Quản trị kinh doanh - Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất

pdf 16 trang vanle 5880
Bạn đang xem tài liệu "Quản trị kinh doanh - Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquan_tri_kinh_doanh_bai_3_hoach_dinh_nang_luc_san_xuat.pdf

Nội dung text: Quản trị kinh doanh - Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất

  1. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất BÀI 3: HOẠCH ĐỊNH NĂNG LỰC SẢN XUẤT Mục tiêu Giúp học viên nắm được những vấn đề cơ bản về công suất và hoạch định năng lực sản xuất trong doanh nghiệp. Biết ứng dụng các phương pháp đã học trong hoạch định năng lực sản xuất. Có khả năng đánh giá được năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Hướng dẫn học Nội dung Đọc kỹ và hiểu rõ về lý thuyết. Thực chất và phân loại năng lực sản xuất. Nghiên cứu trước các ví dụ minh họa. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định Biết ứng dụng các công thức để giải các năng lực sản xuất. bài tập. Các phương pháp hỗ trợ hoạch định Tham khảo các tài liệu quản trị sản xuất năng lực sản xuất. của các tác giả khác. Làm bài tập đầy đủ. Thời lượng học 12 tiết 37
  2. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP Tình huống: Không ngừng nâng cao năng lực sản xuất của công ty Bình Tân Công ty SX-HTD Bình Tân (Bita’s) được thành lập ngày 15/06/1991. Tiền thân của Bita’s là xí nghiệp hợp doanh cao su Tân Bình (Tabifac) có trụ sở 22 Âu Cơ, phường 17 quận Tân Bình. Việc thành lập công ty Bita’s dựa trên nền tảng kinh tế vô cùng khó khăn do xí nghiệp Tabifac chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm cao su nhựa cho các nước Đông Âu. Khi các nước Đông Âu tan rã những năm 1989-1990 đã kéo theo Tabifac. Như vậy Bita’s đã khởi nghiệp từ con số âm với lực lượng lao động ban đầu 300 người đầy tâm huyết khôi phục lại một ngành nghề truyền thống. Năm 1994, Ban giám đốc Công ty đến một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan để học tập các kỹ thuật mới trong ngành sản xuất giày và tranh thủ phát triển thị trường. Sau khi về nước, công ty Bita's đã bắt đầu đầu tư kỹ thuật sản xuất giày vải và giày giả da (đế cao su). Sản phẩm mới này được xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu và được người tiêu dùng chấp nhận. Trong giai đoạn 1996-2001 công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để nhập dây chuyền sản xuất dép nhựa PVC, PU tiên tiến từ Italia, Hàn Quốc, Đài Loan. Công ty cũng chú trọng việc tạo dựng thương hiệu, đặc biệt là việc nâng cao chất lượng sản phẩm, do vậy mà được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Hàng được ưa chuộng nhất”, đồng thời cũng nhận được chứng chỉ ISO 9001–2000. Giai đoạn 2002 – 2006, công ty đã di dời toàn bộ thiết bị sản xuất đến nhà xưởng mới tại Hương lộ 2, quận Bình Tân với diện tích 25 ngàn m2, vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng. Công ty tiếp tục đầu tư 10 dây chuyền may khâu, 01 dây chuyền tạo hình và nhiều thiết bị chuyên dùng khác nhằm mở rộng sản xuất. Với sự nỗ lực không ngừng, đến nay, Công ty đã mở văn phòng đại diện tại nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Italia, Mỹ và đã được thị trường trong và ngoài nước biết đến. Câu hỏi Làm thế nào Bita’s nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm? Ý nghĩa của việc nghiên cứu năng lực sản xuất là gì? Từ ví dụ trên bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu xem vậy thực chất năng lực sản xuất là gì? Nó được đo lường và đánh giá bằng những tiêu chí nào? 38
