Kinh tế môi trường - Bài giảng 8: Thuế và trợ cấp phát thải

ppt 57 trang vanle 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh tế môi trường - Bài giảng 8: Thuế và trợ cấp phát thải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinh_te_moi_truong_bai_giang_8_thue_va_tro_cap_phat_thai.ppt

Nội dung text: Kinh tế môi trường - Bài giảng 8: Thuế và trợ cấp phát thải

  1. Kinh tế Môi trường Bài giảng 8 Thuế và trợ cấp phát thải (Các chính sách khuyến khích kinh tế)
  2. Đề cương đề nghị: A. Phân loại thuế ô nhiễm B. Thuế Pigou (Pigouvian Tax) C. Thuế phát thải (Emission Tax) D. Trợ cấp môi trường (Subsidy) E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả (Deposit – Refund)
  3. A. Phân loại thuế ô nhiễm (pollution tax/charge) ▪ Thuế sản phẩm (Product charge) ▪ Thuế phát thải (Effluent/Emission charge) ▪ Phí sử dụng (User charge) ▪ Phí hành chính (Administrative charge)
  4. B. Thuế Pigou (Thuế sản phẩm) ▪ Mục tiêu: ▪ Nội hóa chi phí ngoại tác do ô nhiễm gây ra trong quá trình sản xuất (Chi phí sử dụng hàng hóa môi trường) ▪ Xác định mức thuế Pigou (tP): ▪ tP = MECQs (chi phí ngoại tác biên tại mức sản lượng hiệu quả xã hội)
  5. B. Thuế Pigou MSC = MPC + MEC Giá ($) St = MPC + t S = MPC v s ps pe u MEC D = MPB = MSB 0 Qs Qe Giấy (tấn)
  6. B. Thuế Pigou ▪ Các vấn đề quan tâm: ▪ Làm sao cơ quan chức năng có thể quyết định mức thuế hợp lý? ▪ Tác động phân phối của thuế là gì? (Ai phải chịu thuế: Người sản xuất hay người tiêu dùng?) ▪ Chi phí hành chính để thu thuế? => Nên đánh giá cẩn thận
  7. B. Thuế Pigou ▪ Ưu điểm: ▪Dựa và sản lượng sản xuất nên dễ thực hiện và giám sát việc thu thuế
  8. B. Thuế Pigou ▪ Nhược điểm: ▪ Dựa vào sản lượng chứ không phải lượng phát thải nên có thể khó đạt mức chất lượng môi trường như mong muốn. Để kết quả phù hợp với mức tối ưu chất lượng môi trường cần phải: ▪ Biết rõ mối quan hệ giữa sản lượng & lượng phát thải ▪ Giả định rằng mối quan hệ này tương đối ổn định
  9. B. Thuế Pigou ▪ Nhược điểm (tt): ▪ Có thể không thỏa mãn nguyên tắc (PPP) ▪ Không tạo động cơ khuyến khích cải tiến công nghệ kiểm soát ô nhiễm ▪ Khó xác định mức thuế chính xác vì có khả năng sẽ dẫn đến mức thuế quá cao hơn mức thuế mong muốn nên chất lượng môi trường quá cao so với mức tối ưu ▪ Khả năng dẫn đến thất bại chính sách
  10. ▪ Phương pháp kiểm soát ô nhiễm dựa trên cơ sở khuyến khích kinh tế/tài chính nhằm làm thay đổi hành vi phát thải ▪ Có thể thực hiện theo hai cách: ▪ Đánh thế trên đơn vị phát thải ▪ Trợ cấp trên đơn vị phát thải được cắt giảm
  11. C. Thuế phát thải 1. Kinh tế học cơ bản của thuế phát thải 2. Thuế phát thải và hiệu quả chi phí 3. Thuế phát thải so với tiêu chuẩn 4. Thuế phát thải và hổn hợp phát thải không đồng nhất 5. Thuế phát thải và động cơ khuyến khích 6. Thuế phát thải và chi phí thực thi 7. Tác động phân phối của thuế phát thải
  12. Thuế phát thải là gì? ▪ Chủ thể gây ô nhiễm có thể phát thải bao nhiêu tùy muốn, nhưng lượng phát thải của họ sẽ được ghi nhận, đo lường và phải nộp thuế/mỗi đơn vị phát thải ra môi trường ▪ Cốt lỗi của phương pháp thuế phát thải là tạo ra động cơ khuyến khích kinh tế để chính người gây ô nhiễm phải tự tìm ra cách tốt nhất để giảm lượng phát thải, thay vì cơ quan quản lý môi trường xác định nên giảm như thế nào
