Kinh tế phát triển - Chương 3: Thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế

ppt 56 trang vanle 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế phát triển - Chương 3: Thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_phat_trien_chuong_3_thuong_mai_hang_hoa_va_dich_vu_q.ppt

Nội dung text: Kinh tế phát triển - Chương 3: Thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế

  1. CHƯƠNG 3 THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ
  2. NỘI DUNG 1. Thương mại quốc tế hàng hóa hữu hình → Những đặc điểm chung → Hoạt động thương mại quốc tế của các nước công nghiệp phát triển → Xuất nhập khẩu của các nước chậm và đang phát triển → Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 2. Thương mại dịch vụ → Thị trường tài chính tiền tệ quốc tế → Du lịch quốc tế → Xuất nhập khẩu lao động quốc tế → Các loại hình dịch vụ ngoại thương
  3. Đặc điểm chung của thương mại hàng hóa hữu hình 1. Thương mại vẫn tiếp tục tăng trưởng có xu hướng chậm lại do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2. Xu thế tăng cường thương mại trong khu vực ngày càng gia tăng 3. “Nhập siêu” là hiện tượng thương mại phổ biến ở các nước phát triển 4. Thương mại điện tử (E-commerce) gia tăng nhanh góp phần thúc đẩy toàn cầu hóa về thương mại
  4. Đặc điểm chung của thương mại hàng hóa hữu hình 5. Toàn cầu hóa về kinh tế được đẩy mạnh thì sự lệ thuộc kinh tế của từng quốc gia vào hoạt động thương mại quốc tế gia tăng và tranh chấp thương mại giữa các nước nhiều hơn, đa dạng hơn 6. Trung Quốc trở thành lực lượng thương mại chủ yếu của thế giới 7. Thương mại dầu khí quốc tế đang ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế toàn cầu
  5. Tốc độ thương mại thế giới 2005-2009 Khu vực, nước Xuất khẩu Nhập khẩu Giá trị Tốc độ tăng Giá trị Tốc độ tăng (tỷ USD) trưởng % (09-05) (tỷ USD) trưởng % (09-05) Toàn thế giới 12.147 4 12.385 4 Hoa Kỳ 1.057 4 1.604 -2 EU-27 4.567 3 4.714 3 Nga 304 6 192 11 Trung Quốc 1.202 12 1.006 11 Nhật Bản 581 -1 551 2 Ấn Độ 155 12 244 14 NIE 853 4 834 4 ASEANs-10 814 6 724 5 Nguồn: www.wto.org
  6. Thương mại QT của các nước công nghiệp phát triển 1. Các nước công nghiệp phát triển chi phối hoạt động thương mại toàn cầu - Các nước OECD chỉ chiếm 14,5% dân số thế giới, nhưng sản xuất ra 71,4% tổng sản phẩm của thế giới và chiếm trên 60% tổng XNK của thế giới - Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại, sau đó đến Đức và Nhật Bản ➔ Những nước này có khả năng chi phối giá cả và tình hình cung cầu trên thị trường thế giới
  7. Thương mại QT của các nước công nghiệp phát triển 2. Các nước tư bản phát triển thực hiện thương mại với nhau là chủ yếu - Theo đánh giá của WTO,các nước OECD thực hiện thương mại với nhau đến 75% tổng KN ngoại thương - Nguyên nhân: + Sự phân công lao động và hợp tác QT giữa các nước phát triển ngày càng tăng + Nhu cầu và yêu cầu sx và đời sống ở các nước này phát triển rất cao + Khả năng thanh toán cao
  8. Thương mại QT của các nước công nghiệp phát triển 3. Có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu a) Về Xuất khẩu: - Tăng tỷ trọng hàng hóa công nghiệp chế biến sâu, mang hàm lượng khoa học công nghệ cao - Giảm tỷ trọng xuất khẩu những sp nguyên liệu truyền thống (gang, sắt, thép, bông ) Nguyên nhân: Có sự thay đổi trong lợi thế cạnh tranh, với chính sách mới khai thác lợi thế so sánh là tiềm lực khoa học, kỹ thuật công nghệ và vốn đâu tư