  3. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất 3.1. Thực chất và vai trò của hoạch định năng lực sản xuất 3.1.1. Khái niệm năng lực sản xuất Khái niệm: Năng lực sản xuất hay còn gọi là công suất là khả năng sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị, lao động và các bộ phận của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm ) trong điều kiện xác định. Năng lực sản xuất có thể tính cho một phân xưởng, một công đoạn sản xuất, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thống sản xuất. Trong trường hợp các bộ phận sản xuất sắp xếp theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất được xác định ở khâu yếu nhất Năng lực sản xuất là một đại lượng động, có thể thay đổi theo thời gian và điều kiện sản xuất. Nếu thay đổi số lượng thiết bị, diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp lý, cải tiến quản lý thì năng lực sản xuất sẽ thay đổi. Đơn vị đo lường công suất khá đa dạng. o Đối với những doanh nghiệp chỉ sản suất một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm, công suất được tính đơn giản bằng cách đo lượng đầu ra. Ví dụ như số tấn than trong một ngày, số thuê bao điện thoại trong một tháng, số bom bia trong một quý. o Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm mà có tính chất không giống nhau, người ta có thể quy đổi về cùng một đơn vị chẳng hạn như tấn trên một giờ hay giờ công trên một tháng, sau đó tổng hợp lại thành mức công suất chung. o Đối với một số loại dịch vụ người ta có thể đo theo lượng đầu vào chẳng hạn như hãng hàng không sử dụng chỗ ghế còn trống trên một tháng, bệnh viện sử dụng đơn vị là giường bệnh sẵn sàng trong một tháng, sức chứa của một rạp chiếu bóng trong một buổi chiếu, các hãng dịch vụ sữa chữa đo giờ lao động một tháng Công suất (năng lực sản xuất) là vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu nhu cầu nhỏ hơn công suất đã xây dựng, công suất bị lãng phí gây tốn kém, giảm khả năng huy động và sử dụng vốn. Những quyết định về công suất vừa mang tính chiến lược dài hạn vừa mang tính tác nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và phương hướng phát triển của từng doanh nghiệp. 3.1.2. Phân loại năng lực sản xuất Có nhiều loại công suất khác nhau. Nghiên cứu đồng thời các loại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản lý, sử dụng công suất một cách chính xác và toàn diện hơn. Công suất thiết kế: là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện đó có thể là: o Máy móc thiết bị hoạt động bình thường, không bị gián đoạn, không bị hỏng hóc hoặc bị mất điện; o Những yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ như nguyên liệu, nhiên liệu, lao động 39
  4. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất o Thời gian làm việc của doanh nghiệp hợp với chế độ làm việc theo quy định hiện hành Trong thực tế, công suất thiết kế là mức năng lực sản xuất khó có thể đạt được nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Công suất mong đợi (công suất hiệu quả): là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối các hoạt động. Tuy nhiên không phải là lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chức được các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra mà thường có những trục trặc bất thường làm cho khối lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ không đúng như dự kiến mong đợi. Công suất thực tế: là mức sản lượng (đầu ra) thực tế mà doanh nghiệp đạt được trong những điều kiện thực tế trong một đơn vị thời gian. Từ ba khái niệm công suất trên người ta có thể sử dụng đồng thời hai chỉ tiêu đó là mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của công suất để đánh giá trình độ quản lý sử dụng công suất của doanh nghiệp: Công suất thực tế Mức hiệu quả của công suất = 100% Công suất hiệu quả Công suất thực tế Mức độ sử dụng công suất = 100% Công suất thiết kế Mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị công suất, đôi khi mức độ hiệu quả có thể cao nhưng mức độ sử dụng công suất lại rất thấp. Điều này phản ánh trình độ quản lý sử dụng công suất không tốt. Ngược lại, mức độ sử dụng công suất cao nhưng mức hiệu quả lại không