Lâm nghiệp - Lâm sản ngoài gỗ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lâm nghiệp - Lâm sản ngoài gỗ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- lam_nghiep_lam_san_ngoai_go.pdf
Nội dung text: Lâm nghiệp - Lâm sản ngoài gỗ
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGÀNH LÂM NGHIỆP & ĐỐI TÁC CẨM NANG NGÀNH LÂM NGHIÊP CHƯƠNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ NĂM 2006
- MỤC LỤC 1 Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (LSNG) 1 1.1 Định nghĩa Lâm sản ngoài gỗ 1 1.2 Phân nhóm LSNG theo công dụng 2 1.3 Khung phân loại các LSNG được đề xuất 3 1.4 Tiêu chí để phân biệt LSNG và cây nông nghiêp 3 2 Tiềm năng của LSNG 4 2.1 Tiềm năng của LSNG trên quan điểm sinh học 4 2.1.1 Việt nam là một nước có tài nguyên sinh học cao 4 2.1.2 Tính phong phú và đa dạng của Rừng ở Việt Nam 5 2.1.3 Việt nam có nhiều hệ sinh thái 5 2.1.4 Kiến thức bản địa về LSNG khá phong phú 5 2.2 Tiềm năng LSNG trên quan điểm kinh tế 5 2.2.1 Vài nét về sử dung LSNG trong quá khứ 5 2.2.2 Hiện trạng kinh tế LSNG 7 2.3 Tiềm năng của các nhóm LSNG 18 3 Những bài học về quản lý LSNG 19 4 Trồng cây LSNG 20 4.1 Trồng LSNG trong khu vực kinh tế Nhà nước 21 4.2 Trồng cây LSNG trong nhân dân 21 4.2.1 Những loài trồng dưới tán rừng 21 4.2.2 Một số loài cây LSNG trồng ngoài rừng 22 4.2.3 Thuần hoá LSNG 23 4.2.4 Xuất nhập khẩu và dẫn giống LSNG 23 5 Bảo tồn LSNG trong hệ thống các khu rừng đặc dụng 24 5.1 Rừng đặc dụng bảo tồn các hệ sinh thái và các kiểu rùng độc đáo, giàu tài nguyên LSNG 24 5.2 Rừng đặc dụng bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm trong đó có nhiều loài LSNG có giá trị 25 6 Bảo tồn nguồn gen LSNG 25 7 Khai thác kiến thức bản địa trong bảo tồn LSNG 26 8 Sử dụng LSNG ở vùng sâu vùng xa 27 9 Các loài LSNG chủ yếu 27 9.1 Nhựa thông 27 9.2 Quế. 33 9.3 Hồi 36 9.4 Tràm 37 9.5 Trẩu 39 i
- 9.6 Sở 41 9.7 Sơn. 41 9.8 Màng tang 43 9.9 Dầu rái, chai cục 44 9.10 Cánh kiến đỏ 45 9.11 Trám 47 9.12 Trầm hương 49 9.13 Sâm Ngọc linh 50 9.14 Ba kích / Ba kích thiên/ Dây ruột gà 50 9.15 Thảo quả 50 9.16 Sa nhân 51 9.17 Tre, Nứa 52 9.18 Song, Mây 57 9.18.1. Nguồn gốc và phân bố địa lý 57 9.18.2. Công dụng 58 9.18.3 Đặc điểm thực vật học 58 9.18.4 Đặc điểm sinh thái học 61 9.18.5 Nhân giống và nguồn gen 61 9.19 Dẻ Trùng khánh 70 9.20 Hồ đào 71 9.21 Táo mèo (Sơn tra) 71 9.22 Điều 71 9.23 Nấm 72 9.24 Cây cảnh 73 9.25 Chim cảnh 73 10 Động vật hoang dã 74 10.1 Động vật hoang dã rất phong phú 74 10.2 Triển vọng nhân nuôi động vật hoang dã trong kinh doanh LSNG 74 10.3 Hiện trạng và tình hình quản lý ĐVHD 75 10.3.1 Hiện trạng tài nguyên. 75 10.3.2 Bảo vệ động vật hoang dã bằng pháp luật 76 10.4 Gây nuôi, thuần hoá ĐVHD 76 11 Đặc điểm và giá trị kinh tế của LSNG ở Việt nam 77 11.1 Giá trị kinh tế LSNG thực vật 77 11.2 Giá trị kinh tế LSNG động vật 78 12 Chế biến LSNG 79 12.1 Công nghiệp chế biến Quốc doanh 79 12.2 Sản xuất LSNG trong khu vực tư nhân 81 12.3 Giá trị kinh tế của hàng hoá LSNG chế biến 82 12.4 Công nghệ chế biến LSNG 84 13 Thị trường LSNG 85 ii
- 13.1 Thị trường trong nước 85 13.2 Thị trường ngoài nước 86 13.3 Nhận xét chung về thị trường LSNG: 88 13.4 Dự báo 88 14 Những chính sách liên quan đến LSNG 88 14.1 Chính sách tác động đầu vào và trong quá trình sản xuất LSNG 89 14.1.1 Chính sách đất đai 89 14.1.2 Chính sách đầu tư 91 14.1.3 Chính sách tín dụng liên quan đến lâm nghiệp. 93 14.1.4 Chính sách khoa học công nghệ và khuyến lâm 95 14.2 Chính sách tác động đầu ra 96 14.2.1 Chính sách khai thác sử dụng rừng và hưởng lợi 96 14.2.2 Chính sách lưu thông và tiêu thụ LSNG 98 14.2.3 Các chính sách thuế liên quan đến LSNG 100 14.3 Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại. 104 Tài liệu tham khảo 106 Phần phụ lục 109 iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Thống kê thành phần của Hệ Thực vật Việt nam 4 Bảng 2: Thống kê thành phần của hệ động vật Việt nam 4 Bảng 3: Diện tích đất bình quân sử dụng cho mỗi hộ 8 Bảng 4: Thống kê củi khai thác trong các năm gần đây: 11 Bảng 5: Số lượng trung bình gia súc, gia cầm/hộ gia đình 12 Bảng 6: Số Trâu nuôi ở các vùng 12 Bảng 7: Thu nhập từ LSNG của hộ gia đình ở Kẻ Gỗ 13 Bảng 8: Danh mục một số LSNG thông dụng trong dân 14 Bảng 9: Diện tích và trữ lượng rừng gỗ, tre 18 Bảng 10: Sản lượng LSNG khai thác trong giai đoạn 1995-2002 18 Bảng 11: Các loài cây trồng dưới tán rừng 22 Bảng 12: Diện tích Thông nhựa 29 Bảng 13: Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu thông 31 Bảng 14: Chỉ tiêu chất lượng tùng hương 31 Bảng 15: Sản lượng nhựa thông và tùng hương 32 Bảng 16: Sản lượng nhựa thông khai thác trong các năm 1995-1999 32 Bảng 17: Diện tích trồng Quế ở các tỉnh trong giai đoạn 1980-1998 33 Bảng 18: Sản lượng vỏ quế trong giai đoạn 1995-2002 34 Bảng 19: Quế xuất khẩu 1995-2000 34 Bảng 20: Sự phụ thuộc của chất lượng vỏ vào tuổi của cây Quế 34 Bảng 21: Tinh dầu của các bộ phận khác nhau của cây Quế 35 Bảng 22: Diện tích trồng Hồi ở Miền Bắc Việt nam tính đến 2004 36 Bảng 23: Sản lượng Hồi 1995- 2002 36 Bảng 24: Thành phần hóa học của TD Tràm 39 Bảng 25: Một số tính chất của dầu Trẩu Tung 40 Bảng 26: Lượng CKĐ do Công ty XKLĐS thu mua từ 1963-1980 46 Bảng 27: Diện tích cây chủ cánh kiến còn lại đến năm 1995 46 Bảng 28: Sản lượng CKĐ một số năm gần đây 46 Bảng 29: Khối lượng Trầm khai thác từ 1986-1990 49 Bảng 30: Diện tích trồng Thảo quả 51 Bảng 31: Diện tích rừng tre nứa của Việt nam và các vùng.(ha) 52 Bảng 32: Diện tích Luồng 54 Bảng 33: Thành phần hóa học Trúc sào (%) 55 Bảng 34: Sản lượng tre, nứa, trúc 56 Bảng 35: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mây tre đan 1999-2003 (triệu USD) 56 Bảng 36: Số lượng loài và phân bố của các chi song mây 57 Bảng 37: Tốc độ sinh trưởng của song mây thương phẩm 60 Bảng 38: Phân bố của những loài song mây ở Việt Nam trên độ cao 1500m 63 Bảng 39: Danh sách các loài song mây đã được trồng 65 Bảng 40: Sản lượng mây song của một số tỉnh qua 3 thời kỳ. 68 Bảng 41: Sản lượng mây song trong 2002 68 Bảng 42: Sản lượng hạt dẻ Trùng khánh (Cao bằng) 70 Bảng 43: Tiêu thụ hạt dẻ Trùng khánh 70 Bảng 44: Thành phần loài động vật hoang dã trong các nhóm phân loại ở Việt Nam 74 Bảng 45: Các loài động vât bị đe dọa trong Sách Đỏ Việt Nam (1992) 76 Bảng 46: Cơ sở sản xuất mây tre 80 Bảng 47: Phân bố làng nghề theo địa lý 81 v
- Bảng 48: Kim ngạch xuất khẩu LSNG trước 1990 82 Bảng 49: Sản lượng LSN G 1995-2002 82 Bảng 50: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mây tre đan 1999-2003 83 Bảng 51: Giá trị các loại LSNG xuất, nhập trong năm 2004: 84 Bảng 52: Sản lượng tinh dầu 1995 87 Bảng 53: Yêu cầu đối với chất lương TD 87 Danh mục các phụ lục Phụ lục 1: Danh mục một số chính sách chủ yếu liên quan đến Lâm nghiệp /lâm sản ngoài gỗ 109 Phụ lục 2: Danh lục những lâm sản ngoài gỗ quan trọng của Việt nam. 127 Phụ lục 3: Một số cây hoang dại ăn được 134 vi
- Khái niệm về lâm sản ngoài gỗ (LSNG) Việt Nam nằm ở Đông-Nam lục địa Châu Á, có đường biên giới trên đất liền khoảng 3.700 km dọc theo các triền núi và châu thổ Mê Kông, có bờ biển dài 3.260 km. Phần lãnh thổ đất liền của Việt Nam trải dài từ 8030’đến 23024’ vĩ Bắc, mang tính chất của một bán đảo với điểm cực Bắc là chòm Lũng Cú thuộc cao nguyên Đồng Văn, điểm cực Nam là xóm Rạch Tàu thuộc tỉnh Cà Mau. Các đảo của Việt Nam trải dài từ Trường Sa đến Vịnh Bắc Bộ, với những hệ sinh thái dặc thù như Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Hạ Long, Bái Tử Long, v.v Bắc Việt Nam, từ Đèo Hải Vân trở ra Bắc, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Nam Á: gió mùa đông bắc mang theo không khí lạnh từng đợt từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau và gió mùa đông nam đưa tới những đợt không khí nóng ẩm từ tháng 4 đến tháng 10. Từ Hải Vân trở vào Nam nhiệt độ quanh năm nóng với hai mùa nắng mưa, đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Tuy nhiên, ở cả hai miền đều có những dãy núi cao, hình thành những hệ sinh thái khác biệt vùng thấp cùng vĩ độ. Những đặc điểm khí hậu và địa hình đó đã tạo nên một Việt Nam giầu tính đa dạng sinh vật. Hiện nay các nhà thực vật học đã thống kê được trên 12.000 loài cây, trong đó 7.000 loài đã được mô tả, 5.000 loài còn chưa được biết công dụng, phần lớn là các loài cây dưới tán rừng không cho gỗ. Trong số những loài đã biết có 113 loài cây cho chất thơm; 800 loài cho tannin; 93 loài chứa chất làm thuốc nhuộm; 458 loài có tinh dầu; 473 loài chứa dầu và 1863 loài cây dược liệu. Việt Nam có khoảng 10% tổng số những loài thực vật được biết trên Thế giới. Có những loài động thực vật từ trước tới nay chưa được biết đến mới được phát hiện ở Trường Sơn. Chỉ trong các năm 1992-1998 đã phát hiện thêm nhiều loài thú mới ở Bắc Trường Sơn: Mang lớn, Sao la, Mang Trường sơn, Bò sừng xoắn Tây nguyên. Mới phát hiện thêm 50 loài cây thuốc quí, như Amomum longiligulara, Rauwolfia vomitoria, Tetrapanax papyrifera Các nhà thực vật học đã xác định khoảng 40-50% thực vật rừng Việt Nam có nguồn gốc Ấn Độ, Malai, Indonesia, Trung hoa, di cư đến. Sự phong phú về loài của thực vật rừng Việt Nam rất cao: nhiều họ có trên 100 loài, như Phong lan có 901 loài; Thầu dầu có 333 loài; Cà phê có 286 loài; Cánh bướm có 290 loài Nhiều họ thực vật ôn đới cũng được thấy ở Việt Nam như Hồ Đào, Du, Liễu, Dẻ Có tới 8 họ cây Lá kim với 18 chi, 39 loài, một số loài đặc hữu, một số loài hiếm như: Thông lá dẹt (Ducampopinus krempfi), Thông 5 lá (Pinus dalatensis), Thủy tùng (Glyptostrobus pensilis), Thông đỏ (Taxus baccata). 1.1 Định nghĩa Lâm sản ngoài gỗ Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt nam lâm sản được phân chia thành hai loại: - Lâm sản chính (principale richesse forestière) là những sản phẩm gỗ; - Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ (produit secondaire de la forêt), bao gồm động vật và thực vật cho những sản phẩm ngoài gỗ. Từ 1961, lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng. “Đặc sản rừng bao gồm cả thực vật và động vật rừng là nguồn tài nguyên giầu có của đất nước. Nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu ” ( Bộ Lâm nghiệp – Kế hoạch phát triển Đặc sản rừng, 1981-1990). Theo định nghĩa đó Đặc sản rừng là một bộ phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc giá trị đặc biệt và ngoài các loài thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, Hoàng đàn, Kim giao , như vậy thuật ngữ đặc sản cũng mang ý nghĩa kinh tế, vì không tính đến những sản phẩm không có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế, danh mục những đặc sản rừng trong từng thời điểm cũng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất định. 1
- Ngày nay, trong Lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/ secondary forest product). Định nghĩa của thuật ngữ này được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á-Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: “Lâm sản ngoài gỗ (Non-wood forest product) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ. Lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc từ những cây thân gỗ”. Do đó, không được coi là LSNG những sản phẩm như cát, đá, nước, dịch vụ du lich sinh thái. Theo định nghĩa này củi, than gỗ, cành ngọn, gốc cây không được coi là LSNG, không thỏa đáng đối với việc khai thác tận dụng phế liệu gỗ. Những dịch vụ trong rừng như săn bắn, giải trí, dưỡng bệnh trong rừng, du lịch sinh thái, v.v là một phạm trù khác, không được xếp vào LSNG, nhưng trên quan điểm kinh tế cũng có nơi du lịch sinh thái cũng được coi như sản phẩm của rừng. Hội nghị lâm nghiệp do Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc triệu tập tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về LSNG “Lâm sản ngoài gỗ (Non timber forest product) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được khai thác từ rừng, đất có cây rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng”. Thuật ngữ này phải dịch sang Tiếng Việt là “Lâm sản ngoài gỗ cây”, nhưng để đơn giản vẫn dùng thuật ngữ LSNG. Với định nghĩa này, LSNG bao gồm cả động vật, gỗ nhỏ và củi và rộng hơn so với định nghĩa trước. Trong tài liệu sách báo nước ngoài, hiện tại cả hai thuật ngữ NWFP và NTFP vẫn được dùng. Song có tác giả, để hạn chế đối tượng nghiên cứu, đánh giá giá trị kinh tế của LSNG, như Jenne H. De Beer thêm vào định nghĩa trên một mệnh đề, thành một định nghĩa khác như sau: “LSNG bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật không phải gỗ được người ta khai thác từ rừng để sử dụng”. Có thể hiểu được rằng khái niệm hàm ý chỉ quan tâm đến sản phẩm được khai thác để dùng. Thuật ngữ “đặc sản rừng” còn hẹp hơn, và được hiểu là những cây, con LSNG có công dụng đặc biệt và đặc hữu của Việt Nam. Vì khái niệm và định nghĩa LSNG có sự khác nhau như thế nên việc vận dụng vào thực tế cũng có sự khác nhau. 1.2 Phân nhóm LSNG theo công dụng Trên thế giới cũng đã có nhiều khung phân loại LSNG được đề xuất. Có khung phân loại dựa vào dạng sống của cây tạo ra các sản phẩm như nhóm cây gỗ, cây bụi, cây thảo, dây leo gỗ, dây leo thảo Có khung phân loại dựa vào công dụng và nguồn gốc của các LSNG, như khung phân loại được thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc . Trong khung này, LSNG được chia làm 6 nhóm : - Các sản phẩm có sợi: Tre nứa; song mây; lá, thân có sợi và các loại cỏ. - Sản phẩm làm thực phẩm . Các sản phẩm nguồn gốc thực vật: thân, chồi, rễ , củ, lá, hoa, quả, quả hạch, gia vị, hạt có dầu và nấm. Các sản phẩm nguồn gốc động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng. - Thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thực vật. - Các sản phẩm chiết xuất: gôm, nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, tanin và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu. - Động vật và các sản phẩm từ động vật không làm thực phẩm: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da, sừng, ngà, xương và nhựa cánh kiến đỏ. - Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ) 2
