Quản trị kinh doanh - Chương 5: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

pdf 51 trang vanle 2720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 5: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_chuong_5_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_d.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 5: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

  1. Chương 5. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Ths. Lê Văn Hòa
  2. Các nội dung chính: • Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính • Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp • Phân tích các tỷ số chủ yếu
  3. Khái niệm • Phân tích tình hình tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. • Tóm lại, phân tích tình hình tài chính là làm sao cho các con số trên các báo cáo tài chính đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó.
  4. Ý nghĩa • Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. • Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoặc của tổ chức cho những người cần sử dụng chúng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào hoạt động chức năng của họ. Nội dung này được khái quát trên sơ đồ 1 dưới đây:
  5. Đối tượng Cần quyết Yếu tố cần dự đoán cho tương Câu hỏi trả lời nhận sử dụng định cho các lai được từ các thông tin có thông tin mục đích dạng câu hỏi Nhà quản Điều hành hoạt - Lập kế hoạch cho tương lai - Chọn phương án nào sẽ trị doanh động sản xuất - Đầu tư dài hạn cho hiệu quả cao nhất? nghiệp kinh doanh - Chiến lược sản phẩm và thị - Nên huy động nguồn đầu trường tư nào? Nhà đầu tư Có nên đầu tư - Giá trị đầu tư nào sẽ thu được - Năng lực của doanh vào doanh trong tương lai nghiệp trong điều hành nghiệp này hay - Các lợi ích khác có thể thu kinh doanh và huy động không? được vốn đầu tư như thế nào? Nhà cho Có nên cho - Doanh nghiệp có khả năng trả - Tình hình công nợ của vay doanh nghiệp nợ theo đúng hợp đồng hay doanh nghiệp này vay vốn không? - Lợi nhuận có được chủ hay không? - Các lợi ích khác đối với nhà yếu từ hoạt động nào? cho vay. Tình hình và khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp? Cơ quan Các khoản - Hoạt động của doanh nghiệp có - Có thể có biến động gì về nhà nước đóng góp cho thích hợp và hợp pháp không? vốn và thu nhập trong và người nhà nước? - Doanh nghiệp có thể tăng thêm tương lai? lao động Có nên tiếp tục thu nhập cho người lao động hợp đồng không? không?
  6. Mục đích phân tích - Phân tích tình hình tài chính nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và về các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này. - Phân tích các bào cáo tài chính cũng nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc tiền lãi. Vì các dòng tiền của nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thuần dự kiến của doanh nghiệp. - Phân tích báo cáo tài chính cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế, những sự kiện và những tình huống mà có làm thay đổi các nguồn lực cũng như các nghĩa vụ đối với các nguồn lực đó.
  7. Nhiệm vụ phân tích • Nhiệm vụ của phân tích các báo cáo tài chính ở doanh nghiệp là căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  8. Nội dung phân tích - Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp - Phân tích các hệ số tài chính - Mối liên hệ giữa các hệ số tài chính
  9. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán • Bảng cân đối kế toán • Biến động theo thời gian • Kết cấu và biến động kết cấu
  10. Bảng cân đối kế toán Bảng CĐKT là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh giá trị của tài sản và nguồn vốn của một tổ chức tại một thời điểm nào đó, thường là ngày cuối cùng của kỳ kế toán. Bảng CĐKT được kết cấu thành hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn. - Phần tài sản bao gồm các khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần tài sản thể hiện vốn của doanh nghiệp có ở thời điểm lập Bảng CĐKT. Xét về mặt pháp lý, đây là vốn thuộc quyền sở hữu hay kiểm soát lâu dài của doanh nghiệp.
  11. Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản, nhà quản trị có thể đánh giá khái quát quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất với trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn phản ánh các nguồn hình thành nên phân tài sản của doanh nghiệp, gồm nguồn vốn vay và nguồn vốn chủ sở hữu. Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành vốn mà doanh nghiệp có tại thời điểm lập Bảng CĐKT. Xét về mặt pháp lý thì các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp (nhà nước, cổ đông, ngân hàng, ) - Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh trong phần nguồn vốn, doanh nghiệp có thể biết được cơ cấu của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có. Đồng thời quan hệ kết cấu này cũng giúp đánh giá tính tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp.