  13. Thuế phát thải là gì? ▪ Thuếphát thải chỉ là một biến dạng của thuế Pigou, Khác biệt duy nhất giữa hai phương pháp này là ở chổ thuế Pigou được xác định theo đơn vị hàng hóa hay dịch vụ trong khi đó thuế phát thải lại tính theo đơn vị phát thải ra môi trường
  14. Khía cạnh kinh tế học cơ bản của thuế phát thải ▪ Giả sử ta có MAC = 200 – 4E Thuế = $100/tấn/tháng ▪ Tổng chi phí tư nhân của vi65c thực thi thuế phát thải là tổng chi phí giảm ô nhiễm và tiền thuế phải nộp ▪ Chủ thể gây ô nhiễm tối thiểu hóa tổng chi phí tư nhân bằng cách giảm thải đến khi thuế suất bằng chi phí giảm ô nhiễm biên
  15. Khía cạnh kinh tế học cơ bản của thuế phát thải ▪ Qui tắc: Giảm phát thải đến khi nào MAC = Mức thuế/lệ phí ô nhiễm ▪ Tổng chi phí xí nghiệp phải chịu (TC) = Tổng chi phí kiểm soát (TAC) + Thuế
  16. Khía cạnh kinh tế học cơ bản của thuế phát thải ▪ Các công ty gây ô nhiễm thích công cụ tiêu chuẩn hơn thuế phát thải, ngược lại xã hội lại thích công cụ thuế hơn tiêu chuẩn?
  17. Khía cạnh kinh tế học cơ bản của thuế phát thải ▪ Hệ thống thuế sẽ tốn kém cho các hãng nhiều hơn so với CAC. Với một tiêu chuẩn, hãng có cùng tổng chi phí kiểm soát ô nhiễm như thuế phát thải, nhưng cơ bản hãng vẫn sử dụng dịch vụ môi trường miễn phí, trong khi đó với thuế hãng sẽ phải trả cho việc sử dụng các dịch vụ môi trường này
  18. Khía cạnh kinh tế học cơ bản của thuế phát thải ▪ Đồ thị hàm MAC càng dốc, thì càng ít giảm phát thải khi áp dụng thuế ▪ Mức thuế càng cao, lượng phát thải càng giảm nhiều, và ngược lại ▪ Vậy mức thuế nên được xác định như thế nào cho hiệu quả xã hội?
  19. Mức thuế hiệu quả xã hội? ▪ MAC = 200 – 4E ▪ MDC = 4E ▪ Cho MAC = MDC, ta có thuế suất là $100/tấn ▪ Tính tổng thiệt hại giảm? ▪ Tính tổng chi phí giảm ô nhiễm? ▪ Tính lợi ích xã hội ròng? ▪ Thuế? Có phải là chi phí xã hội không?
  20. Mức thuế hiệu quả xã hội? Tổng chi phí = (a + b + c + d) + e ▪ Theo quan điểm của hãng gây ô nhiễm, cả hai đều là chi phí thực của mình ▪ Theo quan điểm xã hội, e là chi phí xã hội thực, còn phí ô nhiễm chỉ là khoản thanh toán chuyển giao => khi xem xét chi phí xã hội của một chương trình thuế (CBA), nên loại trừ khoản thuế phát thải
  21. Mức thuế hiệu quả xã hội? ▪ Từ e0 -> e* ▪ Chi phí thiệt hại giảm = e + f ▪ Phần thiệt hại còn lại = b + d < khoản thuế hãng phải trả nên trái với ý tưởng “hệ thống thuế phát thải dựa vào quyền sự dụng tài nguyên môi trường” nên nếu dùng một suất thuế cho tất cả các mức phát thải (flat tax) sẽ bị các hãng chỉ trích ▪ Cách giải quyết như thế nào cho thỏa đáng có thể là hệ thống thuế hai phần,
  22. Mức thuế hiệu quả xã hội? ▪ Nếu không biết MDC thì làm sao xác định được mức thuế phát thải? ▪ Quá trình thử sai rồi quan sát phản ứng của người gây ô nhiễm thông qua (1) chất lượng môi trường xung quanh (2) mức đầu tư công nghệ kiểm soát ô nhiễm; hoặc ▪ Trước khi quyết định nên tiến hành một nghiên cứu để có ý tưởng sơ bộ về hình dạng của MAC và MDC
  23. Thuế phát thải và hiệu quả chi phí ▪ Tại sao thuế phát thải đạt hiệu quả – chi phí? Vì thỏa nguyên tắc cân bằng biên tế ▪ Thuế phát thải dẫn đến tỷ lệ giảm phát thải lớn hơn đối với các hãng có MAC thấp hơn. Ngược lại, các hãng với MAC dốc hơn sẽ giảm ít hơn
