Luận văn Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

pdf 115 trang vanle 1980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nhung_khia_canh_thuong_mai_lien_quan_den_bao_ho_quy.pdf

Nội dung text: Luận văn Những khía cạnh thương mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ2B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG4B ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN NHỮNG0B KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THỊ MƠ HÀ NỘI - 2007
  2. BỘ3B GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG5B ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN NHỮNG1B KHÍA CẠNH THƯƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2007
  3. 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG I 7 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG KHÍA CẠNH THƢƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 9 1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 9 1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 9 1.1.2. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 22 1.2. NHỮNG KHÍA CẠNH THƢƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 25 1.2.1. QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TRONG THƢƠNG MẠI, THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 25 1.2.2. BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TỪ GÓC ĐỘ THƢƠNG MẠI 33 1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ THƢƠNG MẠI .40 CHƢƠNG II 49 THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 49 2.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 49 2.1.1. NHÀ NƢỚC ĐÃ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH CỤ THỂ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG TẠO SỰ PHÙ HỢP VỚI CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO 49
  4. 2 2.1.2. NHÀ NƢỚC ĐÃ TỪNG BƢỚC HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 48 2.2. THỰC TRẠNG VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 58 2.2.1. NHẬN XÉT CHUNG 58 2.2.2. ĐÁNH GIÁ TÁ HẠI CỦA VIỆC VI PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 63 2.3. THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM67 2.3.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KẾT QUẢ BƢỚC ĐẦU 67 2.3.2. NHỮNG KHÓ KHĂN, YẾU KÉM CỦA VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN THƢƠNG MẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 72 2.4. THỰC TRẠNG THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TỪ PHÍA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 74 2.4.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 74 2.4.2. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 80 CHƢƠNG III 85 GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 85 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SAU KHI LÀ THÀNH VIÊN WTO 85 3.1.1. GIA NHẬP WTO: CƠ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BẢO HỘ VÀ KHAI THÁC QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 85 3.1.2. GIA NHẬP WTO: THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ BẢO HỘ VÀ THỰC THI BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 86 3.2. TÌM HIỂU KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 90 3.2.1. KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC 90 3.2.2. KINH NGHIỆM CỦA NHẬT BẢN 99 3.3. GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TĂNG CƢỜNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG KHAI
  5. 3 THÁC VIỆC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ THƢƠNG MẠI 105 3.3.1. TÍCH CỰC CHỐNG NẠN HÀNG GIẢ, SAO CHÉP THƢƠNG HIỆU 105 3.3.2. CHỦ ĐỘNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 106 3.3.3. PHỔ BIẾN NHỮNG KIẾN THỨC LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP. 107 3.3.4. TÍCH CỰC TÌM KIẾM CÁC KÊNH THÔNG TIN TRONG NƢỚC VÀ QUỐC TẾ 108 3.3.5. THÀNH LẬP ỦY BAN CHUYÊN TRÁCH 109 3.3.6. TĂNG CƢỜNG HỢP TÁC VỚI CÁC ĐỐI TÁC NƢỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 109 3.3.7. KHAI THÁC TRIỆT ĐỂ CƠ SỞ DỮ LIỆU SẴN CÓ VỀ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 110 3.3.8. TÍCH CỰC HỢP TÁC VỚI HẢI QUAN CỬA KHẨU 103 KẾT LUẬN 112
  6. 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam hiện đã và đang thực hiện những cam kết nói chung và các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Quyền sở hữu công nghiệp và việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại là một vấn đề khá rộng và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Thật vậy, một khi các doanh nghiệp có khuynh hƣớng phát triển dựa trên cơ sở khoa học công nghệ tiên tiến, dựa trên sự hợp tác và khai thác các nguồn tri thức bên ngoài, các doanh nghiệp sẽ thu đƣợc càng nhiều lợi nhuận từ quyền sở hữu trí tuệ, nhất là từ các sáng chế. Điều đó thể hiện không chỉ bởi đóng góp của sáng chế trong việc nâng cao giá trị sản phẩm mà lợi nhuận còn đƣợc thu về thông qua việc cho phép các doanh nghiệp khác khai thác sáng chế, hay sử dụng quyền sở hữu công nghiệp nhƣ một phƣơng tiện để thƣơng lƣợng với các doanh nghiệp khác hoặc phƣơng tiện để tiếp nhận thêm những nguồn vốn từ các tổ chức tài chính Bên cạnh đó những biểu hiện tiêu cực trong vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhƣ nạn ăn cắp dễ dàng thƣơng hiệu, nạn làm hàng giả, hàng nhái đang ngày càng bộc lộ ở mức độ tinh vi hơn. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại là một trong những nội dung đã đƣợc WTO điều chỉnh. Việt Nam đã cam kết tuân thủ một trong những qui định của WTO về vấn đề này. Yêu cầu đặt ra là làm sao để Việt Nam có thể thực hiện đầy đủ các cam kết của mình trong khi chúng ta đƣợc thế giới đánh giá là một trong những nƣớc vi phạm vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhiều nhất. Làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam khai thác đƣợc những qui định của WTO có lợi cho doanh nghiệp mình. Điều này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu vấn đề một cách đầy đủ và cụ thể. Đó là lý do để tác giả chọn vấn đề “Những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và khả năng khai thác đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, chuyên ngành kinh doanh quốc tế của mình.
  7. 5 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Ở nƣớc ngoài Nhƣ trên đã trình bày, việc nghiên cứu về quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng nhƣ tác động của việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp với nền kinh tế không phải là một vấn đề mới trên thế giới. Chúng ta có thể tìm thấy một số các công trình của các tác giả nƣớc ngoài nhƣ: - ‘’How Small and medium enterprises can benefit from industrial property information’’ – của tác giả Donald Bollella, Trƣởng cố vấn về sáng chế, Burstein Technologies, Inc.,Irvine, California tại Hội thảo khu vực Châu á của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới- WIPO về một chiến lƣợc sở hữu trí tuệ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ; đƣợc tổ chức bởi WIPO, Học viện đào tạo sở hữu trí tuệ thế giới IIPTI và Văn phòng sở hữu trí tuệ Hàn Quốc tại Daeduk, Daejeon, Republic of Korea, từ 26 đến 28 tháng 11 năm 2002). - „‟Valuation and exploitation of intellectual property’’ - của các tác giả Shigeki Kamiyama, Jerry Sheehan, Catalina Martinez, STI working paper 5/2006. (STI - Statistical Analysis of Science, Technology and Industry). - „‟Economic value of industrial property rights„‟- WIPO, Hội thảo về sở hữu công nghiệp tại Geneve, từ ngày 3 đến 5 tháng 9 năm 1997. - „‟Strengthening Protection of Intellectual Property in Developing Countries„‟, Wolfgang E. Siebeck, editor with Robert E. Evenson, William Lesser, and Carlos A. Primo Braga, World Bank Discussion Papers. 2.2. Ở Việt Nam Đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam, vấn đề sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện đƣợc xem nhƣ một chủ đề khá hấp dẫn. Liên quan đến sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chúng ta có thể tìm thấy công trình nghiên cứu nhƣ: “Chống hàng giả ở Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ một số nước”, Khóa luận của Mai Thị Thanh Thuỷ- A4-K39B Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng; “Chống
  8. 6 hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại công ty Unilever Việt Nam” Khóa luận của Phan Thu Hằng – Lớp A13 - K39D; “Tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ đáp ứng yêu cầu Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”, Luận văn Thạc sỹ của Đỗ Việt Dũng, học viên cao học Khóa 6 (1999 - 2002) Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng; “Chống hàng giả và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế và thực trạng ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ của Trần Quỳnh Anh, học viên cao học Khóa 7 (2002- 2005) Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng; “Xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận văn Thạc sỹ của Phạm Thị Thu Hiền, học viên cao học Khóa 9 (2002- 2005) Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng; “Xây dựng và bảo hộ thương hiệu ở một số nước và kinh nghiệm đối với các doanh nghiệp Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ của Tống Phƣơng Lan, học viên cao học Khóa 9 (2002- 2005) Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng; “Hiệp định về khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ - TRIPs và những vấn đề đặt ra trước thềm WTO” Luận văn Thạc sỹ của Triệu Quang Vinh, học viên cao học Khóa 10 (2002- 2005), Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng. Tuy nhiên, những bài viết, công trình, luận văn nói trên chỉ phân tích những vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ nói chung hoặc đi sâu phân tích một số đối tƣợng đƣợc bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Chƣa có công trình nào phân tích những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ góc độ của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề chung về quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, luận văn đi sâu phân tích những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại ở Việt nam cũng nhƣ tình hình thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ phía các doanh nghiệp Việt nam, từ đó đề xuất giải pháp để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao khả năng khai thác việc
  9. 7 bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến thƣơng mại trong điều kiện Việt Nam đã gia nhập WTO và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quyền sở hữu công nghiệp và những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Các qui định của WTO, của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng là đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là việc khai thác việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong cả nƣớc, tình hình thực thi bảo hộ sở hữu công nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam; các qui định quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng, kinh nghiệm từ một số nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Ngoài các phƣơng pháp nghiên cứu truyền thống nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá ., luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tại chỗ, phƣơng pháp chuyên gia và đặc biệt áp dụng việc phân tích thông tin khai thác từ các phƣơng tiện truyền thông hiện đại nhƣ internet, truyền hình để thống kê dữ liệu nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Nội dung Luận văn gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại ở Việt Nam trong thời gian qua
  10. 8 Chƣơng 3: Giải pháp tăng cƣờng việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới .
  11. 9 CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ NHỮNG KHÍA CẠNH THƢƠNG MẠI LIÊN QUAN ĐẾN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1.1.1. Khái niệm về quyền sở hữu công nghiệp 1.1.1.1. Quyền sở hữu công nghiệp Theo điều 4, Luật Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Theo điều 751, Bộ luật Dân sự của Việt Nam năm 2005, quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. - Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh bao gồm quyền khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh. - Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại bao gồm: sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại trong kinh doanh; Cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm ngƣời khác sử dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình. - Quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về nhà nƣớc - Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh. Theo công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được ký kết năm 1883, (Điều 1(3)), “Sở hữu công nghiệp phải đƣợc hiểu theo nghĩa rộng nhất, không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thƣơng mại theo đúng nghĩa của chúng mà
  12. 10 cho cả các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác, và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên nhƣ rƣợu vang, ngũ cốc, lá thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, bia, hoa và bột”. 1.1.1.2. Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điều 3, khoản 2, đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thƣơng mại và chỉ dẫn địa lý. Sáng chế: Theo Điều 4 khoản 12- Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dƣới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Quyền sở hữu công nghiệp bảo vệ cho sáng chế hiểu theo nghĩa rộng nhất là bảo vệ quyền của nhà phát minh. Một sáng chế đƣợc công nhận cho ngƣời sáng tạo ra nó cấp bởi cục sáng chế, nó đồng thời xác định ranh giới không cho phép bất kỳ ai khai thác, sử dụng mang tính thƣơng mại sáng chế đó trong một giai đoạn nhất định mà chƣa đƣợc sự đồng ý của ngƣời phát minh ra nó. Giai đoạn bảo hộ này thƣờng là 20 năm, khi hết thời hạn bảo hộ, sáng chế này đƣợc phép sử dụng và khai thác rộng rãi bởi tất cả các cá nhân quan tâm. Điều 124, khoản 1, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 qui định trong thời hạn hiệu lực của bảo hộ sáng chế, việc sử dụng sáng chế đó là thực hiện các hành vi sau: “Sản xuất sản phẩm đƣợc bảo hộ; áp dụng qui trình đƣợc bảo hộ; khai thác công dụng của sản phẩm đƣợc bảo hộ hoặc sản phẩm đƣợc sản xuất theo qui trình đƣợc bảo hộ; lƣu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lƣu thông sản phẩm; nhập khẩu sản phẩm ”. Đồng thời đối tƣợng sở hữu sáng chế có quyền sử dụng, cho phép ngƣời khác sử dụng, có quyền ngăn cấm ngƣời khác sử dụng mà chƣa có sự đồng ý của mình, có quyền định đoạt sáng chế của mình. Bằng việc công nhận và bảo hộ sáng chế, phần thƣởng đó (sáng chế) nhà nƣớc công nhận thành quả làm việc của các nhà phát minh, khuyến khích họ tìm tòi
  13. 11 nghiên cứu hơn nữa để đóng góp cho bản thân nói riêng và cho xã hội nói chung. Khi đệ trình sáng chế, ngƣời sáng chế phải công khai công trình của mình, thông qua sự công khai này, các cá nhân hoặc tổ chức quan tâm có thể tìm hiểu công trình đó từ đó nâng cấp, phát triển công nghệ cao hơn. Nhƣ vậy ta thấy nó có thể cân bằng lợi ích của cả ngƣời sáng chế và lợi ích của xã hội. Theo điều 60, khoản 1, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sáng chế để đƣợc bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện nhƣ sau: - Có tính mới: Sáng chế đƣợc coi là có tính mới nếu chƣa bị bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dƣới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trƣớc ngày ƣu tiên trong trƣờng hợp sáng chế đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên - Có tính sáng tạo: Sáng chế đƣợc coi là có tính sáng tạo nếu nó thể hiện tính đột phá mà không thể đƣợc tạo ra bởi ngƣời có kiến thức trung bình trong cùng lĩnh vực của sáng chế đó. - Có khả năng áp dụng vào trong công nghiệp: Sáng chế phải đƣợc sử dụng trong thực tế và có thể đƣợc áp dụng trong một vài ngành công nghiệp. Điều 59, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 qui định những đối tƣợng không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhƣ phát minh, lý thuyết khoa học, phƣơng pháp toán học; Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phƣơng pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chƣơng trình máy tính; Cách thức thể hiện thông tin; Giải pháp chỉ mang tính thẩm mỹ; Giống thực vât, giống động vật; Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; Phƣơng pháp phòng ngừa, chuẩn đoán và chữa bệnh cho ngƣời và động vật. Kiểu dáng công nghiệp
  14. 12 Theo điều 3 khoản 13- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm đƣợc thể hiện bằng hình khối, đƣờng nét, mầu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Điều căn bản cho các thiết kế công nghiệp là kiểu dáng phải hữu hình và hoạt động hiệu quả theo đúng chức năng đã định. Ngoài ra, nó phải có khả năng tái sản xuất bằng các máy móc công nghiệp. Các nhà sản xuất xuất phải bảo vệ kiểu dáng của sản phẩm (kiểu dáng công nghiệp) vì hình dáng hữu hình của kiểu dáng công nghiệp là một nhân tố chính ảnh hƣởng đến sở thích của khách hàng đối với sản phẩm trong khi tính năng sử dụng của sản phẩm là tƣơng đối nhƣ nhau giữa các nhà sản xuất khác nhau. Thông thƣờng ngƣời tiêu dùng sẽ lựa chọn dựa theo giá cả và hình dáng thẩm mỹ của sản phẩm. Thời hạn bảo hộ thông thƣờng của thiết kế công nghiệp thƣờng là từ 10 đến 25 năm, thƣờng đã bao gồm cả thời gian gia hạn những thiết kế công nghiệp đó. Tuy nhiên, đối với hàng dệt may thời trang thì thời hạn bảo hộ thƣờng là ngắn do đặc thù kinh doanh của ngành này. Để đƣợc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng những điều kiện sau: - Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính mới nếu chƣa bị bộc lộ công khai dƣới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dƣới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nƣớc hay ở nƣớc ngoài trƣớc ngày nộp đơn hoặc trƣớc ngày ƣu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên (Trích điều 65, khoản 1- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). - Có tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có tính sáng tạo nếu nó thể hiện tính đột phá mà không thể đƣợc tạo ra bởi ngƣời có kiến thức trung bình trong cùng lĩnh vực đó. - Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp đƣợc coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó
  15. 13 bằng phƣơng pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (điều 67- Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Theo điều 64 -Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, nằm ngoài đối tƣợng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp gồm: “Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có; Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp; Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy đƣợc trong quá trình sử dụng sản phẩm”. Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Theo điều 4, khoản 14 và 15 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, “thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn”. “Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dƣới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết đƣợc gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp bán dẫn đồng nghĩa với IC, chip và các vi mạch điện tử”. Thiết kế bố trí mạch tích hợp cũng là sự sáng tạo của trí óc con ngƣời. Các nhà nghiên cứu luôn mong muốn giảm kích thƣớc của sản phẩm đồng thời muốn đa dạng chức năng của sản phẩm. Để đầu tƣ nghiên cứu tạo ra các sản phẩm này rất tốn kém cả về nguồn tài chính lẫn con ngƣời. Tuy nhiên các sản phẩm thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn này lại đƣợc sử dụng rất đa dạng trong nhiều loại sản phẩm điện tử khác nhau nhƣ máy vi tính, đồng hồ, ôtô Do đó, trong khi việc đầu tƣ ra sản phẩm này rất tốn kém thì việc copy chúng lại không khó, ít chi phí vì vậy các sản phẩm này rất cần đƣợc bảo hộ. Ta thấy rằng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn khác với thiết kế công nghiệp (kiểu dáng công nghiệp) do cấu trúc ở bên trong của chúng. Ngoài ra, thiết
  16. 14 kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cũng khác sáng chế. Do thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đủ điều kiện để đƣợc bảo hộ là: - Có tính nguyên gốc: “là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả, chƣa đƣợc những ngƣời sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó”. (Trích Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Điều 70, khoản 1). - Có tính mới thương mại: Khi thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn đó chƣa đƣợc khai thác mang tính thƣơng mại tại bất kỳ đâu. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điều 69 xác định đối tƣợng không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn nhƣ “nguyên lý, quy trình, hệ thống, phƣơng pháp đƣợc thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn, thông tin phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn”. Bí mật kinh doanh: Có một loại sở hữu đặc biệt tuy không hoàn toàn giống với sáng chế hay bản quyền, chỉ quan hệ đến lĩnh vực kinh doanh nhƣng lại chƣa đƣợc bảo hộ thích đáng, đó là sở hữu bí mật thƣơng mại. Một phƣơng thức hay công thức có thể đƣợc giữ bí mật trong một hãng hoặc một cơ sở sản xuất kinh doanh. Nhƣng nếu đối thủ cạnh tranh có đƣợc những thông tin về bí mật đó thông qua thiết kế, tham chiếu một cách hợp thức thì nguời sáng tạo ban đầu không có quyền loại trừ sự ứng dụng này. Sự cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những hoạt động nhƣ tình báo công nghiệp, mua chuộc lôi kéo nhân viên của đối thủ tiết lộ bí mật thƣơng mại. Thậm chí có trƣờng hợp nhân viên kỹ thuật tự ý bỏ hãng để ra ngoài sản xuất hoặc kinh doanh bằng chính công thức đã thu nhận đƣợc. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, điều 4, khoản 23 qui định: “bí mật kinh doanh là thông tin thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài chính, trí tuệ, chƣa đƣợc bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh”. Mọi thông tin có thể sử dụng trong hoạt động kinh doanh mà mang lại giá trị lớn trong việc tạo ra lợi ích kinh tế
  17. 15 trong thời điểm hiện tại hoặc tƣơng lai đƣợc coi là bí mật kinh doanh. Tính bí mật ở đây có nghĩa là ngƣời thƣơng xuyên xử lý thông tin đó không biết đến hay dễ dàng tiếp cận thông tin đó một cách toàn bộ hay ghép nối chúng với nhau theo đúng trật tự, chuẩn xác mọi chi tiết của thông tin đó. Khác với sáng chế, bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ vô thời hạn và không cần thủ tục đang ký với cơ quan có thẩm quyền. Để bí mật kinh doanh đƣợc bảo hộ, thì bí mật đó phải đáp ứng đủ những điều kiện nhƣ: Không phải hiểu biết thông thƣờng có thể có đƣợc; khi sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho ngƣời năm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với ngƣời không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó; cuối cùng, đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc (Theo điều 84 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Tuy nhiên, các thông tin về bí mật thân nhân, về quản lý nhà nƣớc, quốc phòng an ninh và các thông tin khác mà không liên quan đến kinh doanh thi không đƣợc bảo hộ. Bí mật kinh doanh có thể liên quan đến các loại thông tin nhƣ sau: * Bí mật về thƣơng mại: - Danh sách các nhà cung cấp và khách hàng - Các sở thích và yêu cầu của khách hàng - Hồ sơ khách hàng - Các hợp đồng với nhà cung cấp - Các chiến lƣợc quảng cáo - Các kết quả đánh giá đạt đƣợc khi nghiên cứu thị trƣờng * Bí mật Khoa học và Kỹ thuật: - Các công thức sản xuất sản phẩm - Cấu tạo kỹ thuật của sản phẩm - Các kiểu dáng, bản vẽ, các đồ án kiến trúc, bản thiết kế và bản đồ *Bí mật về các thông tin phủ định
  18. 16 - Các báo cáo về chiến lƣợc không thành công trong việc kéo khách hàng mua một loại sản phẩm nào đó. - Tình trạng bế tắc trong nghiên cứu Nhãn hiệu Nhãn hiệu hàng hóa là cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm của doanh nghiệp. Trƣớc hết, Nhãn hiệu tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn mua các sản phẩm hay sử dụng các dịch vụ. Khi công ty nổi tiếng với mặt hàng nào đó, một khách hàng khi mua sản phẩm đó, họ không chỉ mua giá trị của hàng hóa đó mà còn mua cả tên nhãn hiệu của hàng hóa đó. Bởi vì, nhãn hiệu hàng hóa nhiều khi còn thể hiện cả chất lƣợng và uy tín của sản phẩm hàng hóa trên thị trƣờng. Ví dụ nhƣ với sản phẩm dệt may của Việt Nam, mang tên nhãn hiệu của một số các công ty may Việt Nam giá bán hàng hóa rõ ràng là thấp hơn giá bán sản phẩm dệt may của một hãng nổi tiếng trên thế giới mà cũng vẫn công ty Việt Nam đó làm hàng gia công cho chính hãng tên tuổi đó. Điều này một phần cho thấy giá trị to lớn của thƣơng hiệu, nhãn hiệu hàng hoá. Nó thuộc một loại là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Đồng thời nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp bán hàng và phát triển sản phẩm, thông qua đó sẽ giúp nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng đối với nhãn hiệu của doanh nghiệp. Mục đích cơ bản của nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp kinh doanh này với doanh nghiệp kinh doanh khác, nên luật các nƣớc qui định bất kỳ nhãn hiệu nào đƣợc bảo hộ phải có thể phân biệt đƣợc. Nhƣ vậy, cốt yếu là ở chỗ khả năng phân biệt, tuy nhiên để đo lƣờng hay xác định nhƣ thế nào là khả năng phân biệt hoặc xác định đƣợc mức độ trùng hoặc tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn chƣa đƣợc qui định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Việt Nam. Việc xem xét một nhãn hiệu xin đăng ký có tƣơng tự tới mức gây nhầm lẫn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự xem xét của cục sở hữu trí tuệ. Hiệp định TRIPS (khoản 1 điều 15) qui định: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh
  19. 17 nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa. Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các mầu sắc cũng nhƣ tổ hợp của bất kỳ dấu hiệu đó, phải có khả năng đƣợc đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa”. Theo luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 điều 4, khoản 16và điều 72 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, các cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu đƣợc bảo hộ nếu là dấu hiệu đƣợc nhìn thấy dƣới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc là sự kết hợp các yếu tố, đƣợc thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Tuy vậy, ngày nay do nhu cầu phát triển đa dạng của nền kinh tế thì các doanh nghiệp cũng nhận thấy rằng âm thanh, mùi vị cũng có khả năng làm cho ngƣời tiêu dùng nhận ra sự khác biệt của hàng hóa. Cụ thể nhƣ, nhà sản xuất kem và bán lẻ kem hàng đầu của Mỹ- Wall- đã đăng ký giai điệu âm nhạc đặc trƣng làm âm thanh cho sản phẩm kem của mình trên các xe bán kem lƣu động [2]. Về các dấu hiệu không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Theo điều 73 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, các dấu hiệu sau đây không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu: 1. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nƣớc; 2. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tƣợng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không đƣợc cơ quan, tổ chức đó cho phép; 3. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nƣớc ngoài;
  20. 18 4. Dấu hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không đƣợc sử dụng, trừ trƣờng hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận; 5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lƣợng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Tên thƣơng mại. Theo điều 4, khoản 21 luật sở hữu trí tuệ năm 2005, tên thƣơng mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. Tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thƣơng mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Điều 76 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005). Tuy vậy, đối tƣợng sở hữu trí tuệ không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa là tên thƣơng mại là “Tên của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không đƣợc bảo hộ với danh nghĩa tên thƣơng mại” Chỉ dẫn địa lý Chỉ dẫn địa lý đƣợc sử dụng trên hàng, là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể và chất lƣợng của hàng hóa hay danh tiếng của chúng do nguồn gốc từ khu vực địa lý đó sinh ra mà có.
