Luật kinh doanh - Chương IV: Môi trường pháp luật chính trị - Kinh tế

ppt 39 trang vanle 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luật kinh doanh - Chương IV: Môi trường pháp luật chính trị - Kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptluat_kinh_doanh_chuong_iv_moi_truong_phap_luat_chinh_tri_kin.ppt

Nội dung text: Luật kinh doanh - Chương IV: Môi trường pháp luật chính trị - Kinh tế

  1. MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT CHÍNH TRỊ - KINH TẾ 39 1
  2. - Là một yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp - Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật) do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. - Các nhà quản trị rủi ro càng phải chú trọng nghiên cứu môi trường pháp luật, bao gồm: quốc gia mình và quốc gia đối tác. 39 2
  3. - Mỗi quốc gia đều có riêng một hệ thống luật pháp riêng mình. - Các nhà quản trị, kinh doanh không chỉ phải am hiểu luật của QG mình mà còn phải am tường luật của quốc gia mà DN đến kinh doanh. Có 3 dòng luật chính trên thế giới: - Luật lục địa - Luật Anh – Mỹ - Luật tôn giáo – Luật đạo hồi 39 3
  4. Luật lục địa: Continental law hoặc Civil Law - Xuất pháp từ bộ luật do Đế chế La Mã cách đây 1500 năm - Được kế thừa ở hầu hết các quốc gia Châu Âu - Về bản chất, là một bộ luật được soạn thảo ra trình bày hết những gì hợp pháp và những gì bất hợp pháp. - Hệ thống luật lục địa phát triển khá hoàn hảo phần dân luật, đặc biết là nhánh luật thương mại và luật hợp đồng. Một số điểm nổi bật: - Nhấn mạnh sự đảm bảo về quyền tư hữu, sự tự do kết ước và giá trị gia đình truyền thống - Được coi là được đọc và được hiểu bởi giới bình dân 39 4
  5. Luật Anh – Mỹ: “Aglo – American Law”, Common Law – Tiền lệ pháp - Không giống Luật Lục địa, không hoàn toàn được soạn thành văn bản. Việc xem xét các bản án đưa ra các phán quyết dựa trên các phán quyết của những vụ án tương tự trước đó, gọi là tiền lệ hay luật điển cứu. - Tuy nhiên luật thành văn vẫn đóng vai trò quan trọng - Nếu có xung đột giữa các văn bản luật và án lệ ➔ ưu tiên áp dụng các văn bản luật - Dòng luật này có tính kết nối bền vững với quá khứ 39 5
  6. Luật tôn giáo: “Religious Law”, gọi chính xác là Luật Hồi giáo, luật dựa trên giáo lý tôn giáo Dòng luật này được hình thành từ - Kinh Coran: 6237 câu là thành lệnh của Thượng đế khả thị cho nhà tiên tri Muhammad - Các truyền thống (Suma) - Thông quán (Liam) - Sự tương tự (Ouivas) Vì vậy khi chúng ta kinh doanh với đối tác cố gắng thương lượng, thuyết phục đối tác đồng ý áp luật và tiến hành phân xử ở nước khác, ngoài thế giới hồi giáo. 39 6
  7. Luật Xã hội chủ nghĩa: “Socialist Law”, là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ chặc chẽ với nhau, được quy định thành các định chế pháp luật -Ngành luật nhà -Ngành luật kinh tế nước/Hiến pháp -Ngành luật dân sự; tố -Ngành hành chính tụng dân sự -Ngành luật tài chính – -Ngành luật hình sự ngân sách -Ngành luật tố tụng -Ngành luật đất đai hình sự -Ngành luật lao động -Luật quốc tế, 39 7
  8. Như vậy, ở các nước XHCN có ngành luật riêng – Luật Kinh tế. Luật kinh tế là tổng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình các cơ quan NN quản lý các hoạt động kinh tế và các quan hệ giữa các đơn vị kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh. 39 8