  12. Khoản mục Cuối kỳ Đầu kỳ (31/12/x1) (31/12/x0) TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 181.800 244.500 Tiền và các khoản tương đương tiền 15.000 20.500 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3.000 70.000 Các khoản phải thu ngắn hạn 73.800 70.000 Hàng tồn kho 90.000 84.000 B. Tài sản dài hạn 248.200 138.500 TSCĐ hữu hình 248.200 58.500 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 80.000 Tổng cộng tài sản 430.000 383.000 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 114.200 71.200 I. Nợ ngắn hạn 54.200 61.200 Vay ngắn hạn 5.000 0 Phải trả cho người bán 43.600 55.000 Thuế phải nộp 4.800 5.000 Phải trả người lao động 800 1.200 II. Nợ dài hạn 60.000 10.000 B. Vốn chủ sở hữu 315.800 311.800 I. Vốn chủ sở hữu 315.800 311.800 Nguồn vốn kinh doanh 250.000 250.000 Lãi chưa phân phối 65.800 61.800 Tổng cộng nguồn vốn 430.000 383.000
  13. Qua Bảng CĐKT ở trên cho ta thấy: Tổng tài sản = tổng nguồn vốn (1) Hay: Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu (2) Từ phương trình (2) doanh nghiệp có thể đánh giá được một số nội dung chủ yếu sau: - Hướng đầu tư vốn của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp hay không, thông qua phân tích kết cấu tài sản ngắn hạn với tài sản dài hạn. - Tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, thông qua phân tích kết cấu giữa nợ phải trả với nguồn vốn chủ sở hữu, sau đó rút ra kết luận về thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Phương trình (2) cũng có thể viết thành: Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả (3) Phương trình (3) cho thấy trách nhiệm pháp lý đối với chủ sở hữu chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp đã thực thi trách nhiệm pháp lý đối với các chủ nợ. Nói cách khác trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thua lỗ bị phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để trả nợ cho các chủ nợ trước, phần còn lại được hoàn trả cho các chủ sở hữu.
  14. Phân tích biến động theo thời gian • Phân tích biến động theo thời gian được thực hiện bằng cách so sánh giá trị của chỉ tiêu ở các kỳ khác nhau với nhau. Việc so sánh được thực hiện cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng (giảm) của chỉ tiêu. Kết quả tính theo số tương đối phản ánh tỷ lệ tăng giảm của chỉ tiêu. • Nội dung phân tích biến động theo thời gian đối với các chỉ tiêu của Bảng CĐKT được trình bày trên bảng sau:
  15. Khoản mục Cuối kỳ Đầu kỳ ± % (31/12/x1) (31/12/x0) TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 181800 244500 -62700 (25.64) Tiền và các khoản tương đương tiền 15000 20500 -5500 (26.83) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3000 70000 -67000 (95.71) Các khoản phải thu ngắn hạn 73800 70000 3800 5.43 Hàng tồn kho 90000 84000 6000 7.14 B. Tài sản dài hạn 248200 138500 109700 79.21 TSCĐ hữu hình 248200 58500 189700 324.27 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 80000 -80000 (100.00) Tổng cộng tài sản 430000 383000 47000 12.27 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 114200 71200 43000 60.39 I. Nợ ngắn hạn 54200 61200 -7000 (11.44) Vay ngắn hạn 5000 0 5000 - Phải trả cho người bán 43600 55000 -11400 (20.73) Thuế phải nộp 4800 5000 -200 (4.00) Phải trả người lao động 800 1200 -400 (33.33) II. Nợ dài hạn 60000 10000 50000 500.00 B. Vốn chủ sở hữu 315800 311800 4000 1.28 I. Vốn chủ sở hữu 315800 311800 4000 1.28 Nguồn vốn kinh doanh 250000 250000 0 0 Lãi chưa phân phối 65800 61800 4000 0.47 Tổng cộng nguồn vốn 430000 383000 47000 12.27
  16. Dựa trên các kết quả tính được trong bảng trên, ta thấy: Phần tài sản: - Tài sản ngắn hạn giảm 25,6%, tương ứng với 26.700 tr.đ. Nguyên nhân chủ yếu do giảm đầu tư ngắn hạn đến 95,7%, tương ứng 67.000 tr.đ, kế đến là tiền giảm 26,8%, tương ứng 5.500 tr.đ. - Tài sản dài hạn tăng 79,2%, tương ứng 109.700 tr.đ. Mức tăng này hoàn toàn do tăng đầu tư vào máy móc thiết bị, nhà xưởng, nói chung là tài sản vật chất dài hạn vì các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn đã được thu hồi hết. Nếu xét riêng từng khoản mục “Đầu tư ngắn hạn” và “Tiền” thì biến động ở các khoản mục đó có vẻ không tốt. Nhưng nếu đạt chúng trong mối tương quan với “Tài sản dài hạn” thì sự việc là hợp lý. Chúng ta có thể kết luận rằng doanh nghiệp đã chi tiền mặt, bán các chứng khoán đầu tư dài hạn và ngắn hạn để đầu tư vào tài sản cố định nhằm tạo thêm năng lực sản xuất cho doanh nghiệp, và cũng có thể nhận xét khái quát rằng doanh nghiệp đang đầu tư mở rộng sản xuất.