cao do chi phí sửa chữa, vận hành cao và quản lý máy móc, thiết bị chưa tốt. Ví dụ 1: Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất là 80 sản phẩm/ngày. Công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ngày và sản lượng hiện tại là 36 sản phẩm/ngày. Hãy tính mức hiệu quả và mức sử dụng của dây chuyền? Sản lượng thực tế 36 Mức sử dụng = 100% 100 45% 80 Công suất thiết kế Sản lượng thực tế 36 100% 100 90% Mức hiệu quả = 40 Công suất hiệu quả 3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công suất Việc xây dựng và lựa chọn công suất chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố. Khi tiến hành xây dựng kế hoạch công suất cần tiến hành đánh giá, phân tích những nhân tố chủ yếu sau đây: 40
  5. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự ổn định của nhu cầu và tính đồng nhất của sản phẩm và dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho lựa chọn phương án công suất. Khi những chi tiết giống nhau thì khả năng của hệ thống để sản xuất những chi tiết này thường nhanh hơn nếu như những chi tiết thường xuyên thay đổi. Ngược lại, sản phẩm và dịch vụ càng đa dạng và thường xuyên thay đổi thì việc quyết định lựa chọn công suất sẽ khó khăn và phức tạp. Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng. Quyết định lựa chọn công suất phải dựa trên sự phân tích, đánh giá trình độ, tính chất và năng lực của công nghệ. Chúng có ảnh hưởng quyết định đến công suất của dây chuyền sản xuất và của doanh nghiệp. Việc lựa chọn công suất phải tính đến xu hướng phát triển của công nghệ trong tương lai. Yếu tố về con người. Khả năng sản xuất phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, sự đào tạo, kinh nghiệm và trình độ tổ chức lao động Bên cạnh đó, còn có những chính sách khuyến khích người lao động, ý thức và tinh thần tổ chức cũng có ảnh hưởng tới công suất. Diện tích mặt bằng, nhà xưởng. Diện tích mặt bằng và nhà xưởng là điều kiện quan trọng liên quan đến khả năng quyết định lựa chọn công suất. Ngoài khả năng diện tích sản xuất, hệ thống kho tàng bến bãi tập kết và giao nhận nguyên liệu sản phẩm, công suất còn phụ thuộc vào khả năng thiết kế mặt bằng, bố trí trang thiết bị trong khu vực sản xuất. Bố trí mặt bằng phải quan tâm đến những điều kiện như là ánh sáng, điều hoà thông gió, đây là những nhân tố có thể ảnh hưởng tới hiệu suất của công việc. Những yêu cầu của doanh nghiệp. Những quy định về lượng hàng dự trữ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng tới công suất. Các yếu tố bên ngoài khác. Ngoài những yếu tố bên trong như phân tích ở trên, việc lựa chọn công suất còn phải xem xét đến những yếu tố bên ngoài như những tiêu chuẩn, quy định về sản phẩm, những quy định của chính phủ về thời gian lao động, nguyên tắc an toàn lao động; tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh. 3.1.4. Các yêu cầu và căn cứ khi lựa chọn các phương án công suất Do công suất có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn nên việc lựa chọn công suất rất quan trọng. Để xác định công suất thích hợp cho doanh nghiệp ta cần dựa vào các căn cứ sau đây: Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với loại sản phẩm, dịch vụ đang xét. Mức độ yêu cầu này được xác định thông qua điều tra thị trường và dự báo. Khả năng chiếm lĩnh thị trường, thị phần dự kiến. Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, nhất là đối với các loại nguyên vật liệu nhập khẩu. 41