- Để hoà nhập với các nước láng giềng chúng tôi đề nghị sử dụng khung phân loại các LSNG được thống nhất trong Hội nghị các nước vùng Châu Á Thái Bình Dương, tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc, Thái lan và có sửa đổi để phù hợp với thực tế Việt Nam. Trước hết chúng tôi đã bổ sung thêm 3 nhóm phụ : (1) Các cây có chất độc vào nhóm 3 (cây thuốc và mỹ phẩm); (2) Các cây cảnh; (3) Các lá dùng để gói, bọc vào nhóm 6 (các sản phẩm khác). 1.3 Khung phân loại các LSNG được đề xuất Để phù hợp với điều kiện thực tế, chúng tôi đề xuất khung phân loại LSNG của Việt Nam như sau : - Sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa, mây song, các loại lá, thân, vỏ có sợi và cỏ. - Sản phẩm dùng làm thực phẩm: Nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, củ, rễ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu, nấm ăn. Nguồn gốc từ động vật rừng: mật ong, thịt thú rừng, cá trai ốc, tổ chim ăn được, trứng và các loại côn trùng. - Các sản phẩm thuốc và mỹ phẩm: Thuốc có nguồn gốc thực vật Cây có độc tính Cây làm mỹ phẩm - Các sản phẩm chiết xuất: Tinh dầu Dầu béo Nhựa và nhựa dầu Dầu trong chai cục Gôm Ta-nanh và thuốc nhuộm - Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc. Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ - Các sản phẩm khác: Cây cảnh, Lá để gói thức ăn và hàng hóa Tuy nhiên, đối với từng loài cụ thể việc phân loại không cố định mà biến đổi theo địa phương và thời gian vì công dụng của lâm sản có sự thay đổi, ví dụ: Quế có thể xếp vào dược liệu nhưng cũng được xếp vào gia vị cũng như nhiều sản phẩm có thể được phân vào các nhóm khác nhau tuỳ từng nơi, từng lúc 1.4 Tiêu chí để phân biệt LSNG và cây nông nghiêp Ngày càng có nhiều loài cây rừng, trong đó đa số là LSNG, được trồng trên đất nông nghiệp. Trong nhiều trường hợp cây cho LSNG đã được coi là cây nông nghiệp như cây Điều, Sơn, Sở Ngược lại, có nhiều loài cây được trồng ở vùng nông nghiệp nhưng vẫn được coi 3
- như LSNG như nhiều loài tre, trúc, mây. Vì vậy, việc đưa ra “Tiêu chí” để phân định cây thuộc LSNG là cần thiết: - Cây có nguồn gốc từ rừng và hiện còn được trồng trên đất Lâm nghiệp - Cây thuộc sự quản lý của Lâm nghiệp (do Nhà nước quy định). Những tiêu chí này chỉ mang tính quy ước để thuận tiện cho quản lý, không có ý nghĩa khoa học kĩ thuật. Tiềm năng của LSNG 1.5 Tiềm năng của LSNG trên quan điểm sinh học 1.5.1 Việt nam là một nước có tài nguyên sinh học cao Sự đa dạng sinh học cao của Việt Nam thể hiện rõ nhất ở hệ động thực vật. Hệ thực vật: Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 qua các tài liệu của người Pháp để lại trong “ Thực vật chí tổng quát của Đông dương - Flore general de L’Indochine”, nước ta chỉ có khoảng 7.000 loài thực vật bậc cao, nhưng tới nay chúng ta đã thống kê được trên 11.373 loài thực vật bậc cao, thuộc 2524 Chi và 378 họ (bảng 1) Bảng 1: Thống kê thành phần của Hệ Thực vật Việt nam TT Bậc phân loại ( Taxon) Loài Chi Họ 1 Rêu - Bryophyta 793 182 60 2 Quyết trần - Psilotophyta 2 1 1 3 Thông đất - Lycopodiophyta 57 5 3 4 Tháp bút - Equisetophyta 2 1 1 5 Dương sỉ - Polypodiophyta 664 137 25 6 Thực vật Hạt trần - Gymnospermae 63 23 8 7. Thực vật Hạt kín - Angiospermae 9812 2175 299 Tổng số 11.373 2524 378 Nguồn: (Nguyễn Nghĩa Thìn,1997) Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật, nếu được điều tra đầy đủ, số loài Thực vật bậc cao của Việt nam có thể đến gần 20.000 loài. Trong số các loài thực vật đã thống kê có gần 2000 loài cây lấy gỗ, 3000 loài cây làm thuốc, hơn 100 loài tre nứa và khoảng 50 loài song, mây. Hệ động vật: Đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái. (bảng 2) Bảng 2: Thống kê thành phần của hệ động vật Việt nam TT Bậc phân loại ( Taxon) Loài Giống Họ 1. Lớp Thú - Mammalia 225 107 37 2 Lớp Chim - Aves 828 192 81 3 Lớp Bò sát - Reptilia 259 116 28 4 Lớp Ếch nhái - Amphibian 84 18 9 Tổng số 1.396 443 155 Những phát hiện các loài thú lớn gần đây như: Sao la - Pseudoryx vuquangensis (5/1992), Mang lớn - Megamuntiacus vuquangensis (3/1994) , Mang Trường Sơn hay Mang Nanh - Canimuntiacus truongsonensis (4/1997) và nhiều công bố các loài thực vật mới của Việt Nam, các nhà Sinh học trong và ngoài nước đã chứng tỏ tiềm năng đa dạng sinh học của Việt Nam còn lớn hơn nhiều so với những hiểu biết hiện nay. 4
- Với tài nguyên đa dạng sinh học cao như vậy, chúng ta có thể chọn lọc ra rất nhiều loài LSNG độc đáo của Việt Nam. 1.5.2 Tính phong phú và đa dạng của Rừng ở Việt Nam Theo phân loại của Thái Văn Trừng 1970, nước ta có 6 kiểu rùng thuộc đai nhiệt đới (dưới độ cao 700-800m) và 5 kiểu rừng thuộc đai á nhiệt đới (ở độ cao trên 700-800m). Đáng chú ý nhất là các kiểu: Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới; Rừng kín thường xanh, ẩm nhiệt đới; Rừng kín, thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm, á nhiệt đới núi thấp. Đây là 4 kiểu rừng có tính đa dạng sinh học cao nhất và cũng nhiều loài LSNG nhất. Hầu hết các LSNG có giá trị cao thuộc các nhóm: Cây lấy sợi, cây làm thuốc, cây cho thực phẩm, cây dầu nhựa, cây làm cảnh, tập trung ở các kiểu rừng này. Ngoài 11 kiểu rừng chính, tuỳ theo điều kiện đất đai, khí hậu, nước ta còn nhiều kiểu phụ rùng độc đáo như: Kiểu phụ rừng trên núi đá vôi, kiểu phụ rừng ngập mặn, kiểu phụ rừng rêu trên núi cao. Rất nhiều loài LSNG độc đáo của ta thuốc nhóm cây thuốc, cây dầu nhựa, cây cảnh, cây cho tanin- thuốc nhuộm và các loài động vật hoang dã nổi tiếng phân bố ở đây. 1.5.3 Việt nam có nhiều hệ sinh thái . Ngoài hệ sinh thái rừng, nước ta còn có các hệ sinh thái biển - hải đảo và đất ngập nước. Trong 2 hệ sinh thái này cũng chứa đựng rất nhiều loài LSNG đặc biệt có thể khai thác được. 1.5.4 Kiến thức bản địa về LSNG khá phong phú. Hai phần ba đất nước ta là vùng núi. Đây là khu vực sinh sống của hầu hết các dân tộc ít người của Việt nam. Do sống lâu đời ở vùng này, do cuộc sống phụ thuộc rất nhiều vào các lâm sản, nên đồng bào dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực, khai thác, gieo trồng, chế biến và sử dụng LSNG. Ta có thể tập hợp, tổng kết và bổ sung kiến thức bản địa về LSNG để có thể quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển nguồn tài nguyên quí giá này. Tuy vậy về mặt sinh học, để phát triển LSNG còn gặp một số khó khăn sau: - LSNG đa dạng nhưng trữ lượng thấp, phân tán. - Diện tích và trữ lượng rừng, đặc biệt là các rừng giầu, nhiều LSNG đang bị suy giảm nghiêm trọng. - Nạn khai thác trộm và săn bẫy trái phép chưa kiểm soát được hoàn toàn. - Nguồn LSNG khai thác từ rừng tự nhiên vẫn là chủ yếu nên nguyên liệu cho công nghiệp và thủ công nghiệp rất bị động. Vì vậy cần phải khắc phục các khó khăn và nhược điểm trên để phát triển LSNG của Việt Nam. 1.6 Tiềm năng LSNG trên quan điểm kinh tế 1.6.1 Vài nét về sử dung LSNG trong quá khứ LSNG đã được khai thác, sử dụng ở Việt Nam từ thời cổ đại và được coi là những sản vật quí của đất nước. Lịch sử Việt Nam còn ghi lại những sự kiện dân ta chống lại việc quan lại nhà Hán, nhà Đường bắt cống nạp sản vật trong rừng như ngà voi, sừng tê giác, trầm hương Như vậy, LSNG đã có vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân. Đó là nguồn dược liệu duy nhất, đặc biệt là khi ở nước ta chưa có Tây y. Đến ngày nay, mặc dù tây y đã trở thành chủ yếu nhưng dược liệu từ LSNG vẫn được coi trọng: nhiều loại thuốc tây y vẫn được chế biến từ cây dược liệu, mặt khác đông y vẫn chiếm vị trí quan trọng trong y tế Việt Nam, Trung quốc và nhiều quốc gia Phương Đông khác. Cây, động vật dùng làm thuốc là những LSNG có vị trí quan trọng đặc biệt đã được nghiên cứu hàng nghìn năm trong các sách 5
- thuốc còn lưu truyền như “Bản thảo cương mục ” của Lý thời Trần, 1596; các sách “Nam dược thần hiệu”, 1761 của Tuệ Tĩnh; “Lĩnh nam bản thảo ” của Hải Thượng Lãn Ông, và những sách báo thời hiện đại của nhiều nhà nghiên cứu về dược liệu và thực vật học như: “Trung Việt dược tính hợp biên của Đinh Nho Chân; “Bắc Nam dược điển” của Nguyễn Mạnh Bổng; “Dược liệu học và các vị thuốc Việt nam” của Đỗ Tất Lợi; “Cây thuốc Việt nam” của Viện Dược liệu; “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi ,v.v Những kinh nghiệm truyền lại từ thuở xa xa đến nay còn được áp dụng trong cư dân Miền núi như dùng bột đao từ thân cây Báng, quả Cọ, Móc làm thực phẩm. Tục nhuộm răng bằng nhựa cánh kiến đỏ và Ngũ bội tử đã có từ hàng nghìn năm trước đến nay vẫn còn tồn tại ở một vài địa phương. Theo những cổ thư của người Hán còn lưu truyền, từ thế kỉ thứ II trước Công nguyên, hàng trăm loài cây thuốc đã phát hiện ở nước ta, như Ich tri, Xương bồ, ý dĩ, Sử quân tử, Hương bài Trong đó có những cây được chú ý đặc biệt như Trầm hương/ Kì nam. Trong sách “Nam phương thảo mộc”, 304 trước Công nguyên, đã ghi nhận về công dụng đặc biệt của Trầm hương ở Giao chỉ . Trong thời kì Bắc thuộc, theo Sử kí, “An nam” phải triều cống Thiên triều nhiều sản vật quí, phần lớn là LSNG, như ngà voi, Trầm hương, Tô hạp hương Trong các thời đại lịch sử cũng như hiện đại mặc dù tài nguyên rừng được xác định là tài sản quốc gia nhưng dân vẫn được tự do vào rừng thu hái LSNG, trừ những loại rừng cấm. Theo “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, tháng 3 năm 1013 Vua Lý Thái Tổ đã định lệ thu thuế LSNG như sừng tê giác, sừng hươu, hương liệu, quả rừng. Trong thời Nhà Lý, nước ta đã có quan hệ trao đổi dược liệu với Trung Quốc. Việt Nam đã xuất sang Trung Quốc: Sa nhân, Hồi, Trần bì, Quế, Xương bồ Từ thế kỉ 16, thương mại giữa Việt Nam với Tây Phương đã phát triển. Cánh kiến trắng (Benjoin), dưới thương hiệu “Benjoin de Siam” đã được xuất sang Châu Âu từ giữa thế kỉ 16. Vasco de Gamma và các nhà nghiên cứu Pháp thời đó đã xác nhận rằng cánh kiến trắng (CKT) xiêm thực sự là sản xuất tại Đông Dương, ở Bắc Việt Nam và Lào. Theo kết quả phân tích, so sánh thì hàm lượng vanillin trong CKT Đông Dương cao gấp hai lần so với CKT Sumatra. Theo Poivre, thương nhân đã đến buôn bán ở Đàng Trong vào các năm 1749-1750, thì sản phẩm rừng đã được xuất gồm quế, ngà voi, mật ong. Để đẩy mạnh sản xuất quế, triều Lê Dụ Tông (1715) đã cho dân được tự do lưu thông vỏ quế (trước đó cấm). Nơi có rừng quế tự nhiên dân được tự do khai thác vỏ và được hưởng lợi 50%, Nhà Nước thu 50%. Tuy nhiên người buôn vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Thuế xuất khẩu được qui định là 5% . Năm 1724 chúa Trịnh Cương lại ra lệnh đánh thuế các loại LSNG khác như vầu, nứa, song, lá gồi, cói Thế kỉ 18, Lê Quí Đôn (1726- 1784), trong sách “Phủ biên tạp lục” đã nói tới sản xuất nhân sâm, yến sào, mật ong, sáp ong, sừng tê, ngà voi, sừng bò tót, song mây ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thuận Hóa, Quảng Nam và các địa phương khác ở Nam Trung Bộ là những nơi nổi tiếng về sản xuất Dầu Rái, Trầm Hương. Theo sách “Đại Nam hội điển” năm 1802, triều Gia Long đặt chế độ thuế đối với các LSNG như Ngà Voi, sừng Tê Giác, Trầm Hương, Cánh Kiến Đỏ, Cánh Kiến Trắng, Song Mây. Triều đình Nhà Nguyễn có lệ thu thuế bằng Dầu Rái (Nộp 70 bát Dầu Rái được miễn sưu, đăng lính). Từ khi Pháp vừa mới đặt chân lên Đông Dương thì rừng đã là đối tượng để thể hiện rõ nhất chính sách bóc lột, khai thác tài nguyên. Chính quyền thực dân đã ra nghị định ngày 29 tháng 11 năm 1861 qui định về khai thác rừng. Nghị định đó liên tục được bổ sung vào các năm 1862, 1866, 1894. Nghị định qui định chặt chẽ cụ thể việc khai thác lâm sản, điều khoản 18 của Nghị định 1861 sau đổi thành điều 51 của Nghị định 1894, qui định việc khai thác LSNG như sau: 6
- “Khai thác dầu gỗ, nhựa, song mây, tre nứa, củi, và nói chung, tất cả những loại lâm sản phụ, được dành cho các làng thuộc rừng trên toàn bộ diện tích địa phận hành chính của các làng đó, nếu như việc khai thác chưa được giao cho một một đại lý nào. Các làng đó có thể thu khoản tiền trước ở những người khai thác. Giá cả do mỗi làng đặt ra với sự xác nhận của chính quyền địa phương. Làng phải khai báo tên của những người buôn dầu nhựa với thanh tra. Mỗi người đó phải nộp 5 đồng/năm vào ngày 1 Tháng 1” ( Histoire du regime et des services forestiers francais en Indochine de 1862 à 1945 ). Với chính sách này LSNG bị khai thác ồ ạt và qua các thương nhân cung cấp cho vùng xuôi, chủ yếu là các loại nguyên liệu cho các nghề thủ công như lá nón, củ nâu, song mây, tre trúc, sơn, cánh kiến, quế, hồi, chất nhuộm, dược liệu, Về công nghiệp chế biến LSNG chỉ thấy có dây chuyền chưng cất tinh dầu Hồi ở Lạng Sơn, Nhà máy giấy Đáp Cầu với nguyên liêu là nứa. Tuy thực hiện chế độ thực dân, nhưng người Pháp cũng đã áp dụng vào nghề rừng Đông Dương những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong quản lý và nghiên cứu khoa học. Lâm sản đã được nghiên cứu, khảo sát và từ 1900 một tài liệu đầu tiên về tài nguyên rừng đã được công bố, như tài liệu: “Những ghi chép về những sản phẩm chủ yếu của Đông dương” (Notes sur les principaux produits de l’ Indochine - Saigon 1900) nêu rõ giá trị kinh tế của các sản phẩm rừng Việt nam, Lào, Căm pu chia. Một số lớn LSNG được trưng bày ở triển lãm Paris năm 1931 và được mô tả trong các tài liệu khoa học như “Gỗ Đông Dương” của A. Chevalier; “Thực vật chí Đông Dương” do Lecomte biên soạn; “Rừng ở Đông Dương” của Maurand và nhiều tài liệu khác. Sau ngày Cách mạng Tháng 8, ngày 4-12-1945, Chính phủ VNDCCH đã ban hành Nghị định thành lập Tổng công ty Nông Lâm sản, doanh nghiệp Nhà Nước chuyên doanh các sản phẩm các mặt hàng khai thác được ở Miền Núi, phần lớn là LSNG. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, LSNG được khai thác, đáp ứng nhu cầu của dân, cơ quan, và quân đội. Những vùng sát biên giới Việt Trung dân cũng khai thác để bán qua biên giới các loại LSNG như Trẩu, Hồi, Quế, nhưng trong điều kiện của thời chiến không thống kê được nên không nắm chắc được số lượng. Do nhu cầu đối với lâm sản tăng nên tình trạng khai thác rừng ngoài sự kiểm soát là phổ biến. Trước tình hình đó Bộ Canh nông Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành thông tư liên Bộ, ngày 28-6- 1946,qui định: Cấm ngặt việc đốt phá rừng, khai thác lạm dụng. Ngày 24-12-1952, Chính phủ đã ban hành thông tư Liên bộ số 9/LBCN/TC qui định Ngành Canh nông phụ trách mọi công việc liên quan đến quản trị lâm phần, ngành Công Thương phụ trách mọi việc liên quan đến công kỹ nghệ và thương mại lâm sản. Phương thức quản lý này tồn tại đến 1989 mới thay đổi. Sau thắng lợi chiến dịch biên giới 1950, việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới được mở rộng, Chính phủ chủ trương đẩy mạnh xuất lâm thổ sản. Tháng 12/1953, Chính phủ quy định một số mặt hàng được hưởng thuế buôn chuyến 3% trong đó có nhựa Trám và Cánh kiến đỏ. Bộ Tài chính ra Nghị định số 123/TC/ST/NĐ hạ thuế buôn chuyến hàng lâm thổ sản xuống mức 5%; miễn thuế buôn chuyến khi xuất khẩu củ nâu, tre, nứa . Những chính sách áp dụng trong thời gian kháng chiến đã phát huy tác dụng tích cực của LSNG đối với công cuộc kháng chiến và còn có ảnh hưởng đến Lâm nghiệp sau khi kháng chiến thắng lợi. Trong công cuộc trường kì kháng chiến chống Pháp và cả chống Mỹ ở Miền Nam, “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù “Cháo bẹ, canh măng” nuôi người đánh giặc, LSNG đã góp phần làm nên một thời oanh liệt. 1.6.2 Hiện trạng kinh tế LSNG LSNG ngày nay được sử dụng không chỉ trong nhân dân, đáp ứng nhu cầu dân dụng mà nhiều loại trở thành nguyên liệu công nghiệp và hàng hoá xuất khẩu. Do đó đánh giá tiềm năng kinh tế của LSNG phải xem xét cả hai mặt kinh tế hộ gia đình và kinh tế quốc dân. 7
- a) Kinh tế hộ gia đình LSNG là một tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của nhân dân, đặc biệt là đối với những người dân sống trong và xung quanh rừng. Tuy nhiên, mặc dầu biết giá trị của tài nguyên rừng, trong đó có LSNG, thể hiện trong câu nói truyền miệng từ lâu đời “rừng vàng, biển bạc” nhưng đại bộ phận nhân dân cho đến nay vẫn chỉ coi tài nguyên của rừng tự nhiên như của “Trời cho”. Do đó, chính quyền trong các thời đại trước Cách mạng Tháng 8 không quản lí LSNG trong rừng tự nhiên, chỉ đánh thuế những người kinh doanh một số mặt hàng LSNG. LSNG chỉ thực sự trở thành đối tượng quản lí của Nhà Nước và được đầu tư phát triển như một ngành kinh tế từ khi Tổng cục Lâm nghiệp ra đời, năm 1961. Tuy nhiên trong thực tế tầm quan trọng của LSNG có mức độ khác nhau tùy nơi, tùy thời điểm. LSNG có tầm quan trọng cao đối với người dân Miền Núi Bắc và Trung bộ, ngoài việc canh tác nương rẫy thì việc thu hái các sản phẩm rừng, săn bắn để dùng trong gia đình, làm nghề phụ và để bán là hoạt động kinh tế của đại bộ phận dân tộc thiểu số. LSNG là nguồn lương thực bổ sung của người dân miền núi. Dân tộc Thái (vùng Tây Bắc) có câu “Căm khẩu đú nẳng đin; Căm kin đú nẳng pá” có nghĩa là: “miếng cơm ở trong đất; miếng ăn ở trong rừng”. Điều đó chứng tỏ sự phụ thuộc vào rừng của người dân miền núi từ xa xưa. Miếng ăn ở trong rừng là một thực tế với cả hai ý trực tiếp và gián tiếp. Người dân gần rừng có thể kiếm được nhiều loại thức ăn ở trong rừng như thịt thú, chim rừng, bò sát, côn trùng, các loại rau, quả, củ, măng, nấm Người ta chỉ cần phân biệt cây ăn được và không ăn được và mất công săn bắn, thu hái là có thể đủ thứ ăn quanh năm, không cần mua sắm. Còn ý gián tiếp là rừng cung cấp những sản phẩm để bán, nguồn thu nhập bổ sung cho nhu cầu bữa ăn. Hiện tại, đời sống của người dân miền núi đã được cải thiện, sức ép lương thực không còn nặng nề như trước thời kì Đổi mới. Người dân nông thôn Việt Nam, nhất là 24 triệu dân sống trong và quanh rừng, vẫn lấy nông nghiệp là chính nhưng an ninh lương thực đã được đảm bảo do sản lượng và năng suất nông nghiệp đã tăng lên. Diện tích đất trồng lúa ở vùng núi bình quân đầu người không cao hơn vùng đồng bằng song vườn rừng và đất rừng được sử dụng để sản xuất nông lâm kết hợp rất lớn là điều kiện tốt làm tăng thu nhập cho dân miền núi. Tình hình sử dụng đất ở miền núi phía Bắc có thể thấy rõ qua bảng thống kê điển hình d- ưới đây trích trong tài liệu “Những xu hướng phát triển ở Miền Núi phía Bắc Việt nam” (Deanna Donovan và cộng sự) Bảng 3: Diện tích đất bình quân sử dụng cho mỗi hộ Tỉnh, huyện Ruộng lúa (ha) Vườn hộ (ha) Đất rừng (ha) Yên Bái Yên Bình 0,14 0,16 2,88 Trường Yên 0,21 0,3 1,15 Hà Giang Quản Bạ 0,36 - 1,14 Bắc Quang 0,52 - 1,68 Tuyên Quang Hàm Yên 0,23 1,30 Yên Sơn 0,93 1,37 Phu Thọ Đoan Hùng 0,25 0,21 0,95 Lao Cai Bảo Thắng 0,23 0,59 2,33 8
- Cũng theo kết quả điều tra của nhóm nghiên cứu dẫn trên đây, bình quân diện tích trồng lúa theo đầu người vào khoảng 230m2 đến 400m2, vườn hộ khoảng 1500m2 –4000m2. Ngoài các giống lúa cấy trên ruộng nước và lúa nương, các cây lương thực được trồng ở miền núi là Ngô, Sắn và các loài Đậu. Hiện tại sản lượng lương thực bình quân đầu người qui ra thóc ở các vùng còn có nhiều cách biệt, tuỳ theo diều kiện sinh thái, đất đai và trình độ canh tác, dao động trong khoảng 140-370 kg/người. Sự cách biệt có thể xẩy ra giữa các tỉnh và các vùng trong một tỉnh, nhưng năng suất thấp kéo theo tình trạng thiếu lương thực chủ yếu vẫn là vùng sâu, vùng xa Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu , trong các gia đình các dân tộc ít người. Nhìn chung, lương thực thiếu trong khoảng 2-3 tháng vào thời kỳ giáp hạt. Trước đây, lượng lương thực thiếu hụt được bổ sung bằng củ, quả rừng nhưng nay người dân vùng núi hướng vào việc sản xuất sản phẩm tiêu thụ trên thị trường để mua lương thực. Trước khi có chủ tr- ương loại bỏ sản xuất thuốc phiện cộng đồng các dân tộc H’Mong, Dzao trồng Anh túc là chủ yếu, ngày nay việc thay thế loài cây này đang là vân đề phải được giải quyết nhanh chóng, thỏa đáng. Các loại nấm như: Mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để tự túc vừa là hàng hoá thương mại. Nấm hương, mộc nhĩ thu hái trong rừng tự nhiên từ lâu đời đã là những sản phẩm truyền thống của các đồng bào dân tộc ít người và là nguồn thu nhập quan trọng của họ sau lúa, ngô, sắn. Ngày nay các loại nấm đã được sản xuất trong các gia đình miền núi theo một qui trình sản xuất do các cơ quan khuyến nông hướng dẫn. Do đó, nhiều loài nấm ăn khác không có hoặc rất ít trong rừng tự nhiên đã bổ sung danh mục thực phẩm nấm cho miền núi và thị trường, như nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò, linh chi Các loại sản phẩm này vẫn thuộc diện chưa được thống kê nên khó đánh giá đ- ược sản lượng, điều có thể khẳng định là nấm là một loại LSNG có nhiều triển vọng. Mật ong là LSNG truyền thống của miền núi và vùng có rừng Tràm ở đồng bằng Sông Cửu Long. Mật ong rừng được coi là đặc sản quí của rừng, mặc dù nuôi ong đã trở thành một tiểu ngành của Nông nghiệp; đã có nhiều xí nghiệp nuôi ong ra đời và mật ong không chỉ có mặt trong thị trường nội địa mà còn xuất khẩu, song mật ong rừng vẫn có giá trị cao đối với người tiêu dùng trong nước. Sản xuất măng khô, măng muối là một nghề của dân vùng núi ở các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa Măng tre là thực phẩm có thể thay một phần lương thực trong những tháng giáp hạt, nếu thiếu lương thực chính. Măng là thực phẩm được dùng rất phổ thông trong toàn quốc, sức tiêu thụ lớn. Ở một số nước Châu Âu, măng tre cũng được ưa chuộng, tuy nhiên những loại măng thu hái trong rừng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu trồng tre lấy măng xuất khẩu được tiến hành, bắt đầu bằng việc nghiên cứu dẫn giống một số loài tre, trúc như tre Bát độ, Điền trúc chuyên dùng để sản xuất măng. Có thể coi măng tre là nguồn LSNG có triển vọng phát triển mạnh ở Việt Nam. Các loại củ rừng đã trở nên hiếm do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và bị cạn kiệt do khai thác quá mức. Nhiều hộ nông dân đã trồng những loài cây cho củ trong vườn hộ như củ mài, ráy, khoai mỡ Những loại củ rừng trồng trong các vườn hộ chỉ để tự túc chưa trở thành hàng hóa phổ thông. Các loại quả rừng được coi như đặc sản địa phương, đáng chú ý là Sến Tam qui ở Thanh Hoá. Đây là kết quả của việc bảo vệ một diện tich rừng nhỏ của cộng đồng nhằm mục đích thu hái quả. Quả sến cho một loại dầu béo làm thực phẩm dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cây sến Tam qui phân bố trong khu vực hẹp, chưa thấy nơi nào khác có sến mọc tập trung. Trám cho quả vẫn là cây đa tác dụng phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc. Quả Trám là thực phẩm được dùng không chỉ trong gia đình mà còn là nguyên liệu công nghiệp thực phẩm, do 9
- đó nhu cầu về loại quả này là rất lớn. Hiện nay, ở vùng Đông Bắc người dân đã phát triển trồng Trám lấy quả và nhựa bằng kĩ thuật ghép. Quả cây Ươi trong rừng Tây Nguyên được dùng làm nước giải khát ở Nam Bộ. Trong thời gian gần đây, thị trường có nhu cầu lớn đối với loại quả này nên người dân địa phương thu hái rất tích cực. Việc trồng cây Ươi trong vườn hộ chưa phổ biến song đó cũng là loài cây thuộc nhóm LSNG được đánh giá là có triển vọng. Quả Móc mật, dùng làm gia vị ở các vùng núi Bắc Bộ ngày nay đã trở thành nhu cầu của đông đảo người dân thành thị. Nguồn cung cấp quả Móc mật hiện nay chủ yêu vẫn từ rừng tự nhiên, việc gây trồng loài cây mới chỉ xuất hiện ở một vài địa phương vùng Đông Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng. Quả Vả được dùng nhiều ở Miền Trung và địa bàn gây trồng ngày càng mở rộng do nhu cầu đối với lài quả này ngày càng tăng. Như vây, do giao lưu văn hoá ẩm thực giữa miền núi và miền xuôi, cũng như giữa các cộng đồng dân tộc với nhau do vậy việc phát triển các loại thực phẩm có nguồn gốc từ rừng là một trong những hoạt động được quan tâm. Đây là một nhu cầu mới xuất hiện song có xu hướng phát triển tốt trong tương lai. Rừng mơ trên núi đá chùa Hương tích tỉnh Hà Tây mọc khá tập trung và là nguồn quả quý của địa phương. Mơ chùa Hương được người trong nước ưa chuông qua vị ngon và thơm của ô mai mơ. Loại ô mai này cũng đã được xuất khẩu nhưng tỷ trong còn thấp chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên trong số những loài quả thuộc LSNG cũng có một số loài mất dần vị trí trong thị trường như quả Tai chua, Móc Cọt (Hoàng lê rừng), Muỗm rừng, Chay v.v do không cạnh tranh được với các loài cây trồng khác cho quả song vẫn được khai thác sử dụng. Rau rừng cùng với rau núi là nguồn thực phẩm phong phú. Các loài rau có ưu thế là tái sinh nhanh, phát triển tốt trên những diện tích đất trống. Rau Tàu bay, Dớn, Bò khai, Rêu núi là những loài phổ biến. Rau sắng trên núi đá vôi Chùa Hương là loại rau ngon, hiếm, được coi là loài rau đặc sản trong vùng. Mặc dù vậy, cho đến nay loài rau này chưa được gây trồng và lan rộng. Thịt thú rừng vốn là nguồn thực phẩm của người miền núi và đi săn thú rừng là một loại hoạt động chuyên nghiệp của một số người dân địa phương, là thú vui thể thao của tầng lớp trên trong xã hội. Ngày nay, săn thú rừng là một hoạt động ngoài pháp luật, cần ngăn cấm nhằm mục đích bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh vật. Song đáng tiếc hiện tượng một số người cố tình vi phạm pháp luật, săn bắn, khai thác thịt thú rừng hay cạm bẫy bắt động vật hoang dã để bán qua biên giới,cung cấp cho các quán ăn vẫn thường xuyên diễn ra. Đó là một hành động bị lên án như hành động phá rừng và bị pháp luật trừng trị. Song bên cạnh đó, có một số loài động vật hoang dã đã được nuôi để lấy sản phẩm, như một số loài sau đây: Hươu được nuôi từ những năm 1960 ở Lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh để lấy nhung làm thuốc và thực phẩm. Ngày nay nuôi Hươu đã thành một nghề của nhiều hộ gia đình ở Hà Tĩnh. Cho đến nay đàn Hươu nuôi đã lên tới hàng ngàn con và có xu hướng phát triển tốt. Nuôi Gấu lấy mật và thịt được bắt đầu xuất hiện ở Sơn La trong một số gia đình làm công tác lâm nghiệp, cho đến nay hình thức này đã được lan rộng ra khá rộng ở thị xã Sơn La và nhiều địa phương khác. Kỹ thuật nuôi Gấu lấy mật làm thuốc đã trở thành một nghề của một số người dân địa phương. Tuy vậy, công việc này không được khuyến khích vì Gấu là động vật được bảo vệ trong Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật thực vật bị đe doạ (CITES). Gấu bị nhốt trong cũi không sinh sản nên gấu con đều là gấu hoang dã được bắt về nuôi nên thực chất nuôi gấu là hành động săn bắt. 10
- Ở đồng bằng sông Cửu Long có nghề nuôi trăn và nghề này phát triển khá nhanh. Da trăn thuộc có giá trị kinh tế cao và thịt trăn cũng là thực phẩm. Nuôi tắc kè trong lồng và bán dã sinh đang được thực nghiệm có triển vọng thành công. Tóm lại, nguồn thực phẩm từ LSNG khá đa dạng và có tầm quan trọng nhất định đối với người dân sống gần rừng. Lương thực, thực phẩm từ rừng giúp cho người dân vùng núi tránh được nạn đói thường xảy ra ở đồng bằng trong thời gian trước Cách mạng (Nạn đói làm chết 2 triệu người năm 1945 chỉ xảy ra ở đồng bằng, ở miền núi không có người chết đói bởi có LSNG). Rừng là nguồn nhiên liệu chủ yếu của nông thôn miền núi. Người dân miền núi tiêu thụ trung bình 1m3 gỗ củi/người/năm. Khối lượng nhiên liệu đó chỉ là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình, nấu ăn và sưởi ấm mùa đông. Ở một số vùng vẫn còn thói quen đốt lửa cả ngày đêm do vậy lượng củi tiêu thụ còn lớn hơn rất nhiều. Nhiều người dân sống gần đường giao thông còn khai thác củi để bán. Củi đốt là LSNG quan trọng nhất đối với những người dân sống trong và quanh rừng. Tính bình quân theo đầu người, hàng năm chỉ ở miền núi khối lượng củi tiêu thụ đã có thể lên tới 20-25 triệu m3. Ở trung du và đồng bằng chất đốt thực vật vẫn là nguồn chất đốt chủ yếu, phần lớn người dân sử dụng phế liệu nông nghiệp, cây trồng phân tán và than nên ít dùng củi từ rừng. Khai thác củi từ rừng của người dân miền núi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị suy thoái. Ngày nay việc khai thác củi trong rừng tự nhiên có chiều hướng giảm vì ở thành thị chất đốt dùng trong sinh hoạt đã được thay thế phần lớn bằng các nguồn năng lượng khác. Trong khi đó, việc khai thác củi làm chất đốt từ rừng trồng, cây trồng phân tán và phế liệu nông nghiệp lại tăng lên. Tuy nhiên, củi từ rừng tự nhiên vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu của người dân miền núi. Theo đánh giá của Raintree và cộng sự thì củi đốt chiếm trung bình 60% thu nhập từ LSNG của người dân địa phương . Khối lượng củi khai thác ở các tỉnh Miền núi thống kê được như trong bảng dưới: Bảng 4: Thống kê củi khai thác trong các năm gần đây: Đơn vị tính: nghìn ste Vùng 1995 1997 1998 1999 2000 Đông bắc 10187,0 9123,3 8510,2 8892,2 8881,4 Tây bắc 3169,0 2772,0 2765,1 3209,0 3348,1 Bắc Trung bộ 7836,0 7354,4 6842,0 6586,2 5882,5 Những số liệu trong bảng trên được trích dẫn từ niên giám thống kê nên chưa phản ảnh được tình trạng thu hái củi thực tế mà phần không thống kê được chiếm phần lớn. LSNG là nguồn thức ăn của gia súc Chăn nuôi gia súc, gia cầm có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ gia đình ở miền núi. Ở các tỉnh phía Bắc, Trâu, Lợn, Gà là những con vật được nuôi phổ biến. Bò, Dê, Vịt được thấy ở một số vùng thuộc Tây Bắc: Lào Cai, Phú Thọ và Bắc Giang Ngựa được nuôi chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa (Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn) để vận tải và chở người. Do các ph- ương tiện vận tải phát triển, đường giao thông đã được kéo dài đến các bản làng nên người dân nuôi Ngựa ngày càng giảm. 11
- Ở các tỉnh phía Bắc, Trâu được dùng trong sản xuất nông nghiệp và để bán cho vùng xuôi, nhưng ở Tây nguyên Trâu phục vụ cho lễ hội là chủ yếu. Nuôi Trâu ở miền núi phía Bắc mang ý nghĩa kinh tế nhiều hơn. Gà nuôi để dùng trong gia đình, lễ hội, hiếu, hỉ và cũng để bán. Gà nuôi trong các hộ gia đình hầu hết là giống bản địa. Gà công nghiệp chưa thấy trong các gia đình miền núi. Vịt, ngan, ngỗng chỉ thấy ở những vùng thấp và nơi gần thị trường tiêu thụ. Lợn là con vật nuôi mang nhiều ý nghĩa kinh tế cho hầu hết các hộ gia đình miền núi. Lợn được nuôi để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong gia đình trong những dịp giỗ, tết, cưới nhưng chủ yếu để có thu nhập đảm bảo mọi khoản chi tiêu, mua sắm, may mặc trong gia đình. Chăn nuôi gia súc và gia cầm nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, là nguồn kinh tế quan trọng đối với người dân miền núi, mặt khác phân của súc vật là nguồn phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. Số liệu khảo sát tóm tắt trong bảng dưới đây do Donovan và cộng sự tiến hành cho thấy hiện trạng chăn nuôi ở một số tỉnh miền núi vùng Đông Bắc: Bảng 5: Số lượng trung bình gia súc, gia cầm/hộ gia đình Tỉnh, huyện Trâu Gia súc khác Lợn Gà Vịt Lào Cai Sa Pa 1,7 0,1 2,5 10,8 1,3 Bảo Thắng 3,5 0 3,3 60,0 Yên Bái Yên Bình 2,1 1,3 3,7 30,8 52,2 Trường Yên 1,0 0,4 6,6 28,8 0 Hà Giang 1,6 0 2,6 33,0 5,3 Quản Bạ 1,7 0 2,5 40,0 7,2 Bắc Quang Tuyên Quang 1,4 0,4 2,0 50,0 3,0 Hàm Yên 1,0 0 3,3 30,0 3,0 Yên Sơn 0,6 0,4 2,6 27,6 2,5 Phú Thọ Đoan Hùng Qua đó có thể thấy Trâu, Lợn, Gà là nhưng con vật nuôi chủ yếu. Số lượng đầu gia súc tăng lên 4,7%/ năm trong giai đoạn 1990-1994 (Nguyễn Sinh Cúc, 1995) trong 5 tỉnh miền núi phía Bắc Trong thời kì 1995-1999, tỷ lệ tăng gia súc nhìn chung vẫn giữ đều, riêng tỷ lệ Trâu thấp hơn vì cần nguồn vốn đầu tư nhiều hơn, không dễ đầu tư, nhu cầu đối với sản xuất ngày càng giảm do mức độ phát triển cơ giới trong nông nghiệp. Bảng 6: Số Trâu nuôi ở các vùng Đơn vị tính: ngàn con Vùng 1995 1997 1998 1999 Đông bắc 1210,1 1244,1 1269,4 1290,5 Tây bắc 319,8 341,7 356,4 365,4 Bắc Trung bộ 661,5 669,6 670,1 668,5 Tây nguyên 69,1 71,8 71,7 71,8 Nguồn : Niên giám thống kê 2000 12
- Cách nuôi Trâu của dân các tỉnh vùng núi Bắc Bộ là thả rông ở trong rừng. Thời xa xưa khi trong rừng còn nhiều mãnh thú thì việc thả Trâu vào rừng còn hạn chế, ngày nay số lượng Trâu thả rông ở nhiều vùng trở nên quá tải, gây thiệt hại không ít cho những cánh rừng mới trồng, cây con bị hư hại nhiều. Nhiều loài LSNG đã cung cấp nguồn thức ăn tốt cho Trâu, Bò, Dê và Lợn Ngoài ra, còn rất nhiều loài rau, củ, quả được lấy từ rừng kết hợp với sắn, ngô và bã rượu để làm thức ăn cho gia súc. Như vậy, thức ăn cho gia súc từ LSNG có vai trò quan trọng đối với người dân miền núi LSNG là nguồn dược liệu quý Cho đến nay, LSNG vẫn là nguồn dược liệu chủ yếu và là nguồn thu nhập của người dân ở những vùng rừng mưa thường xanh miền Bắc và miền Trung, điển hình là ở Đông Bắc Bắc bộ và Tây nguyên. Nhiều dược liệu quí dùng trong nước và xuất khẩu đều có nguồn gốc từ Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn như Sâm Ngọc linh, Hoàng đằng (để sản xuất bec bê rin) ở Tây Nguyên rất nổi tiếng. Ngày nay nhiều hộ gia đình đã trồng các loài cây dược liệu trong v- ườn nhà với nguồn giống lấy từ rừng, như trồng Quế đã trở thành phổ biến ở các tỉnh Đông Bắc, Bắc bộ và Trà bồng, Trà my (Quảng nam), Ba kích, Hà thủ ô, Hoè trồng rất phổ biến ở nhiều nơi. Dược liệu LSNG đã trở thành một nguồn thu nhập quan trọng của nhiều vùng. Người dân thu hái dược liệu chỉ để sử dụng một phần rất nhỏ còn lại đem bán ra ngoài thị tr- ường và từ đó xuất khẩu sang các nước khác. Những người sống ở gần biên giới phía Bắc th- ường bán dược liệu thu hái được qua biên giới bằng con đường trực tiếp hoặc thông qua ng- ười buôn. Nhiều loại dược liệu có nguồn gốc từ Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác, qua chế biến và quay trở lại Việt Nam với thương hiệu nước ngoài. Danh sách một số loài cây dược liệu có giá trị cao trên thị trường được người dân bán tại chợ Sapa do tổ chức y tế Thế giới (WHO) và Viện Đông y thống kê như sau: Bạch chỉ, Bạch thược, Bạch truật, Cam thảo, Đại táo, Đẳng sâm, Đỗ trọng, Đương qui, Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô trắng, Liên nhục, Hoài sơn, Hoàng kỳ, Huyền sâm, Mạch môn, Ngũ gia bì chân chim, Ngũ gia bì gai, Ngu tất, Sâm nam, Thổ phục linh, Thục địa. Trong số dược liệu này chỉ có một số rất nhỏ có nguồn gốc Trung Hoa như Đương qui, Đại táo, số còn lại là sản phẩm có nguồn gốc từ rừng của Việt Nam. Đóng góp của LSNG vào thu nhập của dân miền núi Trong thời gian gần đây có nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến LSNG, kết quả cho thấy sự phụ thuộc của kinh tế của người dân miền núi vào LSNG. Theo tổng kết của dự án “Sử dụng bền vững LSNG giai đoạn I”, tiến hành tại xã Cam Mỹ, trong khu đệm khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, trong tổng thu nhập của hộ gia đình thì thu nhập từ LSNG lên tới 59% ( John B. Raintree , Lê Thị Phi, Nguyễn Văn Dưỡng). Bảng 7: Thu nhập từ LSNG của hộ gia đình ở Kẻ Gỗ TT Loại LSNG Mức thu nhập (đồng) 1 Củi 1.700.000 2 Than gỗ 2.900.000 3 Song mây 10.000 4 Dược liêu 15.000 5 Động vật rừng , mật ong 20.000 6 Quả rừng 7.000 7 Cá , tôm 89.000 Tổng 4.732.000 13
- Ở rừng ngập mặn và rừng phèn Tây Nam bộ thì nghề nuôi tôm dưới rừng Đước, nuôi ong lấy mật trong rừng Tràm là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều gia đình. Trong trường hợp này tôm cũng như ong, phải được coi như LSNG. Thuỷ sản trong rừng ngập mặn còn có cua, cá, nhưng tôm gắn bó với cây Đước thành một hệ sinh thái tự nhiên. Ở trung du và đồng bằng vai trò của LSNG không lớn như ở vùng núi, nhưng vẫn là nhu cầu thiết yếu, chủ yếu là dược liệu và nguyên liệu cho các làng nghề thủ công hoặc gia dụng, như song, mây, nứa, trúc, lá nón, tinh dầu, nhựa trám, nhựa thông. Đối với người dân sống trong và xung quanh rừng, LSNG có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ vì nhiều sản phẩm gắn với nhu cầu của họ mà còn vì phát triển loại tài nguyên này có thể giúp họ phát triển kinh tế gia đình. Do kĩ thuật gieo trồng, khai thác sử dụng đơn giản nên có thể thu hút lao động của cộng đồng miền núi tham gia với những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có. Người dân sống ở những vùng gần nhà máy giấy còn trồng Tre, Luồng trên đất rừng để cung cấp nguyên liệu giấy, đó là nguồn thu nhập quan trọng của họ. Tóm lại, LSNG có tiềm năng kinh tế lớn đối với nông thôn miền núi. Vì tính đặc thù của loại sản phẩm này là phân tán và bị khai thác theo phương thức hái lượm nên không thống kê được, do đó không đánh giá được đúng giá trị và tầm quan trọng của chúng. Cần phải có nhận thức rõ hơn về LSNG và tìm ra phương pháp điều tra, đánh giá chúng. Những LSNG đ- ược dùng trong gia đình không thống kê được số lượng tập hợp trong bảng dưới đây: Bảng 8: Danh mục một số LSNG thông dụng trong dân TT Loai LSNG Ghi chú 1 Nhựa trám 2 Tre, trúc Trồng quanh nhà sử dụng trong hộ gia đình 3 Mây Trồng trong vườn hộ gia đình để dùng riêng 4 Dược liệu Thu hái trong rừng và trông trong vườn hộ 5 Nấm thực phẩm 6 Mộc nhĩ 7 Măng tươi 8 Măng khô 9 Hạt dẻ 10 Quả ơi 11 Các loại quả rừng Thực phẩm 12 Các loại rau rừng 13 Cánh kiến đỏ Thương nhân tiêu thụ 14 Các loại củ rừng Thực phẩm 15 Chàm nhuộm vải 16 Vỏ cây và quả rừng Để nhuộm và lấy tannin 17 Tắc kè 18 Trăn rừng và nuôi Tiêu thụ trên thị trường nội địa và xk lậu 19 Thịt thú rừng 20 Mật ong Sản xuất trong hộ gia đình 21 Thức ăn gia súc 22 Củi Hộ gia đình tự kiếm và sử dụng 23 Than hầm Hộ gia đình tự kiếm và sử dụng 24 Lá gồi, lá buông Lợp nhà và làm nón 25 Động vât rừng nuôi Gấu, hươu, khỉ, chim 26 Thuỷ sản rừng ngập Tôm,cá sấu, Trăn, rùa 27 Cây rừng làm cảnh 14
- b) LSNG trong nền kinh tế quốc dân - Tổ chức quản lý LSNG Từ khi Hoà bình được lập lại ở Miền Bắc, Lâm nghiệp Việt nam được tổ chức lại từ hệ thống quản lí đến phương thức sản xuất. Ngày 29/9/1961, Chính phủ ban hành Nghị định số 140/CP về việc thành lập Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN). Về phương diện tổ chức, quản lý, ngay từ khi mới được thành lập TCLN, đánh giá cao tầm quan trọng kinh tế xã hội của LSNG, đã đổi thuật ngữ “Lâm sản phụ” thành “Lâm đặc sản ” với nghĩa là những sản phẩm của rừng có công dụng và giá trị đặc biệt, bao gồm cả động thực vật, kể cả những loài cây gỗ đặc hữu. Trong Tổng cục có “Phòng Đặc sản rừng”có chức năng quản lý Nhà Nước, đề xuất chủ trương chính sách, theo dõi sản xuất ĐSR. Trong hệ thống kinh doanh, sản xuất có Công ty lâm sản, sau đổi thành Công ty lâm đặc sản, chuyên kinh doanh các mặt hàng LS mà trước kia Công ty lâm thổ sản thuộc Ngành Công thương đảm nhiệm. Công ty LĐS không chỉ có chức năng thương mại mà còn có chức năng sản xuất chế biến. Do cơ chế và tổ chức quản lí Nhà Nước trong thời gian đó, Công ty LĐS không đảm nhiệm sản xuất tất cả các sản phẩm mà chỉ tổ chức được xí nghiệp chế biến Cánh kiến đỏ, khai thác chế biến nhựa thông. Việc sản xuất nguyên liệu do các lâm trường đảm nhiệm. Cuối thập niên 60 Công ty LĐS có thành lập lâm trường thực nghiệm sản xuất đặc sản riêng nhưng không thành công. Nhiều địa phương thành lập công ty /xí nghiệp chế biến lâm sản, chế biến gỗ và tre trúc, song mây. Những mặt hàng LSNG khác như tinh dầu (sả , màng tang , bạch đàn , hương bài ) chủ yếu để xuất khẩu, do Xí nghiệp 24 thuộc Bộ Ngoại thương đảm nhiệm chế biến, đến 1992 mới chuyển giao chức năng cho Bộ Lâm nghiệp (Theo Quyết định 14/CT, ngày 15-01-1992) . Việc thu mua, sản xuất, chế biến dược liệu vẫn do Bộ Y tế đảm đương. Nói chung, tình trạng sản xuất tản mạn, phân tán qui mô nhỏ vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Trong quá trình phát triển, quản lý cũng như tổ chức sản xuất có nhiều thay đổi. Tổng quát có thể nhận xét như sau: Tổ chức Quản lý LSNG trong giai đoạn từ khi thành lập TCLN đến khi hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Thuỷ lợi có thể chia ra làm hai thời kì: từ 1961 đến 1973 LSNG mang tính chất sản xuất nhỏ, thu mua là chủ yếu. Các trạm thu mua lâm thổ sản đặt ở nhũng địa phương có nhiều sản phẩm, khuyến khích người dân thu hái LSNG trong rừng tự nhiên. Bằng phương thức đó ngành mậu dịch có hàng hoá xuất khẩu nhưng tài nguyên LSNG cạn kiệt, nhiều LSNG ngày nay không còn tồn tại hoặc còn rất ít không phát triển được như Cánh kiến đỏ, Cánh kiến trắng, sơn, củ nâu, Từ 1973, khi TCLN chuyển thành Bộ Lâm nghiệp, có sự chuyển biến trong tổ chức quản lý lâm nghiệp nói chung và LSNG nói riêng. Một số LSNG được đầu tư phát triển gây trồng, chế biến, nghiên cứu và được coi là đối tượng kinh doanh theo một chiến lược của một phân ngành trong Ngành Lâm nghiệp. Một Công ty Lâm Đặc sản được hình thành với một số xí nghiệp trực thuộc có nhiệm vụ kinh doanh, sản xuất LSNG. Sau 1975, sản xuất Lâm nghiệp mở rộng trong cả Nước, Chính phủ ra quyết định số 230/CP, ngày 24-11-1976, thành lập Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu thay cho công ty Lâm Đặc sản. Trực thuộc Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu có các lâm trường và xí nghiệp như: Lâm trường đặc sản Mường Tè, Lai châu; Lâm trường Sa Thầy, Kon Tum; Xí nghiệp Cánh kiến đỏ Hà Đông ; Xí nghiệp Lâm sản Trung Văn, Hà Nội; Nhà máy nhựa thông Uông Bí, Quảng Ninh; Nhà máy nhựa thông Đa oai, Lâm đồng; Xí nghiệp Điều Thuận Hải; Phân viện Đặc sản rừng; Xí nghiệp song mây Quy Nhơn; Xí nghiệp Lâm sản III Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các trạm trại nghiên cứu-sản xuất kinh doanh như trạm Hoà Bình; trạm Trảng Bom; trạm Ké Bào; trạm Thông Gia lai; trạm giấy sợi Can Lộc; trạm Thông Đà lạt; trạm Hồi Lạng Sơn. Sau đó có chủ trương cải tiến quản lí, Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu được chia thành Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu vùng: ở Miền Bắc tổ chức hợp nhất Liên hiệp chế biến cung ứng lâm sản I và Tổng công ty xuất khẩu lâm thổ sản thành Công ty Lâm sản xuất khẩu, tên giao dịch quốc tế là NaForimex I, văn 15
- phòng đóng tại Hà nội; Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu II có văn phòng tại Đà nẵng và Công ty Lâm sản xuất khẩu III có văn phòng tại TP Hồ chí Minh. Năm 1995, ba Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ lợi hợp nhất thành một Bộ mang tên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các công ty Lâm sản xuất khẩu, các Liên hiệp Lâm Công nghiệp và tổng công ty cơ khí Lâm nghiệp được tổ chức hợp nhất thành tổng công ty Lâm sản sau đổi thành Tổng công ty Lâm nghiệp. Quá trình biến đổi tổ chức đó đã làm mất dần tính chất chuyên môn hoá của tổ chức quản lý và đương nhiên LSNG vốn là một tiểu ngành trong Lâm nghiệp không còn được quan tâm như trước. Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất liên quan đến tài nguyên rừng: trồng rừng, chế biến cung ứng lâm sản trong đó có LSNG, thiết bị chế biến gỗ Các đơn vị thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp được chuyển thành các đơn vị chuyên doanh hoặc mở rộng các mặt hàng kinh doanh, hình thành một mạng lưới kinh doanh, chế biến lâm sản, bao gồm: Công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Hà nội (Naforimex Hanoi) CT chế biến Lâm sản Trung văn (Hà Nội) CT mây tre Hà nội CT Lâm đặc sản Hà Nội (Cầu Tiên) CT chế biến và kinh doanh lâm sản Tây Bắc (văn phòng tại Hà Đông) CT sản xuất Lâm đặc sản và dịch vụ xuất nhập khẩu Hà Tĩnh CT sản xuất và XNK Lâm đặc sản Đà Nẵng Chi nhánh XNK Lâm sản Qui nhơn CT dịch vụ sản xuất và XNK lâm sản 21 (Nha trang) CT lâm nghiệp Kon Hà Nừng ( Gia lai) CT sản xuất và XNK Lâm sản Sài Gòn Các công ty sản xuất đặc sản chủ yếu là chế biến song mây, tre với các sản phẩm là đồ dùng nội thất bằng gỗ mây tre kết hợp, mành, chiếu, đũa tre. Ngoài các xí nghiệp, công ty thuộc Tổng Công ty Lâm nghiệp còn có các xí nghiệp thuộc các Bộ, Ngành khác như: Bộ th- ương mại, Bộ Y tế và các tỉnh, thành phố, tư doanh, liên doanh giữa công ty trong và ngoài n- ước, các hợp tác xã thủ công, kinh doanh LSNG như: Công ty mây tre xuất khẩu (BAROTEX), Công ty Nông thổ sản, Công ty dược liệu, Công ty xuất khẩu lâm sản Quảng nam Đà nẵng (FOREXCO), Công ty Lâm nghiệp Long Đại, Xí nghiệp nhựa thông Uông Bí, Xí nghiệp tinh dầu thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và khoa học Quốc gia. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan hiện có hơn 1000 đơn vị doanh nghiệp lớn, nhỏ tham gia xuất khẩu LSNG. - Sản xuất LSNG Mặc dầu giá trị kinh tế và đa dạng sinh học của LSNG được đánh giá cao nhưng trong thực tế chưa có điều tra kiểm kê về mặt định lượng. Trong quá trình điều tra kiểm kê tài nguyên rừng, LSNG hầu như chỉ được đánh giá như một tài nguyên tiềm năng và khả năng đóng góp của chúng vào nền kinh tế quốc dân chỉ bằng cách thông qua công nghiệp và xuất khẩu. Thiếu phương pháp kiểm kê phù hợp với đặc điểm phân bố của LSNG trong rừng tự nhiên là một trong những nguyên nhân làm cho việc đánh giá trữ lượng của LSNG gặp khó khăn, cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Nhà nước tập trung đầu tư vào sản xuất một số sản phẩm cần cho một số ngành sản xuất trong nước và sẵn có thị trường, là: 16
- Nhựa thông: vật liệu cần cho sản xuất giấy, sơn tổng hợp, xuất khẩu cho thị trường Đông Âu. Quế: sản phẩm truyền thống đã được xuất khẩu từ lâu. Hồi: đặc sản của tỉnh Lạng sơn đã được trồng và cất tinh dầu từ trong thời thuộc Pháp. Cánh kiến đỏ: vật liệu làm vecni cho công nghiệp gỗ và công nghiệp điện, công nghiệp in , khi chưa có khả năng nhập vecni tổng hợp và để xuất khẩu khi một số nước Đông Âu có nhu cầu. Dầu trẩu, dầu Sở: nguyên liệu của công nghiệp sơn và xuất khẩu. Một số loài cây dược liệu: sa nhân, thảo quả và một vài loại tinh dầu . Một số loài cây địa phương được phát triển trong phạm vi một vùng hạn chế như cây Điều ở Nam Trung Bộ (ngày nay được xếp vào sản phẩm nông nghiệp), Tre, Trúc ở Bắc Trung Bộ, Tràm ở Nam Bộ, các loài cây dược liệu ở Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Nguyên, đ- ược các hộ gia đình sản xuất với sự khuyến khích của Nhà Nước, đóng góp vào nguồn hàng xuất khẩu song không nằm trong qui hoạch ổn định, sản lượng lên xuống hàng năm theo nhu cầu thị trường. Từ sau đổi mới , từ 1986 đến 1995 sản xuất Lâm nghiệp chuyển dần sang Lâm nghiệp xã hội. LSNG đã trở thành đối tượng kinh doanh, dù qui mô còn nhỏ song sản xuất LSNG là chủ trương lấy ngắn nuôi dài trong kinh doanh rừng và cũng là một phương thức tăng thu nhập cho dân miền núi trên đất rừng được giao theo chính sách “Giao đất giao rừng”. Diện tích trồng cây LSNG ngày càng tăng trong khu vực, nhất là những cây trồng mọc nhanh đáp ứng yêu cầu thị trường như cây dược liệu, tre, trúc, song mây, quế, hồi. Những cây công nghiệp dài ngày và trồng qui mô lớn vẫn do Nhà Nước đầu tư trồng, chế biến và tiêu thụ. Trong thông tư liên tịch số 28 TT-LT, ngày 3-2-1999 đã qui hoạch chương trình Nhà nước “trồng mới 5 triệu ha rừng”, trong 3 triệu ha rừng sản xuất có kế hoạch trồng mới 100.000 ha rừng LSNG. Các loài LSNG được trồng chủ yếu là: thông (lấy nhựa), Quế, Hồi, trẩu, Sở, tre, Song mây. Hiện nay, tổng diện tích tre, luồng trồng ở các địa phương lên tới 200.000 ha, trong đó ba tỉnh có qui hoạch trồng rừng LSNG lớn nhất là Nghệ An, Lạng Sơn, Quảng Ninh (30.000- 40.000 ha). Rừng tự nhiên và rừng trồng các cây LSNG hiện có đến thời điểm 1999, theo văn kiện chính thức của “Chương trình quốc gia trồng mới 5 triệu ha rừng 1998-2010” xuất bản 2001, như trong bảng dưới đây: 17
- Bảng 9: Diện tích và trữ lượng rừng gỗ, tre TT Loại rừng Diện tich (ha) Trữ lượng (m3) A Rừng tự nhiên 9.444.198 Gỗ:720.890.315 Tre: 8.400.767 1 Rừng gỗ 7.779.647 666.163.948 2 Rừng tre (1000 cây) 789.221 5.863.091 3 Rừng gỗ xen tre 702.871 51.379.062 4 Rừng LSNG 71.020 560.155 5 Rừng trên núi đá 101.439 2.787.150 B Rừng trồng 1.471.394 30.578.172 1 Rừng gỗ có trữ lượng dùng được 618.664 30.130.912 2 Rừng gỗ trữ lượng không dùng được 705.147 3 Rừng tre (1000 cây) 73.516 96.074 4 Rừng LSNG 74.067 447.260 Rừng đặc sản trong bảng trên đây gồm: Diện tich rừng tự nhiên và rừng trồng các loài cho LSNG: Thông nhựa, Trẩu, Sở, Quế, Hồi, Song mây . Theo số liệu thống kê chính thức, sản lượng lâm sản ngoài gỗ khai thác trong những năm gần đây như sau: Bảng 10: Sản lượng LSNG khai thác trong giai đoạn 1995-2002 TT Sản phẩm Đơn 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 vị 1 Nhựa thông tấn 5.350 6.348 6.387 6.776 7.182 2 Vỏ quế tấn 7.790 3.658 3.954 2.100 3.166 3.550 3.880 5.067 3 Tre 1000c 67.026 120858 174189 172649 171000 4 Nứa 1000c 108500 104779 105175 248301 150000 5 Trúc triệu c 15600 24664 26492 12197 100000 6 Song mây tấn 28500 25975 25639 80097 65700 7 Quả Hồi tấn 1870 6672 9896 9500 5000 Nguồn:Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT LSNG ngày nay đã được xuất khẩu ra nhiều nước Châu Á, Châu Âu và Mỹ. Các măt hàng chính bao gồm hàng mây tre đan, quế , Hồi, tùng hương và dược liệu. Giá trị xuất khẩu của từng loại LSNG được trình bày ở phần “Các loài LSNG chính”. 1.7 Tiềm năng của các nhóm LSNG Như đã trình bày ở trên, về mặt công dụng LSNG được chia làm 6 nhóm mặt hàng chính. Đối với Việt Nam là nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm phải tìm được các mặt hàng độc đáo mà nước khác không có hoặc có ít, hoặc ít có điều kiện phát triển như ở nước ta. Ưu tiên xếp hạng các nhóm mặt hàng như sau: - Tre nứa - Mây song - Dầu nhựa - Cây thuốc (Cây thuốc chữa bệnh đặc biệt) - Động vật hoang dã - Cây, con làm cảnh. 18
- Những bài học về quản lý LSNG Ngay từ khi mới thành lập Tổng cục Lâm nghiệp, LSNG đã được coi là đặc sản có giá trị đặc biệt về kinh tế với nhận thức rằng “Chúng ta phải ra sức xây dựng vốn rừng trong đó có vốn rừng đặc sản, đẩy mạnh khai thác đảm bảo tái sinh, chế biến tạo ra nhiều mặt hàng mới từ đặc sản để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ”.(Tình hình và phương hướng nhiệm vụ mục tiêu phát triển đặc sản rừng 1981-1990). Tuy nhiên trong thực tế, cách quản lý và biện pháp thực hiện các chủ trương đề ra đã không theo kịp nhận thức để sản xuất LSNG bị sa sút và tài nguyên thiên nhiên bị suy thoái nghiêm trọng. Có những loài LSNG đã từng được xuất khẩu có uy tín như cánh kiến trắng (Benzoin), Trầm hương, Xá xị (sasafras oil) từ cây Vù hương (Cinnamomum porrecterum (Roxb), Hoàng đàn (Cupressus funebris Endl) đã bị săn lùng, khai thác kiệt Theo Lã Đình Mỡi, chỉ trong vòng 10 năm 1980-1990 đã có khoảng 320 tấn trầm được khai thác và xuất khẩu theo các đường khác nhau. Gỗ và rễ Hoàng đàn bị khai thác và xuất dưới dạng nguyên liệu thô. Cánh kiến đỏ năm 1966 đạt sản lượng 308 tấn, nay còn khoảng 20 tấn/năm Nhiều loài nay bị xếp vào Sách Đỏ .Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng có thể nhấn mạnh hai nguyên nhân chủ yếu nhất về mặt quản lý: - Thiếu biện pháp quản lý bền vững LSNG - Thiếu đầu tư xây dựng vốn LSNG Để quản lý phải có biện pháp thực hiện Khai thác đảm bảo tái sinh LSNG. Sự đa dạng và phong phú về loài của rừng Việt Nam là một ưu thế của tài nguyên thiên nhiên nước ta nhưng đồng thời cũng là một nhược điểm về mặt khai thác sử dụng tài nguyên đó, vì những lý do sau đây: Cây rừng chen nhau phát triển, trên 1 ha có hàng trăm loài cây gỗ, nhưng số loài cây có giá trị sử dụng chỉ chiếm 20%. Những cây dưới tán lại càng phức tạp, muốn có một loài cây dùng được phải tìm kiếm rất khó khăn, chưa nói tới thu hái với khối lượng nhiều, trừ một số loài như mây, măng tre, nứa - Những cây có giá trị sau khi thu hái rất khó tái sinh do sự cạnh tranh của các loài cây mọc nhanh, cỏ dại. - Tất cả các loài LSNG, trừ những loài được trồng tập trung, phần lớn chúng đều mọc rải rác phân tán, trữ lượng không đáng kể .Chất lượng của những sản phẩm thu hái được từ rừng hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên. Tình trạng tài nguyên phân tán như thế chỉ thích hợp với phương thức hái lượm, kiểu “ngậm ngải tìm trầm” kiên trì, gặp may mới tìm được thứ có giá trị . Những người sống trong và quanh rừng vẫn coi tài nguyên rừng là của thiên nhiên, ai gặp thứ gì quí thì lấy, gặp thú thì săn, thấy củ thì đào, không có ý niệm gì về đảm bảo tái sinh. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn người dân nông thôn, đặc biệt là vùng núi, phần lớn là người nghèo, sống phụ thuộc vào thiên nhiên, vào tài nguyên rừng, dù họ có kiến thức về bảo vệ đa dạng sinh vật, về tầm quan trọng của rừng đối với môi trường thì sự từ bỏ thói quen vào rừng hái củi, lấy dược liệu, thực phẩm, vật liệu làm nhà, hoặc kiếm vật phẩm để bán tăng thu nhập vẫn là điều chưa thể có trong thực tế. Vì vậy, chấm dứt tình trạng hái lượm LSNG chưa thành hiện thực, mặc dù ở Vườn Quốc gia hay khu vực Bảo tồn thiên nhiên, nơi đã có quy chế về bảo vệ tài nguyên rừng chặt chẽ . Xét trên góc độ quản lý, phải có hướng dẫn kỹ thuật cụ thể để người dân thu hái LSNG hiểu và áp dụng. Trên thực tế, Nhà nước chỉ ban hành một số văn bản có tính chất hành chính là chưa đủ ví dụ như: Quyết định 276/QD ngày 2-6-1991, quy định việc quản lý, bảo vệ và 19
- xuất nhập khẩu động vật rừng; Chỉ thị số 260/CT ngày 15-10-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về việc khai thác Trầm hương xuất khẩu; Quyết định số 364/LSCN ngày 19-9-1991 của Bộ Lâm nghiệp về việc ban hành điều lệ tạm thời về thiết kế khai thác gỗ, tre, nứa rừng tự nhiên. Trong khi đó mậu dịch quốc doanh đặt các trạm thu mua ở những nơi có lâm thổ sản để dân mang tới bán. Dịch vụ đó đương nhiên là tạo điều kiện cho dân gần rừng có thể tăng thu nhập, nhưng đồng thời cũng kích thích họ đua nhau vào rừng thu hái LSNG. Hậu quả là có nhiều loài không kịp tái sinh, có nguy cơ tuyệt chủng giống như một số động vật rừng quí hiếm là điều tất nhiên sẽ xảy ra Về mặt công nghệ, chỉ mới có qui trình qui phạm khai thác nhựa thông, áp dụng cho trích nuôi dưỡng, trích diệt, phương pháp mở máng, v.v nhưng công nghệ này nhằm múc đích phục vụ sản xuất có tổ chức dưới sự quản lý của Nhà nước. Đối với các LSNG khác như song mây, quế, măng, tre, nứa, chỉ có một số qui tắc chung cho việc khai thác như sau: - Không được gây hại đối với những cây chưa đến độ khai thác. - Không đào bới cả gốc rễ đối với những loài không cần lấy củ. - Không làm gẫy cành, chồi non của những loài cây mà quả hoặc hoa là sản phẩm. - Đối với song mây không được nhổ, chặt cây trong những bụi giữ lại để làm giống. Những bụi có dưới 6 cây không được khai thác. - Đối với cây dây leo mà sản phẩm là thân cây, phải chặt cây cách mặt đất trong khoảng trên 15 và dưới 30 cm . - Không thu hái quả của những cây cần giữ lại để gieo giống. - Phải trồng lại ngay những cây đã bị lấy củ ( trồng bằng đầu rễ hoặc đoạn thân) - Khai thác tre trúc phải áp dụng phương thức chặt chọn, chặt những cây già, để lại những cây non. Trên đây là một sô qui tắc chung rút ra từ qui phạm khai thác LSNG rải rác trong hướng dẫn gây trồng khai thác. Tuy nhiên với mỗi loài có những đặc thù cần được đảm bảo tái sinh theo kinh nghiệm hoặc cơ sở khoa học thì những nguyên tắc trên về mặt kĩ thuật là hoàn toàn sơ lược, không đầy đủ. Tóm lại, cho đến nay hiện tượng khai thác LSNG trong rừng tự nhiên vẫn là một vấn đề bức xúc chưa có hướng giải quyết. Trồng cây LSNG LSNG có một tiềm năng to lớn về mặt kinh tế và gắn với đời sống của một bộ phận lớn dân nông thôn. Việc khai thác rừng vô tổ chức là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và tài nguyên rừng bị suy thoái, không những thế còn làm cho nguồn LSNG ngày càng cạn kiệt. Nhưng dù cho không xảy ra tình trạng nói trên thì LSNG rải rác trong rừng cũng không thể là cơ sở nguyên liệu cho công nghiệp hoặc kinh doanh. Gây trồng là con đường tất yếu để phát triển kinh tế và bảo tồn LSNG. Sau khi chính sách “Giao đất giao rừng” được thực hiện, việc gây trồng LSNG không chỉ giới hạn trong phạm vi kế hoạch của các Lâm trường quốc doanh, Công ty Nhà nước mà đã trở thành đối tượng kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, tư nhân, cộng đồng, liên doanh giữa tư nhân trong nước với nước ngoài 20
- 1.8 Trồng LSNG trong khu vực kinh tế Nhà nước LSNG đã được nhân dân gây trồng từ xa xưa, song trồng tập trung trên qui mô lớn mới được tiến hành từ năm 1961 (khi có Tổng cục Lâm nghiệp ra đời). Song song với việc khuyến khích dân khai thác LSNG trong rừng tự nhiên, TCLN đã chủ trương trồng một số loài cây LSNG tập trung trên diện tích tương đối lớn, nhằm vào những loài cho sản phẩm xuất khẩu: Thông nhựa, Quế, Hồi, Trẩu, Sở, Cánh kiến đỏ, và một số loài cây thuốc. Những loài cây, con này đều đã được nghiên cứu và qui trình qui phạm lâm sinh đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Sở và Cánh kiến đỏ không phát triển theo chiều hướng thuận lợi vì đã có vật liệu thay thế chúng. Do đó trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng chỉ có kế hoạch trồng 100.000 ha cây LSNG gồm: Thông nhựa, Quế, Hồi, Trẩu, Tre Trúc. Hiện nay rừng kinh doanh LSNG do Nhà Nước quản lý gồm: - Rừng tự nhiên sản xuất LSNG : 71.020 ha - Rừng tự nhiên tre, nứa : 789.221 ha - Rừng trồng LSNG : 74.067 ha - Diện tích tre trúc trồng : 73.516 ha Tre, nứa, nhựa thông là những nguyên vật liệu công nghiệp tiêu thụ trong nước là chính . Ngược lại, Quế, Hồi, dầu Trẩu để xuất khẩu là chủ yếu. Nguyên liệu công nghiệp cần được sản xuất tập trung và phải có một diện tích đủ lớn, sản phẩm xuất khẩu phải có khối lượng lớn, chất lượng đồng đều. Do đó, trong hoàn cảnh hiện tại những sản phẩm nói trên đều do các công ty Nhà nước sản xuất, điều phối. 1.9 Trồng cây LSNG trong nhân dân Từ lâu nhiều loài cây LSNG đã được nhân dân gây trồng như trồng Quế, Trúc sào đã trở thành tập quán của người dân tộc Dao; Hồi đã được phát triển rộng rãi ở Lạng sơn, Trồng Dẻ lấy quả ở Trùng Khánh, Cao Bằng đã được phát triển hàng trăm năm nay; trồng cây Sơn đã là một nghề truyền thống ở một số xã ở Phú Thọ Trồng các loài cây LSNG để tiêu dùng trong gia đình như cây thuốc, cây cảnh, các loài mây, tre trúc trong vườn hộ gia đình thì không chỉ ở miền núi, trung du mà ở đồng bằng cũng đã được quan tâm. Trong những năm gần đây, được giao đất giao rừng, được sự hướng dẫn kĩ thuật của cơ quan khuyến nông khuyến lâm, đặc biệt là những dự án phát triển kinh tế xã hội thực thi ở miền núi nên việc trồng LSNG đ- ược phát triển mạnh, loài cây trồng phong phú và có định hướng hơn trước. Cây LSNG trong sản xuất lâm nghiệp là cây trồng dưới tán nhằm mục đích che phủ đất trong giai đoạn rừng chưa khép tán đồng thời là cây “lấy ngắn nuôi dài”- một phương thức kinh doanh rừng, lấy rừng nuôi rừng hợp lý và hiệu quả. Cây LSNG trong phương thức nông lâm kết hợp lại là thành phần cây rừng được dùng để trồng xen với cây nông nghiệp. Các loài cây phải được chọn dựa trên cơ sở đặc tính sinh thái, dạng sống, tập tính sống để chúng không bài trừ lẫn nhau vì vậy cần có nghiên cứu trước khi đem trồng rộng rãi. Cần phân biệt những loài LSNG có thể trồng dưới tán rừng và những loài có thể trồng ngoài rừng kết hợp với cây nông nghiệp. 1.9.1 Những loài trồng dưới tán rừng Cục Lâm nghiệp đã ban hành tài liệu hướng dẫn qui trình trồng và nuôi động vật dưới tán rừng (Kỹ thuật nuôi trồng một số cây, con dưới tán rừng - Võ Đại Hải chủ biên, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương - Nhà XB Nông nghiệp, 2003). 21
- Bảng 11: Các loài cây trồng dưới tán rừng T Tên thường gọi Tên khoa học Tên khác T 1 Dong riềng Canna edulis Khoai đao 2 Khoai Na Amorphophalus rivieri Dur Khoai Na 3 Khoai ráy Alocasia macrorrhiza (L) Schott Dã vu,Hải vu 4 Khoai sọ đồi Colocasia esculenta(L) Schott Khoai tàu 5 Khoai mài Dioscorea persimilis Prain et Burk Hoài son 6 Gừng Zingiber officinale Rosc. Sinh khương 7 Nghé Curcuma longa L. Khương hoàng 8 Riềng Alpinia officinarum Hance Lương khương 9 Hoàng tinh Polygonatumkingiamum Coll.&Hemsl Cơm nếp thuốc 10 Hà thủ ô Polygonum multiflorum Thumb. Thủ ô 11 Một la Nervilis fordii Hance Chân Trâu diệp 12 Bình vôi Stephania rotunda Lour Cu một 13 Kim cang Smilax glabra Roxb Khúc khắc 14 Kim ngân Lonicera japonica Thumb. Nhẫn đông 15 Mắt nai Desmodium styracifolium Kim tiền thảo Ngoài những loài trong bảng, tài liệu nói trên còn giới thiệu một danh mục gồm 85 loài cây dược liệu trồng dưới tán rừng. Về động vật rừng nuôi dưới tán rừng đã có qui trình kĩ thuật, có 5 loài được đưa vào tài liệu hướng dẫn gồm: Sâu cánh kiến đỏ, Ong mật, Tắc kè, Dê cỏ và Hươu sao . Chăn nuôi, trồng LSNG dưới tàn rừng đang được khuyến khích phát triển đã mang lại hiệu quả tốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo phục vụ phát triển nông thôn đặc biệt là phát triển kinh tế xã hội miền núi. 1.9.2 Một số loài cây LSNG trồng ngoài rừng Cây LSNG trồng ở ngoài rừng rất nhiều, Cục Lâm nghiệp đã đa ra một danh mục 130 loài thường gặp (Kỹ thuật trồng một số cây đặc sản rừng và cây LSNG - Nhà XB Nông nghiệp, 2004). Những loài này hoặc đã được dùng hoặc có triển vọng dùng trong trồng rừng (chưa đề cập đến những cây, cỏ làm dược liệu). Theo điều tra của Viện Dược liệu gần đây nhất có tới 3951 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc, khoảng 8% số đó được gây trồng. Trong thực tế, trừ những cây dược liệu còn phải khai thác trong rừng tự nhiên, còn những LSNG có giá trị kinh tế đều được gây trồng ở ngoài rừng, nhưng phần lớn được trồng rải rác phân tán, chỉ một số loài được trồng trên qui mô lớn. Hiện tại có mấy loài sau đây được chú ý đặc biệt: - Dó Trầm (Aquilaria crassna Piere). Trong những năm gần đây trồng Dó Trầm đã phát triển mạnh, đã có tới 8 triệu cây (theo Nguyễn Hồng Lam, Trung tâm nghiên cứu lâm đặc sản) được trồng trong các trang trại của dân. Vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu là tạo Trầm hương trên cây Dó. - Trồng tre lấy măng: Nhu cầu sản xuất măng tre xuất khẩu đã thúc đẩy việc trồng các loài tre chuyên lấy măng như: Lục trúc, Mạnh tông, Điền trúc, Bát độ, Mao trúc. Trừ Mạnh Mạy tông là giống tre bản địa, các loài trồng chuyên măng nói trên đều là những loài nhập giống từ Trung quốc, Đài loan. - Trên 30 loài cây thuốc được trồng rộng rãi trong nhân dân, trong đó 20 loài được trồng trong vườn nhà, 11 loài trồng tập trung ngoài ruộng hoặc nương rẫy. 22
- - Chè đắng: Gần đây ở nhiều tỉnh biên giới Việt - Trung, đặc biệt là Cao Bằng loài chè này được trồng nhiều và phát triển tốt. - Chè Shan (chè núi), cây chè thân gỗ cao 7-10m mọc trên độ cao 700-800m. Ngày nay chè shan, cũng gọi là chè tuyết/Chè Suối Giàng trở thành loài cây mang lại giá trị cao và đang được phát triển mạnh ở Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ. - Dẻ trùng khánh, Dẻ Yên thế - Trúc sào - Luồng - Mây nếp - Tràm Úc/ Tràm trà đang được trồng thí nghiệm ở đồng bằng Cửu Long với mục tiêu sản xuất tinh dầu. Ngoài những loài đang được gây trồng rộng rãi còn nhiều loài LSNG được nghiên cứu nhập giống hoặc dẫn giống . 1.9.3 Thuần hóa LSNG Nhu cầu sử dụng LSNG ngày càng tăng không chỉ do dân số tăng lên mà còn do những phát hiện mới về công dụng của LSNG, trong đó có những loài phải thuần hoá để gây trồng. Trong những loài LSNG thông dụng có nhiều loài chưa trồng được ở ngoài rừng. Các loài Song đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học với mục tiêu phát triển trồng ở ngoài rừng, nhưng chưa thành công. Đưa Sa nhân ra trồng ngoài đất trống cũng gặp phải những khó khăn tương tự. Viêc thuần hóa cây Dó trầm có thuận lợi bước đầu trong việc nhân giống và trồng cây, nhưng việc tác động để có trầm chưa mang lại kết quả chắc chắn. Thuần hóa LSNG thành công rõ rệt nhất là với những loài cây dược liệu. Trong vòng 50 năm trở lại đây, ở Việt Nam đã có hơn 30 loài cây thuốc vốn mọc tự nhiên ở rừng đã được thuần hoá đưa vào trồng ở các qui mô khác nhau (Nguyễn Văn Tập - Viện Dược liệu), trong số đó 5 loài là Ích mẫu, Củ Cọc, Kim tiền thảo, Nhân trần, Thanh cao đã được trồng tương đối ổn định; 10 loài đang được nghiên cứu thuần hóa, đó là những loài quí hiếm như Ba kích, Cốt khí củ, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Ngũ gia bì gai, Sâm Ngọc Linh, Sâm Vũ điệp, Sì to, Tam thất hoang và Tục đoạn. Vấn đề khó khăn là thiếu nguồn giống, qui trình kĩ thuật nhân giống và trồng cũng là những khâu quan trọng cần được đầu tư nghiên cứu. 1.9.4 Xuất nhập khẩu và dẫn giống LSNG Nước ta chưa có chủ trương xuất khẩu giống LSNG vì chưa có nguồn giống đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu chính thức. Tuy vậy trong quan hệ quốc tế cũng có những trao đổi giống với mục đích nghiên cứu: - Đưa giống Cánh kiến đỏ sang nghiên cứu tại Krưm (Liên xô cũ) - Chuyển cho Cuba trồng thực nghiệm tre Luồng và Thầu dầu tía. - Trao đổi với DANIDA giống Thông 3 lá Về nhập giống LSNG đã thực hiện với một số loài sau đây: - Một số loài tre cung cấp măng: Bát độ, Mao trúc, Điền trúc, Lục trúc. Những loài tre này được nhập từ Trung Quốc và Đài Loan do những doanh nhân Trung Quốc đưa vào Việt Nam để liên doanh. - Dâm bụt dấm: Đã trồng thành công trên qui mô thực nghiệm, dùng hoa để chế biến nước uống. 23
- - Hạch đào (Juglans regia Linn) có nguồn gốc ở Thiên Sơn, Tân Cương được nhập vào Việt Nam trồng ở vùng cao các tỉnh giáp Quảng Tây, Trung Quốc. - Ngân hạnh (Ginkgo biloba), đây là một loài đặc hữu của Trung Quốc được nhập giống vào Việt Nam, được trồng ở các vùng núi phía Bắc. - Macadamia cây cho quả làm thực phẩm, bánh kẹo, nhập từ Úc, mới được trồng thực nghiệm. - Tràm Úc (Melaleuca leucadendra), cũng gọi là Tràm trà đang được trồng thử nghiệm ở đồng bằng Cửu long để lấy tinh dầu. Bảo tồn LSNG trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Cho đến nay, 127 khu rừng đặc dụng đã được thành lập với tổng diện tích hơn 2,5 triệu ha rừng và đất rừng, trong đó có 27 Vườn Quốc Gia, 60 khu Bảo tồn thiên nhiên (49 khu Dự trữ thiên nhiên, 11 khu Bảo tồn loài và sinh cảnh) và 39 khu rừng bảo vệ cảnh quan (Chiến lược quản lý hệ thống khu BTTN Việt nam đến năm 2010) Với mục tiêu là bảo tồn các hệ sinh thái tiêu biểu và các loài động thực vật quí hiếm, có giá trị khoa học và kinh tế cao, các khu rừng đặc dụng đã được qui hoạch đáp ứng hầu hết các hệ sinh thái đặc trưng và các loài động thực vật quí hiếm trong đó có rất nhiều loài LSNG có giá trị của Việt Nam. 1.10 Rừng đặc dụng bảo tồn các hệ sinh thái và các kiểu rùng độc đáo, giàu tài nguyên LSNG Hiện nay, nước ta còn khoảng trên 11 triệu hecta rừng, trong đó có khoảng 1 triệu hecta rừng nguyên sinh. Đây là loại rừng có thành phần động thực vật phong phú nhất và giàu LSNG nhất. Hầu hết các khu rừng nguyên sinh đã được khoanh lại để bảo vệ. Hệ thống rừng đặc dụng phân bố từ độ cao ngang mực nước biển đến đỉnh núi Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta nên hầu hết các hệ sinh thái và các kiểu rùng giàu tài nguyên LSNG đã được đưa vào bảo vệ, đáng chú ý nhất là các kiểu rừng sau đây: - Kiểu rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới: Đây là kiểu rừng có tính đa dạng sinh học cao nhất của nước ta. Các khu rừng đặc dụng như VQG Cúc Phương, VQG Pù Mát, VQG Vũ Quang, khu BTTN Đakrông, Phong Điền, Sông Thanh Các loài LSNG thuộc nhóm mây tre, cây thuốc, cây dầu nhựa, cây cảnh rất phong phú trong các kiểu rừng này. Hầu hết các loài động vật quí hiếm và có giá trị kinh tế cũng sống ở đây. - Kiểu rừng kín, thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới: Kiểu rừng này không có tính đa dạng sinh học cao như kiểu rừng trên, nhưng đặc trưng là có nhiều cây thuốc quí. Các loài sâm, Tam thất, Hoàng liên, Hoàng liên gai, Tục đoạn, nấm Linh chi phân bố chủ yếu ở đây. VQG Hoàng Liên Sơn, Ba Vì, Bạch Mã, Kôn Ka Kinh; Các khu BTTN Du Già, Tây Côn Lĩnh, Ngọc Linh, Nam Lung được thành lập để bảo vệ kiểu rừng này. - Kiểu phụ rừng trên núi đá vôi: Đây là một hệ sinh thái rất độc đáo của Việt nam, đặc biệt ở đây tập trung nhiều loài LSNG quí thuộc nhóm cây thuốc và dầu nhựa như Hà thủ ô đỏ, Củ bình vôi, Lan một lá, Thạch hộc, Cốt toái bổ (cây thuốc); Hoàng đàn, Bách xanh (cây dầu nhựa). Các khu VQG Ba bể, Phong Nha, các khu BTTN Yên Minh, Na Hang, Hữu Liên, Hang Kia Pà Cò được thành lập để bảo vệ hệ sinh thái núi đá vôi. - Kiểu rừng thưa rụng lá nhiệt đới ưu thế cây họ Dầu (rừng khộp): Đây là kiểu rừng đặc trưng của vùng thấp thuộc phía nam Đông Dương. Trong rừng có rất nhiều cây họ Dầu là nguồn cung cấp dầu rái, chai cục cho công nghiệp sơn, mực và đóng tàu thuyền. 24
- VQG Yok Đôn, khu BTTN Krông Trai, Chư Prông, Ea Sô được thành lập để bảo vệ kiểu rừng này. 1.11 Rừng đặc dụng bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm trong đó có nhiều loài LSNG có giá trị Một trong các mục tiêu quan trọng nhất của các khu rừng đặc dụng là bảo vệ các loài động thực vật quí hiếm, trong đó có nhiều loài LSNG có giá trị đa dạng sinh học cao. Chúng đã được bảo vệ trong các khu rừng đặc dụng sau đây : - LSNG có nguồn gốc thực vật: Sâm ngọc linh (Khu BTTN Ngọc Linh); Các loài tam thất hoang, hoàng liên (trong khu VQG Hoàng Liên); Hoàng đàn (khu BTTN Hữu Liên); Bách xanh, Pơ mu (VQG Ba vì, VQG Kon Ka Kinh, VQG Chư Jang Sin, Khu BTTN Quản Bạ, Du Già, Bi doup ); Giổi ăn quả, Song mật (VQG Xuân Sơn); Kim giao, Lá khôi tía, Ba kích (VQG Cát Bà, VQG Cúc Phương); Sến mật (Khu BTTN Tam Qui); Trầm hưong (VQG Vũ Quang, VQG Pù Mát); Vàng đắng (Khu BTTN Kon Chư Răng, Kon Ka Kinh); Chò đen, mây song, lá nón (VQG Bạch Mã) - LSNG có nguồn gốc động vật: Các loài thú lớn như Voi, Bò Rừng (VQG Yok Đon); Bò tót, Hươu nai, Lợn rừng (VQG Cát Tiên, VQG Bù Gia Mập); Hổ (VQG Chư Mom Rây, khu BTTN Dăkrông, Phong Điền, Sông Thanh); Sao la, Mang lớn (VQG Pù Mát, Vũ Quang); Gấu (VQG Pù Mát, VQG Cát tiên, khu BTTN Mường Nhé), Sếu đầu đỏ (VQG Tràm Chim, VQG Yok Đôn); Cò Mỏ thìa và các loài chim di cư (VQG Xuân Thuỷ, khu BTTN Thái Thuỵ); các loài chim nước, rái cá (VQG U Minh Thượng, VQG Đất Mũi) Nhìn chung, hiện nay rừng đặc dụng của nước ta đã thực hiện được nhiệm vụ bảo tồn các hệ sinh thái, các loài động thực vật đang bị đe dọa, có giá trị cao về khoa học và kinh tế. Nhờ có hệ thống rừng đặc dụng, hầu hết các hệ sinh thái độc đáo và các loài động thực vật đặc trưng của Việt nam, trong đó có nhiều loài LSNG quí hiếm đã dược bảo vệ. Tuy vậy, trong tương lai cần phải nghiên cứu để vừa bảo vệ, vừa sử dụng bền vững các loài quí hiếm này nhằm mang lại lợi ích cho người dân và chính quyền địa phương. Bảo tồn nguồn gen LSNG Trước đây khi nguồn LSNG còn phong phú, người ta ít chú ý đến việc bảo tồn nguồn gen của chúng. Đến cuối thế kỷ XX khi nhận ra nhiều loài LSNG đã trở nên hiếm, một số loài đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích (cây thuốc), Trầm hương, Hoàng đàn (cây dầu nhựa); Các loài phong lan, tuế (cây cảnh); Tê giác, Bò xám, Nai Cà toong (Động vật hoang dã) , chúng ta mới bắt đầu chú ý bảo vệ nguồn gen. Ở Việt Nam hiện nay, quan điểm bảo tồn nguồn gen thường kết hợp với bảo tồn đa dạng sinh học vì nếu bảo vệ được hệ sinh thái, bảo vệ được các loài động thực vật thì cũng bảo vệ được nguồn gen của chúng. Hiện nay có 2 hình thức để bảo tồn nguồn gen LSNG: bảo tồn nội vi (In situ) và bảo tồn ngoại vi (Ex situ). Bảo tồn nội vi (In situ) là bảo tồn tại khu vực phân bố với các điều kiện sinh thái quen thuộc của loài cây. Đây là biện pháp bảo tồn hữu hiệu và hợp lý nhất, đặc biệt đối với loài cây bản địa có khu phân bố tập trung và có khả năng tái sinh tự nhiên tốt. Bảo tồn nội vi được áp dụng có hiệu quả cho các loài LSNG là cây rừng nhiệt đới, vì chúng thường khó trồng thuần loại trên qui mô lớn và khó tái sinh ngoài môi trường sống tự nhiên. Những khu rừng LSNG được khoanh nuôi, bảo vệ này cũng sẽ là các khu rừng giống để cung cấp cho nhu cầu trồng rừng LSNG trong tương lai. Hình thức bảo tồn trang trại, khi người dân thu hái hạt giống cây rừng, trồng chúng tại các trang trại, vườn rừng, nằm trong khu phân bố của loài cây cũng là hình thức bảo tồn nội vi cần khuyến khích. Chính nhờ hình thái bảo tồn này chúng ta đã giữ và phát triển nguồn giống của các loài LSNG như: Hồi (Lạng Sơn), Quế (Yên Bái, Thanh 25
- Hóa, Nghệ An, Quảng Nam ), Thảo quả (Lào Cai), Dẻ Yên thế (Bắc Giang) nhằm phục vụ cho các chương trình chọn giống và gieo trồng LSNG trong tương lai. Bảo tồn ngoại vi (Ex situ) là hình thức bảo vệ loài cây ở ngoài khu vực phân bố tự nhiên của nó, trong các bộ sưu tập sống (vườn thực vật), rừng trồng với mục đích bảo tồn, ngân hàng hạt giống, phấn hoa hay nuôi cấy mô. Bảo tồn ngoại vi được áp dụng cho các loài cây trồng rừng quan trọng, có giá trị cao hoặc khi các quần thể tự nhiên của loài không thể được bảo vệ an toàn do tác động của sâu bệnh hại, lửa rừng, sự phá hoại của gia súc hoặc bị tạp giao với các quần thể ngoại lai. Hạn chế lớn nhất của Bảo tồn ngoại vi là phí tổn cao do phải di chuyển giống xa, do chăm sóc nhiều khi đưa ra ngoài khu vực phân bố của loài cây. Đối với LSNG ta mới thực hiện được việc bảo tồn ngoại vi cho các loài Thông nhựa, Luồng, Mây nếp Thực ra bảo tồn nguồn gen có khác với bảo vệ thiên nhiên thông thường. Mục tiêu của bảo tồn thiên nhiên là bảo vệ nguyên vẹn hệ thực vật và hệ động vật đang tồn tại trong các môi trường sống nhất định hoặc bảo vệ hệ sinh thái, nó không chú ý đến việc lưu giữ các biến dị di truyền trong loài như mục tiêu cơ bản của bảo tồn gen. Còn bảo tồn gen vừa có mục tiêu bảo vệ trước mắt, vừa có mục tiêu lâu dài là đánh giá khai thác, sử dụng lâu bền các nguồn gen có giá trị phục vụ con người. Trong bảo tồn thiên nhiên, mục tiêu này thường bị xem nhẹ hoặc không chú ý đến. Cho tới nay việc bảo tồn nguồn gen các loài LSNG ta làm chưa được nhiều và chưa có hệ thống. Vì vậy trong thời gian tới cần xây dựng các rừng giống, trạm giống, vườn sưu tập sống của các loài cây LSNG, đồng thời cũng thành lập các ngân hàng gen của các loài LSNG có giá trị. Khai thác kiến thức bản địa trong bảo tồn LSNG Những người dân sống ở Miền rừng, chủ yếu là dân tộc ít người, có nhiều kinh nghiệm sử dụng tài nguyên rừng như kiến thức dùng cây cỏ của người Thái đen (Sơn La), kinh nghiệm trồng Trúc sào, Quế, Sa nhân của người Dao, kinh nghiệm diệt cỏ tranh của người H’Mông Ý thức bảo vệ tài nguyên rừng của họ cũng rất tốt. Người M’Nông có luật tục về cách cư xử giữa cá nhân với cộng đồng, trong đó có những qui định về bảo vệ tài nguyên rừng. Qui ước làng bản của người Tày, Nùng thể hiện rõ tập quán bảo vệ rừng và tài nguyên rừng. Người Thái đen, đặc biệt là phụ nữ, có thể phân biệt bằng mắt thường hàng trăm loài cỏ, cây rừng, biết công dụng và tính dược của từng loài để sử dụng trong đời sống hàng ngày và chữa bệnh. Họ cũng biết cách thu hái đảm bảo tái sinh những cây cỏ quí để sử dụng lâu dài. Người M’Nông có luật tục truyền miệng dưới dạng trường ca dài 5000 câu, thể hiện mối quan hệ xã hội và quan hệ giữa người với thiên nhiên, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ rừng và tài nguyên rừng, thí dụ : Chòi bị cháy chỉ một người buồn Nhà bị cháy cả buôn phải buồn Rừng bị cháy mọi người đều buồn Rừng bị cháy ta phải đi dập Bắt con ếch phải chừa con mẹ Bắt con cá phải chừa con mẹ Chặt cây tre phải chừa cây con Đốt tổ ong phải chừa con chúa Muốn ăn cá dùng rớ mà vớt 26
- Không thuốc bằng Kuau Rle Nuôi Trâu phải làm chuồng Nuôi voi phải có cọc Những qui ước như thế có tác dụng đối với cộng đồng, cha truyền con nối. Qui ước thôn bản của người Tày, Nùng thể hiện tập quán bảo vệ tài nguyên rừng: Bản nào cũng có miếu thờ Thó Ty, thần thổ địa. Lệ của bản là không ai được chặt cây, kiếm củi, thả gia súc trong một phạm vi nhất định xung quanh nơi thờ Thó Ty (Theo Kiến thức bản địa của Hoàng Xuân Tý và cộng sự). Kiến thức bản địa của đồng bào các dân tộc ít người chưa được khai thác nhiều cần phải được nghiên cứu phát huy để bảo tồn tài nguyên rừng hiệu quả hơn. Sử dụng LSNG ở vùng sâu vùng xa Có một nghịch lý là: Tài nguyên rừng phong phú, “Rừng vàng biển bạc” nhưng người dân sống trong rừng bao giờ và bất cứ nơi nào cũng nghèo khổ nhất. Những cộng đồng dân cư nghèo nhất là những cộng đồng sống ở vùng sâu vùng xa, những vùng cao Miền Núi Bắc bộ. Căn cứ vào mức thu nhập bình quân đầu ngưòi (thu nhập hàng tháng dưới 100.000 đồng/ tháng) xác định được ở Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu số hộ nghèo lên tới 45%. Những tỉnh này cũng là nơi có nhiều xã nghèo nhất nước. Tiêu chuẩn để bị xếp vào loại xã nghèo gồm các tiêu chí như sau: - Có 40% hộ gia đình thuộc loại nghèo. - Bị cách biệt với các trung tâm, nơi có trường học, trạm xá, bệnh viện 20km. - Hạ tầng cơ sở rất kém, thiếu đường giao thông, điện, thuỷ lợi, - Hơn 60% số dân mù chữ. - Nông nghiệp phụ thuộc vào rừng và du canh. - Không có tín dụng và không có thị trường Những tiêu chí đó cũng là những yếu tố đã gây ra tình trạng kinh tế lạc hậu và văn hóa thấp kém của vùng sâu vùng xa. Cư dân của những vùng này dù sống gần rừng nhưng họ không có khả năng khai thác được những ưu thế của rừng như không được khai thác gố và dù có kiếm được lâm sản thì bản thân người dân địa phương cũng không vận chuyển được đi xa. Những thứ mà người dân sống trong vùng sâu vùng xa có thể dùng được để trao đổi hàng hóa, tăng thu nhập là LSNG. Nhưng LSNG chỉ có giá trị nếu đem được đến nơi tiêu thụ. Không có đường giao thông, không nơi tiêu thụ hiện là một thách thức lớn đối với ngưòi dân miền núi. Vì vậy phải phát triển cơ sở hạ tầng và thị trường mới có thể giải quyết về cơ bản đói nghèo của đồng bào vùng núi ở xa. Tóm lại, quản lý Lâm sản nói chung và LSNG nói riêng là một vấn đề lớn, là sự kết hợp của việc gây trồng phát triển tài nguyên với việc bảo tồn, bảo vệ và sử dụng hợp lý, khai thác bảo đảm tái sinh. Quản lý bền vững tài nguyên rừng phải được tiến hành trên nền của kinh tế- xã hội phát triển và đời sống của những cộng đồng dân cư miền rừng được cải thiện. Các loài LSNG chủ yếu 1.12 Nhựa thông Tùng hương và tinh dầu thông, hai sản phẩm tách ra từ nhựa thông, là những nguyên liệu công nghiệp quan trọng nên nhựa thông được xếp vào hàng những LSNG có giá trị kinh tế cao. Nhựa thông ở Việt Nam được trích từ hai loài thông: Thông nhựa và Thông Ba lá, nhưng Thông nhựa là chủ yếu. 27