  17. Phần nguồn vốn: - Nguồn vốn tăng chủ yếu do nợ dài hạn tăng 50000 tr.đ. Nếu khấu trừ đi phần nợ ngắn hạn giảm (7000 tr.đ) thì tổng nợ phải trả tăng 43000tr.đ, tức tăng 60,4%. Việc tăng này là hợp lý do doanh nghiệp đang đầu tư thêm vào tài sản cố định. - Vốn chủ sở hữu cũng tăng 4000 tr.đ, do lãi để lại tăng. Điều này chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm qua có hiệu quả nên đã mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
  18. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu • Phân tích biến động theo thời gian cho ta thấy sự tăng giảm của tài sản, nguồn vốn và từng khoản mục tài sản, nguồn vốn, nhưng chưa cho ta thấy mối quan hệ giữa các khoản mục đó với nhau. Để thấy được mối quan hệ giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hay giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn nhằm qua đó đánh giá việc sử dụng vốn, cơ cấu vốn, của doanh nghiệp, ta phải phân tích kết cấu và biến động kết cấu. • Phân tích kết cấu nhằm đánh giá tầm quan trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản, hay từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ đó đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ vốn và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. • Phân tích biến động kết cấu nhằm đánh giá sự thay đổi về mặt kết cấu giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hoặc giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Phân tích biến động kết cấu được thực hiện bằng cách so sánh kết cấu giữa các kỳ với nhau, qua đó đánh giá biến động của từng khoản mục. • Nội dung phân tích kết cấu và biến động kết cấu được trình bày trên bảng sau:
  19. Khoản mục Cuối kỳ Đầu kỳ Quan hệ kết cấu (%) (31/12/x1) (31/12/x0) 20x1 20x0 ± TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 181800 244500 2.28 63.84 (21.56) Tiền và các khoản tương đương tiền 15000 20500 3.49 5.35 (1.86) Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 3000 70000 0.70 18.28 (17.58) Các khoản phải thu ngắn hạn 73800 70000 17.16 18.28 (1.11) Hàng tồn kho 90000 84000 20.93 21.93 (1.00) B. Tài sản dài hạn 248200 138500 57.72 36.16 21.56 TSCĐ hữu hình 248200 58500 57.72 15.27 42.45 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 80000 - 20.89 (20.89) Tổng cộng tài sản 430000 383000 100 100 - NGUỒN VỐN 7.97 A. Nợ phải trả 114200 71200 26.56 18.59 (3.37) I. Nợ ngắn hạn 54200 61200 12.60 15.98 1.16 Vay ngắn hạn 5000 0 1.16 - (4.22) Phải trả cho người bán 43600 55000 10.14 14.36 (0.19) Thuế phải nộp 4800 5000 1.12 1.31 (0.13) Phải trả người lao động 800 1200 0.19 0.31 11.34 II. Nợ dài hạn 60000 10000 13.95 2.61 (7.97) B. Vốn chủ sở hữu 315800 311800 73.44 81.41 (7.97) I. Vốn chủ sở hữu 315800 311800 73.44 81.41 (7.13) Nguồn vốn kinh doanh 250000 250000 58.14 65.27 (0.83) Lãi chưa phân phối 65800 61800 15.30 16.14 Tổng cộng nguồn vốn 430000 383000 100 100 -
  20. Qua bảng phân tích trên cho ta thấy: Về tài sản: - Tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm, từ 63,84% vào lúc đầu năm xuống còn 42,28% lúc cuối năm, tức giảm 21,56%. Tất cả các khoản mục tài sản ngắn hạn trong kết cấu tài sản đều giảm, nhưng giảm nhiều nhất là “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” và “Tiền”. Điều này phù hợp với kết quả phân tích biến động theo thời gian. - Tài sản dài hạn có xu hướng tăng, từ 36,16% vào lúc đầu năm lên 57,72% lúc cuối năm, tức tăng 21,56%. Điều này chứng tỏ trong năm doanh nghiệp đã đầu tư thêm vào TSCĐ. Về nguồn vốn: - Nợ phải trả có xu hướng tăng từ 18,59% lên 26,56%, chủ yếu do tăng nợ dài hạn từ 2,61% trong tổng nguồn vốn đầu năm lên 13,95% trong tổng nguồn vốn cuối năm, tức tăng 11,34%. Sự gia tăng này do doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư vào TSCĐ.