  6. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Khả năng đặt mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp. Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất. Khả năng về vốn. Đảm bảo tính linh hoạt. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ phương án công suất đưa ra đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và dự tính trước nhu cầu thay đổi trong tương lai. Phải có tính tổng hợp. Cần tính đến sự tương quan giữa các khâu và các bộ phận, cân đối giữa các bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ. Tính đến yếu tố mùa vụ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tính chất thời vụ, phương án công suất đưa ra cần tìm ra những sản phẩm và dịch vụ bổ sung để khắc phục tính thời vụ đó. Phải xây dựng nhiều phương án công suất khác nhau để lựa chọn phương án công suất tối ưu. Phải tính đến đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn vốn huy động. Khi quyết định lựa chọn phương án công suất cần phân tích xem xét kỹ mối quan hệ của công suất với quy mô và đặc điểm nguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm. Tính toán đến các chi phí sau khi đầu tư máy móc như chi phí bảo dưỡng, chi phí quản lý, nguyên nhiên liệu để từ đó chủ động về nguồn tài chính và kế hoạch bảo dưỡng nhằm đảm bảo khai thác tối ưu về công suất. 3.2. Các phương pháp hỗ trợ hoạch định năng lực sản xuất 3.2.1. Phân tích hòa vốn Phân tích điểm hoà vốn là tìm ra mức công suất mà ở đó doanh nghiệp có chi phí bằng doanh thu. Phương pháp này được sử dụng để xác định những quyết định ngắn hạn về công suất. Muốn phân tích hoà vốn ta phải đánh giá được chi phí cố định và chi phí biến đổi và doanh thu. Chi phí cố định là chi phí không phụ thuộc vào mức công suất của doanh nghiệp, nó xuất hiện ngay cả khi không có đơn vị sản phẩm nào được làm ra. Thí dụ khấu hao máy móc thiết bị, chi phí thuê mặt bằng, nhà xưởng, lãi suất ngân hàng Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm được làm ra. Thành phần chủ yếu của chi phí biến đổi là nguyên vật liệu, lương, vận chuyển Tại điểm hoà vốn có tổng doanh thu bằng tổng chi phí. 42
  7. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Chi phí cố định là FC; Chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm là V; Tổng chi phí là TC; Tổng doanh thu là TR; Giá bán một đơn vị sản phẩm là Pr; Khối lượng sản xuất là Q. Tại điểm hoà vốn TR = TC FC hay Q P = FC + Q.V Q HV PV Về mặt giá trị ta có: FC FC TR QP P HV V PV 1 P Nếu doanh nghiệp có nhiều mặt hàng, ta có thể tính doanh thu hòa vốn theo công thức sau: FC TR HV sản phẩm Vi  1%w i Pi Trong đó: Pi là giá của mặt hàng i; Vi là chi phí biến đổi của mặt hàng i; FC là tổng chi phí cố định; %Wi là cơ cấu của doanh thu. Ví dụ 2: Sản phẩm A của một công ty có chi phí cố định là 1000 USD/năm; chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm là 2USD/đơn vị sản phẩm; giá bán một sản phẩm là = 4USD. Hãy xác định điểm hòa vốn theo sản lượng và doanh thu? Điểm hòa vốn theo sản lượng: Hướng dẫn: FC 1000 Q 500 sản phẩm HV PV 42 Điểm hòa vốn theo doanh thu: FC 1000 TR 2.000 USD HV V2 11 P4 Ví dụ 3: Công ty An Phúc kinh doanh 5 mặt hàng chủ yếu là A, B, C, D, E. Chi phí cố định hàng tháng của công ty là 20 triệu đồng. Giá bán, chi phí biến đổi và doanh thu từng loại mặt hàng của tháng trước được cho trong bảng dưới đây, hãy xác định điểm hòa vốn của công ty? 43
  8. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Đơn vị tính: (triệu đồng) Chi phí Doanh thu tháng Stt Mặt hàng Giá bán biến đổi trước 1 A 3 2,4 25 2 B 2 1,6 25 3 C 1,5 0,9 20 4 D 1 0,6 10 5 E 2 1,6 20 Hướng dẫn: Pi P 1- 1-i ×% TR Mặt hàng Pi Vi TRi % TRi V i i Vi A 3 2,4 25 0,25 0,2 0,05 B 2 1,6 25 0,25 0,2 0,05 C 1,5 0,9 20 0,20 0,4 0,08 D 1 0,6 10 0,10 0,4 0,04 E 2 1,6 20 0,20 0,2 0,04 Tổng 100 1 0,26 Điểm hòa vốn của công ty này là: FC 20 TRHV 76,923 triệu đồng Vi 0, 26  1%W i Pi 3.2.2. Lý thuyết quyết định Các tình huống trong việc ra quyết định lựa chọn công suất Lý thuyết quyết định là phương pháp phân tích để lựa chọn hành động có lợi nhuận. Người ta phân lý thuyết quyết định ra làm 3 loại mô hình, phụ thuộc vào mức độ chắc chắn của kết quả. Ba loại mô hình quyết định đó là: o Ra quyết định dưới điều kiện chắc