Kinh tế phát triển - Hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 93 trang vanle 4690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế phát triển - Hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkinh_te_phat_trien_hoi_nhap_kinh_te_quoc_te.pdf

Nội dung text: Kinh tế phát triển - Hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Chuyên đề HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Tài liệu dành cho đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa) Biên soạn: PGS.TS Bùi Huy Nhƣợng HÀ NỘI - 2012
  2. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1 1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 1 1.2. Hình thức hội nhập kinh tế quốc tế 2 1.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 4 1.3.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 4 1.3.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 5 1.4. Nhân tố thác đẩy quá trình hội nhập KTQT 7 CHƢƠNG 2:CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 10 2.1 Thuế quan và hạn ngạch xuất, nhập khẩu 10 2.1.1. Thuế xuất, nhập khẩu 10 2.1.2. Hạn ngạch (quotas) 10 2.2. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu 11 2.2.1. Cấm xuất, nhập khẩu 11 222. Giấy phép nhập khẩu (import licences) 12 2.3. Các rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại 13 2.3.1. Các quy định kỹ thuật (techical requirements) tiêu chuẩn (standards) và thủ tục xác định sự phù hợp 13 2.3.2. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp 14 2.3.3. Kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary). 14 2.3.4. Thủ tục về đóng gói sản phẩm 16 2.3.5. Yêu cầu về dán nhãn sinh thái 16 2.3.5. Các yêu cầu về phƣơng pháp sản xuất/ khai thác và chế biến sản phẩm (PPM) 17 2.4. Quy tắc xuất xứ 18
  3. 2.5. Thủ tục hành chính 18 CHƢƠNG 3:NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 20 3.1. Giới thiệu về WTO 20 3.1.1. Sự ra đời của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) 20 3.1.2. Mục tiêu và chức năng hoạt động của WTO 22 3.1.3. Nguyên tắc pháp lý của WTO 23 3.1.4. Cơ cấu tổ chức của WTO 24 3.1.5. Quá trình thông qua quyết định trong WTO 26 3.2. Các cam kết đa phƣơng của Việt nam trong WTO 26 3.2.1. Tổng quan về cam kết đa phƣơng của Việt nam trong WTO 26 3.2.2. Một số nội dung chính trong cam kết đa phƣơng của Việt Nam khi gia nhập WTO 27 3.3. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ 30 3.3.1. Biểu cam kết dịch vụ 30 3.3.2. Cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng và tài chính 31 CHƢƠNG 4:MỘT SỐ LIÊN KẾT VÀ HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ ĐIỂN HÌNH 39 4.1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 39 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 39 4.1.2 Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN 41 4.1.3. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN 44 4.2. Giới thiệu tổng quan về AFTA 46 4.2.1. Quá trình hình thành AFTA 46 4.2.3. Quá trình tham gia AFTA và lịch trình giảm thuế của Việt Nam 47 4.2.4. Tình hình thực Men AFTA của việt Nam 48 4.3.3. Mục tiêu 53 4.4.1. Giới thiệu chung về ASEM 57
  4. 4.4.2. Kết quả hợp tác 59 4.4.3. ASEM qua các kỳ họp cấp cao 60 4.4.4. Việt Nam & ASEM 62 CHƢƠNG 5:TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI VIỆT NAM 68 5.1. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 68 5.2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam 70 5.2.1. Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội nhập 70 5.2.2. Cơ hội và thách thức của Hội nhập đối với nền kinh tế Việt Nam. 75 5.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam. 79 5.3.1. Thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam 79 5.3.2. Khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam 80 5.3.4. Thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam 87
  5. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế Thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế đƣợc sử dụng từ những năm giữa thập niên 1990 cùng với quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN, tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và các thế chế kinh tế quốc tế khác.Đặc biệt, kế từ khi gia nhập WTO, cụm từ này đƣợc sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Song song với thuật ngữ hội nhập kinh tế quốc tế, ngƣời ta thƣờng sử dụng kết hợp các cum từ nhƣ nhất thế hóa nền kinh tế thế giới, liên kết kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa, Sự khác biệt giữa chúng chủ yếu là phạm vi và nội dung hợp tác kinh tế giữa các nƣớc. Thuật ngữ liên kết kinh tế quốc tế thƣờng đƣợc sử dụng khi nói về các quan hệ kinh tế trên cơ sở tự do hóa mậu dịch giữa các nƣớc trong cùng khu vực nhƣ Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EC), Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Thị trƣờng chung Trung Mỹ (CACM), Cộng đồng Caribê và Thị trƣờng chung (CARICOM), Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), v.v Có nhiều sách đồng nghĩa giữa hai khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết kinh tế quốc tế. Nhƣ vậy, có thể khẳng định hiện vẫn không có một định nghĩa chuẩn nào về khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế . Hiện có hai cách hiếu khác nhau về hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ nhất, hiểu theo nghĩa hẹp coi hội nhập kinh tế quốc tế là sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Thứ hai, cách hiểu theo nghĩa rộng, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình mở cửa nền kinh tế và tham gia vào mọi mặt của đời sống quốc tế; đối lập với tình trạng đóng cửa, cô lập hoặc ít giao lƣu quốc tế. Theo một cách chung nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình các nƣớc tiến hành các hoạt động tăng cƣờng sự gắn kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau dựa trên sự chia sẻ nguồn lực và lợi ích trên cơ sở 1
  6. tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế. Nhƣ vậy, kết quả của hội nhập là tính tụ- chủ về kinh tế của mỗi nƣớc sẽ bị giảm đi và sự phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập hình thành nên các định chế và chủ thế mới Những chủ thể quốc tế mới này có thế dƣới dạng (i) hoặc là một tổ chức liên chính phủ (các thành viên vẫn giữ chủ quyền quốc gia trong việc định đoạt chính sách, chẳng hạn nhƣ tổ chức Liên hiệp quốc, ASEAN ), (ii) hoặc là một tố chức siêu quốc gia (các thành viên trao toàn bộ chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia, hình thái này có thể giống nhƣ mô hình nhà nƣớc liên bang, chăng hạn nhƣ Hoa Kỳ, Canada (iii) hoặc là một tổ chức lai ghép giữa hai hình thái trên (các thành viên trao một phân chủ quyền quốc gia cho một cơ cấu siêu quốc gia và vẫn giữ một phần chủ quyền cho riêng mình, chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp EU hiện nay). Chủ thế của hội nhập quốc tế trƣớc hết là các quốc gia, chủ thể chính của quan hệ quốc tế có đủ thẩm quyền và năng lực đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế. Bên cạnh chủ thể chính này, các chủ thể khác cùng hợp thành lực lƣợng tổng hợp tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. 1.2. Hình thức hội nhập kinh tế quốc tế Nhƣ trên đã chỉ rõ, hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nƣớc với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phƣơng đến song phƣơng, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Theo mức độ các cam kết mở cửa nền kinh tế trong quá trình hội nhập, hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo một số nhà kinh tế, tiến trình hội nhập kinh tế đƣợc chia thành năm mô hình cơ bản từ thấp đến cao nhƣ sau: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình hội nhập. Theo đó, các nƣớc thành viên dành cho nhau các ƣu đãi thƣơng mại trên cơ sở cắt giảm thuế quan, nhƣng còn hạn chê về phạm vi, thể 2
  7. hiện ở số lƣợng các quốc gia thành viên tham gia, số lƣợng các mặt hàng đƣa vào diện cắt giảm thuế quan và mức độ cắt giảm. Ví dụ hội nhập theo hình thức này có Hiệp định PTA của ASEAN năm 1977, Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng Việt-Mỹ năm 2001, Hiệp định GATT năm 1947 và 1994, Khu vực mậu dịch tự do (FTA): Theo hình thức này, tất cả các thành viên trong khối phải thực hiện việc cắt giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lƣợng (có thế bao gồm cả việc giảm và bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong quan hệ thƣơng mại hàng hóa khi buôn bán trao đổi với nhau trong khối, nhƣng vẫn duy trì chính sách thuế quan độc lập đối với các nƣớc ngoài khối đó. Nhƣ vậy, kết quả là các nƣớc thành viên mất quyền tự chủ về chính sách thƣơng mại khi buôn bán với nhau, nhƣng vẫn đƣợc tự chủ chính sách thƣơng mại ngoại khối. Ví dụ của hình thức này là Khu vực mậu dịch tự do Bắc Âu (EFTA), Khu vực mậu dịch tự do bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Những năm gần đây, phần lớn các hiệp định FTA mới có phạm vi lĩnh vực điều tiết rộng hơn nhiều. Ngoài lĩnh vực hàng hóa, các hiệp định này còn có những quy định tự do hóa đối với nhiều lĩnh vực khác nhƣ dịch vụ, đầu tƣ, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ Ví dụ: Hiệp định FTA giữa ASEAN với Úc-Niudilân (2009), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dƣơng (TPP- đang đàm phán). Liên minh thuế quan (CU): Đây là hình thức phát triển cao hơn của hình thức trên. Theo đó các nƣớc thành viên thống nhất ngoài việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thƣơng mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nƣớc bên ngoài khối. Nhƣ vậy, kết quả là tất cả các nƣớc áp dụng chính sách thuế quan thống nhất. Ví dụ của hình thức này là nhóm ANDEAN và Liên minh thuế quan Nga-Bêlarút- Cadăcxtan. Thị trường chung (hay thị trƣờng duy nhất): Theo hình thức này, tất cả các nƣớc thành viên thống nhất ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàng rào phi quan thuế trong thƣơng mại nội khối và có chính sách thuế quan chung đối với ngoài khối, các thành viên còn thống nhất xóa bỏ tất cả các hạn chế đối 3
  8. với việc lƣu thông các yếu tố sản xuất khác nhƣ vốn và lao động để tạo thành một thị trƣờng thống nhất (chung) cho tất cả các thành viên trong khối. Ví dụ của hình thức này nhƣ Liên minh châu Âu đã trải qua giai đoạn xây dựng thị trƣờng duy nhất (Thị trƣờng chung châu Âu) trƣớc khi trở thành một liên minh kinh tế. Liên minh kinh tế- tiền tệ Là hình thức hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựa trên cơ sở một thị trƣờng chung duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế và tiền tệ chung. Điển hình là sử dụng một đồng tiền chung, ngân hàng trung ƣơng thống nhất của khối. Hiện nay trên thế giới chỉ có EU phát triển ở hình thức này. Đối với một nƣớc không nhất thiết phải tham gia vào tiến trình hội nhập theo một cách tuần tự nhƣ trên. Ngƣợc lại, tùy theo đặc điểm của mình, mỗi quốc gia có thể lựa chọn hình thức hội nhập cho phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản phải trải qua các bƣớc hội nhập từ thấp đến cao, việc đốt cháy giai đoạn chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện đặc thù nhất định mà thôi. Hội nhập kinh tế là nền tảng hết sức quan trọng cho sự tồn tại bền vững của hội nhập trong các lĩnh vực khác, đặc biệt là hội nhập về chính trị và nhìn chung, đƣợc các nƣớc ƣu tiên thúc đẩy giống nhƣ một đòn bẩy cho hợp tác và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. 1.3. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế Khẳng định hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thế giới cũng đồng thời chỉ ra đó là con đƣờng phát triển duy nhất đối với các nƣớc trong điều kiện toàn cầu hóa là tham gia hội nhập kinh tế quốc tế. Điều này đƣợc khẳng định bởi rất nhiều lợi ích mà hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho các nƣớc. 1.3.1. Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội nhập giúp mở rộng thị trƣờng để thúc đẩy thƣơng mại và các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế-xã hội. Hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nƣớc 4
