Quản trị kinh doanh - Chương 4: Lý thuyết thất nghiệp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quản trị kinh doanh - Chương 4: Lý thuyết thất nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- quan_tri_kinh_doanh_chuong_4_ly_thuyet_that_nghiep.ppt
Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Chương 4: Lý thuyết thất nghiệp
- C4. LÝ THUYẾT THẤT NGHIỆP 1
- Nội dung ⚫ Các loại thất nghiệp ⚫ Toàn dụng lao động ⚫ Mô hình tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ⚫ Các yếu tố ảnh hưởng đến thất nghiệp 2
- Thất nghiệp là gì? ⚫ Thất nghiệp là hiện tượng người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và được phép làm việc nhưng lại không có việc làm. ⚫ Có 3 loại thất nghiệp: ⚫ Thất nghiệp cọ xát (thất nghiệp tự nguyện) ⚫ Thất nghiệp cơ cấu ⚫ Thất nghiệp chu kỳ 3
- Thất nghiệp tự nguyện ⚫ Còn gọi là thất nghiệp cọ xát ⚫ Đề cập đến những lao động có kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng đang bị thất nghiệp trong một thời gian ngắn nào đó do: ⚫ Lao động có khả năng và sở thích khác nhau ⚫ Mỗi công việc có những đòi hỏi về kỹ năng khác nhau ⚫ Nhu cầu về thay đổi nơi làm việc ⚫ Thông tin về tuyển dụng và ứng cử viên không đầy đủ 4
- Thất nghiệp cơ cấu ⚫ Đề cập đến trường hợp mà lao động không đủ kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc và do đó, không tìm được việc trong một thời gian dài. ⚫ Được xem là thất nghiệp dài hạn ⚫ Bao gồm: ⚫ Chưa đủ kỹ năng lao động vì chưa qua đào tạo ⚫ Có kỹ năng nhưng kỹ năng này lại không đáp ứng được sự thay đổi trong yêu cầu công việc ⚫ Kỹ năng bị mất đi sau thời gian không làm việc ⚫ Kỹ năng không được công nhận do sự phân biệt đối xử. 5
- Thất nghiệp chu kỳ ⚫ Còn gọi là thất nghiệp do nhu cầu thấp ⚫ Bị gây ra bởi: ⚫ Sự sụt giảm trong nhu cầu đối với SP của nền kinh tế so với sản lượng ⚫ Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp. 6
- Toàn dụng lao động ⚫ Toàn dụng không phải là tất cả lao động đều có việc làm hay là tỷ lệ thất nghiệp bằng 0. ⚫ Trong nền kinh tế luôn tồn tại thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp cơ cấu. ⚫ Vậy, toàn dụng lao động được khái niệm là mức sử dụng lao động tương ứng với mức thất nghiệp tự nguyện cộng với thất nghiệp cơ cấu. 7
- ⚫ Do vậy, ta có: tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng (%) = tỷ lệ lao động thất nghiệp tự nguyện (%) + tỷ lệ lao động thất nghiệp cơ cấu (%) ⚫ Tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng LĐ là sản lượng toàn dụng LĐ ⚫ Nếu tồn tại thất nghiệp chu kỳ thì sản lượng thực tế sẽ thấp hơn sản lượng toàn dụng LĐ (sản lượng tiềm năng) 8
- Toàn dụng LĐ & lạm phát ⚫ Do luôn tồn tại một tỷ lệ thất nghiệp nhất định nên nền kinh tế phải thỏa mãn với tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng. ⚫ Nếu làm cho tỷ lệ thất nghiệp nhỏ hơn tỷ lệ thất nghiệp toàn dụng LĐ (bằng việc tăng nhu cầu SP) thì sản lượng sẽ tăng đồng thời với lạm phát! ⚫ Định nghĩa khác của toàn dụng lao động: chính là mức độ sử dụng lao động tối đa (tương ứng với thất nghiệp tối thiểu) có thể duy trì mà không làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá. 9