  21. Phân tích khái quát báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một kỳ. Nói chung, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm các nội dung chính sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ doanh thu - Doanh thu thuần về bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
  22. - Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Thu nhập khác - Chi phí khác - Lợi nhuận khác - Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp - Thuế TNDN hoãn lại - Lợi nhuận sau thuế TNDN - Lãi cơ bản trên một cổ phiếu
  23. Phân tích biến động theo thời gian • Tương tự như trường hợp của bảng CĐKT, khi phân tích biến động theo thời gian của báo cáo KQHĐKD, doanh nghiệp cũng thực hiện so sánh các chỉ tiêu ở hai kỳ khác nhau. • Nội dung phân tích biến động theo thời gian của báo cáo KQHĐKD được trình bày trên bảng sau.
  24. Bảng phân tích biến động theo thời gian của các chỉ tiêu trên bảng BCKQKD Năm Năm Biến động nay trước ± % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 943500 862200 81300 9.43 - Hàng bán bị trả lại 13500 10200 3300 2.35 Doanh thu thuần 930000 852000 78000 9.15 - Giá vốn hàng bán 654000 594000 60000 0.10 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 276000 258000 18000 6.98 - Chi phí bán hàng 137400 121000 16400 3.55 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 49300 46500 2800 6.02 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 89300 90500 -1200 (1.33) - Chi phí tài chính 6300 1500 4800 320.00 Tổng lợi nhuận tước thuế 83000 89000 -6000 (6.74) - Thuế thu nhập doanh nghiệp 23240 24920 -1680 (6.74) Lợi nhuận sau thuế TNDN 59760 64080 -4320 (6.74)
  25. • Qua bảng trên cho thấy tổng doanh thu tăng 9,3%, tức tăng 81.300 tr.đ nhưng doanh thu thuần chỉ tăng có 9,15%, tức tăng có 78.000 tr.đ. Điều này do bán hàng bị trả lại tăng quá nhiều, tăng đến 32,35%, gấp hơn 2 lần tỷ lệ tăng của tổng doanh thu. Hàng bán bị trả lại là hàng không đạt yêu cầu của khách hàng nên không được khách chấp nhận, do vậy việc chỉ tiêu này tăng lên quá cao là một vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm xác định nguyên nhân. • Ngoài ra, giá vốn hàng bán cũng tăng với tốc độ cao hơn doanh thu cũng là một hiện tượng không tốt cần xác định nguyên nhân. • Do hàng bán bị trả lại và giá vốn hàng bán tăng với tốc độ cao cho nên dùng doanh thu năm nay có tăng lên so với doanh thu năm trước, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ tăng được 6,97% tức 18.000 tr.đ. Ngoài ra, do chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bị giảm 1,33%, tương ứng 1.200 tr.đ. Nếu tính cả chi phí hoạt động tài chính, do khoản chi này tăng đột biến trong năm nay nên đã làm cho lợi nhuận sau thuế TNDN giảm đến 6,74%, tương ứng 4.320 tr.đ.