  9. Các định chế chủ yếu của Luật Kinh tế: - Xác định địa vị pháp lý của doanh nghiệp; - Về hợp động kinh tế; - Phá sản doanh nghiệp; - Cạnh tranh; - Giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, 39 9
  10. Nguồn của Luật Kinh tế bao gồm luật và các văn bản dưới luật: - Hiến pháp - Luật - Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - Pháp lệnh của Uỷ Ban thường vụ Quốc hội - Nghị quyết, Nghị định của chính phủ - Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng - Quyết định, chỉ thị, thông tư của các bộ cũng như các thông tư liên tịch, liên ngành. 39 10
  11. Khi nghiên cứu chúng ta thấy: - Cách tiếp cận khác nhau sẽ nảy sinh ra những vụ kiện tụng khác nhau, cách tố tụng khác nhau, cũng như ngôn ngữ hợp đồng rất khác nhau Vd: Luật Lục địa, hợp đồng ngắn gọn rõ ràng, còn XHCN hay Hồi giáo thì chi tiết, cụ thể, còn Anh- Mỹ dài dòng, phức tạp với ngôn ngữ khó hiểu - Vì vậy, để tránh các rủi, các bên phải thảo ra hợp đồng chi tiết bao hàm hết mọi khả năng có thể xảy ra – hợp đồng dài, đầy đủ những điều kiện và ngoại lệ 39 11
  12. Luật của mỗi quốc gia: Các hệ thống PL này có thể liên quan đến công việc KD trong 1 nước hoặc 2 hay nhiều nước. Các ngành luật ảnh hưởng chủ yếu: - Luật thương mại, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, các chế độ kế toán, - Luật môi trường, những quy định về an toàn lao động và sức khoẻ. - Quy định v/v thành lập và hoạt động của DN - Luật lao động - Luật chống độc quyền - Chống phá giá và các quy định khác về giá; Thuế, 39 12
  13. Luật quốc tế: - Hệ thống các quy phạm pháp luật - Thoả thuận giữa các quốc gia, dân tộc, tổ chức QT, liên chính phủ - Phù hợp hiến chương LHQ - Điều chỉnh các quan hệ chính trị, kinh tế, văn hoá, KHKT 39 13
  14. Luật quốc tế: gồm có 2 bộ phận - Công pháp quốc tế: điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực chính trị giữa các quốc gia - Tư pháp quốc tế: chủ yếu điều chỉnh các quan hệ dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình, tố tụng dân sự phát sinh giữa các công dân, pháp nhân của các quốc gia khác nhau 39 14
  15. Sự tác động của Luật pháp quốc tế đến các quốc gia trên thế giới: a. Chi phối mối quan hệ giữa các quốc gia có chủ quyền. Tác động hầu hết các mối quan hệ các QG có chủ quyền. 1 số hiệp ước, hiệp định quan trọng - Nguyên tắc đối xử QG (MFN- Most Favored Nation), thương mại hàng hoá - Quyền sở hữu trí tuệ, tác quyền, - Thương mại, dịch vụ, quy định về hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể 39 15
  16. - Đầu tư, các cam kết bảo vệ tài sản, quy định biện pháp đầu tư, bãi bỏ, các hạn chế đầu tư - Các quy định về tiếp cận thị trường - Tính minh bạch và quyền kháng cáo Các vấn đề cụ thể khác: ▪ Lộ trình cắt, giảm thuế ▪ Việc xuất – nhập cảnh của người và phương tiện ▪ Bảo vệ người và tài sản 39 16
  17. b. Các hiệp ước song phương hướng vào các vấn đề, các tranh chấp giữa các quốc gia và cá nhân trong quốc gia đó c. Lan truyền ảnh hưởng của quốc gia ra nước ngoài thông qua con đường pháp luật 39 17
  18. Chính trị là gì? - Chính là việc nước, trị là sửa sang, cai quản - Chính trị là vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành đất nước, những hiểu biết về mục đích, đường lối và nhiệm vụ đấu tranh cảu các chính đảng cũng như đông đảo quần chúng. 39 18