  9. Thương mại QT của các nước công nghiệp phát triển 3. Có sự thay đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu b) Về Nhập khẩu - Giá trị nguyên liệu thô nhập khẩu tăng về số tuyệt đối nhưng giảm dần về tỷ trọng - Gia tăng mạnh việc NK hàng công nghiệp đã qua chế biến, đặc biệt tăng NK máy móc trang thiết bị như máy móc trang thiết bị Nguyên nhân: những mặt hàng công nghiệp sử dụng nhiều nhân công để thực hiện như lắp ráp TV, hàng điện, gia dụng
  10. Thương mại QT của các nước chậm và đang phát triển 1. Hoạt động XNK của các nước đang phát triển ngày càng có vị trí quan trọng Nguyên nhân: - Tốc độ tăng trưởng thương mại cao hơn các nước OECD - Gia tăng mở cửa kinh tế, đẩy mạnh XK, lấy thị trường nước ngoài làm động lực KT - Có nhiều lợi thế về tài nguyên và lao động - Các nước DC chiếm trên 80% dân số toàn cầu với mức sống ngày càng tăng - Nhiều nước đã gia nhập WTO
  11. Thương mại QT của các nước chậm và đang phát triển 2. Về cơ cấu hàng XNK a) Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu - Các nước có nguồn tài nguyên dầu mỏ như Bruney, các nước cận trung đông 90% trị giá XK dựa vào dầu mỏ - Các nước DC đang cố gắng thay đổi cơ cấu từ XK nguyên liệu thô sang XK sản phẩm chế biến, tiếp đến tăng dần XK sp hàm lượng công nghiệp cao
  12. Thương mại QT của các nước chậm và đang phát triển 2. Về cơ cấu hàng XNK b) Cơ cấu ngành hàng nhập khẩu - Do công cuộc CNH đã và đang diễn ra ở hầu hết các nước này nên tỷ trọng kim ngạch NK thiết bị máy móc và nguyên liệu gia tăng ➔ Bài học cho xây dựng chiến lược XNK ở Việt Nam: giảm XK nguyên liệu thô ít qua chế biến, tăng nhanh tỷ trọng XK hàng công nghiệp. Tăng cường NK máy móc trang thiết bị và NVL cao cấp
  13. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 1. Thị trường gạo - Gạo là lương thực chủ yếu cho dân cư các nước đang phát triển, trung bình các nước này sx trên 90% sản lượng gạo thế giới, tiêu thụ tại chỗ chiếm 85%, lượng gạo trao đổi trên thị trường thế giới chỉ chiếm khoảng 4-5%, tương đương 25 triệu tấn. - Các nước XK gạo hàng đầu TG Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan, Trung Quốc - Các nước NK gạo nhiều: Braxin, Indonesia, Philipinnes, Iran, Iraq, Cotdivoa, Nigeria, EU
  14. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 1. Thị trường gạo - Tình hình mua bán lương thực trên thế giới bị chi phối bởi các yếu tố sau: + Lương thực là hàng hóa thiết yếu, nên đa số các nước đều trực tiếp tham gia hoạch định chính sách can thiệp vào sx và XNK + Là mặt hàng có tính chất chiến lược, do vậy tồn tại các hiệp định mang tính chất dài hạn + Tình hình sx và buôn bán QT phụ thuộc vào tình hình thu hoạch + Phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thanh toán của các nước NK
  15. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 1. Thị trường gạo - Thị trường Châu Á: + Nhu cầu gạo mang tính truyền thống + Người Nhật thích loại gạo hạt ngắn, tròn + Thái Lan có xu hướng tăng tiêu dùng loại gạo hạt dài + Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan gạo có mùi thơm đạc trưng (fragrant rice) + Giống lúa IRR64 của VN có thể đáp ứng thị hiếu này
  16. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 1. Thị trường gạo - Thị trường Châu Âu: + Giống châu Á về gạo hạt dài (ở Bắc Âu) + Đòi hỏi về chế biến cũng như độ thuần chủng cao hơn + Khu vực Nam Âu loại hạt tròn được ưa chuộng + Đức nhập khẩu gạo chủ yếu từ Mỹ và Thái Lan (hạt tròn chiếm 15%, còn lại là hạt dài)
  17. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 1. Thị trường gạo - Thị trường Trung Đông: + Loại gạo hạt dài ít tấm khá phân biệt + Các tiêu chuẩn về tạp chất khá khắt khe + Gạo thơm được coi là cao cấp + Gạo hấp cũng được thị trường này tiêu thụ