  26. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu • Khi phân tích kết cấu, chỉ tiêu doanh thu thuần được xác định là quy mô tổng thể, tương ứng tỷ lệ 100%. Các chỉ tiêu khác của báo cáo KQHĐKD được xác định theo kết cấu chiếm trong quy mô tổng thể đó. Qua việc xác định tỷ lệ của các chỉ tiêu chi phí, lãi chiếm trong doanh thu thuần nhà doanh nghiệp sẽ đánh giá hiệu quả của một đồng (hoặc 100 đồng) doanh thu thuần tạo ra trong kỳ.
  27. Bảng phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo KQKD Chỉ tiêu Năm Năm Tỷ trọng nay trước Năm nay Năm trước +/- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 943500 862200 101.45 101.20 0.25 - Hàng bán bị trả lại 13500 10200 1.45 1.20 0.25 Doanh thu thuần 930000 852000 100.00 100.00 - - Giá vốn hàng bán 654000 594000 70.32 69.72 0.60 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 276000 258000 29.68 30.28 (0.60) - Chi phí bán hàng 137400 121000 14.77 14.20 0.57 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 49300 46500 5.30 5.46 (0.16) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 89300 90500 9.60 10.62 (1.02) - Chi phí tài chính 6300 1500 0.68 0.18 0.50 Tổng lợi nhuận tước thuế 83000 89000 8.92 10.45 (1.52) - Thuế thu nhập doanh nghiệp 23240 24920 2.50 2.92 (0.43) Lợi nhuận sau thuế TNDN 59760 64080 6.43 7.52 (1.10)
  28. • Căn cứ trên các giá trị tính được ở bảng 8.6, ta thấy trong 100 đồng doanh thu thuần năm nay có 70,32đ giá vốn hàng bán và 29,68đ lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vu, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 9,6 tr.đ. • Đối với năm ngoái thì trong 100 đ doanh thu thuần có 69,72đ giá vốn hàng bán và 30,28đ lãi gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 10,62đ. • Như vậy, khi so sánh về mặt kết cấu cho thấy với cùng 100đ doanh thu thuần, giá vốn hàng bán năm nay cao hơn năm trước 0,60đ dẫn đến lãi gộp thấp hơn 0,60đ. Tuy nhiên, trong năm nay, dù doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí bán hàng 0,57đ nhưng chi phí quản lý lại tăng 0,16đ. Gía vốn hàng bán tăng, chi phí quản lý tăng nên lãi thuần từ hoạt động kinh doanh đã giảm 1,02đ trong 100đ doanh thu thuần. Vậy, nếu năm nay, giá vốn hàng bán không tăng và doanh nghiệp vẫn thực hiện được mức tiết giảm chi phí quản lý lãi của doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng thêm 1,2đ trong 100đ doanh thu thuần.
  29. Qua phân tích báo cáo KQHĐKD cho thấy vấn đề cốt lõi mà doanh nghiệp cần quan tâm phân tích thêm chính là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý. Doanh nghiệp phải tìm được câu trả lời cho câu hỏi “ Vì sao giá vốn hàng bán tăng ?” ‘Nguyên nhân nào khiến giá vốn hàng bán tăng, khách quan hay chủ quan ?’ Bộ phận nào trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp đã hoạt động kém hiệu quả để giá vốn bán hàng tăng ? ‘ Vì sao chi phí quản lý tăng ?’
  30. Phân tích các tỷ số chủ yếu Các báo cáo tài chính tập hợp lại cho biết khái quát vị thế tài chính của doanh nghiệp tại từng thời điểm hoặc trong một kỳ hoạt động. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn hiệu quả hoạt động tài chính và đánh giá đúng sức mạnh và giá trị của doanh nghiệp người ta cần phải tiến hành phân tích các hệ số tài chính. Hệ số tài chính là những độ đo định lượng được thiết lập nhằm đánh giá tất cả các khía cạnh khác nhau của hoạt động tài chính. Về mặt bản chất, hệ số tài chính biểu thị mối liên hệ giữa các khoản mục của các báo cáo tài chính, có chức năng trợ giúp việc phân tích, đánh giá và dự báo vị thế tài chính của doanh nghiệp. Về phần mình, vị thế tài chính thường được đánh giá trên hai tiêu chí chính là rủi ro tài chính và hiệu quả tài chính. Nhóm chỉ tiêu rủi ro tài chính bao gồm: (1) khả năng thanh khoản và (2) khả năng quản lý vốn vay. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả tài chính bao gồm: (1) khả năng quản lý tài sản và (2) khả năng sinh lợi.