  24. Thuế phát thải và hiệu quả chi phí A B $ $ MACA MACB 50 50 40 40 tk = 33 30 30 20 20 c a 10 10 b d 5 10 15 20 5 10 15 20 Emissions (tons/month) Emissions (tons/month)
  25. Thuế phát thải và tiêu chuẩn ▪ Mục tiêu giảm lượng phát thải xuống còn 100kg/tháng ▪ CAC: Mỗi nguồn chỉ được phép thải 50kg/tháng. ▪ Thuế: $200/kg ▪ Kết quả như sau: => CAC vi phạm nguyên tắc cân bằng biên => không hiệu quả
  26. Thuế phát thải và tiêu chuẩn ▪ Khi MAC khác nhau, với cùng một mục tiêu phát thải, chi phí thực thi xã hội của thuế luôn thấp hơn chi phí của tiêu chuẩn đồng nhất ▪ Thuế phát thải đạt hiệu quả chi phí thậm chí cơ quan quản lý không biết gì về MAC, trong khi đó để đạt hiệu quả trong trường hợp dùng CAC cần phải biết chính xác MAC
  27. Thuế phát thải và chất thải không đồng nhất ▪ Cho đến đây ta chỉ xét các nguồn gây ô nhiễm có tác động biên như nhau lên chất lượng môi trường xung quanh. Trên thực tế không phải lúc nào cũng vậy ▪ Nếu áp đặt cùng một mức thuế lên các nguồn khác nhau sẽ không hiệu quả. Vì một suất thuế duy nhất chỉ giải quyết vấn đề khác biệt ở MAC, chứ không phải khác nhau ở chi phí thiệt hại
  28. Thuế phát thải và chất thải không đồng nhất ▪ Hệ thống thuế theo vùng: Áp dụng một mức thuế trong cùng một vùng cho tất cả các nguồn, và các vùng khác nhau sẽ chịu mức thuế khác nhau
  29. Thuế phát thải và khuyến khích cải tiến công nghệ ▪ Ưu điểm của thuế/lệ phí ô nhiễm là có tính khuyến khích cải tiến công nghệ rất cao
  30. MAC 1 MAC 2 t c a d b e 0 e2 e1 Emissions (tons/year) Thuế phát thải và động cơ cho R&D
  31. 200 MAC1 160 MAC2 100 Thue A B 80 C 15 20 40
  32. Thuế phát thải và khuyến khích cải tiến công nghệ ▪ Trước khi cải tiến công nghệ (e1): ▪ Chi phí kiểm soát ô nhiễm = d + e ▪ Tiền nộp thuế ô nhiễm = a + b + c ▪ Sau khi cải tiến công nghệ (e2): ▪ Chi phí kiểm soát ô nhiễm = b + e ▪ Tiền nộp thuế ô nhiễm = a => Giảm c + d
  33. Thuế phát thải và khuyến khích cải tiến công nghệ ▪ Hai khác biệt giữa động cơ thay đổi công nghệ của thuế và tiêu chuẩn: ▪ Với thuế nỗ lực R&D của cơng ty sẽ giảm được nhiều chi phí liên quan đến kiểm sốt ơ nhiễm hơn khi áp dụng cơng cụ tiêu chuẩn ▪ Với thuế, cơng ty sẽ tự động giảm phát thải bởi vì cơng ty sẽ tìm cách dịch chuyển hàm số chi phí giảm ơ nhiễm biên xuống dưới, trong khi cơng cụ tiêu chuẩn khơng cho phép thực hiện cơ chế này
  34. Hạn chế của thuế phát thải ▪ Chi phí giám soát và thực thi có thể lớn, đặc biệt khi những người gây ô nhiễm phân tán. ▪ Ai thực sự là người chịu thuế? Tác động đến phân phối thu nhập ra sao. ▪ Hiệu quả chi phí, nhưng không ngụ ý hiệu quả kinh tế (tối ưu) => Cần phải xem xét cả MAC & MDC ▪ Xác định thuế bằng cách “Thử-Sai” nên không chắc chắn, Các vùng khác nhau có mức thuế khác nhau. ▪ Quan điểm “cứ gây ô nhiễm đi, rồi trả tiền” là không phù hợp
  35. D. Trợ cấp môi trường 1. Giới thiệu 2. Trợ cấp thiết bị giảm ô nhiễm (trợ cấp Pigou) 3. Trợ cấp giảm ô nhiễm
  36. 1. Giới thiệu ▪ Chính phủ sẽ trả cho người gây ô nhiễm một số tiền nhất định để không gây ô nhiễm. Trợ cấp môi trường hoạt động như thể: ▪ một khoản tiền thưởng vì giảm phát thải ▪ một dạng chi phí cơ hội ▪ Động cơ cho doanh nghiệp giống như trường hợp thuế ▪ Một dạng thuế âm (negative tax)