  18. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 1. Thị trường gạo - Thị trường Châu Mỹ: +Ưa chuộng loại gạo trắng, hạt dài, xay xát kỹ, có mùi vị tự nhiên + Là thị trường khá khắt khe về chất lượng - Thị trường Châu Phi: + Chỉ tập trung vào loại gạo trắng hạt dài + Do thị trường này có thu nhập thấp nên chủ yếu là thị trường gạo phẩm cấp thấp
  19. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 2. Thị trường dầu mỏ - Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt không phân bổ đồng đều trên thế giới + Trung cận đông: trữ lượng khoảng 89,8 tỷ tấn (2/3 trữ lượng toàn thế giới)\ + Lớn nhất là Ả rập Xeut, Iraq, Koweit, Iran,Abu Dhabi, Venezuela, Nga, Mexico, Mỹ, Trung Quốc
  20. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 2. Thị trường dầu mỏ - Những đặc điểm của thị trường dầu mỏ trên TG: + Nhu cầu dầu mỏ gia tăng. Những nước tiêu thụ nhiều dầu thô: Hoa Kỳ, Trung Quốc + Vai trò của OPEC ngày càng tăng + Sự ảnh hưởng của Nga đến thị trường này ngày càng tăng + Các nước thay đổi chính sách về dầu mỏ theo hướng kiểm soát chặt chẽ, xây dựng chiến lược năng lượng dài hạn cho QG
  21. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 2. Thị trường dầu mỏ - Diễn biến giá dầu thế giới
  22. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 2. Thị trường dầu mỏ - Diễn biến giá dầu thế giới
  23. Tình hình cung- cầu dầu thô của Thế giới ĐVT: Triệu thùng/ngày Năm Cung Cầu Chênh lệch 2001 75,82 75,00 +0,82 2002 76,30 76,10 +0,20 2003 79,80 79,50 +0,30 2004 83,10 82,50 +0,60 2005 84,20 83,60 +0,60 2006 85,50 85,40 +0,10 2007 85,90 85,80 -0,10 2010* 90,00 95,00 -5,00 2020* 100,00 115,00 -15,00 2030* 100,00 130,00 -30,00 (*): Số dự báo Nguồn: IEA- cơ quan năng lượng quốc tế
  24. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 3. Thị trường thủy sản - Thế giới bao phủ 80% là nước bao gồm các đại dương, sông, ao, hồ thiên nhiên và tự tạo, nên khai thác thủy sản trên thế giới khoảng 125 triệu tấn/ năm, trong đó, 30-40% sản lượng đưa ra xuất khẩu, trị giá trên 70 tỷ USD. - Các nước XK thủy sản lớn: Thái Lan, NaUy, Đan Mạch, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Indonesia, Chile, Đài Loan,Việt Nam, Hàn Quốc - Các nước NK thủy sản: Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha, Pháp, Trung Quốc
  25. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 3. Thị trường thủy sản - Nghiên cứu TT này có những nhận xét sau: + Nhu cầu tăng nhanh hơn khả năng cung ứng + Thị trường XNK rất tập trung + Cơ cấu thủy sản TMQT thay đổi theo hướng: tăng tỷtrọng hàng đông lạnh và tươi sống, giảm tỷ trọng trị giá hàng thủy sản chế biến (sấy khô, hun khói, đồ hộp ) + Thị trường nội địa vẫn là nơi tiêu thụ chủ yếu + Các nước ngày càng sử dụng các biện pháp phi thuế để bảo hộ thị trường nội địa
  26. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 3. Thị trường thủy sản - FAO dự báo: sản lượng thu hoạch tăng chậm, sản xuất gặp nhiều khó khăn. - Nguyên nhân: + Đánh bắt bừa bãi + Lạm phát nhiều loại thủy sản quý hiếm + Nạn ô nhiễm môi trường + Phát triển môi trường nuôi khó khăn + Nhu cầu thế giới tăng mạnh + Giá cả tăng mạnh (bình quân tăng 4-6%)
  27. Tình hình buôn bán một số hàng hóa trên thế giới 4. Thị trường cà phê - Thế giới có hơn 80 nước sản xuất cà phê với diện tích hơn 11 triệu ha. - Đối với nhiều nước, cà phê trở thành mặt hàng XK chủ yếu (Brazil chiếm 8%-10%, Columbia 90%, Uganda 95%, Trung Phi 30-35%, VN chiếm 10-15% tổng KNXK cả nước ) - Tổ chức cà phê thế giới: ICO - Các nước XK cà phê lớn: Brazil, VN, Colombia, Indonesia, Ấn Độ, Mehico - Các nước NK cà phê chủ yếu: Anh, Đức, Nhật Bản, Ý, Pháp, Bỉ