  31. • Chú ý việc phân tích các nhóm hệ số như trên chỉ là một cách tiếp cận; ngoài ra, số lượng tỷ số trong từng nhóm cũng có sự khác biệt tùy thuộc vào quan điểm của người phân tích. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét các nhóm tỷ số chủ yếu nhất và cách thức vận dụng chúng vào trường hợp công ty X trong sự so sánh với các tỷ số trung bình ngành giả định. Lưu ý là, tỷ số trung bình ngành không phải là chuẩn tốt nhất mà các doanh nghiệp trong ngành cần hướng tới, tuy nhiên nếu tỷ số của doanh nghiệp thấp hơn nhiều so với tỷ số tương ứng của ngành thì đây sẽ là dấu hiệu đáng quan tâm để lý giải và từ đó có các giải pháp thích hợp.
  32. Đánh giá rủi ro tài chính Khả năng thanh khoản • Khả năng thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển đổi thành tiền của nó, trong khi đó, khả năng thanh khoản của một doanh nghiệp được hiểu là khả năng của nó trong việc đáp ứng các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Nói cách khác, đây là khả năng của doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ đến hạn. Rõ ràng là để đánh giá đầy đủ khả năng thanh khoản cần phải lập ngân sách tiền mặt và kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tuy nhiên các hệ số khả năng thanh khoản là những công cụ tương đối đơn giản và tiết kiệm thời gian. Trong phân tích tài chính có một số chỉ tiêu thanh khoản sau đây thường được sử dụng:
  33. Hệ số thanh toán hiện hành • Hệ số này được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn. Hệ số này cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn có thể được che chở bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, khoản phải thu, và hàng tồn kho. Trong khi đó, nợ ngắn hạn bao gồm khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn thanh toán và nợ định kỳ. • Ở thời điểm cuối năm 20x1, với số liệu công ty X ta có:
  34. • Như vậy, so với mức trung bình ngành là 3,2 và số đầu kỳ là 3,99, hệ số này đã có một sự suy giảm mạnh, điều này đòi hỏi các nhà quản lý phải có một sự quan tâm đặc biệt. Tình hình còn nghiêm trọng hơn nếu phần lớn khoản phải thu có nguy cơ khó đòi, và hàng tồn kho chủ yếu là vật tư và sản phẩm dở dang chưa thể nhanh chóng chuyển thành tiền khi có nhu cầu chi tiêu đột xuất. • Cần chú ý rằng, khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì việc lưu giữ nhiều hơn mức hợp lý một số lượng lớn tiền mặt, khoản phải thu và hàng tồn kho rõ ràng sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì tài sản ngắn hạn được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho tài sản ngắn hạn nhỏ, ROA và ROE có thể tăng.
  35. Hệ số thanh toán nhanh • Trong số các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, hàng tồn kho là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất. Ngoài ra, hàng tồn kho khi được sử dụng cho sản xuất và bán chứ không phải để trả nợ, thì sẽ mang lại giá trị lớn hơn. Chính vì hai lý do trên mà người ta thường sử dụng một hệ số khác có khả năng đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán hiện hành đó là hệ số thanh toán nhanh. Hế số này được tính toán bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ đi hàng tồn kho rồi chia cho nợ ngắn hạn.
  36. • Vì mức trung bình ngành là 1,8 và số đầu kỳ là 2,62, hệ số này của doanh nghiệp X cho thấy mức độ nghiêm trọng hơn của khả năng thanh toán nhanh so với khả năng thanh toán hiện hành. Điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của công ty quá nhiều. Một lần nữa công ty cần xem xét lại công tác quản lý các loại tài sản này. Tuy nhiên, cũng có thể hy vọng rằng nếu tổ chức thu hồi tốt khoản phải thu, công ty vẫn có khả năng trả nợ ngắn hạn mà không lệ thuộc vào hàng tồn kho, tức là không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất và bán hàng của mình.