- Có 3 vùng Thông tương đối tập trung: Vùng Đông bắc Bắc bộ (bao gồm Hà giang, dọc biên giới phía Bắc các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn cho đến Quảng ninh); Vùng Bắc Trung Bộ (gồm Thanh hóa, Nghệ an, Quảng bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế); và vùng Nam Trung Bộ (gồm Lâm đồng và một phần đất Gia lai, Kontum). Thông nhựa Thông nhựa có tên khoa học là Pinus merkusiana E.N.G. Cool. & H.Gauss, trước đây thường dùng tên Pinus merkusii Jungh & De Vries, là loài thông bản địa của Việt nam. Thông nhựa có trong rừng tự nhiên ở Bắc và Trung bộ. Trong mấy chục năm qua đã được chọn là cây trồng rừng chủ yếu trên đất đồi trọc, đất nghèo, đất xấu ven biển và từ rất sớm được trồng ở Quảng Ninh và Nghệ An để trích nhựa. Trên Tây nguyên Thông nhựa được trồng tập trung ở Lâm đồng , Gia lai, Kontum. Thông nhựa thuộc loài cây gỗ lớn, thường xanh, có thể cao tới 50m. Thân cây thẳng, tròn, cành nhẵn, mầu nâu nhạt, tán cây hình chóp, rộng nhưng thưa. Lá kim dài 15-25 cm, 2 lá mọc chụm vào một bẹ nhỏ, tập trung ở đầu cành, khi còn non có phấn trắng. Vì đặc điểm đó Thông được gọi là hai lá. Vỏ cây dầy, nâu đỏ nhạt, nứt dọc sâu, bong ra từng mảnh lớn. Nón đực mọc ở gốc các bẹ lá. Nón cái dạng trứng thuôn ở đỉnh, phình ở gồc, gồm nhiều vảy hình thoi, khi non hình xanh bóng. Quả chín, sau hai năm, cuống dài 1 cm. Vảy quả khi non không có gai, năm thứ hai hóa gỗ, cứng mầu nâu đậm, mép dầy, sắc cạnh. Hạt hình trái xoan dẹt, có cánh mỏng. Thông nhựa mọc thành quần thụ thuần loài hay xen lẫn với cây lá rộng, lá kim khác ở vùng đồi núi thấp ẩm nhiệt đới, nhưng chịu được đất khô cằn nông, lẫn sỏi đá trên vùng đồi thoái hóa, trọc. Thông nhựa ưa sáng, mọc chậm trong những năm mới trồng, sau tốc độ tăng trưởng khá, tái sinh hạt trên đất khô dãi nắng, tái sinh chồi cũng mạnh. Cây được trồng chủ yếu để lấy nhựa và phủ xanh đất trống đồi trọc. Nón trổ vào tháng 5-6, chín vào tháng 10-11 năm sau. Gỗ Thông nhựa có phẩm chất tốt, có dác lõi phân biệt. Dác mềm, mầu vàng nhạt; lõi cứng hơn, mầu vàng sẫm, vân đẹp, vòng năm rõ. Tính chất cơ vật lý của gỗ như sau: Khối 3 lượng riêng D12 = 0,90 g/cm ; Điểm bão hoà thớ gỗ: 26% ; Độ dãn nở thể tich: 10% ; Độ bền kéo: 25,8 kg/cm2; Độ bền nén: 655 kg/cm2; Độ bền uốn tĩnh: 1270 kg/cm2; Độ bền va đập: 0,24 kgm/cm2. Gỗ chịu được ẩm, ít bị côn trùng và nấm phá hoại, dễ gia công chế biến, có thể dùng được trong xây dựng, làm đồ gỗ thông dụng, và cột điện Thông nhựa được dùng để trồng rừng trên những vùng đất khô cằn và trồng với mục đích kinh doanh nhựa tại Nghệ An, Quảng Ninh và Lâm Đồng. Kết quả nghiên cứu do Viện KHLN tiến hành cho thấy Thông nhựa là loài cây không đòi hỏi đất tốt nhưng phải phù hợp với đặc tính sinh thái của cây, biểu hiện qua những tính chất, như pHKCl = 3,5-5; đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, có tầng sản xuất từ trung bình trở lên; hoặc có dạng thực bì:guột, sim mua, cỏ thấp. Với những điều kiện đó, có thể nhận thấy rằng đất để mở rộng diện tích trồng Thông nhựa là các loại đất feralit vùng đồi và trung du ở độ cao 200-300m ở Miền Bắc và 500-1000m sâu trong lục địa ở Miền Nam. Biện pháp kĩ thuật trồng rừng Thông nhựa phải thay đổi tuỳ theo chất lượng đất. Phương thức trồng băng bậc thang, nông lâm kết hợp, trồng có bón phân đều có tác dụng nâng cao năng suất rừng. Sản lượng nhựa trung bình của một cây 15 tuổi khoảng 3-4 kg. Tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp một công trình nghiên cứu chọn giống Thông nhựa năng suất nhựa cao đã được tiến hành có kết quả tốt. 28
- Bảng 12: Diện tích Thông nhựa Vùng Diện tích (ha) Toàn quốc 194721 Đông Bắc 77015 Tây Bắc 3857 Đồng bằng Bắc bộ 3066 Duyên hải Trung bộ 72329 Tây nguyên 10784 Đông Nam bộ 24039 Nguồn: Báo cáo địa phương 2005 Thông Ba lá Thông Ba lá có tên khoa học là Pinus kesiya Royle ex Gordon. Trước đây thường dùng tên P. khasya Royle. Thông Ba lá thuộc loại cây gỗ lớn, thường xanh, có thể cao tới 35m. thân cây tròn, thẳng, thuôn đều, cành thô, nâu đỏ, tán cây thưa, gọn, đều. Vỏ thân cây mầu nâu sẫm, dày, nứt dọc sâu. Lá kim dài, mọc cụm ba lá trong một bẹ ( vì vậy có tên là thông 3 lá) mầu xanh sẫm, mềm, dài 15-20cm thường tập trung ở đầu cành. Bẹ lá dài 1 cm. Nón đực dạng bông ngắn. Nón cái hình trứng mập, phình ở gốc, lúc non-mầu xanh bóng. Khi còn non, nón hình trứng, dài 5- 10 cm, nâu đậm, gồm nhiều vẩy hóa gỗ, dầy. Hạt mầu nâu có cánh, dài 1,5- 2,5 cm. Vẩy nón dầy, cứng có hai đường gồ chéo nhau ở giữa và đầu vẩy đôi khi có gai. Cây mọc tập trung, có khi thuần loài thành các quần thụ rộng lớn ở vùng núi cao 1000- 2000m trên đất sâu, ẩm, khí hậu mát, nhưng chịu được đất trơ sỏi đá, sườn dốc. Trên cao nguyên Lâm đồng có diện tích rừng tự nhiên Thông 3 lá tập trung rộng 105.000ha. Thông Ba lá ở Miền Bắc phân bố tự nhiên, tập trung vào 3 khu vực nhỏ Hoàng Su Phì (Xín Mần), Mường Kim (Ngọc Chiến) và Mường Búng (Tủa Chùa), có diện tích khoảng 10.000 ha. Tuy nhiên ở độ cao 600m vẫn thấy thông Ba lá, xen với một số cây lá rộng. Kết quả nghiên cứu tại Viện KHLN cho thấy vùng trồng thông Ba lá thích hợp là vùng núi trung bình có độ cao từ 600-1200m và có thể thấp hơn. Nhưng cũng có nhận xét khác, cho rằng Thông Ba lá không gặp ở độ cao hơn hoặc thấp hơn ngoài giới hạn 650-1500m hoặc trên đất đá vôi, đá macma trung tính mà chỉ xuất hiện ở đất có đá biến chất, trầm tích hoặc phún xuất chua (Nguyễn Xuân Quát và cộng sự). Vấn đề vùng sinh thái của Thông Ba lá còn cần được nghiên cứu thêm nhưng chắc chắn rằng loài này phân bố hẹp, không thích hợp với nóng ẩm nhiệt đới và vùng thấp. Thông 3 lá ưa sáng, khí hậu ẩm, tái sinh hạt tốt nơi đất trống. Mùa hoa tháng 4-5; quả chín sau 2 năm. Rừng Thông Ba lá tự nhiên cũng như trồng, có thể đạt năng suất 200 m3/ha trong luân kỳ 15 năm. Gỗ có phẩm chất tốt, không phân biệt dác và lõi, mầu vàng cam nhạt, để ngoài không khí lâu chuyển thành mầu nâu vàng nhạt, mềm nhẹ. Một số tính chất cơ vật lý như sau: Khối lượng riêng: D12= 0,75 g/cm3; Điểm bão hoà thớ gỗ: 35% ; Độ dãn nở thể tích: 11,8%; Độ dãn nở tiếp tuyến: 8,0% Độ dãn nở xuyên tâm: 7,0%; Độ bền kéo : 19,7 kg/cm2; Độ bền trượt dọc: 85,0 kg/cm2; Độ bền nén: 760 kg/cm2. Độ bền uốn tĩnh: 2080 kg/cm2; Độ bền va đập: 0,37kgm/cm2(theo Sallenave). Cây ở tuổi 15- 40, gỗ có thể dùng làm nguyên liệu giấy, gỗ của cây trên 40 tuổi dùng đóng đồ gỗ thông dụng, bao bì, gỗ bóc Thông ba lá được trồng để lấy gỗ nhưng từ những năm 80 thế kỉ trước Phân viện Lâm đặc sản đã nghiên cứu trích nhựa loài thông này và đã cho thấy sản lượng nhựa của một cây Thông 3 lá 15 tuổi vào khoảng 2-2,5 kg. 29
- Ngoài Thông nhựa và Thông ba lá, các loài thông khác như Thông tàu/mã vĩ, Thông caribê cũng cho nhựa song chưa phải là đối tượng kinh doanh nhựa, trong tài liệu này không đề cập. Tổng diện tích rừng thông tự nhiên và trồng : 388.000 ha . Diện tích rừng thông tự nhiên : 155.000 ha. Diện tích rừng thông nhựa : 90.000 ha. Diện tích rừng thông xen cây lá rộng : 71.000 ha Sản phẩm từ cây Thông Xếp cây thông vào LSNG vì có thể khai thác từ thông nhiều sản phẩm. Tuy nhiên trong phạm vi tài liệu này chỉ nói tới những sản phẩm đã được sản xuất công nghiệp sau đây: Tùng hương, tinh dầu thông từ nhựa thông. Các hợp chất dược liệu từ lá Thông. Sản phẩm từ nhựa Thông Nhựa thông là loại nhựa sinh lý của cây, chứa trong các mạch dẫn nhựa của gỗ. Khi có vết chích nhựa chảy ra qua các mạch thông ngang, hợp lại chảy vào rãnh máng chích. Nhựa thông là dung dịch của tùng hương trong tinh dầu thông. Tinh dầu trong sản xuất thường vào khoảng 20-25% (trọng lượng) . Nhưng nếu tìm cách giảm thiểu sự mất mát do sự bay hơi của những chất dễ bay hơi trong tinh dầu thì tỷ lệ tinh dầu thu được có thể tới 35%. Nhựa thông khai thác bằng cách chích, tạo thành một vết thương trên thân cây thông. Tuỳ theo loài thông có thể chọn phương án khai thác nhựa khác nhau. Đối với cây Thông nhựa thì kinh doanh nhựa là chính, còn đối với thông Ba lá thì lấy gỗ phải là hàng đầu. Tuỳ theo đối tượng rừng mà chọn phương thức chích thích hợp: Chích nuôi dưỡng: áp dụng đối với rừng trong thời kì nuôi rừng, những cây đã đủ điều kiện chích nhựa. Chích nhựa được tiến hành trước thời kì chặt hạ 14 năm. Quá trình khai thác nhựa được chia thành 2 chu kì, mỗi chu kì 7 năm. Chu kì 1 bắt đầu trước khi chặt hạ 14 năm, chu kì 2 tiến hành trước chặt hạ 7 năm. Chích kiệt dần: áp dụng đối với cây cần được tỉa thưa Chích diệt: áp dụng đối với rừng khai thác. Phương thức khai thác nhựa phải tuân theo qui phạm, qui trình Nhà nước đã ban hành. Trong thời gian trước Cách mạng và trong thời kì 1960-1965 ở Miền Bắc áp dụng kĩ thuật mở máng hình chữ nhật, gọi là máng rộng bằng “cuốc vòi” để khai thác nhựa. Từ sau năm 1965, kĩ thuật mở máng hình chữ V đã bắt đầu được áp dụng và từ 1976 kĩ thuật này cũng được áp dụng để khai thác nhựa Thông Ba lá. Kĩ thuật chích nhựa với chất kích thích được áp dụng đồng thời thời với kĩ thuật chích chữ V (theo kinh nghiệm của Cộng hoà dân chủ Đức và Liên Xô). Kĩ thuật đó đến nay vẫn được áp dụng. Chưng cất nhựa thông thu được hai sản phẩm: Tinh dầu thông và Tùng hương Tinh dầu thông Tinh dầu thông là một hỗn hợp của một số terpenoid, chủ yếu là monoterpen như α- pinen, β-pinen, limonen, ∆3 Karen và sesquiterpen . Song Tinh dầu của mỗi loài thông có đặc điểm riêng, với những hợp chất đặc trưng như trong P. khasya có longifolen (Simonsen & Rau). 30
- Tinh dầu thông được dùng làm dung môi cho sơn, nguyên liệu để điều chế một số loại dược phẩm, tổng hợp camphor, thuốc trừ sâu toxaphen, v.v Chỉ tiêu đánh giá chất lượng Tinh dầu thông như bảng dưới: Bảng 13: Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu thông Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng TD Loại I Loại II 1. Cảm quan Trong suốt, không Trong suốt, không cặn và nước, mùi cặn và nước, mùi đặc trưng đặc trưng 2. Khối lượng riêng (200C) g/cm3 0,8570-0,8590 0,8605-0,8650 3. Chỉ số khúc xạ (250C) 1,4670-1,4720 1,4620-1,4725 4. Giới hạn sôi (0 C) 153-157 157-160 5. Thể tích thu được khi nhiệt dộ chưng tới 1700C không dưới (%) 95 95 6. Phần còn lại không bay hơi (%) không quá 2,5 3,5 7. Chỉ sô acid, không quá 0,5 0,7 Tùng hương Tùng hương là phần nhựa hoà tan trong Tinh dầu Thông. Khi chưng cất tách tùng hương ra khỏi dung dịch tỷ lệ thu được 70-75% trọng lượng. Thành phần hoá học chủ yếu của Tùng hương gồm: các axit nhựa (90% trọng lượng tùng hương); các axit béo (6%); những chất không xà phòng hóa (4%). Axit nhựa là phần quan trọng nhất của tùng hương gồm: axit pimaric (có hai dạng đồng phân, dextro- và levo-pimaric), axit Sapinic, a. abietic. Trong thành phần của tùng hương kỹ thuật, còn có những tạp chất lẫn vào trong quá trình khai thác nhựa, bảo quản, chưng cất. Thành phần hoá học của tùng hương Thông 3 lá: Palustric: 27,1%, Abietic: 37,3%, Neoabietic: 13,7%, Dehydroabietic: 5,6%, Pimaric: 7,4%, Isopimaric: 3,8%, Sandaracopimaric: 2,2%. Chất lượng tùng hương được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu vật lí qui định thành tiêu chuẩn như trong bảng dưới đây: Bảng 14: Chỉ tiêu chất lượng tùng hương Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng Loại I Loại II 1. Cảm 1. Cảm quan Trong suốt, vàng sáng Trong suốt, vàng đến đục, dòn, mùi đặc trưng sáng, đến đục, dòn khi đun chẩy mùi đặc trưng 2. Hàm lượng tạp chất (%) dưới 0,03 1,00 3.Nhiệt độ chẩy mềm trên 0C 70 65 4. Chỉ số acid 160-190 150-170 5.Hàm lượng chất không xà phòng hóa (%) không quá 3,00 5,00 6. Hàm lượng nước(%) không quá 0,40 0,50 7. Hàm lượng tro (%) không quá 0,20 0,50 Tùng hương là vật liệu làm phụ gia cho giấy, là một thành phần của sơn dầu, nguyên liệu của công nghiệp mực in, trong đó vai trò của tùng hương trong công nghiệp giấy là quan trọng nhất vì nhu cầu đối với giấy tăng không ngừng và chưa có vật liệu nào có thể thay thế. Sản lượng tùng hương tăng với tốc độ nhanh ở Việt nam do diện tích khai thác nhựa ngày càng mở rộng. Miền Bắc bắt đầu khai thác nhựa thông năm 1955 ở Hoàng mai (Nghệ 31