  19. Mỗi nước, tuỳ điều kiện của mình, mà lựa chọn 1 kiểu tổ chức chính phủ thích hợp. ❖ Quân chủ lập hiến - Đứng đầu là Vua/Nữ hoàng - Đứng đầu chính phủ: Thủ tướng (Lãnh tụ đảng chiếm đa số sau tổng tuyển cử) - Hạ nghị sĩ đại diện 1 khu vực địa lý 39 19
  20. ❖ Cộng hoà - Tổng thống được bầu cử trực tiếp, nhiệm kỳ 5 năm - Tổng thống chỉ định Thủ tướng - Thủ tướng tiến cử Hội đồng Bộ trường, Tổng thống quyết định - Nghị viện: cơ quan lập pháp • Quốc hội, do dân bầu, 577 ghế • Thượng viện, được bầu gián tiếp, 312 ghế 39 20
  21. ❖ Quân chủ nghị viện: tam quyền phân lập - Vua là biểu tượng, chỉ định Thủ tướng nhưng phải được Nghị viện phê chuẩn, Chánh án Toà án tối cao chấp thuận - Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan lập pháp • Hạ nghị viện: 512 ghế, nhiệm kỳ 4 năm, có thể miễn nhiệm nếu chính phủ giải tán Hạ nghị viện • Thượng viện: 252 nghế, nhiệm kỳ 6 năm, 3 năm bầu lại 1/2 39 21
  22. ❖ Mỹ: quyền lực được chia thành 2 cấp: Chính phủ liên bang - Quốc hội: Hạ nghị viện, thượng nghị viện - Hành pháp liên bang: các quan chức ở các cơ quan này do Tổng thống chỉ định cũng như miễn, bãi nhiệm - Tư pháp liên bang Chính phủ tiểu bang tổ chức tương tự chính quyền liên bang 39 22
  23. Do: - Tổ chức chính phủ các nước khác nhau; - Mỗi chính phủ lên cầm quyền sẽ có những chính sách mới dẫn đến nhiều đổi thay Vì vậy: Nhà kinh doanh cần hiểu, nắm vững và thích nghi những điều này thì mới tránh được các rủi ro 39 23
  24. - Có thể xuất hiện ở nhiều quốc gia - Mức độ mỗi nơi mỗi khác nhau ➔Quốc gia có chế độ chính trị ổn định thì mức độ rủi ro thấp và ngược lại Có 3 loại rủi ro thường gặp ➢ Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu ➢ Nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động tổ chức ➢ Rủi ro chuyển giao 39 24
  25. Rủi ro liên quan đến quyền sở hữu - Sung công tài sản: quốc hữu hoá tài sản tư nhân thành của nhà nước, có thể có đền bù - Tịch thu tài sản, không có đền bù - Nội địa hoá. 39 25
  26. Rủi ro do nhà nước can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động của tổ chức Nhà nước dùng LP quản lý hoạt động tổ chức là hợp lý, nhưng can thiệp quá sâu sẽ dẫn đến rủi ro Vd: hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu dể dẫn đến hối lộ tham nhũng, Rủi ro về chuyển giao: là quá trình chuyển giao quỹ, lợi nhuận từ nước này qua nước khác 39 26
  27. - Nghiên cứu, theo dõi, dự báo các thay đổi chính sách của nước mình lẫn nước đến KD - Giảm sự can thiệp của CP, cố gắng công ty trở thành là một bộ phận của nước chủ nhà ➔ Chiến lược kinh doanh phù hợp ➔ Sử dụng các biện pháp phân tán rủi ro: cổ phần hoá, liên doanh, liên kết với các công ty nước chủ nhà 39 27
  28. Có thể phân chia hệ thống kinh tế thế giới theo 3 tiêu chí: - Theo chế độ chính trị: nền kinh tế XHCN và nền kinh tế TBCN - Theo cơ chế quản lý: nền kinh tế thị trường, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, và nền kinh tế hỗn hợp - Theo chế độ sở hữu tài sản: sở hữu toàn dân (sở hữu nhà nước) và sở hữu tư nhân 39 28
  29. Kinh tế toàn cầu suy thoái - Kinh tế Hoa kỳ suy giảm - Sự bất ổn của thị trường tài chính toàn cầu đe doạ môi trường kinh tế thế giới - Cúm gia cầm tái bùng phát mạnh mẽ - Do những căn thẳng chính trị - Sự biến đổi khí hậu trên trái đất Toàn thế giới cần hợp sức chống khủng hoảng Kinh tế thị trường trở thành xu hướng chủ yếu của kinh tế thế giới 39 29