chắn, trong đó người ra quyết định biết chắc chắn hậu quả hay kết quả của bất kì quyết định được lựa chọn nào. Trong thực tế, nhiều người do biết trước thông tin liên quan đến công việc kinh doanh của mình đã kịp nắm bắt cơ hội, ra quyết định kịp thời và gặt hái được thành công lớn. Ví dụ như người ra quyết định hoàn toàn biết chắc chắn là sau khi gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng sẽ nhận được số tiền lớn hơn trong tương lai. Hoặc khi giá nguyên vật liệu thay đổi có thể dự đoán được nhu cầu và giá của sản phẩm sẽ thay đổi như thế nào. o Ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn, trường hợp này người ra quyết định không biết điều gì sẽ xảy ra đối với kết quả của mỗi cách lựa chọn của mình. Thí dụ không thể biết chắc chắn tuần tới mưa hay nắng; thị trường chứng khoán ngày mai tăng hay giảm; đội bóng đá nào vô địch trong mùa giải tới 44
  9. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất o Ra quyết định dưới điều kiện rủi ro, doanh nghiệp không thể biết chắc điều gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai nhưng có thể dự đoán được xác suất xảy ra đối với từng tình huống quyết định. Ví dụ ta không biết chắc chắn tay vợt nào sẽ vô địch trong trận chung kết tuần tới nhưng có thể dự đoán được xác suất 70% tay vợt A sẽ dành chiến thắng. Khi ra quyết định dưới điều kiện chắc chắn, người ra quyết định biết được hậu quả hành động của mình sẽ có được kết quả tốt nhất. Còn khi ra quyết định dưới điều kiện rủi ro, người ra quyết định sẽ cố gắng tối đa hoá lợi nhuận mong đợi của mình. Cách tiếp cận ra quyết định điển hình được dùng là tối đa hóa giá trị tiền tệ mong đợi. Các chỉ tiêu để ra quyết định dưới điều kiện không chắc chắn thường xem xét đến các chỉ tiêu maximax, maximin và may rủi ngang nhau. Ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn Trong điều kiện không chắc chắn, doanh nghiệp phải lựa chọn phương án công suất sao cho có lợi nhất đối với từng tình huống xảy ra. Quyết định lựa chọn này phụ thuộc hoàn toàn vào mức độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp. Để đưa ra những quyết định lựa chọn các phương án, người ta sử dụng các chỉ tiêu sau: o Maximax Chỉ tiêu này giúp người ra quyết định tìm ra cách lựa chọn tối ưu trong các cách lựa chọn đã cho kết quả về lợi nhuận mong đợi tối đa. Doanh nghiệp có mức chấp nhận rủi ro cao, tin tưởng sẽ thu được lợi nhuận cao nhất với phương án công suất lựa chọn. Phương pháp này được tính bằng cách xác định giá trị tiền tệ mong đợi thu được lớn nhất của từng phương án và lựa chọn phương án có lợi nhuận cao nhất, vì thế đây còn gọi là chỉ tiêu lạc quan. o Maximin Chỉ tiêu này giúp người ra quyết định chọn ra trong số các phương án công suất lựa chọn có giá trị thua lỗ nếu xảy ra là thấp nhất. Phương án được lựa chọn là phương án có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất trong những giá trị mong đợi nhỏ nhất mà mỗi phương án thu được, đây còn gọi là chỉ tiêu bi quan. o May rủi ngang nhau Chỉ tiêu này giúp người ra quyết định tìm ra kết quả trung bình lớn nhất trong số các phương án công suất lựa chọn. Theo chỉ tiêu này, doanh nghiệp chấp nhận một mức mạo hiểm trung bình. Người ta chọn phương án có giá trị tiền tệ mong đợi trung bình lớn nhất trong các phương án đưa ra. Tiếp cận theo phương pháp này giả định rằng mọi xác suất xảy ra đối với các tình huống là ngang nhau, may cũng như rủi. Để hiểu rõ chúng ta lấy ví dụ sau: Ví dụ 4: Giả sử công ty Minh Phú cần tiến hành lựa chọn các phương án công suất trong điều kiện không chắc chắn. Sau khi phân tích tình hình và tính toán 45