  28. Các nước xuất khẩu cà phê chủ yếu ĐVT: nghìn bao (60kg/bao) Nước xuất khẩu 2004 2006 2009 Brazil 26.441.807 27.338.740 30.098.673 Việt Nam 14.858.991 14.000.968 15.834.157 Colombia 10.194.315 10.936.184 7.214.305 Indonesia 5.455.599 5.280.435 6.284.249 Ấn Độ 3.647.337 3.698.770 3.189.262 Mehico 2.360.631 2.570.075 2.824.667 Tổng cộng 90.672.074 92.108.924 92.612.185 Nguồn: www. ico.org
  29. THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ 1.Thị trường tài chính tiền tệ 2.Du lịch quốc tế 3.Xuất nhập khẩu lao động quốc tế 4.Các loại hình dịch vụ ngoại thương
  30. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ ▪ KHÁI NIỆM Là nơi diễn ra sự giao dịch mua bán các đồng tiền hoặc diễn ra nghiệp vụ vay nợ Trên thị trường tiền tệ diễn ra 2 loại giao dịch chủ yếu: - Mua bán đồng tiền này lấy đồng tiền khác - Cho vay và vay bằng tiền
  31. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ ▪ ĐẶC ĐIỂM - Tốc độ và quy mô giao dịch tiền tệ trên thị trường tài chính rất lớn (tăng bình quân 20%/năm) - Các thị trường chứng khoán chủ chốt đều sụt giảm: ở Mỹ, EU, Nhật Bản - Đồng USD bị sụt giảm chưa từng có về giá trị - Nguy cơ khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ ảnh hưởng toàn cầu - Các công ty tài chính châu Á bắt đầu thâm nhập thị trường Hoa Kỳ - Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng lớn đến thị trường tài chính QT
  32. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ ▪ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác hay là quan hệ so sánh giữa 2 đồng tiền của các QG khác nhau Hệ thống tỷ giá hối đoái: - Hệ thống tỷ giá cố định - Hệ thống tự do - Tỷ giá thả nổi có quản lý
  33. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ ▪ Sự ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái với XNK: - Tỷ giá hối đoái tăng, đồng tiền nội địa mất giá: có lợi cho nhà xuất khẩu - Tỷ giá hối đoái giảm, đồng tiền nội địa lên giá: hàng nhập khẩu rẻ, hàng trong nước khó cạnh tranh với hàng NK - Tỷ giá XK: tỷ số giữa chi phí kinh doanh XNK cộng thuế XK (tính bằng tiền nội địa) và giá bán hàng XK (giá FOB tính bằng ngoại tệ) - Tỷ giá NK: tỷ số giữa giá bán buôn hàng NK (tại cảng tính bằng tiền nội địa) và giá XK (giá CIF tính bằng ngoại tệ)
  34. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH- TIỀN TỆ ➔Nhà kinh doanh XNK có lợi khi nào? ➔Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng Khủng hoảng tiền tệ Châu Á (1997) Khủng hoảng tài chính ở Mỹ (2008) Khủng hoảng nợ Châu Âu (2011) ➔ Tác động đến kinh tế toàn cầu
  35. DU LỊCH QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ (1)Khái niệm Du lịch là hình thức di chuyển tạm thời của cá nhân hoặc tập thể từ nước này sang nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. Bản chất: - Có sự di chuyển của con người mang tính tạm thời từ nước này sang nước khác, không dẫn tới sự thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc - Mục đích di chuyển nhằm hưởng thụ giá trị văn hóa, lịch sử, tự nhiên, kinh tế của nước khác - Thời gian ở nước ngoài tương đối ngắn
  36. DU LỊCH QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ (2) Du lịch QT là một bộ phận quan trọng của quan hệ KTQT - Hiệp định GATS của WTO quy định các nước phải mở cửa thị trường du lịch của mình dựa trên nguyên tắc MFN và NT - Sự phát triển của du lịch kéo theo sự phát triển của các loại hình dịch vụ QT khác: vận tải, tài chính, bưu chính viễn thông, văn hóa, thể dục, nhà hàng, khách sạn, ẩm thực
