Luận án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình

doc 170 trang vanle 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_thuc_trang_va_giai_phap_phat_trien_kinh_te_xa_hoi_ha.doc

Nội dung text: Luận án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - Xã hội hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHAN MẠNH HÙNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNH LANG QUỐC LỘ 12 A QUẢNG BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2016
  2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHAN MẠNH HÙNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HÀNH LANG QUỐC LỘ 12 A QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS. TS BÙI TẤT THẮNG 2. TS. NGUYỄN BÁ ÂN HÀ NỘI - 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết luận trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Phan Mạnh Hùng
  4. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất của tôi đối với PGS.TS. Bùi Tất Thắng, TS Nguyễn Bá Ân đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi cũng xin cám ơn chân thành TS. Đặng Quốc Tuấn đã động viên và đóng góp nhiều ý kiến quý báu đối với nội dung luận án. Tôi xin chân thành cám ơn các Phòng, Ban chức năng của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giúp đỡ tôi thực hiện luận án. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận án, tôi luôn nhận được sự động viên, giúp đỡ của của gia đình, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè thân thiết trong ngoài cơ quan. Vì vậy, nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với họ vì sự giúp đỡ chân thành và quý báu đó. Phan Mạnh Hùng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CÁM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC HÌNH ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT x MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4 2.1. Mục tiêu tổng quát 4 2.2. Mục tiêu cụ thể 4 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4 3.1. Cách tiếp cận 4 3.2. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 4.1. Đối tượng nghiên cứu 6 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Những đóng góp mới của luận án 7 6. Cấu trúc của luận án 7 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH LANG KINH TẾ 8 1.1 Các công trình nước ngoài 8 1.2 Các công trình trong nước 14 1.3. Những vấn đề nghiên cứu và cách tiếp cận trong luận án 18 * Tiểu kết chương 1 21 Chương 2.CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HÀNH LANG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ 23
  6. iv 2.1. Cơ sở lý luận 23 2.1.1. Các khái niệm liên quan 23 2.1.1.1. Khái niệm về hành lang kinh tế 23 2.1.1.2. Cụm ngành và năng lực cạnh tranh 26 2.1.2. Vai trò của hành lang kinh tế trong phát triển kinh tế-xã hội 43 2.2. Điều kiện hình thành và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển HLKT 47 2.2.1. Điều kiện hình thành 47 2.2.1.1. Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ và sự xuất hiện của HLKT 47 2.2.1.2. Sự hiện diện và sức sống của các tuyến, trục giao thông 50 2.2.1.3. Dọc tuyến có các đô thị trung tâm và lãnh thổ có khả năng tập trung hoạt động kinh tế 51 2.2.1.4. Xuất hiện sự phối hợp chặt chẽ của hai đầu mút và các trung điểm của tuyến trục giao thông 52 2.2.1.5. Được sự ủng hộ của nhà quản lý và dân chúng 52 2.2.1.6. Có tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi có sự phối hợp 53 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển hành lang kinh tế 53 2.2.2.1. Ý chí chính trị của Chính phủ và chính quyền địa phương có tuyến trục giao thông chạy qua 53 2.2.2.2. Luật pháp và cơ chế chính sách của Chính phủ (của một quốc gia hay của các quốc gia) có liên quan đến tuyến hành lang 54 2.2.2.3. Sự quan tâm của các nhà đầu tư (thông qua khả năng hiệu quả đem lại cho họ), nhất là các nhà đầu tư có tiềm năng lớn 55 2.2.2.4. Có sự hỗ trợ tiềm lực kinh tế từ các vùng phụ cận 56 2.3. Cơ sở thực tiễn- kinh nghiệm hình thành, phát triển hành lang kinh tế trên thế giới 56 2.3.1. Hình thành và phát triển HLKT ở Châu Âu và Bắc Mỹ 56 2.3.1.1. Lựa chọn tuyến trục giao thông chính, có vị trí thuận lợi, có khả năng liên kết cao các trung tâm kinh tế, tạo ra hiệu quả kinh tế lớn 57
  7. v 2.3.1.2. Ưu tiên trong cơ chế chính sách phát triển HLKT 57 2.3.2. Các hành lang kinh tế ở các quốc gia Châu Phi 58 2.3.2.1. Hành lang Nacala 58 2.3.2.2. Hành lang Maputo (MDC) 58 2.3.3. Hành lang kinh tế ở các quốc gia châu Á 60 2.4. Tính tất yếu của việc hình thành, phát triển HLKT ở Việt Nam nói chung và HLKT quốc lộ 12A thuộc tỉnh Quảng Bình nói riêng 61 2.4.1. Xu thế tất yếu của quá trình hội nhập vào kinh tế thế giới và khu vực 61 2.4.2. Chương trình GMS và sáng kiến phát triển hành lang kinh tế Đông-Tây 63 2.4.2.1. Mục tiêu của sáng kiến HLKT Đông Tây GMS 63 2.4.2.2. Kết quả đạt được 64 2.4.2.3. Các cấu phần chính của hành lang 66 2.4.3. Một số hành lang kinh tế ở Việt Nam 68 2.4.4. Hành lang kinh tế quốc lộ 12A 70 2.5. Một số bài học kinh nghiệm cho phát triển hành lang kinh tế ở tỉnh Quảng Bình 73 Chương 3. THỰC TRẠNG HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ QUỐC LỘ 12A TỈNH QUẢNG BÌNH 78 3.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội HLKT quốc lộ 12A 92 3.3.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 92 3.3.1.1. Tăng trưởng kinh tế 92 3.3.1.2. Về cơ cấu kinh tế 93 3.3.2. Thực trạng phát triển ngành và lĩnh vực hành lang đường 12A .94 3.3.2.1. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp 94 3.3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 96 3.3.2.3. Khu vực dịch vụ 97 3.3. 3 Các vấn đề xã hội 97
  8. vi 3.3.3.1. Giáo dục, đào tạo 97 3.3.3.2. Y tế 97 3.3.3.3. Tình trạng nghèo đói 97 3.3.4. Tổng quan tình hình đầu tư các các cấu phần chủ yếu của HLKT Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình 98 3.3.4.1. Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo 99 3.3.4.2 Khái quát tình hình đầu tư, sản xuất tại khu kinh tế ven biển Hòn La 103 3.3.5. Các cụm ngành kinh tế trọng điểm 105 3.3.6. Hệ thống giao thông đối ngoại . 107 Chương 4. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HÀNH LANG QUỐC LỘ 12 A TỈNH QUẢNG BÌNH 110 4.1.Bối cảnh trong nước và quốc tế 110 4.1.1. Bối cảnh Quốc tế 110 4.1.2. Bối cảnh trong nước và vùng Bắc Trung bộ 113 4.2. Tổng kết những lợi thế và cơ hội, hạn chế và thách thức đối với tương lai phát triển của hành lang Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình 114 4.2.1. Lợi thế 114 4.2.2. Hạn chế, bất lợi 118 4.2.3. Cơ hội 119 4.2.4. Thách thức 120 4.3. Một số quan điểm về phát triển hành lang kinh tế quốc lộ 12 A Quảng Bình 121 4.4. Định hướng phát triển hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình 124 4.5 Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự hình thành và phát triển hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình 132 4.5.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước (Chính phủ, UBND tỉnh) đối với phát triển hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình 132
  9. vii 4.5.1.1. Xây dựng, ban hành và triển khai cơ chế chính sách chung cho hoạt động của tuyến hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình 132 4.5.1.2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư 135 4.5.2. Phối hợp hiệu quả hành động của chính quyền các địa phương trên tuyến hành lang quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình 136 4.5.2.1. Phối hợp xây dựng chương trình hợp tác và đầu tư cho toàn Tuyến 136 4.5.2.2. Tăng cường hợp tác kỹ thuật và đầu tư giữa các địa phương có tuyến Hành lang Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình đi qua 138 4.5.3. Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp 139 4.5.4. Thúc đẩy bảo vệ và xây dựng môi trường sinh thái 142 4.5.5. Thúc đẩy hợp tác liên tỉnh và quốc tế 142 4.5.6. Tăng cường trao đổi nhân viên, thiết lập được mạng lưới thông tin song phương và các kênh liên lạc phi chính thức trong hành lang kinh tế. 143 4.5.7. Giải pháp huy động vốn đầu tư 144 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 151 ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
  10. viii DANH MỤC CÁC BIỂU Biểu 2.1. Phân biệt quản lý theo ngành và theo cụm ngành 38 Biểu 3.1. Phạm vi của khu vực nghiên cứu 80 Biểu 3.2. Những địa phương có chế độ nhiệt tương đối đặc trưng 83 Biểu 3.3. Đặc trưng chế độ mưa của một số địa phương 84 Biểu 3.4. Hiện trạng sử dụng đất khu vực HLQL 12 A Quảng Bình, năm 31/12/2013 87 Biểu 3.5. Dân số và lao động khu vực hành lang Đông –Tây Quảng Bình năm 2013 89 Biểu 3.6. Hiện trạng một số chỉ tiêu về kinh tế của khu vực hành lang 12A 92 Biểu 3.7. Thứ tự các ngành cấp 1 có tỷ trọng cao trong nền kinh tế tỉnh (về GTSX và GRDP theo giá hiện hành) 94 Biểu 3.8. Số hộ đói nghèo năm 2013 98 Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu chủ yếu về thực trạng KKT cửa khẩu 102 Biểu 3.10. Chỉ tiêu thương phân bố của các huyện dọc HLKT so với Quảng Bình 106 Biểu 4.1. Lợi thế của việc hình thành HLKT Đông – Tây Quảng Bình 117
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sự kết nối giữa hành lang kinh tế và địa phương hành lang đi qua 13 Hình 1. 2 Hành lang kinh tế và cơ chế tăng trưởng 14 Hình 1.3. Khung lý thuyết nghiên cứu 21 Hình 2.1 Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế 28 Hình 2.2. Thông tin về giai đoạn phát triển năng lực cạnh tranh của Việt Nam 2014-2015 29 Hình 2.3. Các nhóm chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh từng giai đoạn 30 Hình 2.4. Ba nhóm nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh 31 Hình 2.5: Tính thực tế của công ty và sự phát triển kinh tế 33 Hình 2.6. Môi trường kinh tế vi mô — “Mô hình kim cương” 34 Hình 2.7. Các đối tượng liên quan trọng sơ đồ cụm ngành điển hình 37 Hình 2.8. Bản đồ các HLKT GMS 64 Hình 2.9. Hệ thống đường biển khu vực Đông Nam Á 65 Hình 3.1. Bản đồ hành chính khu vực nghiên cứu 81 Hình 3.2. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo và khu kinh tế Hòn La 100 Hình 4.1. Cụm ngành nông lâm ngư nghiệp 129 Hình 4.2. Cụm ngành vận tải và hậu cần (logistic) 129 Hình 4.3. Cụm ngành thương mại và du lịch 130 Hình 4.4. Cụm ngành chế biến lương thực, thực phẩm 130 Hình 4.5. Cụm ngành vật liệu xây dựng 131 Hình 4.6. Kết nối trục giao thông, hành lang thương mại với các cụm ngành trọng điểm 131
  12. x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Diễn giải 1 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 3 CCN cụm công nghiệp 4 CNH công nghiệp hóa 5 CNh Cụm ngành 6 CLKN Cụm liên kết ngành 7 CNCN Cụm ngành công nghiệp 8 GDP tổng sản phẩm trong nước 9 HLKT Hành lang kinh tế 10 MDC Hành lang Maputo 11 HLPT Hành lang phát triển 12 HĐH hiện đại hóa 13 GRDP tổng sản phẩm của vùng (vùng,tỉnh, huyện) 14 KCN khu công nghiệp 15 KKT khu kinh tế 16 KTTĐ kinh tế trọng điểm 17 NAFTA Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ TVMCMR Tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng (Greater Mekong 18 (GMS) Subregion) 19 TCLT Tổ chức lãnh thổ SWOT Strengths (điểm mạnh), Weaknesses(điểm yếu), 20 Opportunities(Cơ hội) và Threats(Nguy cơ)
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Toàn cầu hóa và nhất thể hóa kinh tế đã và đang trở thành xu thế tất yếu, không thể đảo ngược của sự phát triển kinh tế thế giới trong thời đại hiện nay. Đặc trưng chủ yếu của quá trình này là hình thành các mô hình hợp tác kinh tế khu vực và trên phạm vi toàn cầu với sự hình thành các khu mậu dịch tự do quy mô khác nhau, đan xen nhau. Các khu vực mậu dịch tự do tác động đến thương mại toàn cầu và khu vực, khai thác triệt để những thế mạnh của mỗi quốc gia, mỗi địa phương, tăng cường hợp tác, thúc đẩy kinh tế khu vực phát triển. Tại Châu Á đã xuất hiện nhiều mô hình hợp tác khu vực, trong đó có khu vực Tiểu vùng sông Mêkông mở rộng (GMS) gồm các nước ASEAN (Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam của CHND Trung Hoa). Từ đó tạo điều kiện kết nối các trung tâm phát triển của các nước và địa phương khác nhau trong khu vực, hình thành các hành lang kinh tế (HLKT), các mối quan hệ kinh tế khu vực như một tất yếu khách quan theo xu thế phát triển chung về hợp tác kinh tế quốc tế. Các HLKT giờ đây không chỉ hình thành trong nội bộ một vùng, một quốc gia mà đã mở rộng trên phạm vi liên quốc gia và quốc tế. Đối với các quốc gia có chung đường biên giới, chung không gian địa lý kinh tế thì sự hình thành, phát triển các tuyến HLKT luôn là khách quan, nhằm tận dụng những lợi thế chung của toàn vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển vượt ra ngoài biên giới của mỗi địa phương, mỗi quốc gia. Trong điều kiện đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh mỗi địa phương, mỗi quốc gia là một nhu cầu cần thiết. Việc xác định và khai thác những cụm ngành có lợi thế là giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Trong giai đoạn gần đây, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội chung, việc mở rộng, nâng cấp và hoàn thiện hệ thống giao thông khu vực miền Trung và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tạo điều kiện hình thành, phát triển các vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) trên địa bàn tỉnh với hệ thống đô thị, các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) để tạo thành những hạt nhân lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế của các khu vực xung quanh. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ được xem là khâu bứt phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển kinh tế biển và
  14. 2 hình thành rõ nét những sản phẩm công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn có khả năng cạnh tranh. Phát triển kinh tế kết hợp với phát triển xã hội. Phát huy nhân tố con người, yếu tố quyết định đến nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Một trong những khâu đột phá đó là tập trung phát triển kinh tế - xã hội theo tuyến hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình với trục giao thông chính là quốc lộ 12A (HLQL 12 A Quảng Bình), nhằm mục tiêu gắn kết tỉnh với khu vực GMS, khai thác triệt để những điều kiện và cơ hội phát triển thuận lợi do HLKT này mang lại. HLKT Đông -Tây Quảng Bình được hình thành dựa trên trục quốc lộ 12A và các huyện mà nó đi qua là Minh Hoá, Tuyên Hoá và Quảng Trạch. Phía Tây HLKT là cửa khẩu quốc tế Cha Lo và phía Đông là KKT Hòn La gắn với cảng biển Hòn La và cảng biển Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh; có liên hệ chặt chẽ với hành lang đường Hồ Chí Minh qua tỉnh. Phát triển HLKT Đông- Tây Quảng Bình sẽ tạo điều kiện vừa phát triển kinh tế theo hướng mở, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, đặc biệt là đối với hai huyện miền núi Tuyên Hoá và Minh Hoá, tạo ra quan hệ hỗ trợ, bổ sung phát triển giữa kinh tế miền núi và kinh tế ven biển ở phía Bắc tỉnh Quảng Bình. HLQL 12 A Quảng Bình không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn lợi ích chính trị và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay sự phát triển của HLQL 12 A Quảng Bình góp phần tăng cường, mở rộng và nâng cao hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại trong vùng, lãnh thổ có tuyến hành lang đi qua; sử dụng có hiệu quả hơn những tiềm năng sẵn có trong tuyến và bổ khuyết những hạn chế trong phát triển kinh tế của từng địa phương trong tuyến một cách hiệu quả, nhằm tối đa hóa lợi ích, giảm thiểu những yếu kém và bất cập, góp phần tạo ra ổn định chính trị và an ninh trong toàn tuyến. Trong thời gian qua các tuyến HLKT mà xương sống là các tuyến trục giao thông huyết mạch giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Thông qua việc thông thương, vận chuyển, trao đổi thương mại, dịch vụ giữa các vùng đã góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ hiện nay.