  9. tiếp cận thị trƣờng quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. Hội nhập cũng tạo động lực cho các quốc gia thúc đấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh trong nƣớc, từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp; đồng thời, làm tăng khả năng thu hút đâu tƣ vào nên kinh tế. Hội nhập giúp nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa học công nghệ quốc gia, nhờ hợp tác giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nƣớc và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ từ các nƣớc tiên tiến. Hội nhập tạo cơ hội cho ngƣời tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lƣợng với giá cạnh tranh hơn; đƣợc tiếp cận và giao lƣu nhiều hơn với các quốc gia khác; mở rộng cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nƣớc. Hội nhập tạo điều kiện đế các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó có thể đề ra chính sách phát triển phù hợp hơn đối với tình hình của đất nƣớc. Hội nhập tạo điều kiện để mỗi nƣớc tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, giúp tăng cƣờng uy tín và vị thế quốc tế, cũng nhƣ khả năng duy trì an ninh, hòa bình và ổn định để phát triến. Hội nhập giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế để các nƣớc tập trung cho phát triển; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nƣớc đế giải quyết những vân đề quan tâm chung của khu vực và thế giới . 1.3.2. Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đƣa lại những lợi ích mà còn gây ra những bất lợi và thách thức mà các nƣớc phải đối mặt, trong đó đặc biệt là: Hội nhập làm gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, thậm chí là phá sản, từ đó gây nhiều hậu quả về 5
  10. mặt kinh tế - xã hội nhƣ nạn thất nghiệp gia tăng, tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Hội nhập làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế mỗi quốc gia vào thị trƣờng bên ngoài và, do vậy, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thƣơng trƣớc những biến động lớn của thị trƣờng quốc tế nhƣ tình trạng khủng hoảng, hay suy thoái kinh tế khu vực và thế giới. Trong quá trình hội nhập, các nƣớc đang phát triển khó chen chân đƣợc vào chuỗi giá trị toàn cầu trong sản xuất của các ngành công nghiệp then chốt. Do vậy, phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên và lao động, nhƣng có giá trị gia tăng thấp, về dài hạn, các nƣớc này có thể trở thành bãi rác thải công nghiệp và công nghệ thấp, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt và tình trạng hủy hoại môi trƣờng. Hội nhập có thể tạo ra một số thách thức đối với vấn đề độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia; mất văn hóa và bản sắc dân tộc và gái trị truyền thống. Hội nhập có thể đặt các nƣớc trƣớc nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cƣ bất hợp pháp Nhƣ vậy, hội nhập kinh tế quốc tế có tính hai mặt. Việc khai thác và phát huy lợi ích đến đâu và hạn chế các bất lợi nhƣ thế nào phụ thuộc rất lớn vào chính sách của mỗi nƣớc. Thực tế, nhiều nƣớc đã khai thác rất tốt các cơ hội và lợi ích của hội nhập để đạt đƣợc tăng trƣởng và phát triển kinh tế-xã hội cao, ổn định trong nhiều năm liên tục, nhanh chóng vƣơn lên hàng các nƣớc công nghiệp mới và tạo dựng đƣợc vị thế quốc tế đáng nể, đồng thời xử lý khá thành công các bất lợi và thách thức của quá trình hội nhập, đó là trƣờng hợp Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Malaixia, Mêhicô, Braxin Một số nƣớc tuy vẫn gặt hái đƣợc nhiều lợi ích từ hội nhập, song xử lý chƣa tốt mặt trái của quá trình này, nên phải đối mặt với nhiều khó khăn, 6
  11. thách thức lớn, có thể kể tới trƣờng họp Thái Lan, Phi-líp-pin, Inđônêxia, Việt Nam, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Nhƣng xét một cách chung nhất, trong điều kiện hiện nay hội nhập quốc tế trở thành lựa chọn chính sách của hầu hết các nƣớc trên thế giới. 1.4. Nhân tố thác đẩy quá trình hội nhập KTQT Trải qua quá trình phát triển lâu dài, quan hệ kinh tế giữa các nƣớc ngày càng trở nên phổ biến, bao quát nhiều lĩnh vực với nhiều hình thức khác nhau rất phong phú và đa dạng. Đặc biệt, trong vài thập kỷ gần đây xuất hiện những yếu tố kinh tế kỹ thuật rất mới dẫn đến bƣớc phát triển nhảy vọt của toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế. Một số yếu tố cơ bản thúc đẩy quá trình hội nhập KTQT bao gồm: Sự phát triển ngày càng cao của khoa học công nghệ Quá trình công nghiệp hóa và sự phát triển của nền kinh tế tri thức đang trở thành xu thế pho biến ở các quốc gia, điều này đƣợc thế hiện rõ ở các quốc gia phát triến. Đối với các nƣớc đang phát triển cũng đã kết hợp bƣớc chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Tất cả đó là thành tựu của khoa học công nghệ. Sự phát triển của kinh tế tri thức dự trên các công nghệ có hàm lƣợng khoa học kỹ thuật cao, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ vận tải, đã mở ra điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập. Chính sự phát triển nhƣ vũ bảo của khoa học kỹ thuật đã làm phá vỡ hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con ngƣời trên tất cả các mặt giầu các quốc gia. Các quốc gia dù muốn hay không đều chịu tác động của của quá trình toàn cầu hoá và đƣơng nhiên để tồn tại và phát triển trong điều kiện hiện này không thể không tham gia quá trình toàn cầu hoá, tức là hội nhập quốc tế. Sự chuyển đổi trong chính sách phát triển kinh tế của các nƣớc Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song tốc độ của toàn cầu hoá phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa của các quốc gia. Quá trình hội nhập chính là kết quả của việc các quốc gia trên thế giới đều tiến hành cải cách mở cửa, thực hiện tƣ nhân hoá và tự do lƣu thông hàng hóa, dịch vụ, vốn và sức 7
  12. lao động. Lịch sử phát triển đã khẳng định để tạo ra bƣớc đột phá trong phát triển kinh tế, các quốc gia buộc phải mở cửa và áp dụng chính sách hƣớng ngoại. Để thực hiện chính sách này đòi hỏi các quốc gia phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phải coi thị trƣờng quốc tế là cơ sở của quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu chuẩn mực của thị trƣờng quốc tế. Muốn vậy đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa nền kinh tế, cho nhập các thành tựu công nghệ, thu hút vốn đầu tƣ để xây dựng và phát triển một cơ cấu ngành kinh tế phù hợp. Nhƣ vậy với chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu, trên thực tế đã đẩy đến xu thế gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, giữa các nền kinh tế thông qua thực hiện phân công lao động quốc tế dựa trên thế mạnh của từng nền kinh tế dân tộc. Sự gia tăng của các vấn đề toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải cùng hợp tác giải quyết. Khi nền kinh tế càng phát triển sẽ càng phát sinh nhiều vấn đề mang tính toàn cầu, phổ biến ở các quốc gia đòi hỏi phải có sự phối hợp để giải quyết. Những vấn đề mang tính chất toàn cầu đó là sự phân hoá giàu nghèo, sự ô nhiễm môi trƣờng, dịch bệnh, vấn đề biến đổi khí hậu, Những vấn đề này liên quan đến mọi quốc gia, có tác động trên phạm vi toàn thế giới, nó quyết định sự phát triển tồn vong của toà thể cộng đồng nhân loại. Để giải quyết các vấn đề mang tính chất toàn cầu nói trên đòi hỏi không chỉ phải có sự gắng nỗ lực của bản thân mỗi quốc gia, mà cần có sự phối hợp của các nƣớc trong khi giải quyết các vấn đề đó. Bản thân mỗi quốc gia, cho dù là quốc gia phát triển hay chậm phát triển cũng thể tự mình giải quyết triệt đế các vấn đề liên quan đến toàn thế giới. Sự lớn mạnh của các công ty xuyên quốc gia về hệ thống sản xuất và phân phối trên phạm vi toàn cầu. Với tiềm lực về vốn và công nghệ của mình, các công ty xuyên và đa quốc gia giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Chính sự phát triển 8
  13. mạnh mẽ của các công ty xuyên quốc gia trên phạm vi toàn cầu đã tạo ra tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Mỗi quốc gia có thể tham gia vào một công đoạn trong dây chuyền sản xuất quốc tế và cũng vì vậy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau gia tăng. Các công ty đa và xuyên quốc gia đã đóng vai trò rất to lớn trong việc tăng gái trị xuất khẩu, gia tăng mạnh mẽ vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các nƣớc đang phát triển đẩy mạnh tiến trình hội nhập của nền kinh tế này vào nền kinh tế thế giới nói chung. Vì vậy, có thể nói chính sự bành trƣớng của các công ty xuyên quốc gia vào các quốc gia khác đã tạo ra sợi dây liên hệ và phụ thuộc giữa các nền kinh tế, giảm bớt sự ngăn cách trong phát triến của nhiều quốc gia trên thế giới. Sự ra đòi và phát triển của các định chế quốc tế mang tính khu vực và toàn cầu. Trên thế giới có rất nhiều các định chế và tổ chức quốc tế đƣợc hình thành và có ảnh hƣởng lớn tới quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá. Trong số đó điển hình là WTO, IMF, WB và các tổ chức khu vực khác nhƣ EU, NAFTA, APEC Hầu hết mục tiêu và chức năng của các tổ chức này là nhằm thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế giữa các nƣớc thành viên. Tất cả các định chế và các tổ chức quốc tế đều hƣớng tới việc cắt giảm, tiến tới việc xóa bỏ các rào cản về thƣơng mại và đầu tƣ giữa các nƣớc; thúc đẩy quá trình hợp tác song phƣơng và đa phƣơng đã làm tăng lên sự gắn bó tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, thực chất nó đã thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc trong nội bộ tổ chức. Kết quả của quá trình cắt giảm là tiến đến hình thành một thị trƣờng thống nhất trong khu vực. 9
  14. CHƢƠNG 2 CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1 Thuế quan và hạn ngạch xuất, nhập khẩu 2.1.1. Thuế xuất, nhập khẩu Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng công cụ thuế quan, hay còn gọi là thuế xuất, nhập khẩu để quản lý hoạt động XNK của mình. Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa khi tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu. Mức thuế quan có thể dao động từ mức thấp nhất là 0% cho đến mức cao nhất, tùy theo quy định của mỗi nƣớc. Nếu chính phủ đánh thuế thấp đồng nghĩa với việc Chính phủ khuyến khích việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, hay nhóm mặt hàng đó. Ngƣợc lại, nếu chính phủ đánh thuế cao đồng nghĩa với việc Chính phủ hạn chế việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, hay nhóm mặt hàng đó. Ƣu điểm của công cụ thuế quan là dễ áp dụng, có thể áp dụng ở hầu hết các mặt hàng, tạo ra sự bình đẳng cho tất cả doanh nghiệp tham gia vào quá trình XNK, tăng nguồn thu cho ngân sách, Tuy nhiên, khó khăn khi áp dụng công cụ này là xác định mức thuế quan tối ƣu để vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, vừa quản lý đƣợc hoạt động XNK mà lại tránh đƣợc tình trạng buôn lậu. Trong xu thế hội nhập hiện nay, với các cam kết quốc tế thì chính phủ các nƣớc đang mất dần quyền chủ động trong việc đề ra chính sách thuế quan nhập khấu. 2.1.2. Hạn ngạch (quotas) Hạn ngạch là quy định hạn chế về số lƣợng hoặc trị giá một mặt hàng nào đó đƣợc phép xuất hoặc nhập khẩu Có nhiều loại hạn ngạch khác nhau nhƣ: hạn ngạch áp dụng đối với tất cả các nƣớc, hay một nhóm nƣớc nào đó; hạn ngạch song phƣơng, hạn ngạch theo sản phẩm, hạn ngạch xuất khẩu; hạn ngạch thuế quan, .Các quy định của WTO không cho phép các thành viên áp dụng biện pháp hạn ngạch. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp đặc biệt, hạn 10
  15. ngạch có thể đƣợc áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử nhƣ: Đƣợc áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lƣơng thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; Việc sử dụng công cụ hạn ngạch nhập khấu có thể gây ra tình trạng khan hiếm hàng hoá trong nƣớc, sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp đƣợc phân bổ hạn ngạch; khó khăn trong việc lựa chọn tiêu chí phân bổ hạn ngạch, Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota-TRQ) là biện pháp hạn chế khối lƣợng nhập khẩu đƣợc kết hợp với việc áp đặt mức thuế quan khác nhau. Theo đó hàng nhập khẩu trong hạn ngạch sẽ áp mức thuế quan nhập khẩu bình thƣờng; hàng hoá ngoài hạn ngạch sẽ chịu mức thuế quan rất cao Nhƣ vậy, đế đƣợc tiêu dùng hàng hoá nhập khấu, ngƣời tiêu dùng phải trả mức giá rất cao. 2.2. Cấm xuất khẩu, nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu 2.2.1. Cấm xuất, nhập khẩu Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp bảo hộ cao nhất, triệt tiêu hoạt động trao đổi thƣơng mại giữa các nƣớc. Trong thực tiễn thƣơng mại quốc tế thƣờng có các trƣờng hợp cấm nhập khẩu theo quốc gia, cấm theo thời gian, cấm theo mặt hàng; hoặc tạm dừng cấp phép nhập khẩu Theo quy định của WTO, các nƣớc thành viên không dƣợc phép áp dụng biện pháp này nếu không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, các thành viên có thể thi hành các biện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trƣờng hợp ngoại lệ sau nhƣ (i)cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia, (ii) cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội; bảo vệ con ngƣời, động vật và thực vật; bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hay (iii) áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lƣơng thực, thực phẩm hay các sản phẩm thiết yếu khác; cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thƣơng mại quốc tế. Danh mục hàng cấm nhập khẩu của Việt Nam hiện nay bao gồm vũ khí, 11