- ⚫ Tỷ lệ thất nghiệp tối thiểu tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp không gây ra lạm phát được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. ⚫ Như vậy, tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là tỷ lệ thất nghiệp nơi mà nền kinh tế xoay xung quanh nó. ⚫ Khi thất nghiệp do nhu cầu thấp (thất nghiệp chu kỳ) bị loại trừ thì việc cố gắng làm giảm thất nghiệp sẽ rất có thể làm tăng lạm phát! 10
- Mô hình tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên ⚫ Số lao động đang có việc làm, E ⚫ Số lao động thất nghiệp, U ⚫ Số lao động trong lực lượng lao động, L L = E + U ⚫ Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, U/L (%) ⚫ Tỷ lệ lao động có việc bị mất việc, s (%) ⚫ Tỷ lệ lao động không có việc tìm được việc làm, f (%) 11
- Sự chuyển đổi giữa có việc làm và không có việc làm s x E Có Không có Việc làm Việc làm f x U 12
- Điều kiện của trạng thái ổn định ⚫ Định nghĩa: thị trường lao động sẽ ở trạng thái ổn định, hay cân bằng dài hạn, nếu tỷ lệ thất nghiệp không thay đổi. ⚫ Điều kiện của trạng thái ổn định là: f x U = s x E Số người tìm được việc = Số người mất việc 13
- Tỷ lệ thất nghiệp “cân bằng” f U = s E = s (L −U) = s L − s U Tìm U/L: ( f + s) U = s L Vì vậy, U s = L s + f 14
- Ví dụ: ⚫ Mỗi tháng, 1% lao động có việc bị mất việc làm (s = 0.01) ⚫ Mỗi tháng, 19% lao động không có việc tìm được việc làm (f = 0.19) ⚫ Tìm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: U s 0,01 = = = 0,05 hay 5% L s + f 0,01+ 0,19 15
- U/L = s / (s + f) ⚫ Một chính sách nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên được gọi là thành công chỉ khi nào nó làm giảm được tỷ lệ mất việc hay làm gia tăng tỷ lệ tìm được việc làm. ⚫ Tương tự, bất kỳ chính sách nào ảnh hưởng đến tỷ lệ tìm được việc và tỷ lệ mất việc đều có ảnh hưởng đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. 16
- Tại sao có thất nghiệp? ⚫ Nếu như việc tìm được việc làm là thành công ngay lập tức (tương đương với f = 1), khi đó số lượt người thất nghiệp sẽ là rất nhỏ và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên xấp xỉ bằng 0. ⚫ Có 2 lý do giải thích vì sao f < 1: 1. Thời gian tìm việc 2. Sự cứng nhắc của tiền lương 17
- Thời gian tìm được việc ⚫ Độ dài thời gian mà lao động sử dụng để tìm được việc liên quan đến thất nghiệp cọ xát. ⚫ Tác động của chính sách công đến thất nghiệp: ⚫ Các tổ chức giới thiệu việc làm: Thông tin nhanh chóng và rộng rãi về nhu cầu việc làm để giúp cho lao động có thể có công việc làm phù hợp ⚫ Chương trình đào tạo công: Giúp LĐ mất việc trong một ngành nào đó (đang có xu hướng giảm LĐ) có đủ kỹ năng cần thiết để có thể làm việc trong một ngành khac nào đó (đang có xu hướng tăng lên trong nhu cầu sử dụng LĐ) 18
- Thời gian tìm được việc ⚫ Bảo hiểm thất nghiệp: ⚫ BH sẽ trả một tỷ lệ của mức tiền lương trước đây của người lao động trong một khoảng thời gian nhất định sau khi bị mất việc ⚫ BH có thể làm tăng thời gian tìm được việc vì ⚫ Giảm chi phí cơ hội của việc không có việc làm ⚫ Giảm đi tính cấp thiết của việc tìm được việc ⚫ Vì vậy, làm giảm giá trị của tỷ lệ f ⚫ Các nghiên cứu: thời gian mà BH có trách nhiệm với LĐ càng dài thì thời gian bình quân của một lượt thất nghiệp càng lâu. 19