  15. 3 Tuy nhiên, việc tổ chức, phát triển các tuyến HLKT này chưa hợp lý, do vậy hiệu quả đem lại chưa cao, nảy sinh sự lãng phí, bất cập trong quản lý, đặc biệt là trong phát triển hệ thống các đô thị, các cụm, điểm công nghiệp, sự kết nối trên tuyến trục hành lang chưa đồng bộ. Do đó, trong quá trình phát triển rất cần có các giải pháp tích cực, hiệu quả, đồng bộ hơn nữa nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển bền vững các tuyến HLKT nói chung và tuyến HLQL 12 A nói riêng. Ngày 6-1-2012, tại TP Ðồng Hới (Quảng Bình) đã diễn ra hội nghị cấp cao lần thứ 15 các tỉnh thuộc ba nước Việt Nam - Lào - Thái Lan sử dụng đường 8 và đường 12 để bàn giải pháp mở rộng không gian và lĩnh vực hợp tác giữa các địa phương. Các tỉnh kiến nghị Chính phủ ba nước đưa đường 8 và đường 12 vào hiệp định khung để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa giữa các nước GMS, với mục tiêu đạt được lợi thế hơn so với các khu vực hợp tác Đông - Tây theo các tuyến đường khác, tạo thuận lợi cho người dân, phương tiện và hàng hóa của ba nước qua lại. Các tỉnh cũng thống nhất xây dựng các trung tâm văn hóa chung, xây dựng các điểm dừng chân, hoàn chỉnh đường quốc lộ 12A. Với lợi thế về cung đường và nhất là sau khi cầu Hữu Nghị 3 được khánh thành, đường xuyên Á đi qua cửa khẩu Cha Lo theo tuyến quốc lộ 12A là trục giao thông chính phục vụ việc vận tải hàng hóa, tham quan du lịch của doanh nghiệp và người dân ba nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và đầu kia là Myanmar. Ðây là cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình. Sự phát triển HLKT quốc lộ Quảng Bình tạo mối liên hệ, đầu mối truyền tải kinh tế và mở rộng thị trường hàng hóa giữa khu vực miền núi và vùng ven biển tiến tới tạo sự hài hòa, cân bằng hợp lý về phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa vốn có sự chênh lệch giữa các vùng lãnh thổ này. Đồng thời tạo ra mối chuyển tải, giao lưu kinh tế và mở rộng thị trường quốc tế đối ứng qua xuất nhập khẩu giữa KKT cửa khẩu với trung tâm phát triển mới Hòn La. HLKT phát triển sẽ kéo theo việc nâng cấp các thị xã, thị trấn, thị tứ, hình thành các điểm dân cư tập trung mới, tạo môi trường kinh tế vi mô thuận lợi kích thích những khu vực chậm phát triển phát triển, tạo mối quan hệ hỗ trợ, liên kết phát triển giữa các vùng phát triển với kém phát triển dọc tuyến hành lang. Năng suất lao động tăng lên kéo theo tăng thu nhập và nâng cao mức sống. HLKTQL 12 A Quảng Bình phát triển cũng sẽ kéo
  16. 4 theo những lĩnh vực khác phát triển như văn hóa, thể dục thể thao tạo sự giao lưu giữa các vùng trong khu vực, từng bước nâng cao dân trí xóa bỏ sự khác biệt giữa vùng núi và vùng biển, giữa khu vực đô thị và nông thôn. Sự hình thành và phát triển kinh tế - xã hội HLKTQL 12 A Quảng Bình sẽ là cơ sở để hành lang này khai thác những điều kiện và cơ hội phát triển do HLKT Đông – Tây GMS mang lại, đồng thời đảm bảo vai trò hành lang giao lưu và hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương của các nước dọc tuyến hành lang, trước mắt là giữa tỉnh Khăm Muộn của Lào và Quảng Bình của Việt Nam. Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình” để làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển tại Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục tiêu tổng quát Xác lập cơ sở khoa học cho việc luận chứng phát triển một HLKT trong điều kiện hội nhập đầy đủ với các nước và các địa phương lân cận trong khu vực, đặc biệt là trong điều kiện cả nước đang chuyển đổi sang một mô hình phát triển mới cao hơn. Từ đó, luận án cung cấp thêm các căn cứ cho công tác quy hoạch và đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương trong những năm tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Về lý luận: Làm rõ những cơ sở khoa học của việc hình thành một HLKT, cơ hội khai thác những điều kiện phát triển của các địa phương dọc tuyến hành lang. - Về thực tiễn: Vận dụng những lý luận đã nghiên cứu để phân tích, đánh giá những điều kiện phát triển của các địa phương dọc hành lang, khả năng đóng góp của tuyến HLKTQL 12 A Quảng Bình đối với tỉnh Quảng Bình và cuối cùng đưa ra những giải pháp để phát triển kinh tế hành lang trong giai đoạn phát triển tới. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 3.1. Cách tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề từ nghiên cứu lý thuyết phát triển kinh tế chung đến thực tế phát triển của một địa bàn. Từ đó xác định sự gắn kết giữa thực tế phát triển
  17. 5 của một HLKT với những căn cứ có tính chất khoa học của sự phát triển đó. Từ nhìn nhận kinh tế mỗi địa phương là một hệ thống con trong một hệ thống lớn hơn; HLKT QL12 A Quảng Bình trong HLKT Đông Tây các nước GMS; kinh tế Quảng Bình trong nền kinh tế cả nước và khu vực GMS nói chung. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận án, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến sau: - Phương pháp phân tích hệ thống: đây là phương pháp, theo đó HLKT QL12 A Quảng Bình được nghiên cứu với tư cách là một hệ thống hình thành từ nhiều yếu tố có quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Đồng thời HLKT QL12 A Quảng Bình là một hệ thống con của những hệ thống lớn hơn.v.v Sự phát triển của HLKT Đông – Tây sẽ tác động đến quá trình phát triển của nền kinh tế Quảng Bình, vùng kinh tế Bắc Trung Bộ, đặc biệt là toàn tuyến HLKT Đông –Tây của các nước GMS và ngược lại. - Phương pháp phân tích dữ liệu, số liệu: đây là phương pháp được sử dụng để phân tích, lượng hóa các hoạt động kinh tế, xã hội, đánh giá hiệu quả và xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế và xã hội; - Phương pháp nghiên cứu thực địa được sử dụng để đánh giá tính thực tế của những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, các yếu tố đầu vào về các điều kiện tự nhiên và xã hội đối với các hoạt động kinh tế và xã hội. Đồng thời cũng nhằm đánh giá những tác động ngược lại của các hoạt động kinh tế đối với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh. - Phương pháp dự báo: nhằm phân tích và dự báo xu thế của các chỉ tiêu kinh tế cơ bản, các hoạt động kinh tế liên quan đến HLKT QL12 A Quảng Bình. - Phương pháp chuyên gia được sử dụng nhằm bổ sung thông tin, trong quá trình nghiên cứu, xây dựng luận án nhằm tham khảo, kiểm định mức độ tin cậy của các nhận định, kết luận, kiến nghị của tác giả. - Phương pháp so sánh: để so sánh các kết quả hoạt động kinh tế ở các thời kỳ khác nhau, hoặc các không gian hay địa phương khác nhau nhằm dự báo hay đưa ra những kết luận cần thiết.
  18. 6 - Phương pháp sơ đồ, biểu đồ, đồ thị: để thể hiện các ý tưởng trong phân tích và minh họa các hiện tượng. - Phương pháp SWOT: nhằm phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức từ đó đua ra phương hướng tận dụng điểm mạnh, cơ hội, khắc phục những điểm yếu, thách thức để phát triển. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng đã sử dụng nhiều phương pháp khác như hồi quy tương quan, quy nạp.v.v Để hạn chế những khiếm khuyết của mỗi phương pháp tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp, đảm bảo độ tin cậy cần thiết trong thực hiện nghiên cứu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hướng tới tổ chức hợp lý HLKT QL12 A Quảng Bình, một bộ phận cấu thành của tuyến HLKT Đông – Tây khu vực GMS, nhằm đảm bảo một môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư khai thác những thế mạnh và cơ hội phát triển của khu vực. Từ đây tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói chung. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Mặc dù nghiên cứu tập trung vào tuyến trục HLKT QL12 A Quảng Bình song mục tiêu hướng tới xem xét vai trò động lực của hành lang này; tác động kéo đẩy của nó đối với toàn bộ nền kinh tế Quảng Bình và các vùng lân cận thuộc Bắc Trung bộ. Vì vậy, về lãnh thổ giới hạn ở các huyện dọc quốc lộ 12A nhưng về tác động kinh tế và xã hội thì đối với toàn bộ tỉnh Quảng Bình và các địa bàn lân cận. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu từ khi hình thành HLKT Đông Tây của khu vực GMS gắn với kỳ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các huyện dọc tuyến HLKT QL12 A Quảng Bình. - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học, điều kiện hình thành sự liên kết giữa hành lang và các cụm ngành, định hướng và giải pháp phát triển của hệ thống liên kết này.
  19. 7 5. Những đóng góp mới của luận án - Về lý luận: Luận án tập trung làm sáng tỏ vai trò động lực của HLKT trên cơ sở nghiên cứu quan hệ của HLKT với các cụm ngành trong điểm thuộc các địa phương dọc tuyến hành lang; tác động lan tỏa đối với toàn bộ nền kinh tế Quảng Bình. - Về thực tiễn: Luận án phân tích đánh giá toàn diện và khách quan các điều kiện hình thành và phát triển HLKT QL12 A Quảng Bình, quan hệ ngược-xuôi giữa tuyến quốc lộ 12A với các cụm ngành các địa phương dọc quốc lộ, từ đó hình thành nên HLKT. Luận án đề xuất định hướng phát triển đối với HLKT, các cụm ngành trọng điểm của các huyện dọc hành lang; kiến nghị những giải pháp cơ bản phát triển những cụm ngành này làm cơ sở phát huy vai trò động lực của HLKT QL12 A Quảng Bình; Cung cấp những luận cứu khoa học để các địa phương dọc hành lang liên kết, phát huy lợi thế của mình tạo thành động lực phát triển chung của tỉnh. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm có các chương sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến HLKT Chương 2: Cơ sở lý luận, thực tiễn về HLKT và sự phát triển của HLKT. Chương 3: Thực trạng hình thành HLKT QL12 A Quảng Bình giai đoạn 2001- 2013 Chương 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp tiếp tục phát triển HLKT QL12 A Quảng Bình giai đoạn tới.