  16. đạn dƣợc, vật liệu nổ, hoá chất độc; pháo các loại; và một số chất cấm theo điều ƣớc quốc tế, Ngoài ra, còn một số mặt hàng mang tính đặc thù của từng chuyên ngành cũng bị cấm nhập khẩu nhằm đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trƣờng, an toàn thực phẩm, thú y và vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng, Ví dụ, có quy định về cấm, hạn chế nhập khẩu các loài động thực vật quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi; các loại phế thải, phế liệu, hoá chất độc hại theo công ƣớc BASEL 222. Giấy phép nhập khẩu (import licences) Giấy phép nhập khẩu thủ tục cho phép một doanh nghiệp đƣợc tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu một hay nhiều mặt hàng. Ƣu điểm của công cụ này là giúp các cơ quan chức năng kiểm soát hoạt động xuất nhập khẩu đối với những mặt hàng nhạy cảm mà nhà nƣớc cần kiếm soát. Tuy nhiên, sử dụng công cụ này có thể gây méo mó trong thƣơng mại. Những khó khăn khi áp dụng công cụ này là công khai các tiêu chí đƣợc cấp giấy phép ; quy trình và thời hạn cấp giấy phép; các điều kiện và thủ tục cấp phép. Nếu thủ tục hành chính quá phiền hà và phức tạp dễ gây hiện tƣợng tiêu cực và các cơ hội kinh doanh bị bỏ lỡ Cấp phép nhập khẩu tự động: khi tất cả đơn đều đƣợc chấp thuận, không hạn chế khối lƣợng nhập khẩu trong phạm vi điều chỉnh, không đặt ra hạn chế với nhà nhập khẩu, đƣợc chấp thuận trong vòng 10 ngày. cấp phép nhập khẩu không tự động, là thủ tục cấp phép không phải là cấp phép tự động. Theo đó các đơn vị xin cấp phép phải đảm bảo các điều kiện nhất định. Tuy nhiên, các thủ tục cấp phép không tự động cần phải tƣơng ứng về phạm vi và thời hạn với biện pháp mà chúng đƣợc sử dụng để thực hiện, và sẽ không đặt ra những gánh nặng hành chính hơn mức cần thiết để quản lý biện pháp đó. Trong trƣờng hợp đòi hỏi cấp phép không vì mục đích quản lý số lƣợng, các thành viên phải công bố đầy đủ thông tin về cơ sở để cấp phép. 12
  17. 2.3. Các rào cản kỹ thuật đối với thƣơng mại Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại (TBTs) trong WTO quy định việc lập ra và áp dụng các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại hàng hoá nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con ngƣời, các loại động thực vật và môi trƣờng. Mục đích chủ yếu của Hiệp định này là nhằm giảm thiểu tác động của các quy định kỹ thuật trong phạm vi quốc gia, các thủ tục về đánh giá trong tiêu chuẩn và hợp chuẩn đến thƣơng mại quốc tế. Hiệp định này quy định rõ ràng các tiêu chuẩn kỹ thuật - bao gồm các tiêu chuẩn quy định đối với việc đóng gói, quảng bá sản phẩm và các yêu cầu về nhãn mác hàng hoá - không đƣợc phép gây nên các tác động hạn chế thƣơng mại lớn hơn sự cần thiết đạt đƣợc các mục tiêu chính đáng của Chính phủ, đồng thời cũng cần phải chú ý tới việc nếu đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật quá cao thì có thế các công ty hay các đối tác kinh doanh sẽ không thể thực hiện đƣợc các tiêu chuẩn này và điều đó sẽ gây ra các tác động hạn chế thƣơng mại vô hình 2.3.1. Các quy định kỹ thuật (techical requirements) tiêu chuẩn (standards) và thủ tục xác định sự phù hợp Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra các yêu cầu cụ thể về tính chất vật lý đối với sản phẩm. Các yêu cầu này bao gồm (i) quy định về kích thƣớc, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm ; (ii) quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phƣơng pháp sản phẩm liên quan tới sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là bắt buộc. Ở các nƣớc phát triển, nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật thì nó sẽ không đƣợc phép bán ra thị trƣờng. Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn đƣợc phép bán ra thị trƣờng, mặc dù có thế bị ngƣời tiêu dùng tay chay. Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuân là bảo vệ an toàn, sức 13
  18. khoẻ của con ngƣời, động thực vật, bảo vệ môi trƣờng, ngăn chặn các hành vi lừa dối. Các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến kỹ thuật là một trong những cản trở lớn nhất đối với việc tiếp cận các thị trƣờng nƣớc ngoài của các nƣớc đang và kém phát triển vì những nƣớc này chƣa có đủ trình độ và kỹ năng về công nghệ sản xuất, chế biến cũng nhƣ công nghệ bảo quản độ an toàn cho các sản phẩm hàng hoá, nhất là các loại lƣơng thực, thực phẩm. Các nƣớc phát triển thƣờng yêu cầu các nƣớc đang và kém phát triển phải thực hiện các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trƣờng và nhiều khi còn yêu cầu các nƣớc này phải xuất trình trƣớc các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm Điều này đã làm phức tạp thêm rất nhiều các thủ tục kiểm tra và chứng nhận sản phẩm xuất khẩu. 2.3.2. Các thủ tục đánh giá sự phù hợp Để có cơ sở khẳng định hàng nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn của nƣớc nhập khẩu đề ra, nƣớc nhập khẩu áp dụng các biện pháp nhƣ xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định chứng nhận - đƣợc sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn của nƣớc nhập khẩu đặt ra hay không. Tuy nhiên, do điều kiện và trình độ phát triển của các quốc gia hiện không đồng đều nên khi đánh giá sự phù hợp với các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn này không đƣợc tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với thƣơng mại quốc tế, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hoà hoá. Mặt khác, các thành viên không không thể đƣa ra các biện pháp đó không đƣợc áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện, hay hạn chế vô lý đối với thƣơng mại quốc tế. 2.3.3.Kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (Sanitary and Phytosanitary). Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp Kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS) bao gồm các biện pháp nhằm bảo vệ cuộc sống, sức khoẻ của con ngƣời, động vật và môi trƣờng. Trong các quy định của 14
  19. Hiệp định này, có cả các quy định nhằm phòng tránh những rủi ro về vệ sinh của hàng hoá có thể phát sinh từ các chất phụ gia, các chất gây độc tố và chất có hại đối với cơ thể con ngƣời có trong các loại lƣơng thực, thực phẩm và đồ uống. Hiệp định cũng đƣa ra các quy định về việc ngăn chặn sự lây lan của các loại thực phẩm có hại Các biện pháp đƣợc quy định trong Hiệp định SPS cũng nhằm mục đích đảm bảo rằng các quy định về an toàn và sức khoẻ không có những ảnh hƣởng quá mức đến thƣơng mại quốc tế. Nội dung chính của Hiệp định SPS là -Khuyến khích các nƣớc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, khu vực; hài hoà hoá các thủ tục, quy định; trong trƣờng hợp áp dụng cao hơn thì phải dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử, có bằng chứng khoa học và phải có các đánh giá rủi ro; - Các biện pháp đƣa vào áp dụng không đƣợc có các tác động hạn chế thƣơng mại nhiều hơn mức độ bắt buộc và cần thiết phải hạn chế ; - Các thành viên WTO có trách nhiệm thông báo cho ủy ban chức năng có liên quan của WTO các biện pháp SPS đang áp dụng mà có các ảnh hƣởng đến thƣơng mại, đồng thời phải thành lập các cơ quan Quốc gia có chức năng kiểm tra các biện pháp này và chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin của thành viên đó. Nhìn chung, các biện pháp kiểm dịch động thực vật là nhằm mục đích phát hiện ra dƣ lƣợng độc tố (kháng sinh, hoá chất) và dƣ lƣợng vi sinh (nấm, côn trùng) có trong sản phẩm. HACCP là một trong những biện pháp thƣờng đƣợc một số nƣớc áp dụng trong thƣơng mại quốc tế đế kiếm soát chất lƣợng của hàng thuỷ sản và thịt. Ở nhiều nƣớc phát triển, các quy định về SPS bao gồm : (i) Các luật, Nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục liên quan nhƣ: các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các phƣơng pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; (ii) Quy định về những biện pháp cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan tới việc vận chuyển cây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dƣỡng chúng 15
  20. trong quá trình vận chuyển; (iii) Quy định về các phƣơng pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phƣơng pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phƣơng pháp đánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm. 2.3.4.Thủ tục về đóng gói sản phẩm Quy định đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù họp với việc tái sinh hoặc dùng lại. Những quy định không phù hợp có thể bị thị trƣờng từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì. Các quy định này thƣờng ảnh hƣởng đến việc xuất khấu của các nƣớc đang và kém phát triển (LDCs) sang thị trƣờng của các nƣớc đang phát triển vì các nƣớc nhập khẩu nhiều khi không tin tƣởng vào quá trình bao gói sản phẩm của các nƣớc LDCs, mặt khác nhiều nƣớc phát triển cho rằng các loại bao, gói sản phẩm từ các nƣớc đang phát triển không có khả năng tái chế đƣợc sau khi sử dụng vì thế sẽ gây ảnh hƣởng trong công tác xử lý chất thải của nƣớc nhập khẩu. Chẳng hạn, Liên bang Đức từ chối nhập khấu các sản phẩm của Indonesia đƣợc đóng gói bằng bì gai là loại không có dụng cụ phân huỷ ở Đức. Việc sử dụng các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói trong nhiều trƣờng hợp sẽ ảnh hƣởng đến cạnh tranh thƣơng mại quốc tế. Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau về các tiêu chuẩn và quy định, về chi phí sản xuất bao bì, các nguyên liệu dùng đế sản xuất bao bì và khả năng tái chế ở các nƣớc khác nhau. 2.3.5. Yêu cầu về dán nhãn sinh thái Dán nhãn sinh thái có nghĩa là các nƣớc nhập khấu yêu cầu các nƣớc 16
  21. xuất khẩu phải thực hiện việc dán nhãn mác sản phẩm của mình theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm ngăn chặn những ảnh hƣởng về sinh thái cho các nƣớc nhập khẩu. Đặc biệt đây thƣờng là yêu cầu của các nƣớc phát triển đối với các nƣớc kém phát triển (LDCs). Các yêu cầu này có thể mang hình thức tự nguyện hay hình thức bắt buộc thì đều gây những khó khăn nhất định trong quá trình xuất khẩu của các nƣớc LDCs. Dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho ngƣời tiêu dùng biết là sản phẩm đó có đƣợc coi là tốt hơn đối với môi trƣờng hay không. Việc sử dụng nhãn sinh thái cũng làm ảnh hƣởng đến cạnh tranh thƣơng mại quốc tế. Trong các thị trƣờng với những sở thích của ngƣời tiêu dùng đối với những sản phẩm "xanh", tác dụng của nhãn hiệu sinh thái đƣợc coi nhƣ là một công cụ xúc tiến, đồng thời nhãn hiệu đó có thế tác động ngƣợc lại sự cạnh tranh của những sản phẩm không dán nhãn trong cùng một chủng loại. Do đó, tuy việc dán nhãn mang tính chất tự nguyện nhƣng các chƣơng trình nhãn hiệu sinh thái cũng có thể gây cản trở đến thƣơng mại quốc tế. 2.3.5. Các yêu cầu về phƣơng pháp sản xuất/ khai thác và chế biến sản phẩm (PPM) Yêu cầu về phƣơng pháp khai thác và chế biến sản phẩm quyết định chất lƣợng sản phẩm. Một số nƣớc nhập khẩu đƣa ra các quy định nghiêm ngặt về quy trình chế biến hàng nhập khẩu buộc các doanh nghiệp ở nƣớc xuất khẩu phải tuân thủ. Các yêu cầu này thƣờng đƣợc các nƣớc phát triển áp đặt cho các nƣớc chậm phát triển và có nhiều ảnh hƣởng đến việc tiếp cận thị trƣờng của các nƣớc LDCs. Hiện nay các nƣớc thành viên của WTO đang tranh cãi xung quanh việc những hàng hoá nào thuộc diện điều chỉnh của quy định này. về mặt môi trƣờng, việc xem xét quy trình sản xuất là để giải quyết 1 trong 3 câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi trƣờng: sản phẩm được sản xuất như thế nào? Sản phẩm được sử dụng như thế nào? Sản phẩm được vứt bỏ như thế nào? và những quá trình này có làm tồn hại đến môi trường hay không?. Các tiêu chuẩn PPM áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai 17