  37. Khả năng quản lý vốn vay * Hệ số nợ (Debt ratio) Hệ số nợ được định nghĩa như là tỷ số giữa nợ phải trả so với tổng tài sản. Hệ số này cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay để tài trợ cho các tài sản của mình, tức là phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ (financial leverage).
  38. • Như vậy hệ số nợ của công ty vẫn ở trong giới hạn chung của ngành và vấn đề đáng quan tâm chính là cơ cấu của nợ. Chúng ta biết rằng hệ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp đã mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn, đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao. Hệ số nợ cao cũng là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. • Tuy nhiên, điều ngược lại cũng có thể xảy ra: hệ số nợ cao sẽ làm cho khả năng thanh khoản giảm, đồng thời nếu ROA<Kd(1-T) thì lợi nhuận cũng sẽ giảm. Hơn nữa, vì tổng nợ bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn nên mức độ rủi ro còn cao hơn nếu nợ ngắn hạn chiếm môt tỷ trọng cao trong tổng nợ. Kết quả là những hạn chế này làm cho độ rủi ro của doanh nghiệp cao, làm giảm niềm tin của chủ nợ, và công ty sẽ khó huy động thêm vốn vay khi cần. • Theo kinh nghiệm của các ngân hàng lớn trên thế giới hệ số nợ ≤ 0,6 là tốt.
  39. Khả năng thanh toán lãi vay • Khả năng thanh toán lãi vay được xác định bằng cách lấy EBIT chia cho lãi vay. Hệ số này cho biết cứ một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và trước lãi vay (EBIT). • Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Việc mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Vì lãi vay được thanh toán bằng thu nhập trước thuế nên khả năng thanh toán lãi vay không bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập doanh nghiệp.
  40. Đánh giá hiệu quả tài chính • Khả năng sinh lợi (profitability ratios) • Mục tiêu của quản lý tài chính là góp phần cùng các hoạt động chức năng khác phấn đấu cho sự tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, câu hỏi đầu tiên mà người phân tích cần trả lời là doanh nghiệp có khả năng sinh lợi hay không và ở mức độ như thế nào? Khả năng sinh lợi là kết quả cuối cùng của hàng loạt chính sách và quyết định được đề xuất và thực hiện bởi các nhà quản lý. Đây là nhóm hệ số đánh giá tác động phối hợp của các hoạt động quản lý tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Sau đây chúng ta sẽ xem xét lần lượt các hệ số chính đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.
  41. *Doanh lợi sau thuế trên doanh thu, ROS (Return on Sales) • Hệ số này cho biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu, nó được tính toán bằng cách chia lãi ròng NI của cổ đông đại chúng (chủ sở hữu) cho doanh thu. Hệ số này còn được gọi là lợi nhuận biên, PM và được các cổ đông đại chúng rất quan tâm vì phản ánh quyền lợi của chính họ. * Sức sinh lợi của tổng tài sản, ROA (Return on Assets) • ROA được tính toán bằng cách chia lãi ròng NI cho tổng tài sản bình quân. Hệ số này cho biết trong 100 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu.
  42. * Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu, ROE (Return on Equity) • Tỷ số giữa lãi ròng và vốn cổ phần đại chúng (vốn chủ sở hữu) bình quân được gọi là hệ số sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu ROE. Hệ số này cho biết 100 đồng vốn đầu tư vào vốn chủ sở hữu tại công ty có thể góp phần tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chính chủ sở hữu. Lợi thế của hệ số này là nó phản ánh trực tiếp mức độ sinh lời mà các chủ sở hữu được hưởng trong kỳ. Vì vậy, đây là hệ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. Chỉ số giá thị trường (Market value ratios)
  43. Các hệ số khả năng quản lý tài sản Nhóm hệ số này cho biết mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng các tài sản của mình, tức là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm. Nói cách khác, các hệ số này trả lời câu hỏi một đồng tài sản của doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu?
  44. Vòng quay hàng tồn kho, VQHTK • Hệ số này được tính toán bằng cách chia doanh thu cho hàng tồn kho trung bình, vì vậy nó cho biết một đồng vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào hàng tồn kho trong năm qua góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. • Vì hàng tồn kho bao gồm 3 thành phần chính là: vật tư nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, và thành phẩm nên mức hàng tồn kho trung bình trong một chừng mực nào đó sẽ biểu thị độ dài quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ số này có thể được hiểu như số chu kỳ sản xuất được thực hiện trong một năm.
