Kinh tế - Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu
Bạn đang xem tài liệu "Kinh tế - Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- kinh_te_ranh_gioi_giua_phan_tich_kinh_te_doc_lap_va_hoat_don.pdf
Nội dung text: Kinh tế - Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu
- Tác phẩm dịch DC-13 Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu? Kornai János Nguyễn Quang A dịch
- © 2011 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Tác phẩm dịch DC-13 Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu? Kornai János Nguyễn Quang A1 dịch Quan điểm được trình bày trong bài nghiên cứu này là của (các) tác giả và khơng nhất thiết phản ánh quan điểm của người dịch và VEPR. 1 Email: anguyenquang@gmail.com
- Mục lục Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập .1 “Nhà nước lớn” hay “Nhà nước nhỏ” (Những thay đổi cơ cấu) . .2 “Nhà nước năng động” hay “nhiều tự do hơn cho thị trường” (Chính sách tài khĩa ngắn hạn) .5 Vai trị của nhà kinh tế 7
- Ranh giới giữa phân tích kinh tế độc lập và hoạt động chính trị tích cực, ở đâu? Thí dụ của các hội đồng ngân sách độc lập⃰ Kornai János Việc viết các lập luận dưới đây được thúc đẩy bởi việc người ta mời tơi mở đầu một cuộc hội thảo. † Trong ngày càng nhiều nước, trong đĩ cĩ Hungary của chúng ta, đã hình thành các hội đồng ngân sách độc lập với chính phủ và với các đảng chính trị, và các cộng tác viên hàng đầu của các hội đồng này tụ tập tại Budapest để trao đổi kinh nghiệm. Thí dụ đạo Luật, mà theo đĩ Hội đồng Ngân sách Hungary được lập ra, quy định – và dư luận cũng mong đợi – rằng Hội đồng phải độc lập với chính phủ mọi thời và độc lập với đảng cầm quyền và các đảng đối lập, và hãy đứng xa các cuộc chiến chính trị nội địa. Tơi giả thiết rằng các quy định pháp lý và những mong đợi ở các nước khác cũng tương tự. Tơi đã thử suy nghĩ kỹ: tính độc lập này cĩ nghĩa là gì? Ranh giới giữa hoạt động chính trị liên quan đến cơng việc tài khĩa và hoạt động phân tích tài khĩa độc lập nằm ở đâu? Nĩi chung liệu cĩ thể vạch ra đường ranh giới như vậy hay khơng? Trong khi các lập luận của tơi, theo ngơn từ, chỉ liên quan trực tiếp đến phạm vi vai trị của một loại định chế độc lập đặc biệt, điều tơi muốn nĩi là tổng quát hơn và cĩ thể áp dụng – với những sự hiệu chỉnh cần thiết – cho các định chế độc lập khác nữa. Vì thế, tơi cũng cố gắng để đừng cơng bố bài viết này trong một tạp chí chuyên ngành tài chính tiền tệ, mà cơng bố nĩ trong tạp chí đến với giới rộng hơn của những người quan tâm đến cơng việc chung. ⃰ Hol a határ a független kưzgazdasági elemzés és az aktív politikai tevékenység kưzưtt? A független kưltségvetési tanácsok példája. Mozgĩ Világ, 2010/5 tr. 3-7 Nguyễn Quang A dịch † Dưới sự tổ chức của Hội đồng Ngân sách Hungary, hội thảo “Các tổ chức Tài chính Độc lập” đã diễn ra ngày 18 và 19 tháng Ba năm 2010 tại Budapest. Đầu tiên Tổng thống Sĩlyom Lászlĩ đã chào mừng hội thảo; sau đĩ là đến bài phát biểu mà là cơ sở cho bài viết này.