  22. đoạn trƣớc khi sản phẩm đƣợc tung ra bán ở thị trƣờng và kiểm tra xem xét quá trình sản xuất có gây ô nhiễm môi trƣờng hay không. Đã có rất nhiều tranh chấp thƣơng mại liên quan đến PPM nhƣ trƣờng hợp Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ của Mexico và tôm của Thái Lan vì phía Hoa Kỳ cho rằng các nƣớc này sử dụng phƣơng tiện đánh bắt làm ảnh hƣởng đến loài rùa biển, hay Cộng hoà Liên bang Đức cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá của Phần Lan do chúng đƣợc sản xuất từ bột giấy đƣợc lầy từ rừng nguyên sinh ở Indonesia, trƣờng hợp tƣơng tự đối với cá tra, cá basa của Việt Nam. 2.4. Quy tắc xuất xứ Quy tắc xuất xứ bao gồm tất cả các luật, quy định và quyết định hành chính đƣợc áp dụng để xác định nƣớc xuất xứ của hàng hoá. Các quy tắc xuất xứ này không đƣợc liên quan tới các chế độ thƣơng mại liên minh hay tự trị dẫn đến việc cho hƣởng các ƣu đãi thuế quan vƣợt quá đối xử tối huệ quốc (MFN). Quy tắc xuất xứ nêu trên sẽ bao gồm tất cả các quy tắc xuất xứ đƣợc sử dụng trong các công cụ chính sách thƣơng mại không ƣu đãi, chẳng hạn nhƣ trong đối xử tối huệ quốc về thuế suất; thuế chống phá giá và thuế đối kháng hay các biện pháp tự vệ; yêu cầu về nhãn xuất xứ hàng hóa; bất kỳ các hạn chế số lƣợng hay hạn ngạch thuế quan không phân biệt đối xử nào. Chúng cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ đƣợc sử dụng trong mua sắm chính phủ và thống kê thƣơng mại. 2.5.Thủ tục hành chính Mặc dù các cam kết quốc tế đều hƣớng đến việc đề ra mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa trong thƣơng mại quốc tế, nhƣng trên thực tế do sự khác biệt về kinh tế và chính trị giữa các nƣớc mà các quốc gia khác nhau có thể áp dụng những biện pháp rất tinh vi nhằm cản trở thƣơng mại quốc tế. Trên thực tế rất khó phân biệt đâu là các rào cản kỹ thuật hay các biện pháp nhằm hạn chế nhập khấu. Ví dụ: 18
  23. - Quy định về quảng cáo: quy định cấm quảng cáo rƣợu ngoại gây sự phân biệt đối xử; - Quy định về đặt cọc: yêu cầu nhà nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền bằng nửa giá trị nhập khẩu tới kho bạc nhà nƣớc trong một khoảng thời gian nào đó nhƣng không đƣợc hƣởng lãi; - Quy định về thanh toán: yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu hàng tiêu dùng phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu; - Quy định về kích cỡ: quy định về kích thƣớc tối thiếu đối với khoai tây là biện pháp của Hoa Kỳ chống lại nhập khẩu từ Mehico, Nhật Bản yêu cầu về kích cỡ của táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ, hay một số nƣớc yêu cầu về kích cỡ đối với hạt tiêu xuất khấu của Việt Nam ; - Quy định vị trí làm thủ tục hải quan: quy định vị trí làm thủ tục hải quan không thuận lợi cho hàng không muốn nhập khẩu, ví dụ Việt Nam quy định cho nhập khẩu xe ô tô cũ tại 4 cảng biển duy nhất; - Quy định độ tuổi ngƣời sử dụng, chế độ cấp bằng lái xe : ví dụ theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam cho nhập khẩu xe máy trên 175cc (sau 31/5/2007) nhƣng bảo lƣu quyền áp dụng các biện pháp hành chính nhƣ độ tuổi ngƣời sử dụng và chế độ cấp bằng lái đặc biệt - Quy định về nhãn mác hàng hoá: yêu cầu khắt khe về nhãn hiệu đối với các sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ Việt Nam yêu cầu nhãn hàng hoá và hƣớng dẫn sử dụng sản phẩm nhập khẩu phải đƣợc dịch ra tiếng Việt. 19
  24. CHƢƠNG 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CAM KẾT GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 3.1. Giới thiệu về WTO 3.1.1. Sự ra đời của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) Trong thời kỳ thế chiến thứ hai vẫn chƣa kết thúc, các nƣớc đã nghĩ đến việc thiết lập các định chế chung về kinh tế đế hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh. Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Woods là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính lớn nhất của thế giới, đó là Ngân hàng Tái thiết và Phát triến Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Đặc biệt, một tổ chức chung về thƣơng mại cũng đƣợc đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (ITO). Phạm vi điều chỉnh dự kiến cho ITO là khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đề việc làm, đầu tƣ, cạnh tranh, dịch vụ, vì thế việc đàm phán Điều lệ của ITO diễn ra khá lâu. Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan đế đẩy mạnh công cuộc tái thiết sau chiến tranh, năm 1946, một nhóm 23 nƣớc đã đàm phán riêng rẽ và đạt đƣợc một số ƣu đãi thuế quan nhất định. Để ràng buộc những ƣu đãi đã đạt đƣợc, nhóm 23 nƣớc này quyết định lấy một phần về chính sách thƣơng mại trong dự thảo Hiến chƣơng ITO, biến nó thành Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT). GATT có hiệu lực từ 1/1/1948 nhƣ một thoả thuận tạm thời trong khi chờ ITO đƣợc chính thức thành lập. Tuy nhiên, mặc dù Hiến chƣơng ITO đã đƣợc thông qua tại Havana (Cuba) tháng 3/1948, nhƣng việc Quốc hội Hoa Kỳ trì hoãn không phê chuẩn Hiến chƣơng làm cho các nƣớc khác cũng không phê chuẩn, dẫn đến ITO không trở thành hiện thực. Do vậy, GATT trở thành định chế đa phƣơng duy nhất điều chỉnh thƣơng mại quốc tế cho đến khi WTO ra đời. 20
  25. Có thể nói, trong 48 năm tồn tại của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc đẩy và đảm bảo thuận lợi hoá và tự do hoá thƣơng mại thế giới, số lƣợng các bên tham gia cũng tăng nhanh. Cho tới trƣớc khi Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đƣợc thành lập vào ngày 1/1/1995, GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập. Nội dung của GATT ngày một bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tƣ, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thƣơng mại giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình của các nƣớc phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nƣớc đang phát triến còn khoảng 15%. Mặc dù đã đạt đƣợc những thành công lớn, nhƣng đến cuối những năm 1980, đầu 1990, trƣớc những biến chuyển của tình hình thƣơng mại quốc tế và sự phát triển nhƣ vũ bão của thành tựu khoa học và công nghệ, GATT bắt đầu tỏ ra có những bất cập, không theo kịp tình hình. Trƣớc tình hình đó các bên tham gia GATT nhận thấy cần phải có nỗ lực để củng cố và mở rộng hệ thống thƣơng mại đa biên. Từ năm 1986 đến 1994, Hiệp định GATT và các hiệp định phụ trợ của nó đã đƣợc các nƣớc thảo luận sửa đối và cập nhật để thích ứng với điều kiện thay đổi của môi trƣờng thƣơng mại thế giới. Hiệp định GATT 1947, cùng với các quyết định đi kèm và một vài biên bản giải thích khác đã hợp thành GATT 1994. Một số hiệp định riêng biệt cũng đạt đƣợc trong các lĩnh vực nhƣ nông nghiệp, dệt may, trợ cấp, tự vệ và các lĩnh vực khác; cùng với GATT 1994, chúng tạo thành các yếu tố của các Hiệp định thƣơng mại đa phƣơng về thƣơng mại hàng hoá. Vòng đàm phán Uruguay cũng thông qua một loạt các quy định mới điều chỉnh thƣơng mại dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại. Một trong những thành công lớn nhất của vòng đàm phán lần này là, cuối Vòng đàm phán Uruguay, các nƣớc đã cho ra Tuyên bố Marrakesh thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1995. 21
  26. 3.1.2. Mục tiêu và chức năng hoạt động của WTO Với tƣ cách là một tổ chức thƣơng mại của tất cả các nƣớc trên thế giói, WTO thừa nhận các mục tiêu của GATT trong đó có 3 mục tiêu chính nhƣ sau: Thúc đấy tăng trƣởng thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ôn định, bên vững và bảo vệ môi trƣờng. Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trƣờng, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thƣơng mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nƣớc đang phát triển đặc biệt là các nƣớc kém phát tri en đƣợc hƣởng những lợi ích thực chất từ sự tăng trƣởng của thƣơng mại quốc tế. Nâng cao mức sông, tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân các nƣớc thành viên, đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động đối thiểu. Theo nhƣ Hiệp định Marrakesh về thành lập WTO, tổ chức này có năm chức năng cơ bản nhƣ sau: Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thỏa thuận thƣơng mại đa phƣơng và nhiều bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc thành viên thực hiện nghĩa vụ thƣơng mại quốc tế của họ. Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thƣơng mại đa phƣơng trong khuôn khổ WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trƣởng WTO. Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nƣớc thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải thích Hiệp định WTO và các hiệp định thƣơng mại đa phƣơng. Là cơ chế kiểm điểm chính sách thƣơng mại của các nƣớc thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thƣơng mại và tuân thủ các quy định của WTO. Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác nhƣ Quỹ 22
  27. Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong việc hoạch định những chính sách và dụ báo về xu hƣớng phát triển tƣơng lai của nền kinh tế toàn cầu. 3.1.3.Nguyên tắc pháp lý của WTO WTO hoạt động dựa trên một bộ các luật lệ và quy tắc tƣơng đối phức tạp, bao gồm trên 60 hiệp định, phụ lục, quyết định và giải thích khác nhau điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực thƣơng mại quốc tế. Tuy vậy, tất cả các văn bản đó đều đƣợc xây dựng trên cơ sở 4 nguyên tắc pháp lý nền tảng là: tối huệ quốc, đãi ngộ quốc gia, mở cửa thị trƣờng và cạnh tranh công bằng. - Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN) Tối huệ quốc, viết tắt theo tiếng Anh là MFN (Most favoured nation), là nguyên tắc pháp lý quan trọng nhất của WTO. Theo nguyên tắc này, WTO yêu cầu một nƣớc thành viên phải áp dụng thuế quan và các quy định khác đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nƣớc thành viên khác nhau (hoặc hàng hoá xuất khẩu tới các nƣớc thành viên khác nhau) một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử. Điều đó có nghĩa là nếu một nƣớc thành viên dành cho sản phẩm từ bất kỳ nƣớc thành viên nào mức thuế quan hay bất kỳ một ƣu đãi nào khác thì cũng phải dành mức thuế quan hoặc ƣu đãi đó cho sản phẩm tƣơng tự của tất cả các quốc gia thành viên khác một cách ngay lập tức và vô điều kiện. WTO cũng cho phép các nƣớc thành viên đƣợc duy trì một số ngoại lệ của nguyên tắc này. - Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) Đãi ngộ quốc gia, viết tắt theo tiếng Anh là NT (National Treatment), nguyên tắc NT yêu cầu một nƣớc phải đối xử bình đẳng và công bằng giữa hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tƣơng tự sản xuất trong nƣớc. Nguyên tắc này quy định rằng, bất kỳ một sản phẩm nhập khẩu nào, sau khi đã qua biên giới (đã trả xong thuế hải quan và các chi phí khác tại cửa khẩu) sẽ đƣợc hƣởng sự đối xử không kém ƣu đãi hơn sản phẩm tƣơng tự sản xuất trong nƣớc. 23
  28. - Nguyên tắc mở cửa thị trường Nguyên tắc “mở cửa thị trƣờng” hay còn gọi là “ tiếp cận thị trƣờng” (market access) thực chất là mở cửa thị trƣờng cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tƣ nƣớc ngoài vào. Trong thƣơng mại đa phƣơng, khi tất cả các bên tham gia đều chấp nhận mở cửa thị trƣờng của mình thì điều đó đồng nghĩa với việc tạo ra một hệ thống thƣơng mại toàn cầu mở cửa. Về mặt chính trị, “tiếp cận thị trƣờng” thể hiện nguyên tắc tự do hóa thƣơng mại của WTO, về mặt pháp lý, “tiếp cận thị trƣờng” thể hiện nghĩa vụ có tính chất ràng buộc thực hiện những cam kết về mở cửa thị trƣờng mà nƣớc này đã chấp thuận khi đàm phán gia nhập WTO. -Nguyên tắc cạnh tranh công bằng Cạnh tranh công bằng (fair competition) thể hiện nguyên tắc “tự do cạnh tranh trong những điều kiện bình đẳng nhƣ nhau”. Việc thúc đẩy cạnh tranh công băng bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính “không công bằng” nhƣ trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần. 3.1.4. Cơ cấu tổ chức của WTO Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trƣởng, họp ít nhất hai năm một lần, là cơ quan đƣa ra quyết định đối với mọi vấn đề của bất kỳ hiệp định cụ thể nào. Thông thƣờng, Hội nghị Bộ trƣởng đƣa ra các đƣờng lối, chính sách chung để các cơ quan cấp dƣới tiến hành triển khai. Dƣới Hội nghị Bộ trƣởng là Đại hội đồng, tiến hành các công việc hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trƣởng, thông qua ba cơ quan chức năng là: Đại hội đồng, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và cơ quan rà soát chính sách thƣơng mại (TPRB). Đại hội đồng giải quyết các vấn đề của WTO thay mặt cho hội nghị Bộ trƣởng và báo cáo lên Hội nghị Bộ trƣởng. Đại Hội đồng cũng đồng thời đóng vai trò là cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và cơ quan rà soát chính sách (TPRB). Cơ quan giải quyết tranh chấp đƣợc phân ra làm Ban hội thẩm (Panel) và 24