  20. 8 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH LANG KINH TẾ 1.1 Các công trình nước ngoài Xem xét lịch sử phát triển kinh tế, từ giai đoạn tích lũy nguyên thủy đã có vai trò của các HLKT. Các HLKT hình thành và phát triển một cách tự nhiên, theo yêu cầu khách quan của quá trình phát triển. Một tuyến giao thống được xây dựng nhằm khai thác một lợi thế nào đó của địa phương, vô hình chung đã trở thành lợi thế để các địa bàn có tuyến giao thông đi qua khai thác những thế mạnh điều kiện tự nhiên của mình. Nhờ đó kinh tế các địa phương dọc tuyến giao thông dần phát triển và đi lên. Đến lượt mình nó trở thành những điều kiện yếu tố, điều kiện cầu hay các ngành nghề phụ trợ hoặc liên quan cho các địa phương lân cận phát triển. Quá trình phát triển lan tỏa này đã biến HLKT thành động lực phát triển cho cả vùng hay một quốc gia. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình thức tổ chức HLKT xuất hiện đầu tiên ở Châu Âu và Bắc Mỹ những nơi có trình độ phát triển công nghiệp (khai thác mỏ, công nghiệp) và giao thông hàng đầu thế giới . Ở Bắc Mỹ, ý tưởng cải cách của Tổng thống Hoa Kỳ Abraham Lincoln khi cho xây dựng tuyến đường sắt xuyên nước Mỹ từ những năm 1861-1876. Tuyến đường sắt xuyên lục địa Châu Mỹ ngoài cho phép kết nối bờ biển phía Đông và phía Tây nước Mỹ, rút ngắn thời gian đi xuyên quốc gia, mà còn nhờ nó người ta đã có thể khai phá được miền Tây hoang dã của nước Mỹ, góp phần to lớn vào phát triển các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa ở các địa phương đường sắt đi qua [46]. Ở nước Nga, những năm cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tuyến đường sắt xuyên Xibêri cũng đã được xây dựng nối vùng phía Tây với vùng Đông nước Nga, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội các địa phương rộng lớn dọc tuyến đường sắt, giúp nước Nga tiến ra Thái Bình Dương một cách nhanh chóng. Hiện tại, trên tuyến đường này đã có 87 thành phố và hàng ngàn chi nhánh đường sắt và đường bộ từ đây đi các địa phương và các nước trong khu vực châu Á như Mông Cổ, Trung Quốc, Triều Tiên và các nước khác, trong đó có Việt Nam [45].
  21. 9 Nhiều ví dụ khác về sự hình thành các HLKT theo cách thức tương tự cũng đã được nhiều học giả chỉ ra như “con đường tơ lụa” nối Trung Quốc với các nước Nam Á, Trung Đông và Bắc Phi. Con đường giao lưu hàng hóa giữa các vùng này đã tạo điều kiện cho kinh tế các địa phương “con đường tơ lụa” đi qua phát triển. Các tài liệu nghiên cứu về HLKT đều có liên quan tới tổ chức không gian kinh tế, nhằm đạt hiệu quả phát triển cao nhất đối với các địa bàn hành lang đi qua. Có thể liệt kê một số nhận thức về HLKT và các công trình nghiên cứu liên quan như sau: - Một số viện nghiện cứu như Viện nghiên cứu phát triển vùng và tổ chức lãnh thổ (Institute for Regional Development and Structural Planning (IRS) Erkner); Viện sinh thái và phát triển vùng Leibniz) (Leibniz Institute of Ecological and Regional Development (IOER) Dreden-Cộng hoà liên bang Đức [55]; Học giả Prf Brian Mariian thuộc viện Quy hoạch phát triển và quy hoạch giao thông (Intergrated Development Planning (IDP) & Intergrated Transport Planning (ITP) khi nghiên cứu tổ hình thức chức lãnh thổ này, thường dùng khái niệm "Hành lang phát triển" (Development Corridor), "Trục phát triển kinh tế" (Economic Development Axis) [48]. Theo đó hành lang phát triển, trục phát triển kinh tế được xem là một khu vực lãnh thổ nhất định dọc theo một tuyến trục giao thông nối các hạt nhân với nhau. Sự liên kết giữa các trung tâm (hạt nhân) tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế theo chiều lan tỏa từ trung tâm hạt nhân ra các khu vực liền kề. Các tuyến trục giao thông liên kết các trung tâm kinh tế có thể là trục giao thông đường bộ, đường biển, Các trung tâm hạt nhân chính trên các hành lang này phải được phát triển đến một mức độ nhất định, sau đó thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm khác trên toàn bộ tuyến. Trên HLKT các tuyến trục giao thông cho phép các phương tiện vận tải hoạt động thuận tiện đến các điểm đầu, cuối và bên trong hành lang; các HLKT có vai trò đặc biệt quan trọng để liên kết toàn khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo hành lang này. - Theo học giả Dr Campbell M.M, Meades EE thuộc khoa Đô thị và quy hoạch vùng (Departerment of Regional Planning, University of Free State (Nam Phi) [49] khái niệm "Trục phát triển kinh tế" là một tuyến trục đáp ứng các điều kiện sau:
  22. 10 Hai đầu mối giao thông phải được liên kết của một trục giao thông; Các trung tâm phụ thuộc lẫn nhau; Sự tương tác đòi hỏi phải có tiềm năng để phát triển hơn nữa; Trục phải tăng trưởng về kinh tế và nội lực. Như vậy, thông qua nhận định trên của các học giả có thể nhận thấy để hình thành HLKT nhất thiết cần phải có các tuyến trục giao thông, các hạt nhân trung tâm và một vùng lãnh thổ đủ rộng dọc tuyến. - Trong nghiên cứu lý luận chung về phát triển ở Nam Phi, tác giả Brian Marrian Freeman, Ziv (2001) [48] đã xác định HLKT là một lãnh thổ nhất định dọc theo một trục giao thông nhất định nối các hạt nhân với nhau. Sự liên kết giữa các hạt nhân (trung tâm) với nhau tạo nên động lực thúc đẩy kinh tế phát triển theo chiều lan tỏa từ trung tâm hạt nhân ra các khu vực liền kề. Không gian của HLKT được xác định là khu vực rộng khoảng 2 km về mỗi bên của tuyến trục giao thông chính. Tuyến trục này phát triển kết nối các mạng lưới giao thông trong toàn bộ khu vực. Hoạt động của hành lang tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao dân trí và mức sống của dân cư trong khu vực và vùng phụ cận. HLKT kết nối các đô thị, các điểm dân cư dọc một trục giao thông chính, tạo điều kiện kết nối những lợi thế về lao động, nguyên liệu các vùng phụ cận. Như vậy, công trình nghiên cứu này đã chỉ ra những yếu tố cần và đủ để hình thành và phát triển HLKT. Tuy nhiên, việc giới hạn hành lang chỉ 2 km cách trục giao thông chính là quá hẹp, chỉ đủ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh gắn liền với trục giao thông. Ở mức độ nào đó nên mở rộng dọc theo các hệ thống giao thông dọc theo trục giao thông chính; - Trong Nghiên cứu trường hợp Venezuela của J. Freidmann (1966) [52] tác giả đã đưa ra quan niệm cơ bản về HLKT. Theo ông HLKT là một khu vực hẹp dọc theo tuyến đường quan trọng kết nối 2 cửa “vào-ra” của tuyến. HLKT là dải đất liên tục rộng khoảng 100 km, trục trung tâm là một tuyến đường giao thông chính là đường quốc lộ, đường sắt và hệ thống các dạng cơ sở hạ tầng khác như đường điện, ống dẫn nhiên liệu, cáp quang, ống dẫn nước.v.v Tuy nhiên, các vấn đề lý thuyết do Freidmann đưa ra trước hết mới chỉ ở mức khái quát về quan niệm và một số điều kiện hình thành của HLKT, chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể vai trò và đặc điểm của việc tổ chức phát triển HLKT.
  23. 11 - Nghiên cứu quan niệm và phân loại về trục phát triển, Geyer H.S. (1988) [53] đã đề cập đến khái niệm trục phát triển – một khái niệm tương đương với HLKT theo cách hiểu hiện nay. Theo Geyer điều kiện tiên quyết để hình thành trục phát triển là dựa trên một tuyến giao thông có sẵn, và có các điểm nút “vào-ra”- các trung tâm kinh tế của tuyến trục, tạo nên các lực hút cho sự phát triển của toàn tuyến. Các trung tâm kinh tế trên toàn tuyến trục trải qua 3 giai đoạn phát triển sơ khai, tập trung-phát triển, bão hòa và suy thoái. Tuy nhiên sự bão hòa và suy thoái ở đây mới chỉ nói đến mức độ liên kết của trung tâm này với sự phát triển của HLKT mà không đề cập đến giai đoạn “sáng tạo” của trung tâm phát triển, sự lan tỏa của nó vượt ra ngoài phạm vi của HLKT, đặc biệt trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hóa; - Trong nghiên cứu về Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) và sự phát triển HLKT khu vực này (2011) [47] , tác giả Andy Sze đã phân tích, so sánh một số chỉ tiêu trước và sau thời điểm NAFTA có hiệu lực từ đơn giản hóa các thủ tục hành chính đến xuất khẩu, đầu tư trực tiếp sang các nước thành viên đến khối lượng vận chuyển đặc biệt là đường bộ dọc theo các hành lang đều tăng lên đáng kể; Tác giả phân chia sự phát triển hành lang thành các giai đoạn. Giai đoạn đầu phát triển hành lang vận tải: Tập trung vào phát triển hệ thống giao thông, tư nhân hóa, cổ phần hóa các tuyến đường đã tồn tại; giai đoạn 2 phát triển hành lang thương mại và logistics: Loại bỏ các hàng rào thuế quan, đặc biệt là tạo thuận lợi cho các chuyến tìm hiểu của các doanh nghiệp, trao đổi kinh doanh, tăng cường khả năng thông quan, phát triển các trung tâm, các điểm hậu cần; và giai đoạn 3 là phát triển HLKT: Với việc phát triển các đầu mối giao thông, các thành phố, thị trấn dọc theo hành lang mà đã hình thành nên các chuỗi giá trị địa phương và liên kết những chuỗi giá trị này với các chuỗi giá trị ngoài vùng và quốc tế; các cấp chính quyền làm việc với khu vực tư nhân khuyến khích, xúc tiến đầu tư; tìm cách khai thác những thế mạnh của mỗi địa phương. Chính quyền từ cấp trung ương đến tỉnh và các huyện làm việc với các doanh nghiệp tư nhân tạo dựng nên những liên minh phát triển hành lang (các tổ chức). Qua quá trình phát triển người ta nhận thấy rằng nhờ NAFTA các HLKT Mexico đã tiến gần hơn tới trình độ phát triển của 2 đối tác Mỹ và Canada. Từ đây tác giả rút ra một loạt các bài học, đặc biệt là bài học về khuyến khích phát triển các cụm ngành
  24. 12 theo các chuỗi giá trị ở mỗi địa phương, liên kết với các chuỗi giá trị cấp lớn hơn và quốc tế; phát triển một cách đồng bộ các thành phố, thị trấn, thị tứ dọc theo các tuyến hành lang. - Cũng về tác động của việc thành lập khu thương mại tự do NAFTA, giáo sư Mary L, Walshok trường Đại học Tổng hợp California, San Diego năm 2009 [57] đã công bố công trình nghiên cứu “ Hành lang và cụm ngành: cơ hội phát triển kinh tế dựa trên công nghệ ở vùng San Diego-Baja California. Nhờ sự phát triển HLKT này mà hai bên biên giới có thể khai thác các tiềm năng của nhau, hình thành những cụm ngành có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy kinh tế 2 bên biên giới phát triển, đặc biệt là công nghệ sinh học và các ngành công nghệ cao khác; các cụm ngành hình thành xuyên biên giới khu vực này bao gồm phần mềm, dịch vụ và hàng thể thao, sản xuất xe có động cơ, công nghệ sinh học và dược, dịch vụ y tế sinh học, hàng không vũ trụ và quốc phòng thu hút tới 49-50 nghìn lao động từ phía Mexico. Trong bài báo “Phát triển các hành lang vùng trong hợp tác vùng" [64] tác giả Pradeep Srivastava đã đưa ra các loại quy mô hành lang xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của dự án cần thiết trong xây dựng hành lang. Có những dự án có tác dụng xuyên biên giới, có những dự án lại không. Đó là hành lang quốc gia và hành lang vùng. Một tuyến đường hay cao tốc nối 2 điểm với nhau là hành lang hẹp còn hành lang rộng là bao gồm cả phần diện tích 2 bên. Sự di chuyển giữa các điểm trong hành lang rộng có thể không sử dụng đến tuyến đường trục. Khi xây dựng những chương trình phát triển của mình, đặc biệt đối với GMS, ADB đã công bố một loại những báo cáo nghiên cứu về hội nhập kinh tế vùng liên quan đến xây đựng các HLKT trong khu vực. Trong bài báo: “Thế nào là phát triển HLKT và nó có thể đạt được gì trong các tiểu vùng của Châu Á” [54] tác giả Hans-Peter Brunner đã khẳng định tính hiệu quả phát triển của HLKT và liệt kê những đặc trưng cơ bản của HLKT đó là những đặc trưng về cơ cấu ngành, đặc trưng về kết nối địa lý; những đặc trưng về khả năng tiếp cận như thời gian, chi phí đi lại thấp, hậu cần hiệu quả; năng lực sắp xếp quá cảnh; năng lực về thị trường tài chính và xuất khẩu.v.v Đặc biệt, trong báo cáo, tác giả đã mô tả sự liên kết kinh tế của địa phương với tuyến hành lang đi qua và động lực phát triển của hành lang kinh tế.