- Ích lợi của BH thất nghiệp ⚫ Bằng việc cho phép người lao động nhiều thời gian để tìm kiếm việc làm, BH thất nghiệp có thể làm cho người lao động tìm kiếm được việc làm phù hợp hơn hay tốt hơn, điều này lại làm tăng năng suất làm việc và thu nhập cao hơn. 20
- Sự cứng nhắc của tiền lương thực ⚫ Tiền lương cứng nhắc là sự thất bại của tiền lương trong điều chỉnh để có được cân bằng cung cầu LĐ. ⚫ Nếu mức lương thực bị sa lầy bên trên mức cân bằng thì sẽ không có đủ số việc làm để đáp ứng cho số lao động sẵn lòng làm việc. ⚫ Thất nghiệp có nguồn gốc từ sự cứng nhắc của tiền lương và sự hạn chế của số lượng việc làm được gọi là thất nghiệp chờ đợi. 21
- W/P SL • Người LĐ thất nghiệp không phải Mức vì họ đang tìm lương U kiếm một công việc cứng phù hợp tốt nhất nhắc với khả năng của họ mà do ở mức DL L tiền lương hiện thời, cung LĐ vượt Số LĐ được Số LĐ sẵn lòng cầu LĐ. thuê làm việc • Những người LĐ này đơn giản là chờ đợi cho đến khi có việc làm. 22
- Nguyên nhân của tiền lương cứng nhắc 1. Luật tiền lương tối thiểu 2. Nghiệp đoàn lao động 3. Tiền lương hiệu quả 23
- Tiền lương tối thiểu ⚫ Nếu tiền lương tối thiểu là rất thấp so với mức cân bằng thì nó không có ý nghĩa đáng kể gì đối với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. ⚫ Nhưng, tiền lương tối thiểu thì có thể cao hơn mức lương cân bằng của lao động ít hoặc không có kỹ năng, chẳng hạn LĐ trong độ tuổi 20. ⚫ Nếu vậy, việc tăng mức lương tối thiểu có thể làm tăng thất nghiệp đối với những nhóm LĐ này 24
- Tiền lương tối thiểu ⚫ Theo một số nghiên cứu trên thế giới, Khi mức lương tối thiểu tăng thêm 10% thì tỷ lệ tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ tăng khoảng 1-3%. 25
- Nghiệp đoàn lao động ⚫ Một nghiệp đoàn có thể thực hành quyền lực độc quyền để đảm bảo mức tiền lương cao cho thành viên của nó. ⚫ Khi mức tiền lương do nghiệp đoàn thiết lập vượt mức cân bằng thì sẽ gây ra thất nghiệp. ⚫ Những thành viên nghiệp đoàn có việc làm thì có mong muốn giữ mức lương cao. ⚫ Những LĐ chưa có việc làm và không phải thành viên của nghiệp đoàn thì ưa thích mức lương thấp hơn (nhu cầu LĐ đủ nhiều để họ có được việc làm) 26
- Lý thuyết tiền lương hiệu quả ⚫ Cho rằng lương cao làm tăng năng suất của LĐ: ⚫ thu hút được ứng cử viên có chất lượng tốt hơn ⚫ LĐ nỗ lực làm việc hơn và giảm thiểu sự lẫn tránh công việc ⚫ giảm tỷ lệ thay đổi công việc của người LĐ (rất tốn kém) ⚫ cải thiện sức khỏe người LĐ (ở các nước đang phát triển) ⚫ Năng suất cao hơn sẽ bù đắp lại chi phí của việc trả lương cao hơn mức cân bằng. ⚫ Kết quả là gây ra thất nghiệp ⚫ Lý thuyết tiền lương hiệu quả ngụ ý rằng các DN có động cơ để giữ mức tiền cao hơn mức cân bằng! 27
- Bài tập 1. Chúng ta biết rằng tỷ lệ thất nghiệp ổn định (tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên) là U/L = s/(s+f). Giả định rằng tỷ lệ thất nghiệp không bắt đầu tại tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Chứng minh rằng thất nghiệp sẽ biến đổi theo thời gian và sẽ đạt được mức ổn định. Hướng dẫn: áp dụng hàm số mà thể hiện sự thay đổi của số lượng người có việc làm như là một hàm số của s, f, và U. Sau đó chứng minh rằng nếu thất nghiệp cao hơn mức thất nghiệp tự nhiên, thì thất nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, nếu thất nghiệp thấp hơn mức thất nghiệp tự nhiên, thì thất nghiệp sẽ tăng. 28