  29. Uỷ ban kháng nghị (Appellate). Các tranh chấp trƣớc hết sẽ đƣợc đƣa ra Ban hội thẩm đế giải quyết. Nếu nhƣ các nƣớc không hài lòng và đƣa ra kháng nghị thì Uỷ ban kháng nghị sẽ có trách nhiệm xem xét vấn đề. Dƣới đại hội đồng, WTO có ba hội đồng về ba lĩnh vực thƣơng mại cụ thể là Hội đồng thƣơng mại tầng hoá, Hội đồng thƣơng mại dịch vụ và Hội đồng về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thƣơng mại. Các hội đồng này có các cơ quan cấp dƣới (các uỷ ban và các tiểu ban) để thực thi các công việc cụ thể trong từng lĩnh vực. (Ví dụ, Hội đồng Thƣơng mại Hàng hoá có 11 uỷ ban, 2 nhóm công tác và cơ quan giám sát hàng dệt, Hội đồng thƣơng mại dịch vụ có 2 uỷ ban, 2 nhóm công tác ). Tƣơng đƣơng với các Hội đồng này, WTO còn có một số uỷ ban, có phạm vi chức năng nhỏ hơn, nhƣng cũng báo cáo trực tiếp lên Đại Hội đồng, đó là các ủy ban về thƣơng mại và phát triển, thƣơng mại và môi trƣờng, Hiệp định thƣơng mại khu vực, hạn chế bảo vệ cán cân thanh toán, Uỷ ban về ngân sách, tài chính và quản lý, và tiểu ban về các nƣớc chậm phát triển. Bên cạnh các uỷ ban đó là các nhóm công tác về gia nhập, và nhóm công tác về mối quan hệ giữa đầu tƣ và thƣơng mại, về tác động qua lại giữa thƣơng mại và chính sách cạnh tranh, về minh bạch hoá mua sắm của chính phủ. Ngoài ra còn có hai uỷ ban về các hiệp định nhiều bên. Một cơ quan quan trọng của WTO là Ban thƣ ký WTO đứng đầu là Tổng Giám đốc, dƣới đó là 4 Phó Tổng Giám đốc, phụ trách từng mảng cụ thể. Ban Thƣ ký có khoảng 500 nhân viên, có trụ sở tại Geneva, với nhiệm vụ chính là: -Hỗ trợ về kỹ thuật và quản lý cho các cơ quan chức năng của WTO (các hội đồng, uỷ ban, tiếu ban, nhóm đàm phán) trong việc đàm phán và thực thi các hiệp định; -Trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là các nƣớc chậm phát triến; -Phân tích các chính sách thƣơng mại và tình hình thƣơng mại; -Hỗ trợ trong việc giải quyết tranh chấp thƣơng mại liên quan đến việc 25
  30. diễn giải các quy định, luật lệ của WTO; -Xem xét vấn đề gia nhập của các nƣớc và tƣ vấn cho các nƣớc này. 3.1.5. Quá trình thông qua quyết định trong WTO Về cơ bản, các quyết định trong WTO đƣợc thông qua bằng cơ chế đồng thuận. Có nghĩa là chỉ khi không một nƣớc nào bỏ phiếu chống thì một quyết định hay quy định mới đƣợc xem là “đƣợc thông qua”. Do đó hầu hết các quy định, nguyên tắc hay luật lệ trong WTO đều là “hợp đồng” giữa các thành viên, tức là họ tự nguyện chấp thuận chứ không phải bị áp đặt; và WTO không phải là một thiết chế đứng trên các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, trong các trƣờng hợp sau quyết định của WTO đƣợc thông qua theo các cơ chế bỏ phiếu đặc biệt (không áp dụng nguyên tắc đồng thuận). Ví dụ khi giải thích các điều khoản của các Hiệp định chỉ đƣợc thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ; việc quyết định dừng tạm thời nghĩa vụ WTO cho một thành viên chỉ đƣợc thông qua nếu có 3/4 số phiếu ủng hộ; việc sửa đổi các Hiệp định (trừ việc sửa đổi các điều khoản về quy chế tối huệ quốc trong GATT, GATS và TRIPS) chỉ đƣợc thông qua nếu có 2/3 số phiếu ủng hộ. 3.2. Các cam kết đa phƣơng của Việt nam trong WTO 3.2.1. Tổng quan về cam kết đa phƣơng của Việt nam trong WTO Các cam kết đa phƣơng của Việt Nam đƣợc xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc đƣợc quy định trong các hiệp định của WTO. Đây là những nguyên tắc mang tính ràng buộc với mọi thanh niên nhằm mục đích đƣa hệ thống luật lệ và cơ chế điều hành thƣơng mại của các nƣớc thành viên phù hợp chuẩn mực chung, về cơ bản chúng ta cam kết thực hiện toàn bộ các hiệp định WTO ngay thời điểm gia nhập. Các hiệp định này đƣa ra các quy định cụ thể đối với các lĩnh vực thƣơng mại đƣợc điều tiết bởi WTO: cấp phép, hải quan, kiểm dịch, chống phá giá, sở hữu trí tuệ Các cam kết đa phƣơng của Việt Nam tập trung vào một số nhóm vấn đề 26
  31. chính, bao gồm (i) Chính sách tài chính, tiền tệ, ngoại hối và thanh toán và chính sách giá; (ii) Quy định về sơ hữu và đặc quyền kinh doanh các doanh nghiệp nhà nƣớc; (iii) vấn đề tƣ nhân hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nƣớc ; (iv) Khuôn khổ xây dựng và thực thi chính sách; (v) vấn đề quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và biện pháp can thiệp vào xuất nhập khẩu nhƣ thuế nhập khấu, các loại thuế và các khoản thu khác; hạn ngạch thuế quan; miễn giảm thuế nhập khấu; phí và lệ phí áp dụng với dịch vụ công; thuế nội địa; biện pháp hạn chế định lƣợng đối với hàng nhập khấu (bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu ); xác định giá tính thuế nhập khấu; quy tắc xuất xứ; thủ tục hải quan khác và giám định trƣớc khi giao hàng; chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ; các quy định về xuất khẩu, bao gồm thuế xuất khẩu, phí và lệ phí, thuế nội địa đối với hàng xuất nhập khẩu và hạn chế nhập khẩu; (vi) Chính sách công nghiệp, bao gồm cả chính sách trợ cấp; hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng mại, tiêu chuẩn và chứng nhận hợp chuẩn; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật; các biện pháp đầu tƣ liên quan đến thƣơng mại (TRIMs); khu thƣơng mại tự do và đặc khu kinh tế; quá cảnh; nông nghiệp; những khía cạnh liên quan đến thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs); các chính sách ảnh hƣởng đến thƣơng mại dịch vụ; minh bạch hoá; nghĩa vụ thông báo và các hiệp định thƣơng mại. 3.2.2. Một số nội dung chính trong cam kết đa phƣơng của Việt Nam khi gia nhập WTO Doanh nghiệp nhà nƣớc do Nhà nƣớc sở hữu hoặc kiểm soát, hoặc đƣợc hƣởng đặc quyền hoặc độc quyền. Nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc và không coi mua sắm của doanh nghiệp nhà nƣớc là mua sắm của chính phủ. Nhà nƣớc can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp với tƣ cách là một cổ đông bình đẳng với các cổ đông khác. Cam kết này là hoàn toàn phù hợp chủ trƣơng đổi mới hoạt động và sắp xếp lại doanh nghiệp 27
  32. nhà nƣớc của nƣớc ta. Vì vậy, về cơ bản, nƣớc ta không điều chỉnh Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc khi thực hiện cam kết này. Hàng năm, Việt Nam có trách nhiệm báo cáo cho WTO về tiến độ cổ phần hóa cho đến khi kết thúc chƣơng trình này. Quyền kinh doanh về xuất khẩu và nhập khẩu. Kể từ khi gia nhập WTO, Việt nam cho phép các doanh nghiệp và cá nhân nƣớc ngoài đƣợc quyền xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá nhƣ doanh nghiệp và cá nhân Việt Nam, trừ đối với các mặt hàng thuộc danh mục thƣơng mại nhân dân (nhƣ xăng, dầu, thuốc lá điếu, xì gà, băng đĩa hình, báo, tạp chí) và một số mặt hàng nhạy cảm khác mà ta chỉ cho phép sau một thời gian chuyến đối (nhƣ gạo và dƣợc phẩm). Doanh nghiệp và cá nhân nƣớc ngoài không có hiện diện tại Việt Nam đƣợc đăng ký quyền xuất nhập khẩu tại Việt Nam phù hợp thông lệ quốc tế. Quyền xuất nhập khẩu chỉ là quyền đứng trên từ khai hải quan để làm thủ tục xuất nhập khẩu, không bao gồm quyền phân phối trong nƣớc. Thuế nội địa Cách áp nhiều mức thuế tiêu thụ đặc biệt với rƣợu, bia dựa trên nồng độ cồn của ta hiện nay gián tiếp vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO. Tuy nhiên, Việt Nam đã cam kết sẽ điều chỉnh lại cách đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với một số mặt hàng cho phù hợp với quy định của WTO. Biện pháp hạn chế định lƣợng đối với hàng nhập khẩu (bao gồm cấm nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu ) Ta đông ý cho nhập khấu xe máy phân phối lớn không muộn hơn này 31-05-2007, phù họp với quy định của pháp luật Việt Nam. Với thuốc lá điếu và xì gà, ta cho phép một doanh nghiệp thƣơng mại nhà nƣớc đƣợc quyền nhập khẩu toàn bộ thuốc lá điếu và xì gà. Với ô-tô cũ, ta cho phép nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng không quá 5 năm với mức thuế nhập khẩu đƣợc xác định trong biểu cam kết về thuế và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Bảo đảm cơ chế cấp phép nhập khẩu văn hoá phẩm 28
  33. nhằm mục đích kiểm duyệt sẽ tuân thủ các quy định về minh bạch hoá của WTO. Chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ Việt Nam cam kết tuân thủ các Hiệp định có liên quan của WTO áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Việt Nam đƣợc công nhận là nền "Kinh tế phi thị trƣờng" trong vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập. Tuy nhiên, trƣớc thời điểm trên, nếu chứng minh đƣợc với đối tác nào đó, Việt Nam đã hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trƣờng thì đối tác đó sẽ ngừng áp dụng quy chế "phi thị trƣờng" đối với nƣớc ta. Các chính sách ảnh hƣởng đến thƣơng mại dịch vụ Trong đề mục này, bên cạnh việc làm rõ các chính sách tác động đến thƣơng mại dịch vụ, ta đƣa ra một số cam kết để làm rõ, hoặc bổ sung thêm cho Biểu cam kết dịch vụ. Một số cam kết chủ yếu là: - Việc cấp phép cung ứng dịch vụ sẽ đƣợc thực hiện theo các tiêu chí khách quan, minh bạch; - Các doanh nghiệp không phải doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc tham gia cung ứng dịch vụ viễn thông không gắn với hạ tầng mạng và đƣợc tham gia liên doanh với nƣớc ngoài theo các quy định trong Biểu cam kết về mở cửa thị trƣờng dịch vụ; - Không quá 3 tháng sau ngày Nghị định nhƣ gia nhập WTO đƣợc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phê chuẩn, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định hƣớng dẫn việc cấp phép cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh. Các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh có quyền sở hữu và vận hành phƣơng tiện đƣờng bộ phục vụ cho việc cung ứng dịch vụ của họ; - Các ngân hàng có 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam sẽ đƣợc dành đối xử quốc gia trƣớc các vấn đề liên quan thiết lập hiện diện thƣơng mại. Việt Nam không cho chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc mở thêm điểm giao dịch ngoài trụ sở của chi nhánh, nhƣng sẽ không hạn chế số lƣợng chi nhánh 29
  34. của ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Máy rút tiền tự động (ATM) không chịu sự điều chỉnh của quy định hạn chế mở thêm "điểm giao dịch ngoài trụ sở chính". Ngân hàng nƣớc ngoài sẽ đƣợc hƣởng đối xử MFN và đối xử NT trong việc lắp đặt và vận hàng máy ATM; - Việt nam cho phép các bên tham gia liên doanh đƣợc tự thoả thuận về tỷ lệ vốn tối thiếu cần thiết đế quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty TNHH và công ty cổ phần. Để thực thi cam kết này, ta sẽ có hình thức pháp lý thích hợp để sửa điều 52 và 104 luật Doanh nghiệp. 3.3. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ 3.3.1. Biểu cam kết dịch vụ Đàm phán mở cửa thị trƣờng dịch vụ trong khuôn khổ đàm phán gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) đƣợc tiến hành theo các nguyên tắc của Hiệp định chung về thƣơng mại dịch vụ (GATS). Dựa trên những nguyên tắc này, các quốc gia hay vùng lãnh thổ chƣa là thành viên WTO tiến hành đàm phán mở cửa thị trƣờng với các thành viên WTO căn cứ theo yêu cầu đàm phán mà các thành viên này đƣa ra. Kết quả đàm phán cuối cùng đƣợc thế hiện trong Biểu cam kết cụ thể về thƣơng mại dịch vụ (gọi tắt là Biểu cam kết dịch vụ). Biểu cam kết dịch vụ gồm 3 phần: cam kết chung, cam kết cụ thể và danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc (MFN). Phần cam kết chung bao gồm các cam kết đƣợc áp dụng chung cho tất cả các ngành và phân ngành dịch vụ đƣa vào Biểu cam kết dịch vụ. Phần này chủ yếu đề cập tới những vấn đề kinh tế - thƣơng mại tổng quát nhƣ các quy định về chế độ đầu tƣ, hình thức thành lập doanh nghiệp, thuê đất, các biện pháp về thuế, trợ cấp cho doanh nghiệp trong nƣớc v.v Phân cam kết cụ thể bao gồm các cam kết đƣợc áp dụng cho từng dịch vụ đƣa vào Biểu cam kết dịch vụ. Mỗi dịch vụ đƣa ra trong Biểu cam kết nhƣ dịch vụ viễn thông, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ vận tải, v.v sẽ có nội dung cam kết cụ thể áp dụng riêng cho dịch vụ đó. Nội dung 30
  35. cam kết thể hiện mức độ mở cửa thị trƣờng đối với từng dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia dành cho nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài trong dịch vụ đó. Phần này bao gồm các cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ tài chính; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ chứng khoán; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ thuế; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ bảo hiếm; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ logistics; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ chuyển phát và viễn thông; cam kết mở cửa thị trƣờng các dịch vụ kinh doanh; cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ vận tải. Danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc liệt kê các biện pháp đƣợc duy trì để bảo lƣu việc vi phạm nguyên tắc MFN đối với những dịch vụ có duy trì biện pháp miễn trừ. Theo quy định của GATS, một thành viên đƣợc vi phạm nguyên tắc MFN nếu thành viên đó đƣa biện pháp vi phạm vào danh mục các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc và đƣợc các Thành viên WTO chấp thuận. 3.3.2. Cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ ngân hàng và tài chính 3.3.2.1.Các cam kết chung về dịch vụ ngân hàng và tài chính Nội dung cam kết về dịch vụ ngân hàng trong WTO gồm (i) Dịch vụ nhận tiền gửi (nhận tiền gửi và các khoản phải trả khác từ công chúng); (ii) Dịch vụ cho vay (cho vay dƣới tất cả các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng cầm cố thế chấp, bao thanh toán và tài trợ giao dịch thƣơng mại); (iii) Dịch vụ thuê mua tài chính; (iv) Dịch vụ thanh toán (tất cả các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ thanh toán và thẻ nợ, séc du lịch và hối phiếu ngân hàng); (v) Bảo lãnh và cam kết; (vi) Kinh doanh trên tài khoản của mình hoặc của khách hàng, tại sở giao dịch, trên thị trƣờng giao dịch thoả thuận hoặc bằng cách khác, các loại (Công cụ thị trƣờng tiền tệ (bao gồm séc, hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi; ngoại hối; các công cụ tỷ giá và lãi suất, bao gồm các sản phẩm nhƣ hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn; Vàng khối.); (vii) Môi giới tiền tệ; (viii) Quản lý tài sản (quản lý tiền mặt 31
  36. hoặc danh mục đầu tƣ, mọi hình thức quản lý đầu tƣ tập thể, quản lý quỹ hƣu trí, các dịch vụ lƣu ký và tín thác); (ix) Các dịch vụ thanh toán và bù trừ tài sản tài chính (bao gồm chứng khoán, các sản phẩm phái sinh và các công cụ chuyến nhƣợng khác); (x) Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý dữ liệu tài chính cũng nhƣ các phần mềm liên quan của các nhà cung cấp các dịch vụ tài chính khác. 3.3.2.2. Cam kết về hoạt động các NH nƣớc ngoài Các dịch vụ NH nước ngoài được cung cấp tại Việt nam Theo cam kết, Việt Nam cho phép các ngân hàng nƣớc ngoài không có hiện diện thƣơng mại tại Việt Nam (công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện, hợp đồng hợp tác kinh doanh) cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam nhƣng chỉ giới hạn ở các dịch vụ sau: - Cung cấp thông tin tài chính; - Xử lý dữ liệu tài chính; - Cung cấp phần mềm tài chính; - Tƣ vấn, môi giới, phân tích tín dụng; - Nghiên cứu và tƣ vấn về đầu tƣ, danh mục đầu tƣ, mua lại, tái cơ cấu và chiến lƣợc doanh nghiệp. Điều kiện thành lập NH nước ngoài tại Việt Nam Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng liên doanh tại Việt Nam ngay từ thời điếm chính thức gia nhập WTO với điều kiện: - Phía nƣớc ngoài tham gia liên doanh phải là ngân hàng thƣơng mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền trƣớc thời điểm nộp đơn xin thành lập liên doanh tại Việt Nam; - Phần vốn góp của phía nƣớc ngoài trong liên doanh không vƣợt quá 50% vốn điều lệ. Việt Nam cam kết cho phép thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài kế từ ngày 1/4/2007 với điều kiện ngân hàng nƣớc ngoài là chủ đầu tƣ phải là ngân hàng thƣơng mại có tổng tài sản có trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 32
  37. liền trƣớc thời điểm nộp đơn xin thành lập ngân hàng tại Việt Nam. Ngoài các điều kiện theo cam kết ở trên, việc thành lập ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hộp 1: Quy định gì về việc thành lập ngân hàng FDI? Nghị định 22/2006/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản chính quy định về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và văn phòng đại diện của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Tất cả các điều kiện về việc thành lập ngân hàng FDI trong cam kết WTO của Việt Nam đã đƣợc đƣa vào nội dung Nghị định này. Đối với Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài tại Việt Nam Việt Nam cam kết cho phép các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài đƣợc thành lập chi nhánh của họ tại Việt Nam với điều kiện: - Ngân hàng mẹ có tổng tài sản trên 20 tỷ đỏ la Mỹ vào cuối năm liền trƣớc thời điểm nộp đơn xin lập chi nhánh ở Việt Nam; - Chi nhánh đƣợc thành lập phải chịu các han chế trong hoat đông của mình. Ngoài các điều kiện nêu trong cam kết nói trên, các ngân hàng nƣớc ngoài muốn thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải tuân thủ các điều kiên khác về mặt kỹ thuật theo quy định của pháp luật Việt Nam (áp dụng chung cho cả ngân hàng trong nƣớc và ngân hàng nƣớc ngoài). Hộp 2: Quy định thành lập chi nhánh NHNN tại Việt Nam Những nội dung về điều kiện đối với việc mở chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam đã đƣợc đƣa vào Công văn số 1210/NHNN-CNH của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành có mức mở cửa nhƣ mức cam kết. 33
  38. Trên thực tế, trƣớc khi gia nhập WTO, một số chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đã đƣợc cấp phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam (37 chi nhánh tính đến 4/2007) mà không phải chịu các điều kiện tƣơng tự. Tuy nhiên, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc thành lập chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài sẽ phải các điều kiện tuân thủ quy định tại Công văn nói trên (tức là phù hợp với cam kết). Hộp 3 - Hạn chế hoạt động của chi nhánh NHNN tại Việt Nam - Không được phép mở các điểm giao dịch khác ngoài trụ sở giao dịch chính của mình. Việt Nam cam kết không hạn chế số chi nhánh trực tiếp của các ngân hàng nƣớc ngoài; - Bị hạn chế trong việc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam từ các thể nhân Việt Nam mà ngân hàng không có quan hệ tín dụng (chƣa cung cấp các khoản vay, cho vay, chƣa nhận tiền gửi, v.v) theo % mức vốn mà ngân hàng mẹ cấp cho chi nhánh nhƣ sau: (iv) Từ 1/1/2007: 650% vốn pháp định đƣợc cấp; (v) Từ 1/1/2008: 800% vốn pháp định đƣợc cấp (vi) Từ 1/1/2009: 900% vốn pháp định đƣợc cấp; (vii) Từ 1/1/2010: 1000% vốn pháp định đƣợc cấp; (viii) Từ 1/1/2011: đƣợc nhận tiền gửi bằng Đồng Việt Nam ở mức tƣơng tự các ngân hàng Việt Nam. 3.3.2.3. Cam kết về hoạt động các công ty tài chính Điều kiện thành lập các công ty tài chính Việt Nam cam kết cho phép thành lập các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam với điều kiện: - Công ty mẹ phải có tổng tài sản trên 10 tỷ đô la Mỹ vào cuôi năm trƣớc thời điếm nộp đơn xin thành lập công ty tại Việt Nam; 34
  39. -Tuân thủ các điều kiện kỹ thuật áp dụng chung theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài các điều kiện chung, việc thành lập công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính còn phải đáp ứng điều kiện riêng đối với từng loại nhƣ sau: Đối với công ty tài chính, Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài với điều kiện phía nƣớc ngoài phải là các ngân hàng thương mại nước ngoài hoặc công ty tài chính nước ngoài. Đối với công ty cho thuê tài chính, Việt Nam cam kết cho phép thành lập công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vôn nƣớc ngoài với điêu kiện phía nƣớc ngoài phải là các ngân hàng thương mại nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài hoặc công ty cho thuê tài chính nước ngoài. Đối với Chi nhánh Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam. Việt Nam chƣa cam kết gì về việc thành lập chi nhánh công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính nƣớc ngoài tại Việt Nam. Vì vậy, việc cho phép thành lập chi nhánh các công ty này tại Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách và pháp luật liên quan của Việt Nam trong từng thời kỳ. Điều kiện thành lập văn phòng đại diện của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính nước ngoài tại Việt Nam. Việt Nam cam kết cho phép các tổ chức tài chính nƣớc ngoài (ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính) đƣợc mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam với điều kiện Văn phòng đại diện không đƣợc phép tiến hành các hoạt động thƣơng mại sinh lời trực tiếp. Thời hạn hoạt động tối đa của các loại hình tố chức tín dụng FDI ở Việt Nam. Trong WTO, Việt Nam không cam kết về thời hạn hoạt động của các loại hình tổ chức tín dụng này. Nhƣ vậy, Việt Nam có quyền tự do quy định về thời hạn này. Theo pháp luật Việt Nam hiện hành thì thời hạn hoạt động tối đa của các tổ chức tín dụng này đƣợc quy định nhƣ sau: 35
  40. - Đối với ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài: không quá 99 năm; - Đối với chi nhánh của ngân hàng nƣớc ngoài: không vƣợt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ và không quá 99 năm; - Đối với văn phòng đại diện của ngân hàng nƣớc ngoài: không vƣợt quá thời hạn hoạt động của ngân hàng mẹ; - Công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nƣớc ngoài, công ty cho thuê tài chính liên doanh và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nƣớc ngoài: 50 năm Thời hạn hoạt động cụ thể đƣợc quy định trong giấy phép đƣợc cấp và có thể đƣợc gia hạn theo yêu cầu (thời hạn gia hạn không vƣợt quá thời hạn hoạt động trƣớc đó đƣợc quy định trong giấy phép). Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc hƣởng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia đầy đủ, tức là các ngân hàng này có quyền thiết lập và vận hành các máy rút tiền tự động (ATM) nhƣ các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay đối với các ngân hàng Việt Nam, không có hạn chế số lƣợng các máy rút tiền tự động mà các ngân hàng này đƣợc phép lắp đặt. Các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài cũng đƣợc phép phát hành thẻ tín dụng tại Việt Nam nhƣ các ngân hàng Việt Nam. Áp dụng các biện pháp ngoài cam kết Do tính đặc thù và tầm quan trọng của dịch vụ tài chính (đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đối với các nhà đầu tƣ, những ngƣời gửi tiền ), WTO cho phép các nƣớc thành viên đƣợc áp dụng các biện pháp khác vì lý do thận trọng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Do đó, ngoài các hạn chế về hình thức pháp nhân, yêu cầu về vốn, các hạn chế về hoạt động đoi với chi nhánh đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc phép áp dụng theo cam kết (xem Biểu cam kết về dịch vụ ngân hàng), Việt Nam có thể xem xét áp dụng bổ sung các biện pháp mang tính hạn chế, kiểm 36
  41. soát chặt chẽ nhằm mục tiêu thận trọng. Hộp 4: Yêu cầu ngoài cam kết đối với tổ chức tài chính nƣớc ngoài - Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc; - Yêu cầu về vốn đối với việc thành lập chi nhánh, ngân hàng liên doanh; - Yêu cầu về điều kiện vật chất, kỹ thuật, nhân lực, v.v đối với các tổ chức tín dụng; - Các yêu cầu này, nếu có, phải đƣợc áp dụng trên cơ sở không phân biệt đổi xử giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (các ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính). Những hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các ngân hàng Việt Nam. Việt Nam cam kết về việc góp vốn dƣới hình thức mua cổ phần của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại các ngân hàng Việt Nam nhƣ sau: - Đối với các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh đƣợc cổ phần hóa (ví dụ VCB, BIDV ): Tỷ lệ cổ phần của các tổ chức tín dụng nƣớc ngoài trong các ngân hàng cổ phần hóa này có thể bị hạn chế nhƣ mức tỷ lệ cổ phần của các ngân hàng dân doanh Việt Nam trong các ngân hàng cố phần hóa này; - Đối với các ngân hàng thƣơng mại cổ phần thuộc khu vực dân doanh: tổng số cổ phần do các cá nhân, tổ chức nƣớc ngoài nắm giữ tại mỗi ngân hàng thƣơng mại cổ phần của Việt Nam không đƣợc vƣợt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng đó, trừ khi luật pháp Việt Nam có qui định khác hoặc đƣợc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Cam kết về ngoại hối. - Về giao dịch vãng lai:, dỡ bỏ tất cả các biện pháp kiểm soát giao dịch vãng lai (và trên thực tế Việt Nam đã thực hiện cam kết này); - Về giao dịch vốn: Việt Nam đã nới lỏng các giao dịch chuyển vốn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và việc vay nƣớc ngoài của các tổ chức cƣ trú; - Về các biện pháp quản lý ngoại hối: chỉ đƣợc áp dụng trong những 37
  42. trƣờng hợp ngoại lệ, do Chính phủ quyết định, để duy trì an ninh tài chính và tiền tệ quốc gia phù hợp với điều lệ của Quỹ tiền tệ quốc tế; - Về cân đối ngoại tệ: Chính phủ cam kết bảo đảm cân đối nhu cầu ngoại tệ cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào các dự án đặc biệt quan trọng trong các chƣơng trình của Chính phủ và hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các dự án cơ sở hạ tầng và một số dự án quan trọng khác trong trƣờng họp các ngân hàng đƣợc phép giao dịch ngoại hối không thể đáp ứng đƣợc tất cả các yêu cầu về ngoại tệ. 38
  43. CHƢƠNG 4 MỘT SỐ LIÊN KẾT VÀ HỢP TÁC KINH TẾ QUỐC TẾ ĐIỂN HÌNH 4.1. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) 4.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng nhƣ những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nƣớc. Đe đối phó với các thách thức này, xu hƣớng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cƣờng sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nƣớc thành viên tƣơng lai của ASEAN. Trƣớc ASEAN, ở Đông Nam á đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại đƣợc một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam á (The Association of Southeast Asia- ASA) đƣợc thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Phi- lip-pin và Liên bang Ma-lay-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Mã Lai, Phi-lip- pin và In-đô-nê-xi-a. Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hƣớng trên vẫn đƣợc xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ trƣởng Ngoại giao các nƣớc In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip- pin, Xin-ga-po và Phó Thủ tƣớng Ma-lai-xi-a ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nƣớc Đông Nam á (ASEAN). Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian Nations-ASEAN) đƣợc thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực. Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nƣớc là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip- pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru- nây Da-ru- xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên 39
  44. thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi- an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tƣởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông Nam á và vì Đông Nam á. Các nƣớc ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nƣớc phƣơng Tây và giành đƣợc độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nƣớc ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội. ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu ngƣời; GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nƣớc ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản nhƣ: cao su (90% sản lƣợng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng nhƣ gạo, đƣờng dầu thô, dứa Công nghiệp của các nƣớc thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này đƣợc xuất khẩu với khối lƣợng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trƣờng thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và đƣợc coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nƣớc ASEAN không đồng đều. Mi-an-ma hiện là nƣớc có thu nhập quốc dân tính theo đầu ngƣời thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nƣớc đứng đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhƣng thu nhập quốc dân tính theo đầu ngƣời chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru-nây Đa-ra-xa-lam là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Xin-ga-po ) và về dân số (Bru-nây Đa-ru-xa-lam) lại có thu nhập theo đầu ngƣời cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm. 40
  45. Ở các nƣớc ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hƣớng công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hƣớng ngoại”, nền ngoại thƣơng ASEAN đã phát triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tƣ của thế giới. Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tƣ mà ASEAN thu hút đƣợc tăng 16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tƣ đã tăng 27,5%. 4.1.2 Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động của ASEAN Cơ cấu tổ chức của ASEAN hiện nay gồm: Hội nghị cấp cao ASEAN (ASEAN Summit); Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM); Hội nghị Bộ trƣởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM); Hội nghị Bộ trƣởng các ngành; Các hội nghị bộ trƣởng khác; Hội nghị liên Bộ trƣởng (Join Ministerial Meeting-JMM); Tổng thƣ ký ASEAN; Uỷ ban thƣờng trực ASEAN (ASEAN Standing Committee- ASC); Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM); Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting- SEOM); Cuộc họp các quan chức cao cấp khác; Cuộc họp tƣ vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM); Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đối thoại; Ban thƣ ký ASEAN quốc gia; Uỷ ban ASEAN ở các nƣớc thứ ba; Ban thƣ ký ASEAN . Hội nghị Cấp cao ASEAN (ASEAN Summit). Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, họp chính thức 3 năm một lần và họp không chính thức ít nhất 1 lần trong khoảng thời gian 3 năm đó. Cho đến nay đã có 7 cuộc Hội nghi cấp cao ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII sẽ đƣợc tổ chức tại Cam-pu-chia vào tháng 11/2002. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting- AMM). Theo Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần thiết. 41
  46. Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers- AEM). AEM họp chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết. Trong AEM có Hội đồng AFTA (Khu vực mậu dịch tự do ASEAN) đƣợc thành lập theo quyết định của Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 năm 1992 tại Xin-ga-po để theo dõi, phối hợp và báo cáo việc thực hiện chƣơng trình ƣu đãi quan thuế có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA. Hội nghị Bộ trƣởng các ngành. Hội nghị Bộ trƣởng của một ngành trong hợp tác kinh tế ASEAN sẽ đƣợc tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội nghị Bộ trƣởng năng lƣợng, Hội nghị Bộ trƣởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trƣởng ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM. Các hội nghị bộ trƣởng khác. Hội nghị Bộ trƣởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác nhƣ y tế, môi trƣờng, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật pháp có thể đƣợc tiến hành khi cần thiết đê điều hành các chƣơng trình hợp tác trong các lĩnh vực này. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM). JMM đƣợc tổ chức khi cần thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao gồm các Bộ trƣởng Ngoại giao và Bộ trƣởng Kinh tế ASEAN. Tổng thư ký ASEAN. Đƣợc những Ngƣời đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhƣng không quá một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trƣởng với quyền hạn khởi xƣớng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thƣ ký ASEAN đƣợc tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC). ASC bao gồm chủ tịch là Bộ trƣởng Ngoại giao của nƣớc đăng cai Hội nghị AMM 42
  47. sắp tới, Tổng thƣ ký ASEAN và Tổng Giám đốc của các Ban thƣ ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM. Cuộc họp các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM). SOM đƣợc chính thức coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Ma-ni-la 1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho AMM. Cuộc họp các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM). SEOM cũng đã đƣợc thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị cấp cao Ma-ni-la 1987. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị giải tán và SEOM đƣợc giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN . SEOM họp thƣờng kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM. Cuộc họp các quan chức cao cấp khác. Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về môi trƣờng, ma tuý cũng nhƣ của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN nhƣ phát triển xã hội, khoa học và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và Hội nghị các Bộ trƣởng liên quan. Cuộc họp tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM). Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng thƣ ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM đƣợc triệu tập khi cần thiết dƣới sự chủ toạ của Tổng thƣ ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng thƣ ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM. Các cuộc họp của ASEAN với các Bên đổi thoại. ASEAN có 11 Bên đối thoại: Ô-xtrây-lia, Ca-na-đa, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Di-lân, Mỹ và UNDP, Nga, Trung Quốc, ấn Độ. ASEAN cũng có quan hệ đối thoại theo từng lĩnh vực Pa-kix-tan. Trƣớc khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nƣớc ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp có lập trƣờng chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nƣớc điều phối (Coordinating Country) 43
  48. chủ trì và báo cáo cho ASC. Ban thƣ ký ASEAN quốc gia. Mỗi nƣớc thành viên ASEAN đều có Ban thƣ ký quốc gia đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến ASEAN của nƣớc mình. Ban thƣ ký quôc gia do một Tổng Vụ trƣởng phụ trách Uỷ ban ASEAN ở các nước thứ ba. Nhằm mục đích tăng cƣờng trao đổi và thúc đấy mối quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại các nƣớc đối thoại. Uỷ ban này gồm những ngƣời đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nƣớc ASEAN tại nƣớc sở tại. Hiện có 11 Uỷ ban ASEAN tại: Bon (CHLB Đức), Bru-xen (Bỉ), Can- be-ra (Ô-xtrây-li-a), Ge-ne-vơ (Thuỵ Sĩ), Luân-đôn (Anh), Ôt-ta-oa (Ca-na- da), Pa-ri (Pháp), Xơ-un (Hàn quốc), Oa-sinh-tơn (Mỹ) và Oen-ling-tơn (Niu- di-lơn). Chủ tịch các uỷ ban này báo cáo cho ASC và nhận chỉ thị từ ASC. Ban thƣ ký ASEAN. Ban thƣ ký ASEAN đƣợc thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị cấp cao lần thứ hai Ba-li, 1976 để tăng cƣờng phối hợp thực hiện các chính sách, chƣơng trình và các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN. 4.1.3. Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài: Trong quan hệ với nhau, các nƣớc ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc chính đã đƣợc nêu trong Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ƣớc Ba-li), kí tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là: - Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc; - Quyền của mọi quốc gia đƣợc lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cƣỡng ép của bên ngoài; - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; - Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện; 44
  49. - Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực; - Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả; Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: - Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng nhƣ trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ đƣợc coi là của ASEAN khi đƣợc tất cả các nƣớc thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhƣng bảo đảm đƣợc việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nƣớc thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN . - Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nƣớc ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng nhƣ chia sẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN đƣợc duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng nhƣ địa điếm cho các cuộc họp đó đƣợc phân đều cho các nƣớc thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh. - Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chƣơng trình hợp tác kinh tế ASEAN, trong Hiệp định khung về tăng cƣờng hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Singapro tháng 2/1992, các nƣớc ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nƣớc thành viên ASEAN có thế xúc tiến thực hiện trƣớc các dự án ASEAN nếu các nƣớc còn lại chƣa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện. Các nguyên tắc khác: Trong quan hệ giữa các nƣớc ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi ngƣời đều hiểu và tôn trọng áp dụng nhƣ: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN 45
  50. và giữ bản sắc chung của Hiệp hội. 4.2. Giới thiệu tổng quan về AFTA 4.2.1.Quá trình hình thành AFTA Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trƣờng chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nƣớc ASEAN đúng trƣớc những thách thức lớn không dễ vƣợt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những thách thức đó là : - Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thƣơng mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế. - Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt nhƣ EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thƣơng mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trƣờng này. - Những thay đổi về chính sách nhƣ mở cửa, khuyến khích và dành ƣu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nƣớc Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nƣớc Đông Âu đã trở thành những thị trƣờng đầu tƣ hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992 , theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA). Đây thực sự là bƣớc ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới. 4.2.2. Mục tiêu của AFTA AFTA đƣa ra nhằm đạt đƣợc những mục tiêu kinh tế sau: - Tự do hoá thƣơng mại trong khu vực bằng việc loại bỏ các hàng rào thuế quan trong nội bộ khu vực và cuối cùng là các rào cản phi quan thuế. Điều này 46