- Kornai János: Ranh giới ở đâu? “Nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ” (Những thay đổi cơ cấu) Tơi bắt đầu các lập luận của mình bằng phân tích các vấn đề của những thay đổi cơ cấu căn bản và của những cải cách sâu rộng. Tranh luận xảy ra trên khắp thế giới: trọng lượng, kích thước và ảnh hưởng đến cơng việc kinh tế của nhà nước nên là bao nhiêu? Cần đến “nhà nước lớn” hay “nhà nước nhỏ” hay nhà nước cĩ kích thước ở giữa? Nhiều sự kiện cĩ ý nghĩa lớn đã đưa câu hỏi này lên chương trình nghị sự. Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, trọng lượng của nhà nước đã vơ cùng lớn. Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã dẫn đến sự giảm mạnh mẽ vai trị của nhà nước một cách khơng thể tránh khỏi tại các nền kinh tế hậu xã hội chủ nghĩa. Trước hết ở Tây và Bắc Âu, việc duy trì nhà nước phúc lợi đã vấp phải những khĩ khăn kinh niên, và đã bắt đầu việc thu hẹp những đảm lãnh trách nhiệm của nhà nước. Trong khi hai thay đổi lịch sử lớn được nhắc đến, chỉ theo hướng giảm vai trị của nhà nước, cũng cĩ các hiện tượng thúc đẩy tăng vai trị của nhà nước. Khảo sát các nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế hiện thời nhiều người cho rằng một nguyên nhân của khủng hoảng là, nhà nước đã rút lui một cách thái quá khỏi việc điều tiết nền kinh tế. Cĩ các hệ quả tài khĩa cụ thể của bất cứ sự mở rộng hay thu hẹp nào của hoạt động nhà nước. Tỷ số chi tiêu của chính phủ trên GDP – trong cách tiếp cận đầu tiên – là một chỉ số tốt về tỷ trọng của nhà nước là bao nhiêu. Việc quy định vai trị của nhà nước là một quyết định chính trị. Trong thực tế người ta khơng đưa ra các quyết định liên quan đến “tổng trọng lượng” của nhà nước, người ta nĩi về về điều này đúng hơn chỉ trong các khẩu hiệu chính trị. Thế nhưng các quyết định cụ thể cĩ thể ra đời về phải tăng hay giảm tỷ lệ lương hưu mà nhà nước đảm bảo và tài trợ qua hệ thống hưu bổng bên trong tổng thu nhập tuổi già của dân cư. Hay một thí dụ khác: phải tăng hay giảm tỷ lệ tài trợ bằng tiền cơng cộng bên trong tổng chi tiêu cho chăm sĩc sức khỏe. Các quyết định này phải được đưa ra trong khung khổ của quá trình chính trị, phù hợp với hiến pháp và luật pháp của nước được nĩi đến, với sự chú ý đến các truyền thống của quá trình chính trị. Các quyết định chính trị – nếu phù hợp với các nguyên tắc – dựa trên sự lựa chọn giá trị. Sự bảo đảm quyền tự do cá nhân và khả năng lựa chọn, sự đồn kết với các thành viên khác của cộng đồng, sự 2
- Kornai János: Ranh giới ở đâu? đồng cảm với những người bất hạnh, những người cần sự giúp đỡ, quyền hưởng phúc lợi hiện tại đối với các nỗ lực hiện tại hoặc trách nhiệm và sự hy sinh cho tương lai – chính trị gia và cơng dân tham gia vào quá trình chính trị lựa chọn lập trường của mình trong sự xung đột của các giá trị cuối cùng thuộc loại như vậy. Theo quan điểm của tơi các định chế tài khĩa độc lập phải đứng xa các quyết định này. Cho dù trạng thái tâm lý-kinh tế gia, tức là phương thức suy nghĩ mà người ta đã nhồi vào đầu ĩc tất cả chúng ta trong thời sinh viên của chúng ta, cĩ gợi ý bất cứ thứ gì đi nữa, [các cộng sự của định chế độc lập] khơng cĩ quyền đưa ra lập trường trong các quyết định chính trị này. Nhưng điều này khơng cĩ nghĩa rằng phải im lặng khi người ta chuẩn bị và đưa ra các quyết định này. Tơi nhấn mạnh ba quan điểm mà về chúng khơng những là quyền mà cịn là nghĩa vụ của họ để lên tiếng. 1. Phân tích các tác động. Quan điểm đầu tiên: phân tích các tác động của quyết định chính trị. Hãy xem xét một thí dụ đã được nhắc tới. Việc tài trợ của hệ thống hưu trí cĩ di chuyển theo bất cứ hướng nào, thì việc này tác động đến ngân sách trong tương lai đến hàng chục năm. Và bên cạnh tác động tài khĩa, nĩ cũng cĩ tác động đến sự phân chia thu nhập được thực hiện trong từng thời điểm, ngồi ra đến sự phân chia lợi tức và chi phí giữa các thế hệ. Những người chuẩn bị quyết định, phải cĩ nghĩa vụ tiến hành phân tích tác động và cơng bố cơng khai. Hội đồng ngân sách độc lập hãy địi hỏi việc thực hiện phân tích tác động và việc cơng bố nĩ. Nếu phân tích tác động khơng được hồn thành, hãy phản đối. Nếu đã hồn thành, hãy xem xét kỹ lưỡng một cách khách quan với con mắt sắc bén và cơng bố phê phán của mình. Nếu cảm thấy là khơng thể tránh khỏi và cĩ khả năng, thì hãy tiến hành khảo sát đối chứng với các chuyên gia riêng của mình. 2. Kiểm tra tính nhất quán. Quan điểm thứ hai: kiểm tra tính nhất quán của các ý định hướng tới thay đổi vai trị của nhà nước. Tại Hoa Kỳ, những người cộng hịa đã thường mơ tả đặc điểm – với sự chỉ trích phê phán – chính sách của đảng dân chủ là “Big government, big spending, big taxes – nhà nước lớn, chi tiêu nhiều, nhiều thuế”. Chi tiêu nhiều cho nhà nước lớn và thu nhiều thuế – đây là chính sách hồn tồn hợp pháp. Ai khơng thích, đừng ủng hộ, mà hãy đứng lên chống lại nĩ trên chính trường. Ngược lại hội đồng ngân sách độc lập đừng chiến đấu vì nĩ, cũng đừng chống lại nĩ – đấy khơng phải là việc của hội đồng. Việc của hội đồng là xem xét kỹ lưỡng: để “chi tiêu nhiểu”, thì trong kế hoạch tài khĩa cĩ “thu nhiều thuế”, sự bù đắp khơng thể bỏ qua của chi tiêu lớn, hay khơng. Hãy “giảm thuế!”, những người cộng hịa rùm beng trong hoạt động chính trị Mỹ. Nếu quá trình chính trị lựa chọn việc này, nĩ cũng là quyết định chính trị hợp pháp. Định chế ngân sách độc lập đừng 3
- Kornai János: Ranh giới ở đâu? ủng hộ cũng đừng chống đối. Đấy khơng phải là việc của nĩ! Thế nhưng, nghĩa vụ của nĩ là xem xét cẩn trọng: đồng thời với việc giảm tổng các khoản thu thuế, thì trong kế hoạch ngân sách cĩ đi cùng với việc giảm tổng chi tiêu hay khơng. Các hội đồng ngân sách độc lập phải đứng lên chống lại chính sách kinh tế dân túy một cách gay gắt, mà khơng cần để ý đến việc nĩ hình thành trong khu vực nào của của vũ đài chính trị. Lời hứa khơng nhất quán, ngay cả với tư cách khẩu hiệu chính trị, cũng là trị rẻ tiền và cĩ hại. Hành động khơng nhất quán của chính phủ cịn nguy hiểm hơn nhiều. Khơng thể đồng thời giảm tổng thu và tăng tổng chi của nhà nước! Đây là hiện tượng đi cùng với những mối nguy hiểm nghiêm trọng, mà trong việc vạch trần và việc đương đầu với nĩ hội đồng ngân sách độc lập cĩ thể đĩng vai trị cực kỳ quan trọng. Tại điểm này tơi muốn nĩi vài lời về thâm hụt ngân sách. Tơi khơng thể đề cập đến mối quan hệ của thâm hụt ngân sách và chính sách kinh tế vĩ mơ phản-chu kỳ (contra-cyclical) – trong thời lượng cho phép tơi khơng đủ thời gian để trình bày. Tơi chỉ muốn nĩi về riêng thâm hụt ngân sách kéo dài mang tính cơ cấu mà thơi. Nhiều nhân tố ảnh hưởng đến thâm hụt tài khĩa của một năm: trạng thái xuất phát được kế thừa từ năm trước, dao động của sự hưng thịnh sản xuất, các biện pháp kinh tế hiện thời và vân vân. Nhưng nếu xem xét xu hướng của thâm hụt ngân sách trong năm đến mười năm, thì nĩ phản ánh các xu hướng liên quan đến vai trị của nhà nước. Nếu xu hướng kéo dài với thâm hụt ngân sách lớn, thì nĩ chứng tỏ rằng trong thời gian dài đĩ chính phủ khơng nhất quán một cách lâu dài. Giá trị trung bình của thâm hụt ngân sách được tính trong thời gian dài, và cịn đúng hơn sự tăng lên hay giảm đi của xu hướng thâm hụt, hay chính xác là gia tốc của sự tăng hay giảm thâm hụt khơng chỉ là số liệu kinh tế, mà đồng thời cũng là chỉ báo của đạo đức chính trị, số đo của tính chân thực hay giả tạo của hoạt động chính trị. Nếu chính trị gia muốn nhà nước lớn và cĩ ảnh hưởng sâu rộng, thì hãy đảm nhận các hệ quả tài khĩa của nĩ, và hãy thu nhiều thu ngân sách nhà nước hơn cho việc ấy! Nếu muốn tăng sự tự chủ của cơng dân và doanh nghiệp thì trong việc ra quyết định liên quan đến chi tiêu hãy đảm nhận việc thu hẹp chủ nghĩa gia trưởng của nhà nước! Thâm hụt ngân sách cao trong thời gian dài, mức gia tăng của nĩ là dấu hiệu tai họa: nĩ phản ánh rằng khu vực chính trị vi phạm một cách lâu dài nguyên tắc cân đối bù trừ bắt buộc, khơng đảm nhận các hậu quả của chính sách kinh tế của chính mình ở bên thu và bên chi một cách cùng nhau, đồng thời. 3. Minh bạch. Quan điểm thứ ba: tính minh bạch của chính sách tài khĩa. Các định chế tài khĩa độc lập phải địi hỏi rằng trước các quyết định chính trị khơng chỉ một nhĩm hẹp của những người ra quyết 4
- Kornai János: Ranh giới ở đâu? định và những người cĩ thẩm quyền hiểu rõ các quyết định tài khĩa và các hậu quả của chúng, mà cả dư luận rộng rãi nữa. Hãy yêu cầu những người chuẩn bị ngân sách phải chuẩn bị các bảng biểu, các đồ thị được soạn thảo rõ ràng mà chúng phản ánh một cách trung thực và dễ cảm nhận các đặc trưng của những mối quan hệ chính; cĩ thể hiểu được cả đối với các cơng dân quan tâm, những người khơng được đào tạo về kinh tế học. Nếu họ lẩn tránh việc này, thì trong trường hợp cần thiết bản thân [định chế độc lập] hãy làm cơng việc này. Trong mọi trường hợp phải phiên dịch biệt ngữ chuyên mơn của các nhà kinh tế và những lời phát biểu tránh né lăng nhăng cĩ thể của các chính trị gia thành lời phát biểu rõ ràng và đơn nghĩa, dứt khốt. Gắn mật thiết với việc này là việc kiểm tra xem ngân sách nĩi riêng và việc tính tốn các quá trình tài khĩa nĩi chung cĩ đúng khơng. Liệu đằng sau các con số cĩ các “thủ thuật” hay “sáng tạo kế tốn” nào hay khơng? Cĩ thể nĩi rằng đấy là vấn đề chuyên mơn hẹp. Nhưng ở đây các số liệu khơng chỉ cĩ trong tay các nhà kinh tế học, các nhà kế tốn, các nhà thống kê. Lĩnh vực chính trị cĩ thể gợi ý rằng nếu họ khơng làm giả các số liệu đi nữa, nhưng họ cĩ thể sắp xếp lại theo cách này hay cách nọ, bởi vì khi đĩ chúng tạo cảm tưởng tốt hơn. Cần sự thơng thạo chuyên mơn và sự cương quyết đạo đức để cho định chế ngân sách độc lập chống lại các nỗ lực bĩp méo loại như vậy. “Nhà nước năng động” hay “nhiều tự do hơn cho thị trường” (Chính sách tài khĩa ngắn hạn) Tơi chuyển sang các vấn đề của chính sách tài khĩa ngắn hạn. Ở đây cịn khĩ khăn hơn để vạch ra đường ranh giới: thẩm quyền của định chế độc lập kết thúc ở đâu, và trách nhiệm của nhà chính trị bắt đầu ở đâu. Trong những ngày này cĩ nhiều tranh luận cả trong giới chính trị, cả trong giới của các nhà kinh tế học, về các nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế cũng như về các khả năng và những hạn chế của việc ngăn chặn các cuộc khủng hoảng mới. Thật ảo tưởng để tin rằng đấy là cuộc tranh luận chuyên mơn, khơng mang tính giá trị (value-free). Đứng đằng sau các lập trường tranh luận với nhau và các kiến nghị, khơng chỉ là các lý thuyết kinh tế cạnh tranh nhau, mà cũng là các các thế giới quan chính trị khác nhau và các hệ giá trị khác nhau nữa. Tơi chỉ đưa ra một thí dụ duy nhất. Nhà nước (kể cả chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương) hãy làm gì, nếu một doanh nghiệp cơng nghiệp hay giao thơng lớn và cĩ tầm quan trọng hoặc một tổ chức phi vụ lợi quan trọng mất khả năng thanh tốn? Cĩ cứu vớt nĩ khơng? Nếu nhà nước 5
- Kornai János: Ranh giới ở đâu? khơng cứu vớt, và nĩ khơng thể tiếp tục hoạt động, nhiều người mất việc làm, và các tác động lan tỏa sẽ làm tăng thất nghiệp hơn nữa, chưa nĩi đến các hậu quả xã hội và kinh tế xấu khác. Nếu nhà nước kéo doanh nghiệp khỏi tai họa, thì việc này cĩ tác động xấu đến các lãnh đạo doanh nghiệp. Sự cứu vớt xảy ra càng nhiều lần và ở quy mơ càng rộng, thì các lãnh đạo doanh nghiệp càng cảm thấy rằng họ cĩ thể nhờ vả đến bàn tay cứu trợ của nhà nước gia trưởng. Triệu chứng của “ràng buộc ngân sách mềm' hình thành và được củng cố. Các khuyến khích phủ định, các “trừng phạt” tự động đi cùng với việc làm ăn lỗ lã bị yếu đi. Sự thịnh hành của ràng buộc ngân sách mềm là sự khuyến khích thực sự cho việc kinh doanh vơ trách nhiệm. Việc làm cho vấn đề cịn khĩ khăn hơn là, cĩ thể cĩ nhiều loại nguyên nhân cĩ vai trị trong việc xảy ra thất bại, bên cạnh quản lý tồi là diễn biến xấu của thị trường hay giá hành chính được định thấp một cách nhân tạo và vân vân. Khơng hiếm là, tổ chức thua lỗ triền miên cĩ vị trí độc quyền, và việc từ chối cứu vớt trên thực tế khơng thể xuất hiện. Trong mọi trường hợp, phát sinh các tác động tài khĩa. Nếu ngẫu nhiên đấy là các doanh nghiệp hay tổ chức thuộc sở hữu nhà nước, thí dụ như các doanh nghiệp giao thơng cơng cộng, các tổ chức y tế hay giáo dục, thì tác động tài khĩa xuất hiện một cách trực tiếp. Cuối cùng ngân sách nhà nước phải gánh chịu sự thiệt hại, các khoản chi khổng lồ để giải quyết nợ nần gia tăng và để duy trì các tổ chức đang chìm trong bể nợ nần đều đổ dồn lên ngân sách nhà nước. Sự tái phân phối bất cơng xảy ra: người ta cứu vớt những kẻ vỡ nợ bằng gánh nặng tài chính của các cơng dân đĩng thuế hiện tại và tương lai. Việc xem xét lại vấn đề này làm sáng tỏ: ẩn náu đằng sau thế lưỡng nan “cứu vớt hay bỏ rơi” là các lựa chọn giá trị phức tạp. Cơng ăn việc làm, đảm bảo quyền được làm việc là một giá trị quan trọng hàng đầu. Nhưng tái phân phối cơng bằng cũng là giá trị quan trọng hàng đầu. Những người gây ra tai họa phải trả giá cho nĩ, chứ khơng phải những người vơ tội. Sự lựa chọn giá trị của việc phân chia gánh nặng của hơm nay và ngày mai cũng xuất hiện ở đây. Việc từ chối cứu vớt hơm nay đi cùng với những khĩ khăn lớn. Ngược lại, tác động gây sa đọa, làm lỏng kỷ luật tài chính của việc cứu vớt được lặp lại và hàng loạt làm suy yếu kỷ luật và hiệu quả sản xuất ngày mai và trong tương lai xa hơn. Vì thế mọi quyết định cứu vớt là các quyết định chính trị. Khơng phải là nhiệm vụ của hội đồng ngân sách độc lập để đưa ra lập trường về chuyện khi nào phải cứu vớt tổ chức nào và khi nào và tổ chức nào phải để mặc cho số phận của nĩ. Đừng ủng hộ, cũng đừng phản đối các hành động cứu vớt; đừng nhận lấy trách nhiệm quyết định từ các nhà quyết định cĩ thẩm quyền. Nhiệm vụ của các nhà 6
- Kornai János: Ranh giới ở đâu? phân tích tài khĩa độc lập là, trình bày càng đầy đủ, càng sắc nét càng tốt các hệ quả ngắn hạn và dài hạn khác nhau của các lựa chọn quyết định khả dĩ. Trước hết phải địi hỏi các cơ quan nhà nước chuẩn bị các quyết định hãy chỉ ra các tác động một cách cĩ lương tâm. Nếu điều này khơng xảy ra, thì hội đồng độc lập hãy lớn tiếng lưu ý về sự bê trễ đĩ. Cịn nếu cĩ sự phân tích như vậy, thì định chế tài khĩa độc lập hãy phê phán nghiêm túc phân tích ấy. Phải thơng báo cho cơng luận một cách khác quan và thơng thạo về các hậu quả dự kiến của các quyết định của nhà chính trị. Vai trị của nhà kinh tế Nhà kinh tế học hàn lâm cĩ vị thế ngoại lệ đáng ghen tỵ. Anh ta cĩ thể làm, rằng trong một nửa của tiểu luận anh ta tiến hành phân tích thực chứng, khách quan, cịn trong nửa kia thì đưa ra các khuyến nghị liên quan đến những việc phải làm. Tơi nĩi thêm (và điều này ít hiển nhiên hơn và ít phổ biến hơn): cần nĩi rõ là các khuyến nghị của mình dựa trên các lựa chọn giá trị nào. Khơng bắt buộc phải giãi bày chi tiết hệ giá trị chung gợi ý các khuyến nghị trong mỗi bài viết. Nhưng thỉnh thoảng, nhất là trong các cơng trình lớn hơn, bao quát hơn, phải làm điều này. Về các thế lưỡng nan chính trị khơng thể nêu lập trường một cách khơng mang giá trị. Tình thế là khác đối với nhà kinh tế học, khơng chỉ viết báo, viết sách và giảng dạy, mà tham gia phục vụ cơng việc chung. Theo tơi, người đĩ phải lựa chọn giữa hai loại vai trị. Cĩ thể đảm nhận làm cố vấn cho chính phủ, hay cho một đảng chính trị đối lập. Với tư cách như vậy, người đĩ tham gia vào quá trình hình thành quyết định chính trị. Nĩi cách khác, người đĩ tham gia vào chính trị. Hoặc làm việc mà các cộng sự của các hội đồng ngân sách độc lập đảm nhiệm: đứng ngồi chính trị. Hoặc việc này hoặc việc kia. Như Jĩzsef Atilla đã diễn đạt một cách ý nhị: “khéo xoay xở, mèo khơng bắt được chuột đồng thời ở ngồi và ở trong”. Đúng là, đường ranh giới là mong manh giữa phạm vi hoạt động được phép của nhà phân tích tài khĩa độc lập, đứng ngồi chính trị và khơng thiên vị về mặt chính trị và của nhà kinh tế tham gia tích cực vào việc lập chính sách. Đây đĩ đường ranh giới bị nhịe đi; cĩ một vùng xám, nơi bờ ranh của hai phạm vi hầu như hịa vào nhau. Thế nhưng, mỗi ngày các nhà phân tích độc lập vẫn phải cố gắng và chiến đấu một lần nữa để tơn trọng ranh giới. 7