ các dự án thí điểm. o Hỗ trợ quá trình cải tiến của Đơn vị nguyên tắc chung bằng cách trang bị kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn xác định. o Tăng cường các hoạt động phối hợp trong toàn ngành cà phê (các dự án) với Cơ quan Đề thực hiện Bộ nguyên tắc chung và với các đối tác quốc tế. o Đưa ra các cơ cấu và/hoặc các nguồn lực để để nội bộ hoá chi phí cải thiện môi trường và xã hội trong suốt thời kỳ chuyển tiếp. Khu vực nhà nước cần phài o Đưa ra các thực hành tốt nhất cho các nhà cung cấp thông qua kinh nghiệm từ các Dự án thí điểmthí điểm. o Hỗ trợ quá trình cải tiến của các Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung thông qua việc cung cấp kiến thức, kinh nghiệm và các nguồn lực xác định khác. Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 19 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  22. o Tăng cường các hoạt động phối hợp trong ngành cà phê (các dự án) với Cơ quan của Bộ nguyên tắc chung và các đối tác hợp tác quốc tế. o Tạo cơ chế và/hoặc nguồn lực nhằm nội bộ hoá chi phí cho cải thiện môi trường và xã hội trong giai đoạn chuyển tiếp. 13. Hỗ trợ quá trình cải tiến Phân tích các thực hành hiện tại ở cấp khu vực và/ hoặc cấp quốc gia đưa ra các phản hồi tới Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung và Cơ quan Quốc tế Quản l ý Bộ nguyên tắc chung. Thông tin phản hồi này là cơ sở tạo lập các chiến lược ủng hộ rộng khẵp khu vực hoặc quốc gia và sẽ được thực hiện trong các dự án và chương trình phát triển của các cơ quan, tổ chức quốc gia hoặc quốc tế. Hệ thống nguyên tắc chung tạo sự liên lạc và tiếp cận tới các chương trình và cơ quan phát triển cũng như các đối tác quan tâm nhằm hỗ trợ quá trình cải tiến ở cấp khu vực hoặc cấp quốc gia. Cùng với kết quả của quá trình tự đánh giá ở cấp Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung, Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung sẽ đưa ra các mô hình đào tạo và cách tiếp cận tới các nguồn lực cải tiến cụ thể nhằm tạo khả năng bồi dưỡng năng lực ở cấp Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung. Kinh nghiệm của các Dự án thí điểm vốn mang lại quan hệ hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong ngành sẽ tạo cơ sở để đưa ra quy chuẩn đối với cấp khu vực và/hoặc cấp hệ thống sản xuât (ví dụ: nông trường, hộ nông dân ) và góp phần tăng cường phát triển các kế hoạch quản l ý cá nhân sau khi tiến hành tự đánh giá và thẩm tra Bộ nguyên tắc chung. Các chỉ số rất cần một quy chuẩn và được biến đổi tùy theo những kinh nghiệm thu được qua các Dự án thí điểm. Một khung thời gian nhằm tuân thủ các yêu cầu cụ thể của các kế hoạch quản l ý cá nhân được đưa ra có cân nhắc đến kết quả của các Dự án thí điểm và hoạt động của mỗi Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung. Lộ trình thời gian này sẽ thúc đẩy quá trình cải tiến liên tục đầy năng động và đảm bảo sự giám sát đáng tin cậy. Hơn nữa, việc tuân thủ các yêu cầu của Bộ nguyên tắc chung còn giúp phân bổ nguồn lực phục vụ cho các lợi ích cụ thể của Đơn vị thực hiện Bộ nguyên tắc chung nếu cần. 14. Cơ cấu thê chế hỗ trợ quá trình cải tiến Cơ quan Quản l ý Quốc tế của Bộ nguyên tắc chung phối hợp với các đối tác cùng phát triển các khái niệm nhằm tạo năng lực xây dựng thông qua phân bổ nguồn lực và đào tạo. Cơ sở tiến hành là dựa trên các báo cáo phản hồi tổng kết những kết quả và kinh nghiệm của quá trình tự đánh giá và hoạt động kiểm tra. Bản phân tích các hoạt động hiện tại sẽ được thực hiện ở cấp khu vực và/ hoặc cấp quốc gia và do Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung biên soạn. Tất cả các thành viên trong toàn ngành sẽ phải có trách nhiệm hợp tác nhằm cải thiện hơn nữa hoạt động sản xuất, chế biến sau thu hoạch và các phương pháp kinh doanh Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 20 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  23. hướng tới một ngành công nghiệp cà phê ổn định. Với sự phối hợp của Cơ quan Quản l ý Quốc tế của Bộ nguyên tắc chung ở cấp quốc tế và Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung ở cấp quốc gia, các công cụ và tài liệu cho các hoạt động song hành với việc thực thi Bộ nguyên tắc chung và cải tiến liên tục như tiếp cận thông tin, các chuơng trình đa dạng, tiếp cận các cơ quan tài chính, phát triển tổ chức và bồi dưỡng năng lực sẽ được hỗ trợ. Các thành viên của Bộ nguyên tắc chung nhất trí cùng phấn đấu vì sự phát triển của Quan hệ đối tác giữa nhà nước và tư nhân (PPP) nhằm thực thi Bộ nguyên tắc chung và hỗ trợ cho quá trình thực hiện. Được sự phối hợp của Hệ thống ngyên tắc chung, những phương pháp tiếp cận của các sáng kiến, tổ chức, chương trình và các công ty quốc gia và quốc tế sẽ định hướng cho sự phát triển bền vững và hỗ trợ cải tiến liên tục. Để đạt được điều này, mọi thành viên của Hệ thống nguyên tắc chung cam kết hợp tác nhằm phân bổ nguồn lực và định hướng hoạt động vì sự phát triển ổn định của ngành công nghiệp cà phê. 15. Trao đổi thông tin Rất nhiều thành viên trong hệ thống sử dụng kết quả thực hiện Bộ nguyên tắc chung trong trao đổi thông tin. Tất cả các thành viên nhất trí sử dụng Bộ nguyên tắc chung cho mục đích quảng bá sản phẩm phải chấp hành các “Quy định chung” của Hệ thống nguyên tắc chung và “Điều lệ tham gia”. Việc báo cáo và trao đổi thông tin về Bộ nguyên tắc chung góp phần xây dựng một hình ảnh tốt đẹp hơn của sản phẩm cà phê trên thị trường tiêu thụ thế giới và có thể chống lại bất kỳ biểu hiện tiêu cực nào tới sản phầm liên quan đến sự phát triển của thị trường cà phê nhân, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người làm việc trong ngành trồng trọt cà phê. Tất cả các thành viên trong Hệ thống nguyên tắc chung sẽ hợp tác nhằm phổ biến những ảnh hưởng tích cực và đưa hình ảnh của cà phê trên con đường tiến tới phát triển bền vững nhằm kích cầu tiêu thụ sản phẩm cà phê. Bộ nguyên tắc chung về cà phê sẽ không được chuyển tải thông qua nhãn mác gắn trên sản phẩm tiêu thụ. Về việc trao đổi thông tin với công chúng, khách hàng mua sản phẩm cà phê theo Bộ nguyên tắc chung được tự do thông báo số lượng cà phê theo Bộ nguyên tắc chung đã mua và các mục tiêu cụ thể nhằm tăng thị phần cà phê nguyên tắc chung như đã thỏa thuận trong “Quy định chung” và “Điều lệ tham gia”. Cơ quan Quốc tế Quản l ý Bộ nguyên tắc chung sẽ hỗ trợ và hướng dẫn các hoạt động trao đổi thông tin trên thị trường tiêu thụ và là cơ quan đầu não phụ trách việc trao đổi thông tin với khu vực kinh tế nhà nước và các cơ quan, tổ chức có quan tâm. Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 21 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004
  24. Cụ thể, điều này có nghĩa là Cơ quan Quốc tế Quản lý Bộ nguyên tắc chung ƒ Bảo vệ cơ cấu ngành hiện hành ở các nước sản xuất cà phê (các tổ chức và cơ quan) ƒ Tổ chức các “Sự kiện của Bộ nguyên tắc chung” với các hội thảo ở các nước sản xuất ƒ Tham dự các hội thảo tuyên truyền ở các nước tham gia Bộ nguyên tắc chung (các thành viên của Ban Điều hành và các nước quan tâm). ƒ Phát triển tài liệu Quan hệ cộng đồng ƒ Hỗ trợ phát triển cho các Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung Ngành công nghiệp ƒ Phát triển các ý tưởng quảng bá sản phẩm ƒ Công bố các Báo cáo thường niên về “Bộ nguyên tắc chung” ƒ Trình bày các khái niệm của Bộ nguyên tắc chung với các cơ quan trong ngành ƒ Hỗ trợ phát triển cho các Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung Các nhà sản xuất ƒ Thông tin cho Cơ quan Quản l ý về cơ cấu tổ chức ở các nước sản xuất cà phê ƒ Tổ chức các hội thảo tuyên truyền cùng với Cơ quan Quản l ý ƒ Tổ chức tập huấn về Bộ nguyên tắc chung ƒ Hỗ trợ phát triển cho các Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung  Các tổ chức xã hội ƒ Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và các nhà sản xuất ƒ Nhấn mạnh mối tương quan giữa các vấn đề xã hội và môi trường ƒ Tổ chức các sự kiện và hội thảo tuyên truyền ƒ Hỗ trợ phát triển cho các Cơ quan Quốc gia của Bộ nguyên tắc chung Nguyên tắc Chung cho Cộng Đồng Cà Phê 22 Phiên bản ngày 9 tháng 9 năm 2004