  37. DU LỊCH QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ (3) Vai trò đối với nước tiếp nhận du khách QT - Giới thiệu đất nước, con người, văn hóa, lịch sử của đất nước mình - Thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện - Tăng thu ngoại tệ cho nền kinh tế - Góp phần nâng cao sự hiểu biết, thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, có văn hóa và tôn giáo khác nhau
  38. DU LỊCH QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH QUỐC TẾ (3) Vai trò đối với nước đưa du khách đi nước ngoài - Góp phần nâng cao văn hóa, dân trí và sức khỏe của nhân dân - Học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia khác - Tăng cường sự hiểu biết về lịch sử, văn hóa và tôn giáo của các dân tộc khác, thúc đẩy sự hội nhập quốc tế về tri thức, văn hóa
  39. DU LỊCH QUỐC TẾ ▪ TÌNH HÌNH DU LỊCH QT TRÊN THẾ GIỚI - Các nước có du khách đi nước ngoài nhiều nhất: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada, Nga, Hàn Quốc, HongKong TQ, Úc, NaUy - Nơi thu hút khách quốc tế nhiều nhất: EU, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Thái Lan, Canada, Thụy Sĩ, HongKong TQ, Macao TQ, Malaysia
  40. Tình hình du lịch Quốc tế Năm Số du khách ( triệu người) 2005 802 2006 847 2007 901 2008 920 2009 880 2010 1006,4 2020* 1561,1 (*): số dự báo Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới
  41. Tình hình du lịch Quốc tế Quốc gia Doanh thu từ du lịch QT Tình hình chi tiêu của năm 2008 (tỷ USD) khách QT 2008 (tỷ USD) EU 393,2 391 USA 135,2 85,4 Trung Quốc 40,8 36,2 Úc 25,2 15,9 Canada 14,7 27,3 HongKong- 15,2 17,1 TQ Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới
  42. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ KHÁI NIỆM Xuất khẩu LĐ là một bộ phận của hoạt động kinh tế đối ngoại, là hoạt động xuất khẩu hàng hóa vô hình, đó là sức lao động ra nước ngoài để tăng thu nhập Đặc điểm: + Người LĐ ra nước ngoài làm việc + Lý do ra nước ngoài bán sức lao động là vì kinh tế +Khác với di trú, người XKLĐ trở về đất nước của mình
  43. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ NGUYÊN NHÂN - Tài nguyên, đất đai, dân cư không phân bổ đồng đều giữa các QG - Trình độ KHKT của các nước không đồng đều nhau - Mức thu nhập, tiền lương của các nước khác nhau - Các LKKTQT cao cấp (EU) làm di chuyển LĐ dễ dàng hơn
  44. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ CÁC HÌNH THỨC XNKLĐ - Phân loại theo cách thức tổ chức đưa LĐ ra nước ngoài + Theo hiệp định của chính phủ + Thầu công trình ở nước ngoài + Chuyển công tác trong các tập đoàn KT + Theo hợp đồng LĐ , LĐ tự do - Phân loại theo trình độ LĐ + XK chuyên gia cao cấp + XK LĐ có trình độ trung cấp + XK LĐ phổ thông - Phân loại theo địa điểm XKLĐ + XK LĐ ra nước ngoài + XK LĐ tại chỗ
  45. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA XNK LAO ĐỘNG (1)Đối với nước XK lao động + Giải quyết nạn thất nghiệp trong nước + Tăng thêm nguồn thu ngoại tệ + Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế + Là hình thức đào tạo thực tế kỹ năng, nghiệp vụ, tổ chức sx cho người LĐ ở nước ngoài + XK chuyên gia sang nước khác góp phần chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
  46. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA XNK LAO ĐỘNG (2) Đối với nước NK lao động + Giải quyết nạn thiếu hụt nhân công, chuyên gia để phát triển KT + Giảm áp lực chi phí lương + Góp phần nâng cao mức sống nhân dân với nhiều ngành nghề như giúp việc nhà, chăm sóc sức khỏe hoặc những nghề nặng nhọc như xây dựng, khai thác mỏ + NK chuyên gia cao cấp giảm chi phí đào tạo