  25. 13 Nguồn: Hans-Peter Brunner (2013) [54] Hình 1.1 Sự kết nối giữa hành lang kinh tế và địa phương hành lang đi qua Từ đây tác giả đã đưa ra một mô hình tăng trưởng đơn giản cho hành lang kinh tế (hình 1.2) Sơ đồ 1.2. cho thấy nó được xây dựng trên cơ sở mô hình “kim cương” của Michael Porter, những yếu tố quyết định đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện nâng cao năng suất, cuối cùng là tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ này cũng được Edward Feser và Stuart Sweeney phân tích khá chi tiết trong báo cáo về phân tích cụm ngành vùng của mình [47]. Trong báo cáo, hai tác giả đã phân tích nhiều về quan hệ giữa cụm ngành và khả năng cạnh tranh, làm thế nào để sử dụng phân tích cụm ngành vào xây dựng chính sách phát triển. Như vậy, thông qua những nhận định tóm tắt về các nghiên cứu của các học giả nêu trên có thể nhận thấy để hình thành HLKT trước hết cần có một tuyến trục đường giao thông, trục này có thể nối với các hệ thống đường giao thông địa
  26. 14 phương để tạo sự kết nối thành mạng lưới, đồng thời tạo thành một vùng lãnh thổ đủ lớn dọc theo tuyến trục; trên trục có các hạt nhân trung tâm; các vùng có những cụm ngành trọng điểm để có thể liên kết khai thác, kết nối thành chuỗi giá trị, thông qua hành lang liên kết thành các chuỗi giá trị quy mô lớn hơn và có thể mang tầm cỡ quốc tế. Nguồn: Hans-Peter Brunner (2013) [54] Hình 1. 2 Hành lang kinh tế và cơ chế tăng trưởng 1.2 Các công trình trong nước Đối với Việt Nam, ý tưởng xây dựng và phát triển hành lang kinh tế cũng đã có từ lâu, những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, ý tưởng đó cũng chỉ thực sự rõ nét sau cuộc họp Bộ trưởng các nước Tiểu vùng Mê Kông tại Manila, Philippin, tháng 9 năm 1998. Từ đó phát triển các hành lang kinh tế luôn được các nước GMS ưu tiên. Trong 11 chương trình hợp tác ưu tiên của các nước GMS thì có 3 chương
  27. 15 trình về phát triển hành lang kinh tế bao gồm i) Hành lang kinh tế Bắc – Nam; (ii) Hành lang kinh tế Đông – Tây; (iii) Hành lang kinh tế phía Nam. Tại Hội nghị Thượng đỉnh GMS lần 4, các nhà lãnh đạo GMS đã thông qua Khung chiến lược Hợp tác mới GMS giai đoạn 2012 – 2022 ưu tiên tập trung vào các lĩnh vực phát triển các hành lang kinh tế tiểu vùng, tăng cường kết nối giao thông, phát triển năng lượng bền vững, nâng cao hiệu quả môi trường. Trên cơ sở đó, với tư cách là nước thành viên, các Bộ ngành Việt Nam đã tham gia đóng góp tích cực vào những đề án phát triển các hành lang kinh tế. Nhiều chủ trương, chính sách liên quan đã được xây dựng, thực thi như về hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; chính sách vận tải hàng quá cảnh; thủ tục kiểm tra hải quan cửa khẩu; chính sách cư dân vùng biên giới; nhiều khu kinh tế cửa khẩu đã hình thành và hoạt động hiệu quả trên các tuyến hành lang kinh tế.v.v Bên cạnh đó nhiều học giả cũng đã nghiên cứu vấn đề nay, tiêu biểu có một số học giả sau: Theo TS. Nguyễn Văn Lịch (2001), "HLKT là một tuyến trục nối liền về mặt địa lý tự nhiên các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa - kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong, cũng như các vùng cận kề với hành lang này"[22]. Trong nghiên cứu phát triển thương mại khu vực HLKT Hải Phòng-Lào Cai- Côn Minh trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc của Viện Nghiên cứu Thương mại- Bộ Công Thương (2004) [43], các tác giả đã dự báo những tác động của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc tới việc phát triển thương mại của HLKT và đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại trên HLKT. Do nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực thương mại nên những tác động của việc thành lập khu vực mậu dịch tự do đối với phát triển HLKT cũng chỉ hạn hẹp ở mức xác định khả năng giảm chi phí lưu thông hàng hóa nội địa và xuất khẩu; thúc đẩy trao đổi hàng hóa, giao lưu kinh tế giữa các vùng
  28. 16 của HLKT với các địa bàn khác ở Trung Quốc. Do đó, nghiên cứu chưa xác định đầy đủ các điều kiện, yếu tố thúc đẩy sự phát triển nói chung của HLKT. Theo PGS, TS Ngô Doãn Vịnh [7], [8] "HLKT là kết quả một trong tuyến trục giao thông gắn với sự phân bổ tập trung các hoạt động kinh tế (có sự phối hợp chặt chẽ dọc tuyến". Nhờ sự phát triển và phân bổ như vậy đã tạo ra các yếu tố thuận lợi cho sự phát triển toàn tuyến, làm cho các hoạt động kinh tế của tuyến trở thành đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung". Trong luận văn “Phát triển HLKT quốc lộ 18 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” tác giả Vũ Đình Hòa đã đi sâu làm rõ những vấn đề lý luận về HLKT, tiếp cận nghiên cứu những tiêu chí đánh giá điều kiện hình thành và phát triển các HLKT; những vấn đề thực tiễn liên quan đến HLKT quốc lộ 18. Từ đó nêu ra những định hướng và giải pháp phát triển HLKT đường 18, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Khi tổng quan những nghiên cứu ở nước ngoài về hành lang kinh tế, tác giả đã rất quan tâm đến vai trò của các cụm ngành trong phát triển hành lang kinh tế (Hans-Peter Brunner, Mary L, Walshok). Ở Việt Nam những nghiên cứu này còn ít. Tuy nhiên, về riêng lẻ có những nghiên cứu mà trên cơ sở đó chúng ta có thể xác định được vai trò của cụm ngành đối với phát triển hành lang kinh tế. PGS, TS. Nguyễn Đình Tài, Viện nghiên cứu Phát triển kinh tế-xã hội và Quản lý doanh nghiệp, trong nghiên cứu “Hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Một lựa chọn chính sách” [9] đã nhấn mạnh cụm liên kết ngành (CLKN), (thuật ngữ tác giả dùng để chỉ cụm ngành) sẽ tạo ra những yếu tố nền tảng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua một số các thành tố sau: (1) Việc tham gia vào CLKN sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng suất. Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy mô của một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do hiệu quả tập trung của nhu cầu.
  29. 17 (2) Việc hình thành CLKN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới. Ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong cụm buộc họ phải đổi mới liên tục. Sức ép cạnh tranh do các khách hàng muốn có sự lựa chọn các nhà cung cấp tốt hơn trong cụm cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến. Mức độ tập trung cao trong một khu vực khiến cho các hoạt động học hỏi của các doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn, càng tạo sức ép cho các thay đổi. Thêm vào đó, với việc liên kết và trao đổi với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong khu vực, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội hơn để tiếp cận những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. (3) CLKN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. Sự tập trung cao và sự gia tăng nhu cầu đầu vào, đầu ra của các doanh nghiệp hiện có luôn tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp mới thành lập. Các doanh nghiệp có xu hướng chọn các nhà cung cấp trong cụm để hạn chế rủi ro cũng như tăng cường khả năng kiểm soát đầu vào. Mức độ tập trung các doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự gia tăng các nhu cầu về dịch vụ, các sản phẩm trung gian, thông tin, Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường. Trong đề án nghiên cứu xây dựng Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1786/QĐ-TTg, ngày 27/11/2012 (tỉnh láng giềng, có nhiều đặc điểm giống Quảng Bình), cách tiếp cận từ nghiên cứu các cụm ngành trọng điểm gắn liền với những tiềm năng thế mạnh của tỉnh đã được công ty tư vấn Tập đoàn Monitor (Hoa Kỳ) và Công ty Urbis (Hồng Công) sử dụng rất hợp lý. Trong phần tổng quan về phương pháp luận và phương thức tiếp cận mới đối với công tác quy hoạch các tác giả đã đề cao vai trò của cụm ngành và cho rằng cụm ngành “là cách tổ chức hoạt động phát triển kinh tế” trong giai đoạn phát triển hiện nay[21]. Trên cơ sở tìm hiểu những nghiên cứu trong, ngoài nước thời gian qua có thể thấy HLKT là một hình thức tổ chức lãnh thổ được nghiên cứu lâu nay trên phạm vi thế giới và Việt Nam, và được đặc biệt quan tâm khi hội nhập kinh tế quốc tế trở nên sâu rộng, vai trò của năng lực cạnh tranh quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành
  30. 18 tiêu chí đánh giá quan trọng đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Những nghiên cứu này đã cung cấp những cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề với những cấp độ khác nhau. Tác giả luận án đã tổng quan và kế thừa có chọn lọc cơ sở khoa học về HLKT để áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam và cụ thể hơn đối với hành lang Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình. 1.3. Những vấn đề nghiên cứu và cách tiếp cận trong luận án 1.3.1. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án Như đã trình bày ở những phần trước đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án. Nhiều kết quả nghiên cứu của các công trình đó sẽ được kế thừa trong nghiên cứu các vấn đề của luận án. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về HLKT dọc quốc lộ 12A trong phạm vi tỉnh Quảng Bình, nhằm kết hợp giữa thế mạnh các địa phương dọc hành lang của Quảng Bình với các lợi thế mà HLKT Đông – Tây của GMS đem lại. Đặc biệt là việc xây dựng hành lang phát triển kinh tế trên cơ sở gắn kết trục giao thông, trục thương mại, hệ thống kết cấu hạ tầng liên quan với các cụm ngành đặc trưng của những địa bàn dọc tuyến hành lang, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh cho các nền kinh tế địa phương dọc hành lang, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng thu nhập và thúc đẩy tăng trưởng cho toàn tuyến HLKT Đông –Tây Quảng Bình, dọc quốc lộ 12A, hội nhập đầy đủ và sâu rộng vào kinh tế khu vực. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội hành lang quốc lộ 12 A Quảng Bình” không trùng lắp với các công trình đã được công bố. Hy vọng những nội dung của luận án sẽ góp được phần nào vào công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội hiện nay ở các địa phương. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên tác giả đã xác định những vấn đề luận án cần giải quyết như sau: Luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiến về phát triển hành lang kinh tế trong điều kiện liên kết với tiềm năng phát triển kinh tế các địa phương dọc tuyến hành lang: Phân tích làm rõ đặc điểm của hành lang kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế, đặc biệt là trong việc thực thi các hiệp định về thương mại tự do;
  31. 19 Làm rõ các điều kiện liên kết kinh tế các địa phương dọc tuyến hành lang với HLKT (GMS); Nghiên cứu vai trò động lực của HLKT đối với kinh tế địa phương thông quan nghiên cứu liên kết các cụm ngành địa phương với HLKT. Phân tích và đánh giá các điều kiện phát triển, xác định quan điểm, định hướng phát triển và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế-xã hội HLKT tuyến quốc lộ 12A. 1.3.2. Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án Hành lang kinh tế quốc lộ 12A Quảng Bình là phần cuối của hành lang Đông Tây các nước Tiểu vùng Mê Kông mở rộng kéo dài từ miền Trung Myanma qua Thái Lan, Lào và cuối cùng là khu vực ven biển Miền Trung Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình là tìm ra phương hướng và giải pháp tổ chức lãnh thổ, thực hiện phát triển kinh tế -xã hội hiệu quả, bền vững nhất đối với hành lang trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng trong khu vực và với bên ngoài. Vì vậy, tác giả đề xuất cách tiếp cận nghiên cứu bao gồm các bước với những nội dung chủ yếu sau: 1) Thống nhất nhận định về các điều kiện phát triển hành lang kinh tế, vai trò động lực của các cụm ngành trọng điểm đối với sự phát triển của hành lang kinh tế. Mục đích của bước này là, căn cứ vào những cơ sở lý luận và thực tiễn diễn ra trên thế giới và ở Việt Nam về phát triển HLKT làm rõ các điều kiện hình thành của một HLKT; làm rõ vai trò của các cụm ngành trọng điểm trong việc kết hợp khai thác lợi thế do hành lang mang lại với phát huy những lợi thế so sánh của các địa phương dọc tuyến hành lang, nâng cao khả năng cạnh tranh của các địa phương này, đặc biệt là những các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực lợi thế của địa phương. Cuối cùng là nâng cao năng suất nền sản xuất xã hội, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế khu vực hành lang đi qua. Những nội dung này được thể hiện trong chương II của luận án. 2) Phân tích, đánh giá các điều kiện, các yếu tố bên trong và bên ngoài đối với sự phát triển kinh tế-xã hội tuyến hành lang quốc lộ 12A Quảng bình.