  37. 1. Giới thiệu ▪ Có hai loại chính: ▪ Trợ cấp thiết bị giảm ô nhiễm (abatement equipment subsidies) ▪ Trợ cấp giảm ô nhiễm (pollution reduction subsidies)
  38. 2. Trợ cấp Pigou ▪ Trợ cấp thiết bị giảm ô nhiễm nhằm giảm chi phí công nghệ giảm ô nhiễm ▪ Các trợ cấp thiết bị giảm ô nhiễm được thực hiện thông qua các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay lãi suất thấp, các khoản tín dụng thuế đầu tư nhằm tạo cho người gây ô nhiễm động cơ đầu tư công nghệ giảm ô nhiễm
  39. 2. Trợ cấp Pigou ▪ Cố gắng nội hóa ngoại tác tích cực liên quan đến tiêu dùng cho các hoạt động giảm ô nhiễm ▪ Để đạt mức cân bằng hiệu quả, khoản trợ cấp phải bằng lợi ích ngoại tác biên (MEB) được tính tại mức sản lượng hiệu quả xã hội
  40. 2. Trợ cấp Pigou SC Hình 5.5
  41. 2. Trợ cấp Pigou Ta có: ▪ MSC = 70 + 0.5Q ▪ MPB = 350 – 0.9Q MEB = 56 – 02Q MSB = 406 – 1.1Q ▪ QC = 200, PC = 170 ▪ QE = 210, PE = 175 ▪ MEB tại QE = 56 – 0.2*210 = 14 ▪ Giá đối với người gây ô nhiễm là 175 – 14 = 161
  42. 2. Trợ cấp Pigou ▪ Hạn chế: ▪ Đo lường MEB ▪ Có thể làm chệch các quyết định của người gây ô nhiễm về việc giảm như thế nào là tốt nhất (không khuyến khích cải tiến, đổi mới) ▪ Tài trợ từ đâu: thuế hay vay mượn => phân phối lại thu nhập
  43. 3. Trợ cấp giảm ô nhiễm ▪ Chính phủ đồng ý trả cho người gây ô nhiễm một khoản trợ cấp cho mỗi đơn vị giảm ô nhiễm (s) dưới một mức được xác định trước hoặc tiêu chuẩn (ZST) Tổng trợ cấp = s(ZST – Z0) Z0 = Mức ô nhiễm thực sự ▪ Đồ thị giống như thuế phát thải
  44. 3. Trợ cấp giảm ô nhiễm ▪ Có vai trò khuyến khích giảm phát thải của mỗi nguồn phát thải riêng biệt, nhưng thực ra tổng phát thải sẽ tăng => có khả năng lượng phát thải/xí nghiệp giảm nhưng số xí nghiệp trong ngành tăng => tổng lượng phát thải có thể tăng => đây là hạn chế lớn nhất của trợ cấp kiểm soát ô nhiễm
  45. E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả ▪ Sự kết hợp giữa thuế và trợ cấp ▪ Thuế = Ký quỹ (deposit) ▪ Trợ cấp = Hoàn trả (refund) ▪ Vai trò thuế: nhằm thu tiền để trả trợ cấp hơn là nhằm giảm tiêu dùng ▪ Phù hợp trong trường hợp sản phẩm phân tán, khó hoặc không thể kiểm soát sự phát thải
  46. E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả ▪ Kinh tế học của hệ thống ký quỹ – hoàn trả: ▪ Buộc người gây ô nhiễm tiềm năng tính đến cả MPC và MEC của việc phát thải không đúng đắn ▪ Mục đích là tập trung vào người gây ô nhiễm tiêm năng thay vì phạt những người gây ô nhiễm thực tế
  47. E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả ▪ Kinh tế học của hệ thống ký quỹ – hoàn trả: ▪ Ký quỹ có chức năng giống như thuế phát thải ▪ Hoàn trả sẽ ngăn cản việc phát thải không đúng đắn
  48. E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả
  49. E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả ▪ Nhật xét: ▪ Khuyến khích hành vi phản ứng thân thiện với môi trường mà không cần tốn chi phí giám sát và tuân thủ ▪ Có thể được sử dụng để khuyến khích sử dụng nguyên liệu thô hiệu quả hơn
  50. E. Hệ thống ký quỹ – hoàn trả ▪ Áp dụng phổ biến: ▪ Phát thải vỏ chai nước giải khát ▪ Phát thải lốp xe đã sử dụng, bình ắc qui