  47. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA XNK LAO ĐỘNG (3) Đối với người lao động ra nước ngoài làm việc +Tăng thu nhập cá nhân và gia đình + Học tập kinh nghiệm LĐ, quản lý + Học kỹ năng sống, mở rộng tầm hiểu biết về TG, về nền VH khác
  48. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ VAI TRÒ CỦA XNK LAO ĐỘNG (4) Đối với người LĐ ở nước NK lao động + Giảm bớt áp lực làm những việc nặng nhọc, ô nhiễm trong nước + Học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài về chuyên môn, trình độ quản lý và tổ chức kinh doanh, tác phong chuyên nghiệp
  49. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ TÌNH HÌNH XNK LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI - Thời kỳ TK15-19, con người là hàng hóa được gọi là “nô lệ”. - Thời kỳ TK 19-20, khoảng 51 triệu người đã rời bỏ Châu Âu sang Châu Mỹ sống và làm việc (Hoa Kỳ, Canada, Achentina, Brazil, Úc, New Zealand, Nam Phi - Cuối TK 20, dòng người đến Châu Âu làm việc tăng lên, đa số đến từ Châu Á và Châu Phi -
  50. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ TÌNH HÌNH XNK LAO ĐỘNG TRÊN THẾ GIỚI - Theo Tổ chức lao động thế giới ILO, các nước có nhu cầu NK LĐ cao là các nước công nghiệp phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và các nền KT phát triển nhanh như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Cận Đông - Những nước XK nhiều LĐ là Ấn Độ, Mehico, Philippines, Việt Nam
  51. XUẤT NHẬP KHẨU LAO ĐỘNG QUỐC TẾ ▪ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LĐQT - KHKT phát triển, nhu cầu LĐ có tay nghề, có kinh nghiệm, thành thạo ngoại ngữ tăng cao (chỉ mới đáp ứng 30-40%) - Các chuyên gia Đông Âu, Nga chuyển sang làm việc tại EU, Hoa Kỳ nhiều - Các nước OECD, NICs chuyển các ngành sử dụng nhiều LĐ sang đầu tư ở các nước có nguồn LĐ dồi dào, giá rẻ để tránh NK LĐ phổ thông - Ở các nước OECD nhu cầu NK các ngành giúp việc nhà, y tá, điều dưỡng, bán hàng - Các nước đều kiểm soát chặt chẽ dạng LĐ có tay nghề thấp, giới hạn việc nhập cư LĐ phổ thông
  52. Các loại hình dịch vụ ngoại thương ▪ Dịch vụ giao nhận, chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu ▪ Dịch vụ môi giới và ký kết hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu ▪ Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ▪ Dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu ▪ Dịch vụ kho ngoại quan ▪ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu
  53. Các loại hình dịch vụ ngoại thương ▪ Dịch vụ tư vấn ngoại thương ▪ Dịch vụ tư vấn pháp lý ▪ Dịch vụ dịch thuật hợp đồng ▪ Dịch vụ tư vấn trong hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị máy móc, thiết bị toàn bộ ▪ Dịch vụ tư vấn trong nhập khẩu bí quyết kỹ thuật và sáng chế ▪ Dịch vụ marketing ngoại thương và cung cấp thông tin
  54. Các loại hình dịch vụ ngoại thương ▪ Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu ▪ Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ ▪ Dịch vụ thanh toán quốc tế ▪ Dịch vụ xuất khẩu sức lao động ▪ Dịch vụ thông tin bưu chính trên thị trường viễn thông quốc tế
  55. Các loại hình dịch vụ ngoại thương ▪ dịch vụ bán hàng thu ngoại tệ, ▪ dịch vụ bán hàng miễn thuế thu ngoại tệ, ▪ dịch vụ chuyển kiều hối, ▪ dịch vụ hoa tiêu dẫn dắt tàu nước ngoài vào cảng, ▪ dịch vụ bay, ▪ dịch vụ hướng dẫn bay qua bầu trời ▪
  56. KẾT LUẬN Trên thế giới, thương mại quốc tế phát triển và chiếm trên 80% tổng giá trị kinh doanh quốc tế. Trong đó, thương mại dịch vụ chiếm trên 60% giá trị. Thương mại dịch vụ là ngành công nghiệp không khói, là một trong các chỉ tiêu đánh giá nền “kinh tế tri thức” của Quốc gia