  10. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất giá trị mong đợi thu được của từng phương án trong các tình huống cụ thể, các số liệu được cho ở bảng sau: Đơn vị: tỷ đồng Lợi nhuận theo thị trường Các lựa chọn Thị trường rất Thị trường Thị trường thuận lợi thuận lợi không thuận lợi 1. Quy mô lớn 250 80 -100 2. Quy mô nhỏ 200 50 -10 3. Làm thêm giờ 100 40 -5 4. Không làm gì 0 0 0 Hãy lựa chọn phương án công suất bằng cách sử dụng các chỉ tiêu trên. Theo dữ liệu của bài ra, ta có: Trường hợp sử dụng chỉ tiêu maximax, ta chọn phương án 1, xây dựng doanh nghiệp với quy mô lớn có giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất là 250 tỷ đồng. Trường hợp sử dụng chỉ tiêu maximin, ta chọn phương án 4 là doanh nghiệp không làm gì cả với giá trị mong đợi là không bị thua lỗ. Trường hợp sử dụng chỉ tiêu may rủi ngang nhau, ta chọn phương án 2 là xây dựng doanh nghiệp với quy mô nhỏ, vì giá trị mong đợi trung bình thu được của phương án này cao nhất là 80 tỷ đồng. Ra quyết định trong điều kiện rủi ro Để lựa chọn công suất, người ta tính tổng giá trị tiền tệ mong đợi của từng phương án bằng cách lấy xác suất nhân với giá trị mong đợi của từng tình huống, rồi cộng các giá trị đó lại theo từng phương án. Quyết định sẽ lựa chọn phương án nào có tổng giá trị tiền tệ mong đợi lớn nhất. Có thể biểu diễn cách tính bằng công thức sau: Giá trị tiền tệ mong đợi EMViijij  EMV S max Trong đó: EMVi: là giá trị tiền tệ mong đợi của phương án i; EMVij: là giá trị tiền tệ mong đợi theo tình huống j của phương án i; Sij: là xác suất theo tình huống j của phương án i. Ví dụ 5: Vẫn dùng số liệu đã cho của Công ty Minh Phú ở ví dụ trên nhưng có bổ sung thêm điều kiện là lúc này doanh nghiệp biết được xác suất của từng tình huống cụ thể như sau: nhu cầu thị trường rất thuận lợi có xác suất là 0,5, nhu cầu thị trường thuận lợi xác suất là 0,3 và nhu cầu thị trường không thuận lợi có xác suất là 0,2. Hãy lựa chọn phương án công suất trong điều kiện này. Đối với phương án quy mô lớn, ta có: EMV1 = 250 0,5 + 80 0,3 + (–100) 0,2 = 129 tỷ đồng 46
  11. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Đối với phương án quy mô vừa, ta có: EMV2 = 200 0,5 + 50 0,3 + (–10) 0,2 = 113 tỷ đồng Đối với phương án làm thêm giờ, ta có: EMV3 = 100 0,5 + 40 0,3 + (–5) 0,2 = 61 tỷ đồng Với phương án không làm gì cả thì lợi nhuận kỳ vọng là 0 đồng. Căn cứ vào kết quả trên chúng ta chọn phương án quy mô lớn. Sử dụng cây quyết định trong lựa chọn phương án công suất. Cây quyết định là một công cụ có dạng cây được sử dụng để ra quyết định trong trường hợp có nhiều phương án và nhiều tình huống khác nhau. Trong cây quyết định có các nút quyết định và các nút tình huống. Nút quyết định là điểm mà ở đó có thể có nhiều phương án lựa chọn khác nhau và được ký hiệu bằng . Nút tình huống là điểm mà ở đó xảy ra các tình huống khác nhau và được ký hiệu bằng O. Nút tình huống Nút quyết định Để sử dụng cây quyết định trong lựa chọn phương án công suất, cần thực hiện các bước sau: o Vẽ cây quyết định; o Ghi các giá trị tiền tệ mong đợi và xác suất tương ứng đối với từng tình huống của từng phương án; o Tính giá trị tiền tệ mong đợi của từng tình huống của từng phương án; o Tính giá trị tiền tệ mong đợi ở từng nút tình huống của từng phương án; o So sánh và chọn phương án có giá trị tiền tệ mong đợi ở nút tình huống lớn nhất. Ví dụ 6: Từ số liệu của Công ty Minh Phú của ví dụ 5 ở trên, ta có cách vẽ và tính như sau: 47
  12. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Căn cứ vào kết quả trên chúng ta chọn phương án quy mô lớn vì tổng giá trị tiền tệ mong đợi ở phương án này là 129 tỷ đồng, cao nhất so với các phương án còn lại. 3.2.3. Đường cong kinh nghiệm Người ta thấy rằng khi sản xuất nhiều lên thì tay nghề người lao động cao hơn, quen hơn, thao tác thuần thục hơn nên chi phí hoặc thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm sau thấp hơn đơn một vị sản phẩm trước. Số liệu thống kê kinh nghiệm cho thấy rằng cứ công suất tăng gấp đôi thì chi phí hoặc thời gian giảm