  32. 20 Mục đích của bước này là xác định những yếu tố tác động lên hiện trạng và tương lai phát triển kinh tế- xã hội của tuyến hành lang quốc lộ 12A Quảng Bình. Trước hết là các điều kiện về tự nhiên và xã hội, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng. Đặc biệt là hệ thống kết cấu hạ tầng liên quan của tuyến hành lang Đông Tây GMS và các dịch vụ liên quan như thương mại, du lịch, logistics.v.v Thực trạng và tương lai phát triển các địa bàn và vùng ảnh hưởng (toàn tỉnh Quảng Bình, vùng Bắc Trung bộ và cả nước nói chung đối với những khu vực liên quan). Nội dung của bước 2 được trình bày ở chương III. 3) Xác định hệ thống quan điểm, định hướng và phương án phát triển kinh tế - xã hội HLKT Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình, làm căn cứ chi tiết hóa các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội theo ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở những kết luận rút ra từ các bước 1 và 2 xây dựng hệ thống các quan điểm nhằm giới hạn một lộ trình phát triển đúng đắn, hợp lý, xác định những định hướng phát triển cần thiết cho các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn; chính từ đây ngoài các mục tiêu xã hội như giáo dục, y tế, các chỉ tiêu về phát triển bền vững , nhằm hướng tới những mục tiêu chung của cả nước nói chung và của tỉnh Quảng Bình nói riêng về những lĩnh vực này, hướng tới một mặt bằng chung về mức sống dân cư, thì những cụm ngành trọng điểm, phản ánh những lợi thế cạnh tranh của từng huyện dọc hành lang sẽ được quan tâm đặc biệt. Những cụm ngành trọng điểm phát triển trên những lợi thế của địa phương và những điều kiện thuận lợi do HLKT Đông –Tây GMS mang lại sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế cho khu vực hành lang (sự khác biệt giữa ngành và cụm ngành xem ở chương I). Bước này được thể hiện ở chương IV 4) Đề xuất các biện pháp thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển đề ra ở bước trước về phát triển kinh tế -xã hội HLKT Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình. Mục đích của bước này là nhằm đưa ra các giải pháp nhằm tổ chức, xây dựng không gian kinh tế-xã hội HLKT Quốc lộ 12A tỉnh Quảng Bình sao cho đồng bộ, phát triển ổn định, bền vững, tào thế cạnh tranh vững trãi cho các địa phương và các
  33. 21 doanh nghiệp trên địa bàn. Dự kiến đề xuất các nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách, thu hút nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển, liên kết vùng hợp tác với bên ngoài, về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và phòng chống thiên tai. Bước 4 được thể hiện ở chương IV. Như vậy có thể khái quát quy trình nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội HLKTQL 12A tỉnh Quảng Bình, hay khung lý thuyết cho nghiên cứu như sau: Hình 1. 3 Khung lý thuyết nghiên cứu * Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận án tập trung tổng quan lại những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về việc hình thành và phát triển HLKT và những vấn đề liên quan, đặc biệt làm rõ cách tổ chức lãnh thổ và vai trò của HLKT trong những điều kiện hội nhập kinh tế và giai đoạn phát triển mới của cả nước nói chung và Quảng Bình nói riêng. Từ đó xác định cách tiếp cận đối với việc tổ chức HLKT QL12 A Quảng Bình. Có thể liệt kê một số nhận định và đề xuất từ chương 1 của luận án như sau: HLKT là một hiện tượng kinh tế khách quan, đã tồn tại và đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Tuy tên gọi, phạm vi, cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau song đều thống nhất về quan niệm và sự cần thiết phát triển HLKT trong tổ chức kinh tế-xã hội của một lãnh thổ, một quốc gia hay một vùng. Cụ thể, HLKT phải
  34. 22 gắn liền với một tuyến trục giao thông nào đó, kết nối các trung tâm kinh tế với vai trò là các cực phát triển có khả năng “kéo”, “đẩy”, lan tỏa phát triển, tạo sự phát triển “bổ sung” giữa các địa bàn dọc hành lang và cuối cùng là thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cho cả tuyến hành lang; Ở Việt Nam các HLKT đang được hình thành, hầu hết mới ở dạng các trục giao thông, hành lang thương mại. Vì vậy những nghiên cứu về lĩnh vực này không nhiều, còn hạn chế. Hầu hết nội dung của những nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới những vấn đề riêng lẻ. Đặc biệt chưa đi sâu nghiên cứu cách tiếp cận tổ chức HLKT trong điều kiện hội nhập sâu rộng nền kinh tế khu vực, theo hướng khai thác những lợi thế về nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi địa phương, biến HLKT thành động lực phát triển đối với khu vực, trong đó có HLKTQL12 A Quảng Bình; Xuất phát từ những nhận định trên, từ thực tiễn phát triển kinh tế và nhu cầu tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế trong phạm vi cả nước nói chung và ở Quảng Bình nói riêng luận án sẽ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề sau: (i) luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển HLKT trong điều kiện mới của Việt Nam hiện nay. Đó là từ năm 2015 Việt Nam sẽ hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực; hình thành cộng đồng các nước ASEAN, đặc biệt là hàng loạt các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với các doanh nghiệp nước ngoài ngay trên thị trường trong nước; (ii) phân tích các yếu tố hình thành HLKT Đông –Tây Quảng Bình, bao gồm điều kiện tự nhiên, xuất phát điểm, những lợi thế, những cụm ngành trọng điểm các địa phương quốc lộ 12A chạy qua; (iii) xác định quan điểm, định hướng phát triển HLKT QL12 A Quảng Bình theo hướng kết nối các cụm ngành trọng điểm của các địa phương với các điều kiện do hành lang giao thông, thương mại quốc lộ 12A tạo ra. Từ đó tạo chức năng động lực của HLKT đối với kinh tế Quảng Bình nói chung; Để thực hiện các mục tiêu và nội dung nghiên cứu luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như đã nêu ở phần mở đầu nhằm đảm bảo những yêu cầu về lôgích và tính khoa học của luận án.
  35. 23 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HÀNH LANG KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN HÀNH LANG KINH TẾ 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Các khái niệm liên quan 2.1.1.1. Khái niệm về hành lang kinh tế Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra khái niệm HLKT là "Một khu vực địa lý đặc biệt và ở đó tồn tại cơ chế gắn liền với nhau về sản xuất, buôn bán và cơ sở hạ tầng; HLKT sẽ bổ sung cho hành lang giao thông chủ yếu, nhờ đó nâng cao hiệu quả kinh tế, thúc đẩy phát triển và hợp tác kinh tế giữa các nước hoặc khu vực liền kề nhau" như một sáng kiến thúc đẩy hợp tác kinh tế ở GMS. HLKT không phải là vấn đề mới, trên thế giới đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu khái niệm này, tuy có những quan điểm, khái niệm chưa đồng nhất nhưng xét về nội hàm là tương đối giống nhau. Sự giống nhau thể hiện qua không gian lãnh thổ, sự kết nối của tuyến trục giao thông, các hạt nhân liên kết tạo các cực phát triển với các cửa "vào - ra". Tham khảo kết quả nghiên cứu của một số học giả thuật ngữ “HLKT” (Economic corridor) được dùng chủ yếu để chỉ một khu vực rộng lớn trải dài dọc theo hai bên một trục giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt, đường thủy) đã có hoặc chuẩn bị xây dựng. Tuyến đường trục này cho phép giao thông thuận tiện đến các điểm đầu, cuối và bên trong hành lang phát triển đó, có vai trò đặc biệt quan trọng để liên kết toàn khu vực và thúc đẩy phát triển kinh tế dọc theo hành lang này. Việc hình thành “HLKT” dựa trên một cơ sở chung là lợi ích thu được từ sự hợp tác khu vực dọc theo các tuyến trục giao thông của hành lang. “HLKT” là một hình thức hợp tác tiểu vùng giữa các nước láng giềng. Mục tiêu chủ yếu của việc hình thành HLKT là nhằm phát huy lợi thế của một thị trường khu vực rộng hơn, tạo điều kiện cho các địa phương trong tuyến hành lang, về mọi phương diện mở rộng được giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận tải quá cảnh, trao đổi văn hóa và gìn giữ an ninh giữa 2 nước láng giềng và tiểu vùng nói chung.
  36. 24 Xác định các chương trình hợp tác giữa các tỉnh, huyện thuộc tuyến hành lang và giữa các nước. Tăng cường hữu nghị và giữ gìn an ninh biên giới. Khái niệm HLKT gần nghĩa với hành lang phát triển. Tuy nhiên, theo tác giả khái niệm hành lang phát triển có nghĩa hẹp hơn. Hành lang phát triển có thể là trục giao thông đường bộ, đường biển, các mạch ống dẫn dầu, mạng viễn thông và trong nhiều trường hợp mục tiêu xây dựng hành lang phát triển nhằm phát triển một ngành nào đó như hành lang dược phẩm, hành lang du lịch Tuy nhiên trong nhiều trường hợp hai khái niệm này được sử dụng giống nhau, dùng để chỉ sự phát triển của một khu vực địa lý nhất định được liên kết bởi một trục (tuyến) giao thông. Trong đề tài này, hai khái niệm nêu trên được sử dụng như nhau. HLKT là một tuyến (trục nối liền về mặt địa lý tự nhiên các vùng lãnh thổ của một hoặc nhiều quốc gia nhằm mục đích liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh của các khu vực địa – kinh tế nằm trên cùng một dải theo trục giao thông thuận lợi nhất đối với sự lưu thông hàng hóa và liên kết kinh tế giữa các vùng bên trong cũng như các vùng cận kề với hành lang này. Tuyến liên kết này được hình thành trên cơ sở hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, có khả năng tạo ra sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, làm thay đổi căn bản diện mạo kinh tế của một vùng nhất định thuộc một hoặc nhiều quốc gia mà HLKT đi qua và góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đó. HLKT phát triển còn góp phần đẩy mạnh hợp tác và cân đối các chính sách như hải quan, thuế quan, cũng như ngân hàng-tài chính, tạo điều kiện cho các luồng hàng hóa, vốn và lao động chu chuyển qua biên giới quốc gia. Để đưa HLKT phát triển vào thực tế hoạt động, sự hợp tác này không chỉ dừng lại ở tầm quốc gia, mà còn phát triển theo chiều sâu thành các mối quan hệ chính thức của chính quyền địa phương. Phát triển giao lưu kinh tế nhờ các hoạt động thương mại qua biên giới sẽ làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa, từ đó cải thiện an ninh biên giới. Mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân sinh sống trong khu vực HLKT sẽ được nâng lên, tạo điều kiện cho giáo dục tốt hơn, y tế được cải thiện và củng cố hơn an toàn xã hội. Ngoài lợi ích mang lại cho khu vực và mỗi quốc gia, hành lang phát triển còn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các địa phương mà hành lang đi qua.
  37. 25 Từ các phân tích trên đây tác giả rút ra một số điểm cơ bản sau: (1) HLKT hình thành dựa trên một tuyến trục giao thông huyết mạch (thường là đường bộ), có sự tập trung các cơ sở công nghiệp, KKT, KKT cửa khẩu và dịch vụ gắn liền với các đô thị dọc hai bên trục đó; sự phát triển của nó dẫn tới sự lan tỏa, sự phát triển ra hai bên dọc hành lang một cách nhanh chóng. Sự lan tỏa này có ý nghĩa to lớn cả về mặt kinh tế lẫn xã hội: về kinh tế, điều này cần thiết trong việc tạo ra các điều kiện để bản thân hành lang có khả năng phát triển bền vững; về mặt xã hội, sự lan tỏa sẽ góp phần đảm bảo cho sự phân phối thu nhập theo lãnh thổ trở nên công bằng hơn. (2) Nội hàm cơ bản của HLKT bao gồm các điểm chủ yếu sau đây: Tuyến giao thông huyết mạch kết nối các trung tâm đô thị. Sức sống của tuyến hành lang chính là sự sống động giao thương kinh tế; Các cơ sở kinh tế dọc hai bên tuyến, nhất là các cơ sở công nghiệp, du lịch, thương mại, dịch vụ khác phối hợp với nhau tạo nên tiềm lực kinh tế chung cho toàn bộ tuyến hành lang; Các điểm dân cư và những khu vực sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa xung quanh tuyến HLKT chịu sự ảnh hưởng từ sự phát triển HLKT. (3) Các HLKT không có một ranh giới pháp lý cụ thể, phạm vi ảnh hưởng, sức lan tỏa phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại, dịch vụ trên tuyến trục; sức hút, ảnh hưởng của các điểm, các cực trung tâm nằm ở vị trí thích hợp trên tuyến hành lang đó. Nhờ có sự sử dụng hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh dọc tuyến trục giao thông mà nó đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn so với không phát triển theo HLKT; HLKT là một tổ chức lãnh thổ mang tính ước lệ. HLKT không giống như các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế khác là có vị trí, phạm vi hành chính cụ thể. Phạm vi của HLKT thường thay đổi theo thời gian, thay đổi theo trình độ phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên trong thời điểm nhất định chúng ta vẫn có thể xác định phạm vi tác động và tầm ảnh hưởng của chúng. (4) HLKT là một tổ chức lãnh thổ mang tính tổng hợp dựa trên sự liên quan và bổ sung lẫn nhau giữa các hoạt động không bị ràng buộc bởi pháp lý quản lý Nhà nước. Các HLKT lấy tuyến trục lôi các điểm, lấy điểm nhân thành diện, kéo theo sự
  38. 26 phát triển của toàn bộ lãnh thổ tuyến trục đi qua chứ không giới hạn riêng một địa phương, một ngành riêng lẻ. Các địa phương trên tuyến có mối quan hệ hữu cơ với nhau, cùng nhau phát triển dựa trên các điều kiện lợi thế riêng, bổ sung cho nhau như: vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, trình độ khoa học kỹ thuật. (5) HLKT không có chủ thể quản lý trực tiếp. Do tuyến hành lang đi qua nhiều địa phương khác nhau trên một vùng lãnh thổ nào đó nên chủ thể quản lý rất khó xác định. Mỗi một địa phương tuyến hành lang đi qua chỉ quản lý một phần của tuyến do vậy để quản lý toàn tuyến cần phải có cơ quan điều phối, có sự phối hợp đồng bộ giữa các địa phương thì mới có thể khai thác hiệu quả và bền vững các HLKT. (6) Sự phát triển của các HLKT gắn chặt với khu vực hậu phương trong chiến lược phát triển chung. Các HLKT không thể tồn tại độc lập, riêng lẻ, tách rời khỏi các bộ phận liền kề. Giữa HLKT và khu vực hậu phương phải có sự gắn kết, phân công, hợp tác để có sự phát triển đồng bộ đảm bảo khai thác tối đa hiệu quả khi kết hợp với nhau, tránh đầu tư trùng lặp và giảm tối đa lãng phí, từ đó làm tăng sức cạnh tranh của các lãnh thổ trong chiến lược phát triển chung. 2.1.1.2. Cụm ngành và năng lực cạnh tranh Như đã phân tích HLKT không thể tồn tại tự thân, độc lập là luôn luôn đi kèm với mục tiêu phát triển kinh tế không chỉ ở hai đầu mà cả các địa bàn lân cận, hai bên của hành lang. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để phát triển ổn định và bền vững các nền kinh tế, trong đó có những nền kinh tế dọc các HLKT luôn luôn tìm cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu, phấn đấu thâu tóm những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi đó. Tuy nhiên, để có khả năng cạnh tranh cao ở mỗi giai đoạn phát triển hay mức độ thu nhập các nền kinh tế hay doanh nghiệp, công ty cần đảm bảo những tiêu chí nhất định. a) Năng lực cạnh tranh và giai đoạn phát triển Hầu hết các nền kinh tế đều có xuất phát điểm từ nền kinh tế lấy điều kiện sẵn có đặc thù để phát triển. Do khởi đầu trình độ phát triển cũng như khả năng tích lũy còn thấp, những nền kinh tế này tạo ra giá trị nhờ khai thác tài nguyên, những lợi thế so sánh sẵn có (đôi khi là tuyệt đối), kể cả nguồn lao động giá rẻ, dồi dào.