  30. Chính phủ các nước ngày càng can thiệp sâu hơn vào quá trình điều tiết kinh tế: sự can thiệp của chính phủ mang lại 1 số lợi ích: - Tập trung tài sản, của cải vào 1 số DN, ngành chủ lực nhằm tạo sức mạnh, tăng sức cạnh tranh - Tìm kiếm nguồn thu cho NS quốc gia - Tránh cho các Cty phá sản - Thực hiện các chương trình cải cách quốc gia - Gia tăng quyền kiểm soát kinh tế và chính trị - Bảo đảm hàng hoá dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng 39 30
  31. Chính phủ các nước ngày càng can thiệp sâu hơn vào quá trình điều tiết kinh tế: (tt) - Các biện pháp tăng quyền kiểm soát đối với các hoạt động KT - Xây dựng định hướng chiến lược phát triển kinh tế từng thời kỳ - Thúc đẩy pháp triển kinh tế bằng cách tạo vốn - Sử dụng các công cụ tài chính để điều tiết vĩ mô 39 31
  32. Tư nhân hoá phát triển mạnh: Nguyên nhân: - Các Cty tư nhân thường hoạt động hiệu quả hơn - Sự thay đổi chính trị dẫn đến nhu cầu cần bán thanh lý 1 số tài sản - 1 số Cty KD có lợi nhuận, CP bán đi sẽ có lợi hơn nếu CP quản lý nó - Để giảm bớt các khoản nợ của quốc gia - Các Cty thua lỗ cần vốn nhưng CP không muốn giữ hoặc không có khả năng đầu tư - Các quỹ tài chính cho vay với điều kiện phải giảm tỷ trọng của lĩnh vực do nhà nước quản lý 39 32
  33. Sự hình thành và phát triển của các liên minh kinh tế khu vực ❖ Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area): thoả hiệp về các rào cản thương mại (thuế quan, các thủ tục phi thuế quan) được tháo dỡ; XK hàng hoá mà họ có lợi thế, NK những hàng hoá mà họ không có lợi thế Vd: AFTA – ASEAN Free Trade Area 39 33
  34. ❖ Liên quan thuế quan (Custom union): các nước thành viên thoả thuận: - Dỡ bỏ rào cản thương mại - Lập biểu thuế quan chung khi buôn bán với các nước ngoài khối - Lập chính sách ngoại thương thống nhất khi buôn bán nước ngoài khối Vd: EU 39 34
  35. ❖ Thị trường chung (Common market): thành viên thoả thuận - Xoá bỏ rào cản về thương mại - Xoá bỏ rào cản, tạo điều kiện tự do di chuyển tư bản và sức lao động - Lập chính sách ngoại thương thống nhất khi buôn bán nước ngoài khối Vd: EU 39 35
  36. ❖ Liên minh kinh tế (Economic union): thành viên thoả thuận - Xoá bỏ rào cản, tạo điều kiện di chuyển hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất - Thực hiện hội nhập đầy đủ về chính sách kinh tế - Hợp nhất tiền tệ và chính sách tài chính - Có đồng tiền chung - Có biểu thuế quan chung 39 36
  37. ❖ Liên minh chính trị: xuất phát từ liên minh kinh tế, các quốc gia thành viên có chung một chính sách kinh tế và 1 chính phủ ❖ Toàn cầu hoá kinh tế thế giới - Phát triển đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế của nước đó, đồng thời thâm nhập thị trường - Chuyển giao công nghệ - Các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia phát triển mạnh - Vai trò của WB, IMF, WTO, ngày càng tăng 39 37
  38. Toàn cầu hoá: Lợi ích: - Phát triển kinh tế thế giới - ổn định nền kinh tế - Tăng năng suất Hậu quả: - Hố sâu giàu nghèo - Các vấn đề đạo đức, văn hoá xã hội Đây là tính 2 mặt của một sự vật 39 38
  39. Các rủi ro của môi trường kinh tế: - Kinh tế phát triển không ổn định - Xảy ra khủng hoảng kinh tế - Suy thoái kinh tế - Lạm phát - Tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá cả, thay đổi Phòng ngừa - Đầu tư nhiều nơi để phân tán rủi ro - Sử dụng công nghệ đàm phán để đạt những lợi ích tối ưu - Sử dụng nghiệp vụ cơ bản trên thị trường ngoại hối. 39 39