theo một tỉ lệ nào đó. Căn cứ vào đó để doanh nghiệp xác định công suất tối ưu khi nhận hợp đồng sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định. Người ta có thể xác định đường cong kinh nghiệm bằng các phương pháp sau: Thời gian hoặc chi phí để thực hiện công việc: Công thức tổng quát để tính cho công việc thứ n theo đường cong kinh nghiệm n được xác định như sau: Tn= T L Trong đó: T: là thời gian hoặc chi phí để thực hiện công việc thứ 1 L: là tỷ lệ kinh nghiệm N: là số đơn vị khi thời gian T khi tăng gấp đôi Ví dụ 7: Phân xưởng A sản xuất đơn vị sản phẩm thứ nhất hết 125 giờ công lao động, với tỷ lệ kinh nghiệm 85% hãy tính thời gian hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ 2 và thứ 4. Thời gian để sản xuất ra sản phẩm thứ 2 là: 125 0,852 = 106,3 giờ Thời gian để sản xuất ra sản phẩm thứ 4 là: 125 0,854 = 90,3 giờ 48
  13. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất b Phương pháp loga: Tn = T1( N ) Trong đó: Tn : là thời gian hoặc chi phí để làm ra sản phẩm thứ n T1: là thời gian hoặc chi phí để làm ra sản phẩm thứ 1 b: là độ dốc của đường cong kinh nghiệm b = (log của tỷ lệ kinh nghiệm)/(log 2) Ví dụ 8: Phân xưởng A sản xuất đơn vị sản phẩm thứ nhất hết 125 giờ công lao động, với tỷ lệ kinh nghiệm 85%. Hãy tính thời gian hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ 4: Thời gian để sản xuất ra sản phẩm thứ 4 là: b log(0,85) / log(2) Tn = T1( N ) = 125x ( 4 ) = 90,3 giờ Phương pháp hệ số: Tn = T1 C Trong đó: Tn : là thời gian hoặc chi phí để làm ra sản phẩm thứ n T1: là thời gian hoặc chi phí để làm ra sản phẩm thứ 1 C: là hệ số của đường cong kinh nghiệm được cho sẵn trong bảng dưới đây Bảng : Hệ số đường cong kinh nghiệm 70% 75% 80% 85% 90% Sản Tổng Tổng Tổng Tổng Tổng phẩm Thời Thời Thời Thời Thời thời thời thời thời thời gian gian gian gian gian thứ gian gian gian gian gian 1 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 2 0.700 1.700 0.750 1.750 0.800 1.800 0.850 1.850 0.900 1.900 3 0.568 2.268 0.634 2.384 0.702 2.502 0.773 2.623 0.846 2.746 4 0.490 2.758 0.563 2.946 0.640 3.142 0.723 3.345 0.810 3.556 5 0.437 3.195 0.513 3.459 0.596 3.738 0.686 4.031 0.783 4.339 6 0.398 3.593 0.475 3.934 0.562 4.299 0.657 4.688 0.762 5.101 7 0.367 3.960 0.446 4.380 0.534 4.834 0.634 5.322 0.744 5.845 8 0.343 4.303 0.422 4.802 0.512 5.346 0.614 5.936 0.729 6.574 9 0.323 4.626 0.402 5.204 0.493 5.839 0.597 6.533 0.716 7.290 10 0.306 4.932 0.385 5.589 0.477 6.315 0.583 7.116 0.705 7.994 Ví dụ 9: Phân xưởng A sản xuất đơn vị sản phẩm thứ nhất là 125 giờ công lao động, với tỷ lệ kinh nghiệm 85% hãy tính thời gian hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ 4 và tổng thời gian sản xuất cả 4 sản phẩm. Thời gian để sản xuất ra sản phẩm thứ 4 là: T4 = T1 C= 125 0,723 = 90,3 giờ Tổng thời gian để sản xuất cả 4 sản phẩm là: T4 = 125 3,345 = 418,12 giờ 49
  14. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Khái niệm về năng lực sản xuất: Năng lực sản xuất hay còn gọi là công suất là khả năng sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ của máy móc thiết bị, lao động và các bộ phận của một doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm ) trong điều kiện xác định. Trong thực tế có 3 loại công suất đó là: Công suất thiết kế. Là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanh nghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế. Công suất mong đợi: là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng , cân đối các hoạt động. Công suất thực tế: là mức sản lượng (đầu ra) thực tế mà doanh nghiệp đạt được trong những điều kiện thực tế trong một đơn vị thời gian. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị công suất Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng. Yếu tố con người. Diện tích mặt bằng, nhà xưởng. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Các phương pháp hỗ trợ hoạch định công suất bao gồm: 1. Điểm hòa vốn FC Đối với một mặt hàng theo sản lượng: Q ; PV FC Đối với một mặt hàng theo doanh thu: TR ; V 1 P FC Đối với nhiều mặt hàng theo doanh thu: TR ; Vi  1%W i Pi 2. Lựa chọn công suất trong điều kiện rủi ro Giá trị tiền tệ mong đợi: (EMVi ) = EMVij S ij max j 3. Đường cong kinh nghiệm n a. Thời gian hoặc chi phí để thực hiện công việc thứ n: Tn = T L log của tỷ lệ kinh nghiệm/log2 b. Phương pháp loga: Tn = T1 ( N ) c. Phương pháp hệ số: Tn = T1 C 50