  21. 19 Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý là không giới hạn với các sản phẩm nông nghiệp với các nhân tố tự nhiên nhƣ khí hậu và đất. Ngoài ra, còn có những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý mà không có dinh dáng đến nông nghiệp, đó là do nhân tố con ngƣời làm ra chúng với kỹ năng và truyền thống, ví dụ nhƣ đồng hồ Thụy Sỹ, chè Thái Nguyên, nƣớc mắm Phú Quốc, rƣợu vang Bóoc Đô . Ngoài ra, có thể thấy tên gọi xuất xứ hàng hoá là một dạng chỉ dẫn địa lý đặc biệt. Nếu chỉ dẫn địa lý chỉ là tên gọi (địa danh) và uy tín, danh tiếng của sản phẩm đạt đến mức đặc thù gắn liền với vùng địa lý đó thì chỉ dẫn nhƣ vậy đƣợc gọi là “Tên gọi xuất xứ hàng hoá”. Theo điều 79, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, Để đƣợc bảo hộ thì chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng các điều kiện dƣới đây: - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý; - Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lƣợng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định Nhƣ vậy, câu hỏi đặt ra là nhƣ thế nào là sản phẩm có danh tiếng, chất lƣợng? Sản phẩm có danh tiếng là sản phẩm đƣợc nhiều ngƣời biết đến với sự tín nhiệm và lựa chọn dùng sản phẩm đó. Còn chất lƣợng và đặc tính của sản phẩm thì đƣợc xác định bằng một số các chỉ tiêu định tính, định lƣợng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học và vi sinh. Các chỉ tiêu này phải có khả năng kiểm tra đƣợc bằng phƣơng tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phƣơng pháp kiểm tra phù hợp. Điều quan trọng để xác định sản phẩm đƣợc gắn với chỉ dẫn địa lý ở đây là sản phẩm phải có chất lƣợng tốt và chỉ có vùng miền đó với đặc tính tự nhiên hoặc yếu tố con ngƣời mới có thể tạo ra sản phẩm đó và đại đa số sản phẩm đó phải ngon hơn, tốt hơn sản phẩm tƣơng tự đƣợc làm ra ở vùng đất khác. Ngoài ra, theo Điều 80, Luật sở hữu trí tuệ, sản phẩm không đƣợc nằm trong đối tƣợng đƣợc bảo hộ với danh nghĩa của chỉ dẫn địa lý nhƣ sau:
  22. 20 - Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam; - Chỉ dẫn địa lý của nƣớc ngoài mà tại nƣớc đó chỉ dẫn địa lý không đƣợc bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn đƣợc sử dụng; - Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tƣơng tự với một nhãn hiệu đang đƣợc bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó đƣợc thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm; - Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho ngƣời tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó. 1.1.1.2. Nội dung của quyền sở hữu công nghiệp Theo Điều 751, Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, quyền đối với giống cây trồng, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đƣợc quy định nhƣ sau: + Quyền nhân thân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về ngƣời đã trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng bằng lao động sáng tạo của mình, bao gồm quyền đƣợc đứng tên tác giả trong văn bằng bảo hộ do Nhà nƣớc cấp, trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó; + Quyền tài sản đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng thuộc về chủ sở hữu các đối tƣợng đó, bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giống cây trồng đó. Quyền nhân thân sẽ đƣợc trao cho ngƣời chủ trực tiếp tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nó đƣợc thể hiện bằng việc ngƣời sáng tạo đƣợc quyền đứng tên là tác giả của các sản phẩm do mình tạo ra. Còn quyền tài sản thì thuộc về ngƣời chủ sở hữu các đối tƣợng đã nêu ở trên. Quyền tài sản cho phép ngƣời chủ sở hữu đƣợc quyền sử dụng, quyền cho phép
  23. 21 hoặc cấm ngƣời khác sử dụng đối tƣợng sở hữu nói trên. Có thể suy luận rằng, quyền nhân thân mạnh hơn quyền tài sản. Khi có quyền nhân thân ngƣời ta có quyền sử dụng, bán, chuyển nhƣợng đồng thời cấm ngƣời khác sử dụng chính tài sản đó của mình đến khi hết quyền sở hữu. Điều 751, Bộ luật Dân sự Việt Nam cũng qui định về quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh thuộc về tổ chức, cá nhân có đƣợc thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật thông tin đó, bao gồm: + Khai thác, sử dụng bí mật kinh doanh; + Cho phép hoặc cấm ngƣời khác tiếp cận, sử dụng, tiết lộ bí mật kinh doanh. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thƣơng mại thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thƣơng mại đó, bao gồm: + Sử dụng nhãn hiệu, tên thƣơng mại trong kinh doanh; + Cho phép hoặc cấm ngƣời khác sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tƣơng tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của mình; cấm ngƣời khác sử dụng tên thƣơng mại gây nhầm lẫn với hoạt động kinh doanh của mình. Đối với quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý thuộc về Nhà nƣớc. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nhằm chỉ dẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm thuộc về tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện do pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh. Mặc dù trong đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp không có chống cạnh tranh không lành mạnh, nhƣng nội dung quyền sở hữu trí tuệ lại đề cập đến quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Do tất cả các doanh nghiệp kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận trên thị trƣờng cạnh tranh rất khốc liệt. Vậy để bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính và để tránh tình trạng cá lớn nuốt cá bé, ăn cắp ý tƣởng kinh doanh của ngƣời khác, làm hàng nhái dùng các thủ đoạn không tốt với đối thủ cạnh tranh nói riêng và để hoàn
  24. 22 thiện hơn nữa về quyền sở hữu công nghiệp, nên điều này đã đƣợc đƣa vào. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc trao cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. 1.1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1.1.2.1. Vì sao phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp? Những thập kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều sự thay đổi kinh tế của rất nhiều nƣớc trên thế giới. Những nƣớc đang phát triển, cụ thể, đã trải qua sự chuyển dịch kinh tế to lớn. Những chính sách hạn chế về kiểm soát thƣơng mại, công nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngoài và hợp tác kỹ thuật đã bị loại bỏ dần và chuyển sang nền kinh tế mở mà áp lực cạnh tranh đóng vai trò chính. Giai đoạn này cũng đã chỉ ra sự thành công của GATT trong vòng đàm phám Uruguay mà đã đƣợc mở rộng từ năm 1986 đến 1994 và cũng là lần đầu tiên mà Hiệp định về những khía cạnh thƣơng mại về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) đƣợc thông qua bởi chữ ký của 116 nƣớc thành viên. Theo trang 3, tài liệu: economic value of industrial property rights, Hội thảo giới thiệuvề quyền sở hữu công nghiệp, tại Genever, tháng 9 năm 1997. Thậm chí, tất cả chúng ta đều biết rằng, sức mạnh của khoa học công nghệ đã đƣa thế giới phát triển trong 2 thế kỷ nay gấp rất nhiều lần so với mấy chục thế kỷ trƣớc, tất cả là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, của sức lao động con ngƣời. Sở hữu trí tuệ là sở hữu về tri thức, trí lực của con ngƣời. Các nƣớc trên thế giới nhìn chung đều có luật để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vì hai lý do chính. Thứ nhất là bảo hộ quyền lợi về mặt đạo đức và kinh tế của ngƣời chủ các sáng tạo và quyền tiếp cận của công chúng về những thành quả của lao động trí óc con ngƣời. Thứ hai là để khuyến khích tính sáng tạo và sự truyền thông cũng nhƣ sự áp dụng những kết quả của hoạt động trí não con ngƣời và khuyến khích thƣơng mại công bằng để đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội. Ngoài ra, ngày nay, bƣớc vào thế kỷ XXI, tài sản trí tuệ đang tiến dần tới chỗ là thƣớc đo khả năng tồn tại và thành đạt trong tƣơng lai của các công ty. Năm 1982 khoảng 62% tài sản của các công ty ở Hoa kỳ là tài sản vật chất, nhƣng đến năm
  25. 23 2000 con số này giảm xuống chỉ còn 30%. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy tính trung bình 40% giá trị của một công ty tích tụ đƣợc trong tài sản vô hình của công ty không thể hiện trong bảng cân đối tài sản của công ty theo bất kỳ cách thức nào [4, trang 7]. Tuy nhiên, con ngƣời có khả năng học tập và bắt chƣớc thật kỳ diệu. Ví dụ, khi con ngƣời suy nghĩ để phát minh ra một loại thuốc chữa bệnh thế kỷ và công bố kết quả đó ra toàn thế giới và phân phối loại thuốc đó thì chỉ trong một thời gian ngắn sau, rất nhiều công ty kinh doanh loại thuốc mà nhà nghiên cứu đó đã rất mất thời gian, trí tuệ, công sức và vật chất để tạo ra chúng mà chƣa có sự đồng ý của ngƣời này. Nghiêm trọng hơn nữa vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều nơi sản xuất thuốc giả hay làm hàng giả, gây nên tác hại vô cùng to lớn. Theo bài viết “Fake medicin terro method” của tác giả Naira MARTIROSYAN đăng trên trang ngày 10 tháng 12 năm 2006, 52% thuốc bị làm giả là thuốc kháng sinh; thuốc bị làm giả do yếu tố nhu cầu và giá thành và năm 2005 doanh thu của thuốc trên thị trƣờng thƣơng mại quốc tế là 450-600 triệu đô la Mỹ. Hành vi bắt chƣớc, làm nhái, làm giả hàng hóa gây ảnh hƣởng rất xấu đến tình hình phát triển kinh tế của một đất nƣớc, đặc biệt lại làm đối với hàng hóa đã đƣợc bảo hộ, đó là một hành vi ăn cắp. Nó làm thui chột tính sáng tạo của con ngƣời, kìm hãm nền kinh tế, không thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhất là với các công ty có sản phẩm đã đăng ký bảo hộ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã dự báo rằng sự làm hàng giả, làm nhái và chi phí truyền phát thanh bất hợp pháp mỗi năm của các công ty là khoảng 638 tỉ đô la Mỹ mỗi năm, thiệt hại lớn hơn tổng GDP của 12 nƣớc. Trên thế giới khoảng 35 - 40% thƣơng mại, sản phẩm phần mềm, tác phẩm âm nhạc đƣợc bán mỗi năm là hàng giả, nhái. Những sản phẩm đƣợc cấp bằng sáng chế khó bị làm giả hơn nhƣ thuốc, đồ điện và chất bán dẫn, tỷ lệ làm giả thấp hơn nhƣng cũng đáng kể. Tổ chức y tế thế giới (WHO) dự đoán rằng ít nhất 6% dƣợc phẩm đƣợc bán trên toàn thế giới hàng năm là hàng giả, trị giá hơn 30 triệu USD [16, trang 4]. Do vậy, một xã hội ngày càng văn minh là một xã hội phải biết tôn trọng giá trị sức lao động của từng cá nhân, từng tập thể. Mỗi ngƣời phải đấu tranh loại trừ
  26. 24 cái xấu, nạn ăn cắp sức lao động của ngƣời khác. Đó cũng lí giải tại sao phải có sự bảo hộ về mặt pháp luật đối với quyền sở hữu công nghiệp. 1.1.2.2. Nội dung bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Mục đích của hoạt động sở hữu công nghiệp là khuyến khích hoạt động sáng tạo khoa học - công nghệ; cổ vũ đầu tƣ, tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật - mỹ thuật ứng dụng cũng nhƣ các sáng kiến kinh doanh mới; thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh đồng thời sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực trí tuệ của xã hội. Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần phải thông qua việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật riêng về vấn đề này. Đó là hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp - trong đó quan hệ giữa các chủ thể liên quan tới đối tƣợng trên mang nội dung quan hệ quyền và nghĩa vụ và các quan hệ đó đƣợc điều chỉnh sao cho phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội. Hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đƣợc cấu thành bởi ba hệ thống chủ chốt, đó là: hệ thống bảo hộ sáng chế (hay còn gọi là hệ thống patent); hệ thống bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa và hệ thống bảo hộ thông tin bí mật. Nguyên tắc chung của cả ba hệ thống này là thông qua việc thừa nhận và bảo vệ của pháp luật đối với chủ sở hữu của các đối tƣợng thuộc quyền sở hữu công nghiệp mà chủ thể các quyền đó (ngƣời nắm giữ quyền) đƣợc bảo đảm các điều kiện thuận lợi nhất trong một thời gian nhất định đủ để khai thác nhằm không những bù đắp các chi phí đầu tƣ tạo ra giá trị của các đối tƣợng đó mà còn có thể thu đƣợc lợi nhuận để tiếp tục tạo ra các thành tựu mới. Một cách tổng quát, mọi đối tƣợng nói trên đều đƣợc coi là đối tƣợng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp, các quan hệ xã hội liên quan tới các đối tƣợng đó đƣợc điều chỉnh chủ yếu theo nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ sở hữu. Tuy nhiên, để đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cần phải xác lập quyền sở hữu công nghiệp. Điều 752, Bộ luật Dân sự qui đinh các căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng, gồm có: + Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng
  27. 25 đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng ký các đối tƣợng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. + Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thƣơng mại đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thƣơng mại đó. + Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh đƣợc xác lập trên cơ sở có đƣợc thông tin tạo thành bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và sự bảo mật thông tin đó. + Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh đƣợc xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng đảm bảo việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp cho ngƣời đƣợc bảo hộ. Pháp luật Việt Nam cho phép chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp nhƣ qui định trong Điều 753, Bộ luật Dân sự, cụ thể nhƣ sau: + Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, quyền đối với giống cây trồng có thể đƣợc chuyển giao toàn bộ hoặc một phần theo hợp đồng hoặc để thừa kế, kế thừa. + Quyền đối với tên thƣơng mại chỉ đƣợc phép chuyển giao cùng với việc chuyển giao toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dƣới tên thƣơng mại đó. + Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không đƣợc chuyển giao. + Đối với hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp phát sinh trên cơ sở đăng ký thì chỉ khi hợp đồng đó đƣợc đăng ký mới có giá trị pháp lý đối với ngƣời thứ ba. 1.2. Những khía cạnh thƣơng mại liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1.2.1. Quyền sở hữu công nghiệp trong thƣơng mại, thƣơng mại quốc tế và các quy định của WTO về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
  28. 26 1.2.1.1. Khái quát về sự ra đời của WTO Hội nghị Bretton Woods năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (International Trade Organization - ITO) với mục đích thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thƣơng mại giữa các nƣớc. Hiến chƣơng ITO đƣợc nhất trí tại Hội nghị của Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Việc làm tại Havana tháng 3 năm 1948. Tuy nhiên, Thƣợng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến chƣơng này. Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế có thể đƣợc sử dụng để kiểm soát chứ không phải đem lại tự do hoạt động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997). Việc thành lập ITO không thành, nhƣng Hiệp định mà ITO định dựa vào để điều chỉnh thƣơng mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT). Đến ngày 1 tháng 1 năm 1995, do kết quả của vòng đàm phán Urugoay tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO đi vào hoạt động chính thức. Từ GATT đến WTO GATT ra đời sau Đại chiến Thế giới lần thứ II trong trào lƣu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên nhằm điều tiết các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế. GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thƣơng mại đa phƣơng trong suốt gần 50 năm mà điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển, thƣờng đƣợc biết đến nhƣ là Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Internaltional Monetary Fund - IMF) ngày nay. Với ý tƣởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thƣơng mại quốc tế điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, về thƣơng mại hàng hoá, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển, 23 nƣớc sáng lập GATT đã cùng một số nƣớc khác tham gia Hội nghị về thƣơng mại và việc làm, dự thảo Hiến chƣơng La Havana để thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (Internaltional Trade Oganization - ITO) với tƣ cách là cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc. Đồng thời, các nƣớc này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan và xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng tràn lan trong thƣơng mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục
  29. 27 tiêu tự do hoá mậu dịch, mở đƣờng cho kinh tế và thƣơng mại phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nƣớc thành viên. Hiến chƣơng thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (ITO) nói trên đã đƣợc thoả thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thƣơng mại và việc làm ở Havana từ 11/1947 đến 24/3/1948, nhƣng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phê chuẩn, nên việc thành lập Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (ITO) đã không thực hiện đƣợc. Mặc dù vậy, kiên trì với các mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạt đƣợc ở vòng đàm phán thuế đầu tiên là 45.000 ƣu đãi về thuế áp dụng giữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lƣợng mậu dịch thế giới, 23 nƣớc sáng lập đã cùng nhau ký kết Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào tháng 1/ 1948. Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan. Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ Hiệp Uruguay (1986 - 1994), do thƣơng mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diện hoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập chung xây dựng các Hiệp định, hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các vấn đề về hàng rào phi quan thuế, về thƣơng mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tƣ có liên quan tới thƣơng mại, về thƣơng mại hàng nông sản, hàng dệt may, về cơ chế giải quyết tranh chấp. Với diện điều tiết của hệ thống thƣơng mại đa biên đƣợc mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (GATT) với tƣ cách là một sự thoả thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp định Uruguay, các thành viên của GATT đã cùng nhau ký Hiệp định thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. Theo đó, WTO chính thức đƣợc thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization - WTO) ra đời trên cơ sở kế tục tổ chức tiền thân là Hiệp định chung về Thuế quan và Thƣơng mại (The General Agreement on Tariffs and Trade - GATT). Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thƣơng mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO
  30. 28 chính là các hiệp định đã và đang đƣợc các nƣớc đàm phán và ký kết. WTO là tổ chức bao trùm, chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện tất cả các hiệp định đa biên và nhiều bên đã đƣợc đàm phán ở vòng đàm phán Uruguay và những hiệp định sẽ đƣợc đàm phán trong tƣơng lai. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT đƣợc WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống nhƣ GATT chỉ có tính chất của một hiệp ƣớc, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. Trụ sở chính của tổ chức WTO đặt tại Geneva, Thụy Sỹ. Tính đến ngày 11 tháng 1 năm 2007, WTO có 150 nƣớc là thành viên (trong đó có Việt Nam). Các nguyên tắc cơ bản của WTO + Không phân biệt đối xử - Quy tắc tối huệ quốc (MFN), qui tắc quan trọng này của GATT đặt ra dựa trên nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các đối tác thƣơng mại trong Tổ chức. Quy tắc này đòi hỏi thuế quan và các qui định khác sẽ đƣợc áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu mà không đƣợc phân biệt đối xử giữa các nƣớc. Nhƣ vậy qui tắc này không để cho một nƣớc đánh thuế quan vào hàng hóa nhập khẩu từ một nƣớc này với thuế suất cao hơn thuế suất đƣợc áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ nƣớc khác. Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ đối với qui tắc này ví dụ nhƣ, những nƣớc có thể thiết lập một thỏa thuận tự do thƣơng mại, thƣơng mại hàng hóa chỉ áp dụng trong nhóm nƣớc đó, đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi hay đƣợc miễn thuế, phân biệt với những hàng hóa đến từ ngoài nhóm. Hoặc các quốc gia có thể thỏa thuận cho phép các quốc gia đang phát triển những ƣu đãi đặc biệt để tiếp cận những thị trƣờng của họ. Hoặc một quốc gia có thể nâng cao hàng rào thƣơng mại chống lại những sản phẩm đƣợc coi là thƣơng mại không lành mạnh từ những nƣớc đặc biệt nào đó. Và trong lĩnh vực dịch vụ, các nƣớc đƣợc cho phép phân biệt đối xử trong một giới hạn nào đó. Nhƣng những thỏa thuận chỉ cho phép áp dụng những ngoại lệ đó dƣới những điều kiện nghiêm ngặt. Nhìn chung, đãi ngộ tối huệ quốc có nghĩa rằng mỗi khi một quốc gia hạ thấp rào cản thƣơng mại hay mở cửa thị trƣờng, quốc gia đó phải áp dụng tƣơng tự cho các hàng hóa, dịch vụ từ mọi quốc gia khác cùng là thành viên thƣơng mại mặc dù là nƣớc giầu hay nghèo, mạnh hay yếu.
  31. 29 + Đẩy mạnh tự do hóa thƣơng mại thông qua đàm phán. Kể từ khi GATT ra đời vào năm 1947, đã có 8 vòng đàm phán. Qua đó, các quốc gia dần dần xóa bỏ các rào cản thƣơng mại, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến lƣợc kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc chuyển đổi cơ cấu. Mức độ cắt giảm các hàng rào bảo hộ đƣợc thoả thuận thông qua các cuộc đàm phán song phƣơng và đa phƣơng. + Dễ dự đoán: các quốc gia thành viên cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thƣơng mại (thuế quan và phi thuế quan khác). Do đó, khuyến khích đƣợc đầu tƣ do các nhà đầu tƣ luôn quan tâm đến một môi trƣờng đầu tƣ ổn định. Qua đó, bài toán thất nghiệp cũng đƣợc giải quyết phần nào và chính ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc hƣởng lợi từ môi trƣờng lành mạnh nhƣ vậy. Hệ thống thƣơng mại đa phƣơng là một nỗ lực lớn của các chính phủ để tạo ra một môi trƣờng thƣơng mại ổn định và có thể dự đoán. Hệ thống thƣơng mại này cũng cố gắng cải thiện khả năng dễ dự đoán và sự ổn định theo những cách khác. Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nƣớc hạn chế số lƣợng hàng nhập khẩu. Bên cạnh đó, WTO cũng giúp các nguyên tắc thƣơng mại của các nƣớc trở nên rõ ràng và minh bạch hơn. Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nƣớc thành viên phải công khai chính sách. + Tạo ra môi trƣờng cạnh tranh ngày càng bình đẳng: WTO đôi khi đƣợc miêu tả nhƣ là một hệ thống "thƣơng mại tự do", tuy nhiên điều đó không hoàn toàn chính xác. Hệ thống này vẫn cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong một số trƣờng hợp nhất định, vẫn cho phép có các biện pháp bảo hộ. Nhƣ vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn. WTO cũng có thể hạn chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng nhƣ bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định.
  32. 30 + Dành cho các thành viên đang phát triển một số ƣu đãi. Các ƣu đãi này đƣợc thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số quyền và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách. Qua các vòng đàm phán, lợi ích của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển đã tăng lên khá nhiều. Sau vòng đàm phán Uruguay, các nƣớc giàu trong WTO đã cam kết sẽ rộng mở hơn nữa đối với hàng hoá xuất khẩu từ những nƣớc kém phát triển và trợ giúp kỹ thuật cho các nƣớc này. Gần đây, những nƣớc phát triển đã bắt đầu cho phép nhập khẩu tự do, không thuế, không hạn ngạch đối với tất cả những sản phẩm từ hầu hết quốc gia kém phát triển trong WTO. 1.2.1.2. Quyền sở hữu công nghiệp trong khuôn khổ WTO Hệ thống WTO hình thành từ vòng đàm phán Urugoay giờ đây bao gồm một số hiệp định trong đó có Hịêp định TRIPs. Cho tới nay, đây là hiệp định đa phƣơng tổng thể nhất về bảo hộ quyền vực sở hữu trí tuệ trong đó có bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.Về nguyên tắc bảo hộ sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS tái khẳng định đồng thời mở rộng các qui định của Công ƣớc Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Công ƣớc Bern năm 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Theo Hiệp định TRIPs, các thành viên có thể, nhƣng không bị bắt buộc, áp dụng trong luật của nƣớc mình mức bảo hộ cao hơn so với các yêu cầu của Hiệp định TRIPS, nghĩa là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của hiệp định. Điều này nhằm đảm bảo cho mỗi quốc gia thành viên có một hệ thống sở hữu trí tuệ đầy đủ và hiệu quả. Các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ thuộc sự điều chỉnh của hiệp định TRIPs bao gồm: Quyền tác giả và các quyền liên quan; Thƣơng hiệu; Chỉ dẫn địa lý; Kiểu dáng công nghiệp; bằng phát minh sáng chế; thiết kế bố trí mạch tích hợp; bảo hộ thông tin bí mật; Và hạn chế các hoạt động chống cạnh tranh trong các hợp
  33. 31 đồng chuyển giao quyền sử dụng. Nhƣ vậy quyền sở hữu công nghiệp là một trong hai nội dung của quyền sở hữu trí tuệ đƣợc Hiệp định TRIPs điều chỉnh. Hiệp định TRIPS đƣợc các nƣớc thành viên hiện tại của WTO bắt buộc áp dụng và cũng sẽ áp dụng cho các thành viên tƣơng lai. Khi đƣợc áp dụng đầy đủ, Hiệp định TRIPS sẽ tăng cƣờng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gần nhƣ trên phạm vi toàn thế giới - tạo ra sức mạnh chƣa có hiệp ƣớc quốc tế nào đạt tới. Hiệp định TRIPS bao trùm tất cả các quyền sở hữu trí tuệ chính, gồm cả các lĩnh vực và quyền chƣa đƣợc luật quốc tế hay trong một số trƣờng hợp cả luật quốc gia của các nƣớc công nghiệp đề cập tới. Việc thực thi hiệp định này sẽ áp đặt các thay đổi về luật sở hữu trí tuệ của một số nƣớc thành viên WTO không có bất kỳ ngoại lệ nào. Những thay đổi này cũng tác động mạnh đến luật, quy định và các thủ tục hiện hành của các nƣớc đang phát triển áp dụng trong lĩnh vực kinh tế xã hội nhƣ nông nghiệp, y tế, giáo dục và văn hoá khi trở thành thành viên WTO. Nội dung chính của hiệp định TRIPS có thể phân chia thành 5 nhóm: tiêu chuẩn, thực thi, giải quyết tranh chấp, các quy định và nguyên tắc chung. Cuối cùng là những thoả thuận chuyển đổi. Dƣới đây tác giả luận văn sẽ phân tích tóm lƣợc 5 nhóm nội dung liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Nhóm thứ nhất là những quy định và nguyên tắc chung : Hiệp định TRIPS đƣa ra những nguyên tắc cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhƣ không phân biệt đối xử giữa những ngƣời nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ trong nƣớc với ngƣời nƣớc ngoài (Đãi ngộ quốc gia) và giữa những ngƣời nƣớc ngoài khác nhau (Tối Huệ Quốc). Hiệp định TRIPS cho phép các nƣớc tự do quyết định chính sách “nhập khẩu song song” đối với các hàng hoá nhập khẩu mà ngƣời nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ đƣa ra ở thị trƣờng khác một cách hợp pháp. Nhóm thứ hai là các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt đƣợc, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu công nghiệp: Hiệp định TRIPS đƣa ra những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu do các nƣớc thành viên đề xuất trong mỗi lĩnh vực chính của sở hữu trí tuệ. Lĩnh vực sở hữu công
  34. 32 nghiệp bao gồm cấp bằng sáng chế (patent); thông tin bí mật (bí mật thƣơng mại, dữ liệu kiểm định); nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý; kiểu dáng công nghiệp và thiết kế các mạch tích hợp. Bảo hộ giống cây trồng; bản quyền và các quyền liên quan (đó là các quyền của nghệ sĩ biểu diễn, nhà sản xuất băng ghi âm, các tổ chức phát thanh truyền hình). + Bằng sáng chế (Patent) cấp cho tác giả phát minh quyền ngăn chặn những ngƣời sử dụng, mua bán hoặc sản xuất theo phát minh đã đăng ký bảo hộ của mình trong một thời hạn nhất định (trong một quốc gia cụ thể). Thời hạn bảo hộ tối thiểu mà Hiệp định TRIPS yêu cầu là 20 năm kể từ ngày xin đăng ký. Một số nƣớc thừa nhận mô hình patent nhỏ cấp quyền bảo hộ một thời gian ngắn hơn cho những phát triển, cải tiến nhỏ có đầu tƣ thêm vào thiết kế, chế tạo. + Bằng sáng chế (Patent) về sở hữu kiểu dáng công nghiệp bảo hộ quyền về mẫu mã và mỹ thuật của sản phẩm. Hiệp định TRIPS yêu cầu sở hữu lĩnh vực này tối thiểu là 10 năm. + Bằng sáng chế (Patent) về sở hữu thương hiệu và nhãn hiệu dịch vụ, bảo hộ quyền của một thƣơng hiệu hoặc nhãn hiệu của một sản phẩm, một dịch vụ hay một mặt hàng. Mục tiêu chính là để giảm chi phí tìm kiếm của ngƣời tiêu dùng và tránh cho ngƣời tiêu dùng khỏi nhầm lẫn về chất lƣợng và xuất xứ của sản phẩm. Ví dụ, qua mẫu mã và kiểu dáng, có thể nhận biết ngay đặc điểm địa lý, chất lƣợng của một loại rƣợu vang, rƣợu mạnh hay hoa quả, thực phẩm của một vùng hay hãng sản xuất danh tiếng nào đó. + Một lĩnh vực tƣơng tự là thiết kế các mạch tích hợp. Những phát minh loại này đƣợc bảo hộ “riêng”, hay còn gọi là bảo hộ “đặc biệt”, bởi việc này tuy có sáng tạo nhƣng không nhiều nên mới đƣợc cấp cả bằng sáng chế (patent) lẫn bằng bản quyền với thời hạn khoảng 10 năm. Nhóm thứ ba là thực thi quyền sở hữu công nghiệp: Lần đầu tiên, trong các luật quốc tế về IPRs, điều khoản chi tiết về thủ tục dân sự và hành chính, các chế tài, biện pháp đặc biệt liên quan đến phạm vi biên giới và
  35. 33 vấn đề tội phạm đƣợc đặt ra. Các điều khoản này xác định thủ tục pháp lý, hình phạt tối thiểu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại các cơ quan pháp luật, toà án hành chính Trƣờng hợp có vi phạm, chủ sở hữu quyền có thể lựa chọn cách giải quyết thông qua các cơ quan xét xử, hành chính và hải quan với việc áp dụng các biện pháp nhƣ lệnh và các biện pháp trừng phạt hoặc tịch thu hay tiêu huỷ hàng giả nhãn hiệu. Trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng, chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời nhƣ đình chỉ việc lƣu thông hàng hoá. Hiệp định TRIPs yêu cầu các thành viên phải đảm bảo các thủ tục thực thi quyền phải đƣợc quy định trong luật quốc gia của từng thành viên để tạo khả năng khiếu kiện có hiệu quả đối với mọi hành vi vi phạm. Nhóm thứ tƣ liên quan đến các thỏa thuận về giai đoạn quá độ: Các nghĩa vụ ghi trong hiệp định áp dụng một cách công bằng cho tất cả các thành viên. Các nƣớc phát triển đƣợc phép trì hoãn thực hiện Hiệp định trong vòng 1 năm kể từ ngày hiệp định có hiệu lực; Thời hạn này đối với các nƣớc đang phát triển là 05 năm và các nƣớc kém phát triển là 11 năm. Riêng sản phẩm dƣợc đƣợc nới rộng cho các nƣớc LDCs đến năm 2016. Theo GianCarlo Moschini, Intellectual property and World Trade Organisation: Retrospect and Prospects, May 2003 Thực hiện các cam kết của WTO cụ thể là thực thi Hiệp định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ không thể thoái thác nhƣng đồng thời cũng đem lại lợi ích to lớn cho các nƣớc thành viên của tổ chức kinh tế quốc tế này. Nếu Thành viên là nƣớc đang phát triển bị Hiệp định này ràng buộc nghĩa vụ mở rộng việc bảo hộ patent cho sản phẩm sang những lĩnh vực công nghệ chƣa đƣợc bảo hộ trong lãnh thổ của Thành viên đó vào ngày Thành viên phải thi hành Hiệp định này theo thời hạn chung quy định tại khoản 2 thì Thành viên đó có thể hoãn thêm 5 năm nữa việc thi hành các quy định về các patent cho sản phẩm tại Mục 5, Phần II của Hiệp định này đối với những lĩnh vực công nghệ đó Nhóm thứ năm là giải quyết tranh chấp: Hiệp định TRIPS quy định rằng các phán quyết của toà án về các vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phải đƣợc thể hiện bằng văn bản, có nêu rõ lý do và đƣợc thông
  36. 34 báo kịp thời cho các bên. Các phán quyết phải dựa trên bằng chứng và các bên nhất thiết phải có một cơ hội để trình bày ý kiến. Mặc dù các nƣớc thành viên không bắt buộc phải thiết lập một hệ thống xét xử riêng, song nhất thiết phải quy định các thủ tục xem xét tại toà án tất cả các quyết định hành chính cuối cùng. Phần III, các Mục từ Mục 2 đến Mục 5 của Hiệp định TRIPS quy định các biện pháp trừng phạt hình sự, dân sự và hành chính. Trƣờng hợp có vi phạm, chủ sở hữu quyền có thể lựa chọn cách giải quyết thông qua các cơ quan xét xử, hành chính và hải quan với việc áp dụng các biện pháp nhƣ lệnh và các biện pháp trừng phạt hoặc tịch thu hay tiêu huỷ hàng giả nhãn hiệu. Trƣờng hợp vi phạm nghiêm trọng, chủ sở hữu quyền có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp tạm thời nhƣ đình chỉ việc lƣu thông hàng hoá. Hiệp định TRIPS quy định các tranh chấp giữa các thành viên WTO về sự tuân thủ nghĩa vụ theo hiệp định TRIPS và sẽ chịu sự điều chỉnh của cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. 1.2.1.3. Các cam kết của Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong WTO Nhận thức đƣợc vai trò to lớn và tầm quan trọng của WTO đối với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ đối với sự tăng trƣởng kinh tế của từng quốc gia, Việt Nam quyết định xin gia nhập WTO nhằm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ với các Thành viên khác, thể hiện quyết tâm vững chắc đối với việc tiếp tục tiến trình hội nhập nền kinh tế vào hệ thống thƣơng mại thế giới. Nhận thức đƣợc việc trở thành Thành viên của WTO sẽ gắn liền với cả quyền lợi đƣợc hƣởng lẫn nghĩa vụ phải thực hiện, Việt Nam cam kết lấy các nguyên tắc của WTO làm nền tảng cho các chính sách thƣơng mại của mình. Việt Nam đã và đang tiến hành rà soát và sửa đổi luật pháp để từng bƣớc phù hợp với các quy định và nguyên tắc của WTO. Liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Việt Nam đã đƣa ra các cam kết khi gia nhập WTO về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có bảo hộ
  37. 35 quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể nƣớc ta đã và đang thực hiện những cam kết cơ bản sau: + Xây dựng một khung pháp lý về sở hữu công nghiệp hoàn thiện, đầy đủ và đạt tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp định TRIPs. + Tham gia một loạt các điều ƣớc khác của quốc tế về sở hữu trí tuệ: bản quyền, sử dụng tín hiệu vệ tinh + Xây dựng một hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả Trong các cam kết trên, Việt Nam đã đạt đƣợc cam kết thứ nhất về khung pháp luật đƣợc coi là đầy đủ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tất cả các đối tƣợng mà trên thế giới bảo hộ thì Việt Nam đều đã bảo hộ trong đó tập trung vào 3 nhóm chính thuộc 3 ngành khác nhau là: bản quyền, sở hữu công nghiệp và giống cây trồng. Khung pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ đƣợc tác giả nêu chi tiết trong chƣơng II của Luận văn. Về việc thực hiện cam kết thứ hai, Việt Nam là thành viên của Công ƣớc Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp và Thoả ƣớc Madrid về Đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ năm 1949; Công ƣớc thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1976; và Hiệp ƣớc Hợp tác bằng sáng chế từ tháng 3/1993. Việt Nam là thành viên chính thức của Công ƣớc Bern từ ngày 26/10/2004, Công ƣớc Geneva từ ngày 6/7/2005, Công ƣớc Brussels từ ngày 12/1/2006 và Nghị định thƣ liên quan đến Thoả ƣớc Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu từ ngày 11/7/2006. Việt Nam cũng đã ký kết các hiệp định song phƣơng về bảo hộ sở hữu trí tuệ với Hoa Kỳ và Thuỵ Sĩ. Việt Nam đã tham gia Công ƣớc Rome và Liên hiệp quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) vào cuối năm 2006. Luật về ký kết, gia nhập và thực hiện điều ƣớc quốc tế năm 2005 quy định việc áp dụng trƣc tiếp, toàn bộ hay một phần các điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Quốc hội quyết định. Trong trƣờng hợp có quy định khác nhau giữa luật pháp Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ và điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, quy định của điều ƣớc quốc tế sẽ đƣợc áp dụng theo quy định tại Điều 5.3 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Các qui định cụ thể về
  38. 36 bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của một số công ƣớc quốc tế này sẽ đƣợc đề cập cụ thể trong chƣơng sau. Tuy nhiên, Việt Nam lại gặp khó khăn khi triển khai việc thực hiện cam kết thứ ba trong WTO về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Lí do là ở nƣớc ta việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chƣa đầy đủ và chƣa hiệu quả. Điều này liên quan đến những chủ sở hữu công nghiệp cũng nhƣ những đối tƣợng vi phạm. Bởi tình hình xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam vẫn diễn biến phức tạp và chƣa có dấu hiệu thuyên giảm. Thực trạng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và công tác thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng nhƣ nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém trong thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam sẽ đƣợc trình bày cụ thể ở chƣơng II của Luận văn. 1.2.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ góc độ thƣơng mại Đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp là sản phẩm trí óc của con ngƣời, tri thức nhân loại. Tài sản trí tuệ đang tiến dần tới chỗ là thƣớc đo khả năng tồn tại và thành đạt trong tƣơng lai của các công ty. Tại châu Âu, ngay từ đầu những năm 1990 tài sản vô hình đã chiếm hơn 1/3 tổng giá trị tài sản. Đầu năm 1992 tài sản vô hình đã chiếm hơn 35% tổng đầu tƣ thuộc khu vực nhà nƣớc và tƣ nhân ở Hà Lan [4, trang 6]. Với những lý do này, sở hữu trí tuệ đôi khi đƣợc gọi là “giá trị ẩn”, nhƣng dù đƣợc gọi là ẩn hay cụ thể thì rõ ràng đó là những yếu tố quan trọng đóng góp vào giá trị thƣơng mại của doanh nghiệp. Bất kỳ một sự sử dụng bất hợp pháp nào về quyền sở hữu công nghiệp cũng là sự xâm phạm quyền lợi của ngƣời sở hữu chúng. Trƣớc kia, khi sự trao đổi buôn bán giữa các quốc gia là hạn hẹp thì sự xâm phạm này chỉ tác động ở phạm vi từng quốc gia, ở phạm vi thƣơng mại trong một nƣớc. Và các vấn đề nảy sinh do những vi phạm này chủ yếu đƣợc xem xét ở cấp độ quốc gia. Tuy vậy, trong những năm gần đây, có một thực tế ngày càng đƣợc chứng minh là các tiêu chuẩn đƣợc các nƣớc sử dụng để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của họ cũng nhƣ hiệu quả trong
  39. 37 thực thi những tiêu chuẩn này đã tác động đến sự phát triển của thƣơng mại quốc tế. Có rất nhiều lý do, trong đó những lý do sau đây cho thấy sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ góc độ thƣơng mại: Thứ nhất, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ ngày càng đƣợc tập trung và chú trọng tại các nƣớc phát triển. Kết quả là các sản phẩm xuất khẩu- sản phẩm truyền thống nhƣ hóa chất, phân bón và các sản phẩm tƣơng đối hiện đại nhƣ thiết bị viễn thông, vi tính .chứa đựng các yếu tố sáng tạo và kỹ thuật gắn với quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, để tạo ra đƣợc sản phẩm tích hợp đƣợc nhiều tinh túy của trí óc con ngƣời không phải là chuyện đơn giản mà mất rất nhiều công sức trí tuệ và tiền bạc để đâu tƣ, sản xuất thử, sản xuất thật Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất đều mong muốn có sự đảm bảo sao cho bất kỳ sản phẩm nào đƣa ra thị trƣờng thì các chủ sở hữu của các đối tƣợng sở hữu công nghiệp phải đƣợc bảo hộ đầy đủ. Điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể bù đắp đƣợc những chi phí giành cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mà họ đã phải bỏ ra. Thứ hai, cùng với việc nhiều nƣớc đang phát triển loại bỏ dần các rào cản đối với đầu tƣ nƣớc ngoài, các cơ hội mới đang xuất hiện đối với việc sản xuất các sản phẩm đƣợc cấp phép tại nƣớc này dƣới hình thức chuyển quyền sử dụng hoặc liên doanh. Tuy nhiên, việc chuyển quyền sử dụng hoặc liên doanh này có đạt đƣợc một cách hiệu quả hay không lại phụ thuộc vào hệ thống các qui định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của nƣớc chủ nhà tiếp nhận nhƣ thế nào để đảm bảo quyền sở hữu công nghiệp của họ đối với công nghệ và không bị chiếm hữu bởi các đối tác địa phƣơng do có sự thay đổi trong chính sách. Thứ ba, bên cạnh việc cải tiến kỹ thuật sản xuất sản phẩm để đƣa sản phẩm vào lƣu thông thƣơng mại quốc tế là một cách tối ƣu nhằm thu lợi nhuận thì việc làm hàng nhái và hàng giả cũng phát triển vì các sản phẩm nhái lại trở nên rẻ và đơn giản. Tại những nƣớc mà pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không đƣợc thực thi nghiêm chỉnh đã gây nên sự gia tăng sản xuất hàng giả và hàng sản xuất bất hợp pháp, không chỉ đối với hàng bán trong nƣớc và mà cả đối với hàng xuất khẩu.
  40. 38 Ngày nay, các quốc gia đã có nhận thức rõ ràng hơn rằng sở hữu trí tuệ là một trong những tài sản giá trị nhất hoặc thƣờng là tài sản giá trị nhất trong giao dịch thƣơng mại, cho dù đó là thỏa thuận lixăng, hay về sản xuất, mua bán hoặc phân phối .Li-xăng sử dụng bằng độc quyền sáng chế, tƣ liệu đƣợc bảo hộ quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hóa thƣờng đƣợc kết hợp với chuyển giao bí quyết dƣới hình thức đào tạo và là một yếu tố ngày càng quan trọng trong các giao dịch nói trên. Quan niệm cho rằng hệ thống sở hữu trí tuệ cấp những độc quyền mà việc sử dụng đƣợc thực hiện bằng cách phong tỏa các đối thủ cạnh tranh ngày càng tỏ ra sai lầm trong thực tế, sở hữu trí tuệ đƣợc sử dụng để cấp li-xăng cho sản phẩm và công nghệ và để ngăn chặn ngƣời khác sử dụng chúng thƣờng ở mức độ nhƣ nhau. Các lixăng này cho phép chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ hƣởng thu nhập từ phí sử dụng và ngƣời đƣợc cấp lixăng nhận những sản phẩm và công nghệ mà có thể bằng cách khác họ không thể tiếp cận đƣợc. Trong các giao dịch đó, những ngƣời đƣợc cấp lixăng cũng có thể đạt đƣợc quyền để cải tiến hoặc sáng tạo tác phẩm phát sinh và để phát tiển tài sản thành sở hữu trí tuệ của riêng mình, sau đó, các tài sản này lại có thể đƣợc sử dụng để cấp lixang chéo hoặc lixăng cho những ngƣời khác. Giao dịch này xét từ góc độ thƣơng mại, tạo ra một chu trình rất có kết quả đối với sáng chế và giao dịch kinh doanh. Gần đây, vai trò của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đƣợc đƣa ra ngày càng quan trọng và đƣợc chú ý, đƣợc coi nhƣ là công cụ để phân tích về kế hoạch công nghiệp và ra quyết định. Hai công cụ chính này đƣợc sử dụng hiệu quả có thể mang lại lợi ích thƣơng mại cho công ty. Trƣớc hết, khía cạnh thông tin trong hệ thống sáng chế: nhận thức về trình độ phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực cụ thể có thể tránh đƣợc sự chùng chéo trong công việc nghiên cứu bởi các chỉ số mà công nghệ mong muốn đã tồn tại. Nó cũng cung cấp những sáng kiến cho sự phát cải tiến công nghệ tƣơng lai và có thể đƣa ra một sự hiểu biết về những hoạt động công nghệ của đối thủ cạnh tranh và bởi các nƣớc mà những sáng chế đã đƣợc làm ra, chiến lƣợc marketting của đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu về trình độ phát triển
  41. 39 kỹ thuật sẽ nhận biết lĩnh vực công nghệ đang phát triển mới mà tƣơng lai họat động nghiên cứu và phát triển nên đƣợc giám sát/ chú trọng. Tiếp theo, với ý nghĩa là công cụ về lập kế hoạch công nghiệp của doanh nghiệp và chiến lƣợc ra quyết định của doanh nghiệp, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có lẽ rất hữu ích qua phân tích mật độ thống kê của các hoạt động sáng chế đã khám phá thông qua những tài liệu về sáng chế đã đƣợc công bố. Việc đăng ký nhãn hiệu chứng tỏ lợi ích thƣơng mại rõ ràng trên thị trƣờng của một quốc gia hoặc một nhóm các quốc gia đối với một hay nhiều loại đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Phân tích việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và tình hình thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại các nƣớc khác nhau cung cấp một biện pháp dự đoán sự phát triển công nghiệp tƣơng lai, nhận biết lĩnh vực mà nhu cầu thị trƣờng tăng, theo dõi tiến độ về công nghệ chung và kiểm tra sự hợp lý của những quyết định về chính sách và đầu tƣ của doanh nghiệp. Xét từ góc độ quyền lợi của một nhà phát minh hay một nhà sáng chế, tác giả cũng xin phân tích một số đặc trƣng mang tính thƣơng mại của các đối tƣợng của quyền sở hữu công nghiệp. Công nghệ và những phát minh hay phần cơ bản của chúng, đƣợc xem một cách tự nhiên vừa là hàng hóa tƣ nhân trong lĩnh vực sáng tạo vừa là hàng hóa công cộng trong việc sử dụng cho sản xuất và tiêu dùng. Chúng là hàng hóa tƣ nhân theo nghĩa sự sáng tạo của chúng tiêu tốn cả nguồn lực tinh thần và vật chất, nguồn lực này đã chuyển từ những hoạt động sản xuất và tiêu dùng khác. Ngay khi công nghệ hay những phát minh trở nên sẵn có nhờ vào sự phát triển của mạng lƣới thông tin, chúng sẽ mang những tính chất của hàng hóa công cộng trong lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng. Khác với hàng hóa hữu hình, chúng có thể đƣợc sử dụng rất nhiều mà không mất đi, không hao hụt đi với bất kỳ ai, và không cần đầu tƣ thêm gì cả để sáng tạo lại nó cho ngƣời sử dụng mới. Những tính chất công nghệ và phát minh tạo ra hai vấn đề. Nếu tất cả công nghệ và những phát minh đƣợc tự do sử dụng, ai sẽ là ngƣời chịu thanh toán những chi phí phải bỏ ra để tạo ra công nghệ và phát minh đó? Một yếu tố cơ bản của hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là để đƣa ra một sự khuyến khích thúc đẩy sáng tạo
  42. 40 công nghệ và phát minh mới. Điều này làm đƣợc bởi việc đƣa ra quyền loại trừ (duy nhất) cho các nhà phát minh để khai thác những phát minh đã sáng chế một cách thƣơng mại hóa trong một giới hạn thời gian nhất định, sau thời gian đó phát minh đƣợc đƣa ra sử dụng công khai, miễn phí trong công chúng. Quyền loại trừ (duy nhất) để khai thác phát minh một cách thƣơng mại hóa là cho phép ngƣời sáng chế ra phát minh khai thác phát minh đó mà không sợ bị can thiệp từ những ngƣời làm giả, bắt chƣớc. Ngƣời phát minh sẽ có thêm cơ hội để thu hồi chi phí nghiên cứu và phát triển phát minh đó thông qua lợi thế cạnh tranh, do quyền loại trừ (duy nhất) để khai thác phát minh đã đƣợc công nhận đó. Sự trao tặng, công nhận sáng chế hoạt động nhƣ một công cụ của chính sách kinh tế để khuyến khích đầu tƣ nguồn lực thêm để phát triển sản phẩm và công nghệ mới. Sáng chế đƣợc công nhận và trao tặng theo tiêu chuẩn kỹ thuật chứ không trên tiêu chuẩn thƣơng mại cơ bản hay thị trƣờng. Chính quyền loại trừ đã đƣợc công nhận và đƣợc trao cho ngƣời sáng chế đã tạo nên sự khai thác thƣơng mại của phát minh, và ngăn ngƣời khác sử dụng thông tin công nghệ chứa đựng trong sáng chế để sản xuất hàng hóa, dịch vụ tƣơng tự. Nói một cách khác, trong khi ngƣời chủ sở hữu sáng chế có thể ngăn chặn ngƣời khác sử dụng sáng chế vì mục đích thƣơng mại, cùng một công nghệ mà đã đƣợc công bố tìm ra trong sáng chế của anh ta, Anh ta không đƣợc bảo hộ để chống lại những ngƣời kế thừa chính phát minh, sáng chế . của anh ta để đƣa ra những giải pháp kỹ thuật mới nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trƣờng. Có thể nói, hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đóng góp vào sự tăng trƣởng của doanh nghiệp và phát triển kinh tế bằng việc tạo ra những điều kiện cho marketting và thƣơng mại hóa các phát minh theo một vài cách nhƣ khuyến khích sáng tạo công nghệ mới mà kết quả là sản phẩm mới, phát minh mới và cơ hội thƣơng mại; đóng góp vào sự tạo thành môi trƣờng mà môi trƣờng đó tạo điều kiện cho ứng dụng các phát minh công nghiệp và công nghệ mới thành công, và cơ sở pháp lý điều kiện để khuyến khích đầu tƣ bao gồm cả đầu tƣ nƣớc ngoài; hoạt động nhƣ một chất xúc tác cho thƣơng mại hóa các phát minh và chuyển giao các phát
  43. 41 minh đó thành sản phẩm để sử dụng; và cuối cùng là công cụ để lập kế hoạch và chiến lƣợc thƣơng mại và công nghiệp. Khung làm việc của hệ hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cũng cung cấp yếu tố cần thiết cho giao dịch chuyển giao công nghệ. Nếu bên nhận công nghệ tiềm năng là một quốc gia mà không duy trì hệ thống sáng chế thì bên cung cấp công nghệ cần tin cậy hoàn toàn vào thỏa thuận của hợp đồng để đảm bảo phát minh không bị sử dụng bởi bên thứ ba. Những thỏa thuận đƣa ra yếu tố rủi ro thƣơng mại cho công nghệ của bên cung cấp mà rõ ràng trong bất kỳ hoàn cảnh nào các giao dịch chuyển giao có thể đƣợc kết nối tới phát minh đã đƣợc sáng chế hay công nghệ đã đƣợc bảo hộ chống lại sự khai thác bất hợp pháp của bên thứ ba. Một khía cạnh khác của của sáng chế cũng đƣa ra phạm vi chắc chắn khác tới các giao dịch chuyển giao thƣơng mại bởi cho phép quốc gia nhận công nghệ cái nhìn thực chất của công nghệ mà quốc gia đó mong muốn có đƣợc. Hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không phải là một biện pháp cứu chữa tạm thời, nhƣng là một sự đầu tƣ về dài hạn cho phát triển thị trƣờng trong nƣớc. Nếu không có hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các nhà phát minh, các công ty sẽ không đƣợc bảo hộ hiệu quả chống lại sự bắt chƣớc sản phẩm, dịch vụ và làm giảm đi sự khuyến khích tới đầu tƣ để phát triển và củng cố khả năng công nghệ đó. Do đó, số lƣợng các phát minh đƣợc tìm ra bởi các nhà phát minh bản địa thậm chí sẽ giảm sút nếu thiếu hệ thống sáng chế này. Một khi các doanh nghiệp đã đƣợc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, họ đƣơng nhiên có độc quyền về loại sản phẩm hàm chứa đối tƣợng sở hữu công nghiệp đó. Và do đó, việc định giá sản phẩm cũng sẽ không đƣợc tuân theo qui luật cung cầu mà tuân theo nguyên tắc giá cả độc quyền. Nhận định này đƣợc minh họa trong hình 1.1 sau đây:
  44. 42 Hình 1.1: Tác động của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với doanh nghiệp P A Pm M B C Mc Pc D Qm MR Qc Q Nguồn: Globalsation and the economic of intellectual property rights: Dancing the dual distortion, Institute for International Economics, Trong trƣờng hợp này, giả sử chƣa có các chính sách về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, hoặc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp không hiệu quả, đƣờng cầu về loại sản phẩm có dạng đƣờng thẳng D (dạng log), nếu sản phẩm đƣợc cung cấp ra thị trƣờng với mức giá tƣơng đƣơng với chi phí cận biên Mc không đổi (Marginal cost= constant). Ở trạng thái này, lƣợng sản phẩm đƣợc bán ra sẽ ở mức Qc, tại điểm C, với giá là Pc = Mc. Ngƣời tiêu dùng sẽ hƣởng lợi là vùng diện tích tạo bởi APcC khi mua sản phẩm ở mức giá Mc. Tuy vậy, tình huống này đề cập đến một nền kinh tế không có bảo hộ về sở hữu công nghiệp, các doanh nghiệp có thể làm hàng giả, hàng nhái, vi phạm quyền sở hữu công nghiệp tràn lan. Dẫn đến doanh nghiệp có sản phẩm gốc đƣợc bán ra sẽ không thu về đƣợc lợi nhuận đủ để trang
  45. 43 trải các chi phí đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển R&D ban đầu (đƣợc xem là đáng kể). Do đó, họ sẽ không còn thiết tha vào việc đầu tƣ cho sản phẩm nữa, và điều này đẩy lùi sự phát triển, và ngay cả phần lợi nhuận giành cho ngƣời tiêu dùng cũng biến mất. Với chính sách bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hiệu quả, doanh nghiệp sở hữu đối tƣợng sở hữu công nghiệp sẽ có độc quyền về khai thác sản phẩm, chẳng hạn khai thác một sáng chế. Trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp có thể cung cấp lƣợng sản phẩm Qm ở điểm M, với mức giá Pm, thu về lợi nhuận độc quyền là vùng diện tích tạo bởi PmPcBM. Khoản lợi nhuận này, đƣợc xem nhƣ một khoản chuyển giao của ngƣời tiêu dùng cho nhà sáng chế, sẽ đƣợc quay trở lại tái đầu tƣ vào việc phát triển sản phẩm. Nếu so với tình huống không đảm bảo thực thi quyền sở hữu công nghiệp trƣớc đó (tình huống khó có thể đƣợc chấp nhận), nền kinh tế chịu một phần thiệt hại là phần diện tích tạo bởi MBC. Tuy vậy, ngoài việc xã hội luôn có một sự đổi mới nào đó về công nghệ, nền kinh tế vẫn có đƣợc một khoản thặng dƣ ròng đƣợc tính bằng tổng của thặng dƣ còn lại của ngƣời tiêu dùng, cộng với lợi nhuận độc quyền, trừ đi các chi phí giành cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, từ góc độ thƣơng mại quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu cần chú ý một số điểm sau. Thứ nhất, xem xét qui trình sử dụng để sản xuất sản phẩm hoặc bất kỳ một đầu vào nào có phụ thuộc vào các quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp ở thị trƣờng xuất khẩu đó hay không. Cũng nhƣ vậy, khi một sản phẩm mang thƣơng hiệu đƣợc đem bán ở thị trƣờng nƣớc ngoài, cần có sự đảm bảo chắc chắn rằng thị trƣờng đó không sử dụng hoặc không đăng ký một thƣơng hiệu tƣơng tự nhƣ vậy. Đồng thời các doanh nghiệp nhập khẩu cũng phải chú ý, nếu nhập khẩu phải hàng nhái, ngƣời nhập khẩu phải lƣu ý rằng nếu ngƣời cung cấp khẳng định sản phẩm nhập khẩu đƣợc sản xuất theo giấy phép thì cần có một cơ quan chức năng xác nhận khẳng định đó. Nếu không ngƣời nhập khẩu có thể bị kiện do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và có thể bị tịch thu hàng ở biên giới [8,trang 334] .
  46. 44 1.3. Tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dƣới góc độ thƣơng mại Thứ nhất, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp góp phần to lớn vào việc tăng trưởng và đổi mới nền kinh tế. Các nhà kinh tế từ lâu đã kết luận rằng đổi mới kinh tế (do tác động của việc đẩy mạnh bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ) có vai trò to lớn trong việc tăng trƣởng nhanh chóng kinh tế Mỹ về năng suất lao động và sản phẩm đầu ra trong thế kỷ 20 hơn hẳn sự tăng về đầu tƣ vốn và cải thiện kỹ năng của ngƣời lao động tại Mỹ. Hơn thế nữa, giá trị hiện tại của sở hữu công nghiệp nhƣ sáng chế về dƣợc phẩm, công nghệ thông tin là rất đáng kể. Các nhà kinh tế giả định rằng tài sản trí tuệ ở Mỹ ngày nay có giá trị khoảng từ 5 triệu triệu USD đến 5,5 triệu triệu USD, tƣơng ứng với 45% GDP của nƣớc Mỹ [16, trang 3]. Trong khi đa số những công nghệ mới và cách thức kinh doanh mới luôn đi trƣớc, phát triển trƣớc tại các nƣớc đã phát triển nhƣ Mỹ và Châu Âu, chúng góp phần mạnh vào tăng trƣởng kinh tế, sau đó chúng đƣợc chuyển giao tới những quốc gia khác và là nhân tố quan trọng trong việc hiện đại hóa thành công một cách nhanh chóng tại các nƣớc đang phát triển nhƣ những con Hổ châu Á và Trung Quốc, tại đây chúng cũng đƣa những quốc gia đó phát triển và nâng cao mức sống, điều này phụ thuộc vào sự tôn trọng và những nỗ lực trong việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Thứ hai, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp khuyến khích tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư. Nhiều nghiên cứu không chỉ ra tác động của quyền sở hữu trí tuệ tại các nƣớc đang phát triển, nhƣng thay vào đó chỉ tập trung vào câu hỏi xuất khẩu và đầu tƣ của những nƣớc phát triển bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào bởi việc củng cố quyền sở hữu trí tuệ tại các nƣớc đang phát triển. Ví dụ, một vài nghiên cứu chỉ ra rằng quyền sáng chế đƣợc đẩy mạnh hơn tại các nƣớc đang phát triển sẽ góp phần tăng đáng kể nhập khẩu từ các nƣớc phát triển [14]. Trong thực tế, một vài loại nhập khẩu đƣợc xem nhƣ hình thức chuyển giao công nghệ (ví dụ, nhập khẩu máy móc công nghệ cao có tác động quan trọng lên năng suất lao động). Nhƣng việc tăng cƣờng quyền sở hữu trí tuệ cũng trở nên hiệu quả nếu tăng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng công nghệ thấp vì điều này sẽ giảm nạn sản xuất hàng nhái tại nƣớc sở tại.
  47. 45 Đây rõ ràng là một tác động may rủi cho các nƣớc đang phát triển. Thật vậy, tăng cƣờng hiệu quả của bảo hộ sở hữu trí tuệ sẽ tạo điều kiện cho việc nhập khẩu công nghệ cao nhƣng trong trƣờng hợp chấp nhận việc nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng công nghệ thấp, cái giá phải trả là đáng kể theo nghĩa về sự thiệt hại đầu ra và việc làm, thậm chí là tăng trƣởng kinh tế. Những nghiên cứu này cũng đƣa ra rằng các nƣớc với ít khả năng công nghệ có thể trải qua giai đoạn giảm nhập khẩu bởi vì luật sáng chế có hiệu quả làm tăng giá cả trung bình của hàng hóa nhập khẩu, và do đó giảm khả năng nhập khẩu. Về ảnh hƣởng lên đầu tƣ nƣớc ngoài, trên lý thuyết, một nƣớc có chế độ bảo hộ sở hữu trí tuệ tốt sẽ có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Các công ty đa quốc gia luôn rất quan tâm đến môi trƣờng pháp lí tại các nƣớc mà họ sẽ đầu tƣ. Bởi lẽ việc thực thi bảo hộ quyền STTT sẽ làm giảm đáng kể nạn sản xuất hàng nhái, hàng giả, và hơn thế nữa, các công ty nƣớc ngoài sẽ thu đƣợc nhiều lợi nhuận từ việc độc quyền trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm chứa đựng đối tƣợng sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, trƣờng hợp Trung Quốc có thể đƣợc xem là một ngoại lệ, trƣớc những cơ hội đầu tƣ hấp dẫn và một thị trƣờng tiềm năng với lƣợng cầu vô cùng lớn, các tập đoàn đa quốc gia có thể vẫn đẩy mạnh hoạt động đầu tƣ trƣớc khi nƣớc sở tại kịp hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Điều này giải thích tại sao đầu tƣ nƣớc ngoài tại Trung Quốc tăng cao trong thập kỷ gần đây và với việc Trung Quốc trở thành thành viên WTO, các cam kết về sở hữu trí tuệ sẽ đƣợc thực thi và khi đó, chính các công ty nƣớc ngoài sẽ thu đƣợc những khoản lợi nhuận không nhỏ. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng tác động tới kết cấu của đầu tƣ nƣớc ngoài. Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới cho biết tại một quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng, và một hệ thống sở hữu trí tuệ yếu kém, các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ có khuynh hƣớng tập trung phát triển các kênh phân phối sản phẩm hơn là việc chuyển giao các công nghệ sản xuất hoặc chế biến [18]. Thứ ba, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp một cách hiệu quả sẽ có tác dụng khuyến khích chuyển giao công nghệ tới các nước đang phát triển. Các tổ chức tại
  48. 46 các nƣớc đã phát triển chiếm tỷ lệ lớn quyền về các sáng chế trên toàn thế giới. Các mô hình kinh tế lƣợng đã đƣợc xây dựng để dự đoán tác động toàn cầu nhƣ thế nào trong việc áp dụng Hiệp định TRIPS (nhƣ là tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ sở hữu trí tuệ). Dự đoán gần đây nhất là của ngân hàng thế giới cho rằng những nƣớc đã phát triển sẽ là nƣớc hƣởng lợi chính từ hiệp định TRIPs. Trong khi đó các nƣớc đang phát triển và số ít các nƣớc đã phát triển sẽ là ngƣời mất nhiều hơn. Vấn đề cốt yếu về sở hữu trí tuệ không phải ở chỗ liệu nó có khuyến khích thƣơng mại hoặc đầu tƣ nƣớc ngoài hay không mà là nó sẽ giúp cho các quốc gia đang phát triển làm nhƣ thế nào để đạt đƣợc trình độ công nghệ cần thiết cho sự phát triển. Các công ty nước ngoài càng cho phép các công ty nội địa sản xuất sản phẩm của họ thay vì việc thiết lập dây chuyền sản xuất của riêng họ tại nước sở tại thì đầu tư nước ngoài thu hút được càng ít hơn. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế trong nƣớc hơn bởi vì sự đóng góp gián tiếp tới khả năng phát triển nền công nghệ của nƣớc sở tại. Việc chuyển giao công nghệ cao sẽ đạt đƣợc nếu có sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tốt. Nhƣng điều này không đảm bảo là nền kinh tế trong nƣớc sẽ có thể tiếp thu đƣợc công nghệ đó một cách hợp lí nhƣ nền tảng cho sự đổi mới công nghệ cao hơn. Vì vậy chuyển giao công nghệ có thể không bền vững. Hơn nữa, nhƣ chúng ta đã thấy, một vài quốc gia thực thi chế độ bảo hộ thấp nhƣ một biện pháp để đạt đƣợc những công nghệ nƣớc ngoài và phát triển chúng bằng cách sử dụng vòng quay công nghệ thông qua đó đẩy mạnh khả năng công nghệ bản địa. Việc ra đời của hiệp định TRIPs đã hạn chế khả năng này đối với các nƣớc đang phát triển. Nhƣng những yếu tố để chuyển giao công nghệ hiệu quả là rất nhiều và rất đa dạng. Khả năng của các quốc gia để tiếp thu kiến thức ở nơi khác và sau đó sử dụng và thích nghi nó cho mục đích riêng của họ cũng rất quan trọng. Đó là một đặc trƣng phụ thuộc vào sự phát triển của năng lực địa phƣơng thông qua giáo dục, qua nghiên cứu và phát triển, và qua sự phát triển của các thể chế thích hợp mà không có chúng, ngay cả việc chuyển giao công nghệ theo một điều khoản dễ dàng nhất cũng khó đạt đƣợc.
  49. 47 Việc chuyển giao công nghệ hiệu quả cũng thƣờng xuyên đòi hỏi chuyển giao kiến thức “ẩn ngầm”, mà những kiến thức đó không thể dễ dàng đƣa ra qui định cho chúng (ví dụ nhƣ trong việc công bố sáng chế hoặc các sách hƣớng dẫn). Điều đó giải thích tại sao thậm chí ngay cả những chƣơng trình đƣợc thiết kế tốt nhất đƣợc tài trợ nhằm tăng cƣờng khả năng nghiên cứu của quốc gia thì cũng không thƣờng xuyên thành công. Bởi vì nhiều công nghệ chuyển tới các nƣớc đang phát triển đƣợc sản xuất bởi các tổ chức của các nƣớc phát triển, sự thu đƣợc các công nghệ đòi hỏi khả năng đàm phán một cách hiệu quả dựa vào sự hiểu biết về lĩnh vực công nghệ cụ thể. Quá trình này đòi hỏi một bƣớc tiếp cận xác định về phía nƣớc nhận công nghệ nhằm đạt đƣợc nguồn nhân lực cần thiết và các thể chế thích hợp. Các quốc gia nhƣ Hàn Quốc khởi đầu ở mức thấp về công nghệ 40 năm trƣớc đây, giống nhƣ nhiều quốc gia có thu nhập thấp ngày nay, nhƣng giờ đây đã trở thành những nƣớc sở hữu công nghệ mới. Khía cạnh này của quá trình chuyển giao công nghệ là hoàn toàn trong tầm tay của chính các nƣớc đang phát triển, nhƣng điều này không có nghĩa là các nƣớc đã phát triển, hoặc các chính sách quốc tế nói chung, không thể tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở quá trình này. Hiệp định TRIPs thừa nhận tại điều 7 rằng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ góp phần “chuyển giao và phổ biến công nghệ” nhƣng cũng nêu trong điều 8 rằng, cần có những biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả các biện pháp có ảnh hƣởng đến việc chuyền giao công nghệ quốc tế. Điều 40 gồm các qui định về khống chế các hoạt động chống cạnh tranh trong hợp đồng li xăng. Và Điều 66, Khoản 2 bắt buộc các nƣớc phát triển cung cấp các động cơ cho các doanh nghiệp và tổ chức để đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ tới các nƣớc chậm phát triển (LDCs) nhằm mục đích “giúp họ khởi tạo một nền tảng lành mạnh và vững chắc cho nền kinh tế”. Những điều khoản này của TRIPs phản ánh những điều khoản đƣợc nêu ra trong bản dự thảo Luật quốc tế về quản lí chuyển giao công nghệ, dự thảo mà đã có rất nhiều thƣơng lƣợng bất thành giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển vào thập kỷ 80 của thế kỷ trƣớc. Thứ tư, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tăng cường cạnh tranh lành mạnh. Nếu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tốt, số lƣợng hàng giả, hàng nhái giảm, xác suất ngƣời tiêu dùng
  50. 48 mua phải hàng nhái hàng giả đó thấp. Nhƣ vậy giảm đƣợc thiệt hại về sức khỏe và tài chính của ngƣời tiêu dùng do sử dụng hàng vi phạm quyền sở hữu công nghiệp gây ra. Đồng thời cũng góp phần tăng lòng tin tƣởng của ngƣời dân đến các cấp chính quyền. Khi mức bảo hộ sở hữu công nghiệp còn non yếu, hiển nhiên sẽ xuất hiện nhiều vi phạm tới các sản phẩm chính hãng vì những lý do khách quan lẫn chủ quan. Tuy nhiên, khi mức bảo hộ công nghiệp tốt hơn, sự xuất hiện vi phạm sẽ giảm. Góp phần tăng cƣờng cạnh tranh. Lợi ích của các doanh nghiệp đƣợc đảm bảo, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ năm, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giúp các quốc gia đang phát triển hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thực thi các chính sách nhằm khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài và chuyển giao công nghệ cũng nhƣ thực thi các cam kết trong hội nhập kinh tế quốc tế, các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam sẽ phải hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình. Nƣớc ta đã và đang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, thông qua việc gia nhập vào các tổ chức, các hiệp hội tầm khu vực và thế giới nhƣ ASEAN (1995), APEC (1998) và vừa qua là WTO. Tham gia WTO, chúng ta bƣớc vào một sân chơi lớn và phải thực hiện tốt các luật chơi trong đó có các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Một trong những thay đổi đáng ghi nhận về hệ thống pháp luật nƣớc ta về sở hữu trí tuệ chính là sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ vào năm 2005. Trƣớc kia, các quan hệ về sở hữu công nghiệp mới chỉ đƣợc nêu lên trong Bộ Luật Dân sự (1995) và Luật Dân sự sửa đổi năm 2005 với Nghị định số 12/1999/NĐ - CP ngày 6/3/1999 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, thì từ khi có sự ra đời của Luật sở hữu trí tuệ với các Nghị định nhƣ: Nghị định số 103/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 qui định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, Nghị định số 106/2006/NĐ- CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 qui định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp, có thể nói pháp luật về sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta đã và đang từng bƣớc đƣợc hoàn thiện nhờ vào việc thực hiện các cam kết của hội nhập trong đó có việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
  51. 49 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP DƢỚI GÓC ĐỘ THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Thực trạng chính sách và pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 2.1.1. Nhà nƣớc đã ban hành chính sách cụ thể về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo hƣớng tạo sự phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong WTO Các chính sách cụ thể đƣợc qui định tại Điều 9 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, đó là: Thứ nhất, Nhà nƣớc Việt nam công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tƣợng sở hữu công nghiệp trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng an ninh. Thứ hai, Nhà nƣớc luôn khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp phần phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thứ ba, Nhà nƣớc hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền sở hữu công nghiệp nói riêng phục vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài tài trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Thứ tƣ, ƣu tiên đầu tƣ cho việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, các đối tƣợng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nội dung quản lý nhà nƣớc về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đƣợc qui định trong Điều 10, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, bao gồm:
  52. 50 1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. 3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ. 4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tƣợng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng. 5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. 6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ. 7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ. 8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ. 9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. Nội dung quản lí Nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ đƣợc cụ thể hóa bởi Nghị định Số 105/2006/NĐ-CP trong đó có qui định rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc trong việc quản lí Nhà nƣớc về sở hữu trí tuệ. Theo đó, Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về sở hữu công nghiệp, bảo đảm chính sách, chiến lƣợc, văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp thống nhất với chính sách, chiến lƣợc, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ. Ngày 29.07.1982 Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 125/HĐBT về sửa đổi tổ chức bộ máy của Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nƣớc (sau này là Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trƣờng) trong đó có quy định rằng một trong các tổ chức thuộc bộ máy của ủy ban này là Cục sáng chế với chức năng giúp ủy ban thực hiện các công việc nhằm phát triển hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp ở Việt Nam. Năm 1993 Cục Sáng chế đƣợc đổi tên thành Cục Sở hữu công nghiệp.
  53. 51 Tiếp tục phát huy những thành quả do Cục Sáng chế đạt đƣợc trong những năm trƣớc đây, Cục Sở hữu công nghiệp đã triển khai nhiều biện pháp để xây dựng và phát triển nhiều hoạt động sáng kiến và sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu công nghiệp đã phối hợp với Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, Tổng Công đoàn Việt Nam và Trung Ƣơng đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức thành công các hội thi sáng tạo và kỹ thuật toàn quốc. Để phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp, ngoài việc xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức chỉ đạo của Nhà nƣớc, cần phải xây dựng và phát triển hệ thống các tổ chức dịch vụ tƣ vấn pháp luật, các tổ chức dịch vụ đại diện quyền sở hữu công nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về sở hữu công nghiệp. Cục Sở hữu công nghiệp đã tập trung nỗ lực nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn từ đó xây dựng một hệ thống các cơ chế, chính sách thể hiện tại một hệ thống văn bản pháp luật đệ trình cho các cơ quan Nhà nƣớc để làm cơ sở triển khai hoạt động sáng kiến - sở hữu công nghiệp trong phạm vi cả nƣớc. Hệ thống văn bản pháp luật đó không ngừng đƣợc bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong từng thời kỳ xây dựng và phát triển. Cục Sở hữu công nghiệp cũng rất quan tâm đến việc xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội- nghề nghiệp về sở hữu công nghiệp. Cục sở hữu công nghiệp ủng hộ chủ chƣơng thành lập và tích cực tham gia và quá trình thành lập Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam, coi đay là tổ chức tập hợp những tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện các biện pháp thích hợp để đóng góp vào sự phát triển của hoạt đông sở hữu công nghiệp. Sau khi Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Quyết định số 40/2000/QĐ- BTCCBCP ngày 21.6.200 của Bộ trƣởng - trƣởng ban Tổ chức cán bộ Chính phủ) Cục Sở hữu công nghiệp đã tích cực hợp tác, hỗ trợ Hội triển kahi nhiều biên pháp nhằm củng cố và phát huy vai trò của Hội đối với hoạt động sở hữu công nghiệp. Tháng 12.1999, dự án hiện đại hoá quản trị sở hữu công nghiệp ở Việt Nam do CHính phủ Nhật Bản tài trợ thông qua cơ quan Hợp tác Quốc tê Nhật Bản(JICA)
  54. 52 đã đƣợc ký kết tại Hà Nội. Dự án này đƣợc triển khai từ 01.04.2000 và dự kiến kéo dài trong 4 năm. Mục tiêu của dự án là cải tiến công nghệ xử lý Đơn sở hữu công nghiệp từ khi nộp vào Cục Sở hữu công nghiệp cho tới khi có quyết định cuối cùng về khả năng cấp văn bằng bảo hộ và theo dõi hiệu lực các văn bằng bảo hộ đã cấp. Nhật Bản đã cử nhiều chuyên gia giỏi sang Việt Nam thực hiện dự án, cung cấp các trang thiết bị cần thiết và đào tạo các đối tác Việt Nam. Với trách nhiệm đại diện nhà nƣớc trong các quan hệ quốc tế về sở hữu công nghiệp, Cục Sở hữu công nghiệp đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của một nƣớc thành viên tham gia ký kết các điều ƣớc quốc tếcũng nhƣ các hiệp định và thoả thuận song phƣơng với các nƣớc, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Kết quả rõ nét nhất của các hoạt động hợp tác quốc tế trong hơn 20 năm qua là chúng ta đã nhận đƣợc sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của các nhà nƣớc và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ sở hữu công nghiệp cũng nhƣ trong việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cung cấp thông tin tƣ liệu sở hữu công nghiệp. Hàng trăm cán bộ đƣợc đào tạo và nâng cao trình độ ở các nƣớc và các tổ chức quốc tế đang là lực lƣợng nòng cốt trong việc triển khai hoạt động sở hữu công nghiệp ở nƣớc ta. Nhiều kinh nghiệm của các nƣớc và khu vực về xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã đƣợc tiếp thu và vận dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam. Một số lƣợng đáng kể trang thiết bị cũng nhƣ những cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp khổng lồ mà chúng ta có đƣợc chủ yếu là do các nƣớc, các tổ chức quốc tế cung cấp thông qua các dự án và thoả thuận hợp tác đã đƣợc ký kết với các nƣớc và các tổ chức quốc tế đó. 2.1.2. Nhà nƣớc đã từng bƣớc hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm thực hiện các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong WTO Trong hơn một thập kỷ nay, cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, cùng với xu thế hội nhập với kinh tế thế giới, Chính phủ Việt Nam đã chú trọng rất nhiều