  39. 27 Đây là giai đoạn phát triển kinh tế gọi là lấy điều kiện yếu tố làm chủ đạo ( Factor- driven stage). Những điều kiện sẵn có hay những yếu tố này thường rất hạn chế (diện tích canh tác cho trồng trọt, chăn nuôi, diện tích rừng, trữ lượng các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lao động giá rẻ, năng suất thấp v.v ). Hàng hóa sản xuất trong giai đoạn này thường có thiết kế đơn giản, công nghệ nhập khẩu là chủ yếu và qua con đường đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vai trò của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu rất hạn chế. Họ tập trung chủ yếu cho khai thác tài nguyên khoáng sản, gia công lắp ráp và những công đoạn chế tác thâm dụng lao động. Vì vậy giá trị mang lại trong giai đoạn này thường thấp và rất nhạy cảm với xu thế biến động giá cả và giao động tỷ giá trên thế giới. Nếu tiếp tục đi theo con đường khai thác các yếu tố tài nguyên, nền kinh tế khó có thể tăng trưởng bền vững và khó đem lại sự thịnh vượng kinh tế. Giai đoạn phát triển tiếp theo là giai đoạn nền kinh tế lấy đầu tư làm chủ đạo ( Investment-driven stage). Tỷ lệ tích lũy ít ỏi của giai đoạn đầu giúp những nền kinh tế này đầu tư mở rộng năng lực và đem lại hiệu quả hơn trong chế biến tài nguyên và những nguyên liệu đầu vào mà họ tạo ra. Nhưng sản phẩm và dịch vụ sản xuất trong giai đoạn này thường phong phú hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn. Công nghệ trong giai đoạn này chủ yếu vẫn còn nhập khẩu thông qua chuyển giao công nghệ, liên doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn các nền kinh tế có thể nâng cấp hoặc mô phỏng các công nghệ nước ngoài. Các doanh nghiệp có thể tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị, tập trung vào các khâu chế tác sản phẩm và những dịch vụ xuất khẩu. Đây cũng là giai đoạn nền kinh tế có thể chịu ảnh hưởng mạnh của các cuộc khủng hoảng hay những cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Giai đoạn cuối cùng của phát triển là giai đoạn nền kinh tế lấy sáng tạo làm chủ đạo ( Innovation-driven stage). Đây là giai đoạn nền kinh tế có thể sáng tạo ra những giá trị độc đáo cho khách hàng. Những nền kinh tế ở giai đoạn này tạo ra lợi thế cạnh tranh không phải nhờ vào ưu thế về tài nguyên mà nhờ vào năng lực sáng tạo của rất nhiều doanh nghiệp. Họ tạo ra những sản phẩm và dịch vụ trên cơ sở những công nghệ và phương pháp tiên tiến nhất để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Môi trường kinh doanh của những nền kinh tế này được đặc trưng bởi sức mạnh ở tất cả
  40. 28 các lĩnh vực với những cụm ngành liên kết chặt chẽ. Những cơ chế khuyến khích sáng tạo đạt tới mức hoàn hảo. Những công ty, doanh nghiệp với chiến lược độc đáo thường có quy mô toàn cầu. Những nền kinh tế ở giai đoạn này có khả năng thích nghi với những cú sốc từ bên ngoài và có sức mạnh kinh tế bền vững. Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 [68], tương tự như những năm trước đây người ta chia theo trình độ phát triển và thu nhập bình quân đầu người như sau: Những nền kinh tế có GDP bình quân đầu người dưới 2.000 USD thuộc giai đoạn I, từ 3.000 đến 8.999 USD thuộc giai đoạn II và từ trên 17.000 USD thuộc giai đoạn III. Để có thể xếp hạng chi tiết hơn khả năng cạnh tranh cho các quốc gia, vùng lãnh thổ người ta đưa vào các giai đoạn phát triển chuyển đổi từ giai đoạn I sang giai đoạn II (2.000-2.999 USD) và từ giai đoạn II sang giai đoạn III (9.000- 17.000 USD). Nguồn: Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2001-2002, 2014-2015[68] Hình 2.1 Các giai đoạn phát triển của nền kinh tế Trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014-2015 của Diễn đàn kinh tế thế giới, Việt Nam hiện đang nằm ở giai đoạn I với GDP/người năm 2013 là 1.902 USD (dưới 2.000 USD).
  41. 29 Hình 2.2. Thông tin về giai đoạn phát triển năng lực cạnh tranh của Việt Nam 2014-2015 Nguồn: Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2014-2015 (trong báo cáo 2015- 2016 Việt Nam đã được xác định ở giai đoạn chuyển tiếp từ 1 sang 2) Trong giai đoạn đầu phát triển (Hình 2.2) mặc dù nền kinh tế bị chi phối bởi giá trị của các yếu tố đầu vào như tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, giá nhân công rẻ (tay nghề thấp) của địa phương nhưng rõ ràng chúng có hạn và giá trị mang lại không cao. Các doanh nghiệp trong giai đoạn này thường cạnh tranh trên cơ sở giá cả và bán các sản phẩm có năng suất thấp, được phản ánh qua mức lương thấp. Thành phần cạnh tranh “những yêu cầu cơ bản” gồm có 4 nhóm chỉ số chính. Khả năng cạnh tranh trong giai đoạn này được duy trì chủ yếu nhờ vào sự vận hành tốt của 4 nhóm chỉ số này. Nhóm chỉ số 1: Các thể chế công, tư; Nhóm chỉ số 2: Mức độ đầu tư, hoàn thiện của hệ thống kết cấu hạ tầng; Nhóm chỉ số 3: Môi trường kinh tế vĩ mô bền vững. Nhóm chỉ số 4: Thể chất của nguồn nhân lực với trình độ giáo dục cơ bản ở mức tối thiểu. Cùng với sự phát triển, nền kinh tế trở nên cạnh tranh hơn, năng suất lao động và tiền lương bình quân tăng, sự phát triển trở nên tiên tiến hơn nền kinh tế sẽ chuyển sang giai đoạn phát triển mới lấy đầu tư làm chủ đạo, lấy thành phần tăng cường hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh. Trong giai đoạn này do lương
  42. 30 nhân công đã tăng người ta không thể tăng giá bán mà phải tìm các dây chuyền sản suất hiệu quả hơn, chất lượng sản phẩm cao hơn. Do vậy, ở giai đoạn này khả năng cạnh tranh được nâng lên chủ yếu do những nhóm chỉ số 5,6,7,8,9,10 ( Hình 2.3). Cụ thể, trình độ giáo dục và đào tạo của lao động được nâng cao hơn, các thị trường hàng hóa, thị trường tài chính, thị trường lao động phát triển hơn, quy mô hơn, có khả năng sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao những công nghệ kỹ thuật tiên tiến.v.v Hình 2.3. Các nhóm chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh từng giai đoạn
  43. 31 Tương tự nếu duy trì tốt khả năng cạnh tranh và để tiếp tục duy trì khả năng cạnh tranh nền kinh tế sẽ chuyển dịch vào giai đoạn phát triển thứ 3, giai đoạn lấy lấy sự phong phú về ngành nghề kinh doanh và sáng tạo làm chủ đạo (nhóm chỉ số 11,12). b) Môi trường kinh doanh cạnh tranh và cụm ngành Sự giàu có, thịnh vượng về kinh tế của một địa phương hay vùng lãnh thổ phụ thuộc nhiều vào khả năng cạnh tranh của địa phương hay vùng đó. Có thể thấy có 3 nhóm yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh của địa phương: Nguồn: Nền tảng kinh tế vi mô của thịnh vượng: Những phát hiện từ chỉ số Cạnh tranh Kinh doanh, Trường Kinh doanh Harvard (2008) [58] Hình 2.4. Ba nhóm nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh Thứ nhất, đó là nhóm những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý. Nhóm này có vai trò rất quan trọng trong năng lực cạnh tranh. Về bản chất chúng là
  44. 32 khách quan, được thiên nhiên cho chứ không phải do lựa chọn của chính sách. Chúng có tác động trực tiếp lên năng lực cạnh tranh chứ không phải do “đạt được”. Tuy nhiên, sự tác động của nó lên sự thịnh vượng của địa phương lại bị chi phối rất nhiều bởi năng lực cạnh tranh của địa phương, và liệu chúng có thuyết phục được các nhà lãnh đạo nhận thức rõ được sự cần thiết của việc nâng cao khả năng cạnh tranh và xác định một chiến lược tiến về phía trước hay không. Mỗi một quốc gia hay địa phương đều phải tìm cho mình những giải pháp giải quyết vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh. Nó cũng tương tự như giải pháp tìm sự thành công kinh tế trong tương lai. Thứ hai, khả năng cạnh tranh phụ thuộc vào môi trường kinh doanh cạnh tranh tốt hay không. Môi trường kinh doanh cạnh tranh tốt là môi trường thông thoáng, có hiệu quả nhất cho sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thành hai nhóm quan trọng, có vai trò khác nhau nhưng tương tác với nhau sau đây, đó là: bối cảnh kinh tế vĩ mô, chính trị, luật pháp và xã hội và khả năng cạnh tranh kinh tế vi mô, được tạo bởi cơ sở nền tảng kinh tế vi mô. Các thể chế chính trị, pháp lý, xã hội và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước ổn định sẽ góp phần tăng năng suất của doanh nghiệp và phát triển kinh tế. Cải thiện điều kiện xã hội là một phần quan trọng, đặc biệt đối với nền kinh tế cạnh tranh. Các chính sách xã hội cần được tích hợp trong một chương trình hành động nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh như các chương trình về đào tạo và chính sách hỗ trợ khu vực tư nhân để tạo việc làm cũng như cải thiện hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, hoặc các chính sách, giải pháp hỗ trợ về thương mại. Khuôn khổ kinh tế vĩ mô mạnh mẽ là cần thiết, nhưng chưa đủ cho phát triển khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Sức mạnh thực sự của nền kinh tế được tạo ra ở cấp kinh tế vi mô. Chính các doanh nghiệp mới tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có giá trị chứ không phải Chính phủ hay các thể chế xã hội. Các yếu tố như thay đổi chính sách, thu hút đầu tư nước ngoài trong ngắn hạn có thể thúc đẩy tăng trưởng GDP nhưng chỉ có khả năng cạnh tranh và năng suất mới có thể đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài cho nền kinh tế. Vì vậy, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi
  45. 33 dưỡng môi trường kinh doanh kinh tế vi mô, giúp các doanh nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy tăng trưởng thông qua giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ. Vì vậy, động lực quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp là cơ sở nền tảng kinh tế vi mô của năng suất. Có thể chia cơ sở nền tảng kinh tế vi mô thành 3 lĩnh vực có quan hệ qua lại sau: * Tính thực tế (Sophistication) là ở chỗ các doanh nghiệp trong nước hoặc các đối tác nước ngoài của chúng hoạt động trong khu vực phải cạnh tranh đối đầu; * Chất lượng môi trường kinh doanh vi mô mà các doanh nghiệp đang hoạt động trong đó; * Thực trạng phát triển những cụm ngành có thể mang lại lợi ích thông qua sự gắn kết về không gian và thời gian của các doanh nghiệp và thể chế liên quan nhau. Hình 2.5: Tính thực tế của công ty và sự phát triển kinh tế [58]
  46. 34 Cùng với bối cảnh kinh tế vĩ mô, sự ưu đãi của thiên nhiên và vị trí địa lý, 3 lĩnh vực trên quyết định đến khả năng thịnh vượng của nền kinh tế. Nói cách khác, các điều kiện kinh tế vi mô là hiện thực hóa những cơ hội do bối cảnh kinh tế vĩ mô, chính trị, pháp lý và xã hội, cũng như những ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý mang lại. Nếu như khả năng cạnh tranh của quốc gia, vùng hay lãnh thổ được thể hiện qua bộ chỉ số trong Hình 2.3 thì đối với các doanh nghiệp, công ty được thể hiện qua các bộ chỉ số năng lực cạnh tranh qua mỗi trình độ phát triển của nền kinh tế (Hình 2.5). Hình 2.6. Môi trường kinh tế vi mô — “Mô hình kim cương” Về tính chất thực tế, các doanh nghiệp trong một địa phương hay trong một nước cần phải thay đổi cách thức cạnh tranh và năng lực của mình khi chuyển từ giai đoạn phát triển này sang giai đoạn phát triển khác, sức mạnh kinh tế đã được củng cố. Nói rộng hơn, các công ty phải thay đổi từ cạnh tranh trên cơ sở dựa vào những ưu đãi đầu vào được thừa hưởng từ thiên nhiên (lợi thế so sánh) sang những lợi thế cạnh tranh được hình thành từ những sản phẩm và các quy trình riêng biệt và cuối cùng là lợi thế cạnh tranh từ sự sáng tạo, tính chất độc đáo của các sản phẩm và dịch vụ.
  47. 35 Trong khuôn khổ phương pháp luận về kinh tế vi mô, chất lượng của một môi trường kinh doanh được thể hiện trong bốn lĩnh vực lớn được gọi chung là “mô hình kim cương” theo mô tả bằng đồ họa (xem hình 2.6). “Mô hình kim cương" là một khuôn khổ ban đầu được phát triển bởi Giáo sư Michael Porter, để phân tích các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh. Nếu một quốc gia hay một địa phương có một “Mô hình kim cương” lành mạnh, hay nói cách khác là một môi trường kinh doanh kinh tế vi mô lành mạnh, cho phép các doanh nghiệp và các cụm ngành cạnh tranh mạnh mẽ. Bốn yếu tố của mô hình kim cương đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện tăng năng suất và tạo chuyển biến mạnh mẽ cho nền kinh tế. Đó là các yếu tố và điều kiện đầu vào; bối cảnh cạnh tranh và chiến lược của các doanh nghiệp; các điều kiện nhu cầu; và các ngành hỗ trợ và liên quan. Đối với địa phương, khi một cụm ngành đã được xác định là trọng tâm, trọng điểm để tiếp tục phát huy lợi thế của nó, nói cách khác là lợi thế cạnh tranh của nó cần phân tích các nhóm yếu tố này để có những biện pháp tương ứng. Cụ thể: Các điều kiện yếu tố: Đó là hiệu quả, chất lượng và chuyên dụng của những yếu tố đầu vào sẵn có đối với các doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất. Mức độ đổi mới và tăng năng suất cao phụ thuộc vào nguồn nhân lực có chất lượng và được chuyên môn hóa cao, nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ, cơ sở hạ tầng và các nguồn vốn phù hợp với nhu cầu của các ngành liên quan. Bởi vì nó là toàn bộ những điều kiện yếu tố hình thành cơ sở các lợi thế cạnh tranh của một khu vực. Điều quan trọng cần lưu ý là tốc độ tăng trưởng GDP bền vững sẽ chỉ đạt được nếu tất cả các yếu tố được giải quyết đầy đủ. Bối cảnh cạnh tranh và chiến lược của các doanh nghiệp: Những điều kiện của địa phương, những quy tắc, quy định, ưu đãi khuyến khích đầu tư và nâng cao năng suất (chẳng hạn khuyến khích đầu tư tài sản vốn, bảo vệ sở hữu trí tuệ.v.v ); trong bối cảnh một cuộc cạnh tranh cởi mở và mạnh mẽ, đặc biệt giữa những đối thủ ở địa phương. Các điều kiện nhu cầu: Nhu cầu địa phương đối với các sản phẩm dịch vụ của một ngành không chỉ bao gồm qui mô và sự tăng trưởng của thị trường, mà còn là tính chất của khách hàng. Cần có những khách hàng địa phương có nhu cầu và đòi hỏi cao buộc các doanh nghiệp phải đáp ứng các tiêu chuẩn của họ, và do đó tác động đến quá trình sáng tạo và cải tiến sản phẩm và dịch vụ. Nhu cầu trong nước cũng có thể là đại diện của nhu cầu ở nơi khác, hay khách hàng nước ngoài.
  48. 36 Như vậy, điều kiện cầu là phải có những kỳ vọng, đòi hỏi cao của khách hàng; từ khách hàng địa phương phải đoán trước được những đòi hỏi đó từ bất kỳ đâu; một nhu cầu địa phương bất thường trong một công đoạn chuyên nào đó có thể lại được đáp ứng bởi cả nước hay toàn cầu; Các ngành hỗ trợ và liên quan: Các nhà cung ứng và doanh nghiệp có năng lực trong những ngành nghề liên quan ngay tại địa phương có vai trò rất quan trọng đảm bảo sự thành công của môi trường kinh doanh. Nguồn lực đảm bảo tiêu chuẩn và sẵn có tại địa phương cho phép nhanh chóng tăng năng suất và cải thiện năng lực đổi mới thông qua việc truyền thông có khả năng nhanh hơn và hiệu quả hơn, việc thuê ngoài cũng linh hoạt hơn. Sự hiện diện của các cụm ngành tại địa phương, thay vì những ngành nghề riêng lẻ sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của nền kinh tế. Bốn mảng của "Mô hình kim cương" thể hiện trên đây có mối quan hệ bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau, tạo thành một hệ thống tự hoàn thiện và phát triển. Chẳng hạn, điều kiện sẵn có sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ; các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ làm gia tăng nhu cầu đa dạng của khách hàng ở những lĩnh vực chuyên sâu; hoặc cạnh tranh trong khu vực sẽ kích thích mạng lưới các kỹ năng chuyên môn phát triển và thu hút các nhà cung cấp chuyên sâu. Cạnh tranh tích cực cũng nâng cấp nhu cầu khu vực bằng cách tạo ra nhiều khách hàng đòi hỏi cao hơn nhờ tiếp xúc với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Mô hình trên cho thấy, hầu hết những gì có trên địa bàn và các vùng liên quan đều có ý nghĩa đối với khả năng cạnh tranh. Trường học, đường sá, thị trường tài chính, những quy định xung quanh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp, hành vi và mức độ thực tế, hiểu biết của khách hàng và nhiều khía cạnh khác, kể cả những vấn đề bắt nguồn từ yếu tố lịch sử, văn hóa.v.v Phát triển kinh tế là một quá trình liên tục vì vậy môi trường kinh doanh hay mô hình kim cương cũng cần được liên tục nâng cấp. Không thể cùng một lúc giải quyết tất cả các vấn đề, mà có thể dựa vào tính chất “quan hệ bổ sung và phụ thuộc lẫn nhau” để chỉ cải thiện những khâu yếu kém gây hạn chế nhất hoặc ưu tiên tác động vào những khâu có tính quyết định tới việc nâng cấp môi trường, dẫn tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
  49. 37 c) Khái niệm về cụm ngành (CNh) Trong tài liệu nghiên cứu [59] “Khả năng cạnh tranh vùng: Vai trò của các cụm ngành” của M. Porter hoặc trong tài liệu [51] phần trình bày về mô hình và quan điểm của M.Porter về phân tích cụm ngành, các tác giả đều cho rằng quan tâm đến cụm ngành đồng nghĩa với việc hướng mục tiêu vào tăng khả năng cạnh tranh; phân tích cụm ngành là phân tích để xác định chất lượng của môi trường kinh doanh, từ đó phát huy những lợi thế của nền kinh tế cả nước hay một địa phương nào đó. Hiện đang tồn tại nhiều định nghĩa về cụm ngành (industry cluster), nhưng định nghĩa được biết đến nhiều nhất là của giáo sư M. Porter, theo đó, “Cụm ngành tập trung về địa lý (quần tụ) của những công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên môn hóa, các nhà cung cấp dịch vụ, công ty trong những ngành có liên quan, và các thể chế liên quan (như trường đại học, các cơ quan tiêu chuẩn và hiệp hội ngành hàng) cùng cạnh tranh nhưng cũng cùng hợp tác” [57]. Theo định nghĩa của M. Porter, có thể tóm tắt những đặc điểm chính của cụm ngành như sau: Một là, sự tập trung về địa lý của những công ty hay thể chế có liên quan. Dù cụm ngành là “hệ thống mở” (nghĩa là tương tác với các tác nhân kinh tế ở những khu vực khác nhau) nhưng có khả năng xác định ranh giới địa lý chính xác, quanh một thành phố, tỉnh, hay huyện; ranh giới của cụm không ở trạng thái tĩnh mà sẽ phát triển theo thời gian; Hình 2.7. Các đối tượng liên quan trong sơ đồ cụm ngành điển hình Nguồn: M. Porter 1998 [62]
  50. 38 Hai là, liên kết giữa các công ty và những thể chế khác nhau (mạng lưới). Có thể coi cụm ngành là một “quần đảo” gồm các công ty và chúng liên kết với nhau bằng một loạt những tương tác chính thức hoặc phi chính thức. Những quan hệ này có thể được xây dựng xoay quanh quy trình sản xuất (quan hệ khách hàng - nhà cung cấp, thị trường các nhân tố sản xuất (như thị trường lao động, sản xuất đầu vào trung gian, phát triển đổi mới và công nghệ) và các thị trường thành phẩm. Trong một cụm có thể có vài tác nhân hoạt động: công ty, các trung gian tài chính, trường đại học và trung tâm nghiên cứu, cơ quan trung gian như các hiệp hội kinh doanh, chính quyền trung ương và địa phương. Ba là, sự hợp tác và cạnh tranh giữa các tác nhân trong CNh. Các công ty hoạt động trong một hoặc một số ngành liên quan và có thể quan sát thấy cả áp lực cạnh tranh mạnh mẽ (ví dụ, cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các công ty cùng phục vụ thị trường cuối cùng) và hợp tác để chia sẻ chi phí, giảm sự thiếu hụt, tạo nên tri thức mới và truyền bá tri thức cũng như những thông lệ tốt trong chuỗi sản xuất. Cấu trúc, sự tương tác giữa các chủ thể liên quan tới CNh có thể nhận biết qua Hình 2.7. CNh là một công cụ chính sách quan trọng giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới (công nghệ, quản lý, ) và phát triển tính năng động, tinh thần kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương và giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội khác. Trước tiên, sáng kiến cụm ngành được áp dụng ở những nền kinh tế phát triển, những năm gần đây được nghiên cứu áp dụng nhiều ở các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển. Các tổ chức tài trợ quốc tế lớn cũng đã tham gia vào nghiên cứu, sử dụng khai niệm cụm ngành. Có thể so sánh sự khác biệt giữa 2 cách tiếp cận ngành truyền thống và cụm ngành: Biểu 2.1. Phân biệt quản lý theo ngành và theo cụm ngành Quản lý theo ngành/khu vực Quản lý theo cụm ngành Nhằm vào những ngành hay lĩnh Tất cả các thành phần trong cụm vực mong muốn; tập trung vào một ngành đều góp phần phát triển vì hoặc vài sản phẩm cuối cùng; thịnh vượng chung. Bao gồm các Hạn chế hợp tác để đạt lợi ích ngành liên quan, các nhà cung cấp vật chung; tư, dịch vụ, các tổ chức hiệp hội, các
  51. 39 Tập trung vào công ty trong nước; thể chế.v.v ; Can thiệp vào sự cạnh tranh (ví dụ, Tăng cường năng lực cho cả các công bảo hộ, trợ cấp.v.v ) gây rủi ro, ty trong nước và nước ngoài; giảm tính cạnh tranh địa phương; Giảm bớt những trở ngại/hạn chế đối Mọi quyết định tập trung ở cấp với nâng cao năng suất; trung ương. Tập trung vào những quan hệ bổ sung và qua lại lẫn nhau; Khuyến khích sáng kiến ở cả cấp trung ương và địa phương. Tại Việt Nam, khái niệm trong tiếng Anh “Industry cluster” (nhiều tác giả chỉ viết đơn giản Cluster) chưa có thuật ngữ thống nhất trong tiếng Việt. Trong các công trình nghiên cứu hiện đang dùng một số thuật ngữ như cụm ngành công nghiệp (CNCN), cụm liên kết ngành (CLKN), cụm liên kết công nghiệp, cụm tương hỗ dễ gây nhầm lẫn. Bản thân từ “Industry” trong ngữ cảnh này được hiểu là ngành; vả lại để tránh nhầm lẫn (thuật ngữ khu, cụm công nghiệp đã là thuật ngữ chỉ hiện tượng kinh tế khác). Để hiểu sát thuật ngữ này, không thêm bớt các tính từ đề nghị dùng cụm ngành (CNh) để chỉ khái niệm “Industry cluster” trong tiếng Anh [4]. Trong nghiên cứu Hành lang và cụm ngành: Những cơ hội cho phát triển kinh tế dự trên công nghệ của vùng San Diego-Baja California năm 2009 [49] hai tác giả Mary L, Walshok đã đi sâu nghiên cứu mối quan hệ giữa hành lang và các cụm ngành, đặc biệt đối với hành lang xuyên biên giới giữa 2 vùng của 2 quốc gia có trình độ phát triển khác nhau là Mexico và Mỹ. Nhờ tận dụng lợi thế của mỗi bên, hay là các cụm ngành trọng điểm của mỗi bên mà kinh tế của khu vực biên giới này phát triển nhanh chóng. Kinh tế tăng trưởng ấn tượng, hàng trăm nghìn việc làm được tạo ra, đặc biệt là trình độ công nghệ các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp của khu vực đều đã được nâng lên đáng kể. Trong những nghiên cứu tác nghiệp của mình, đặc biệt liên quan đến phát triển các HLKT tiểu vùng Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cũng đã sử dụng cách tiếp cận cụm ngành để định hướng phát triển kinh tế các tiểu vùng. Một cách ngắn gọn, sự hấp dẫn trong phát triển các CNh chủ yếu do những lợi ích kinh tế - xã hội mà chúng có thể mang lại, cụ thể:
  52. 40 Thứ nhất, việc tham gia vào CNh sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội, điều kiện tăng năng suất, năng lực cạnh tranh và chuyên môn hóa cao hơn thông qua việc tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô, sự quần tụ (Agglomeration) trong điều kiện đô thị hóa, hiệu quả của việc phối hợp, điều phối (Coordination effect) và thích nghi (Adaptive effect) do gần kề về mặt địa lý trong các khu vực có hạ tầng, dân cư đô thị phát triển. Thứ hai, sự phát triển của CNh sẽ tạo ra hiệu ứng học hỏi lẫn nhau có lợi cho sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tham gia vào hoạt động của CNh. Hiệu ứng này trong giai đoạn ban đầu thường được thể hiện thông qua hiệu ứng về “doanh nghiệp có năng lực cao làm gương”, tức là việc cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó thành công trong một lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sau đó những tri thức, kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp này sẽ được “truyền bá”, lan tỏa cho người khác trong phạm vi gần về địa lý. Thứ ba, các doanh nghiệp trong CNh sẽ có cơ hội hơn để tiếp cận những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ. Thông qua sự giao lưu, liên kết giữa các doanh nghiệp và các viện nghiên cứu, các trường đại học, trung tâm tư vấn trong một khu vực CNh có tác động đến nguồn nhân lực được tiếp xúc với khoa học - công nghệ, các doanh nghiệp được tiếp cận các nhân tố sản xuất hữu hiệu. Thứ tư, việc hình thành CNh sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và đổi mới và chia sẻ tri thức. Ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong CNh buộc các doanh nghiệp phải đổi mới liên tục, không ngừng nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Sự tương tác giữa các doanh nghiệp và các tổ chức làm nảy sinh và tạo điều kiện chia sẻ các dạng tri thức có liên quan tới sản phẩm, quy trình, dịch vụ, thị trường và công nghệ; thường thì đây là những tri thức ngầm mới (new tacit knowledge) không sẵn có trên thị trường. Khi tri thức ngầm được vật chất hóa và đổi mới, vùng/địa phương sẽ tăng trưởng cao hơn do mức trung bình toàn quốc và các doanh nghiệp đạt được các lợi thế cạnh tranh cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh bên ngoài. Tuy vậy, tri thức thường sản sinh từ các mối tiếp xúc cá nhân. Điều này sẽ thúc đẩy mạnh hơn sự quần tụ về địa lý và đổi mới. Tri thức càng ngầm thì sự liền kề càng có ý nghĩa.
  53. 41 Thứ năm, CNh có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. CNh phát triển sẽ có tác động khích lệ cho các doanh nghiệp, tổ chức một hiệu ứng thích nghi, biểu hiện bằng việc các doanh nghiệp gia nhập sau “bám sát” những doanh nghiệp thành công đi trước. Khi những doanh nghiệp điển hình giành được thành tựu, một lượng lớn doanh nghiệp cùng ngành sẽ xuất hiện và quần tụ tại cùng một khu vực địa lý. Thứ sáu, lợi thế về sự tập trung, cơ sở hạ tầng đồng bộ, mối liên kết, tương tác qua lại giữa các thành phần trong CNh là nguồn động lực để thu hút đầu tư từ bên ngoài, bao gồm cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước từ những doanh nghiệp không thuộc CNh. CNh phát triển tốt sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng tiềm năng xuất khẩu. Thứ bẩy, phát triển CNh đóng góp tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Các CNh là công cụ chính sách mới quan trọng để phát triển các cơ sở công nghiệp hiện có và làm thay đổi cơ cấu ngành của địa phương theo hướng phát triển dựa trên tri thức. Các chương trình phát triển các cụm liên kết có thể là công cụ giúp đẩy nhanh những thay đổi về cơ cấu này. Thứ tám, các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, các tổ chức có liên quan với nhau trong CNh sử dụng cơ sở hạ tầng chung, do đó, việc thiết kế, xây dựng, vận hành hệ thống sẽ có khả năng thuận lợi hơn và dễ xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường. Thứ chín, đối với mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phát triển CNh có tác động khuyến khích việc tạo ra các ngành công nghiệp và ngành kinh doanh mới thông qua tăng cường chuỗi giá trị bằng việc hình thành mạng lưới quan hệ khăng khít giữa các ngành chuyên môn và chính quyền, thương mại hóa sản phẩm. Các CNh hướng tới xuất khẩu là bộ phận quan trọng nhất tạo động lực cho sự thịnh vượng của vùng [54]. Thứ mười, CNh là một diễn đàn tự nhiên cho sự đối thoại thường xuyên giữa Chính phủ và khu vực tư nhân để đi sâu vào đời sống kinh tế thực tế. Qua đó, điều chỉnh và hoạch định tốt hơn các biện pháp chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cải
  54. 42 thiện năng lực, giúp tăng lòng tin giữa khu vực Nhà nước và tư nhân và giữa các doanh nghiệp với nhau. Như đã phân tích ở trên trong bài báo: “Thế nào là phát triển HLKT và nó có thể đạt được gì trong các tiểu vùng của châu Á” [54] tác giả Hans-Peter Brunner đã nhận định: - Xét theo mô hình kim cương của Michal Porter: Phát triển về quy mô không gian địa lý. Dọc hành lang, đối với từng CNh sẽ hình thành môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, giúp thu hút đầu tư, nâng cao năng suất lao động xã hội và cuối cùng là dẫn tới tăng trưởng kinh tế khu vực hành lang và các địa bàn lân cận; - Phát triển các loại hình hoạt động kinh tế trong tuyến hành lang; - Phát triển các mối quan hệ qua lại giữa hoạt động kinh tế trong hành lang và hình thành các khối hợp tác kinh tế trong hành lang. d) Những khái niệm liên quan khác 1) Công nghiệp hỗ trợ (phụ trợ) Khái niệm “công nghiệp hỗ trợ” (CNHT- supporting industries) xuất hiện ở Nhật Bản từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 80, cùng với trào lưu đầu tư trực tiếp (chủ yếu là hoạt động lắp ráp) của Nhật vào các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia và Indonesia, khái niệm này mới bắt đầu được được biết đến ở các nước Đông Á và được sử dụng phổ biến. Định nghĩa chính thức về CNHT được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) đưa ra vào vào năm 1993: CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử) các ngành gia công như may, da giày. Theo Văn phòng phát triển CNHT Thái Lan (Bureau of Supporting Industries Development - BSID): CNHT là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (nhấn mạnh các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những CNHT quan trọng). Phòng Năng lượng Hoa Kỳ trong ấn phẩm năm 2004 với tên gọi “Các CNHT: công nghiệp của tương lai”, đã định nghĩa CNHT là những ngành sử dụng
  55. 43 nguyên vật liệu và các quy trình cần thiết để định hình và chế tạo ra sản phẩm trước khi chúng được lưu thông đến ngành công nghiệp sử dụng cuối cùng. Có thể liệt kê những đặc điểm chủ yếu của công nghiệp phụ trợ như sau: - Là ngành có liên quan đến đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác nhau; - Có yêu cầu cao về chất lượng, độ chính xác và tính tiêu chuẩn hóa của sản phẩm; - Đòi hỏi công nhân có trình độ tay nghề cao. 2) Chuỗi giá trị Trong giai đoạn phát triển hiện nay khi mà toàn cầu hóa đã mang lại cơ hội tăng trưởng kinh tế, rút ngắn thời gian công nghiệp hóa cho nhiều quốc gia. Trong điều kiện toàn cầu hóa việc sản xuất các thành phần linh kiện hàng hóa công nghiệp được kết nối và điều phối trên quy mô toàn cầu. Phân tích chuỗi giá trị đặc biệt có lợi cho những doanh nghiệp mới, những nhà sản xuất nghèo, rộng hơn các nước nghèo đang cố gắng để được tham gia vào thị trường toàn cầu theo cách thức sao cho có tăng trưởng thu nhập ổn định và bền vững hơn. Xuất phát từ phân tích cách thức tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, nhưng phân tích chuỗi giá trị cũng rất bổ ích để phân tích quan hệ giữa các ngành trong mỗi nền kinh tế. Chuỗi giá trị mô tả tất cả các hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch vụ từ khái niệm, rồi đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau và đến người tiêu dùng cuối cùng (thậm chí cả khâu tái chế sau tiêu dùng). Để tham gia một cách hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu cần phân tích kỹ những chuỗi giá trị có thể tham gia. Cách tiếp cận hệ thống khi phân tích chuỗi giá trị có thể áp dụng đối với phân tích các quan hệ trong cụm ngành. Hơn thế, nếu một cụm ngành có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nào đó sẽ giúp cho nền kinh tế có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển ổn định và bền vững hơn. Đối với chuỗi giá trị của mỗi sản phẩm người có thể chia thành thượng nguồn (up-stream), trung nguồn (mid-stream) và hạ nguồn (down-stream). Nếu lấy công đoạn làm ra sản phẩm là trung nguồn thì thượng nguồn gồm các khâu nghiên cứu và triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính, vật tư còn hạ nguồn là các khâu tiếp thị, mạng lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường. 2.1.2. Vai trò của hành lang kinh tế trong phát triển kinh tế-xã hội
  56. 44 Một HLKT phát triển sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế thông qua việc tăng hiệu suất sử dụng các tiềm năng kinh tế như lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ không phụ thuộc vào biên giới quốc gia. Các nỗ lực đều hướng tới tăng các luồng chu chuyển hàng hóa, lao động và vốn giữa các quốc gia, các địa phương để phát triển sản xuất. Động lực phía sau việc tạo ra các HLKT phát triển chính là nhận thức về lợi ích thu được từ sự hợp tác tiểu vùng sẽ lớn hơn so với lợi ích có thể thu được từ những hoạt động độc lập. Các hành lang và vành đai kinh tế phát triển cho phép các quốc gia, các địa phương khắc phục hạn chế về lao động, công nghệ, tài nguyên, đất đai và cơ sở hạ tầng thông qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với các yếu tố đầu vào này trong phạm vi, vùng hay tiểu vùng. Phát triển HLKT cho phép lựa chọn những cụm ngành mà địa phương có lợi thế, nhằm tham gia vào những chuỗi giá trị mang lại giá trị gia tăng cao, nâng cao khả năng cạnh tranh, từng bước xây dựng tiềm lực phát triển kinh tế cho quốc gia, địa phương mình. HLKT phát triển cũng có ý nghĩa trong việc củng cố hòa bình và an ninh trong khu vực; giúp gìn giữ an ninh trong nội bộ các quốc gia nhờ lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Thuật ngữ “các hành lang GMS”, các HLKT Đông-Tây liên kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ GMS được hiểu trong lĩnh vực giao thông là các dự án đường bộ quy mô lớn khác nhau và các dự án đi kèm, như cảng, KCN, KKT gắn kết miền Trung Việt Nam với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Đông Bắc Thái Lan và Myanma. Ý tưởng cơ bản của hành lang giao thông/kinh tế Đông – Tây là sử dụng các cảng miền Trung Việt Nam làm cửa ngõ “ra và vào” cho hàng hóa xuất, nhập khẩu từ miền Trung Việt Nam, Trung và Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan và phần nào đó từ Myanma, tránh bị vận chuyển xa gấp khoảng 6 lần so với đường biển. Sáng kiến này phụ thuộc vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng cảng, vào các tuyến đường lớn được nâng cấp, xây dựng nối các vùng nội địa của Thái Lan, Lào và miền Trung Việt Nam tới các cảng này. Ngoài việc khuyến khích thương mại xuất/nhập khẩu ngoài vùng GMS qua các tuyến nói trên, các tuyến giao thông này còn được dự báo sẽ khuyến khích thương mại trong GMS, ví dụ như hàng Thái Lan hoặc Việt Nam sản xuất tới Lào.
  57. 45 Trên góc độ chung có thể thấy HLKT là động lực thúc đẩy phát triển của công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng như các ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản các địa phương dọc hành lang. Kích thích sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm nghiệp từ nhiều địa điểm trong nội địa, cả từ miền Trung Việt Nam lẫn từ các nước láng giềng. Quá trình này sẽ kéo theo sự phát triển nhất định của các ngành công nghiệp chế biến. Hoạt động chế biến được thực hiện ở những nơi có nguyên liệu không những ở ven biển miền Trung Việt Nam mà còn ở cả những nơi chịu tác động ảnh hưởng như Tây Nguyên và các vùng không nằm dọc hành lang của các nước GMS; kích thích đa dạng hóa hoạt động sản xuất tại Đông Bắc Thái Lan (trong 4 nước liên quan, Thái Lan là nước có trình độ phát triển công nghiệp cao hơn). HLKT khuyến khích sự phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp trong vùng trên cơ sở nâng cấp cảng và cơ sở hạ tầng, kết hợp với các yếu tố như nâng cao tay nghề lao động và cải thiện môi trường chính sách/luật pháp. Trong những năm qua ở nước ta, sự phát triển và hình thành các HLKT đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước, biểu hiện cụ thể như sau: - HLKT đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP của các địa phương nơi nó đi qua. Các tỉnh, thành phố nằm trong các HLKT thường có điều kiện phát triển hơn so với các địa phương khác nhờ có sự thuận lợi trong sự vận chuyển, luân chuyển hàng hóa. Chính vì vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của các tỉnh, thành phố nằm trong hành lang thường cao hơn so với mức tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng trunh bình của các tỉnh, thành phố trong hành lang luôn đạt mức trên 10%, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp luôn đạt mức cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình. Quy mô GDP của các tỉnh, thành phố nằm trong các HLKT hiện nay chiếm tỷ trọng tới trên 60% tổng GDP toàn quốc, trong đó nổi bật lên một số tỉnh thành phố có GDP lớn như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng Đây cũng chính là những cực phát triển quan trọng nhất của các tuyến HLKT trên lãnh thổ nước ta.
  58. 46 - HLKT tạo điều kiện liên kết các địa phương trong vùng, lãnh thổ quốc gia và liên quốc gia. Việc xây dựng HLKT, lấy xây dựng hạ tầng giao thông làm nòng cốt sẽ khắc phục được hạn chế về vận tải trong hợp tác kinh tế, xã hội, môi trường. Đồng thời kết hợp chặt chẽ các hoạt động kinh tế như xây dựng giao thông, phát triển sản xuất, đầu tư và thương mại trong khu vực, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, lưu thông kỹ thuật, lưu thông về thông tin để sự hợp tác kinh tế của các địa phương có hành lang đi qua vào chiều sâu. - HLKT góp phần tác động quan trọng trong việc hình thành và phát triển các đô thị. Các tuyến giao thông quan trọng có vai trò kết nối các đô thị lớn cũng đồng thời là trục xương sống của cả hành lang. Trong quá trình hình thành và phát triển của hành lang, những đô thị đóng vai trò là cực phát triển, là nơi tập trung các hoạt động kinh tế với mật độ lớn nhất, cung cấp các dịch vụ đầu vào và đầu ra như đào tạo, tư vấn thể chế, thiết kế, thương mại, logistics, tạo nhu cầu đối với các cụm ngành trên địa bàn. Trên các HLKT đã hình thành ở nước ta hiện nay, mỗi hành lang đều đã hình thành hệ thống các dải đô thị dọc theo các tuyến giao thông đó. - HLKT có vai trò quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu. Do có nền kinh tế phát triển, nhất là sản xuất công nghiệp nên các tỉnh, thành phố trong hành lang chính là các địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của nước ta. Là quốc gia nằm dọc theo bờ biển phía Đông của GMS nên hầu hết các HLKT ở nước ta đều gắn với các cửa khẩu hoặc các cảng quốc tế, trong đó nổi bật lên vai trò của một số cửa khẩu và cảng biển như: Hữu Nghị, Lào Cai, Lao Bảo, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Các hành lang cũng đóng góp tới trên 90% giá trị xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Trong tương lai, với xu hướng mở cửa, hội nhập, vai trò của các HLKT trong hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và xuất khẩu nói riêng chắc chắn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa. - Đối với hoạt động du lịch, HLKT cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy khả năng mở rộng kinh doanh đón khách và tăng nguồn thu cho ngân sách. Hiện nay, ở nước ta đã hình thành nhiều tuyến du lịch quan trọng như Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Hà Nội - Việt Trì- Yên Bái - Lào Cai - Sa Pa, Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, TP.Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu.v.v Các tuyến du lịch này cũng