  45. • Vòng quay hàng tồn kho là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay hàng tồn kho thấp có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có thể là do quản lý vật tư, hoặc tổ chức sản xuất, hoặc tổ chức bán hàng chưa tốt. Tương tự như các hệ số tài chính khác, để có thể xác định đúng nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của hàng tồn kho cần phải truy tìm lần lượt các nguyên nhân khả dĩ trên cơ sở phương pháp loại trừ. Ngoài ra mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân này có thể được xác định bằng phương pháp thay thế liên hoàn. * Kỳ thu nợ bán chịu • Hệ số này được xác định bằng cách lấy khoản phải thu bình quân chia cho doanh thu và sau đó nhân với 360 ngày. Hệ số này phản ánh mức độ bán chịu của doanh nghiệp, về bản chất đây chính là phần doanh thu chưa thu hồi được tính theo ngày.
  46. • Kỳ thu nợ bán chịu phản ánh chính sách bán chịu táo bạo, điều này có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu. Kỳ thu nợ dài cũng có thể do sự yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu; doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp. Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. Tuy nhiên, một chính sách bán chịu quá chặt chẽ có thể đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh. * Vòng quay tổng tài sản, VQTTS • Hệ số vòng quay tổng tài sản được thiết lập để đánh giá tổng hợp khả năng quản lý tài sản của công ty bao gồm cả tài sản cố định và tài sản ngắn hạn.
  47. Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay tổng tài sản cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. Vòng quay tổng tài sản thấp là do yếu kém trong quản lý tài sản cố định, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng.
  48. Mối liên hệ giữa các hệ số tài chính – đẳng thức Dupont Các hệ số tài chính mà đã đề cập trên đây có mối liên hệ chặt chẽ với nhau vì đều được tính toán trên cơ sở hai báo cáo tài chính chủ yếu là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Một công ty ở Hoa Kỳ là Dupont đã đề xuất cách tổng kết các hệ số tài chính mà ngày nay được chính thức đặt tên là đẳng thức Dupont để ghi công cho sự đóng góp này. Đẳng thức Dupont là sự nối kết các báo cáo tài chính để cho biết các nhân tố cấu thành và ảnh hưởng đến hai hệ số tài chính quan trọng là ROA và ROE. Người ta thường sử dụng 3 đẳng thức Dupont như sau:
  49. Đẳng thức Dupont thứ nhất: Theo đẳng thức này, ROA có thể được tính bằng cách nhân ROS với VQTTS: • Đẳng thức này cũng gợi ý rằng, doanh nghiệp có hai hướng để tăng ROA, thứ nhất là tăng ROS, và thứ hai là tăng VQTTS. Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí, tăng giá bán để có lợi nhuận cao hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tiết kiệm tài sản, tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng, chấp nhận lợi nhuận thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm. Đây cũng chính là hai phương châm kinh doanh mà người ta thường thấy trong thực tiễn kinh doanh. Việc theo đuổi phương châm nào tùy thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ và ngành kinh doanh, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lựa chọn cuối cùng phụ thuộc vào bản thân người chủ doanh nghiệp.
  50. Đẳng thức Dupont thứ hai • Bằng cách tương tự, nếu triển khai công thức tính ROE chúng ta sẽ có đẳng thức Dupont thứ hai: • Đẳng thức trên cho thấy, để làm tăng ROE người ta có thể phấn đấu tìm cách gia tăng cả ROA hoặc tỷ số giữa tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Dupont thứ nhất. Muốn tăng tỷ số TTS/VCSH cần phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy hệ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên khi hệ số nợ tăng cao thì rủi ro cũng sẽ tăng cao.
  51. Đẳng thức Dupont thứ ba • Cuối cùng, nếu tiếp tục triển khai công thức tính ROE chúng ta sẽ có đẳng thức Dupont thứ ba: ROE = ROS * VQTTS * (TTSbq/VCSHbq) • Khai triển này cho thấy, ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố là ROS, SOA và tỷ số TTS bình quân/ VCSH bình quân, tuy nhiên, các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố trên đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng, giảm hệ số này. Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn.