Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 12: Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chính sách và quy trình

pdf 38 trang vanle 1950
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 12: Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chính sách và quy trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfngan_hang_thuong_mai_va_quan_tri_ngan_hang_thuong_mai_chuyen.pdf

Nội dung text: Ngân hàng thương mại và quản trị ngân hàng thương mại - Chuyên đề 12: Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chính sách và quy trình

  1. Chuyên đề 12 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM CHÍNH SÁCH VÀ QUY TRÌNH 1
  2. KẾT CẤU NỘI DUNG 12 1. Các loại hình cho vay 2. Chính sách cho vay 3. Các bước của qui trình cho vay 2
  3. CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG • Cho vay kinh doanh bất động sản • Cho vay đối với các tổ chức tài chính • Cho vay nông nghiệp • Cho vay công nghiệp và thương mại • Cho vay đối với các cá nhân (tiêu dùng) • Tài trợ thuê mua • Các khoản cho vay khác 3
  4. CHÍNH SÁCH CHO VAY • Mục tiêu của chính sách cho vay • Nội dung chính sách cho vay 4
  5. MỤC TIÊU CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG • Xác định những giới hạn áp dụng cho các hoạt động tín dụng • Thiết lập môi trường nhằm giảm bớt rủi ro trong hoạt động tín dụng • Bảo đảm mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định của Nhà nước và thông lệ quốc tế 5
  6. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG • Chính sách khách hàng • Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng • Lãi suất và phí tín dụng • Thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ • Các khoản đảm bảo • Chính sách đối với các tài sản có vấn đề 6
  7. QUY TRÌNH CHO VAY Cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tất cả các ngân hàng đều phải chịu một mức rủi ro nào đó khi cho vay tư nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình, Và ngân hàng nào cũng phải trải qua một vài tổn thất khi người đi vay không thể hoàn trả được khoản vay như họ thỏa thuận. Cho dù chịu rủi ro ở mức độ nào, tổn thất cho vay có thể được giảm thiểu bằng cách tổ chức thực hiện và quản lý việc cho vay một cách có chuyên môn cao hay nói cách khác phải xây dựng được một quy trình cho vay hợp lý 7
  8. NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUY TRÌNH CHO VAY • Quy trình cho vay và ý nghĩa của việc thiết lập quy trình cho vay (tín dụng) • Các bước của quy trình cho vay - Lập hồ sơ đề nghị vay vốn - Phân tích thẩm định - Quyết định tín dụng - Giải ngân - Giám sát, thu nợ và thanh lý khoản vay 8
  9. KHÁI NIỆM QUY TRÌNH CHO VAY Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau 9
  10. Ý NGHĨA CỦA VIỆC LẬP QUY TRÌNH CHO VAY • Việc xây dựng quy trình cho vay hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi • Cơ sở xây dựng mô hình tổ chức thích hợp - Cơ sở thiết lập các thủ tục hành chính phù hợp với quy định luật pháp và an toàn trong kinh doanh - Tiêu chuẩn để thống nhất những nghiệp vụ tín dụng trong nội bộ ngân hàng - Cơ sở kiểm soát tiến trình cho vay và điều chỉnh các chính sách tín dụng theo thực tiễn 10
  11. CÁC BƯỚC CỦA QUI TRÌNH CHO VAY Lập hồ sơ vay vốn (1) Phân tích tín dụng (2) Quyết định cho vay (3) Giải ngân (4) Giám sát, thu nợ, thanh lý (5) 11
  12. (1) Lập hồ sơ vay vốn Giai đoạn hình thành đầy đủ các giấy tờ, văn bản chứng tỏ khách hàng có nhu cầu thực sự về vốn và có khả năng hoàn trả vốn, cũng như chứng minh được tính hợp pháp về thân nhân khách hàng và tính tự nguyện xin cấp tín dụng của khách hàng 12
  13. (1) Lập hồ sơ vay vốn Ví dụ: Nhân viên ngân hàng công thương Việt Nam hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn đối với doanh nghiệp TNHH Mỹ Anh như sau 1. Giấy tờ chứng nhận tư cách pháp nhân: giấy phép thành lập, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, điều lệ hoạt động 2. Giấy đề nghị vay vốn 3. Phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay, trả nợ 4. Báo cáo tài chính thời điểm gần nhất 5. Hợp đồng thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh cùng các giấy tờ gốc có liên quan đến sở hữu tài sản đảm bảo 6. Các giấy tờ liên quan khác 13
  14. (1) Lập hồ sơ vay vốn • Các tài liệu cung cấp phụ thuộc vào - Loại khách hàng: mới, cũ, - Loại khoản vay: bảo đảm, không bảo đảm, - Quy mô khoản vay: lớn, nhỏ, • Nhiệm vụ của nhân viên ngân hàng: tiếp xúc và thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể, sau đó tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng 14
  15. (2) Phân tích tín dụng • Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng khoản vay, cũng như khả năng hoàn trả vốn cho NH • Mục tiêu là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH và tiên lượng khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó, cũng như dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra 15
  16. (2) Phân tích tín dụng Nguồn thông tin về khách hàng - Thông tin về người tiêu dùng - Thông tin về doanh nghiệp - Thông tin về Chính phủ - Thông tin chung về kinh tế 16
  17. (2) Phân tích tín dụng • Trung tâm Thông tin tín dụng - ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Credit information center - viết tắt CIC) là đơn vị sự nghiệp, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày 27/02/1999 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước • Ngày 21/6/2006, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1253/QĐ-NHNN cho phép trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 17
  18. (2) Phân tích tín dụng Nguồn thông tin dùng để phân tích tín dụng thường sử dụng - Hồ sơ đề nghị vay vốn - Hồ sơ lưu trữ tại NH, từ các NH hoặc TCTD khác - Các cơ quan chức năng như thuế, pháp luật, - Các ấn bản kinh tế và báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khác - Trực tiếp tiếp xúc khách hàng và nhân viên của họ 18
  19. (2) Phân tích tín dụng Nội dung phân tích tín dụng • Phân tích phi tài chính: tính pháp lý của khách hàng, mục đích khoản vay, phân tích tính cách, uy tín, tình hình quản trị doanh nghiệp, ban lãnh đạo, triển vọng trên thị trường, vị thế và chiến lược phát triển của khách hàng, • Phân tích tài chính: phân tích hiện trạng và các dự báo về tài chính trong tương lai nhằm tìm kiếm và tiên lượng những khả năng xấu xảy ra giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Bao gồm đánh giá khái quát về quản trị vốn và các hoạt động kinh doanh, phân tích các hệ số tài chính, phân tích lưu chuyển tiền tệ, phân tích các dự báo tài chính 19
  20. (2) Phân tích tín dụng Nội dung 6C trong phân tích khách hàng xin vay - Tính cách (Characters) - Năng lực (Capacity) - Dòng tiền mặt (Cashflow or Capital): Accounting and Finance - Tài sản thế chấp (Collateral) - Các điều kiện môi trường (Conditions) - Sự kiểm soát (Control) 20
  21. (2) Phân tích tín dụng Ví dụ: công ty Mỹ Anh Phân tích phi tài chính: khách hàng là một doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, Giám đốc Mỹ Anh có tính cách mạnh mẽ, uy tín cao, triển vọng phát triển trên thị trường là cao, tình hình quản trị doanh nghiệp tốt, 21
  22. (2) Phân tích tín dụng Phân tích tài chính - Phân tích tính chính xác của báo cáo tài chính: ví dụ phân tích xem liệu hàng tồn kho có được định giá chính xác hay không? Các khoản chi phí tích lũy hoặc chi phí trả trước có được tính toán đưa vào bảng cân đối kế toán hay không 22
  23. (2) Phân tích tín dụng - Phân tích các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời của đồng vốn, khả năng thanh toán, hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh - Ví dụ phân tích khả năng thanh toán của công ty phải dùng các chỉ số 23
  24. (2) Phân tích tín dụng + Hệ số thanh toán ngắn hạn = TSLĐ/(Nợ NH+Nợ DH đến hạn trả) = 0.9 chứng tỏ công ty trả chậm nhà cung ứng, xu hướng tăng lên thì do bán hàng chậm + Hệ số thanh toán nhanh = TS có tính lỏng cao/Nợ NH = 0.87 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thì không cao 24
  25. (2) Phân tích tín dụng Tổ chức phân tích tín dụng • Giao cho một hoặc một số người thực hiện toàn bộ các nội dung phân tích • Chuyên môn hóa các nội dung phân tích và giao cho những chuyên gia đảm trách phân tích từng mảng chuyên môn riêng của mình 25
  26. (3) Quyết định cho vay Cơ sở ra quyết định cho vay phụ thuộc vào một số yếu tố • Thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan liên quan • Chính sách tín dụng của ngân hàng, quy định hoạt động tín dụng của Nhà nước • Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định • Kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng 26
  27. (3) Quyết định cho vay Quyền phán quyết tín dụng (Credit authorization) • Người ra quyết định tín dụng là những nhân viên có trình độ, có kinh nghiệm và có uy tín tại NH. Việc phân công nhiệm vụ phụ thuộc vào chính sách và phương pháp quản trị của mỗi ngân hàng • Ví dụ: tại Việt Nam, Luật các TCTD điều 35 quy định mức phán quyết phụ thuộc vào - Kinh nghiệm của nhân viên - Thời hạn cấp tín dụng - Loại cho vay: chiết khấu, bảo lãnh, có bảo đảm - Đồng tiền cấp: nội tệ, ngoại tệ 27
  28. (3) Quyết định cho vay Văn bản kết thúc giai đoạn 3 • Nếu từ chối, NH có văn bản thông báo và nêu lý do từ chối • Nếu chấp thuận, NH sẽ tiến hành ký kết hợp đồng cho vay • Lưu ý: trách nhiệm của người ra quyết định cho vay và người đại diện NH ký kết hợp đồng tín dụng là khác nhau 28
  29. (3) Quyết định cho vay Những bộ phận cấu thành của một HĐTD - Thỏa thuận cam kết - Tài sản thế chấp - Các điều khỏan hạn chế - Phần đảm bảo hay cam kết của người vay - Trường hợp hủy bỏ hợp đồng 29
  30. (3) Quyết định cho vay Các tài sản thế chấp thông thường - Các khoản phải thu: 40-90% mệnh giá - Mua nợ (factoring) - Hàng tồn kho: 30-80% giá trị thị trường - Bất động sản - Tài sản cá nhân - Sự bảo đảm của cá nhân 30
  31. (4) Giải ngân • Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng • Giải ngân có thể phân chia thành 2 loại - Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần túy hộ nông dân, thẻ tín dụng, - Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền khi một số điều kiện ràng buộc trên hợp đồng được thỏa mãn 31
  32. (4) Giải ngân • Một số phương pháp giải ngân - Cho vay để mua máy móc, thiết bị: trả thẳng cho người bán dựa trên hóa đơn - Cho vay thực hiện dự án đầu tư: căn cứ trên khối lượng xây lắp hoàn thành dựa trên biên bản nghiệm thu - Cho vay để mua nông sản, thủy sản, : giải ngân theo tiến độ mua hàng dựa trên biên bản hàng tồn kho, • Nhân viên giải ngân không phải người ra qđ tín dụng. Nhân viên tín dụng phải theo dõi tiến trình giải ngân đúng theo điều kiện và số lượng như trong hợp đồng tín dụng 32
  33. (5) Giám sát khoản vay • Giám sát khoản vay là giai đoạn tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độ chấp hành HĐTD của KH và kịp thời có các biện pháp xử lý thích hợp. Nội dung bao gồm - Kiểm tra, đánh giá thực hiện điều khoản cam kết - Thu nợ - Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng - Xử lý nợ quá hạn và có vấn đề 33
  34. (5) Giám sát khoản vay • Phương pháp kiểm tra đánh giá việc thực hiện HĐTD - Giám sát hoạt động tài khoản của KH tại NH - Phân tích báo cáo tài chính theo định kỳ - Viếng thăm và kiểm tra địa điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng - Kiểm tra các bảo đảm tiền vay: thế chấp, bảo lãnh - Kiểm tra hoạt động của KH với các mối quan hệ với KH khác - Kiểm tra qua một số thông tin khác 34
  35. (5) Giám sát khoản vay • Phương pháp thu nợ • Thu nợ gốc và lãi một lần ở kỳ hạn trả nợ cuối cùng (đáo hạn) • Thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi định kỳ • Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn • Nhân viên ngân hàng phải có trách nhiệm theo dõi kế hoạch trả nợ, thường xuyên có thông tin qua lại giữa nhân viên kế toán (người trực tiếp thu) với nhân viên tín dụng (người giám sát, đôn đốc) 35
  36. (5) Giám sát khoản vay • Tái xét tín dụng và phân hạng tín dụng: đánh giá đúng về khách hàng và hiện trạng của hoạt động cấp tín dụng tại NH nhằm phát hiện rủi ro và có hướng xử lý kịp thời • Tùy theo quy mô NH, sẽ có những bộ phận được phân công xem xét lại tín dụng một cách độc lập và thường xuyên để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Những tài liệu của giai đoạn này sẽ được bổ sung vào hồ sơ tín dụng 36
  37. (5) Giám sát khoản vay • Xử lý nợ quá hạn và nợ có vấn đề. Để đảm bảo hoạt động bình thường với mức độ rủi ro cho phép, ngân hàng sẽ quy định chặt chẽ quy trình xử lý nợ quá hạn - Khai thác đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi - Thanh lý đối với các khoản nợ không còn khả năng thu hồi 37
  38. Tổng kết . Thiết lập và thực hiện quy trình cho vay là một bộ phận căn bản của quản trị NH. Làm tốt công việc này sẽ hạn chế đáng kể rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH. Một quy trình cho vay hợp lý phải bao gồm các giai đoạn cơ bản: lập hồ sơ vay vốn, phân tích tín dụng, quyết định cho vay, giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý tín dụng. Mỗi giai đoạn của quy trình đều có các phương pháp quản trị, các thủ tục, chứng từ thích ứng với loại cho vay và điều kiện cụ thể của mỗi NH. 38