  51. sẽ khiến cho các Doanh nghiệp sản xuất của ASEAN càng phải có hiệu quả và khả năng cạnh tranh hơn trên thị trƣờng thế giới. Đồng thời, ngƣời tiêu dùng sẽ mua đƣợc những hàng hoá từ những nhà sản suất có hiệu quả và chất lƣợng trong ASEAN , dẫn đến sự tăng lên trong thƣơng mại nội khối. - Thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực bằng việc tạo ra một khối thị trƣờng thống nhất, rộng lớn hơn. - Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đối, đặc biệt là với sự phát triến của các thỏa thuận thƣơng mại khu vực (RTA) trên thế giới. 4.2.3.Quá trình tham gia AFTA và lịch trình giảm thuế của Việt Nam Những yêu cầu của CEPT -AFTA đối với Việt Nam Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt nam và các nƣớc thành viên khác của ASEAN, chƣơng trình giảm thuế nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam bắt đầu đƣợc thực hiện từ 1/1/1996 và hoàn thành vào 1/1/2006 đế đạt đƣợc mức thuế suất cuối cùng là 0-5%, chậm hơn các nƣớc thành viên khác 3 năm. Các bƣớc cụ thế đế thực hiện mục tiêu này bao gồm: - Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo CEPT gồm: danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời (TEL), danh mục hàng nông sản chƣa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL). - Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/1996 và kết thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có thuế suất nhỏ hơn hoặc bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003. - Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ đƣợc chuyên sang danh mục IL trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển 20%, để thực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm 2006. Đồng thời, các bƣớc giảm sau khi đƣa vào IL phải đƣợc thực hiện chậm nhất là 2- 3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%. 47
  52. - Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ 1/1/2004 và kết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng mặt hàng đƣờng vào năm 2010 :0-5%. - Các mặt hàng đã đƣa vào chƣơng trình giảm thuế và đƣợc hƣởng nhƣợng bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lƣợng (QRs) và bỏ dần các biện pháp hạn chế phi quan thuế khác (NTBs) 5 năm sau đó. 4.2.4.Tình hình thực Men AFTA của việt Nam Năm 1996 Việt nam đã công bố cho ASEAN các loại Danh mục: Danh mục cắt giảm thuế IL; Danh mục loại trừ tạm thời TEL; Danh mục hàng nông sản chƣa chế biến nhậy cảm SL và Danh mục loại trừ hoàn toàn GEL; Nguyên tắc xây dựng phƣơng án tham gia của Việt nam: - Không gây ảnh hƣởng lớn đến nguồn thu ngân sách; - Bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nƣớc; - Tạo điều kiện khuyến khích việc chuyến giao kỹ thuật, đối mới công nghệ cho nền sản xuất trong nƣớc; - Hợp tác với các nƣớc ASEAN trên cơ sở các qui định của Hiệp định CEPT đế tranh thủ ƣu đãi, mở rộng thị trƣờng cho xuất khẩu và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài; Danh mục loại trừ hoàn toàn (GEL): Danh mục này đƣợc xây dựng phù hợp với Điều 9 của Hiệp định CEPT và bao gồm những nhóm mặt hàng có ảnh hƣởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ của con ngƣời, động thực vật, đến các giá trị lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ nhƣ các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nô, vũ khí, Danh mục này chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu, và là các mặt hàng cụ thể nhƣ sau: - Thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện, xì gà, thuốc lá và rƣợu bia thành phẩm; - Các loại xỉ và tro; - Các loại xăng dầu (trừ dầu thô); 48
  53. - Các loại thuốc no, thuốc phóng, các loại pháo; - Các loại lốp bơm hơi cũ; - Các loại thiết bị điện thoại, điện báo hữu tuyến, vô tuyến, các loại thiết bị ra đa, các loại máy thu sóng dùng cho điện thoại, điện báo ; - Các loại ô tô dƣới 16 chỗ ngồi, các loại ô tô và phƣơng tiện tự hành có tay lái nghịch; - Các loại vũ khí, khí tài quân sự; - Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động, đồ chơi cho trẻ em có ảnh hƣởng xấu đến giáo dục và trật tự an toàn xã hội; - Các loại hoá chất, dƣợc phẩm độc hại, các chất phế thải, đồ tiêu dùng đã qua sử dụng; Danh mục các mặt hàng nông sản chƣa chế biến nhạy cảm (SL): Danh mục các mặt hàng nông sản chƣa chế biến nhạy cảm của Việt Nam bao gồm 26 nhóm mặt hàng, chiếm 0,8% trong số nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu và là những mặt hàng cụ thể nhƣ: thịt, trứng gia cầm, động vật sống, thóc, gạo lút, , đƣợc xây dựng căn cứ vào yêu cầu bảo hộ cao của sản xuất trong nƣớc đối với một số mặt hàng nông sản chƣa chế biên và theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triến nông thôn đồng thời trên cơ sở tham khảo Danh mục này của các nƣớc ASEAN khác. Các mặt hàng này đang đƣợc áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhƣ quản lý theo hạn ngạch hàng tiêu dùng, quản lý của Bộ chuyên ngành. Danh mục cắt giảm thuế ngay (IL) Danh mục này chủ yếu bao gồm những mặt hàng trong Biểu thuế hiện đang có thuế suất dƣới 20% - là những mặt hàng thuộc diện có thể áp dụng ƣu đãi theo CEPT ngay và một số mặt hàng tuy có thuế suất cao nhƣng Việt nam lại đang có thế mạnh về xuất khấu. Tống số nhóm mặt hàng trong Danh mục cắt giảm thuế quan là 1661, chiếm 51,6% tống nhóm mặt hàng trong Biểu thuế nhập khấu của Việt Nam. Tỷ lệ này thấp hơn so với các nƣớc thành viên ASEAN khác khi họ bắt đầu thực hiện chƣơng trình CEPT, nhƣng đây là biện 49
  54. pháp an toàn nhất đối với Việt Nam. Danh mục loại trừ tạm thời (TEL) Danh mục này chiếm khoảng 40,9% tổng số các dòng thuế trong Biểu thuế nhập khấu và chủ yếu là những mặt hàng sau: - Các loại ô tô (trừ các loại ô tô dƣới 16 chỗ ngồi); - Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em; - Các loại máy gia dụng (nhƣ máy giặt, máy điều hoà, quạt điện, ); - Các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu; - Các loại vải sợi và một số đồ may mặc; - Các loại sắt, thép; -Các sản phẩm cơ khí thông dụng; Đây chủ yếu là các mặt hàng có thuế suất trên 20% và một số mặt hàng tuy có thuế suất thấp hơn 20% nhƣng trƣớc mắt cần thiết phải bảo hộ bằng thuế nhập khẩu, hoặc các mặt hàng đang đƣợc áp dụng các biện pháp phi thuế quan nhƣ các biện pháp hạn chế số lƣợng nhập khấu, hàng phải có giấy phép của Bộ quản lý chuyên ngành, hàng phải qua kiếm tra nhà nƣớc về chất lƣợng, hàng phải qua kiếm tra về vệ sinh dịch tễ và hàng phải qua kiếm tra về an toàn lao động. Ngoài ra theo quy định của CEPT, những mặt hàng nào của nƣớc thành viên ASEAN công bố cắt giảm thuế quan và hƣởng thuế suất ƣu đãi từ các nƣớc thành viên khác thì đồng thời cũng phải loại bỏ ngay các hạn chế về định lƣợng và trong thời hạn 5 năm sau đó, thực hiện loại bỏ các biện pháp hạn chế nhập khấu thông qua các hàng rào phi thuế quan khác. Việc Việt nam chƣa đƣa các mặt hàng này vào Danh mục cắt giảm thuế quan sẽ cho phép chúng ta có thêm 5 năm (kể từ năm mặt hàng đƣợc chuyến sang Danh mục cắt giảm cho tới khi phải loại bỏ các biện pháp hạn chế phi thuế quan) để hỗ trợ các ngành sản xuất và các doanh nghiệp trong nƣớc làm quen dần với môi trƣờng cạnh tranh. Đây là khoảng thời gian cần thiết đế hỗ trợ cho các ngành sản xuất trong nƣớc và tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nƣớc làm 50
  55. quen dần với môi trƣờng cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động để nền kinh tế phát triển có hiệu quả hơn. b) Đã trình Chính phủ thông qua lịch trình tổng thể thực hiện cắt giảm thuế cho cả giai đoạn 10 năm. Tuy nhiên, đây mới chỉ là danh mục định hƣớng để các doanh nghiệp trong nƣớc nghiên cứu có kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều chỉnh cơ cấu sản xuất mà chƣa công bố cho ASEAN. Đồng thời Danh mục này còn đang theo Biểu thuế XNK cũ ( theo mã HS cũ) c) Đã công bố danh mục thực hiện CEPT các năm 1996, 1997, 1998, 1999 và năm 2000 và các văn bản pháp lý đi kèm (nghị định của Chính phủ). Trong nƣớc, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn để thực hiện theo từng năm. - Diễn đàn kinh tế Châu Á-Thái Bình Dƣơng - APEC Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thƣơng mại và đầu tƣ giữa các nến kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nƣớc và khu vực khác. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50 % thƣơng mại thế giới. (ix) Bối cảnh ra đời - Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới nhƣ EU, NAFTA, AFTA - Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trƣởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chƣa có hình thức hợp tác kinh tế 51
  56. thƣơng mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. - Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lƣợc của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng nhƣ chính trị giữa những nƣớc lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thƣơng mại trong khu vực. - Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cƣờng tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhƣng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có. (x) Quá trình hình thành và phát triển Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng (APEC) đƣợc 12 thành viên thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng sáng lập tại Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chức ở Can-bê-ra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôt-xtrây-lia. Các thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật, ôt- xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Singapro, Bru-nây, In-đô- nê-xia và Ma-lai-xia. Tháng 11/1991 kết nạp thêm Trung Quốc, lãnh thổ Hồng Công và Đài Loan; tháng 11/1993 thêm Pa-pua Niu Ghi-nê, Mê-hi- cô; tháng 11/1994 thêm Chi-lê và tạm ngừng thời hạn xét kết nạp thành viên trong 3 năm; đến tháng 11/1998 kết nạp thêm Việt Nam, Nga và Pê- ru, đồng thời APEC quyết định tạm ngừng thời hạn xem xét kết nạp thành viên mới thêm 10 năm nữa để củng cố tổ chức. Đến nay có thêm 9 nền kinh tế đã xin gia nhập APEC là: Ân Độ, Pa-kit-xtan, Ma Cao, Mông cổ, Pa-na-ma, Cô-lôm-bi-a, Xri-lan-ca, Ê-cua-đo, cốt-xta-ri- ca. Trong số ba thành viên ASEAN chƣa phải là thành viên của APEC, Cam-pu-chia và Lào đã thông qua Việt Nam bày tỏ mong muốn gia nhập APEC. Năm 2007 khi thời hạn ngừng kết nạp thành viên mới hết hiệu lực, APEC sẽ thảo luận vấn đề kết nạp thành viên mới. Nhƣ vậy, cho đến thời điếm này, APEC có 21 thành viên, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế 52
  57. giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thƣơng mại thế giới. Nội dung hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ, tạo thuận lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ, và hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chƣơng trình hành động tập thể (CAP) và chƣơng trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thƣơng mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do nhƣ kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thƣơng mại và đầu tƣ giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nƣớc và khu vực khác. 4.3.3. Mục tiêu - Tuyên bố Seoul 1991 đề ra 4 mục tiêu phát triển trong APEC gồm: Duy trì tăng trƣởng và phát triển, vì lợi ích chung của nhân dân các nền kinh tế trong khu vực, góp phần vào tăng trƣởng và phát triển chung của kinh tế thế giới. Phát huy những tác động tích cực của sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng đối với kinh tế khu vực và thế giới, bằng cách đẩy mạnh sự giao lƣu hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ. Xây dựng và tăng cƣờng hệ thống thƣơng mại đa biên, vì lợi ích của Châu Á -Thái Bình Dƣơng và các nền kinh tế khác. Giảm dần những rào cản đối với thƣơng mại hàng hoá và dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO, và không có hại đối với các nền kinh tế khác. - Tuyên bố Bogor 1994 xác định mục tiêu của APEC là: thực hiện tự do hoá thƣơng mại và đầu tƣ tại Châu Á- Thái Bình Dƣơng đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 và đối với các nền kinh tế đang phát triến là 2020. - Nguyên tắc hoạt động - Cùng có lợi. Do tính đa dạng của các nền kinh tế trong APEC về chính 53