  15. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Công suất là gì? Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định công suất. 2. Phân biệt các loại công suất. Để đánh giá trình độ quản lý công suất cần sử dụng những chỉ tiêu nào? Giải thích tại sao phải dùng đồng thời các chỉ tiêu đó ? 3. Nêu ý nghĩa các chỉ tiêu sử dụng trong lý thuyết quyết định để hoạch định công suất. 4. Trình bày quy trình thực hiện vẽ cây quyết định. 5. Hãy trình bày phương pháp điểm hòa vốn trong hoạch định công suất. 6. Tại sao nói hoạch định công suất là một trong những nội dung quan trọng của quản trị sản xuất? BÀI TẬP Bài 1 Công suất thiết kế của một dây chuyền sản xuất là 80 sản phẩm/ngày. Công suất hiệu quả là 40 sản phẩm/ngày và sản lượng hiện tại là 36 sản phẩm/ngày. Hãy tính mức hiệu quả và mức sử dụng của dây chuyền? Nếu mức hiệu quả của tháng tới dự kiến là 82% thì sản lượng dự kiến là bao nhiêu? Bài 2 Sản phẩm A của một công ty có chi phí cố định (FC) = 1000 USD/năm; Chi phí biến đổi/đơn vị sản phẩm (V) = 2 USD/đơn vị sản phẩm; Giá bán (P) = 4 USD/sản phẩm. Hãy xác định điểm hòa vốn theo doanh thu? Bài 3 Công ty Hòa Bình hiện đang sản xuất một sản phẩm với chi phí biến đổi là 75.000 đồng/sản phẩm, giá bán là 125.000 đồng/sản phẩm. Chi phí cố định là 1,2 tỷ đồng. Sản lượng hiện tại là 50.000 sản phẩm. Công ty có thể nâng cao chất lượng của sản phẩm bằng cách đầu tư thêm một thiết bị mới với chi phí cố định là 5 triệu đồng. Chi phí biến đổi sẽ tăng lên 100.000đồng/sản phẩm, tuy nhiên sản lượng có thể tăng lên đến 70.000 sản phẩm. a. Công ty có nên mua thiết bị mới này không? b. Xác định sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn cho cả hai trường hợp? Bài 4 Công ty CK dự định mở một phân xưởng sản xuất máy bơm nước. Theo điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, công ty thấy có 3 khả năng: Thị trường rất thuận lợi; thị trường thuận lợi và thị trường không thuận lợi. Sau đây là hiệu quả của 4 phương án công suất dự kiến. Lợi nhuận theo khả năng thị trường (USD) Phương án Rất thuận lợi Thuận lợi Không thuận lợi 1. + 50.000 + 20.000 - 10.000 2. + 80.000 + 30.000 - 20.000 3. + 100.000 + 35.000 - 40.000 4. + 300.000 + 23.000 - 160.000 51
  16. Bài 3: Hoạch định năng lực sản xuất Biết rằng, xác suất cho 3 khả năng thị trường như sau: - Thị trường rất thuận lợi: 20%. - Thị trường thuận lợi: 60%. - Thị trường không thuận lợi: 20%. Hãy vẽ cây quyết định cho trường hợp trên và chọn công suất có hiệu quả cao nhất? Bài 5 Để sản xuất thùng chứa nhiên liệu thứ nhất cho tàu con thoi của NASA cần phải hao phí mất 400 giờ công lao động. Với mức tỷ lệ kinh nghiệm là 80%. a. Hãy xác định thời gian để sản xuất thùng thứ 20? b. Xác định thời gian để sản xuất 20 thùng chứa nhiên liệu? Bài 6 Phân xưởng A sản xuất đơn vị sản phẩm thứ nhất hết 125 giờ công lao động, với tỷ lệ kinh nghiệm 85% hãy tính thời gian hao phí để sản xuất ra đơn vị sản phẩm thứ 2, 3 và 4? Bài 7 Một phân xưởng sản xuất sản phẩm A tuân theo lý thuyết đường cong kinh nghiệm là 90% và thời gian để sản xuất sản phẩm thứ nhất là 28 phút. Chi phí lao động là 20 USD/giờ. a. Hãy xác định thời gian sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 2? b. Hãy xác định chi phí để sản xuất đơn vị sản phẩm thứ 2? 52